ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 103/KH-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày
04 tháng 5 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
VỀ
ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
NĂM 2024
Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2009
của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ
cấp, đào tạo dưới 3 tháng;
Căn cứ Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016
của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo
trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng và Thông tư số 40/2019/TT-BTC ngày
28/6/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 152/2016/TT-BTC ;
Căn cứ Thông tư số 43/2015/TT-BLĐ-TBXH ngày
20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo
thường xuyên;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-UBND ngày 29/3/2018 của
Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt danh mục nghề, định mức chi phí đào tạo đối với
từng nghề trình độ sơ cấp nghề và đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 27/4/2023 của
UBND tỉnh về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2023 -
2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Căn cứ Quyết định số 148/QĐ-UBND ngày 01/02/2024 của
UBND tỉnh về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 từ nguồn vốn ngân sách trung ương và nguồn
vốn đối ứng ngân sách tỉnh;
Trên cơ sở đề xuất của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1669/TTr-SNNPTNT ngày 25/4/2024, ý kiến của
Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 817/STC-HCSN ngày 14/3/2024 và Giám đốc Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội tại Công văn số 802/SLĐTBXH-LĐVL&GDNN ngày
13/3/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động
nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2024, với nội dung như sau:
I. Mục tiêu chung
Đào tạo nghề nông nghiệp hình thành đội ngũ nông
dân chuyên nghiệp, trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế
nông thôn, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có kiến thức, tay nghề đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mới; góp phần thực hiện thắng lợi chương
trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Năm 2024, tập
trung đào tạo cho lao động nông thôn trong Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới,
xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và các hợp phần của các Chương trình trong
giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh (hợp phần du lịch nông nghiệp, nông
thôn, OCOP,....), đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển một bộ phận nông thôn
sang làm nông nghiệp dịch vụ, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ứng phó với
biến đổi khí hậu, đem lại thêm công ăn việc làm, tạo chuyển biến tích cực, rõ
nét về chuyển đổi nghề nghiệp, tăng thu nhập cho người dân lao động nông thôn
trên địa bàn tỉnh.
II. Mục tiêu cụ thể
Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm
2024 là: 100 người (chỉ tiêu), sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở
lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham
gia học nghề.
III. Đối tượng, hình thức, thời
gian, ngành nghề đào tạo
1. Đối tượng:
- Các đối tượng theo quy định tại Quyết định số
46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chính
sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.
- Lao động nông thôn có độ tuổi từ đủ 15 - 60 tuổi
(đối với nam), từ 15 - 55 tuổi (đối với nữ), có nhu cầu học nghề, trình độ học
vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
- Lao động ở nông thôn, thành viên trong các hợp
tác xã, tổ hợp tác, trang trại, làng nghề tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi
ngành hàng, lao động tại các điểm du lịch cộng đồng nông thôn.
- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã, phường,
thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị
thu hồi và có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú là người tham gia
học nghề lần đầu tiên.
2. Hình thức đào tạo: Đào tạo thường xuyên dưới 03
tháng.
3. Thời gian thực hiện: Năm 2024.
4. Ngành nghề đào tạo: Các nhóm nghề nông nghiệp được
quy định tại Quyết định 490/QĐ-UBND ngày 29/3/2018 của UBND tỉnh về phê duyệt
danh mục nghề, định mức chi phí đào tạo đối với từng nghề trình độ sơ cấp nghề
và đào tạo dưới 03 tháng và Quyết định số 238/QĐ-UBND ngày 27/02/2019 của Chủ tịch
UBND tỉnh về phê duyệt bổ sung danh mục nghề, định mức chi phí đào tạo quy định
tại Quyết định 490/QĐ-UBND ngày 29/3/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh.
IV. Nội dung thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chỉ tiêu đào tạo: Đào tạo nghề nông nghiệp cho
lao động nông thôn là: 100 người (chỉ tiêu); số lớp: 04 lớp.
b) Định mức chi hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định
quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng; áp
dụng tại Quyết định số 490/QĐ-UBND ngày 29/3/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê
duyệt danh mục nghề, định mức chi phí đào tạo đối với từng nghề trình độ sơ cấp
nghề và đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 238/QĐ-UBND
ngày 27/02/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt bổ sung danh mục nghề, định
mức chi phí đào tạo quy định tại Quyết định số 490/QĐ-UBND ngày 29/3/2018 của
Chủ tịch UBND tỉnh.
c) Đối tượng và Mức hỗ trợ:
c.1) Đối tượng được hỗ trợ: Người thuộc diện được
hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người
dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị
thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, thanh
niên tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03
tháng.
c.2) Mức hỗ trợ:
- Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học.
