Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 155/QĐ-KTNN 2021 kiểm tra đối chiếu tại các cơ quan tổ chức cá nhân có liên quan kiểm toán

Số hiệu: 155/QĐ-KTNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Kiểm toán Nhà nước Người ký: Hồ Đức Phớc
Ngày ban hành: 18/02/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Mục tiêu kiểm tra, đối chiếu trong hoạt động kiểm toán của KTNN

Đây là nội dung tại Quyết định 155/QĐ-KTNN năm 2021 quy định việc kiểm tra, đối chiếu tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

Theo đó, mục tiêu kiểm tra, đối chiếu tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán được quy định như sau:

- Mục tiêu chung của kiểm tra, đối chiếu nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để giúp KTVNN đưa ra ý kiến, đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán phù hợp;

- Mục tiêu cụ thể của kiểm tra, đối chiếu được xác định cho từng đối tượng được lựa chọn kiểm tra, đối chiếu và căn cứ vào mục tiêu kiểm toán của cuộc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán;

Trên cơ sở phân tích hồ sơ, tài liệu, đánh giá các bằng chứng của KTVNN về nội dung kiểm toán đã lựa chọn, trong đó lưu ý một số trường hợp:

+ Thu thập bổ sung bằng chứng để đánh giá tính đúng đắn, hợp lý của một số liệu, thông tin tài chính;

+ Thu thập bằng chứng để đánh giá về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của quy trình quản lý;

+ Các mục tiêu cụ thể khác tuỳ thuộc vào đối tượng, nội dung, phạm vi kiểm tra, đối chiếu.

Quyết định 155/QĐ-KTNN có hiệu lực kể từ ngày 18/02/2021.

KIM TOÁN NHÀ NƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 155/QĐ-KTNN

Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC KIỂM TRA, ĐỐI CHIẾU TẠI CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Lut Kiểm toán nhà nước ngày 24/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước ngày 26/11/2019;

Căn cứ Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước ban hành theo Quyết định số 02/2016/QĐ-KTNN ngày 15/7/2016;

Căn cứ Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành theo Quyết định số 02/2020/QĐ-KTNN ngày 16/10/2020;

Theo đề nghị của Vụ trưng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định việc kiểm tra, đối chiếu tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, các Đoàn Kiểm toán nhà nước, thành viên Đoàn Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo KTNN;
- Lưu: VT, CĐ.

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC




Hồ Đức Phớc

 

QUY ĐỊNH

VIỆC KIỂM TRA, ĐỐI CHIẾU TẠI CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 155/QĐ-KTNN ngày 18 tháng 02 năm 2021 của Tổng Kiểm toán nhà nước)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này hướng dẫn trình tự, thủ tục tiến hành các công việc của kiểm tra, đối chiếu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (KTNN).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy định này áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc KTNN được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán, các Đoàn kiểm toán của KTNN (gọi tắt là Đoàn kiểm toán), thành viên Đoàn kiểm toán, các đơn vị trực thuộc KTNN được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng kiểm toán, Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán; các tổ chức và cá nhân được uỷ thác hoặc thuê thực hiện kiểm toán, cộng tác viên KTNN có liên quan đến hoạt động kiểm toán của KTNN.

2. Thành viên Đoàn kiểm toán không phải là Kiểm toán viên nhà nước (KTVNN) khi tham gia Đoàn kiểm toán phải áp dụng Quy định này như đối với KTVNN.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Kiểm tra, đối chiếu là việc nghiên cứu, xem xét sổ sách, ghi chép, các thông tin, hồ sơ, tài liệu trên cơ sở đó để đánh giá, xác nhận về nội dung kiểm toán so với tiêu chí kiểm toán đã xác định. Việc kiểm tra, đối chiếu bao gồm kiểm tra tài liệu, thông tin, sổ kế toán, chứng từ, hiện vật có thể từ trong hoặc ngoài đơn vị.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán là cơ quan, tổ chức, cá nhân được xác định trong quá trình kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán là có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán.

Điều 4. Nguyên tắc kiểm tra, đối chiếu

1. Khi thực hiện kiểm tra, đối chiếu Đoàn kiểm toán, Thành viên đoàn kiểm toán phải tuân thủ Luật KTNN, Hệ thống chuẩn mực KTNN, Quy trình kiểm toán của KTNN và các phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán của KTNN, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán, các quy định khác của KTNN và của pháp luật có liên quan; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, đối chiếu đã thực hiện.

2. Việc kiểm tra, đối chiếu chỉ được thực hiện sau khi Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải tuân thủ nội dung, phạm vi, thời gian, địa điểm kiểm tra, đối chiếu theo Kế hoạch đã được phê duyệt.

Chương II

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Điều 5. Mục tiêu kiểm tra, đối chiếu

1. Mục tiêu chung của kiểm tra, đối chiếu nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để giúp KTVNN đưa ra ý kiến, đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán phù hợp.

2. Mục tiêu cụ thể của kiểm tra, đối chiếu được xác định cho từng đối tượng được lựa chọn kiểm tra, đối chiếu và căn cứ vào mục tiêu kiểm toán của cuộc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán; trên cơ sở phân tích hồ sơ, tài liệu, đánh giá các bằng chứng của KTVNN về nội dung kiểm toán đã lựa chọn, trong đó lưu ý một số trường hợp:

- Thu thập bổ sung bằng chứng để đánh giá tính đúng đắn, hợp lý của một số liệu, thông tin tài chính (ví dụ: Khi kiểm toán Báo cáo tài chính một doanh nghiệp, KTVNN nghi ngờ một khoản nợ phải thu, phải trả, một khoản vay phát sinh lớn có thể không chính xác cần kiểm tra, đối chiếu để làm rõ lúc này mục tiêu kiểm tra, đối chiếu nhằm thu thập thêm bằng chứng kiểm toán để đánh giá tính chính xác của các khoản vay, khoản nợ; hoặc khi thực hiện kiểm toán tổng hợp chi ngân sách tại Sở Tài chính, mục tiêu của kiểm tra, đối chiếu với các đơn vị thụ hưởng Ngân sách nhà nước để đánh giá tính hợp lý của các thông tin tài chính trên Báo cáo quyết toán kinh phí của đơn vị được tổng hợp…).

- Thu thập bằng chứng để đánh giá về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của quy trình quản lý (ví dụ: Mục tiêu của đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế khi kiểm toán cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan nhằm đánh giá hiệu lực của quy trình quản lý thu ngân sách của cơ quan Thuế, Hải quan cũng như đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật về thuế của người nộp thuế...).

- Các mục tiêu cụ thể khác tuỳ thuộc vào đối tượng, nội dung, phạm vi kiểm tra, đối chiếu.

Điều 6. Địa điểm, thành phần kiểm tra, đối chiếu

1. Việc kiểm tra, đối chiếu có thể được thực hiện tại: Trụ sở KTNN (bao gồm trụ sở KTNN và các KTNN khu vực); trụ sở đơn vị được kiểm toán; trụ sở cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được kiểm tra, đối chiếu.

2. Địa điểm kiểm tra, đối chiếu được ghi trong Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu do Tổ trưởng tổ kiểm toán lập trình Trưởng đoàn kiểm toán phê duyệt. Trên cơ sở Tờ trình của Tổ trưởng tổ kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán phê duyệt, đồng thời báo cáo Kiểm toán trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán (gọi tắt là Kiểm toán trưởng) và Lãnh đạo KTNN trước khi thực hiện.

3. Việc thực hiện kiểm tra, đối chiếu tại trụ sở cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chỉ thực hiện khi thấy cần thiết (ví dụ: Do cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có địa chỉ ở xa đơn vị được kiểm toán, hoặc do tính chất nghiệp vụ cần kiểm tra, đối chiếu phức tạp, hoặc cần phải thực hiện quan sát thực địa…) và phải được Trưởng đoàn kiểm toán phê duyệt, đồng thời báo cáo Kiểm toán trưởng và Lãnh đạo KTNN trước khi thực hiện.

4. Trong quá trình thực hiện kiểm tra, đối chiếu, trường hợp phát sinh những yếu tố cần thiết phải thay đổi địa điểm kiểm tra, đối chiếu, Tổ trưởng tổ kiểm toán phải lập Tờ trình báo cáo Trưởng đoàn kiểm toán; Trưởng đoàn kiểm toán phê duyệt, đồng thời báo cáo Kiểm toán trưởng và Lãnh đạo KTNN.

5. Thành phần tham gia kiểm tra đối chiếu gồm: Đối với KTNN phải có ít nhất 02 thành viên tổ kiểm toán (trong đó có ít nhất 01 kiểm toán viên trở lên). Riêng trường hợp đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế phải có sự tham gia của đại diện cơ quan Thuế, Hải quan.

Điều 7. Nội dung kiểm tra, đối chiếu

1. Đối với việc kiểm tra, đối chiếu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đã xác định được đối tượng, nội dung tại Kế hoạch kiểm toán tổng quát, các tổ kiểm toán tuân thủ theo Kế hoạch kiểm toán tổng quát đã được Lãnh đạo KTNN phê duyệt.

2. Trường hợp lựa chọn đối tượng kiểm tra, đối chiếu trong quá trình thực hiện kiểm toán, nội dung kiểm tra, đối chiếu gồm:

a) Đối chiếu, thu thập thông tin về một nội dung, chỉ tiêu, thông tin kiểm toán mà KTVNN xét thấy là trọng yếu, tiềm ẩn rủi ro, cần củng cố thêm bằng chứng thu thập từ bên ngoài để đảm bảo tính thận trọng, khách quan, độ tin cậy khi đưa ra ý kiến kiểm toán.

