ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4271/KH-UBND
|
Đồng
Nai, ngày 26 tháng 05 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
THU THẬP, CẬP NHẬT THÔNG TIN CUNG CẦU LAO ĐỘNG TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2016
Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động; Công văn số 79/CVL-TTLĐ ngày 09/3/2016 của Cục Việc làm về việc triển khai thực hiện xây dựng cơ sở dữ
liệu thị trường lao động năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch cập nhật
thông tin cung cầu lao động tỉnh Đồng Nai năm 2016, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
a) Thu thập
thông tin về biến động lao động, việc
làm ở từng doanh nghiệp, hộ gia đình tại địa phương trong năm 2016 để cung cấp
thông tin thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác làm căn cứ cho việc hoạch định kế hoạch lao động - việc làm và phát triển nguồn
nhân lực phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
b) Việc ghi chép thông tin về biến động lao động - việc làm là cơ sở để xây dựng và hình thành cơ sở dữ liệu của
tỉnh và quốc gia về thị trường lao động.
2. Yêu cầu
a) Thu thập thông tin về biến động
lao động - việc làm phải đảm bảo tính khách quan, trung thực,
không điền thông tin sai lệch hoặc thông tin không đảm bảo độ chính xác vào sổ ghi chép.
b) Thu thập thông tin được thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc người có trách nhiệm trong
hộ gia đình.
II. THÀNH PHẦN
THAM GIA ĐIỀU TRA CUNG, CẦU LAO ĐỘNG
1. Điều tra viên
và cán bộ kiểm tra, giám sát các xã, phường thị trấn
a) Điều tra viên do các xã, phường, thị trấn trưng tập, ưu tiên lựa chọn những người đã tham gia cuộc điều tra dân số và nhà ở, cán bộ tổ
dân phố (xóm, ấp…), lực lượng thanh niên, cán bộ làm công tác lao động - thương binh và Xã hội, cộng tác viên dân số. Nhiệm
vụ của điều tra viên:
- Điều tra, thu
thập, cập nhật biến động thông tin của các hộ thuộc tổ dân cư, tổ dân
phố do mình phụ trách điều tra vào sổ
ghi chép.
- Lập bảng danh sách tổng hợp các hộ
có biến động trong tổ dân cư, tổ
dân phố do mình phụ trách điều tra.
- Lập bảng tổng hợp số liệu theo biểu mẫu kèm theo
Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội.
b) Tổ trưởng điều tra là cán bộ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã
Long Khánh và thành phố Biên Hòa lựa chọn cử làm Tổ trưởng.
Nhiệm vụ của cán
bộ kiểm tra, giám sát:
- Có trách nhiệm điều hành và quản lý các điều tra viên thuộc địa bàn xã, phường,
thị trấn mình phụ trách.
- Kiểm tra, giám sát việc điều tra thu nhập, cập nhật biến động thông tin tại các tổ dân cư, dân phố được phân công.
- Lập bảng tổng hợp số liệu theo biểu
mẫu kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH
ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tổng hợp nhanh kết quả điều tra cập
nhật biến động từ các tổ dân cư, tổ
dân phố được phân công và gửi về Phòng lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp.
2. Tổ chuyên viên
cấp huyện
a) UBND các huyện,
thị xã Long Khánh và thành phố Biên
Hòa (gọi tắt là UBND cấp huyện) cân đối lực lượng
điều tra viên theo từng xã, phường, thị trấn thành lập tổ chuyên viên giúp việc.
b) Nhiệm vụ của Tổ chuyên viên cấp huyện:
- Công tác điều tra cung lao động:
+ Theo dõi sổ
ghi chép đến từng xã, phường, thị trấn;
phân công cán bộ kiểm tra, giám sát từng địa bàn.
+ Nghiệm thu kết quả điều tra cập nhật
biến động theo từng xã, phường, thị
trấn; phân công kiểm tra. Làm sạch, tổng hợp nhanh kết quả
trước khi bàn giao về
tỉnh.
+ Thực hiện báo cáo tổng hợp theo biểu
mẫu kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
- Công tác điều tra cầu lao động:
+ Điều tra, thu thập, cập nhật biến động
thông tin của các
doanh nghiệp, hợp tác xã tại địa bàn quản lý
điều tra vào sổ ghi chép.
+ Lập bảng tổng
hợp số liệu theo biểu mẫu kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Tổng hợp nhanh kết quả điều tra cập
nhật biến động các doanh nghiệp, hợp tác xã được phân công
và gửi về Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tổng hợp.
