BỘ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2030/QĐ-BTP
|
Hà Nội,
ngày
30
tháng 9 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH DANH MỤC BIỂU MẪU CHỨNG TỪ, BÁO CÁO KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
VÀ QUY TRÌNH IN ẤN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BIÊN LAI THU TIỀN THI HÀNH ÁN THEO QUY ĐỊNH
TẠI THÔNG TƯ SỐ 78/2020/TT-BTC NGÀY 14/8/2020 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG
DẪN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày
16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Thông tư số 78/2020/TT-BTC của
Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự
thay thế cho Thông tư số 91/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thi hành án dân sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Danh mục biểu mẫu chứng từ, báo cáo Kế toán nghiệp
vụ Thi hành án dân sự và Quy trình in ấn, quản lý, sử dụng Biên lai thu tiền
Thi hành án theo quy định tại Thông tư số 78/2020/TT-BTC ngày 14/8/2020 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2020.
Điều 3. Chánh
Văn phòng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Kế hoạch
- Tài chính, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự các cấp và các cơ quan, tổ
chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 3 (để t/h);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để
biết);
- Lưu: VT, TCTHADS.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Mai Lương Khôi
|
QUY TRÌNH
IN, PHÁT
HÀNH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG BIÊN LAI THU TIỀN THI HÀNH ÁN
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2030 /QĐ-BTP ngày 30/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng
áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy trình này hướng dẫn chi tiết, thống
nhất trong việc in, phát hành, quản lý và sử dụng biên lai của cơ quan thi hành
án dân sự các cấp.
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan Thi hành án dân sự, cán bộ
liên quan đến công tác in, phát hành, quản lý và sử dụng biên lai.
Điều 2. Loại và hình thức biên lai
1. Loại biên lai
Biên lai không in sẵn mệnh giá.
2. Hình thức biên lai
Biên lai đặt in.
Điều 3. Nội dung trên biên lai đã lập
1. Tên loại biên lai
- Biên lai thu tiền (Mẫu số: C20-THA);
- Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí toà án (Mẫu số:
C21-THA);
- Biên lai thu tiền nộp ngân sách nhà nước (dùng để thu
phạt, sung công...) (Mẫu số: C22-THA);
- Biên lai thu tiền thi hành án theo đơn yêu cầu (Mẫu số:
C23-THA);
- Biên lai thu phí và lệ phí (Mẫu số: 01BLP4-001).
2. Ký hiệu mẫu biên lai
a) Ký hiệu mẫu biên lai thu tiền
Mẫu số C20-THA; Mẫu số C21-THA; Mẫu số C22-THA; Mẫu số
C23-THA.
b) Ký hiệu mẫu số biên lai thu phí, lê phí
- Mẫu số biên lai:
01BLP4-001.
- Ký hiệu biên lai:
02 ký tự đầu là mã tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, mã tỉnh, thành phố theo Phụ lục Thông tư số 303/2016/TT-BTC
ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc in, phát
hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách
nhà nước (Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016);
02 ký tự đầu là nhóm hai trong hai
mươi chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H,
K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y dùng để phân biệt các ký hiệu biên lai
(Biên lai do Cơ quan Thi hành án đặt in, thì 02 ký tự này là 02 ký tự đầu của
ký hiệu biên lai).
01 ký tự tiếp theo (dấu “-”) phân cách
giữa các ký tự đầu với ba ký tự cuối của biên lai.
02 ký tự tiếp theo thể
hiện năm in biên lai. Ví dụ: Biên lai in năm 2020 thì ghi là 20.
01 ký tự cuối cùng thể
hiện hình thức biên lai. Cụ thể: Biên lai đặt in ký hiệu là P.
Ví dụ: Ký hiệu 01AA-20P được hiểu là
biên lai do Cục THADS Hà Nội đặt in năm 2020.
3. Số thứ tự của biên
lai
Số thứ tự của biên lai là dãy số tự
nhiên liên tiếp trong cùng một ký hiệu biên lai, gồm 7 chữ số. Với mỗi ký hiệu
biên lai thì số thứ tự phải bắt đầu từ số 0000001.
