ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 353/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 12 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
Nhân lực ngành Y tế có vai trò vô cùng quan trọng
trong việc cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng bao gồm y tế dự phòng và
khám bệnh chữa bệnh, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và đạt được
các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến sức khỏe. Đội ngũ nhân lực y tế
đa chuyên ngành, có chuyên môn tốt có khả năng cung cấp các dịch vụ y tế chất
lượng cao và lấy người dân làm trung tâm là vô cùng cần thiết để đáp ứng nhu cầu
y tế đang thay đổi tại Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn đang có sự gia
tăng của các bệnh không lây nhiễm và già hóa dân số như hiện nay. Trong công cuộc
cải cách hệ thống Y tế tại Việt Nam, một trong những việc trọng tâm là tập
trung xây dựng nguồn nhân lực ngành Y tế.
Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội
nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết
số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; Chương trình số 08-CTr/TU ngày
17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao
phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025;
UBND Thành phố ban hành Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế Hà Nội
giai đoạn 2022 - 2025 như sau:
PHẦN
1
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ HÀ NỘI
1. Tổ chức bộ máy
Sở Y tế là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND
Thành phố quản lý nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe
nhân dân. Sở Y tế hiện đang quản lý 80 đơn vị trực thuộc (bao gồm Bệnh viện Nhi
đang xây dựng), trong đó có 03 đơn vị quản lý hành chính nhà nước, 42 Bệnh viện,
05 Trung tâm chuyên khoa, 30 Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, gồm 579 trạm Y
tế xã, phường, thị trấn, 04 nhà hộ sinh và 53 phòng khám đa khoa khu vực.
Trên địa bàn Thành phố còn có 36 bệnh viện bộ,
ngành Trung ương cùng tham gia khám chữa bệnh cho nhân dân Thủ đô.
Khối y tế ngoài công lập hiện có 14.096 cơ sở hành
nghề y dược tư nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã; trong đó có 42 Bệnh viện;
4.531 phòng khám đa khoa và chuyên khoa, 9.523 cơ sở hành nghề dược tư nhân.
2. Nhân lực
2.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu về nhân lực
y tế đến 2021:
- Chỉ tiêu Bác sỹ/10.000 dân là 13,7; đạt chỉ tiêu
Thành phố giao là 13,7 Bác sỹ/10.000 dân.
- Chỉ tiêu Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật y/10.000
dân duy trì ở mức 26,4; vượt chỉ tiêu Thành phố giao là 25.
- Chỉ tiêu dược sỹ đại học/vạn dân đạt 8,4; vượt chỉ
tiêu Thành phố giao là 3,0.
2.2. Nhân lực khối y tế công lập của Thành phố:
- Mặc dù có hiện tượng nhân viên y tế thôi nghỉ việc
nhưng số lượng nhân lực làm chuyên môn y tế tại các đơn vị có xu hướng tăng nhẹ,
cơ cấu nhân lực khá ổn định. Đến năm 2021 toàn ngành có 26.572 cán bộ, tăng so
với năm 2018 có 25.781 cán bộ.
- Tính đến 31/12/2021, toàn ngành có 470 cán bộ có
trình độ Tiến sỹ và chuyên khoa II, 2.328 cán bộ có trình độ Thạc sĩ và chuyên
khoa I, 7.876 cán bộ có trình độ Đại học. Tỷ lệ cán bộ trình độ Đại học và sau
Đại học là 40,2%. Tuy nhiên cán bộ y tế có trình độ Đại học và sau Đại học của
tuyến Y tế cơ sở còn thấp so với tuyến Thành phố.
- 100% các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ
làm việc, trong đó có 513/579 (88,6%) Trạm Y tế có bác sỹ cơ hữu tại trạm.
2.3. Nhân lực khối y tế ngoài công lập:
- Nhân lực khối y tế ngoài công lập tăng nhanh qua
các năm. Năm 2018 mới chỉ có 17.271 cán bộ tham gia nhưng đến năm 2021 đã có
24.837 người. Cơ cấu nhân lực tăng nhiều ở đối tượng dược sĩ, ngoài ra các đối
tượng là bác sỹ, điều dưỡng cũng có sự gia tăng đáng kể.
- Tính đến 31/12/2021, khối ngoài công lập có 819
cán bộ có trình độ Tiến sỹ và chuyên khoa II; 1.493 cán bộ có trình độ Thạc sĩ
và chuyên khoa I, 10.689 cán bộ có trình độ Đại học. Tỷ lệ cán bộ trình độ Đại
học và sau Đại học là 52,3%, trong đó dược sỹ đại học chiếm tỷ trọng lớn.
3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
3.1. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn:
- Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trong ngành hàng năm
xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, cử cán bộ đi học các trình độ
Tiến sỹ, chuyên khoa cấp II, Thạc sỹ, chuyên khoa cấp I, bác sỹ, cử nhân và
tương đương. Giai đoạn từ 2018 - 2021, các đơn vị y tế công lập trong ngành đã
cử 1.351 lượt cán bộ đi đào tạo Đại học, 1.064 lượt cán bộ đi đào tạo sau Đại học.
Tuy nhiên, số cán bộ tuyến Y tế cơ sở được đi đào tạo Đại học chiếm 49,2% nhưng
đi đào tạo Sau đại học chỉ chiếm 24,4% so với toàn Thành phố (Khối TTYT là
12,9%, khối các bệnh viện huyện là 11,5%).
- Đặc biệt, những năm qua, các đơn vị trực thuộc Sở
Y tế đã cử xấp xỉ 5.000 cán bộ đi học để chuẩn hóa trình độ cao đẳng cho đối tượng
điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y và dược theo quy định của Bộ Y tế.
- Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Sở Y tế phối hợp
với Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức thực hiện Đề án đào tạo Bác sỹ nội trú do
UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt:
+ Từ năm 2012 đến 2017 đã đào tạo được 69 bác sỹ nội
trú.
