Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 2052/KH-UBND 2022 đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn Quảng Bình

Số hiệu: 2052/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Đoàn Ngọc Lâm
Ngày ban hành: 02/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2052/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 02 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2022-2025

Căn cứ Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022 - 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 463/KH-UBND ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình thực hiện Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 9/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nội dung phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2020 - 2025;

Căn cứ nhu cầu thực tế về công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn hiện nay tại địa phương, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025, với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xây dựng Kế hoạch Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022 - 2025 và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao lĩnh vực nông nghiệp phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025.

2. Yêu cầu

- Các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được phân công đề cao trách nhiệm, triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả bảo đảm mục tiêu đề ra.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, người lao động. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Hỗ trợ đào tạo hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có kiến thức, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội mới. Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề và hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Góp phần nâng tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt từ 75-80%, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tng lao động xã hội giảm còn khoảng 20%; thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Tập trung đào tạo cho lao động nông thôn để thực hiện hiệu quả tiêu chí về lao động trong Bộ tiêu chí nông thôn mới và các hợp phần của các chương trình giai đoạn 2021- 2025 (hợp phần du lịch nông nghiệp, nông thôn, OCOP, chuyển đổi số và phát triển kinh tế nông thôn...); đào tạo nhằm an sinh xã hội và phát triển kinh tế xã hội vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và chuyển đổi số trong nông nghiệp; đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; chuyển một bộ phận lao động nông thôn sang làm nông nghiệp dịch vụ, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo chuyển biến tích cực, rõ nét hơn về chuyển đổi nghề nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân lao động nông nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đào tạo cho 22.900 lao động nông thôn tham gia các vùng nguyên liệu; lao động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp nhằm giảm nghèo bền vững.

- Đào tạo nâng cao năng lực cho 280 cán bộ quản lý các hợp tác xã nông nghiệp, đảm bảo mục tiêu “80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

III. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

1. Chỉ tiêu đào tạo

- Giao chỉ tiêu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn cho các địa phương tổ chức thực hiện: 22.900 người.

- Giao chỉ tiêu đào tạo nghề giám đốc hợp tác xã nông nghiệp cho các địa phương tổ chức thực hiện: 280 người.

(Chi tiết Phụ lục kèm theo).

2. Kinh phí và cơ chế thực hiện

2.1. Kinh phí

Kinh phí thực hiện được bố trí từ ngân sách Nhà nước hằng năm từ các hoạt động phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và các Chương trình, Đề án khác có liên quan (Chính sách hỗ trợ theo hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ Tài chính: Thông tư số 15/2022-BTC ngày 04/3/2022, Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022, Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022, Thông tư số 124/2021/TT-BTC ngày 30/12/2021 và Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 6/9/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025).

- Kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác cho các hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

2.2. Cơ chế tài chính thực hiện

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện nội dung đào tạo nghề nông nghiệp thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Ưu tiên bố trí ngân sách để triển khai thực hiện các nội dung đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Huy động thêm nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện.

3. Định hướng ngành nghề đào tạo

- Đào tạo các nghề để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, đề án mà ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì như: Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam tại Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022; Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022; Phát triển du lịch nông thôn tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 2/8/2022; Phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025 theo Kế hoạch số 2518/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình và các chương trình, đề án trọng tâm khác của ngành.

- Đào tạo nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp” cho các hợp tác xã nông nghiệp, đảm bảo mục tiêu “80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đào tạo nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực, phát triển sản phẩm OCOP, các sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc vùng miền, gắn với du lịch nông nghiệp nông thôn. Đào tạo cho người lao động biết ứng dụng các công nghệ thông tin, áp dụng các quy trình sản xuất tốt, tiên tiến, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu; đào tạo nâng cao kỹ năng về quản lý, quản trị maketing, tài chính và biết xây dựng các phương án sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; kinh doanh nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn (du lịch và môi trường); các nghề mới, nghề giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đào tạo cho người lao động nắm được các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp thông minh, quy trình kỹ thuật mới, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, quản lý vùng chuyên canh, truy xuất nguồn gốc, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp. Phát triển quản lý chuỗi cung ứng nông sản theo ứng dụng blockchain từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Bổ sung các nghề mới, nghề đặc thù thu hút nhiều lao động nông thôn và đáp ứng với các yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn trong thời gian tới: Dịch vụ nông nghiệp nông thôn, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; kinh doanh nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số; maketing, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp và giám đốc HTX nông nghiệp.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan chủ trì tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện kế hoạch; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở; theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch; hàng năm báo cáo định kỳ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng danh mục nghề và các chuẩn đầu ra, chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

2. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng danh mục nghề và các chuẩn đầu ra, chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Tham mưu xây dựng trình cấp có thẩm quyền định mức kinh tế kỹ thuật các ngành nghề đào tạo phù hợp với đặc thù của địa phương; phối hợp rà soát, đánh giá và củng cố hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các cơ sở phục vụ công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho người lao động nông thôn.