Thông tin cần được đối chiếu có thể là các thông tin liên quan đến số dư các tài khoản (ví dụ: Khoản nợ phải thu, nợ phải trả, tạm ứng, các khoản đi vay tổ chức, cá nhân; hàng hóa tồn kho tại bên thứ ba; tiền gửi ngân hàng…); các điều khoản hợp đồng (ví dụ: Thanh toán; giao nhận hàng hóa; nghiệm thu khối lượng công việc, dịch vụ hoàn thành…), các thỏa thuận hoặc các giao dịch giữa đơn vị được kiểm toán với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (ví dụ: Chi trả kinh phí; các khoản hỗ trợ, cấp phát; bàn giao, cho mượn, cho thuê tài sản; các thông tin về đơn giá vật tư, vật liệu đưa vào đơn giá dự toán gói thầu, hoá đơn, hợp đồng cung cấp, mua sắm thiết bị vật tư xây dựng…); các vấn đề khác có liên quan (ví dụ: Phỏng vấn người dân về tác động của môi trường trong kiểm toán hoạt động; hoặc trong lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư xây dựng như: chỉ số giá xây dựng, tỷ giá của ngân hàng…).

b) Kiểm tra, đối chiếu trong trường hợp khi kiểm toán Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán xét trên khía cạnh trọng yếu, KTVNN nhận thấy cần thu thập thêm bằng chứng kiểm toán từ các đơn vị thành viên, các đơn vị cấp dưới quan trọng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có ảnh hưởng đáng kể hoặc có thể tạo ra rủi ro đáng kể có sai sót trọng yếu đối với Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán được kiểm toán (ví dụ: (i) Khi kiểm toán tổng hợp tại ngân sách huyện, KTVNN lựa chọn một số đơn vị dự toán cấp dưới (các phòng, xã, trường…) có phát sinh chi ngân sách lớn hoặc có những khoản chi ngân sách theo xét đoán của KTVNN chứa đựng rủi ro có sai sót trọng yếu cần làm rõ để thực hiện kiểm tra, đối chiếu; (ii) Kiểm toán Báo cáo tài chính hợp nhất, tổng hợp của một tập đoàn, tổng công ty, chỉ tiêu các khoản đầu tư tài chính dài hạn lớn; xét đoán đây là một khoản mục chứa đựng rủi ro có sai sót trọng yếu, KTVNN có thể lựa chọn một số khoản đầu tư lớn, hoặc không hiệu quả để kiểm tra, đối chiếu thu thập bằng chứng tại các công ty liên doanh, liên kết, đơn vị có vốn góp… nhằm thu thập bổ sung thông tin, bằng chứng làm cơ sở đưa ra ý kiến về số liệu các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính của đơn vị có vốn đầu tư được hợp nhất trên Báo cáo tài chính của tập đoàn, tổng công ty).

c) Kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế khi kiểm toán tổng hợp tại cơ quan Thuế, Hải quan.

Thông qua việc kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế, KTVNN đánh giá trách nhiệm của cơ quan Thuế, Hải quan trong thực hiện vai trò quản lý nhà nước về thuế (hướng dẫn, đôn đốc thu nộp, cưỡng chế nợ, công tác thanh, kiểm tra thuế theo quy trình…) và đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế của đối tượng nộp thuế, xác định số thuế phải nộp để có kiến nghị nộp đầy đủ các khoản nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước.

Qua phân tích hồ sơ, tài liệu đánh giá công tác quản lý thuế của cơ quan Thuế, Hải quan KTVNN có thể lựa chọn một hoặc một số nội dung mà theo xét đoán của KTVNN tiềm ẩn chứa đựng rủi ro có sai sót trọng yếu (kê khai, miễn, giảm, hoàn, nợ đọng thuế) của một hoặc một số loại thuế (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế tài nguyên…) để thực hiện kiểm tra, đối chiếu.

Điều 8. Phạm vi kiểm tra, đối chiếu

1. Đối với việc kiểm tra, đối chiếu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đã xác định được phạm vi tại Kế hoạch kiểm toán tổng quát, các tổ kiểm toán tuân thủ theo Kế hoạch kiểm toán tổng quát đã được Lãnh đạo KTNN phê duyệt.

2. Trường hợp lựa chọn đối tượng kiểm tra, đối chiếu trong quá trình thực hiện kiểm toán:

a) Phạm vi kiểm tra, đối chiếu phải căn cứ vào yêu cầu thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm giúp KTVNN đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp.

b) Phạm vi kiểm tra, đối chiếu đối với từng nội dung, đối tượng cụ thể được xác định trên cơ sở mục tiêu kiểm tra, đối chiếu đã được xác định; phải phù hợp với mục tiêu và nội dung kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán đã được phê duyệt tại Kế hoạch kiểm toán, trên cơ sở đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu kiểm toán và việc xác định mẫu chọn kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán.

c) Phải xác định rõ thời kỳ (năm ngân sách, kỳ kế toán…) của nội dung, vấn đề cần kiểm tra, đối chiếu.

d) Phạm vi kiểm tra, đối chiếu được xác định cụ thể trong Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu và phải được Tổ trưởng tổ kiểm toán trình Trưởng đoàn kiểm toán phê duyệt. Trên cơ sở Tờ trình của Tổ trưởng tổ kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán phê duyệt, đồng thời báo cáo Kiểm toán trưởng và Lãnh đạo KTNN trước khi thực hiện. Trong trường hợp khi kiểm tra, đối chiếu phát hiện có dấu hiệu sai phạm cần thiết mở rộng phạm vi kiểm tra, đối chiếu thì Tổ trưởng tổ kiểm toán trình Trưởng đoàn kiểm toán để báo cáo Kiểm toán trưởng và Lãnh đạo KTNN phê duyệt trước khi thực hiện.

Điều 9. Phương pháp thực hiện kiểm tra, đối chiếu

1. KTVNN có trách nhiệm sử dụng các phương pháp chuyên môn theo quy định của KTNN nhằm thu thập và đánh giá bằng chứng qua kiểm tra, đối chiếu đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán làm cơ sở cho ý kiến đánh giá, kết luận và kiến nghị kiểm toán.

2. Các phương pháp áp dụng trong thực hiện kiểm tra, đối chiếu.

Việc lựa chọn phương pháp, thủ tục kiểm tra, đối chiếu cụ thể sẽ phụ thuộc vào đánh giá rủi ro hay phân tích các vấn đề, nội dung cần kiểm tra, đối chiếu trên cơ sở đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu kiểm toán, KTVNN có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp hoặc sử dụng kết hợp các phương pháp. Thông thường có thể áp dụng các phương pháp sau:

a) Các phương pháp thu thập bằng chứng theo quy định tại CMKTNN 1500 bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính, gồm các phương pháp: Quan sát; kiểm tra, đối chiếu; xác nhận từ bên ngoài; tính toán lại; điều tra; phỏng vấn; thủ tục phân tích; thực hiện lại theo quy định tại Đoạn 21 đến Đoạn 30 CMKTNN 1500 - Bằng chứng kiểm toán, Đoạn 67 đến Đoạn 76 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động, Đoạn 46 đến Đoạn 55 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ (ví dụ: Khi kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế tại một doanh nghiệp, KTVNN có thể sử dụng: (i) Thủ tục phân tích để phân tích sự tương quan giữa các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn, hàng tồn kho, các chỉ tiêu người mua trả trước có số dư lớn trên Báo cáo tài chính hoặc so sánh chi phí năm trước và năm nay để phát hiện những biến động bất thường, yếu tố không nhất quán để đánh giá liệu có khả năng doanh nghiệp kê khai tăng chi phí làm giảm lợi nhuận dẫn đến xác định thiếu thuế TNDN phải nộp hay không; (ii) Hoặc áp dụng phương pháp tính toán để kiểm tra các chỉ tiêu trên tờ khai thuế GTGT, doanh thu chịu thuế, thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra phải nộp có đầy đủ, đúng quy định; (iii) Sử dụng phương pháp quan sát để đánh giá quy trình nhập xuất nguyên vật liệu vào sản xuất…).

b) Áp dụng các phương pháp kiểm toán đặc thù: Tùy theo tính chất, đặc điểm, quy mô của nghiệp vụ kinh tế, hoạt động của đối tượng kiểm tra, đối chiếu KTVNN có thể áp dụng các phương pháp kiểm toán đặc thù để thực hiện trong kiểm tra, đối chiếu như: Thuê chuyên gia, quan trắc thực địa, kiểm tra hiện trường… để thu thập bổ sung bằng chứng làm cơ sở cho KTVNN đưa ra ý kiến.

Điều 10. Trình tự, thủ tục thực hiện kiểm tra, đối chiếu

1. Trường hợp đã xác định được cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra, đối chiếu tại Kế hoạch kiểm toán tổng quát, các bước thực hiện:

a) Lập và phê duyệt kế hoạch kiểm tra, đối chiếu (theo quy định lập Kế hoạch kiểm toán chi tiết).

b) Tổ chức thực hiện kiểm tra, đối chiếu theo kế hoạch được duyệt; Lập Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm tra, đối chiếu của kiểm toán viên.

c) Lập Biên bản kiểm tra, đối chiếu.

d) Lập Thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán.

2. Trường hợp lựa chọn cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra, đối chiếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, gồm các bước:

a) Phân tích hồ sơ, tài liệu do đơn vị kiểm toán cung cấp để xác định những nội dung trọng yếu, tiềm ẩn rủi ro hoặc nội dung chưa rõ, từ đó lựa chọn đối tượng và nội dung cần kiểm tra, đối chiếu để lập kế hoạch kiểm tra, đối chiếu trình Trưởng đoàn kiểm toán phê duyệt. Trên cơ sở Tờ trình của Tổ trưởng tổ kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán phê duyệt, đồng thời báo cáo Kiểm toán trưởng và Lãnh đạo KTNN trước khi thực hiện.

b) Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, đối chiếu; Lập Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm tra, đối chiếu của kiểm toán viên.

c) Lập Biên bản kiểm tra, đối chiếu.

d) Lập Thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán.

3. Riêng trường hợp kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế, ngay khi triển khai công bố quyết định kiểm toán tại địa phương, Kiểm toán trưởng lập và gửi Công văn cho UBND tỉnh, thành phố để phối hợp thực hiện (theo mẫu tại Phụ lục số 03).

Ngay khi Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu được phê duyệt, Kiểm toán trưởng phải có công văn thông báo với UBND tỉnh, thành phố hoặc UBND quận, huyện, thị xã về kế hoạch kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế khi kiểm toán tại cơ quan Thuế, Hải quan để phối hợp thực hiện. Công văn thông báo được lập theo mẫu biểu quy định của KTNN về mẫu biểu hồ sơ kiểm toán (theo mẫu tại Phụ lục số 02).

