KẾ HOẠCH
KIỂM TRA, GIÁM SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Căn cứ Thông tư liên tịch số
30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BTC-BTTTT ngày 12/12/2012 của liên Bộ Lao
động-TB&XH, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài
chính, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết
định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg;
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra,
giám sát tình hình thực hiện Đề án
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2016 trên địa bàn tỉnh Nghệ An, như
sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Nhằm đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện
Đề án; chỉ đạo, đôn đốc thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới.
2. Phát
hiện những vấn đề khó khăn, vướng
mắc trong quá trình thực hiện để nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của Đề án.
3. Hoạt động
kiểm tra, giám sát phải bám sát mục tiêu, chính sách của Đề án, phản ánh trung thực kết quả đạt được, phát hiện và chấn
chỉnh kịp thời các sai phạm; Tăng
cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện của Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
II. NỘI DUNG KIỂM
TRA, GIÁM SÁT:
1. Việc
triển khai thực hiện Kế hoạch số 74/KH-UBND triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
2. Công
tác chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của chính
quyền địa phương. Sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong việc triển khai thực
hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã;
3. Công
tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn
giáo dục nghề nghiệp và việc làm; Rà soát, cập nhật, bổ sung, đánh giá, xác định
nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
4. Các điều
kiện đảm bảo cho công tác dạy nghề như: Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp của phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội
và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công
lập trực thuộc cấp huyện;
5. Xây dựng
và triển khai thực hiện các mô hình về đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
6. Kết quả, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông
thôn gắn với chiến lược, kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch
xây dựng nông thôn mới của địa phương, đối với tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao
thu nhập, giảm nghèo bền vững;
7. Công
tác quản lý, sử dụng kinh phí; Hoạt động kiểm tra, giám sát việc đào tạo nghề
cho lao động nông thôn;
8. Khó
khăn, vướng mắc của địa phương, cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện Đề án; Những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
III. ĐỐI TƯỢNG,
PHẠM VI KIỂM TRA, GIÁM SÁT
1. Đối tượng kiểm tra, giám sát:
- UBND cấp
huyện, thành phố, thị xã;
- UBND cấp
xã, phường, thị trấn;
- Phòng Lao động - TBXH, Phòng Tài
chính - Kế hoạch và các Phòng, Ban
ở cấp huyện có liên quan;
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham
gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
- Một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao
động nông thôn sau khi đào tạo nghề.
2. Phạm vi kiểm tra, giám sát:
Các thành viên Ban chỉ đạo chịu trách
nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Đề án năm 2015 và năm
2016 theo địa bàn được phân công tại Quyết định số 57/QĐ-UBND ngày 08/01/2015 về
việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề
cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Nghệ An.
VI. THỜI GIAN, ĐỊA
ĐIỂM VÀ PHƯƠNG
PHÁP TIẾN HÀNH
1. Thời gian:
Bắt đầu từ đầu tháng 6/2016 và kết
thúc trước 20/12/2016 (Lịch kiểm tra giám sát cụ thể Đoàn kiểm tra sẽ thông báo sau).
2. Địa điểm:
Tổ chức kiểm tra, giám sát tại UBND cấp
huyện, cấp xã; cơ sở giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, hộ gia đình có đào tạo và sử dụng lao động sau đào tạo nghề.
3. Phương pháp tiến hành:
- Các Thành viên Ban chỉ đạo chủ động bố trí lịch làm việc với các địa
phương được phân công theo dõi (tại
Quyết định 57/2015/QĐ-UBND).
- Kiểm tra kết
quả triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết
định số 1956/QĐ-TTg năm 2015 và năm 2016.
- Kiểm tra thủ tục hồ sơ pháp lý về đào tạo nghề;
- Kiểm tra thực tế tại một số xã, phường, thị trấn, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các lớp đào tạo nghề cho lao động
nông thôn; các mô hình đào tạo nghề
có hiệu quả; hộ gia đình áp dụng kiến thức đào tạo nghề vào
phát triển sản xuất; lao động tự tạo việc làm hoặc được tuyển dụng
vào làm việc tại doanh nghiệp sau đào tạo nghề.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội (Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh)
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, các Thành viên Ban chỉ đạo tỉnh xây dựng
kế hoạch, đề cương kiểm tra, giám
sát; Tiến hành kiểm tra, giám sát
tại các địa phương theo sự phân công; Tổng hợp và báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát về UBND tỉnh, Tổng cục Dạy nghề,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Các Sở, ban, ngành là các Thành
viên Ban chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Thành lập đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn do đồng chí Thành viên BCĐ làm Trưởng Đoàn và cử 01 cán bộ của đơn vị mình tham gia thành viên
đoàn; Thông báo lịch và tiến hành kiểm tra, giám sát tại các đơn vị theo địa bàn được phân công;
- Chỉ đạo UBND cấp huyện; cơ quan đơn vị thuộc đối tượng kiểm tra, giám sát
chuẩn bị hồ sơ tài liệu, báo cáo
theo yêu cầu;
- Tiến hành
kiểm tra, giám sát theo đúng nội
dung chương trình và tiến độ của Kế
hoạch này;
- Chậm nhất
sau 7 ngày làm việc từ khi kết thúc kiểm tra, giám sát phải báo cáo bằng văn bản
kết quả kiểm tra, giám sát về Cơ
quan Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh (Sở
Lao động TB&XH) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội.
3. UBND các huyện, thành phố, thị
xã (Đơn vị được kiểm tra)
- Chuẩn bị báo cáo bằng văn bản; bố trí thời gian, địa điểm, thành
phần và các điều kiện cần thiết
khác để làm việc với đoàn kiểm tra
giám sát.
- Thông báo, hướng dẫn, chỉ đạo các
phòng ban liên quan, UBND cấp xã chuẩn bị nội dung, điều kiện làm việc với đoàn
kiểm tra, giám sát;
- Tổng hợp các kiến nghị đề xuất về
công tác đào tạo nghề cho động nông thôn với UBND tỉnh, Bộ Lao động TB&XH,
các cơ quan liên quan.
4. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Chuẩn bị báo cáo, hồ sơ tài liệu liên
quan để cung cấp cho đoàn kiểm tra, giám sát khi có yêu cầu.
5. Phương tiện và kinh
phí thực hiện kiểm
tra giám sát
Các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh sử dụng
phương tiện và cán bộ giúp việc thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ và được thanh toán chế độ công tác phí theo quy định hiện hành qua cơ quan Thường trực
Ban chỉ đạo (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) khi có đầy đủ hồ sơ, thủ tục.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, ngành,
Thủ trưởng đơn vị liên quan, Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố, thị xã,
Các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đến năm 2020 tỉnh Nghệ An, triển
khai thực hiện nghiêm túc hiệu quả./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động-TB&XH (để b/cáo);
- Tổng cục Dạy nghề (để b/cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/cáo);
- Chánh VP, PVP VXUBND tỉnh;
- Các Thành viên BCĐ tỉnh (để thực hiện);
- Các Sở, ngành liên quan (để phối
hợp);
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- CV: TH, NN, TM, VX;
- Lưu: VT. UB
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Xuân Đại
|