4. Liên của biên lai
- Mỗi số biên lai có 4 liên:
+ Liên 1: lưu tại cuống (Nền màu trắng
chữ màu đen);
+ Liên 2: giao cho người nộp tiền (Nền trắng chữ màu đỏ);
+ Liên 3: lưu hồ sơ thi hành án (Nền trắng chữ màu tím);
+ Liên 4: giao cho kế toán (Nền trắng chữ màu xanh lá
cây).
5. Các nội dung khác
Thực hiện thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016.
Điều 4. Đặt in biên lai
- Biên lai được đóng thành quyển khổ
giấy in bằng ½ tờ giấy A4, mỗi quyển có 50 số, mỗi số có 4 liên.
- Căn cứ vào nhu cầu sử dụng biên lai của các Chi cục Thi
hành án dân sự trực thuộc và Văn phòng Cục Thi hành án dân sự, Cục Thi
hành án dân sự có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng Kế hoạch in biên lai.
- Cục Thi hành án dân sự lựa chọn tổ
chức nhận in đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện in hóa đơn theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ để ký hợp đồng đặt
in biên lai thu tiền. Hợp đồng đặt in biên lai phải được thể hiện văn bản, ghi cụ thể mẫu
biên lai, ký hiệu mẫu biên lai, số lượng, số thứ tự biên lai đặt in (số thứ tự
bắt đầu và số thứ tự kết thúc), kèm biên lai mẫu. Khi kết thúc hợp đồng in phải
thanh lý hợp đồng giữa bên đặt in và tổ chức nhận in, không được đặt in biên
lai thu tiền ngoài hợp đồng đã ký kết.
Điều 5. Phát hành biên lai
- Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông
tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 (mẫu 2.2 kèm theo Thông tư số
303/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016).
- Cục Thi hành án dân sự thông báo phát hành các loại
biên lai do Cục Thi hành án phát hành trên cổng thông tin của Cục.
- Đối với biên lai Mẫu số: 01BLP4-001 Cục Thi hành án dân
sự có thêm Thông báo gửi Cục Thuế, Chi cục Thi hành án dân sự, Văn phòng Cục
Thi hành án dân sự có thêm thông báo phát hành riêng gửi Chi cục Thuế cấp quận
huyện chậm nhất 05 ngày trước khi bắt đầu sử dụng (mẫu 2.2 kèm
theo Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016).
- Những loại biên lai chưa phát hành thì chưa được phép sử
dụng.
Điều 6. Quản lý, sử dụng biên lai
1. Nhập, xuất kho Biên lai
a) Nhập kho biên lai
Căn cứ hóa đơn xuất trả hàng của nhà in, biên bản kiểm
tra chất lượng biên
lai đã in, phiếu xuất kho,... (Chi tiết về loại, ký hiệu, số lượng…), Cục Thi
hành án dân sự (kế toán nghiệp vụ) lập phiếu nhập và nhập kho, vào sổ theo
dõi biên lai (Mẫu số S01).
b) Xuất kho biên lai
- Áp dụng đối với Cục Thi hành án dân sự xuất cho Chi cục
Thi hành án dân sự, Văn phòng Cục Thi hành án dân sự : căn cứ đề nghị cấp biên lai (đối
với đơn vị cấp lần đầu); Báo cáo thanh toán biên lai (từ lần thứ hai trở đi), Cục
Thi hành án dân sự làm thủ tục xuất kho biên lai.
- Căn cứ vào tình hình sử dụng quý trước để căn cứ cấp
biên lai quý sau tránh cấp thừa xẩy ra mất mát.