Điều 11. Phân tích thông tin lựa chọn đối tượng, xác định mục tiêu, nội dung kiểm tra, đối chiếu

1. Phân tích thông tin

a) KTVNN tiến hành nghiên cứu, phân tích thông tin là các tài liệu, hồ sơ do đơn vị được kiểm toán cung cấp hoặc do KTVNN thu thập được từ bên ngoài đơn vị được kiểm toán; thông tin thu thập được có thể là thông tin tài chính, phi tài chính. KTVNN có thể thu thập thông tin thông qua việc yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp hồ sơ, tài liệu; truy cập thông tin trên trên hệ thống quản lý của đơn vị được kiểm toán (như: Hệ thống thông tin quản lý thuế tập trung TMS, Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc Tamis…) hoặc tra cứu trên các phương tiện thông tin đại chúng, phỏng vấn trực tiếp đơn vị được kiểm toán, quan sát quy trình hoạt động của đơn vị…

b) Thông tin, hồ sơ, tài liệu cần nghiên cứu, phân tích phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung kiểm toán:

- Đối với kiểm toán tại cơ quan quản lý thu ngân sách (Thuế, Hải quan): Báo cáo tổng hợp tình hình thu nộp Ngân sách nhà nước; Báo cáo tình hình thanh tra, kiểm tra; Báo cáo tình hình nợ thuế, Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp; các tờ khai thuế GTGT, tờ khai quyết toán thuế TNDN, thuế tài nguyên, tờ khai phí, lệ phí, tờ khai quyết toán phí, lệ phí hồ sơ kê khai miễn, giảm, hoàn thuế… và các hồ sơ khác có liên quan.

- Đối với kiểm toán chi ngân sách: Báo cáo quyết toán ngân sách, Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí sử dụng và quyết toán kinh phí đã sử dụng, báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp…

- Đối với các số liệu, thông tin cần kiểm tra, đối chiếu, xác nhận có thể là: Báo cáo tài chính; sổ chi tiết các tài khoản; hợp đồng mua bán, các biên bản bàn giao tài sản, biên bản kiểm kê, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành, hợp đồng cung cấp vật tư, thiết bị; hoá đơn GTGT, chỉ số giá xây dựng, tỷ giá giao dịch…

c) Đánh giá, nhận diện rủi ro, xác định trọng yếu: KTVNN thực hiện phân tích các thông tin do đơn vị cung cấp để đánh giá mức độ tin cậy, tính hợp pháp, hợp lý của các thông tin; đánh giá tổng quát liệu có tồn tại các rủi ro có sai sót trọng yếu, mức độ rủi ro bao gồm cả rủi ro do gian lận và rủi ro do nhầm lẫn. Việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu của KTVNN được thực hiện theo quy định tại CMKTNN 1315- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị trong kiểm toán tài chính.

2. Lựa chọn đối tượng, xác định mục tiêu, nội dung kiểm tra, đối chiếu.

Việc lựa chọn đối tượng, nội dung, vấn đề cần thực hiện kiểm tra, đối chiếu phải trên cơ sở phân tích, đánh giá thông tin tài chính, hồ sơ tài liệu của đơn vị được kiểm toán. Đối tượng, nội dung lựa chọn để kiểm tra, đối chiếu là những đối tượng, nội dung qua phân tích hồ sơ, tài liệu KTVNN đánh giá có rủi ro có sai sót trọng yếu hoặc nhằm mục đích thực hiện mục tiêu, nội dung kiểm toán đã xác định, như:

a) Hồ sơ, tài liệu của đơn vị được kiểm toán chưa rõ ràng hoặc chưa đầy đủ cần kiểm tra, đối chiếu để bổ sung thông tin làm rõ.

b) Số liệu, thông tin còn có sự chưa phù hợp hoặc có những nội dung bất thường, có dấu hiệu sai sót.

c) Đối với số liệu báo cáo của người nộp thuế tại cơ quan Thuế, Hải quan:

- Số liệu Báo cáo tài chính, hồ sơ kê khai thuế, miễn, giảm, hoàn thuế của người nộp thuế chưa phù hợp hoặc có nội dung bất thường, có dấu hiệu sai sót về nghĩa vụ kê khai, nộp thuế.

- Hồ sơ thanh tra, kiểm tra của cơ quan Thuế đối với người nộp thuế có nội dung chưa rõ ràng, có dấu hiệu chưa xác định đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế.

- Hồ sơ, tài liệu của đơn vị được kiểm toán cho thấy có hiện tượng người nộp thuế chưa tuân thủ quy định của Nhà nước trong quản lý tài chính, chấp hành các Luật Thuế và các quy định pháp luật khác.

d) Đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng Ngân sách nhà nước, việc kiểm tra, đối chiếu dựa trên một hoặc một số tiêu chí cơ bản như:

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước cấp cho các lĩnh vực được xác định là trọng yếu kiểm toán năm.

- Công tác quản lý thu và sử dụng các khoản phí, lệ phí, thu dịch vụ và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước của một số cơ quan, tổ chức, cá nhân có số thu phí, lệ phí, thu dịch vụ lớn...

- Các cơ quan, tổ chức chưa được thanh tra, kiểm tra trong thời gian dài hoặc đã được thanh tra, kiểm tra nhưng vẫn tồn tại các sai sót mang tính hệ thống hoặc hay có các sai sót phát hiện qua các cuộc kiểm toán trước.

- Các tiêu chí khác: Các cơ quan, tổ chức đã từng có hành vi quản lý, sử dụng, quyết toán Ngân sách nhà nước không đúng quy định; bộ máy quản lý tài chính kế toán của cơ quan, tổ chức là kiêm nhiệm hoặc chưa hoàn thiện; công tác quản lý, kiểm soát của cơ quan tài chính chưa sâu sát, kịp thời...

đ) Các nội dung khác mà qua kiểm toán, phân tích hồ sơ KTVNN đánh giá có rủi ro có sai sót trọng yếu cần kiểm tra, đối chiếu làm rõ.

3. Việc lựa chọn đơn vị kiểm tra, đối chiếu cần có sự phối hợp để hạn chế trùng lắp, chồng chéo với việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng khác.

Điều 12. Lập và phê duyệt kế hoạch kiểm tra, đối chiếu

1. Lập kế hoạch kiểm tra, đối chiếu của tổ kiểm toán

a) Trường hợp tại thời điểm lập Kế hoạch kiểm toán chi tiết, tổ kiểm toán đã có đầy đủ thông tin cơ sở phân tích để lựa chọn đối tượng, nội dung kiểm tra, đối chiếu, việc lập Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu có thể được lập cùng với Kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán theo Phụ lục số 02/HSKT-KTNN Mẫu số 02/HSKT-KTNN ban hành kèm theo Quyết định số 01/2020/QĐ-KTNN ngày 26/6/2020 của Tổng KTNN.

b) Trường hợp khi lập Kế hoạch kiểm toán chi tiết, tổ kiểm toán chưa chọn ngay được đơn vị kiểm tra, đối chiếu

- Căn cứ kết quả phân tích hồ sơ, tài liệu của đơn vị được kiểm toán, Tổ trưởng tổ kiểm toán lập Tờ trình kèm Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu trình Trưởng đoàn phê duyệt, báo cáo Kiểm toán trưởng và Lãnh đạo KTNN phụ trách trước khi thực hiện. Việc lựa chọn đối tượng, nội dung kiểm tra, đối chiếu phải căn cứ vào thời gian, nhân lực và giới hạn của cuộc kiểm toán để xác định (bảo đảm bố trí đủ thời gian cần thiết).

- Tờ trình Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu được lập theo mẫu biểu quy định của KTNN (theo mẫu tại Phụ lục số 01), trong đó phải nêu rõ: Đối tượng kiểm tra, đối chiếu (đối với doanh nghiệp lựa chọn đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế phải nêu rõ tên doanh nghiệp, mã số thuế); lý do lựa chọn, nội dung, phạm vi kiểm tra, đối chiếu; KTVNN thực hiện; thời gian, địa điểm thực hiện kiểm tra, đối chiếu.

c) Đối với trường hợp thực hiện kiểm tra, đối chiếu toàn bộ số liệu báo cáo và các nội dung kiểm toán theo Kế hoạch kiểm toán (như: Kiểm tra, đối chiếu Báo cáo quyết toán ngân sách huyện, Báo cáo tài chính các đơn vị trực thuộc tập đoàn, tổng công ty, Báo cáo tài chính các đơn vị dự toán trực thuộc các tỉnh, các bộ ngành…) có thể vận dụng xây dựng Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu theo mẫu Kế hoạch kiểm toán chi tiết cho phù hợp.

2. Phê duyệt kế hoạch kiểm tra, đối chiếu

a) Trưởng đoàn kiểm toán phê duyệt Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu của tổ kiểm toán, đồng thời báo cáo Kiểm toán trưởng và Lãnh đạo KTNN phụ trách trước khi thực hiện và chịu trách nhiệm trước Tổng KTNN.

b) Kiểm toán trưởng có thể ghi ý kiến trực tiếp trên Tờ trình Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu hoặc ban hành thông báo ý kiến của Kiểm toán trưởng về việc kiểm tra, đối chiếu.

c) Riêng trường hợp kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế khi kiểm toán ngân sách địa phương, Kiểm toán trưởng phải có công văn thông báo với UBND tỉnh, thành phố hoặc UBND quận, huyện, thị xã về kế hoạch kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế khi kiểm toán tại cơ quan Thuế, Hải quan để phối hợp thực hiện. Công văn thông báo được lập theo mẫu biểu quy định của KTNN về mẫu biểu hồ sơ kiểm toán (theo mẫu tại Phụ lục số 02).

d) Tổ trưởng tổ kiểm toán chỉ được tổ chức thực hiện kiểm tra, đối chiếu sau khi được Trưởng đoàn kiểm toán phê duyệt, Kiểm toán trưởng chấp thuận và phải thực hiện theo đúng ý kiến chỉ đạo của Kiểm toán trưởng.

3. Trong quá trình kiểm tra, đối chiếu nếu phát sinh vấn đề phải điều chỉnh, thay đổi kế hoạch (trường hợp phát hiện dấu hiệu sai sót, sai phạm cần mở rộng phạm vi, niên độ, đối tượng, nội dung kiểm tra, đối chiếu…), Tổ trưởng tổ kiểm toán phải lập Tờ trình nêu rõ lý do thay đổi và kế hoạch điều chỉnh trình Trưởng đoàn kiểm toán. Trên cơ sở Tờ trình, Trưởng đoàn kiểm toán phê duyệt, báo cáo Kiểm toán trưởng và Lãnh đạo KTNN phụ trách trước khi thực hiện.

Kiểm toán trưởng phải có công văn thông báo kế hoạch điều chỉnh với UBND tỉnh, thành phố hoặc UBND quận, huyện, thị xã về Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu (trong trường hợp kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế khi kiểm toán ngân sách địa phương) để chỉ đạo phối hợp thực hiện (theo mẫu tại Phụ lục số 02).

4. Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu, kế hoạch điều chỉnh (nếu có) phải được gửi cho Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán của chuyên ngành (khu vực), Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán để thực hiện kiểm soát theo quy định.

Điều 13. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu

1. Thu thập hồ sơ, tài liệu để thực hiện kiểm tra, đối chiếu

Căn cứ kế hoạch đã được phê duyệt, Tổ kiểm toán yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra, đối chiếu cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung cần kiểm tra, đối chiếu. Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu phải được lập thành văn bản nêu rõ tên tài liệu, thời gian và địa điểm cung cấp và được lưu trữ hồ sơ kiểm toán theo quy định của KTNN.

2. KTVNN thực hiện kiểm tra, đối chiếu theo phần việc được phân công

a) KTVNN sử dụng các phương pháp kiểm toán và các phương pháp, thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán để thực hiện kiểm tra, đối chiếu từng nội dung nhằm thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán. Các phương pháp, thu thập bằng chứng thường được sử dụng trong kiểm tra, đối chiếu theo quy định tại Điều 9 của quy định này.

b) KTVNN có thể lựa chọn một hoặc kết hợp một số phương pháp, thủ tục kiểm toán thích hợp để kiểm tra, đối chiếu những nội dung cụ thể. Trong quá trình thực hiện kiểm tra, đối chiếu KTVNN phải vận dụng hợp lý các phương pháp, thủ tục kiểm toán, kiến thức và xét đoán chuyên môn; các văn bản theo quy định của pháp luật để tiến hành kiểm tra, đối chiếu các phần việc được phân công một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

c) Việc thu thập và đánh giá bằng chứng trong quá trình kiểm tra, đối chiếu được thực hiện và vận dụng theo quy định tại CMKTNN số 1500 - Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính, từ Đoạn 55 đến Đoạn 84 CMKTNN số 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động và từ Đoạn 43 đến Đoạn 61 CMKTNN số 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.

d) Trong quá trình thực hiện kiểm tra, đối chiếu, nếu phát hiện dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng, các sai phạm có dấu hiệu hình sự, các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí: KTVNN, Tổ trưởng phải báo cáo kịp thời cho Trưởng đoàn kiểm toán, Kiểm toán trưởng; Trưởng đoàn kiểm toán, Kiểm toán trưởng phải báo cáo kịp thời với Tổng KTNN để chỉ đạo làm rõ, xử lý; đồng thời yêu cầu đơn vị được kiểm toán giải trình những vấn đề phát hiện theo chỉ đạo của Trưởng đoàn kiểm toán, Kiểm toán trưởng và Tổng KTNN. Trường hợp nếu phát hiện các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì thực hiện trình tự, thủ tục tiến hành kiểm toán, xác minh, làm rõ vụ việc tham nhũng theo Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng của KTNN.

e) Khi thực hiện kiểm tra, đối chiếu nếu cần phải truy cập, khai thác trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán, KTVNN phải báo cáo Tổ trưởng để báo cáo Trưởng đoàn kiểm toán thực hiện hoặc ủy quyền để thực hiện và chỉ được thực hiện khi được Trưởng đoàn ủy quyền bằng văn bản. Việc thực hiện, phải dưới sự giám sát về phạm vi truy cập, khai thác của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm toán, tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật.

g) Riêng trường hợp kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế khi kiểm toán tổng hợp tại cơ quan Thuế, Hải quan phải có sự tham gia của đại diện cơ quan Thuế, Hải quan có trách nhiệm liên quan đến cuộc kiểm toán để cùng yêu cầu người nộp thuế cung cấp hồ sơ, tài liệu hoặc cùng người nộp thuế giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, đối chiếu.

h) KTVNN được phân công thực hiện kiểm tra, đối chiếu phải tuân thủ đúng Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu đã được phê duyệt. Việc điều chỉnh, bổ sung, thay đổi phạm vi, nội dung, đối tượng kiểm tra, đối chiếu chỉ được thực hiện sau khi Tổ trưởng lập Tờ trình và đã được Trưởng đoàn kiểm toán phê duyệt, đồng thời báo cáo Kiểm toán trưởng và Lãnh đạo KTNN phụ trách trước khi thực hiện.

i) Trong trường hợp cần thuê chuyên gia, tư vấn giám định thì thực hiện theo Quy chế về sử dụng cộng tác viên kiểm toán của KTNN và CMKTNN số 1620 - Sử dụng công việc của chuyên gia trong kiểm toán tài chính.

k) KTVNN kiểm tra, soát xét lại kết quả kiểm tra, đối chiếu: Trước khi tổng hợp các kết quả kiểm tra, đối chiếu, KTVNN cần kiểm tra tổng thể các kết quả đã thực hiện, tính xác thực, hợp lý, hợp pháp, thích hợp, đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán; đánh giá mức độ thực hiện công việc so với kế hoạch và khối lượng công việc phải kiểm tra, đối chiếu; tiếp tục tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung nếu cần thiết, thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán, hệ thống hóa các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được.

3. Tổ trưởng kiểm tra, soát xét các phần việc kiểm tra, đối chiếu do KTVNN thực hiện.

a) Tổ trưởng kiểm tra, soát xét hàng ngày trên cơ sở Nhật ký kiểm toán hoặc trao đổi, báo cáo công việc hàng ngày đối với những nội dung KTVNN còn vướng mắc, chưa làm rõ, những nội dung có dấu hiệu vi phạm, gian lận. Kiểm tra các bằng chứng kiểm toán mà KTVNN đã thu thập được, kết quả kiểm tra, đối chiếu và các ý kiến của KTVNN; đánh giá mức độ công việc KTVNN đã thực hiện; yêu cầu KTVNN thực hiện các thủ tục, nội dung kiểm tra, đối chiếu bổ sung, thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán nếu cần thiết. Trong trường hợp có phát hiện gian lận, thì Tổ trưởng phải chỉ đạo để làm rõ trách nhiệm cá nhân để xảy ra gian lận tại đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán và thực hiện theo đúng các quy định tại CMKTNN số 1240 - Trách nhiệm của KTVNN liên quan đến gian lận trong cuộc kiểm toán tài chính; Đoạn 56 đến Đoạn 57 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và các quy định khác có liên quan.

b) KTVNN có trách nhiệm chấp hành ý kiến chỉ đạo và kết luận của Tổ trưởng. Trường hợp còn có ý kiến khác với kết luận của Tổ trưởng thì KTVNN có quyền bảo lưu ý kiến theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN.

4. KTVNN ký Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm tra, đối chiếu

a) Kết thúc kiểm tra, đối chiếu KTVNN phải lập Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm tra, đối chiếu với các bộ phận có liên quan. Trường hợp phải thu thập thêm bằng chứng KTVNN căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Tổ trưởng, KTVNN tiếp tục thực hiện các thủ tục kiểm tra, đối chiếu, thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm bảo đảm tính thích hợp, đầy đủ, logic của các bằng chứng kiểm toán, kết quả kiểm tra, đối chiếu.

b) Tổng hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu, trao đổi và tiếp thu ý kiến giải trình của đơn vị được kiểm tra, đối chiếu; củng cố các bằng chứng; lập dự thảo Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm tra, đối chiếu trình Tổ trưởng xem xét trước khi thống nhất và ký Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm tra, đối chiếu với người có trách nhiệm liên quan đến phần việc kiểm tra, đối chiếu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trường hợp người có trách nhiệm liên quan đến phần việc kiểm tra, đối chiếu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan còn có ý kiến chưa thống nhất với kết quả, đánh giá, xác nhận do KTVNN nêu ra, KTVNN yêu cầu người có trách nhiệm liên quan ghi rõ ý kiến vào Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm tra, đối chiếu, ký xác nhận và giải trình chính thức bằng văn bản để báo cáo lại Tổ trưởng xem xét.

c) Mỗi KTVNN lập một Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm tra, đối chiếu theo nội dung đã được phân công trong Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu. Trường hợp thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu thì có thể lập chung một Biên bản kiểm tra, đối chiếu và các KTVNN cùng ký xác nhận.

5. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không phối hợp, cung cấp hồ sơ, tài liệu hoặc cung cấp hồ sơ, tài liệu không đầy đủ để thực hiện kiểm tra, đối chiếu, Tổ trưởng tổ kiểm toán phải kịp thời báo cáo Trưởng đoàn kiểm toán và Kiểm toán trưởng để xử lý kịp thời. Căn cứ vào lý do đã được xác định trước khi kiểm tra, đối chiếu và mức độ dấu hiệu vi phạm, các quy định pháp luật hiện hành để kiến nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 14. Lập Biên bản kiểm tra, đối chiếu

1. Biên bản kiểm tra, đối chiếu là căn cứ để lập Biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán, Báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán và Thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán của Tổ kiểm toán.

2. Biên bản kiểm tra, đối chiếu được lập tại các đơn vị được kiểm toán hoặc đơn vị được kiểm tra, đối chiếu ngay khi kết thúc việc kiểm tra, đối chiếu và trước khi lập Biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán, Báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán.

Khi kết thúc kiểm tra, đối chiếu, Tổ trưởng có trách nhiệm tổng hợp các kết quả kiểm tra, đối chiếu trong các Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm tra, đối chiếu của kiểm toán viên và các bằng chứng kiểm toán có liên quan để lập dự thảo Biên bản kiểm tra, đối chiếu tại cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trường hợp còn KTVNN trong tổ kiểm toán có ý kiến khác với ý kiến kết luận của Tổ trưởng, thì KTVNN đó có quyền bảo lưu ý kiến theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN.

3. Tổ trưởng tổ kiểm toán có trách nhiệm lập Biên bản kiểm tra, đối chiếu của Tổ kiểm toán hoặc phân công KTVNN tham gia kiểm tra, đối chiếu giúp Tổ trưởng lập Biên bản kiểm tra, đối chiếu của Tổ kiểm toán nhưng Tổ trưởng vẫn phải rà soát, kiểm soát, ký phát hành Biên bản kiểm tra, đối chiếu của Tổ kiểm toán và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung, kết quả trong Biên bản kiểm tra, đối chiếu của Tổ kiểm toán.

4. Biên bản kiểm tra, đối chiếu phải phản ánh đầy đủ nội dung, kết quả kiểm tra, đối chiếu và theo đúng hướng dẫn tại mẫu biểu hồ sơ kiểm toán. Đối với đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế bao gồm: Xác nhận số liệu, ghi rõ nguyên nhân chênh lệch số liệu (nếu có), tình hình chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách đối với từng nội dung kiểm tra, đối chiếu, các ý kiến đánh giá về các nội dung kiểm tra, đối chiếu đã thực hiện và ghi rõ nguyên nhân chênh lệch số liệu.

