Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1991/QĐ-KTNN 2021 Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước

Số hiệu: 1991/QĐ-KTNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Kiểm toán Nhà nước Người ký: Trần Sỹ Thanh
Ngày ban hành: 06/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1991/QĐ-KTNN

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC KHỐI CƠ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 15/9/2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị thuộc Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định số 1006/QĐ-KTNN ngày 26/6/2017, Quyết định số 1635/QĐ-KTNN ngày 25/9/2019 của Tổng Kiểm toán nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước các chuyên ngành, Chánh văn phòng Đảng - Đoàn thể, công chức, viên chức, người lao động thuộc các đơn vị trên và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo KTNN;
- Đảng ủy KTNN;
- BCH Công đoàn KTNN;
- BCH Đoàn TNCSHCM KTNN;
- Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân;
- Lưu: VT, VP (KT: 03).

Tổng kiểm toán Nhà nước




Trần Sỹ Thanh

QUY CHẾ

CHI TIÊU NỘI BỘ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC KHỐI CƠ QUAN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 1991/QĐ-KTNN ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Tổng Kiểm toán nhà nước)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định nguyên tắc, tiêu chuẩn, định mức của các nội dung sau:

a) Chế độ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất lương; các khoản phụ cấp.

b) Chế độ công tác phí.

c) Chế độ chi hội nghị, hội thảo; đào tạo, bồi dưỡng.

d) Chế độ chi cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

đ) Chi các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; chi biên dịch, phiên dịch; chi tiếp khách trong nước.

e) Chế độ chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.

g) Quản lý, sử dụng, sửa chữa xe ô tô.

h) Chế độ chi vật tư văn phòng.

i) Chi thông tin tuyên truyền, liên lạc.

k) Chi dịch vụ công cộng.

l) Các nội dung chi khác.

m) Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm.

2. Quy chế áp dụng trong quản lý chi tiêu nguồn kinh phí ngân sách nhà nước giao thực hiện chế độ tự chủ hàng năm của các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành Kiểm toán nhà nước (KTNN), các KTNN chuyên ngành và Văn phòng Đảng - Đoàn thể (viết tắt là các đơn vị thuộc Khối cơ quan KTNN).

Các KTNN khu vực và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc KTNN khi thực hiện thanh quyết toán các khoản kinh phí chi tập trung tại Khối cơ quan KTNN, như: chi đoàn đi công tác ngắn hạn tại nước ngoài (đoàn ra); chi đón tiếp các đoàn khách nước ngoài vào làm việc (đoàn vào); chi khen thưởng;... áp dụng thực hiện theo các quy định tại Quy chế này.

Điều 2. Mục đích thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ

1. Tạo điều kiện cho cơ quan thực hiện quyền tự chủ, chủ động trong việc quản lý và chi tiêu kinh phí quản lý hành chính được giao, đồng thời gắn trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức, người lao động (CBCC, NLĐ) trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

2. Thúc đẩy việc sắp xếp tổ chức bộ máy có hiệu quả, nâng cao tính chủ động phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo thu nhập chính đáng của cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan.

3. Đảm bảo tài sản công được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và tuân thủ quy định của pháp luật.

4. Thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách.

Điều 3. Nguyên tắc xây dựng quy chế

1. Bảo đảm cho cơ quan và CBCC, NLĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao; bảo đảm sự công bằng, minh bạch nguồn thu và chi tài chính trong đơn vị, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho CBCC, NLĐ.

2. Mức chi của Quy chế không được vượt quá tiêu chuẩn, chế độ quy định hiện hành của Nhà nước. Các khoản chi, nội dung chi không quy định cụ thể trong Quy chế này được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Mọi việc chi tiêu phải bảo đảm có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Căn cứ xây dựng quy chế

1. Chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tài chính và chế độ quản lý, sử dụng kinh phí quản lý hành chính hiện hành của Nhà nước và của Kiểm toán nhà nước.

2. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao của các đơn vị thuộc Khối cơ quan KTNN.

3. Dự toán chi Ngân sách Nhà nước giao thực hiện chế độ tự chủ tài chính hàng năm.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Chế độ tiền lương, tiền công, các khoản có tính chất lương; các khoản phụ cấp

1. Chế độ tiền lương, tiền công

a) Tiền lương, tiền công của CBCC, NLĐ được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

b) Tiền lương, tiền công của CBCC, NLĐ được cử đi học tập trung trong nước: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của KTNN.

c) Tiền lương, tiền công của CBCC, NLĐ được cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài từ 30 ngày liên tục trở lên hưởng sinh hoạt phí do Nhà nước đài thọ hoặc hưởng lương, hưởng sinh hoạt phí do nước ngoài, tổ chức quốc tế đài thọ trong thời gian ở nước ngoài được hưởng 40% mức lương hiện hưởng, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp công vụ và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) theo quy định tại khoản 4, Điều 8, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

d) Tiền lương, tiền công của CBCC, NLĐ nghỉ ốm đau, thai sản: Do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả theo chế độ quy định.

đ) Tiền công của người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các văn bản hướng dẫn hiện hành hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có) của Nhà nước và của KTNN.

e) Tiền công của người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng xác định thời hạn: Thực hiện theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có) của Nhà nước và của KTNN.

2. Các khoản phụ cấp thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước, gồm:

a) Phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

b) Phụ cấp thâm niên vượt khung.

c) Phụ cấp thâm niên nghề: Chế độ chi trả phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức KTNN được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 24/12/2009 của liên Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm; hướng dẫn tại Công văn số 335/KTNN-TCCB ngày 08/4/2010 của KTNN.

d) Phụ cấp công vụ: Thực hiện theo Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/4/2012 của Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp công vụ.

đ) Phụ cấp ưu đãi nghề: Phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với Kiểm toán viên nhà nước thực hiện theo Nghị quyết số 325/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 29/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định chế độ đối với cán bộ, công chức của KTNN; phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 191/2006/TTLT-TTCP-BNV-BTC ngày 19/01/2006 của Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 202/2005/QĐ-TTg ngày 09/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên.

e) Phụ cấp trách nhiệm

- Phụ cấp trách nhiệm Kế toán trưởng, Thủ quỹ.

- Phụ cấp trách nhiệm công chức hướng dẫn tập sự.

- Phụ cấp trách nhiệm công tác Đảng; phụ cấp trách nhiệm kiểm tra Đảng.

Hàng quý, Văn phòng Đảng - Đoàn thể lập danh sách, mức chi phụ cấp cho các đối tượng hưởng phụ cấp thuộc khối cơ quan KTNN, đề nghị Văn phòng KTNN chi trả vào tài khoản cá nhân của CBCC theo quy định.

- Phụ cấp trách nhiệm của CBCC thuộc cơ quan KTNN tham gia Ban Chỉ huy quân sự KTNN.

- Phụ cấp trách nhiệm Ban biên tập Cổng thông tin điện tử KTNN.

- Phụ cấp trách nhiệm đối với lái xe phục vụ các chức danh Tổng Kiểm toán nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; Tổ trưởng đối với tổ Lễ tân, Bảo vệ, quản lý vận hành thiết bị tòa nhà thực hiện theo Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức.

g) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với CBCC, NLĐ (bao gồm cả phụ cấp bằng hiện vật) thực hiện theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 5/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức; Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Hàng năm, Vụ TCCB rà soát các đối tượng thuộc danh mục nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm để trình Lãnh đạo KTNN xem xét và duyệt hưởng phụ cấp theo quy định.

h) Phụ cấp kiêm nhiệm.

i) Phụ cấp khu vực: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-UBDT ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực.

Các khoản phụ cấp quy định từ điểm d đến điểm i nêu trên không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn.

k) Phụ cấp làm thêm giờ

- Thời gian làm thêm giờ: Thực hiện theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Số giờ làm thêm trong ngày không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần. Tổng số giờ làm việc vào ban đêm, thêm giờ không quá 40 giờ/tháng và một năm không quá 200 giờ, trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ.

- Phụ cấp làm thêm giờ đối với lái xe

+ Lái xe phục vụ Lãnh đạo KTNN được thanh toán khoán phụ cấp làm thêm giờ, mức khoán 600.000 đồng/người/tháng.

+ Lái xe dùng chung, xe chuyên dụng thanh toán phụ cấp làm thêm giờ theo bảng chấm công, phù hợp với lệnh điều xe nhưng không vượt quá mức 500.000 đồng/người/tháng.

- Thanh toán làm thêm giờ

+ Các đơn vị có CBCC, NLĐ cần làm thêm ngoài giờ sẽ được bố trí nghỉ bù. Trường hợp không bố trí được nghỉ bù, cần phải thanh toán tiền làm thêm giờ. Trước khi thực hiện làm thêm giờ, lãnh đạo đơn vị phải có văn bản đề nghị làm thêm giờ và được Lãnh đạo KTNN phụ trách đơn vị phê duyệt.

+ Thanh toán tiền làm thêm giờ được thực hiện theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Công chức được cử biệt phái nếu làm thêm giờ sẽ được đơn vị được cử đến biệt phái chi trả theo quy định của Nhà nước.

+ Hồ sơ thanh toán tiền làm thêm giờ: Văn bản đề nghị làm thêm giờ được Lãnh đạo KTNN phê duyệt; Giấy đề nghị thanh toán; Bảng chấm công; Bảng thanh toán làm thêm giờ. Hồ sơ thanh toán tiền làm đêm, thêm giờ trong năm gửi Văn phòng KTNN (Phòng Kế toán) chậm nhất ngày 05/01 năm sau để đảm bảo thanh quyết toán kinh phí trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo quy định. Văn phòng KTNN không giải quyết và không thanh toán đối với các trường hợp gửi hồ sơ đề nghị thanh toán làm thêm giờ trong năm chậm so với thời gian quy định nêu trên.

3. Các khoản trích nộp theo lương, bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Các khoản hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trả thay lương khi ốm đau, thai sản thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Phương thức và thời gian chi trả tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp hàng tháng: Chuyển trả 01 lần/tháng vào tài khoản cá nhân của CBCC, NLĐ trong khoảng 10 ngày làm việc đầu tháng (không kể ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ Lễ, Tết).

5. Khi KTNN được phê duyệt phương án thực hiện chi trả lương theo vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì việc sử dụng quỹ lương để chi: lương, thưởng, thuê chuyên gia và các khoản đóng góp theo lương sẽ thực hiện theo phương án được duyệt.

Điều 6. Chế độ công tác phí

Chế độ công tác phí được thực hiện theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị; đồng thời, căn cứ đặc điểm tình hình hoạt động công tác của ngành, áp dụng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, KTNN quy định cụ thể một số điểm sau:

1. Trường hợp đi công tác bằng phương tiện máy bay

a) Tiêu chuẩn mua vé máy bay đi công tác như sau

- Hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class) dành cho Tổng Kiểm toán nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước và các chức danh tương đương có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 1,3 trở lên;

- Hạng ghế thường dành cho các chức danh CBCC, NLĐ còn lại.

b) Đối tượng đi công tác được thanh toán tiền vé máy bay

- Lãnh đạo cấp Vụ và tương đương trở lên.

- Chuyên viên chính, kiểm toán viên chính và tương đương có mức lương từ hệ số 5,76 trở lên (khi Nhà nước thay đổi hệ số lương thì căn cứ vào hướng dẫn chuyển đổi để xác định lại cho phù hợp).

- Thư ký Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước đi công tác theo lịch trình của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước.

