Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1181/QĐ-UBND 2021 Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho lao động Lào Cai

Số hiệu: 1181/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Trịnh Xuân Trường
Ngày ban hành: 13/04/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1181/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 13 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2021 – 2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc ban hành 18 đề án trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025;

Căn cứ Đề án số 06-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện - Nguồn nhân lực - Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 70/TTr-SLĐTBXH ngày 19/3/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 – 2025” thuộc Đề án số 06-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện - Nguồn nhân lực - Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025 (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức, triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các Ban Đảng thuộc Tỉnh ủy;
- UB MTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Các Ban thuộc HĐND tỉnh;
- Như Điều 3 (QĐ);
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Báo, Đài PTTH, Cổng TTĐT tỉnh;
- Trường CĐLC; Phân hiệu ĐHTN;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH3, VX3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trịnh Xuân Trường

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số    /QĐ-UBND ngày    /    /2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)

Phần I

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Năng lực các Trường, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp:

Tỉnh Lào Cai luôn tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư mở rộng hệ thống cơ sở dạy nghề, thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng đào tạo; đồng thời ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách dạy nghề và xã hội hoá về dạy nghề nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài tỉnh đầu tư cho phát triển giáo dc.

1.1. Mạng lưới cơ sở Giáo dục nghề nghiệp:

Đến hết năm 2020, hệ thống mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 41/KH 47 cơ sở GDNN và cơ sở có hoạt động GDNN, đạt 87,2% mục tiêu của Đề án (có 14 trường, trung tâm GDNN và trên 27 trường, trung tâm, cơ sở sản xuất kinh doanh có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó có Trường Cao đẳng Lào Cai được lựa chọn để đầu tư 07 nghể trọng điểm cấp quốc tế, Asea, quốc gia). Trong đó đã thực hiện bàn giao chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đối với trường Cao đẳng cộng đồng và trường Trung học y tế Lào Cai từ Sở Giáo dục Đào tạo sang Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; giải thể 02 cơ sở thuộc Tỉnh Đoàn Lào Cai, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh có hoạt động giáo dục nghề nghiệp; sáp nhập trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai, Trung học y tế vào trường Cao đẳng Lào Cai theo đúng tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH Trung ương Đảng.

1.2. Về cơ sở vật chất:

Hầu hết các Trường, Trung tâm GDNN trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư xây dựng các hạng mục chính và sửa chữa các hạng mục đã xuống cấp để phục vụ công tác đào tạo như: Nhà hiệu bộ, phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, nhà kí túc xá,... Giai đoạn 2015-2020, cơ bản các trường, trung tâm dạy nghề công lập đã được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo mã nghề đã được cấp phép hoạt động (Riêng đối các trung tâm GDNN - GDTX các huyện, thị xã, thành phố được đầu tư từ 03 đến 07 nghề theo danh mục các nghề đã được UBND tỉnh ban hành để phục vụ công tác cho công tác đào tạo).

Trong giai đoạn này, các Trường và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp đã tiếp tục được đầu tư xây dựng mới các hạng mục và được sửa chữa các hạng mục đã xuống cấp (trường Cao đẳng Lào Cai, Trung tâm GDNN-GDTX thành phố Lào Cai, Trung tâm KTTH-HNDN&GDTX tỉnh,...) từ nguồn ngân sách trung ương, của tỉnh và nguồn hỗ trợ của Tổ chức Phi chính phủ JICA. Đồng thời thực hiện mua sắm trang thiết bị cho các nghề trọng điểm (nghề Điện công nghiệp, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Công nghệ ô tô, Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn, Hàn,...) cho Trường Cao đẳng Lào Cai, nghề kỹ thuật xây dựng cho Trung tâm GDNN-GDTX huyện Bảo Yên, nghề Chế biến món ăn cho Trung tâm GDNN-GDTX thành phố Lào Cai.

1.3. Về đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý:

Hiện nay tổng số cán bộ, nhà giáo, người lao động tại các cơ sở GDNN là: 648 người, trong đó: số cán bộ quản lý là 115 người, số nhà giáo giáo dục nghề nghiệp là 533 người (nhà giáo có trình độ từ đại học trở lên là 376 người, chiếm 70,5%; nhà giáo có trình độ cao đẳng, trung cấp là 64 người, chiếm 12%; chứng chỉ nghề: 93 người, chiếm 17,5%). Ngoài ra có 470 giáo viên thỉnh giảng đã đủ điều kiện tham gia dạy nghề các lớp trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới ba tháng.

Triển khai tổ chức mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nâng cao kỹ năng dạy và học cho trên 200 cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp của các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh; 110 lượt nhà giáo tham gia các lớp bồi dưỡng do Trung ương tổ chức (nghiệp vụ quản lý cơ sở GDNN, đào tạo kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Năm 2016, 2019 tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp tỉnh và tham gia Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp Quốc gia năm 2016 tại thành phố Cần Thơ (01 giải Ba, 01 giải Khuyến khích), năm 2019 tại Thành phố Huế (02 giải khuyến khích); năm 2017, 2018 đã tổ chức Hội giảng nhà giáo GDNN cấp tỉnh và tham gia Hội giảng toàn quốc tại thành phố Hà Nội (01 giải Ba, 01 giải Khuyến khích).

1.4. Về chương trình, giáo trình giảng dạy:

Thực hiện ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế 275 chương trình, 283 giáo trình đào tạo các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng. Các bộ giáo trình cơ bản đáp ứng năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhu cầu học nghề của người lao động và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu đào tạo:

Các cơ sở GDNN đã tuyển sinh và đào tạo, bồi dưỡng nghề cho 80.650 người/KH 5 năm 70.500 người, đạt 114,4% so với mục tiêu Dự án, trong đó: Cao đẳng, trung cấp: 19.122/KH 5 năm 17.650 người, đạt 108,34%; Sơ cấp và đào tạo thường xuyên 61.582 người/KH 5 năm 52.850 người, đạt 116,42%. Nâng tỷ lệ qua đào tạo nghề từ 43,1% (năm 2015) lên 56,89% (năm 2020).

Đến hết năm 2020 quy mô tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt gần 8.000 người/năm.

Cơ cấu đào tạo ngành nghề đào tạo đã bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đã chuyển hướng đào tạo từ cung sang cầu thị trường lao động. Thực hiện tốt mô hình 3 nhà: Nhà nước - Nhà trường và Nhà doanh nghiệp; tăng cường công tác liên doanh, liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh. Qua đó đã thúc đẩy, nâng cao được chất lượng, số lượng nguồn nhân lực. Góp phần tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề tăng mạnh và bền vững (Tỷ lệ lao động học nghề có việc làm sau khi ra trường luôn đạt khoảng 80%, trong đó những nghề trọng điểm đạt trên 90%).

Cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành lĩnh vực. Nguồn nhân lực qua đào tạo nghề cơ bản đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và sử dụng lao động trong khu vực công, đối với khu vực tư đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động chủ yếu tập trung ở các ngành nghề: Nông lâm nghiệp (Trồng trọt, chăn nuôi,…); Dịch vụ (Tài chính - Kế toán, Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Ngân hàng, Vận tải, Công tác xã hội, Giáo dục, Y tế,…); Du lịch (Quản lý nhà hành khách sạn, Nghiệp vụ chế biến món ăn, Pha chế đồ uống, Nghiệp vụ bàn ba, Hướng dẫn viên du lịch,…); Công nghiệp – Kỹ thuật (Điện, Xây dựng, Luyện kim, Cơ khí, Gò hàn,…).

3. Đẩy mạnh tư vấn học nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo:

- Hàng năm Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở GDNN triển khai thực hiện hiệu quả công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, lồng ghép tuyên truyền, phân luồng cho học sinh học tại các Trường THPT, THCS trên địa bàn tỉnh. Giới thiệu về ứng dụng Chọn nghề - Chọn trường trên thiết bị di dộng do Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) xây dựng; qua các trang Website của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ hội nông dân xã, phường, thị trấn; xây dựng, in ấn áp phích, tờ rơi với nội dung tuyên truyền về các ngành nghề đào tạo và các chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn, dân tộc thiểu số và thông tin thị trường lao động, việc làm, xuất khẩu lao động gửi đến 164 xã phường, thị trấn, hơn 2.000 nhà văn hóa thôn bản. Tổ chức Hội nghị đối thoại về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh; Hội nghị định hướng công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Website Việc làm và phần mềm quản lý đào tạo nghề (daotaonghelaocai.vn).

- Phối hợp Đảng ủy khối Doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp và Hội doanh Nhân trẻ tỉnh Lào Cai về đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2016-2021, trong đó Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và Hội doanh Nhân trẻ có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lào Cai các doanh nghiệp khi lập dự án đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Lào Cai cần đồng thời lập phương án sử dụng lao động và cam kết sử dụng lao động tại tỉnh theo nội dung Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh Lào Cai về việc tăng cường quản lý lao động và chính sách tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nguồn nhân lực qua đào tạo được nâng lên về số lượng và chất lượng đã góp phần đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là người lao động được đào tạo nghề. Bình quân hằng năm giải quyết việc làm cho 12 – 13 ngàn lao động.

4. Tổng kinh phí thực hiện:

Vốn thực hiện Đề án đào tạo nghề cho người lao động đến hết năm 2020: 458.108 triệu đồng/508.000 triệu đồng, đạt 90,18% KH vốn (Trong đó: Vốn từ ngân sách 266.518 triệu đồng/301.000 triệu đồng, đạt 88,54% KH vốn; Vốn ngoài ngân sách: 191.590 triệu đồng/207.000 triệu đồng, đạt 92,6% KH vốn).

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

1. Kết quả nổi bật:

- Cả hệ thống Chính trị tỉnh Lào Cai đã chung tay vào cuộc lãnh chỉ đạo xuyên suốt từ tỉnh đến cơ sở đã thể hiện rõ quyết tâm chính trị, có nhiều giải pháp cụ thể, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của Lào Cai, có bước tiến bộ vững chắc và rõ nét, có ý nghĩa quan trọng đáp ứng yêu cầu đổi mới về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo, thông qua đó đã thay đổi căn bản nhận thức của tầng lớp nhân dân về hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo.

