ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1409/QĐ-UBND
|
Điện Biên Phủ, ngày 25 tháng 11 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN
"ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020"
ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số: 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban
hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số: 19-NQ/TU ngày 06/11/2008 của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh Điện Biên về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ
7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số: 230/2006/QĐ-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện
Biên thời kỳ 2006 - 2020;
Căn cứ Quyết định số: 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020";
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ
trình số: 1286/TTr-SLĐTB&XH ngày 13/10/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Điện Biên đến năm
2020".
(có Đề án chi tiết kèm theo)
Điều 2. Căn cứ mục tiêu, nội
dung của Đề án các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã,
thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án và tổ chức thực hiện kế hoạch theo
nhiệm vụ được phân công; tổng hợp báo cáo kết quả hàng năm về UBND tỉnh và Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo).
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký.
Ban chỉ đạo tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng
các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Xuân Kôi
|
ĐỀ ÁN
ĐÀO
TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 1409/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2010 của UBND
tỉnh Điện Biên)
Phần I
CƠ SỞ, CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. Chủ trương của Đảng, Nhà nước
- Quyết định số: 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020";
- Quyết định số: 230/2006/QĐ-TTg ngày 13/10/2006 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Điện Biên giai đoạn 2006 - 2020;
- Kết quả điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh;
- Kế hoạch triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020” của các huyện, thị xã, thành phố;
- Các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
II. Thực trạng và dự báo về phát
triển kinh tế - xã hội và lao động việc làm của tỉnh
1. Tổng quan về tỉnh Điện Biên
Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới đặc biệt khó
khăn, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc với diện tích 9.562,9 km2, có đường biên
giới Quốc gia dài 400,861 km, trong đó: tiếp giáp với Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào 360 km, tiếp giáp với Trung Quốc 40,861km. Trên tuyến biên giới Việt - Lào
có cửa khẩu quốc tế Tây Trang (với tỉnh Phoong Sa Ly), cửa khẩu quốc gia Huổi
Puốc (với tỉnh Luông Phra Bang); trên tuyến biên giới Việt - Trung có lối mở A
Pa Chải (với huyện Giang Thành - tỉnh Vân Nam).
Tỉnh Điện Biên có 7 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố, 112
xã phường, thị trấn (trong đó có 77 xã đặc biệt khó khăn thụ hưởng Chương trình
135; 4 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ); dân số toàn tỉnh hơn
493.007 người, có 21 dân tộc, trong đó: Dân tộc Thái 42,2%, dân tộc Mông 27,2%,
dân tộc Kinh 19%, dân tộc Khơ Mú 3,9%, còn lại là các dân tộc khác, có nền văn
hoá đa dạng với nhiều ngôn ngữ và phong tục tập quán khác nhau, là tỉnh giàu tiềm
năng du lịch, đặc biệt là du lịch Văn hoá - Lịch sử.
2. Về phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh tăng trưởng và
phát triển năm sau cao hơn năm trước, GDP tăng trưởng bình quân 11,6%/năm, cao
hơn mức bình quân của thời kỳ 2001-2005 (4,2%); trong đó: Nông, lâm nghiệp tăng
5,6%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 17,28%/năm, các ngành dịch vụ tăng
13,15%/năm. Thu nhập bình quân đầu người (giá thực tế) tăng từ 4,46 triệu đồng
năm 2005 lên 9,27 triệu đồng năm 2009 và ước đạt 10,96 triệu đồng năm 2010, mức
tăng bình quân ước đạt 19,7%/ năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và phù
hợp với thực tế, năm 2010, cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp 34,7%, giảm 2,45%;
công nghiệp - xây dựng 28,4%, tăng 3,3%; dịch vụ 36,9%, giảm 0,85% so với năm
2005. Cơ cấu trong nội bộ các khu vực cũng có bước chuyển biến tích cực theo hướng
sản xuất hàng hoá.
Thu ngân sách Nhà nước bình quân 5 năm (2006-2010) tăng
11,7%/năm; thu trên địa bàn tăng 31,89%/năm (tăng từ 7,2% năm 2006 lên 13% năm
2010 nhu cầu chi ngân sách của địa phương). Tổng chi ngân sách trên địa bàn năm
2010 tăng gấp 2 lần năm 2005, tốc độ tăng chi bình quân 5 năm (2006-2010) là
14,06%/năm.
* Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế chủ yếu
- Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: Là ngành sản xuất
chính, có vai trò hết sức quan trọng trong việc ổn định xã hội, đồng thời tác động
lớn đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành các
cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương tạo điều kiện
cho ngành nông, lâm nghiệp của tỉnh phát triển, đồng thời tập trung đầu tư vào
các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
đưa các loại giống cây trồng vật nuôi cho năng xuất và chất lượng cao vào sản
xuất; năm 2009 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt 2.023,098 tỷ đồng (theo
giá thực tế), so với năm 2005 là 797,326 tỷ đồng.
Về lâm nghiệp: Diện tích rừng liên tục tăng trong những
năm gần đây do làm tốt công tác bảo vệ, khoanh nuôi, phục hồi và phát triển rừng.
Năm 2005 diện tích rừng đạt 372.029 ha, đến năm 2009 tăng lên 397.619 ha (tăng
25.590 ha).
Về thuỷ sản: tỉnh Điện Biên có nhiều sông suối, ao, hồ
thuận lợi cho việc nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, góp phần quan trọng trong
việc cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, công tác nuôi trồng thuỷ
sản những năm gần đây phát triển mạnh, diện tích nuôi trồng thủy sản từ 982 ha
năm 2005 tăng lên 1.397 ha năm 2009.
- Ngành công nghiệp: đã thu hút được lượng vốn đầu tư
khá lớn, nhiều cơ sở công nghiệp mới được xây dựng và đi vào hoạt động có hiệu
quả, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp; năm 2009, giá
trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 1.162,207 tỷ đồng, bình quân thời kỳ
2005-2009 tăng khoảng 5,4%/năm, tuy tốc độ tăng trưởng cao, nhưng do quy mô nhỏ
bé nên mức đóng góp vào nền kinh tế chung của ngành công nghiệp còn thấp.
- Ngành dịch vụ: Phát triển cả về quy mô, chất lượng,
địa bàn và lĩnh vực hoạt động kinh doanh; thu hút sự tham gia của nhiều thành
phần kinh tế, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội và thu ngân
sách của tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng từ
933,734 tỷ đồng năm 2005 lên 2.347,847 tỷ đồng năm 2009.
+ Dịch vụ thương mại, du lịch có bước chuyển biến sâu
sắc cả về cơ chế quản lý và phương thức hoạt động, mạng lưới thương mại được
phát triển mạnh mẽ ở hầu khắp các địa bàn, dự án phát triển du lịch sinh thái,
du lịch văn hoá - lịch sử quy mô lớn và hiện đại đã và đang được xây dựng.
+ Dịch vụ vận tải phát triển mạnh, nguồn lực phục vụ dịch
vụ vận tải được tăng cường bổ sung, số đầu phương tiện và chất lượng được đổi mới,
hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều tiến bộ, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá
và đi lại của nhân dân. Năm 2009 số lượng hành khách vận chuyển của các ngành vận
tải là 948,6 nghìn lượt người, doanh thu vận tải là 163,087 tỷ đồng.