- Trường hợp khác do yêu cầu nhiệm vụ, cơ quan cần cử người đi công tác giải quyết nhiệm vụ gấp được Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng KTNN duyệt đi công tác bằng máy bay.

c) Người được cử đi công tác không đủ tiêu chuẩn thanh toán tiền vé máy bay thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, nếu đi bằng phương tiện máy bay thì được thanh toán theo mức giá cước ô tô, tàu hoả (chi tiết mức giá một số chặng đường, tuyến đường chính tại Phụ lục số 01b kèm theo). Khi thanh toán phải gửi kèm vé máy bay, hoá đơn, thẻ lên máy bay để làm cơ sở thanh toán.

d) Chậm nhất là 02 ngày, trước ngày xuất phát (trừ trường hợp đi công tác theo lệnh đột xuất), người đi công tác bằng phương tiện máy bay thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này gửi Văn phòng KTNN (Phòng Quản trị) gồm giấy đề nghị mua vé máy bay (ghi rõ nội dung đi công tác, ngày, giờ xuất phát và địa điểm đến công tác) kèm theo Kế hoạch công tác, trường hợp không đủ tiêu chuẩn đi công tác bằng máy bay phải gửi kèm theo Tờ trình được Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng KTNN duyệt đi công tác bằng máy bay để Văn phòng KTNN (Phòng Quản trị) thực hiện đặt và mua vé máy bay.

- Chậm nhất sau 10 ngày kết thúc chuyến công tác, người đi công tác có trách nhiệm chuyển vé máy bay, thẻ lên máy bay đến Văn phòng KTNN (Phòng Quản trị) để thanh toán; trường hợp đột xuất cá nhân tự mua vé máy bay, người đi công tác có trách nhiệm chuyển vé máy bay, hoá đơn, thẻ lên máy bay đến Phòng Kế toán để thanh toán.

- Khi phát sinh việc mua vé máy bay thực tế, Văn phòng KTNN sẽ lựa chọn đơn vị cung cấp đảm bảo thực hiện theo đúng quy định hiện hành, tiết kiệm, chống lãng phí và được thanh toán chuyển khoản qua Kho bạc Nhà nước.

2. Trường hợp CBCC, NLĐ đi đường bộ, đường sắt đến nơi công tác, mức thanh toán theo các chặng phù hợp với tuyến đường và tối đa không vượt quá mức giá một số chặng đường, tuyến đường chính tại Phụ lục số 01b kèm theo. Khi thanh toán phải gửi kèm vé tàu, hoá đơn mua vé; vé xe khách (được cơ quan Thuế quản lý và cho phép phát hành, tự in như hóa đơn) để làm cơ sở thanh toán.

Trường hợp được cử đi công tác tại vùng sâu, vùng xa, không có tuyến xe vận tải công cộng thì mức khoán tự túc phương tiện đối với người hoặc Tổ đi công tác được tính theo số km thực tế nhưng không quá 100 km/chuyến công tác với mức khoán 4.000 đồng/01km/người hoặc Tổ công tác (tương đương 0,2 lít xăng/km) và phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đến công tác.

3. Trường hợp trong thời gian CBCC, NLĐ đi công tác, có Quyết định của Lãnh đạo KTNN triệu tập về cơ quan để thực hiện các nhiệm vụ của Ngành, được thanh toán tiền tàu xe theo chế độ quy định (trừ trường hợp về tham gia các lớp đào tạo, học ôn, thi chuyển ngạch, nâng ngạch, kiểm tra kiến thức chuyên môn).

4. Phụ cấp lưu trú

a) Phụ cấp lưu trú là khoản tiền chi trả cho người đi công tác ở tỉnh ngoài hoặc tại các huyện (thị) thuộc thành phố Hà Nội có cự ly khoảng cách từ 30km trở lên tính từ trụ sở Khối cơ quan KTNN phải nghỉ lại nơi đến công tác để hỗ trợ tiền ăn và tiêu vặt, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi trở về cơ quan (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú, ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định nghỉ lại ở nơi công tác). Mức chi phụ cấp lưu trú là 150.000 đồng/ngày. Trong trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày) mức chi 80.000 đồng/ngày.

Lái xe cơ quan làm nhiệm vụ đưa đón cán bộ ra sân bay Nội Bài được hỗ trợ mức phụ cấp lưu trú 30.000 đồng/ngày.

b) CBCC, NLĐ được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú: 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo (áp dụng cho cả những ngày làm việc trên biển, đảo, những ngày đi, về trên biển, đảo).

c) Các trường hợp không được thanh toán tiền phụ cấp lưu trú

- Những ngày được cử đi học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn đã được hưởng chế độ hỗ trợ đối với người cử đi học.

- Những ngày làm việc riêng ngoài thời gian được cử đi công tác.

5. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác

CBCC, NLĐ đi công tác được thanh toán tiền phòng nghỉ tại nơi đến công tác. Mức chi được thanh toán theo hoá đơn thu tiền thực tế nhưng không vượt mức quy định tại Quy chế này.

a) Cấp Lãnh đạo KTNN

- Tổng Kiểm toán nhà nước: Thanh toán mức giá thuê phòng nghỉ tối đa là 2.500.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng. Trường hợp Tổng Kiểm toán nhà nước tham dự các cuộc họp Trung ương, họp Quốc hội để đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống dịch bệnh được thanh toán chi phí theo hóa đơn nơi nghỉ.

- Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, Lãnh đạo có hệ số phụ cấp từ 1,25 đến 1,3: Thanh toán mức giá thuê phòng nghỉ tối đa là 1.200.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng tại các quận (thành phố) thuộc thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và các thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh; 1.000.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng tại các vùng còn lại.

b) Các đối tượng còn lại

- Tại các quận (thành phố) thuộc thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh: 800.000 đồng/ngày/phòng, theo tiêu chuẩn 2 người/1 phòng.

- Tại các quận thuộc thành phố: Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và các thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh: 650.000 đồng/ngày/phòng, theo tiêu chuẩn 2 người/1 phòng.

- Tại các huyện thuộc các thành phố trực thuộc trung ương, tại thành phố và các thị xã thuộc tỉnh: 500.000 đồng/ngày/phòng, theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.

- Tại các vùng còn lại: 400.000 đồng/ngày/phòng, theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.

c) Trường hợp người đi công tác một mình hoặc trường hợp đoàn đi công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không vượt mức tiền thuê phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng. Khi sắp xếp nhân sự Đoàn (tổ) kiểm toán đề nghị Trưởng đoàn, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành hoặc thủ trưởng của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán lưu ý sắp xếp để hạn chế tối đa lẻ người khác giới.

d) Trường hợp CBCC, NLĐ được cử đi công tác cùng đoàn với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn thuê phòng khách sạn cao hơn tiêu chuẩn của CBCC, NLĐ thì được thanh toán theo mức giá thuê phòng thực tế của loại phòng tiêu chuẩn (standard) tại khách sạn nơi các chức danh lãnh đạo nghỉ và theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.

đ) Trường hợp lãnh đạo Đoàn kiểm toán, lãnh đạo đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán đến Tổ kiểm toán (thanh tra, kiểm soát chất lượng) công tác theo lịch đã được phê duyệt theo quy định, nếu Tổ kiểm toán (thanh tra, kiểm soát chất lượng) có lẻ phòng, lẻ giới phù hợp sẽ được ghép ngủ chung tại phòng lẻ đó.

e) Trường hợp Đoàn kiểm toán có các Tổ kiểm toán cùng thuê phòng nghỉ tại một khách sạn, nếu có lẻ phòng, lẻ giới giữa các Tổ kiểm toán thì sẽ được ghép ngủ chung tại phòng lẻ đó.

g) Trường hợp CBCC, NLĐ thuộc khối cơ quan KTNN thực hiện phối hợp kiểm toán với KTNN Khu vực, Văn phòng KTNN sẽ thanh toán tiền phòng nghỉ cho CBCC, NLĐ thuộc biên chế khối cơ quan KTNN. Hồ sơ thanh toán ngoài các hồ sơ, chứng từ theo quy định cần bổ sung: xác nhận của Lãnh đạo KTNN Khu vực nơi đến phối hợp về việc không ở nhà công vụ và chưa được KTNN Khu vực thanh toán tiền nghỉ.

6. Thanh toán khoán tiền công tác phí

- CBCC, NLĐ thường xuyên đi công tác lưu động tại thành phố Hà Nội trên 10 ngày làm việc trong một tháng được thanh toán mức khoán là: 500.000 đồng/người/tháng; trường hợp đợt công tác có những ngày làm việc lưu động tại thành phố Hà Nội không trong một tháng sẽ được cộng dồn, nếu trên 10 ngày làm việc được tính theo mức khoán bằng 01 tháng.

- Các đối tượng CBCC, NLĐ nêu trên nếu được cấp có thẩm quyền cử đi thực hiện nhiệm vụ theo các đợt công tác cụ thể, được thanh toán tiền phương tiện đi lại, phụ cấp lưu trú theo quy định tại Quy chế; đồng thời vẫn được hưởng khoản tiền công tác phí khoán theo tháng nếu đủ điều kiện đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng.

- Chánh Văn phòng KTNN phê duyệt danh sách CBCC, NLĐ thuộc Văn phòng KTNN thực hiện nhiệm vụ thường xuyên: giao nhận công văn; giao nhận hồ sơ, chứng từ với Kho bạc Nhà nước; đi lại để thực hiện nhiệm vụ quản trị giữa 02 trụ sở được thanh toán khoán tiền công tác phí.

7. Đối với công chức được cử biệt phái

CBCC, NLĐ thuộc Khối cơ quan KTNN được cử biệt phái sẽ được đơn vị nơi công chức được cử đến biệt phái chi trả công tác phí.

8. Đối với CBCC, NLĐ được cử đi công tác theo đoàn công tác phối hợp liên ngành, liên cơ quan: Thanh toán theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC .

9. Tạm ứng và thanh, quyết toán

a) Mức tạm ứng

- Đối với trường hợp công tác theo đoàn (tổ) kiểm toán: Mức tạm ứng là 100% tiền vé tàu xe; 70% tiền lưu trú. Tiền thuê phòng ngủ sẽ được Văn phòng KTNN ký hợp đồng hoặc uỷ quyền ký hợp đồng phòng nghỉ cho các đoàn (tổ) và chuyển khoản tạm ứng mức tối đa 90% theo hợp đồng; số tiền 10% còn lại của hợp đồng nếu có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên sẽ thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, giá trị nhỏ hơn 5.000.000 đồng sẽ được thanh toán bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt và yêu cầu ghi rõ hình thức thanh toán trong hợp đồng; Trong trường hợp đặc biệt (trường hợp các đoàn (tổ) kiểm toán nhỏ lẻ dưới 05 người, thời gian ngắn dưới 07 ngày, theo KHKT hoặc KHKT chi tiết được Trưởng đoàn phê duyệt sau khi báo cáo thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán) sẽ được tạm ứng tiền thuê phòng nghỉ bằng tiền mặt.

- Đối với trường hợp đi công tác khác (không theo đoàn, tổ kiểm toán): mức tạm ứng quy định áp dụng như đối với trường hợp công tác theo đoàn (tổ) kiểm toán.

- Việc tạm ứng và thanh quyết toán tiền lưu trú, tiền tầu xe theo từng tổ kiểm toán (đối với các đoàn nhỏ hoặc nghỉ tập trung, tạm ứng và thanh quyết toán theo đoàn kiểm toán).

b) Thủ tục tạm ứng và thanh, quyết toán: phụ lục số 01a kèm theo.

10. Trường hợp thời gian nghỉ Lễ kéo dài từ 03 ngày trở lên, CBCC, NLĐ không về nghỉ Lễ được thanh toán tiền công tác phí, tiền phòng nghỉ; nếu có nhu cầu về nghỉ thì có đơn đề nghị và được Trưởng đoàn kiểm toán đồng ý, được thanh toán tiền tàu xe theo chế độ quy định.

