Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1613/BGTVT-KL Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Nguyễn Hồng Trường
Ngày ban hành: 20/03/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 1613/BGTVT-KL

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2009

KẾT LUẬN

VỀ THANH TRA HOẠT ĐỘNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC TẠI NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT

Căn cứ Luật thanh tra có hiệu lực ngày 01/10/2004;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Xét báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra về hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng tại các đơn vị,

KẾT LUẬN:

I- CÁC ĐƠN VỊ ĐÃ THANH TRA GỒM:

1- Công ty Cổ phần quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất (CIRI) - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8

2- Công ty Cung ứng lao động quốc tế và dịch vụ (Inmasco)- Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1

3- Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị Đường sắt (Virasimex)- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

4- Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco)- Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

5- Công ty Vận tải biển và xuất khẩu lao động (ISALCO) - Trường Đại học Hàng hải và Chi nhánh Hà Nội; Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

6- Công ty Cổ phần Cung ứng và và xuất khẩu hàng không - Tổng công ty Hàng không Việt Nam; Trung tâm Xuất khẩu lao động và dịch vụ Hà Nội; Trung tâm Xuất khẩu lao động phía Nam

7- Công ty Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam.

Thời kỳ thanh tra: năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008.

II- KẾT QUẢ THANH TRA

1. Căn cứ pháp lý về hoạt động dịch vụ đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Các đơn vị được thanh tra đều có chức năng, nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và đều có đăng ký kinh doanh với các Sở Kế hoạch và đầu tư nơi đơn vị đặt trụ sở.

- Các đơn vị làm công tác xuất khẩu lao động đều có cán bộ chuyên trách và bộ máy theo quy định.

- Các đơn vị được thanh tra đều có Giấy phép hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài do Bộ Lao động thương binh và Xã hội cấp.

2. Chấp hành các quy định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

2.1- Hợp đồng liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài

a- Hợp đồng cung ứng lao động

- Các đơn vị sau khi ký hợp đồng cung ứng lao động với các đối tác nước ngoài đã thực hiện đăng ký với Cục Quản lý lao động (QLLĐ) ngoài nước - Bộ Lao động thương binh và Xã hội. Riêng Công ty Vận tải và Xuất khẩu lao động - Trường Đại học Hàng hải từ tháng 01/2007 đến thời điểm thanh tra không thực hiện đăng ký hợp đồng cung ứng lao động với Cục Quản lý lao động ngoài nước.

b- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Một số tồn tại, sai sót tại các đơn vị:

- Nội dung của hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại hầu hết các đơn vị đều ghi thu phí dịch vụ của người lao động cả trong trường hợp “thời gian người lao động được chủ sử dụng lao động gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới” ” là trái với quy định tại điểm 1 mục III Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-LĐTBXH-BTC giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với Bộ Tài chính quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Điều khoản về vé máy bay lượt đi và chi phí ăn ở của người lao động có sự sai khác giữa hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và hợp đồng cung ứng lao động là trái với quy định tại mục 2 Điều 17 Luật số: 72/2006/QH 11 ngày 29 tháng 11năm 2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể:

+ Công ty Cổ phần quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8:

+ Hợp đồng cung ứng lao động công ty ký với các công ty môi giới Đài Loan có điều khoản vé máy bay lượt đi sang Đài Loan do chủ lao động trả. Nhưng tại hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài giữa công ty với người lao động; hợp đồng giữa chủ lao động với người lao động lại quy định chi phí vé máy bay lượt đi sang Đài Loan do người lao động phải chi. Khi hết hạn và thanh lý hợp đồng, người lao động không được công ty hoàn trả vé máy bay lượt đi sang Đài loan.

+ Công ty Cung ứng lao động quốc tế và Dịch vụ - Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1:

+ Đối với tu nghiệp sinh tại Nhật Bản: Hợp đồng công ty ký với người đi lao động là 01 năm (nếu được gia hạn có thể kéo dài 01 đến 02 năm). Công ty thu phí dịch vụ xuất khẩu cả 03 năm là không đúng với thời gian đăng ký hợp đồng với Cục QLLĐ ngoài nước (và Visa chỉ được cấp 01 năm).

+ Đối với thuyền viên đi lao động tại Hàn Quốc, hợp đồng Công ty ký với người lao động có thu 2USD/ tháng để Công ty đưa vào quỹ hỗ trợ rủi ro thuyền viên nhưng khi đăng ký hợp đồng với Cục QLLĐ ngoài nước không có khoản thu này.

* Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Cung ứng Thiết bị Đường sắt - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam:

+ Hợp đồng cung ứng lao động công ty ký với các công ty môi giới Đài Loan trong xuất khẩu lao động là giúp việc gia đình và khán hộ công, tại Điều 4 có ghi: “Chủ sử dụng lao động cung cấp ăn, ở miễn phí” nhưng trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký giữa công ty với người lao động có điều khoản “tiền ăn do lao động trả (từ 3000 đến 4000 đài tệ) khấu trừ vào lương”. Thực tế người lao động phải trả khoản tiền này.

+ Đối với Thị trường DuBai: Hợp đồng ký giữa chủ sử dụng lao động và người lao động tại mục 15 và trong phụ lục hợp đồng nêu: “Vé máy bay lượt đi, về do chủ sử dụng lao động chịu sau khi lao động thực hiện đủ hợp đồng” nhưng trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký giữa công ty với người lao động tại Điều 2 ghi “chủ sử dụng lao động chịu tiền vé máy bay về nước”.

+ Phương án tài chính của Công ty cung cấp cho người lao động chưa nêu đầy đủ các khoản chi phí người lao động phải trả tại nước đến làm việc và cũng không có chú thích đầy đủ các khoản lao động phải khấu trừ tại nước ngoài.

- Công ty Vận tải biển và Xuất khẩu lao động (ISALCO)- Trường Đại học Hàng hải không ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với các thuyền viên đi tàu nước ngoài theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Công ty dùng quyết định điều động thuyền viên và hợp đồng lao động ký giữa Trường Đại học Hàng hải với người lao động làm căn cứ để đưa thuyền viên đi xuất khẩu lao động và không có điều kiện ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của người lao động đối với chủ lao động và với Công ty VTB & XKLĐ trên một số nội dung như phí dịch vụ, tiền đặt cọc, trách nhiệm của người lao động khi không hoàn thành nhiệm vụ, bỏ trốn … là chưa phù hợp với quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

+ Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Công ty Cung ứng và xuất khẩu lao động - Trường Đại học Hàng hải không lưu giữ hợp đồng ký giữa đơn vị với người lao động

2.2- Công tác tuyển chọn

- Các đơn vị thực hiện phương thức tuyển chọn lao động theo mô hình tuyển trực tiếp và thông qua liên kết với một số đơn vị tại các địa phương; thông báo công khai các chương trình tuyển lao động bằng văn bản tại trụ sở công ty.

- Thông báo tuyển chọn có nêu quy định rõ đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn lao động cần tuyển. Riêng việc tuyển sỹ quan, thuyền viên làm việc trên tàu biển; Tiếp viên hàng không, phiên dịch viên làm việc trên máy bay nước ngoài phải tuyển chọn những người có chuyên môn và ngoại ngữ

- Các đơn vị lập sổ theo dõi lao động dự tuyển, trúng tuyển, đào tạo và xuất cảnh theo từng thị trường.

2.3- Công tác đào tạo, giáo dục định hướng

a- Cơ sở đào tạo

- Hầu hết các đơn vị có cơ sở hoặc thuê cơ sở đào tạo và trang thiết bị đào tạo giáo dục định hướng. Còn có Chi nhánh Hà Nội và Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh thuộc Công ty Vận tải biển và xuất khẩu lao động không có và không thuê cơ sở đào tạo, giáo dục định hướng cho người đi lao động mà sử dụng chứng chỉ đào tạo của các cơ sở khác. .

b- Công tác đào tạo lao động trước khi xuất cảnh:

- Tài liệu bồi dưỡng kiến thức:

+ Các đơn vị sử dụng tài liệu giáo dục định hướng do Cục QLLĐ ngoài nước phát hành như: Tài liệu dành cho lao động đi làm việc tại các nhà máy, công xưởng, hướng dẫn thực hành công việc dành cho người giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh ở Đài loan, tài liệu học tiếng Hoa…và các tài liệu khác do các công ty biên soạn.

+ Các công ty đưa lao động đi làm việc trên tàu biển nước ngoài lấy những lao động đã tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hàng hải.