3. Về lao động - việc làm
Năm 2009, dân số toàn tỉnh là 493.007 người, trong đó:
dân số khu vực thành thị 74.720 người chiếm 15,16%, khu vực nông thôn 418.287
người chiếm 84,84%; mật độ dân số bình quân 51,6 người/km2, là một trong những
tỉnh có mật độ dân số thấp nhất trong cả nước, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là
17,28‰. Số người trong độ tuổi lao động 293.339 người chiếm 59,5% dân số, trong
đó: lao động trong khu vực thành thị 44.458 người chiếm 15,16%; lao động trong
khu vực nông thôn 248.881 người chiếm 84,84%; số người có khả năng lao động
281.606 người chiếm 96% số người trong độ tuổi lao động; lao động đang làm việc
trong các ngành kinh tế là 260.471 người chiếm 92,49% số người có khả năng lao
động trong độ tuổi lao động.
- Cơ cấu lao động: Nông, lâm nghiệp 76,42%, giảm
4,13%; công nghiệp - xây dựng 6,14%, tăng 0,48%; dịch vụ 17,44%, tăng 3,65% (so
với năm 2005).
- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 4,3%, tỷ lệ sử dụng
thời gian lao động ở nông thôn 86%; chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn thấp,
tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 26,9%, trong đó: tỷ lệ lao động qua đào tạo
nghề là 10,1%; số lao động qua đào tạo tập trung phần lớn ở khu vực thành thị,
khu vực Nhà nước và một phần ở trong các doanh nghiệp; số lao động ở khu vực
nông thôn đã qua đào tạo chỉ chiếm 12,4%.
- Lực lượng lao động trong khu vực Nhà nước chiếm
13,31%, chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo 6,22%, quản lý
nhà nước 0,06%, xây dựng cơ bản 6,03%; các khu vực còn lại chiếm 87,58%.
Về trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ, công chức hành
chính do tỉnh quản lý: trên đại học chiếm 1,64%; đại học, cao đẳng chiếm 9,11%;
trung cấp và các loại hình khác chiếm 38%.
- Đội ngũ chính quyền cơ sở: Tính đến 31/12/2009 toàn
tỉnh có 1.969 người, cán bộ cấp xã 1.211 người, công chức cấp xã 758 người,
trong đó:
Trình độ học vấn: Tiểu học 245 người (12,4%); trung học
cơ sở 1.195 người (60,7%); trung học phổ thông 529 người (26,9%);
Trình độ chuyên môn: Sơ cấp 100 người (5,1%); trung cấp
884 người (44,9%); cao đẳng 38 người (1,9%); đại học 45 người (2,3%); số còn lại
902 người chưa qua đào tạo về chuyên môn (45,8%);
Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 904 người
(45,9%), còn lại 1.065 người chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị
(54,1%).
- Lực lượng lao động ngoài khu vực nhà nước: chiếm
86,69% trong đó phần lớn là lao động khu vực nông thôn (84,84%), số lao động
này chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp 199.065 người
(76,42%); lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp 18.715 người
(8,3%), trong đó:
Trình độ học vấn: Tiểu học 110.028 người (36,9%); trung
học cơ sở 71.861 người (24,1%); trung học phổ thông 35.185 người (11,8%).
Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Dạy nghề thường xuyên
7.040 người (2,4%); sơ cấp nghề 7.627 người (2,6%); trung cấp nghề 4.107 người
(1,4%); cao đẳng nghề 1.173 người (0,4%); trung cấp chuyên nghiệp 28.161 người
(9,6%); cao đẳng 13.494 người (4,6%); đại học và trên đại học 7.627 người
(2,6%); chưa qua đào tạo 214.431 (73,1%).
(Phụ lục số 01 và 02 kèm theo)
III. Thực trạng và dự báo nhu cầu
đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010
1. Về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn
Đến 31/7/2010, trên địa bàn tỉnh có 11 cơ sở dạy nghề, bao gồm 01 Trường Trung cấp nghề, 06 Trung tâm Dạy nghề và 04 cơ sở khác có chức năng dạy nghề
(Trường Cao đẳng Y tế Điện Biên, Trung tâm Giới thiệu việc làm, Trung tâm Tư vấn
hỗ trợ giải quyết việc làm - Hội Nông dân tỉnh và Công ty Cổ phần Sao Diệu);
trong đó có 05 Trung tâm Dạy nghề mới được thành lập năm
2010 thuộc các huyện: Mường Ảng; Tủa Chùa; Mường Nhé; Điện Biên Đông và thị xã
Mường Lay. Dự kiến tiếp tục thành lập thêm 02 trung tâm dạy
nghề trực thuộc huyện Điện Biên và huyện Mường Chà.
Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
ở các trường, cơ sở đào tạo nghề được bổ sung về số lượng,
nâng cao chất lượng, hàng năm được đào tạo bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới về
dạy nghề; cán bộ quản lý của các cơ sở dạy nghề được
đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý dạy nghề, quản lý nhà nước, lý luận
chính trị từng bước đáp ứng yêu cầu công tác. Đến 31/12/2009, toàn tỉnh có 179
giáo viên dạy nghề, trong đó: trên đại học là 06 người; đại học và cao đẳng là
105 người; trình độ khác 69 người; có 165 giáo viên có nghiệp vụ sư phạm, đạt
92,17%, (bao gồm: sư phạm kỹ thuật; nghiệp vụ sư phạm bậc II, nghiệp vụ sư phạm
bậc I). Tuy nhiên, hiện nay giáo viên dạy nghề của tỉnh còn thiếu, mới đạt
tỷ lệ 32,4 học sinh/ 01giáo viên (theo quy định tại Quyết định số:
71/2008/QĐ-BLĐTBXH tỷ lệ tối đa là 20 học sinh/ 1 giáo viên).
- Quy mô tuyển sinh của 07 cơ sở
đào tạo nghề đạt trên 5.800 người/năm; trong đó: Trường Trung cấp nghề đạt
3.200-3.500/người/năm, gồm các hệ đào tạo: trung cấp nghề 700 người, sơ cấp nghề
và dạy nghề thường xuyên 2.500-2.800 người; quy mô tuyển sinh của 06 Trung tâm
Đào tạo nghề và 04 cơ sở khác tham gia dạy nghề trình độ
sơ cấp đạt 2.500-3.000/người/năm.
- Ngành nghề đào tạo:
+ Trình độ trung cấp nghề, đào tạo được 650 - 700 người/năm,
gồm với 11 nghề: điện dân dụng, đện công nghiệp, hệ thống điện, công nghệ ô tô,
tin học văn phòng, công nghệ thông tin, quản trị mạng, sửa chữa máy tính, kế
toán doanh nghiệp, lâm sinh, kỹ thuật xây dựng.
+ Trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên (tại
các cơ sở dạy nghề), đào tạo được trên 5.000 người/năm,
gồm các nghề: vận hành máy xúc - ủi, hàn, lái xe cơ giới đường bộ, điện dân dụng,
sửa chữa, lắp đặt điện - nước sinh hoạt, xây dựng dân dụng, tin học văn phòng,
cắt may dân dụng, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật trồng trọt...
- Chương trình, giáo trình dạy nghề:
+ Trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên: Các cơ sở dạy nghề đã chủ động chỉnh sửa, bổ sung, phê duyệt
chương trình, giáo trình dạy nghề theo nhu cầu của thị trường lao động để tổ chức
thực hiện.