+ Từ năm 2018 đến năm 2021 đào tạo 114 bác sỹ nội
trú.
- Đào tạo theo Đề án của Thành phố: Sở Y tế phối hợp
với Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức thực hiện Đề án đào tạo Bác sỹ Y học dự
phòng cho khối Y tế cơ sở:
+ Khóa học 2014-2018: Đào tạo được 81 bác sỹ Y học
dự phòng
+ Khóa học 2015-2019: Đào tạo được 99 bác sỹ Y học
dự phòng
3.2. Đào tạo liên tục: có 19 bệnh viện công lập và
05 bệnh viện ngoài công lập trực thuộc Sở Y tế đã được Bộ Y tế cấp mã cơ sở đào
tạo liên tục. Hàng năm, các đơn vị xây dựng Kế hoạch và cử cán bộ đi đào tạo
liên tục để đảm bảo các quy định về đào tạo liên tục và quy định của Luật Khám
chữa bệnh.
3.3. Về đào tạo thực hành trong khối ngành khoa học
sức khỏe: có 34 đơn vị trực thuộc đã công bố đủ điều kiện là cơ sở thực hành
trong khối ngành khoa học sức khỏe, có thể tiếp nhận học sinh, sinh viên, học
viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Y, Dược đến đào tạo thực hành y,
dược.
3.4. Đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị,
quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng và nghiệp vụ khác theo chỉ tiêu được Thành
ủy, UBND Thành phố giao hàng năm, đào tạo đáp ứng chuẩn hóa trình độ phục vụ
công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý. Giai đoạn 2018 - 2021,
các đơn vị y tế trong ngành đã cử 2.129 lượt cán bộ đi đào tạo về lý luận chính
trị, 1.442 lượt cán bộ đi đào tạo về quản lý nhà nước.
4. Đánh giá chung
4.1. Thuận lợi
- Thành phố luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao trong việc
phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt là các đơn vị trong ngành y tế đã nhận thức
được tầm quan trọng của công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân
Thủ đô.
- Trên địa bàn Thành phố có nhiều cơ sở đào tạo
trong lĩnh vực y tế nên có nhiều thuận lợi để thu hút sinh viên sau khi tốt
nghiệp cũng như có điều kiện thuận lợi cho việc cử cán bộ đi đào tạo nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực y tế.
- Nhân viên Y tế trong ngành luôn có ý thức trong
việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn để tiếp cận những kỹ thuật, thành tựu
mới đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Các cán bộ được cử đi bồi dưỡng nâng cao trình độ
chính trị, quản lý đảm bảo các tiêu chuẩn điều kiện quy hoạch nguồn cán bộ lãnh
đạo quản lý giai đoạn 2016-2021 và giai đoạn 2021-2026 cũng như đáp ứng nhu cầu
bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý giai đoạn 2021-2026 hiện nay.
- Hệ thống y tế công lập tiếp tục được củng cố, sắp
xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở. Đến nay đã có 36/41
bệnh viện thực hiện tự chủ chi thường xuyên, các đơn vị luôn xác định chất lượng
nguồn nhân lực là điều kiện quan trọng giúp các bệnh viện thực hiện tốt công
tác tự chủ tài chính.
- Hệ thống y tế ngoài công lập không ngừng phát triển,
lớn mạnh, đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Trong thời gian qua, mặc dù có hiện tượng cán bộ
y tế xin thôi, nghỉ việc nhưng tại các bệnh viện của Hà Nội vẫn thu hút, tuyển
dụng kịp thời nguồn nhân lực thay thế, chất lượng chuyên môn không ngừng được
nâng lên. Các bệnh viện tuyến Thành phố đã thực hiện được nhiều kỹ thuật của
các tuyến Trung ương, thậm chí ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới
(Bệnh viện Tim, Xanh Pôn, Ung Bướu, Phụ Sản...), các bệnh viện tuyến huyện đã
thực hiện được nhiều kỹ thuật của tuyến Thành phố...góp phần không nhỏ trong việc
chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân thủ đô.
- Đến nay, các chỉ tiêu về nhân lực y tế theo Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố giao đều đạt và vượt chỉ tiêu, trong đó các chỉ
tiêu về số điều dưỡng/vạn dân và số dược sỹ đại học/vạn dân đã vượt xa chỉ tiêu
được giao.
4.2. Một số khó khăn, thách thức:
- Những năm qua, ngành y tế đã thực hiện tốt công
tác thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhưng do chế độ đãi
ngộ đối với ngành y còn hạn chế nên trên thực tế tuyến y tế cơ sở vẫn thiếu bác
sỹ, đặc biệt là bác sỹ có kinh nghiệm, chuyên khoa sâu; nhân lực của một số
chuyên ngành như Lao, Tâm thần, Truyền nhiễm, Giải phẫu bệnh, Pháp Y còn chưa đủ
so với yêu cầu.
- Với đặc điểm công tác tác đào tạo của ngành y tế
là thời gian đào tạo dài, khối lượng kiến thức chuyên ngành và kiến thức chuyên
sâu lớn, vừa học lý thuyết vừa học thực hành đòi hỏi người học phải có ý chí,
quyết tâm cao. Học phí cho mỗi khóa đào tạo cán bộ y tế rất lớn trong điều kiện
thu nhập của cán bộ y tế còn thấp, nguồn thu của các đơn vị tuyến y tế cơ sở
còn hạn chế nên ít nhiều cũng ảnh hưởng tới việc cử cán bộ đi đào tạo dài hạn.
- Các cơ sở y tế công lập phải chịu sức ép cạnh
tranh rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao với các cơ sở y tế ngoài công lập,
các cơ sở y tế Trung ương, bộ, ngành. Vì vậy, nếu không có kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng, sử dụng, quy hoạch phù hợp các đơn vị sẽ khó thu hút, giữ chân được người
lao động có trình độ chuyên môn cao.