3. Tổ chuyên viên
cấp tỉnh
a) UBND
tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập Tổ chuyên viên giúp việc gồm những cán bộ
thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện,
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh.
b) Nhiệm vụ Tổ chuyên
viên cấp tỉnh:
- Tham mưu xây dựng kế hoạch điều
tra, thu thập, cập nhật biến động, hướng
dẫn cập nhật biến động, chuẩn bị
tài liệu.
- Phối hợp các Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã
Long Khánh và thành phố Biên Hòa hướng dẫn nghiệp vụ điều tra cho điều tra
viên, cán bộ kiểm tra giám sát tại địa phương.
- Lập dự toán kinh phí điều tra, cập
nhật biến động.
- Phân công các thành viên trong tổ thực hiện việc kiểm tra, giám sát các địa phương, kịp thời khắc phục những sai lệch về kỹ
thuật ghi chép biến động vào sổ ghi
chép cung cầu lao động tại địa phương.
- Nghiệm thu kết quả điều tra cập nhật
biến động theo từng huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên
Hòa; phân công mã hóa, làm sạch, tổng
hợp báo cáo kết quả cập nhật biến động
thông tin cung cầu lao động trên địa bàn tỉnh.
III. CHỈ TIÊU, NỘI DUNG, THỜI
GIAN THỰC HIỆN
1. Chỉ tiêu, nội
dung, thời gian thực hiện thu thập, cập nhật biến động thông tin cung lao động
a) Chỉ tiêu:
STT
|
Nội dung
|
Đơn
vị tính
|
Chỉ
tiêu
|
1
|
Số lượng điều tra thu thập thông tin năm 2016
|
Hộ
|
504.144
|
|
Số lượng điều
tra thu thập thông tin năm 2015
|
Hộ
|
500.785
|
|
Số lượng chênh
lệch điều tra thu thập thông tin năm 2016 so với năm 2015
|
Hộ
|
3.359
|
2
|
Công tác thu
thập thông tin do biến động
|
Hộ
|
310.000
|
3
|
Công tác tập huấn nghiệp vụ điều tra
|
Lớp
|
11
|
|
Điều tra viên là Tổ trưởng tổ địa bàn dân cư
|
Người
|
1.320
|
b) Nội dung thực hiện:
- Cập nhật thông tin biến động hộ gia
đình trong các trường hợp:
+ Hộ mới chuyển đến hoặc chuyển đi.
+ Hộ mới tách hoặc
nhập hộ.
- Cập nhật thông tin biến động các thành viên trong hộ:
+ Nhân khẩu, gồm: Các thông tin về họ
và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc.
+ Thành viên từ đủ 10 tuổi mới nhập vào hộ gia đình, người trong hộ mới chuyển đi hoặc chết,.. đã đăng ký hộ khẩu
thường trú hoặc tạm trú (KT3) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
+ Thay đổi về
trình độ học vấn phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật
và lĩnh vực đào tạo.
+ Thay đổi về tình trạng việc làm: Từ
thất nghiệp sang có việc làm, từ không
tham gia hoạt động kinh tế
sang có việc làm và ngược lại.
+ Thay đổi về
công việc cụ thể đang làm: Nơi làm việc, vị thế công việc, loại hình kinh tế.
+ Đối với người thất nghiệp thu thập các thông tin đã từng làm việc hoặc chưa bao giờ làm việc, thời gian thất nghiệp.
+ Thông tin về tình trạng không hoạt động kinh tế, lý do: Đi học, nội trợ,..
- Phương pháp điều tra:
Sử dụng phương
pháp đến trực tiếp từng hộ gia đình để phỏng vấn chủ hộ hoặc với
đại diện của chủ hộ và cập nhật biến động thông tin vào sổ
ghi chép cho từng thành viên từ đủ 10 tuổi trở lên. (Chú ý: Chỉ cập nhật
các biến động của các đối tượng đã ghi chép thông tin ban đầu từ đủ 15 tuổi trở lên (cập
nhật thông tin theo định kỳ; trường hợp
đối tượng ghi chép dưới 15 tuổi chỉ
ghi chép thông tin ban đầu, không cập
nhật thông tin theo định kỳ cho đến khi đủ 15 tuổi).
c) Thời gian thực hiện:
- Thời gian tập huấn cho cấp huyện, cấp xã: Trong tháng 6/2016.
