Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

Số hiệu: 02/2020/QĐ-KTNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Kiểm toán Nhà nước Người ký: Hồ Đức Phớc
Ngày ban hành: 16/10/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

Đây là nội dung nổi bật của Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN về việc ban hành Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

Theo đó, Quy trình kiểm toán bao gồm 4 bước:

(1) Chuẩn bị kiểm toán gồm:

+ Khảo sát thu thập thông tin;

+ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thông tin đã thu thập;

+ Lập, xét duyệt, hoàn thiện, phát hành kế hoạch kiểm toán tổng quát;

+ Lập và phê duyệt KHKT chi tiết; Tổng Kiểm toán nhà nước (hoặc người được ủy quyền) ký quyết định kiểm toán và phổ biến cho thành viên đoàn kiểm tra.

(2) Thực hiện kiểm toán: công bố quyết định; tiến hành kiểm toán; lập và thông qua biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán với đơn vị được kiểm toán.

(3) Lập và gửi báo cáo kiểm toán:

+ Lập dự thảo báo cáo kiểm toán;

+ Kiểm toán trưởng, Tổng kiểm toán nhà nước xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán;

+ Hoàn thiện dự thảo, gửi lấy ý kiến của đơn vị được kiểm toán;

+ Thông báo kết quả kiểm toán; Phát hành báo cáo kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán.

(4) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Xem chi tiết tại Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN (có hiệu lực từ ngày 30/11/2020).

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2020/QĐ-KTNN

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước ngày 24/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước ngày 26/11/2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán và Vụ Trưởng Vụ Pháp chế;

Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định về việc ban hành Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 08/2016/QĐ-KTNN ngày 23/12/2016 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, các Đoàn Kiểm toán nhà nước, các thành viên của Đoàn Kiểm toán nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Viện KSND tối cao, Tòa án nhân dân tối cao;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Công báo;
- Lãnh đạo KTNN; các đơn vị trực thuộc KTNN;
- Lưu: VT, Vụ Chế độ và KSCLKT (02).

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC




Hồ Đức Phớc

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2020/QĐ-KTNN ngày 16 tháng 10 năm 2020 của Tổng Kiểm toán nhà nước)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là Quy trình kiểm toán) quy định trình tự, thủ tục tiến hành các công việc của cuộc kiểm toán do Kiểm toán nhà nước thực hiện. Quy trình kiểm toán được xây dựng trên cơ sở quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước (CMKTNN) và thực tiễn hoạt động kiểm toán.

Quy trình kiểm toán bao gồm 4 bước:

- Chuẩn bị kiểm toán;

- Thực hiện kiểm toán;

- Lập và gửi báo cáo kiểm toán;

- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

2. Trong hoạt động kiểm toán nếu có các trường hợp phát sinh khác ngoài quy định của Quy trình này, Trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán, tổ chức và cá nhân được ủy thác hoặc thuê thực hiện kiểm toán, cộng tác viên kiểm toán nhà nước phải báo cáo Kiểm toán trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm toán (gọi tắt là Kiểm toán trưởng) trình xin ý kiến của Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét quyết định.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy trình kiểm toán này áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán, các Đoàn kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (gọi tắt là Đoàn kiểm toán), Thành viên đoàn kiểm toán, các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước được giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng kiểm toán, tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán; các tổ chức và cá nhân được ủy thác hoặc thuê thực hiện kiểm toán, cộng tác viên kiểm toán nhà nước, đơn vị được kiểm toán và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán.

2. Thành viên đoàn kiểm toán không phải là Kiểm toán viên nhà nước (KTVNN), khi tham gia Đoàn kiểm toán phải áp dụng Quy trình này như đối với KTVNN.

Điều 3. Mục đích ban hành Quy trình kiểm toán

1. Bảo đảm tính thống nhất trong việc tổ chức, thực hiện, quản lý hoạt động kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, Đoàn kiểm toán, Thành viên đoàn kiểm toán.

2. Tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ nghề nghiệp để tổ chức các công việc trong một cuộc kiểm toán, các hoạt động của Đoàn kiểm toán và KTVNN; đồng thời là cơ sở để thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng kiểm toán, đánh giá chất lượng các cuộc kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của KTVNN.

3. Làm căn cứ để xây dựng hướng dẫn kiểm toán đối với từng lĩnh vực kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

4. Tạo cơ sở cho việc xây dựng hệ thống mẫu biểu, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng các ngạch KTVNN.

Điều 4. Yêu cầu đối với Đoàn kiểm toán và Thành viên đoàn kiểm toán

1. Tuân thủ Luật Kiểm toán nhà nước, Hệ thống CMKTNN, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Tuân thủ Kế hoạch kiểm toán (KHKT) tổng quát đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt. Các trường hợp điều chỉnh phát sinh so với KHKT tổng quát phải được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt.

3. Tổ chức tiến hành các công việc kiểm toán theo đúng trình tự, thủ tục đã quy định trong Quy trình kiểm toán. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán (sau đây gọi là Trưởng đoàn) hoặc các Tổ trưởng Tổ kiểm toán (sau đây gọi là Tổ trưởng) phải chỉ đạo KTVNN ghi chép, tập hợp đầy đủ kết quả kiểm toán cụ thể của từng bước công việc vào hồ sơ kiểm toán, nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở cho các ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán; ứng dụng các phần mềm hỗ trợ hoạt động kiểm toán, kỹ thuật công nghệ cao để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm toán, bảo mật thông tin theo quy định; đồng thời, là cơ sở cho việc giám sát, kiểm tra, điều hành quá trình thực hiện kiểm toán, định kỳ tổng hợp kết quả kiểm toán, báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch với cấp trên để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm hoàn thành KHKT theo đúng yêu cầu về tiến độ và chất lượng.

4. Trưởng đoàn, Tổ trưởng tổ kiểm toán có trách nhiệm hướng dẫn các Thành viên đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán theo Quy trình kiểm toán, thường xuyên giám sát, kiểm tra công việc của các Thành viên đoàn kiểm toán để đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và quyết định công việc cho bước tiếp theo.

Điều 5. Kiểm soát chất lượng kiểm toán

Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với các cuộc kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, CMKTNN 40 - Kiểm soát chất lượng kiểm toán và các CMKTNN khác có quy định về kiểm soát chất lượng kiểm toán, Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán, các quy định khác của Kiểm toán nhà nước và của pháp luật có liên quan.

Điều 6. Tài liệu, hồ sơ kiểm toán

Việc lập và lưu trữ tài liệu, hồ sơ kiểm toán của cuộc kiểm toán được thực hiện theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, Hệ thống CMKTNN, Quy định Danh mục Hồ sơ kiểm toán, chế độ nộp lưu, bảo quản, khai thác và hủy hồ sơ kiểm toán, các quy định khác của Kiểm toán nhà nước và của pháp luật có liên quan.

Chương II

CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN

Điều 7. Khảo sát, thu thập thông tin

Căn cứ vào KHKT hàng năm, danh mục đầu mối kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tiến hành các bước công việc như sau:

1. Lập, phê duyệt và gửi Đề cương khảo sát

a) Lập Đề cương khảo sát

Đề cương khảo sát gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Căn cứ khảo sát;

- Thông tin cơ bản cần thu thập theo tính chất của cuộc kiểm toán;

- Các tài liệu, hồ sơ, báo cáo cần thu thập liên quan đến vấn đề được kiểm toán;

- Tổ chức đoàn khảo sát (nhân sự thực hiện khảo sát…);

- Đơn vị được khảo sát chi tiết;

- Thời gian khảo sát;

- Dự toán kinh phí và các điều kiện vật chất cho hoạt động khảo sát.

Lưu ý: (i) Việc khảo sát có thể lấy các thông tin thu thập được từ tài liệu khảo sát lần trước (đối với các đơn vị trước đây đã kiểm toán) hoặc thông tin các đơn vị đã có trên hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu đầu mối kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, các thông tin khai thác bằng công nghệ thông tin trên dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan; chỉ yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các thông tin bổ sung thay đổi so với lần kiểm toán trước gần nhất và những thông tin chưa thu thập được từ các hình thức trên; (ii) Các Phụ biểu thu thập thông tin phải tuân thủ theo chế độ báo cáo hiện hành của Nhà nước liên quan đến cuộc kiểm toán; ngoài ra, có thể bổ sung một số phụ lục báo cáo tổng hợp cần thiết khác (nhưng phải rất hạn chế); (iii) Việc khảo sát thu thập thông tin phải bảo đảm phục vụ cho việc lập KHKT tổng quát và lập KHKT chi tiết tại các đầu mối dự kiến kiểm toán; (iv) Bố trí nhân sự đoàn khảo sát bảo đảm tinh gọn tránh gây phiền hà cho đơn vị được kiểm toán, phải bố trí những kiểm toán viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp, đủ năng lực và gắn với dự kiến nhân sự chủ chốt đoàn kiểm toán; (v) Trưởng đoàn khảo sát lập Đề cương khảo sát phải cụ thể hóa các chỉ tiêu, thông tin cần thu thập theo quy định tại mẫu biểu hồ sơ kiểm toán (theo từng lĩnh vực) và các phụ lục kèm theo gửi Tổ kiểm soát thẩm định, hoàn thiện trình Kiểm toán trưởng phê duyệt trước khi thực hiện.

b) Phê duyệt Đề cương khảo sát

Kiểm toán trưởng phê duyệt Đề cương khảo sát trước khi gửi đơn vị được khảo sát và triển khai thực hiện khảo sát.

c) Gửi Đề cương khảo sát

Đề cương khảo sát được gửi cho đơn vị được khảo sát kèm theo Công văn gửi Đề cương khảo sát trước khi thực hiện các thủ tục khảo sát, thu thập thông tin tại đơn vị.

2. Khảo sát và thu thập thông tin

Việc khảo sát và thu thập thông tin thực hiện theo quy định tại Đoạn 13 đến Đoạn 44 CMKTNN 1315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị được kiểm toán tài chính; Đoạn 9 đến Đoạn 11 CMKTNN 1800 - Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt; Đoạn 11 đến Đoạn 12 CMKTNN 1805 - Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ và khi kiểm toán các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính; Đoạn 18 đến Đoạn 20 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; Đoạn 10 đến Đoạn 13 của CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và các quy định khác có liên quan của Kiểm toán nhà nước.

Khi tiến hành khảo sát, Đoàn khảo sát phải thực hiện theo đúng đề cương khảo sát đã được phê duyệt, giảm thiểu tối đa khảo sát trực tiếp tại đơn vị: chỉ khảo sát trực tiếp tại đơn vị khi dữ liệu lưu trữ tại Kiểm toán nhà nước không có và không thu thập được hoặc thu thập không đủ thông tin nếu chỉ thông qua khai thác bằng công nghệ thông tin từ xa trên dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan và báo cáo của đơn vị không đầy đủ hoặc có thể chậm tiến độ.

2.1. Thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán, môi trường hoạt động, tình hình tài chính và thông tin liên quan khác

a) Thông tin cần thu thập

Tùy theo loại hình kiểm toán, mục tiêu và yêu cầu của cuộc kiểm toán để xác định các thông tin cần thiết thu thập có thể bao gồm:

- Đặc điểm của đơn vị: Lĩnh vực quản lý, hoạt động; chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức bộ máy; phân cấp quản lý của đơn vị; quy trình hoạt động và các thay đổi so với kỳ trước.

- Các quy định pháp lý và các yếu tố khác ảnh hưởng tới hoạt động của đơn vị: Các chủ trương chính sách của Nhà nước; cơ chế quản lý, chính sách chế độ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; các quy định đặc thù áp dụng đối với đơn vị; các văn bản chỉ đạo, điều hành của các cơ quan chức năng có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý tài chính, ngân sách tại đơn vị (nếu có).

- Các chính sách kế toán mà đơn vị đang áp dụng; các quy định về khuôn khổ lập và trình bày báo cáo tài chính, thông tin tài chính của đơn vị được kiểm toán.

- Tình hình tài chính của đơn vị như:

(i) Các báo cáo tài chính theo từng lĩnh vực kiểm toán: Báo cáo tình hình tài chính, kết quả hoạt động, tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, quyết toán kinh phí hoạt động; Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước; Tình hình nguồn vốn, sử dụng và quyết toán các nguồn vốn; Bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước; Báo cáo quyết toán dự án đầu tư hoàn thành; Tình hình thực hiện, thanh quyết toán dự án đầu tư; ...

(ii) Các thông tin tài chính khác có liên quan đến cuộc kiểm toán.

- Tình hình quản lý, sử dụng, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính; công tác quản lý tài chính, ngân sách tại đơn vị (như lập, chấp hành, quyết toán tài chính, ngân sách,…), các hoạt động, các giao dịch; các thông tin liên quan đến quản lý tài chính, tài sản công khác có ảnh hưởng quan trọng; tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

- Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị.

- Tình hình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra: Những sai sót và gian lận được phát hiện, ghi nhớ từ những cuộc kiểm toán trước; những vấn đề, sự vụ thanh tra, kiểm tra, điều tra đã có kết luận liên quan đến hoạt động thời kỳ kiểm toán; tình hình thực hiện kết luận thanh tra, kiến nghị kiểm toán; những nội dung đang thanh tra, kiểm tra, điều tra.

- Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế, tài chính và các tranh chấp khác; các vụ kiện đang chờ xét xử và các vụ kiện gần đây đã có kết quả xét xử liên quan đến đơn vị được kiểm toán; những khiếu nại, tố cáo của cán bộ công nhân viên và các đối tượng khác có liên quan (nếu có).

b) Phương pháp thu thập thông tin

- Xem xét, đối chiếu các tài liệu quy định về quản lý, sử dụng các nguồn lực;

- Trao đổi, phỏng vấn các nhà quản lý và nhân viên có trách nhiệm của đơn vị;

- Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ của Kiểm toán nhà nước liên quan đến đơn vị được kiểm toán;

- Trao đổi với các cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp;

- Khai thác thông tin có liên quan đến đơn vị được kiểm toán trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán báo cáo bằng văn bản, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán;

- Truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán; việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật;

- Khai thác thông tin liên quan theo yêu cầu kiểm toán những vấn đề có tính đặc thù khác.

Lưu ý khi khảo sát, thu thập thông tin phải kết hợp thu thập thông tin để lập KHKT tổng quát và lập KHKT chi tiết.

2.2. Thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ

a) Thông tin cần thu thập về hệ thống kiểm soát nội bộ

- Môi trường kiểm soát: Thông tin về tính chính trực và giá trị đạo đức; đảm bảo về năng lực và trình độ nhân viên; hoạt động của bộ máy kiểm soát độc lập; triết lý và phong cách điều hành của lãnh đạo; cơ cấu tổ chức thích hợp; phân công quyền hạn và trách nhiệm; các chính sách quy định về nhân sự.

- Các văn bản chỉ đạo, điều hành của các cơ quan chức năng…

- Quy trình đánh giá (quản trị) rủi ro của đơn vị: Nếu đơn vị đã xây dựng quy trình đánh giá rủi ro thì phải tìm hiểu và đánh giá tính phù hợp của quy trình hoặc xác định những khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ liên quan đến quy trình đánh giá không phát hiện được rủi ro có sai sót trọng yếu. Nếu đơn vị chưa xây dựng quy trình đánh giá rủi ro hoặc quy trình chưa chuẩn hóa thì phải đánh giá mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ khi không có quy trình đánh giá rủi ro.

- Hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính bao gồm cả quy trình hoạt động có liên quan và trao đổi thông tin (đối với cuộc kiểm toán tài chính): Các nhóm giao dịch có tính chất quan trọng đối với báo cáo tài chính; các thủ tục, tài liệu thực hiện việc tạo lập, ghi chép, xử lý, chỉnh sửa các nghiệp vụ kinh tế; cách thức tiếp nhận và xử lý các thông tin; kiểm soát các bút toán; quy trình lập và trình bày báo cáo, bao gồm cả các ước tính kế toán, thuyết minh quan trọng; cách thức trao đổi thông tin giữa lãnh đạo và bộ phận kiểm soát và với cơ quan bên ngoài.

- Các hoạt động kiểm soát liên quan: Tìm hiểu những hoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán mà theo xét đoán của KTVNN là cần thiết để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu; các hoạt động kiểm soát bảo đảm sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo đơn vị: phê duyệt, đánh giá hoạt động, xử lý thông tin, kiểm soát vật chất, thực hiện các nguyên tắc trong phân công nhiệm vụ; chú trọng quan tâm đến các hoạt động kiểm soát liên quan đến rủi ro đáng kể và theo xét đoán của kiểm toán viên là có liên quan, các hoạt động kiểm soát các nghiệp vụ, giao dịch được coi có rủi ro sai sót trọng yếu cao hơn; cách thức đơn vị xử lý rủi ro phát sinh từ công nghệ thông tin.

- Giám sát các kiểm soát: Giám sát kiểm soát đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính; việc tạo lập, xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; biện pháp khắc phục các khiếm khuyết trong kiểm soát của đơn vị.

Khi tìm hiểu Hệ thống kiểm soát của đơn vị, KTVNN thực hiện theo hướng dẫn từ Đoạn 18 đến Đoạn 44 của CMKTNN 1315 - Xác định và đánh giá rủi ro qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị trong kiểm toán tài chính; Đoạn 11 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.

b) Phương pháp thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ

Các phương pháp chủ yếu:

- Cập nhật đánh giá của các lần kiểm toán trước;

- Trao đổi, phỏng vấn các nhà quản lý và nhân viên có liên quan của đơn vị;

- Kiểm tra, phân tích các báo cáo và tài liệu có liên quan;

- Đề nghị đơn vị báo cáo cung cấp thông tin theo đề cương;

- Quan sát trực tiếp một số khâu trong các hoạt động của đơn vị;

- Quan sát thực địa (nếu cần thiết);

- Thử nghiệm một số khâu của quy trình kiểm soát nội bộ (nếu có).