5. Riêng trường hợp kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế phải có xác nhận của đại diện cơ quan Thuế, Hải quan. Việc xác nhận của đại diện cơ quan Thuế, Hải quan phải là thủ trưởng cơ quan Thuế, Hải quan hoặc người được thủ trưởng cơ quan Thuế, Hải quan cử tham gia, phối hợp kiểm tra, đối chiếu với Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán giữ chức vụ từ phó trưởng phòng trở lên đối với Cục thuế, Cục Hải quan; từ Phó Chi cục trưởng trở lên đối với Chi cục thuế, Chi cục Hải quan. Trường hợp người được cử tham gia, phối hợp không thể trực tiếp tham gia kiểm tra, đối chiếu, giao cho người khác đi thay thì vẫn phải ký và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, đối chiếu. Người được giao đi thay sẽ ký nháy vào Biên bản kiểm tra, đối chiếu.

6. Biên bản kiểm tra, đối chiếu được lập theo mẫu tại Phụ lục số 06, riêng đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế được lập theo mẫu tại Phụ lục số 05; nội dung của Biên bản kiểm tra, đối chiếu toàn bộ số liệu báo cáo có thể vận dụng theo mẫu Biên bản kiểm toán thuộc các lĩnh vực để đảm bảo đầy đủ nội dung và thống nhất với mẫu biểu hồ sơ đã ban hành; được quản lý, lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán theo quy định về danh mục hồ sơ kiểm toán, chế độ nộp lưu, bảo quản, khai thác và huỷ hồ sơ kiểm toán của KTNN.

Điều 15. Lập Thông báo kết luận, kiến nghị với đơn vị được kiểm tra, đối chiếu

1. Trách nhiệm lập Thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán

Tổ trưởng tổ kiểm toán lập Thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán chính thức đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (kể cả qua đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế tại cơ quan Thuế, Hải quan) theo Kế hoạch được duyệt đối với các kết luận, kiến nghị liên quan đến đơn vị đó. Khi Báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán được ký phát hành, Tổ trưởng tổ kiểm toán căn cứ Báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán phát hành và Công văn gửi Kho bạc nhà nước hoàn thiện Thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán (theo số liệu phát hành chính thức) trình Trưởng đoàn kiểm toán cho ý kiến trước khi trình Kiểm toán trưởng ký phát hành đồng thời với Báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán.

2. Nội dung, hình thức Thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện theo mẫu biểu hồ sơ kiểm toán được Tổng KTNN ban hành (theo mẫu tại Phụ lục số 07).

3. Thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán được quản lý trong hồ sơ kiểm toán theo quy định về danh mục hồ sơ kiểm toán; chế độ nộp lưu, bảo quản, khai thác và huỷ hồ sơ kiểm toán của KTNN.

Điều 16. Trách nhiệm trong thực hiện kiểm tra, đối chiếu

1. Trách nhiệm KTVNN được phân công thực hiện kiểm tra, đối chiếu

a) KTVNN có trách nhiệm tuân thủ Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được phê duyệt về nội dung, phạm vi, giới hạn và địa điểm thực hiện kiểm tra, đối chiếu; thực hiện nghiêm Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN, các quy định về kiểm soát chất lượng kiểm toán và các quy định khác về trách nhiệm của KTVNN do KTNN ban hành; thực hiện việc ghi chép nhật ký làm việc của KTVNN, hồ sơ tài liệu kiểm toán, chế độ thông tin báo cáo thực hiện theo đúng các qui định của KTNN.

b) Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến các sai phạm, tồn tại của cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra, đối chiếu; thu thập bằng chứng liên quan các đánh giá của Tổ kiểm toán tại Biên bản kiểm tra, đối chiếu đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

c) Các Thành viên của Tổ kiểm toán thực hiện kiểm tra, đối chiếu phải lập Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm tra, đối chiếu về các nội dung được phân công kiểm tra, đối chiếu theo mẫu biểu quy định của KTNN (Phụ lục số 04); tham gia lập Biên bản, kiểm tra, đối chiếu của Tổ kiểm toán đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo sự phân công của Tổ trưởng tổ kiểm toán; chịu trách nhiệm về các kết quả, đánh giá của mình tại Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm tra, đối chiếu. Trong trường hợp Tổ kiểm toán phân ra các nhóm kiểm toán thì Tổ trưởng tổ kiểm toán và KTVNN phụ trách nhóm ký Biên bản kiểm tra, đối chiếu cùng với đơn vị được kiểm tra, đối chiếu.

2. Trách nhiệm của Tổ trưởng tổ kiểm toán trong thực hiện kiểm tra, đối chiếu

a) Lập Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu trình Trưởng đoàn kiểm toán phê duyệt.

b) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra, đối chiếu với nội dung, phạm vi, giới hạn, phương pháp theo đúng kế hoạch kiểm tra, đối chiếu đã được phê duyệt; thực hiện đúng Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN, các quy định về kiểm soát chất lượng kiểm toán và các quy định khác về trách nhiệm của Tổ trưởng tổ kiểm toán do KTNN ban hành.

c) Kiểm tra, rà soát việc thu thập bằng chứng đầy đủ và thích hợp liên quan đến các sai phạm, tồn tại của cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra, đối chiếu của KTVNN được giao nhiệm vụ kiểm tra, đối chiếu.

d) Lập và ký Biên bản, kiểm tra, đối chiếu và lập Thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán các đơn vị được kiểm tra, đối chiếu đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; chịu trách nhiệm về các kết quả, đánh giá của Tổ kiểm toán trong thực hiện kiểm tra, đối chiếu.

3. Trách nhiệm Trưởng đoàn kiểm toán trong thực hiện kiểm tra, đối chiếu

a) Trách nhiệm trong việc phê duyệt Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu

- Trưởng đoàn kiểm toán có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và phê duyệt kế hoạch kiểm tra, đối chiếu của các Tổ kiểm toán; sau khi phê duyệt Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu gửi cho các bộ phận liên quan theo quy định.

- Chỉ đạo Tổ kiểm toán tiếp thu các ý kiến thẩm định của Tổ Kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu; báo cáo Kiểm toán trưởng và báo cáo Lãnh đạo KTNN kế hoạch kiểm tra, đối chiếu.

- Đối với trường hợp kiểm tra, đối chiếu thuế, Trưởng đoàn kiểm toán có trách nhiệm:

+ Tham mưu cho Kiểm toán trưởng ban hành Công văn đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được kiểm toán phối hợp trong việc kiểm tra, đối chiếu. Công văn được lập và gửi khi triển khai kiểm toán tại tỉnh, thành phố (Công văn lập theo Phụ lục số 03).

+ Tham mưu Kiểm toán trưởng ký Công văn gửi Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế cho UBND tỉnh, thành phố (hoặc UBND quận, huyện, thị xã) khi kiểm toán ngân sách địa phương, làm căn cứ cho UBND tỉnh, thành phố (hoặc UBND quận, huyện, thị xã) chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan gửi thông báo đến đơn vị được kiểm tra, đối chiếu và cử cán bộ phối hợp thực hiện (Công văn lập theo Phụ lục số 02).

b) Trách nhiệm trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đối chiếu

- Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ quá trình kiểm tra, đối chiếu của các Tổ kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Chỉ đạo Tổ kiểm toán thu thập đầy đủ bằng chứng liên quan đến các số liệu, đánh giá, các sai phạm, tồn tại của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được nêu tại Biên bản kiểm tra, đối chiếu.

- Rà soát, kiểm tra và chịu trách nhiệm các nội dung, kiến nghị kiểm toán tại các Thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra, đối chiếu.

- Chịu trách nhiệm liên đới về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm tra, đối chiếu của các Tổ kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

4. Trách nhiệm của Kiểm toán trưởng trong thực hiện kiểm tra, đối chiếu

a) Trách nhiệm trong chỉ đạo thực hiện

- Kiểm toán trưởng có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra toàn diện việc thực hiện kiểm tra, đối chiếu theo đúng quy định của Luật KTNN và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Việc kiểm tra, đối chiếu đúng mục tiêu, nội dung, phạm vi, giới hạn của Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu đã được phê duyệt và đúng chỉ đạo của Tổng KTNN, Lãnh đạo KTNN phụ trách. Kiểm toán trưởng có trách nhiệm chỉ đạo các Đoàn kiểm toán lập Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu đúng đối tượng, số lượng và đảm bảo chất lượng. Chịu trách nhiệm liên đới nếu để các KTVNN, Tổ kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán vi phạm pháp luật trong việc kiểm tra, đối chiếu.

- Ký và ban hành Công văn đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được kiểm toán phối hợp trong việc kiểm tra, đối chiếu và Công văn gửi Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo của người nộp thuế cho UBND tỉnh, thành phố (hoặc UBND quận, huyện, thị xã).

- Kiểm toán trưởng ký (hoặc ủy quyền ký) và ban hành Thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra, đối chiếu theo quy định của Tổng KTNN.

b) Trách nhiệm trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm tra, đối chiếu

Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm tra, đối chiếu của Kiểm toán trưởng được thực hiện như công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm toán theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN và Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN.

5. Trách nhiệm của các đơn vị tham mưu (Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Pháp chế, Thanh tra KTNN)

Trách nhiệm của Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Pháp chế, Thanh tra KTNN đối với hoạt động kiểm tra, đối chiếu được thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của các đơn vị được quy định tại các văn bản của KTNN.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Trách nhiệm thi hành

1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, các đoàn KTNN, Thành viên Đoàn KTNN khi thực hiện kiểm tra, đối chiếu với các đơn vị có liên quan đến hoạt động kiểm toán của KTNN có trách nhiệm tổ chức, thực hiện Quyết định này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh mới hoặc khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán để tổng hợp, báo cáo Tổng KTNN sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

STATE AUDIT OFFICE OF VIETNAM
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 155/QD-KTNN

Hanoi, February 18, 2021

 

DECISION

PROMULGATING REGULATIONS ON INSPECTION AND COMPARISON AT REGULATORY BODIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS INVOLVED IN STATE AUDIT

STATE AUDITOR GENERAL

Pursuant to the Law on State Audit dated 24/6/2015 and Law on Amendments to Law on State Audit dated 26/11/2019;

Pursuant to state audit standard system promulgated according to Decision No. 02/2016/QD-KTNN dated 15/7/2016;

Pursuant to state audit procedures promulgated according to Decision No. 02/2020/QD-KTNN dated 16/10/2020;

At the request of Director General of Department of Audit Policy and Quality Control.