- Thời gian cập nhật thu thập thông tin tại các hộ gia đình: Từ
20/6/2016 đến trước ngày 15/7/2016.
- Thời gian nghiệm thu kết quả điều tra: Từ ngày 15/7/2016 đến ngày
15/8/2016.
- Thời gian nhập
tin: Từ ngày 15/8/2016 đến trước ngày 14/9/2016 (nhập tin theo phương pháp cuốn chiếu để đảm bảo tiến độ đề ra).
- Thời gian chuyển dữ liệu về Cục Việc làm: Từ ngày 15/9/2016 đến
ngày 30/9/2016.
2. Chỉ tiêu, nội
dung, thời gian thực hiện thu thập, cập nhật biến động thông tin cầu lao động
a) Chỉ tiêu:
STT
|
Nội
dung
|
Đơn
vị tính
|
Chỉ
tiêu
|
1
|
Số lượng điều tra thu thập thông
tin năm 2016
|
Doanh
nghiệp
|
6.000
|
|
Số lượng điều
tra thu thập thông tin năm 2015
|
Doanh
nghiệp
|
6.000
|
|
Số lượng chênh
lệch điều tra thu thập thông tin năm
2016 so với năm 2015
|
Doanh
nghiệp
|
0
|
2
|
Công tác thu thập
thông tin do biến động
|
Doanh
nghiệp
|
6.000
|
3
|
Công tác tập huấn nghiệp vụ điều tra
|
Lớp
|
01
|
|
Điều tra viên là cán bộ làm công tác lao động - việc làm tại các Phòng Lao động -
TBXH
|
Người
|
30
|
b) Nội dung thực hiện:
- Cuộc điều tra thu thập thông tin
theo những nội dung chủ yếu sau:
+ Thông tin về doanh nghiệp, hợp tác
xã, gồm: Tên, địa chỉ, loại hình và mà số của người sử dụng lao động.
+ Thông tin về ngành, nghề kinh doanh
chính doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Thông tin về tiền
lương của người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Thông tin về số lượng lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã theo giới tính,
loại lao động, hợp đồng lao động, vị trí việc làm, trình độ
giáo dục phổ thông, trình
độ chuyên môn kỹ thuật.
+ Thông tin về số lao động có nhu cầu
tuyển theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.
- Phương pháp điều tra:
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực
tiếp: Điều tra viên đến trực tiếp từng doanh nghiệp, hợp tác xã được chọn điều
tra để phỏng vấn và điền thông tin vào phiếu điều tra.
c) Thời gian thực hiện:
- Thời gian tập huấn cho cấp huyện:
Trong tháng 6/2016.
- Thời gian cập nhật thu thập thông
tin tại các doanh nghiệp, hợp tác xã: Từ 20/6/2016 đến trước ngày 15/7/2016.
- Thời gian nghiệm thu kết quả điều tra: Từ ngày 15/7/2016 đến ngày
15/8/2016.
- Thời gian nhập tin: Từ ngày
15/8/2016 đến trước ngày 14/9/2016.
- Thời gian chuyển dữ liệu về Cục Việc
làm: Từ ngày 15/9/2016 đến ngày 30/9/2016.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối
hợp, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ rà soát, thu thập, cập
nhật biến động thông tin, cơ
sở dữ liệu thị trường lao động
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2016.
b) Chịu trách nhiệm tập trung cán bộ, trang thiết bị và thực hiện việc nhập thông tin biến động theo hướng dẫn của Cục
Việc làm - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
c) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho điều tra viên thực hiện rà soát, thu thập, cập nhật biến động thông tin cung - cầu lao động vào sổ ghi
chép.
d) Kiểm tra, giám sát quá trình điều tra, nghiệm thu kết quả, kiểm tra
tính chính xác, đầy đủ đảm bảo đúng
thời gian và đạt kết quả
theo Kế hoạch.
đ) Tổng
hợp, báo cáo thông tin thị trường lao động và báo cáo đột
xuất theo yêu cầu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội và UBND tỉnh.