+ Hệ trung cấp nghề: Chương trình khung của từng nghề
trình độ cao, trung cấp nghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới ban hành,
hiện nay Trường Trung cấp nghề tỉnh đang bắt đầu triển khai thực hiện. Trong
đó: chương trình, giáo trình môn học chung (Chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể
chất, Quốc phòng an ninh, Tin học, Ngoại ngữ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
đã ban hành; các cơ sở dạy nghề đã áp dụng thực hiện thống
nhất.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị
dạy nghề (không tính 05 trung tâm mới được thành lập năm 2010 và các cơ sở dạy nghề lưu động tại các thôn bản):
Diện tích đất, phòng học lý thuyết, xưởng thực hành của
các cơ sở dạy nghề cơ bản đáp ứng được ở mức tối thiểu
theo quy định. Trang thiết bị của phần lớn các cơ sở dạy
nghề còn thiếu và lạc hậu, những năm trước đây phần lớn các cơ sở dạy nghề tận dụng những máy móc, thiết bị cũ và lạc
hậu của các cơ quan của tỉnh được điều chuyển và trang thiết bị tự làm để dạy
nghề.
Trường Trung cấp nghề tỉnh Điện Biên (đầu tư năm 2002)
và Trung tâm Dạy nghề huyện Tuần Giáo (đầu tư từ năm
2009) được đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề từ nguồn
kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục - đào tạo Dự án "Tăng
cường năng lực dạy nghề", các trang thiết bị dạy nghề
cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu; tổng số kinh phí được đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề tính đến nay cho các cơ
sở dạy nghề thuộc tỉnh quản lý là 42.200 tỷ đồng, đầu tư chủ yếu cho các
nghề: gò, hàn, thí nghiệm sinh - hóa, vườn thực nghiệm lâm sinh, nghề điện, nghề
lái xe, nghề sửa chữa ô tô, tin học, máy thi công xây dựng....
Ngoài ra một số các cơ sở dạy nghề
đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp để cho học sinh thực tập, tiếp cận với
các trang thiết bị hiện đại mà doanh nghiệp đang sử dụng để sản xuất.
- Kết quả đào tạo nghề từ năm 2006-2009:
Số lượng học viên vào học nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh năm sau cao hơn năm trước;
năm 2005, tuyển sinh được 3.711 học viên, đến năm 2009 tăng lên 5.970 học viên;
giai đoạn 2006 - 2009, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn
tỉnh đã tuyển sinh và đào tạo được 20.326 học viên, trong đó đào tạo nghề lao động
nông thôn 17.277 học viên (bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho hơn 5.081 lao động,
đạt 127% so với Nghị quyết). Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng dần qua các
năm, cụ thể: năm 2006, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 4,6% đến năm 2009 là
10,1% (tăng 5,5% ); tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học
nghề đạt 60%.
(Phụ lục 03 kèm theo)
* Một số tồn tại:
- Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng dần ở
các ngành công nghiệp - xây dựng; thương mại - dịch vụ và giảm dần các ngành
nông - lâm nghiệp song còn chậm, chưa vững chắc; tỷ lệ lao động qua đào tạo mới
đạt 26,9% năm 2009, ước đạt 29,5% năm 2010.
- Cơ sở đào tạo nghề mới được
thành lập, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề còn
thiếu, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với thị trường lao động; đội ngũ
giáo viên dạy nghề tuổi nghề còn ít, chưa có kinh nghiệm, thiếu đội ngũ giáo
viên có trình độ chuyên môn giỏi để đào tạo công nhân có tay nghề cao.
- Kinh phí đầu tư cho đào tạo nghề hàng năm chủ yếu từ
Chương trình mục tiêu Quốc gia giáo dục - đào tạo; một bộ phận người lao động
chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của việc học nghề để tạo việc làm và lập nghiệp,
chưa xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp cho đào tạo nghề, còn ỷ lại
trông chờ Nhà nước.
- Công tác xã hội hoá trong hoạt động đào tạo còn hạn
chế, chưa huy động được các nguồn lực đóng góp của xã hội cho công tác đào tạo
nghề.
* Nguyên nhân khách quan
- Địa bàn tỉnh rộng, dân cư sống không tập trung, giao
thông đi lại khó khăn, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh chủ yếu là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên nhu cầu tuyển dụng lao động vào làm việc trong
các doanh nghiệp còn ít, từ đó cũng làm ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh, đào
tạo và bố trí tạo việc làm sau đào tạo.
- Điện Biên là tỉnh nghèo, kinh tế xã hội chậm phát triển;
nguồn vồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất dạy nghề chủ yếu dựa vào ngân sách
Trung ương, nhu cầu được học nghề ngày càng lớn, các điều kiện đảm bảo cho đào
tạo nghề chưa đáp ứng yêu câu phát triển đào tạo nghề.
- Người học nghề phần lớn là người dân tộc thiểu số ở
các xã vùng cao, biên giới, trình độ văn hoá không đồng đều, kinh tế còn nhiều
khó khăn, nên ít có khả năng đóng góp cho dạy nghề.
* Nguyên nhân chủ quan
- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa quan tâm, chưa
có giải pháp hiệu quả đối với công tác đào tạo nghề; việc cụ thể hóa tổ chức thực
hiện và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các cơ sở dạy
nghề còn yếu, ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh, cũng như chất lượng đào tạo.
- Trình độ giáo viên dạy nghề còn hạn chế; chương
trình, giáo trình, trang thiết bị dạy nghề tuy đã được đầu
tư, bổ sung hoàn thiện, song còn chậm và chưa theo kịp với sự phát triển của tiến
bộ khoa học kỹ thuật.
- Chưa có những chính sách ưu đãi để thu hút cán bộ,
giáo viên giỏi về công tác tại các cơ sở dạy nghề.
2. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Từ năm 2006-2010, toàn tỉnh có
3.856 lượt người tham gia đào tạo, bồi dưỡng ở các lĩnh vực khác nhau, trong đó:
- Đào tạo chuyên môn: 774 người, đại học 71, cao đẳng
9, trung cấp 694.
- Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị: 406 người.
- Đào tạo, bồi dưỡng tin học: 726 người.
- Bồi dưỡng quản lý Nhà nước: 518 người.
- Bồi dưỡng khác: 1.294 người.
- Đào tạo học vấn cấp II, cấp III: 138 người.
(Phụ lục 4 và phụ lục 5 kèm theo)
* Tồn tại, hạn chế:
- Số lượng cán bộ, công chức cấp xã tham gia đào tạo về
chuyên môn và lý luận chính trị còn ít so với yêu cầu.
- Phần lớn cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi
dưỡng thông qua hình thức đào tạo tại chức, vừa học vừa làm và các lớp bồi dưỡng
tập trung ngắn hạn, việc vận dụng những kiến thức đã học được trong nhà trường
vào giải quyết những công việc cụ thể còn hạn chế.
* Nguyên nhân:
Đội ngũ cán bộ cấp xã có trình độ văn hóa tiểu học chiếm
tỉ lệ gần 50% tổng số cán bộ, công chức cấp xã; độ tuổi bình quân cao, rất khó
khăn cho việc đào tạo chuẩn hóa về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, lý luận
chính trị cũng như điều kiện tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức khác;
đội ngũ cán bộ chuyên trách thường xuyên biến động, cán bộ hoạt động không
chuyên trách liên tục có sự thay đổi. Do đó, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã của tỉnh cao, song trên thực tế phải đảm bảo hoạt động của hệ
thống chính trị cơ sở, do vậy số lượng cán bộ, công chức được cử tham gia đào tạo,
bồi dưỡng còn hạn chế.
3. Dự báo về lao động - việc làm
và dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020
3.1. Dự báo về lao động - việc làm
Theo thống kê, tốc độ tăng dân số thời kỳ 2006 - 2010
bình quân 2,2%; Dự báo thời kỳ 2011 - 2020 tăng dân số bình quân là 1,49%/năm.
