Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 206/KH-UBND 2021 giáo dục nghề nghiệp Việc làm Tuyên Quang

Số hiệu: 206/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Hoàng Việt Phương
Ngày ban hành: 26/11/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 206/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 26 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - VIỆC LÀM TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Kết luận số 207-KL/TU ngày 19/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giao việc đột phá, đổi mới năm 2021 và giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 688/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tập trung nguồn lực thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh vừa khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, sử dụng hiệu quả thời gian lao động, nâng cao năng suất lao động; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.

2. Yêu cầu

- Kế hoạch cụ thể hóa được các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu về lao động, việc làm đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025 và Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Phân công trách nhiệm cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị gắn với công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá theo định kỳ việc triển khai thực hiện.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn trong công tác giáo dục nghề nghiệp - việc làm gắn với giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn; khuyến khích người sử dụng lao động tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.

Tạo môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh hấp dẫn, thuận lợi, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo việc làm tốt hơn cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động làm việc trong ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản, tăng dần tỷ trọng lao động làm việc trong ngành Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ.

2. Mục tiêu giai đoạn 2021-2025

- Tuyển sinh và đào tạo cho 40.000 người (trong đó: Cao đẳng 1.500 người, Trung cấp 4.350 người, Sơ cấp và đào tạo thường xuyên 34.150 người), góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt trên 72%, trong đó tỷ lệ có bằng, chứng chỉ 30%.

- Tạo việc làm cho trên 110.000 lao động; tỷ lệ thất nghiệp chung dưới 2%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 3%1; tỷ lệ nữ giới trong tổng số lao động được tạo việc làm chiếm khoảng 45%; lao động thanh niên trong tổng số lao động được tạo việc làm chiếm khoảng 55%.

- Đến năm 2025, tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp 42%2; có 25% lao động có việc làm trên tổng số lao động được Trung tâm Dịch vụ việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Công tác phát triển giáo dục nghề nghiệp

Huy động và lồng ghép các nguồn lực để thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ đào tạo, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phát triển chương trình, giáo trình học liệu nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo các điều kiện cho mọi hoạt động về giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người học trên địa bàn tỉnh.

Duy trì, củng cố và nâng cao năng lực hoạt động mạng lưới cơ giáo dục nghề nghiệp hiện có (với 11 đơn vị, đồng thời thành lập 01 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nâng tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 lên 12 cơ sở, trong đó 10 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và 02 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập); tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án “Xây dựng Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao của tỉnh” theo Quyết định số 640/QĐ-UBND ngày 22/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; củng cố và xây dựng 06 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên của huyện thành các cơ sở trọng điểm về giáo dục và đào tạo cộng đồng của huyện để thực hiện các chính sách hỗ trợ về đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động, đào tạo để giải quyết việc làm tại chỗ, đào tạo cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cơ bản cung ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề để thực hiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo.

Rà soát và có giải pháp cụ thể tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Tiếp tục thực hiện Dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” phát triển và nhân rộng mô hình đào tạo chương trình nghề trọng điểm khu vực và quốc tế tổ chức hội thảo khoa học, tham quan mô hình đào tạo tiên tiến, chia sẻ trao đổi kinh nghiệm trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động. Mở rộng hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp, mời gọi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức cá nhân có yếu tố nước ngoài tham gia đầu tư thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao để tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo nghề của các nước phát triển để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động trong nước và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có tay nghề. Phối hợp với các doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng chương trình đào tạo đồng thời tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại để nâng cao kỹ năng, cập nhật kiến thức nhằm cung ứng nguồn nhân lực trực tiếp cho doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động

Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp thông qua các nội dung dự án thuộc các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; tập trung ưu tiên hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cho lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lao động là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động, lao động mất đất sản xuất....

Tổ chức các cuộc thi tay nghề để nâng cao kỹ năng nghề cho người học nhằm tạo sự lan tỏa giá trị của kỹ năng nghề nói riêng và giáo dục nghề nghiệp nói chung; biểu dương các nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các học viên có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong khởi nghiệp.