Điều 8. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thông tin đã thu thập

1. Nội dung đánh giá

Đánh giá tính đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả, độ tin cậy, những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ và thông tin đã thu thập làm cơ sở đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán.

2. Phương pháp và cách thức tiến hành

a) Xem xét, đánh giá thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị qua các thông tin đã thu thập được (sơ đồ tổ chức bộ máy, phân công, phân nhiệm, trình độ của nhân viên quản lý, sơ đồ hạch toán, các văn bản quản lý nội bộ, tổ chức công tác kiểm toán nội bộ) và kết quả cập nhật đánh giá của các lần kiểm toán trước; kết quả trao đổi, phỏng vấn các nhà quản lý và nhân viên có liên quan của đơn vị; kết quả kiểm tra, phân tích báo cáo và các tài liệu có liên quan; kết quả quan sát trực tiếp một số khâu trong các hoạt động của đơn vị; kết quả thử nghiệm một số khâu của quy trình kiểm soát nội bộ.

b) Đánh giá tính đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua các phương pháp (phân tích, so sánh, cân đối, thống kê, chọn mẫu,…)

Cách thức tiếp cận để đánh giá:

- Nhận diện các mục tiêu kiểm soát nội bộ;

- Nhận diện quy trình kiểm soát nội bộ đang tồn tại ở đơn vị;

- Những hoạt động kiểm soát quan trọng còn thiếu hụt;

- Những hạn chế, yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ;

- Hậu quả có thể gây ra do thiếu hoạt động kiểm soát quan trọng và những hạn chế, yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ;

- Các biện pháp để khắc phục yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Thủ tục đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện theo quy định tại Đoạn 18 đến Đoạn 44 CMKTNN 1315 - Xác dịnh và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị trong kiểm toán tài chính; Đoạn 11 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ; Đoạn 24 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động.

Điều 9. Lập KHKT tổng quát

Trên cơ sở khảo sát, thu thập và đánh giá thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, thông tin về tài chính và các thông tin khác về đơn vị được kiểm toán, KHKT tổng quát được lập theo quy định tại Đoạn 11 đến Đoạn 35 CMKTNN 1300, Đoạn 21 đến Đoạn 48 CMKTNN 3000, Đoạn 8 đến Đoạn 38 CMKTNN 4000 và theo mẫu KHKT tổng quát do Tổng Kiểm toán nhà nước quy định. KHKT tổng quát bao gồm các nội dung cơ bản sau:

1. Mục tiêu kiểm toán

Mục tiêu của cuộc kiểm toán được xác định căn cứ vào định hướng kiểm toán hàng năm của Kiểm toán nhà nước; yêu cầu và tính chất của cuộc kiểm toán; đặc điểm và tình hình thực tế của đơn vị được kiểm toán hoặc vấn đề được kiểm toán. Tùy theo loại hình kiểm toán, mục tiêu chủ yếu của cuộc kiểm toán có thể là:

- Xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, thông tin tài chính;

- Kiểm tra, đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật và các quy định nội bộ của đơn vị được kiểm toán;

- Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công;

- Thông qua kiểm toán phát hiện các hành vi tham nhũng, lãng phí và sai phạm trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; kiến nghị xử lý tài chính, tài sản phát hiện sai sót; chỉ ra các sai phạm, hạn chế trong quản lý và kiến nghị với đơn vị được kiểm toán và cấp trên trực tiếp quản lý đơn vị được kiểm toán có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh công tác quản lý nội bộ; phát hiện bất cập để kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật nhằm bảo đảm các nguồn lực tài chính, tài sản công được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.

2. Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu

Trên cơ sở thông tin thu thập được và kết quả phân tích, đánh giá thông tin, KTVNN thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát và kết hợp lại theo ma trận rủi ro để xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu theo các mức độ (cao, trung bình, thấp):

a) Đối với kiểm toán tài chính: xác định và đánh giá rủi ro ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu của khoản mục, nhóm giao dịch, số dư tài khoản, thông tin thuyết minh. Trong đó, lưu ý:

- Khi xác định và đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu cần lưu ý các rủi ro đáng kể thường liên quan đến các giao dịch bất thường và các vấn đề cần xét đoán: Sự can thiệp nhiều hơn của lãnh đạo đơn vị vào việc hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính; can thiệp thủ công nhiều hơn vào quá trình thu thập và xử lý dữ liệu; các tính toán hoặc nguyên tắc kế toán phức tạp; các giao dịch bất thường khiến đơn vị khó có thể thực hiện kiểm soát một cách hiệu quả; các nguyên tắc kế toán, ước tính kế toán diễn giải theo cách khác nhau; các xét đoán mang tính chủ quan và phức tạp; các ước tính kế toán mà việc đo lường các ước tính đó chứa đựng yếu tố không chắc chắn.

- Khi xét đoán rủi ro được coi là đáng kể cần phải xem xét các nội dung: Rủi ro đó là do gian lận hay nhầm lẫn; rủi ro có liên quan đến những thay đổi lớn; mức độ phức tạp của các giao dịch; rủi ro gắn liền với các giao dịch quan trọng; mức độ chủ quan trong việc định lượng thông tin tài chính, đặc biệt là việc định lượng còn có yếu tố chưa chắc chắn; rủi ro có liên quan tới những giao dịch lớn nằm ngoài phạm vi hoạt động bình thường của đơn vị hoặc có các dấu hiệu bất thường.

- Khi xác định có rủi ro đáng kể cần tìm hiểu các hoạt động kiểm soát của đơn vị và các biện pháp xử lý rủi ro liên quan đến rủi ro đó. Trường hợp, các kiểm soát mà đơn vị áp dụng đối với rủi ro đáng kể nhưng vẫn không xử lý được rủi ro này thì phải coi đây là khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ.

b) Đối với kiểm toán hoạt động: đánh giá rủi ro của các sự kiện có khả năng ảnh hưởng tiêu cực không mong muốn có thể dẫn đến không đạt được tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả.

c) Đối với kiểm toán tuân thủ: đánh giá rủi ro về khả năng phát sinh của việc không tuân thủ và các hậu quả có thể xảy ra nếu việc không tuân thủ phát sinh liên quan đến nội dung kiểm toán.

Trình tự, thủ tục xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán thực hiện theo quy định tại Đoạn 5 đến Đoạn 12 và Đoạn 45 đến Đoạn 56 CMKTNN 1315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị được kiểm toán tài chính; Đoạn 23 đến Đoạn 24 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; Đoạn 16 đến Đoạn 18 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ; Hướng dẫn phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu trong từng lĩnh vực kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và các quy định liên quan khác của Kiểm toán nhà nước.

3. Xác định trọng yếu kiểm toán

Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá thông tin về đơn vị được kiểm toán, kết quả đánh giá rủi ro, KTVNN xác định trọng yếu kiểm toán:

- Đối với kiểm toán tài chính: Xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính; mức trọng yếu đối với khoản mục, nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh cần lưu ý (nếu có); mức trọng yếu thực hiện; ngưỡng sai sót không đáng kể; các khoản mục, nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh trọng yếu.

- Đối với kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động (nếu có): Xác định các nội dung, vấn đề trọng yếu.

Trình tự, thủ tục xác định trọng yếu kiểm toán khi lập KHKT tổng quát thực hiện theo quy định tại các CMKTNN 1320 - Xác định và vận dụng trọng yếu trong kiểm toán tài chính; Đoạn 21 đến Đoạn 22 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; Đoạn 19 đến Đoạn 24 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ, Hướng dẫn kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán trong từng lĩnh vực kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và các quy định khác có liên quan của Kiểm toán nhà nước.

4. Nội dung kiểm toán

a) Nội dung kiểm toán được xác định căn cứ vào hướng dẫn về mục tiêu, trọng yếu, nội dung kiểm toán chủ yếu hàng năm của Kiểm toán nhà nước, mục tiêu của cuộc kiểm toán; đặc điểm và tình hình thực tế của đơn vị được kiểm toán (hoặc vấn đề được kiểm toán). Tùy theo tính chất của từng cuộc kiểm toán, nội dung kiểm toán được xác định theo quy định tại Điều 32 Luật Kiểm toán nhà nước, cụ thể như sau:

- Kiểm toán tài chính: Đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán của đơn vị được kiểm toán (Nội dung kiểm toán chi tiết các thông tin tài chính, các chỉ tiêu cụ thể của báo cáo tài chính cần được kiểm toán xác định trong KHKT tùy thuộc vào chế độ báo cáo thuộc lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán, mục tiêu của cuộc kiểm toán).

- Kiểm toán tuân thủ: Đánh giá, xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện (Nội dung kiểm toán chi tiết tùy thuộc vào mục tiêu của từng cuộc kiểm toán và các văn bản pháp luật, các quy định nội bộ đơn vị phải thực hiện).

- Kiểm toán hoạt động: Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công (Nội dung kiểm toán chi tiết tùy thuộc vào mục tiêu của từng cuộc kiểm toán và vấn đề được kiểm toán; việc đánh giá có thể là một, hai, hoặc cả ba nội dung tùy theo yêu cầu của cuộc kiểm toán).

b) Căn cứ vào yêu cầu của từng cuộc kiểm toán, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định nội dung kiểm toán của từng cuộc kiểm toán.

c) Nội dung kiểm toán cụ thể được xác định căn cứ vào yêu cầu và tính chất của cuộc kiểm toán, tình hình thực tế của đơn vị được kiểm toán và được phân chia thành: (i) Nội dung, khoản mục, chỉ tiêu, nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh kiểm toán trọng yếu; (ii) Nội dung, khoản mục, chỉ tiêu, nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh khác.

d) Khi xác định khoản mục, chỉ tiêu, nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh kiểm toán trọng yếu, KTVNN cần chú ý:

- Các vấn đề, nội dung, khoản mục, chỉ tiêu, nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh có thể có những sai sót ảnh hưởng đáng kể như: Quy mô lớn, rủi ro có sai sót trọng yếu, là trọng yếu của Ngành, các chỉ tiêu có biến động bất thường, hay có phát hiện sai sót.

- Về định lượng là các khoản mục, chỉ tiêu lớn hơn mức trọng yếu tổng thể báo cáo tài chính. Trường hợp các khoản mục, chỉ tiêu lớn hơn mức trọng yếu tổng thể báo cáo tài chính mà xác định là khoản mục, chỉ tiêu không trọng yếu thì phải có bằng chứng chắc chắn không còn sai sót trọng yếu trong khoản mục, chỉ tiêu đó.

5. Phương pháp và thủ tục kiểm toán

a) Xác định các phương pháp và thủ tục kiểm toán theo quy định tại: Đoạn 31 CMKTNN 1300 - Lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính; CMKTNN 1330 - Biện pháp xử lý rủi ro trong kiểm toán tài chính; Đoạn 33 đến Đoạn 36 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; Đoạn 35 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.

b) Xác định các thủ tục kiểm toán cần thiết, phù hợp với nội dung, tính chất của khoản mục và dựa vào kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Nội dung của một thủ tục kiểm toán phải thể hiện được mục tiêu của thủ tục đó (như thử nghiệm kiểm soát hoặc thử nghiệm cơ bản) và phương pháp, thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán theo hướng dẫn tại Đoạn 21 đến Đoạn 30 CMKTNN 1500 - Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính, Đoạn 67 đến Đoạn 76 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động, Đoạn 46 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ (Quan sát; kiểm tra, đối chiếu; xác minh, xác nhận từ bên ngoài; tính toán lại; điều tra; phỏng vấn; thủ tục phân tích; thực hiện lại) và các phương pháp, thủ tục kiểm toán đặc thù khác.

c) Trường hợp kiểm toán báo cáo tài chính tổng hợp, hợp nhất, KTVNN vận dụng thực hiện theo quy định CMKTNN 1600 - Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn.

6. Xác định tiêu chí kiểm toán

Tiêu chí kiểm toán được xác định cho từng cuộc kiểm toán phù hợp với mục đích, nội dung của cuộc kiểm toán, phù hợp với các dạng công việc là kiểm tra xác nhận hoặc kiểm tra đánh giá.

a) Đối với kiểm toán tài chính, việc xác định tiêu chí kiểm toán thực hiện theo quy định tại các Đoạn 26 đến Đoạn 28 CMKTNN số 1300 - Lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính.

b) Đối với kiểm toán hoạt động, việc xác định tiêu chí kiểm toán thực hiện theo quy định tại các Đoạn 37 đến Đoạn 43 CMKTNN số 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động.

c) Đối với kiểm toán tuân thủ, việc xác định tiêu chí kiểm toán thực hiện theo quy định tại các Đoạn 28 đến Đoạn 32 CMKTNN số 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.

7. Phạm vi kiểm toán

a) Thời kỳ kiểm toán: Xác định rõ niên độ kế toán (năm tài chính) hoặc khoảng thời gian từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc của chương trình, dự án hay công trình xây dựng cơ bản hoặc khoảng thời gian dự kiến kiểm toán, …

b) Xác định các đơn vị được kiểm toán (kiểm toán tổng hợp, kiểm toán chi tiết); các dự án được kiểm toán chi tiết; tiêu chí lựa chọn đơn vị, dự án được kiểm toán chi tiết (nếu trong KHKT năm được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt chưa xác định đơn vị, dự án đầu tư chọn kiểm toán chi tiết); trường hợp kiểm toán tổng hợp có thực hiện kiểm tra hoặc đối chiếu một số đơn vị không thực hiện kiểm toán chi tiết thì phải ghi rõ số lượng đơn vị dự kiến được kiểm tra hoặc đối chiếu.

8. Thời hạn kiểm toán

Thời hạn kiểm toán xác định theo quy định tại Điều 34, Luật Kiểm toán nhà nước, cụ thể:

- Thời hạn của cuộc kiểm toán được tính từ ngày công bố quyết định kiểm toán đến khi kết thúc việc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.

- Thời hạn của một cuộc kiểm toán không quá 60 ngày. Trường hợp phức tạp, cần thiết kéo dài thời hạn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.

- Đối với cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định cụ thể về thời hạn kiểm toán.

9. Bố trí nhân sự kiểm toán

- Xác định nhân sự của Đoàn kiểm toán: Trưởng đoàn, các Phó Trưởng đoàn (nếu có), các Tổ trưởng (nếu có) và các Thành viên đoàn kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định của Kiểm toán nhà nước.

- Bố trí Tổ trưởng và phân công Thành viên đoàn kiểm toán phù hợp với trình độ, năng lực đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan và phù hợp với Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định của Kiểm toán nhà nước.

10. Kinh phí và các điều kiện vật chất cần thiết cho cuộc kiểm toán

KHKT tổng quát phải xác định rõ kinh phí và các điều kiện cần thiết cho cuộc kiểm toán như: Chi phí ăn, ở, đi lại và các phương tiện làm việc phục vụ cho hoạt động của Đoàn kiểm toán.

Điều 10. Xét duyệt, hoàn thiện, phát hành KHKT tổng quát

1. Kiểm toán trưởng xét duyệt KHKT tổng quát

Các bộ phận có chức năng kiểm soát, thẩm định (Phòng Tổng hợp, Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán) được giao nhiệm vụ giúp Kiểm toán trưởng thẩm định KHKT tổng quát, thực hiện thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Kiểm toán trưởng tổ chức xét duyệt KHKT tổng quát theo quy định với các nội dung cụ thể như sau:

a) Việc tuân thủ quy định mẫu KHKT tổng quát về kết cấu, nội dung KHKT tổng quát.

b) Tính đầy đủ, hợp lý của các thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, tình hình tài chính và các thông tin khác; tính hợp lý trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và các thông tin thu thập được.

c) Tính phù hợp của việc đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán.

d) Việc tuân thủ hướng dẫn mục tiêu kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trong xác định mục tiêu, nội dung kiểm toán.

đ) Tính phù hợp giữa mục tiêu, trọng yếu, nội dung, tiêu chí kiểm toán, phạm vi kiểm toán, phương pháp và thủ tục kiểm toán với các thông tin thu thập và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, thông tin tài chính, các thông tin khác và giữa các nội dung này với nhau.

e) Tính hợp lý trong việc bố trí thời gian, lịch kiểm toán; bố trí nhân sự thực hiện kiểm toán.

Kiểm toán trưởng tổ chức xét duyệt KHKT với thành phần: Kiểm toán trưởng hoặc người được Kiểm toán trưởng đơn vị uỷ quyền, Trưởng đoàn kiểm toán dự kiến, đoàn khảo sát, lãnh đạo Phòng Tổng hợp, đại diện Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán và các thành phần khác do Kiểm toán trưởng quyết định. Việc thẩm định, xét duyệt KHKT tổng quát của Kiểm toán trưởng phải được lập biên bản theo quy định của Kiểm toán nhà nước.

2. Tổng Kiểm toán nhà nước xét duyệt KHKT tổng quát

Các đơn vị có chức năng kiểm soát, thẩm định được giao nhiệm vụ giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thẩm định KHKT tổng quát, thực hiện thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức xét duyệt theo quy định.

a) Nội dung thẩm định KHKT tổng quát theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Quy trình này.

b) Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức họp xét duyệt KHKT tổng quát; thời gian, địa điểm, thành phần họp xét duyệt KHKT tổng quát do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

c) Vụ Tổng hợp chủ trì phối hợp với Văn phòng Kiểm toán nhà nước soạn thảo Thông báo ý kiến kết luận của Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc người được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền tại cuộc họp xét duyệt KHKT tổng quát. Thời gian chậm nhất sau 1,5 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp xét duyệt KHKT tổng quát của Tổng Kiểm toán nhà nước.