2. Sở Tài chính
Bố trí kinh phí để triển khai thực hiện,
giám sát việc sử dụng và hướng dẫn các đơn vị liên quan thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
3. UBND các huyện, thị xã Long
Khánh và thành phố Biên Hòa
a) Trực tiếp chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội huyện, thị xã Long
Khánh và thành phố Biên Hòa, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức cuộc
điều tra đảm bảo thời gian và đạt kết quả theo Kế
hoạch.
b) Chỉ
đạo các xã, phường, thị trấn bố trí cán bộ thực hiện thu thập biến động thông tin
cung - cầu lao động trên địa bàn theo Kế hoạch và vào sổ
ghi chép; xử lý, tổng hợp thông tin và lập báo cáo theo quy định.
c) Phúc tra kết
quả thu thập, cập nhật biến động cung lao động tại cấp xã; kiểm tra, giám sát việc thu thập biến động thông tin trên địa bàn, đảm bảo đầy đủ, chính
xác và kịp thời.
4. UBND các xã, phường, thị trấn
a) Tổ chức điều tra tại địa bàn gồm: Liên hệ làm công tác tổ
chức, tuyên truyền tại nơi diễn ra cuộc điều tra và phân công điều tra
viên... tạo điều kiện tốt nhất cho điều tra viên thực hiện
nhiệm vụ.
b) Phối hợp với
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc giám sát điều tra viên về chất
lượng, tiến độ điều tra.
c) Bàn giao sổ ghi chép thông tin cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội để tiến hành nghiệm thu và nhận lại sổ khi công việc
nhập tin kết thúc.
d) Quản lý sổ ghi chép thông tin, tổ chức theo dõi và duy trì
sổ ghi chép thông tin ban đầu và thông tin
biến động cung - cầu hàng năm
thuộc địa bàn quản lý.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí thực hiện điều tra, thu thập,
cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu thị
trường lao động tỉnh Đồng Nai năm 2016 là: 1.750.000.000 đồng (bằng chữ: Một tỷ, bảy trăm năm mươi triệu đồng), dự
toán kinh phí kèm theo, trong đó:
1. Ngân sách Trung ương: 1.000.000.000 đồng
2. Ngân sách địa phương: 750.000.000 đồng.
Yêu cầu các sở,
ban, ngành và UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa có trách nhiệm
triển khai, thực hiện Kế hoạch này; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kế hoạch và báo cáo gửi về
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ LĐ -
TBXH (để b/c);
- Cục Việc làm;
- Chủ tịch, PCT. UBND tỉnh;
- Chánh, PCVP. UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, VX, KT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hòa Hiệp
|
BẢNG DỰ TOÁN KINH PHÍ CHI TIẾT
(Kèm
theo Kế hoạch số 4271/KH-UBND ngày 26/05/2016 của UBND Đồng Nai)
I. KINH PHÍ THỰC
HIỆN ĐIỀU TRA CUNG LAO ĐỘNG
1. Tập
huấn nghiệp vụ cho điều tra viên
a) Số lượng: 11 lớp.
b) Thời
gian: 01 buổi/lớp.
c) Đối tượng
tham dự: Điều tra viên do các xã, phường, thị trấn trưng tập,
ưu tiên lựa chọn những người đã tham gia cuộc điều tra dân
số và nhà ở, cán bộ tổ dân phố (xóm, ấp...), lực lượng
thanh niên, cán bộ làm công tác lao động - thương binh và xã hội, cộng tác viên dân số.
STT
|
Nội
dung
|
ĐVT
|
Kinh phí (đồng)
|
Ghi
chú
|
Số
lượng
|
Đơn giá
|
Thành
tiền
|
1
|
Tài liệu tập huấn đóng quyển
|
Cuốn
|
120
|
22.350
|
2.682.000
|
|
2
|
Văn phòng phẩm (bìa nút, sổ tay, bút viết...)
|
Người
|
120
|
15.000
|
1.800.000
|
|
3
|
Hỗ trợ 01 phần
tiền ăn cho đại biểu không hưởng lương từ NSNN (100.000
đ/người)
|
Người
|
120
|
100.000
|
12.000.000
|
|
4
|
Chi nước uống
cho đại biểu (15.000 đ/buổi)
|
Người
|
120
|
15.000
|
1.800.000
|
|
5
|
Chi thù lao giảng viên (500.000 đ/người/buổi)
|
Người
|
02
|
500.000
|
1.000.000
|
|
6
|
Chi cán bộ quản lý, phục vụ lớp
(50.000 đ/người/buổi)
|
Người
|
02
|
50.000
|
100.000
|
|
7
|
Thuê hội trường và trang trí
|
Buổi
|
01
|
3.000.000
|
3.000.000
|
|
Cộng
01 lớp:
|
|
|
22.382.000
|
|
Cộng
11 lớp:
|
|
|
246.202.000
|
|
2. Chi bồi dưỡng cho điều tra viên (năm 2016, số hộ điều tra 504.144 hộ, tăng
3.359 hộ so với năm 2015): 1.500 đ/hộ x 504.144 hộ = 756.216.000 đồng.