Đi đôi với tăng dân số, lao động - việc làm cũng biến
động tương ứng, dự báo lao động - việc làm giai đoạn 2011-2020 biến động như bảng
dưới đây:
Đơn vị tính: người
STT
|
Chỉ tiêu
|
Năm 2010
|
Năm 2015
|
Năm 2020
|
1
|
Dân số
|
501.142
|
539.603
|
576.850
|
2
|
Lao động trong độ tuổi
|
289.810
|
318.582
|
360.069
|
|
Tỷ lệ lao động/dân số (%)
|
57,83
|
59,04
|
62,42
|
3
|
Chia theo khu vực
|
|
|
|
|
- Khu vực thành thị
|
51.673
|
62.984
|
80.439
|
|
Tỷ lệ %
|
17,83
|
19,77
|
22,34
|
|
- Khu vực nông thôn
|
238.137
|
255.598
|
279.630
|
|
Tỷ lệ %
|
82,67
|
80,23
|
77,66
|
4
|
Tỷ lệ lao động theo ngành kinh tế (%)
|
|
|
|
|
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp
|
74,66
|
68,08
|
59,72
|
|
- Công nghiệp - Xây dựng
|
7,15
|
8,31
|
12,09
|
|
- Thương mại - Dịch vụ
|
18,19
|
23,61
|
28,19
|
Tuy số lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
đã và đang có chiều hướng giảm song vẫn chiếm số lượng đông; dự kiến nguồn nhân
lực sẽ tăng nhanh trong các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch
vụ, nên việc đào tạo và đào tạo lại cho lực lượng lao động nhằm chuyển đổi cơ cấu
kinh tế trong thời gian tới là rất cần thiết.
(Phụ lục 06 kèm theo)
3.2. Dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông
thôn
Giai đoạn 2011-2020, dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho
lao động nông thôn là 124.760 người; trong đó chia ra:
a) Theo trình độ đào tạo:
- Cao đẳng nghề, trung cấp nghề: 8.500 người, chiếm
6,81%.
- Sơ cấp nghề: 89.878 người, chiếm 70,35%.
- Dạy nghề dưới 03 tháng: 26.382 người, chiếm 22,84%.
b) Theo nhóm nghề đào tạo:
- Nhóm nghề nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp: 86.109
người, chiếm 69,02%.
- Nhóm nghề phi nông nghiệp: 38.651 người, chiếm
30,98%. c) Theo giai đoạn:
- Giai đoạn 2011-2015: 58.300 người.
+ Cao đẳng nghề, trung cấp nghề: 3.500 người, chiếm
6%;
+ Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 54.800 người,
chiếm 94 %;
- Giai đoạn 2016-2020: 66.460 người.
+ Cao đẳng nghề, trung cấp nghề: 5.000 người, chiếm
7,52%;
+ Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 61.460 người,
chiếm 92,48%;
(Phụ lục số 07 kèm theo)
3.3. Dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức cấp xã
Nhu cầu đào tạo trình độ đại học, cao đẳng cho cán bộ,
công chức chuyên trách ở cấp xã sẽ tăng do có sự thay đổi về chính sách tiền
lương đối với cán bộ, công chức xã theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ,
đây là động lực khuyến khích cán bộ, công chức xã tích cực tham gia đào tạo, bồi
dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
a) Dự báo giai đoạn 2011-2015: Đào tạo, bồi dưỡng cho
6.800 người, bao gồm:
- Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị: 800 người;
trong đó, trung cấp 300 người, bồi dưỡng 500 người.
- Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: 2.000
người; trong đó, đại học, cao đẳng 300 người, trung cấp 400 người, bồi dưỡng kỹ
năng nghiệp vụ 1.300 người.
- Đào tạo, bồi dưỡng khác: 4.000 người.
b) Giai đoạn 2016-2020: Đào tạo, bồi dưỡng cho 6.800
người, bao gồm:
- Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị: 800 người;
trong đó, trung cấp 300 người, bồi dưỡng 500 người.
- Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: 2.000
người; trong đó, đại học, cao đẳng 300 người, trung cấp 400 người, bồi dưỡng kỹ
năng nghiệp vụ 1.300 người.
- Đào tạo, bồi dưỡng khác: 4.000 người.
(Phụ lục 08 kèm theo).
Phần II
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
I. Quan điểm
1. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của
Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội; khuyến khích, huy động và tạo
điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng
cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn;
2. Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông
thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc
sống;
3. Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao
động nông thôn từ đào tạo theo năng lực của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu
cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào
tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng
địa phương;
4. Đổi mới và phát triển đào tạo nghề
cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo
điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học
nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của
mình;
5. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức cấp xã, tạo sự chuyển biến sâu sắc về chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng,
nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ,
công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn,
nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo
việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao
động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn;
- Trang bị kiến thức, kỹ năng và phương pháp thực hiện
nhiệm vụ, công vụ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã chuyên nghiệp,
có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại.
- Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 12.476 người,
trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn khoảng 10.834 người; đào tạo, bồi
dưỡng khoảng 1.642 lượt cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ dự nguồn cấp xã.
- Nâng tỷ lệ lao động qua đào từ 26,9% năm 2009 lên
50% năm 2015 và 65% năm 2020. Trong đó, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ
10,1% năm 2009 lên 30% năm 2015 và 45% năm 2020.
- Nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo:
giai đoạn 201-2015 tối thiểu đạt 70%; giai đoạn 2016-2020 tối thiểu đạt 80%.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Năm 2010
a) Đào tạo nghề: 6.500 người; trong đó:
- Trình độ đào tạo
+ Cao đẳng nghề, trung cấp nghề: 700 người, chiếm
10,77%;
+ Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 5.800 người,
chiếm 89,23%;
- Nhóm nghề đào tạo:
+ Nhóm nghề nông - lâm - thủy sản: 80%;
+ Nhóm nghề công nghiệp - xây dựng: 17%;
+ Nhóm nghề dịch vụ: 3%.
b) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã:
Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho 500 cán
bộ, công chức cấp xã.
2.2. Giai đoạn 2011-2015
a) Đào tạo nghề: 58.300 người; trong đó
- Trình độ đào tạo:
+ Cao đẳng nghề, trung cấp nghề: 3.500 người, chiếm
6,0%;
+ Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 54.800 người,
chiếm 94,0%;
- Nhóm nghề đào tạo:
+ Nhóm nghề nông - lâm - thủy sản: 39.645 người, chiếm
68%;
+ Nhóm nghề công nghiệp - xây dựng: 6.995 người, chiếm
12%;
+ Nhóm nghề dịch vụ: 11.660 người, chiếm 20%;
b) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã:
Giai đoạn 2011-2015, đào tạo, bồi dưỡng 6.800 lượt người,
bao gồm:
- Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị: 800 người;
trung cấp 300 người; bồi dưỡng 500 người.
- Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: 2.000
người; trong đó, đại học, cao đẳng 300 người; trung cấp 400 người; bồi dưỡng kỹ
năng nghiệp vụ 1.300 người.
- Bồi dưỡng khác: 4.000 người; trong đó, quản lý hành
chính Nhà nước 500 người, quản lý kinh tế 500 người, tin học 500 người, kiến thức
khác 2.500 người.