2. Phát triển thị trường lao động và tạo việc làm

2.1. Phát triển thông tin thị trường lao động

Tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động, đào tạo nghề; kết nối thông tin, nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp với nhu cầu tìm việc của người lao động thông qua việc tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tiếp, kết hợp thực hiện kết nối các phiên giao dịch việc làm online với các tỉnh, thành phố trong cả nước và thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm thường xuyên tại Trung tâm Dịch vụ việc làm và các xã, phường, thị trấn.

Triển khai thực hiện kế hoạch thu thập thông tin thị trường lao động, hằng năm cập nhật biến động thông tin thị trường lao động trên địa bàn toàn tỉnh vào phần mềm theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tổ chức thực hiện các hoạt động Dự án phát triển thị trường lao động; Đề án Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.

2.2. Giải quyết việc làm từ phát triển kinh tế

Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; các cơ chế, chính sách, đề án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế, hiệu quả cao nhằm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tạo nhiều việc làm ổn định cho người lao động.

2.3. Tư vấn, giới thiệu lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố trong nước và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Tăng cường các hoạt động thông tin thị trường lao động, các hoạt động giao dịch về cung, cầu lao động trên thị trường của Trung tâm Dịch vụ việc làm; phối hợp chặt chẽ với các khu công nghiệp, các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố khu vực phía bắc và các huyện, thành phố để tư vấn, giới thiệu, đưa lao động đi làm việc ở các nhà máy, các khu công nghiệp trong tỉnh, trong nước. Ưu tiên các ngành cơ khí, điện tử và các công ty có việc làm ổn định, thu nhập cao như Tập đoàn Sam Sung, Canon Việt Nam...tại các Khu công nghiệp của các tỉnh, thành phố như Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương,... Đến năm 2025, tư vấn, giới thiệu và đưa trên 34.000 người đi làm việc tại các tỉnh, thành phố trong nước.

Đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 09/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Nâng cao năng lực quản lý giáo dục nghề nghiệp, lao động, việc làm và kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm của đội ngũ công chức, viên chức làm công tác giải quyết việc làm, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2.4. Tạo việc làm thông qua nguồn vốn Qũy quốc gia về việc làm, vốn giảm nghèo, vốn khuyến công, khuyến nông và các nguồn vốn khác

Ưu tiên cho vay vốn tín dụng ngân hàng để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với phương án, dự án vay vốn khả thi, sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là thu hút, sử dụng nhiều lao động có tay nghề, lao động tạo ra giá trị cao.

Tập trung cho vay đối với đối tượng là người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, chuyển đổi ngành nghề, lao động là người dân tộc thiểu số, thanh niên và phụ nữ vùng nông thôn, người khuyết tật; các đối tượng chính sách, người có công, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo,... theo các chính sách tín dụng ngân hàng thông qua thực hiện các chương trình, đề án, chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn Quỹ quốc gia về việc làm, nguồn vốn địa phương ủy thác cho vay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh giải quyết việc làm và các nguồn vốn hợp pháp khác.

3. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về pháp luật lao động và quản lý nhà nước lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, việc làm

Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật về lao động, việc làm, quan hệ lao động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, nhất là cấp cơ sở về công tác giáo dục nghề nghiệp, lao động, việc làm và an sinh xã hội; phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động giúp doanh nghiệp, người lao động nắm bắt kịp thời chính sách pháp luật lao động, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức, tác phong trong lao động sản xuất.

Thường xuyên cập nhật và thực hiện hiệu quả các chính sách về giáo dục - việc làm; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế các chính sách về giáo dục nghề nghiệp, việc làm, bảo hiểm xã hội, tiền lương,.. theo quy định.

Tiếp tục đầu tư, nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin về thị trường lao động trên website về việc làm; các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm nâng cao nhận thức của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, người lao động và người sử dụng lao động về giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm và tích cực, chủ động tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, tự tạo việc làm cho bản thân cũng như thu hút lao động vào làm việc tại doanh nghiệp.