- Đã chuyển hướng hướng đào tạo từ cung sang cầu thị trường lao động, đào tạo theo đúng cơ cấu ngành nghề, trình độ đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Lào Cai và đáp ứng các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Làm tốt công tác dự báo, chủ động trong việc mở mã ngành đào tạo mới phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

- Xã hội hóa công tác dạy nghề được đẩy mạnh theo hướng đa dạng các loại hình cơ sở, phương thức dạy và học, thực hiện liên doanh, liên kết với các trình độ đào tạo, thực hiện phân luồng, khuyến khích học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào học nghề. Thông qua xã hội hóa đã phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp dạy nghề và tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả trong công tác dạy nghề ở mức độ ngày càng cao.

- Tăng cường cơ sở vật chất trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng hiện đại hóa, tiếp cận các công nghệ tiên tiến mà doanh nghiệp đang áp dụng trong sản xuất, kinh doanh.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động đến đông đảo các tầng lớp nhân dân, nâng cao chất lượng lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp, thu hút các dự án đầu tư, hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, dự báo thị trường lao động, xây dựng các giải pháp cung ứng đủ nguồn lao động tại chỗ cho các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Cùng với đó, thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, góp phần tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho người lao động, thực hiện hiệu quả chính sách lao động, việc làm.

- Nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh có nhiều thay đổi, số lượng người lao động tham gia đào tạo ngày càng tăng. Doanh nghiệp ngày càng chú trọng sử dụng lao động qua đào tạo, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo chung từ 55% năm 2015 lên 65% năm 2020, tăng 10%.

- Đã vươn lên từ tốp cuối đầu nhiệm kỳ lên tốp đầu vào cuối nhiệm kỳ so với các tỉnh phía bắc về công tác đào tạo giáo dục nghề nghiệp và cung ứng lao động qua đào tạo cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

2. Những tồn tại hạn chế:

- Thực trạng tình hình chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh trong giai đoạn tới, trong đó có mục tiêu đến 2025 phấn đấu đưa trường Cao đẳng Lào Cai thành trường chất lượng cao; chưa đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn, tiêu chí theo các quy định, đặc biệt là trình độ giảng viên dạy 07 nghề trọng điểm của Trường Cao đẳng Lào Cai.

- Do đặc thù đào tạo nghề, để bảo đảm các điều kiện chất lượng, từng nghề đạo tạo bố trí các phòng học chuyên môn theo từng mô đun (liên quan bố trí các trang, thiết bị đáp ứng đặc thù chuyên môn) đảm bảo tính chuyên môn hóa cao…. Vì vậy thực trạng nhiều cơ sở GDNN (Trường Cao đẳng Lào Cai, một số Trung tâm GDNN) có cơ sở vật chất, phòng học thực hành chưa đảm bảo theo yêu cầu về diện tích tối thiểu và thiết bị đào tạo tối thiểu theo quy mô được cấp phép đào tạo.

Nhiều cơ sở GDNN (Trường Cao đẳng Lào Cai, Trung tâm GDNN - GDTX các huyện, …) thiếu ký túc xá nên việc kết hợp tổ chức đào tạo nghề theo hình thức vừa học văn hóa vừa học nghề tại một số cơ sở còn gặp khó khăn.

- Nhận thức, thái độ, ý thức học nghề của một bộ phận người lao động còn nhiều hạn chế, chưa hiểu thật sự đầy đủ về sự cần thiết và lợi ích của việc học nghề đối với vấn đề tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giải quyết việc làm sau đào tạo; chưa chủ động, tích cực tham gia học nghề. Một số phong tục, tập quán ở địa phương đã ảnh hưởng tới việc học tập của người học. Còn một bộ phận lao động là người dân tộc thiểu số không muốn xa gia đình nên việc học nghề để chuyển dịch cơ cấu lao động gặp khó khăn. Tâm lý xã hội vẫn còn chú trọng việc học đại học; coi việc học nghề chưa phải là chỗ dựa vững chắc đối với việc lập nghiệp, tìm việc làm và tự tạo việc làm ổn định lâu dài của người lao động.

- Công tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và dự báo liên quan đến nguồn nhân lực mặc dù đã được triển khai nhưng chưa thành hệ thống bài bản, chưa có tính kết nối giữa các địa phương trên hệ thống toàn quốc.

- Thị trường lao động của tỉnh Lào Cai tuy có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với các tỉnh miền núi lân cận, tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thực sự chú trọng việc sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề, vẫn còn tình trạng sử dụng lao động phổ thông chưa qua đào tạo.

- Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở các địa phương còn thiếu, chưa chuyên sâu, phần lớn thực hiện kiêm nhiệm.

- Chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhiều cơ sở GDNN mặc dù đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, lĩnh vực cụ thể và yêu cầu đổi mới cơ cấu kinh tế - xã hội.

- Học sinh, sinh viên tốt nghiệp yếu về ngoại ngữ và các kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp, thái độ nghề nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm.., kỹ năng khởi nghiệp; một bộ phận gia đình vẫn coi trọng bằng cấp, hình thức.

- Khả năng đáp ứng từ ngân sách trung ương, địa phương và huy động từ những nguồn lực khác còn nhiều hạn chế, dẫn đến đầu tư chưa đồng bộ đối với nhu cầu thực tế đề ra của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; đặc biệt đối với các cơ sở mới được sáp nhập gặp rất nhiều khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất. Chưa kêu gọi được nhiều sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (xây dựng cơ bản, trang thiết bị đào tạo,...).

3. Nguyên nhân:

- Tỉnh Lào Cai là tỉnh miền núi, dân tộc thiểu số chiếm 64,1% dân số toàn tỉnh, trình độ và chất lượng văn hoá thấp (tỷ lệ không biết chữ và tái mù cao) nên nhận thức của người lao động trong công tác đào tạo nghề còn hạn chế, vì vậy trong quá trình triển khai hướng dẫn tuyên truyền, tư vấn người dân tham gia học nghề và trong quá trình người dân học nghề còn gặp rất nhiều khó khăn.

- Tỷ lệ hộ nghèo cao, tỷ lệ giảm nghèo chưa thực sự bền vững dẫn đến việc đầu tư thời gian, kinh phí tham gia học nghề cũng như đầu tư các điều kiện để áp dụng những kiến thức, kỹ thuật đã được truyền đạt vào phát triển sản xuất kinh doanh, tăng gia sản xuất còn nhiều hạn chế.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; còn thiếu về đội ngũ nhà giáo cho các nghề phi nông nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao vì vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, sau đào tạo của học sinh sinh viên, người lao động.

- Cộng đồng các doanh nghiệp chưa thật sự vào cuộc, đồng hành với công tác giáo dục nghề nghiệp của tỉnh; nguồn kinh phí thực hiện công tác đào tạo nghề của tỉnh chủ yếu phụ thuộc vào Trung ương. Những năm qua, tỉnh đã quan tâm cân đối bố trí được một phần kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương để đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu so với thực tiễn, nên việc tổ chức, triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề của tỉnh gặp nhiều khó khăn.

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố chưa bố trí được cán bộ chuyên trách về công tác giáo dục nghề nghiệp và việc làm, mà chủ yếu làm kiêm nhiệm nhiều việc do đó việc tham mưu, thực hiện chưa được kịp thời.

Phần II

MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH

1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế:

Mục tiêu xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm, cầu nối giao thương kinh tế, đối ngoại giữa Việt Nam và các nước ASEAN với thị trường vùng Tây Nam (Trung Quốc); trọng điểm về phát triển du lịch, dịch vụ, cửa khẩu, công nghiệp luyện kim, phát triển sản xuất nông nghiệp sạch đặc hữu cung cấp cho vùng và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy tốt bản sắc dân tộc các nét đẹp của văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc...

Phấn đấu đến năm 2025, Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng trung du và miền núi phía Bắc. Đến năm 2030, Lào Cai là tỉnh phát triển khá của cả nước. Phát triển bền vững các lĩnh vực từ dịch vụ đến sản xuất, khai thác khoáng sản cũng như phát triển đô thị; các dịch vụ xã hội được cung cấp hiệu quả trong mọi lĩnh vực như y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao. Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực dân cư, các điều kiện trật tự, an toàn xã hội và an sinh xã hội được đảm bảo tốt; an ninh được giữ vững.

Do đó, để đáp ứng các điều kiện phát triển kinh tế xã hội, đòi hỏi sự nỗ lực lớn trong các hoạt động về việc làm, thị trường lao động. Trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Lào Cai tập trung chuyển hướng đào tạo nghề từ cung sang cầu thị trường lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai và đáp ứng các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để đưa tỉnh trở thành một địa phương phát triển, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước trong và ngoài nước.

2. Dự báo dân số đến năm 2025:

Quy mô và cơ cấu dân số tỉnh Lào Cai đến năm 2025 là 812.063 người, tốc độ tăng dân số bình quân 1,1 - 1,14%/năm; dân số thành thị đến năm 2025 chiếm 23,5%; dân số nông thôn đến năm 2025 chiếm 76,5%; Dân số trong độ tuổi lao động đến năm 2025 là 499.731 người.

3. Dự báo nhu cầu lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2025:

- Các dự báo tính toán về phát triển kinh tế xã hội đến năm 2025 cho thấy lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế đến năm 2025 là 494.102 người (tăng 39.617 lao động so năm 2020).

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh: tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai đến năm 2025 ngành nông lâm nghiệp bình quân khoảng 10,5-11,5%/năm; ngành công nghiệp xây dựng bình quân khoảng 12-12,5%/năm; ngành Dịch vụ bình quân 11-12%/năm.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế dự báo lao động lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2025 chiếm 55,3%; lĩnh vực công nghiệp đến năm 2025 chiếm 18,67%; lĩnh vực dịch vụ đến năm 2025 chiếm 26,03%.

