Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 114/2002/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về tiền lương

Số hiệu: 114/2002/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 31/12/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 114/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2002

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 114/2002/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2002 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ TIỀN LƯƠNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (sau đây gọi tắt là Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung) về tiền lương.

Điều 2. Theo Điều 2 và Điều 3 của Bộ luật Lao động, đối tượng và phạm vi áp dụng tiền lương theo quy định tại Nghị định này là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các tổ chức sau đây:

1. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước;

2. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

3. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

4. Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

5. Đơn vị sự nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế;

6. Hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình và cá nhân có sử dụng lao động;

7. Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị nêu trên gọi tắt là doanh nghiệp, cơ quan.

Điều 3. Theo Điều 4 của Bộ luật Lao động, đối tượng và phạm vi không áp dụng tiền lương theo quy định tại Nghị định này gồm:

1. Những người thuộc đối tượng áp dụng Pháp lệnh cán bộ, công chức.

2. Những người thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoạt động theo Quy chế của tổ chức đó.

3. Xã viên hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã.

4. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức làm việc không theo chế độ hợp đồng lao động trong lực lượng vũ trang.

Chương 2:

LƯƠNG TỐI THIỂU, HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG, ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

Điều 4.

1. Mức lương tối thiểu theo Điều 56 của Bộ Luật Lao động và khoản 3 Điều 132 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung là mức lương được quy định trên cơ sở cung cầu lao động, khả năng kinh tế và chỉ số giá sinh hoạt theo từng thời kỳ.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sau khi lấy ý kiến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đại diện của người sử dụng lao động và các Bộ, ngành liên quan, trình Chính phủ công bố mức lương tối thiểu chung; mức lương tối thiểu đối với người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam.

2. Tùy theo điều kiện và khả năng hoạt động kinh doanh, cho phép doanh nghiệp, cơ quan áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để làm căn cứ trả lương cho người lao động.

Điều 5. Theo Điều 57 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương và định mức lao động được quy định như sau:

1. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương.

a) Thang lương, bảng lương được xây dựng cho lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo công việc và ngành nghề được đào tạo;

b) Bội số của thang lương, bảng lương là hệ số mức lương cao nhất của người lao động có trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao nhất so với người có trình độ thấp nhất;

c) Số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc đòi hỏi. Khoảng cách của bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, các tài năng, tích luỹ kinh nghiệm;

d) Mức lương bậc 1 của thang lương, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Mức lương của nghề hoặc công việc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường.

2. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động:

a) Định mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc công việc và phù hợp với cấp bậc công nhân; bảo đảm cải thiện điều kiện làm việc, đổi mới kỹ thuật công nghệ và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động;

b) Mức lao động quy định là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài quá thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;

c) Mức lao động mới hoặc được sửa đổi, bổ sung phải được áp dụng thử tối đa không quá 3 tháng, sau đó mới được ban hành chính thức.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động theo các nguyên tắc trên, sau khi tham khảo ý kiến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở và phải công bố công khai trong doanh nghiệp, cơ quan. Thang lương, bảng lương phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp, cơ quan đặt trụ sở chính.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trình Chính phủ quy định thang lương, bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp nhà nước; hướng dẫn phương pháp xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động và Quy chế trả lương áp dụng trong doanh nghiệp, cơ quan.

Điều 6. Thang lương, bảng lương của doanh nghiệp, cơ quan áp dụng làm cơ sở để:

1. Thoả thuận tiền lương trong ký kết hợp đồng lao động;

2. Xác định đơn giá tiền lương, thực hiện chế độ nâng bậc lương theo thoả thuận trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể;

3. Đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;

4. Trả lương ngừng việc và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động;

5. Giải quyết các quyền lợi khác theo thoả thuận của hai bên và theo quy định của pháp luật lao động.

Chương 3:

CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG

Điều 7. Hình thức trả lương theo Điều 58 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, cụ thể như sau:

a) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động;

b) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

c) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp, cơ quan lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày;

d) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn quy định tại Điều 68 của Bộ luật Lao động.

2. Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra.

3. Tiền lương khoán được trả cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc phải hoàn thành.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn người sử dụng lao động trả lương theo các hình thức quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 8. Trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 59 của Bộ luật Lao động là những trường hợp do thiên tai, hoả hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không khắc phục được thì được phép trả lương chậm, nhưng không quá một tháng và phải đền bù cho người lao động như sau:

1. Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày, thì không phải đền bù.

2. Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên, thì phải đền bù một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

Điều 9. Việc khấu trừ vào tiền lương của người lao động theo khoản 1 Điều 60 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

Căn cứ vào số tiền lương hàng tháng người lao động nhận được sau khi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (nếu có), người sử dụng lao động khấu trừ dần những khoản đã tạm ứng theo quy định tại Điều 12, Điều 13 của Nghị định này và khoản bồi thường thiệt hại vật chất được quy định tại Điều 89 của Bộ luật Lao động.

Điều 10. Việc trả lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm theo Điều 61 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau:

1. Nếu trả lương theo thời gian, thì người lao động được trả lương làm thêm giờ khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn.

2. Nếu trả lương theo sản phẩm, lương khoán, thì người lao động được trả lương làm thêm giờ khi người sử dụng lao động có yêu cầu làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc làm trong giờ tiêu chuẩn.

3. Người lao động làm thêm giờ nói tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được trả lương làm thêm giờ theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả của công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hàng tuần quy định tại Điều 72 của Bộ luật Lao động, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương quy định tại các Điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ luật Lao động, ít nhất bằng 300%.

4. Người lao động làm việc vào ban đêm quy định tại Điều 70 của Bộ luật Lao động, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày. Nếu làm thêm giờ vào ban đêm, thì người lao động còn được trả tiền lương làm thêm giờ.

5. Tiền lương trả cho người lao động khi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm được tính tương ứng với hình thức trả lương quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

Điều 11. Việc thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo Điều 64 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau:

1. Đối với doanh nghiệp nhà nước, căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động, doanh nghiệp trích lập quỹ khen thưởng từ lợi nhuận sau thuế để thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Mức trích lập quỹ khen thưởng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Đối với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động, người sử dụng lao động thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể mà hai bên đã thỏa thuận.

3. Các doanh nghiệp có trách nhiệm ban hành Quy chế thưởng để thực hiện đối với người lao động sau khi tham khảo ý kiến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Quy chế thưởng phải được công bố công khai trong doanh nghiệp.

Điều 12. Việc tạm ứng tiền lương cho người lao động theo khoản 1 và khoản 2 Điều 67 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Khi bản thân hoặc gia đình người lao động gặp khó khăn thì người lao động được tạm ứng tiền lương nhưng ít nhất bằng 1 tháng lương. Cách trả tiền lương tạm ứng do hai bên thỏa thuận, nhưng không được tính lãi đối với số tiền tạm ứng này.

2. Khi người lao động phải tạm thời nghỉ việc để làm nghĩa vụ công dân từ một tuần trở lên, thì người lao động được tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày tạm thời nghỉ việc và được khấu trừ vào tiền lương theo quy định của pháp luật lao động.

Điều 13. Việc tạm ứng tiền lương cho người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo khoản 3 Điều 67 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam do vi phạm có liên quan đến quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động thì trong thời gian tạm giữ, tạm giam, hàng tháng người lao động được người sử dụng lao động tạm ứng 50% tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

2. Khi hết hạn tạm giữ, tạm giam, nếu do lỗi của người lao động thì người lao động không phải hoàn trả khoản tiền lương đã tạm ứng theo khoản 1 Điều này. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người sử dụng lao động phải trả đầy đủ tiền lương theo hợp đồng lao động và tiền đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật cho người lao động trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam; nếu do lỗi của cơ quan tiến hành tố tụng, thì cơ quan này phải hoàn trả cho người sử dụng lao động số tiền lương đã tạm ứng cho người lao động theo khoản 1 Điều này và bồi thường cho người lao động số tiền lương còn lại, tiền đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam theo mức lương ghi trong hợp đồng lao động.

3. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam do vi phạm không liên quan đến quan hệ lao động thì người sử dụng lao động không phải tạm ứng tiền lương cho người lao động.

Điều 14.

1. Tiền lương trả cho người lao động nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, nghỉ về việc riêng có hưởng lương được tính theo lương thời gian, bằng tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) chia cho số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp, cơ quan lựa chọn nhưng tối đa không quá 26 ngày, nhân với số ngày được nghỉ theo quy định.

2. Trong một ca làm việc, nếu ngừng việc theo quy định tại khoản 1 Điều 62 của Bộ luật Lao động từ 2 giờ trở lên, thì được trả lương ngừng việc theo Điều 16 của Nghị định này.

Điều 15. Tiền lương làm căn cứ tính các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

Điều 16. Tiền lương được trả trong thời gian nghỉ theo quy định tại các Điều 53, 62 và Điều 92 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

Chương 4:

MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC

Điều 17. Người học nghề, tập nghề theo khoản 2 Điều 23 của Bộ luật Lao động, nếu trực tiếp làm ra sản phẩm, thì được trả lương. Mức lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn 70% đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của người lao động cùng làm công việc đó.

Trường hợp kéo dài thời gian học nghề, tập nghề so với cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề, thì người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương theo công việc cho người học nghề, tập nghề.

Điều 18. Lao động nữ quy định tại Điều 111 của Bộ luật Lao động, nếu cùng làm công việc như lao động nam, thì được trả lương như nhau.

Điều 19. Lao động chưa thành niên quy định tại Điều 121 của Bộ luật Lao động, nếu cùng làm công việc như lao động thành niên, thì được trả lương như nhau.

Điều 20. Lao động là người cao tuổi được rút ngắn thời gian làm việc quy định tại Điều 123 của Bộ luật Lao động và được trả nguyên lương.

Điều 21. Lao động là người tàn tật quy định tại Điều 125 của Bộ luật Lao động, nếu cùng làm công việc như lao động bình thường, thì được trả lương như nhau.

Điều 22. Lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao quy định tại Điều 129 của Bộ luật Lao động được trả lương theo thỏa thuận phù hợp với mức độ đóng góp vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cơ quan. Người sử dụng lao động xây dựng quy chế trả lương để thu hút lao động này.

Điều 23. Công dân Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo các hình thức quy định tại Điều 134a của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung mà do doanh nghiệp, cơ quan Việt Nam điều hành và trả lương thì trong thời gian làm việc ở nước ngoài được trả một phần tiền lương bằng tiền của nước sở tại hoặc ngoại tệ quy đổi.

Điều 24. Căn cứ quy định tại Điều 136 của Bộ luật Lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ quyết định một số chế độ về tiền lương, phụ cấp lương đối với người làm nghề hoặc công việc đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này; hướng dẫn cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình và cá nhân có sử dụng lao động áp dụng một số quy định tại Nghị định này cho phù hợp.

Điều 26. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2003 và thay thế Nghị định số 197/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.

Điều 27. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 114/2002/ND-CP

Hanoi, December 31, 2002

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF THE LABOR CODE’S ARTICLES ON WAGES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 23, 1994 Labor Code and the April 2, 2002 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Labor Code;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Decree specifies and guides the implementation of a number of articles of the Labor Code and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Labor Code (hereinafter called the revised Labor Code for short) on wages.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Enterprises set up and operating under the State Enterprise Law;

2. Enterprises set up and operating under the Enterprise Law;

3. Enterprises set up and operating under the Law on Foreign Investment in Vietnam;

4. Enterprises of political organizations and socio-political organizations;

5. Non-business units operating according to the economic cost-accounting regime;

6. Cooperatives, farms, households and individuals that employ laborers;

7. Foreign or international agencies and organizations based on the Vietnamese territory and employing Vietnamese laborers, except otherwise provided for by international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.

The above-mentioned enterprises, agencies, organizations and units are referred to as enterprises and agencies for short.

