Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 207/KH-UBND 2021 thực hiện Chương trình 08-CTr/TU về phát triển an sinh xã hội Hà Nội

Số hiệu: 207/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Chu Ngọc Anh
Ngày ban hành: 08/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 207/KH-UBND

Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 08-CTR/TU NGÀY 17/3/2021 CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI VỀ “PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI, NÂNG CAO PHÚC LỢI XÃ HỘI, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NHÂN DÂN THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2021-2025”

Thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Kết luận số 92-KL/TW ngày 05/11/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI "một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020"; Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng; Các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương khóa XII: Số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Căn cứ Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”; Chương trình hành động số 14-CTr/TU ngày 31/5/2021 của Đảng bộ Thành phố thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi tắt là Chương trình số 08-CTr/TU), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình số 08- CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025” góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

2. Yêu cầu

- Bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ Thành phố, Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy và các văn bản liên quan để triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch. Chấp hành nghiêm túc, vận dụng sáng tạo, có hiệu quả sự lãnh đạo, chỉ đạo, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình thực tiễn của Thủ đô.

- Quán triệt và cụ thể hóa toàn bộ mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung của Chương trình số 08-CTr/TU bằng các đề án, dự án, kế hoạch... cụ thể. Nghiên cứu, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình số 08- CTr/TU. Phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ thuộc các Chương trình công tác khác của Thành ủy có liên quan đến phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi và chất lượng cuộc sống của Nhân dân để đảm bảo thực hiện đồng bộ, thống nhất.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành Thành phố liên quan; UBND các quận, huyện, thị xã và đề nghị Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp trin khai thực hiện, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mc tiêu đến năm 2025

a. Phát triển hệ thống an sinh xã hội

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách và hiện đại hóa hệ thống quản lý nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội: Phát triển thị trường lao động cạnh tranh lành mạnh, đồng bộ, hiện đại và hội nhập; tạo việc làm bền vững, đảm bảo thu nhập tối thiểu. Mở rộng vững chắc diện bao phủ của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế toàn dân.

- Phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp, đa dạng, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của Nhân dân theo hướng tiến bộ, hiện đại. Mở rộng mạng lưới dịch vụ chăm sóc xã hội tại cộng đồng; phát triển đội ngũ làm công tác xã hội chuyên nghiệp.

b. Nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống Nhân dân

Thực hiện hiệu quả các chính sách đảm bảo tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân. Nâng cao phúc lợi xã hội, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, hướng tới phát triển bền vững. Nâng cao chất lượng dân số (sức khỏe thể chất, tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ...), thực hiện tốt công tác dân sgia đình, chăm sóc trẻ em, người cao tuổi. Thường xuyên quan tâm chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách người có công, hộ gia đình có thu nhập thấp, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em...Thực hiện bình đẳng giới, đảm bảo công bằng trong tiếp cận các phúc lợi xã hội của mỗi người dân, đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội.

2. Các chỉ tiêu đến năm 2025

(1) Tỷ lệ thất nghiệp: dưới 3%.

(2) Giải quyết việc làm: 160.000 lượt người/năm.

(3) Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: 50%, (trong đó tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: 47%; Tỷ lệ lao động tham gia bảo him xã hội tự nguyện: 3%).

(4) Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: 40%.

(5) Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế: 95%.

(6) Cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố.

(7) Duy trì 100% người thuộc diện bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hàng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định. Từng bước nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội và giảm độ tuổi người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội.

(8) 100% cá nhân, hộ gia đình gặp rủi ro do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các lý do bất khả kháng khác được trợ giúp đột xuất kịp thời.

(9) Duy trì 100% học sinh khuyết tật, học sinh là đối tượng bảo trợ xã hội, học sinh thuộc hộ nghèo được miễn học phí. Từng bước mở rộng đối tượng học sinh thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ 100% học phí.

(10) Số giường bệnh/vạn dân: 30 - 35.

(11) Số bác sỹ/vạn dân: 15.

(12) Duy trì tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế: 100%.

(13) Tỷ lệ người dân được quản lý sức khỏe: 100%.

(14) Tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất: 85%.

(15) Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất: 90%.

(16) Tuổi thọ bình quân: 76,5 tuổi.

(17) Mức sinh thay thế: 2,1 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

(18) Người có công với cách mạng cơ bản có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn.

(19) Tỷ lệ người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp hưu trí, xã hội: 55%.

(20) Xã, phường, thị trấn có Quỹ chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi: 100%.

(21) Tỷ lệ trẻ em mẫu giáo, học sinh tiu học tham gia chương trình sữa học đường: Từ 90% trở lên.

(22) Giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng so với năm trước: 0,1%/năm.

(23) Duy trì tỷ lệ 100% người có công với cách mạng, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo được miễn tiền vé khi sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn của Thành phố. Bổ sung đối tượng là nhân khu thuộc hộ cận nghèo; thân nhân liệt sỹ; thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng và trẻ em thuộc đối tượng bảo trợ xã hội được miễn tiền vé.

(24) Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp: 100%.

(25) Các trường hợp bị bạo lực trên cơ sở giới, trẻ em bị xâm hại, bạo lực khi phát hiện được can thiệp, trợ giúp kịp thời: 100%.

(26) Tỷ lệ hỏa táng: 73-75%.

(27) Tỷ lệ xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng: 100%.

III. NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội

Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân Thủ đô thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình 08-CTr/TU, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố.

Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, để nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về mục đích, ý nghĩa của việc phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Khuyến khích sự nỗ lực vươn lên, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại của các đối tượng thụ hưởng chính sách.

2. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo tính đa dạng, toàn diện, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của Thành phố

- Rà soát, xây dựng chính sách phát triển hệ thống chính sách xã hội đảm bảo toàn diện, bao trùm và bền vững. Các chính sách được ban hành đảm bảo linh hoạt, phù hợp với tùng nhóm đối tượng, khả năng huy động, cân đối nguồn lực và đảm bảo tính khả thi. Tập trung hoàn thiện, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù đảm bảo các nhóm yếu thế được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Ban hành mức chuẩn nghèo và chuẩn trợ cấp xã hội cao hơn mức chuẩn chung của cả nước. Ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ giảm nghèo, trong đó tập trung nguồn lực, ưu tiên hỗ trợ các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo, hỗ trợ các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao... để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô... Mở rộng đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, từng bước giảm độ tuổi người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội, nâng mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ hằng tháng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và khả năng cân đối ngân sách của Thành phố.

- Xây dựng, triển khai thực hiện cơ chế thí điểm tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu vực nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do Thành phố quản lý.

- Các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì sớm hoàn thành việc xây dựng các kế hoạch, đề án, dự án... để cụ thể hóa Chương trình số 08-CTr/TU trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng, tiến độ.

3. Phát triển hệ thống an sinh xã hội bền vững

Phát triển thị trường lao động cạnh tranh lành mạnh, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và có sự quản lý, kiểm soát, điều tiết của Nhà nước, hướng đến việc làm bền vững, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ. Tạo việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu cho người dân, trong đó quan tâm đến thanh niên, lao động trung niên, lao động yếu thế và lao động nữ. Nâng cao chất lượng công tác dự báo để chủ động chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu, xu thế phát triển; nâng cao tỷ trọng lao động trong khu vực chính thức, tập trung giải quyết việc làm cho lao động khu vực phi chính thức, đặc biệt là lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề. Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số quốc gia, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chú trọng đào tạo lại và đào tạo thường xuyên, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh hướng nghiệp phổ thông. Tổ chức tốt các chương trình dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Tăng cường công tác xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và lao động có bằng cấp, chứng chỉ theo quy định; đẩy mạnh xuất khẩu lao động gắn với nâng cao chất lượng lao động.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân. Tăng cường thực hiện các giải pháp, biện pháp đôn đốc thu nộp tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các đơn vị nợ đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo các quyền lợi, chế độ về bảo hiểm cho người lao động; tập trung thực hiện kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chặt chẽ; tăng cường kiểm tra, giám sát phòng chống lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Thực hiện chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm y tế toàn dân; nâng cao chất lượng dân số, chất lượng y tế cơ sở và y tế dự phòng.

Triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp giảm nghèo nhanh, bền vững, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả. Giúp hộ nghèo tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, cải thiện sinh kế, có thu nhập ổn định và nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, bố trí ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội hằng năm để bổ sung nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, đa dạng, linh hoạt cả về chất lượng và số lượng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và tiến tới bao phủ toàn dân. Chủ động bố trí nguồn lực và tăng khả năng tiếp cận của các nhóm đối tượng, nhất là đối tượng yếu thế, người nghèo, người dân tộc thiểu số với các dịch vụ xã hội cơ bản: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin, việc làm, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, phương tiện công cộng... Trợ giúp kịp thời cho các cá nhân, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gặp rủi ro. Khuyến khích các mô hình, sáng kiến trong cộng đồng về xây dựng và củng cố mạng lưới an sinh xã hội phi chính thức. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, các cơ sở chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi đáp ứng nhu cầu của Nhân dân. Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp.

4. Nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân

Nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện thu nhập, nâng cao mức tiêu dùng, hướng tới người dân có cuộc sống hài hòa, khá giả. Tăng cường chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Nâng cao năng lực y tế, chất lượng khám chữa bệnh đồng đều ở các tuyến, đa dạng hóa các dịch vụ khám chữa bệnh đáp ứng nhu cầu nhân dân. Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chỉ định xét nghiệm, điều trị nội trú, dịch vụ kỹ thuật, thuốc và vật tư y tế nhất là các dịch vụ kỹ thuật và thuốc bệnh đắt tiền. Cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, phát triển phong trào thể dục, thể thao quần chúng. Tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới. Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ phát triển và nâng cao đời sống nhân dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi trên địa bàn Thành phố (như cung cấp các mặt hàng thiết yếu, htrợ lưu thông hàng hóa và dịch vụ thương mại...) góp phần giảm dần chênh lệch mức sống giữa khu vực thành thị, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Tổ chức hoạt động điều tiết lưu thông hàng hóa, cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, bình ổn thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường.

Thường xuyên quan tâm, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách người có công với cách mạng, người cao tuổi, hộ có thu nhập thấp, đối tượng bảo trợ xã hội, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người nghèo... Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, đảm bảo người có công với cách mạng cơ bản có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của địa phương nơi cư trú. Đẩy mạnh công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi, để người cao tuổi được sống khỏe, sống vui, sống thọ, sống có ích. Hỗ trợ đảm bảo việc làm ổn định, thực hiện tốt phúc lợi xã hội cho người lao động, quan tâm hỗ trợ lao động có hoàn cảnh khó khăn. Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, tạo điều kiện, cơ hội phát triển bình đẳng, toàn diện cho mọi trẻ em, vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Quan tâm chăm sóc sức khỏe toàn diện cho Nhân dân, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và thực hiện mục tiêu cải thiện, nâng cao tầm vóc cho người dân. Đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực gia đình. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống mại dâm và các tệ nạn xã hội khác, nhân rộng mô hình địa bàn không có tệ nạn xã hội. Chủ động phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ kịp thời người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh. Đặc biệt tập trung công tác phòng, chống dịch Covid-19 để bảo vệ sức khoẻ và an toàn tính mạng người dân; bảo đảm lưu thông hàng hóa, cung ứng lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt tại các địa bàn thực hiện cách ly, phong tỏa. Thường xuyên rà soát các đối tượng khó khăn, gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thn cho người dân và thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 theo quy định; kịp thời đề xuất HĐND Thành phố ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ để đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho Nhân dân.

