ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1483/QĐ-UBND
|
Lạng
Sơn, ngày 24 tháng 8 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUẨN HÓA LĨNH VỰC VIỆC LÀM, AN TOÀN LAO ĐỘNG
THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH
LẠNG SƠN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP
ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành
chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số
1683/QĐ-LĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc
công bố thủ tục hành chính lĩnh vực An toàn lao động thuộc phạm vi chức năng
quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số
1872/QĐ-LĐTBXH ngày 22/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc
công bố thủ tục hành chính lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số
06/2014/QĐ-UBND ngày 05/5/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp công bố,
công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính
quyền trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội và Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố
kèm theo Quyết định này 25 thủ tục hành chính chuẩn hóa lĩnh vực Việc làm, An
toàn lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội tỉnh Lạng Sơn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bãi bỏ
08 thủ tục hành chính lĩnh vực Việc làm an toàn lao động được quy định tại mục
V, phần II Quyết định 1817/QĐ-UBND ngày 23/9/2009 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc
công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn.
Bãi bỏ
01 thủ tục hành chính lĩnh vực Việc làm an toàn lao động được quy định tại phần
2, mục B Quyết định 130/QĐ-UBND ngày 24/01/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn công bố
thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính sửa đổi bổ sung; thủ tục
hành chính thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động-Thương binh và
Xã hội.
Bãi bỏ
01 thủ tục hành chính lĩnh vực Việc làm an toàn lao động được quy định tại Quyết
định 1308/QĐ-UBND ngày 22/8/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn ngày 22/8/2014 của UBND
tỉnh Lạng Sơn công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải
quyết của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
Bãi bỏ
05 thủ tục hành chính lĩnh vực Việc làm an toàn lao động được quy định tại Quyết
định 758/QĐ-UBND ngày 14/5/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn của UBND tỉnh Lạng Sơn
công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc thẩm
quyền giải quyết của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám
đốc Sở Tư pháp và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH
Phạm Ngọc Thưởng
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUẨN HÓA LĨNH VỰC VIỆC LÀM
AN TOÀN LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ
XÃ HỘI TỈNH LẠNG SƠN
(Kèm theo Quyết định số 1483/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2016 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
A
|
Lĩnh vực An toàn lao động
|
01
|
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch
vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền của Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội.
|
02
|
Đăng ký công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa.
|
03
|
Gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động.
|
04
|
Báo cáo công tác An toàn, vệ sinh lao động.
|
05
|
Thông báo về việc tuyển dụng lần đầu người dưới
15 tuổi vào làm việc.
|
06
|
Khai báo thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động.
|
07
|
Thẩm định chương trình huấn luyện chi tiết về an
toàn lao động, vệ sinh lao động của Cơ sở.
|
B
|
Lĩnh vực
việc làm
|
01
|
Giải quyết
hưởng trợ cấp thất nghiệp
|
02
|
Tạm dừng hưởng
trợ cấp thất nghiệp
|
03
|
Tiếp tục hưởng
trợ cấp thất nghiệp
|
04
|
Chấm dứt hưởng
trợ cấp thất nghiệp
|
05
|
Chuyển nơi
hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đi)
|
06
|
Chuyển nơi
hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đến)
|
07
|
Giải quyết
hỗ trợ học nghề
|
08
|
Hỗ trợ tư
vấn, giới thiệu việc làm
|
09
|
Thông báo
về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng
|
10
|
Giải quyết
hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì
việc làm cho người lao động
|
11
|
Cấp giấy phép
hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
|
12
|
Cấp lại giấy
phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
|
13
|
Gia hạn giấy
phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
|
14
|
Cấp Giấy phép
lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
|
15
|
Cấp lại Giấy
phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
|
16
|
Xác nhận người
lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
|
17
|
Báo cáo nhu
cầu sử dụng người lao động nước ngoài
|
18
|
Báo cáo thay
đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
|
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ
CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. LĨNH VỰC AN TOÀN LAO ĐỘNG
01. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền của Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội.
a) Trình tự thực hiện:
- Bước
1: Tổ chức có nhu cầu cung cấp dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh
lao động chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định, gửi hồ sơ đến cơ quan tiếp nhận
(Sở Lao động-Thương binh và Xã hội).
- Bước
2: Cơ quan tiếp nhận xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.
- Bước
3: Cơ quan tiếp nhận tổ chức thẩm định hồ sơ và điều kiện thực hiện tổ chức
đề nghị.
- Bước
4: Cơ quan tiếp nhận ra quyết định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho tổ chức đề nghị nếu
đủ điều kiện hoặc ra thông báo từ chối và lý do từ chối.
b) Cách thức thực hiện: Tổ chức có nhu cầu cung cấp dịch vụ huấn
luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động nộp trực tiếp tại Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng
hồ sơ:
* Thành
phần hồ sơ:
- Đơn
đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện theo mẫu 5,
tại phụ lục II, Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ trưởng Bộ
LĐTBXH;
- Đề án
tổ chức hoạt động huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, trong đó thuyết
minh rõ quy mô huấn luyện; các điều kiện, giải pháp thực hiện;
-
Quyết định thành lập Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện của cơ quan có thẩm
quyền hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao);
- Quyết
định bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ người đứng đầu và tổ chức bộ máy của tổ chức
huấn luyện (bản sao);
- Báo
cáo về cơ sở vật chất, cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên huấn luyện (Mẫu 6, phụ
lục II, Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH) và kèm theo các hồ sơ tài liệu sau:
+ Bản
sao giấy chứng minh nhân dân, bằng chuyên môn, xác nhận kinh nghiệm của giảng viên
huấn luyện.
+ Bản
sao các loại hồ sơ, giấy tờ về cơ sở vật chất (kèm theo danh mục, vị trí lắp đặt).
- Chương
trình huấn luyện.
* Số lượng
hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc (kể từ khi nhận được hồ sơ
đầy đủ, hợp lệ).
đ) Đối tượng thực hiện:
Cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp; Cơ quan, tổ chức cấp tỉnh; Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện hoặc công văn
từ chối cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện (trong công văn nêu
rõ lý do từ chối)
h) Phí, Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động (Mẫu
5 Phụ lục số II )..
- Mẫu Báo cáo thực trạng điều kiện
hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động (Mẫu 6, phụ lục
II)
Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày
18 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
* Đối với Tổ chức hoạt động dịch
vụ huấn luyện được cấp Chứng nhận huấn luyện cho người tham gia khóa huấn luyện:
- Tổ chức được thành lập theo quy định
của pháp luật, có chức năng hoạt động huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao
động;
- Có trụ sở hợp pháp hoặc hợp đồng thuê, liên kết với cơ sở để
có trụ sở hợp pháp còn thời hạn ít nhất 5 năm kể từ ngày nộp đơn đề nghị cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện;
- Có số lượng phòng học lý thuyết phù hợp với quy mô huấn luyện;
mỗi phòng có diện tích từ 30m2 trở lên và bảo đảm diện tích bình
quân ít nhất là 1,3 m2/01 học viên;
- Có chương trình, giáo trình huấn luyện được xây dựng theo
chương trình khung huấn luyện được quy định tại Phụ lục III Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH
ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Có ít nhất 05 giảng viên cơ hữu huấn luyện kiến thức chung
về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
* Đối với Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng
chỉ huấn luyện cho người tham gia khóa huấn luyện:
- Đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện theo quy định tại
điểm a, mục 11 nêu trên;
- Thủ trưởng và những người phụ trách các công việc kế toán,
đào tạo. Thủ trưởng và người phụ trách huấn luyện phải có trình độ đại học trở
lên;
- Đủ điều kiện huấn luyện chuyên ngành và thực hành, bao gồm:
+ Có số lượng máy, thiết bị, hóa chất, phòng, xưởng, khu thực
hành để thực hành theo Chương trình khung huấn luyện được
ban hành kèm theo Thông tư này hoặc có hợp đồng thuê,
liên kết hợp pháp với cơ sở để có máy, thiết bị, hóa chất, phòng, xưởng, khu
thực hành tương ứng với quy mô, đối tượng huấn luyện và còn thời hạn ít nhất 5
năm kể từ ngày nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ
huấn luyện; trong đó diện tích phòng, xưởng thực hành ít nhất là 40 m2
trở lên và bảo đảm diện tích ít nhất là 1,5 m2/01 học viên;
+ Có chương trình, giáo trình huấn luyện chuyên ngành được xây
dựng theo Chương trình khung huấn luyện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ban hành;
+ Có đủ số lượng giảng viên huấn luyện chuyên ngành về lý thuyết
và thực hành tương ứng với quy mô huấn luyện; trong đó có ít nhất 5 giảng viên
cơ hữu huấn luyện chuyên ngành, thực hành.
l) Căn cứ pháp lý:
Bộ luật Lao động năm 2012;
Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày
18/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về công
tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động./.
Mẫu 5
CƠ
QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)
TÊN CƠ QUAN ĐĂNG KÝ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
...........,
ngày.......tháng....... năm .......
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ
SINH LAO ĐỘNG
Kính gửi:
..............................................................................................................
1. Tên cơ quan đăng ký: ........................................................................................
Tên giao dịch quốc tế:
…………….............………………………..…………….
2. Địa chỉ trụ sở chính:
...........................................................................................
Điện thoại:
............................... Fax: ................................
Email:
......................................
Địa chỉ chi nhánh/ cơ sở huấn luyện
khác (nếu có):................................................
.................................................................................................................................
3. Quyết định thành lập, giấy chứng
nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh (kèm bản sao có công chứng):
Số:
........................…............ Ngày tháng năm cấp:
........................................
Cơ quan cấp:
…………………………...................................................................
4. Họ và tên người đứng đầu tổ chức:
..................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................
Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:
........................................................................
5. Đăng ký hoạt động dịch vụ huấn luyện
về an toàn lao động, vệ sinh lao động (có Báo cáo Thực trạng điều kiện hoạt
động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động kèm theo).
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng
những quy định pháp luật về hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ
sinh lao động và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.
|
THỦ TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
|
Mẫu 6
CƠ
QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)
TÊN TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
...........,
ngày.......tháng....... năm 20.......
|
BÁO CÁO
THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
I. Cơ sở vật chất và thiết bị chung của tổ chức
1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của tổ
chức
- Các công trình và tổng diện tích sử dụng của từng
công trình của trụ sở chính:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Các công trình và tổng diện tích sử dụng của từng
công trình của các chi nhánh/cơ sở huấn luyện khác khác (nếu có):
.................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
.................................................................................................................................
(kèm theo bản sao các giấy phép xây dựng có công
chứng)
2. Các công trình, phòng học sử dụng chung:
- Các phòng học được sử dụng chung:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm, xưởng thực hành:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Các công trình phụ trợ (hội trường; thư viện; khu
thể thao; ký túc xá...):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Các thiết bị huấn luyện sử dụng chung
TT
|
Tên thiết bị
|
Số lượng
|
Năm sản xuất
|
1
|
|
|
|
2
...
|
|
|
|
II. Cán bộ quản lý, giảng viên huấn luyện
STT
|
Họ tên
|
Ngày sinh
|
Trình độ
chuyên môn
|
Số năm kinh nghiệm
theo quy định của Thông tư
|
II.1
|
Cán bộ quản lý
|
-
|
-
|
-
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
II.2
|
Giảng viên cơ hữu
|
-
|
-
|
-
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
THỦ TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
Thực hiện báo cáo chi tiết theo các nội dung ở
từng mục.
