ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1359/KH-UBND
|
Quảng
Bình, ngày 27 tháng 7
năm 2022
|
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN HOÀN THÀNH
NGHĨA VỤ QUÂN SỰ, CÔNG AN GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2022-2025
Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP
ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc
làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng
12 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính
sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 và Nghị quyết số
17/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình quy định
chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2022 - 2025.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch
hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ
quân sự, nghĩa vụ công an (sau đây gọi tắt là thanh niên) giai đoạn từ năm 2022
- 2025, với nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Hội
đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình về Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
- Phát huy tối đa thế mạnh về nguồn lực
lao động trong tỉnh, khắc phục tình trạng lãng phí nguồn nhân lực, đặc biệt là
thanh niên; tạo ra nguồn thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao
động nói chung và thanh niên nói riêng, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu
giảm nghèo bền vững.
- Tạo ra nhiều vị trí làm việc mới để
giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng năng suất
lao động và năng lực cạnh tranh của tỉnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
2. Yêu cầu
- Công tác tổ chức tuyên truyền, thực
hiện Kế hoạch này phải được các cấp, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp
và Nhân dân quan tâm nhằm nâng cao nhận thức và hiểu rõ tầm quan trọng của công
tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên, bên cạnh đó còn nhằm thực
hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo động lực, khích lệ công dân hăng hái lên đường
thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
- Các sở, ngành, chính quyền các cấp,
các tổ chức chính trị - xã hội chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình
đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện; các cấp, ngành, địa phương tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt nhằm đạt được các mục tiêu của Kế hoạch đề ra.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Hỗ trợ đào tạo
nghề
1.1. Đối tượng hỗ trợ
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự,
nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương
trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được hỗ trợ đào tạo nghề được quy định
tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ
quy định.
1.2. Điều kiện hỗ trợ
a) Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề quy
định tại Điều 15 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính
phủ, với các nội dung như sau:
- Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời
hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, hoàn
thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
- Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ
chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà
nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, hoàn thành nhiệm
vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
b) Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 17/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình, với các nội dung như sau:
- Người học phải có hộ khẩu thường
trú tại tỉnh Quảng Bình từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm nhập học.
- Giới hạn độ tuổi đầu vào đối với đối
tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết này không quá 22 tuổi
tính đến thời điểm nhập học.
- Chỉ hỗ trợ người học các ngành, nghề
theo danh mục ngành, nghề khuyến khích đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng quy
định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết.
1.3. Định mức chi thực hiện chính
sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho Thanh
niên
a) Thanh niên đáp ứng đầy đủ các điều
kiện quy định tại Điều 15 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP được cơ quan có thẩm quyền
cấp thẻ đào tạo nghề (sau đây gọi tắt là Thẻ) thì được các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp quy định tại Điều 2 Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm
2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận, tổ chức đào tạo nghề
trình độ sơ cấp và chi hỗ trợ các nội dung sau:
Chi hỗ trợ tiền ăn, đi lại quy định tại
điểm b, c khoản 2 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016
của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ
sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là:
+ Mức chi tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày
thực học.
+ Mức chi hỗ trợ tiền đi lại: 200.000
đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ
15 km trở lên.
* Ưu tiên các nội dung chi hỗ trợ đào
tạo trong giá trị tối đa của Thẻ, giá trị còn lại của Thẻ (nếu có) chi hỗ trợ
tiền ăn, tiền đi lại.
b) Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo
và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại vượt quá giá trị tối đa của Thẻ thì người học
tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp
tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thấp hơn giá trị
tối đa của Thẻ thì ngân sách nhà nước quyết toán số chi thực tế.
c) Trong thời gian đào tạo nghề, nếu
thanh niên thôi học (không tiếp tục học cho đến khi tốt nghiệp) thì cơ sở giáo
dục nghề nghiệp lập biên bản hoặc ban hành quyết định và được quyết toán chi
phí hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ tiền ăn kể từ ngày khai giảng đến ngày thanh niên
đó thôi học.
d) Hỗ trợ 1.000.000 đồng/tháng đối với
thanh niên thuộc đối tượng hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số
17/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình.
2. Hỗ trợ giải
quyết việc làm
2.1. Hỗ trợ lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng
a) Đối tượng hỗ trợ: Thanh niên hoàn
thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an theo quy định của pháp luật.
b) Điều kiện hỗ trợ: người lao động
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị
quyết số 17/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình,
với các nội dung như sau:
- Người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Bình từ đủ 12
tháng trở lên tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
- Chỉ áp dụng đối với người lao động
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Hàn Quốc và Nhật Bản thông qua các
hình thức sau:
+ Hợp đồng đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp có chức
năng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực
hiện thỏa thuận quốc tế quy định tại Luật Người Lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng;
+ Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản
về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký với
doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người Lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài theo hợp đồng, trực tiếp đến tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình theo quy định.
- Người lao động đi làm việc ở nước
ngoài được hỗ trợ khi đã được cấp thị thực (visa)
c) Định mức hỗ trợ: Hỗ trợ chi phí thực
tế đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động
nhưng tối đa không quá 7.000.000 đồng/người.