3. Hoàn thiện, ký duyệt, phát hành và điều chỉnh KHKT tổng quát

a) Kiểm toán trưởng chỉ đạo Trưởng đoàn kiểm toán dự kiến (được Tổng Kiểm toán nhà nước duyệt tại cuộc họp xét duyêt KHKT tổng quát) hoàn thiện KHKT tổng quát theo kết luận của Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc người được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền, lập hồ sơ trình Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổng hợp bằng thư điện tử hoặc bản giấy để kiểm tra, rà soát) theo quy định; Dự thảo kế hoạch kiểm toán sau khi đã được Vụ Tổng hợp kiểm tra, rà soát và thống nhất, Kiểm toán trưởng ký, đóng dấu, gửi Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phụ trách và các bộ phận, đơn vị theo quy định của Kiểm toán nhà nước.

b) Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có phát sinh cần thay đổi KHKT tổng quát:

- Trường hợp cần thay đổi về mục tiêu, mức trọng yếu, nội dung, phạm vi, giới hạn, địa điểm, thời hạn kiểm toán và thành phần đoàn kiểm toán: Trưởng đoàn kiểm toán báo cáo Kiểm toán trưởng bằng văn bản để trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định và chỉ thực hiện sau khi Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

- Trường hợp điều chỉnh thời gian kiểm toán của Tổ kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán mà không làm tăng, giảm thời gian kiểm toán của cuộc kiểm toán hoặc điều chuyển nhân sự giữa các Tổ kiểm toán trong Đoàn kiểm toán thì Trưởng đoàn trình Kiểm toán trưởng bằng văn bản để xem xét, phê duyệt theo quy định phân cấp của Kiểm toán nhà nước.

Điều 11. Lập và phê duyệt KHKT chi tiết

1. Lập KHKT chi tiết

a) Căn cứ KHKT tổng quát, trên cơ sở kết quả nghiên cứu thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, các thông tin tài chính, các thông tin có liên quan đến đơn vị được kiểm toán chi tiết (kể cả thu thập thông tin bổ sung nếu cần thiết), Tổ trưởng tổ kiểm toán thực hiện phân tích thông tin, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá mức độ rủi ro, xác định trọng yếu kiểm toán, xác định cách thức tiếp cận rủi ro đối với từng nội dung kiểm toán, thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán đối với từng nội dung kiểm toán, thời gian kiểm toán đối với từng nội dung kiểm toán, nhân sự của Tổ kiểm toán để xây dựng KHKT chi tiết theo quy định tại Đoạn 36 đến Đoạn 39 CMKTNN 1300 - Lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính, Đoạn 49 đến Đoạn 54 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động, Đoạn 39 đến Đoạn 42 của CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và theo mẫu KHKT chi tiết do Tổng Kiểm toán nhà nước quy định.

KHKT chi tiết phải tuân thủ KHKT tổng quát và thực hiện theo quy định của Kiểm toán nhà nước, trong đó thông thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Thông tin cơ bản về đơn vị và tình hình quản lý tài chính;

- Mục tiêu kiểm toán;

- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và phân tích thông tin đã thu thập;

- Đánh giá mức độ rủi ro có sai sót trọng yếu;

- Xác định trọng yếu kiểm toán;

- Nội dung, phương pháp, thủ tục kiểm toán;

- Chọn kiểm toán cho từng khoản mục trọng yếu (xác định khoảng cách mẫu và cách chọn mẫu);

- Phạm vi, giới hạn kiểm toán;

- Phân công nhiệm vụ kiểm toán cho Thành viên tổ kiểm toán và dự kiến tiến độ thời gian, địa điểm thực hiện công việc;

- Các tài liệu khác theo quy định của Kiểm toán nhà nước.

b) Trường hợp khi lập KHKT chi tiết, Tổ kiểm toán chọn ngay được cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm toán cần kiểm tra, đối chiếu thì lập Phụ lục Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu (kèm theo). Trường hợp khi lập KHKT chi tiết, Tổ kiểm toán chưa chọn ngay được cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để kiểm tra, đối chiếu thì trong quá trình kiểm toán khi chọn được cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cần kiểm tra, đối chiếu, Tổ kiểm toán lập Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu (kèm tờ trình) trình Trưởng đoàn phê duyệt và báo cáo Kiểm toán trưởng, Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phụ trách đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trước khi thực hiện theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.

c) Trường hợp đối với các cuộc kiểm toán quy mô lớn, thực hiện trên phạm vi rộng (thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh) hoặc các thông tin liên quan đến đơn vị và đối tượng kiểm toán chưa có điều kiện để khảo sát thêm, Tổ kiểm toán thực hiện lập dự thảo KHKT chi tiết dựa trên các thông tin hiện có trình Trưởng đoàn phê duyệt trước khi trình Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước ký quyết định kiểm toán. Khi triển khai kiểm toán tại đơn vị, Tổ kiểm toán sẽ thu thập bổ sung các thông tin còn thiếu để hoàn thiện KHKT chi tiết và trình Trưởng đoàn phê duyệt, nhưng thời hạn phải hoàn thành không được vượt quá thời hạn quy định của Kiểm toán nhà nước.

d) Trường hợp Đoàn kiểm toán không thành lập tổ kiểm toán, có đủ thông tin khi lập KHKT tổng quát và đã lập thêm phụ lục phân công nhiệm vụ, thời gian cho KTV thực hiện và phụ lục chọn mẫu kiểm toán thì không phải lập KHKT chi tiết.

2. Phê duyệt KHKT chi tiết và điều chỉnh KHKT chi tiết

a) Tổ trưởng lập và trình KHKT chi tiết cho Trưởng đoàn phê duyệt trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước (hoặc người được ủy quyền) ký quyết định kiểm toán.

b) Sau khi nhận được KHKT chi tiết do Tổ trưởng trình, Trưởng đoàn căn cứ vào KHKT tổng quát, các thông tin thu thập được về đơn vị được kiểm toán… để kiểm tra, xem xét phê duyệt nếu thấy đạt yêu cầu, trường hợp KHKT chi tiết còn tồn tại, hạn chế thì yêu cầu Tổ trưởng bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và phê duyệt KHKT chi tiết sau khi đã được hoàn thiện. Sau khi phê duyệt KHKT chi tiết, Trưởng đoàn gửi KHKT chi tiết cho đơn vị kiểm soát theo quy định trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước (hoặc người được ủy quyền) ký quyết định kiểm toán.

c) Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có phát sinh cần thay đổi, bổ sung KHKT chi tiết:

- Tổ trưởng phải có tờ trình Trưởng đoàn nêu rõ lý do thay đổi: Để Trưởng đoàn xem xét phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền phân cấp của Trưởng đoàn theo quy định của Kiểm toán nhà nước: Các trường hợp thay đổi, bổ sung KHKT chi tiết phù hợp với KHKT tổng quát đã được phê duyệt) và phải báo cáo cho Kiểm toán trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán; hoặc để Trưởng đoàn trình xin ý kiến của cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền phân cấp của cấp trên theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 10 và các quy định của Kiểm toán nhà nước) và chỉ được thực hiện khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Sau khi phê duyệt KHKT chi tiết điều chỉnh, Trưởng đoàn gửi KHKT chi tiết điều chỉnh cho đơn vị kiểm soát theo quy định.

Điều 12. Quyết định kiểm toán

1. Sau khi KHKT tổng quát và KHKT chi tiết được phê duyệt, Tổng Kiểm toán nhà nước (hoặc người được ủy quyền) ký quyết định kiểm toán.

Nội dung của quyết định kiểm toán thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Kiểm toán nhà nước, cụ thể như sau:

- Căn cứ pháp lý để thực hiện kiểm toán;

- Đơn vị được kiểm toán;

- Mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán;

- Địa điểm kiểm toán, thời hạn kiểm toán;

- Trưởng đoàn và các thành viên của Đoàn kiểm toán.

2. Quyết định kiểm toán phải được gửi cho đơn vị được kiểm toán và Thành viên đoàn kiểm toán theo thời hạn quy định tại Điều 31 Luật Kiểm toán nhà nước.

3. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu cần phải thay đổi nội dung, phạm vi, địa điểm, thời hạn kiểm toán và Thành viên đoàn kiểm toán tại Quyết định kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định bằng văn bản và gửi cho đơn vị được kiểm toán và Thành viên đoàn kiểm toán theo thời hạn quy định.

Điều 13. Phổ biến quyết định kiểm toán, KHKT tổng quát và cập nhật kiến thức, trao đổi kinh nghiệm cho Thành viên đoàn kiểm toán

1. Trưởng đoàn phổ biến quyết định kiểm toán, KHKT tổng quát, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước và các quy định khác có liên quan để Thành viên đoàn kiểm toán nắm vững và hiểu thống nhất về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, rủi ro, trọng yếu, phạm vi, giới hạn kiểm toán và thời hạn tiến hành cuộc kiểm toán.

2. Cập nhật kiến thức, trao đổi kinh nghiệm cần thiết cho Thành viên đoàn kiểm toán với những nội dung và hình thức chủ yếu sau:

- Báo cáo thực tế về tổ chức hoạt động, kinh nghiệm quản lý, kiểm soát nội bộ, nghiệp vụ kế toán, phân tích hoạt động kinh tế … của các chuyên gia trong và ngoài ngành.

- Phổ biến cơ chế, chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán, đầu tư, tín dụng, môi trường, lĩnh vực ngành nghề đặc thù riêng, mà đơn vị được kiểm toán phải tuân thủ, tùy theo cuộc kiểm toán cụ thể (đặc biệt là các quy định mới có liên quan đến hoạt động của đơn vị được kiểm toán).

Điều 14. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho Đoàn kiểm toán

- Tài liệu làm căn cứ pháp lý cho cuộc kiểm toán và các văn bản về chính sách, chế độ tài chính, kế toán cần thiết, …

- Tài liệu về quá trình hoạt động của đơn vị được kiểm toán trong các năm trước có liên quan đến nội dung kiểm toán.

- Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Kiểm toán nhà nước.

- Giấy tờ khác phục vụ cho liên hệ công tác trong quá trình kiểm toán.

- Các phương tiện, thiết bị hỗ trợ kiểm toán, …

Chương III

THỰC HIỆN KIỂM TOÁN

Điều 15. Công bố quyết định kiểm toán

Kiểm toán trưởng phối hợp với đơn vị được kiểm toán tổ chức công bố quyết định kiểm toán; thông báo KHKT tổng quát, phạm vi công việc; nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng đoàn và các Thành viên đoàn kiểm toán, quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật; thống nhất sự phối hợp hoạt động giữa Đoàn kiểm toán và đơn vị được kiểm toán.

Điều 16. Tiến hành kiểm toán

1. Thu thập thông tin để hoàn thiện hoặc sửa đổi KHKT chi tiết (nếu cần thiết)

Trường hợp phải sửa đổi, bổ sung KHKT chi tiết thì thực hiện lập, phê duyệt và báo cáo theo các bước quy định tại Điểm c Khoản 1 và Điểm c Khoản 2 Điều 11 của Quy trình này.

2. Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán

a) KTVNN thực hiện kiểm toán các phần việc được giao

- Căn cứ KHKT chi tiết đã được duyệt và nhiệm vụ được giao, KTVNN sử dụng các phương pháp kiểm toán và các phương pháp, thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán để thực hiện kiểm toán từng nội dung, khoản mục nhằm thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán. Các phương pháp, thủ tục kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán thường được sử dụng là: Quan sát; kiểm tra, đối chiếu; xác minh, xác nhận từ bên ngoài; tính toán lại; điều tra; phỏng vấn; thủ tục phân tích; thực hiện lại (theo quy định tại Đoạn 21 đến Đoạn 20 CMKTNN 1500 - Bằng chứng kiểm toán, Đoạn 67 đến Đoạn 76 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động, Đoạn 46 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ) và các phương pháp đặc thù như kiểm tra hiện trường, kiểm tra thực tế.

- KTVNN phải thực hiện kiểm toán theo các phần việc đã được phân công tại KHKT chi tiết; lựa chọn một hoặc kết hợp một số phương pháp, thủ tục kiểm toán thích hợp để kiểm toán những nội dung cụ thể. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTVNN phải vận dụng hợp lý các phương pháp, thủ tục kiểm toán, kiến thức và xét đoán chuyên môn; các văn bản theo quy định của pháp luật để tiến hành kiểm toán các phần việc được phân công một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

- Việc thu thập bằng chứng kiểm toán và đánh giá bằng chứng kiểm toán thu thập được thực hiện theo quy định tại CMKTNN 1500 - Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính, từ Đoạn 55 đến Đoạn 84 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động và từ Đoạn 43 đến Đoạn 61 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.

- KTVNN phải có hành vi ứng xử chuyên nghiệp thông qua xét đoán chuyên môn, thận trọng và thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán.

- Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có các dấu hiệu làm cho KTVNN tin rằng một tài liệu có thể không xác thực, hoặc đã bị sửa đổi mà không được thông báo, hoặc những nội dung, số liệu phát hiện có dấu hiệu gian lận thì KTVNN phải báo cáo Tổ trưởng để trình Trưởng đoàn phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn) hoặc để Trưởng đoàn trình cấp trên phê duyệt (nếu không thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn) để tiến hành kiểm tra thêm bằng các thủ tục như: Xác nhận trực tiếp với bên thứ ba; sử dụng chuyên gia và các phương pháp hợp pháp khác để đánh giá tính xác thực của tài liệu đó; kiểm tra, xác minh tài liệu đó từ các nguồn thông tin khác. Nếu các giải trình của đơn vị được kiểm toán là không nhất quán, thì KTVNN phải tiến hành kiểm tra về các điểm không nhất quán đó nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để khẳng định hoặc loại bỏ nghi ngờ của KTVNN. Việc xác minh, điều tra phải lập biên bản và các bằng chứng thu thập được kèm theo.

- Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu phát hiện dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng, các sai phạm có dấu hiệu hình sự, các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí: KTVNN, Tổ trưởng phải báo cáo kịp thời cho Trưởng đoàn, Kiểm toán trưởng; Trưởng đoàn, Kiểm toán trưởng phải báo cáo kịp thời với Tổng Kiểm toán nhà nước để chỉ đạo làm rõ, xử lý; đồng thời yêu cầu đơn vị được kiểm toán giải trình những vấn đề phát hiện theo chỉ đạo của Trưởng đoàn, Kiểm toán trưởng và Tổng Kiểm toán nhà nước.

- Khi thực hiện kiểm toán nếu cần phải truy cập, khai thác trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán, KTVNN phải báo cáo Trưởng đoàn thực hiện hoặc ủy quyền để thực hiện và chỉ được thực hiện khi được Trưởng đoàn ủy quyền bằng văn bản. Việc thực hiện phải dưới sự giám sát về phạm vi truy cập, khai thác của đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm toán, tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật.

b) Trong trường hợp cần thuê chuyên gia, tư vấn giám định thì thực hiện theo Quy chế về sử dụng cộng tác viên kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và CMKTNN 1620 - Sử dụng công việc của chuyên gia trong kiểm toán tài chính.

c) KTVNN kiểm tra, soát xét lại kết quả kiểm toán: Trước khi tổng hợp các kết quả kiểm toán, KTVNN cần kiểm tra tổng thể các kết quả kiểm toán đã thực hiện, tính xác thực, hợp lý, hợp pháp, thích hợp, đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán; đánh giá mức độ thực hiện công việc so với kế hoạch và khối lượng công việc phải kiểm toán; tiếp tục tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung nếu cần thiết, thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán, hệ thống hóa các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được.

d) KTVNN tổng hợp kết quả kiểm toán, báo cáo Tổ trưởng quá trình thực hiện kiểm toán: KTVNN tập hợp các bằng chứng kiểm toán, các phát hiện kiểm toán, tổng hợp kết quả kiểm toán, đưa ra các đánh giá, xác nhận, đề xuất kết luận, kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán; dự thảo biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán và báo cáo Tổ trưởng trước khi gửi đơn vị để giải trình làm rõ.

3. Trường hợp nếu phát hiện các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì thực hiện trình tự, thủ tục tiến hành kiểm toán, đối chiếu, xác minh, điều tra, kiểm định làm rõ vụ việc tham nhũng theo Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng của Kiểm toán nhà nước và xử lý theo quy định tại Điều 62 Luật Phòng chống tham nhũng số 36/2018/QH14.

4. Một số lưu ý trong thực hiện kiểm toán đối với kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động

- Trong kiểm toán tài chính, khi xác định phương pháp kiểm toán, KTVNN có thể lựa chọn giữa phương pháp kiểm toán dựa trên việc đánh giá mức độ tin cậy và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ (thủ tục kiểm toán tuân thủ) hoặc thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản dựa trên đánh giá của KTVNN về các rủi ro phát hiện được ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Liên quan đến các thủ tục kiểm toán cơ bản, KTVNN có thể lựa chọn giữa thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết.

Khi thực hiện thủ tục phân tích, KTVNN thực hiện theo quy định tại CMKTNN 1520 - Thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính.

Khi thực hiện lấy mẫu, cỡ mẫu, lựa chọn các phần tử để kiểm tra chi tiết thực hiện theo quy định tại CMKTNN 1530 - Lấy mẫu kiểm toán trong kiểm toán tài chính và Hướng dẫn kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán.