5. Rà soát, quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống an sinh xã hội

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống an sinh xã hội, đầu tư xây dựng, nâng cấp, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội, cung cấp dịch vụ xã hội, trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, trung tâm dưỡng lão, các chuyên khoa về lão khoa đáp ứng nhu cầu của Nhân dân. Các cơ sở trợ giúp xã hội được đầu tư đảm bảo chất lượng, có quy mô, xứng tầm với các nước trong khu vực và thế giới. Cải tạo cơ sở vật chất các cơ sở cai nghiện ma túy công lập để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý cai nghiện.

Đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống sàn giao dịch việc làm. Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở giáo dục, đào tạo, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đồng bộ, đạt tiêu chuẩn theo quy định. Cải tạo các công viên, vườn hoa, sân chơi, kêu gọi đầu tư các công viên giải trí đạt tiêu chuẩn quốc tế, công viên chuyên đề, giải trí, nghỉ ngơi. Đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe Nhân dân, chợ dân sinh. Đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp, thương mại, cải tạo, nâng cấp chợ dân sinh đáp ứng yêu cầu chợ an toàn thực phẩm và văn minh thương mại... Từng bước cải tạo cơ sở hạ tầng, giao thông công cộng đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

6. Đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện

- Hiện đại hóa hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phối hợp, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chương trình số 08-CTr/TU. Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển mạng lưới cán bộ, nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp.

- Củng cố, kiện toàn, sắp xếp hệ thống các cơ sở trợ giúp xã hội đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện, hiện đại và chất lượng. Đổi mới tư duy, phương pháp lãnh đạo, quản lý, điều hành, đa dạng hóa hình thức hoạt động công tác xã hội, phát huy tối đa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu quả quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền, đặc biệt là sức mạnh của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính - xã hội và các tầng lớp Nhân dân trong việc phát triển, xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiến bộ, hiện đại.

- Phối hợp chỉ đạo, triển khai đồng bộ các chỉ tiêu, nội dung thuộc các Chương trình khác của Thành ủy, liên quan đến phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tong kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong thực hiện chính sách pháp luật.

7. Đa dạng hóa các nguồn lực huy động, đẩy mạnh xã hội hóa, thực hiện công khai, minh bạch trong khai thác, quản lý, sử dụng nguồn lực

Tăng cường huy động các nguồn lực thực hiện chính sách xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội. Ngân sách Thành phố giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách xã hội, tương xứng với khả năng, điều kiện phát triển kinh tế, cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân; trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nguồn kinh phí ngân sách thực hiện theo phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách theo quy định. Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa, huy động sự tham gia, đóng góp của cộng đồng xã hội, các doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, khai thác, sử dụng các nguồn lực.

8. Đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế, tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm về phát triển hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, từng bước nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân ngang bằng với khu vực và quốc tế

Tăng cường trao đổi, hợp tác, học tập kinh nghiệm với các địa phương và trong khu vực, trên thế giới về phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, từng bước nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân ngang bằng với khu vực và quốc tế. Đổi mới, sáng tạo trong công tác đối ngoại, xác định hiệu quả không chỉ là nguồn lực mà còn là sức mạnh mềm góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô. Chủ động, tích cực nm bt, tận dụng các cơ hội, đng thời giảm thiu tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế đến đời sống Nhân dân. Phát huy tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trên tinh thần hiệu quả, cùng tiến bộ.

9. Chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết

- Định kỳ hàng năm (trước ngày 30/11) các sở ngành, đơn vị báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Cơ quan thường trực Chương trình số 08-CTr/TU) để tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo Chương trình s08-CTr/TU, Thành ủy, UBND Thành phố.

- Đánh giá kết quả thực hiện và tổ chức sơ kết vào năm 2023.

- Tiến hành tổng kết vào năm 2025, trước khi tổ chức Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII.

10. Kinh phí thực hiện

Các cơ quan, đơn vị xây dựng dự toán kinh phí để triển khai các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án... liên quan đến phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống Nhân dân Thủ đô trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán theo chế độ tài chính hiện hành.

(Chi tiết các chỉ tiêu, nội dung và tiến độ thực hiện của từng sở, ngành, đơn vị tại các phụ lục đính kèm).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan thường trực, triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả; tổ chức hoạt động tuyên truyền về nội dung và kết quả thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU.

- Chủ trì, phối hợp tham mưu các cơ chế chính sách, đề xuất giải pháp, triển khai, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ và hoàn thành thang lợi các chỉ tiêu về lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội. Thường xuyên rà soát các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt các đối tượng bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 để tham mưu, phối hợp, hướng dẫn thực hiện công tác hỗ trợ kịp thời. Quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các cơ sở trợ giúp xã hội; trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; cơ sở cai nghiện ma túy; cơ Sở giáo dục nghề nghiệp; sàn giao dịch việc làm công lập. Khuyến khích xã hội hóa phát triển các cơ sở chăm sóc người cao tuổi.

- Tham mưu UBND Thành phố các văn bản chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch. Đề xuất khen thưởng các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU. Lập dự toán kinh phí thực hiện theo lĩnh vực được phân công.

- Định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện, kiến nghị, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU, báo cáo Thành ủy, Ban chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU và UBND Thành phố theo quy định.

2. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp tham mưu các cơ chế chính sách, đề xuất giải pháp, hướng dẫn, triển khai, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ và hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu về lĩnh vực y tế.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ theo lĩnh vực và phạm vi quản lý thành kế hoạch cụ thể hoặc lông ghép, cập nhật vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Xây dựng kế hoạch khung triển khai các chương trình, đề án, công trình, dự án trọng tâm báo cáo UBND Thành phố. Lập dự toán kinh phí thực hiện theo lĩnh vực được phân công. Quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các cơ sở y tế, khuyến khích phát triển các chuyên khoa về lão khoa; tham mưu đề xuất chính sách hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư để phát triển hệ thống bệnh viện ngoài công lập, tăng số giường bệnh. Hướng dẫn các quận, huyện, thị xã đầu tư nâng cấp trạm y tế cấp xã theo quy định.