Tổ chức khảo sát đánh giá nhu cầu về giáo dục nghề nghiệp, việc làm của người lao động và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh; đánh giá thực trạng việc làm của người lao động sau khi được đào tạo, giáo dục nghề nghiệp để làm cơ sở xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, việc làm; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát và xử lý sai phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng dự toán: 360.130 triệu đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách Trung ương (từ Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030): 235.000 triệu đồng (vốn đầu tư 15.000 triệu đồng; vốn sự nghiệp 220.000 triệu đồng).

- Nguồn vốn ngân sách địa phương: 125.130 triệu đồng (vốn đầu tư 20.000 triệu đồng; vốn sự nghiệp 105.130 triệu đồng).

- Nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu của kế hoạch, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

- Tổ chức rà soát, đánh giá, thực hiện chỉ tiêu đào tạo mới và đào tạo lại cho người lao động trên địa bàn tỉnh theo nhu cầu của doanh nghiệp. Chú trọng công tác đào tạo nghề trình độ trung cấp và cao đẳng. Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cơ bản cung ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo. Thực hiện hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề đối với học sinh tốt nghiệp phổ thông được phân luồng vừa học văn hóa vừa học nghề.

- Khẩn trương tham mưu đề xuất xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, bảo đảm các quy định của Nhà nước và phù hợp với điều kiện của tỉnh. Lập dự toán kinh phí, lồng ghép các nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm hằng năm theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc bổ sung, điều chỉnh, phân khai nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm giao Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý và nguồn kinh phí địa phương ủy thác cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn huyện, thành phố theo quyết định quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh trong việc xử lý tiền ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS và hướng dẫn, phân bổ kinh phí xử lý tiền ký quỹ đã nộp vào ngân sách tỉnh để sử dụng chi các hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại địa phương theo quy định.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh quản lý và sử dụng nguồn vốn vay quỹ Quốc gia về việc làm, nguồn kinh phí địa phương ủy thác cho vay giải quyết việc làm có hiệu quả.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, căn cứ Kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 5 và hằng năm, giai đoạn 2021-2025 của tỉnh để tham mưu, đề xuất việc lồng ghép, cân đối, bố trí vốn đầu tư đảm bảo theo quy định.

- Chủ trì hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố hướng dẫn, chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về thực hiện "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

4. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan căn cứ tình hình thực tế và khả năng ngân sách địa phương thẩm định, đề xuất bố trí thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước hiện hành.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc kiểm tra và sử dụng tiền ký quỹ sau khi chuyển vào ngân sách nhà nước cho mục đích hỗ trợ hoạt động giải quyết việc làm và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại địa phương.

5. Sở Nội vụ

- Tiếp tục hướng dẫn, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập, vị trí việc làm đối với các đơn vị chưa được phê duyệt; rà soát, điều chỉnh bổ sung vị trí việc làm, quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị thực hiện sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu ban hành chính sách hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng có nguyện vọng về địa phương xây dựng các mô hình phát triển kinh tế mới có ứng dụng khoa học - công nghệ.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án "Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030" để tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần ổn định đời sống và an sinh xã hội.

7. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu ban hành chính sách hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng có nguyện vọng về địa phương xây dựng các mô hình phát triển kinh tế mới có ứng dụng khoa học - công nghệ.

8. Sở Công Thương

Tham mưu triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày 25/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XVII) về phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương và chuyển dịch tăng dần cơ cấu lao động làm việc trong ngành công nghiệp.

9. Cục Thống kê

- Tổ chức điều tra, thống kê các chỉ tiêu, tiêu chí về lao động, việc làm trên địa bàn tỉnh theo quy định; phối hợp với các sở, ban, ngành về các thông tin thống kê (theo hướng phân tích đến huyện, thành phố). Kịp thời công bố kết quả các cuộc điều tra định kỳ quý, năm theo quy định để cung cấp cho các cơ quan, đơn vị làm cơ sở đánh giá các chỉ tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của Trung ương.