- Giáo viên làm công tác chuyên trách về bồi dưỡng kiến thức:

+ Công ty Cổ phần quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất (CIRI) - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 chưa có cán bộ có trình độ am hiểu về pháp luật Việt Nam, cán bộ làm công tác bồi dưỡng kiến thức chưa qua lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn và sư phạm do Cục QLLĐ ngoài nước tổ chức. Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco) chưa có cán bộ chuyên trách đào tạo có trình độ am hiểu về pháp luật Việt Nam là chưa thực hiện đúng quy định tại điểm 1 mục IV Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

2.4- Thực hiện chế độ tài chính trong hoạt động XKLĐ

a- Tiền ký quỹ của đơn vị xuất khẩu lao động

Các đơn vị được thanh tra thực hiện tiền ký quỹ tại ngân hàng thương mại đúng quy định.

b- Tiền ký quỹ của người lao động:

- Các đơn vị được thanh tra thực hiện việc thu tiền đặt cọc của người lao động trước khi xuất cảnh phù hợp với quy định, trừ trường hợp Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị Đường sắt thu tiền đặt cọc đối với lao động tại thị trường Đài Loan (từ 10 triệu đến 24 triệu đồng) và thị trường Nhật Bản ( từ 16 triệu đến 130 triệu) vượt quy định tại Thông tư liên tịch số: 107/2003/TTLT – BTC- BLĐTB&XH ngày 7/11/2003 của Bộ Tài chính- Bộ Lao động thương binh & Xã hội.

- Hầu hết các đơn vị không gửi hoặc gửi không hết tiền ký quỹ của người lao động vào tài khoản riêng do doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại để giữ tiền ký quỹ của người lao động và được ngân hàng thương mại nhận ký quỹ trả lãi tiền gửi ký quỹ theo mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn.

- Khi trả lại tiền ký quỹ cho người lao động các đơn vị không trả lãi suất hoặc chỉ trả lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Cụ thể:

+ Công ty Cung ứng lao động và dịch vụ - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và cung ứng thiết bị Đường sắt khi thanh toán tiền ký quỹ cho người lao động chỉ trả gốc và lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

+ Các đơn vị còn lại chỉ trả gốc không trả lãi.

c- Phí đào tạo

- Công ty CP Vận tải biển Việt Nam, Công ty Vận tải biển và xuất khẩu lao động, Công ty Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam, Công ty CP cung ứng và xuất khẩu lao động Hàng không đưa lao động đi làm việc trên các tàu biển và trên các chuyến bay của nước ngoài không thu phí đào tạo.

d - Phí môi giới

- Một số đơn vị (Công ty CP Quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất, Trung tâm Xuất khẩu lao động và dịch vụ Hàng không Hà Nội) thoả thuận với người lao động và nhà môi giới để người lao động trả trực tiếp cho nhà môi giới. Mức thu cụ thể không thể hiện trong hợp đồng.

- Công ty Cung ứng Lao động Quốc tế thu phí môi giới đối với lao động đi làm việc tại Malaysia; Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh thuộc công ty Vận tải biển và xuất khẩu lao động thu phí môi giới của người lao động đi làm việc tại Đài Loan vượt quy định tại Thông tư liên tịch số: 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 04/9/2007 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính.

đ- Phí dịch vụ XKLĐ

- Đa số các đơn vị thu phí dịch vụ xuất khẩu lao động của người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với quy định tại Thông tư liên tịch số: 16/2007/TTLT-BLĐTBXH- BTC ngày 04/9/2007 của Liên Bộ Lao động thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính.

- Riêng Công ty vận tải biển và xuất khẩu lao động Trường Đại học Hàng hải thu phí dịch vụ xuất khẩu lao động trên tổng thu nhập của người lao động (phụ cấp độc hại, lương làm thêm giờ), tính từ tháng 10/2007 đến 30/6/2008 thu của người lao động vượt quy định là: 66.631,86 USD (1.062.778.167 VNĐ).

e- Thu, nộp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước

* Nguồn trích từ 1% phí dịch vụ của doanh nghiệp

- Các đơn vị được thanh tra thực hiện trích và nộp quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước hàng năm khi được Bộ Lao động thương binh & Xã hội tiến hành kiểm tra, quyết toán.

* Nguồn thu từ 100.000 đ/ người do người lao động đi làm việc ở nước ngoài đóng góp

- Đa số các doanh nghiệp được thanh tra chưa thực hiện việc thu của người lao động và chưa nộp quỹ này cho Bộ Lao động thương binh & Xã hội.

g- Thực hiện các quy định về bảo hiểm xã hội cho người lao động

- Các lao động được tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thoả thuận với doanh nghiệp xuất khẩu lao động không đóng nộp bảo hiểm xã hội.