02. Đăng ký công bố hợp quy
sản phẩm, hàng hóa
a) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
sản phẩm hàng hóa thực hiện đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với quy
chuẩn kỹ thuật tương ứng (việc đánh giá phải do tổ chức chứng nhận hợp quy được
chỉ định thực hiện);
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
sản phẩm hàng hóa gửi hồ sơ Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
thẩm định hồ sơ và ra thông báo.
b) Cách thức thực
hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội hoặc gửi qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Bản công bố hợp quy theo mẫu quy
định tại Phụ lục 07, Thông tư số 35/2012/TT-BLĐTBXH ;
- Bản sao (sao y bản chính) chứng chỉ
chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
- Bản mô tả chung về sản phẩm,
hàng hóa;
- Bản sao có chứng thực kết quả thử
nghiệm để đánh giá hợp quy sản phẩm, hàng hóa;
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc (kể từ khi nhận
được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
đ) Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hóa thuộc phạm vi quản
lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực hiện:
- Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định tại
khoản 1 điều 11 số 35/2012/TT-BLĐTBXH ngày 27/12/2012
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở LĐTBXH thông báo bằng văn bản cho
tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về tiếp nhận bản công bố hợp quy.
- Trường hợp hồ
sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 điều 11
số 35/2012/TT-BLĐTBXH ngày 27/12/2012 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Sở LĐTBXH thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân
công bố về những điểm nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc
đăng ký lại.
h) Phí, Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu Bản công bố hợp quy (Phụ lục
số 07 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2012/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 12
năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
- Đã thực hiện chứng nhận hợp quy.
- Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy theo
quy định tại Khoản 1, Điều 11, Thông tư số 35/2012/TT-BLĐTBXH .
l) Căn cứ pháp lý:
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21/11/2007;
Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Thông tư số 35/2012/TT-BLĐTBXH ngày 27/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội quy định thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy
sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội.
MẪU
BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY
(Thông tư số 35 /2012/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng
12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY
Số
.............
Tên tổ chức, đơn vị:........
.............................................................................
Địa
chỉ:............................................................................................................
Điện
thoại:......................................Fax:..........................................................
E-mail..............................................................................................................
CÔNG BỐ:
Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch
vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,… )
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số
hiệu, ký hiệu, tên gọi)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Thông tin bổ sung (căn cứ công
bố hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp...):
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
..............,
ngày.......tháng........năm..........
|
Đại diện Tổ chức, đơn vị
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)
|
|
03.
Gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động
a) Trình tự thực hiện:
* Đối với cơ sở:
- Tất cả các cơ sở đều phải thực hiện
việc báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động (6 tháng và một năm), theo
nguyên tắc:
- Cơ sở đặt trụ
sở chính trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thì phải gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai
nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn; báo cáo phải
gửi trước ngày 05 tháng 7 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước
ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu
điện, thư điện tử).
* Đối với Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội:
- Tổng hợp tình hình tai nạn lao động
xảy ra trong 6 tháng đầu năm và một năm của các cơ sở đặt trụ sở chính trên địa
bàn tỉnh;
- Gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai
nạn lao động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(Cục An toàn lao động) và Cục Thống kê tỉnh
trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01
năm sau đối với báo cáo một năm.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử.
c) Thành phần,
số lượng hồ sơ: 01 bản báo cáo/kỳ báo cáo.
d) Thời hạn giải quyết: Không có thời hạn.
đ) Đối tượng thực hiện: Cơ sở (theo định nghĩa tại TTLT số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Không
- Cơ quan, người có thẩm quyền được
ủy quyền, phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực hiện: Báo cáo tai nạn lao
động trong tỉnh Lạng Sơn.
h) Phí, Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu báo cáo tổng hợp tình
hình tai nạn lao động.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện:Không có.
l) Căn cứ pháp lý:
Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT
ngày 21/5/2012 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng
dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động./.
(Phụ
lục số 10 - Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLÐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm
2012)
Đơn vị báo cáo: ....................................................................................................
Ðịa chỉ:
................................................................................................................
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
Kỳ báo cáo (6 tháng hoặc cả năm) ... năm ......
Ngày báo cáo:
......................................
Thuộc loại hình cơ sở 1(doanh nghiệp):……………………........... Mã loại hình cơ sở: □□□□
Đơn vị nhận báo cáo: ............2.........
Lĩnh vực sản xuất chính của cơ sở:
...................3.............................
Mã lĩnh vực: □□□□
Tổng số lao động của cơ
sở: ............ người, trong đó nữ: …..… người
Tổng quỹ lương: …..............… triệu đồng.
|
Tên chỉ tiêu thống kê
|
Mã số
|
Phân loại
TNLÐ theo mức độ thương tật
|
|
|
Số vụ ( Vụ)
|
Số người
bị nạn ( Người)
|
|
|
Tổng số
|
Số vụ có
người chết
|
Số vụ có
từ 2 người bị nạn trở lên
|
Tổng số
|
Số LÐ nữ
|
Số người
chết
|
Số người
bị thương nặng
|
|
|
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
|
|
Tổng số
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo nguyên nhân xảy ra TNLĐ4
|
|
|
1. Do người sử dụng lao động
|
|
|
Không có thiết bị an toàn hoặc thiết bị không đảm bảo an
toàn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Không có phương tiện bảo vệ cá nhân
hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân không tốt
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ chức lao động chưa hợp lý
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chưa huấn luyện hoặc huấn luyện ATVSLÐ
chưa đầy đủ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Không có quy trình AT hoặc biện pháp
làm việc an toàn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ðiều kiện làm việc không tốt
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Do người lao động
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vi phạm nội quy, quy trình, quy chuẩn, biện pháp làm việc
AT
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Không sử dụng PTBVCN
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Khách
quan khó tránh/Nguyên nhân chưa kể đến
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Tai nạn được coi là TNLĐ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo yếu tố gây chấn thương5
|
|
|
1......
2.....
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phân theo nghề nghiệp6
|
|
|
............
|
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
Thiệt hại do tai nạn lao động
|
|
|
Tổng số
ngày nghỉ vì tai nạn lao động
(kể cả ngày nghỉ chế độ)
|
Chi phí
tính bằng tiền (1.000 đ)
|
Thiệt
hại tài sản
(1.000 đ)
|
|
|
Tổng số
|
Khoản chi
cụ thể của cơ sở
|
|
|
Y tế
|
Trả lương
|
Bồi thường
/Trợ cấp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI BÁO CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
04.
Báo cáo công tác An toàn, vệ sinh lao động
a) Trình tự thực hiện:
Cơ sở lao động, kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện có trụ sở tại địa phương,
đơn vị đến thi công tại địa phương phải thực hiện báo cáo công tác an toàn - vệ
sinh lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao
động địa phương, định kỳ một năm hai lần.
- Báo cáo 6 tháng đầu năm gửi trước ngày 05 tháng 7.
- Báo cáo năm gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.
b) Cách thức thực
hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua
đường bưu điện.
c) Thành phần,
số lượng hồ sơ: 01 bản báo cáo
d) Thời hạn giải quyết: Không có thời hạn.
đ) Đối tượng thực hiện:
Các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở có sử dụng lao động hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam, trừ các cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức Chính trị - xã hội,
tổ chức Xã hội nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ khác đóng trụ sở tại
Việt Nam
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Không
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực hiện: Không quy định
h) Phí, Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp (phụ
lục 4 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011).
k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện: Không.
l) Căn cứ pháp lý:
Thông tư Liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong
cơ sở lao động./.
Phụ
lục số 04 - Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT- BLĐTBXH-BYT
ngày 10/01/2011 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế
TÊN
ĐƠN VỊ: …………………
……………………………..…
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/BC-
|
Lạng
Sơn, ngày… tháng… năm…....
|
Kính
gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn
BÁO
CÁO CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
Kỳ
báo cáo: báo cáo năm 201.........
Tên Doanh nghiệp1:...............................................................................................................
Ngành nghề sản xuất kinh doanh2:........................................................................................
Loại hình 3:..............................................................................................................…...........
Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý4:....................................................................................
Địa chỉ: (số nhà, đường phố, quận,
huyện, thị
xã)..................................................................
Điện thoại: .............................. Fax:
........................... Email: ............................................
TT
|
Các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo
|
ĐVT
|
Số liệu
|
1
|
Lao động
|
|
|
1.1. Tổng số lao động
|
Người
|
|
1.2. Số Lao động trực tiếp
|
Người
|
|
|
+ Lao động làm việc trong điều kiện nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động loại IV, V, VI)
|
Người
|
|
2
|
Tai nạn lao động
|
|
|
- Tổng số vụ tai nạn lao động
|
Vụ
|
|
+ Trong đó, số vụ có người chết
|
Vụ
|
|
- Tổng số người bị tai nạn lao động
|
Người
|
|
+ Trong đó, số người chết vì tai nạn lao
động
|
Người
|
|
- Tổng chi phí cho tai nạn lao động (cấp cứu, điều
trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp…)
|
Triệu đồng
|
|
- Thiệt hại về tài sản (tính bằng tiền)
|
Triệu đồng
|
|
- Số ngày công nghỉ vì tai nạn lao động
|
Ngày
|
|
3
|
Bệnh nghề nghiệp
|
|
|
- Tổng số người bị bệnh nghề nghiệp cộng dồn tại
thời điểm báo cáo
|
Người
|
|
Trong đó, số người mắc mới bệnh nghề nghiệp
|
Người
|
|
- Số ngày công nghỉ vì bệnh nghề nghiệp
|
Ngày
|
|
- Số người phải nghỉ trước tuổi hưu vì bệnh nghề
nghiệp
|
Người
|
|
- Tổng chi phí cho người bị bệnh nghề nghiệp phát
sinh trong năm (Các khoản chi không tính trong kế hoạch an toàn - vệ sinh lao
động như: điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp…)
|
Triệu đồng
|
|
4
|
Kết
quả phân loại sức khỏe của người lao động
|
|
|
+Loại I
|
Người
|
|
+ Loại II
|
Người
|
|
+ Loại III
|
Người
|
|
+ Loại IV
|
Người
|
|
+ Loại V
|
|
|
5
|
Huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động
|
|
|
- Tổng số người sử dụng lao động được huấn luyện/tổng
số người sử dụng lao động hiện có
|
Người/ người
|
|
- Tổng số cán bộ ATVSLĐ được huấn luyện/Tổng số
cán bộ ATVSLĐ hiện có
|
Người/ người
|
|
- Tổng số an toàn- vệ sinh viên được huấn luyện/
Tổng số ATVSV hiện có
|
Người/ người
|
|
- Số người lao động được cấp thẻ an toàn/Tổng số
người lao động làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh
lao động
|
Người/ người
|
|
- Tổng số người lao động được huấn luyện
|
Người
|
|
- Tổng chi phí huấn luyện: (Chi phí này nằm trong
Chi phí tuyên truyền, huấn luyện nêu tại Điểm 10)
|
Triệu đồng
|
|
6
|
Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ
|
|
|
- Tổng số
|
Cái
|
|
- Trong đó: + Số đã được đăng ký
|
Cái
|
|
+ Số đã được kiểm định
|
Cái
|
|
7
|
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
|
|
|
- Số giờ làm thêm bình quân/ngày, người
|
Giờ
|
|
- Số ngày làm thêm bình quân/6 tháng (hoặc cả năm)/1
người
|
Ngày
|
|
8
|
Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật
|
|
|
- Tổng số người
|
Người
|
|
- Tổng chi phí (Chi phí này nằm trong Chi phí chăm
sóc sức khỏe nêu tại Điểm 10)
|
Triệu đồng
|
|
9
|
Tình hình đo đạc môi trường lao động
|
|
|
- Số mẫu đo môi trường lao động
|
Mẫu
|
|
- Số mẫu không đạt tiêu chuẩn
|
Mẫu
|
|
- Số
mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép/Tổng số mẫu đo
+ Nhiệt
độ
+ Bụi
+ Ồn
+
Rung
+ Hơi
khí độc
+ …
|
Mẫu/mẫu
|
|
10
|
Chi phí thực hiện kế hoạch an toàn - vệ sinh lao
động
|
|
|
- Các biện pháp kỹ thuật an toàn
|
Triệu đồng
|
|
- Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh
|
Triệu đồng
|
|
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
|
Triệu đồng
|
|
- Chăm sóc sức khỏe người lao động
|
Triệu đồng
|
|
- Tuyên truyền, huấn luyện
|
Triệu đồng
|
|
- Chi khác
|
Triệu đồng
|
|
|
................ngày ........... tháng...........năm …..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
|
05. Thông báo về
việc tuyển dụng lần đầu người dưới 15 tuổi vào làm việc
a) Trình tự thực hiện:
Trong
vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu tuyển dụng lần đầu người dưới 15 tuổi vào làm việc.