2. Cấp phát, sử dụng biên lai
Các loại biên lai trước khi sử dụng phải đóng dấu của cơ
quan được giao nhiệm vụ trực tiếp thu (dấu đóng ở phía trên bên trái biên lai)
và phải sử dụng theo đúng chức năng của từng loại.
a) Cấp phát biên lai
- Cấp phát biên lai cho người sử dụng: các loại biên lai
khi cấp cho người sử dụng mỗi lần cấp 01 quyển biên lai cùng loại, không được
lĩnh hộ biên lai. Trước khi lĩnh biên lai mới, người sử dụng phải báo cáo tình
hình sử dụng biên lai theo Mẫu B02 và nộp lại quyển biên lai (liên lưu) đã dùng
hết cho cán bộ quản lý biên lai, trước khi nộp lại phải kiểm tra đối chiếu giữa
sổ kế toán và từng số biên lai đã sử dụng; người sử dụng biên lai khi lĩnh biên
lai phải kiểm đếm từng số, từng quyển, từng loại không được đếm theo bó và phải
ký nhận vào sổ lĩnh và thanh toán biên lai (Mẫu số S02).
- Biên lai mẫu số C21-THA giao cho cán bộ thu tại đơn vị,
không cấp cho Chấp hành viên.
b) Sử dụng biên lai
- Khi sử dụng biên lai người sử dụng biên lai phải thực
hiện theo đúng quy định sau: phải sử dụng đúng chức năng của từng loại biên lai
và phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung đã in sẵn, ghi rõ họ, tên, chữ ký người
thu tiền, không được tẩy xoá, làm nhòe, nhàu nát. Tờ biên lai nếu bị hỏng phải
gạch chéo không được xé rời mà phải lưu đủ 4 liên ở quyển để thanh toán.
- Biên lai thu phải dùng từ số nhỏ đến số lớn; khi viết
biên lai thu tiền phải viết trước mặt người nộp tiền và đặt giấy than (trường hợp
biên lai không phải giấy cacbon) lót dưới để khi viết một lần in sang các liên
có nội dung như nhau.
3. Báo cáo thanh toán biên lai
a) Quy định về báo cáo, thanh toán biên lai
- Người sử dụng biên lai phải thanh toán biên lai theo
tháng (mẫu B01);
Báo cáo tình hình sử dụng biên lai theo quý (mẫu B02).
- Chi cục Thi hành án dân sự, Văn phòng Cục Thi hành án
dân sự có trách nhiệm tổng hợp tình hình sử dụng biên lai của toàn đơn vị mình
gửi Cục Thi hành án dân sự cùng báo cáo tài chính (Mẫu số B02); riêng đối với
biên lai thu phí, lệ phí báo cáo cơ quan Thuế cùng cấp theo (mẫu 2.5
kèm theo Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016).
b) Sổ theo dõi Biên lai
- Sổ theo dõi biên lai (Mẫu số S01): dùng để theo dõi
tình hình cấp phát biên lai của Cục Thi hành án dân sự cho Văn phòng Cục và Chi
cục Thi hành án dân sự;
- Sổ lĩnh và cấp biên lai (Mẫu số S02): dùng cho Văn
phòng Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự theo dõi tình hình nhận và sử dụng
biên lai của người trực tiếp sử dụng.
c) Báo cáo kiểm kê biên lai
Kiểm kê biên lai (mẫu số BCKK): hàng năm Cục Thi hành án
dân sự có trách nhiệm kiểm kê Biên lai tại kho của Cục; tổng hợp kiểm kê biên lai
của các Chi cục; Chi cục Thi hành án dân sự kiểm kê biên lai của đơn vị mình và
báo cáo về Cục Thi hành án dân sự.
4. Hủy biên lai
- Cục Thi hành án dân sự thực hiện hủy
biên lai; các Chi cục Thi hành án dân sự, Văn phòng Cục có trách nhiệm nộp toàn
bộ biên lai cần hủy cho Cục Thi hành án dân sự.
- Hội đồng huỷ biên lai: gồm có Cục
trưởng hoặc phó Cục trưởng, kế toán, thủ kho, đại diện Phòng nghiệp vụ.
- Thông báo kết quả hủy biên lai được
lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi Tổng cục Thi hành án dân sự,
riêng biên lai thu phí và lệ phí (03) bản để thông báo với cơ quan Thuế, chậm
nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện hủy biên lai.
- Các nội dung khác thực hiện theo quy
định tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày
15/11/2016.