- Tham mưu đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp các cấp.

3. Sở Tài chính

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng ngân sách tỉnh hàng năm, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành có liên quan tham mưu bố trí kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch này.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh cụ thể hóa phù hợp với thực tiễn của địa phương. Bố trí ngân sách địa phương, huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển nhân lực nông nghiệp, nông thôn.

- Đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện và năng lực để tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; giám đốc HTX nông nghiệp theo chỉ tiêu đã giao, phù hợp nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp tại địa phương; chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, Hợp tác xã, trang trại trên địa bàn sử dụng lao động đã qua đào tạo.

5. Cơ quan phát thanh, truyền hình, báo, đài của địa phương và các sở, ban, ngành liên quan

- Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình, Cổng Thông tin điện tử tỉnh cùng với các địa phương xây dựng, duy trì, cập nhật chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với lao động nông thôn.

- Các sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố, thị xã để triển khai thực hiện.

6. Các cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

- Chủ động rà soát và xây dựng các chuẩn đầu ra, chương trình, giáo trình phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, sản xuất theo chuỗi an toàn, các nghề dịch vụ nông nghiệp.

- Khảo sát nhu cầu học tập nghề của lao động nông thôn, tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề đảm bảo theo chương trình đơn đặt hàng đã được phê duyệt. Tổng hợp kết quả của từng lớp, khóa học, báo cáo kết quả về cơ quan quản lý tại địa phương, cơ quan quản lý nhà nước đtheo dõi và tổng hợp theo quy định.

- Đổi mới phương pháp đào tạo theo hình thức bắt tay chỉ việc, đào tạo thực hành là chính, đào tạo tại nơi sản xuất. Tổ chức linh hoạt các hình thức đào tạo từ trực tiếp, sang trực tuyến, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.

- Phối hợp với các địa phương tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Đẩy mạnh ký hợp đồng với các đơn vị sử dụng lao động để tổ chức đào tạo nghề theo yêu cầu.

7. Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp

- Phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo giáo dục nghề nghiệp các trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người học, đáp ứng được nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Cử người có đủ điều kiện tham gia đào tạo, xây dựng danh mục ngành, nghề; tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; chuẩn đầu ra; chương trình đào tạo; định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục nghề nghiệp; tham gia hội đồng trường, hội đồng quản trị và hội đồng kỹ năng ngành hoặc nghề phù hợp.

- Thông tin, báo cáo chính xác, kịp thời về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị liên quan, các địa phương triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (B/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương
có tên ở Mục IV;
- Chi cục PTNT;
- VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, CVNN
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Ngọc Lâm

 

PHỤ LỤC:

GIAO CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN, GIÁM ĐỐC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 CHO CÁC ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch số 2052/KH-UBND ngày 02/11/2022 của UBND tỉnh)

ĐVT: Người

TT

Địa phương

Giai đoạn 2022 - 2025

2022

2023

2024

2025

I

Nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

22.900

727

7.291

7.259

7.623

1

Thành phố Đồng Hới

1.036

 

345

345

345

2

Thị xã Ba Đồn

1.362

105

419

419

419

3

Huyện Minh Hoá

1.597

67

510

510

510

4

Huyện Tuyên Hoá

2.911

70

847

815

1.179

5

Huyện Quảng Trạch

3.466

140

1.109

1.109

1.109

6

Huyện Bố Trạch

5.568

140

1.809

1.809

1.809

7

Huyện Quảng Ninh

2.857

65

931

931

931

8

Huyện Lệ Thủy

4.103

140

1.321

1.321

1.321

II

Nghe giám đốc HTX nông nghiệp

280

0

268

41

00

1

Thành phố Đồng Hới

20

 

20

 

 

2

Thị xã Ba Đồn,

22

 

22

 

 

3

Huyện Minh Hoá

9

 

9

 

 

4

Huyện Tuyên Hoá

35

 

35

 

 

5

Huyện Quảng Trạch

26

 

26

 

 

6

Huyện Bố Trạch

39

 

39

 

 

7

Huyện Quảng Ninh

47

 

47

 

 

8

Huyện Lệ Thủy

82

 

41

41

 

 

Tổng cộng (I+II):

23.180

727

7.559

7.300

7.623

(Ghi chú: Chỉ tiêu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2022 thực hiện theo Quyết định số 2198/QĐ-UBND ngày 12/8/2022 của UBND tỉnh)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2052/KH-UBND ngày 02/11/2022 về Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 do tỉnh Quảng Bình ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.303

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.75.238
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!