- Một số cán bộ y tế được cử đi đào tạo, sau khi
hoàn thành khóa học có nguyện vọng chuyển công tác tới các bệnh viện tuyến cao
hơn gây khó khăn cho một số bệnh viện trong bối cảnh hiện nay hầu hết các bệnh
viện đều đã tự chủ về tài chính rất cần có nguồn nhân lực chất lượng cao.
PHẦN
2.
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2022 -
2025
1. Căn cứ chung
- Luật Thủ đô số 25/2012/QH13;
- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội
nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ
thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp công lập;
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội
nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội
nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số
trong tình hình mới;
- Kế hoạch số 73-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy
về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy
Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ
sáu Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII “về công tác dân số trong tình hình
mới”.
- Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 16/4/2018 của UBND
Thành phố triển khai Kế hoạch số 73-KH/TU ngày 27/01/2018 của Thành ủy về thực
hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
- Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 20/4/2018 của UBND
thành phố Hà Nội về việc thực hiện Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 27/01/2018 của
Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị
lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII “về công tác dân số trong
tình hình mới”.
- Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/03/2021 của
Thành ủy Hà Nội về việc Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi
xã hội, chất lượng cuộc sống nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025;
- Kế hoạch số 09-KH/BCĐ ngày 05/08/2021 của Ban Chỉ
đạo Chương trình 08-CTr/TU của Thành ủy khóa XVII về “Phát triển hệ thống an
sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô
giai đoạn 2021-2025”;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà
Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 ngày 13/10/2020;
- Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 08/09/2021 của UBND
Thành phố về việc thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/03/2021 của Thành
ủy Hà Nội về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất
lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”;
- Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 30/03/2021 của UBND
Thành phố về việc thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị
quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ
2020-2025.
- Kế hoạch 139/KH-UBND ngày 06/5/2022 của UBND
Thành phố về đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt
chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn
2022-2025 và các năm tiếp theo.
- Quyết định 1698/QĐ-UBND ngày 19/5/2022 của UBND
Thành phố phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công
chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030
và Kế hoạch 213/KH-UBND ngày 8/8/2022 về triển khai thực hiện Đề án.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế Hà
Nội đến năm 2025 đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, phù hợp
với phát triển chuyên môn kỹ thuật và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội,
góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và đáp ứng nhu cầu chăm sóc
sức khỏe nhân dân Thủ đô.
2.2. Mục tiêu cụ thể đến 2025
- Phấn đấu đạt chỉ tiêu 15 bác sỹ/10.000 dân;
- Duy trì chỉ tiêu 26,4 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật
y/10.000 dân và 8,4 dược sỹ đại học/10.000 dân.
- 100% các Trạm Y tế có bác sỹ làm việc, trong đó
95% Trạm Y tế có bác sỹ cơ hữu tại trạm.
- Phấn đấu 41% viên chức, người lao động trong các
cơ sở y tế công lập có trình độ Đại học và sau Đại học.
- 100% cán bộ trong quy hoạch được đào tạo, bồi dưỡng
về lý luận chính trị, quản lý nhà nước theo quy định.
3. Nội dung trọng tâm
3.1. Tuyển dụng nhân lực
- Tuyển dụng đủ nhân lực đáp ứng nhu cầu nâng cấp,
mở rộng và thành lập mới các bệnh viện theo Kế hoạch 139/KH-UBND ngày 06/5/2022
của UBND Thành phố về đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều
kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong
giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo. Tạm tính theo Thông tư 08/TT-BNV-
BYT, dự kiến cần tuyển thêm 1.555 bác sỹ, 2.595 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật
y, 338 dược sỹ và 1.122 cán bộ khác đáp ứng nhân lực tăng thêm tối thiểu 4.704
giường bệnh.
- Tuyển dụng nhân lực thay thế nguồn nhân lực có biến
động tại các cơ sở y tế công lập (nghỉ hưu, chuyển công tác, thôi việc...) và
đáp ứng cơ cấu chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở y tế theo các văn bản quy
định của Bộ Y tế.
3.2. Công tác đào tạo
- Thực hiện Quyết định 1698/QĐ-UBND ngày 19/5/2022
của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất
lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025, định
hướng đến năm 2030 và Kế hoạch 213/KH-UBND ngày 8/8/2022 về triển khai thực hiện
Đề án.
- Tiếp tục đào tạo Bác sỹ nội trú theo Đề án đã được
UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định 720/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2015.
- Đào tạo nhân lực cho các bệnh viện dự kiến xây dựng
mới, các bệnh viện có kế hoạch phát triển giường bệnh. Chú trọng đào tạo các
chuyên khoa sâu, các chuyên ngành mũi nhọn, đào tạo sau đại học để sẵn sàng nguồn
nhân lực chất lượng cao, làm việc hiệu quả ngay sau khi các bệnh viện mới đi vào
hoạt động.
- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
cho tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là chuyên ngành Bác sỹ gia đình để thực hiện mô
hình Bác sỹ gia đình tại các Trạm Y tế, Phòng khám đa khoa khu vực. Ưu tiên đào
tạo nhân lực các chuyên khoa Lao, Tâm thần, Truyền nhiễm, Giải phẫu bệnh, Pháp
Y là các chuyên ngành khó thu hút nhân lực.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo
liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Thành phố, đáp ứng nhu cầu cập
nhật kiến thức mới và góp phần nâng cao tay nghề cho người hành nghề trong và
ngoài công lập. Duy trì chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề,
tuyến trên đào tạo cho tuyến dưới.
- Hàng năm thực hiện bồi dưỡng kiến thức, nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế, dân số các cấp, nhân viên y tế
thôn bản và cộng tác viên y tế, dân số tại cơ sở.
