ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 134/KH-UBND
|
Bà
Rịa - Vũng Tàu, ngày 12 tháng 9 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
VỐN VAY HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM, DUY TRÌ, MỞ RỘNG VIỆC LÀM VÀ VỐN VAY ƯU
ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM 2020
Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP
ngày 9/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ
tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
Căn cứ Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH
ngày 11/11/2015 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một
số điều về Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP
ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ
quốc gia về việc làm;
Căn cứ Quyết định số 38/2017/QĐ-UBND
ngày 30/11/2017 về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu xây dựng kế hoạch vốn vay hỗ trợ tạo việc làm, duy
trì, mở rộng việc làm và vốn vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn
ngân sách địa phương ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2020 như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
của việc xây dựng kế hoạch:
- Xác định tổng nhu cầu vốn vay hỗ trợ
tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và vốn vay ưu đãi đối với người lao động
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn ngân sách địa phương ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội cho vay giải
quyết việc làm trên địa bàn tỉnh năm 2020.
- Việc xây dựng kế hoạch vốn vay đảm
bảo xuất phát từ nhu cầu của người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh góp phần thúc
đẩy phát triển sản xuất kinh doanh hỗ trợ tạo việc làm, duy trì ổn định việc
làm và nâng cao đời sống, thu nhập của người lao động trên địa bàn tỉnh;
- Việc xây dựng kế hoạch vốn vay hỗ
trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và vốn vay ưu
đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một nhiệm vụ quan trọng và hết sức cần thiết. Đây là nội dung quan trọng trong kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần thực hiện
thắng lợi chỉ tiêu giải quyết việc làm cho 160.000 lượt lao động mà Nghị quyết
Đại hội tỉnh Đảng bộ khoá VI nhiệm kỳ (2015-2020) đã đề ra .
II. Đánh giá tình
hình tổng nguồn vốn, dư nợ và ước thực hiện cả năm 2019:
1. Kết quả thực
hiện
1.1. Tổng nguồn vốn cho vay giải
quyết việc làm và xuất khẩu lao động:
Tổng nguồn vốn cho vay giải quyết việc
làm và xuất khẩu lao động tính đến ngày 30/06/2019: 827.465 triệu đồng. Trong
đó:
- Nguồn vốn Trung ương: 211.890 triệu
đồng, không tăng so với đầu năm, trong đó:
+ Vốn do UBND tỉnh quản lý: 47.730
triệu đồng, không tăng so với đầu năm.
+ Vốn do NHCSXH huy động: 159.979 triệu
đồng, không tăng so với đầu năm.
+ Vốn do Hội, đoàn thể TW quản lý:
4.181 triệu đồng, không tăng so với đầu năm.
- Nguồn vốn Địa phương (Ngân sách tỉnh):
615.575 triệu đồng, tăng 195.000 triệu đồng so với đầu năm (Vốn bổ sung năm
2019 là 75.000 triệu đồng, chuyển vốn còn tồn đọng cho vay hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ mới thoát nghèo sang cho vay giải quyết việc làm: 120.000 triệu đồng).
1.2. Kết quả cho vay
06 tháng đầu năm 2019 là 250.900 triệu
đồng, tạo việc làm cho 8.665 lao động.
Ước tổng doanh số cho vay năm 2019 là
343.520 triệu đồng, tạo việc làm cho 12.000 lao động.
1.3. Tổng dư nợ cho vay giải
quyết việc làm và xuất khẩu lao động:
a) Dư nợ cho vay giải quyết việc
làm:
Tổng dư nợ cho vay giải quyết việc
làm tính đến ngày 30/06/2019: 790.640 triệu đồng tương ứng 27.741 dự án vay vốn.
Trong đó:
- Dư nợ nguồn vốn Trung Ương tỉnh đến
ngày 30/6/2019 là: 211.550 triệu đồng, tạo việc làm, duy trì và ổn định việc
làm cho 7.425 lao động;
Ước dư nợ nguồn vốn Trung ương năm 2019
là 211.890 triệu đồng; tạo việc làm, duy trì và ổn định việc làm cho 7.435 lao
động,
- Dư nợ nguồn vốn địa phương tính đến
30/6/2019: 578.959 triệu đồng, tạo việc làm mới, duy trì và ổn định việc làm
cho 20.734 lao động.
