BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 03/VBHN-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2020
|
THÔNG
TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY
Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06 tháng 6
năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo đảm
hoạt động bay, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2017, được sửa đổi, bổ
sung bởi:
Thông tư số 09/2020/TT-BGTVT ngày 23 tháng 4
năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2017 quy định về quản lý và
bảo đảm hoạt động bay, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2020.
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng
Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP
ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số
125/2015/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về
quản lý hoạt động bay;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận
tải và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay[1].
Thông tư này quy định về quản lý
hoạt động bay, bảo đảm hoạt động bay tại Việt Nam và trong vùng thông báo bay
do Việt Nam quản lý.
Điều 2.
Đối tượng áp dụng[2]
1. Thông tư này áp dụng đối với
tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý hoạt động bay, bảo đảm hoạt động bay tại
Việt Nam và trong vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
2. Thông tư này không áp dụng đối
với tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý hoạt động bay ngoài đường hàng
không, hoạt động bay đặc biệt.
Điều 3.
Quy ước viết tắt
Trong Thông tư này, các chữ viết
tắt dưới đây được hiểu như sau:
1. ADS (Automatic
dependent surveillance): Giám sát phụ thuộc tự động.
2. AFS (Aeronautical fixed
service): Dịch vụ cố định hàng không.
3. AFTN (Aeronautical fixed
telecommunication network): Mạng viễn thông cố định hàng không.
4. AGA (Aerodromes, air routes
and ground aids): Sân bay, đường bay và thiết bị phụ trợ mặt đất.
5. AIC (Aeronautical information
circular): Thông tri hàng không.
6. AIDC (Air traffic service
inter-facility data communication): Liên lạc dữ liệu giữa các phương tiện dịch
vụ không lưu.
7. AIM (Aeronautical
information management): Quản lý tin tức hàng không.
8. AIP (Aeronautical
information publication): Tập thông báo tin tức hàng không.
9. AIRAC (Aeronautical
information regulation and control): Hệ thống kiểm soát và điều chỉnh tin tức
hàng không.
10. AIREP (Air report): Báo cáo
từ tàu bay.
11. AIS (Aeronautical information
service): Dịch vụ thông báo tin tức hàng không.
12. ALERFA (Alert phase): Giai
đoạn báo động.
13. AMHS (Air traffic service
message handling system): Hệ thống xử lý điện văn dịch vụ không lưu.
14. AMSS (Automatic message
switching system): Hệ thống chuyển điện văn tự động.
15. AMSL (Above
mean sea level): So với mực nước biển trung bình.
16. ATFM (Air traffic flow
management): Quản lý luồng không lưu.
17. ATIS (Automatic
terminal information service): Dịch vụ thông báo tự động tại khu vực sân bay
(phát thanh bằng lời).
18. ATM (Air
traffic management): Quản lý không lưu.
19. ATS (Air
traffic services): Dịch vụ không lưu.
20. ATS/DS
(Air traffic service/Direct speech): Liên lạc trực thoại không lưu.
21. CDM (Collaborative
Decision-Making): Phối hợp ra quyết định khai thác.
22. CNS
(Communication, navigation, surveillance): Thông tin, dẫn đường, giám sát hàng
không.
23. CPDLC
(Controller-pilot data link communications): Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và
kiểm soát viên không lưu.
24. Cơ sở AIS: Cơ sở cung
cấp AIS.
25. Cơ sở ANS: Cơ sở cung
cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
26. Cơ sở ATS: Cơ sở cung
cấp ATS.
27. Cơ sở CNS: Cơ sở cung
cấp dịch vụ CNS.
28. Cơ sở MET: Cơ sở
cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không.
29. Cơ sở SAR: Cơ sở
cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn hàng không.
30. D-ATIS (Datalink -
Automatic terminal information service): Dịch vụ thông báo tự động tại khu vực
sân bay (truyền dữ liệu bằng kỹ thuật số).
31. D-VOLMET
(Datalink-Volmet): Dịch vụ thông báo khí tượng trên đường bay (truyền dữ liệu
bằng kỹ thuật số).
32. DME (Distance measuring
equipment): Thiết bị đo cự ly.
33. DETRESFA (Distress
phase): Giai đoạn khẩn nguy.
34. eTOD (Electronic Terrain and
Obstacle Data): Dữ liệu địa hình và chướng ngại vật điện tử.
35. FIR (Flight information
region): Vùng thông báo bay.
36. ft (Foot/Feet): Đơn vị đo
chiều cao tính bằng bộ.
37. GBAS (Ground based
augmentation system): Hệ thống tăng cường độ chính xác của tín hiệu vệ tinh dẫn
đường đặt trên mặt đất.
38. GP (Glide path): Đài chỉ góc
hạ cánh thuộc hệ thống ILS.
39. GNSS (Global navigation
satellite system): Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu.
40. HKDD: Hàng không dân dụng.
41. ICAO (International
Civil Aviation Organization): Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế.
42. IFR (Instrument
flight rules): Quy tắc bay bằng thiết bị.
43. ILS (Instrument landing
system): Hệ thống hạ cánh bằng thiết bị.
44. kt (Knot): Đơn vị đo tốc độ
bằng dặm/giờ.
45. LLZ (Localizer): Đài chỉ
hướng hạ cánh thuộc hệ thống ILS.
46.[3] METAR (Routine aerodrome
meteorological report): Bản tin báo cáo thời tiết thường lệ để phát ra ngoài
sân bay.
47.[4] MET REPORT (Local routine aerodrome
meteorological report): Bản tin báo cáo thời tiết thường lệ, phát hành trong
khu vực sân bay.
48. NDB (Non
Directional radio Beacon): Đài dẫn đường vô hướng.
49. NIL (Non or I have nothing to
send to you): Không hoặc không có gì thông báo.
50. NOTAM (Notice
to airmen): Điện văn thông báo hàng không.
51. OPMET (Operational
meteorological information): Số liệu khí tượng phục vụ khai thác.
52. PBN (Performance based
navigation): Dẫn đường theo tính năng.
53. PIB (Pre-flight information
bulletin): Bản thông báo tin tức trước chuyến bay.
54. PSR (Primary surveillance
radar): Ra đa giám sát sơ cấp.
55. RDP (Radar data processing):
Xử lý dữ liệu ra đa.
56. RNP (Required navigation
performance): Tính năng dẫn đường yêu cầu.
57. RNAV (Area navigation): Dẫn
đường khu vực.
58. ROBEX (Regional operational
meteorological bulletin exchange): Mạng trao đổi thông tin khí tượng phục vụ
khai thác khu vực.
59. RVR (Runway visual range):
Tầm nhìn trên đường cất hạ cánh.
60. SMS (Safety Management
System): Hệ thống quản lý an toàn.
61. SSR (Secondary
surveillance radar): Ra đa giám sát thứ cấp.
62. SID (Standard instrument
departure): Phương thức khởi hành tiêu chuẩn bằng thiết bị.
63.[5] SPECI (Special aerodrome
meteorological report): Bản tin báo cáo thời tiết đặc biệt để phát ra ngoài sân
bay.
64.[6] SPECIAL (Local special aerodrome
meteorological report): Bản tin báo cáo thời tiết đặc biệt, phát hành trong khu
vực sân bay.
65. STAR (Standard
instrument arrival): Phương thức đến tiêu chuẩn bằng thiết bị.
66. TAF (Aerodrome forecast): Bản
tin dự báo thời tiết tại sân bay.
67. TAF AMD (Amendment aerodrome
forecast): Bản tin bổ sung dự báo thời tiết tại sân bay.
68. TREND: Bản tin dự báo thời tiết
phục vụ hạ cánh.
69. VFR (Visual flight rules): Quy
tắc bay bằng mắt.
70. VHF (Very high frequency):
sóng cực ngắn (từ 30 đến 300 Me-ga-héc).
71. VOR (VHF omnidirectional
radio range): Đài vô tuyến đa hướng sóng VHF.
72. UTC (Coordinated
universal time): Giờ quốc tế.
73. WAFS (World area forecast
system): Hệ thống dự báo thời tiết khu vực toàn cầu.
74. WMO (World Meteorological
Organisation): Tổ chức Khí tượng thế giới.
75.[7] PAPI (Precision approach path
indicator): Hệ thống đèn chỉ thị đường trượt tiếp cận chính xác.
Điều 4.
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. ADS là kỹ thuật
giám sát mà trong đó tàu bay tự động cung cấp qua đường truyền dữ liệu các số
liệu từ hệ thống định vị và dẫn đường trên tàu bay, bao gồm nhận dạng tàu bay,
vị trí theo không gian 04 chiều và các số liệu thích hợp khác.
2. AFTN là mạng cung cấp dịch vụ
thông tin hàng không bao gồm việc trao đổi các điện văn, dữ liệu giữa các trạm
thông tin mặt đất với nhau.
3. AIC là bản thông báo bao gồm
những tin tức liên quan đến an toàn bay, dẫn đường, kỹ thuật, pháp luật của
Việt Nam mà những tin tức đó không phù hợp phổ biến bằng NOTAM hoặc AIP.
4. AIM là việc quản lý theo thể
năng động và tích hợp các tin tức hàng không thông qua việc phối hợp cung cấp,
trao đổi dữ liệu hàng không dạng số được đảm bảo chất lượng với các bên liên
quan.
5. AIP là tài liệu tin tức hàng
không, bao gồm những tin tức ổn định lâu dài, cần thiết cho hoạt động bay.
6. AIRAC là hệ thống thông báo
trước về những thay đổi quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bay, căn
cứ vào những ngày có hiệu lực chung do ICAO quy định.
7. AIS là dịch vụ được thiết lập
trong phạm vi khu vực trách nhiệm nhất định để cung cấp dữ liệu hàng không và
tin tức hàng không cần thiết đảm bảo an toàn, điều hòa và hiệu quả của hoạt
động bay.
8. An toàn là trạng thái mà khả
năng gây hại cho người hoặc hủy hoại tài sản được giảm thiểu và duy trì tại
hoặc dưới mức độ chấp nhận được thông qua quá trình liên tục nhận dạng mối nguy
hiểm và quản lý rủi ro.
9. ATIS là việc cung cấp cho tàu
bay đang hạ cánh, cất cánh về thông tin hiện hành một cách thường xuyên 24
giờ/ngày hoặc một phần thời gian quy định trong ngày, bằng đường truyền dữ liệu
hoặc bằng thoại phát thanh lặp đi lặp lại liên tục.
10. ATM là việc quản lý các vùng
trời và hoạt động bay (bao gồm ATS, ATFM và quản lý vùng trời) một cách an
toàn, hiệu quả và điều hòa thông qua việc phối hợp cung cấp các phương tiện và
dịch vụ với các bên liên quan có các chức năng dựa trên mặt đất và trên tàu
bay.
11. Bản đồ, sơ đồ hàng không là
bản đồ, sơ đồ bao gồm các tin tức hàng không cần thiết để người lái, các tổ
chức và cá nhân liên quan đến hoạt động bay sử dụng.
12. Bản danh mục NOTAM còn hiệu
lực là danh mục các NOTAM còn hiệu lực được phát hành hàng tháng.
13.[8] Bộ dữ liệu (Data set) là tập hợp dữ
liệu có thể nhận dạng được.
14. Chiều cao là khoảng cách
theo chiều thẳng đứng từ một mực được quy định làm chuẩn đến một mực khác, một điểm
hoặc một vật coi như một điểm.
15. Chỉ danh địa điểm là nhóm mã 04
chữ cái lập theo quy tắc của ICAO và được chỉ định để ký hiệu vị trí của một
đài cố định hàng không.