4. Dự báo nhu cầu đào tạo:

Đến năm 2025 cần khoảng trên 317,5 nghìn lao động qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp, trong đó:

+ Cao đẳng: 13,3 nghìn lao động (tăng 4,5 nghìn lao động).

+ Trung cấp: 51,5 nghìn lao động (tăng 15 nghìn lao động).

+ Sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 252,7 nghìn lao động (tăng 38,5 nghìn lao động).

5. Dự báo các ngành nghề đào tạo:

Tập trung đào tạo các nghề thuộc các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm của tỉnh như: lĩnh vực Du lịch và Dịch vụ, lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng, lĩnh vực Nông lâm nghiệp, thủy sản, trong đó tập trung vào các ngành/nghề mũi nhọn và chất lượng cao, cụ thể:

- Lĩnh vực công nghệ thông tin; công nghệ môi trường, chống biến đổi khí hậu: chế tạo thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, công nghệ tái chế, tái sử dụng rác thải đô thị,....

- Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: công nghệ ô tô, công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản; công nghệ tuyển; công nghệ luyện kim; điện công nghiệp; công nghệ xây dựng, các công trình công nghiệp đặt biệt;....

- Lĩnh vực dịch vụ - du lịch: Quản lý du lịch; Nhân viên marketing du lịch Điều hành du lịch; Quản trị Du lịch - Khách sạn và Hướng dẫn du lịch; chế biến đồ uống, thực phẩm cao cấp,...

- Lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: áp dụng phương pháp truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học trong chọn tạo và nhân nhanh các giống vật nuôi mới, giống loài thủy sản sạch bệnh; công nghệ tổng hợp và tự động hóa quá trình trồng trọt và thu hoạch các loại cây trồng trong nhà lưới, nhà kính; công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); công nghệ sản xuất cây trồng an toàn theo VietGAP, các nghề nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;...

6. Dự báo về giải quyết việc làm sau đào tạo:

- Đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 5.000 doanh nghiệp hoạt động, 2030 có khoảng trên 7.000 doanh nghiệp hoạt động. Nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo, bồi dưỡng trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã: Năm 2025 là khoảng trên 50.000 người, 2030 là khoảng 55.000 người.

Tỷ lệ lao động trong doanh nghiệp có trình độ đào tạo từ Sơ cấp trở lên được nâng từ 65% lên khoảng 85%.

- Giai đoạn 2021-2025: Trong 58.000 lao động, tập trung đào tạo cho khoảng 31.900 lao động cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã đã, đang và mới hoạt động, khoảng 26.100 lao động phục vụ phát triển kinh tế hộ gia đình và tự tạo việc làm. Trong đó cũng tập trung chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng lại cho lao động để nâng trình độ, tay nghề đáp ứng yêu cầu tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Hỗ trợ đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố căn bản của giáo dục nghề nghiệp; các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nghề nghiệp nhằm nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh và trên phạm vi cả nước; chuyển dịch dần cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và lĩnh vực du lịch, dịch vụ thương mại và trong nội bộ từng ngành.

Phấn đấu đến năm 2025 Trường Cao đẳng Lào Cai được công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao, thực hiện tự chủ 100% chi thường xuyên.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1 Về số lượng đào tạo: Tập trung đào tạo mới; đào tạo nâng cao cho khoảng 58.000 lao động, trong đó tập trung đào tạo các ngành nghề yêu cầu trình độ cao, kỹ thuật công nghệ cao (trình độ cao đẳng khoảng: 6.450 người; trung cấp khoảng: 16.570 người; sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 34.980 người). Góp phần nâng tỷ lệ qua đào tạo chung tham gia hoạt động kinh tế năm 2025 đạt 70%, trong đó tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ đạt 32%.

(Chi tiết tại phụ biểu số 01, 02, 03,3.1,3.2, 04 đính theo)

2.2. Hỗ trợ mở rộng quy mô đào tạo tại các Cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn: Phấn đấu đến năm 2021, quy mô tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 8.000 người/năm; đến năm 2025, quy mô tuyển sinh đạt 10.000 người/năm.

2.3. Cơ cấu lĩnh vực, ngành nghề đào tạo: Trong giai đoạn 2021 - 2025 tập trung đào tạo và đào tạo lại các nghề thuộc các lĩnh vực phát triển trọng tâm, trọng điểm của tỉnh như: lĩnh vực Du lịch và Dịch vụ, lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng, lĩnh vực Nông lâm nghiệp, thủy sản, trong đó tập trung vào các ngành/nghề mũi nhọn và chất lượng cao, cụ thể:

- Nhóm nghề thương mại, du lịch - dịch vụ: 19.140 lao động, chiếm 33%.

- Nhóm nghề Công nghiệp - Xây dựng: 17.400 lao động, chiếm 30%.

- Nhóm nghề Nông lâm, nghiệp, thủy sản: 21.460 lao động, chiếm 37%.

(Chi tiết tại phụ biểu số 05 kèm theo)

2.4. Hỗ trợ phát triển đội ngũ cán bộ, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các cơ sở giáo dục nghề. Phấn đấu đến hết năm 2025 tổng số cán bộ, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh là khoảng 874 người, trong đó đội ngũ nhà giáo là khoảng 708 người (Tiến sỹ: 08 nhà giáo, Thạc sỹ: 283 nhà giáo, Đại học: 507 nhà giáo,...).

(Chi tiết tại phụ biểu số 06 kèm theo)

2.5. Nâng cao vai trò trách nhiệm, tiến tới thực hiện cơ chế tự chủ tại các Cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo lộ trình:

- Đối với Trường Cao đẳng Lào Cai: Đến năm 2025, tự chủ 100% kinh phí chi thường xuyên và 30% chi đầu tư.

- Đối với các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập: Đến năm 2030, tự chủ 100% kinh phí chi thường xuyên.

III. NHIỆM VỤ

1. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, bảo đảm quy mô, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo (đa ngành, chuyên ngành), chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng. Ưu tiên, khuyến khích, tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đào tạo giáo dục nghề nghiệp. Cho phép thành lập từ 03 đến 05 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập.

Sáp nhập hoặc giải thể các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập yếu kém, hoạt động không hiệu quả, không đủ năng lực triển khai tự chủ và hợp tác chặt chẽ với các trường cao đẳng, trung cấp để tổ chức đào tạo.

Tập trung nguồn lực đầu tư cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, có các ngành, nghề trọng điểm đã được phê duyệt theo các cấp độ (quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia) và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các nghề có định hướng trọng điểm và theo nhóm đối tượng đặc thù. Khuyến khích thành lập mới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp của doanh nghiệp và có vốn đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh phân luồng, thu hút học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học theo chương trình 9+.

2. Nâng cao năng lực, chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

2.1. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo:

- Triển khai sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị đào tạo đối với 05 Trung tâm, gồm: Trung tâm GDNN - GDTX các huyện Bắc Hà, Bảo Yên, Sa Pa, thành phố Lào Cai và Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh theo Quyết định số 683/QĐ-LĐTBXH ngày 05/6/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt danh sách các cơ sở được hỗ trợ đầu tư theo chính sách quy định tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

- Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo cho 07 nghề theo cấp trình độ chuẩn quốc gia, khu vực, quốc tế cho Trường Cao đẳng Lào Cai. Phấn đấu đến năm 2022, nghề Điện công nghiệp, Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn có thiết bị đào tạo đạt cấp độ Quốc tế, nghề Công nghệ ô tô, Hướng dẫn du lịch đạt cấp độ ASEAN; năm 2023 nghề Hàn, Thú y, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đạt cấp độ Quốc gia.

2.2 Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Chuẩn hóa, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp:

- Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có thế mạnh, những ngành nghề thiếu nhân lực; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số; đào tạo gắn với sử dụng lao động, tiết kiệm, hiệu quả cao. Giai đoạn 2020-2025 tập trung đào tạo khoảng 2.000 người: Tiến sĩ: 50, Thạc sĩ: 660, Chuyên khoa: 200; tuyển chọn người xuất sắc đi học đại học: 350; học nghề: 740.

Riêng trường Cao đẳng Lào Cai cần đào tạo trình độ Tiến sỹ 10 người thuộc các chuyên ngành đào tạo ngành nghề trọng điểm và các chuyên ngành đào tạo khác theo nhu cầu; thạc sỹ 102 người (trong đó: 51 người thuộc các chuyên ngành đào tạo ngành nghề trọng điểm, 50 người thuộc chuyên ngành đào tạo khác theo nhu cầu); bồi dưỡng kỹ năng nghề cho 75 nhà giáo và bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học nâng cao cho gần 110 nhà giáo của 07 nghề trọng điểm để thực hiện chiến lược phát triển trường Cao đẳng Lào Cai thành trường chất lượng cao, đào tạo các ngành nghề trọng điểm cấp độ Quốc tế, khu vực Asean, quốc gia; Đào tạo chuyển đổi 50 cán bộ, giáo viên để phù hợp với quy hoạch cơ cấu ngành nghề của trường, phù hợp với nhu cầu đào tạo của xã hội; Tuyển chọn người xuất sắc đi học đại học hoặc thu hút sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trở lên 33 người.

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo yêu cầu của từng giai đoạn, nhằm hình thành đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp có tính chuyên nghiệp. Trong giai đoạn 2021 - 2025 tập trung đào tạo, bồi dưỡng “Nghiệp vụ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp” cho khoảng 34 cán bộ quản lý tại các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh; tại Trường Cao đẳng Lào Cai đào tạo Lý luận chính trị từ trung cấp trở lên cho 15 người, bồi dưỡng lãnh đạo quản lý cấp phòng: 29 người.

- Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị xã, thành phố, xác định rõ những ngành nghề đặc thù của địa phương cần đào tạo cho người lao động trên địa bàn trong giai đoạn tới, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo có chuyên môn ngành nghề phù hợp để thực hiện nhiệm vụ được giao (đảm bảo mỗi Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có tối thiểu từ khoảng 3- 5 giáo viên cơ hữu dạy nghề phi nông nghiệp, 02 giáo viên dạy nghề nông lâm ngư nghiệp).

- Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút, khuyến khích các nhà khoa học, nghệ nhân, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, người lao động sản xuất giỏi có năng lực tham gia dạy nghề.

2.3. Phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề:

- Thường xuyên nghiên cứu, điều chỉnh, đổi mới và phát triển nội dung chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo cho người lao động theo yêu cầu về ngành nghề, về quy trình, công nghệ, về trình độ, chất lượng lao động sau đào tạo theo từng giai đoạn đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và phù hợp với đối tượng đào tạo nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế - xã hội đang chuyển dịch theo hướng trở thành một tỉnh công nghiệp, cụ thể:

- Giai đoạn 2021-2025 tập trung biên sọan mới, điều chỉnh, cập nhật bổ sung khoảng 85 chương trình các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và khoảng trên 900 giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp.

- Trường Cao đẳng Lào Cai đến năm 2025 đảm bảo 100% chương trình, giáo trình được biên soạn, chỉnh sửa, bổ sung đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, phấn đấu đến năm 2023 các chương trình đào tạo các nghề trọng điểm được công nhận đạt tiêu chuẩn cấp độ quốc gia, khu vực, quốc tế tương ứng với từng cấp độ đầu tư.

2.4. Đẩy mạnh hoạt động kiểm định và bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định:

- Đào tạo, bồi dưỡng cho 10 kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp tại Trường Cao đẳng Lào Cai; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về bảo đảm chất lượng cho 50% cán bộ, giáo viên, giảng viên tại các Cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề trọng điểm quốc gia tại Trường Cao đẳng Lào Cai.

2.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề đến năm 2025 và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ:

- Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin để phấn đấu đến năm 2025, 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và phương tiện, thiết bị dạy học phục vụ cho công tác quản lý, hoạt động dạy và học nghề. Trong đó ưu tiên đầu tư cho trường Cao đẳng Lào Cai để cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong nhà trường đáp ứng tiêu chí, tiêu chuẩn của trường Cao đẳng chất lượng cao (lồng ghép thực hiện cùng Đề án ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh giáo dục thông minh, giáo dục STEM giai đoạn 2021-2025 của tỉnh).

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để có những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, gắn với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Tập trung nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động, giải quyết việc làm sau đào tạo:

- Tập trung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp, trong đó ưu tiên doanh nghiệp, lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ; đảm bảo người lao động sau học nghề có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và thái độ nghề nghiệp để tham gia hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cho xã hội, đảm bảo tối thiểu 80% lao động có việc làm sau đào tạo vào năm 2021; 85% vào năm 2025.

- Hỗ trợ đào tạo trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ và ngành nghề đặc thù đáp ứng yêu cầu để đưa lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế nhằm phát triển thị trường lao động; đẩy mạnh công tác cho vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, nhất là đối với những lao động sau đào tạo có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh.

4. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác truyền thông, giám sát, đánh giá hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

4.1. Công tác truyền thông:

- Tổ chức thông tin, truyền thông, tư vấn, hướng nghiệp về giáo dục nghề nghiệp gắn với việc làm đáp ứng thị trường lao động để phân luồng, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2025 ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các huyện 30a, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%; ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng, các huyện 30a, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 35%.

- Nâng cao năng lực tư vấn, hướng nghiệp, tuyên truyền, dự báo nhu cầu đào tạo về giáo dục nghề nghiệp gắn với việc làm đáp ứng thị trường lao động thông qua xây dựng và phát hành các bộ tài liệu, ấn phẩm, sách, tờ rơi, phóng sự, phim tài liệu... liên quan đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến, tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp; tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm... theo các chuyên đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

4.2. Kiểm tra, giám sát:

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về hiệu quả hoạt động dạy nghề cho người lao động theo định kỳ hoặc đột xuất; việc triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình tại các Cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Tổ chức các Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình của các cấp, các ngành và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

IV. NHU CẦU VỐN

Phân theo nguồn vốn: dự kiến 873,5 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách TW: 363 tỷ đồng

- Ngân sách địa phương: 320,5 tỷ đồng.

- Xã hội hóa đào tạo: 190 tỷ đồng.

(Chi tiết tại phụ biểu số 07,08,9 kèm theo)

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp:

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp và sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, đoàn thể, tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, việc làm cũng như các nhiệm vụ của Chương trình.

- Đưa nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông vào chủ trương, kế hoạch chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong huy động, vận động học sinh tốt nghiệp THCS đi học THPT, đi học nghề.

2. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

- Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, bảo đảm quy mô, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo (đa ngành, chuyên ngành), chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng.

- Sáp nhập hoặc giải thể các cơ sở giáo dục nghề nghiệp yếu kém, hoạt động không hiệu quả, không đủ năng lực triển khai tự chủ và hợp tác chặt chẽ với các trường cao đẳng, trung cấp để tổ chức đào tạo.

3. Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và việc làm bền vững:

- Nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu làm việc và nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực, ngành nghề, cấp trình độ đào tạo; hình thành cơ sở dữ liệu về cung cầu thị trường lao động.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Phát huy vai trò của các đơn vị sử dụng lao động, người sử dụng lao động, hiệp hội nghề nghiệp trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trung tâm dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm nhằm hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp. Chú trọng phát triển tinh thần khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp.

- Chuyển đào tạo giáo dục nghề nghiệp từ đào tạo theo năng lực sẵn có của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sang đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động và xã hội; gắn đào tạo giáo dục nghề nghiệp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của từng lĩnh vực, của từng địa phương, của các doanh nghiệp và với nhu cầu việc làm của người lao động.

- Thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở GDNN và các trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm nhằm cung cấp thông tin cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về nhu cầu nhân lực trên địa bàn và hỗ trợ người học tìm kiếm việc làm.

4. Đẩy mạnh tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn với trách nhiệm giải trình, cơ chế đánh giá độc lập, sự kiểm soát của nhà nước, giám sát của xã hội:

Thực hiện tự chủ toàn diện; chuyển đổi hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đủ điều kiện sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hạch toán như doanh nghiệp; kiên quyết chuyển sang cơ chế tự bảo đảm hoàn toàn về tài chính, tổ chức nhân sự và thực hiện nhiệm vụ đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đào tạo những ngành nghề có khả năng xã hội hóa cao trên cơ sở Nhà nước thực hiện lộ trình bảo đảm kinh phí hoạt động có thời hạn.

5. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong xã hội chăm lo phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm:

Tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp, cá nhân và các đơn vị khác tham gia dạy nghề, hướng dẫn hỗ trợ và chuẩn hóa đào tạo giáo dục nghề nghiệp cho các doanh nghiệp đang thực hiện tự đào tạo.

Mở rộng quy mô đào tạo theo hướng xã hội hoá nhằm huy động các nguồn lực cho công tác giáo dục nghề nghiệp trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Liên kết và sử dụng năng lực của các trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp... trên địa bàn toàn tỉnh cho mục tiêu chung nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo nghề.

VI. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả về kinh tế:

Đáp ứng được nguồn nhân lực phục vụ các chương trình phát triển kinh tế xã hội và củng cố an ninh quốc phòng.

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, khai thác các tiềm năng thế mạnh của mỗi địa phương.

Người lao động có kiến thực, kỹ năng nghề nghiệp dễ tìm kiếm được việc làm hoặc tự bố trí được việc làm, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

2. Về mặt xã hội:

Góp phần nâng cao trình độ dân trí, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, đảm bảo ổn định trật tự xã hội và an sinh xã hội ở địa phương.

Tăng cường cơ sở vất chất, chất lượng đội ngũ giáo viên và phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề, đáp ứng nhu cầu học nghề của nhân dân và yêu cầu tuyển dụng lao động của các đơn vị, doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ giáo viên của tỉnh qua đó tỉnh có thể chủ động được một phần trong việc tổ chức, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, nhất là ngành nghề mũi nhọn để phục vụ các dự án lớn của tỉnh.

Công tác quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp được tăng cường.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Là cơ quan thường trực tổng hợp kết quả thực hiện Đề án; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu phân bổ các nguồn lực thực hiện Đề án.

- Chủ trì phối hợp với các ban, ngành liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố trong việc tổ chức dạy nghề cho người lao động; Chủ động liên hệ với các Trường đào tạo của Trung ương và tỉnh bạn giúp đào tạo nghề cho người lao động của tỉnh ở những ngành nghề mũi nhọn, yêu cầu công nghệ cao mà các cơ sở dạy nghề trong tỉnh chưa đào tạo được.

- Tham mưu cho tỉnh các cơ chế chính sách mới trong công tác giáo dục nghề nghiệp; Cung cấp thông tin thị trường, tư vấn giải quyết việc làm cho lao động sau khi đào tạo.

- Quản lý về mặt nhà nước đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực hiện thanh tra, kiểm tra về hoạt động dạy nghề trên địa bàn và việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đào tạo được giao.

2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể có liên quan:

- Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn lực cho Đề án, trực tiếp cấp phát, giám sát và quyết toán các nguồn ngân sách cho đào tạo nghề.

- Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh triển khai tổ chức hiệu quả Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019-2025 theo Quyết định số 2567/QĐ-UBND ngày 19/8/2019 của UBND tỉnh.

- Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở , ngành được giao chủ trì đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Tham mưu triển khai hiệu quả nội dung hỗ trợ đào tạo nhân lực sau đại học.

- Các ngành chức năng căn cứ vào yêu cầu phát triển và nhiệm vụ của ngành, xây dựng kế hoạch tổng thể giai đoạn và hàng năm về nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu đào tạo nghề gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt và chỉ đạo, tổ chức quá trình thực hiện đạt hiệu quả cao.

