Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 81/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2008/NĐ-CP quy định điều kiện

Số hiệu: 81/2012/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 08/10/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Bỏ quy định xin phép làm thêm trên 200 giờ

Vừa qua, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 81/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2008/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và Nghị định 109/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 195/CP quy định và hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi.

Theo đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khác có các điều kiện tương tự như các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản xuất hoặc gia công xuất khẩu các mặt hàng: dệt, may, da, giày và chế biến thuỷ sản nếu tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm thì phải thông báo bằng văn bản trong thời hạn 7 ngày làm việc trước khi thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương, nơi doanh nghiệp, cơ sở tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Như vậy, nếu như trước đây doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức làm thêm trên 200 giờ phải xin phép và được sự đồng ý của của Bộ, ngành quản lý hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì nay quy định này đã được sửa đổi đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc tổ chức làm thêm trên 200 giờ.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 1/12/2012.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/2012/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm2012

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2008/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 5 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI THỂ CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 109/2002/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2002 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 195/CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 1994 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2007;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, họat động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị định sô 68/2008/NĐ-CP)

1. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 16. Hồ sơ, thủ tục thành lập

1. Hồ sơ thành lập gồm:

a) Tờ trình thành lập (Mẫu số 1 tại Phụ lục kèm theo)

Nội dung tờ trình nêu rõ:

- Sự cần thiết thành lập cơ sở bảo trợ xã hội;

- Quá trình xây dựng đề án;

- Nội dung cơ bản của đề án;

- Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

b) Đề án thành lập (Mẫu số 2 tại Phụ lục kèm theo)

Nội dung đề án gồm:

- Mục tiêu và nhiệm vụ của cơ sở bảo trợ xã hội;

- Phương án thành lập và kế hoạch hoạt động cửa cơ sở bảo trợ xã hội;

- Đối tượng tiếp nhận;

- Tổ chức bộ máy, nhân sự, số lượng người làm việc theo vị trí việc làm;

- Một số thông tin cơ bản về người dự kiến làm giám đốc;

- Trụ sở làm việc (địa điểm, thiết kế) và trang thiết bị, phương tiện cần thiết;

- Kế hoạch kinh phí;

- Dự kiến hiệu quả;

- Kiến nghị của cơ quan, đơn vị trình.

c) Quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội (Mẫu số 3 tại Phụ lục kèm theo)

Dự thảo quy chế gồm các nội dung cơ bản:

- Trách nhiệm của giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ;

- Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên;

- Trách nhiệm, quyền lợi của đối tượng nuôi dưỡng;

- Cơ chế quản lý tài sản, tài chính;

- Những quy định có tính chất hành chính và những vấn đề liên quan khác, phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở bảo trợ xã hội.

2. Thủ tục thành lập: Cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập cơ sở bảo trợ xã hội gửi một bộ hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thành lập qua cơ quan thẩm định quy định tại Điều 17 Nghị định này.”

2. Điều 17 sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 17. Thẩm quyền thẩm định hồ sơ

1. Cơ quan thẩm định

a) Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thì cơ quan thẩm định là Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ;

b) Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì cơ quan thẩm định là Sở Nội vụ;

c) Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì cơ quan thẩm định là Phòng Nội vụ.

2. Trách nhiệm thẩm định

a) Cơ quan thẩm định nêu tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định này có trách nhiệm tiếp nhận và cấp giấy biên nhận cho bên nộp hồ sơ; trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì phải tiến hành thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội;

b) Trường hợp cơ quan thẩm định xác định hồ sơ đề nghị thành lập cơ sở bảo trợ xã hội không đủ điều kiện theo quy định thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do không đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Khoản 4 Điều 19 được sửa đổi như sau:

“4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan thẩm định, người có thẩm quyền quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 19 Nghị định này phải ra quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.”

4. Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Hồ sơ xin giải thể cơ sở bảo trợ xã hội gồm:

a) Đơn đề nghị giải thể cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó nêu rõ lý do xin giải thể (Mẫu số 4 Phụ lục kèm theo);

b) Bản kê khai tài sản, tài chính và phương án xử lý;

c) Danh sách đối tượng và phương án giải quyết khi cơ sở giải thể.

4. Trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được một bộ hồ sơ xin giải thể, người có thẩm quyền phải ra quyết định giải thể cơ sở bảo trợ xã hội. Cơ sở bảo trợ xã hội không được tự động giải thể khi chưa nhận được quyết định giải thể của người có thẩm quyền.”

5. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 21. Thay đổi tên cơ sở, trụ sở, giám đốc, quy chế hoạt động

1. Khi cơ sở bảo trợ xã hội thay đổi tên cơ sở, trụ sở, giám đốc hoặc quy chế hoạt động phải đề nghị bằng văn bản trước ít nhất 7 ngày làm việc với cơ quan quản lý trực tiếp và người ra quyết định thành lập.

2. Trong thời gian 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, người ra quyết định thành lập phải trả lời bằng văn bản về đề nghị của cơ sở; quá thời hạn nêu trên, nếu không nhận được văn bản trả lời, thì cơ sở bảo trợ xã hội được thực hiện việc thay đổi.”

6. Khoản 2 Điều 22 được sửa đổi như sau:

“2. Lý lịch trích ngang của đối tượng.”

7. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 23. Thủ tục tiếp nhận đối tượng

1. Thủ tục tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội

a) Đối tượng (hoặc thân nhân) phải làm đơn xin vào cơ sở bảo trợ xã hội kèm theo lý lịch trích ngang của đối tượng; nếu là người tâm thần mãn tính phải kèm 01 hồ sơ bệnh án, kết luận giám định của cơ sở y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên;

b) Trường hợp khẩn cấp phải có biên bản xác nhận của cơ sở bảo trợ xã hội;

c) Trường hợp đối tượng tự nguyện thì có hợp đồng thoả thuận giữa giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội với đối tượng hoặc người đại diện của đối tượng.

2. Thủ tục tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp

a) Cơ sở có trách nhiệm tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng và hoàn thiện các thủ tục theo quy trình sau:

Bước 1. Lập biên bản tiếp nhận có chữ ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở. Đối với đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận có chữ ký của đối tượng (nếu có thể);

Bước 2. Đánh giá về mức độ tổn thương, khả năng phục hồi và nhu cầu trợ giúp của đối tượng để có kế hoạch trợ giúp đối tượng;

Bước 3. Bảo đảm an toàn và chữa trị những tổn thương về thân thể hoặc tinh thần cho đối tượng kịp thời;

Đối với trẻ em bị bỏ rơi, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 25 ngày làm việc;

Bước 4. Quyết định nuôi dưỡng đối tượng tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng;

Bước 5. Hoàn thành các thủ tục, hồ sơ của đối tượng theo quy định. Trường hợp là trẻ em bị bỏ rơi, cơ sở thực hiện các thủ tục khai sinh cho trẻ theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

b) Tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở công lập. Các thủ tục, hồ sơ phải hoàn thiện trong 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đối tượng. Trường hợp kéo dài quá 10 ngày làm việc, phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét quyết định.”

8. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 25. Hồ sơ thành lập

Hồ sơ thành lập gồm:

1. Đơn đề nghị thành lập cơ sở bảo trợ xã hội (Mẫu số 5 tại Phụ lục kèm theo);

2. Đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này;

3. Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội;

4. Quy chế hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này;

5. Lý lịch trích ngang của người dự kiến làm giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức thành lập cơ sở bảo trợ xã hội;

6. Có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó nêu rõ đồng ý hay không đồng ý nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở hoạt động;

7. Văn bản thẩm định và đề nghị của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo cấp tỉnh nếu là cơ sở bảo trợ xã hội của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”

9. Điều 26 được sửa đổi như sau:

“Điều 26. Thủ tục thành lập, thẩm định, giải thể, thay đổi tên cơ sở, trụ sở, giám đốc, quy chế thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Nghị định này.”