Người sử dụng lao động thông báo cho Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Cơ sở đặt trụ
sở chính.
b) Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bản đăng ký lần đầu
sử dụng người dưới 15 tuổi vào làm việc.
d) Thời hạn giải quyết:
30 ngày làm việc
đ) Đối tượng thực hiện: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá
nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Không
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực hiện: Không
h) Phí, Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu đăng ký lần đầu sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc (phụ lục kèm
theo Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/06/2013).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
Tuyển dụng lần đầu người dưới 15
tuổi vào làm việc.
l) Căn cứ pháp lý:
Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/06/2013 về ban hành danh mục công
việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi vào làm việc./.
MẪU ĐĂNG KÝ LẦN ĐẦU SỬ DỤNG NGƯỜI DƯỚI 15 TUỔI LÀM
VIỆC
(Thông tư số 11/2013/TT -BLĐTBXH ngày 11 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội)
ĐĂNG KÝ LẦN ĐẦU SỬ DỤNG NGƯỜI DƯỚI 15 TUỔI
LÀM VIỆC TẠI CƠ SỞ LAO
ĐỘNG
Tên
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh: .........................................
Loại
hình sản xuất kinh doanh:....................................................................
Địa
chỉ:............................................................................................................
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố.................
STT
|
Họ và tên
|
Ngày/tháng/năm sinh
|
Giới tính
|
Trình độ văn hóa
|
Tên công việc
|
Ngày bắt đầu tuyển dụng
|
Loại HĐLĐ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày.... tháng....
năm.....
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký tên và đóng dấu)
|
06.
Khai báo thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động
a) Trình tự thực hiện:
- Sau khi
lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu hoặc khi đưa các đối tượng kiểm định
từ tỉnh, thành phố thuộc trung ương khác đến sử dụng, thì phải gửi (trực tiếp
hoặc qua đường bưu điện) phiếu khai báo sử dụng thiết bị và bản phô tô Giấy
chứng nhận kết quả kiểm định (lần đầu, bất thường) đến Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội địa phương nơi sử dụng các đối tượng kiểm định;
- Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội cấp Giấy xác nhận khai báo cho đối tượng kiểm định đủ điều
kiện theo quy định.
b) Cách thức thực
hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua
đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ
sơ: Phiếu khai báo (Ban hành kèm theo mẫu tại Phụ lục 13, Thông tư số
06/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/3/2014).
Bản phô tô Phiếu
kết quả kiểm định của máy, thiết bị.
* Số lượng hồ sơ:
01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc (kể từ khi nhận
được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
đ) Đối tượng thực hiện:
Các tổ chức, cá
nhân sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Không
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực hiện: Giấy xác nhận khai báo do Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp.
h) Phí, Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Phiếu khai báo
(theo mẫu tại Phụ lục 13, Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
Sau khi lắp đặt,
trước khi đưa vào sử dụng lần đầu hoặc khi đưa các đối tượng kiểm định từ tỉnh,
thành phố thuộc trung ương khác đến sử dụng.
l) Căn cứ pháp lý:
Bộ luật Lao động năm 2012;
Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013
của Chính phủ Quy định chi tiết thi một số điều của Bộ luật lao động về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Thông tư số
06/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/3/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị,
vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội./.
PHỤ
LỤC 13
(Thông
tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
PHIẾU
KHAI BÁO SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG KIỂM ĐỊNH
I. THÔNG TIN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
KHAI BÁO
1. Tên tổ chức, cá nhân:
..................................................................................................
2. Địa chỉ:
.......................................................................................................................
3. Điện thoại: ………………………… 4. Fax:
……………… 5. E-mail: ............................
II. NỘI DUNG KHAI BÁO
TT
|
Tên
đối tượng kiểm định
|
Số
seri Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
|
Nơi
lắp đặt sử dụng đối tượng kiểm định
|
|
|
|
|
(Kèm theo bản phô tô Giấy chứng nhận
kết quả kiểm định số: .... do Tổ chức kiểm định.... cấp)
|
…., ngày…. tháng…. năm….
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
07. Thẩm định chương trình huấn
luyện chi tiết về an toàn lao động, vệ sinh lao động của Cơ sở
a) Trình tự thực hiện:
- Trên cơ sở chương trình khung huấn
luyện nhóm 4, Cơ sở xây dựng chương trình huấn luyện chi tiết về an toàn lao
động, vệ sinh lao động, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi Cơ sở
có trụ ở chính.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
thẩm định chương trình huấn luyện chi tiết của Cơ sở; trường hợp không đồng ý
phải nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực
hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua
đường bưu điện.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ
sơ: Văn bản đề nghị thẩm định của Cơ sở kèm theo Chương
trình huấn luyện chi tiết về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
* Số lượng hồ sơ:
01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị thẩm định của Cơ sở.
đ) Đối tượng thực hiện: Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân,có
thuê mướn, sử dụng lao động.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ sở
tổ chức huấn luyện
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực hiện: Văn bản trả lời của Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp.
h) Phí, Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
Không
l) Căn cứ pháp lý:
Bộ luật Lao động năm 2012;
Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày
18/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về công tác huấn
luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động./.
B. LĨNH VỰC VIỆC LÀM
01. Giải quyết hưởng trợ cấp thất
nghiệp
a) Trình tự
thực hiện:
- Bước 1:
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm
việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp
nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại
địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
- Bước 2:
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu
hẹn trả kết quả và trao phiếu cho người nộp hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đủ
theo quy định thì trả lại cho người nộp và nêu rõ lý do.
- Bước 3:
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trung
tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội quyết định về
việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người
lao động; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải
trả lời bằng văn bản cho người lao động.
- Bước 4:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả
người lao động phải đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.
b) Cách thức
thực hiện:
- Người lao động
phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm
dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
- Người lao động
được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu
thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm
thất nghiệp.
c) Thành phần,
số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ
sơ:
- Đề nghị hưởng
trợ cấp thất nghiệp.
- Bản chính hoặc
bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm
dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
- Hợp đồng lao
động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng
lao động;
- Quyết định thôi
việc;
- Quyết định sa
thải;
- Quyết định kỷ
luật buộc thôi việc;
- Thông báo hoặc
thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trường hợp người
lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43
Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa
vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12
tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
- Sổ bảo hiểm xã
hội.
* Số lượng hồ
sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: Thời hạn 20 ngày làm việc
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
đ) Đối tượng
thực hiện: Người thất nghiệp có
nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.
e) Cơ quan thực
hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan, người có thẩm quyền được
ủy quyền, phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực
hiện: Quyết định về việc hưởng
trợ cấp thất nghiệp.
h) Phí, Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn,
mẫu tờ khai: Đề nghị hưởng trợ cấp
thất nghiệp (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH).
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện:
- Người lao động
quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ
các trường hợp quy định tại Khoản 1
Điều 49 Luật việc làm.
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên
trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm
việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm; đã
đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước
khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1
Điều 43 của Luật việc làm;
l) Căn cứ
pháp lý:
Luật việc làm
năm 2013;
Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;
Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH
ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều
52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày
12/3/2015 nêu trên.
Mẫu số 03 - Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH
ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm ……………................
Tên tôi là:.………………..…..…. sinh ngày ...... /……./…… Nam □, Nữ □
Số chứng
minh nhân dân: ……………………...……………………………..
Ngày cấp: ……/……../….….
nơi cấp:…………………………………………
Số sổ BHXH:
…………………………………..………………………………
Số điện thoại:………….……..…Địa
chỉ email (nếu có)……………...….……
Dân tộc:………………………….
Tôn giáo:……………..……………………
Số tài khoản (ATM nếu có)……….….… tại ngân hàng:………………………
Trình độ đào
tạo:……………………………………………………………….
Ngành nghề đào
tạo:……………………………………………………………
Nơi thường trú
(1):……………………………………………………………..
Chỗ ở hiện nay
(2):…………………..…...…………………………..………..
Ngày …../……/……,
tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với (tên đơn vị) ............................................................................................................
tại địa chỉ:....................................................................................................................
Lý do chấm dứt
hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc:………………………
………………………………………………………………………………………
Loại hợp đồng lao
động/hợp đồng làm việc:…………………………………
Số tháng đóng bảo
hiểm thất nghiệp................................tháng.
Nơi đề nghị nhận
trợ cấp thất nghiệp (BHXH quận/huyện hoặc qua thẻ
ATM):………………...………………….…………………………….…………….
Kèm theo Đề nghị
này là
(3)............................................................................
và Sổ bảo hiểm xã hội của tôi. Đề nghị quý Trung tâm xem xét, giải quyết hưởng
trợ cấp thất nghiệp cho tôi theo đúng quy định.
Tôi cam đoan nội
dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước
pháp luật./.
|
.........., ngày ....... tháng
..... năm ……..
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
(1, 2) Ghi rõ
số nhà, đường phố, tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc.
(3) Bản chính
hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây: Hợp đồng lao động
hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng
lao động; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc
thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng
làm việc.
02. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất
nghiệp
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trong thời hạn 02 ngày làm
việc kể từ ngày người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm
hằng tháng theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang
hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
- Bước 2: Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội ban hành Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Bước 3: Quyết định về việc tạm dừng
hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo
hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tạm dừng chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với
người lao động; 01 đến gửi người lao động để biết và thực hiện.
b) Cách thức thực hiện: Khi người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng
theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp
thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về
việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ: Giấy tờ chứng minh
về việc không thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định của người
lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến thông
báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định.
đ) Đối tượng thực hiện: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
e) Cơ
quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trung
tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực hiện: Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
h) Phí, Lệ phí: Không
i) Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
k) Yêu
cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người lao
động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không đến thông báo về việc tìm kiếm việc
làm hằng tháng theo quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
Luật việc làm năm 2013;
Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015
của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo
hiểm thất nghiệp;
Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày
31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52
của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015
nêu trên.
03.
Tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trong thời hạn 02 ngày làm
việc kể từ ngày người lao động tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm
việc làm hằng tháng theo quy định đối với người lao động bị tạm dừng hưởng trợ
cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định
của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì trung tâm dịch vụ việc làm
trình Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội quyết định về việc tiếp tục
hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
- Bước 2: Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội ban hành Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Bước 3: Quyết định về việc tiếp tục
hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo
hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tiếp tục chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người
lao động; 01 bản đến người lao động để biết và thực hiện.
b) Cách thức thực hiện: Người lao động phải trực tiếp đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm với
trung tâm dịch vụ việc làm.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ: Văn bản Thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng của người lao động
theo quy định.
* Số lượng hồ
sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời
hạn giải quyết: Không quy định.
đ) Đối
tượng thực hiện: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất
nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian hưởng trợ cấp
thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
e) Cơ
quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan, người có thẩm quyền được
ủy quyền, phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trung
tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực hiện: Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.
h) Phí, Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Văn bản Thông báo về việc tìm kiếm việc làm (mẫu
số 16 ban hành theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
Người lao động tiếp tục thực hiện thông
báo về việc tìm kiếm việc làm hằng
tháng theo quy định khi bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời
gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội.
l) Căn cứ pháp lý:
Luật việc làm năm 2013;
Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015
của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo
hiểm thất nghiệp;
Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày
31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52
của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên.
Mẫu số 16 -Thông tư số
28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
THÔNG BÁO VỀ VIỆC TÌM KIẾM VIỆC LÀM
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ:…….
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm
………………….............................
Tên tôi là: .................................................sinh
ngày ............. / ............ /………
Số chứng minh
nhân dân: ……………………...……………………………..
Ngày cấp: ……/……../….….
nơi cấp:………………………………………...
Chỗ ở hiện
nay:..……………….…………………………………...…………
Số điện thoại:......................................................................................................
Theo Quyết định
số..........… ngày........./......../......... tôi được hưởng trợ cấp thất nghiệp...................tháng,
kể từ ngày......./....../..... đến ngày….../......../...... tại tỉnh/thành
phố.....................................
Tôi thông báo kết
quả tìm kiếm việc làm theo quy định, cụ thể như sau:
(1) Đơn vị thứ
nhất (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển,
kết quả).
……………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
(2) Đơn vị thứ
hai (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển,
kết quả).
………..……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
(…) Tên đơn vị
thứ (…): (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển,
kết quả).
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..
Tình trạng việc
làm hiện nay:
o Không có việc
làm
o Có việc làm nhưng
chưa giao kết HĐLĐ/HĐLV (ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ, công việc đang làm)
……………………..................................……………………………….
Tình trạng
khác (ốm đau, thai sản,…..)……………………………………….
Tôi cam đoan nội
dung ghi trên là đúng sự thật, nếu sai tôi chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật./.
|
………., ngày….. tháng…. năm……
Người thông báo
(ký, ghi rõ họ tên)
|
04. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất
nghiệp
a) Trình tự
thực hiện:
- Bước 1:
+ Đối với người
lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp: Có việc
làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng;
ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng;
đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên thì trong thời hạn 03 ngày
làm việc kể từ ngày bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động phải
thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
theo quy định và kèm theo giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp
thất nghiệp (bản chụp). Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang
hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
+ Đối với người
lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp: Sau 2 lần
từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất
nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng; trong thời gian hưởng trợ cấp
thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hàng tháng về việc tìm
kiếm việc làm với trung tâm dịch việc làm theo quy định; bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp; chết; chấp hành
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc,
cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tòa án tuyên bố mất tích; bị tạm giam, chấp hành
hình phạt tù thì trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp
thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về
việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
- Bước 2: Giám
đốc Sở lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định về việc chấm dứt hưởng
trợ cấp thất nghiệp.
- Bước 3:
Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm
gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện việc chấm dứt hưởng trợ
cấp thất nghiệp đối với người lao động; 01 bản đến người lao động.
b) Cách thức
thực hiện: Đối với người lao động
chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp: tìm được việc làm; thực
hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước
ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học
tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên thì người lao động trực tiếp thông báo
hoặc gửi thông báo theo đường bưu điện kèm theo các giấy tờ có liên quan đến
việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chụp).
c) Thành phần,
số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ
sơ:
Đối với trường
hợp người lao động phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng
trợ cấp thất nghiệp theo quy định: Văn bản Thông báo của người lao động về
việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Các giấy tờ chứng
minh người lao động thuộc đối tượng chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bao gồm
một trong các giấy tờ sau:
- Quyết định hưởng
trợ cấp thất nghiệp (để tính thời gian chấm dứt hưởng).
- Quyết định tuyển
dụng hoặc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp chưa hết
thời hạn hưởng nhưng đã tìm được việc làm.
- Giấy triệu tập
thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an đối với người thực hiện nghĩa vụ
quân sự, nghĩa vụ công an.
- Quyết định hưởng
lương hưu.
- Giấy tờ chứng
minh về việc 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm giới
thiệu mà không có lý do chính đáng.
- Giấy tờ chứng
minh về việc không thông báo về việc tìm kiếm việc làm trong 03 tháng liên tục.
- Giấy tờ chứng
minh người lao động định cư ở nước ngoài (xác minh của Xã, phường, thị trấn...).
- Giấy báo nhập
học đối với học tập trong nước. Trường hợp học tập ở nước ngoài thì phải có
giấy tờ chứng minh về việc xuất cảnh.
- Quyết định xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp của
cơ quan có thẩm quyền.
- Giấy chứng minh
người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chết (Giấy chứng tử, xác minh
của Xã, phường, thị trấn....).
- Quyết định áp
dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở cai
nghiện bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền.
- Quyết định của
tòa án tuyên bố mất tích.
- Quyết định tạm
giam, chấp hành hình phạt tù của cơ quan có thẩm quyền.
* Số lượng hồ
sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn
giải quyết: Không quy định.
đ) Đối tượng
thực hiện: Người lao động đang hưởng
trợ cấp thất nghiệp.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan, người có thẩm quyền được
ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực
hiện: Quyết định về việc chấm
dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
h)Phí, lệ
phí: Không
i) Tên mẫu đơn,
mẫu tờ khai:
Thông báo về việc
chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động (mẫu số 23 ban hành
kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH
ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) quy định đối với người lao động chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
thuộc các trường hợp: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ
công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có
thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở
lên).
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện:
Người lao động
bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau: hết thời hạn hưởng
trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; có việc làm;
thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; sau 2
lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp
thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng; trong thời gian hưởng trợ
cấp thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hàng tháng về việc
tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch việc làm theo quy định; ra nước ngoài để
định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời
hạn từ đủ 12 tháng trở lên; bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm
pháp luật bảo hiểm thất nghiệp; chết; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
bị tòa án tuyên bố mất tích; bị tạm giam, chấp nhận hình phạt tù.
l) Căn cứ
pháp lý:
Luật việc làm
năm 2013;
Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;
Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH
ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều
52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày
12/3/2015 nêu trên.
Mẫu số 23 - Thông tư số
28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
THÔNG BÁO
Về việc ………………………………… (1)
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm …………………………
Tên tôi
là:…………………………. sinh ngày:……………………………..
Số chứng minh
nhân dân: …………...…………………………………...…
Ngày cấp: ……/……../….….
nơi cấp:…………………………………….
Số sổ BHXH:……….....................................................................................
Nơi thường
trú:………….…............................................................................
Chỗ ở hiện nay:..……………….…………………………………...……….
Hiện nay, tôi đang
hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định số................... ngày ......../......./........
của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố
........................................................................
Tổng số tháng tôi
đã hưởng trợ cấp thất nghiệp: ........... tháng
Nhưng vì lý do
(1)............................................................................................
………………………………………………………………………………………. nên tôi gửi thông báo này (kèm theo bản
chụp giấy tờ có liên quan).
Đề nghị quý Trung
tâm xem xét, thực hiện các thủ tục về chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp để bảo
lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tháng hưởng trợ cấp
thất nghiệp mà tôi chưa nhận tiền tại tổ chức bảo hiểm xã hội./.
|
……, ngày … tháng … năm ……
Người thông báo
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
(1) Có việc
làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ
12 tháng trở lên; chấp hành
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
05.
Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đi)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người lao động đã hưởng ít
nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng
trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm
đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc
làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người
lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung
tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến.
Khi nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng
trợ cấp thất nghiệp, người lao động trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo
hiểm xã hội nơi đang chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
- Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm
việc kể từ ngày cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người
lao động, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi gửi thông báo
về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để
dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội quy định.
b) Cách thức thực hiện: Người lao động phải trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm để đề nghị
chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ: Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
* Số lượng hồ
sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời
hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
của người lao động.
đ) Đối
tượng thực hiện: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất
nghiệp có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương khác.
e) Cơ
quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Không
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trung tâm dịch vụ việc làm, Sở Lao động-Thương binh
và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực hiện: Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp và văn bản thông báo
Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi người lao động chuyển đi dừng việc chi trả trợ cấp
thất nghiệp.
h) Phí, Lệ phí: Không.
i) Tên
mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị
chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư
số 28/2015/TT-BLĐTBXH).
k) Yêu
cầu, điều kiện thực hiện: Người lao động đã hưởng ít
nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định và có nhu cầu chuyển hưởng trợ
cấp nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
khác.
l) Căn
cứ pháp lý:
Luật việc làm năm 2013;
Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015
của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo
hiểm thất nghiệp;
Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày
31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52
của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015
nêu trên.
Mẫu số 10 - Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH
ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
ĐỀ NGHỊ CHUYỂN NƠI HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm …………………………………
Tên tôi là:
................................................. sinh ngày…......./…..…/…………
Số chứng minh
nhân dân: ……………………...……………………………..
Ngày cấp: ……/……../….….
nơi cấp:………………………………………
Số sổ
BHXH:……..........................................................................................
Nơi thường trú:………….….............................................................................
Chỗ ở hiện nay:..…….…………….…………………………………...……
Hiện nay, tôi đang
hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định số ............. ngày ........../........../............
của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh/thành
phố.........................................
Tổng số tháng được
hưởng trợ cấp thất nghiệp:……………...…………tháng
Đã hưởng trợ cấp
thất nghiệp: ................tháng
Nhưng vì lý
do: …………………………………………………………………………….……
Tôi đề nghị quý
Trung tâm chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh/thành phố............................để
tôi được tiếp tục hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định./.
|
.........., ngày ....... tháng
..... năm ……..
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ
tên)
|
06. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất
nghiệp (chuyển đến)
a) Trình tự
thực hiện:
- Bước 1:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ
chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi
hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến trừ
trường hợp theo quy định tại Khoản 6 Điều 22 Nghị định số
28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
- Bước 2: Trong
thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất
nghiệp do người lao động chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề
nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả
trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản
chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
b) Cách thức
thực hiện: người lao động phải trực
tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến để nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng
trợ cấp thất nghiệp.
c) Thành phần,
số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ
sơ:
- Đề nghị chuyển
nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
- Giấy giới thiệu
chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Bản chụp quyết
định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Bản chụp các
quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết
định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
- Bản chụp thông
báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ
sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
d) Thời hạn
giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người
lao động.
đ) Đối tượng
thực hiện: Người lao động đang hưởng
trợ cấp thất nghiệp.
e) Cơ quan thực
hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Không
- Cơ quan, người có thẩm quyền được
ủy quyền, phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trung tâm dịch vụ việc làm, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực
hiện: Văn bản đề nghị Bảo hiểm
xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất
nghiệp cho người lao động.
h) Phí, Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn,
mẫu tờ khai: không có.