16. Chuyến bay IFR là chuyến bay
được thực hiện theo quy tắc bay IFR.
17. Chuyến bay VFR là chuyến bay
được thực hiện theo quy tắc bay VFR.
18. Chuyến bay VFR có kiểm soát
là chuyến bay có kiểm soát được thực hiện theo quy tắc bay VFR.
19. Chuyến bay VFR đặc biệt là chuyến bay
VFR có kiểm soát do cơ sở ATS cho phép hoạt động trong khu vực kiểm soát trong điều
kiện khí tượng thấp hơn điều kiện bay bằng mắt.
20. Chuyến bay có kiểm soát là
chuyến bay được cung cấp dịch vụ điều hành bay.
21. Chướng ngại vật là những vật
thể cố định, di động hoặc một phần của chúng nằm trên khu vực dự định cho tàu
bay hoạt động hoặc nhô lên khỏi bề mặt giới hạn an toàn bay.
22. Cơ sở SAR là cơ sở
hiệp đồng hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm,
cứu nạn HKDD.
23. Cơ sở điều hành bay là trung tâm
kiểm soát đường dài, cơ sở kiểm soát tiếp cận, đài kiểm soát tại sân bay.
24. Cơ sở kiểm soát tiếp cận là
cơ sở điều hành bay có chức năng cung cấp dịch vụ điều hành bay cho các chuyến bay có
kiểm soát đến hoặc đi từ một hoặc nhiều sân bay.
25. Công tác báo động là hoạt
động thông báo cho các cơ quan có liên quan về tàu bay cần sự giúp đỡ và sự hỗ
trợ của cơ sở SAR.
26. Dự báo khí tượng là điều kiện
khí tượng dự kiến sẽ xảy ra tại một thời điểm hay trong một khoảng thời gian
xác định và cho một khu vực hay phần vùng trời xác định.
27. Dịch vụ báo động là dịch vụ
được cung cấp nhằm mục đích thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan về tàu
bay cần phải tìm kiếm, cứu nạn và trợ giúp theo yêu cầu.
28. Dịch vụ điều hành bay là dịch
vụ được cung cấp bao gồm dịch vụ kiểm soát đường dài, dịch vụ kiểm soát tiếp
cận, dịch vụ kiểm soát tại sân bay nhằm mục đích ngăn ngừa va chạm giữa các tàu
bay với nhau và giữa tàu bay với vật chướng ngại trên khu vực di chuyển tại sân
bay; thúc đẩy và duy trì luồng không lưu điều hòa.
29.[9] Dịch vụ kiểm soát tại sân bay là dịch
vụ điều hành bay cung cấp cho hoạt động tại sân bay.
30. Dịch vụ kiểm soát tiếp cận là
dịch vụ điều hành bay cung cấp cho các chuyến bay có kiểm soát bay đến hoặc bay
đi từ một hoặc các sân bay.
31. Dịch vụ kiểm soát đường dài
là dịch vụ điều hành bay cung cấp cho các chuyến bay có kiểm soát trong các
vùng kiểm soát.
32. Dịch vụ thông báo bay là dịch
vụ được cung cấp nhằm mục đích tư vấn và cung cấp những tin tức cần thiết cho
việc thực hiện chuyến bay an toàn và hiệu quả.
33. Dịch vụ thủ tục bay là dịch
vụ được cung cấp để nhận và xử lý các báo cáo, điện văn liên quan đến ATS và kế
hoạch bay không lưu nộp trước khi tàu bay khởi hành.
34. Dịch vụ tư vấn không lưu là
dịch vụ được cung cấp cho các chuyến bay thực hiện kế hoạch bay theo IFR nhằm
đảm bảo phân cách theo điều kiện thực tế trong khu vực tư vấn không lưu.
35. Dịch vụ CNS bao gồm dịch vụ
liên lạc (không địa, điểm nối điểm), dịch vụ dẫn đường (bay đường dài, tiếp
cận, hạ cánh, cất cánh), dịch vụ giám sát (ra đa sơ cấp/thứ cấp/Mode S, giám
sát tự động phụ thuộc).
36. Dịch vụ khí tượng hàng không
bao gồm dịch vụ cảnh báo thời tiết trong FIR và dịch vụ khí tượng tại sân bay.
37. Dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn
hàng không là dịch vụ khẩn nguy sân bay, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn hàng không.
38.[10] Đài kiểm soát tại sân bay là cơ sở điều
hành bay cung cấp dịch vụ điều hành bay cho hoạt động tại sân bay.
39. Điều kiện khí tượng bay bằng
mắt là điều kiện khí tượng biểu thị bằng trị số tầm nhìn, khoảng cách tới mây
và trần mây bằng hoặc cao hơn tiêu chuẩn tối thiểu quy định.
40. Điều kiện khí tượng bay bằng
thiết bị là điều kiện khí tượng biểu diễn bằng trị số tầm nhìn, khoảng cách tới
mây, trần mây mà những trị số này thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu quy định cho điều
kiện khí tượng bay bằng mắt.
41. Độ cao là khoảng cách
theo chiều thẳng đứng từ mực nước biển trung bình đến một mực, một điểm hoặc
một vật được coi như một điểm.
42. Độ cao bay đường dài tối
thiểu là độ cao sử dụng trong giai đoạn bay đường dài được cung cấp các
thiết bị dẫn đường và thông tin liên lạc liên quan, phù hợp với cấu trúc vùng
trời và độ cao vượt chướng ngại vật cần thiết.
43. Độ cao chuyển tiếp là độ cao được
quy định trong vùng trời sân bay mà khi bay ở độ cao đó hoặc thấp hơn, vị trí
theo phương đứng của tàu bay được kiểm soát thông qua độ cao.
44. Độ chính xác là mức độ phù
hợp giữa giá trị dự đoán hoặc giá trị đo được với giá trị thực.
45. Đường bay ATS là tuyến
đường được thiết lập tại đó có cung cấp ATS.
46. Đường bay RNAV là đường bay
ATS được thiết lập cho tàu bay có khả năng sử dụng phương pháp RNAV.
47. Giai đoạn hồ nghi
(Uncertainty phase) là thời gian bắt đầu phát sinh có nghi ngờ về sự an toàn
của tàu bay hoặc những người trên tàu bay.
48. Giai đoạn báo động (Alert
phase) là thời gian bắt đầu phát sinh sự mất an toàn của tàu bay hoặc những
người trên tàu bay.
49. Giai đoạn khẩn nguy (Distress
phase) là thời gian bắt đầu từ khi có cơ sở cho rằng tàu bay hoặc những người
trên tàu bay bị nguy hiểm nghiêm trọng trực tiếp hoặc cần trợ giúp khẩn cấp.
50. Hệ thống quản lý an toàn
(SMS) của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là phương pháp
tiếp cận một cách có hệ thống về quản lý an toàn, bao gồm các chính sách và mục
tiêu, cơ cấu tổ chức và trách nhiệm, các phương thức thực hiện đảm bảo an toàn
hoạt động bay trong phạm vi doanh nghiệp.
51. Hoạt động bay là hoạt động
của tàu bay đang bay hoặc đang hoạt động trên khu vực di chuyển tại sân bay.
52.[11] Hoạt động tại sân bay là tất cả hoạt
động trên khu vực di chuyển tại sân bay và tất cả hoạt động bay trong vùng trời
sân bay.
53. Hồ sơ khí tượng là tài liệu
viết tay hay in ấn hoặc tài liệu dạng điện tử, bao gồm các thông tin khí tượng
phục vụ chuyến bay.
54. Kế hoạch bay không lưu là các tin
tức quy định cung cấp cho cơ sở ATS về chuyến bay dự định thực hiện hoặc một
phần của chuyến bay.
55. Khí cầu tự do không người lái
là phương tiện bay tự do không người lái nhẹ hơn không khí, không có
động cơ, được phân loại thành nặng, trung bình và nhẹ.
56. Khu vực di chuyển tại sân bay
(Manoeuvring Area) là một phần của sân bay được sử dụng cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và
lăn bánh, không bao gồm sân đỗ tàu bay.
57. Khu vực hoạt động
tại sân bay (Movement Area) là một phần của sân bay được sử dụng cho tàu bay
cất cánh, hạ cánh, lăn bánh và đỗ, bao gồm khu vực di chuyển và sân đỗ tàu bay.
58. Kiểu loại RNAV, RNP là giá
trị giới hạn biểu diễn bằng khoảng cách tính theo đơn vị NM từ vị trí dự định
mà trong phạm vi đó chuyến bay được thực hiện trong ít nhất là 95% tổng thời
gian bay.
59. Liên lạc chiều không - địa là
liên lạc một chiều từ tàu bay tới đài hoặc điểm trên mặt đất.
60. Liên lạc chiều địa - không là
liên lạc một chiều từ đài hoặc điểm trên mặt đất tới tàu bay.
61. Liên lạc không - địa là liên lạc
hai chiều giữa tàu bay với đài hoặc điểm trên mặt đất.
62. Liên lạc dữ liệu
là liên lạc sử dụng cho trao đổi điện văn qua đường truyền dữ liệu.
63. Mức cao là khoảng cách theo
phương thẳng đứng từ mực nước biển trung bình đến một điểm hoặc một bề mặt nằm
trên bề mặt quả đất.
64. Mực bay là mặt đẳng áp so với
mặt đẳng áp chuẩn 1013,2 hPa và cách mặt đẳng áp khác cùng tính chất những khoảng
giá trị khí áp quy định.
65. Mực bay đường dài là mực bay
được duy trì trong phần lớn hành trình chuyến bay.
66. Mực bay chuyển tiếp là mực
bay thấp nhất có thể sử dụng cao hơn độ cao chuyển tiếp.
67. Mức an toàn chấp nhận được là
mức độ an toàn tối thiểu phải được bảo đảm bởi một hệ thống trong hoạt động
thực tế.
68. Mục tiêu an toàn được xác
định bằng việc xem xét mức độ thực hiện an toàn mong muốn và thực tế đối với
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phù hợp với hệ thống quản
lý an toàn của doanh nghiệp.
69. NOTAM là thông báo được phát
hành bằng phương tiện viễn thông liên quan đến việc thiết lập, tình trạng hoặc
sự thay đổi của phương tiện dẫn đường, dịch vụ, phương thức hoặc sự nguy hiểm
mang tính quan trọng mà tổ lái và những người có liên quan đến hoạt động bay
cần phải nhận biết kịp thời để xử lý.
70. PBN là tính năng dẫn đường
cần thiết cho hoạt động bay được công bố cho một vùng trời xác định.
71. PIB là bản thông báo gồm các
NOTAM còn hiệu lực có tính chất khai thác quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động
bay, được chuẩn bị để cung cấp cho tổ lái trước chuyến bay.
72. Phòng thủ tục bay là cơ sở
cung cấp dịch vụ thủ tục bay tại sân bay.
73. Phương thức bay PBN là phương
thức bay bằng thiết bị sử dụng PBN.
74. Phương thức bay chờ là động tác
dự định trước nhằm giữ tàu bay trong một vùng trời xác định khi chờ huấn lệnh
tiếp theo.
75. Phương thức tiếp cận bằng
thiết bị là những động tác di chuyển được xác định trước trên cơ sở tham chiếu
thiết bị dẫn đường đảm bảo an toàn tránh va chạm chướng ngại vật, tính từ điểm
mốc tiếp cận đầu hoặc từ điểm đầu của đường bay đến cho tới một điểm mà từ đó
có thể hoàn tất việc hạ cánh; nếu không hạ cánh được thì đến một điểm mà tại đó
áp dụng tiêu chuẩn bay tránh chướng ngại vật khi bay chờ hoặc bay đường dài.