- Ngân hàng chính sách xã hội: Chủ trì giải ngân vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, nhất là đối với những lao động sau đào tạo có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế.

- Các cơ quan, báo đài và các tổ chức chính trị xã hội: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến đông đảo quần chúng nhân dân về Đề án nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025.

3. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề của huyện, thành phố cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để tổ chức thực hiện; Chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về đào tạo cho người lao động và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp trực thuộc đẩy mạnh tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo trên địa bàn.

4. Trách nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn:

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến đông đảo quần chúng nhân dân của địa phương về chế độ, chính sách liên quan đến công tác đào tạo nghề; lập sổ cung, cầu lao động, nắm chắc nhu cầu học nghề của lao động. Tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác đào tạo nghề.

5. Trách nhiệm của các trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giới thiệu việc làm:

- Tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng dạy nghề, nhằm hướng đến đào tạo được nguồn lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

- Làm tốt công tác phân luồng, định hướng cho học sinh tốt nghiệp THCS và THPT trong nhà trường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong và ngoài nhà trường để các cấp, các ngành và toàn xã hội nâng cao nhận về trách nhiệm và tầm quan trọng của việc phân luồng học sinh sau THCS và THPT; đồng thời giúp các bậc cha, mẹ học sinh và học sinh nhận thức rõ, đúng đắn hơn việc học tập và cơ hội học tập, làm việc là yêu cầu trong quá trình đảm bảo cơ cấu hợp lý nguồn nhân lực xã hội.

6. Trách nhiệm của người sử dụng lao động:

Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển dự báo nhu cầu sử dụng lao động của đơn vị trên cơ sở đó phối hợp với các cơ quan quản lý và các trường, cơ sở dạy nghề đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cho phù hợp với yêu cầu; đồng thời chủ động giải quyết, bố trí việc làm cho người lao động sau đào tạo.

7. Về chế độ báo cáo:

Định kỳ hàng tháng, quý, năm các ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Trường, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp báo cáo tình hình thực hiện công tác dạy nghề cho người lao động về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:

+ Báo cáo tháng: gửi trước ngày 25 hàng tháng;

+ Báo cáo quý: gửi trước ngày 20 của tháng cuối quý;

+ Báo cáo năm: gửi trước ngày 15 tháng 12./.

 


Biểu số 01

DỰ BÁO DÂN SỐ, CUNG - CẦU LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

(Kèm theo Quyết định số    /QĐ-UBND ngày   tháng   năm 2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

STT

Chỉ tiêu

Đến năm 2020

 Dự báo 2021-2025

Ghi chú

2021

2022

2023

2024

2025

I

DÂN SỐ - LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM

 

 

 

 

 

 

 

1

Dân số

746 024

758 408

771 387

784 538

797 792

812 063

 

2

Lực lượng lao động

459 793

466 144

474 801

483 022

490 935

499 731

 

3

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế

454 485

460 824

469 388

477 555

485 032

494 102

 

 

- Công nghiệp - xây dựng

82.762

84.331

86.320

88.252

90.070

92.249

 

 

Tỷ lệ

18,21

18,30

18,39

18,48

18,57

18,67

 

 

- Nông lâm nghiệp và thủy sản

265 601

266 448

268 490

270 201

271 278

273 238

 

 

Tỷ lệ

58,44

57,82

57,20

56,58

55,93

55,30

 

 

- Du lịch - Dịch vụ

106.122

110.045

114.578

119.102

123.683

128.615

 

 

Tỷ lệ

23,35

23,88

24,41

24,94

25,50

26,03

 

 

Biểu số 02

DỰ BÁO NHU CẦU LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO THEO TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số   /QĐ-UBND ngày   tháng   năm 2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

STT

Chỉ tiêu

Đến năm 2020

Đến năm 2021

Đến năm 2022

Đến năm 2023

Đến năm 2024

Đến năm 2025

 

Số lao động qua đào tạo, bồi dưỡng

 259 596

 270 096

 281 096

 292 596

 304 596

 317 596

1

Cao đẳng

 8 830

 9 780

 10 930

 12 180

 13 630

 15 280

2

Trung cấp

 36 558

 38 828

 41 528

 44 778

 48 528

 53 128

3

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

 214 208

 221 488

 228 638

 235 638

 242 438

 249 188

 

Biểu số 03

MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG, ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số    /QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nội dung

Đơn vị

Mục tiêu NQ Đại hội XVI

Mục tiêu Đề án giai đoạn 2021-2025

Ước thực hiện năm 2020

Mục tiêu năm 2021

Mục tiêu năm 2022

Mục tiêu năm 2023

Mục tiêu năm 2024

Mục tiêu năm 2025

So sánh

Ghi chú

Mục tiêu ĐA so với NQĐH XVI

Mục tiêu năm 2025 so với ƯTH 2020

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

14

15

16

 

Tổng số tuyển mới; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

Người

 

 58 000

17.250

10.500

11.000

11.500

12.000

13.000

 

75,36

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cao đẳng

Người

 

 6 450

1.080

950

1.150

1.250

1.450

1.650

 

152,78

 

2

Trung cấp

Người

 

 16 570

3.270

2.270

2.700

3.250

3.750

4.600

 

140,67

 

3

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

 

 

 34 980

12900

7.280

7.150

7.000

6.800

6.750

 

52,33

 

 

Biểu số 3.1

KẾ HOẠCH SỐ TUYỂN MỚI, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ TỐT NGHIÊP HÀNG NĂM GIAI ĐOẠN 2021 -2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số    /QĐ-UBND ngày   tháng   năm 2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

Số TT

Chỉ tiêu

Giai đoạn 2021-2025

Chia theo từng năm

Ghi chú

2021

2022

2023

2024

2025

I

Tổng số tuyển mới và đào tạo, bồi dưỡng

 58 000

 10 500

 11 000

 11 500

 12 000

 13 000

 

 

Cao đẳng

 6 450

 950

 1 150

 1 250

 1 450

 1 650

 

 

Trung cấp

 16 570

 2 270

 2 700

 3 250

 3 750

 4 600

 

 

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

 34 980

 7 280

 7 150

 7 000

 6 800

 6 750

 

 

Trong đó: - Sơ cấp

 19 560

 4 110

 4 030

 3 760

 3 550

 3 480

 

 

 - Đào tạo thường xuyên

 15 420

 3 170

 3 120

 3 240

 3 250

 3 270

 

II

Số tốt nghiệp hàng năm

 52 198

 10 634

 10 949

 9 738

 10 152

 10 725

 

 

Cao đẳng

 5 236

 903

 1 050

 931

 1 127

 1 225

 

 

Trung cấp

 13 731

 2 815

 3 107

 2 157

 2 565

 3 088

 

 

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

 33 231

 6 916

 6 793

 6 650

 6 460

 6 413

 

 

Trong đó: - Sơ cấp

 17 984

 3 905

 3 829

 3 572

 3 373

 3 306

 

 

 - Đào tạo thường xuyên

 15 248

 3 012

 2 964

 3 078

 3 088

 3 107

 

 


Biểu số 3.2

KẾ HOẠCH CHI TIẾT TUYỂN MỚI, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 CHIA THEO CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ

(Ban hành kèm theo Quyết định số   /QĐ-UBND ngày   tháng   năm 2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Chỉ tiêu lao động qua đào tạo

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Tổng số đào tạo, bồi dưỡng

58.000

10.500

11.000

11.500

12.000

13.000

1

Cao đẳng

6.450

950

1.150

1.250

1.450

1.650

2

Trung cấp

16.570

2.270

2.700

3.250

3.750

4.600

3

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

34.980

7.280

7.150

7.000

6.800

6.750

II

Chia theo từng huyện

58.000

10.500

11.000

11.500

12.000

13.000

1

UBND thành phố Lào Cai

11.345

2.090

2.185

2.290

2.300

2.480

-

Cao đẳng

1.270

195

235

250

280

310

-

Trung cấp

3.740

555

635

750

820

980

-

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

6.335

1.340

1.315

1.290

1.200

1.190

2

UBND huyện Bát Xát

8.412

1.517

1.605

1.695

1.750

1.845

+

Cao đẳng

955

155

175

185

210

230

+

Trung cấp

2.770

400

480

570

620

700

 +

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

4.687

962

950

940

920

915

3

UBND huyện Bảo Thắng

7.472

1.367

1.445

1.465

1.540

1.655

+

Cao đẳng

945

150

170

185

210

230

+

Trung cấp

2.705

400

475

530

600

700

 +

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

3.822

817

800

750

730

725

4

UBND huyện Bảo Yên

6.128

1.128

1.155

1.200

1.260

1.385

+

Cao đẳng

680

100

120

130

150

180

+

Trung cấp

1.835

285

300

350

400

500

 +

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

3.613

743

735

720

710

705

5

UBND huyện Văn Bàn

6.154

1.124

1.165

1.220

1.280

1.365

+

Cao đẳng

670

100

120

130

150

170

+

Trung cấp

1.325

170

205

260

310

380

 +

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

4.159

854

840

830

820

815

6

UBND Thị xã Sa Pa

5.608

1.023

1.050

1.100

1.160

1.275

+

Cao đẳng

670

100

120

130

150

170

+

Trung cấp

1.330

180

200

250

300

400

 +

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

3.608

743

730

720

710

705

7

UBND huyện Bắc Hà

4.856

856

915

950

1.020

1.115

+

Cao đẳng

420

50

70

80

100

120

+

Trung cấp

985

100

145

180

240

320

 +

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

3.451

706

700

690

680

675

8

UBND huyện SiMaCai

3.755

650

685

735

790

895

 +

Cao đẳng

420

50

70

80

100

120

+

Trung cấp

870

80

115

165

210

300

 +

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

2.465

520

500

490

480

475

9

UBND huyện Mường Khương

4.269

744

795

845

900

985

+

Cao đẳng

420

50

70

80

100

120

+

Trung cấp

1.010

100

145

195

250

320

 +

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

2.839

594

580

570

550

545

 