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người lao động có nhu cầu hưởng TCTN nơi chuyển đến.
l) Căn cứ
pháp lý:
Luật việc làm
năm 2013;
Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;
Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH
ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều
52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày
12/3/2015 nêu trên.
07. Giải quyết hỗ trợ học nghề
a) Trình tự
thực hiện:
* Đối với người
lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp:
- Bước 1:
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề thì nộp hồ sơ
đề nghị hỗ trợ học nghề gửi cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động
đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Bước 2:
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề
và trao cho người lao động phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu quy định.
- Bước 3:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học
nghề, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở
Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao
động.
- Bước 4:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả
người lao động phải đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề trừ trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH .
* Đối với người
thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong
thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
nhưng không thuộc diện hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
- Bước 1:
Người lao động có nhu cầu học nghề nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cùng với hồ
sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi người
lao động có nhu cầu học nghề.
- Bước 2:
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề
và trao cho người lao động phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu quy định.
- Bước 3:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề,
trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở
Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao
động. Trường hợp người lao động không được hỗ trợ học nghề thì trung tâm dịch
vụ việc làm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 4:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả người
lao động phải đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề trừ trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH .
b) Cách thức
thực hiện: Người lao động phải nộp
đơn đề nghị hỗ trợ học nghề trực tiếp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
c) Thành phần,
số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ
sơ:
- Hồ sơ đề nghị
hỗ trợ học nghề đối với người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp: Đề nghị hỗ trợ
học nghề theo mẫu quy định.
- Hồ sơ đối với người thất nghiệp có thời gian
đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ
cấp thất nghiệp:
+ Đề nghị hỗ trợ
học nghề;
+ Bản chính hoặc
bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây: Hợp đồng lao động hoặc
hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao
động; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi
việc; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm
việc.
Trường hợp người
lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều
43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo
mùa vụ hoặc theo một việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
+ Sổ bảo hiểm xã
hội.
* Số lượng hồ sơ:
01 (một) bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề.
đ) Đối tượng
thực hiện: Người lao động đang hưởng
trợ cấp thất nghiệp và người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
e) Cơ quan thực
hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan, người có thẩm quyền được
ủy quyền, phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực
hiện: Quyết định về việc hỗ trợ
học nghề hoặc văn bản trả lời người lao động đối với trường hợp người lao động
không đủ điều kiện để được hỗ trợ học nghề theo quy định.
h) Phí, lệ
phí: Không.
i) Tên mẫu đơn,
mẫu tờ khai: Đề nghị hỗ trợ học nghề (mẫu số 18 ban hành kèm theo
Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH).
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện:
- Người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật
việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Chấm dứt hợp
đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều
49 Luật việc làm.
- Đã đóng bảo hiểm
thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
l) Căn cứ
pháp lý:
Luật việc làm
năm 2013;
Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;
Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH
ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều
52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày
12/3/2015 nêu trên.
Mẫu số 18 - Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh
và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC NGHỀ
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm
…………………………....................
Tên tôi
là:.................................................sinh ngày............../.............
/..............
Số chứng minh
nhân dân: …………………..…...……………………………..
Ngày cấp: ……/……../….….
nơi cấp:………………………………………..
Số sổ
BHXH:………..........................................................................................
Nơi thường trú
(1):………….….........................................................................
Chỗ ở hiện nay
(2):..……………….…………………………………...………
Số điện thoại để
liên hệ (nếu có):........................................................................
Đang hưởng trợ
cấp thất nghiệp theo Quyết định số................................... ngày
.........../.........../............ của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã
hội tỉnh/thành phố..............................; thời gian hưởng trợ cấp thất
nghiệp là ......................tháng (từ
ngày.........../........../...........đến ngày.........../
......../...........) (đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp).
Tổng số tháng đóng
bảo hiểm thất nghiệp: …… tháng (đối với trường hợp người lao động có thời
gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện
đang hưởng trợ cấp thất nghiệp).
Tôi có nguyện vọng
tham gia khóa đào tạo nghề ……………… với thời gian …….. tháng, tại (tên cơ sở
dạy nghề, địa chỉ )…………………………………….
Đề nghị quý Trung
tâm xem xét, giải quyết chế độ hỗ trợ học nghề để tôi được tham gia khóa đào
tạo nghề nêu trên./.
|
…......, ngày ....... tháng .....
năm .....
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
(1,2) Ghi rõ
số nhà, đường phố, tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc.
08. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc
làm
a) Trình tự
thực hiện:
- Bước 1:
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm đang đóng bảo
hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu
cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí thông qua
trung tâm dịch vụ việc làm.
- Bước 2:
Người lao động ghi đầy đủ các thông tin cá nhân, nhu cầu tư vấn, nhu cầu giới
thiệu việc làm vào phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm theo mẫu quy định và nộp
trực tiếp cho trung tâm dịch vụ việc làm.
- Bước 3:
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận phiếu tư vấn, giới thiệu
việc làm và căn cứ vào nhu cầu, khả năng của người lao động, nhu cầu tuyển lao
động của người sử dụng lao động để kết nối việc làm phù hợp với người lao động.
- Bước 4:
Trung tâm dịch vụ việc làm gửi cho người lao động Phiếu giới thiệu việc làm
theo mẫu quy định.
- Bước 5:
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm theo dõi kết quả dự tuyển lao động để
kịp thời hỗ trợ người lao động.
b) Cách thức
thực hiện: Người lao động phải trực
tiếp nộp phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm và
được tư vấn, giới thiệu việc làm trực tiếp.
c) Thành phần,
số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ
sơ: Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm.
* Số lượng hồ sơ:
01 (một) bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: không quy định.
đ) Đối tượng
thực hiện: Người lao động quy định
tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Không
- Cơ quan, người có thẩm quyền được
ủy quyền, phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực hiện: Người lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.
h) Phí, lệ
phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu
tư vấn, giới thiệu việc làm (mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số
28/2015/TT-BLĐTBXH).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật
việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp
đồng làm việc có nhu cầu tìm kiếm việc làm.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật việc làm
năm 2013;
Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;
Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH
ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều
52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày
12/3/2015 nêu trên.
Mẫu số 01 - Thông tư số
28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
PHIẾU TƯ VẤN, GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm…….............
Họ và tên:
……………………………..sinh ngày ...... /……./…… Nam o , Nữ o
Số chứng minh
nhân dân: …………...………………………………………………
Ngày cấp: ……/……../….….
nơi cấp:…………………………………………...….
Số sổ BHXH:
………………………………………………………………………..
Số điện thoại:……………..……..…Địa chỉ email (nếu có)……..…….……………
Dân tộc:………………………….
Tôn giáo:………………………………………..
Nơi thường
trú.....................................................……………………………………
Chỗ ở hiện
nay (1):…………….……………….………………………..…………..
Tình trạng sức
khỏe:……………………………………………………………….
Chiều cao (cm):
……………………….. Cân nặng(kg): …………………………...
Trình độ giáo
dục phổ thông: …..……….…………………………….……………
Ngoại ngữ:…………………………….Trình
độ:………………………………….
Tin học: …………………….………....Trình
độ:……...……………………………
Trình độ đào tạo:
Số TT
|
Chuyên ngành đào tạo
|
Trình độ đào tạo (2)
|
1
|
|
|
2
|
|
|
….
|
|
|
Trình độ kỹ năng nghề (nếu
có)……………………………………………………...
Khả năng nổi trội của bản
thân …………………………………………..…………………………………………
I. THÔNG TIN VỀ QUÁ
TRÌNH LÀM VIỆC
Số TT
|
Tên đơn vị đã làm việc
|
Thời gian làm việc
(Từ ngày…/…/….đến ngày. ../…/…)
|
Vị trí công việc đã làm
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
…..
|
|
|
|
Mức lương (trước lần thất
nghiệp gần nhất):………………………………………
Lý do thất nghiệp gần
nhất:…………………………………………………………
II. TÌNH TRẠNG TÌM
KIẾM VIỆC LÀM HIỆN NAY
Đã liên hệ tìm việc làm
ở đơn vị nào (từ lần thất nghiệp gần nhất đến nay):………
……………………………………………………………………………………….
III. NHU CẦU TƯ VẤN,
GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
1. Tư vấn
Chính sách, pháp luật về
lao động việc làm o
Việc làm o
Bảo hiểm thất nghiệp o
Khác o
2. Giới thiệu việc
làm
Vị trí công việc:..................................................……………………………………
Mức lương thấp
nhất:.........................................……………………………………
Điều kiện làm việc:…………………………………………………………………..
Địa điểm làm việc:
......................................………………………………………
Khác:…………………………………………………………………………………
Loại hình đơn vị: Nhà nước
o ; Ngoài nhà nước o; Có vốn đầu tư nước ngoài o
|
………, ngày...... tháng...... năm
...........
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
(1) Ghi rõ số
nhà, đường phố, tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc.
(2) Công nhân
kỹ thuật không có chứng chỉ nghề, chứng chỉ nghề ngắn hạn dưới 03 tháng, sơ cấp
từ 03 tháng đến dưới 12 tháng, trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên
09. Thông báo về việc tìm
việc làm hằng tháng
a) Trình tự
thực hiện:
- Bước 1:
Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực
tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm nơi
đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định trừ trường hợp quy định tại Khoản
2 và Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015.
- Bước 2: Ngày
người lao động thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm được ghi cụ thể trong
phụ lục quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
- Bước 3:
Trường hợp ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm của người lao
động nằm trong khoảng thời gian làm thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất
nghiệp theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì người lao động
không phải thực hiện việc thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm
dịch vụ việc làm.
b) Cách thức
thực hiện: Người lao động phải trực
tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm để thực hiện việc thông báo tìm kiếm việc
làm.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ:
* Thành phần hồ sơ:
Văn bản Thông
báo về việc tìm kiếm việc làm.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một)
bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Không quy định
đ) Đối tượng thực hiện: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
e) Cơ quan thực
hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Không
- Cơ quan, người có thẩm quyền được
ủy quyền, phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và
Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực hiện: Người lao động tiếp tục được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
h) Phí, lệ
phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thông
báo về việc tìm kiếm việc làm (Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư số
28/2015/TT-BLĐTBXH).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
l) Căn cứ pháp lý:
Luật việc làm
năm 2013;
Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;
Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH
ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều
52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày
12/3/2015 nêu trên.
Mẫu số 16 -
Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh
và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
THÔNG BÁO VỀ VIỆC TÌM KIẾM VIỆC LÀM
Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ:…….
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm
………………….............................
Tên tôi là: .................................................sinh
ngày ............. / ............ /………
Số chứng minh
nhân dân: ……………………...……………………………..
Ngày cấp: ……/……../….….
nơi cấp:………………………………………...
Chỗ ở hiện
nay:..……………….…………………………………...…………
Số điện thoại:......................................................................................................
Theo Quyết định
số..........… ngày........./......../......... tôi được hưởng trợ cấp thất nghiệp...................tháng,
kể từ ngày......./....../..... đến ngày….../......../...... tại tỉnh/thành
phố.....................................
Tôi thông báo kết
quả tìm kiếm việc làm theo quy định, cụ thể như sau:
(1) Đơn vị thứ
nhất (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển,
kết quả).
……………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
(2) Đơn vị thứ
hai (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự
tuyển, kết quả).
………..……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
(…) Tên đơn vị
thứ (…): (Tên đơn vị, địa chỉ, người trực tiếp liên hệ, vị trí công việc dự tuyển,
kết quả).
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..