- Chỉ đạo các Chi cục thống kê phối hợp hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp, phân tích, cung cấp thông tin, số liệu về các chỉ tiêu cơ cấu lao động, lao động qua đào tạo, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm,... nhằm đảm bảo thống nhất các thông tin, số liệu báo cáo thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch và báo cáo định kỳ quý, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.

10. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh

Hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý nghiên cứu thị trường, tiếp tục đầu tư, đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, định hướng hoạt động của doanh nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động; Khuyến khích các doanh nghiệp tạo việc làm và ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương đặc biệt là lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp vào làm việc tại doanh nghiệp.

11. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng; kịp thời xử lý, chấn chỉnh những thiếu sót, tồn tại theo đúng quy định.

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh: (i) Bố trí, ưu tiên vốn tín dụng thương mại, vốn tín dụng chính sách cho vay các phương án, dự án vay vốn khả thi, sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề, lao động mang lại giá trị cao theo đúng quy định; (ii) Xem xét, thực hiện theo quy định việc áp dụng lãi suất cho vay phù hợp, có tính ưu đãi đối với khách hàng vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; (iii) Tăng cường công tác tham mưu, chỉ đạo, phối hợp lồng ghép đầu tư vốn tín dụng ngân hàng với chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm của tỉnh nhằm giúp người vay vốn sử dụng vốn vay có hiệu quả, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

12. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

- Chỉ đạo các phòng giao dịch hoạt động cho vay giải quyết việc làm, giảm nghèo và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở các địa phương đảm bảo đúng đối tượng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân; kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn vốn cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm, nguồn kinh phí địa phương ủy thác hằng năm..

- Thẩm định và tham mưu Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt cho vay và giải ngân các dự án cho vay để giải quyết việc làm kịp thời; không để tồn đọng nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc bổ sung, điều chỉnh nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm giữa các địa phương và điều chỉnh nguồn vốn vay theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và việc xử lý tiền gửi ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

12. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Xây dựng kế hoạch Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm 05 năm và hằng năm của địa phương đảm bảo phù hợp, khả thi, hiệu quả. Chỉ đạo các phòng, ban chức năng có liên quan thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn (thống kê lao động việc làm, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch giáo dục nghề nghiệp; quản lý lao động việc làm, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội; an toàn vệ sinh lao động, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động).

- Làm tốt công tác vận động, tư vấn, giới thiệu, định hướng lựa chọn nghề đào tạo, đưa lao động đi làm việc tại các nhà máy, các khu công nghiệp trong nước; hỗ trợ, tạo điều kiện giải quyết các thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phối hợp với các doanh nghiệp làm tốt công tác tuyển chọn lao động xuất khẩu tại địa phương.

- Thực hiện chỉ đạo phối hợp, lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách với các chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm nhằm giúp người vay vốn sử dụng vốn vay có hiệu quả, cải thiện đời sống và trả được nợ ngân hàng, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

- Khuyến khích, vận động các doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng và thực hiện cơ chế tập trung tuyển dụng, sử dụng lao động địa phương và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động; nhất là lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp vào làm việc tại doanh nghiệp.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định

13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

 - Phối hợp với chính quyền, ngành chức năng và các tổ chức thành viên triển khai thực hiện kế hoạch. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân chủ động tìm kiếm việc làm, khuyến khích tạo việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống và giảm nghèo bền vững, gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".

- Các tổ chức chính trị - xã hội đang thực hiện ủy thác cho vay qua Ngân hàng Chính sách xã hội tăng cường công tác giám sát việc thực hiện có hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, tránh việc vay vốn và sử dụng vốn sai mục đích; tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tham gia gửi tiết kiệm để bổ sung vào nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, trường hợp có khó khăn vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp) để xem xét chỉ đạo, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy; (báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (báo cáo)
- Chủ tịch UBND tỉnh; (báo cáo)
- Các PCT UBND tỉnh;
- UBMT TQ và các tổ chức CTXH tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Chánh VP UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu VT, THVX (VB).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Việt Phương

 

Biểu số 1

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - VIỆC LÀM TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 26/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