5. Xử lý trong
trường hợp mất, cháy, hỏng biên lai thu tiền
- Nếu phát hiện mất, cháy, hỏng biên
lai đã phát hành hoặc chưa phát hành Chi cục Thi hành án dân sự, Văn phòng Cục
Thi hành án dân sự Thông báo về Cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự
tổng hợp Thông báo về Tổng cục Thi hành án dân sự; riêng biên lai thu phí và lệ
phí gửi thêm Thông báo đến cơ quan Thuế quản lý trực tiếp (mẫu 2.4 kèm theo
Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016).
- Các nội dung khác thực hiện theo quy
định tại Khoản 6 Điều 6 Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày
15/11/2016.
6. Lưu trữ biên lai
- Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án
dân sự phải bố trí nơi để biên lai, biên lai phải sắp xếp ngăn nắp thứ tự từng
loại, từng ký hiệu để thuận lợi cho việc bảo quản, cấp phát, kiểm tra và theo
dõi quản lý.
Thủ kho của cơ quan Thi hành án dân sự đồng thời là thủ
kho ấn chỉ.
- Biên lai và sổ sách, báo cáo liên quan phải
được lưu trữ và bảo quản theo đúng quy định. Hàng năm các đơn vị sử
dụng biên lai có trách nhiệm nộp lại liên lưu về Cục Thi hành án dân sự.
Biên lai thu tiền thi hành án được lưu trữ, bảo quản
trong kho theo chế độ lưu trữ, bảo quản chứng từ có giá. Thời hạn lưu trữ báo
cáo, liên lưu của biên lai là 5 năm, quá thời hạn lưu trữ trên, Cục Thi hành án
dân sự tiến hành liệt kê danh mục cần thanh huỷ, thủ tục thanh huỷ thực hiện
theo khoản 4 Điều này.
Điều 7. Tổ chức
thực hiện và xử lý vi phạm
1. Tổng cục Thi hành án dân sự
Chỉ đạo các Cục Thi hành án dân sự xây dựng kế hoạch và
thực hiện kế hoạch kiểm tra về việc quản lý, sử dụng biên lai.
2. Cục Thi hành án dân sự
- Tổng hợp nhu cầu và lập kế hoạch in biên lai hàng năm của
đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc.
- Chịu trách nhiệm in, phát hành, quản lý, sử dụng biên
lai cho đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc, theo dõi tình hình sử dụng, thanh
quyết toán các loại biên lai.
- Thực hiện kiểm kê và tổng hợp kết quả kiểm kê biên lai
của các đơn vị trực thuộc, gửi Tổng cục Thi hành án dân sự theo mẫu BCKK.
3. Chi cục Thi hành án dân sự, Văn phòng Cục Thi hành án
dân sự
- Báo cáo Cục Thi hành án dân sự nhu cầu sử dụng biên lai
và tình hình sử dụng, thanh quyết toán các loại biên lai.
- Thực hiện quản lý, cấp phát, sử dụng, thanh quyết toán
các loại biên lai theo đúng quy định.
4. Nhiệm vụ của cán bộ quản lý biên lai
Mở đầy đủ các loại sổ sách kế toán biên lai, phản ánh đầy
đủ, kịp thời chính xác tình hình nhập, xuất, tổn thất, sử dụng biên lai của đơn
vị.
5. Người sử dụng biên lai
Thực hiện việc nhận, sử dụng, thanh quyết toán biên lai
theo đúng quy trình hướng dẫn trên.
6. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định
về in, phát hành, quản lý và sử dụng biên lai, xử lý theo đúng quy định hiện
hành của Pháp luật, những hành vi vi phạm hành chính về in, phát hành, quản
lý và sử dụng biên lai thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí.
7. Thực hiện chuyển
tiếp
Biên lai thu tiền thi hành án còn tồn
tại các đơn vị được sử dụng đến hết ngày 31/3/2021. Sau thời điểm này số biên
lai còn tồn thực hiện hủy theo quy định.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề
nghị các cơ quan Thi hành án dân sự kịp thời phản ánh về Tổng cục Thi hành án
dân sự để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.