- Thường xuyên kiểm điểm, kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện. Định kỳ tng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU về các nội dung, chỉ tiêu thuộc lĩnh vực y tế.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU liên quan đến các nội dung, nhiệm vụ được phân công. Tổng hợp nhu cầu nguồn vốn để triển khai thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU. Chủ động tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí ngân sách đầu tư phát triển hệ thống an sinh xã hội, ưu tiên đầu tư cải tạo nâng cấp các cơ sở y tế, cơ sở trợ giúp xã hội, chợ dân sinh… Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Chương trình số 08-CTr/TU. Theo dõi, tổng hợp, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU về các nội dung, hoạt động, dự án liên quan.

4. Sở Tài chính

Trên cơ sở đề xuất của các cơ quan, đơn vị và khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí chi thường xuyên thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU theo quy định hiện hành. Hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác tài chính theo quy định. Trường hợp các đơn vị có khó khăn, vướng mắc về tài chính, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các đơn vị hướng dẫn giải quyết theo quy định hoặc tham mưu báo cáo UBND Thành phố xem xét, xử lý theo thẩm quyền. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU về các nội dung liên quan đến lĩnh vực tài chính.

5. Sở Công thương

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp và tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình số 08-CTr/TU về lĩnh vực công thương. Lập dự toán kinh phí thực hiện các nội dung, tiêu chí của Chương trình về lĩnh vực công thương; phát triển hạ tầng công nghiệp, thương mại trên địa bàn Thành phố (chú trọng cải tạo, nâng cấp các chợ dân sinh đáp ứng yêu cầu chợ an toàn thực phẩm và văn minh thương mại...); tổ chức hoạt động điều tiết, lưu thông hàng hóa, cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU về các nội dung liên quan đến lĩnh vực công thương.

6. Bảo hiểm xã hội Thành phố

Chủ trì, tham mưu cơ chế, chính sách, đề xuất giải pháp và tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình số 08-CTr/TU. Lập dự toán kinh phí thực hiện và tổ chức kiểm tra, tổng hợp, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU về các nội dung, tiêu chí liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

7. Sở Giao thông Vận tải

Chủ trì tham mưu, đề xuất đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất, đặc biệt các công trình công cộng đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng và đáp ứng nhu cầu dân sinh. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cu, bổ sung đối tượng chính sách xã hội được hưởng chính sách ưu đãi khi sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng của Thành phố. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU về các nội dung, tiêu chí liên quan đến lĩnh vực giao thông, vận tải.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp tham mưu các cơ chế, chính sách, đề xuất giải pháp về lĩnh vực giáo dục, đào tạo và tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, từng bước mở rộng đối tượng là học sinh thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ 100% học phí. Lập dự toán kinh phí thực hiện các nội dung, tiêu chí của Chương trình về lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Định kỳ tổ chức kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU về các nội dung, tiêu chí liên quan đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

9. Sở Văn hóa và Thể thao

Chủ trì, phối hợp tham mưu các cơ chế, chính sách, đề xuất giải pháp về lĩnh vực văn hóa, thể thao và tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình. Lập dự toán kinh phí thực hiện và định kỳ tổ chức kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU về các nội dung, chỉ tiêu liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể thao.

10. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp tham mưu các cơ chế chính sách, đề xuất giải pháp, hướng dẫn, triển khai, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực xây dựng. Hướng dẫn, tổ chức kiểm tra đảm bảo các công trình tuân thủ quy chun kỹ thuật về xây dựng và đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận, sử dụng. Định kỳ kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU về các nội dung liên quan đến lĩnh vực xây dựng.

11. Sở Tài nguyên Môi trường

Chủ trì, phối hợp tham mưu các cơ chế chính sách, đề xuất giải pháp, hướng dẫn, triển khai, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tài nguyên, môi trường. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, đẩy mạnh việc xử lý nước thải, rác thải. Định kỳ tổ chức kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU về các nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên, môi trường.

12. Sở Thông tin Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, mục đích, ý nghĩa của việc phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Thực hiện các giải pháp đảm bảo người dân được tiếp cận đầy đủ với các phương tiện thông tin truyền thông. Định kỳ kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU về các nội dung liên quan đến lĩnh vực thông tin, truyền thông.

13. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương tuyển dụng, bố trí sắp xếp cán bộ phù hợp với vị trí việc làm, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển mạng lưới cán bộ, nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp. Phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, thực hiện cơ chế thí điểm tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu vực nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do Thành phố quản lý. Định kỳ tổ chức kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU về các nội dung liên quan.

14. Công an Thành phố

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy; giữ vững an ninh, ổn định trật t, an toàn xã hội; phòng chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật; phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác. Định kỳ tổ chức kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao liên quan đến Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy.

15. Sở Ngoại vụ

Chủ trì kết nối hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ, tổ chức học tập kinh nghiệm của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế về phát triển hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Đnh kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao liên quan đến Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy.

16. Ban Dân tộc Thành phố

Chủ trì, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô giai đoạn 2021-2030; Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và min núi giai đoạn 2021-2025 của thành phố Hà Nội”. Phối hợp thực hiện các chính sách, giải pháp giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, giảm chênh lệch mức sng giữa khu vực thành thị, nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy liên quan đến công tác dân tộc.

17. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố

Chủ trì chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách từ nguồn vốn Trung ương và địa phương, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình. Tham mưu tchức triển khai thực hiện, kiểm tra công tác vay vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Phối hợp tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách và nguồn lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, nhất là nguồn vốn bố trí từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đáp ứng nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo nhanh và bn vng, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô. Định kỳ tổ chức kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao liên quan đến Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy.