Ước dư nợ nguồn vốn địa phương năm 2019 là: 612.980 triệu đồng tạo việc làm mới, duy trì
và ổn định việc làm cho 21.505 lao động.
b) Dư nợ cho vay xuất khẩu lao động:
Tổng dư nợ cho vay xuất khẩu lao động
tính đến ngày 30/06/2019: 131 triệu đồng. Trong đó:
- Dư nợ nguồn vốn Trung Ương: 0 triệu
đồng;
- Dư nợ nguồn vốn địa phương: 131 triệu
đồng tạo việc làm cho 03 lao động.
1.4. Chất lượng tín dụng
- Nợ quá hạn tính đến ngày 30/6/2019
là 322 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,04%/tổng dư nợ cho vay hỗ trợ tạo việc làm.
Trong đó:
+ Vốn TW: 37 triệu đồng, chiếm tỷ lệ
0,017%/ dư nợ cho vay hỗ trợ tạo việc làm vốn TW.
+ Vốn ĐP: 285 triệu đồng, chiếm tỷ lệ
0,049%/ dư nợ cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm từ nguồn vốn ngân sách địa
phương.
* Nợ khoanh đến ngày 30/6/2019:
- Nợ khoanh tính đến ngày 30/6/2019 là
549 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,069%/ tổng dư nợ cho vay hỗ trợ tạo việc làm.
Trong đó:
+ Vốn TW là 440 triệu đồng, chiếm tỷ
lệ 0,2%/ dư nợ dư nợ cho vay hỗ trợ tạo việc làm vốn TW.
+ Vốn ĐP 109 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,019%/
dư nợ cho vay vốn hỗ trợ tạo việc làm từ nguồn vốn ngân sách địa phương.
2. Đánh giá thuận
lợi và khó khăn:
2.1 Thuận lợi:
- Tổng nguồn vốn cho vay giải quyết
việc làm trên địa bàn tỉnh tính đến ngày 30/6/2019 là 827.465 triệu đồng tăng
195 triệu đồng so với năm 2018 đã góp phần tạo việc làm, duy trì và ổn định việc
làm cho 27.741 lao động. Tính riêng trong 06 tháng đầu năm 2019 đã giải ngân
nguồn vốn vay giải quyết việc làm 8.665 hộ tương ứng với số tiền 250.900 triệu
đồng. Bên cạnh đó, thực hiện thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách
xã hội”; UBND các huyện/thành phố/thị xã đã quan tâm bố trí nguồn ngân sách địa
phương qua ngân hàng chính sách xã hội để cho vay giải quyết việc làm.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội các huyện/thành phố tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của 31 dự án vay vốn giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh, qua công
tác kiểm tra cho thấy các chủ dự án sử dụng vốn vay đúng mục đích, góp phần tạo
việc làm, duy trì và ổn định việc làm cho người lao động, có hiệu quả và đảm bảo
khả năng trả nợ vốn vay theo tiến độ hợp đồng vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Thông qua nguồn vốn cho vay giải
quyết việc làm đã góp phần hỗ trợ tạo
việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Qua
kết quả khảo sát tại các xã/phường/thị trấn và công tác kiểm tra tại các hộ vay
vốn; từ việc vay vốn giải quyết việc làm đã tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc
làm cho ít nhất 01 lao động (mỗi dự án tương ứng với 01 lao động) với thu nhập
bình quân từ 4 đến 6 triệu đồng/tháng.
- Mạng lưới hoạt động của NHCSXH tỉnh
cũng được mở rộng phù hợp với tình hình thực tiễn. Đến
nay, NHCSXH tỉnh đã có 7 phòng giao dịch NHCSXH huyện, thị xã, thành phố trực
thuộc, 82 điểm giao dịch lưu động tại xã, phường, thị trấn trên tổng số 82 xã, phường, thị trấn của toàn tỉnh. Tại các điểm giao dịch xã, các
chính sách tín dụng của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và quy trình, thủ tục của
NHCSXH được niêm yết công khai, người vay vốn giao dịch trực tiếp với NHCSXH
vào ngày cố định hàng tháng để gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền vay và trả nợ trước
sự chứng kiến của cán bộ tổ chức chính trị xã hội, Tổ trưởng
Tổ TK&VV và chính quyền cấp xã, nhờ đó đã hạn chế được việc thất thoát, xâm
tiêu, tham ô lợi dụng tiền vốn, tạo được lòng tin của nhân dân đối với các
chính sách của Đảng, Nhà nước và đối với hoạt động của NHCSXH.