10. Khoản 3 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Cơ sở bảo trợ xã hội thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, đối chiếu với các quy định tại Chương II Nghị định này để sắp xếp lại trước ngày 31 tháng 12 năm 2013; cơ sở bảo trợ xã hội thành lập sau ngày Nghị định này có hiệu lực phải tuân thủ các quy định của Nghị định này.”

Điều 2. Điểm b Khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (sau đây gọi tắt là Nghị định số 109/2002/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khác có các điều kiện như các doanh nghiệp, cơ sở quy định tại Điểm a Khoản này, nếu tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm thì phải thông báo bằng văn bản trong thời hạn 7 ngày làm việc trước khi thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương, nơi doanh nghiệp, cơ sở tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.”

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2012.

2. Bãi bỏ các Điều 16, Điều 17, Khoản 4 Điều 19, Khoản 3 và 4 Điều 20, Điều 21, Khoản 2 Điều 22, Điều 23, Điều 25, Điều 26, Khoản 3 Điều 32 tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CPĐiểm b Khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định này.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ)

Mẫu số 1

Một số nội dung cơ bản của tờ trình thành lập cơ sở bảo trợ xã hội

Mẫu số 2

Một số nội dung cơ bản của đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội

Mẫu số 3

Một số nội dung cơ bản của quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội

Mẫu số 4

Đơn đề nghị giải thể cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập

Mẫu số 5

Đơn đề nghị thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập

Mẫu số 1

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỜ TRÌNH THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

Tên cơ quan, đơn vị quản lý (nếu có)...
Tên đơn vị, tổ chức đề nghị thành lập cơ sở BTXH ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /TTr-…

….., ngày ….. tháng ….. năm 20 …

TỜ TRÌNH

Về việc …………..

Kính gửi: ………………………………………

I. Sự cần thiết thành lập cơ sở bảo trợ xã hội

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

II. Quá trình xây dựng đề án

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

III. Nội dung cơ bản của đề án

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

IV. Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 2

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

Tên cơ quan, đơn vị quản lý (nếu có)...
Tên đơn vị, tổ chức đề nghị thành lập cơ sở BTXH ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….., ngày ….. tháng ….. năm 20 …

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP

(tên cơ sở bảo trợ xã hội đề nghị thành lập)...........................

1. Tên cơ sở, địa chỉ, địa bàn hoạt động: …………………………………………………

2. Sự cần thiết thành lập: ……………………………………………………………………

3. Mục tiêu, nhiệm vụ của cơ sở bảo trợ xã hội đề nghị thành lập: ……………………

4. Loại hình tổ chức cần thành lập: ………………………………………………………

5. Phương án thành lập và kế hoạch hoạt động của cơ sở đề nghị thành lập: ……..

6. Đối tượng tiếp nhận: …………………………………………………………………….

7. Tổ chức bộ máy, nhân sự; số lượng người làm việc theo vị trí việc làm: …………

8. Một số thông tin cơ bản về người dự kiến làm giám đốc: …………………………..

9. Trụ sở làm việc (địa điểm, thiết kế, diện tích nhà làm việc; diện tích nhà ở của đối tượng; diện tích nhà bếp, công trình vệ sinh, khu giải trí, vui chơi, lao động, trị liệu ...) và trang thiết bị, phương tiện phục vụ;

10. Kế hoạch kinh phí ………………………………………………………………………

11. Dự kiến hiệu quả ………………………………………………………………………

12. Kiến nghị của đơn vị, tổ chức/cá nhân xây dựng đề án thành lập (tên cơ sở bảo trợ xã hội) ………………………………………………………………..

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 3

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

Tên cơ quan, đơn vị quản lý (nếu có)...
Tên đơn vị, tổ chức (nếu có) đề nghị thành lập cơ sở BTXH ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….., ngày ….. tháng ….. năm 20 …