2.3. Giai đoạn 2016-2020
a) Đào tạo nghề: 66.460 người; trong đó:
- Trình độ đào tạo:
+ Cao đẳng nghề, trung cấp nghề: 5.000 người, chiếm
7,52%;
+ Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: 61.460 người,
chiếm 92,48%;
- Nhóm nghề đào tạo:
+ Nhóm nghề nông - lâm - thủy sản: 38.307 người, chiếm
57,64%;
+ Nhóm nghề công nghiệp - xây dựng: 9.969 người, chiếm
15%;
+ Nhóm nghề dịch vụ: 18.184 người, chiếm 27,36%;
b) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Giai đoạn 2016-2020, đào tạo, bồi dưỡng 6.800 lượt người,
bao gồm:
- Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị: 800 người;
trung cấp 300 người, bồi dưỡng 500 người.
- Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: 2.000
người; trong đó, đại học, cao đẳng 300 người; trung cấp 400 người; bồi dưỡng kỹ
năng nghiệp vụ 1.300 người.
- Bồi dưỡng khác: 4.000 người; trong đó, quản lý hành
chính Nhà nước 500 người, quản lý kinh tế 500 người, tin học 500 người, hội nhập
kinh tế quốc tế 2.500 người.
Phần III
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN
I. Dạy nghề nông nghiệp
1. Lĩnh vực dạy nghề
- Dự kiến đào tạo nghề cho 86.109 người, chiếm 69,02%
số lao động nông thôn được đào tạo.
- Chia theo nhóm nghề đào tạo:
+ Nhóm nghề lâm nghiệp, dự kiến đào tạo 15.383 người,
chiếm 17,9%.
+ Nhóm nghề trồng trọt, dự kiến đào tạo 18.232 người,
chiếm 21,1%.
+ Nhóm nghề chăn nuôi, thú y dự kiến đào tạo 19.239
người, chiếm 22,3%.
+ Nhóm nghề thuỷ sản dự kiến đào tạo 6.028 người, chiếm
7,0%.
+ Nhóm nghề bảo quản, chế biến nông, lâm sản dự kiến
đào tạo 8.611 người, chiếm 10,0 %.
+ Nhóm nghề dịch vụ phát triển nông thôn dự kiến đào tạo
8.227 người, chiếm 9,6%.
+ Nhóm nghề trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp dự kiến
đào tạo 10.389 người, chiếm 12,1%.
2. Trình độ đào tạo
- Cao đẳng nghề, trung cấp nghề 2.583 người, chiếm 5%.
- Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 83.526 người,
chiếm 95%.
3. Đối tượng
- Lao động khu vực nông thôn trong độ tuổi lao động (nữ
từ 15 đến 55 tuổi, nam từ 15 đến 60 tuổi), có trình độ học vấn và sức khỏe phù
hợp với nghề đào tạo. Những người không biết đọc, không biết viết thì có thể
tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề.
- Lao động khu vực thành thị hoạt động kinh tế thuộc
lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp.
Ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng thuộc diện được hưởng
chính sách ưu đãi như: người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối
đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người
bị thu hồi đất canh tác...
4. Phương thức dạy nghề
- Dạy nghề tập trung tại các cơ sở
dạy nghề; dạy nghề lưu động tại các cụm xã, thôn, bản; liên kết đào tạo.
- Kèm cặp, truyền nghề "cầm tay chỉ việc".
5. Cơ sở dạy nghề
- Huy động các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh: Trường
Trung cấp nghề, Trung tâm Dạy nghề các huyện, thị xã và
các đơn vị có năng lực dạy nghề.
- Liên kết, đặt hàng dạy nghề với một số trường nghề
ngoại tỉnh đối với những nghề chưa có năng lực đào tạo tại chỗ.
II. Dạy nghề phi nông nghiệp
1. Lĩnh vực dạy nghề
- Dự kiến đào tạo nghề cho 38.651 người, chiếm 30,98%
số lao động nông thôn được đào tạo.
- Chia theo nhóm nghề đào tạo:
+ Công nghiệp - xây dựng 17.094 người, chiếm 44,23%.
+ Dịch vụ và du lịch 21.557 người, chiếm 55,77%.
2. Trình độ đào tạo
- Cao đẳng nghề, trung cấp nghề: 5.916 người, chiếm
15,31%.
- Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên: 32.735 người,
chiếm 84,69%.
3. Đối tượng
- Học nghề để tham gia sản xuất phi nông nghiệp ngay tại
địa phương: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động (nữ từ 16 đến 55 tuổi;
nam từ 16 đến 60 tuổi), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
- Học nghề để đi làm công ăn lương, tham gia chương
trình xuất khẩu lao động: Lao động nông thôn có độ tuổi từ 16 đến 35 tuổi, có
trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
Ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng thuộc diện được hưởng
chính sách ưu đãi như: người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối
đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người
bị thu hồi đất canh tác...
4. Phương thức dạy nghề
- Dạy nghề tập trung tại các cơ sở
dạy nghề; dạy nghề lưu động tại các cụm xã, thôn, bản; liên kết đào tạo.
- Kèm cặp, truyền nghề "cầm tay chỉ việc".
5. Cơ sở dạy nghề
- Huy động các cơ sở dạy nghề
trên địa bàn tỉnh: Trường Trung cấp nghề, Trung tâm Dạy nghề
các huyện, thị xã và các đơn vị có năng lực dạy nghề.
- Liên kết, đặt hàng dạy nghề với một số trường nghề
ngoại tỉnh đối với những nghề chưa có năng lực đào tạo tại chỗ.
III. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã
1. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng
Cán bộ chuyên trách Đảng, đoàn thể, chính quyền và
công chức chuyên môn cấp xã; cán bộ dự nguồn để bổ sung thay thế cho cán bộ,
công chức cấp xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt cơ học có độ tuổi phù hợp
với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020.
2. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng
- Đào tạo, bồi dưỡng tập trung.
- Vừa học vừa làm.
3. Cơ sở đào tạo
Các cơ sở đào tạo có đủ điều kiện trong và ngoài tỉnh.
Phần IV
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nâng cao nhận thức của các cấp,
các ngành, của cán bộ, công chức xã và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo
nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực nông thôn.
- UBND các cấp xây dựng kế hoạch, quy hoạch hoặc
chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện Nghị quyết về công tác đào tạo
nghề cho lao động nông thôn của cấp uỷ Đảng cấp trên và cấp uỷ Đảng cùng cấp;
Đối với cán bộ Đảng, đoàn thể gồm: Bí thư, phó bí thư
Đảng bộ (hoặc Chi bộ), Trưởng các Đoàn thể cần kết hợp đào tạo trình độ học vấn
với bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ.
Đối với cán bộ làm công tác chính quyền gồm: Chủ tịch,
Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cần kết hợp đào tạo trình độ học
vấn với bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý Nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ.
- Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các
hội nghề nghiệp tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tư vấn học nghề,
tạo việc làm và vận động các thành viên của mình tham gia học
nghề;
- Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên phương tiện
thông tin đại chúng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế
- xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và
tích cực tham gia học nghề;
- Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động
giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để
học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các
loại hình học nghề phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình.
2. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề
- Năm 2010, tiếp tục thành lập mới 02 Trung tâm Dạy nghề thuộc huyện Điện Biên và huyện Mường
Chà; cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trung
tâm dạy nghề vào quý II, năm 2012;
- Giai đoạn 2011-2012, thành lập Trường Cao đẳng nghề
trên cơ sở nâng cấp Trường Trung cấp nghề tỉnh Điện Biên; thành lập Trường
Trung cấp nghề huyện Tuần Giáo trên cơ sở nâng cấp Trung tâm
Dạy nghề huyện Tuần Giáo; thành lập Trung tâm Dạy nghề
Phụ nữ khu vực Tây Bắc trực thuộc Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
- Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng thu hút các cơ sở dạy nghề tư thục, các cơ sở giáo dục (trường đại học,
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ
thuật tổng hợp hướng nghiệp ...), các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Huy động các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức của các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức xã theo hướng xã hội hóa có sự hỗ trợ của Nhà nước (đặt hàng đào tạo, bồi
dưỡng theo yêu cầu).