- Việc đánh giá rủi ro, từ đó có các biện pháp xử lý rủi ro trong kiểm toán tài chính được thực hiện theo quy định tại CMKTNN 1315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị được kiểm toán trong kiểm toán tài chính; CMKTNN 1330 - Biện pháp xử lý rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính; Quản lý rủi ro kiểm toán trong kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ được thực hiện theo quy định tại Đoạn 85 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động và Đoạn 62, 63 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.

- Xác định trọng yếu là vấn đề về xét đoán chuyên môn và phụ thuộc vào sự phân tích của KTVNN về các yêu cầu của đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Trọng yếu kiểm toán phải được xem xét trong suốt quá trình kiểm toán. Việc xác định trọng yếu kiểm toán và sửa đổi mức trọng yếu trong quá trình kiểm toán được thực hiện theo quy định tại CMKTNN 1320 - Xác định và vận dụng trọng yếu trong kiểm toán tài chính; Đoạn 21 đến Đoạn 22 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động và Đoạn 19 đến Đoạn 24, Đoạn 61 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.

- Kiểm toán số dư đầu kỳ trong kiểm toán tài chính thực hiện theo quy định tại CMKTNN 1510 - Kiểm toán số dư đầu kỳ trong kiểm toán tài chính.

- Kiểm toán các ước tính kế toán thực hiện theo quy định tại CMKTNN 1540 - Kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán tài chính.

- Kiểm toán giao dịch với các bên liên quan thực hiện theo quy định tại CMKTNN 1550 - Các bên liên quan trong kiểm toán tài chính.

- Kiểm toán các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán thực hiện theo quy định tại CMKTNN 1560 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán và các sự kiện phát sinh sau giai đoạn thực hiện kiểm toán đối với kiểm toán tuân thủ theo quy định tại Đoạn 65 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.

- Xem xét đánh giá về giả định hoạt động liên tục trong kiểm toán tài chính thực hiện theo quy định tại CMKTNN 1570 - Kiểm toán hoạt động liên tục của đơn vị trong kiểm toán tài chính.

- Yêu cầu giải trình bằng văn bản thực hiện theo quy định tại CMKTNN 1580 - Giải trình bằng văn bản trong kiểm toán tài chính; Đoạn 86, 87 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động và Đoạn 64 CMKTNN số 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.

- Khi kiểm toán báo cáo tài chính tổng hợp, hợp nhất trong kiểm toán tài chính thì vận dụng theo quy định tại CMKTNN 1600 - Lưu ý khi kiểm toán tài chính tập đoàn.

- Khi sử dụng kết quả của kiểm toán viên nội bộ và công việc của chuyên gia trong quá trình thực hiện kiểm toán tài chính thực hiện theo quy định tại CMKTNN 1610 - Sử dụng công việc kiểm toán viên nội bộ trong kiểm toán tài chính và CMKTNN 1620 - Sử dụng công việc của chuyên gia trong kiểm toán tài chính.

- Khi sử dụng kết quả của các cơ quan chức năng trong quá trình kiểm toán thì vận dụng theo quy định tại Đoạn 30 CMKTNN 100 - Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kiểm toán của KTNN.

- Khi kiểm toán liên quan đến thông tin, dữ liệu và báo cáo tài chính so sánh thực hiện theo quy định tại CMKTNN 1710 - Thông tin so sánh - Dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính so sánh, trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước liên quan đến các thông tin khác trong kiểm toán tài chính.

5. Ghi chép tài liệu, hồ sơ kiểm toán

KTVNN thực hiện việc ghi chép tài liệu, hồ sơ kiểm toán theo quy định tại CMKTNN 1230 - Tài liệu, hồ sơ kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính; từ Đoạn 123 đến Đoạn 127 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; từ Đoạn 98 đến Đoạn 103 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và các quy định khác của Kiểm toán nhà nước về mẫu biểu hồ sơ kiểm toán.

6. Tổ trưởng kiểm tra, soát xét các phần việc kiểm toán do KTVNN thực hiện

a) Tổ trưởng kiểm tra, soát xét hàng ngày trên cơ sở Nhật ký kiểm toán hoặc trao đổi, báo cáo công việc hàng ngày đối với những nội dung KTVNN còn vướng mắc, chưa làm rõ, những nội dung có dấu hiệu vi phạm, gian lận. Kiểm tra các bằng chứng kiểm toán mà KTVNN đã thu thập được, kết quả kiểm toán và các ý kiến của KTVNN; đánh giá mức độ công việc KTVNN đã thực hiện; yêu cầu KTVNN thực hiện các thủ tục, nội dung kiểm toán bổ sung, thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán nếu cần thiết. Trong trường hợp có phát hiện gian lận, thì Tổ trưởng phải chỉ đạo để làm rõ trách nhiệm cá nhân để xảy ra gian lận tại đơn vị được kiểm toán và thực hiện theo đúng các quy định tại CMKTNN số 1240 - Trách nhiệm của KTVNN liên quan đến gian lận trong cuộc kiểm toán tài chính; Đoạn 56 đến Đoạn 57 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và các quy định khác có liên quan.

b) KTVNN có trách nhiệm chấp hành ý kiến chỉ đạo và kết luận của Tổ trưởng. Trường hợp còn có ý kiến khác với kết luận của Tổ trưởng thì KTVNN có quyền bảo lưu ý kiến theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.

7. KTVNN ký biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán

a) Căn cứ vào ý kiến kết luận của Tổ trưởng, KTVNN tiếp tục thực hiện các thủ tục kiểm toán, thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm bảo đảm tính thích hợp, đầy đủ, logic của các bằng chứng kiểm toán, kết quả kiểm toán.

b) Tổng hợp kết quả kiểm toán, trao đổi và tiếp thu ý kiến giải trình của đơn vị được kiểm toán; củng cố các bằng chứng, đưa ra đánh giá, xác nhận kiểm toán; lập dự thảo biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán trình Tổ trưởng xem xét trước khi thống nhất và ký biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán với người có trách nhiệm liên quan đến phần việc kiểm toán của đơn vị được kiểm toán.

Thực hiện việc trao đổi với đơn vị được kiểm toán về các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán, các phát hiện kiểm toán trong kiểm toán tài chính thực hiện theo quy định tại CMKTNN 1260 - Trao đổi các vấn đề với đơn vị kiểm toán trong kiểm toán tài chính; thực hiện thảo luận về các phát hiện, kết quả kiểm toán sơ bộ trong kiểm toán hoạt động theo quy định tại Đoạn 86, 87 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; thực hiện trao đổi thông tin trong kiểm toán tuân thủ theo quy định tại Đoạn 66 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.

Trường hợp người có trách nhiệm liên quan đến phần việc kiểm toán của đơn vị được kiểm toán còn có ý kiến chưa thống nhất với kết quả, đánh giá, xác nhận kiểm toán do KTVNN nêu ra, KTVNN yêu cầu người có trách nhiệm liên quan ghi rõ ý kiến vào Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán, ký xác nhận và giải trình chính thức bằng văn bản để báo cáo lại Tổ trưởng xem xét.

Điều 17. Lập và thông qua biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán với đơn vị được kiểm toán

1. Lập dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết

a) Khi kết thúc kiểm toán tại đơn vị, Tổ trưởng có trách nhiệm tổng hợp các kết quả kiểm toán trong các biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của kiểm toán viên, các biên bản kiểm toán tại các đơn vị được chọn mẫu kiểm toán chi tiết, các biên bản kiểm tra đối chiếu với bên thứ ba và các bằng chứng kiểm toán có liên quan để lập dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết.

b) Tổ chức thảo luận trong Tổ kiểm toán về dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết; trường hợp còn có ý kiến khác với ý kiến kết luận của Tổ trưởng, thì KTVNN có quyền bảo lưu ý kiến theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.

c) Tổ trưởng hoàn thiện dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết sau khi thảo luận trong Tổ kiểm toán.

d) Tổ trưởng trình Trưởng đoàn dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết đã hoàn thiện để phê duyệt và gửi Kiểm toán trưởng để cho ý kiến chỉ đạo (qua Tổ Kiểm soát chất lượng kiểm toán) trước khi tổ chức thông qua đơn vị.

2. Bảo vệ kết quả kiểm toán được ghi trong dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết trước Trưởng đoàn

a) Tổ trưởng phải bảo vệ kết quả kiểm toán trong dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết trước Trưởng đoàn; báo cáo Trưởng đoàn xem xét, giải quyết theo thẩm quyền về những vấn đề còn có các ý kiến khác nhau trong Tổ kiểm toán. Trưởng đoàn kiểm tra, soát xét dự thảo biên bản kiểm toán, các bằng chứng kiểm toán; yêu cầu Tổ kiểm toán làm rõ, giải trình những nội dung ghi trong dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết; đánh giá mức độ hoàn thành KHKT và mục tiêu kiểm toán; xem xét, giải quyết những đề nghị của Tổ kiểm toán; chỉ đạo Tổ kiểm toán tiếp tục thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung nếu thấy cần thiết.

b) Tổ trưởng tổ kiểm toán và các KTVNN có trách nhiệm chấp hành các ý kiến chỉ đạo, kết luận của Trưởng đoàn, hoàn thiện dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán để thông qua đơn vị.

c) Trong trường hợp còn có các ý kiến khác với ý kiến kết luận của Trưởng đoàn, thì Tổ kiểm toán có quyền bảo lưu ý kiến theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.

3. Thông qua dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết

a) Tổ kiểm toán thực hiện thông qua dự thảo biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết đã được Trưởng đoàn phê duyệt với đơn vị được kiểm toán; xem xét các ý kiến giải trình, đề nghị của đơn vị được kiểm toán để hoàn thiện biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán; thống nhất và ký biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán; trường hợp đơn vị được kiểm toán chưa thống nhất thì đơn vị được kiểm toán ghi rõ ý kiến chưa thống nhất và ký biên bản kiểm toán và đề nghị đơn vị giải trình cụ thể bằng văn bản về những nội dung chưa thống nhất kèm theo các tài liệu, căn cứ (nếu có). Tổ trưởng phải gửi biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán cho Trưởng đoàn đúng thời hạn quy định theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.

b) Trường hợp Tổ kiểm toán không thống nhất với các ý kiến giải trình và đề nghị của đơn vị được kiểm toán hoặc vượt quá thẩm quyền, Tổ trưởng phải yêu cầu Thủ trưởng đơn vị được kiểm toán có ý kiến giải trình bằng văn bản, báo cáo Trưởng đoàn xem xét, quyết định. Trong trường hợp còn có ý kiến khác với ý kiến kết luận của Trưởng đoàn thì Tổ kiểm toán được quyền bảo lưu ý kiến theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.

Chương IV

LẬP VÀ GỬI BÁO CÁO KIỂM TOÁN

Điều 18. Lập dự thảo báo cáo kiểm toán

1. Tập hợp các bằng chứng kiểm toán, kết quả kiểm toán

Trưởng đoàn có trách nhiệm tập hợp đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp và kết quả kiểm toán để lập dự thảo báo cáo kiểm toán theo quy định của Kiểm toán nhà nước.

Ngoài ra, KTVNN còn phải hệ thống, tập hợp đầy đủ các văn bản pháp luật có liên quan làm căn cứ pháp lý cho các ý kiến kiểm toán; các tài liệu cần thiết khác có liên quan đến cuộc kiểm toán.

2. Kiểm tra, phân loại, tổng hợp kết quả kiểm toán

a) Trưởng đoàn phải tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá tính hợp pháp, hợp lệ của bằng chứng kiểm toán, kết quả kiểm toán theo quy định của CMKTNN 1450 - Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán tài chính, Đoạn 26 CMKTNN 1505 - Xác nhận từ bên ngoài đối với cuộc kiểm toán tài chính, Đoạn 31 đến Đoạn 47 CMKTNN 1500 - Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính, Đoạn 80 đến Đoạn 84 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động, Đoạn 58 đến Đoạn 61 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.

b) Phân loại và tổng hợp bằng chứng kiểm toán, kết quả kiểm toán theo tiêu chí phù hợp với từng lĩnh vực kiểm toán, phù hợp với các nội dung, biểu mẫu báo cáo kiểm toán theo quy định của Kiểm toán nhà nước.

c) Trên cơ sở các sai sót đã được phát hiện, KTVNN thực hiện ước tính sai sót trong tổng thể theo Đoạn 48 CMKTNN 1320 - Xác đinh và vận dụng trọng yếu kiểm toán trong kiểm toán tài chính, Đoạn 20 đến Đoạn 22 CMKTNN 1530 - Lấy mẫu kiểm toán trong kiểm toán tài chính.

d) Thực hiện các thủ tục phân tích khi hình thành ý kiến kiểm toán theo quy định từ Đoạn 19 đến Đoạn 22 CMKTNN 1520 - Thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính.

đ) Trường hợp không thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để kết luận về nội dung kiểm toán và lập dự thảo báo cáo kiểm toán thì Đoàn kiểm toán phải đề xuất tiến hành bổ sung một số thủ tục kiểm toán tiếp theo, hoặc lựa chọn việc đưa ra ý kiến kiểm toán thích hợp về nội dung kiểm toán đó theo quy định tại CMKTNN 1700 - Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán trong kiểm toán tài chính; CMKTNN 1705 - Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán tài chính; Đoạn 80 đến Đoạn 84 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; Đoạn 58 đến Đoạn 61 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.

3. Lập dự thảo báo cáo kiểm toán

Trên cơ sở kết quả tổng hợp tình hình, số liệu kiểm toán, Trưởng đoàn lập dự thảo báo cáo kiểm toán.

Báo cáo kiểm toán phải bảo đảm các yêu cầu chung quy định tại Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán nhà nước và theo mẫu quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước. Báo cáo kiểm toán thường gồm những nội dung cơ bản sau:

a) Thông tin về đơn vị được kiểm toán theo Đoạn 19 CMKTNN 1700 - Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán trong kiểm toán tài chính (gồm: Nêu rõ tên đơn vị có báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán đã được kiểm toán; nêu rõ báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán đã được kiểm toán; nêu rõ ngày kết thúc kỳ kế toán hoặc kỳ kế toán của từng báo cáo nếu cấu thành bộ báo cáo tài chính…).

b) Khái quát về cuộc kiểm toán: Cơ sở lập báo cáo kiểm toán, phạm vi kiểm toán, giới hạn kiểm toán, căn cứ kiểm toán (bao gồm cả tiêu chí kiểm toán); công việc kiểm toán đã được tiến hành.

c) Đánh giá xác nhận kiểm toán: Kết quả phát hiện kiểm toán; Ý kiến kiểm toán. Trong đó, đối với kiểm toán tài chính trình bày: “Trách nhiệm của Đoàn kiểm toán nhà nước”, “Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán”, căn cứ hình thành ý kiến kiểm toán trước ý kiến kiểm toán theo Đoạn 20 đến Đoạn 25 CMKTNN 1700 - Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán trong kiểm toán tài chính; các vấn đề cần nhấn mạnh và các vấn đề khác (nếu có).

d) Các kết luận, kiến nghị và các nội dung khác (nếu có).

đ) Các thuyết minh, phụ biểu (nếu có).

e) Các nội dung theo thể thức văn bản: Chữ ký, đóng dấu, ngày ký báo cáo kiểm toán thực hiện theo quy định.

Lập dự thảo báo cáo kiểm toán phải xem xét mục tiêu và loại hình kiểm toán áp dụng của cuộc kiểm toán để lựa chọn tuân thủ các nội dung hướng dẫn về lập báo cáo kiểm toán đã được quy định tại Hệ thống CMKTNN một cách phù hợp, như: CMKTNN 1700 - Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán trong kiểm toán tài chính; CMKTNN 1705 - Ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán tài chính; CMKTNN 1706 - Đoạn “Vấn đề cấn nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán tài chính; CMKTNN 1710 - Thông tin so sánh - Dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính so sánh, trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước liên quan đến các thông tin khác trong kiểm toán tài chính; CMKTNN 1800 - Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt; CMKTNN 1805 - Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ và khi kiểm toán các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính; CMKTNN 1600 - Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn; Đoạn 88 đến Đoạn 111 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; Đoạn 67 đến Đoạn 88 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và Hướng dẫn phương pháp kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

4. Thảo luận, lấy ý kiến Thành viên đoàn kiểm toán

Trưởng đoàn tổ chức thảo luận trong Đoàn kiểm toán để lấy ý kiến tham gia của các Thành viên đoàn kiểm toán về đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong dự thảo báo cáo kiểm toán; xem xét, tiếp thu các ý kiến đóng góp của các Thành viên đoàn kiểm toán, hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kiểm toán để trình Kiểm toán trưởng xét duyệt.

Việc thảo luận trong Đoàn kiểm toán về dự thảo báo cáo kiểm toán phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước. Trong trường hợp còn có các ý kiến khác với ý kiến kết luận của Trưởng đoàn thì KTVNN được quyền bảo lưu ý kiến theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.

Điều 19. Kiểm toán trưởng xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán

1. Đoàn kiểm toán gửi dự thảo báo cáo kiểm toán cho Kiểm toán trưởng, đồng thời báo cáo tóm tắt những kết quả quan trọng cho Tổng Kiểm toán nhà nước biết để chỉ đạo (trước khi tổ chức xét duyệt ít nhất 07 ngày làm việc).

2. Kiểm toán trưởng thành lập Tổ thẩm định để thẩm định dự thảo Báo cáo kiểm toán. Tổ thẩm định và Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán có trách nhiệm thẩm định, kiểm soát dự thảo Báo cáo kiểm toán trước khi Kiểm toán trưởng tổ chức họp xét duyệt dự thảo Báo cáo kiểm toán.