76. Phương thức tiếp cận hụt là
phương thức phải tuân theo trong trường hợp không thể tiếp tục hạ cánh.
77. PSR là hệ thống
hoạt động theo nguyên lý phát xạ năng lượng sóng điện từ chiếu xạ vào mục tiêu,
sau đó thu và xử lý các tín hiệu phản xạ từ mục tiêu để xác định vị trí của mục
tiêu theo cự ly và góc phương vị.
78. Quan trắc khí tượng là đánh
giá một hay nhiều yếu tố khí tượng bằng thiết bị, bằng mắt do nhân viên quan
trắc khí tượng thực hiện.
79. Quan trắc từ tàu bay là đánh
giá một hay nhiều yếu tố khí tượng từ tàu bay đang bay do lái trưởng hoặc nhân
viên dẫn đường thực hiện.
80. RNAV là phương pháp dẫn đường
cho phép tàu bay hoạt động trên quỹ đạo mong muốn trong tầm phủ của đài dẫn
đường quy chiếu ở mặt đất hoặc trong tầm giới hạn khả năng của thiết bị tự dẫn
trên tàu bay hoặc khi kết hợp cả hai.
81. Rủi ro an toàn là khả năng có
thể xảy ra hậu quả của một mối nguy hiểm được dự đoán trước cho tình huống xấu
nhất.
82. SID là đường bay
cho tàu bay cất cánh theo IFR được xác định từ một sân bay hoặc đường cất hạ
cánh của sân bay tới một điểm trọng yếu xác định trên đường bay ATS mà tại đó
bắt đầu thực hiện giai đoạn bay đường dài của chuyến bay.
83. STAR là đường bay
cho tàu bay đến theo IFR được xác định từ một điểm trọng yếu thông thường trên
đường bay ATS tới một điểm mà từ đó có thể bắt đầu thực hiện phương thức tiếp
cận bằng thiết bị đã được công bố.
84. SSR là hệ thống hoạt động dựa
trên nguyên lý kết hợp giữa máy hỏi trên mặt đất và máy trả lời trên tàu bay để
nhận được các tin tức về mục tiêu đó (như cự ly, phương vị, tốc độ, độ cao...).
85. Tập tu chỉnh AIP là tài liệu
bao gồm những thay đổi mang tính chất lâu dài đối với những tin tức trong AIP.
86. Tập bổ sung AIP là tài liệu
bao gồm những thay đổi mang tính chất tạm thời đối với những tin tức trong AIP
và được phát hành bằng những trang đặc biệt.
87.[12] Sản phẩm tin tức hàng không là dữ
liệu hàng không và tin tức hàng không được cung cấp dưới dạng bộ dữ liệu số
hoặc dưới dạng bản giấy hoặc bản điện tử được tiêu chuẩn hóa, bao gồm:
a) AIP (các tập tu chỉnh AIP và
các tập bổ sung AIP);
b) AIC;
c) Sơ đồ hàng không;
d) NOTAM;
đ) Bộ dữ liệu số.
88. Tàu bay tìm kiếm, cứu nạn là
tàu bay được lắp đặt các thiết bị chuyên dụng phù hợp để thực hiện nhiệm vụ tìm
kiếm, cứu nạn.
89. Thông báo SIGMET là bản tin
cảnh báo do cơ sở cảnh báo thời tiết hàng không cung cấp liên quan đến sự xuất
hiện hoặc dự kiến xuất hiện các hiện tượng thời tiết trên đường bay có khả năng
uy hiếp an toàn bay.
90. Tính toàn vẹn là mức độ đảm
bảo mà một dữ liệu hàng không và giá trị của nó không bị mất hoặc bị thay đổi
so với dữ liệu gốc hoặc dữ liệu bổ sung đã được phép.
91. Tin tức hàng không là tin tức
thu được từ quá trình tổng hợp, phân tích và định dạng dữ liệu hàng không.
92. Tin tức khí tượng bao gồm các
số liệu quan trắc, phân tích, dự báo liên quan đến điều kiện thời tiết hiện tại
hay dự kiến sẽ xuất hiện.
93. Trạm quan trắc khí tượng sân
bay là cơ sở MET chịu trách nhiệm tiến hành quan trắc và báo cáo về điều kiện
thời tiết tại sân bay và trong khu vực lân cận.
94. Trạm thông báo bay tại sân
bay là cơ sở ATS tại sân bay nhằm cung cấp dịch vụ thông báo bay khi không
thiết lập đài kiểm soát tại sân bay đó.
95. Vùng nhận dạng phòng không
(ADIZ) là vùng trời đặc biệt được thiết lập có kích thước xác định trong đó
tàu bay phải tuân theo các phương thức báo cáo hoặc nhận dạng đặc biệt ngoài
các phương thức liên quan đến việc cung cấp ATS.
96. Vùng trời kiểm soát là vùng
trời có giới hạn xác định mà tại đó dịch vụ điều hành bay được cung cấp.
97. Vùng tìm kiếm, cứu nạn (SRR)
là khu vực có giới hạn xác định gắn liền với một trung tâm phối hợp tìm kiếm,
cứu nạn mà tại đó dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn được cung cấp.
98. Yêu cầu về an toàn là yêu cầu
cần phải đạt được chỉ số thực hiện an toàn và mục tiêu thực hiện an toàn, bao
gồm phương thức khai thác, công nghệ, hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt
động bay.
99.[13] Phụ ước của ICAO là phụ lục của Công
ước về Hàng không dân dụng quốc tế năm 1944.
1. Cơ sở ATS, cơ sở ATFM.
2. Cơ sở CNS; cơ sở cung cấp dịch
vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay.
3. Cơ sở MET.
4. Cơ sở AIS; cơ sở bản đồ, sơ
đồ, dữ liệu hàng không; cơ sở thiết kế phương thức bay HKDD.
5. Cơ sở SAR.
1. Cơ sở ANS lập hệ thống văn
bản, tài liệu nghiệp vụ bảo đảm hoạt động bay theo hướng dẫn của Cục Hàng không
Việt Nam; thực hiện quản lý, cập nhật và lưu trữ văn bản tài liệu của cơ sở.
2. Cục Hàng không Việt Nam hướng
dẫn xây dựng và kiểm tra việc thực hiện tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở
ANS.
1. Tổ chức xây dựng, ban
hành quy chế bay trong khu vực sân bay, phương thức bay HKDD; kế hoạch, tài
liệu hướng dẫn, quy trình, phương thức; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ liên
quan đến bảo đảm hoạt động bay theo quy định của pháp luật.
2. Xây dựng chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống quản lý và bảo đảm hoạt động bay trình
Bộ Giao thông vận tải ban hành.
3. Nghiên cứu, đề xuất áp
dụng và tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn của ICAO, WMO và
công nghệ kỹ thuật liên quan đến quản lý và bảo đảm hoạt động bay phù hợp với
quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
4. Xây dựng phương án, báo
cáo Bộ Giao thông vận tải để phối hợp với Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính
phủ quyết định việc thiết lập, hủy bỏ đường hàng không, phê duyệt ranh giới
phần FIR trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý và tổ chức thực hiện theo quy
định của pháp luật.
5. Tổ chức phân định khu
vực trách nhiệm cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; quản lý việc cung cấp
dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
6. Chỉ đạo, kiểm tra và
giám sát công tác bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám
sát hàng không và bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị; quản lý và sử
dụng tần số thuộc nghiệp vụ hàng không theo quy định.
7. Công bố danh mục sân
bay dự bị phục vụ bay HKDD; bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không; AIP,
tập tu chỉnh AIP, tập bổ sung AIP, AIC, các bản đồ, sơ đồ hàng không; tổ chức
việc xây dựng và ban hành các loại bản đồ, sơ đồ hàng không; dữ liệu địa hình
và chướng ngại vật hàng không phục vụ cho các hoạt động HKDD.
8. Tổ chức xây dựng và
thực hiện kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn HKDD; tổ chức thực hiện diễn tập tìm kiếm,
cứu nạn cấp ngành; phối hợp hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn HKDD với các quốc gia
có liên quan trong khu vực; tổ chức thực hiện ứng phó không lưu HKDD.
9. Tổ chức quản lý công
tác huấn luyện nhân viên bảo đảm hoạt động bay.
10. Tổ chức kiểm tra; cấp,
gia hạn, hủy bỏ, đình chỉ giấy phép nhân viên bảo đảm hoạt động bay; giấy phép
khai thác hệ thống, thiết bị bảo đảm hoạt động bay và giấy phép khai thác các
cơ sở ANS; ấn định mã số, địa chỉ kỹ thuật của hệ thống kỹ thuật, thiết bị CNS,
thiết bị điện tử trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam.
11. Quản lý an toàn hoạt
động bay và an toàn trong cung ứng dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; tổ chức thực
hiện chương trình an toàn đường cất hạ cánh.
12. Tổ chức điều tra các
sự cố, tai nạn liên quan đến hoạt động bay, bảo đảm hoạt động bay; thanh tra,
kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về quản lý, bảo đảm hoạt động
bay và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
13. Chỉ đạo, kiểm tra giám
sát việc thực hiện ký kết văn bản hiệp đồng điều hành bay giữa cơ sở ATS của
Việt Nam với cơ sở ATS nước ngoài, văn bản thỏa thuận hợp tác quốc tế trong bảo
đảm hoạt động bay; hợp tác quốc tế trong quản lý và bảo đảm hoạt động bay và
thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
1. Đầu tư, bảo đảm cơ sở hạ tầng, phương tiện, hệ thống
thiết bị kỹ thuật, nhân lực; thiết lập, tổ chức và đảm bảo hoạt động các cơ sở
ANS theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với các tiêu chuẩn của
ICAO.
2. Xây dựng tài liệu hướng dẫn khai thác của các cơ sở ANS;
phương thức, quy trình bảo đảm hoạt động bay; kế hoạch ứng phó không lưu,
chương trình huấn luyện, các kế hoạch và chương trình khác liên quan đến bảo
đảm hoạt động bay theo quy định; ban hành quy định về quản lý, khai thác, bảo
dưỡng hệ thống thiết bị của đơn vị; tài liệu hướng dẫn khai thác các hệ thống
thiết bị bảo đảm hoạt động bay.
3. Đảm bảo công tác phối hợp giữa các cơ sở ANS trong nước
và quốc tế, giữa các cơ sở ANS và đơn vị quân sự có liên quan.
4. Thống nhất một cơ sở ANS xây dựng, khảo sát, đo đạc, cập
nhật và quản lý eTOD; đảm bảo việc kết nối, trao đổi, lưu trữ dữ liệu hàng
không theo quy định của pháp luật phục vụ bảo đảm hoạt động bay.
5. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn
HKDD; diễn tập vận hành cơ chế tìm kiếm cứu nạn HKDD.
6. Xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung phương thức bay; bản đồ,
sơ đồ hàng không. Tham gia việc thiết lập các bề mặt giới hạn chướng ngại vật
tại sân bay có hoạt động bay dân dụng; thiết lập các bề mặt giới hạn chướng
ngại vật đối với các trạm, đài vô tuyến thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp.
7. Tổ chức bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống thiết bị dẫn
đường, giám sát, bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị phù hợp với phạm vi
trách nhiệm của doanh nghiệp.
8. Phối hợp với Cục Hàng không Việt Nam quản lý và sử dụng
tần số thuộc nghiệp vụ hàng không theo quy định.
9. Thiết lập và duy trì hoạt động SMS.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp
luật.
1. Tham gia thiết lập đường bay
ATS và tổ chức vùng trời.