2.2. Khó khăn
- Hiệu quả từ chương trình cho vay hỗ
trợ tạo việc làm đã được cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương đánh
giá cao và đồng tình ủng hộ. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Đó là nguồn
vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm còn hạn chế, trong khi nhu cầu vay vốn
trên thực tế của người dân rất lớn nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của nhân
dân, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
- Chất lượng việc làm tạo ra chưa cao
phần lớn là tăng thời gian làm việc cho người lao động, hoạt động cho vay chủ yếu
trong lĩnh vực nông nghiệp, đối tượng vay là các cơ sở sản xuất kinh doanh thấp.
- Một số quy định về cho vay vốn từ
Quỹ quốc gia về việc làm chưa phù hợp với thực tiễn như: quy định về lãi suất
cho vay từ Quỹ bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo (thấp
hơn mức lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo) trong khi
đây không phải là các đối tượng ưu tiên tạo ra sự không công bằng với các
chương trình tín dụng ưu đãi khác của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Một số địa phương chưa quan tâm
đúng mức đến hoạt động tín dụng chính sách, bên cạnh những địa phương quan tâm
bố trí nguồn vốn ủy thác sang NHCSXH thì vẫn còn những địa phương chưa quan
tâm, bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH
- Việc phối hợp,
lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách với các chương trình, chính sách phát
triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, chuyển
giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ ở một số nơi chưa được quan tâm thực hiện một
cách đồng bộ, nên hiệu quả sử dụng nguồn vốn chưa cao.
- Một số địa phương trong tỉnh vẫn
chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý nguồn vốn tín
dụng chính sách trên địa bàn, chưa có các biện pháp cụ thể và tích cực để cải
thiện chất lượng tín dụng, nhất là các biện pháp nhằm giải quyết dứt điểm đối với các hộ gia đình đang còn dư nợ NHCSXH nhưng đã chuyển đi khỏi địa
phương...
- Công tác thẩm định dự án vay vốn của
các hội đoàn thể nhận ủy thác chưa tốt, chưa có định hướng việc sử dụng vốn vay
cho người vay vốn dẫn tới một số dự án không hiệu quả, người
vay phải chuyển đổi mục đích sử dụng vốn vay ảnh hưởng tới thời gian thu hồi vốn, khả năng trả nợ của người vay. Việc thẩm định mức vốn cho vay chưa gắn với số việc làm mới, hiệu quả của dự án
- Cho vay xuất khẩu lao động bị hạn chế bởi các hộ vay hầu hết lao động đi xuất
khẩu có thời hạn ở các thị trường cơ mức thu nhập thấp, lao động chủ yếu là lao
động phổ thông, không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng lao động nên mức
thu nhập không đảm bảo trang trải chi phí sinh hoạt tại nước sở tại cũng như trả
nợ vay cho ngân hàng nên dẫn đến việc tăng trưởng dư nợ đối với chương trình
này thấp.
III. Xây dựng kế
hoạch vốn vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và vốn vay ưu đãi
đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về
việc làm và nguồn ngân sách địa phương ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2020.
1. Vốn vay tạo
việc làm, duy trì và mở rộng việc làm:
1.1. Về
số lao động cần tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm:
Kế hoạch năm
2020, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 34.000 lượt lao động và tạo việc làm
tăng thêm cho 12.000 lao động thông qua các chương trình: chương trình cho vay
giải quyết việc làm, doanh nghiệp tuyển, xuất khẩu lao động. Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội đã xây dựng Kế hoạch số
252/KH-SLĐTBXH ngày 08 tháng 5 năm 2019 về việc khảo sát nhu cầu vay vốn tạo việc
làm, duy trì và mở rộng việc làm và vốn vay ưu đãi đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài theo hợp đồng năm 2020. Qua kết quả khảo sát, hiện nay nhu cầu vay vốn tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh là 11.089
hộ gia đình và 1.582 cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn giải quyết
việc làm tương ứng với số vốn vay là 504.594.064.000 đồng.
Theo thống nhất giữa Sở Lao động
-Thương binh và Xã hội và Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh và Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội các huyện/thành phố về đối tượng lao động ưu tiên hỗ trợ
vay vốn tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh như sau:
- Dự kiến số hộ thoát cận nghèo chuẩn
quốc gia năm 2020 là 602 hộ. Để hỗ trợ các hộ sau khi thoát nghèo có việc làm,
tăng thêm thu nhập, số lượng hộ cần hỗ trợ cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm năm 2020 là 602 hộ.