Article 3.- According to Article 4 of the Labor Code, subjects and scope of non-application of wages under the provisions of this Decree include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. People belonging to political organizations or socio-political organizations operating under the Regulations of such organizations.

3. Members of cooperatives under the Cooperative Law.

4. Officers, non-commissioned officers, soldiers, professional armymen and non-contractual employees in the armed forces.

Chapter II

MINIMUM WAGE, WAGE SCALE, PAYROLL AND LABOR NORMS

Article 4.-

1. The minimum wage level under Article 56 of the Labor Code and Clause 3 of Article 132 of the amended and supplemented Labor Code is the wage level defined on the basis of the labor supply and demand, economic capability and cost-of-living index in each period.

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, after consulting Vietnam Confederation of Labor, representatives of employers and concerned ministries and branches, submit to the Government for promulgation a general minimum wage level; the minimum wage level for Vietnamese laborers working in foreign-invested enterprises under the Law on Foreign Investment in Vietnam, and in Vietnam-based foreign or international agencies or organizations.

2. Depending on their conditions and business operation capability, enterprises and agencies may apply a minimum wage level higher than that prescribed by the State, which shall serve as basis for the payment of wages to their laborers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Principles for formulating wage scale and payroll:

a/ The wage scale and payroll shall be formulated for laborers involved in managerial, professional or technical work and workers directly involved in production and business activities according to their jobs and occupations they are trained in;

b/ The multiple of the wage scale and payroll is the coefficient of the highest wage level for laborers with the highest managerial, technical or professional qualifications as compared to the laborers with the lowest qualifications;

c/ The number of grades of the wage scale and payroll depends on the complexity of the management and work requirements. The gap between the conse-cutive wage grades must ensure encouragement to raise the technical and professional qualifications as well as talents and experience accumulation;

d/ The grade 1 of the wage scale and payroll must be higher than the minimum wage level prescribed by the State. The wage level applicable to hazardous and dangerous as well as specially hazardous and dangerous occupations or jobs must be higher than that applicable to occupations or jobs with normal labor conditions.

2. Principles for formulating labor norms:

a/ The labor norms are formulated on the basis of the job ranks and in compatibility with the workers grades, ensuring the improvement of working conditions, technical and technological renovation, and labor standards;

b/ The prescribed labor norm is the advanced average norm, which ensure that the majority of laborers can attain it without having to excessively prolong the regular working time prescribed by law;

c/ The new or revised labor norm must be applied experimentally for not more than 3 months before being officially promulgated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall, after consulting Vietnam Confederation of Labor, submit to the Government for promulgation the wage scale and payroll applicable to State enterprises; guide the methods of formulating wage scales, payrolls and labor norms and Regulation on wage payment applicable to enterprises and agencies.

Article 6.- The wage scales and payrolls of enterprises and agencies shall serve as basis for:

1. Reaching agreement on wages upon the conclusion of labor contracts;

2. Determining the wage unit price, implementing the regime of raising wage levels as agreed upon in labor contracts and collective labor agreements;

3. Paying social and health insurance premiums and enjoying social and health insurance regimes under law provisions;

4. Paying job-termination wages and other entitlements under the provisions of the labor legislation;

5. Handling other interests under the two parties agreement and provisions of the labor legislation.

Chapter III

THE REGIME OF WAGE AND BONUS PAYMENT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The time-based wage shall be paid to laborers on the basis of their actual working time, concretely:

a/ The monthly wage shall be paid for a working month, determined on the basis of labor contracts;

b/ The weekly wage shall be paid for a working week, determined on the basis of the monthly wage multiplied by 12 months and divided for 52 weeks;

c/ The daily wage shall be paid for a working day, determined on the basis of the monthly wage divided for the standard number of working days in the month as prescribed by law and selected by the concerned enterprises or agencies, which, however, must not exceed 26 days;

d/ The hourly wage shall be paid for a working hour, determined on the basis of the daily wage divided for the standard number of working hours as prescribed in Article 68 of the Labor Code.