- Mức hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khoá học
nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú 15 km trở lên.
- Riêng đối với người khuyết tật và người học cư
trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của
Thủ tướng Chính phủ: mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khoá học nếu địa
điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 05 km trở lên.
d) Nguồn kinh phí được giao tại Quyết định số
148/QĐ-UBND ngày 01/02/2024 của UBND tỉnh về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 từ nguồn vốn
ngân sách trung ương và nguồn vốn đối ứng ngân sách tỉnh.
(Chi tiết tại phụ
lục đính kèm)
2. UBND các huyện, thị xã và thành phố tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ được giao tại điểm 9 mục IV và các chỉ tiêu kèm theo phụ lục
tại Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 27/4/2023 của UBND tỉnh.
V. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì,
phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan:
- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này; ký hợp
đồng đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, trường, trung tâm có tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đủ điều kiện dạy nghề và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục
đích và quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Chủ động thông báo đến các trường, trung tâm dạy
nghề và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xác định nhu cầu đào tạo, hoàn thiện
chương trình, giáo trình, để thực hiện việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn
theo năng lực của các đơn vị tham gia.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc đào tạo
nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo quy định.
- Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện đào tạo nghề
nông nghiệp cho lao động nông thôn định kỳ hoặc đột xuất cho Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo yêu cầu.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, bổ sung, điều chỉnh định mức và
danh mục nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn phù hợp với nhu cầu của người
học và nhu cầu thực tiễn hiện nay; tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, tổng
hợp báo cáo đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn
theo quy định.
3. Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn kiểm tra việc quản lý sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí
theo quy định.
4. UBND các huyện, thị xã và thành phố
- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị phối hợp với các Hội,
đoàn thể các cấp tích cực tuyên truyền vận động cho lao động nông thôn hiểu rõ
chủ trương, mục đích, ý nghĩa và quyền lợi của lao động nông thôn khi tham gia
đăng ký học nghề.
- Chỉ đạo UBND cấp xã xác định nhu cầu, đăng ký kế
hoạch đào tạo nghề nông nghiệp tại địa phương sát với thực tiễn theo nhu cầu học
nghề của người dân, ưu tiên lao động ở các điểm du lịch cộng đồng nông thôn,
vùng nguyên liệu có liên kết sản xuất với các doanh nghiệp, lao động thực hiện
các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình mỗi xã một sản phẩm
(OCOP), thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, làng nghề tham gia liên
kết sản xuất theo chuỗi ngành hàng.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn tổ chức, triển khai
đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên cơ sở đăng ký của UBND cấp
xã và nguồn kinh phí được giao.
- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát và báo cáo định
kỳ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Đề nghị các Hội đoàn thể tỉnh
- Hội Nông dân tỉnh chủ trì tổ chức thực hiện công
tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; làm đầu mối tham gia tổ
chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về giáo dục
nghề nghiệp và đào tạo nghề cho hội viên vào các nội dung phù hợp; hướng dẫn Hội
đoàn thể cấp huyện, biết và chủ động phối hợp, đề xuất với chính quyền địa
phương trong triển khai các lớp đào tạo nghề lao động nông thôn.
Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp
khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và địa phương báo cáo UBND tỉnh (thông
qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét chỉ đạo thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính,
Lao động, Thương binh và Xã hội;
- UBND các huyện, thị xã và thành phố;
- Các Hội: Nông dân tỉnh, Liên hiệp Phụ nữ tỉnh;
- Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM tỉnh;
- VPUB: CVP, PCVP, KGVX, KTTH;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KTN. pbc320
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Phước Hiền
|
BẢNG
TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch
số 103/KH-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2024 của UBND tỉnh)
TT
|
Nội dung
|
Chỉ tiêu (người)
|
Kinh phí thực hiện
(đồng)
|
Ghi chú
|
Tổng số
|
NSĐP
|
|
TỔNG CỘNG
|
|
200.000.000
|
200.000.000
|
Nguồn kinh phí
sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2024 (Quyết
định số 148/QĐ-UBND ngày 01/02/2024)
|
1
|
Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
|
100
|
190.000.000
|
190.000.000
|
2
|
Hoạt động giám sát, đánh giá
|
|
10.000.000
|
10.000.000
|