- Các lao động là sỹ quan, thuyền viên, các tiếp viên, phiên dịch viên (đã được doanh nghiệp tuyển dụng không xác định kỳ hạn) đi làm việc trên các tàu biển và trên các chuyến bay của nước ngoài thì doanh nghiệp thu và nộp bảo hiểm xã hội theo quy định của Việt Nam.

h- Thu, chi khác

- Ngoài những khoản thu theo quy định các đơn vị còn thực hiện thu, chi hộ người lao động trước khi xuất cảnh như trang bị tư trang (quần áo, túi sách), vé máy bay lượt đi, lệ phí sân bay, lệ phí Visa. Một số đơn vị thực hiện thu của người lao động lớn hơn số thực tế chi, cụ thể:

+ Công ty CP Xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị Đường sắt: 180.961.925đ;

+ Chi nhánh Hà Nội thuộc Công ty Vận tải biển và xuất khẩu lao động: 86.420.925đ;

+ Chi nhánh Hà Nội thuộc Công ty CP Cung ứng và Xuất nhập khẩu Lao động Hàng không: 52.373.489đ.

- Công ty Cung ứng lao động quốc tế và dịch vụ (Inmasco)- Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 thu 2 USD/ người /tháng của người lao động làm việc trên các tàu đánh và chở cá nước ngoài (không có quy định của các cơ quan chức năng) trừ vào lương hàng tháng. Tổng số tiền Công ty thu trong năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008 là: 315.650.706 đ, Công ty đã chi hỗ trợ rủi ro cho những lao động bị tai nạn với số tiền: 94.359.900 đ. Hiện tại số tiền thu trên còn dư đến 30/6/2008 là: 745.793.465 đ.

Kết luận:

- Khi trả lại tiền ký quỹ cho người lao động các đơn vị xuất khẩu lao động không trả lãi suất hoặc chỉ trả lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là không đúng với quy định tại tại điểm 4b mục I Thông tư liên tịch số: 17/2007/TTLT-BLĐTBXH -NHNNVN ngày 04/9/2007 của Bộ LĐTBXH và Ngân hàng Nhà nước.

- Các đơn vị xuất khẩu lao động chưa thực hiện việc thu của người lao động 100.000 đ/ người để đóng góp cho quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước để nộp cho Bộ Lao động thương binh & Xã hội theo Quyết định số: 44/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007 của Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

- Việc thực thực hiện thu, chi hộ người lao động trước khi xuất cảnh như trang bị tư trang (quần áo, túi sách), vé máy bay lượt đi, lệ sân bay, lệ phí Visa với số thu lớn hơn nhiều so với số thực tế chi là không đúng và gây thiệt hại cho người đi lao động.

- Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị Đường sắt thu tiền đặt cọc đối với lao động tại thị trường Đài Loan ( từ 10 tiệu đến 24 triệu đồng) và thị trường Nhật Bản (từ 16 triệu đến 130 triệu) vượt quy định tại Thông tư liên tịch số: 107/2003/TTLT – BTC- BLĐTB&XH ngày 7/11/2003 của Bộ Tài chính- Bộ Lao động thương binh & Xã hội.

- Công ty vận tải biển và xuất khẩu lao động Trường Đại học hàng hải thu phí dịch vụ xuất khẩu lao động trên tổng thu nhập của người lao động (phụ cấp độc hại, lương làm thêm giờ), tính từ tháng 10/2007 đến 30/6/2008 thu của người lao động vượt quy định là: 66.631,86 USD (1.062.778.167 VNĐ)

- Công ty Cung ứng lao động quốc tế và dịch vụ (Inmasco)- Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 thu của người lao động làm việc trên các tàu đánh và chở cá nước ngoài 2 USD/ người /tháng trừ vào lương hàng tháng không có quy định của các cơ quan chức năng.

- Công ty Cung ứng Lao động Quốc tế thu phí môi giới đối với lao động đi làm việc tại Malaysia; Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh thuộc công ty Vận tải biển và xuất khẩu lao động thu phí môi giới của người lao động đi làm việc tại Đài Loan vượt quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 04/9/2007 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội- Bộ Tài chính.

III. KẾT LUẬN CHUNG

1- Ưu điểm của các đơn vị làm dịch vụ đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài:

- Đều có chức năng, nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và đã đăng ký kinh doanh với các Sở Kế hoạch và đầu tư nơi đơn vị đặt trụ sở.