Tình trạng việc
làm hiện nay:
□ Không có việc
làm
□ Có việc làm nhưng
chưa giao kết HĐLĐ/HĐLV (ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ, công việc đang
làm)……….....................................................................................................
Tình trạng
khác (ốm đau, thai sản,…..)……………………………………….
Tôi cam đoan nội
dung ghi trên là đúng sự thật, nếu sai tôi chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật./.
|
………., ngày….. tháng…. năm……
Người thông báo
(ký, ghi rõ họ tên)
|
10. Giải quyết hỗ trợ kinh phí đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao
động
a) Trình tự
thực hiện:
- Bước 1: Người
sử dụng lao động có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng
nghề cho người lao động phải nộp hồ sơ theo quy định cho Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội nơi đóng trụ sở chính của đơn vị để thẩm định.
- Bước 2:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người sử dụng lao
động theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và phê duyệt phương
án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm; chủ
trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định hồ
sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo quy
định tại Điều 3 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định việc hỗ trợ kinh phí
đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho
người lao động.
Trường hợp không
hỗ trợ thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
do cho người sử dụng lao động.
- Bước 3: Quyết
định về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
để duy trì việc làm cho người lao động được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ; 01
bản đến Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để báo cáo; 01 bản đến trung tâm dịch
vụ việc làm; 01 bản đến người sử dụng lao động để thực hiện và 01 bản đến cơ sở
dạy nghề cho người lao động trong trường hợp việc đào tạo không do người sử
dụng lao động thực hiện.
b) Cách thức
thực hiện: Người sử dụng lao động
nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Thành phần,
số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ
sơ:
- Văn bản đề nghị
hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì
việc làm cho người lao động.
- Phương án thay
đổi cơ cấu hoặc công nghệ hoặc sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Phương án đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm theo quy
định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP .
- Giấy tờ chứng
minh không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng
nghề cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số
28/2015/NĐ-CP .
- Văn bản xác nhận
của tổ chức bảo hiểm xã hội nơi người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp
cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP .
* Số lượng hồ
sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người sử dụng lao động theo quy định.
đ) Đối tượng
thực hiện: Người sử dụng lao động
có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người
lao động.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực hiện: Quyết định về việc hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình
độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
h) Phí, lệ
phí:
* Phí: Không.
* Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
- Người sử dụng
lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật việc làm có sử dụng người lao
động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Đóng đủ bảo hiểm
thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ;
- Gặp khó khăn
do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác buộc phải thay đổi cơ
cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh;
- Không đủ kinh
phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao
động;
- Có phương án
đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
l) Căn cứ pháp lý:
Luật việc làm
ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
ngày 12/3/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;
Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH
ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều
52 của Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày
12/3/2015 nêu trên.
11. Cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch
vụ việc làm
a) Trình tự
thực hiện:
- Bước 1:
Doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động dịch vụ việc làm gửi hồ sơ (01 bộ) trực tiếp đến
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm) để đăng ký giấy phép hoạt động dịch vụ
việc làm.
- Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ (01 bộ) hồ sơ,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cấp giấy
phép cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ
lý do.
- Bước 3:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải thông báo
công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về giấy phép, địa điểm, lĩnh vực
hoạt động, tài khoản, tên giám đốc, số điện thoại.
- Trước 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp
có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở chính về ngày bắt đầu hoạt
động.
- Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, người đứng đầu doanh
nghiệp phải có văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động
dịch vụ việc làm về địa điểm mới kèm giấy tờ chứng minh tính hợp lệ của địa
điểm mới trong thời hạn 15 ngày, trước ngày thực hiện việc chuyển địa điểm.
b) Cách
thức thực hiện: Doanh nghiệp có
nhu cầu hoạt động dịch vụ việc làm gửi hồ sơ (01 bộ) trực tiếp đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương ủy quyền.
c) Thành phần,
số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Văn bản
đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;
- Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Bản sao giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xuất trình
bản gốc để đối chiếu;
- Bản sao chứng thực Giấy xác nhận của Ngân hàng về việc đã thực hiện ký
quỹ theo quy định.
- Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về địa điểm theo quy định: Địa điểm
đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp phải ổn định và có thời hạn từ 03 năm
(36 tháng) trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký doanh
nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà
thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 03 năm (36 tháng) trở
lên.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: 15 ngày (kể từ ngày nhận
hồ sơ hợp lệ).
đ) Đối tượng
thực hiện: Doanh nghiệp có nhu cầu
hoạt động dịch vụ việc làm.
e) Cơ quan thực
hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực
hiện: Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.
h) Phí, lệ
phí:
Phí theo quy định của Bộ Tài chính
i) Tên mẫu đơn,
mẫu tờ khai: Không có
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện: Doanh nghiệp đáp
ứng đầy đủ điều kiện, cụ thể như sau:
- Có trụ sở theo quy định: Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp
phải ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên; nếu là nhà thuộc sở
hữu của người đứng tên đăng ký doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có
thời hạn thuê từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
- Có bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm theo
quy định: Bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm bao
gồm ít nhất 03 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên, có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng.
- Đã thực hiện
ký quỹ theo quy định sau:
Doanh nghiệp phải nộp tiền ký quỹ là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng)
tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính (sau đây
viết tắt là ngân hàng) và có xác nhận của ngân hàng về tiền ký quỹ kinh doanh
hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp.
l) Căn cứ pháp lý:
Bộ luật Lao động
năm 2012;
Luật Doanh nghiệp
năm 2014;
Luật việc làm
năm 2013;
Nghị định số
52/2014/NĐ-CP ngày 23 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục
cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc
làm, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2014.
12. Cấp lại giấy phép hoạt động
dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
a) Trình tự
thực hiện:
- Bước 1:
Doanh nghiệp đã có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm, trong trường hợp giấy
phép bị mất, bị hư hỏng hoặc thay đổi một trong các nội dung của giấy phép,
doanh nghiệp có nhu cầu cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm gửi hồ sơ
(01 bộ) trực tiếp đến Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm) để đăng ký cấp lại giấy phép
hoạt động dịch vụ việc làm.
- Bước 2:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đủ (01 bộ) hồ sơ cấp lại giấy phép
hoạt động dịch vụ việc làm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép cấp
lại giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn
bản và nêu rõ lý do.
- Giấy phép được
cấp lại có thời hạn không quá thời hạn của giấy phép đã được cấp trước đó.
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp hoạt động
dịch vụ việc làm có nhu cầu cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
gửi hồ sơ (01 bộ) trực tiếp đến Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương ủy quyền.
c) Thành phần,
số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép của doanh nghiệp;
- Giấy phép bị hư hỏng hoặc bản sao các giấy tờ chứng minh việc thay đổi
một trong các nội dung của giấy phép.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: 15 ngày (kể từ ngày
nhận hồ sơ hợp lệ).
đ) Đối tượng
thực hiện: Doanh nghiệp đã có giấy
phép hoạt động dịch vụ việc làm có nhu cầu cấp lại giấy phép hoạt động
dịch vụ việc làm.
e) Cơ quan thực
hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện:
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực
hiện: Giấy phép được cấp lại.
h) Phí, lệ
phí: Phí do Bộ Tài chính quy
định
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện: Trong trường hợp
giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm còn thời hạn sử dụng, doanh nghiệp hoạt
động dịch vụ việc làm bị mất, bị hư hỏng giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
hoặc thay đổi một trong các nội dung của giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.
l) Căn cứ
pháp lý:
Bộ luật Lao động
năm 2012;
Luật Doanh nghiệp
năm 2014;
Luật việc làm
năm 2013;
Nghị định số 52/2014/NĐ-CP
ngày 23 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy
phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, có
hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2014.
13.
Gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ
việc làm
a) Trình tự
thực hiện:
- Bước 1: Trong
thời hạn 30 ngày trước ngày giấy phép hết hạn, doanh nghiệp có nhu cầu gia hạn giấy
phép hoạt động dịch vụ việc làm gửi hồ sơ (01 bộ) trực tiếp đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy
phép hoạt động dịch vụ việc làm) để đăng ký gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ
việc làm.
- Bước 2:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được (01 bộ) hồ sơ gia hạn giấy phép
hoạt động dịch vụ việc làm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt
động dịch vụ việc làm gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh
nghiệp. Trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Mỗi lần gia hạn
không quá 60 tháng
b) Cách thức
thực hiện: Doanh nghiệp hoạt động
dịch vụ việc làm có nhu cầu gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm gửi hồ
sơ (01 bộ) trực tiếp đến Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội được Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền.
c) Thành phần,
số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép của doanh nghiệp;
- Giấy phép đã hết hạn;
- Bản sao các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện cấp giấy phép, cụ thể:
+ Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp phải ổn định và có thời
hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên
đăng ký doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có giấy tờ hợp
lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 03 năm
(36 tháng) trở lên.
+ Bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm
ít nhất 03 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên, có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, lý lịch rõ ràng.
+ Doanh nghiệp đã nộp tiền ký quỹ là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng)
tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính (sau đây
viết tắt là ngân hàng).
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: 15 ngày (kể từ ngày
nhận hồ sơ hợp lệ).
đ) Đối tượng
thực hiện: Doanh nghiệp hoạt động
dịch việc làm có nhu cầu gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.
e) Cơ quan thực
hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực
hiện: Giấy phép hoạt động dịch vụ
việc làm được gia hạn.
h) Phí, lệ
phí: Theo quy định của Bộ
Tài chính.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện: Trong thời hạn
30 ngày trước ngày giấy phép hết hạn, Doanh nghiệp có nhu cầu gia hạn giấy phép
hoạt động dịch vụ việc thì làm thủ tục gia hạn giấy phép.
l) Căn cứ
pháp lý:
Bộ luật Lao động
năm 2012;
Luật Doanh nghiệp
năm 2014;
Luật việc làm
năm 2013;
Nghị định số 52/2014/NĐ-CP
ngày 23 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy
phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, có
hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2014.
14.
Cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
a) Trình tự
thực hiện:
- Bước 1:
Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến
bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải nộp
hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi
người lao động nước ngoài có toàn bộ thời gian làm việc cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người
lao động nước ngoài không có toàn bộ thời gian làm việc cho người sử dụng lao
động tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép lao động nộp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính
của người sử dụng lao động.
- Bước 2:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp không cấp giấy phép
lao động thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Đối với
người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động, sau khi người lao động nước ngoài
được cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động và người lao động nước
ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng
văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm
việc cho người sử dụng lao động. Nội dung hợp đồng
lao động không được trái với nội dung ghi trong giấy phép lao động đã được cấp.
Trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải
gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết
và bản sao giấy phép lao động đã được cấp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội đã cấp giấy phép lao động đó.
b) Cách thức
thực hiện:
Người sử dụng lao
động nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội địa phương nơi người nước ngoài có toàn bộ thời gian làm việc cho người
sử dụng lao động.
Trường hợp người
nước ngoài không có toàn bộ thời gian làm việc cho người sử dụng lao động tại
một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao
động nộp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của người
sử dụng lao động.
c) Thành phần,
số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ
sơ:
- Văn bản đề nghị
cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động.
- Giấy chứng nhận
sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.