2. Nghiên cứu, đề xuất với Cục
Hàng không Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay bổ
sung, hoàn thiện dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phù hợp với yêu cầu khai thác bay.
3. Thu nhận và chuyển kịp thời
các tin tức có thể ảnh hưởng đến hoạt động bay cho các cơ sở ANS liên quan.
4. Trang bị các phương tiện,
thiết bị liên lạc và tín hiệu liên quan đến hoạt động tìm kiếm, cứu nạn cho tàu
bay tìm kiếm, cứu nạn.
5. Xây dựng phương thức ứng phó
trường hợp một động cơ tàu bay trở lên hoạt động không bình thường trong giai
đoạn cất cánh; chuyển đổi các sơ đồ phương thức bay liên quan đã được ban hành
sang tiếng Anh kèm đơn vị đo lường NM/ft.
6. Tham gia thiết lập các bề mặt
giới hạn chướng ngại vật tại sân bay có hoạt động bay dân dụng, thiết kế phương
thức bay; thực hiện đánh giá phương thức bay bằng thiết bị trên hệ thống huấn
luyện bay giả định theo đề nghị của Cục Hàng không Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân nếu phát hiện
tàu bay lâm nguy, lâm nạn hoặc có lý do tin rằng tàu bay đang trong tình trạng
khẩn nguy phải thông báo ngay cho trạm báo động hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ tìm
kiếm, cứu nạn.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện
đúng các quy định, hướng dẫn liên quan đến các bề mặt giới hạn chướng ngại vật
hàng không tại sân bay có hoạt động bay dân dụng và các trạm, đài vô tuyến hàng
không.
3. Tổ lái có trách nhiệm tuân thủ
các quy định, hướng dẫn về quản lý và bảo đảm hoạt động bay; thông báo kịp thời
cho cơ sở ATS các tin tức ảnh hưởng, có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động
bay; thực hiện các chỉ thị của cơ sở ATS nhằm trợ giúp công tác tìm kiếm, cứu
nạn HKDD; đề xuất với Cục Hàng không Việt Nam, tổ chức có liên quan các biện
pháp ngăn ngừa và tăng cường đảm bảo an toàn hoạt động bay.
Chương III
QUY CHẾ KHÔNG LƯU HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
1. Khi hoạt động trong vùng trời
Việt Nam và trong FIR do Việt Nam quản lý, tổ lái phải áp dụng quy tắc bay quy
định tại Thông tư này.
2. Khi đang bay hoặc đang hoạt
động trên khu vực hoạt động tại sân bay, tổ lái phải tuân theo quy tắc bay tổng
quát.
3.[14] Ngoài quy định tại khoản 2 Điều này,
tổ lái phải tuân theo một trong các quy tắc sau:
a) VFR;
b)
IFR.
4.
Trong điều kiện khí tượng bay bằng mắt, tổ lái có thể chọn hoặc khi kiểm soát
viên không lưu yêu cầu bay theo IFR.
1. Người chỉ huy tàu bay phải đảm
bảo mọi hoạt động của tàu bay phù hợp với quy tắc bay quy định tại Thông tư này.
Trong tình huống khẩn nguy, để đảm bảo an toàn, người chỉ huy tàu bay có thể
thực hiện khác với quy tắc bay này, nhưng phải thông báo ngay cho cơ sở ATS và
phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2.
Trước khi bay, người chỉ huy tàu bay phải biết các số liệu liên quan đến chuyến
bay. Đối với chuyến bay IFR, trước khi bay người chỉ huy tàu bay phải nghiên
cứu tin tức khí tượng hiện tại và các bản tin dự báo, lưu ý tới yêu cầu về
nhiên liệu và chuẩn bị phương án dự bị cho trường hợp chuyến bay không thể thực
hiện được theo kế hoạch bay.
Quy tắc bay tổng quát, VFR, IFR được
quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông
tư này.
Mục 2. QUY ĐỊNH VỀ KHÔNG LƯU HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
Điều 14. Các ATS
ATS
bao gồm:
1. Dịch vụ điều hành bay.
a) Dịch vụ kiểm soát tại sân bay;
b) Dịch vụ kiểm soát tiếp cận;
c) Dịch vụ kiểm soát đường dài.
2. Dịch vụ thông báo bay.
3. Dịch vụ tư vấn không lưu.
4. Dịch vụ báo động.
1.
Cơ sở ATS bao gồm:
a)
Cơ sở điều hành bay bao gồm đài kiểm soát tại sân bay, cơ sở kiểm soát tiếp
cận, trung tâm kiểm soát đường dài;
b)
Phòng thủ tục bay;
c)
Cơ sở, bộ phận đánh tín hiệu tại sân bay;
d)
Cơ sở thông báo, hiệp đồng bay;
đ)
Trạm thông báo bay tại sân bay.
2. Chức
năng, nhiệm vụ của cơ sở ATS và cơ sở ATFM được quy
định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở này.
3.
Cơ sở ATS và cơ sở ATFM phải được cấp giấy phép khai
thác trước khi đưa vào hoạt động chính thức.
1.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu phải đầu tư, bảo đảm cơ sở hạ tầng, hệ
thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị cần thiết cho các cơ sở ATS và cơ
sở ATFM; tổ chức và quản lý mạng lưu trữ, xử lý dữ liệu không lưu; phối hợp với
các tổ chức khác có liên quan lập kế hoạch, thiết lập, khai thác các máy tính
lưu trữ, xử lý dữ liệu không lưu phục vụ cho việc lập kế hoạch bay, quản lý và điều
hành bay.
2.
Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra thực hiện việc đảm bảo hệ thống kỹ thuật,
trang bị, thiết bị sử dụng cho các cơ sở ATS và cơ sở
ATFM.
1.[15]
Nhân viên không lưu bao gồm:
a) Kiểm soát viên không lưu tại sân bay, tiếp cận, đường
dài;
b) Nhân viên thủ tục bay;
c) Nhân viên thông báo, hiệp đồng bay;
d) Nhân viên ATFM;
đ) Nhân viên đánh tín hiệu;
e) Nhân viên khai thác liên lạc sóng ngắn không - địa (HF
A/G);
g) Kíp trưởng không lưu (tại các vị trí được quy định chi tiết
tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này);
h) Nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay;
i) Huấn luyện viên không lưu, huấn luyện viên ATFM.
2. Nhân viên không lưu khi thực
hiện nhiệm vụ phải có giấy phép và năng định còn hiệu lực. Doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ không lưu phải bố trí đủ nhân viên không lưu phù hợp với vị trí
công tác.
3. Nhiệm vụ của nhân viên không
lưu được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở ATS, cơ sở
ATFM.
1. Cục Hàng không Việt Nam thiết
lập các khu vực trách nhiệm quản lý, điều hành bay được quy định tại khoản 1 Điều
13 Nghị định số 125/2015/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định
chi tiết về quản lý hoạt động bay.
2. Cục Hàng không Việt Nam chỉ
định cơ sở cung cấp dịch vụ tại các khu vực trách nhiệm quản lý, điều hành bay
trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ATS.
Điều 19. Cung cấp tin tức giữa cơ sở ATS và người khai thác tàu
bay
1. Cơ sở ATS phải lưu ý đến những
yêu cầu liên quan đến việc khai thác tàu bay và cung cấp tin tức có được để trợ
giúp người khai thác tàu bay hoàn thành trách nhiệm.
2. Khi có yêu cầu của người khai
thác tàu bay, cơ sở ATS phải thông báo ngay những tin tức có được liên quan đến
việc khai thác tàu bay, bao gồm cả báo cáo vị trí tàu bay cho người khai thác
tàu bay.
1. Cơ sở ATS phải thường xuyên hiệp đồng chặt chẽ với các
đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm đối với hoạt động có ảnh hưởng đến
chuyến bay của tàu bay dân dụng theo nguyên tắc và nội dung quy định tại Điều
91 của Luật HKDD Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Việc phối hợp, hiệp đồng các
hoạt động có khả năng gây nguy hiểm cho tàu bay dân dụng thực hiện theo các quy
định tại Điều 21 của Thông tư này.
3. Cơ sở ATS có trách nhiệm thỏa
thuận với đơn vị liên quan thuộc Bộ Quốc phòng để trao đổi kịp thời những tin
tức liên quan đến đảm bảo an toàn cho hoạt động bay dân dụng theo các nguyên
tắc sau:
a) Cơ sở ATS phải thường xuyên
hoặc theo yêu cầu, cung cấp cho đơn vị liên quan thuộc Bộ Quốc phòng về kế
hoạch bay và những tin tức khác về hoạt động bay dân dụng phù hợp với văn bản
thỏa thuận liên quan; để hạn chế tối đa khả năng phải bay chặn, các khu vực
hoặc đường bay có yêu cầu về kế hoạch bay, liên lạc hai chiều, báo cáo vị trí
phải được xác định để cơ sở điều hành bay có đủ số liệu cho việc nhận dạng tàu
bay dân dụng;
b) Cơ sở ATS, cơ sở ATFM được
thông báo kịp thời khi cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng quan sát thấy tàu
bay dân dụng hoặc nghi ngờ là tàu bay dân dụng đang tới gần hoặc đã bay vào khu
vực mà tại đó có thể cần phải bay chặn; thực hiện mọi biện pháp để xác minh
nguồn gốc của tàu bay liên quan và hướng dẫn kịp thời để tránh khả năng phải
bay chặn.
1. Việc thông báo, hiệp đồng về
hoạt động có khả năng gây nguy hiểm cho tàu bay dân dụng trên đất liền hay trên
biển thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 125/2015/NĐ-CP ngày
04 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay
và Chương IV của Thông tư này.
2. Trong trường hợp tàu bay dân
dụng lâm vào tình huống khẩn nguy hoặc những tình huống bất thường khác, việc
liên lạc trực tiếp giữa cơ sở ATS liên quan và đơn vị tiến hành hoạt động có
khả năng gây nguy hiểm cho tàu bay dân dụng trên đất liền hay trên biển phải
được đảm bảo để yêu cầu tạm dừng các hoạt động đó.
3. Việc hướng dẫn liên quan đến
những ảnh hưởng nguy hiểm của việc phát tia la-de khi tàu bay đang bay thực
hiện theo Tài liệu 9815 của ICAO quy định hướng dẫn về việc phát tia la-de và
an toàn bay (Doc. 9815).
1. Để cung cấp các tin tức khí
tượng mới nhất cho tàu bay thực hiện chuyến bay, cơ sở ATS và cơ sở MET phải có
thỏa thuận để nhân viên không lưu:
a) Thông báo cho cơ sở MET những
yếu tố khí tượng do nhân viên không lưu quan sát được hoặc được tổ lái báo cáo
ngoài số liệu của màn hình và đồng hồ hiển thị;
b) Thông báo ngay cho cơ sở MET
liên quan các hiện tượng thời tiết có ảnh hưởng đến hoạt động bay do nhân viên
không lưu quan sát được hoặc được tổ lái báo cáo mà không có trong bản thông
báo khí tượng tại sân bay;
c) Thông báo ngay cho cơ quan khí
tượng khác có liên quan các tin tức về hoạt động núi lửa và mây bụi tro núi
lửa; trung tâm kiểm soát đường dài phải thông báo những tin tức này cho cơ sở
cảnh báo thời tiết hàng không.
2. Trung tâm kiểm soát đường dài
và cơ sở cảnh báo thời tiết hàng không liên quan phải phối hợp chặt chẽ, đảm
bảo những tin tức về tro bụi núi lửa trong các điện văn NOTAM và SIGMET là
giống nhau.