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

(tên cơ sở bảo trợ xã hội đề nghị thành lập)

……………………………………………………

I. Trách nhiệm của giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

II. Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

III. Trách nhiệm, quyền lợi của đối tượng nuôi dưỡng

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

IV. Cơ chế quản lý tài sản, tài chính

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

V. Những quy định có tính chất hành chính và những vấn đề liên quan khác, phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở bảo trợ xã hội

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 4

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI THỂ CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP

Tên cơ quan, đơn vị quản lý (nếu có)...
Tên cơ sở BTXH đề nghị giải thể ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….., ngày ….. tháng ….. năm 20 …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI THỂ (tên cơ sở đề nghị giải thể)

………………………………….

Kính gửi: …………………………………………

Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;

Căn cứ Nghị định số … ngày ... của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ,

(Tên cơ sở bảo trợ xã hội đề nghị thành lập) ……………………………………………

Chúng tôi gồm:

1. ………………………………………………………………………………………………

2. ………………………………………………………………………………………………

3. ………………………………………………………………………………………………

4. ………………………………………………………………………………………………

Làm đơn này trình ……………………………………………………………………………………… kèm theo một bộ hồ sơ đề nghị giải thể cơ sở bảo trợ xã hội (tên cơ sở bảo trợ xã hội đề nghị giải thể) …………. hoạt động trên phạm vi .............. với một số lý do sau: …..………………….

……………………………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 5

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP

Tên cơ quan, đơn vị quản lý (nếu có)...
Tên tổ chức (nếu có) đề nghị thành lập
cơ sở BTXH …
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….., ngày ….. tháng ….. năm 20 …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP

(tên cơ sở bảo trợ xã hội đề nghị thành lập) ……………………….

Kính gửi: …………………………………………

Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;

Căn cứ Nghị định số ... ngày ... của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ;

Sau khi xây dựng Đề án thành lập:

(Tên cơ sở bảo trợ xã hội đề nghị thành lập) …………………………………………

Chúng tôi gồm:

1. ……………………………………………………………………………………………

2. ……………………………………………………………………………………………

3. ……………………………………………………………………………………………

4. ……………………………………………………………………………………………

Làm đơn này trình …………………………………………………………………………
kèm theo một bộ hồ sơ đề nghị thành lập cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trên phạm vi …………………………………………………………………………………………………………..

Khi (tên cơ sở bảo trợ xã hội đề nghị thành lập) ………………………………………………… được thành lập và đi vào hoạt động sẽ góp phần ổn định cuộc sống của các đối tượng bảo trợ xã hội và ổn định tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)

THE GOVERNMENT
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 81/2012/ND-CP

Hanoi, October 08, 2012

 

DECREE

AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO.68/2008/ND-CP, OF MAY 30, 2008,PROVIDING CONDITIONS AND PROCEDURES FOR THE SETTING UP, ORGANIZATION, OPERATION AND DISSOLUTION OF SOCIAL RELIEF ESTABLISHMENTS AND THE GOVERNMENT’S DECREE NO.109/2002/ND-CP, OF DECEMBER 27, 2002, AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 195/CP OF DECEMBER 31, 1994 WHICH DETAILS AND GUIDES THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LABOR CODE ON WORKING TIME AND REST TIME.

Pursuant to the Law on Government organization, of December 25, 2007;

Pursuant to the Law on promulgation of legal documents, of June 03, 2008;

At the request of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

The Government promulgates Decree amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No.68/2008/ND-CP, of May 30, 2008,providing conditions and procedures for the setting up, organization, operation and dissolution of social relief establishments and the Government’s Decree No.109/2002/ND-CP, of December 27, 2002, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 195/CP of December 31, 1994 which details and guides the implementation of a number of articles of the labor code on working time and rest time,

Article 1. To amend and supplement a number of articles of the Government’s Decree No.68/2008/ND-CP, of May 30, 2008,providing conditions and procedures for the setting up, organization, operation and dissolution of social relief establishments (hereinafter referred to as the Decree No.68/2008/ND-CP)