18. Cục Thống kê Thành phố

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng chuẩn nghèo của Thành phố giai đoạn 2022-2025. Định kỳ báo cáo, cung cấp các số liệu thống kê có liên quan đến Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy.

19. Các sở, ngành khác của Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy và định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình.

20. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ guốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố

Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua, cuộc vận động và các hoạt động xã hội, tạo sự đng thuận và vào cuộc của cả xã hội. Năm tình hình thực tiễn và các ý kiến phản ánh của Nhân dân để tham mưu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung, nhiệm vụ trong quá trình thực hiện. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy.

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đẩy mạnh vận động ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Cứu trợ và các quỹ khác do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội quản lý để triển khai các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo, các cá nhân, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do thiên tai, dịch bệnh... đảm bảo kịp thời, thiết thực, hiệu quả.

- Đề nghị Liên đoàn Lao động Thành phố quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên công đoàn, công nhân, người lao động. Hỗ trợ đảm bảo việc làm ổn định, thực hiện phúc lợi xã hội cho người lao động, quan tâm hỗ trợ lao động có hoàn cảnh khó khăn.

- Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình, trẻ em và vận động xã hội thực hiện bình đng giới. Quan tâm hỗ trợ phụ nữ tiếp cận với các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Khuyến khích hội viên giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thn, xây dựng gia đình hạnh phúc.

- Đề nghị Hội Nông dân tiếp tục triển khai các phong trào: chung sức xây dựng nông thôn mới nâng cao; nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; vận động hội viên, nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện...

- Đề nghị Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò là lực lượng xung kích, tích cực tham gia vào các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động chính sách; tổ chức thực hiện, giám sát và phản biện chính sách.

21. Ban Thi đua khen thưởng Thành phố

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực Chương trình s 08-CTr/TU) hướng dẫn khen thưởng và đề xuất Thành ủy, UBND Thành phố khen thưởng hàng năm, sơ kết, tổng kết đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy.

22. Các Cơ quan báo chí Thành phố và Trung ương

Báo Kinh tế đô thị, báo Hà Nội Mới, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, các cơ quan báo, đài của Trung ương và Thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, để nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của việc phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

23. UBND các quận, huyện, thi xã

Chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung của Chương trình; tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện hiệu quả Chương trình. Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn quận, huyện, thị xã. Xây dựng kế hoạch bố trí ngân sách hàng năm, huy động các nguồn lực và tổ chức thực hiện đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”. UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện và định kỳ (6 tháng, hàng năm) báo cáo UBND thành phế kết quả thực hiện (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp./.

 


Nơi nhận:
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Các đồng chí Phó Bí thư Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- UB MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Đoàn ĐBQH Thành phố;
- Các ban đảng Thành ủy;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- Các tổ chức chính trị
- xã hội Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VP: Thành ủy, Đoàn ĐBQH-HĐND Thành phố;
- Các cơ quan thông tấn, báo chí Thành phố;
- VPUB: CVP, các PCVP, KT, TKBT, ĐT,
KGVX, NC, TH;
- Lưu: VT, KGVX
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Chu Ngọc Anh

 

PHỤ LỤC SỐ 01

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH SỐ 08-CTR/TU CỦA THÀNH ỦY
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI, NÂNG CAO PHÚC LỢI XÃ HỘI, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NHÂN DÂN THỦ ĐÔ
(Kèm theo Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2021 của UBND Thành phố Hà Nội)

TT

Tiêu chí

Kết quả đến cuối năm 2020

Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch xây dựng, ban hành các chế, chính sách, văn bản triển khai thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan, đơn vị phi hp

Cuối năm 2020

Cuối năm 2022

Cuối năm 2023

Cuối năm 2024

Cuối năm 2025

1

Tỷ lệ thất nghiệp

2,3%

(Thành thị 3,22%, nông thôn 1,57%)

Dưới 4%

Dưới 4%

Dưới 3%

Dưới 3%

Dưới 3%

1. Hàng năm, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội;

2. Kế hoạch của UBND Thành phố về nâng cao hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025;

3. Quyết định của UBND Thành phố phê duyệt Đề án "Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo";

4. Quyết định của UBND Thành phố phê duyệt Đề án "Phát triển quan hệ lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025".

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

Cục Thng kê; Ngân hàng CSXH Thành phố; UBND quận, huyện, thị xã

2

Giải quyết việc làm

180.578 lượt người (bình quân GĐ 2016-2020 là 154.000)

160.000 lượt người/năm

160.000 lượt người/năm

160.000 lượt người/năm

160.000 lượt người/năm

160.000 lượt người/năm

3

Tlệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động, trong đó:

38.4%

40.0%

42.5%

45.0%

47.5%

50%

1. Kế hoạch hàng năm của UBND Thành phố thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội

2. Kế hoạch của UBND Thành phố về việc thực hiện các giải pháp, biện pháp thu hồi nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025;

3. Kế hoạch của UBND Thành phố tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025;

Bảo hiểm xã hội

SLĐTBXH, các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã

- Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.

37.59%

39%

41%

43%

45%

47%

- Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (nông dân, lao động khu vực phi chính thức)

0.81%

1.0%

1.5%

2.0%

2.5%

3%

4

Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.

36%

37%

38%

39%

39%

40%

4. Kế hoạch của UBND Thành phố thực hiện các chỉ tiêu về số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2021- 2025.

5

Tỷ lệ người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp hưu trí, xã hội

45%

45%-47%

47%-49%

49%-51%

51%-53%

55%

6

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

90,1%

91,5%

92,5%

93,5%

94,5%

95%

7

Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo của Thành phố)

Cơ bản không còn hộ nghèo (0,21%)

Cơ bản không còn hộ nghèo (theo chuẩn cũ)

Dưới 3% (theo chuẩn mới)

Dưới 2% (theo chuẩn mới)

Dưới 1% (theo chuẩn mới)

Cơ bản không còn hộ nghèo

1. Quyết định của UBND Thành phố quy định chuẩn nghèo của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025;

2. Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định một số chính sách đặc thù thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của thành phố Hà Nội.