Nội dung kiểm soát, thẩm định theo quy định về trình tự lập, thẩm định xét duyệt và phát hành Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, trong đó gồm một số nội dung chủ yếu sau:

a) Kết quả thực hiện KHKT tổng quát đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt về mục tiêu, nội dung, trọng yếu, phạm vi, giới hạn, đơn vị được kiểm toán, thời hạn kiểm toán,…

b) Kết quả thực hiện các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Kiểm toán nhà nước (nếu có).

c) Tính đầy đủ, thích hợp của các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho các đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.

d) Tính đúng đắn, đầy đủ và chính xác của số liệu; tính hợp lý, hợp pháp của những đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị và tính khả thi của những kiến nghị kiểm toán.

đ) Việc tuân thủ các yêu cầu về báo cáo kiểm toán quy định trong Hệ thống CMKTNN.

e) Tuân thủ mẫu báo cáo kiểm toán về kết cấu, nội dung báo cáo kiểm toán; tính hợp lý, chặt chẽ trong trình bày báo cáo, văn phạm và lỗi chính tả.

g) Việc tuân thủ quy định về tài liệu, hồ sơ của cuộc kiểm toán.

Bộ phận được giao thẩm định, kiểm soát phải lập báo cáo thẩm định, kiểm soát trình Kiểm toán trưởng.

3. Kiểm toán trưởng tổ chức họp xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán

a) Kiểm toán trưởng phải hoàn thành việc xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán theo quy định. Nội dung, kết quả họp xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán được phản ánh vào biên bản họp xét duyệt báo cáo kiểm toán theo mẫu quy định.

b) Trưởng đoàn hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán theo kết luận của Kiểm toán trưởng tại cuộc họp xét duyệt báo cáo kiểm toán. Trong trường hợp còn có các ý kiến khác với ý kiến kết luận của Kiểm toán trưởng, thì Trưởng đoàn được quyền bảo lưu ý kiến theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.

c) Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với cuộc kiểm toán tổ chức soát xét việc bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán trước khi Kiểm toán trưởng trình Tổng Kiểm toán nhà nước xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán.

d) Kiểm toán trưởng trình Tổng Kiểm toán nhà nước dự thảo báo cáo kiểm toán đã được hoàn chỉnh kèm theo các hồ sơ trình và tài liệu có liên quan theo quy định; đồng thời gửi các vụ chức năng kiểm soát, thẩm định trước ngày xét duyệt ít nhất 07 ngày.

Điều 20. Tổng Kiểm toán nhà nước xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán

Để giúp Tổng Kiểm toán nhà nước xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán, Tổng Kiểm toán nhà nước giao cho các đơn vị có chức năng kiểm soát, thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán.

1. Nội dung kiểm soát, thẩm định theo quy định về trình tự lập, thẩm định xét duyệt và phát hành Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, trong đó gồm một số nội dung chủ yếu sau:

a) Kết quả thực hiện mục tiêu, trọng yếu, nội dung, phạm vi, giới hạn kiểm toán, đơn vị được kiểm toán trong KHKT tổng quát.

b) Việc tuân thủ các quy định chung về báo cáo kiểm toán; tính lôgíc, phù hợp giữa kết quả kiểm toán với đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán; tính đúng đắn, hợp lý của những ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận kiểm toán và tính khả thi của những kiến nghị kiểm toán.

b) Thẩm định tính hợp pháp của các đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán trong dự thảo báo cáo kiểm toán; việc viện dẫn áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật trong kết luận, kiến nghị kiểm toán.

c) Những nội dung cần phải làm rõ để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc đưa ra các đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán.

d) Các kết luận, kiến nghị cần bổ sung để đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

đ) Việc tuân thủ các quy định về hồ sơ kiểm toán, mẫu, thể thức trong việc lập báo cáo kiểm toán; tuân thủ Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước.

e) Việc tuân thủ CMKTNN, quy trình kiểm toán và các xử lý về chuyên môn của kết quả kiểm toán phản ánh tại báo cáo kiểm toán.

g) Những nội dung cần phải làm rõ để đảm bảo cho báo cáo kiểm toán được lập và trình bày đúng quy định, các nội dung chuyên môn phù hợp với quy định của Hệ thống CMKTNN và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp cần thiết, các đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định có thể đề nghị Trưởng đoàn, Thành viên đoàn kiểm toán, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán cung cấp thêm các thông tin, tài liệu, giải trình phục vụ cho việc thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán.

3. Tổng Kiểm toán nhà nước quy định chức năng kiểm soát, thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán và thời hạn thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán của các đơn vị tham mưu.

4. Đối với những dự thảo báo cáo kiểm toán quan trọng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước thành lập Hội đồng kiểm toán để giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán.

5. Vụ Tổng hợp chủ trì phối hợp với Văn phòng Kiểm toán nhà nước soạn thảo Thông báo ý kiến kết luận của Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc người được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền tại cuộc họp xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán. Vụ Tổng hợp hoàn thiện, ban hành chậm nhất sau 1,5 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán.

Điều 21. Hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán, gửi lấy ý kiến của đơn vị được kiểm toán

1. Kiểm toán trưởng chỉ đạo Trưởng đoàn hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kiểm toán theo ý kiến kết luận của Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc người được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền tại cuộc họp xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán.

2. Dự thảo báo cáo kiểm toán hoàn thiện sau xét duyệt phải gửi lấy ý kiến đơn vị được kiểm toán chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị theo quy định tại Điều 47 Luật Kiểm toán nhà nước; đồng thời gửi Dự thảo báo cáo kiểm toán và báo cáo giải trình theo quy định cho đơn vị đầu mối thẩm định, kiểm soát để theo dõi theo quy định của Kiểm toán nhà nước.

3. Sau khi nhận được ý kiến của đơn vị được kiểm toán, Kiểm toán trưởng chỉ đạo Trưởng đoàn đề xuất ý kiến xử lý trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định. Trường hợp không thể tiếp thu được đầy đủ các ý kiến, Kiểm toán trưởng chỉ đạo Trưởng đoàn lập báo cáo giải trình đối với từng ý kiến tham gia của đơn vị được kiểm toán, đồng thời gửi Vụ Tổng hợp trước khi tổ chức hội nghị để thông báo kết quả kiểm toán.

Điều 22. Thông báo kết quả kiểm toán

1. Sau khi được sự đồng ý của Tổng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán trưởng chỉ đạo Trưởng đoàn thống nhất với đơn vị được kiểm toán tổ chức thông báo kết quả kiểm toán đã được Tổng Kiểm toán nhà nước xét duyệt với đơn vị được kiểm toán theo quy định của Kiểm toán nhà nước. Nội dung cuộc họp thông báo kết quả kiểm toán được phản ánh vào biên bản họp thông báo kết quả kiểm toán theo mẫu quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

2. Kiểm toán trưởng chỉ đạo Trưởng đoàn

a) Hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán theo ý kiến kết luận của Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc người được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền tại hội nghị thông báo kết quả kiểm toán với đơn vị được kiểm toán.

b) Lập thông báo kết quả kiểm toán: Trình bày tóm tắt những kết quả kiểm toán chủ yếu và những kiến nghị được trình bày trong báo cáo kiểm toán (đã được hoàn thiện theo kết luận của Tổng Kiểm toán nhà nước) đối với đơn vị được kiểm toán và đối với đơn vị khác có liên quan.

c) Trên cơ sở các nội dung đã thống nhất tại cuộc họp thông qua dự thảo báo cáo kiểm toán, Trưởng đoàn chỉ đạo các Tổ trưởng rà soát các số liệu, đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị có thay đổi (nếu có), làm cơ sở để lập Thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán.

Điều 23. Phát hành báo cáo kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán

1. Kiểm toán trưởng trình Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán đã hoàn chỉnh và các tài liệu khác theo quy định của Kiểm toán nhà nước (qua đơn vị đầu mối thẩm định, soát xét).

2. Đơn vị tham mưu được phân công rà soát, kiểm tra và đảm bảo về nội dung, các thủ tục, trình tự lập báo cáo kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán đúng quy định; soạn thảo công văn gửi báo cáo kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký phát hành.

3. Tổ kiểm toán lập thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết và thông báo kết luận, kiến nghị với các bên liên quan phù hợp với báo cáo kiểm toán phát hành, trình Trưởng đoàn kiểm toán soát xét để trình Kiểm toán trưởng ký ban hành.

4. Việc phát hành, gửi báo cáo kiểm toán phải đảm bảo thời gian theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định cụ thể của Kiểm toán nhà nước. Trường hợp khi phát hành Báo cáo kiểm toán Đoàn kiểm toán hoặc các đối tượng có liên quan phát hiện có sai sót hoặc nhầm lẫn trong Báo cáo kiểm toán, Kiểm toán trưởng phải có tờ trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét quyết định.

5. Báo cáo kiểm toán và Thông báo kết quả kiểm toán của cuộc kiểm toán liên quan đến bí mật nhà nước thực hiện theo quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.

Chương V

THEO DÕI, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN

Điều 24. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán

Đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán có trách nhiệm:

1. Theo dõi, thu thập, tổng hợp thông tin về kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị được kiểm toán (gồm cả các kiến nghị chưa thực hiện của các năm trước): Ngoài việc đôn đốc các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán và báo cáo kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán các năm trước, Đoàn kiểm toán thực hiện tại đơn vị các năm sau, có trách nhiệm thu thập thông tin, đánh giá về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị được kiểm toán năm trước (gồm cả các kiến nghị chưa thực hiện của các năm trước), kèm theo các bằng chứng (nếu trước đây chưa có).

2. Đánh giá tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

3. Tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả, hiệu lực việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán: Đôn đốc hoặc kiểm tra việc thực hiện; xử lý khiếu nại, kiến nghị của đơn vị được kiểm toán về kết luận, kiến nghị kiểm toán.

4. Báo cáo kết quả việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Điều 25. Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra, chuẩn bị triển khai kiểm tra tại đơn vị được kiểm tra

1. Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra

Căn cứ Thông báo Kế hoạch kiểm tra năm hoặc theo yêu cầu đột xuất của Tổng Kiểm toán nhà nước, đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra có trách nhiệm:

a) Lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho từng cuộc kiểm tra, theo hình thức tổ chức kiểm tra tại đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

b) Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho từng cuộc kiểm tra.

c) Ban hành quyết định kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho từng cuộc kiểm tra và gửi cho đơn vị được kiểm tra theo quy định của Kiểm toán nhà nước.

d) Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra quyết định điều chỉnh Kế hoạch kiểm tra đảm bảo hiệu quả công tác kiểm tra theo quy định của Kiểm toán nhà nước (trừ trường hợp điều chỉnh liên quan đến điều chỉnh Kế hoạch kiểm tra năm).

Lưu ý: (i) Các đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phải tăng cường đôn đốc các đơn vị tự kiểm tra, thu thập bằng chứng, tổng hợp lập báo cáo tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kèm theo bằng chứng chứng minh gửi về cho Kiểm toán nhà nước; (ii) Chỉ thực hiện kiểm tra đối với các cuộc kiểm toán chưa thực hiện đầy đủ kết luận, kiến nghị kiểm toán, chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán hoặc chưa cung cấp đầy đủ bằng chứng đã thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán; (iii) Đối với các cuộc phải kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán: Tổ chức đoàn kiểm tra cần rút gọn, đơn giản; Tập trung thực hiện kiểm tra tại đầu mối tổng hợp và thông qua đầu mối tổng hợp yêu cầu các đơn vị được kiểm toán chi tiết báo cáo kết quả thực hiện và gửi kèm theo bằng chứng đã thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, tự kiểm tra và tổng hợp báo cáo Kiểm toán nhà nước; Chỉ thực hiện kiểm tra tại các đơn vị chi tiết khi đơn vị chưa thực hiện đầy đủ kết luận, kiến nghị kiểm toán, chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán hoặc chưa cung cấp đầy đủ bằng chứng đã thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán.

2. Chuẩn bị triển khai kiểm tra của từng cuộc kiểm tra

Căn cứ vào quyết định và kế hoạch kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm:

a) Lập đề cương báo cáo để hướng dẫn cho đơn vị được kiểm tra chuẩn bị văn bản báo cáo đoàn kiểm tra; đề cương báo cáo được gửi đồng thời với quyết định kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho đơn vị được kiểm tra.

b) Tổ chức họp đoàn kiểm tra để quán triệt kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt, bàn các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch; giao nhiệm vụ cụ thể cho Phó trưởng đoàn, Tổ trưởng và từng thành viên đoàn kiểm tra.

c) Tổ chức chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác.

Điều 26. Tổ chức thực hiện kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tại đơn vị được kiểm tra

Căn cứ kế hoạch kiểm tra được phê duyệt, Đoàn kiểm tra tổ chức kiểm tra tại đơn vị được kiểm tra trong việc thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

1. Nội dung kiểm tra chủ yếu gồm:

a) Việc lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

b) Thời hạn nộp báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán so với quy định tại thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết và báo cáo kiểm toán.

c) Tình hình thực hiện đối với tất cả các kết luận, kiến nghị kiểm toán (bao gồm cả những kết luận, kiến nghị chưa thực hiện những năm trước) bao gồm: Xử lý các nghiệp vụ kinh tế và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; chấp hành chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân; việc sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách và quản lý điều hành và các kết luận, kiến nghị kiểm toán khác.

d) Xác định những kết luận, kiến nghị kiểm toán đơn vị đã thực hiện, đang thực hiện kèm theo những bằng chứng cụ thể; những kết luận, kiến nghị chưa thực hiện, xác định rõ nguyên nhân (chủ quan, khách quan) và đưa ra hướng khắc phục.

2. Thu thập bằng chứng

Thu thập các bằng chứng về việc đơn vị được kiểm toán đã thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước làm cơ sở lập biên bản kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo hướng dẫn của Kiểm toán nhà nước và của Bộ Tài chính, như: Giấy nộp tiền vào Kho bạc nhà nước, phiếu thu tiền, văn bản ban hành để xử lý, khắc phục các kiến nghị về chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán; bằng chứng về việc kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân; bằng chứng về việc hoàn thiện cơ chế, chính sách…

Điều 27. Lập biên bản, báo cáo kiểm tra; thẩm định, phát hành báo cáo kiểm tra; lưu trữ hồ sơ kiểm tra

1. Kết thúc mỗi đơn vị được kiểm tra, Tổ trưởng tổ kiểm tra (hoặc Trưởng đoàn kiểm tra trong trường hợp không thành lập tổ kiểm tra) lập biên bản kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo mẫu do Kiểm toán nhà nước quy định.

2. Căn cứ các biên bản kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và các tài liệu có liên quan, Trưởng đoàn kiểm tra lập báo cáo kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị được kiểm toán gửi Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra để tổ chức thẩm định.

3. Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra có trách nhiệm thành lập tổ thẩm định; tổ chức, phân công thực hiện thẩm định và lập báo cáo thẩm định dự thảo báo cáo kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo các quy định và hướng dẫn của Kiểm toán nhà nước.

4. Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra có tránh nhiệm phát hành báo cáo kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, gửi các đơn vị được kiểm tra và cơ quan có liên quan theo quy định và hướng dẫn của Kiểm toán nhà nước.

5. Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm lập và nộp hồ sơ kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán để lưu trữ theo quy định về lưu trữ hồ sơ của Kiểm toán nhà nước./.

STATE AUDIT OFFICE OF VIETNAM
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 02/2020/QD-KTNN

Hanoi, October 16, 2020

 

DECISION

AUDIT PROCEDURES OF STATE AUDIT

STATE AUDITOR GENERAL

Pursuant to Law on State Audit dated June 24, 2015 and Law on amendments to Law on State Audit dated November 26, 2019;

Pursuant to Law on Issuance of Legislative Documents dated June 22, 2015 and Law on amendments to Law on Issuance of Legislative Documents;

At request of Director General of Department of Audit Policy and Quality Control and Director General of Department of Legal Affairs;

State Auditor General promulgates Decision on issuance of Audit procedures of State Audit.

Article 1. Attached to this Decision are Audit procedures of State Audit.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Heads of entities affiliated to State Audit, State auditor teams, members of State auditor teams and relevant organizations and individuals are responsible for implementation of this Decision./.

 

 

STATE AUDITOR GENERAL




Ho Duc Phoc

 

AUDIT PROCEDURES

OF STATE AUDIT
(Attached to Decision No. 02/2020/QD-KTNN dated October 16, 2020 of State Auditor General)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Audit procedures of State Audit Office of Vietnam (hereinafter referred to as “Audit procedures”) prescribe procedures for audit affairs implemented by State Audit Office of Vietnam. Audit procedures are developed on the basis of Law on State Audit, State audit standard system and practical audit operations.

Audit procedures consist of 4 steps:

- Preparation;

- Audit;

- Production and submission of audit reports;

- Supervision and examination of implementation of audit conclusion and proposition.

2. In case of any situations that arise and are not specified under these Procedures, heads of auditor teams, members of auditor teams, organizations and individuals trusted or hired to perform audit and partner for state audit must report to Chief auditors or heads of entities assigned with audit tasks (hereinafter referred to as “Chief auditors”) to consult State Auditor General.