TT

Nội dung chỉ tiêu, nhiệm vụ

Đơn vị tính

Kế hoạch 2021-2025

Chia theo các năm

Ghi chú

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

DỰ BÁO DÂN SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dân số trung bình

Người

830.285

801.316

808.463

815.673

822.947

830.285

 

2

Dân số trong độ tuổi lao động

Người

530.529

512.018

516.585

521.192

525.840

530.529

 

3

Dân số từ đủ 15 tuổi trở lên

Người

634.107

611.983

617.441

622.948

628.503

634.107

 

II

KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (*)

Người

 537.682

 518.261

 523.052

 527.882

 532.667

 537.682

 

1.1

Chia theo khu vực: - Thành thị

Người

 75.275

 71.520

 73.227

 73.903

 74.573

 75.275

 

 

- Nông thôn

Người

 462.407

 446.741

 449.825

 453.979

 458.094

 462.407

 

1.2

Chia theo tình trạng hoạt động kinh tế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lao động từ 15 tuổi trở lên có làm việc

Người

 528.627

 508.727

 513.721

 518.765

 523.771

 528.627

 

 

Chia theo khu vực: - Thành thị

Người

 73.619

 69.804

 71.543

 72.278

 73.007

 73.619

 

 

- Nông thôn

Người

 455.008

 438.923

 442.178

 446.488

 450.764

 455.008

 

 

- Lao động thất nghiệp (không có việc làm)

Người

 9.055

 9.534

 9.331

 9.117

 8.896

 9.055

 

 

Tỷ lệ thất nghiệp

%

 1,7

 1,8

 1,8

 1,7

 1,7

 1,7

 

 

Chia theo khu vực: - Thành thị

Người

 1.656

 1.716

 1.684

 1.626

 1.566

 1.656

 

 

- Nông thôn

Người

 7.399

 7.818

 7.647

 7.491

 7.329

 7.399

 

2

Cơ cấu lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

%

42,0

47,7

46,4

45,1

43,7

42,0

 

 

- Công nghiệp và xây dựng

%

25,8

22,6

23,5

24,2

25,0

25,8

 

 

- Dịch vụ

%

32,2

29,7

30,1

30,7

31,3

32,2

 

3

Lao động qua đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Số người qua đào tạo

Người

387.131

323.913

339.984

353.681

370.204

387.131

 

 

Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên

%

72,0

62,5

65,0

67,0

69,5

72,0

 

a

Trong đó: Tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ (từ sơ cấp trở lên)

%

30,0

22,0

24,0

26,0

28,0

30,0

 

 

-Đại học và trên Đại học

Người

42.477

27.468

30.337

34.312

38.352

42.477

 

 

Tỷ lệ

%

7,9

5,3

5,8

6,5

7,2

7,9

 

 

- Cao đẳng:

Người

34.949

24.877

27.199

29.561

31.427

34.949

 

 

Tỷ lệ

%

6,5

4,8

5,2

5,6

5,9

6,5

 

 

- Trung cấp:

Người

36.562

27.468

29.814

32.201

34.623

36.562

 

 

Tỷ lệ

%

6,8

5,3

5,7

6,1

6,5

6,8

 

 

- Sơ cấp

Người

47.316

34.205

38.183

41.175

44.744

47.316

 

 

Tỷ lệ

%

 8,8

 6,6

 7,3

 7,8

 8,4

 8,8

 

b

Nhóm đào tạo nghề thường xuyên (dưới 3 tháng) và truyền nghề

Người

225.826

209.896

214.451

216.432

221.057

225.826

 

 

Tỷ lệ

%

 42,0

 40,5

 41,0

 41,0

 41,5

 42,0

 

4

Lao động được tạo việc làm (4.1 +4.2+4.3)

Người

110.000

21.000

21.500

22.000

22.500

23.000

 

4.1

Tạo việc làm trong 3 ngành kinh tế tại tỉnh

Người

73.454

14.640

14.530

14.700

14.766

14.818

 

 

Trong đó: - Ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

Người

33.339

7.770

7.113

6.758

6.116

5.582

 

 

- Ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng

Người

21.011

3.720

3.927

4.234

4.421

4.709

 

 

- Ngành thương mại, du lịch và dịch vụ

Người

19.104

3.150

3.490

3.708

4.229

4.527

 

 

Chia theo đối tượng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lao động là nữ

Người

42.076

8.111

8.232

8.404

8.587

8.742

 

 

- Lao động là thanh niên (từ 15 đến 30 tuổi)

Người

47.165

9.091

9.228

9.421

9.626

9.799

 

 

- Lao động thuộc hộ nghèo

Người

5.286

1.019

1.034

1.056

1.079

1.098

 

 

- Lao động thuộc hộ cận nghèo

Người

11.438

2.205

2.238

2.285

2.334

2.376

 

4.2

Lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố trong nước

Người

34.046

6.000

6.500

6.790

7.170

7.586

 

 

Chia theo đối tượng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lao động là nữ

Người

17.435

3.264

3.395

3.492

3.585

3.699

 

 

- Lao động là thanh niên (từ 15 đến 30 tuổi)

Người

17.211

3.222

3.351

3.448

3.539

3.652

 

 

- Lao động thuộc hộ nghèo

Người

2.583

484

503

517

531

548

 

 

- Lao động thuộc hộ cận nghèo

Người

4.936

924

961

989

1.015

1.047

 

4.3

Lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm

Người

2.500

360

470

510

564

596

 

 

Chia theo đối tượng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lao động là nữ

Người

936

168

187

192

192

197

 

 

- Lao động là thanh niên (từ 15 đến 30 tuổi)

Người

1.352

243

270

277

277

284

 

 

- Lao động thuộc hộ nghèo

Người

177

32

35

36

36

37

 

 

- Lao động thuộc hộ cận nghèo

Người

684

123

137

140

140

144

 

III

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

 

40.000

8.000

8.000

8.000

8.000

8.000

 

1

Chia theo cơ cấu cấp trình độ đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cao đẳng:

Người

1.500

220

250

300

350

380

 

 

Trung cấp:

Người

4.350

500

700

900

1.100

1.150

 

 

Sơ cấp và Đào tạo thường xuyên (dưới 3 tháng):

Người

34.150

7.280

7.050

6.800

6.550

6.470

 

2

Chia theo cơ cấu lĩnh vực ngành nghề đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công nghiệp - Xây dựng

Người

14.800

2.500

2.700

2.900

3.200

3.500

 

 

Dịch vụ, thương mại và dịch vụ

Người

16.000

3.400

3.300

3.200

3.100

3.000

 

 

Nông, lâm nghiệp và chăn nuôi

Người

9.200

2.100

2.000

1.900

1.700

1.500

 

IV

LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Số lao động làm việc trong doanh nghiệp

Người

43.810

 39.850

 40.796

 41.611

 42.444

 43.810

 

 

Thu nhập bình quân của người lao động

Nghìn đồng /người/tháng

6.257

6.110

6.416

6.183

6.220

6.257

 

2

Tổng số lao động trong hợp tác xã

Người

4.710

4.010

4.170

4.350

4.530

4.710

 

 

Thu nhập bình quân của người lao động

Nghìn đồng /người/tháng

6.833

5.600

5.900

6.200

6.500

6.833

 

Ghi chú: Chỉ tiêu lao động được tạo việc làm đã có sự điều chỉnh về số lượng, trong đó tăng số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giảm số lao động làm việc trong các ngành kinh tế tại tỉnh để đảm bảo chỉ tiêu Kế hoạch đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của tỉnh.