Biểu số 4

KẾ HOẠCH TUYỂN MỚI, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số   /QĐ-UBND ngày   tháng   năm 2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

Số TT

Chỉ tiêu

Tổng giai đoạn 2021-2025

Chia theo từng năm

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

 

TỔNG SỐ

 46 400

 8 400

 8 800

 9 200

 9 600

 10 400

1

Cao đẳng

 5 160

 760

 920

 1 000

 1 160

 1 320

2

Trung cấp

 13 256

 1 816

 2 160

 2 600

 3 000

 3 680

3

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

 27 984

 5 824

 5 720

 5 600

 5 440

 5 400

 

Trong đó: - Sơ cấp

 15 144

 3 288

 3 224

 3 008

 2 840

 2 784

 

 - Đào tạo thường xuyên

 12 840

 2 536

 2 496

 2 592

 2 600

 2 616

 

Biểu số 5

BIỂU TỔNG HỢP CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số    /QĐ-UBND ngày   /   /2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nhóm nghề đào tạo

Tổng giai đoạn 2021-2025

Chia ra

 

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

 

Tổng

58.000

10.500

11.000

11.500

12.000

13.000

 

1

Nhóm nghề du lịch - dịch vụ

19.140

3.465

3.630

3.795

3.960

4.290

 

 

Hướng dẫn du lịch

1.125

150

230

235

250

260

 

 

Quản trị lữ hành

740

130

140

150

155

165

 

 

Điều hành tour du lịch

772

150

150

155

157

160

 

 

Nghiệp vụ bán hàng

2.520

480

490

500

520

530

 

 

Nghiệp vụ lễ tân

1.235

230

240

245

250

270

 

 

Nghiệp vụ lưu trú

845

150

160

165

170

200

 

 

Kỹ thuật chế biến món ăn

2.590

480

500

520

530

560

 

 

Kỹ thuật pha chế đồ uống

755

120

150

155

160

170

 

 

Kỹ thuật làm bánh...

1.405

210

280

295

300

320

 

 

Chăm sóc sắc đẹp...

1.750

290

330

360

370

400

 

 

Nhân viên hành chính, kế toán

980

160

180

190

200

250

 

 

Nhân viên lái xe, bảo vệ, tạp vụ, cây xanh

1.500

270

290

300

310

330

 

 

Nghề khác

2.923

645

490

525

588

675

 

2

Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng

3.480

630

660

690

720

780

 

 

Bê tông, Cốp pha - giàn giáo

655

100

130

135

140

150

 

 

Cốt thép - hàn

680

110

135

140

145

150

 

 

Cấp thoát nước

400

75

70

80

85

90

 

 

Nề - Hoàn thiện

730

130

135

150

155

160

 

 

Kỹ thuật xây dựng,

370

70

60

70

80

90

 

 

Xây dựng và hoàn thiện công trình thủy lợi...

385

65

65

75

85

95

 

 

Nghề khác

260

80

65

40

30

45

 

3

Nhóm nghề công nghệ KT cơ khí

3.191

578

605

633

660

715

 

 

Cắt gọt kim loại

385

70

70

75

80

90

 

 

Gò; hàn;

460

80

90

95

95

100

 

 

Sửa chữa cơ máy mỏ

375

85

70

75

70

75

 

 

Sửa chữa thiết bị luyện kim

300

50

55

60

65

70

 

 

Sửa chữa thiết bị hóa chất

350

60

65

70

75

80

 

 

Công nghệ ô tô

800

150

155

160

165

170

 

 

Sửa chữa máy nâng chuyển..

260

30

50

55

60

65

 

 

Nghề khác

261

53

50

43

50

65

 

4

Nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

2.900

525

550

575

600

650

 

 

Điện dân dụng

580

100

110

120

110

140

 

 

Điện công nghiệp

645

105

120

110

150

160

 

 

Vận hành điện trong nhà máy điện

360

70

80

80

50

80

 

 

Cơ điện nông thôn

330

50

70

90

50

70

 

 

Điện tử dân dụng, công nghiệp...

540

100

120

100

120

100

 

 

Nghề khác

445

100

50

75

120

100

 

5

Nhóm nghề Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim

2.320

420

440

460

480

520

 

 

Luyện gang

105

 

40

20

15

30

 

 

Luyện thép

105

 

40

20

15

30

 

 

Luyện kim màu

360

90

60

70

80

60

 

 

Công nghệ cán, kéo thép;

290

30

35

70

75

80

 

 

Công nghệ sơn tĩnh điện;

370

60

65

75

80

90

 

 

Công nghệ sơn ô tô

410

70

75

85

90

90

 

 

Xử lý nước thải công nghiệp...

430

70

80

90

95

95

 

 

Nghề khác

250

100

45

30

30

45

 

6

Công nghệ sản xuất

2.900

525

550

575

600

650

 

 

Sản xuất các chất vô cơ;

435

70

75

100

90

100

 

 

Sản xuất các chất phân bón;

590

100

110

130

100

150

 

 

Sản xuất xi măng;

310

50

60

80

50

70

 

 

Chế biến mủ cao su;

580

100

110

120

150

100

 

 

Sản xuất tấm lợp fibro xi măng....

320

60

80

50

60

70

 

 

Nghề khác

665

145

115

95

150

160

 

7

Nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật mỏ

2.609

472

495

517

540

585

 

 

Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, lộ thiên

1.242

242

250

260

240

250

 

 

Kỹ thuật xây dựng mỏ

410

70

75

80

85

100

 

 

Vận hành thiết bị sàng tuyển quặng kim loại

245

30

35

50

60

70

 

 

Khoan nổ mìn;

260

30

35

50

65

80

 

 

Vận hành thiết bị mỏ hầm lò.....;

225

50

65

30

50

30

 

 

Nghề khác

227

50

35

47

40

55

 

8

Nhóm nghề Nông lâm nghiệp, thủy sản

21.460

3.885

4.070

4.255

4.440

4.810

 

 

Lâm sinh

440

60

70

80

100

130

 

 

Làm vườn

640

70

100

120

150

200

 

 

Cây cảnh

870

150

150

170

200

200

 

 

Nuôi trồng thủy sản

760

150

170

130

150

160

 

 

Trồng rau, hoa công nghệ cao

1.170

150

150

200

170

500

 

 

Chăn nuôi gia súc, gia cầm

1.240

200

220

250

270

300

 

 

Bảo vệ thực vật trên cây trồng

700

100

120

130

150

200

 

 

Chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa

1.470

350

250

270

250

350

 

 

Nghề khác

14.170

2.655

2.840

2.905

3.000

2.770

 

 


Biểu số 6

DỰ BÁO SỐ GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số   /QĐ-UBND ngày   tháng   năm 2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Tên cơ sở dạy nghề

Tổng số CB, GV

chia ra

Trình độ chuyên môn

Trình độ nghiệp vụ sư phạm

Kỹ năng nghề

Trình độ Tin học

Trình độ Ngoại ngữ

Cán bộ quản lý

GV dạy nghề

GV dạy môn chung

GV dạy văn hóa

CB khác

Tiến sỹ

Thạc sỹ

Đại học

Cao đẳng

TCCN-TCKT

Trình độ khác

Đại học Sư phạm +SPKT

Cao đẳng Sư phạm +SPKT

CC Sư phạm dạy nghề

A

B

1

2

3

 

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

16

17

18

 

Tổng cộng

875

44

489

53

166

125

8

283

507

25

38

14

264

10

545

128

860

860

I

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

513

7

375

53

15

65

8

248

237

11

9

0

79

0

434

106

502

502

1

Trường Cao đẳng Lào Cai

513

7

375

53

15

65

8

248

237

11

9

 

79

 

434

106

502

502

II

TRƯỜNG TRUNG CẤP

43

8

27

0

4

4

0

8

24

2

9

0

2

0

41

4

39

39

1

Trường TCN Công ty Apatit VN

43

8

27

 

4

4

 

8

24

2

9

 

2

 

41

4

39

39

III

TRUNG TÂM GDNN

319

29

87

 

147

56

0

27

246

12

20

14

183

10

70

18

319

319

1

Trung tâm GDNN - GDTX TP Lào Cai

35

2

12

 

14

7

0

1

23

5

2

4

14

4

10

3

35

35

2

Trung tâm GDNN - GDTX Bảo Thắng

21

3

5

 

9

4

0

2

17

1

1

 

10

0

7

2

21

21

3

Trung tâm GDNN - GDTX huyện Bảo Yên

26

3

5

 

12

6

0

 

21

1

4

 

13

0

7

1

26

26

4

Trung tâm GDNN - GDTX huyện Văn Bàn

25

3

4

 

12

6

0

3

17

0

2

3

19

0

0

0

25

25

5

Trung tâm GDNN - GDTX huyện Bắc Hà

29

3

7

 

13

6

0

3

22

 

3

1

13

0

10

1

29

29

6

Trung tâm GDNN - GDTX Si Ma Cai

24

3

3

 

11

7

0

5

16

0

3

0

15

2

0

0

24

24

7

Trung tâm GDNN - GDTX huyện Bát Xát

33

3

8

 

15

7

0

7

21

1

4

0

21

0

5

2

33

33

8

Trung tâm GDNN - GDTX Mường khương

24

2

5

 

14

3

0

1

22

0

1

0

15

0

6

1

24

24

9

Trung tâm GDNN - GDTX thị xã Sa Pa

22

3

5

 

12

2

0

1

21

0

0

0

12

0

8

2

22

22

10

TTDN Tư thục Phú Minh

14

1

11

 

0

2

0

1

9

4

0

0

0

4

8

2

14

14

11

TT KTTH-HNDN và GDTX

66

3

22

 

35

6

0

3

57

0

0

6

51

0

9

4

66

66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 7

NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số   /QĐ-UBND ngày   tháng   năm 2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

Đơn vị: Tỷ đồng

Số TT

Nội dung

Tổng nhu cầu 5 năm 2021-2025

Chia theo từng năm

Ghi chú

2021

2022

2023

2024

2025

 