- Văn bản xác nhận
không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng,
tính đến thời điểm nộp hồ sơ, cụ thể như sau:
+ Trường hợp người
lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì phải có Phiếu lý lịch tư pháp do
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp hoặc trường
hợp đang cư trú tại Việt Nam phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp và văn bản xác nhận không phải là
người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
+ Trường hợp người lao động nước ngoài chưa từng cư
trú tại Việt Nam thì phải có văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài do cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
- Văn bản xác nhận
là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật, thực
hiện như sau:
Đối với người
lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành thì phải có một trong
các giấy tờ sau:
+ Giấy tờ chứng
minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành gồm: giấy phép lao động hoặc hợp đồng
lao động hoặc quyết định bổ nhiệm có xác định người lao động nước ngoài đó đã
làm việc ở vị trí quản lý, giám đốc điều hành;
+ Văn bản xác nhận
là nhà quản lý, giám đốc điều hành do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà người
lao động nước ngoài đó đã từng làm việc xác nhận.
Đối với người
lao động nước ngoài là chuyên gia thì phải có một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy tờ chứng
minh là người lao động nước ngoài có trình độ kỹ sư, cử nhân trở lên hoặc tương
đương và có ít nhất 05 năm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với
vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam;
+ Văn bản xác nhận
là chuyên gia do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp tại nước ngoài
công nhận.
Đối với
người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật thì phải có các giấy tờ sau:
+ Giấy tờ chứng
minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp
tại nước ngoài về việc đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật với thời
gian ít nhất 01 năm;
+ Giấy tờ chứng
minh đã có ít nhất 03 năm làm việc trong chuyên ngành kỹ thuật được đào tạo phù
hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại
Việt Nam.
Đối với một số
nghề, công việc, văn bản xác nhận trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động
nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:
+ Giấy công nhận
là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài cấp;
+ Văn bản chứng
minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;
+ Bằng lái máy
bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công
nước ngoài;
+ Giấy phép bảo
dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.
- Thông báo của
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về vị trí công việc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận sử dụng người
lao động nước ngoài hoặc văn bản của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc nhà thầu được tuyển người lao động
nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam.
- 02 ảnh mầu (kích
thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo
kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp
hồ sơ.
- Bản sao hộ chiếu
hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
Giấy chứng nhận
sức khỏe; văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự; văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia
hoặc lao động kỹ thuật là 01 bản chính hoặc 01 bản sao được công chứng theo quy
định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài, nêu bằng tiếng nước
ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự,
trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc
theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật và dịch ra tiếng
Việt, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các giấy tờ liên
quan đến người lao động nước ngoài:
+ Đối với người
lao động nước ngoài làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp phải
có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương
mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh
người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước
khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;
+ Đối với người
lao động nước ngoài làm việc theo hình thức thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại,
tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục,
dạy nghề và y tế phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải
có thỏa thuận về việc người lao động nước
ngoài làm việc tại Việt Nam;
+ Đối với người
lao động nước ngoài theo hình thức nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác
phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước
ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại
Việt Nam được ít nhất 02 năm;
+ Đối với người
lao động nước ngoài làm việc theo hình thức chào bán dịch vụ phải có văn bản
của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động
nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp
dịch vụ;
+ Đối với người
lao động nước ngoài làm việc theo hình thức làm việc cho các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định
của pháp luật Việt Nam phải có giấy chứng nhận tổ
chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức
quốc tế được phép hoạt động theo quy định
của pháp luật Việt Nam;
+ Đối với người
lao động nước ngoài làm việc theo hình thức người chịu trách nhiệm thành lập
hiện diện thương mại phải có văn bản của nhà cung cấp
dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương
mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
+ Đối với người
lao động nước ngoài làm việc theo hình thức nhà quản lý, giám đốc điều hành,
chuyên gia, lao động kỹ thuật mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước
ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng
minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp
nước ngoài đó.
Các giấy tờ nêu
trên là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp
pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
* Số lượng hồ sơ:
01 (một) bộ.
d) Thời hạn
giải quyết: 10 ngày làm việc (kể từ
ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
đ) Đối tượng
thực hiện: Người sử dụng lao động
nước ngoài.
e) Cơ quan thực
hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan, người có thẩm quyền được
ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực hiện: Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam.
h) Phí, lệ
phí:
* Phí: Không.
* Lệ phí: 400.000 đồng.
i) Tên mẫu đơn,
mẫu tờ khai: Văn bản đề nghị cấp giấy
phép lao động cho người lao động nước ngoài (Mẫu số 6 ban hành kèm Thông tư
số 03/2014/TT-BLĐTBXH).
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện: Người lao động
nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
- Là nhà quản lý,
giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
Đối với người lao
động nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh
tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề phải có
đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về khám bệnh, chữa bệnh,
giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
- Không phải là
người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
- Được chấp thuận
bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động
nước ngoài.
l) Căn cứ
pháp lý:
Bộ luật Lao động
năm 2012 (từ Điều 169 đến Điều 175).
Nghị định số 102/2013/NĐ-CP
ngày 05/9/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật
lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH
ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một
số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm
việc tại Việt Nam.
Mẫu số 6 -
Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP .
TÊN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
(ENTERPRISE/ORGANIZATION)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of
Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
|
SỐ
(No):……../……..-…….
V/v đề nghị cấp giấy
phép lao động cho người lao động nước ngoài.
Suggestion for issuance of work permit for foreign employee
|
......., ngày.....tháng.....năm.....
.......date.......month........year......
|
|
Kính gửi:...........................................................................................
To:
1. Tên doanh nghiệp/tổ
chức:
..........................................................................................
Name of
enterprise/organization:
2. Loại hình doanh nghiệp/tổ
chức:…………………………………………………
Form of enterprise/organization:
3. Tổng số lao động đang
làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức:……………….người
Total of employees
Trong đó số lao động nước
ngoài là:…………………………….……người
Number of foreign employees
4. Địa chỉ:
........................................................................................................................
Address:
5. Điện thoại: ...................................................................................................................
Telephone number
(Tel):
6. Giấy phép kinh doanh
(hoạt động) số:
........................................................................
Permission for
business (No):
7. Cơ quan cấp:
........................................................ Ngày cấp:
....................................
Place of
issue
Date of issue
8. Lĩnh vực kinh doanh
(hoạt động):
..............................................................................
Fields of
business:
Đề nghị: ....................................................
cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, cụ thể như sau:
Suggestion:
issuance of work permit for foreign employee, the detail as below
9. Họ và tên: .....................................................
10. Nam (M) Nữ (F) ......................
Full name
11. Ngày, tháng, năm
sinh: ............................................................................................
Date of birth
(DD-MM-YY)
12. Quốc tịch hiện
nay: ..................................................................................................
Nationality
13. Số hộ chiếu .................................................................14.
Ngày cấp: ...................
Passport number
Date of issue
15. Cơ quan cấp: ........................................................16.
Thời hạn hộ chiếu: ...............
Issued by
Date of expiry
17. Trình độ chuyên môn
(tay nghề): .............................................................................
Professional
qualification (skill)
18. Làm việc tại doanh nghiệp/tổ chức: .........................................................................
Working at enterprise, organization
19. Địa điểm làm việc: ...................................................................................................
Working place
20.Vị trí công việc:
.........................................................................................................
Job assignment
21. Thời hạn làm việc từ
ngày ......tháng......năm....... đến ngày......tháng......năm........
Period of work from
......................................................... to
..........................................
I. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Education and Qualifications
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
II. QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC
Working period
22. Nơi làm việc
- Nơi làm việc lần 1:
First working place
Vị trí công việc: ...............................................................................................................
Job assignment:
Thời gian làm việc từ
ngày: ........./........../..........đến ngày:
.........../.........../..........................................................
Period of work from
....................To.....................
- Nơi làm việc lần
2:……………………………………………………………….
- Nơi làm việc lần:..
.......................................................................................................
- Nơi làm việc cuối cùng
hoặc hiện tại: .........................................................................
Last or current
working place
+ Vị trí công việc: ..........................................................................................................
Job assignment:
+ Thời gian làm việc từ
ngày: ........./........../..........đến ngày:
.........../.........../.................
Period of work from
.................................................To...................................................
III. THÔNG TIN KHÁC
Other information
23. Chứng minh trình độ
chuyên môn phù hợp với vị trí công việc sẽ đảm nhận: ……………………….................................................................................
Professional
qualification (skill) of foreign employee meet the requirements of the assigned
positions
24. Lý do ông (bà) .........................................làm
việc tại Việt Nam: .............................
The reasons for Mr.
(Ms.)
working in Vietnam
25. Mức lương:
……………………..VNĐ
Wage/Salary:
26. Đến cư trú tại Việt
Nam lần thứ: …………………………………………………......
Times of residence
in Viet Nam:..................times
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu đơn vị
|
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
On behalf of enterprise/organization
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
(Signature and stamp)
|
15. Cấp lại giấy phép lao động cho người lao động
nước ngoài làm việc tại Việt Nam
a) Trình tự thực hiện:
* Đối với trường hợp cấp lại giấy phép lao động do giấy phép
lao động bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động như
họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số hộ chiếu; địa điểm làm việc:
- Bước 1: Trong thời hạn
03 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài phát hiện giấy phép lao động bị
mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì người lao
động nước ngoài có trách nhiệm báo cáo người sử dụng lao động;
- Bước 2: Trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày người sử dụng lao động nhận được báo cáo của người
lao động nước ngoài, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động đó.
- Bước 3: Trong thời hạn
03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Đối với trường hợp
cấp lại giấy phép lao động do giấy phép lao động hết hạn:
- Bước 1: Trước ít nhất
05 ngày nhưng không quá 15 ngày, trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người
sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
- Bước 2: Trong thời hạn
03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp
không cấp lại giấy phép lao động thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực hiện: Người
sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
c) Thành phần, số lượng
hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp lại
giấy phép lao động;
- 02 ảnh mầu (kích thước
4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính,
phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Các loại giấy tờ theo
trường hợp cụ thể:
+ Đối với trường hợp cấp lại giấy phép lao động do giấy phép
lao động bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động như
họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số hộ chiếu; địa điểm làm việc phải
có bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy
định của pháp luật và giấy phép lao động đã được cấp (trừ trường hợp bị mất thì phải có văn bản giải trình
và được người sử dụng lao động xác nhận);
+ Đối với trường hợp cấp
lại giấy phép lao động do giấy phép lao động hết hạn phải có giấy phép lao động
đã được cấp (trừ trường hợp bị mất) còn thời hạn ít nhất 05 ngày, nhưng không
quá 15 ngày, trước ngày giấy phép lao động đã được cấp hết hạn; giấy chứng nhận
sức khỏe; Thông báo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về vị trí công việc
được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài hoặc văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc nhà
thầu được tuyển người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển
được người lao động Việt Nam và một trong các giấy tờ sau:
Văn bản của phía nước ngoài
cử người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Hợp đồng hoặc thỏa thuận
ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa
thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Giấy chứng nhận tổ chức
phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của
pháp luật Việt Nam;
Văn bản chứng minh người
lao động nước ngoài tiếp tục làm việc tại tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ
chức quốc tế tại Việt Nam;
Văn bản của một nhà cung
cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện
thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
Văn bản chứng minh người
lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài
đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
Các giấy tờ nêu trên là
01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa
lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
* Số lượng hồ sơ:
01 (một) bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp
lệ)
đ) Đối tượng thực hiện: Người sử dụng lao nước ngoài.
e) Cơ quan thực
hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan, người có thẩm quyền được
ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực
hiện: Giấy phép lao động được cấp
lại cho người lao động nước ngoài.
h) Phí, lệ
phí:
* Phí: Không.