3.3. Thu hút nguồn nhân lực
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ viên chức
lãnh đạo, quản lý; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý
luận chính trị và quản lý nhà nước cho các cán bộ được quy hoạch trước khi bổ
nhiệm, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của vị trí lãnh đạo, quản lý.
- Tiếp tục phát huy có hiệu quả các chính sách của
nhà nước để ưu tiên trong tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là Bác
sỹ cho tuyến y tế cơ sở và các chuyên khoa Lao, Tâm thần, Truyền nhiễm, Giải phẫu
bệnh, Pháp Y.
- Phát triển, quản lý các cơ sở y tế ngoài công lập
trên địa bàn Thành phố.
4. Các giải pháp chủ yếu
4.1. Xây dựng Kế hoạch phát triển giường bệnh cho
các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đến năm 2025, dự kiến tăng thêm tối
thiểu 4.704 giường bệnh. Khi tuyển dụng đủ nhân lực theo quy định với số giường
bệnh trên, sẽ có thêm 5.610 người, trong đó có 1.555 bác sỹ; 2.595 điều dưỡng,
hộ sinh, kỹ thuật y; 338 dược sỹ và 1.122 cán bộ khác.
4.2. Triển khai thực hiện kế hoạch tuyển dụng nhân
lực.
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyển dụng
viên chức, tuyển dụng lao động hợp đồng hàng năm, đảm bảo bố trí đủ số lượng và
cơ cấu nhân lực cho các cơ sở y tế hiện có trên địa bàn Thành phố (cân đối giữa
số tuyển mới với số nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác để ổn định nhân lực
làm việc).
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyển dụng
viên chức, tuyển dụng lao động hợp đồng theo tiến độ xây dựng mới, mở rộng nâng
cấp các bệnh viện đến năm 2025 theo kế hoạch 139/KH-UBND ngày 06/5/2022 của
UBND Thành phố, đảm bảo đủ nhân lực cho 4.704 giường bệnh dự kiến tăng thêm.
4.3. Thu hút nguồn nhân lực
- Phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng khối ngành
sức khỏe thu hút nguồn nhân lực y tế chất lượng cao đẳng ký dự tuyển vào làm việc
tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế sau khi tốt nghiệp;
- Xây dựng chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo cho
cán bộ được cử đi học đại học, sau đại học để nâng cao trình độ chuyên môn, đặc
biệt là tuyến y tế cơ sở và các chuyên khoa Lao, Tâm thần, Truyền nhiễm, Giải
phẫu bệnh, Pháp Y.
- Động viên các cán bộ y tế mới nghỉ hưu còn đủ sức
khỏe tiếp tục đăng ký hành nghề tại các cơ sở khám bệnh chữa bệnh trong và
ngoài công lập.
- Khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập. Quản
lý và hướng dẫn các cơ sở hành nghề y dược tư nhân nâng cao chất lượng hoạt động,
phối hợp với hệ thống y tế công lập thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe
nhân dân trên địa bàn Thành phố.
4.4. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực
- Khuyến khích các đơn vị cử cán bộ đi đào tạo nâng
cao trình độ chuyên môn sau đại học (Tiến sỹ, Thạc sỹ, Bác sỹ chuyên khoa cấp
II, cấp I) và đại học (bác sỹ, cử nhân và tương đương), đặc biệt là tuyến y tế
cơ sở và các chuyên khoa Lao, Tâm thần, Truyền nhiễm, Giải phẫu bệnh.
- Phối hợp với các Sở, Ngành cử cán bộ đi đào tạo về
lý luận chính trị, quản lý nhà nước.... để chuẩn hóa trình độ và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực đáp ứng công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản
lý.
- Lựa chọn, cử cán bộ đi đào tạo theo Kế hoạch
213/KH-UBND ngày 8/8/2022 của UBND Thành phố về triển khai thực hiện Đề án đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội
giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.
- Xây dựng Đề án đào tạo nhân lực cho các bệnh viện
dự kiến xây dựng mới để sẵn sàng chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo các bệnh viện
hoạt động hiệu quả ngay sau khi đi vào hoạt động.
- Ưu tiên đào tạo cho tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là
chuyên ngành Bác sỹ gia đình để thực hiện mô hình Bác sỹ gia đình tại các Trạm
Y tế.
- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác đào tạo
liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Thành phố để giúp cho cán bộ y
tế trong và ngoài công lập cập nhật kiến thức chuyên môn, kỹ năng, tay nghề
trong công tác khám chữa bệnh. Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với
người hành nghề, tuyến trên đào tạo và hỗ trợ cho tuyến dưới.
- Phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng khối
ngành sức khỏe tổ chức các khóa đào tạo nhân lực theo nhu cầu của Ngành Y tế
(đào tạo theo địa chỉ).
- Hàng năm, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ y tế, đội ngũ công tác viên, nhân viên
y tế thôn bản và các lực lượng khác phù hợp với tình hình thực tế.
4.5. Kinh phí thực hiện
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch được đảm bảo từ nguồn
ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành (chi thường xuyên và chi đầu
tư), nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức,
nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
theo các Chương trình, Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các nguồn khác
bảo đảm theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức thực hiện
5.1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan
tham mưu, đề xuất UBND Thành phố trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch.
- Phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan xây
dựng, trình UBND Thành phố ban hành các kế hoạch, đề án, dự án hỗ trợ các cơ sở
y tế của Thành phố về đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tuyển dụng, đào tạo
nhân lực y tế, tranh thủ các nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác nhằm
phát triển quy mô giường bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của người dân.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho
UBND Thành phố tiếp nhận các bệnh viện bộ, ngành đóng trên địa bàn về Thành phố
quản lý gắn với quy hoạch hệ thống y tế công lập của Thành phố.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng và triển
khai thực hiện kịp thời kế hoạch tuyển dụng, đào tạo viên chức y tế giai đoạn
2022-2025, đáp ứng nhân lực cho việc mở rộng, nâng cấp các cơ sở y tế cũng như
bổ sung nhân lực phát triển mới các kỹ thuật chuyên môn sâu và nhân lực khuyết
thiếu tại các đơn vị. Xây dựng Đề án tuyển dụng, đào tạo nhân lực cho các bệnh
viện mới thành lập trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện
theo tiến độ.