Điều 7. Chế độ chi hội nghị, hội thảo, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức

1. Chế độ chi hội nghị, hội thảo

a) Chi hội nghị, hội thảo trong nước được thực hiện theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC .

b) Chi hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam được thực hiện theo Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10/8/2018 của Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước; và Thông tư số 54/2021/TT-BTC ngày 06/7/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 35 Thông tư số 71/2018/TT-BTC.

c) Chi hội thảo, hội nghị, Đại hội các tổ chức quốc tế theo hình thức họp trực tuyến (online) tại Việt Nam, không có thành phần khách quốc tế tại điểm cầu Việt Nam được thực hiện theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC .

d) Trình tự, thủ tục lập dự toán, thẩm định dự toán, hồ sơ thanh toán kinh phí hội nghị, hội thảo: Phụ lục số 02 kèm theo.

2. Chế độ chi đào tạo, bồi dưỡng CBCC, NLĐ được thực hiện theo Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

a) Chi đào tạo lý luận chính trị và quản lý nhà nước theo các chức danh, nghề nghiệp: CBCC được Quyết định cử đi học (được KTNN chi trả chi phí) gửi đề nghị thanh toán, thông báo học phí của cơ sở đào tạo cho Văn phòng KTNN để thực hiện chuyển khoản; CBCC liên hệ với cơ sở đào tạo nhận hóa đơn gửi Văn phòng KTNN (Phòng Kế toán) để hoàn tất hồ sơ thanh toán.

b) Chi bồi dưỡng nghiệp vụ do Trường Đào tạo và BDNV kiểm toán tổ chức theo kế hoạch đào tạo hàng năm được duyệt

Trường hợp các lớp học tổ chức tại cơ sở cách xa trụ sở cơ quan từ 30km trở lên: Học viên được chi hỗ trợ tiền ăn 100.000 đồng/ngày thực học (tối đa bằng mức lương cơ bản/01 tháng thực học); chi phí đi lại 02 lượt đi/về (kèm theo vé tàu, xe; mức chi theo Phụ lục số 01b kèm theo).

c) Chi hỗ trợ học phí học nâng cao chuyên môn (thạc sĩ, tiến sĩ) trong nước: Hàng năm, CBCC đã nhận bằng tốt nghiệp, gửi hồ sơ, bảng kê kèm chứng từ nộp học phí toàn khóa học cho Vụ Tổ chức cán bộ; căn cứ dự toán kinh phí được giao, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp và trình Lãnh đạo KTNN phương án hỗ trợ học phí. Văn phòng KTNN chi hỗ trợ học phí cho các CBCC khối cơ quan KTNN theo phương án được duyệt.

d) Chi đào tạo ngoại ngữ; kỹ năng biên dịch, phiên dịch: Lãnh đạo KTNN phê duyệt chủ trương đào tạo, danh sách CBCC đi học, thủ tục chọn cơ sở đào tạo tùy thuộc vào số tiền thực hiện của từng khóa học để lựa chọn hình thức phù hợp.

đ) Chi cho bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức do các Vụ, KTNN chuyên ngành, Văn phòng KTNN thực hiện.

e) Các khoản chi đào tạo khác theo kế hoạch và dự toán được phê duyệt.

g) Trình tự, thủ tục lập dự toán, thẩm định dự toán, hồ sơ thanh toán các nội dung thuộc điểm d, đ, e khoản này thực hiện theo Phụ lục số 02 kèm theo.

Đối với các lớp do các đơn vị thuộc khối cơ quan KTNN tổ chức: Chi thù lao cho giảng viên, chi bồi dưỡng báo cáo viên; người có báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị, hội thảo, tập huấn nghiệp vụ: Mức chi thù lao (bao gồm cả thù lao soạn giáo án, bài giảng, tham luận) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao, mức tối đa 1.800.000 đồng/buổi.

Điều 8. Chế độ chi cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật

1. Chế độ chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: thực hiện theo Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật của các cơ quan, đơn vị. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nếu có các nhiệm vụ khảo sát ở nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài đến làm việc, phiên dịch, biên dịch tài liệu: thực hiện theo quy định đối với đoàn ra, đoàn vào và biên dịch, phiên dịch hiện hành.

2. Chế độ chi cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

3. Chế độ chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: thực hiện theo Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

4. Trình tự, thủ tục lập dự toán, thẩm định dự toán, hồ sơ thanh toán cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật: Phụ lục số 02 kèm theo.

Điều 9. Chế độ chi các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam, chi tiếp khách trong nước; chi biên dịch, phiên dịch

1. Chế độ chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/06/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí.

Thủ tục tạm ứng và thanh, quyết toán: Phụ lục số 03 kèm theo.

2. Chế độ chi đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 71/2018/TT-BTC .

a) Chi đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam

Thủ tục tạm ứng và thanh, quyết toán: Phụ lục số 04 kèm theo.

b) Chi tiếp khách trong nước

- Đơn vị được Lãnh đạo KTNN giao đón tiếp khách trong nước tổ chức đón tiếp trang trọng, tiết kiệm, không phô trương hình thức. Thành phần tham dự là những người trực tiếp liên quan.

- Căn cứ thành phần, tính chất, thời gian làm việc, đơn vị chủ trì buổi làm việc xây dựng kế hoạch chi tiết kèm theo dự toán trình Lãnh đạo KTNN hoặc người được ủy quyền phê duyệt.

- Mức chi cụ thể như sau

+ Chi nước uống với mức chi tối đa không quá 20.000 đồng/người/buổi.

+ Chi mời cơm (nếu thấy cần thiết) với mức chi tối đa là 300.000 đồng/suất (đã bao gồm thuế, phí nếu có).

3. Chi biên dịch, phiên dịch

a) Nội dung chi biên dịch, phiên dịch không áp dụng cho biên dịch, phiên dịch là cán bộ của KTNN. Trường hợp cần thiết, đơn vị chủ trì trình Lãnh đạo KTNN để thuê biên dịch, phiên dịch bên ngoài. Chế độ chi biên dịch, phiên dịch bên ngoài thực hiện theo Thông tư số 71/2018/TT-BTC. Việc thuê ngoài biên dịch tài liệu, phiên dịch được thực hiện, thanh toán trên cơ sở hợp đồng ký kết với đơn vị có chức năng cung ứng dịch vụ, hoặc cá nhân có khả năng đáp ứng yêu cầu (kèm theo bản photocopy chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu; mã số thuế thu nhập cá nhân và bằng cấp phù hợp có công chứng hoặc sao y bản chính theo quy định của pháp luật hiện hành).

- Đơn vị chủ trì có trách nhiệm lựa chọn đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ; chuyển văn bản phối hợp với Văn phòng KTNN trình ký quyết định lựa chọn đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ; soạn thảo hợp đồng, nghiệm thu thanh lý hợp đồng; lập và ký bảng nghiệm thu xác định khối lượng công việc hoàn thành. Trường hợp tài liệu biên dịch được phê duyệt dùng để đưa lên Thư viện điện tử của ngành phải được bàn giao file tài liệu cho Văn phòng KTNN (Bộ phận Thư viện) hoặc nếu được phê duyệt in thành sách để phục vụ nghiên cứu, lưu trữ phải được bàn giao file tài liệu cho bộ phận được giao nhiệm vụ in ấn trước khi gửi lãnh đạo Văn phòng KTNN ký thanh lý hợp đồng.

- Văn phòng KTNN có trách nhiệm phối hợp với đơn vị chủ trì ký hợp đồng, nghiệm thu thanh lý hợp đồng.

b) Trường hợp không thuê phiên dịch, biên dịch bên ngoài mà sử dụng cán bộ của KTNN không làm vị trí công tác biên dịch, phiên dịch thì được thanh toán bằng 30% mức chi theo quy định.

c) Hồ sơ tạm ứng, thanh toán: Phụ lục số 02 kèm theo.

Điều 10. Chế độ mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị chuyên dụng và thiết bị điện, nước

a) Việc xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa hàng năm thực hiện theo Quyết định số 1930/QĐ-KTNN ngày 17/12/2019 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy chế phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công của KTNN nhằm tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi phí mua sắm, sửa chữa.

b) Việc mua sắm, sửa chữa và cung ứng dịch vụ phải có trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về mua sắm tài sản, phương tiện làm việc trong các cơ quan nhà nước và phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

c) Hàng năm, căn cứ dự toán chi NSNN được giao và kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sản được duyệt, Văn phòng KTNN tổ chức triển khai công tác mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và của KTNN.

Điều 11. Chế độ quản lý sử dụng và sửa chữa ô tô

1. Các quy định tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô về quyền hạn, trách nhiệm, quản lý điều hành xe, đăng ký sử dụng xe, trách nhiệm quản lý sử dụng của người sử dụng xe và lái xe, quy trình sửa chữa xe thực hiện theo Quyết định số 1930/QĐ-KTNN ngày 17/12/2019 của Tổng Kiểm toán nhà nước.

2. Thủ tục và thanh toán quyết toán liên quan đến chi phí quản lý, sử dụng, sửa chữa xe ô tô.

a) Thanh toán các chi phí sử dụng xe

- Lái xe khi thanh toán các khoản chi phí xăng dầu, sửa chữa, lệ phí cầu đường và các chi phí khác có liên quan đến việc sử dụng xe cần phải có lịch trình chạy xe, xác nhận số kilomet của người sử dụng xe, số kilomet đầu/cuối theo công tơ mét, bảng kê thanh toán, lệnh điều xe và các chứng từ đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.

- Riêng đối với việc quản lý thanh toán xăng, dầu: Các xe đều được xây dựng định mức tiêu thụ xăng dầu trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật và sát với thực tế để làm căn cứ quản lý và quyết toán chi phí xăng dầu (Quyết định số 36/QĐ-VPKTNN ngày 24/9/2013 của Chánh Văn phòng KTNN về việc ban hành Quy định định mức tiêu thụ xăng, dầu xe ô tô; Quyết định số 114/QĐ-VP ngày 17/7/2020 của Chánh Văn phòng KTNN về việc ban hành Quy định định mức tiêu thụ xăng, dầu xe ô tô).

b) Sửa chữa xe ô tô

Khi phát sinh sửa chữa thực tế hoặc bảo dưỡng định kỳ, việc lựa chọn cơ sở sửa chữa, mức giá cả sẽ thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và được thanh toán chuyển khoản qua Kho bạc Nhà nước.

3. Chi phí rửa xe ô tô: thực hiện thanh toán khoán theo mức 300.000 đồng/xe/tháng; riêng xe ô tô phục vụ Lãnh đạo KTNN thanh toán khoán theo mức 400.000 đồng/xe/tháng.

4. Đối với xe ô tô chuyên dùng phục vụ nhiệm vụ đặc thù của KTNN thực hiện quản lý và sử dụng theo Quyết định số 716/QĐ-KTNN ngày 10/6/2020 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô chuyên dùng phục vụ nhiệm vụ đặc thù của KTNN.

Điều 12. Chế độ chi vật tư văn phòng

1. Văn phòng phẩm quy định sử dụng bao gồm: giấy, bút và các dụng cụ văn phòng phẩm như: bìa, kẹp, ghim, cặp đựng tài liệu, hồ dán...

Riêng đối với Phòng Quản lý xe thuộc Văn phòng KTNN có thể sử dụng một phần kinh phí mua nước uống cho các lái xe chung.

2. Văn phòng phẩm, nước uống cho lái xe chung cấp cho các đơn vị sử dụng được thực hiện khoán theo định mức 70.000 đồng/người/tháng; hàng quý Văn phòng KTNN chuyển khoản thanh toán cho đơn vị cung cấp trên cơ sở đề nghị của đơn vị sử dụng kèm hóa đơn tài chính, phiếu xuất kho văn phòng phẩm.

Trường hợp công chức được cử đi biệt phái, chi phí văn phòng phẩm do đơn vị nơi công chức được cử đến biệt phái chi trả.

Trường hợp riêng biệt tại Văn phòng KTNN: Phòng Hành chính được thanh toán chi phí văn phòng phẩm phục vụ chung cho hoạt động ngành theo thực tế sử dụng. Phòng Kế toán và Phòng Quản trị mở sổ theo dõi và thanh, quyết toán khoản chi thực tế này.