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

UBND quận, huyện, thị xã

8

Duy trì tỷ lệ học sinh khuyết tật, học sinh là đối tượng bảo trợ xã hội, học sinh thuộc hộ nghèo được miễn học phí. Từng bước mở rộng đối tượng học sinh thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ 100% học phí.

100%

100%

100%

100%

100%

100%

Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định mức thu học phí và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của thành phố Hà Nội

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở LĐTBXH, Sở Tài chính; UBND quận, huyện, thị xã

9

Duy trì tỷ lệ người thuộc diện bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hàng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định. Từng bước nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội và giảm độ tuổi người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội.

100%

100%

100%

100%

100%

100%

1. Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định mức chuẩn và đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội của thành phố Hà Nội;

2. Hàng năm, UBND Thành phố ban hành Quyết định phê duyệt Phương án Cứu trợ và đảm bảo đời sống nhân dân thành phố Hà Nội.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Ủy ban MTTQ TP, STài chính; Bảo hiểm xã hội TP; Hội Chữ thập đỏ TP; UBND quận, huyện, thị xã

10

Duy trì tỷ lệ cá nhân, hộ gia đình gặp rủi ro do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các lý do bất khả kháng khác được trợ giúp đột xuất kịp thời

100%

100%

100%

100%

100%

100%

11

Số giường bệnh/vạn dân

27,1

27,5

28,0

28,5

29,0

30-35

Kế hoạch của UBND Thành phố về thực hiện chỉ tiêu giường bệnh/vạn dân trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Sở Y tế

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; UBND quận, huyện, thị xã

12

Số bác sỹ/vạn dân

13,5

13,7

14

14,3

14,6

15

Kế hoạch của UBND Thành phố về phát triển nguồn nhân lực cho Ngành Y tế Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Sở Y tế

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; Sở nội vụ; UBND quận, huyện, thị xã

13

Duy trì tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế

100%

100%

100%

100%

100%

100%

1. Kế hoạch của UBND Thành phố về triển khai mô hình trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình;

2. Kế hoạch của UBND Thành phố về nâng cấp cải tạo, xây mới các trạm y tế duy trì tiêu chuẩn quốc gia y tế xã theo quy định của Bộ Y tế.

Sở Y tế

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; UBND quận, huyện, thị xã

14

Tỷ lệ người dân được quản lý sức khỏe

 

Trên 85%

Trên 90%

Trên 94%

Trên 98%

100%

1. Kế hoạch của UBND Thành phố về khám, quản lý sức khỏe cho người dân thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 (Sở Y tế tham mưu);

2. Kế hoạch của UBND Thành phố về tầm soát, phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 (Hội LH Phụ nữ Thành phố tham mưu)

Sở Y tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố; UBND quận, huyện, thị xã

15

Tuổi thọ bình quân

75,5

75,7

75,9

76,1

76,3

76,5

1. Kế hoạch của UBND Thành phố về thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Kế hoạch về thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trng tảo hôn và hôn nhân cn huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu svà miền núi giai đoạn 2021-2025.

Sở Y tế

Cục Thống kê

16

Mức sinh thay thế (bình quân số con/phụ nữ trong độ tui sinh đẻ)

2,08

2,1

2,1

2,1

2,1

2,1

Sở Y tế

UBND quận, huyện, thị xã

17

Giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng so với năm trước

 

0,1%/năm

0,1%/năm

0,1%/năm

0,1%/năm

0,1%/năm

Sở Y tế

UBND quận, huyện, thị xã

18

Tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất

80%

81%

82%

83%

84%

85%

Sở Y tế

UBND quận, huyện, thị xã

19

Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất

85%

86%

87%

88%

89%

90%

Sở Y tế

UBND quận, huyện, thị xã

20

Tỷ lệ người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn

Cơ bản đạt

Cơ bản đạt

Cơ bản đạt

Cơ bản đạt

Cơ bản đạt

Cơ bản đạt

Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định:

1. Chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng nâng cao mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn.

2. Chế độ điều dưỡng đối với người có công với cách mạng hai năm một lần, trong năm không thực hiện chính sách điều dưỡng của Trung ương.

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

UBND quận, huyện, thị xã

21

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có Quỹ chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi

99,10%

100%

100%

100%

100%

100%

Kế hoạch của UBND Thành phố về thực hiện Chương trình quốc gia người cao tuổi đến năm 2030

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

UBND quận, huyện, thị xã

22

Tỷ lệ trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học tham gia chương trình sữa học đường

91,16%

Từ 90% trở lên

Từ 90% trở lên

Từ 90% trở lên

Từ 90% trở lên

Từ 90% trở lên

Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định cơ chế hỗ trợ, đóng góp thực hiện Đề án Chương trình sữa học đường cải thiện tầm vóc trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học

Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND quận, huyện, thị xã

23

Duy trì tỷ lệ người có công với cách mạng, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo được miễn tiền vé khi sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn của Thành phố. Từng bước bổ sung đối tượng là nhân khẩu thuộc hộ cận nghèo; thân nhân liệt sỹ; thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng và trẻ em thuộc đối tượng bảo trợ xã hội được miễn vé.

100%

100%

100%

100%

100%

100%

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của HĐND thành phố Hà Nội về việc ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải; Từng bước trình HĐND, UBND Thành phố bổ sung đi tượng được miễn vé.

Sở Giao thông Vận tải

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội; UBND quận, huyện, thị xã

24

Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp

99,53%

Trên 99%

Trên 99%

Trên 99%

Trên 99%

100%

1. Kế hoạch của UBND Thành phố thực hiện Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030;

2. Đề án vận động nguồn lực bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

3. Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ khuyết tật trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021- 2025.