1. Để đảm bảo cơ sở AIS thu thập
được tin tức để cung cấp tin tức mới nhất trước chuyến bay và đáp ứng các yêu
cầu về tin tức trong khi bay, cơ sở AIS và cơ sở ATS phải có thỏa thuận để cơ
sở ATS cung cấp ngay cho cơ sở AIS liên quan:
a) Tin tức về tình trạng khai
thác của sân bay;
b) Tình trạng khai thác của dịch
vụ, hệ thống kỹ thuật và thiết bị dẫn đường liên quan trong khu vực trách
nhiệm;
c) Sự xuất hiện của hoạt động núi
lửa do nhân viên không lưu quan sát được hoặc được tổ lái báo cáo;
d) Các tin tức có tính chất khai
thác quan trọng khác.
2. Trước khi thông báo về những
thay đổi đối với hệ thống bảo đảm hoạt động bay, các cơ sở ATS liên quan đến
những thay đổi này phải tính đến khoảng thời gian cần thiết cho phép cơ sở AIS
in ấn và phát hành ấn phẩm phù hợp. Các cơ sở ATS và cơ sở AIS liên quan phải
hiệp đồng chặt chẽ đảm bảo cung cấp kịp thời tin tức cần thiết.
3. Những thay đổi về tin tức hàng
không đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng đến sơ đồ và hệ thống dẫn đường bằng máy
tính phải được phát hành theo chu kỳ được quy định tại Chương IV của Thông tư
này.
4. Cơ sở ATS có trách nhiệm cung
cấp các tin tức, dữ liệu cho cơ sở AIS phù hợp với các yêu cầu về độ chính xác
và tính toàn vẹn của dữ liệu hàng không.
5. Cục Hàng không Việt Nam ban
hành hướng dẫn việc cung cấp các tin tức, dữ liệu cho cơ sở AIS.
1. Độ cao bay an toàn thấp nhất
do Cục Hàng không Việt Nam quy định và công bố cho từng đường bay ATS,
RNAV/RNP, vùng trời kiểm soát.
2.[16] Độ cao bay an toàn thấp nhất trên
đường bay được tính so với điểm cao nhất của địa hình và chướng ngại vật nhân
tạo trong dải bảo vệ 25 km về mỗi bên trục đường bay ATS, trong dải bảo vệ theo quy
định của từng kiểu loại dẫn đường RNAV/RNP như sau:
a) Tối thiểu là 300 m đối với địa
hình đồng bằng, trung du và mặt nước;
b) Tối thiểu là 600 m đối với địa
hình vùng núi.
3. Trong vùng trời sân bay, độ
cao bay an toàn thấp nhất phải được quy định cho các phân khu của từng phương
thức tiếp cận bằng thiết bị. Độ cao bay an toàn thấp nhất trong từng phân khu
tối thiểu là 300 m trên điểm cao nhất của địa hình và chướng ngại vật nhân tạo
trong vòng 46 km cách đài dẫn đường của phương thức tiếp cận bằng thiết bị, kể
cả vùng đệm rộng 09 km bao quanh mỗi phân khu. Đối với địa hình vùng núi cao,
độ cao này quy định tối thiểu là 600 m.
4. Nếu chênh lệch độ cao trong
các phân khu dưới 100 m, có thể quy định độ cao bay an toàn thấp nhất chung cho
các phân khu.
5.[17] Đối với hai phương thức bay sử dụng
hai thiết bị dẫn đường đặt cách nhau không quá 09 km, độ cao bay an toàn thấp
nhất cho từng phân khu được chọn là độ cao có giá trị lớn hơn.
1. Cơ sở ATS phải được trang bị
đồng hồ chỉ thời gian theo giờ, phút và giây. Đồng hồ phải được nhìn thấy rõ từ
các vị trí làm việc.
2. Các đồng hồ và dụng cụ ghi
thời gian của cơ sở ATS phải được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hiệu chỉnh
so với giờ chuẩn trong phạm vi ± 30 giây. Trong trường hợp cơ sở ATS sử dụng
liên lạc bằng đường truyền dữ liệu, các đồng hồ và dụng cụ ghi thời gian của cơ
sở này phải được kiểm tra thường xuyên để hiệu chỉnh so với giờ chuẩn trong
phạm vi ± 01 giây.
3. Giờ đúng phải được lấy theo
đồng hồ chuẩn Việt Nam.
4. Cơ sở ATS cung cấp cho tổ lái
đang bay giờ đúng khi được yêu cầu hoặc khi cần thiết cho ATS. Việc chỉnh giờ
phải thực hiện với độ chính xác đến 30 giây.
1. Một tàu bay được xem hoặc được
coi là ở trong tình huống khẩn nguy, kể cả bị can thiệp bất hợp pháp phải được
quan tâm, hỗ trợ và ưu tiên hơn tàu bay khác. Để chỉ tàu bay đang ở trong tình
huống khẩn nguy, tổ lái tàu bay có trang bị máy phát - đáp, đường truyền dữ
liệu phù hợp có thể thực hiện như sau:
a) Đặt
chế độ A, mã số 7700;
b) Đặt
chế độ A, mã số 7500 để báo cáo tàu bay đang bị can thiệp bất hợp pháp;
c) Kích
hoạt chế độ khẩn nguy, khẩn cấp của giám sát ADS;
d) Truyền
điện văn qua liên lạc CPDLC.
2. Khi
một tàu bay ở trong tình huống hoặc nghi ngờ ở trong tình huống bị can thiệp
bất hợp pháp, cơ sở ATS phải trợ giúp kịp thời khi có yêu cầu; phải liên tục
cung cấp các thông tin chính xác để hỗ trợ cho việc điều khiển tàu bay an toàn
và tiến hành những hành động cần thiết cho các giai đoạn của chuyến bay, đặc
biệt cho giai đoạn tàu bay hạ cánh.
3. Các
biện pháp xử lý cụ thể trong tình huống khẩn nguy được thực hiện theo tài liệu
nghiệp vụ "Phương thức không lưu HKDD" và tài liệu hướng dẫn khai
thác của cơ sở điều hành bay.
Khi tàu
bay bay lệch ra khỏi đường bay và thông báo là đã bị lạc hoặc tàu bay được quan
sát hoặc được thông báo là đang bay trong một khu vực xác định nhưng việc nhận
dạng tàu bay đó không thực hiện được, phải tiến hành các biện pháp xử lý sau:
1. Ngay
khi nhận biết được về một tàu bay bị lạc, cơ sở ATS tiến hành các hành động cần
thiết trợ giúp tàu bay để đảm bảo an toàn cho tàu bay đó.
2. Nếu
chưa biết được vị trí của tàu bay, cơ sở ATS phải:
a) Cố
gắng thiết lập liên lạc hai chiều với tàu bay, trừ khi liên lạc này đã được
thiết lập;
b) Sử
dụng các thiết bị sẵn có để xác định vị trí của tàu bay;
c) Thông
báo cho các cơ sở ATS khác về khu vực tàu bay bị lạc hoặc có thể bay lạc vào,
tính đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc dẫn đường cho tàu bay trong mọi
tình huống;
d) Thông
báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Quốc phòng theo thỏa thuận đã ký
kết giữa các bên; cung cấp cho các cơ quan, đơn vị này kế hoạch bay và các dữ
liệu khác liên quan đến tàu bay bị lạc;
đ) Yêu
cầu các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Quốc phòng và các tàu bay đang bay
khác hỗ trợ thiết lập liên lạc với tàu bay, xác định vị trí của tàu bay.
3. Khi đã
xác định được vị trí của tàu bay, cơ sở ATS phải:
a) Thông
báo cho tàu bay về vị trí của tàu bay đó và các hành động cần thực hiện;
b) Cung
cấp cho các cơ sở ATS khác và các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Quốc phòng
thông tin về tàu bay bị lạc và những tin tức đã cung cấp cho tàu bay đó.
4. Ngay
khi nhận biết về một tàu bay không được nhận dạng trong khu vực trách nhiệm, cơ
sở ATS phải cố gắng thiết lập nhận dạng tàu bay ở các vị trí cần thiết cho việc
cung cấp ATS hoặc theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Quốc
phòng theo phương thức đã được thỏa thuận. Cơ sở ATS phải thực hiện các bước
thích hợp sau:
a) Cố
gắng thiết lập liên lạc hai chiều với tàu bay;
b) Hỏi
các cơ sở ATS khác về chuyến bay đó và yêu cầu các cơ sở này hỗ trợ thiết lập
liên lạc hai chiều với tàu bay;
c) Cố
gắng có được tin tức từ các tàu bay khác đang hoạt động trong khu vực trách
nhiệm.
5. Cơ sở
ATS phải thông báo ngay cho cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Quốc phòng về
việc đã thiết lập được nhận dạng đối với tàu bay đó.
1. Ngay
khi nhận thấy một tàu bay bị bay chặn trong khu vực trách nhiệm của mình, cơ sở
ATS phải thực hiện các bước thích hợp sau:
a) Cố
gắng thiết lập liên lạc hai chiều với tàu bay bị bay chặn qua các thiết bị hiện
có bao gồm cả tần số khẩn nguy 121,5MHz, trừ khi liên lạc đã được thiết lập;
b) Thông
báo cho tổ lái của tàu bay bị bay chặn về tình trạng bị bay chặn;
c) Thiết
lập liên lạc với đơn vị chỉ huy bay chặn, tiếp tục duy trì liên lạc hai chiều
với tàu bay bay chặn và cung cấp cho tàu bay này những thông tin đã biết liên
quan tới tàu bay bị bay chặn;
d) Chuyển
điện văn giữa tàu bay bay chặn hoặc đơn vị chỉ huy bay chặn và tàu bay bị bay
chặn, khi cần thiết;
đ) Phối
hợp chặt chẽ với đơn vị chỉ huy bay chặn thực hiện các hành động cần thiết để
đảm bảo cho sự an toàn của tàu bay bị bay chặn;
e) Thông
báo cho cơ sở ATS tại FIR kế cận nếu tàu bay này có thể đã bay lạc từ FIR kế
cận này.
2. Ngay
khi nhận thấy tàu bay bị bay chặn đã ở bên ngoài khu vực trách nhiệm, cơ sở ATS
phải thực hiện các bước thích hợp sau:
a) Thông
báo cho cơ sở ATS liên quan những tin tức đã biết để hỗ trợ nhận dạng tàu bay
và yêu cầu thực hiện các hành động được quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Chuyển
điện văn giữa tàu bay bị bay chặn và cơ sở ATS liên quan hoặc đơn vị chỉ huy
bay chặn.
1. Tàu
bay dân dụng phải trang bị và sử dụng thiết bị báo cáo độ cao khí áp khi hoạt
động trong vùng trời Việt Nam.
2. Cục
Hàng không Việt Nam hướng dẫn và công bố việc trang bị và sử dụng thiết bị
báo cáo độ cao khí áp bao gồm phạm vi, mục đích, nội dung và yêu cầu khai thác
kỹ thuật, phương thức và các giới hạn khai thác (nếu có).
Việc quản
lý an toàn ATS thực hiện theo quy định tại Chương XV của Thông tư này.
1. Liên
lạc giữa cơ sở ATS và tổ lái tàu bay dân dụng: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được
sử dụng.
2. Liên
lạc giữa các cơ sở điều hành bay: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng, trừ
khi có thỏa thuận giữa các cơ sở này về việc liên lạc được thực hiện bằng tiếng
Việt.
1. Kế
hoạch ứng phó không lưu được xây dựng phù hợp với hướng dẫn chung của ICAO và
phù hợp với kế hoạch ứng phó không lưu của các quốc gia kế cận trên cơ sở có sự
phối hợp chặt chẽ với các cơ sở ATS có trách nhiệm cung cấp dịch vụ tại các
phần vùng trời kế cận và những người sử dụng có liên quan.