3. Trường hợp đặc biệt do công việc đột xuất, định mức khoán không đáp ứng, các đơn vị có giấy đề nghị gửi Lãnh đạo Văn phòng KTNN xem xét từng trường hợp cụ thể.

4. Về mực cho máy in và photo: được cấp phát theo thực tế sử dụng, với quy trình kiểm tra thực tế và thực hiện “cấp mới, thu hồi cũ” theo mẫu quy định.

5. Các khoản chi vật tư văn phòng ngoài định mức khoán nêu trên, khi thanh toán phải đảm bảo có đủ hoá đơn chứng từ quy định.

Điều 13. Chế độ chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc

1. Quản lý và sử dụng điện thoại

Căn cứ Quyết định số 17/VBHN-BTC ngày 04/3/2014 của Bộ Tài chính Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội; căn cứ tình hình đặc điểm hoạt động của ngành, KTNN quy định cụ thể thêm một số quy định quản lý và sử dụng điện thoại như sau:

a) Về trang bị và thanh toán cước phí điện thoại cố định tại nhà riêng

- Đối tượng hưởng: Lãnh đạo KTNN, Vụ trưởng và tương đương, các chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,0 trở lên.

- Số lượng máy được trang bị: 01 máy/người.

- Khoán chi phí mua máy: không quá 300.000 đồng/máy.

- Chi phí lắp đặt: theo hoá đơn của cơ quan bưu điện tại thời điểm được trang bị máy.

- Mức cước phí sử dụng được thanh toán khoán theo hàng tháng (kể cả tiền thuê bao):

+ Tổng Kiểm toán nhà nước: 300.000 đồng/tháng.

+ Phó Tổng Kiểm toán nhà nước: 200.000 đồng/tháng.

+ Cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,0 đến dưới 1,3 được thanh toán: 100.000 đồng/tháng.

b) Trang bị và thanh toán cước phí điện thoại di động:

- Về trang bị điện thoại di động:

+ Đối tượng được hưởng: Tổng Kiểm toán nhà nước, các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước và cán bộ lãnh đạo có hệ số từ 1,0 đến dưới 1,3.

+ Số lượng máy được trang bị: 01 máy/người.

+ Khoán chi phí mua máy không quá: 3.000.000 đồng/máy.

+ Chi phí hoà mạng (hoặc cài đặt): theo hoá đơn của cơ quan bưu điện tại thời điểm được trang bị máy.

- Về thanh toán cước điện thoại di động:

Mức cước phí sử dụng được thanh toán khoán hàng tháng theo đối tượng sử dụng (kể cả tiền thuê bao) như sau:

+ Tổng Kiểm toán nhà nước: 500.000 đồng/tháng;

+ Phó Tổng Kiểm toán nhà nước: 400.000 đồng/tháng;

+ Cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,0 đến dưới 1,3: 250.000 đồng/tháng;

+ Cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,8 đến dưới 1,0: 200.000 đồng/tháng;

+ Các trường hợp không thuộc đối tượng qui định nêu trên, nhưng trong thời gian làm nhiệm vụ Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, Tổ trưởng tổ kiểm toán, thanh tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán theo Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước được thanh toán mức 100.000 đồng/tháng; công chức được cử đi biệt phái, được giữ chức vụ Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn, Tổ trưởng tổ kiểm toán thì đơn vị cử đến biệt phái chi trả cước phí điện thoại trong thời gian tham gia Đoàn kiểm toán theo quy định.

+ Trưởng các Phòng, Ban thuộc Văn phòng KTNN, Trưởng các phòng thuộc các Vụ tham mưu, thư ký cho Lãnh đạo KTNN, cán bộ chuyên mua vé máy bay trong và ngoài nước cho cơ quan: 100.000 đồng/tháng;

+ Lái xe cho cơ quan: 100.000 đồng/tháng;

+ Bộ phận đón tiếp khách đoàn vào: 300.000 đồng/đoàn.

2. Chi hỗ trợ thuê bao internet USB 3G

a) Đối tượng được hưởng: từ Phó trưởng phòng trở lên được hỗ trợ cước phí thuê bao internet 3G hàng tháng.

b) Mức hỗ trợ: 50.000 đồng/người/tháng.

3. Chi dịch vụ đường truyền internet, thuê bao internet cho trụ sở KTNN: thực hiện thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định; thanh toán hàng tháng theo hợp đồng, hóa đơn thực tế.

4. Chi sách, báo, tạp chí thư viện, tuyên truyền

Các khoản chi sách, báo, tạp chí phục vụ cho hoạt động chung của ngành và các đơn vị theo dự toán được Lãnh đạo KTNN phê duyệt trên tinh thần đảm bảo hợp lý, tiết kiệm, chống lãng phí.

5. Chi nhuận bút, thù lao

a) Chi nhuận bút, thù lao đối với Cổng thông tin điện tử KTNN thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1612/QĐ-KTNN ngày 19/9/2019 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành Quy định chế độ nhuận bút, thù lao của Cổng thông tin điện tử KTNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

b) Chi nhuận bút, thù lao đối với Bản tin quốc tế của KTNN thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1997/QĐ-KTNN ngày 23/12/2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành Quy định chế độ nhuận bút đối với Bản tin quốc tế của KTNN.

c) Mức chi nhuận bút, thù lao theo số lượng tin, bài, ảnh đăng trên Cổng thông tin và Bản tin, được thanh toán hàng tháng. Tổng số chi hàng năm tối đa bằng dự toán được giao.

Điều 14. Chế độ chi thanh toán dịch vụ công cộng

a) Việc chi thanh toán tiền điện, nước theo thực tế sử dụng, có hóa đơn theo quy định và đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Thực hiện theo Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành.

b) Chi thanh toán dịch vụ làm sạch, quản trị trụ sở; bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thực hiện thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định.

Điều 15. Chi trang phục cho cán bộ, công chức KTNN

Chế độ chi trang phục cho cán bộ, công chức KTNN thực hiện theo Nghị quyết số 325/2016/NQ-UBTVQH14; Nghị định số 66/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ quy định về chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước; Thông tư số 16/2019/TT-BTC ngày 18/3/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí được trích để thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của KTNN, các văn bản hướng dẫn hiện hành. Đối với các đối tượng không đủ tiêu chuẩn chi trang phục theo quy định, căn cứ vào tình hình kinh phí tiết kiệm hàng năm, Văn phòng KTNN trình Lãnh đạo KTNN xem xét, quyết định mức hỗ trợ cho từng đối tượng.

Điều 16. Các chế độ chi khác

1. Chế độ, chính sách hỗ trợ đối với công chức được luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác

Công chức được luân chuyển từ các đơn vị trực thuộc KTNN đến các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các KTNN chuyên ngành thuộc nhiệm vụ chi của Văn phòng KTNN được chi trả các khoản kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho công chức hoặc thanh toán các khoản kinh phí hỗ trợ khi có đủ hồ sơ thủ tục và thực hiện quyết toán kinh phí theo đúng chế độ quy định tại Quyết định số 1276/QĐ-KTNN ngày 19/7/2012 của Tổng Kiểm toán nhà nước Quy định tạm thời về một số chế độ, chính sách hỗ trợ đối với công chức được luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác thuộc KTNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

2. Chi công tác tuyển dụng, nâng ngạch, chuyển ngạch công chức, Kiểm toán viên; đánh giá, cập nhật kiến thức chuyên môn kiểm toán.

Chế độ thu, chi công tác tuyển dụng, nâng ngạch, chuyển ngạch công chức, thi cấp chứng chỉ Kiểm toán viên thực hiện theo Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức và vận dụng theo Thông tư liên tịch số 66/2012/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn về nội dung, mức chi, công tác quản lý tài chính thực hiện xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ thông, chuẩn bị tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực; Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; Thông tư số 40/2017/TT-BTC ; Thông tư số 36/2018/TT-BTC ; các văn bản quy định về chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngạch công chức, ngạch chuyên môn; hệ thống phần mềm, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm do Bộ Nội vụ, KTNN và các Bộ, ngành có liên quan ban hành.

3. Trình tự, thủ tục lập dự toán, thẩm định dự toán, hồ sơ thanh toán kinh phí tổ chức thi, đánh giá: phụ lục số 02 kèm theo

4. Chi hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ

Chế độ chi công tác hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ thực hiện theo Thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

5. Thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm

Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với CBCC, NLĐ thực hiện theo Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hang năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 57/2014/TT-BTC ngày 06/5/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2011/TT-BTC , văn bản của KTNN hướng dẫn thủ tục, quy trình giải quyết chế độ nghỉ hàng năm, nghỉ ra nước ngoài vì việc riêng, nghỉ ốm đau, thai sản, hướng dẫn thanh toán tiền bồi dưỡng chưa được nghỉ phép hàng năm của KTNN. Các nội dung thanh toán như sau:

a) Tiền phương tiện đi lại, tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này.

b) Tiền lương cho những ngày được nghỉ phép hàng năm nhưng chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ được áp dụng đối với các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng để làm nghĩa vụ quân sự; hết hạn hợp đồng lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bị sa thải, nghỉ hưu, chết.

c) Tiền bồi dưỡng do yêu cầu công việc, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức và người lao động nghỉ phép: Trường hợp cán bộ, công chức và người lao động có đơn xin nghỉ phép nhưng không được Thủ trưởng đơn vị bố trí nghỉ phép hoặc không bố trí đủ số ngày nghỉ phép năm, Thủ trưởng đơn vị nơi trực tiếp quản lý cán bộ trình Lãnh đạo KTNN phụ trách Văn phòng KTNN phê duyệt. Căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí năm, Lãnh đạo KTNN quyết định mức chi hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho CBCC, NLĐ chưa nghỉ phép hoặc chưa nghỉ đủ số ngày nghỉ phép năm tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật theo quy định hiện hành.

Điều 17. Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm

1. Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Khối cơ quan KTNN được thực hiện theo Quyết định số 653/QĐ-KTNN ngày 22/4/2010 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy chế sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được của KTNN và thực hiện theo quy định khoản 7, khoản 8 Điều 3 của Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

2. Sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm

a) Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của các đơn vị thuộc Khối cơ quan KTNN được sử dụng theo các nội dung với thứ tự ưu tiên như sau:

- Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động;

- Chi khen thưởng;

- Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể;

- Trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động.

b) Trên cơ sở số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm, Chánh Văn phòng KTNN đề nghị tỷ lệ, phương án sử dụng theo từng nội dung được quy định tại Điều 17, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22 Quy chế này trình Tổng Kiểm toán nhà nước.

c) Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng KTNN được uỷ quyền tổ chức hội nghị để xem xét, quyết định tỷ lệ và phương án sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm. Thành phần hội nghị gồm: Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc người được Tổng Kiểm toán nhà nước uỷ quyền, Chủ tịch Công đoàn KTNN, Chánh Văn phòng KTNN và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Khối cơ quan KTNN.

3. Nguyên tắc thực hiện chi trả

a) Đảm bảo cán bộ, công chức và người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, gắn việc tăng thêm thu nhập với chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của CBCC, NLĐ và hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính của các đơn vị thuộc Khối cơ quan KTNN;

b) Đảm bảo công khai, dân chủ và đảm bảo về quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức và người lao động;

c) Đảm bảo hài hòa về thu nhập giữa cán bộ, công chức và người lao động ở các vị trí công tác khác nhau trong các đơn vị thuộc Khối cơ quan KTNN;

d) Đảm bảo việc khuyến khích, động viên và khích lệ kịp thời các hoạt động của tổ chức, cá nhân trong các đơn vị thuộc Khối cơ quan KTNN;

đ) Đảm bảo ổn định thu nhập cho cho cán bộ, công chức và người lao động của các đơn vị thuộc Khối cơ quan KTNN;

e) Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Khối cơ quan KTNN được chi cho cán bộ, công chức và người lao động ở các đơn vị thuộc Khối cơ quan KTNN.