 

Biểu số 2

KẾ HOẠCH TẠO VIỆC LÀM, LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO CHIA THEO CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 26/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Nội dung chỉ tiêu, nhiệm vụ

Đơn vị tính

Thực hiện giai đoạn 2016-2020

Kế hoạch giai đoạn 2021- 2025

Toàn tỉnh

Chia ra các huyện, thành phố

TP Tuyên Quang

Yên  Sơn

Sơn  Dương

Hàm Yên

Chiêm Hoá

Na Hang

Lâm  Bình

I

Tổng số lao động được tạo việc làm (=1+2+3)

Người

121.964

110.000

17.130

19.455

24.680

15.500

16.440

8.790

8.005

1

Số lao động được giải quyết việc làm trong các ngành kinh tế tại tỉnh

Người

85.302

73.450

12.805

13.460

15.545

11.345

8.455

6.810

5.030

1.1

Ngành nông lâm nghiệp, thủy sản

Người

40.939

33.335

2.255

6.910

6.865

6.545

4.000

3.760

3.000

1.2

Ngành Công nghiệp-Xây dựng

Người

23.289

21.011

4.831

3.600

4.580

2.700

2.815

1.450

1.035

1.3

Ngành Thương mại-Du lịch và dịch vụ

Người

21.074

19.104

5.719

2.950

4.100

2.100

1.640

1.600

995

2

Lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố

Người

34.657

34.050

4.110

5.500

8.550

3.850

7.470

1.740

2.830

3

Lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Người

2.005

2.500

215

495

585

305

515

240

145

II

Lao động qua đào tạo đến năm 2025

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên

Người

515.082

539.666

92.597

97.736

125.796

83.902

87.949

29.231

22.455

2

Số người qua đào tạo

Người

310.594

388.777

74.078

70.370

91.831

60.409

63.323

17.539

11.228

 

Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên

%

60,3

72,0

80,0

72,0

73,0

72,0

72,0

60,0

50,0

 

Trong đó: Số lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ

Người

109.197

161.729

37.317

28.832

37.110

21.227

21.898

7.688

7.657

 

Tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ

%

21,3

30,0

40,3

29,5

29,5

25,3

27,8

26,3

24,5

Ghi chú: Chỉ tiêu lao động được tạo việc làm đã có sự điều chỉnh về số lượng, trong đó tăng số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giảm số lao động làm việc trong các ngành kinh tế tại tỉnh để đảm bảo chỉ tiêu Kế hoạch đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của tỉnh. Chỉ tiêu lao động qua đào tạo là dự báo thời điểm năm 2025.

 

KẾ HOẠCH TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

(Kèm theo Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 26/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đơn vị tính: Người

TT

Tên cơ sở đào tạo

Kế hoạch giai đoạn  2021 - 2025

Trong đó qua các năm

Ghi chú

Tổng số

Chia theo trình độ

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp và dạy nghề thường xuyên

Tổng

Trình độ

Tổng

Trình độ

Tổng

Trình độ

Tổng

Trình độ

Tổng

Trình độ

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

C

1

Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang

12.390

1.500

3.450

7.440

2.240

220

440

1.580

2400

250

560

1.590

2.500

300

700

1.500

2.600

350

850

1.400

2.650

380

900

1.370

 

2

Trường Trung cấp Công nghệ Việt Nhật

2.985

 

520

2.465

585

 

30

555

600

 

70

530

600

 

120

480

600

 

150

450

600

 

150

450

 

3

Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam phân hiệu Tuyên Quang

1.975

 

380

1.595

375

 

30

345

400

 

70

330

400

 

80

320

400

 

100

300

400

 

100

300

 

4

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Yên Sơn

2.700

 

 

2.700

500

 

 

500

550

 

 

550

550

 

 

550

550

 

 

550

550

 

 

550

 

5

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Dương

2.750

 

 

2.750

550

 

 

550

550

 

 

550

550

 

 

550

550

 

 

550

550

 

 

550

 

6

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Chiêm Hóa

2.500

 

 

2.500

500

 

 

500

500

 

 

500

500

 

 

500

500

 

 

500

500

 

 

500

 

7

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hàm Yên

2.500

 

 

2.500

500

 

 

500

500

 

 

500

500

 

 

500

500

 

 

500

500

 

 

500

 

8

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Na Hang

2.050

 

 

2.050

400

 

 

400

450

 

 

450

400

 

 

400

400

 

 

400

400

 

 

400

 

9

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lâm Bình

1.850

 

 

1.850

350

 

 

350

400

 

 

400

400

 

 

400

350

 