1. Article 16 is amended and supplemented as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A setting-up dossier comprises:

a) A report on the setting up (Form No.01 in the enclosed Annex)

Content of report clearly states:

- The necessity to set up the social relief establishment;

- The process of scheme formulation;

- Principal contents of the scheme;

- Issues on which opinions remain divergent.

b) A scheme for setting up (Form No.02 in the enclosed Annex)

Contents of the scheme includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The setting-up option and operation plan of the social relief establishment;

- Beneficiaries to be admitted;

- The organizational apparatus: staff; quantity of staff under positions;

- Some basic information on the person anticipated being Director;

- The working office (location, design) and necessary equipment and facilities;

- The funding plan;

- The expected operation efficiency;

- Proposals of the submitting agency or unit.

c) The operation regulation of a social relief establishment (Form No.3 in the enclosed Annex)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Responsibilities of the director and professional sections;

- Responsibilities of staff members;

- Responsibilities and interests of nurtured beneficiaries;

- The property and finance management mechanism;

- Administrative regulations and other relevant matters, suitable to the characteristics of such type of social relief establishment.

2. Procedures for the setting up: Agencies, units requesting for the setting up of social relief establishment shall send a set of dossier via evaluating agencies defined in Article 17 of this Decree to authorities competent to set up social relief establishments.”

2. Article 17 is amended and supplemented as follows:

" Article 17. Competence of dossier evaluation

1. Evaluating agencies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) For social relief establishments to be set up under decisions of provincial-level People's Committees, provincial-level Services of Home Affairs shall act as evaluating agencies.

c) For social relief establishments to be set up under decisions of district-level People's Committees, district-level Sections of Home Affairs shall act as evaluating agencies.

2. Responsibility for evaluation

a) The evaluating agencies specified in clause 1, Article 17 of this Decree shall receive dossiers and issue receipts to dossier submitters; within 15 working days after receiving the complete and valid dossiers, evaluate and submit the dossiers to authorities competent to decide on the setting up of social relief establishments;

b) In case evaluating agencies define that the dossiers of the setting up of social relief establishments are not eligible as prescribed, they must reply in writing, stating reason of being not eligible for the setting-up of social relief establishments, within 15 working days after fully receiving the valid dossiers.

3. Clause 4 Article 19 is amended as follows:

“4.Within 15 working days after receiving written requests from evaluating agencies, persons competent to set up social relief establishments defined in Clauses 1, clause 2 and clause 3, article 19 of this Decree shall issue decisions on setting up the social relief establishments”

4. Clause 3 and clause 4 of Article 20 are amended and supplemented as follows:

“3. A dossier of application for the dissolution of a social relief establishment comprises:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) A property and financial list and handling options;

c) A list of beneficiaries and settling options upon dissolution.

4. Within 12 working days after receiving a dissolution application dossier, the competent person shall issue a decision dissolving the social relief establishment.  A social relief establishment may not automatically dissolve when the competent person's dissolution decision has not yet been issued

5. Article 21 is amended and supplemented as follows:

" Article 21. Changes of names, head offices, directors or operation regulation

1. When a social relief establishment wishes to change its name, head office, director or operation regulation, it shall send a written request to its directly managing agency and the person issuing the setting-up decision before not fewer than 7 working days.

2. Within 7 working days after receiving that request, the person issuing the setting-up decision shall give a written reply for suggestion of establishment, past this time limit, if not receiving any written reply, the social relief establishment may effect such change.”

6. Clause 2 Article 22 is amended as follows:

“2. A resume of the beneficiary.”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“Article 23. Procedures for receiving beneficiaries

1. Procedures for receiving social protection beneficiaries

a) Beneficiaries (or their relatives) shall make applications for admission into social relief establishments, enclosed with their resumes; for chronic mental patients, the applications must be enclosed with medical records and examination conclusions of district- or higher-level medical establishments;

b) In emergency circumstances, there must be a certification minute of social relief establishments;

c) For voluntary beneficiaries, there must be contracts between directors of social relief establishments and beneficiaries or their representatives.