4. Công khai kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của KTNN

a) Văn phòng KTNN có trách nhiệm gửi thông báo cho các đơn vị thuộc Khối cơ quan KTNN về số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm và phương án sử dụng sau khi có quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước. Thủ trưởng và tổ chức công đoàn của các đơn vị sau khi nhận được thông báo phải tổ chức công bố cho cán bộ, công chức và người lao động trong đơn vị biết; đồng thời phải niêm yết trên bảng thông báo của đơn vị.

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày gửi thông báo, cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan có quyền kiến nghị về số kinh phí và phương án sử dụng số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm. Quá thời hạn trên, mọi trường hợp kiến nghị sẽ không được chấp nhận và số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm và phương án sử dụng sẽ chính thức được thực hiện.

c) Kiến nghị của cán bộ, công chức và người lao động ở các đơn vị thuộc Khối cơ quan KTNN, việc giải quyết do Tổng Kiểm toán nhà nước uỷ quyền cho Văn phòng KTNN cùng Ban chấp hành Công đoàn KTNN giải quyết. Thời hạn xem xét giải quyết tối đa không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.

Điều 18. Kinh phí trả thu nhập tăng thêm

1. Quỹ tiền lương trả thu nhập tăng thêm hàng năm:

Kinh phí trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức và người lao động được lấy từ Quỹ tiền lương trả thu nhập tăng thêm hàng năm của Khối cơ quan KTNN. Quỹ tiền lương trả thu nhập tăng thêm được tính theo công thức quy định tại khoản 8 Điều 3 của Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/05/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

2. Tạm chi trước thu nhập tăng thêm

a) Căn cứ tình hình thực hiện kinh phí của quý trước, nếu xét thấy cơ quan có khả năng tiết kiệm được kinh phí, Chánh Văn phòng KTNN trình Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng KTNN được ủy quyền phương án trích kinh phí tạm chi trước thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan theo quý. Mức tạm chi hàng quý tối đa không quá 60% quỹ tiền lương một quý của cơ quan.

b) Khi kết thúc năm ngân sách, sau khi xác định chính xác số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được sẽ xem xét điều chỉnh lại chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức và người lao động đảm bảo không vượt quá số kinh phí thực tế tiết kiệm được trong năm. Trường hợp cơ quan đã chi quá số tiết kiệm được, sẽ phải giảm trừ vào số tiết kiệm được của năm sau.

Điều 19. Các khoản trả thu nhập tăng thêm và việc quyết định mức trả thu nhập tăng thêm

1. Các khoản trả thu nhập tăng thêm

Việc trả thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức và người lao động tối đa không quá 1,0 lần so với mức lương hiện hưởng, gồm các khoản theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Bổ sung thu nhập hàng tháng cho cán bộ, công chức và người lao động không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề thực hiện theo Nghị quyết số 325/2016/NQ-UBTVQH14; Nghị định số 66/2018/NĐ-CP ; Thông tư số 16/2019/TT-BTC với các mức sau:

- Chuyên viên cao cấp hưởng thêm tối đa không quá 15% mức lương hiện hưởng/tháng.

- Chuyên viên chính hưởng thêm tối đa không quá 20% mức lương hiện hưởng/tháng.

- Các ngạch từ chuyên viên trở xuống và người lao động thuộc diện hợp đồng lao động hưởng thêm tối đa không quá 25% mức lương hiện hưởng/tháng.

b) Bổ sung thu nhập hàng tháng cho cán bộ, công chức và người lao động không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC: Thực hiện theo Công văn số 97/KTNN-TCCB ngày 15/02/2011 của KTNN về việc hỗ trợ công chức không được hưởng chế độ và Quyết định hỗ trợ phụ cấp thâm niên nghề của Tổng Kiểm toán nhà nước, hàng tháng Văn phòng KTNN tạm ứng cho các đối tượng được hỗ trợ và quyết toán vào kinh phí tiết kiệm hàng năm.

c) Bổ sung thu nhập hàng tháng cho người lao động không thuộc đối tượng hưởng tiền thưởng thường xuyên 0,75 lần lương cơ bản theo quy định tại Nghị định số 66/2018/NĐ-CP ; Thông tư số 16/2019/TT-BTC ; Quyết định số 1315/QĐ-KTNN ngày 12/7/2019 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy chế sử dụng nguồn kinh phí được trích 5% trên số tiền do KTNN phát hiện và kiến nghị. Hàng năm, Vụ Tổ chức cán bộ lập danh sách người lao động được bổ sung thu nhập trình Lãnh đạo KTNN phê duyệt Quyết định hỗ trợ; hàng tháng Văn phòng KTNN tạm ứng cho các đối tượng được hỗ trợ và quyết toán vào kinh phí tiết kiệm hàng năm.

d) Số còn lại của Quỹ tiền lương trả thu nhập tăng thêm được chi bổ sung thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức và người lao động theo mức lương hiện hưởng.

2. Quyết định mức trả thu nhập tăng thêm

Căn cứ vào Quỹ tiền lương trả thu nhập tăng thêm, Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng KTNN được ủy quyền quyết định mức trả thu nhập tăng thêm theo từng nội dung được quy định tại khoản 1 Điều này theo đề nghị của Chánh Văn phòng KTNN và Chủ tịch Công đoàn KTNN.

Điều 20. Tạm đình chỉ hoặc khấu trừ thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức và người lao động

1. Tạm đình chỉ trả thu nhập tăng thêm

Cán bộ, công chức và người lao động đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị tạm đình chỉ trả thu nhập tăng thêm.

2. Khấu trừ thu nhập tăng thêm

a) Cán bộ, công chức và người lao động bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách thì bị khấu trừ 30% thu nhập tăng thêm với thời gian khấu trừ là 03 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

b) Cán bộ, công chức và người lao động bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo thì bị khấu trừ 60% thu nhập tăng thêm với thời gian khấu trừ là 06 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

c) Cán bộ, công chức và người lao động bị xử lý kỷ luật với hình thức từ hạ bậc lương trở lên trừ trường hợp bị buộc thôi việc thì bị khấu trừ 90% thu nhập tăng thêm với thời gian khấu trừ là 09 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

Điều 21. Chi khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích

Trên cơ sở số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được, Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng KTNN được ủy quyền quyết định trích một phần để chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành của Luật Thi đua khen thưởng (sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn và Thủ trưởng các đơn vị).

Đối với khen thưởng cho thành viên Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Đoàn KTNN căn cứ vào kết quả xếp loại chất lượng quy định tại Quyết định số 1144/QĐ-KTNN ngày 04/9/2020 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quy định về tiêu chí, thang điểm đánh giá và tiêu chuẩn xếp loại chất lượng thành viên Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Đoàn kiểm toán nhà nước và văn bản sửa đổi, bổ sung.

Điều 22. Chi cho các hoạt động phúc lợi

1. Nội dung chi các hoạt động phúc lợi

a) Chi ăn trưa cho cán bộ, công chức và người lao động với mức chi là 45.000 đồng/người/ngày theo ngày làm việc thực tế, kể cả những ngày được cử đi học trong nước, đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài.

b) Chi hỗ trợ nghỉ điều dưỡng cho cán bộ, công chức và người lao động tối đa 1.500.000 đồng/người/năm và được hỗ trợ bằng tiền. Mức chi cụ thể do Văn phòng KTNN chủ trì, phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn KTNN và Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất trên cơ sở tình hình thực tế và khả năng nguồn kinh phí tiết kiệm được, trình Lãnh đạo KTNN phê duyệt trước khi thực hiện.

c) Chi hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho cán bộ, công chức và người lao động tối đa 500.000 đồng/người/năm và được hỗ trợ bằng tiền. Mức chi cụ thể do Văn phòng KTNN chủ trì, phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn KTNN và Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất trên cơ sở tình hình thực tế và khả năng nguồn kinh phí tiết kiệm được, trình Lãnh đạo KTNN phê duyệt trước khi thực hiện.

d) Chi hỗ trợ hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên.

đ) Chi thăm hỏi, hiếu, đối ngoại mức chi từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/đối tượng; trường hợp cần phải chi thăm hỏi, hiếu, đối ngoại cao hơn phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chánh Văn phòng KTNN.

e) Chi trợ cấp khó khăn đột xuất

- Đối tượng được xem xét trợ cấp khó khăn đột xuất gồm: CBCC, NLĐ thuộc Khối cơ quan KTNN bị ốm đau phải điều trị dài ngày hoặc bị bệnh hiểm nghèo hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc bị chết; Gia đình của cán bộ, công chức và người lao động thuộc Khối cơ quan KTNN gồm: bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, các con bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc bị ốm đau phải điều trị dài ngày hoặc bị bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của chính quyền nơi cư trú hoặc có chứng từ, hoá đơn của cơ sở điều trị) hoặc bị chết; CBCC, NLĐ công tác ở các đơn vị thuộc Khối cơ quan KTNN đã nghỉ hưu bị bệnh hiểm nghèo hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh hoặc bị chết.

- Thủ tục đề nghị và mức chi trợ cấp khó khăn đột xuất: Các CBCC, NLĐ thuộc diện hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, thủ trưởng đơn vị nơi trực tiếp quản lý CBCC, NLĐ có văn bản gửi Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất. Ngoài chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy định hiện hành của Nhà nước, căn cứ vào số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm của Khối cơ quan KTNN, mức trợ cấp khó khăn đột xuất đối với người được đề nghị hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất do Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với thủ trưởng đơn vị nơi có người được đề nghị hưởng trợ cấp trình Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng KTNN được ủy quyền xem xét quyết định sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn KTNN.

g) Chi thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế

- Đối tượng được chi thêm ngoài chế độ được hưởng theo quy định của nhà nước: CBCC, NLĐ ở các đơn vị thuộc Khối cơ quan KTNN nghỉ việc do tinh giản biên chế, gồm 02 đối tượng: được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi (đối tượng 1) và không được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi (đối tượng 2).

- Mức chi: Đối với đối tượng 1 căn cứ số năm nghỉ hưu trước tuổi; đối với đối tượng 2 căn cứ số năm công tác để tính thêm tối đa mỗi năm không quá 01 tháng lương hiện hưởng của cán bộ, công chức và người lao động đó, bao gồm cả hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và hệ số thâm niên vượt khung (nếu có); không tính các hệ số phụ cấp khác.

- Thủ tục đề nghị: Căn cứ vào số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm của Khối cơ quan KTNN, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Văn phòng KTNN đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng KTNN được ủy quyền quyết định mức chi cụ thể cho CBCC, NLĐ khi thực hiện tinh giản biên chế sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn KTNN.

h) Các khoản chi phúc lợi khác: thuốc, vật tư y tế, phòng bệnh, chữa bệnh; hỗ trợ bếp ăn tập thể.

2. Khi có hoạt động phúc lợi trong cơ quan, thừa ủy quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước, Chánh Văn phòng KTNN xem xét, quyết định chi cho hoạt động phúc lợi sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn KTNN theo đề nghị của tổ chức đoàn thể.

Điều 23. Trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng ổn định thu nhập

1. Trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển vào Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

2. Sử dụng Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng KTNN được ủy quyền quyết định việc sử dụng Quỹ dự phòng ổn định thu nhập của KTNN theo đề nghị của Chánh Văn phòng KTNN và Chủ tịch Công đoàn KTNN.