Article 2. Regulated entities

1. These audit procedures apply to entities affiliated to State Audit Office of Vietnam assigned to organize and conduct audit sessions, auditors of State Audit Office of Vietnam, members of auditor teams and entities affiliated o State Audit Office of Vietnam assigned to inspect, supervise, ensure quality control of audit and audit quality control team; organizations and individuals trusted or hired to perform audit, participate in state audit, entities subject to audit and other organizations, agencies and individuals related to audit operations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Purpose of Audit procedures

1. Ensure consistency in organization, implementation and management of audit and audit quality control of State Audit Office of Vietnam, auditor teams and members of auditor teams.

2. Create legal basis and occupational framework to organize positions in an audit and activities of auditor teams and State auditors; while act as the basis for examination, supervision, quality control and quality assessment of audit sessions and professional ethics of State auditors.

3. Serve as the basis for developing audit guidelines for each audit fields of State Audit Office of Vietnam.

4. Serve as the basis for developing systems of schedules, materials and training documents for all grades of State auditors.

Article 4. Requirements for auditor teams and members of auditor teams

1. Comply with Law on State Audit, State audit standards, Regulations on organization and operation of State auditor teams and relevant legislative documents.

2. Comply with general audit plans approved by State Auditor General. Any case of adjustment and deviation from the general audit plans must be approved by State Auditor General.

3. Conduct audit operations according to sequences specified under the Audit procedures. During audit process, heads of auditor teams or leaders of auditor groups must direct State auditors to record and gather all specific audit results of each phase in audit dossiers to collect all appropriate audit ground to use as the basis for all assessment, confirmation, conclusion, and proposition; apply software assisting audit operations and advanced technology to increase quality and effectiveness of audit operations and ensure information security as per the law; serve as the basis for supervision, examination and operation of audit activities, periodically consolidate audit results and produce reports on implementation progress to superior for timely measures in order to accomplish audit plans in terms of progress and quality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Quality control

Quality control of audit sessions of State Audit Office of Vietnam shall be implemented according to Law on State Audit, State audit standard 40 – Quality control and other State audit standards regulating audit quality, Regulations on audit quality control and other regulations of State Audit Office of Vietnam and relevant law provisions.

Article 6. Audit dossiers and documents

Preparation and storage of audit dossiers of audit sessions shall conform to Law on State Audit, State audit standard systems, Regulations on lists of audit dossiers, policies on submission, storage, preservation, extraction and termination of audit dossiers and other regulations on State audit and relevant law provisions.

Chapter II

PREPARATION

Article 7. Survey and information collection

Based on annual audit plans and list of audit contact points issued by State Auditor General, entities in charge of audit sessions shall:

1. Prepare, approve and submit survey outline

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Survey outline consists of following basic contents:

- Basis for survey;

- Basic information to be collected according to nature of audit sessions;

- Documents, dossiers and reports related to audited issues;

- Organization of survey crew (personnel performing survey, etc.);

- Surveyed entities;

- Time of survey:

- Estimated expenditure and material requirements for survey activities.

Note: (i) The survey may collect information gathered from previous surveys (for entities that have been previously audited) or information of the entities previously uploaded on audit database software system of State Audit Office of Vietnam, information extracted by information technology on electronic database of audited entities, relevant agencies, organizations and individuals; only request audited entities to provide additional information and changes compared to the previous audit sessions and information that has not been collected by methods mentioned above; (ii) Schedules for information must conform to applicable reporting regimes of the Government related to audit sessions; in addition, may add other necessary annexes for consolidated reports (but in a limited manner); (iii) Survey for information must serve preparation of general audit plans and specific audit plans in entities expecting to conduct audit; (iv) Organize personnel of survey group to not trouble audited entities, allocate experienced auditors with appropriate experience, professional level and capacity and comply with expected primary personnel of auditor teams; (v) Heads of auditor teams preparing survey outlines must specify criteria and information to be collected under audit dossier forms (depending on fields of audit) and annexes attached thereto, submit to auditor groups and request chief auditors to approve prior to implementation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chief accountants shall approve survey outline before sending to surveyed entities and conduct the survey.

c) Submit survey outline

Survey outline shall be attached to Official Dispatch on survey outline and sent to surveyed entities before adopting procedures for surveying and collecting information.

2. Survey and information collection

Survey and information collection shall conform to regulations from Section 13 to Section 44 of State audit standard 1315 - Determination and assessment of risks with materiality flaws via understanding about audited entities and working environment of financially audited entities; Section 9 to Section 11 State audit standard 1800 – Note for financial audit prepared according to framework for preparation and presentation of financial statements for special purposes; Section 11 to Section 12 of State audit standard 1805 – Note for separate financial audit and audit of factors, accounts or specific clauses of financial statements; Section 18 to Section 20 State audit standard 3000 – Guidelines for operational audit; Section 10 to Section 13 of State audit standard 4000 – Guidelines for compliance audit and other relevant organizations of State Audit Office of Vietnam.

During survey, survey teams must comply with approve survey outline, minimize physical survey at entities: physical survey is only required if data stored at State Audit Office of Vietnam is missing and cannot be adequately collected remotely via information technology on electronic database of audited entities, relevant agencies, organizations and individuals or reports of entities are inadequate or behind schedule.

2.1. Collect information on audited entities, working environment, financial situations and other relevant information

a) Information to be collected

Depending on form of audit, objectives and requirements of audit sessions, identify information to be collected, including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Regulations and other factors affecting operations of entities: Policies of Government; management mechanisms, relevant policies and legislative documents; specific regulations applicable to entities; instructional and operational documents of authorities that greatly impact financial and budget management (if any).

- Accounting policies that entities are currently applying; regulations on framework for preparation and presentation of financial statements and financial information of audited entities.

- Financial situations of entities:

(i) Financial statements for each field of audit: Reports on financial situations, operational results, collection and expenditure of state budget and statement of operational cost; State budget final account: Funding sources and use, statement thereof; Accounting balance sheet, results of business operation and execution of obligations to the government; Final account for completed investment projects; Implementation and settlement of investment projects; ...

(ii) Other financial data information related to audit sessions.

- Management, use and effectiveness of financial resources; financial and budget management in entities (namely preparation, compliance and settlement of finance, budget, etc.), operations and trades; information related to financial management and other important public assets; implementation of assigned tasks and criteria.

- Measurement and assessment of operational results of entities.

- Inspection, examination, accounting and investigation: Errors and defects discovered and recorded from previous audit sessions; issues, inspection and investigation producing conclusions related to audit period; implementation of conclusion of inspection, proposition and audit; criteria currently under inspection and examination.

- Conflicts regarding economic and financial agreements and other conflicts; proceedings awaiting trial and recent proceedings with trial results related to audited entities; complaints and accusations of employees and other relevant individuals (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Consider and compare documents regulating management and use of resources;

- Discuss and interview managers and employees in charge of entities;

- Research reserved documents of State Audit Office of Vietnam related to audited entities;

- Contact with professional regulatory authorities and superior regulatory agencies in person;

- Extract information related to audited entities on mass media;

- Request audited entities and relevant agencies, organizations and individuals related to audit sessions to produce reports in writing providing information and documents serving audit adequately and promptly;

- Access national database and electronic data of audited entities, agencies, organizations related to audit operations to extract and collect information related to audit contents and scope; access to data must conform to regulations and law and be responsible for ensuring confidentiality, security and safety as per the law;

- Extract relevant information depending on audit requirements and other specific issues.

Note: during survey and information collection, collect information for preparation of general audit plans and specific audit plans.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Information on internal control system to be collected

- Controlled environment: Inform about integrity and moral value; ensure capacity and professionalism of employees; operation of independent control mechanism; philosophy and operational method of heads; appropriate organizational structure; assignment of powers and responsibilities; policies on personnel.

- Guiding documents of authorities

- Risk assessment (administration) procedures of entities: If entities have developed risk assessment procedures, research and assess conformity of the procedures or identify major defects in internal control thereby causing assessment procedures to fail to detect materiality errors. If entities have not developed risk assessment procedures or standardized risk assessment procedures, assess severity in internal control in case of no risk assessment procedures.

- Information systems related to preparation and presentation of financial statements including relevant operational procedures and information exchange (for financial audit): Trades that are important for financial statements; procedures and documents for preparing, recording, processing and revising economic affairs; methods of accessing and processing information; entry control; procedures for preparing and presenting reports, including important accounting estimation and explanation; methods of exchanging information among heads, control department and external agencies.

- Relevant control operations: Research control operations related to audit sessions which are considered necessary by State auditors to assess risks with materiality defects in data level; control operations ensuring direction of heads of entities: approval and assessment of operation and information processing, material control and implementation of principles in assigning tasks; prioritize audit operations related to significant risks and deemed relevant by auditors, activities controlling operations and trades considered to have a higher risk of materiality defects; methods of dealing with errors originating from information technology.

- Supervise and control: Supervise and control preparation and presentation of financial statement; preparation and dealing with arising economic affairs; measures for rectifying flaws in control operations of entities.

When researching control systems of entities, State auditors shall follow instructions from Section 18 to Section 44 of State audit standard 1315 – Risk determination and assessment via understanding about audited entities and working environment of entities in financial audit; Section 11 State audit standard 4000 – Guidelines for compliance audit.

b) Methods of collecting information on internal control system

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Update on assessment of previous audit sessions;

- Discuss and interview relevant managers and employees of entities;

- Examine and analyze relevant reports and documents;

- Request reporting entities to provide information based on outline;

- Directly supervise some phases in operations of entities;

- Physical monitor (if necessary);

- Test some phases of internal control procedures (if any).

Article 8. Assessment of internal control system and collected information

1. Assessment criteria

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Methods of implementation

a) Consider and assess information on internal control system of entities via collected information (organizational charts, assignment, allocation, capacity of managing employees, audit charts, internal managing documents and internal audit organization) and assessment results of previous audit sessions; results of exchanging and interviewing relevant managers and employees; results of examination and analysis of reports and relevant documents; results of direct monitor of several phases in activities of entities; test results of several phases of internal control procedures.

b) Assess integrity, effectiveness and efficiency of internal control system via multiple methods (analysis, comparison, balance, list, sample selection, etc.)

Methods of accessing for assessment:

- Identify objectives of internal control;

- Identify current internal control procedures in entities;

- Important control operations that are still missing;

- Limits and drawbacks of internal control system;

- Possible consequences due to lack of important control operations and limits, drawbacks of internal control system;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Procedures for assessing internal control system shall conform to regulations from Section 18 to Section 44 of State audit 1315 - Determination and assessment of risks with materiality flaws via understanding about audited entities and working environment of financially audited entities; Section 11 State audit standard 4000 – Guidelines for compliance audit; Section 24 State audit standard 3000 – Guidelines for operational audit.

Article 9. Preparation of general audit plans

On the basis for survey, collection and assessment of information on internal control system, financial information and other information about audited entities, general audit plans prepared according to Section 11 to Section 35 State audit standard 1300, Section 21 to Section 48 State audit standard 3000, Section 8 to Section 38 State audit standard 4000 and forms for general audit plans prescribed by the State Auditor General. General audit plans consist of following basic contents:

1. Audit objectives

Audit objectives determined based on annual audit orientation of State Audit Office of Vietnam; requirements and nature of audit sessions; characteristics and actual state of audited entities or audited issues. Depending on form of audit, primary objectives of audit sessions can be:

- Verify credibility and truthfulness of financial statements, final accounts and financial information;

- Examine, assess and verify compliance with regulations and law and local regulations of audited entities;

- Assess economic features, effectiveness and efficiency in management and use of public finance and public assets;

- Detect cases of corruption, waste and violations in management and use of public finance and public assets, clarify responsibilities of groups, individuals to request competent authorities to take actions against violations as per the law; request disposal of finance and assets found to be violating regulations and law; specify violations and limitations in management and request audited entities and superior thereof for rectification measures and adjustment of internal management; detect drawbacks to request the National Assembly, Government, Prime Minister and other agencies of the Government to amend mechanisms, policies and regulations and law to ensure effective use of financial resources and public assets.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

On the basis of collected information and analysis, assessment results, State auditors shall assess inherent risks and control risks and combine into risk matrix to identify and assess risks of materiality defects depending on severity (high, moderate, low):

a) For financial audit: determine and assess risks of financial statements and risks in data level of clauses, trades, account balance and explanation. In which, pay attention to:

- When determining and assessing risks of materiality defects, pay attention to significant risks usually related to unusual trades and issues to be considered: Further intervention of heads of entities in settling audit and preparing financial; further physical intervention in data collection and processing; complicated calculation or audit principles; unusual trades hindering entities from performing control measures effectively; audit and audit estimation explained in different manners; objective and complicated assumptions; audit estimations whose measurement of said estimations contain uncertainties.

- If risks are considered significant, deem: Whether the risks originate from intentional or unintentional acts; risks related to drastic changes; complexity of trades; risks related to important trades; importance in quantifying financial information, especially quantification that contain uncertainties; risks related to major trades beyond normal operation of entities or irregularities.

- When identifying significant risks, investigate control operations of entities and risk handling measures related to said risks. In case control measures which entities apply for significant risks fail to deal with the risks, this shall be considered major flaws in internal control operations.

b) For operational audit: assess risks of events that may cause unwanted negative impact thereby leading to failure to achieve economic property, effectiveness and efficiency.

c) For compliance audit: assess risks of incompliance and possible consequences if said incompliance is related to audit contents.

Procedures for determining and assessing audit risk shall conform to regulations from Section 5 to Section 12 and Section 45 to Section 56 of State audit 1315 - Determination and assessment of risks with materiality flaws via understanding about audited entities and working environment of financially audited entities; Section 23 to Section 24 State audit standard 3000 – Guidelines for operational audit; Section 16 to Section 18 State audit standard 4000 – Guidelines for compliance audit; Instruct audit access methods based on risk assessment methods and identify materiality in each audit fields of State Audit Office of Vietnam and other relevant regulations of State Audit Office of Vietnam.

3. Determine audit materiality

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For financial audit: Determine level of materiality for general financial statements; level of materiality of clauses, trades, account balance and explanation to be aware of (if any); materiality of implementation; insignificant error threshold; materiality clauses, trades and explanation.

- For compliance audit and operational audit (if any): Identify material details and issues.

Procedures for determining audit materiality in preparing general audit plans shall conform to State audit standard 1320 – Determination and utilization of materiality in financial audit; Section 21 to Section 22 State audit standard 3000 – Guidelines for operational audit; Section 19 to Section 24 of State audit standard 4000 – Guidelines for compliance audit, Guidelines for audit based on risk assessment and determination of audit materiality in each audit fields of State audit and other relevant regulations of State Audit Office of Vietnam.

4. Audit contents

a) Audit contents shall be determined based on guidelines for objectives, materiality, and annual primary audit contents of State Audit Office of Vietnam, objectives of audit sessions; characteristics and actual state of audited entities or audited issues. Depending on nature of each audit session, audit contents shall be determined according to Article 32 of Law on State Audit, to be specific:

- Financial statement: Assess and verify credibility and truthfulness of financial information and financial statements, final accounts of audited entities (Audit contents shall specify financial information and specific objectives of financial statements to be verified in audit plans depending on reporting regimes within field of operation of audited entities and objectives of audit sessions).

- Compliance audit: Assess and verify compliance with regulations and law and local regulations of audited entities (Specific audit contents shall depend on objectives of each audit session and regulations and law and local regulations).

- Operational audit: Assess economic property, effectiveness and efficiency in management and use of public finance and public assets (Specific audit contents shall depend on objectives of each audit session and audited issues; assessment may cover up to 3 contents depending on requirements of audit sessions).

b) Based on requirements of each audit session, State Auditor General shall decide on contents of each audit session.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) When determining clauses, quotas, trades, account balance and material audit explanation, State auditors must pay attention to:

- Issues, contents, clauses, quotas, trades, account balance and explanation may contain significant errors namely: Large scale, risks of material defects, being materiality of the field, quotas displaying unusual fluctuation or errors.

- Regarding quantification of clauses and quotas greater than material level of general financial statements. In case clauses and quotas greater than material level of financial statements are determined to be immaterial clauses and quotas, present evidence showing absence of material flaws in said clauses and quotas.

5. Audit methods and procedures

a) Identify audit methods and procedures according to Section 31 State audit standard 1300 – Preparation of audit plans of financial audit; State audit standard 1330 – Risk handling measures in financial audit; Section 33 to Section 36 State audit standard 3000 – Guidelines for operational audit; Section 35 State audit standard 4000 – Guidelines for compliance audit.

b) Determine necessary audit procedures suitable for contents and nature of clauses and based on assessment results of risks of material flaws in data transmission level. Contents of audit procedures must display objectives of said procedures (namely controlled testing or basic testing), procedures and methods for collecting audit evidence according to Section 21 to Section 30 of State audit standard 1500 – Audit evidence in financial audit, Section 67 to Section 76 of State audit standard 3000 – Guidelines for operational audit, Section 46 of State audit standard 4000 – Guidelines for compliance audit (Monitor; examine, compare; verify and confirm externally; recalculate; investigate; interview; analysis procedures; reimplementation) and other specific audit methods and procedures.

c) In case of consolidated financial audit, State auditors shall comply with State audit standard 1600 - Note for financial audit of corporations.

6. Determine audit criteria

Audit criteria shall be determined for each audit session depending on objectives and contents of audit sessions and suitable for affairs such as examination for verification or examination for assessment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) For operational audit, determination of audit criteria shall comply with Section 37 to Section 43 of State audit standard 3000 - Guidelines for operational audit.

c) For compliance audit, determination of audit criteria shall comply with Section 28 to Section 32 of State audit standard 4000 - Guidelines for compliance audit.