2. Cục
Hàng không Việt Nam tổ chức xây dựng, sửa đổi và công bố kế hoạch ứng phó không
lưu để xử lý các tình huống bất trắc trong trường hợp trục trặc hoặc có nguy cơ
trục trặc đối với việc cung cấp ATS và các dịch vụ hỗ trợ liên quan khác trong
vùng trời trách nhiệm đảm bảo dịch vụ này.
1. Số liệu liên lạc thoại lưu động, dữ liệu và liên lạc cố
định, giám sát ATS sử dụng cho ATS phải được tự động ghi lại nhằm phục vụ cho việc
điều tra tai nạn và sự cố hoạt động bay, tiến hành tìm kiếm, cứu nạn, đánh giá
hệ thống không lưu và hệ thống ra đa, đào tạo và huấn luyện kiểm soát viên
không lưu.
2. Số liệu giám sát ATS phải được
ghi lại và lưu trữ trong khoảng thời gian ít nhất là 15 ngày.
3. Liên lạc thoại, liên lạc dữ
liệu sử dụng cho ATS phải được ghi lại và lưu trữ trong khoảng thời gian ít
nhất là 30 ngày.
4. Băng phi diễn, điện văn không
lưu phải được lưu trữ ít nhất 90 ngày và chỉ được hủy đi khi việc lưu trữ không
cần thiết nữa.
5. Số liệu có liên quan đến việc điều
tra tai nạn, sự cố hoạt động bay phải được lưu trữ kéo dài cho đến khi số liệu này
không cần thiết nữa.
6. Băng ghi phải được bảo quản
ngăn nắp và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để không làm mất từ tính của băng lưu
trữ. Văn bản phải viết bằng mực không phai, không được tẩy xóa, nếu chỗ nào cần
sửa thì gạch chéo để nhìn thấy rõ và ghi điều cần sửa bên cạnh.
1. Dịch
vụ điều hành bay được cung cấp cho:
a) Chuyến
bay IFR trong vùng trời không lưu loại A, B, C, D và E;
b)
Chuyến bay VFR trong vùng trời không lưu loại B, C và D;
c)
Chuyến bay VFR đặc biệt;
d) Hoạt
động bay tại sân bay.
2. Để đảm
bảo việc cung cấp dịch vụ, cơ sở điều hành bay phải:
a) Được
cung cấp tin tức về kế hoạch hoạt động của từng tàu bay hoặc những thay đổi về
tin tức đó, tin tức hiện thời về quá trình thực hiện mỗi chuyến bay;
b) Dựa
vào những tin tức nhận được, xác định vị trí tương đối giữa các tàu bay với
nhau;
c) Cấp
huấn lệnh, tin tức để ngăn ngừa va chạm giữa các tàu bay thuộc quyền kiểm soát
của mình và điều hòa hoạt động bay;
d) Hiệp
đồng với cơ sở điều hành bay khác để cấp huấn lệnh khi một tàu bay có thể va
chạm với tàu bay khác đang chịu sự kiểm soát của cơ sở đó hoặc trước khi chuyển
giao kiểm soát tàu bay cho cơ sở đó.
3. Tin
tức về hoạt động của tàu bay và việc ghi lại các huấn lệnh đã cấp cho tàu bay
phải được hiển thị rõ ràng nhằm cho phép đánh giá kịp thời hoạt động bay đảm
bảo phân cách thích hợp giữa các tàu bay và duy trì tốt luồng không lưu.
4. Cơ sở điều
hành bay cấp huấn lệnh phải đảm bảo phân cách giữa:
a) Các
chuyến bay trong vùng trời không lưu loại A và B;
b) Các
chuyến bay IFR với nhau trong vùng trời không lưu loại C, D và E;
c) Các
chuyến bay IFR và các chuyến bay VFR trong vùng trời không lưu loại C;
d) Các
chuyến bay IFR và các chuyến bay VFR đặc biệt;
đ) Các
chuyến bay VFR đặc biệt.
5. Trong
trường hợp tổ lái yêu cầu hoặc Cục Hàng không Việt Nam có quy định khác cho Điểm
b Khoản 4 Điều này đối với vùng trời không lưu loại D và E, cơ sở điều hành bay
có thể cấp một huấn lệnh không đảm bảo phân cách trên một đoạn bay cụ thể của
chuyến bay thực hiện trong điều kiện khí tượng bay VFR.
1. Dịch
vụ kiểm soát đường dài do các cơ sở sau đảm nhiệm:
a) Trung tâm kiểm soát đường dài;
b) Cơ sở kiểm soát tiếp cận tại
vùng trời kiểm soát mà ở đó trung tâm kiểm soát đường dài không thể đảm bảo đầy
đủ tầm phủ của hệ thống kỹ thuật, thiết bị sử dụng cho việc cung cấp dịch vụ
kiểm soát đường dài.
2. Dịch vụ kiểm soát tiếp cận do
các cơ sở sau đảm nhiệm:
a) Cơ sở kiểm soát tiếp cận;
b) Đài kiểm soát tại sân bay,
trung tâm kiểm soát đường dài khi cần thiết nhập chức năng kiểm soát tiếp cận
với chức năng kiểm soát tại sân bay hoặc kiểm soát đường dài cho một cơ sở điều
hành bay chịu trách nhiệm.
3. Dịch vụ kiểm soát tại sân bay
do đài kiểm soát tại sân bay đảm nhiệm.
Cơ sở điều hành bay bảo đảm phân
cách giữa các tàu bay bằng một trong các hình thức sau:
1. Phân cách cao bằng cách chỉ
định các mực bay khác nhau chọn trong bảng mực bay đường dài quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phân cách phẳng bao gồm các
hình thức phân cách sau:
a) Phân cách dọc bằng cách duy
trì khoảng cách giữa các tàu bay trên cùng một đường bay, trên các đường bay
hội tụ hoặc ngược chiều, theo đơn vị thời gian hoặc khoảng cách;
b) Phân cách ngang bằng cách duy
trì tàu bay trên các đường bay khác nhau hoặc những địa điểm khác nhau.
3.
Phân cách kết hợp là việc phối hợp giữa phân cách cao với một trong các hình
thức phân cách phẳng nêu tại Khoản 2 Điều này, sử dụng tiêu chuẩn tối thiểu
không được thấp hơn một nửa tiêu chuẩn của từng loại phân cách khi được áp dụng
riêng biệt. Phân cách kết hợp chỉ được áp dụng trên cơ sở thỏa thuận không vận
khu vực và hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam.
Điều 37. Giá trị phân cách tối thiểu
Cục
Hàng không Việt Nam công bố giá trị phân cách tối thiểu, phạm vi áp dụng trong
AIP Việt Nam cho cơ sở ATS, tổ lái và người khai thác tàu bay có liên quan
biết.
Điều 38. Nội dung huấn lệnh kiểm soát không lưu
1. Huấn lệnh kiểm soát không lưu
bao gồm các nội dung: số chuyến bay, số hiệu tàu bay ghi trong kế hoạch bay;
giới hạn huấn lệnh; đường bay; các mực bay trên toàn bộ đường bay hoặc cho một
phần đường bay và mực bay thay đổi (nếu có); các thông báo, chỉ dẫn cần thiết
khác như hoạt động của tàu bay khi tiếp cận hoặc cất cánh, liên lạc và thời điểm
huấn lệnh hết hiệu lực.
2. Chi tiết về nội dung, việc cấp
huấn lệnh kiểm soát không lưu và việc nhắc lại huấn lệnh kiểm soát không lưu
thực hiện theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam.
Điều 39. Phối hợp cấp huấn lệnh
1. Các cơ sở điều hành bay phải
hiệp đồng với nhau để cấp huấn lệnh cho toàn bộ hoặc một phần đường bay.
2. Huấn lệnh cấp cho toàn bộ
đường bay đến sân bay dự định hạ cánh đầu tiên theo một trong các điều kiện
sau:
a) Cơ sở điều hành bay đã hiệp
đồng với tất cả cơ sở điều hành bay mà tàu bay sẽ bay qua trước khi tàu bay cất
cánh;
b) Có cơ sở đảm bảo rằng việc
hiệp đồng trước sẽ được thực hiện giữa các cơ sở điều hành bay nhằm kiểm soát
chuyến bay một cách liên tục.
3. Khi không tiến hành hiệp đồng
trước hoặc không cấp huấn lệnh trước, cơ sở điều hành bay chỉ được cấp huấn
lệnh cho tàu bay đến một điểm mà tại đó hiệp đồng được với các cơ sở điều hành
bay liên quan. Trước khi tàu bay đến điểm đó hoặc tại điểm đó, cơ sở điều hành
bay sẽ cấp huấn lệnh tiếp theo hoặc sẽ cấp huấn lệnh bay chờ nếu cần thiết.
4. Khi tàu bay dự định cất cánh
từ sân bay trong vùng trời kiểm soát để bay đến vùng trời kiểm soát khác trong
vòng 30 phút bay hoặc một khoảng thời gian khác do thỏa thuận giữa hai trung
tâm kiểm soát đường dài, việc hiệp đồng với trung tâm kiểm soát tiếp theo phải
thực hiện trước khi cấp huấn lệnh cất cánh.
5. Khi tàu bay dự định rời một
vùng trời kiểm soát và sau đó sẽ bay trở vào vùng trời kiểm soát đó hoặc bay
vào một vùng trời kiểm soát khác, có thể cấp huấn lệnh từ sân bay khởi hành đến
sân bay dự định hạ cánh đầu tiên. Huấn lệnh này hoặc huấn lệnh sửa đổi chỉ có
hiệu lực đối với phần chuyến bay thực hiện trong vùng trời kiểm soát.
Điều 40.
Phương thức ứng phó trường hợp bất thường trong điều hành bay
Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn
chi tiết phương thức ứng phó trường hợp bất thường liên quan đến:
1. Liên lạc vô tuyến.
2. Áp dụng phân cách khẩn cấp.
3. Có cảnh báo xung đột ngắn hạn
(Short-Term Conflict Alert - STCA).
4. Có cảnh báo độ cao an toàn tối
thiểu (Minimum Safe Altitude Warning - MSAW).
1. Dịch vụ thông báo bay cung cấp tin tức liên quan cho tàu
bay được cung cấp dịch vụ điều hành bay hoặc được cơ sở ATS nhận biết bằng các
cách thích hợp khác. Khi cơ sở ATS cung cấp đồng thời dịch vụ thông báo bay và
dịch vụ điều hành bay, thì việc cung cấp dịch vụ điều hành bay luôn được ưu
tiên hơn việc cung cấp dịch vụ thông báo bay. Trong tình huống tàu bay đang ở
giai đoạn tiếp cận chót, hạ cánh, cất cánh hoặc đang lấy độ cao, có thể yêu cầu
cung cấp ngay những tin tức quan trọng khác ngoài những tin tức do dịch vụ điều
hành bay cung cấp.
2. Nội dung dịch vụ thông báo bay
bao gồm như sau:
a) Thông báo SIGMET thích hợp;
b) Tin tức thích hợp về hoạt động
núi lửa trước khi phun, khi phun và mây tro núi lửa;
c) Tin tức thích hợp về việc thả
chất phóng xạ, hóa chất độc hại vào khí quyển;
d) Tin tức thích hợp về thay đổi
trạng thái hoạt động của thiết bị dẫn đường;
đ) Tin tức thích hợp về tình
trạng của sân bay và hệ thống kỹ thuật, thiết bị tại sân bay đó, gồm cả tin tức
về tình trạng khu hoạt động tại sân bay khi bị ngập nước;
e) Tin tức thích hợp về hoạt động của tàu bay không người lái và
tin tức thích hợp khác có thể ảnh hưởng đến an toàn bay.