Tổng số

873,5

164,8

186,8

178,3

175,8

167,8

 

I

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

175,0

25

45

40

35

30

 

 

Ngân sách TW

45,0

11

10

8

8

8

 

 

Ngân sách địa phương

65,0

15

13

13

12

12

 

 

Nguồn khác

65,0

13

13

13

13

13

 

II

Đầu tư nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

293,5

70,8

66,8

57,3

51,8

46,8

 

1

Đầu tư xây dựng cơ bản (Công lập)

135,0

40,0

35,0

25,0

20,0

15,0

 

 

Ngân sách TW

35,0

10,0

10,0

5,0

5,0

5,0

 

 

Ngân sách địa phương

100,0

30,0

25,0

20,0

15,0

10,0

 

2

Mua sắm thiết bị (Công lập)

154,5

30,0

31,0

31,5

31,0

31,0

 

 

Ngân sách TW

79,5

15,0

16,0

16,5

16,0

16,0

 

 

Ngân sách địa phương

75,0

15,0

15,0

15,0

15,0

15,0

 

3

Đào tạo bồi dưỡng giáo viên

1,5

0,3

0,3

0,3

0,3

0,3

 

 

Ngân sách TW

1,0

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

 

 

Ngân sách địa phương

0,5

0,1

0,1

0,1

0,1

0,1

 

4

Xây dựng chương trình, giáo trình; Kiểm định chất lượng và ứng dụng công nghệ thông tin

2,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

 

 

Ngân sách TW

2,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

 

 

Ngân sách địa phương

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

 

III

Đầu tư nguồn lực đào tạo nhân lực chất lượng cao cho trường Cao đẳng Lào Cai

48,5

9,7

9,7

9,7

9,7

9,7

 

1

Bổ sung tài liệu, chương trình, giáo trình

35,0

7,0

7,0

7,0

7,0

7,0

 

2

Vật liệu thực hành, thực tập hàng ngày

12,0

2,4

2,4

2,4

2,4

2,4

 

3

Tổ chức thực hành, thực tập

1,5

0,3

0,3

0,3

0,3

0,3

 

IV

Đẩy mạnh công tác giám sát, đánh giá, nâng cao tuyên truyền tư vấn và giải quyết việc làm sau đào tạo

6,5

1,3

1,3

1,3

1,3

1,3

 

 

Ngân sách TW

5,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

 

 

Ngân sách địa phương

1,5

0,3

0,3

0,3

0,3

0,3

 

V

Kinh phí đào tạo

350,0

58,0

64,0

70,0

78,0

80,0

 

a

Lao động nông thôn

225,0

37,0

41,0

45,0

51,0

51,0

 

 

 - Sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng

80,0

16,0

16,0

16,0

16,0

16,0

 

 

 - Trung cấp

85,0

13,0

15,0

17,0

20,0

20,0

 

 

 - Cao đẳng

60,0

8,0

10,0

12,0

15,0

15,0

 

b

Lao động khác (người học đóng góp)

125,0

21,0

23,0

25,0

27,0

29,0

 

 

Biểu số 8

NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2021-2025 (Chi tiết theo nguồn vốn)

(Ban hành kèm theo Quyết định số   /QĐ-UBND ngày   tháng   năm 2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

ĐVT: Tỷ đồng

TT

Danh mục dự án

Tổng số

Vốn ngân sách

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp

Vốn nhân dân đóng góp

Vốn khác

Ghi chú

 

Tổng số

Đầu tư NSĐP

Vốn sự nghiệp NSĐP

Vốn CTMTQG

NSTW hỗ trợ có MT

Vốn vay ODA

Đầu tư qua Bộ, ngành TW

Vốn TPCP

Vốn tự có của DN

Vốn vay (tín dụng)

 

 

CỘNG

873,5

683,5

100,0

220,5

68,0

275,0

-

20,0

-

-

-

165,0

25,0

 

 

I

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

175

110

 

65

45

 

 

 

 

 

 

40

25

 

 

II

Đầu tư nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

293,5

293,5

100,0

75,5

18,0

80,0

-

20,0

-

-

-

-

-

 

 

1

Đầu tư xây dựng cơ bản (Công lập)

135,0

135,0

100,0

 

5,0

10,0

 

20,0

 

 

 

 

 

 

 

2

Mua sắm thiết bị (Công lập)

154,5

154,5

 

75,0

10,0

69,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó Trường Cao đẳng Lào Cai

144,5

144,5

 

75,0

 

69,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Đào tạo bồi dưỡng giáo viên

1,5

1,5

 

0,5

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Xây dựng chương trình, giáo trình; Kiểm định chất lượng và ứng dụng công nghệ thông tin

2,5

2,5

 

 

2,0

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TT

Danh mục dự án

Tổng số

Vốn ngân sách

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp

Vốn nhân dân đóng góp

Vốn khác

Ghi chú

 

Tổng số

Đầu tư NSĐP

Vốn sự nghiệp NSĐP

Vốn CTMTQG

NSTW hỗ trợ có MT

Vốn vay ODA

Đầu tư qua Bộ, ngành TW

Vốn TPCP

Vốn tự có của DN

Vốn vay (tín dụng)

 

III

Đầu tư nguồn lực đào tạo nhân lực chất lượng cao cho trường Cao đẳng Lào Cai

48,5

48,5

 

48,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bổ sung tài liệu, chương trình, giáo trình

35,0

35,0

 

35,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Vật liệu thực hành, thực tập hàng ngày

12,0

12,0

 

12,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tổ chức thực hành, thực tập

1,5

1,5

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Đẩy mạnh công tác giám sát, đánh giá, nâng cao tuyên truyền tư vấn và giải quyết việc làm sau đào tạo

6,5

6,5

 

1,5

5,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Kinh phí đào tạo

350,0

225,0

-

30,0

-

195,0

-

-

-

-

-

125,0

-

 -

 

a

Ngân sách NN hỗ trợ (cả NSTW+NSĐP)

225,0

225,0

 

30,0

 

195,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Xã hội hóa (người học đóng góp)

125,0

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

125,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 9

CHI TIẾT NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2021-2025 (Tổng hợp tất cả các nguồn vốn)

(Ban hành kèm theo Quyết định số   /QĐ-UBND ngày   tháng   năm 201 của UBND tỉnh Lào Cai)

ĐVT: Tỷ đồng

TT

Nội dung

Nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025

Năm 2021

Nội dung dự kiến thực hiện

Năm 2022

Nội dung dự kiến thực hiện

Năm 2023

Nội dung dự kiến thực hiện

Năm 2024

Nội dung dự kiến thực hiện

Năm 2025

Nội dung dự kiến thực hiện

Ghi chú

 

 TỔNG SỐ

873,5

164,8

0,0

186,8

0,0

178,3

0,0

175,8

0,0

167,8

0,0

 

 

I

 Đào tạo nguồn nhân lực chất lương cao (do Sở Giáo dục, Sở Nội vụ và các Sở, ngành khác chủ trì)

175

25

 

45

 

40

 

35

 

30

 

 

 

 

Trong đó đào tạo cho Trường Cao đẳng Lào Cai và các Trung tâm GDNN

46,7

9,5

Đào tạo sau đại học, chuyển đổi ngành nghề đào tạo, Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng nâng cao.

11,0

Đào tạo sau đại học, chuyển đổi ngành nghề đào tạo, Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng nâng cao.

9,0

Đào tạo sau đại học, chuyển đổi ngành nghề đào tạo, Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng nâng cao.

9,2

Đào tạo sau đại học, chuyển đổi ngành nghề đào tạo, Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng nâng cao.

8,0

Đào tạo sau đại học, chuyển đổi ngành nghề đào tạo, Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng nâng cao.

Theo chiến lược phát triển trường và QĐ đầu tư 7 nghề trọng điểm

 

II

Đầu tư nâng cao năng lực đào tạo

293,5

70,8

 

66,8

 

57,3

 

51,8

 

46,8

 

 

 

1

Đầu tư xây dựng cơ bản (Công lập)

135,0

40,0

 

35,0

 

25,0

 

20,0

 

15,0

 

 

 

a

Trường Cao đẳng Lào Cai

103,0

32,0

Thực hiện hỗ trợ xây mới, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất (Hạng mục phòng học lý thuyết, khách sạn, nhà xưởng thực hành nghề thuộc lĩnh vực du lịch; nghề công nghệ ô tô,...)

27,0

Thực hiện hỗ trợ xây mới, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất (Hạng mục phòng học lý thuyết, khách sạn, nhà xưởng thực hành nghề thuộc lĩnh vực du lịch, nghề Công nghệ ô tô,...)

19,0

Thực hiện hỗ trợ xây mới, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất (Hạng mục Phòng học lý thuyết và nhà xưởng thực hành nghề Điện Công nghiệp; trang trại thực hành nghề thú ý,...)

14,0

Thực hiện hỗ trợ xây mới, sửa chữa, nâng cấp csvc (HM Phòng học lý thuyết và nhà xưởng thực hành nghề Hàn; , nghề Điện công nghiệp, trang trại thực hành nghề thú y,...)

11,0

Thực hiện hỗ trợ xây mới, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất (HM Phòng học lý thuyết và nhà xưởng thực hành nghề Hàn, Phòng khoa chuyên môn, nhà ký túc xá,...)