Điều 24. Lập, thẩm định và giao dự toán

1. Lập và giao dự toán năm

Việc lập dự toán hàng năm thực hiện theo quy định hiện hành, trong đó:

a) Vào tháng 6 hàng năm, căn cứ văn bản hướng dẫn lập dự toán của Nhà nước, của Bộ Tài chính; Văn phòng KTNN (Ban Tài chính) có văn bản hướng dẫn các đơn vị trực thuộc KTNN lập dự toán theo nội dung công việc để rà soát, tổng hợp chung dự toán chi ngân sách năm kế hoạch của KTNN.

b) Căn cứ tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trước, dự kiến nhiệm vụ năm kế hoạch (năm sau và dự kiến 03 năm), các đơn vị thuộc Khối cơ quan KTNN lập dự toán kinh phí gửi Văn phòng KTNN (Phòng Kế toán) để tổng hợp dự toán Khối cơ quan KTNN.

c) Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước được Bộ Tài chính giao, KTNN phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho Khối cơ quan KTNN đồng thời công khai dự toán ngân sách năm, trong đó ghi rõ kinh phí thực hiện từng hoạt động nghiệp vụ chuyên môn đặc thù, mua sắm, sửa chữa thường xuyên theo dự toán, số lượng, khối lượng được phê duyệt.

2. Lập và thẩm định dự toán thực hiện nhiệm vụ

a) Dự toán nhiệm vụ đã được giao trong năm

- Căn cứ vào dự toán đã được giao trong năm và chủ trương, nhiệm vụ, kế hoạch đã được Lãnh đạo KTNN phê duyệt, đơn vị chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo tiêu chuẩn định mức quy định của Nhà nước, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Dự toán chi tiết cần thể hiện rõ: nội dung, số lượng, thời gian, địa điểm; yêu cầu kỹ thuật, mĩ thuật, cấu hình tối thiểu; đơn giá, định mức; văn bản áp dụng; tiến độ thực hiện và dự kiến phương án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Đối với các nội dung cần mua hoặc thuê ngoài, đơn vị chủ trì cần thu thập 03 báo giá của 03 nhà cung cấp làm cơ sở lập dự toán.

- Thời gian đơn vị chủ trì gửi dự toán thực hiện nhiệm vụ cho Văn phòng KTNN phải đảm bảo thời gian thẩm định dự toán và thực hiện các trình tự, thủ tục lựa chọn đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo quy định hiện hành của Nhà nước.

+ Trong vòng 02 ngày làm việc sau khi nhận được dự toán chi tiết do đơn vị chủ trì lập và đầy đủ các hồ sơ liên quan, Văn phòng KTNN thẩm định dự toán trình lãnh đạo (theo phân cấp quản lý tài sản công) phê duyệt dự toán kinh phí theo quy định.

+ Trường hợp cần thuê đơn vị tư vấn thẩm định (nếu có), Văn phòng KTNN lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực để thẩm định.

b) Đối với các nhiệm vụ chưa được giao dự toán năm hoặc thay đổi hình thức tổ chức thực hiện: Đơn vị chủ trì phối hợp với Văn phòng KTNN trình Lãnh đạo KTNN phê duyệt bổ sung hoặc điều chỉnh dự toán trước khi trình chủ trương thực hiện.

c) Trường hợp Chính phủ có chủ trương tiết kiệm dự toán kinh phí, đơn vị chủ trì đề xuất cắt giảm dự toán thực hiện nhiệm vụ và các nhiệm vụ không thực hiện trong năm hoặc Văn phòng cắt giảm dự toán nhiệm vụ tương ứng cho phù hợp.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 25. Hiệu lực thi hành

1. Quy chế này được áp dụng từ ngày ký và thay thế Quy chế kèm theo các Quyết định số 1006/QĐ-KTNN ngày 26/6/2017, Quyết định số 1635/QĐ-KTNN ngày 25/9/2019 của Tổng Kiểm toán nhà nước. Các quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ; các quy định khác chưa quy định trong Quy chế này thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước. Đối với các công việc, hợp đồng đã ký trước ngày Quy chế này được áp dụng, đang thực hiện dở dang được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng đã ký nhưng phải phù hợp với quy định tại Quyết định số 1006/QĐ-KTNN ngày 26/6/2017.

2. Khi các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý được dẫn chiếu để áp dụng tại Quy chế này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

Điều 26. Trách nhiệm thực hiện

1. Thủ trưởng các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, các KTNN chuyên ngành, Chánh Văn phòng Đảng - Đoàn thể có trách nhiệm phổ biến và triển khai thực hiện trong đơn vị Quy chế này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc và phát sinh, các đơn vị phản ánh về Văn phòng KTNN để trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét kịp thời điều chỉnh, bổ sung./.

Phụ lục số: 01a

THỦ TỤC TẠM ỨNG, THANH TOÁN CÔNG TÁC PHÍ

1. Thủ tục tạm ứng

- Cán bộ, công chức hoặc người đại diện cho Đoàn, Tổ công tác làm hồ sơ tạm ứng gửi Văn phòng KTNN (Phòng Kế toán) trước khi đi công tác 03 ngày làm việc.

- Thời gian giải quyết tạm ứng chậm nhất 02 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

2. Thủ tục thanh toán

- Cán bộ công chức đi công tác hoặc người đại diện cho Tổ, Đoàn làm hồ sơ gửi Phòng Kế toán chậm nhất 07 ngày sau khi kết thúc chuyến công tác.

- Thời gian giải quyết tại Phòng Kế toán chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

3. Một số quy định khác

- Trường hợp do tính chất công việc, hồ sơ, chứng từ các đơn vị gửi dồn, nhất là những tháng cuối năm, thời gian thanh toán có thể kéo dài hơn nhưng tối đa là 07 ngày làm việc.

- Đối với các trường hợp đặc biệt hoặc đột xuất, đơn vị đề nghị chủ tài khoản xem xét quyết định để giải quyết kịp thời.

- Trường hợp Hợp đồng thuê phòng nghỉ có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên, chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng, đơn vị chuyển Hợp đồng (bản chính hoặc bản photo) cho Văn phòng KTNN (Phòng Kế toán) làm thủ tục cam kết chi với Kho bạc Nhà nước theo quy định.

4. Hồ sơ tạm ứng

TT

NỘI DUNG

YÊU CẦU

4.1

Tạm ứng bằng chuyển khoản

Giấy đề nghị tạm ứng

01 bản được Lãnh đạo đơn vị ký duyệt, ghi rõ các nội dung như thông tin chuyển tiền, số lượng người ở nếu trong hợp đồng không thể hiện;

Hợp đồng

02 bản phô tô, trong hợp đồng ghi đầy đủ, chính xác các thông tin chuyển tiền: tên đơn vị thụ hưởng, số tài khoản, tên ngân hàng (hợp đồng có từ 2 tờ trở lên phải có dấu giáp lai).

Văn bản (Quyết định, Tờ trình) cử đi công tác

01 bản phô tô

Kế hoạch chi tiết được duyệt

01 bản phô tô (phù hợp với Quyết định, văn bản được duyệt)

4.2

Tạm ứng bằng tiền mặt

Giấy đề nghị tạm ứng

01 bản đã được Lãnh đạo đơn vị ký duyệt

Quyết định cử đi công tác hoặc kế hoạch đi công tác

01 bản gốc có ý kiến phê duyệt của lãnh đạo KTNN hoặc lãnh đạo đơn vị

Kế hoạch chi tiết được duyệt.

01 bản (phù hợp với Quyết định, văn bản được duyệt).

5. Hồ sơ thanh toán

TT

NỘI DUNG

YÊU CẦU

5.1

Thanh toán bằng chuyển khoản

5.1.1

Tiền thuê phòng nghỉ

Giấy đề nghị thanh toán

01 bản được Lãnh đạo đơn vị ký duyệt, ghi rõ: thông tin chuyển tiền, số lượng người ở (nếu trong hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý không thể hiện); ghi rõ số tiền đã tạm ứng, số tiền còn phải chuyển khoản.

Hợp đồng

02 bản gốc (nếu in trên 02 tờ giấy trở lên phải có dấu giáp lai).

Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo mẫu số 08a, Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ; Biên bản nghiệm thu, thanh lý

02 bản gốc (nếu in trên 02 tờ giấy phải có dấu giáp lai); ghi cụ thể người nghỉ, số phòng, số ngày, đơn giá và thành tiền.

Hóa đơn tài chính

Hóa đơn phòng ngủ được ghi đầy đủ các yếu tố: tên cán bộ, công chức hoặc người đại diện, số hiệu phòng nghỉ, thời gian nghỉ, đơn giá phòng…Trường hợp có nhiều người nghỉ và hóa đơn không thể hiện hết nội dung thì có bảng kê xác nhận của nơi nghỉ về những nội dung này kèm theo hóa đơn.

5.1.2

Tiền vé máy bay

Giấy đề nghị thanh toán

01 bản được Lãnh đạo đơn vị ký duyệt

Bảng kê chi tiết

02 bản gốc đảm bảo tính pháp lý

Tiền vé máy bay

Hóa đơn tài chính, vé máy bay (hoặc vé điện tử), thẻ lên máy bay và hóa đơn dịch vụ khác nếu có. Trường hợp không đủ điều kiện đi vé máy bay phải có tờ trình Lãnh đạo KTNN phụ trách Văn phòng KTNN phê duyệt.

Kế hoạch, Văn bản hoặc lịch công tác đã được Lãnh đạo đơn vị, Lãnh đạo KTNN phê duyệt.

01 bản gốc

5.2

Thanh toán bằng tiền mặt

Giấy đề nghị thanh toán

01 bản được Lãnh đạo đơn vị ký duyệt

Tiền lưu trú

Giấy đi đường do Văn phòng KTNN cấp, có đóng dấu xác nhận của đơn vị nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi cư trú).

Tiền tàu, xe

- Vé máy bay, thẻ lên máy bay, hóa đơn mua vé; vé tàu, xe hoặc hóa đơn;

Tiền phòng ngủ

- Hóa đơn phòng ngủ ghi đầy đủ: tên người nghỉ, số hiệu phòng nghỉ, thời gian nghỉ, đơn giá phòng, số tiền.

- Trường hợp nếu có nhiều người nghỉ và hóa đơn không thể hiện hết nội dung phải có bảng kê có xác nhận của nơi nghỉ về những nội dung kèm theo hóa đơn.