2.2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
Thanh niên sắp hoàn thành hoặc sau
khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an theo quy định của pháp luật
được hỗ trợ tư vấn chính sách pháp luật về lao động - việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động trong và ngoài nước,
giới thiệu việc làm.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch hỗ trợ
đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự,
nghĩa vụ công an giai đoạn từ năm 2022-2025 được đảm bảo từ nguồn Ngân sách
Trung ương và Ngân sách địa phương giao hàng năm theo quy định của pháp luật về
ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
a) Hàng năm thống kê số lượng thanh
niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an có nhu cầu học nghề, giải
quyết việc làm gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp chung báo
cáo UBND tỉnh; đồng thời đề nghị các cơ sở đào tạo nghề, đơn vị, doanh nghiệp
tư vấn, giới thiệu việc làm phối hợp thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết
việc làm cho thanh niên.
b) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội và các đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ
tư vấn đào tạo nghề, hướng nghiệp, việc làm và kiểm tra, giám sát tình hình thực
hiện chính sách hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị tư vấn, giới thiệu việc làm, các tổ chức có
liên quan trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề,
giải quyết việc làm cho thanh niên.
b) Tổng hợp danh sách đề nghị hỗ trợ
học nghề thông qua Thẻ học nghề của Thanh niên mà các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
trên địa bàn đề nghị gửi Sở Tài chính tham mưu hỗ trợ chính sách theo quy định.
c) Phối hợp các đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình
hình thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh
niên theo quy định của pháp luật. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại
Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
d) Phối hợp với các sở, ban ngành tỉnh
và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch
đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên.
3. Sở Tài chính
a) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh
phí đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên giai đoạn từ năm
2022-2025 đúng quy định.
b) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị
xã, thành phố và các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm cho thanh
niên.
4. Các sở, ban ngành, đoàn thể cấp
tỉnh
a) Theo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn
được giao, chủ động phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện tốt
công tác chuyên môn được phân công để thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết
việc làm cho thanh niên.
b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo
nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố
a) Căn cứ trên Kế hoạch này, hàng năm
xây dựng Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên
hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an phù hợp với điều kiện, tình hình
thực tế tại địa phương.
b) Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố phối hợp Ban Chỉ huy Quân sự, Công an
cùng cấp và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổng hợp danh sách, nhu cầu học
nghề của thanh niên gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tổng hợp.
c) Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố; Ban Chỉ huy Quân sự, Công an cùng
cấp và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tạo mọi điều kiện để các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp, các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, dịch vụ
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tư vấn đào tạo nghề và giải quyết việc
làm cho thanh niên.
6. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
tham gia đào tạo nghề cho thanh niên
a) Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, cơ sở giáo dục nghề nghiệp
tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hàng năm, lập kế
hoạch, dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên
gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để đăng ký đào tạo.
b) Tiếp nhận thẻ hỗ trợ đào tạo nghề
để làm cơ sở chi hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên; đồng thời
sử dụng Thẻ làm chứng từ thanh, quyết toán. Thời gian sử dụng, bảo quản Thẻ như
chứng từ kế toán và được lưu trữ cùng với hồ sơ quyết toán kinh phí thực hiện
chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên theo quy định.
c) Tư vấn học nghề, tổ chức đào tạo
nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên. Thực hiện chi hỗ trợ đào tạo nghề và bố
trí việc làm cho thanh niên sau khi tốt nghiệp để được thực hiện quyết toán
kinh phí theo quy định.
d) Đảm bảo không vượt chỉ tiêu đào tạo
các ngành nghề đã đăng ký trong giấy phép hoạt động nghề đào tạo tại đơn vị đã
được các cấp có thẩm quyền cấp; trước khi đào tạo phải lập hồ sơ trình để Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét.
đ) Công khai minh bạch nội dung tổ chức
lớp học và các mục chi bao gồm: Chi đào tạo, chi tiền ăn, tiền đi lại và các chế
độ, chính sách cho thanh niên. Hướng dẫn thanh niên thực hiện hồ sơ tuyển sinh,
hồ sơ quyết toán. Định kỳ thực hiện báo cáo theo quy định tại Thông tư số
43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội.
7. Các Trung tâm dịch vụ việc làm,
doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
a) Tổ chức tư vấn, định hướng nghề
nghiệp cho thanh niên; tư vấn việc làm cho thanh niên để lựa chọn vị trí việc
làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng.
b) Đẩy mạnh hoạt động của các phiên
giao dịch việc làm, sàn giao dịch việc làm để kết nối người sử dụng lao động với
thanh niên có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong và ngoài nước.
Trên đây là Kế hoạch hỗ trợ đào tạo
nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ
công an giai đoạn từ năm 2022-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban,
ngành, đoàn thể, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển
khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có
phát sinh vấn đề vướng mắc kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)
để có chỉ đạo, hướng dẫn./.
Nơi nhận:
- CT, các PCTUBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh và các tổ chức Đoàn thể;
- Các đơn vị tại mục IV;
- Các sở, ban ngành cấp tỉnh (có liên quan);
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, NCVX.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ An Phong
|