3496/QĐ-UBND ngày 24/10/2019; QĐ 301/QĐ-UBND ngày 28/1/2021

 

b

Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - HNDN & GDTX tỉnh; Trung tâm GDNN-GDTX huyện Bắc Hà, TPLC, Bảo Yên, Thị xã Sa pa

32,0

8,0

Xây mới, nâng cấp, sửa chữa Phòng học thực hành, lý thuyết, khu nhà hiệu bộ, khu kí túc xã, khu vệ sinh,..(Trung tâm GDNN-GDTX huyện Bảo Yên và Thị xã Sa Pa)

8,0

Xây mới, nâng cấp, sửa chữa Phòng học thực hành, lý thuyết, khu nhà hiệu bộ, khu kí túc xã, khu vệ sinh,.. (2-3 TT/năm)

6,0

Xây mới, nâng cấp, sửa chữa Phòng học thực hành, lý thuyết, khu nhà hiệu bộ, khu kí túc xã, khu vệ sinh,.. (2-3 TT/năm)

6,0

Xây mới, nâng cấp, sửa chữa Phòng học thực hành, lý thuyết, khu nhà hiệu bộ, khu kí túc xã, khu vệ sinh,.. (2-3 TT/năm)

4,0

Xây mới, nâng cấp, sửa chữa Phòng học thực hành, lý thuyết, khu nhà hiệu bộ, khu kí túc xã, khu vệ sinh,.. (2 TT/năm)

 

 

2

Mua sắm thiết bị (Công lập)

154,5

30,0

 

31,0

 

31,5

 

31,0

 

31,0

 

 

 

a

Trường Cao đẳng Lào Cai

133,5

25,0

Đầu tư các nghề trọng điểm và các nghề mũi nhọn, các nghề có nhu cầu người học cao (như nghề Hàn, Thú y, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; nhóm nghề nông nghiệp,...)

27,0

Đầu tư các nghề trọng điểm và các nghề mũi nhọn, các nghề có nhu cầu người học cao (như nghề Điện công nghiệp, Hàn, Nông nghiệp, Thú y,...)

27,5

Đầu tư các nghề trọng điểm và các nghề mũi nhọn, các nghề có nhu cầu người học cao (như nghề nhóm nghề Nông nghiệp, Hướng dẫn du lịch,,...)

27,0

Đầu tư các nghề trọng điểm và các nghề mũi nhọn, các nghề có nhu cầu người học cao (như nghề nhóm nghề Nông nghiệp, Hướng dẫn du lịch, công nghệ ô tô,...)

27,0

Đầu tư các nghề trọng điểm và các nghề mũi nhọn, các nghề có nhu cầu người học cao (như nghề nhóm nghề Nông nghiệp, công nghệ ô tô,...)

3496/QĐ-UBND ngày 24/10/2019; QĐ 301/QĐ-UBND ngày 28/1/2021

 

b

Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - HNDN & GDTX tỉnh; Trung tâm GDNN-GDTX huyện Bắc Hà, TPLC, Bảo Yên, Thị xã Sa pa

21,0

5,0

Mua thiết bị từ 02-04 ngành/nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ - du lịch; công nghiệp - xây dựng cho trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – GDTX huyện Bảo Yên và thị xã sa pa

4,0

Nghề nghiệp vụ chế biến bánh; nghiệp vụ lễ tân; pha chế đồ uống;....

4,0

nghề hướng dẫn du lịch; Nghề nghiệp vụ buồng bàn, Sửa chữa xe gắn máy, ...

4,0

Nghề Gò Hàn, nghề Nghiệp vụ chăm sóc da - Spa, ....

4,0

Nghề nghiệp vụ nhà hàng, nghề nail - mi - móng; nghề điện,....

 

 

3

Đào tạo bồi dưỡng giáo viên

1,5

0,3

Hỗ trợ mở 01 lớp bồi dưỡng kiến thức về thực hiện quy định đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp (60 triệu) và hỗ trợ cho Nhà giáo trường Cao đẳng Lào Cai đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (240 triệu)

0,3

Hỗ trợ mở 01 -2 lớp bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (100-150 triệu) và hỗ trợ cho Nhà giáo trường Cao đẳng Lào Cai đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (100- 200 triệu)

0,3

Hỗ trợ mở 01 -2 lớp bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (100-150 triệu) và hỗ trợ cho Nhà giáo trường Cao đẳng Lào Cai đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (100- 200 triệu)

0,3

Hỗ trợ mở 01 -2 lớp bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (100-150 triệu) và hỗ trợ cho Nhà giáo trường Cao đẳng Lào Cai đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (100- 200 triệu)

0,3

Hỗ trợ mở 01 -2 lớp bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (100-150 triệu) và hỗ trợ cho Nhà giáo trường Cao đẳng Lào Cai đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (100- 200 triệu)

 

 

4

Xây dựng chương trình, giáo trình; Kiểm định chất lượng và ứng dụng công nghệ thông tin

2,5

0,5

Hỗ trợ xây dựng CTGT ( 200 triệu), kiểm định chất lượng cho 7 nghề trọng điểm và các nghề khác của Trường Cao đẳng Lào Cai và các trung tâm GDNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

0,5

Trên cơ sở nhu cầu thực tế của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thực hiện phân bổ chi tiết trong dự toán hàng năm.

0,5

Trên cơ sở nhu cầu thực tế của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thực hiện phân bổ chi tiết trong dự toán hàng năm.

0,5

Trên cơ sở nhu cầu thực tế của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thực hiện phân bổ chi tiết trong dự toán hàng năm.

0,5

Trên cơ sở nhu cầu thực tế của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thực hiện phân bổ chi tiết trong dự toán hàng năm.

 

 

III

Đầu tư nguồn lực đào tạo nhân lực chất lượng cao cho trường Cao đẳng Lào Cai

48,5

9,7

 

9,7

 

9,7

 

9,7

 

9,7

 

 

 

a

Bổ sung tài liệu, chương trình, giáo trình

35,0

7,0

Bổ 7 nghề trọng điểm và các nghề mũi nhọn, các nghề có nhu cầu người học cao

7,0

Bổ 7 nghề trọng điểm và các nghề mũi nhọn, các nghề có nhu cầu người học cao

7,0

Bổ 7 nghề trọng điểm và các nghề mũi nhọn, các nghề có nhu cầu người học cao

7,0

Bổ 7 nghề trọng điểm và các nghề mũi nhọn, các nghề có nhu cầu người học cao

7,0

Bổ 7 nghề trọng điểm và các nghề mũi nhọn, các nghề có nhu cầu người học cao

 

 

b

Vật liệu thực hành, thực tập hàng ngày

12,0

2,4

Khối ngành nghề Kinh tế - Du lịch; Khối ngành nghề Nông Lâm - Xây dựng; Khối ngành nghề cơ khí động lực; Khối ngành nghề Y dược; Khối ngành nghề Điện, điện tử

2,4

Khối ngành nghề Kinh tế - Du lịch; Khối ngành nghề Nông Lâm - Xây dựng; Khối ngành nghề cơ khí động lực; Khối ngành nghề Y dược; Khối ngành nghề Điện, điện tử

2,4

Khối ngành nghề Kinh tế - Du lịch; Khối ngành nghề Nông Lâm - Xây dựng; Khối ngành nghề cơ khí động lực; Khối ngành nghề Y dược; Khối ngành nghề Điện, điện tử

2,4

Khối ngành nghề Kinh tế - Du lịch; Khối ngành nghề Nông Lâm - Xây dựng; Khối ngành nghề cơ khí động lực; Khối ngành nghề Y dược; Khối ngành nghề Điện, điện tử

2,4

Khối ngành nghề Kinh tế - Du lịch; Khối ngành nghề Nông Lâm - Xây dựng; Khối ngành nghề cơ khí động lực; Khối ngành nghề Y dược; Khối ngành nghề Điện, điện tử

 

 

c

Tổ chức thực hành, thực tập

1,5

0,3

Khối ngành nghề Kinh tế - Du lịch; Khối ngành nghề Nông Lâm - Xây dựng; Khối ngành nghề cơ khí động lực; Khối ngành nghề Y dược; Khối ngành nghề Điện, điện tử

0,3

Khối ngành nghề Kinh tế - Du lịch; Khối ngành nghề Nông Lâm - Xây dựng; Khối ngành nghề cơ khí động lực; Khối ngành nghề Y dược; Khối ngành nghề Điện, điện tử

0,3

Khối ngành nghề Kinh tế - Du lịch; Khối ngành nghề Nông Lâm - Xây dựng; Khối ngành nghề cơ khí động lực; Khối ngành nghề Y dược; Khối ngành nghề Điện, điện tử

0,3

Khối ngành nghề Kinh tế - Du lịch; Khối ngành nghề Nông Lâm - Xây dựng; Khối ngành nghề cơ khí động lực; Khối ngành nghề Y dược; Khối ngành nghề Điện, điện tử

0,3

Khối ngành nghề Kinh tế - Du lịch; Khối ngành nghề Nông Lâm - Xây dựng; Khối ngành nghề cơ khí động lực; Khối ngành nghề Y dược; Khối ngành nghề Điện, điện tử

 

 

IV

Đẩy mạnh công tác giám sát, đánh giá, nâng cao tuyên truyền tư vấn và giải quyết việc làm sau đào tạo

6,5

1,3

 

1,3

 

1,3

 

1,3

 

1,3

 

 

 

V

Kinh phí đào tạo

350

58

 

64

 

70

 

78

 

80

 

 

 

1

Lao động nông thôn

225

37

 

41

 

45

 

51

 

51

 

 

 

 

 - Sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng

80

16

Hỗ trợ cho khoảng 5000 HV

16

Hỗ trợ cho khoảng 5000 HV

16

Hỗ trợ cho khoảng 5000 HV

16

Hỗ trợ cho khoảng 5000 HV

16

Hỗ trợ cho khoảng 5000 HV

 

 

 

 - Trung cấp

85

13

Hỗ trợ học phí cho khoảng 4000 HSSV

15

Hỗ trợ học phí cho khoảng 4100 HSSV

17

Hỗ trợ học phí cho khoảng 4200 HSSV

20

Hỗ trợ học phí cho khoảng 4300 HSSV

20

Hỗ trợ học phí cho khoảng 4300 HSSV

 

 

 

 - Cao đẳng

60

8

10

12

15

15

 

 

2

Lao động khác (người học đóng góp)

125

21

 

23

 

25

 

27

 

29

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1181/QĐ-UBND ngày 13/04/2021 phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021–2025”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.299

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.97.229
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!