2. The piecework wage shall be paid to laborers on the basis of the quantity and quality of their products.

3. The package wage shall be paid to laborers according to the volume and quality of the work, which they must complete.

4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide the employers to pay wages according to the forms defined at Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 8.- For particular cases specified in Clause 1, Article 59 of the Labor Code, i.e. natural calamities, fires or other force majeure circumstances defined at Point d, Clause 1, Article 38 of the revised Labor Code, which cannot be overcome though the employers have resorted to every possible measure, the employers may delay wage payment but for not more than one month and must pay compensation to laborers as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. If the delay lasts for 15 days or more, compensation shall be made with an amount being at least equal to the wage arrears multiplied by the interest rate of time-savings deposits announced at the time of wage payment by the commercial banks where the concerned enterprises or agencies open their transaction accounts.

Article 9.- The deduction of wage of laborers under Clause 1 of Article 60 of the Labor Code is prescribed as follows:

Based on the monthly wage amounts received by laborers after paying social and health insurance premiums and income tax for high-income earners (if any), the employers shall make gradual deduction of advances, which have already been made according to the provisions in Articles 12 and 13 of this Decree and compensations for material damage prescribed in Article 89 of the Labor Code.

Article 10.- The wage payment when laborers work overtime and/or during the night-time under Article 61 of the revised Labor Code is specified as follows:

1. If the payment is made according to the working time, the laborers shall be paid for the work done beyond the regular time.

2. If the payment is made according to piecework or package wage, the laborers shall be paid for their overtime work when they are requested by the employers to make an additional quantity of products or undertake an additional volume of work besides the quantity or volume to be achieved during the regular time.

3. Laborers working overtime as mentioned at Clauses 1 and 2 of this Article shall be paid overtime wage according to the wage unit price or wage actually paid for the work being done, which shall be as follows:

a/ At least equal to 150%, for weekdays;

b/ At least equal to 200%, for weekends as defined in Article 72 of the Labor Code;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Laborers working in night shifts defined in Article 70 of the Labor Code shall get an additional pay at least equal to 30% of their wage, calculated according to the wage unit price or the wage paid for the daytime work. If they work overtime at night, they shall also be paid overtime wage.

5. The overtime and nighttime wage paid to laborers shall be calculated corresponding to the forms of wage payment specified in Article 7 of this Decree.

Article 11.- The payment of bonuses to laborers working in enterprises under Article 64 of the revised Labor Code is specified as follows:

1. For State enterprises, basing themselves on the annual production and business results and extent of work performance by laborers, the enterprises shall make deduction from the after-tax profits for setting up the reward funds in order to give bonuses to their laborers. The deduction level for setting up the reward fund shall comply with the guidance of the Finance Ministry.

2. For enterprises of other economic sectors, basing themselves on the annual production and business results and extent of work performance by laborers, the employers shall give bonuses to laborers working at their respective enterprises on the basis of the mutually- agreed labor contracts and collective labor agreements.

3. Enterprises shall have to issue regulations on rewards for laborers after consulting the grassroots Trade Union Executive Committees. The reward regulations must be announced publicly within enterprises.

Article 12.- The advance payment of wage to laborers under Clauses 1 and 2 of Article 67 of the Labor Code is specified as follows:

1. When laborers or their families meet with difficulties, the laborers shall be paid an advance of wage, which, however, must be at least equal to one-month wage amount. The mode of advance payment shall be agreed upon by the two parties, but the advance amount must be interest free.

2. When a laborer has to temporarily cease to work to discharge the citizens duties for one week or longer, he/she shall be paid a wage advance corresponding to the number of his/her days of temporary work cessation, which shall be deducted into his/her wage under the provisions of the Labor Code.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For a laborer kept in custody or detention due to violation related to his/her labor relations with the employer, during the period of temporary custody or detention, every month he/she shall be paid under the labor contract by the employer an advance of 50% of his/her wage of the preceding month, including the rank and position wage and region and position allowances (if any).