3. Ngoài quy định tại Khoản 2 Điều
này, chuyến bay còn được cung cấp những tin tức về:
a) Điều kiện thời tiết thực tế,
dự báo tại sân bay khởi hành, sân bay đến và sân bay dự bị;
b) Nguy cơ va chạm đối với tàu
bay đang hoạt động trong vùng trời có cung cấp dịch vụ thông báo bay theo yêu
cầu (vùng trời không lưu loại C, D, E, F và G);
c) Đối với chuyến bay trên biển,
khi tổ lái yêu cầu có thể cung cấp các tin tức có sẵn như tên gọi vô tuyến, vị
trí, hướng bay, tốc độ và số liệu liên quan khác của tàu thuyền trong khu vực;
d) Tin tức tại Điểm b Khoản này
chỉ liên quan đến tàu bay mà sự hiện diện của nó có thể gây ra nguy cơ va chạm
cho tàu bay được thông báo; tin tức có thể không đầy đủ và cơ sở ATS không chịu
trách nhiệm về tính chính xác của tin tức trong các lần thông báo;
đ) Khi
cần thiết phải thông báo bổ sung về nguy cơ va chạm theo Điểm b Khoản này
hoặc trong trường hợp dịch vụ thông báo bay tạm thời bị gián đoạn, có thể sử
dụng liên lạc thoại giữa các tàu bay với nhau trong vùng trời xác định.
4. Cơ sở
ATS phải phát ngay báo cáo đặc biệt từ tàu bay đến tàu bay khác, cơ sở MET và
cơ sở ATS liên quan; phải phát liên tục cho tàu bay theo một khoảng thời gian
đã được xác định trong văn bản hiệp đồng giữa các cơ sở này.
5. Ngoài
quy định tại Khoản 2 Điều này, cơ sở ATS phải cung cấp cho chuyến bay VFR những
tin tức sẵn có về hoạt động bay và điều kiện khí tượng trên đường bay nếu thực
tế không cho phép thực hiện chuyến bay VFR.
1. Nội dung dịch vụ tư vấn không
lưu bao gồm:
a) Tư vấn cho tổ lái cất cánh
theo thời gian quy định, mực bay đường dài;
b) Tư vấn cho tổ lái trong việc
xử lý các tình huống gây mất an toàn cho tàu bay;
c) Cung cấp thông tin về các hoạt
động bay khác trong khu vực tư vấn không lưu.
2. Quy tắc, phương thức cung cấp
dịch vụ tư vấn không lưu được quy định trong phương thức không lưu HKDD.
3. Căn cứ yêu cầu, mật độ, kiểu
loại và tính chất hoạt động bay, Cục Hàng không Việt Nam quyết định thiết lập
khu vực tư vấn không lưu đáp ứng nhu cầu và an toàn hoạt động bay.
1. Dịch vụ báo động được cung cấp
cho:
a) Tàu bay được cung cấp dịch vụ điều
hành bay;
b) Tàu bay khác đã nộp kế hoạch
bay không lưu hoặc tàu bay đã được cơ sở ATS nhận biết bằng các cách khác;
c) Tàu bay khi đã biết hoặc cho
rằng đang bị can thiệp bất hợp pháp.
2. Trung tâm kiểm soát đường dài
là đầu mối chính thu thập tin tức về tình trạng lâm nguy, lâm nạn của tàu bay
hoạt động trong khu vực trách nhiệm của trung tâm và thông báo tin tức này cho
cơ sở SAR liên quan.
3. Khi xuất hiện tình trạng lâm
nguy, lâm nạn của tàu bay đang chịu sự kiểm soát của đài kiểm soát tại sân bay
hoặc cơ sở kiểm soát tiếp cận, cơ sở điều hành bay này phải thông báo ngay cho
trung tâm kiểm soát đường dài và trung tâm này phải thông báo lại cho cơ sở SAR
liên quan.
4. Tùy theo tính chất khẩn nguy
có thể không thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Trong trường hợp đó,
đài kiểm soát tại sân bay hoặc cơ sở kiểm soát tiếp cận trước tiên phải thực
hiện báo động và áp dụng các biện pháp để triển khai đến các cơ quan, đơn vị
tìm kiếm, cứu nạn tại địa phương nhằm trợ giúp kịp thời.
1. Giai đoạn hồ nghi (INCERFA) là khi xảy ra một hoặc các tình
huống sau:
a) Không nhận được liên lạc từ tàu bay trong vòng 30 phút sau giờ
cần phải có liên lạc hoặc kể từ lần liên lạc không được đầu tiên với tàu bay,
chọn giờ sớm hơn;
b) Tàu bay không đến trong vòng 30 phút, sau giờ dự tính đến do tổ
lái thông báo lần cuối cùng hoặc do cơ sở ATS dự tính, chọn giờ trễ hơn trừ khi
không có nghi ngờ về an toàn cho tàu bay và người trên tàu bay.
2. Giai đoạn báo động (ALERFA) là
khi xảy ra một hoặc các tình huống sau:
a) Khi các cố gắng tiếp theo để
liên lạc với tàu bay hoặc hỏi các nơi có liên quan về tin tức tàu bay đều không
có kết quả;
b) Tàu bay đã được phép hạ cánh
nhưng không hạ cánh trong vòng 05 phút sau giờ dự tính và vẫn không liên lạc
được với tàu bay;
c) Tin tức nhận được cho thấy
rằng khả năng hoạt động của tàu bay bị suy giảm, nhưng chưa tới mức độ phải hạ
cánh bắt buộc trừ trường hợp có căn cứ làm giảm bớt mối lo ngại về an toàn cho
tàu bay và những người trên tàu bay;
d) Đã biết hoặc cho rằng tàu bay
đang bị can thiệp bất hợp pháp.
3. Giai
đoạn khẩn nguy (DETRESFA) là khi xảy ra một hoặc các tình huống sau:
a) Khi
các cố gắng tiếp theo để liên lạc với tàu bay và đã hỏi trên một phạm vi lớn
hơn mà không có kết quả, cho thấy khả năng tàu bay đang bị lâm nguy, lâm nạn;
b) Cơ sở
ATS xác định rằng nhiên liệu trên tàu bay đã cạn hoặc không đủ cho tàu bay đến
vị trí an toàn;
c) Tin
tức nhận được cho thấy khả năng hoạt động của tàu bay bị suy giảm tới mức có
thể phải hạ cánh bắt buộc;
d) Khi có
tin tức nhận được hoặc khi có cơ sở chắc chắn rằng tàu bay đang chuẩn bị tiến
hành hoặc đã hạ cánh bắt buộc, trừ trường hợp có cơ sở chắc chắn rằng tàu bay,
những người trên tàu bay không bị đe dọa trực tiếp, không nghiêm trọng và không
cần phải trợ giúp ngay tức khắc.
1. Nội dung thông báo gồm những tin tức có được theo thứ tự
như sau:
a) INCERFA, ALERFA, DETRESFA tùy
theo từng giai đoạn khẩn nguy;
b) Cơ sở/người gọi;
c) Tính chất khẩn nguy;
d) Số liệu chủ yếu từ kế hoạch
bay không lưu;
đ) Cơ sở có liên lạc lần cuối
cùng, giờ và tần số đã sử dụng;
e) Báo cáo cuối cùng về vị trí và
phương pháp xác định vị trí đó;
g) Màu sơn và dấu hiệu tàu bay,
hàng hóa nguy hiểm trên tàu bay (nếu có);
h) Những biện pháp do cơ sở thông
báo đã thực hiện;
i) Các
tin tức liên quan khác.
2.
Nội dung tin tức nêu tại Khoản 1 Điều này mà chưa sẵn có tại thời điểm thông
báo cho cơ sở SAR phải được cơ sở ATS thu thập đầy đủ trước khi công bố giai
đoạn khẩn nguy, nếu có cơ sở chắc chắn rằng giai đoạn này sẽ xảy ra.
3. Ngoài
nội dung thông báo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ sở ATS phải cung cấp cho
cơ sở SAR:
a) Các
tin tức hữu ích, đặc biệt là sự thay đổi tình trạng lâm nguy, lâm nạn qua từng
giai đoạn;
b) Việc chấm dứt của tình trạng lâm nguy.
1. Trung tâm kiểm soát đường dài khi quyết định là tàu bay
đang ở trong giai đoạn hồ nghi hoặc giai đoạn báo động và điều kiện thực tế cho
phép, phải thông báo cho người khai thác tàu bay trước khi thông báo cho cơ sở SAR.
Nếu tàu bay đang ở trong giai đoạn khẩn nguy thì phải thông báo ngay cho cơ sở SAR
theo quy định tại Khoản 3 Điều 44 của Thông tư này.
2. Trung tâm kiểm soát đường dài, khi điều kiện thực tế cho
phép, phải chuyển ngay cho người khai thác tàu bay các tin tức như đã thông báo
cho cơ sở SAR.
3. Cơ sở
ATS khi xác định rằng tàu bay đang ở trong tình trạng lâm nguy, lâm nạn phải
thông báo ngay về tính chất của tình trạng lâm nguy, lâm nạn cho tàu bay đang
hoạt động ở gần tàu bay lâm nguy, lâm nạn, trừ trường hợp nêu tại Khoản 4 Điều này.
4. Cơ sở
ATS khi biết hoặc cho rằng tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp thì không được đề
cập đến tính chất của tình trạng khẩn nguy trên hệ thống liên lạc không - địa
nếu báo cáo từ tàu bay liên quan chưa đề cập đến và có cơ sở chắc chắn rằng việc
đề cập này sẽ làm cho tình huống trầm trọng hơn.
Điều
47. Chi tiết về dịch vụ điều hành bay, thông báo bay, báo động, đảm bảo thông
tin liên lạc và cung cấp tin tức cho cơ sở ATS [18]
Chi tiết về dịch vụ điều hành
bay, thông báo bay, báo động, đảm bảo liên lạc và cung cấp tin tức cho cơ sở
ATS thực hiện theo Phụ ước 11 của ICAO về ATS.
1. AIS có chức năng đảm bảo cung
cấp, chia sẻ tin tức hàng không và ấn phẩm AIS cần thiết cho an toàn, điều hòa,
hiệu quả của hoạt động bay theo hình thức phù hợp với các yêu cầu khai thác của
người sử dụng.
2.[19] AIS bao gồm các dịch vụ sau:
a) NOTAM;
b) AIS sân bay;
c) AIP.
1.[20] Các cơ sở AIS
bao gồm:
a) Phòng NOTAM;
b) Cơ sở AIS sân bay;
c) Phòng AIP.
2. Chức năng và nhiệm vụ của cơ
sở AIS được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở này.
3. Cơ sở AIS phải được cấp giấy
phép khai thác trước khi đưa vào hoạt động chính thức.
1.[21] Nhân viên AIS bao gồm:
a) Nhân viên AIS sân bay;
b) Nhân viên NOTAM;
c) Nhân viên AIP;
d) Kíp trưởng NOTAM;
đ) Kíp trưởng AIS sân bay;
e) Nhân viên khai thác, bảo dưỡng hệ thống AIS/AIM tự động;
g) Huấn luyện viên AIS.
2.[22] Nhân viên AIS quy định tại điểm a,
b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ cung cấp AIS phải có
giấy phép và năng định còn hiệu lực. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông báo
tin tức hàng không phải bố trí đủ nhân viên AIS có giấy phép kèm theo năng định
còn hiệu lực và phù hợp với vị trí công tác.