- Hàng năm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức, đội ngũ cộng
tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản..., luân phiên có thời hạn đối với người
hành nghề. Tăng cường cử cán bộ y tế đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn
sau đại học. Quan tâm đào tạo đại học (bác sỹ) cho tuyến y tế cơ sở và các
chuyên khoa Lao, Tâm thần, Truyền nhiễm, Giải phẫu bệnh, Pháp Y.
- Cử cán bộ đi đào tạo theo Quyết định 1698/QĐ-UBND
ngày 19/5/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn
2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch 213/KH-UBND ngày 8/8/2022 về
triển khai thực hiện Đề án.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành tích cực thực hiện
công tác đào tạo liên tục cho cán bộ y tế trong và ngoài công lập. Chủ động phối
hợp với các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Y, Dược trong việc thu hút và
đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện kế
hoạch đào tạo nâng cao trình độ chính trị, quản lý nhà nước,... nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trong ngành.
- Tham mưu cho Thành phố chính sách thu hút nhân lực
chất lượng cao về làm việc tại tuyến y tế cơ sở và các chuyên khoa Truyền nhiễm,
Tâm thần, Lao, Pháp y, Giải phẫu bệnh...
- Hướng dẫn các đơn vị trong ngành xây dựng Đề án vị
trí việc làm và thực hiện tốt công tác quy hoạch các chức danh lãnh đạo để có kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng kịp thời đồng thời thu hút nguồn nhân lực chất lượng
cao về làm việc.
- Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã quản lý
và nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở hành nghề y dược tư nhân.
- Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực
hiện kế hoạch về Ủy ban nhân dân Thành phố.
5.2. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND Thành phố tiếp
nhận các bệnh viện bộ, ngành Trung ương về Thành phố quản lý theo Nghị quyết số
19-NQ/TƯ ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về việc tiếp tục
đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp công lập và Công điện số 209/CĐ-TTg ngày 28/02/2022 của Thủ
tướng Chính phủ về việc sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập
của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
- Trên cơ sở quy định của pháp luật và đề xuất của
Sở Y tế, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí biên chế cho các cơ sở y tế đã có và
mới thành lập, đảm bảo nhân lực làm việc để tăng cường công tác bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe nhân dân Thủ đô.
- Tạo điều kiện cho nhân lực ngành y tế tham gia
các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà
nước ở trong nước và ở nước ngoài.
- Căn cứ đề xuất của Sở Y tế, tham mưu cho UBND phê
duyệt Đề án tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế giai đoạn
2022 - 2025 tại các bệnh viện tự chủ chi thường xuyên để tạo điều kiện cho các
bệnh viện công lập được chủ động trong việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên
chức, lao động hợp đồng phù hợp với tình hình thực hiện tự chủ tài chính của
đơn vị và quy định của pháp luật.
- Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế
theo Quyết định 1698/QĐ-UBND ngày 19/5/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê
duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch
213/KH-UBND ngày 8/8/2022 về triển khai thực hiện Đề án.
- Phối hợp hướng dẫn các đơn vị trong ngành y tế
triển khai thực hiện kế hoạch tuyển dụng viên chức y tế hàng năm.
5.3. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở,
ngành có liên quan tham mưu với UBND Thành phố cân đối, bố trí ngân sách đầu tư
cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây mới các Bệnh viện thuộc dự án đầu tư công
trung hạn giai đoạn 2021-2025 đảm bảo tiến độ.
- Quan tâm bố trí kinh phí hàng năm cho công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sử dụng đúng các
quy định hiện hành.
- Tham mưu cho UBND Thành phố thủ tục tiếp nhận tài
sản công, bàn giao tài chính từ các bệnh viện bộ, ngành Trung ương về Thành phố
quản lý theo quy định.
- Trên cơ sở Kế hoạch được UBND Thành phố phê duyệt,
hàng năm căn cứ khả năng cân đối ngân sách cấp Thành phố, Sở Tài chính phối hợp
Sở Y tế và các đơn vị liên quan báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố
trí kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp để triển khai thực hiện theo quy định.
5.4. Sở Kế hoạch & Đầu tư
- Tham mưu, đưa kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
y tế vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Thành phố. Phối hợp
với Sở Tài chính đảm bảo nguồn ngân sách của tỉnh để thực hiện kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Ban Quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình Văn hóa - Xã hội thành phố Hà Nội tham mưu, báo cáo
UBND Thành phố trình HĐND Thành phố phê duyệt bổ sung các dự án đầu tư xây dựng
vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Thành phố.
- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu với UBND Thành
phố bố trí ngân sách đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây mới các Bệnh viện
thuộc dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đảm bảo tiến độ.
5.5. Các Sở, ban, ngành Thành phố:
- Các Sở, ban, ngành căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ,
tuyên truyền, phổ biến rộng rãi kế hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế của
Thành phố tới đội ngũ cán bộ, nhân viên và toàn thể nhân dân.
- Phối hợp tham mưu cho UBND Thành phố tiếp nhận
các bệnh viện bộ, ngành Trung ương về Thành phố quản lý theo quy định.
- Công an Thành phố phối hợp thẩm tra tiêu chuẩn
chính trị cho cán bộ ngành y tế phục vụ công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại theo quy định.