- Dự kiến số hộ thoát nghèo theo chuẩn
quốc gia và chuẩn tỉnh sau 03 năm vay vốn đến hạn năm 2019 khoảng 1.790 hộ. Các hộ này không còn được hưởng chính
sách vay vốn chương trình thoát nghèo. Để đảm bảo việc
làm, tăng thêm thu nhập tránh tình trạng tái nghèo cho các hộ này thì cần hỗ trợ
cho vay vốn để tạo việc làm, duy trì
và mở rộng việc làm để đảm bảo ổn định cuộc sống: 1.500 hộ.
- Theo kết quả khảo sát tại 82 xã/phường/thị
trấn trên địa bàn tỉnh, số bộ đội, công an xuất ngũ có nhu cầu vay vốn giải quyết
việc làm là 1.288 người, số người thất nghiệp chưa có việc
làm ổn định là: 1.084 người, số lao động bị thu hồi đất có
nhu cầu vay vốn là: 236 người.
Vậy, tổng số lao động cần tạo việc
làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh năm 2020 là: 602 + 1.790 +
1.288 + 1.084 + 236 = 5.000 lao động.
1.2. Tổng nguồn vốn đầu tư cho hỗ
trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm:
Tổng số lao động cần tạo việc làm,
duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh năm 2020 là: 5.000 lao động.
Trong đó, xác định số lao động có nhu cầu cần vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy
trì và mở rộng việc làm là 5.000 lao động.
Theo quy định tại Điều 24 của Nghị định
số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 07 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách
hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm “Đối với người lao động, mức vay tối đa là 50
triệu đồng”. Tuy nhiên theo Dự thảo Nghị định sửa đổi
Nghị định số 61/2015/NĐ-CP , mức vốn vay sẽ tăng lên 100 triệu đồng/hộ. Từ ngày
01/3/2019 mức cho vay đối với hộ nghèo đã nâng từ 50 triệu
đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ theo Quyết định số 12/QĐ-HĐQT ngày 22/02/2019 của
Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) về việc nâng mức cho vay
và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất
kinh doanh, nên dự kiến mức vốn cho vay bình quân đối với người lao động là khoảng
70 triệu đồng/người.
Vậy, xác định nguồn vốn đầu tư cho hỗ
trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm trên địa bàn tỉnh năm 2020 là:
5.000 lao động x 70 triệu đồng = 350.000 triệu đồng.
Trong đó:
- Nguồn vốn thu
hồi : 80.000 triệu đồng;
- Nguồn vốn bổ sung: 270.000 triệu đồng.
Trong nguồn vốn bổ sung 270.000
triệu đồng (Nguồn vốn Trung ương: 10.000 triệu đồng, vốn TW do NHCSXH huy động
là 80.000 triệu đồng và nguồn vốn ngân sách tỉnh: 180.000 triệu đồng).
1.3. Dự kiến số lao động được hỗ
trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm:
- Số lao động được hỗ trợ tạo việc
làm, duy trì và mở rộng việc làm năm 2020 từ nguồn vốn cho vay giải quyết việc
làm trên địa bàn tỉnh là: 5.000 lao động.
2. Vốn vay ưu
đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Dự kiến số đối
tượng đặc thù trên được hỗ trợ vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu là khoảng 20 lao động/
năm.
Vậy, xác định vốn vay đối với người
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu năm 2020: 20 lao động x 100 triệu
đồng = 2.000 triệu đồng (Vốn Trung ương cấp năm 2020: 2.000 triệu đồng).
Trên đây là Kế hoạch về vốn vay hỗ trợ
tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và vốn vay ưu đãi đối với người lao động
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn
ngân sách địa phương ủy thác qua ngân hàng chính sách xã hội cho vay giải quyết
việc làm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2020, Ủy
ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kính gửi Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
tổng hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động-THXH (Báo
cáo);
- TTr.TU, TTr.HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Ban Văn hóa XH-HĐND tỉnh;
- Ban Kinh tế -Ngân sách HĐND;
- Sở Kế hoạch
-Đầu tư tỉnh
- Sở Tài
chính (để biết)
- Sở Lao động -TBXH tỉnh (thực hiện)
- CN Ngân hàng CSXH tỉnh (thực hiện)
- CVP.UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX5.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Tuấn
|