HEREBY DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. This Decision takes effect from the date on which it is signed.

Article 3. Heads of affiliates of State Audit Office of Vietnam, state auditor teams and members of state auditor teams shall implement this Decision./.

 

 

 

STATE AUDITOR GENERAL




Ho Duc Phoc

 

REGULATIONS

INSPECTION AND COMPARISON AT REGULATORY BODIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS INVOLVED IN STATE AUDIT
(Promulgated together with Decision No. 155/QD-KTNN dated February 18, 2021 by State Auditor General)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

These regulations provide guidance on procedures for inspection and comparison at regulatory bodies, organizations and individuals involved in state audit.

Article 2. Regulated entities

1. These regulations are applicable to entities affiliated to State Audit Office of Vietnam assigned to organize and conduct audit sessions, auditor teams of State Audit Office of Vietnam (hereinafter referred to as “auditor teams”), members of auditor teams and entities affiliated to State Audit Office of Vietnam assigned to inspect, supervise, ensure quality of audit and audit quality control teams; organizations and individuals trusted or hired to perform audit and state audit partners involved in state audit.

2. Regulations applicable to state auditors also apply to members of auditor teams who are not state auditors.

Article 3. Definitions

1. “inspection and comparison” refers to the perusal and consideration of books, records, information and documents to evaluate and confirm audit contents according to predetermined audit criteria. Inspection and comparison consist of inspection of documents, information, account books and objects belonging or not belonging to the entity subject to inspection and comparison.

2. “regulatory bodies, organizations and individuals involved in state audit” means the regulatory bodies, organizations and individuals determined to be involved in the management and use of public finance and public property of an audited entity during the audit process at the audited entity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. When carry out inspection and comparison, auditor teams and auditor team members must adhere to the Law on State Audit, state audit standard system, state audit procedures, professional audit methods of State Audit Office of Vietnam, Regulations on organization and operation of auditor teams, other regulations of State Audit Office of Vietnam and relevant law provisions; and take responsibility before the law for their inspection and comparison results.

2. Inspection and comparison shall be carried out only after the inspection and comparison plan has been approved by the competent authority and in compliance with the inspection and comparison contents, scope, time and location stated in the approved plan.

Chapter II

INSPECTION AND COMPARISON OBJECTIVES, CONTENTS, PROCEDURES AND METHODS

Article 5. Inspection and comparison objectives

1. The general objective of inspection and comparison is to collect sufficient and suitable evidence for state auditors to provide audit opinions, evaluation, confirmation, conclusions and propositions as appropriate.

2. Specific objectives of inspection and comparison shall be set for each entity selected for inspection and comparison and based on the objectives of the audit at the entity as well as document analysis and evidence assessment concerning selected audit contents by state auditors, with a focus on the following:

- Collect additional evidence to evaluate the accuracy and soundness of some financial documents and data (e.g., when performing a financial audit at en enterprise, state auditors deem a large loan or debt collectible or payable to be inaccurate and require inspection and comparison for clarification; in this case, the inspection and comparison objective is to collect additional evidence to evaluate the accuracy of the loan or debt; or, when a general audit of budget expenditure is performed at the Department of Finance, the objective of inspection and comparison with state budget users is to evaluate the soundness of financial information consolidated in the expenditure report, etc.).

- Collect evidence to evaluate efficiency of management procedures (e.g., the objective of comparison of data reported by tax payers in an audit at a tax authority or customs authority is to evaluate the efficiency of budget revenue management procedures of the tax authority or customs authority and compliance with tax regulations of tax payers, etc.).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Inspection and comparison locations and participants

1. Inspection and comparison may be carried out on the premises of State Audit Office of Vietnam (including the premises of State Audit Office of Vietnam and regional state audit offices); premises of audited entities; and premises of relevant regulatory bodies, organizations and individuals subject to inspection and comparison (hereinafter referred to as “entities subject to inspection and comparison”).

2. The inspection and comparison location shall be specified in the inspection and comparison plan formulated and proposed to the auditor team leader by the auditor group leader for approval. The auditor team leader has the power to approve the proposed location and shall report to the chief auditor or head of the entity assigned with audit tasks (hereinafter referred to as “chief auditor”) and leader of State Audit Office of Vietnam before implementation.

3. Inspection and comparison may be carried out on the premises of an entity subject to inspection and comparison only where necessary (e.g., the entity is located far away from the audited entity, or the inspection and comparison are complicated due to professional reasons, or site examination is required, etc.), which must be approved by the auditor team leader and reported to the chief auditor and leader of State Audit Office of Vietnam in advance.

4. If on-going inspection and comparison need to be relocated, the auditor group leader must prepare and submit a proposal to the auditor team leader; the auditor team leader has the power to approve the proposal and shall report to the chief auditor and leader of State Audit Office of Vietnam.

5. Inspection and comparison participants shall consist of at least 02 auditor group members (including at least 01 auditor) for State Audit Office of Vietnam. Comparison of data reported by tax payers shall be joined by representatives of the tax authority and/or customs authority.

Article 7. Inspection and comparison contents

1. If entities and contents subject to inspection and comparison are already determined in the general audit plan, auditor groups shall carry out inspection and comparison according to the plan approved by leader of State Audit Office of Vietnam.

2. If entities subject to inspection and comparison are selected during the audit process, inspection and comparison contents include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Information to compare may be information related to account balance (e.g., debts collectible, debts payable, advance, loans from organizations and individuals; goods in stock at third parties; bank deposits, etc.); contract terms (e.g., payments; goods delivery and receipt; commissioning of completed services and workload, etc.), agreements or transactions between the audited entity and relevant regulatory bodies, organizations and individuals (e.g., funding provision; amounts provided as assistance or given out; property transfer, lending and leasing; information on unit price of materials added to contract package price estimate, invoices and agreements on provision or purchase of construction materials or equipment, etc.); and other relevant matters (e.g., interviews about environmental impact in operational audit; or audit of construction investment projects such as construction price index, exchange rates, etc.).

b) Inspection and comparison in case where, in financial audit or final accounts audit, state auditors deem that it is necessary to collect further audit evidence from important subordinate units, member units and relevant regulatory bodies, organizations and individuals that have significant impact on or potentially create crucial errors in the audited financial statement or final accounts (e.g., (i) when performing general audit of district-level budget, state auditors select some subordinate budget estimate units (district- or commune-level authorities, schools, etc.) having large budget expenditures or budget expenditures considered liable to crucial errors by state auditors and requiring clarification to carry out inspection and comparison; (ii) when performing audit of the consolidated financial statement of a corporation and considering large long-term financial investments liable to crucial errors, state auditors may select some large or poor-performing investments to inspect, compare and collect evidence from joint ventures, associate companies, capital contributors, etc. to obtain additional information and evidence, which serve as the basis for opinions on data on criteria in financial statements of investment recipients consolidated into the financial statement of the corporation).

c) Inspection and comparison of data reported by tax payers for general audit at tax authorities and customs authorities.

Via inspection and comparison of data reported by tax payers, state auditors evaluate responsibility of tax authorities and customs authorities for tax administration (providing guidance, expediting tax collection and enforced debt collection, performing tax inspection according to procedures, etc.), evaluate compliance with tax regulations of tax payers and determine the amount of tax payable to propose fulfillment of obligations to state budget.

Via analysis of documents on assessment of tax administration of tax and customs authorities, state auditors may select one or more than one content that they consider liable to crucial errors (tax declaration, exemption, reduction, refund, debts, etc.) of one or more than one type of tax (VAT, enterprise income tax, natural resource tax, etc.) for inspection and comparison.

Article 8. Inspection and comparison scope

1. If inspection and comparison scope is already determined in the general audit plan, auditor groups shall carry out inspection and comparison according to the plan approved by leader of State Audit Office of Vietnam.

2. If entities subject to inspection and comparison are selected during the audit process, inspection and comparison scope shall be determined as follows:

a) Inspection and comparison scope must support collection of sufficient suitable audit evidence for state auditors to give appropriate audit opinions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Time period (budget year, accounting period, etc.) of contents to be inspected and compared must be specified.

d) Inspection and comparison scope shall be specified in the inspection and comparison plan proposed to the auditor team leader by the auditor group leader for approval. The auditor team leader has the power to approve the proposed scope and shall report to the chief auditor and leader of State Audit Office of Vietnam before implementation. In case where signs of violation are detected during inspection and comparison and it is necessary to expand the inspection and comparison scope, the auditor group leader shall propose such expansion to the auditor team leader, who will propose it to the chief auditor and leader of State Audit Office of Vietnam for approval before the scope may be expanded.

Article 9. Inspection and comparison methods

1. State auditors shall use professional methods according to regulations of State Audit Office of Vietnam to collect and evaluate evidence via inspection and comparison with regulatory bodies, organizations and individuals involved in audit operations, which will provide the basis for audit opinions, conclusions and propositions.

2. Inspection and comparison methods

Inspection and comparison methods and procedures shall be selected depending on risk assessment or analysis of contents requiring inspection and comparison. Based on risk assessment and audit error determination, state auditors may employ one or more than one method or combine multiple methods. Common methods include:

a) Evidence collection methods per regulations in state audit standard 1500 - Audit evidence in financial audit consist of observation; inspection and comparison; external confirmation; recalculation; investigation; interviewing; analysis procedures; and redoing according to regulations from Section 21 to Section 30 state audit standard 1500 - Audit evidence in financial audit, Section 67 to Section 76 state audit standard 3000 - Guidelines for operational audit, and Section 46 to Section 55 state audit standard 4000 - Guidelines for compliance audit (e.g., when inspecting and comparing data reported by tax payers at an enterprise, state auditors may use (i) analysis procedures to analyze the correlation between revenue, cost price and goods in stock and/or advance payments by buyers with large balance in the financial statement or compare costs of the previous year and current year to identify abnormal fluctuations or inconsistencies and determine whether the enterprise income tax calculated is insufficient due to the enterprise declaring higher costs to reduce profit; (ii) calculation method to check whether information in the VAT declaration, taxable income, input VAT and output VAT payable are adequate and in compliance with the law; (iii) observation method to evaluate procedures for import and export of raw materials for production, etc.).

b) Special audit methods: depending on the nature, characteristics and size of economic operations and activities of entities subject to inspection and comparison, state auditors may employ special audit methods to carry out inspection and comparison such as hiring experts, site monitoring, site inspection, etc. to collect additional evidence, which will provide the basis for opinions of state auditors.