 

350

350

 

 

350

 

10

Trung tâm Dạy nghề - Sát hạch lái xe

4.750

 

 

4.750

1.200

 

 

1.200

900

 

 

900

900

 

 

900

900

 

 

900

850

 

 

850

 

11

Trung tâm Dạy nghề và Đào tạo lái xe

3.550

 

 

3.550

800

 

 

800

750

 

 

750

700

 

 

700

650

 

 

650

650

 

 

650

 

TỔNG

40.000

1.500

4.350

34.150

8.000

220

500

7.280

8.000

250

700

7.050

8.000

300

900

6.800

8.000

350

1.100

6.550

8.000

380

1.150

6.470

 

 

Biểu số 4

KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2021- 2025

(Kèm theo Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 26/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Các hoạt động hỗ trợ chương trình

Nguồn kinh phí

Tổng kinh phí

Trong đó

Ngân sách Trung ương

Ngân sách Địa phương

Vốn DN, Người LĐ tham gia

Vốn đầu tư

Vốn sự nghiệp

Vốn đầu tư

Vốn sự nghiệp

I

Phát triển giáo dục nghề nghiệp

35.000,0

15.000,0

-

20.000,0

-

-

 

Đầu tư xây dựng khoa Dân tộc nội trú Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang

35.000,0

15.000

 

20.000

 

 

II

Hỗ trợ phát triển thị trường lao động và việc làm

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ phát triển thị trường lao động và việc làm

4.780,0

-

-

-

4.780,0

-

1.1

Hỗ trợ Trung tâm Dịch vụ việc làm phát triển thông tin thị trường lao động

 

 

 

 

 

 

-

Hỗ trợ tư vấn chính sách lao động việc làm tại các xã

475,0

 

 

 

475,0

 

-

Hỗ trợ khai thác thị trường lao động

900,0

 

 

 

900,0

 

-

Kinh phí hỗ trợ duy trì sàn giao dịch việc làm

1.425,0

 

 

 

1.425,0

 

1.2

Thu thập thông tin thị trường lao động theo Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động

1.980,0

 

 

 

1.980,0

 

2

Thực hiện chính sách vốn vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (Tổng doanh số cho vay trong 5 năm)

320.000,0

 

220.000,0

 

100.000,0

 

2.1

Doanh số cho vay Quỹ Quốc gia về việc làm

220.000,0

 

220.000,0

 

 

 

2.2

Doanh số cho vay nguồn kinh phí địa phương (tỉnh, huyện) ủy thác

100.000,0

 

 

 

100.000,0

 

III

Kinh phí quản lý công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm

350,0

 

 

 

350,0

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng (I + II + III)

360.130,0

15.000,0

220.000,0

20.000,0

105.130,0

-

Ghi chú:

- Kinh phí trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang theo Đề án Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Kinh phí hỗ trợ phát triển thị trường lao động và việc làm:

+ Kinh phí Trung ương hỗ trợ sẽ xây dựng và trình kế hoạch chi tiết theo quy định của dự án nếu có.

+ Kinh phí Địa phương xây dựng trên cơ sở QĐ số 656/QĐ-UBND ngày 16/12/2020 của UBND tỉnh Giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 đối với Văn phòng Sở Lao động TB và XH và Trung tâm Dịch vụ việc làm.

- Kinh phí cho vay tạo việc làm: Doanh số cho vay trong 5 năm từ nguồn vốn mới bổ sung và vốn thu hồi cho vay quay vòng hằng năm theo Báo cáo số 296/NHCS-BC ngày 30/3/2021 của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

 



1 Theo niên giám thống kê năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi là 1,44%; trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 2,72% và nông thôn 1,25%.

2 Mục tiêu của Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 02/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế và Đề án Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, cơ cấu lao động của tỉnh đến năm 2025: Nông lâm nghiệp, thủy sản 42%; công nghiệp, xây dựng 26%; dịch vụ 32%;

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 206/KH-UBND ngày 26/11/2021 về giáo dục nghề nghiệp - Việc làm tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.922

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.6.41
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!