7. Audit scope

a) Audit period: Determine accounting period (financial year) or the period from the beginning until the end of programs, projects or fundamental constructions or estimated audit period, etc.

b) Identify audited entities (general audit, specific audit); projects subject to specific audit; criteria for selecting entities and projects for specific audit (if entities and investment projects are not selected in annual audit plans approved by State Auditor General); in case general audit perform examination or comparison revealing entities that do not conduct specific audit, specify number of entities estimated to be examined or compared.

8. Audit duration

Audit duration shall conform to Article 34 of Law on State Audit, to be specific:

- Duration of an audit session shall begin from the date on which audit decisions are issued until the audit session in audited entity concludes.

- Duration of an audit session shall be no more than 60 days. In case extension of audit duration, State Auditor General shall decide to extend once for no more than 30 days.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Assignment of audit personnel

- Determine personnel of auditor teams: Heads, vices (if any), leaders (if any) and members of auditor teams according to Law on State Audit and regulations on State audit.

- Assign leaders and members of auditor teams depending on their capacity while ensuring principles of independence and objectivity and complying with Law on State Audit and regulations on State audit.

10. Expenditure and necessary material requirements for audit sessions.

General audit plans must determine expenditure and necessary conditions for audit sessions namely: Expenditure on travel, accommodation and equipment serving operation of auditor teams.

Article 10. Approval, completion and issuance of general audit plans

1. Chief auditors shall approve general audit plans

Review and appraisal departments (General Department, Audit quality control team) shall be assigned to assist chief auditors in appraising general audit plans, appraise, prepare appraisal reports and present to chief auditors for approval in a manner satisfactory to following provisions:

a) Compliance with forms for general audit plan in terms of structure and contents of general audit plans.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Suitability of risk assessment and determination of audit materiality.

d) Compliance with guidelines for audit objectives of State Audit Office of Vietnam in determining audit objectives and contents.

dd) Suitability between audit objectives, materiality, contents, scope, methods, procedures and collected information, assessment of internal control system, financial information, other information, and among said contents.

e) Legitimacy in assigning audit time and schedule; assigning personnel for audit implementation.

Chief auditors shall organize appraisal of audit plans with the following compositions: Chief auditors or persons authorized by chief auditors, expected heads of auditor teams, survey teams, heads of General departments, representatives Audit quality control team and other individuals decided by the chief auditors. Appraisal and approval of general audit plans of chief auditors must be recorded according to regulations of State Audit Office of Vietnam.

2. State Auditor General shall approve general audit plans

Control and appraisal entities shall be assigned to assist State Auditor General in appraising general audit plans, appraise, prepare appraisal reports and present State Auditor General to organize appraisal as per the law.

a) Appraisal contents of audit plans according to Clause 1 Article 10 of these Procedures.

b) State Auditor General shall organize meetings for approval of general audit plans; time, location and compositions of the meetings shall be decided by State Auditor General.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Complete, sign for approval, issue and revise general audit plans

a) Chief auditors shall direct expected heads of auditor teams (approved by State Auditor General in meetings for approval of general audit plans) to complete general audit plans according to conclusion of State Auditor General or persons authorized by State Auditor General, prepare dossiers and present to State Auditor General (via General Department by email or physical copy for examination and control) as per the law; Draft audit plans once General Department has examined, reviewed and agreed upon, chief auditors shall sign, stamp and send to heads of State Audit Office of Vietnam and entities according to regulations of State Audit Office of Vietnam.

b) In case general audit plans need changing during audit process:

- In case audit objectives, level of materiality, contents, scope, limitations, location and duration and compositions of auditor teams: Heads of auditor teams shall report to chief auditors in writing to request State Auditor General to consider, decide and only implement once State Auditor General has decided.

- In case of revision of audit period of auditor groups in audited entities without increasing or reducing audit period of audit sessions or personnel reassignment among auditor groups in auditor teams, heads of auditor teams shall request chief auditors in writing to consider and approve according to regulations on decentralization of State Audit Office of Vietnam.

Article 11. Preparation and approval of specific audit plans

1. Prepare specific audit plans

a) Based on general audit plans, results of information research on internal control system, financial information and information related to entities subject to specific audit (including collect addition information if necessary), heads of auditor groups shall analyze information, assess internal control system, assess level of risks, identify audit materiality, identify approach to risks for each audit content, procedures for collecting audit evidence for each audit content, audit period for each audit content, personnel of auditor groups to develop specific audit plans according to Section 36 to Section 39 of State audit standard 1300 – Preparation of plans for financial audit, Section 49 to Section 54 of State audit standard 3000 – Guidelines for operational audit, Section 39 to Section 42 of State audit standard 4000 – Guidelines for compliance audit and forms of specific audit plans prescribed by the State Auditor General.

Specific audit plans must conform to general audit plans and regulations of State Audit Office of Vietnam, which commonly convey following basic contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Audit objectives;

- Assessment of internal control system and analysis of collected information;

- Assessment of level of risks of material flaws;

- Determination of audit materiality;

- Audit contents, methods and procedures;

- Audit selection for each material clauses (determine sample distance and selection methods);

- Audit scope and limitations;

- Assignment of audit tasks for members of auditor groups and estimation of progress, time and location of task implementation;

- Other documents according to regulations of State Audit Office of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) In case of large scale audit sessions, audit sessions that are implemented in multiple locations (in multiple provinces) or information related to entities and subject of audit that lacks conditions for further discussion, auditor groups shall draft specific audit plans based on current information and request heads of auditor groups to approve before presenting to heads of State Audit Office of Vietnam to sign audit decisions. When implementing audit in entities, auditor groups shall collect missing information to complete specific audit plans and request heads of auditor teams to approve but must finish within the deadline of State Audit Office of Vietnam.

d) In case auditor groups do not form auditor teams, have adequate information when preparing general audit plans and prepare additional annexes dictating tasks and time for implementation of auditors and annexes on audit form selection, specific audit plans are not required.

2. Approval and revision of specific audit plans

a) Heads of auditor groups shall prepare and present specific audit plans to heads of auditor teams before requesting State Auditor General (or authorized individuals) to sign decisions on audit.

b) After receiving specific audit plans presented by heads of auditor groups, heads of auditor teams shall rely on general audit plans, collected information about audited entities, etc. to examine and consider approval if satisfactory to requirements, in case specific audit plans suffer from drawbacks or limitations, request heads of auditor groups to revise then approve revised specific audit plans. After approving specific audit plans, heads of auditor teams shall send specific audit plans to control entities as per the law before requesting State Auditor General (or authorized individuals) to sign decisions on audit.

c) In case specific audit plans need changing during audit process:

- Heads of auditor groups shall request heads of auditor teams in writing to clarify reasons for change: For heads of auditor teams to approve (if within competence of heads of auditor teams according to regulations of State Audit Office of Vietnam: cases of revised specific audit plans conforming to approved general audit plans) and report to chief auditors in charge of audit sessions; or for heads of auditor teams to request competent authorities to approve (if within competence of authorities according to Point dd Clause 2 Article 10 and regulations of State Audit Office of Vietnam) and only implement after being approved by competent authorities.

- After approving revised specific audit plans, heads of auditor teams shall send revised specific audit plans to control entities as per the law.

Article 12. Decisions on audit

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Details of decisions on audit shall conform to Article 31 of Law on State Audit, to be specific:

- Legal basis for audit implementation;

- Audited entities;

- Audit objectives, contents and scope;

- Audit location and duration;

- Heads and members of auditor teams.

2. Decisions on audit must be sent to audited entities and members of audited teams before the deadline specified under Article 31 of Law on State Audit.

3. During audit process, if audit contents, scope, location or duration and members of auditor teams under decisions on audit need changing, State Auditor General shall issue decisions and send to audited entities and members of audited teams before the deadline as per the law.

Article 13. Publicizing audit decisions, general audit plans and updating, exchanging knowledge and experience for members of auditor teams

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Update knowledge and exchange necessary experience for members of auditor teams in following forms with following contents:

- Reports on practical operation, experiences in management, internal control, accounting professions, analysis of economic affairs, etc. of experts within and outside of the fields.

- Publicize mechanisms and policies on management of economy, finance, accounting, investment, credit, environment and specific lines of professions which audited entities must comply with depending on specific audit sessions (especially new regulations related to operation of audited entities).

Article 14. Preparation of necessary conditions for auditor teams

- Documents serving as legal basis for audit sessions and necessary documents on financial and accounting policies, etc.

- Documents of operational process of audited entities in previous years related to audit contents.

- Regulations on organization and operation of State auditor teams and documents guiding professions of State Audit Office of Vietnam.

- Other documents serving contact during audit process.

- Equipment and devices assisting audit, etc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

AUDIT

Article 15. Publicizing audit decisions

Chief auditors shall cooperate with audited entities in publicizing audit decisions; declare general audit plans, operation scope; clarify responsibilities and rights of heads and members of auditor teams, rights and obligations of audited entities according to regulations and law; agree on cooperated operation between auditor teams and audited entities.

Article 16. Audit

1. Collect information to complete or revise specific audit plans (if necessary)

In case of revision of specific audit plans, prepare, approve and report according to Point c Clause 1 and Point c Clause 2 Article 11 of these Procedures.

2. Collect and assess audit evidence

a) State auditors shall audit assigned sections

- Based on approved specific audit plans and assigned tasks, state auditors shall employ audit measures and audit evidence collection procedures to audit each content and clause to collect and assess audit evidence. Audit methods and procedures to collect audit evidence usually employed are: Observation; examination, comparison; external verification and confirmation; recalculation; investigation; interview; analysis procedures; reimplementation (according to Section 21 to Section 20 State audit standard 1500 – Audit evidence, Section 67 to Section 76 State audit standard 3000 – Guidelines for operational audit, Section 46 State audit standard 4000 – Guidelines for compliance audit) and specific measures namely on site inspection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Collection of audit evidence and assessment of collected audit evidence shall conform to State audit standard 1500 – Audit evidence in financial audit, Section 55 to Section 84 of State audit standard 3000 – Guidelines for operational audit and Section 43 to Section 61 of State audit standard 4000 – Guidelines for compliance audit.

- State auditors must have professional conducts via specialized deduction, display caution and occupational skepticism throughout audit sessions.

- If State auditors believe that a document may not be verified or revised without notice or contents, figures show signs of fault play during audit process, State auditors must report to heads of auditor groups to present to heads of auditor teams (if within competence of heads of auditor teams) for approval or for approval from superiors (if beyond competence of heads of auditor teams) for further examination namely: confirmation with third party; employment of experts and other legal methods to assess credibility of said document; examine and verify the document based on other information sources. If explanations of audited entities are inconsistent, State auditors must examine all inconsistencies in order to collect all appropriate evidence to confirm or reject suspicion of State auditors. Verification and investigation must be recorded and attached by collected evidence.

- If signs of violations, violations with signs of criminal and cases of corruption are found during audit process: State auditors and heads of auditor groups must promptly report to heads of auditor teams and chief auditors; Heads of auditor teams and chief auditors must promptly report to State Auditor General to direct clarification and solutions; while request audited entities to explain about found issues according to direction of heads of auditor teams, chief auditors and State Auditor General.

- During audit, if access and extraction on national database systems and electronic data of audited entities, agencies, organizations and individuals related to audit operations to collect information and documents directly related to audit contents and scope are required, State auditors must report to heads of auditor teams or authorize implementation and shall only implement with written authorization of heads of auditor teams. Implementation must be carried out under supervision for access and extraction limitations of audited entities, agencies, organizations and individuals related to audit operations, comply with regulations and law and be responsible for ensuring confidentiality, security and safety as per the law.

b) In case hiring of assessment experts and consultants is required, comply with Regulations of employment of audit partners of State Audit Office of Vietnam and State audit standard 1620 - Employment of experts in financial audit.

c) State auditors shall examine and review audit results: Before consolidating audit results, State auditors must examine overall audit results, credibility, legitimacy, appropriateness and adequacy of audit evidence; assess level of work implementation compared to plans and workload to audit; adopt additional audit procedures if necessary, collect additional audit evidence and systemize collected audit evidence.

d) State auditors shall consolidate audit results and report to heads of auditor groups during audit process: State auditors shall collect audit evidence and findings, consolidate audit evidence and findings and provide assessment, confirmation, propositions, conclusions and recommendation for audited contents; draft verification records for audit figures and situations and report to heads of auditor groups before sending to audited entities for explanation and clarification.

3. If discover cases of corruption, comply with Regulations on auditing cases with signs of corruption of State audit and Article 62 of Law on Anti-corruption No. 36/2018/QH14.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- In financial audit, when determining audit methods, State auditors may choose audit methods based on credibility and efficiency of internal control systems (compliance audit procedures) or adopt fundamental audit procedures based on assessment of State auditor for risks detected in data transmission level. Regarding fundamental audit procedures, State auditors may choose between analysis and detailed examination procedures.

In case of analysis procedures, State auditors shall conform to State audit standard 1520 – Analysis procedures in financial audit.

In case of collecting samples, sample size and components for detailed examination, conform to State audit standard 1530 – Collection of audit sample in financial audit and Guidelines for audit based on risk assessment and identification of audit materiality.

- Risk assessment for development of risk handling measures in financial audit shall conform to State audit standard 1315 – Identification and assessment of risks of material flaws via understanding of audited entities and working environment thereof in financial audit; State audit standard 1330 – Risk handling measures in financial audit; Audit risk management in operational audit and compliance audit shall conform to Section85 of State audit standard 3000 – Guidelines for operational audit and Section 62, Section 63 of State audit standard 4000 – Guidelines for compliance audit.

- Identification of materiality is the matter of specialized judgment and relies on analysis of State auditor regarding requirements of entities utilizing audit reports. Audit materiality must be considered throughout audit process. Identification of audit materiality and revision of level of materiality during audit process shall conform to State audit standard 1320 – Determination and utilization of materiality in financial audit; Section 21 to Section 22 State audit 3000 – Guidelines for operational audit and Section 19 to Section 24, and Section 61 State audit standard 4000 – Guidelines for compliance audit.

- Auditing opening balance in financial audit shall conform to State audit standard 1510 - Auditing opening balance in financial audit.

- Auditing accounting estimates shall conform to State audit standard 1540 – Auditing accounting estimates in financial audit.

- Auditing trades with relevant parties shall conform to State audit standard 1550 – Relevant parties in financial audit.

- Auditing events that occur after accounting period has concluded shall conform to State audit period 1560 – Events arising after accounting period; auditing events arising after audit period for compliance audit shall conform to Section 65 State audit standard 4000 – Guidelines for compliance audit.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Request for written explanation shall conform to State audit standard 1580 – Written explanation in financial audit; Section 86, Section 87 State audit 3000 – Guidelines for operational audit and Section 64 State audit standard 4000 – Guidelines for compliance audit.

- In case of consolidated financial audit, conform to State audit standard 1600 - Note for financial audit of corporations.

- Using results of internal auditors and experts’ work during financial audit shall conform to State audit standard 1610 – Use of internal auditors’ work in financial audit and State audit standard 1620 – Use of experts’ work in financial audit.

- Using results of authorities during audit process shall conform to Section 30 State audit standard 100 - Basic principles in operations of State Audit Office of Vietnam.

- Audit operations related to information, data, financial statement and comparison shall conform to State audit standard 1710 – Comparison information – Corresponding data and financial statement comparison, responsibilities of State auditors related to other information in financial audit.

5. Record audit documents and dossiers

State auditors shall record audit documents and dossiers according to State audit standard 1230 – Audit document and dossiers of financial audit; Section 123 to Section 127 of State audit standard 3000 – Guidelines for operational audit; Section 98 to Section 103 State audit standard 4000 – Guidelines for compliance audit and other regulations of State Audit Office of Vietnam on audit forms and schedules.

6. Heads of auditor groups shall examine all audit tasks executed by State auditors

a) Heads of auditor groups shall examine daily based on audit record or exchange, report daily tasks for contents which State auditors have difficulties in and contents with signs of violations or fraudulence. Examine audit evidence collected by State auditors, audit results and remarks of State auditors; assess level of achievement of tasks executed by State auditors; request State auditors to adopt additional audit procedures and contents, collect additional audit evidence if necessary. In case of detecting fraudulence, heads of auditor groups must direct to clarify responsibilities of individuals who allow fraudulence in audited entities and conform to State audit standard 1240 – Responsibilities of State auditors relating to fraudulence in financial audit. Section 56 to Section 57 of State audit standard 4000 – Guidelines for compliance audit and other relevant organizations of State Audit Office of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. State auditors shall sign records confirming audit figures and situations

a) Based on conclusion of heads of auditor groups, State auditors shall adopt procedures for auditing and collecting audit evidence to ensure appropriateness, adequacy and logic of audit evidence and results.

b) Consolidate audit results, exchange and acknowledge explanation of audited entities; reinforce evidence, provide audit assessment and confirmation; draft records for confirming audit figures and situations and present to heads of auditor groups before agreeing upon and signing the records with individuals related to audited contents of audited entities.

Discussing issues related to audit sessions and findings in financial audit with audited entities shall conform to State audit standard 1260 – Discussing issues with audited entities in financial audit; discussing preliminary audit findings and results in operational audit shall conform to Section 86 and Section 87 State audit standard 3000 – Guidelines for operational audit; exchanging information in compliance audit shall conform to Section 66 State audit standard 4000 – Guidelines for compliance audit.

In case opinions of individuals responsibly related to audited contents of audited entities disagree with audit results, assessment and confirmation provided by State auditors, State auditors shall request individuals with relevant responsibilities to specify their opinions in records for confirming audit figures and situations, countersign and officially explain in writing to report to heads of auditor groups for consideration.