Article 10. Inspection and comparison procedures

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Formulate and approve the inspection and comparison plan (according to regulations on formulation of detailed audit plan).

b) Organize the inspection and comparison according to the approved plan; formulate records of confirmation of inspection and comparison data and situation of auditors (hereinafter referred to as “confirmation records”).

c) Formulate an inspection and comparison record.

d) Draw up audit conclusion and proposition notification.

2. If the entities subject to inspection and comparison are selected during the audit process, inspection and comparison procedures are as follows:

a) Analyze documents provided by the audit unit to determine risk of crucial errors or unclear matters and select entities and contents subject to inspection and comparison before formulating and proposing an inspection and comparison plan to the auditor team leader for approval. The auditor team leader has the power to approve the plan and shall report it to the chief auditor and leader of State Audit Office of Vietnam before implementation.

b) Organize the inspection and comparison; formulate confirmation records of auditors.

c) Formulate an inspection and comparison record.

d) Draw up audit conclusion and proposition notification.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Immediately after the inspection and comparison plan is approved, the chief auditor shall send an official dispatch notifying the plan for inspection and comparison of data reported by tax payers for audit at the tax authority and/or customs authority to the People’s Committee of the province or central-affiliated city or district for cooperation. This official dispatch shall be made using the form in Appendix No. 02.

Article 11. Information analysis and determination of entities subject to inspection and comparison and inspection and comparison objectives and contents

1. Information analysis

a) State auditors shall examine and analyze information being documents provided by the audited entity or collected by State Audit Office of Vietnam outside of the audited entity; collected information may be financial or non-financial. State Audit Office of Vietnam may collect information by requesting the audited entity to provide documents; access information on the management system of the audited entity (such as tax management system (TMS), treasury and budget management information system (TABMIS), etc.), browse mass media, interview the audited entity directly, observe operating procedures of the audited entity, etc.

b) Information and documents requiring examination and analysis depending on audit objectives and contents include:

- For audit at budget revenue authorities (tax and customs authorities): general reports on state budget revenue collection; inspection reports; reports on tax debts, financial reports of enterprises; VAT declarations, enterprise income tax declarations, natural resources tax declarations, fee and charge declarations, fee and charge payment declarations, documents on tax exemption, reduction and refund, etc. and other relevant documents.

- For budget expenditure audit: budget final accounts, consolidated reports on use of funding and settlement of used funding, reports on collection and use of funding for expenditures, etc.

- Data and information requiring inspection, comparison and confirmation may be financial statements; detailed books of accounts; sales agreements, records of property transfer, stocktaking records, records of commissioning of completed load, agreements on provision of materials and equipment; VAT invoices, construction price index, exchange rates, etc.

c) Assessment and determination of risk of crucial errors: state auditors shall analyze information provided by the audited entity to evaluate its reliability, legality and soundness; make general evaluation of possible risk of crucial errors and risk level, including risk due to fraud and risk due to mistakes. Determination and assessment of risk of crucial errors by state auditors shall adhere to regulations in state audit standard 1315 - Determination and assessment of risk of crucial errors via understanding about audited entities and working environment of audited entities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Entities and contents subject to inspection and comparison shall be determined based on analysis and assessment of financial information and documents of audited entities. Entities and contents subject to inspection and comparison shall be those deemed liable to crucial errors by state auditors after document analysis or selected for predetermined audit objectives and contents such as:

a) Documents of audited entities that are unclear or insufficient and require inspection and comparison for clarification.

b) Data and information that are inconsistent or contain abnormal contents or show signs of errors.

c) For data reported by tax payers at tax authorities and customs authorities:

- Data of financial statements and documents on tax declaration, exemption, reduction and refund of tax payers that are inconsistent or contain abnormal contents or show signs of errors concerning tax declaration and payment obligations.

- Documents on tax payer inspection by tax authorities that are unclear or show signs of inadequate determination of tax payment obligations.

- Documents of audited entities showing that a tax payer has failed to comply with state regulations on financial management, tax laws and other law provisions.

d) For state budget users, inspection and comparison shall be carried out based on one or more than one basic criterion such as:

- Use of state budget allocated to state budget users for expenditure items regarded as the focus of this year’s audit.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Regulatory bodies and organizations that have not been inspected for a long time or have been inspected but still have systematic errors or errors detected in previous audits.

- Other criteria: regulatory bodies and organizations having managed, used or settled state budget against regulations; financial and accounting management apparatus of regulatory bodies and organizations operating part-time or being incomplete; management and control operations of finance authorities being superficial or tardy, etc.

dd) Other contents liable to crucial errors determined by state auditors via audit and document analysis and requiring inspection and comparison for clarification.

3. Cooperation is required for selection of entities subject to inspection and comparison to prevent overlapping with an inspection performed by another authority.

Article 12. Inspection and comparison plan formulation and approval

1. Formulation of inspection and comparison plans by auditor groups

a) If the auditor groups has sufficient grounds to select the entities subject to inspection and comparison at the time of formulation of the detailed audit plan, the inspection and comparison plan may be formulated together with the detailed audit plan of the auditor group using Form No. 02/HSKT-KTNN in Appendix No. 02/HSKT-KTNN promulgated together with Decision No. 01/2020/QD-KTNN dated 26/6/2020 by State Auditor General.

b) If the auditor group has yet to select entities subject to inspection and comparison at the time of formulation of the detailed audit plan:

- Based on analysis of documents of the audited entity, the auditor group leader shall prepare and submit an inspection and comparison plan and proposal therefor to the auditor team leader for approval, who will report them to the supervisory chief auditor and leader of State Audit Office of Vietnam before implementation. Entities and contents subject to inspection and comparison shall be determined as appropriate to audit time, personnel and limits (ensuring sufficient time).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) In case of inspection and comparison of all reported data and audit contents according to the audit plan (such as inspection and comparison of district-level budget final accounts, financial statements of affiliates to corporations, financial statements of budget estimate units affiliated to provinces and ministries, etc.), the inspection and comparison plan may be formulated according to the form for the detailed audit plan as appropriate.

2. Inspection and comparison plan approval

a) Auditor team leader has the power to approve the inspection and comparison plan of the auditor group and shall report it to the supervisory chief auditor and leader of State Audit Office of Vietnam before implementation and take responsibility before State Auditor General.

b) The chief auditor may give their opinion directly into the inspection and comparison plan proposal or promulgate a notification of their opinion on the inspection and comparison.

c) For inspection and comparison of data reported by tax payers during audit of local government budget, the chief auditor shall send an official dispatch notifying the plan for inspection and comparison of data reported by tax payers for audit at the tax authority and/or customs authority to the People’s Committee of the province or central-affiliated city or district for cooperation. This official dispatch shall be made using the form in Appendix No. 02.

d) Auditor group leader may carry out inspection and comparison only after receiving the approval of the auditor team leader and chief auditor and must follow the direction of the chief auditor.

3. If an issue arising during inspection and comparison results in change to plan (detecting signs of errors or violations that require expansion of inspection and comparison scope, year, entities, contents, etc.), the auditor group leader shall prepare and submit a proposal specifying the reason for the change and the amended plan to the auditor team leader. The auditor team leader has the power to approve them and shall report them to the supervisory chief auditor and leader of State Audit Office of Vietnam before implementation.

The chief auditor shall send an official dispatch notifying the amended plan to the People’s Committee of the province or central-affiliated city or district (for inspection and comparison of data reported by tax payers for audit of local government budget) for cooperation using the form in Appendix No. 02.

4. The amended inspection and comparison plan (if any) must be sent to the specialized (regional) audit quality control team and Department of Audit Policy and Quality Control for control purpose as per the law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Collection of documents for inspection and comparison

According to the approved plan, the auditor group shall request the entities subject to inspection and comparison to provide documents and information related to inspection and comparison contents. This request must be made in writing and specify document name and time and location of provision and an audit dossier shall be prepared according to regulations of State Audit Office of Vietnam.

2. Inspection and comparison carried out by state auditors as assigned

a) State auditors shall employ audit methods and audit evidence collection methods and procedures to inspect and compare each content and collect and evaluate audit evidence. Evidence collection methods commonly used in inspection and comparison are provided for in Article 9 herein.

b) State auditors may choose one or more than one suitable audit method or procedure to inspect and compare specific contents. During inspection and comparison, state auditors must employ audit methods and procedures, knowledge, professional judgments and documents as per the law to inspect and compare assigned contents in an efficient and time-saving manner.

c) Evidence collection and assessment during inspection and comparison shall adhere to regulations in state audit standard 1500 - Audit evidence in financial audit, from Section 55 to Section 84 of state audit standard 3000 - Guidelines for operational audit and from Section 43 to Section 61 of state audit standard 4000 - Guidelines for compliance audit.

d) During inspection and comparison, if detecting signs of a grave error, error showing signs of crime or case showing signs of corruption or wastefulness; state auditors and/or auditor group leader shall promptly report to the auditor team leader and/or chief auditor; auditor team leader and/or chief auditor shall promptly report to State Auditor General for directions for clarification and handling; concurrently, request the audited entity to explain the issue detected according to directions of the auditor team leader, chief auditor and State Auditor General. Cases showing signs of corruption shall be audited, verified and clarified according to procedures for audit of cases showing signs of corruption of State Audit Office of Vietnam.

e) During inspection and comparison, if it is necessary to access the national database system and electronic data of regulatory bodies, organizations and individuals involved in audit operations for collection of information and documents directly related to audit contents and scope, state auditors shall report to the auditor group leader, who will report to the auditor team leader. Access shall be granted with the written authorization of the auditor team leader. Regulatory bodies, organizations and individuals involved in audit operations shall supervise the scope of such access and such access shall comply with the law and regulations of law on confidentiality, security and safety.

g) Inspection and comparison of data reported by tax payers during general audit at tax and customs authorities must have the participation of representatives of tax and customs authorities whose responsibilities are related to the audit to jointly request tax payers to provide documents or explain matters related to inspection and comparison contents together with tax payers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

i) In case it is necessary to hire assessment experts and consultants, comply with Regulations on employment of audit partners of State Audit Office of Vietnam and state audit standard 1620 - Employment of experts in financial audit.

k) Review of inspection and comparison results by state auditors: before consolidating inspection and comparison results, state auditors shall review all results produced and validity, soundness, lawfulness, suitability and adequacy of audit evidence in a comprehensive manner; evaluate amount of work completed compared to plan and inspection and comparison load; carry out additional audit procedures where necessary, collect additional audit evidence and systemize collected audit evidence.