2. Upon the expiry of the custody or detention duration, if the laborer is at fault, he/she shall not have to return the wage advance already made under Clause 1 of this Article. If the employer is at fault, such employer shall have to fully pay wage amount under the labor contract and the law-prescribed social insurance premium amount to the laborer for the time the latter is kept in custody or detention. If the legal proceeding agency is at fault, it shall have to return to the employer the wage amount already advanced to the laborer under Clause 1 of this Article and pay the laborer a compensation equal to the latters remaining wage amount as well as the law prescribed social insurance premium amount payable for the custody or detention duration according to the wage level inscribed in the labor contract.

3. If the laborer is kept in custody or detention for violations irrelevant to the labor relations, the employer shall not have to pay him/her wage advance.

Article 14.-

1. The wages paid to laborers for their annual paid leave, holidays or paid leave for personal affairs shall be calculated according to the time-based wage and equal to the contractual wage of the preceding month, including the rank and position wages, region and position allowances (if any), divided for the number of regular working days in the month as prescribed by law and selected by the enterprises or agencies, which however, must not exceed 26 days, and multiplied by the prescribed number of days of the paid leave.

2. In a work-shift, if laborers stop their work according to the provisions in Clause 1, Article 62 of the Labor Code for 2 hours or more, they shall be paid work-stoppage wage according to Article 16 of this Decree.

Article 15.- The wage serving as basis for calculation of job severance allowance, job-loss allowance, compensation for unlawful unilateral termination of labor contracts, compensations for labor accidents and occupational diseases is the contractual wage calculated as being equal to the average wage of the 6 preceding consecutive months before the incidents occur, including the rank and position wages, region and position allowances (if any).

Article 16.- The wage paid for the laborers leave as prescribed in Articles 53, 62 and 92 of the Labor Code is the contractual wage of the preceding month and calculated corresponding to the forms of time-based wage payment defined at Clause 1, Article 7 of this Decree.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.- Apprentices and job learners prescribed in Clause 2, Article 23 of the Labor Code, if personally turning out products, shall enjoy wage. The wage level shall be agreed upon by the two parties but not lower than 70% of the wage unit price or the wage of laborers doing the same job.

In cases where the apprenticeship or training time is prolonged as compared to the commitments in the apprenticeship or training contracts, the employers shall have to fully pay wage to the apprentices or job learners according to the latter’s work.

Article 18.- Female laborers defined in Article 111 of the Labor Code, if doing the same jobs as male laborers shall enjoy the same wage.

Article 19.- Minor laborers defined in Article 121 of the Labor Code, if doing the same jobs as major laborers shall enjoy the same wage.

Article 20.- Aged laborers are entitled to shorter working time prescribed in Article 123 of the Labor Code and receive full wage.

Article 21.- Handicapped laborers defined in Article 125 of the Labor Code, if doing the same jobs as ordinary laborers, shall enjoy the same wage.

Article 22.- Laborers with high professional and technical qualifications as defined in Article 129 of the Labor Code shall be paid wage under agreement according to the levels of their contributions to production and business efficiency of the concerned enterprises or agencies. The employers shall elaborate wage-payment regulations to attract these laborers.

Article 23.- Vietnamese citizens laboring overseas in the forms defined in Article 134a of the revised Labor Code, who are managed and paid wage by Vietnamese enterprises or agencies shall, during their working time overseas, be paid part of their wage in the currencies of the concerned foreign countries or in convertible foreign currencies.

Article 24.- Basing itself on the provisions of Article 36 of the Labor Code, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with the concerned ministries and branches in submitting to the Government for decision a number of wage and wage allowance regimes for persons involved in special occupations or doing special jobs in the field of arts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 25.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to guide the implementation of this Decree; guide foreign and international agencies and organizations based in the Vietnamese territory as well as cooperatives, farms, households and individuals employing laborers to appropriately apply a number of the provisions of this Decree.

Article 26.- This Decree takes effect as from January 1, 2003 and replaces the Governments Decree No. 197/CP of December 31, 1994 detailing and guiding the implementation of a number of the Labor Codes articles on wages.

Article 27.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 Hướng dẫn Bộ luật lao động về tiền lương

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


167.570

DMCA.com Protection Status
IP: 44.220.247.152
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!