Article 17. Preparation and approval of audit records of auditor groups for audited entities

1. Draft audit records of auditor groups in entities subject to specific audit

a) As soon as an audit session concludes, head of auditor group is responsible for consolidating audit results in records for confirming audit figures and situations prepared by auditors, audit records in entities allowed to choose form of specific audit, records of examination and comparison with third party and relevant audit evidence to draft audit record of the auditor group in the entity subject to specific audit.

b) Organize discussion among the auditor group about draft audit records of the auditor group in the entity subject to specific audit; in case of opinion(s) differing from conclusion of the head of auditor group, State auditors shall have the rights to record differing opinions according to Regulations on organization and operation of State auditor teams.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The head of auditor group shall present completed draft audit records of the auditor group in the entity subject to specific audit to head of auditor team for approval and submission to chief auditors (via audit quality control team) before approving audited entities.

2. Protect audit results recorded in draft audit records of the auditor group in the entity subject to specific audit to the head of auditor team

a) The head of auditor group must protect audit results in draft audit records of the auditor group in the entity subject to specific audit to the head of auditor team; report to the head of auditor team to consider and deal with discrepancy in opinions among the auditor group within their competence. Head of auditor team shall examine and review draft audit records, audit evidence; request the auditor group to clarify and explain the contents of draft audit records of the auditor group in the entity subject to specific audit; assess level of completion of audit plans and audit objectives; consider and deal with propositions of the auditor group; direct the auditor group to adopt additional audit procedures if necessary.

b) The head of auditor group and State auditors are responsible for complying with direction and conclusions of the head of auditor team, completing draft audit records to approve audited entities.

c) In case other opinions differ from conclusion of the head of auditor team, auditor group shall have the rights to record differing opinions according to Regulations on organization and operation of State auditor teams.

3. Approve audit records of auditor groups in entities subject to specific audit

a) The auditor group shall approve audit records of auditor group in entity subject to specific audit approved by the head of auditor team; consider explanation and propositions of audited entity to complete audit records of the auditor group; agree upon and sign audit records of the auditor group; in case the audited entity disagree, the audited entity shall specify the disagreement, sign audit record and provide specific written explanation for the disagreement together with documents and basis (if any). The head of auditor group must send audit records of the auditor group to the head of auditor team before the deadline stated in Regulations on organization and operation of State auditor team.

b) In case the auditor group disagrees with explanation and propositions of audited entity or explanation and propositions of audited entity exceed entitlement of the auditor group, the head of auditor group must request head of audited entity to provide written explanation and report to the head of auditor team for decision. In case other opinions differ from conclusion of the head of auditor team, auditor group shall have the rights to record differing opinions according to Regulations on organization and operation of State auditor teams.

Chapter IV

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 18. Preparation of draft audit reports

1. Consolidate audit evidence and results

Heads of auditor teams are responsible for consolidating all appropriate audit evidence and results to prepare audit reports according to regulations of State Audit Office of Vietnam.

In addition, State auditors must systemize and gather all relevant legislative documents to use as legal basis for audit remarks; other necessary documents related to audit sessions.

2. Examine, classify and consolidate audit results

a) Heads of auditor groups must organize examination, review and assessment of legitimacy of audit evidence and results according to State audit standard 1450 – Assessment of risks detected during financial audit, Section 26 State audit standard 1505 – External confirmation for financial audit, Section 31 to Section 47 State audit standard 1500 – Audit evidence in financial audit, Section 80 to Section 84 State audit standard 3000 – Guidelines for operational audit, Section 58 to Section 61 State audit standard 4000 – Guidelines for compliance audit.

b) Classify and consolidate audit evidence and results based on criteria, suitable for each field of audit and conforming to audit contents and forms regulated by State Audit Office of Vietnam.

c) On basis of detected flaws, State auditors shall estimate all flaws according to Section 48 State audit standard 1320 – Determination and utilization of audit materiality in financial audit, Section 20 to Section 22 State audit 1530 – Collection of audit sample in financial audit.

d) Adopt analysis procedures when forming audit remarks according to Section 19 to Section 22 State audit standard 1520 – Analysis procedures in financial audit.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Preparation of draft audit reports

On the basis of results of consolidated audit situations and figures, heads of auditor teams shall prepare draft audit reports.

Audit reports must satisfy general requirements under State audit standard system and comply with forms regulated by State Auditor General. Audit reports usually consist of following basic contents:

a) Information on audited entities according to Section 19 State audit standard 1700 – Formation of audit remarks and audit reports in financial audit (including: Name of entities producing audited financial statements and final accounts; audited financial statements and final accounts; concluding date of accounting period or accounting date of each report in case of series of financial statements, etc.).

b) Overview of audit sessions: Basis of audit reports, audit scope, limitations and basis (including audit criteria); conducted audit affairs.

c) Audit assessment and confirmation: Audit finding results; Audit remarks. In which, for financial audit, present: “Responsibilities of State auditor team”, “Responsibilities of audited entities”, basis for formation of audit remarks before audit remarks according to Section 20 to Section 25 of State audit standard 1700 – Formation of audit remarks and audit reports in financial audit; issues to be emphasized and other issue (if any).

d) Conclusions, propositions and other details (if any).

dd) Explanations and schedules (if any).

e) Contents in form of writing: Signatures, seals, date of signing audit reports shall comply with regulations and law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Discuss and collect feedback of members of auditor teams

Heads of auditor teams shall organize discussion among auditor teams to gather feedback of members of auditor teams regarding assessment, confirmation, conclusion and propositions in draft audit reports; consider and acknowledge feedback of members of auditor teams, complete draft audit reports to request chief auditors to approve.

Discussion among auditor teams regarding draft audit reports must be kept record using forms regulated by State Auditor General. In case other opinions differ from conclusion of heads of auditor teams, State auditors shall have the rights to record differing opinions according to Regulations on organization and operation of State auditor teams.

Article 19. Chief auditors approving draft audit reports

1. Auditor teams shall send draft audit reports to chief auditors while briefing State Auditor General on important results in advance (at least 7 days before organizing approval).

2. Chief auditors shall form boards of appraisal to appraise draft audit reports. Boards of appraisal and audit quality control teams are responsible for appraising and reviewing draft audit reports before chief auditors hold meetings for approval of draft audit reports.

Review and appraisal contents shall conform to procedures on preparation, appraisal, considering approval and issuance of audit reports of State Audit Office of Vietnam and consist of following basic categories:

a) Implementation results of general audit plans approved by State Auditor General in terms of objectives, contents, materiality, scope, limitations, audited entities, audit duration, etc.

b) Implementation results of directions of heads of State Audit Office of Vietnam (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Correctness, adequacy and accuracy of figures; adequacy and legitimacy of audit assessment, confirmation, conclusion and proposition, and feasibility of audit proposition.

dd) Compliance with requirements for audit reports in State audit standard system.

e) Compliance with audit report forms in terms of structure and contents of audit reports; legitimacy and relevance in report presentation, grammar and spelling errors.

g) Compliance with regulations on documents of audit sessions.

Entities assigned to appraise and review audit must produce appraisal and review reports and present to chief auditors.

3. Chief auditors shall hold meetings for approving draft audit reports

a) Chief auditors must approve draft audit reports as per the law. Approval contents and results of draft audit reports must be recorded in meeting minutes of audit report approval meetings using regulated forms.

b) Heads of auditor teams shall complete draft audit reports based on conclusion of chief auditors in meetings for approving audit reports. In case other opinions differ from conclusion of chief auditors, heads of auditor teams shall have the rights to record differing opinions according to Regulations on organization and operation of State auditor teams.

c) Audit quality control teams shall organize examination for revision, adjustment and completion of draft audit reports before chief auditors present to State Auditor General for approval.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 20. State Auditor General approving draft audit reports

In order to enable State Auditor General to approve draft audit reports, State Auditor General shall assign competent entities to review and appraise draft audit reports.

1. Review and appraisal contents shall conform to procedures on preparation, appraisal, considering approval and issuance of audit reports of State Audit Office of Vietnam and consist of following basic categories:

a) Implementation results in terms of objectives, contents, materiality, scope, limitations and audited entities in general audit plans.

b) Compliance with general provisions on audit reports; logic and appropriateness between audit results and audit assessment, confirmation, conclusion and propositions; correctness and legitimacy of audit assessment, confirmation, conclusion and feasibility of audit propositions.

b) Appraise legitimacy of audit assessment, confirmation, conclusion and propositions in draft audit reports; reference for application of legislative documents in audit conclusion and propositions.

c) Details to be clarified to guarantee the legal basis of issuing audit assessment, confirmation, conclusion and propositions.

d) Additional conclusion and propositions to ensure compliance with regulations and law.

dd) Compliance with regulations on audit dossiers, forms and procedures in preparing audit reports; compliance with Regulations on organization and operation of State auditor teams.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Details to be clarified to guarantee that audit reports are produced and presented as per the law, specialized categories conform to State audit standard system and other relevant law provisions.

2. If necessary, competent entities assigned to appraise may request heads of auditor teams, members of auditor teams and entities presiding audit sessions to provide additional information, documents and accountability serving appraisal of draft audit reports.

3. State Auditor General shall regulate appraisal and review operations for audit reports and deadline for appraising draft audit reports for entities in charge.

4. Regarding important draft audit reports, Director of General Department shall provide State Auditor General with advice on establishment of Audit council to assist State Auditor General in appraising draft audit reports.

5. General Department shall take charge cooperating with State Audit Office of Vietnam in drafting Notice on conclusions of State Auditor General or persons authorized by State Auditor General in meetings for approval of draft audit reports. General Department shall finalize and issue within 1.5 working day from the date on which meetings for approving draft audit reports conclude.

Article 21. Completion of draft audit reports and collection of feedback of audited entities

1. Chief auditors shall direct heads of auditor teams to complete draft audit reports according to conclusion of State Auditor General or individuals authorized by State Auditor General in meetings for approval of draft audit reports.

2. Approved draft audit reports must be sent to audited entities for feedback within 30 days from the date on which audit sessions conclude at the entities according to Article 47 Law on State Audit; while draft audit reports and accountability reports must be sent to competent entities in charge of appraisal and review for monitor according to regulations of State Audit Office of Vietnam.

3. After receiving feedback of audited entities, chief auditors shall direct heads of auditor teams to present the feedback and solutions to State Auditor General for consideration. In case of inability to fully acknowledge all feedback, chief auditors shall direct heads of auditor teams to produce accountability reports for each feedback of audited entities and send to General Department prior to organization of meetings for declaring audit results.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. After receiving consent of State Auditor General, chief auditors shall direct heads of auditor teams to agree with audited entities on declaring audit results approved by State Auditor General to audited entities according to regulations of State Audit Office of Vietnam. Contents of meetings for declaring audit results must be recorded in meeting minutes using forms regulated by State Auditor General.

2. Chief auditors shall direct heads of auditor teams

a) complete draft audit reports according to conclusion of State Auditor General or individuals authorized by State Auditor General in meetings for declaring audit results to audited entities.

b) produce declaration on audit results: Provide summary of fundamental audit results and propositions presented in audit results (which have been completed according to conclusion of State Auditor General) to audited entities and other relevant entities.

c) On the basis of details agreed upon in meetings for approving draft audit reports, heads of auditor teams shall direct heads of auditor teams to review changed figures, assessment, confirmation, conclusion and propositions (if any) to serve as the basis for producing declaration on audit results in audited entities.

Article 23. Issuance of audit reports and audit result declarations

1. Chief auditors shall present completed audit reports, audit result declarations and other documents regulated by State Audit Office of Vietnam to State Auditor General (via competent entities in charge of appraisal and examination).

2. Assigned entities shall review, examine and guarantee contents and procedures for preparing audit reports and declare audit results as per the law; draft Official Dispatches on submission of audit results and request State Auditor General for signature and issuance.

3. Auditor groups shall produce declarations on audit results in entities subject to specific audit and declarations on conclusion and propositions with relevant parties conforming to issued audit reports and request heads of auditor teams to review for presentation to chief auditors for signature and approval.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Audit reports and declarations of audit results related to Government secret shall conform to regulations and law on protection of Government secret.

Chapter V

SUPERVISION AND EXAMINATION OF IMPLEMENTATION OF AUDIT CONCLUSION AND PROPOSITION

Article 24. Supervision and encouragement of implementation of audit conclusion and proposition.

Entities in charge of audit sessions or entities assigned to examine implementation of audit propositions are responsible for:

1. monitoring, collecting and consolidating information on audit conclusion and propositions of audited entities (including propositions of previous years that have not been implemented): In addition to encouraging entities to report on implementation results of audit propositions and report on examination for implementation of audit propositions of previous years, heads of later auditor teams in charge of audited entities in the following years are responsible for collecting information and assessment regarding implementation of audit conclusion and propositions of previous years of the audited entities (including propositions of previous years that have not been implemented) and evidence (if previously unavailable).

2. assessing implementation of audit conclusion and propositions.

3. organizing activities to ensure effectiveness in implementation of audit conclusion and propositions: Encourage or examine implementation of audit conclusion and propositions; handling complaints and audit propositions of audited entities.

4. reporting on implementation and audit conclusion and propositions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Preparation, appraisal and approval of examination plans and examination decisions

Based on annual Notice on Examination plan or at request of State Auditor General, entities in charge of examination are responsible for:

a) preparing plans for implementing audit conclusion and propositions for each examination session in form of onsite examination at audited entities and relevant agencies, organizations and entities.

b) organizing appraisal and approval of plans for examining implementation of audit conclusion and proposition for each examination session (applied to heads of entities in charge of examination).

c) issuing decisions on examining implementation of audit conclusion and propositions for each examination session and sending to examined entities according to regulations o State Audit Office of Vietnam.

d) deciding on revising examination plans to guarantee effectiveness according to regulations of State Audit Office of Vietnam (applied to heads of entities in charge of examination) (except for cases of revision related to revision of annual examination plans).

Note: (i) Entities in charge of audit sessions must increasingly encourage entities to examine, collect evidence and prepare reports on implementation of audit conclusion and propositions together with evidence and send to State Audit Office of Vietnam; (ii) Only conduct examination for audit sessions that have not fully implemented audit conclusion and propositions, implemented regimes for reporting on implementation of audit conclusion and propositions or provided adequate evidence for implementation of audit conclusion and propositions; (iii) For mandatory examination for implementation of audit conclusion and propositions: Organize examination teams with simplified compositions; Focus on examining general contact points via which request entities subject to specific audit to report on implementation results and attach evidence for implementation of audit conclusion, propositions, self-examination and report to State Audit Office of Vietnam; Only conduct examination in entities subject to specific audit for audit sessions that have not fully implemented audit conclusion and propositions, implemented regimes for reporting on implementation of audit conclusion and propositions or provided adequate evidence for implementation of audit conclusion and propositions;

2. Preparation for each examination

Based on examination decisions and plans, heads of auditor teams are responsible for:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) organizing meetings among examination teams to clarify approved examination plans, discuss specific measures for implementation of plans; assigning vices of examination teams, heads of examination teams and examination teams with specific tasks.

c) organizing preparation of other necessities.

Article 26. Organizing examination of implementation of audit conclusion and propositions in examined entities

Based on approved examination plans, examination teams shall organize examination in examined entities regarding complete and timely implementation of audit conclusion and propositions of State Audit Office of Vietnam.

1. Primary examination categories include:

a) Leadership of leaders and heads in directing and operating implementation of audit propositions of State Audit Office of Vietnam.

b) Deadline for submission of reports on implementation results of audit conclusion and propositions according to declarations of audit results in entities subject to specific audit and audit reports.

c) Implementation of all audit conclusion and propositions (including conclusion and propositions of previous years that have not been implemented), including: Carrying out economic operations and implementing obligations to state budget; complying with policies, regulations and law; disciplining groups and individuals; revising policies, management operation and other audit conclusion and propositions.

d) identification of audit conclusion and propositions that have been implemented and are being implemented together with specific evidence; conclusion and propositions that have not been implemented, (subjective and objective) causes and solutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Collect evidence suggesting that audited entities have implemented conclusion and propositions of State Audit Office of Vietnam serving as the basis for preparation of records for examination of implementation of audit conclusion and propositions according to guidelines of State Audit Office of Vietnam and Ministry of Finance, namely: Deposit orders to State Audit Office of Vietnam, notice of receipt, documents for dealing with and rectifying propositions regarding adjusting financial and accounting management; evidence for disciplining groups and individuals; evidence for finalizing policies, etc.

Article 27. Preparation of examination records and reports; appraisal and issuance of examination reports; storage of examination documents

1. After examining an entity, heads of examination groups (or heads of examination teams in case of not establishing examination groups) shall make record of examining implementation of audit conclusion and propositions using form prescribed by State Audit Office of Vietnam.

2. Based on records for examining implementation of audit conclusion and propositions and relevant documents, heads of examination teams shall prepare reports on examining implementation of audit conclusion and propositions of audited entities and send to heads of entities in charge of the examination for appraisal.

3. Heads of entities in charge of examination are responsible for forming appraisal teams; organizing, assigning appraisal and preparing appraisal reports, draft examination reports on implementation of audit conclusion and propositions according to regulations and guidelines of State Audit Office of Vietnam.

4. Heads of entities in charge of examination are responsible for issuing reports on examining implementation of audit conclusion and propositions of examined entities and relevant agencies according to regulations and guidelines of State Audit Office of Vietnam.

5. Heads of examination teams are responsible for preparing and submitting documents on examining implementation of audit conclusion and propositions for storage according to regulations and law on document storage of State Audit Office of Vietnam./.

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN ngày 16/10/2020 về Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.843

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.86.143
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!