Tiền khoán công tác phí

Theo quy định

Phụ lục số: 01b

MỨC GIÁ ÁP DỤNG THANH TOÁN VÉ TÀU HỎA, Ô TÔ CÔNG CỘNG MỘT SỐ CHẶNG ĐƯỜNG CHÍNH

I. Mức giá một lượt từ Hà Nội đến trung tâm các tỉnh, thành phố và ngược lại bằng phương tiện tàu hỏa:

TT

Chặng

Mức giá

(đồng/người)

Ghi chú

Từ

Đến

1

Hà Nội

Phú Thọ

150.000

TP Việt Trì

2

Yên Bái

220.000

TP Yên Bái

3

Lào Cai

385.000

TP Lào Cai

4

Hà Nam

65.000

TP. Phủ lý

5

Nam Định

100.000

TP Nam Định

6

Ninh Bình

140.000

TP Ninh Bình

7

Thanh Hóa

200.000

TP Thanh Hóa

8

Nghệ An

410.000

TP Vinh

9

Hà Tĩnh

440.000

TP Hà Tĩnh

10

Quảng Bình

720.000

TP Đồng Hới

11

Quảng Trị

765.000

TP Đông Hà

12

Thừa Thiên Huế

1.005.000

TP Huế

13

Đà Nẵng

1.145.000

TP Đà Nẵng

14

Quảng Nam

1.155.000

TP Tam kỳ

15

Quảng Ngãi

1.235.000

TP Quảng Ngãi

16

Bình Định

1.400.000

TP Quy Nhơn

17

Phú Yên

1.465.000

TP Tuy Hòa

18

Khánh Hòa

1.560.000

TP Nha Trang

19

Ninh Thuận

1.580.000

TP Phan Rang

20

Bình Thuận

1.590.000

TP Phan Thiết

21

Đồng Nai

1.595.000

TP Biên Hòa

22

Bình Dương

1.607.000

TP Thủ Dầu Một

23

TP Hồ Chí Minh

1.607.000

TP.Hồ Chí Minh

II. Mức khoán một lượt từ Hà Nội và các TP trực thuộc TW đến trung tâm các tỉnh, thành phố và ngược lại bằng phương tiện ô tô:

TT

Chặng

Mức giá

(đồng/người)

Ghi chú

(tỉnh lỵ nơi đến)

Từ

Đến

1

Hà Nội:

Bắc Giang

50.000

TP Bắc Giang

Bắc Kạn

150.000

TP Bắc Kạn

Bắc Ninh

40.000

TP Bắc Ninh

Cao Bằng

220.000

TP Cao Bằng

Đắk Lắk

730.000

TP Buôn Mê Thuột

Đắk Nông

780.000

TX Gia Nghĩa

Điện Biên

350.000

TP Điện Biên Phủ

Gia Lai

720.000

TP Pleiku

Hà Giang

250.000

TP Hà Giang

Hà Nam

50.000

TP Phủ Lý

Hải Dương

50.000

TP Hải Dương

Hải Phòng

110.000

TP Hải Phòng

Hòa Bình

140.000

TP Hòa Bình

Hưng Yên

50.000

TP Hưng Yên

Kon Tum

670.000

TP Kon Tum

Lai Châu

400.000

TP Lai Châu

Lạng Sơn

100.000

TP Lạng Sơn

Lào Cai

250.000

TP Lào Cai

Lâm Đồng

720.000

TP Đà Lạt

Nam Định

70.000

TP Nam Định

Ninh Bình

70.000

TP Ninh Bình

Phú Thọ

90.000

TP Việt Trì

Quảng Ninh

150.000

TP Hạ Long

Sơn La

230.000

TP Sơn La

Thanh Hóa

100.000

TP Thanh Hóa

Nghệ An

200.000

TP Vinh

Thái Bình

90.000

TP Thái Bình

Thái Nguyên

70.000

TP Thái Nguyên

Tuyên Quang

170.000

TP Tuyên Quang

Vĩnh Phúc

60 000

TP Vĩnh Yên

Yên Bái

140.000

TP Yên Bái

2

TP Hồ Chí Minh

An Giang

140.000

Long Xuyên

Bà Rịa - Vũng Tàu

- TP Bà Rịa

100.000

- TP Vũng Tàu

100.000

Bạc Liêu

170.000

TP Bạc Liêu

Bến Tre

80.000

TP Bến tre

Bình Dương

40.000

TP Thủ Dầu Một

Bình Phước

80.000

TP Đồng Xoài

Bình Thuận

130.000

TP Phan Thiết

Cà Mau

220.000

TP Cà mau

Cần Thơ

140.000

TP Cần Thơ

Đắk Lắk

260.000

TP Buôn Mê Thuột

Đắk Nông

180.000

TX Gia Nghĩa

Đồng Nai

60.000

TP Biên Hòa

Đồng Tháp

110.000

TP Cao Lãnh

Gia Lai

300.000

TP Pleiku

Hậu Giang

140.000

TP Vị Thanh

Kiên Giang

180.000

TP Rạch Giá

Kon Tum

330.000

TP Kon Tum

Lâm Đồng

240.000

TP Đà Lạt

Long An

40.000

TP Tân An

Ninh Thuận

230.000

TP Phan Rang - Tháp Chàm

Sóc Trăng

150.000

TP Sóc Trăng

Tây Ninh

70.000

TP Tây Ninh

Tiền Giang

60.000

TP Mỹ Tho

Trà Vinh

130.000

TP Trà Vinh

Vĩnh Long

110.000

TP Vĩnh Long

3

Đà Nẵng

Đắk Lắk

300.000

TP Buôn Mê Thuột

Đắk Nông

350.000

TX Gia Nghĩa

Gia Lai

250.000

TP Pleiku

Kon Tum

200.000

TP Kon Tum

Lâm Đồng

450.000

TP Đà Lạt

4

Cần Thơ

An Giang

70.000

TP Long Xuyên

Bạc Liêu

110.000

TP Bạc Liêu

Bến Tre

120.000

TP Bến Tre

Cà Mau

130.000

TP Cà Mau

Đồng Tháp

70.000

TP Cao Lãnh

Hậu Giang

50.000

TP Vị Thanh

Kiên Giang

130.000

TP Rạch Giá

Long An

150.000

TP Tân An

Sóc Trăng

90.000

TP Sóc Trăng

Tiền Giang

130.000

TP Mỹ Tho

Trà Vinh

80.000

TP Trà Vinh

Vĩnh Long

40.000

TP Vĩnh Long

Phụ lục số: 02

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ TẠM ỨNG, THANH TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, CHUYÊN MÔN

I. LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT DỰ TOÁN

Việc lập, thẩm định, giao, phê duyệt dự toán thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Quy chế.

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LẬP KẾ HOẠCH LỰA CHỌN ĐƠN VỊ CUNG CẤP HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

1. Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ

- Trên cơ sở dự toán được phê duyệt, đơn vị chủ trì đề xuất kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phối hợp với Văn phòng Kiểm toán nhà nước trình lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phê duyệt;

- Đơn vị chủ trì phối hợp với Văn phòng Kiểm toán nhà nước triển khai các bước lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn.

2. Hợp đồng và thanh lý hợp đồng

- Đơn vị chủ trì thực hiện thương thảo Hợp đồng; soạn thảo Hợp đồng với nhà thầu (đơn vị hoặc cá nhân) chuyển Văn phòng Kiểm toán nhà nước;

- Đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát nội dung, khối lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ; nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành với nhà thầu (đơn vị hoặc cá nhân) cung cấp hàng hóa dịch vụ;

- Đơn vị chủ trì thực hiện soạn thảo Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành (mẫu số 08a theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP); soạn thảo thanh lý hợp đồng chuyển Văn phòng Kiểm toán nhà nước.

- Trường hợp gói cung cấp dịch vụ có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên thì chậm nhất sau 07 ngày ký hợp đồng, đơn vị chủ trì chuyển hợp đồng (01 bản gốc) cho Văn phòng (phòng Kế toán) làm thủ tục cam kết chi với Kho bạc Nhà nước theo quy định.

III. HỒ SƠ TẠM ỨNG, THANH TOÁN

1. Hồ sơ tạm ứng

Sau khi dự toán nhiệm vụ được duyệt, đơn vị chủ trì đề nghị tạm ứng gửi Văn phòng KTNN. Chi tiết như sau:

TT

NỘI DUNG

YÊU CẦU

1.1

Giấy đề nghị tạm ứng

01 bản gốc được Lãnh đạo đơn vị ký duyệt

1.2

Tờ trình chủ trương, kế hoạch thực hiện

01 bản gốc được Lãnh đạo KTNN phụ trách đơn vị phê duyệt

1.3

Dự toán kinh phí

01 bản gốc đã phê duyệt

1.4

Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện

01 bản gốc được Lãnh đạo đơn vị ký duyệt

1.5

Nội dung tạm ứng có trong dự toán đã được phê duyệt.

- Quyết định lựa chọn nhà thầu, hợp đồng (nếu giá trị từ 50 triệu đồng trở lên);

- Đối với các khoản chi bằng chuyển khoản, mức tạm ứng tối đa 50% giá trị của hợp đồng.

- Đối với các khoản chi bằng tiền mặt, mức tạm ứng từ 70%-100% giá trị dự toán được duyệt.

2. Hồ sơ thanh toán

Trong vòng 10 ngày sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đơn vị chủ trì gửi hồ sơ thanh toán, quyết toán cho Văn phòng KTNN (Phòng Kế toán) để Văn phòng rà soát, hoàn tạm ứng, thanh toán theo quy định. Chi tiết như sau:

TT

NỘI DUNG

YÊU CẦU

2.1

Giấy đề nghị thanh toán

01 bản gốc được Lãnh đạo đơn vị ký duyệt

2.2

Tờ trình chủ trương, kế hoạch thực hiện

01 bản gốc được Lãnh đạo KTNN phụ trách đơn vị phê duyệt

2.3

Dự toán kinh phí

01 bản gốc đã phê duyệt

2.4

Văn bản về: danh sách, cơ cấu, thành phần, số lượng người tham dự, thí sinh; tổ soạn thảo; tổ giúp việc; hội đồng; ban, tiểu ban; … (được phê duyệt).

01 bản gốc

2.5

Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện chương trình

01 bản gốc được Lãnh đạo đơn vị ký duyệt

2.6

Bảng kê thanh toán, quyết toán kinh phí

01 bản gốc được lãnh đạo đơn vị ký duyệt; nêu rõ số đã tạm ứng (nếu có), số còn phải thanh toán.

- Tiền chi cho các cá nhân: thù lao, hỗ trợ

Hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ;

Hợp đồng công việc; Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng; sản phẩm: bài giảng, câu hỏi, bài tham luận, báo cáo, đánh giá, góp ý, bản dịch…; Giấy biên nhận, danh sách ký nhận.

- Đối với các khoản chi có giá trị dưới 50 triệu đồng

Hóa đơn, chứng từ hợp pháp hợp lệ, báo giá.

- Đối với các khoản chi có giá trị trên 50 triệu đồng

Quyết định lựa chọn đơn vị cung cấp, hợp đồng, Biên bản nghiệm thu, Thanh lý Hợp đồng, Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành, Hóa đơn; Danh sách ký nhận tài liệu (nếu có).

Phụ lục số: 03

QUY TRÌNH THỦ TỤC TẠM ỨNG, THANH TOÁN ĐOÀN RA

I. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TẠM ỨNG, THANH TOÁN

1. Đơn vị được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm xây dựng nội dung lịch trình công tác phù hợp với thời gian trong quyết định cử đi, đoàn công tác trình lãnh đạo KTNN phê duyệt và lập dự toán, quyết toán được Trưởng đoàn ký duyệt theo tiêu chuẩn định mức quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/06/2012 của Bộ Tài chính, hoàn thiện đủ chứng từ, thanh toán chuyển về Văn phòng KTNN (phòng Kế toán) để thẩm định và làm thủ tục tạm ứng, thanh toán kinh phí với Kho bạc Nhà nước.

2. Thời gian gửi hồ sơ chứng từ để tạm ứng và thanh toán

+ Đối với các khoản tạm ứng: Thời gian gửi hồ sơ trước 07 ngày làm việc kể từ ngày đoàn bắt đầu đi công tác; sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Kế toán làm thủ tục tạm ứng và gửi hồ sơ chứng từ ra Kho bạc Nhà nước để tạm ứng cho đoàn công tác;

+ Đối với các khoản thanh toán: Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi về nước, đoàn đi công tác nước ngoài có trách nhiệm tập hợp đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định gửi về Văn phòng (phòng Kế toán), Trong vòng 5 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Kế toán lập bảng tổng hợp quyết toán kinh phí gửi Kho bạc Nhà nước.

3. Việc nhận tiền tạm ứng và thanh toán cho các đoàn đi công tác nước ngoài được quy định như sau: Cán bộ thụ lý đoàn ra của Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với cán bộ Phòng Kế toán nhận tiền tạm ứng và thanh toán cho đoàn ra tại Ngân hàng, Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước.

- Loại ngoại tệ, tỷ giá áp dụng: Loại ngoại tệ áp dụng trong việc xác định định mức, mức chi, tạm ứng và quyết toán là Đô la Mỹ (USD):

Trường hợp thực tế chi bằng ngoại tệ khác với đô la Mỹ sẽ được quy đổi trên cơ sở tổng số được chi tính bằng đôla Mỹ. Tỷ giá quy đổi giữa đồng đôla Mỹ (USD) và đồng ngoại tệ khác được căn cứ vào chứng từ đổi tiền hợp pháp của nước đến công tác. Trường hợp không có chứng từ tỷ giá quy đổi, thì áp dụng tỷ giá quy đổi ra Đôla Mỹ theo tỷ giá của Bộ Tài chính tại thời điểm đi công tác. Trường hợp thanh toán bằng thẻ tín dụng ở nước ngoài, thì căn cứ vào bản thanh toán trên sao kê kèm theo chứng từ gốc để thanh toán quy đổi sang đôla Mỹ theo tỷ giá của ngân hàng trên bản sao kê.