2. Procedures for receiving beneficiaries who need urgent protection

a) Establishments shall receive immediately beneficiaries who need urgent protection in order to take care, nurture and complete procedures according to the following process:

Step 1: Make a receiving minute with signature of individuals or representatives of agencies, units detecting beneficiaries (if any), commune-level authorities (or police officers), representatives of establishments.  For beneficiaries who are domestic violence victims, sexually abused victims, trafficked victims and victims of forced labor, the receiving minute may have their signatures (if possibility).

Step 2. To assess on hurt extents, recovery capacity and help demand of beneficiaries in order to have plan on assisting them; 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For abandoned children, notify on means of mass media within 25 working days;

Step 4: To decide to nurture beneficiaries at social relief establishment or consign the beneficiaries to their family or the community;    

Step 5. To complete procedures for, dossier of beneficiaries as prescribed. Case of abandoned children, establishment shall perform procedures for birth certificate of children as prescribed by law on civil status.

b) Timely receiving beneficiaries who need urgent protection to public establishments. Procedures, dossiers must be completed within 10 working days, after receiving beneficiaries.   If prolonging more than 10 working days, it must be considered and decided by superior management agencies.” 

8. Article 25 is amended and supplemented as follows:

“Article 25. Dossier of the setting up

A setting-up dossier comprises:

1. A setting-up application of social relief establishment (Form No.5 in the enclosed Annex);

2. A setting-up scheme of social relief establishment as prescribed in clause 1 Article 16 of this Decree;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. An operation regulation as prescribed in clause 1 Article 16 of this Decree;

5. A resume of the social relief establishment's director, certified by the commune-level People's Committee of the locality where the director resides or by the organization setting up the social relief establishment;

6. Written opinions of the commune-level People's Committee, clearly stating its approval or disapproval of the location where the social relief establishment will be headquartered;

7. Written evaluations and requests of provincial-level mass or religious organizations for social relief establishments of mass or religious organizations under the deciding competence of provincial-level People's Committees.”

9. Article 26 is amended as follows:

“Article 26.  The procedures for setting up, appraising, dissolving, or changing names, head offices, directors or operation regulations comply with Article 16, Article 17, Article 19, Article 20 and Article 21 of this Decree”

10. Clause 3 Article 32 is amended and supplemented as follows:

“3. Social relief establishments set up and operating before the effective date of this Decree shall refer to the conditions specified in Chapter II of this Decree for their reorganization before December 31, 2013; social relief establishments set up after the effective date of this Decree shall observe the provisions of this Decree.”

Article 2. Point b, clause 3, article 5 of the Government’s Decree No. 195/CP of December 31, 1994 being amended and supplemented at clause 2, Article 1 of the Government’s Decree No.109/2002/ND-CP, of December 27, 2002, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 195/CP of December 31, 1994 which details and guides the implementation of a number of articles of the labor code on working time and rest time (hereinafter referred to as the Decree No.109/2002/ND-CP) is amended and supplemented as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Effect

1. This Decree takes effect on December 01, 2012.

2. To annul Article 16, Article 17, clause 4 Article 19, clauses 3 and 4 Article 20, Article 21, clause 2 Article 22, Article 23, Article 25, Article 26, clause 3 Article 32 of the Government’s Decree No.68/2008/ND-CP and point b clause 3 Article 5 the Government’s Decree No. 195/CP of December 31, 1994 being amended and supplemented at clause 2, Article 1 of the Government’s Decree No.109/2002/ND-CP, of December 27, 2002, which is amended and supplemented by this Decree.

Article 4. Organization of implementation

Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the President of the People’s Committee of central-affiliated cities and provinces shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF GOVERNMENT

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 81/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 sửa đổi Nghị định 68/2008/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và Nghị định 109/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 195/CP quy định và hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


43.751

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.75.218
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!