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; UBND quận, huyện, thị xã

25

Các trường hợp bị bạo lực trên cơ sở giới, trẻ em bị xâm hại, bạo lực khi phát hiện được can thiệp, trợ giúp kịp thời

 

100%

100%

100%

100%

100%

1. Kế hoạch của UBND Thành phố thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đng giới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030;

2. Kế hoạch của UBND Thành phố về thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; UBND quận, huyện, thị xã

26

Tỷ lệ hỏa táng

64%

64,5% - 66%

66% - 68%

68% - 70%

70% - 73%

73 - 75%

Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định chính sách hỗ trợ sử dụng hình thức hỏa táng của thành phố Hà Nội

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; UBND quận, huyện, thị xã

27

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng

10%

20% - 30%

30% - 50%

50% - 70%

70% - 90%

100%

Kế hoạch của UBND Thành phố về xây dựng và triển khai các mô hình quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma tuý tại nơi cư trú trên địa bàn Thành phố Hà nội giai đoạn 2021-2025.

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; UBND quận, huyện, thị xã

 

PHỤ LỤC SỐ 02

DỤ KIẾN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 08-CTR/TU CỦA THÀNH ỦY
“PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI, NÂNG CAO PHÚC LỢI XÃ HỘI, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NHÂN DÂN THỦ ĐÔ GIAI/ĐOẠN 2021-2025”
(Kèm theo Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2021 của UBND Thành phố Hà Nội)

TT

Nội dung

Cơ quan ban hành

Cơ quan chủ trì

Cơ quan, đơn vị phối hợp

 

CÁC VĂN BẢN BAN HÀNH HÀNG NĂM

1

Kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội

UBND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

2

Kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội

UBND Thành phố

Bảo hiểm xã hội Thành phố

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

3

Quyết định phê duyệt Phương án Cứu trợ và đảm bảo đời sống nhân dân thành phố Hà Nội

UBND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

 

CÁC VĂN BẢN BAN HÀNH VÀ THỰC HIỆN TRONG QUÝ I NĂM 2021

1

Kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân sViệt Nam đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội

UBND Thành phố

Sở Y tế

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

2

Chính sách hỗ trợ sử dụng hình thức hỏa táng của thành phố Hà Nội

HĐND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

3

Kế hoạch thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030

UBND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

4

Kế hoạch thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025 của thành phố Hà Nội

UBND Thành phố

Ban Dân tộc

Các sở, ngành liên quan; UBND-5 huyện huyện, thị xã

 

QUÝ II NĂM 2021

1

Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030

UBND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

2

Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030

UBND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

3

Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030

UBND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

4

Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng covid-19 cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2022

UBND Thành phố

Sở Y tế

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

5

Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng ngừa và ng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

UBND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

 

QUÝ III NĂM 2021

 

 

 

1

Kế hoạch nâng cao hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

UBND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố; Sở Tài chính; UBND quận, huyện, thị xã

2

Quyết định phê duyệt Đề án "Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo"

UBND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

3

Quyết định phê duyệt Đề án "Phát triển quan hệ lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025"

UBND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

4

Kế hoạch về việc thực hiện các giải pháp, biện pháp thu hồi nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 -2025

UBND Thành phố

Bảo hiểm xã hội Thành phố

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

5

Kế hoạch tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

UBND Thành phố

Bảo hiểm xã hội Thành phố

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

6

Kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu về số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2021-2025

UBND Thành phố

Bảo hiểm xã hội Thành phố

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

7

Nghị quyết quy định mức chuẩn và đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội của thành phố Hà Nội

HĐND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

8

Quyết định quy định chuẩn nghèo của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022- 2025

UBND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

9

Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ, đóng góp thực hiện Đề án Chương trình sữa học đường cải thiện tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn Thành phố

HĐND Thành phố

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Tài chính; UBND quận, huyện, thị xã

10

Đề án quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

UBND Thành phố

Sở Công thương

UBND quận, huyện, thị xã

11

Quyết định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội

UBND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

 

QUÝ IV NĂM 2021

 

 

 

1

Nghị quyết quy định một số chính sách đặc thù thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của thành phố Hà Nội.

HĐND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

2

Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030

UBND Thành phố

Ban Dân tộc

Sở Kế hoạch và Đầu tư; các sở, ngành, đơn vị liên quan

3

Kế hoạch thực hiện chỉ tiêu giường bệnh/vạn dân trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

UBND Thành phố

Sở Y tế

Sở KHĐT, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình VHXH; UBND các Q, H, TX

4

Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho Ngành Y tế Hà Nội giai đoạn 2021-2025

UBND Thành phố

Sở Y tế

Các Sở: Tài chính, Nội vụ, các trường Đại học, Cao đẳng Y, dược

5

Kế hoạch triển khai mô hình trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình

UBND Thành phố

Sở Y tế

UBND quận, huyện, thị xã

6

Kế hoạch khám, quản lý sức khỏe cho người dân thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

UBND Thành phố

Sở Y tế

Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; UBND quận, huyện, thị xã

7

Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia người cao tuổi đến năm 2030

UBND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

8

Đề án vận động nguồn lực bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

UBND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

9

Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ khuyết tật trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

UBND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

10

Kế hoạch xây dựng và triển khai các mô hình quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma tuý tại nơi cư trú trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

UBND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

11

Kế hoạch tầm soát, phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

UBND Thành phố

Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố

Sở Y tế, Liên đoàn Lao động Thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan

 

CÁC VĂN BẢN BAN HÀNH NĂM 2022

 

 

 

1

Kế hoạch nâng cấp cải tạo, xây mới các trạm y tế duy trì tiêu chuẩn quốc gia y tế xã theo quy định của Bộ Y tế (Sau khi Bộ Y tế có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn)

UBND Thành phố

Sở Y tế

Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND quận, huyện, thị xã

2

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Thành phố (Sau khi Trung ương ban hành quy hoạch toàn quốc)

HĐND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

3

Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng nâng cao mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn (Sau khi có văn bản của Trung ương)