- Đề nghị Ban Tổ chức Thành ủy quan tâm tới công
tác đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, các Sở, ngành ưu tiên các khóa
đào tạo về quản lý nhà nước, công nghệ thông tin,... cho ngành y tế nhằm đáp ứng
công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực ngành y tế Thủ đô.
5.6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Phối hợp với Sở Y tế quản lý, hướng dẫn các cơ sở
y dược tư nhân trên địa bàn tham gia khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân theo đúng các quy định hiện hành.
- Phối hợp với ngành Y tế thực hiện các giải pháp
thu hút, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lực lượng y tế trong và ngoài
công lập, lực lượng y tế thôn bản, cộng tác viên y tế, dân số và các lực lượng
khác (nếu có).
- Thực hiện đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng cho tuyến
y tế cơ sở theo phân cấp của thành phố đảm bảo duy trì Tiêu chí quốc gia về y tế
cơ sở, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng cộng
tác viên, y tế thôn và các lực lượng khác tại tuyến cơ sở phối hợp với ngành y
tế tham gia công tác phòng chống dịch, truyền thông giáo dục sức khỏe và các hoạt
động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại cộng đồng.
Trên đây là Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
ngành y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, UBND Thành phố
yêu cầu các sở, ban, ngành tổ chức triển khai thực hiện và định kỳ (6 tháng,
hàng năm) báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện (qua Sở Y tế) để
tổng hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các ban: KT-NS, VH-XH HĐND TP;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP; các PCVP; Phòng KGVX, KT, TH3.
- Lưu: VT, KGVX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
|
PHỤ LỤC 1:
NHÂN LỰC KHỐI Y TẾ CÔNG LẬP
Bảng 1. Nhân lực khối y tế công lập của Thành phố
qua các năm:
ĐVT: Người
STT
|
Năm
|
2018
|
2019
|
2020
|
2021
|
1
|
Bác sỹ
|
4.714
|
4.883
|
5.118
|
5.070
|
2
|
Điều dưỡng
|
8.823
|
9.008
|
9.002
|
9.161
|
3
|
Hộ sinh
|
1.433
|
1.446
|
1.388
|
1.409
|
4
|
Kỹ thuật y
|
1.161
|
1.201
|
1.241
|
1.300
|
5
|
Dược
|
1.702
|
1.709
|
1.722
|
1.765
|
6
|
Cán bộ khác
|
7.948
|
7.899
|
7.671
|
7.867
|
|
Tổng nhân lực
|
25.781
|
26.146
|
26.142
|
26.572
|
Bảng 2. Cơ cấu nhân lực khối y tế công lập của
Thành phố đến năm 2021:
ĐVT: Người
STT
|
Chức danh nghề
nghiệp
|
Tổng số
|
TS, CKII
|
Ths, CKI
|
ĐH
|
Cao đẳng
|
Trung cấp
|
Khác
|
1
|
Bác sỹ
|
5.070
|
456
|
1.684
|
2.930
|
|
|
|
2
|
Y sĩ
|
2.005
|
|
|
|
|
2.005
|
|
3
|
Điều dưỡng
|
9.161
|
|
61
|
2.012
|
5.670
|
1.418
|
|
4
|
Hộ sinh
|
1.409
|
|
22
|
120
|
1.016
|
251
|
|
5
|
Kỹ thuật y
|
1.300
|
|
39
|
379
|
672
|
210
|
|
6
|
Dược
|
1.765
|
10
|
120
|
355
|
938
|
342
|
|
7
|
Dân số
|
746
|
|
12
|
198
|
195
|
341
|
|
8
|
Cán bộ khác
|
5.116
|
4
|
390
|
1.882
|
271
|
417
|
2.152
|
|
Cộng
|
26.572
|
470
|
2.328
|
7.876
|
8.742
|
4.984
|
2.152
|
PHỤ LỤC 2:
NHÂN LỰC KHỐI Y TẾ NGOÀI CÔNG LẬP
Bảng 1. Nhân lực khối y tế ngoài công lập của Thành
phố qua các năm:
ĐVT: Người
STT
|
Năm
|
2018
|
2019
|
2020
|
2021
|
1
|
Bác sỹ
|
4.261
|
4.520
|
4.535
|
5.030
|
2
|
Điều dưỡng
|
3.054
|
3.162
|
4.252
|
4.755
|
3
|
Hộ sinh
|
1.074
|
1.109
|
1.025
|
1.250
|
4
|
Kỹ thuật y
|
1.342
|
1.419
|
1.580
|
1.680
|
5
|
Dược
|
5.990
|
7.307
|
8.983
|
10.622
|
6
|
Cán bộ khác
|
1.550
|
1.660
|
1.575
|
1.500
|
|
Tổng nhân lực
|
17.271
|
19.177
|
21.950
|
24.837
|
Bảng 2. Cơ cấu nhân lực khối y tế ngoài công lập đến
năm 2021:
ĐVT: Người
STT
|
Chức danh nghề
nghiệp
|
Tổng số
|
TS, CKII
|
Ths, CKI
|
ĐH
|
Cao đẳng
|
Trung cấp
|
1
|
Bác sỹ
|
5.030
|
440
|
798
|
3.792
|
|
|
2
|
Y sĩ
|
1.291
|
|
|
|
|
1.291
|
3
|
Điều dưỡng
|
4.755
|
|
|
797
|
1.487
|
2.471
|
4
|
Hộ sinh
|
1.250
|
|
|
39