* Lệ phí: 300.000 đồng.
i) Tên mẫu đơn,
mẫu tờ khai: Văn bản đề nghị cấp lại
giấy phép lao động (Mẫu số 8 ban hành kèm Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH
ngày 20/01/2014).
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện: Người lao động
nước ngoài đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Giấy phép
lao động bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động như
họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số hộ chiếu; địa điểm làm việc.
- Giấy phép lao
động hết hạn.
l) Căn cứ
pháp lý:
Bộ luật Lao động
2012 (từ Điều 169 đến Điều 175);
Nghị định số 102/2013/NĐ-CP
ngày 05/9/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật
lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH
ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một
số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm
việc tại Việt Nam.
Mẫu số 8 - Thông
tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động
TÊN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
(ENTERPRISE/ORGANIZATION)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Socialist Republic of
Vietnam
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
SỐ
(No):……../……..-…….
V/v đề nghị cấp lại
giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.
Suggestion for re-issuance of work permit for foreign employee
|
.......,ngày.....tháng.....năm.....
.......date.......month........year......
|
Kính gửi:.........................................................................................................
To:
1. Doanh nghiệp/tổ chức:
..............................................................................................
Enterprise/organization:
2. Loại hình doanh nghiệp,
tổ chức:………………………………………........
Form of enterprise/organization:
3. Địa chỉ:.............................................................................................................
Address:
4. Điện thoại: ...........................................................................................................
Telephone number
(Tel):
Đề nghị: ...........................cấp
lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, cụ thể như sau:
Suggestion: re-issuance
of work permit for foreign employee, the details as below
5. Họ và tên: ..............................................6.
Nam (M) Nữ (F) ...............................
Full name
7. Ngày, tháng, năm
sinh: .......................................................................................
Date of birth
(DD-MM-YY)
8. Quốc tịch hiện
nay: ...........................................................................................
Nationality
9. Số hộ chiếu ..................................................10.
Ngày cấp: .........................................
Passport number
Date of issue
11. Cơ quan cấp: .....................................12.
Thời hạn hộ chiếu: ................................
Issued by
Date
of expiry
13. Trình độ chuyên môn
(tay nghề): .........................................................................
Professional
qualification (skill)
14. Làm việc tại (tên
doanh nghiệp/tổ chức): ............................................................
Working at (name of
enterprise/organization)
15. Địa điểm làm việc: ................................................................................................
Working place
16.Vị trí công việc:
.....................................................................................................
Job assignment
17. Thời hạn làm việc từ
ngày ..... tháng .... năm ..... đến ngày ......
tháng ..... năm ......
Period of work from
.............................................to
...................................................
18. Lý do đề nghị cấp
lại giấy phép lao động
Reason for re-issuance of work permit
.......................................................................
Nơi nhận:
- Như trên;
|
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
On behalf of enterprise/organization
|
16. Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc
diện cấp giấy phép lao động
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trước ít nhất
07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc cho
người sử dụng lao động, người sử dụng lao động gửi trực tiếp hồ sơ đề nghị Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài thường xuyên làm
việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
- Bước 2: Trong thời hạn
03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội có văn bản xác nhận gửi người sử dụng lao động. Trường hợp không xác
nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực hiện:
Người sử dụng lao động gửi trực tiếp hồ sơ đề nghị Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội nơi người lao động nước ngoài thường xuyên làm việc xác nhận người lao động
nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
c) Thành phần, số lượng
hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị xác nhận
người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
- Danh sách trích ngang
về người lao động nước ngoài;
- Các giấy tờ chứng minh
người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Các giấy tờ chứng minh
người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 01 bản chính
hoặc 01 bản sao nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải
dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một)
bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ)
đ) Đối tượng thực hiện: Người sử dụng lao động nước ngoài.
e) Cơ quan thực
hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan, người có thẩm quyền được
ủy quyền, phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực
hiện thủ tục hành chính: Văn bản
xác nhận người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
h) Phí, lệ
phí: Không.
i) Tên mẫu đơn,
mẫu tờ khai: Văn bản đề nghị xác nhận
không thuộc diện cấp giấy phép lao động (Mẫu số 10 ban hành kèm Thông tư số
03/2014/TT-BLĐTBXH).
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Lao động người nước ngoài đáp ứng một trong các điều kiện sau
thì không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
- Là thành viên
góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Là thành viên
Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
- Là Trưởng văn
phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
- Vào Việt Nam
với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
- Vào Việt Nam
với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ
phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh
mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam
không xử lý được.
- Là luật sư nước
ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của
Luật luật sư.
- Theo quy định
của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Là học sinh,
sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động
phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
- Di chuyển trong
nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ
của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh; thông tin;
xây dựng; phân phối; giáo dục; môi trường; tài chính; y tế; du lịch; văn hóa
giải trí và vận tải;
- Vào Việt Nam
để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ
khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá,
quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký
kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
- Được Bộ Ngoại
giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của
pháp luật;
- Giáo viên của
cơ quan, tổ chức nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cử sang Việt
Nam giảng dạy tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện
ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
- Tình nguyện
viên;
- Người có trình
độ từ thạc sĩ trở lên hoặc tương đương thực hiện tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu
khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng với thời
gian không quá 30 ngày;
- Người lao động
nước ngoài vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan nhà nước ở Trung
ương, cơ quan cấp tỉnh và tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương ký kết theo
quy định của pháp luật.
- Các trường hợp
khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
l) Căn cứ
pháp lý:
Bộ luật Lao động
năm 2012 (từ Điều 169 đến Điều 175).
Nghị định số 102/2013/NĐ-CP
ngày 05/9/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật
lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH
ngày 20/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi
hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước
ngoài làm việc tại Việt Nam.
Mẫu số 10 - Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị
định số 102/2013/NĐ-CP .
TÊN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:........./............
V/v đề nghị xác nhận
người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
|
......., ngày.....tháng.....năm.....
|
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và xã hội…………..………………
Căn cứ Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH
ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi
hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài
làm việc tại Việt Nam, (tên doanh nghiệp/tổ chức) đề nghị quý Sở xác
nhận những người lao động nước ngoài sau đây không thuộc diện cấp giấy phép lao
động (có danh sách và giấy tờ liên quan kèm theo).
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu đơn vị
|
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
17. Báo cáo nhu cầu sử dụng người lao động nước
ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trước ít nhất
30 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) dự kiến tuyển người
lao động nước ngoài, người sử dụng lao động phải báo cáo giải trình về nhu cầu
sử dụng người lao động nước ngoài, bao gồm: vị trí công việc, số lượng, trình
độ chuyên môn, kinh nghiệm, mức lương, thời gian làm việc và nộp trực tiếp tới
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Bước 2: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội xem xét, thông báo việc chấp thuận trong thời hạn 15 ngày,
kể từ ngày nhận được báo cáo của người sử dụng lao động.
b) Cách thức thực hiện:
Người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) nộp
trực tiếp báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, bao
gồm: vị trí công việc, số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, mức lương,
thời gian làm việc tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Thành phần, số lượng
hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
Văn bản báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải
trình.
đ) Đối tượng thực hiện: Người sử dụng lao động nước ngoài.
e) Cơ quan thực
hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan, người có thẩm quyền được
ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực
hiện: Thông báo chấp thuận vị trí
công việc sử dụng người lao động nước ngoài của Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội.
h) Phí, lệ
phí: Không.
i) Tên mẫu đơn,
mẫu tờ khai: Văn bản báo cáo giải trình
nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư
số 03/2014/TT-BLĐTBXH).
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện: Người sử dụng
lao động có nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
l) Căn cứ
pháp lý:
Bộ luật Lao động
2012 (từ Điều 169 đến Điều 175);
Nghị định số 102/2013/NĐ-CP
ngày 05/9/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật
lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH
ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một
số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm
việc tại Việt Nam.
Mẫu số 1-
Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP .
TÊN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:........./............
V/v báo cáo giải trình
nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
|
…, ngày…
tháng… năm…..
|
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội………………………..
Thực hiện Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH
ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi
hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài
làm việc tại Việt Nam.
(Thông tin về doanh
nghiệp/tổ chức: tên doanh nghiệp/tổ chức, địa chỉ, điện thoại, fax, email, website,
giấy phép kinh doanh/hoạt động, lĩnh vực kinh doanh/hoạt động)
Báo cáo giải trình nhu
cầu sử dụng người lao động nước ngoài như sau:
(Nêu cụ thể từng vị
trí công việc, số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, mức lương, địa điểm,
thời gian bắt đầu làm việc, thời gian kết thúc.)
Đề nghị quý Sở xem xét,
thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố………… chấp thuận.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu đơn vị
|
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
18. Báo cáo thay đổi nhu cầu sử dụng người lao
động nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trước ít nhất
30 ngày kể từ ngày dự kiến tuyển mới, tuyển thêm hoặc tuyển để thay thế người
lao động nước ngoài, người sử dụng lao động đã được chấp thuận sử dụng người
lao động nước ngoài mà có thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
thì phải nộp trực tiếp báo cáo giải trình điều chỉnh, bổ sung với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
- Bước 2: Trong thời hạn
15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình, điều chỉnh, bổ sung nhu cầu sử
dụng lao động nước ngoài của người sử dụng lao động, Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội thông báo việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.
b) Cách thức thực hiện:
Người sử dụng lao động phải nộp trực tiếp
báo cáo giải trình điều chỉnh, bổ sung với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
c) Thành phần, số lượng
hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ: Văn
bản báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một)
bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải
trình.
đ) Đối tượng thực hiện:
Người sử dụng lao động có người lao động
nước ngoài làm việc.
e) Cơ quan thực
hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan, người có thẩm quyền được
ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Không.
g) Kết quả thực
hiện: Thông báo chấp thuận vị trí
công việc sử dụng người lao động nước ngoài của Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội.
h) Phí, lệ
phí: Không.
i) Tên mẫu đơn,
mẫu tờ khai: Văn bản báo cáo giải trình
thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (Mẫu số 02 ban hành kèm
theo Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH).
k) Yêu cầu,
điều kiện thực hiện: Người sử dụng
lao động có thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
l) Căn cứ
pháp lý:
Bộ luật Lao động
năm 2012 (từ Điều 169 đến Điều 175);
Nghị định số 102/2013/NĐ-CP
ngày 05/9/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật
lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH
ngày 20/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi
hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước
ngoài làm việc tại Việt Nam.
Mẫu số 2 -
Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP .
TÊN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
………./……-……
V/v báo cáo giải trình
thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
|
......., ngày.....tháng.....năm.....
|
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội…………..
Căn cứ văn bản số /LĐTBXH-TB
ngày tháng năm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội…………….. về việc thông báo
chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài và nhu cầu thực
tế của doanh nghiệp/tổ chức.
(Thông tin về doanh
nghiệp/tổ chức: tên doanh nghiệp/tổ chức, địa chỉ, điện thoại, fax, email, website,
giấy phép kinh doanh/hoạt động, lĩnh vực kinh doanh/hoạt động)
Báo cáo giải trình thay
đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài như sau:
1. Vị trí công việc và
số lượng người lao động nước ngoài đã được chấp thuận: ……………………………………………………..
2. Vị trí công việc và
số lượng người lao động nước ngoài đã sử dụng (nếu có):
……………………………………………………………………………..
3. Vị trí công việc, số
lượng người lao động nước ngoài thay đổi và lý do (nêu cụ thể từng vị trí công
việc):……………………………………………
Đề nghị quý Sở xem xét,
thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố………… chấp thuận.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu đơn vị
|
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|