- Có Giấy phép hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài do Bộ Lao động thương binh và Xã hội cấp.

- Đã cơ bản thực hiện đúng các quy định có liên quan đến việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Góp phần tích cực đến việc giải quyết việc làm và thu nhập đối với những lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

2- Tồn tại, sai sót, vi phạm:

- Công ty Vận tải và Xuất khẩu lao động - Trường Đại học Hàng hải từ tháng 01/2007 đến thời điểm thanh tra không thực hiện đăng ký hợp đồng cung ứng lao động với Cục Quản lý lao động ngoài nước

- Một số điều khoản nội dung của hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và hợp đồng lao động tại một số đơn vị chưa thực hiện đầy đủ và chưa phù hợp với nội dung của hợp đồng cung ứng lao động (quyền và trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, của người lao động) như đã nêu tại mục 2.1

- Công tác bồi dưõng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài ở một số doanh nghiệp chưa được chú trọng. Giáo viên làm công tác này có người chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 07 năm 2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Có doanh nghiệp chưa tổ chức bồi dưõng kiến thức, hoặc không có cơ sở đào tạo, chưa đăng ký Mẫu chứng chỉ tại Cục Quản lý lao động ngoài nước nên đào tạo nhưng chưa cấp chứng chỉ, hoặc không đào tạo mà sử dụng chứng chỉ của các cơ sở khác.

- Còn có sai sót trong thực hiện chế độ tài chính trong hoạt động XKLĐ như đã nêu tại mục 2.4. Có doanh nghiệp còn thu tiền ngoài quy định và thu quá của người lao động, cụ thể:

Bảng 1

Đơn vị tính: đồng

TT

Đơn vị

Số tiền thu

Ngoài quy định

Quá quy định

01

Công ty Cung ứng lao động quốc tế và dịch vụ

745.793.465

02

Công ty CP Xuất nhập khẩu vật tư, TB đường sắt

180.961.925

03

Công ty vận tải biển và XKLĐ 66.631,86 USD

1.062.778.167

04

Chi nhánh HN Công ty Vận tải biển và xuất khẩu lao động

86.420.925

05

Chi nhánh HN Công ty CP Cung ứng và xuất nhập khẩu lao động hàng không

52.373.489

Cộng

1.808.571.632

319.756.339

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Đối với các đơn vị được thanh tra :

- Khắc phục những tồn tại đã nêu, kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân và tập thể có liên quan đến những sai phạm trong việc thực hiện không đúng các quy định về hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Thực hiện đúng các quy định về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong việc: đăng ký hợp đồng cung ứng, ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động, công tác tuyển chọn, đào tạo giáo dục định hướng và thực hiện chế độ tài chính trong hoạt động XKLĐ.

- Xử lý về kinh tế: Các đơn vị thực hiện thu không đúng quy định hoặc thu lớn hơn số chi hộ như Bảng 1 phải thông báo cho người lao động số tiền thu không đúng hoặc thu thừa để trả cho từng người.

- Các đơn vị được thanh tra tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ GTVT (qua Thanh tra Bộ, địa chỉ 80 Trần Hưng Đạo Hà Nội) trước ngày 30/4/2009.

2- Đối với các cơ quan thuộc Bộ:

2.1. Giao Thanh tra Bộ:

- Tham mưu cho Bộ có văn bản kiến nghị với Bộ Lao động thương binh & Xã hội các nội dung sau:

+ Sớm có quy định về mức thu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động trước khi xuất cảnh, để các đơn vị áp dụng thống nhất và người lao động thực hiện.

+ Cục Quản lý lao động ngoài nước thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn và sư phạm cho các giáo viên làm nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động để đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện Kết luận thanh tra.

2.2. Giao Vụ Tổ chức cán bộ:

Trên cơ sở kết luận thanh tra, có văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ GTVT có chức năng đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện đúng các quy định có liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để tránh những sai sót.

Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để B/c);
- TT: Ngô Thịnh Đức;
- Các đơn vị được thanh tra (để T/h);
- Các Vụ: TCCB, Thanh tra Bộ (để T/h);
- Lưu TTr, HS Đoàn TT, VT.

K.T BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hồng Trường

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kết luận số 1613/BGTVT-KL ngày 20/03/2009 về thanh tra hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.305

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.4.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!