HĐND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

4

Nghị quyết quy định chế độ điều dưỡng đối với người có công với cách mạng hai năm một lần, trong năm không thực hiện chính sách điều dưỡng của Trung ương (Sau khi có văn bản của Trung ương)

HĐND Thành phố

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan; UBND quận, huyện, thị xã

 

PHỤ LỤC SỐ 03

DỰ KIẾN DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 08-CTR/TU CỦA THÀNH ỦY PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI, NÂNG CAO PHÚC LỢI XÃ HỘI, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NHÂN DÂN THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2021 của UBND Thành phố Hà Nội)

TT

Nội dung

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

Trong đó

Thời gian thực hiện

Dự án chuyển tiếp giai đoạn 2016-2020

Dự án mới dự kiến giai đoạn 2021-2025

 

A. LĨNH VỰC Y TẾ (I+II+III+IV+V)

8,342,216

1,925,689

6,416,527

 

I

Dự kiến các dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng bệnh viện chuyn tiếp

1,925,689

1,925,689

 

 

1. Dự án cải tạo Bệnh viện đa khoa Hà Đông

307,666

307,666

 

2021-2025

2. Dự án cải tạo Bệnh viện đa khoa Sơn Tây

469,066

469,066

 

2019-2023

3. Dự án đầu tư nâng cấp Bệnh viện đa khoa Thường Tín

149,936

149,936

 

2021-2025

4. Dự án nâng cấp Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

214,588

214,588

 

2021-2025

5. Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội (200 giường)

784,433

784,433

 

2021-2025

II

Dự kiến các dự án nâng cấp, xây mới bệnh viện trên địa bàn các huyện có kế hoạch nâng cấp lên quận

1,978,761

 

1,978,761

 

1. Dự án nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức (tăng từ 300 lên 500 giường)

508,761

 

508,761

2021-2025

2. Dự án xây dựng mới Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lâm (tăng từ 150 lên 500 giường)

1,470,000

 

1,470,000

2021-2025

III

Dự kiến các Dự án cải tạo, nâng cấp bệnh viện phát triển thành cơ sở y tế mũi nhọn hoặc chuyên khoa đầu ngành của Thành phố

800,000

 

800,000

 

Dự án nâng cấp Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

800,000

 

800,000

2022-2025

IV

Dự kiến các Dự án nâng cấp, cải tạo, xây mới các bệnh viện có sở sở hạ tầng xuống cấp, để đáp ứng yêu cầu về quy mô, công năng, công suất hoạt động

2,637,766

 

2,637,766

 

1. Dự án xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Tim Hà Nội tại Võ Chí Công, quận Tây Hồ

789,000

 

789,000

2022-2025

2. Đầu tư xây dựng Bệnh viện Thận Hà Nội cơ sở 2 tại phường Yên Nghĩa, Hà Đông

730,000

 

730,000

2022-2025

3. Dự án nâng cấp, mở rộng BVĐK huyện Thạch Thất (tăng từ 280 lên 500 giường)

924,000

 

924,000

2022-2025

4. Dự án nâng cấp Bệnh viện Hòe Nhai (dự án chuyển đổi nguồn vón đầu tư từ xã hội hóa thành ngân sách thành phố cấp)

194,766

 

194,766

2022-2025

V

Dự kiến các Dự án hỗ trợ cấp huyện thực hiện Kế hoạch nâng cấp các Trạm Y tế theo nguyên lý y học gia đình và duy trì chuẩn (gồm trạm y tế của 18 huyện, thị xã)

1,000,000

 

1,000,000

2022-2025

 

B. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

(I+II+III+IV+V)

1.036.609

542,609

494.000

 

I

Cải tạo, nâng cấp để chuyển đổi nhiệm vụ nghĩa trang Văn Điển giai đoạn I, II

486.000

486.000

 

2022-2025

II

Dự kiến Dự án đầu tư cơ svật chất, nâng cao chất lượng sàn giao dịch việc làm Thành phố

110.000

 

110.000

2023-2025

III

Dự kiến các Dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp các cơ sở bảo trợ xã hội của Thành phố

274.305

28.305

246.000

 

 

1. Cải tạo, nâng cấp Trung tâm Bảo trợ xã hội III

28.305

28.305

 

2022-2024

 

2. Dự án tăng cường cơ sở vật chất Trung tâm Bảo trợ xã hội IV

55.000

 

55.000

2022-2024

 

3. Cải tạo, nâng cấp Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

45.000

 

45.000

2022-2024

 

4. Cải tạo, nâng cấp Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần số 2

50.000

 

50.000

2022-2024

 

5. Cải tạo, nâng cấp Trung tâm phục hồi chức năng Việt Hàn

51.000

 

51.000

2023-2025

 

6. Đầu tư, nâng cấp Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội Hà Nội

45.000

 

45.000

2023-2025

IV

Dự kiến các Dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công của Thành phố

76.304

28.304

48.000

 

 

1. Cải tạo, nâng cấp trung tâm điều dưỡng người có công số 1

28.304

28.304

 

2021-2023

 

2. Cải tạo, nâng cấp Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/đioxin

48.000

 

48.000

2022-2024

V

Dự kiến các Dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp các cơ sở cai nghiện ma túy của Thành phố

90.000

-

90.000

 

 

1. Cải tạo, nâng cấp cơ sở cai nghiện ma túy số 2

45.000

 

45.000

2022-2024

 

2. Cải tạo, nâng cấp cơ sở cai nghiện ma túy số 6

45.000

 

45.000

2022-2024

 

TNG CỘNG (A+B)

9.378.825

2.468.298

6.910.527

 

Ghi chú:

Trên đây là danh mục các dự án dự kiến, việc triển khai thực hiện dự án căn cứ theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do HĐND Thành phố quyết định./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 207/KH-UBND ngày 08/09/2021 thực hiện Chương trình 08-CTr/TU về “phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025” do thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.335

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.195.8
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!