- Các chứng từ Hoá đơn, báo giá bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt Nam.

II. HỒ SƠ TẠM ỨNG, THANH TOÁN ĐOÀN RA

1. Hồ sơ tạm ứng

TT

NỘI DUNG

YÊU CẦU

1.1

Giấy đề nghị tạm ứng

01 bản gốc được Lãnh đạo đơn vị ký duyệt

1.2

Thư mời

02 bản gốc: 01 bản của nước bạn (trường hợp thư mời gửi qua fax hoặc email thì dùng bản fax, email), 01 bản dịch ra tiếng việt do Lãnh đạo đơn vị ký (giấy tờ liên quan đến tài chính nếu có)

1.3

Quyết định cử đi công tác nước ngoài

02 bản đóng dấu đỏ

1.4

Lịch trình công tác

01 bản gốc - có chữ ký của trưởng đoàn ký, nếu trưởng đoàn là Lãnh đạo KTNN thì người được trưởng đoàn ủy quyền ký

1.5

Phiếu báo giá vé máy bay kèm theo hồ sơ đặt chỗ của Hãng hàng không, Hợp đồng (Theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 4, Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg).

- Tối thiểu 02 báo giá của 02 đại lý bán vé máy bay khác nhau (hoặc báo giá của 01 đại lý bán vé máy bay cho ít nhất 02 hãng hàng không khác nhau, trong đó có ít nhất 01 đại lý chính hãng của hàng không quốc gia Việt Nam) với cùng hành trình bay;

- Hợp đồng với nhà cung cấp vé máy bay (2 bản gốc).

1.6

Báo giá bảo hiểm

01 bản có chữ ký và dấu của đơn vị cung cấp (bản fax)

1.7

Báo giá phòng ngủ

Mỗi địa điểm ngủ có 01 bản báo giá (điện tử)

1.8

Báo giá tiền thuê phiên dịch, biên dịch (chỉ thực hiện trong trường hợp cơ quan không bố trí được cán bộ làm phiên dịch, biên dịch)

01 bản (điện tử)

- Thuê phiên dịch tại nước đến công tác

01 bản báo giá (điện tử)

- Thuê phiên dịch từ trong nước đi cùng đoàn

Tiêu chuẩn và thủ tục như một thành viên trong đoàn; tiền phiên dịch theo quy định tại Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10/8/2018 của Bộ Tài chính

1.9

Dự toán quà tặng (trong dự toán thể hiện rõ số lượng, thành phần, đối tượng tặng quà) để có căn cứ lập dự toán, tạm ứng kinh phí.

Lãnh đạo KTNN phê duyệt trước khi đoàn đi công tác (đối với trưởng đoàn chức vụ là Thứ trưởng trở lên).

1.10

Dự toán chiêu đãi, tiếp khách (trong dự toán thể hiện rõ số lượng, thành phần, đối tượng tiếp khách) để có căn cứ lập dự toán, tạm ứng kinh phí.

Lãnh đạo KTNN phê duyệt trước khi đoàn đi công tác (đối với trưởng đoàn chức vụ Thứ trưởng trở lên).

1.11

Phí, lệ phí

Chứng từ hợp pháp, hợp lệ.

1.12

Tiền puốc-boa

Mức khoán (đối với trưởng đoàn chức vụ Bộ trưởng).

1.13

Tiền điện thoại

Mức khoán theo đoàn; Trường hợp trưởng đoàn là Tổng KTNN do Trưởng đoàn quyết định.

1.14

Các khoản khác

Chứng từ hợp pháp, hợp lệ.

2. Hồ sơ thanh toán

SỐ TT

NỘI DUNG

YÊU CẦU

2.1

Giấy đề nghị thanh toán

01 bản gốc được Lãnh đạo đơn vị ký duyệt

2.2

Vé máy bay

Biên bản nghiệm thu, Thanh lý hợp đồng cung cấp vé máy bay (02 bản gốc); Hoá đơn, cuống vé, phô tô hộ chiếu trang có đóng dấu ngày đi, ngày về của chuyến công tác.

2.3

Tiền thuê phương tiện đi làm việc hàng ngày tại nơi công tác

Hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ (trường hợp một số nước kiểm soát vé đi lại công cộng bằng điện tử không có cuống vé thì trưởng đoàn hoặc người được trưởng đoàn ủy quyền (trong trường hợp trưởng đoàn là Lãnh đạo KTNN) chịu trách nhiệm kê khai vé theo thực tế phù hợp với lịch trình làm việc của đoàn)

2.4

Thuê phương tiện từ sân bay đến nơi ở và ngược lại tại nước đến công tác

Mức khoán

2.5

Tiền thuê phương tiện từ nhà đến sân bay và ngược lại (trong nước)

Theo chế độ công tác phí trong nước (chứng từ hợp pháp, hợp lệ)

2.6

Bảo hiểm

Hoá đơn, giấy chứng nhận bảo hiểm, báo giá gốc

2.7

Tiền ăn, tiêu vặt

Mức khoán

2.8

Tiền phòng ngủ

Hoá đơn

2.9

Tiền thuê phiên dịch, biên dịch

Hợp đồng, thanh lý HĐ (Trưởng đoàn ký hợp đồng, nếu trưởng đoàn là LĐ KTNN thì do người được trưởng đoàn ủy quyền ký), hoá đơn hoặc biên nhận, nhận tiền và hộ chiếu photo người dịch

- Thuê phiên dịch tại nước đến công tác

Chi phí phiên dịch trọn gói tính theo ngày, giờ làm việc thực tế và đã được phê duyệt trong dự toán

- Thuê phiên dịch từ trong nước đi cùng đoàn

Tiêu chuẩn và thủ tục như 1 thành viên trong đoàn; tiền phiên dịch theo quy định tại Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10/8/2018 của Bộ Tài chính

2.10

Tiền quà tặng

Theo dự toán đã được duyệt và có chứng từ hợp pháp, hợp lệ. Trường hợp Đoàn đã nhận quà tặng được Văn phòng mua thì không thanh toán nội dung này.

2.11

Tiền chiêu đãi, tiếp khách

Theo dự toán đã được duyệt và có chứng từ hợp pháp, hợp lệ

2.12

Phí, lệ phí

Theo quy định và có hóa đơn, phiếu thu

2.13

Tiền puốc-boa

Mức khoán theo đoàn (đối với trưởng đoàn chức vụ Thứ trưởng trở lên)

2.14

Tiền điện thoại

Mức khoán theo đoàn; Trường hợp Trưởng đoàn là Tổng KTNN do Trưởng đoàn quyết định

2.15

Tiền đóng góp tham gia (tham dự) hội nghị, hội thảo (nếu có)

Theo quy định và có chứng từ hợp pháp, hợp lệ

2.16

Tiền chờ đợi tại sân bay (quá cảnh)

Hoá đơn phòng ngủ (nếu thời gian chờ đợi tại sân bay 6 giờ trở lên)

Phụ lục số: 04

THỦ TỤC TẠM ỨNG, THANH TOÁN KINH PHÍ ĐOÀN VÀO

1. Thủ tục tạm ứng

- Đơn vị được giao chủ trì tổ chức đón tiếp đoàn chịu trách nhiệm lập dự toán, hồ sơ gửi đến Văn phòng KTNN (phòng Kế toán) để thẩm định. Trình tự thủ tục lập và thẩm định dự toán thực hiện theo Điều 24 của Quy chế.

- Trình tự thủ tục lựa chọn đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ; tạm ứng kinh phí thực hiện theo Phụ lục số 02.

2. Thủ tục thanh toán

- Sau khi kết thúc chương trình làm việc của đoàn 10 ngày, đơn vị chủ trì tổ chức đón tiếp có trách nhiệm gửi hồ sơ chứng từ thanh toán cho phòng Kế toán để thanh toán với Kho bạc Nhà nước.

- Trình tự, thủ tục thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện theo Phụ lục số 02.

3. Thủ tục cam kết chi

Trường hợp Hợp đồng cung cấp dịch vụ có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên thì chậm nhất sau 07 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng, đơn vị phải chuyển Hợp đồng cho Văn phòng KTNN (Phòng Kế toán) làm thủ tục cam kết chi với Kho bạc Nhà nước theo quy định.

4. Hồ sơ tạm ứng

Căn cứ vào kế hoạch làm việc đón đoàn vào được Lãnh đạo KTNN phê duyệt, đơn vị chủ trì chuẩn bị hồ sơ gồm:

TT

NỘI DUNG

YÊU CẦU

4.1

Giấy đề nghị tạm ứng

01 bản gốc được Lãnh đạo đơn vị ký duyệt

4.2

Thư mời

02 bản gốc: 01 bản tiếng nước ngoài và 01 bản dịch ra tiếng Việt có chữ ký của người dịch; thư mời liên quan đến tài chính (nếu có)

4.3

Chương trình hoặc đề án chi tiết đón tiếp đoàn

01 bản gốc do Lãnh đạo đơn vị chủ trì tổ chức đón tiếp đoàn hoặc cấp được lãnh đạo đơn vị chủ trì ủy quyền ký và đã được Lãnh đạo KTNN duyệt trong tờ trình (cụ thể: thời gian, nội dung, thành phần, địa điểm, …); riêng tổ chức chiêu đãi: mức chi chiêu đãi đoàn được áp dụng cho cả đại biểu và phiên dịch phía Việt nam tham gia tiếp khách (có danh sách đại biểu phía Việt Nam được căn cứ theo chương trình đón đoàn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quy định tại điểm đ, mục 1, điều 2 tại Thông tư 71/2018/TT-BTC ngày 10/8/2018)

4.4

Bảng dự toán kinh phí

01 bản được Lãnh đạo đơn vị ký duyệt

4.5

Hồ sơ liên quan khác như: tờ trình; Quyết định phê duyệt dự toán, Quyết định lựa chọn nhà thầu, Hợp đồng (02 bản), 03 báo giá

Bản gốc

5. Hồ sơ thanh toán

TT

NỘI DUNG

YÊU CẦU

5.1

Giấy đề nghị thanh toán

01 bản gốc được Lãnh đạo đơn vị ký duyệt

5.2

Chương trình hoặc đề án đón tiếp đoàn (nếu có thay đổi so với chương trình ban đầu)

01 bản gốc do Lãnh đạo đơn vị ký

5.2

Bảng quyết toán chi phí đón đoàn vào

01 bản được Lãnh đạo đơn vị ký duyệt (kèm theo các chứng từ, hóa đơn tài chính liên quan đến nội dung chi, cụ thể:)

5.3

Các khoản thanh toán như: Thuê phòng ngủ, thuê xe ô tô, Tiền quà tặng, Tiền chiêu đãi, Văn phòng phẩm, hoa tươi, tham quan, chi phí tiếp xã giao, tiền điện thoại…

- Đối với các khoản thanh toán dưới 50 triệu đồng

Báo giá, hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ

- Đối với các khoản thanh toán từ 50 triệu đồng trở lên

Báo giá, Quyết định lựa chọn nhà thầu, Hợp đồng, BB nghiệm thu, Thanh lý Hợp đồng, Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành, Hóa đơn

5.4

Tiền thuê phiên dịch, biên dịch

Hồ sơ theo Điều 9 và Phụ lục số 02 của Quy chế này

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1991/QĐ-KTNN ngày 06/12/2021 về Quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị thuộc Khối cơ quan Kiểm toán nhà nước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.621

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.115.233
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!