3. Review of inspection and comparison tasks performed by state auditors by auditor group leaders

a) Auditor group leader shall review contents which state auditors have difficulties with and contents with signs of violations or fraudulence on a daily basis based on the audit record or daily work report or exchange. Examine audit evidence collected by state auditors, inspection and comparison results and opinions of state auditors; evaluate amount of work completed by state auditors; request state auditors to include additional inspection and comparison procedures and contents and collect additional audit evidence if necessary. In case fraudulence is detected, the auditor group leader must give directions to clarify responsibilities of individuals allowing the fraud in the audited entity and regulatory bodies, organizations and individuals involved in audit operations and conform to state audit standard 1240 - Responsibilities of state auditors relating to fraudulence in financial audit, Section 56 to Section 57 of state audit standard 4000 - Guidelines for compliance audit and other relevant regulations.

b) State auditors shall follow directions and conclusions of the auditor group leader. Any state auditor who does not agree with the conclusions of their auditor group leader may have their opinion recorded according to Regulations on organization and operation of state auditor teams.

4. Signing of confirmation records by state auditors

a) Upon end of inspection and comparison, state auditors shall formulate and compare confirmation records with relevant units. If additional evidence is required, state auditors shall continue to carry out inspection, comparison and audit evidence collection procedures based on directions given by the auditor group leader to ensure the suitability, adequacy and soundness of audit evidence and inspection and comparison results.

b) Consolidate inspection and comparison results, exchange and receive explanations of entities subject to inspection and comparison; reinforce evidence; formulate and submit draft confirmation record to the auditor group leader for consideration before finalization and signing of the record with persons whose responsibilities are related to inspection and comparison.

In case persons whose responsibilities are related to inspection and comparison do not agree with the results, evaluation or confirmation presented by state auditors, state auditors shall request these persons to specify their opinions in the confirmation record, countersign and provide a written official explanation, which will be reported to the auditor group leader for consideration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. In case the entity subject to inspection and comparison refuses to cooperate or provide documents or provide sufficient documents for inspection and comparison, the auditor group leader shall promptly report to the auditor team leader and chief auditor for timely handling. Propose actions to be taken against this entity to competent authorities as per the law based on the reason determined prior to inspection and comparison, severity of sign of violation and applicable regulations of law.

Article 14. Formulation of inspection and comparison records

1. Inspection and comparison record shall provide the basis for formulation of the audit record of the auditor group, audit report of the auditor team and audit conclusion and proposition notification of the auditor team.

2. Inspection and comparison record shall be formulated at the audited entity or entities subject to inspection and comparison immediately upon end of inspection and comparison and before formulation of the audit record of the auditor group and audit report of the auditor team.

Upon end of inspection and comparison, the auditor group leader shall consolidate inspection and comparison results in confirmation records and relevant audit evidence to formulate draft inspection and comparison record at the entity subject to inspection and comparison. In case any state auditor in the auditor group does not agree with the conclusion of the auditor group leader, this state auditor may have their opinion recorded according to Regulations on organization and operation of state auditor teams.

3. The auditor group leader shall formulate the inspection and comparison record of their group or assign a state auditor involved in inspection and comparison to assist them with the formulation but the auditor group leader must review, control and sign the record for promulgation and take responsibility before the law for the contents and results written in the record.

4. Inspection and comparison record shall include sufficient inspection and comparison contents and results and be made according to guidelines in audit forms and schedules. Record of comparison of data reported by tax payers shall confirm data, specify reason for data discrepancy (if any), fulfillment of obligations concerning state budget revenue collection for each inspection and comparison content, assessment of inspected and compared contents and reason for data discrepancy.

5. Inspection and comparison of data reported by tax payers must be confirmed by representatives of tax and customs authorities, namely heads of tax and customs authorities or persons who are assigned to cooperate with the auditor team or auditor group in inspection and comparison by heads of tax and customs authorities and hold the post of deputy division head or higher of Department of Taxation or Customs Department; or deputy head or higher of Sub-department of Taxation or Customs Sub-department. If a person assigned to cooperate cannot participate directly in inspection and comparison and assign another person as replacement, they must sign the inspection and comparison record and take responsibility for inspection and comparison results. The person sent as replacement shall initial the record.

6. Inspection and comparison record shall be formulated using the form in Appendix No. 06; record of comparison of data reported by tax payers shall be formulated using the form in Appendix No. 05; record of inspection and comparison of all reported data may be formulated following the form of audit record for the appropriate field to ensure sufficient contents and consistency with promulgated forms and schedules; these records shall be managed and retained in audit dossiers according to regulations on list of audit documents and submission, retention, preservation, use and disposal of audit documents of State Audit Office of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Responsibility for formulation of audit conclusion and proposition notifications

The auditor group leader shall formulate an official audit conclusion and proposition notification to be sent to relevant regulatory bodies, organizations and individuals (including for comparison of data reported by tax payers at tax and customs authorities) according to approved plan for conclusions and propositions concerning these entities. After the audit report of the auditor team has been signed and promulgated, the auditor group leader shall complete the audit conclusion and proposition notification (using official data) based on the promulgated audit report of the auditor team and official dispatch sent to State Treasury and submit it to the auditor team leader for opinions before proposing it to the chief auditor for signing and promulgation and together with the audit report of the auditor team.

2. The audit conclusion and proposition notification shall be formulated using the form in Appendix No. 07.

3. The audit conclusion and proposition notification shall be managed and retained in audit dossiers according to regulations on list of audit documents and submission, retention, preservation, use and disposal of audit documents of State Audit Office of Vietnam.

Article 16. Responsibilities for inspection and comparison

1. Responsibility of state auditors assigned to perform inspection and comparison

a) State auditors shall follow the approved inspection and comparison plan in terms of inspection and comparison contents, scope, limits and location; properly comply with Regulations on organization and operation of state auditor teams, regulations on audit quality control and other regulations on responsibilities of state auditors promulgated by State Audit Office of Vietnam; record in work journals of state auditors, prepare audit documents and meet information and reporting requirements of State Audit Office of Vietnam.

b) Collect sufficient suitable audit evidence related to errors of entities subject to inspection and comparison; collect evidence related to assessments of the auditor group in the inspection and comparison record.

c) Members of the auditor group carrying out inspection and comparison must formulate confirmation records for tasks assigned using the form in Appendix No. 04; participate in the formulation of the inspection and comparison record of their auditor group as assigned by the group leader; take responsibility for their results and assessments in their confirmation records. In case the auditor group is divided into smaller groups, the auditor group leader and state auditors in charge of smaller groups shall sign inspection and comparison records with the entities subject to inspection and comparison.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Formulate and propose an inspection and comparison plan to the auditor team leader

b) Organize the inspection and comparison according to the contents, scope, limits and methods stated in the approved inspection and comparison plan; properly follow Regulations on organization and operation of state auditor teams, regulations on audit quality control and other regulations on responsibilities of auditor group leaders promulgated by State Audit Office of Vietnam.

c) Check and review collection of sufficient suitable audit evidence related to errors of entities subject to inspection and comparison by state auditors assigned for inspection and comparison.

d) Formulate and sign inspection and comparison records and formulate audit conclusion and proposition notifications; take responsibility for results and assessments concerning inspection and comparison of their auditor groups.

3. Responsibilities of auditor team leaders in inspection and comparison

a) Responsibilities for approving inspection and comparison plans

- Auditor team leaders shall examine, review and approve inspection and comparison plans of auditor teams; and send approved plans to relevant units as per regulations.

- Direct auditor teams to receive appraising opinions of audit quality control teams concerning inspection and comparison plans; report inspection and comparison plans to the chief auditor and leader of State Auditor Office of Vietnam.

- Responsibilities for tax inspection and comparison:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Advise chief auditors on signing of official dispatches sending plans for inspection and comparison of data reported by tax payers to People’s Committees of provinces and central-affiliated cities (or People’s Committees of districts) for audit of local government budget, which provide the basis for these People’s Committees to direct tax and customs authorities to send notifications to entities subject to inspection and comparison and assign officials to cooperate (official dispatches shall be made using the form in Appendix No. 02).

b) Responsibilities for giving directions for inspection and comparison

- Inspect and control the whole inspection and comparison process of auditor teams at entities subject to inspection and comparison.

- Direct auditor teams to collect sufficient evidence related to data, assessments and errors of entities subject to inspection and comparison mentioned in inspection and comparison records.

- Review, inspect and take responsibility for audit contents and propositions in audit conclusion and proposition notifications.

- Take joint responsibility for violations against the law in inspection and comparison operations of auditor teams at entities subject to inspection and comparison.

4. Responsibilities of chief auditors for inspection and comparison

a) Responsibilities for giving directions

- Give directions for, organize and inspect inspection and comparison according to regulations of the Law on State Audit and relevant guiding documents in a comprehensive manner. Inspection and comparison shall be carried out with the objectives, contents, scope and limits stated in approved inspection and comparison plans and in compliance with directions given by State Auditor General and supervisory leader of State Audit Office of Vietnam. Direct auditor teams to formulate inspection and comparison plans with correct entities and quantity and ensure quality. Take joint responsibility for law violations committed by state auditors, auditor groups and auditor team leaders during inspection and comparison.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Sign (or authorize signing) and promulgate audit conclusion and proposition notifications according to regulations of State Auditor General.

b) Responsibilities for inspecting and controlling inspection and comparison operations

Chief auditors shall inspect and control inspection and comparison operations in a manner similar to inspection and control of audit operations according to Regulations on organization and operation of state auditor teams and Regulations on audit quality control of State Audit Office of Vietnam.

5. Responsibilities of advisory units (Department of General Affairs, Department of Audit Policy and Quality Control, Department of Legal Affairs and State Audit Inspectorate)

Responsibilities of Department of General Affairs, Department of Audit Policy and Quality Control, Department of Legal Affairs and State Audit Inspectorate for inspection and comparison operations are provided for in documents of State Audit Office of Vietnam.

Chapter III

IMPLEMENTATION CLAUSE

Article 17. Implementing responsibilities

1. Heads of entities affiliated to State Audit Office of Vietnam, state auditor teams and members of state auditor teams carrying out inspection and comparison of entities involved in state audit shall implement this Decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 155/QĐ-KTNN ngày 18/02/2021 quy định việc kiểm tra, đối chiếu tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.320

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.198.13
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!