3. Phát triển đội ngũ giáo viên,
giảng viên và cán bộ quản lý
3.1. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
dạy nghề
- Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý dạy nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng
yêu cầu về số lượng (đối với trung tâm dạy nghề mỗi nghề
tối thiểu có 01 giáo viên cơ hữu), chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo;
- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật,
kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất
kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn;
- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ
năng nghề để bổ sung giáo viên cho các trung tâm dạy nghề
chưa đủ giáo viên cơ hữu;
- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm
và tạo việc làm cho lao động nông thôn;
- Mỗi huyện có 01 biên chế chuyên
trách về công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
3.2. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức xã
- Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính
sách, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy
tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên
các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng; thu hút
những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan đơn vị tham gia giảng dạy
theo chế độ kiêm chức. Nghiên cứu kiện toàn tổ chức, biên chế của các cơ sở đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên của các
cơ sở dạy nghề;
- Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy
phù hợp với đối tượng người học; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chương trình đào
tạo, bồi dưỡng giảng viên đáp ứng được yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức xã trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Kiện toàn tổ chức, biên chế, bổ sung lực lượng giáo
viên, giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
xã đặt ra.
4. Phát triển chương trình, giáo
trình, học liệu
4.1. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường
xuyên; xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề
- Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của
thị trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới;
- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật,
kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất
kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham
gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề
cho lao động nông thôn;
4.2. Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức xã
- Trong năm 2010, tổ chức điều tra xác định những nội
dung cần đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu đào tạo của cán bộ, công chức xã trong
giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020;
- Xây dựng chương trình nội dung đào tạo, bồi dưỡng
phù hợp cho từng đối tượng cán bộ, công chức xã theo từng giai đoạn phát triển
(đến năm 2015 và đến năm 2020). Từ năm 2010 đến năm 2012, xây dựng chương
trình, nội dung và tổ chức giảng dạy thí điểm, từ năm 2013 đến năm 2020 tiếp tục
hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung và tổ chức giảng dạy.
5. Tăng cường hoạt động kiểm
tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.
Phần V
CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ CỦA ĐỀ ÁN
I. Dạy
nghề cho lao động nông thôn
1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông
thôn
1.1. Nội dung chủ yếu
- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều phương pháp và hình
thức để đạt được hiệu quả cao nhất, làm thay đổi cơ bản nhận thức của các cấp,
các ngành và của toàn xã hội về việc học nghề là điều kiện để tạo việc làm, giảm
nghèo bền vững.
- Thường xuyên quán triệt, phổ biến, tư vấn về pháp luật
dạy nghề; tổ chức cho người học nghề đi thăm quan, học tập kinh nghiệm các mô
hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả sau khi được học nghề; phát hành bản tin,
in ấn tờ rơi, các chuyên trang, chuyên mục; tổ chức hội nghị, hội thảo để trao
đổi và biểu dương các điển hình tiên tiến...
- Xây dựng, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến
thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ
của Hội Nông dân;
- Hàng năm, xây dựng các chuyên đề về tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn và
phân công cụ thể cho các thành viên ban chỉ đạo dạy nghề cho
lao động nông thôn thực hiện.
1.2. Kinh phí dự kiến: 2.561,22 triệu đồng
2. Điều tra, khảo sát và dự báo
nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn
2.1. Nội dung chủ yếu
- Xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông
thôn;
- Xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn
theo từng nghề, khu vực và cấp trình độ;
- Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề
(số lượng, chất lượng, cơ cấu) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị
trường lao động;
- Dự báo nhu cầu sử dụng lao động nông thôn qua đào tạo
đến năm 2020;
- Xác định năng lực đào tạo của các cơ
sở dạy nghề cho lao động nông thôn gồm: mạng lưới,
nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, cơ
sở vật chất thiết bị dạy nghề.
2.2. Kinh phí dự kiến: 2.208,78 triệu đồng
3. Xây dựng các mô hình đào tạo
nghề thí điểm
3.1. Nội dung chủ yếu
Tổ chức các lớp dạy nghề theo các
mô hình thí điểm cho khoảng 500 lao động nông thôn gồm: nhóm lao động nông
nghiệp và nhóm lao động phi nông nghiệp.
Năm 2010, lựa chọn huyện Mường Ảng làm điểm xây dựng
mô hình dạy nghề nông nghiệp và thành phố Điện Biên Phủ làm điểm xây dựng mô
hình dạy nghề phi nông nghiệp; mở các lớp dạy nghề thí điểm tại xã nông thôn mới
của tỉnh.
Năm 2011 trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm việc triển
khai mô hình tại thành phố Điện Biên Phủ, huyện Mường Ảng và xã nông thôn mới
triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
3.2. Kinh phí dự kiến: 4.950 triệu đồng
4. Đầu tư phát triển mạng lưới,
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề
đối với các cơ sở dạy nghề công lập
4.1. Về diện tích đất các cơ sở dạy nghề
- Bổ sung quy hoạch các cơ sở dạy nghề đảm bảo tối thiểu
đủ diện tích đất chuẩn theo quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH , của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Ưu tiên cấp đất, miễn giảm tiền thuê đất đối với việc
thành lập mới và nâng cấp cho cơ sở dạy nghề ngoài công
lập.
4.2. Về tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề
- Về tăng cường cơ sở vật chất
+ Tập trung đầu tư xây dựng mới phòng học lý thuyết và
xưởng thực hành nghề cho các cơ sở dạy nghề hiện đang
thiếu và các cơ sở dạy nghề mới thành lập để đảm bảo
chuẩn theo quy định.
+ Ưu tiên kinh phí, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự
án đã được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư về cải tạo, nâng cấp, xây mới các công
trình phục vụ dạy và học nghề, cơ bản hoàn thành và đạt chuẩn theo quy định tại
Quyết định số 71/2008/QĐ- BLĐTBXH, của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Về trang thiết bị dạy nghề
Mỗi cơ sở dạy nghề tập trung đầu
tư trọng điểm về trang thiết bị dạy nghề cho 1 đến 3 nghề
chủ lực để xây dựng thương hiệu của cơ sở.
4.3. Đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
công chức
Huy động các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
của các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo hướng
xã hội hoá có sự hỗ trợ của nhà nước.
4.4. Kinh phí dự kiến: 66.550 triệu đồng.
5. Phát triển chương trình, giáo
trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy
nghề
5.1. Nội dung chủ yếu
- Căn cứ kết quả điều tra khảo sát về nhu cầu học nghề
của lao động nông thôn tỉnh Điện Biên năm 2010, Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội chỉ đạo các cơ sở dạy nghề tập trung rà soát, xây dựng
chương trình, giáo trình, học liệu của 75 nghề theo đúng quy định để tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn:
Đối với những nghề đã có chương trình, giáo trình, học
liệu: chỉ đạo các cơ sở dạy nghề chỉnh sửa chương
trình, giáo trình, học liệu dạy nghề hiện có, cập nhật bổ
sung tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp,
thị trường lao động;
Đối với những nghề chưa có chương trình, giáo trình, học
liệu: chỉ đạo các cơ sở dạy nghề chủ động xây dựng chương
trình, giáo trình, học liệu phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường
lao động.
- Xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề
cho 75 nghề theo kết quả điều tra khảo sát về nhu cầu học nghề của lao động
nông thôn tỉnh Điện Biên năm 2010.
5.2. Kinh phí dự kiến: 2.200 triệu đồng.
6. Phát triển đội ngũ giáo viên,
cán bộ quản lý dạy nghề
6.1. Nội dung chủ yếu
- Kiện toàn đội ngũ giáo viên, cán
bộ quản lý dạy nghề:
Bố trí đủ biên chế giáo viên cho các cơ sở dạy nghề theo quy định tại Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH
(20 học sinh/01 giáo viên); xây dựng tiêu chí cụ thể để tuyển chọn những người
có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, đạt chuẩn theo quy định bổ sung
cho các cơ sở dạy nghề.
Mỗi huyện, thị xã, thành phố có 01 cán bộ chuyên trách
làm công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho đội
ngũ giáo viên các cơ sở dạy nghề để đạt chuẩn theo quy
định.
- Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề,
tìm và tự tạo việc làm cho lao động nông thôn cho cán bộ làm công tác tư vấn,
giới thiệu việc làm.
6.2. Kinh phí dự kiến: 1.900 triệu đồng.
7. Hỗ trợ lao động nông thôn học
nghề
7.1. Nội dung chủ yếu
- Chính sách đối với người học nghề ngắn hạn:
Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu
đãi như: người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người
tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác … được hỗ trợ chi phí
học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối
đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000
đồng/ ngày thực học/ người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng
với mức tối đa không quá 200.000 đồng/ người/ khoá học đối với người học nghề
xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;
Lao động nông thôn thuộc diện có
thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ
trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng)
với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề
và thời gian học nghề thực tế);
Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề
ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu
đồng/ người/ khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời
gian học nghề thực tế);
- Lao động nông thôn học nghề được vay ưu đãi theo quy
định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm
việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách
hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề.
- Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu được hưởng
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; hộ nghèo và hộ có thu nhập tối
đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo học các khóa học trình độ
trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách như đối với học sinh
dân tộc thiểu số nội trú;
- Lao động nông thôn sau khi học
nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc chương trình mục tiêu
quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
- Đặt hàng dạy nghề cho lao động
nông thôn: Đối tượng là lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo, hộ có thu
nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị
thu hồi đất canh tác học nghề theo đặt hàng được hỗ trợ tối đa là 6,8 triệu đồng/người/năm.
7.2. Kinh phí dự kiến: 438.157 triệu đồng.
8. Giám sát, đánh giá tình hình thực
hiện đề án
8.1. Nội dung chủ yếu
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực
hiện Đề án ở cấp tỉnh, huyện hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ;
- Báo cáo, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực
hiên các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung Đề án; tình hình quản lý và sử dụng ngân
sách thực hiện đề án.
8.2. Kinh phí dự kiến: 1.500 triệu đồng
II. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức xã
1. Xác định nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng
1.1. Nội dung chủ yếu
- Tổ chức điều xác định những nội dung cần đào tạo, bồi
dưỡng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã trong giai đoạn
2010-2020.
- Xây dựng danh mục, nội dung cần đào tạo, bối dưỡng
và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo từng đối tượng cụ thể.
1.2. Kinh phí dự kiến: 150 triệu đồng.
2. Phát triển đội ngũ giáo viên,
giảng viên
2.1. Nội dung chủ yếu
- Xây dựng tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách,
cơ chế đãi ngộ đối với giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên của hệ
thống trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại địa phương đáp ứng chương trình, nội
dung giảng dạy;
- Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên phương
pháp giảng dạy tích cực, chú trọng năng lực thực hành và khả năng xử lý tình huống,
phù hợp với đối tượng học là người lớn.
2.2. Kinh phí dự kiến: 1.000 triệu đồng.
3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức xã
3.1. Nội dung chủ yếu
Đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng cán bộ, công chức
xã phù hợp với tiêu chuẩn chức danh của cán bộ, công chức xã và nhu cầu dự nguồn
của cán bộ, công chức xã.
3.2. Kinh phí dự kiến: 15.000 triệu đồng.
Phần VI
KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN
I. Tổng kinh phí thực hiện Đề án (Phụ
lục 9 kèm theo)
Giai đoạn 2010 đến năm 2020 kinh phí thực hiện đề án
là 657.155 triệu đồng; trong đó, phân theo tiến độ thực hiện đề án, tính chất
nguồn vốn và nội dung hoạt động như sau:
1. Năm 2010: Tổng kinh phí
là 31.520 triệu đồng, chiếm 4,8%/giai đoạn.
STT
|
Nội dung thực hiện
|
Kinh phí
|
Trong đó
|
Ngân sách TW
|
Nghị quyết 30a
|
Ngân sách địa
phương
|
1
|
Hỗ trợ dạy nghề cho LĐNT
|
1.500
|
1.500
|
|
|
2
|
Đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã
|
500
|
500
|
|
|
3
|
Mua sắm thiết bị dạy nghề
|
700
|
700
|
|
|
4
|
Đầu tư xây dựng cơ bản
|
28.050
|
28.050
|
|
|
5
|
Tuyên truyền, tư vấn, khảo sát
|
520
|
520
|
|
|
6
|
Phát triển giáo viên, cán bộ quản
lý dạy nghề
|
250
|
250
|
|
|
TỔNG CỘNG
|
31.520
|
31.520
|
|
|
2. Giai đoạn 2011-2015: Tổng
kinh phí là 350.957 triệu đồng, chiếm 54,2%/giai đoạn.
STT
|
Nội dung thực hiện
|
Kinh phí
|
Trong đó
|
Ngân sách TW
|
Nghị quyết 30a
|
Ngân sách địa
phương
|
1
|
Hỗ trợ dạy nghề cho LĐNT
|
204.057
|
204.057
|
|
|
2
|
Đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã
|
34.500
|
34.500
|
|
|
3
|
Điều tra khảo sát
|
1.500
|
1.425
|
|
75
|
4
|
Đầu tư xây dựng cơ bản
|
100.000
|
28.500
|
68.000
|
3.500
|
5
|
Tuyên truyền, tư vấn
|
1.750
|
1.662,5
|
|
87,5
|
6
|
Thí điểm mô hình dạy nghề
|
4.950
|
4.950
|
|
|
7
|
P.triển G.viên, CB Q.lý dạy nghề
|
1.000
|
950
|
|
50
|
8
|
Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu, thiết bị dạy nghề
|
1.900
|
1.900
|
|
|
9
|
Giám sát đánh giá
|
1.300
|
1.234
|
|
66
|
TỔNG CỘNG
|
350.957
|
279.178,5
|
68.000
|
3.778,5
|
3. Giai đoạn 2016-2020: Tổng
kinh phí là 296.801 triệu đồng, chiếm 45,8%/giai đoạn
STT
|
Nội dung thực hiện
|
Kinh phí
|
Trong đó
|
Ngân sách TW
|
Nghị quyết 30a
|
Ngân sách địa
phương
|
1
|
Hỗ trợ dạy nghề cho LĐNT
|
232.600
|
232.600
|
|
|
2
|
Đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã
|
35.000
|
35.000
|
|
|
3
|
Điều tra khảo sát
|
2.000
|
1.900
|
|
100
|
4
|
Đầu tư xây dựng cơ bản
|
24.500
|
12.500
|
10.000
|
2.000
|
5
|
Tuyên truyền, tư vấn
|
500
|
475
|
|
25
|
6
|
Phát triển giáo viên, cán bộ quản
lý dạy nghề
|
650
|
618
|
|
32
|
7
|
Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu, mua sắm
thiết bị dạy nghề
|
1.000
|
1.000
|
|
|
8
|
Giám sát đánh giá
|
551
|
523
|
|
28
|
TỔNG CỘNG
|
296.801
|
284.616
|
10.000
|
2.185
|
II. Cơ chế tài chính
1. Cơ chế quản lý tài chính, đầu tư đối với các
chính sách, hoạt động về dạy nghề thực hiện theo Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH
ngày 30/7/2010 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng
dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020”.