3. Chi
công kiểm tra, mã hóa: 500 đ/hộ x 504.144 hộ = 252.072.000 đồng.
4. Chi
công nhập thông tin vào phần mềm cơ sở dữ liệu (dự kiến số hộ tăng mới và số hộ tách hộ là 310.000 hộ trên tổng số hộ điều tra biến động): 350 đ/hộ x 310.000 hộ =
108.500.000 đồng.
5. Các hoạt động khác: 37.010.000 đồng.
a) Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung ương tổ chức (tiền tàu xe, thuê phòng nghỉ, phụ cấp lưu trú...): 02 người x 6.000.000 đ/người = 12.000.000
đồng.
b) Mua văn phòng phẩm, tài liệu phục vụ công tác điều tra: 20.000.000 đồng.
c) Sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ
công tác điều tra: 5.010.000 đồng.
6. Cộng các nội dung (1 + 2 + 3 +
4 + 5): 1.400.000.000 đồng (bằng chữ: Một tỷ, bốn trăm triệu đồng).
II. KINH PHÍ THỰC
HIỆN ĐIỀU TRA CẦU LAO ĐỘNG
1. Tập huấn nghiệp vụ cho
điều tra viên
a) Số lượng: 01
lớp.
b) Thời gian: 01 buổi/lớp.
c) Đối tượng
tham dự: Điều tra viên là cán bộ làm công tác lao động - thương binh và xã hội ở các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.
STT
|
Nội
dung
|
ĐVT
|
Kinh phí (đồng)
|
Ghi
chú
|
Số
Lượng
|
Đơn
giá
|
Thành
tiền
|
1
|
Tài liệu tập huấn đóng quyển
|
Cuốn
|
30
|
25.000
|
750.000
|
|
2
|
Văn phòng phẩm (bìa nút, sổ tay,
bút viết….)
|
Người
|
30
|
15.000
|
450.000
|
|
3
|
Chi nước uống
cho đại biểu (15.000 đ/buổi)
|
Người
|
30
|
15.000
|
450.000
|
|
4
|
Chi thù lao giảng
viên (500.000 đ/người/buổi)
|
Người
|
02
|
500.000
|
1.000.000
|
|
5
|
Chi cán bộ quản lý, phục vụ lớp
|
Người
|
02
|
50.000
|
100.000
|
|
6
|
Thuê hội trường và trang trí
|
Buổi
|
01
|
4.000.000
|
4.000.000
|
|
Cộng
01 lớp:
|
|
|
6.750.000
|
|
2. Chi bồi dưỡng cho điều tra viên: 42.000 đ/doanh nghiệp x 6.000 doanh
nghiệp = 252.000.000 đồng (năm 2016, số doanh nghiệp điều tra 6.000 doanh nghiệp).
3. Chi
công kiểm tra, mã hóa:
4.000 đ/doanh nghiệp x 6.000 doanh nghiệp = 24.000.000 đồng.
4. Chi công nhập thông tin vào phần mềm cơ sở dữ liệu: 5.000 đ/hộ x
6.000 doanh nghiệp = 30.000.000 đồng (dự kiến trong năm 2016 có 6.000 doanh nghiệp
điều tra biến động).
5. Các hoạt động khác: 37.250.000 đồng.
a) Tham gia các
lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung ương tổ chức (tiền tàu xe, thuê phòng nghỉ, phụ
cấp lưu trú,,.): 02 người x 6.000.000 đ/người = 12.000.000 đồng.
b) Mua văn phòng phẩm, tài liệu phục vụ công tác điều
tra: 20.000.000 đồng.
c) Sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ công tác điều tra: 5.250.000 đồng.
6. Cộng các nội dung (1 + 2 + 3 + 4 + 5): 350.000.000 đồng (bằng chữ: Ba trăm năm mươi triệu đồng).
III. TỔNG KINH
PHÍ THỰC HIỆN ĐIỀU TRA (I + II): 1.750.000.000 đồng (bằng chữ: Một tỷ, bảy trăm năm
mươi triệu đồng)./.