|
172
|
1.039
|
5
|
Kỹ thuật y
|
1.680
|
|
|
550
|
460
|
670
|
6
|
Dược
|
10.622
|
378
|
689
|
5.388
|
3.380
|
787
|
7
|
Khác
|
209
|
1
|
6
|
123
|
39
|
40
|
|
Cộng
|
24.837
|
819
|
1.493
|
10.689
|
5.538
|
6.298
|
PHỤ LỤC 3:
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỦA NGÀNH Y TẾ HÀ NỘI
Bảng 1: Số lượng cán bộ được cử đi đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ 2018 - 2021
ĐVT: Người
Năm
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
Cộng
|
Trình độ
|
ĐH
|
SĐH
|
ĐH
|
SĐH
|
ĐH
|
SĐH
|
ĐH
|
SĐH
|
ĐH
|
SĐH
|
Khối hành chính
|
2
|
3
|
2
|
3
|
2
|
5
|
0
|
3
|
6
|
14
|
Trung tâm chuyên khoa
|
8
|
11
|
3
|
11
|
8
|
3
|
4
|
4
|
23
|
29
|
Bệnh viện Thành phố
|
151
|
286
|
100
|
239
|
135
|
236
|
125
|
217
|
511
|
978
|
Bệnh viện huyện
|
21
|
47
|
61
|
35
|
37
|
35
|
28
|
39
|
147
|
156
|
Trung tâm Y tế
|
148
|
39
|
92
|
40
|
70
|
51
|
67
|
44
|
377
|
174
|
Tổng số
|
330
|
386
|
258
|
328
|
252
|
330
|
224
|
307
|
1.064
|
1.351
|
Bảng 2: số lượng cán bộ được cử đi đào tạo về lý luận
chính trị, quản lý nhà nước từ 2018 - 2021
ĐVT: Người
Năm
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
Cộng
|
Lý luận chính trị
|
441
|
881
|
535
|
272
|
2.129
|
Quản lý nhà nước
|
392
|
572
|
352
|
126
|
1.442
|
Tổng số
|
833
|
1,453
|
887
|
398
|
3.571
|
PHỤ LỤC 4:
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIƯỜNG BỆNH ĐẾN 2025 VÀ DỰ KIẾN NHÂN
LỰC Y TẾ CẦN BỔ SUNG
TT
|
Nội dung
|
Số giường bệnh
bổ sung
|
Hệ số nhân lực
tối thiểu
|
Số lượng nhân lực
tối thiểu
|
1
|
Chuyển một số bệnh viện thuộc bộ, ngành đóng trên
địa bàn về Thành phố quản lý
|
350
|
1,2
|
420
|
2
|
Xây mới 09 bệnh viện
|
3.200
|
1,2
|
3.840
|
3
|
Nâng cấp, mở rộng các bệnh viện tại 04 huyện nằm
trong Đề án phát triển thành quận giai đoạn 2021-2025
|
810
|
1,2
|
972
|
4
|
Các bệnh viện ngoài công lập đóng trên địa bàn Hà
Nội
|
344
|
1,1
|
378
|
|
Cộng:
|
4.704
|
|
5.610
|
PHỤ LỤC 5:
KHÁI TOÁN KINH PHÍ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH Y TẾ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Tờ trình số 353/TTr-SYT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Sở Y tế Hà Nội)
Đơn vị tính: triệu
đồng
STT
|
Nội dung
|
Giai đoạn
2022-2025
|
Dự kiến chia
theo năm
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
Dự kiến nguồn
kinh phí
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Số lượng
|
Kinh phí
|
Số lượng
|
Kinh phí
|
Số lượng
|
Kinh phí
|
Ngân sách
|
Nguồn xã hội
hóa (đơn vị, cá nhân)
|
Ngân sách
|
Nguồn xã hội
hóa (Đơn vị, cá nhân)
|
Ngân sách
|
Nguồn xã hội
hóa (Đơn vị, cá nhân)
|
Ngân sách
|
Nguồn xã hội
hóa (Đơn vị, cá nhân)
|
A
|
Công tác tuyển dụng
|
người
|
4.812
|
|
48.120
|
38.400
|
9.720
|
1.604
|
12.800
|
3.240
|
1.604
|
12.800
|
3.240
|
1.604
|
12.800
|
3.240
|
|
Trong đó
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Các bệnh viện mới thành lập
|
người
|
3.840
|
10
|
38.400
|
38.400
|
|
1.280
|
12.800
|
|
1.280
|
12.800
|
|
1.280
|
12.800
|
|
2
|
Các bệnh viện được nâng cấp
|
người
|
972
|
10
|
9.720
|
|
9.720
|
324
|
|
3.240
|
324
|
|
3.240
|
324
|
|
3.240
|
B
|
Công tác đào tạo, bồi dưỡng
|
|
470.830
|
|
443.706
|
144.749
|
298.957
|
156.725
|
48.241
|
83.568
|
156.725
|
47.988
|
83.568
|
157.361
|
48.013
|
125.382
|
I
|
Đào tạo dài hạn (chuyên môn)
|
người
|
3.400
|
|
251.616
|
18.709
|
232.907
|
888
|
6.228
|
61.218
|
888
|
6.228
|
61.218
|
1.624
|
6.253
|
104.032
|
1
|
Các bệnh viện mới thành lập
|
người
|
510
|
|
37.976
|
18.709
|
19.267
|
170
|
6.228
|
6.414
|
170
|
6.228
|
6.414
|
170
|
6.253
|
|
-
|
Tiến sỹ
(3 năm/người x 62 triệu/năm)
|
người
|
3
|
186
|
558
|
|
558
|
1
|
|
186
|
1
|
|
186
|
1
|
|
186
|
-
|
Chuyên khoa II (2 năm/người x 62 triệu/năm)
|
người
|
100
|
124
|
12.400
|
6.200
|
6.200
|
33
|
2.046
|
2.046
|
33
|