2. Đối với nguồn ngân sách địa phương, hàng năm
căn cứ vào tình hình thực tế để bố trí kinh phí cho thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo đề án.
3. Huy động thêm nguồn lực của các tổ chức, cá
nhân và tổ chức quốc tế.
Phần VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” cấp tỉnh; phân công cụ thể nhiệm vụ
cho các thành viên Ban chỉ đạo; chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan và các huyện,
thị xã, thành phố tổ chức thực hiện đề án.
1. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội
- Là cơ quan thường trực đề án, chủ trì phối hợp với Sở
Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tổng hợp nội dung và nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn của đề án
trình UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Nội vụ và các sở, ngành có liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện
các chính sách, giải pháp và hoạt động của đề án.
- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng
kế hoạch thực hiện đề án phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa
phương.
- Dự kiến phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm trình UBND tỉnh và
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Chủ trì các hoạt động dạy nghề
cho lao động nông thôn.
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm
tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực
hiện đề án.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội trong việc xác định ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn phục vụ
cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn.
- Phối hợp với cơ quan thông tin, báo, đài cung cấp thông
tin thị trường hàng hoá, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ
nông nghiệp.
- Tổ chức triển khai các chính sách do Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thông hướng dẫn thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg .
- Phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn.
3. Sở Nội vụ
- Chủ trì tổ chức thực hiện, tổng kết công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo mục tiêu đề án.
- Hàng năm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tổng hợp nhu cầu kinh phí và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
xã.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội lựa chọn các trường tham gia bồi dưỡng các bộ,
công chức xã.
- Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
xã theo 3 giai đoạn: năm 2010; giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020 trên
cơ sở nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ, công chức xã.
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức xã; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nội
vụ.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội cân đối kế hoạch vốn hàng năm cho các hoạt động của đề
án.
- Lập chỉ tiêu kế hoạch phát triển và kế hoạch vốn được
Trung ương bố trí hàng năm cho đề án; tổng hợp kết quả thực hiện về nguồn vốn.
- Đề xuất các chính sách, giải pháp huy động các nguồn
lực; tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan đến lĩnh vực đào tạo
nghề.
5. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành bố trí, cấp phát
đảm bảo ngân sách hàng năm cho đề án; hướng dẫn, giám sát việc sử dụng kinh phí
đề án;
- Phối hợp với các Sở, ngành trong việc tham gia xây dựng,
đề xuất các chính sách, giải pháp trong quá trình thực hiện.
6. Sở Công thương
- Phối hợp với cơ quan thông tin, báo, đài cung cấp
thông tin thị trường hàng hoá, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
cho lao động nông thôn.
- Phối hợp với Sở Nội vụ trong công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức xã phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động
giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông,
trung tâm hướng nghiệp dạy nghề để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và
chủ động lựa chọn các loại hình học nghề sau trung học
cơ sở và trung học phổ thông.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với cơ sở dạy nghề thực hiện liên kết mở các lớp học theo mô
hình văn hoá - nghề.
- Phối hợp với Sở Nội vụ lựa chọn các cơ sở đào tạo
trong ngành giáo dục tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.
8. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
Thực hiện chính sách tín dụng học nghề với lao động
nông thôn; chính sách hỗ trợ lãi suất vay tín dụng đối với lao động nông thôn học
nghề làm việc ổn định tại nông thôn; chính sách cho vay từ Quỹ quốc gia giải
quyết việc làm đối với lao động nông thôn. Hướng dẫn trình tự, thủ tục cho hộ
nghèo và hộ chính sách trên địa bàn tỉnh vay vốn.
9. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh,
Báo Điện Biên Phủ
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ, các cơ quan có liên quan và các
địa phương đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn.
10. Uỷ ban nhân dân cấp huyện
- Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào
tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” cấp huyện gồm Chủ tịch hoặc Phó
Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, các thành viên là đại diện các cơ quan quản
lý nhà nước cấp huyện; phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo
phù hợp tiến độ thực hiện Đề án.
- Xây dựng, phê duyệt kế hoạch triển khai của huyện đến
năm 2020 và đề nghị cấp uỷ cùng cấp đưa chỉ tiêu đào tạo nghề vào chỉ tiêu của
Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015.
- Triển khai quán triệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020” và đẩy mạnh thông tin tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng về kế hoạch triển khai thực hiện đề án ở địa phương.
- Hàng năm tổ chức triển khai điều tra, khảo sát nhu cầu
học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thị trường lao động
trên địa bàn huyện và tổng hợp báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Huy động các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn
trên địa bàn. Theo dõi, tổng hợp, đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát thường
xuyên và đột xuất việc thực hiện kế hoạch triển khai đề án ở địa bàn huyện, thị
xã, thành phố.
- Kiện toàn và tăng cường công tác quản lý nhà nước về
dạy nghề lao động nông thôn ở cấp huyện, trong đó bố trí 01 biên
chế chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội theo Quyết định 1956/QĐ-TTg .
- Thường xuyên thực hiện việc phối hợp với các phòng,
ban có liên quan của huyện triển khai kế hoạch và phối hợp với các đoàn thể, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong huyện tuyên truyền, vận
động học nghề theo kế hoạch của đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020”.
- Thực hiện các hoạt động khác của đề án do UBND tỉnh
giao.
11. Uỷ ban nhân dân cấp xã
- Phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
thực hiện kế hoạch dạy nghề của huyện phù hợp với chương trình phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương.
- Phối hợp tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn
của địa phương.
- Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện dạy nghề cho các đối tượng được hưởng chính sách ở địa
phương, bảo đảm đúng mục đích, đúng đối tượng quản lý; kiểm tra hoạt động dạy,
học nghề theo hình thức kèm cặp nghề trong các hộ gia đình, làng nghề tại địa
phương.
- Hàng năm thống kê các đối tượng được hưởng chính sách
người có công, quân nhân xuất ngũ, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, trẻ em
mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông
nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác trên địa
bàn quản lý trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề để
xét tuyển vào các khoá học nghề theo quy định.
12. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh
và các tổ chức thành viên
- Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tham gia hoạt động
tuyên truyền, vận động để các tổ chức chính trị xã hội thành viên và đoàn viên,
hội viên tích cực, chủ động tham gia các hoạt động tuyên truyền, giám sát thực
hiện đề án.
- Hội Nông dân tỉnh: phối hợp tổ chức thực hiện công
tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư
vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm; tham gia dạy nghề và
giám sát tình hình thực hiện.
- Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: tổ chức lồng
ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động
nông thôn trong vào các nội dung phù hợp của Đề án "Hỗ trợ thanh niên học
nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015".
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức lồng ghép các hoạt
động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn với
đề án "Hỗ trợ Phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015" theo
Quyết định 295/QĐ-TTg ngày 26/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Liên đoàn Lao động tỉnh; các tổ chức chính trị - xã
hội; các Hội nghề nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ tham gia các hoạt động của đề
án cho phù hợp./.