2.046
|
2.046
|
34
|
2.108
|
2.108
|
-
|
Thạc sỹ/Chuyên khoa I (2 năm/người x 37 triệu/năm)
|
người
|
257
|
74
|
19.018
|
9.509
|
9.509
|
86
|
3.182
|
3.182
|
86
|
3.182
|
3.182
|
85
|
3.145
|
3.145
|
-
|
Đại học (2 năm/người x 20 triệu/năm)
|
người
|
150
|
40
|
6.000
|
3.000
|
3.000
|
50
|
1.000
|
1.000
|
50
|
1.000
|
1.000
|
50
|
1.000
|
1.000
|
2
|
Khối bệnh viện tự chủ
|
người
|
2.030
|
|
140.660
|
0
|
140.660
|
431
|
0
|
30.526
|
431
|
0
|
30.526
|
1.168
|
0
|
79.608
|
-
|
Tiến sỹ
(3 năm/người x 62 triệu/năm)
|
người
|
30
|
186
|
5.580
|
|
5.580
|
10
|
|
1.860
|
10
|
|
1.860
|
10
|
|
1.860
|
-
|
Chuyên khoa II (2 năm/người x 62 triệu/năm)
|
người
|
170
|
124
|
21.080
|
|
21.080
|
57
|
|
7.068
|
57
|
|
7.068
|
56
|
|
6.944
|
-
|
Thạc sỹ/Chuyên khoa I (2 năm/người x 37 triệu/năm)
|
người
|
1.200
|
74
|
88.800
|
|
88.800
|
207
|
|
15.318
|
207
|
|
15.318
|
786
|
|
58.164
|
-
|
Đại học (2 năm/người x 20 triệu/năm)
|
người
|
630
|
40
|
25.200
|
|
25.200
|
157
|
|
6.280
|
157
|
|
6.280
|
316
|
|
12.640
|
3
|
Khối đơn vị chưa tự chủ
|
người
|
840
|
|
72.980
|
0
|
72.980
|
280
|
0
|
24.278
|
280
|
0
|
24.278
|
280
|
0
|
24.424
|
-
|
Tiến sỹ
(3 năm/người x 62 triệu/năm)
|
người
|
10
|
186
|
1.860
|
|
1.860
|
3
|
|
558
|
3
|
|
558
|
4
|
|
744
|
-
|
Chuyên khoa II (2 năm/người x 62 triệu/năm)
|
người
|
30
|
124
|
3.720
|
|
3.720
|
10
|
|
1.240
|
10
|
|
1.240
|
10
|
|
1.240
|
-
|
Thạc sỹ/Chuyên khoa I (2 năm/người x 37 triệu/năm)
|
người
|
300
|
74
|
22.200
|
|
22.200
|
100
|
|
7.400
|
100
|
|
7.400
|
100
|
|
7.400
|
-
|
Bác sỹ hệ liên thông (6 năm/người x 30 triệu/năm)
|
người
|
180
|
180
|
32.400
|
|
32.400
|
60
|
|
10.800
|
60
|
|
10.800
|
60
|
|
10.800
|
-
|
Đại học (2 năm/người x 20 triệu/năm)
|
người
|
320
|
40
|
12.800
|
|
12.800
|
107
|
|
4.280
|
107
|
|
4.280
|
106
|
|
4.240
|
4
|
Các chuyên ngành được miễn học phí: Lao,
Phong, Pháp y, Tâm thần, Giải phẫu bệnh
|
người
|
20
|
0
|
0
|
0
|
0
|
7
|
0
|
0
|
7
|
0
|
0
|
6
|
0
|
0
|
II
|
Bồi dưỡng
|
người
|
467.430
|
|
192.090
|
126.040
|
66.050
|
155.837
|
42.013
|
22.350
|
155.837
|
41.760
|
22.350
|
155.737
|
41.760
|
21.350
|
1
|
Cao cấp lý luận chính trị (do Thành phố cử)
|
người
|
80
|
38
|
3.040
|
3.040
|
|
20
|
1.013
|
|
20
|
760
|
|
20
|
760
|
|
2
|
Trung cấp lý luận chính trị
|
người
|
2.000
|
10
|
20.000
|
|
20.000
|
700
|
|
7.000
|
700
|
|
7.000
|
600
|
|
6.000
|
3
|
Quản lý nhà nước
|
người
|
1.500
|
6
|
9.000
|
|
9.000
|
500
|
|
3.000
|
500
|
|
3.000
|
500
|
|
3.000
|
4
|
Bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ lãnh đạo, quản
lý...(do Thành phố cử)
|
người
|
1.500
|
2
|
3.000
|
3.000
|
|
500
|
1.000
|
|
500
|
1.000
|
|
500
|
1.000
|
|
5
|
Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ
|
Lượt người
|
450.000
|
|
120.000
|
120.000
|
|
150.000
|
40.000
|
|
150.000
|
40.000
|
|
150.000
|
40.000
|
|
6
|
Đào tạo liên tục cán bộ y tế (đã có Chứng chỉ
hành nghề)
|
người
|
12.350
|
3
|
37.050
|
|
37.050
|
4.117
|
|
12.350
|
4.117
|
|
12.350
|
4.117
|
|
12.350
|
|
TỔNG CỘNG (A+B)
|
|
475.642
|
|
491.826
|
183.149
|
308.677
|
158.329
|
61.041
|
86.808
|
158.329
|
60.788
|
86.808
|
158.965
|
60.813
|
128.622
|
Trong đó:
1. Kinh phí từ nguồn xã hội hóa gồm kinh phí của
các đơn vị và cá nhân là 308.677 triệu đồng;
2. Kinh phí Thành phố cấp cho các sở, ban, ngành thực
hiện công tác đào tạo bồi dưỡng Lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho nhân lực
ngành y tế là 6.040 triệu đồng;
3. Kinh phí ngân sách cấp Thành phố cấp cho Sở Y tế:
- Kinh phí cân đối từ kinh phí chi sự nghiệp Y tế,
Dân số và gia đình theo định mức là 120.000 triệu đồng;
- Dự kiến xây dựng Đề án đề nghị Thành phố cấp bổ
sung kinh phí cho công tác tuyển dụng, đào tạo nhân lực cho các bệnh viện mới
thành lập là 57.109 triệu đồng.