3. Nhiệm
vụ của nhân viên AIS được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ
sở AIS.
Điều 51. Cung cấp, trao đổi tin tức hàng không và ấn phẩm AIS
1. Trao đổi, chia sẻ tin
tức hàng không trong nước:
a) Cơ sở AIS có trách nhiệm trao
đổi, chia sẻ, ký kết văn bản thỏa thuận về việc cung cấp, trao đổi tin tức hàng
không liên quan đến hoạt động bay với các cơ sở ANS và các
đơn vị khác có liên quan;
b) Các cơ quan, đơn vị có trách
nhiệm cung cấp tin tức hàng không phải chỉ định người có trách nhiệm duy trì
liên lạc trực tiếp và thường xuyên với cơ sở AIS nhằm tạo điều kiện cho việc
trao đổi tin tức được nhanh chóng, chính xác.
2. Trao đổi, chia sẻ tin
tức hàng không và ấn phẩm AIS với các quốc gia khác:
a) Việc trao đổi, chia sẻ tin tức
hàng không và ấn phẩm AIS giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên ICAO được
thực hiện theo các quy định của ICAO;
b) Cơ sở AIS chỉ định đầu mối
liên lạc theo chỉ đạo của Cục Hàng không Việt Nam để thực hiện trao đổi tin tức
hàng không với các quốc gia khác;
c) Xây dựng và ký kết văn
bản thỏa thuận về việc trao đổi, chia sẻ tin tức hàng không và ấn phẩm AIS với
các quốc gia khi có đề nghị.
1. Các ấn phẩm tin tức hàng không
và ấn phẩm AIS được phát hành đại diện cho quốc gia và thuộc bản quyền của Cục
Hàng không Việt Nam.
2. Hoạt động liên quan đến việc
sử dụng tin tức hàng không và ấn phẩm AIS để phục vụ các mục đích thương mại
khác phải báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.
Cơ sở AIS đảm bảo
nguồn lực và quy trình quản lý tin tức phù hợp để kịp thời thu thập, xử lý,
lưu trữ, tích hợp, trao đổi và cung cấp tin tức hàng không và ấn phẩm AIS đảm
bảo chất lượng cho người sử dụng.
Tin
tức hàng không được thu thập từ các nguồn sau:
1.
Cơ sở AIS của HKDD các quốc gia có thỏa thuận trao đổi các ấn
phẩm AIS với HKDD Việt Nam.
2.
Báo cáo sau chuyến bay của tổ lái.
3.
Các cơ quan, tổ chức Việt Nam bao gồm:
a) Doanh
nghiệp cảng hàng không;
b) Cơ sở
ATS;
c) Cơ sở
CNS;
d) Cơ sở
MET;
đ) Cơ sở SAR;
e) Cảng
vụ hàng không;
g) Cơ
quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng;
h) Các cơ
quan, doanh nghiệp, tổ chức khác có liên quan.
Điều 55.
Nội dung dữ liệu hàng không và tin tức hàng không; kiểm tra, xác nhận dữ liệu
hàng không và tin tức hàng không[23]
1. Nội dung dữ liệu hàng không và
tin tức hàng không bao gồm:
a) Các quy trình, quy định pháp
luật;
b) Sân bay và sân bay trực thăng;
c) Vùng trời;
d) Đường bay ATS;
đ) Phương thức bay bằng thiết bị;
e) Hệ thống, thiết bị dẫn đường
vô tuyến;
g) Chướng ngại vật;
h) Địa hình;
i) Tin tức địa lý.
2. Bộ dữ liệu số bao gồm:
a) Bộ dữ liệu AIP;
b) Bộ dữ liệu địa hình;
c) Bộ dữ liệu chướng ngại vật;
d) Bộ dữ liệu lập bản đồ sân bay;
đ) Bộ dữ liệu phương thức bay
bằng thiết bị.
3. Phát hiện lỗi dữ liệu
Các kỹ thuật phát hiện lỗi dữ
liệu số phải được các cơ sở AIS sử dụng trong quá trình truyền phát, lưu trữ dữ
liệu hàng không và các bộ dữ liệu số.
4. Kiểm tra, xác nhận dữ liệu
hàng không và tin tức hàng không
a) Văn bản sử dụng làm căn cứ
biên soạn, phát hành sản phẩm tin tức hàng không phải được các cơ quan, đơn vị
liên quan đến cung cấp tin tức hàng không, dữ liệu hàng không kiểm tra kỹ trước
khi gửi đến cơ sở AIS để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác.
b) Cơ sở AIS phải thiết lập các
quy trình kiểm tra và xác nhận để đảm bảo người sử dụng nhận được tin tức hàng
không và dữ liệu hàng không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng độ chính xác, độ
phân giải, tính toàn vẹn, khả năng truy nguyên, tính kịp thời, sự đầy đủ và
định dạng dữ liệu.
1. Các cơ
quan, đơn vị liên quan đến việc nhận, xử lý, thông báo tin tức hàng không trong
toàn bộ chuỗi dữ liệu phải áp dụng quy trình hệ thống quản lý chất lượng trong
các giai đoạn: nhận, khởi tạo, đối chiếu, chỉnh sửa, định dạng, xuất bản, lưu
trữ và phát hành tin tức hàng không, các ấn phẩm AIS.
2. Doanh
nghiệp dịch vụ thông báo tin tức hàng không thiết lập và áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng AIS.
3. Cục
Hàng không Việt Nam hướng dẫn việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng AIS và
kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Việc quản lý an toàn trong công
tác AIS thực hiện theo Chương XV của Thông tư này và Tài liệu 9859 của ICAO về
SMS.
1. Mỗi ấn
phẩm thuộc tập tin tức hàng không trọn gói bao gồm tiếng Anh và tiếng Việt cho
những phần được thể hiện bằng ngôn ngữ phổ thông.
2. Tên
địa danh được phát âm phù hợp với việc sử dụng của khu vực đồng thời chuyển
sang bảng chữ cái La-tinh khi cần thiết.
3. Các
chữ viết tắt theo quy định của ICAO được sử dụng trong AIS một cách phù hợp để
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành tin tức hàng không.
1. Các tin tức có ảnh hưởng đến
an toàn bay phải được cung cấp kịp thời và đầy đủ.
2. Khi có dự kiến thay đổi về cơ
sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, phương thức khai thác, các cơ quan đơn vị
liên quan lập kế hoạch và tính đến khoảng thời gian cần thiết để các cơ sở AIS
chuẩn bị và phát hành các tin tức đó dưới hình thức các ấn phẩm AIS phù hợp.
3. Trong một số trường hợp cụ
thể, tin tức hàng không không được gửi kịp thời đến cơ sở AIS có thể bị từ chối
công bố.
1. Mở, đóng cảng hàng không, sân
bay hoặc những thay đổi quan trọng trong việc khai thác cảng hàng không, sân
bay hoặc đường cất hạ cánh.
2. Thiết lập, hủy bỏ hoặc những
thay đổi quan trọng về hoạt động của các dịch vụ AGA, AIS, ATS, CNS, khí tượng
hàng không (MET), tìm kiếm, cứu nạn HKDD (SAR).
3. Thiết lập, hủy bỏ hoặc những
thay đổi quan trọng về khả năng khai thác của thiết bị điện tử và thiết bị phụ
trợ dẫn đường vô tuyến hàng không bao gồm:
a) Gián đoạn hay phục hồi hoạt
động trở lại, thay đổi tần số, thay đổi thời gian hoạt động, thay đổi tên gọi,
hướng đối với thiết bị phụ trợ chỉ hướng;
b) Thay đổi vị trí, tăng hoặc
giảm công suất từ 50% trở lên;
c) Thay đổi về việc thông báo
lịch phát sóng, nội dung, tính không đều đặn hay thiếu tin cậy của phụ trợ điện
tử dẫn đường và dịch vụ thông tin liên lạc không - địa.
4. Thiết lập, hủy bỏ hoặc có
những thay đổi quan trọng về thiết bị phụ trợ bằng mắt.
5. Việc gián đoạn hoặc phục hồi
hoạt động trở lại của các bộ phận chính hệ thống chiếu sáng tại sân bay.
6. Thiết lập, hủy bỏ hoặc có
những thay đổi quan trọng trong các phương thức sử dụng cho dịch vụ bảo đảm
hoạt động bay.
7. Phát hiện, sửa chữa các hư
hỏng hoặc hạn chế khai thác trên khu vực hoạt động tại sân bay.
8. Thay đổi hoặc hạn chế về khả
năng cung cấp nhiên liệu, dầu nhờn và ôxy.
9. Thay đổi quan trọng về khả
năng cung cấp phương tiện và dịch vụ SAR.
10. Thiết lập, hủy bỏ hoặc phục
hồi hoạt động của các đèn hiệu chỉ chướng ngại vật ảnh hưởng đến hoạt động bay.
11. Thay đổi các quy định yêu cầu
phải hành động tức thời như khu vực cấm bay sử dụng cho dịch vụ SAR.
12.[24] Xuất hiện các nguy hiểm ảnh hưởng
đến hoạt động bay bao gồm: chướng ngại vật, tập trận, bay trình diễn, bay thể
thao, bắn pháo hoa, thả đèn lồng, mảnh vỡ tên lửa và nhảy dù quy mô lớn ở ngoài
những khu vực công bố; kế hoạch phát xạ la-de, trình chiếu la-de và các đèn tìm
kiếm nếu tầm nhìn ban đêm của người lái có khả năng bị suy giảm.
13. Xây dựng, di chuyển hoặc thay
đổi các chướng ngại vật ảnh hưởng đến hoạt động bay trong khu vực cất cánh, lấy
độ cao, tiếp cận hụt, tiếp cận và dải bảo hiểm đường cất hạ cánh.
14. Thiết lập, chấm dứt hiệu lực
hoặc thay đổi tình trạng hoạt động của các khu vực cấm bay, nguy hiểm hoặc hạn
chế bay.
15. Thiết lập, chấm dứt hiệu lực
các khu vực hoặc đường bay hoặc phần đường bay có khả năng xảy ra bay chặn hoặc
yêu cầu canh nghe trên tần số khẩn nguy VHF 121,5 MHz.
16. Chỉ định, hủy bỏ hoặc thay
đổi địa danh do ICAO quy định.
17. Những thay đổi quan trọng về
cấp độ công tác cứu hộ và cứu hỏa được cung cấp tại sân bay.
18. Sự xuất hiện, di chuyển hoặc
có những thay đổi quan trọng về các điều kiện nguy hiểm do tuyết, băng, tuyết
tan, chất phóng xạ, hóa chất độc hại hoặc nước trên khu vực hoạt động tại sân
bay.
19. Xuất hiện dịch bệnh cần phải
thông báo để tiêm chủng hoặc có những biện pháp cách ly để kiểm dịch.
20.[25] Quan trắc hoặc dự báo về
hiện tượng thời tiết trong không gian, ngày và thời gian xảy ra, các mực bay và
phần vùng trời có thể bị ảnh hưởng.
21. Thay đổi quan trọng về hoạt động của núi lửa, vị trí,
ngày, giờ núi lửa hoạt động, phạm vi hoạt động (ngang và cao) của mây tro bụi
bao gồm cả hướng di chuyển, các mực bay và đường bay hoặc phần của đường bay có
thể bị ảnh hưởng.
22. Thông báo về việc thải vào
bầu khí quyển chất phóng xạ hoặc hóa chất sau sự cố hạt nhân hay hóa học, vị
trí, ngày giờ xảy ra sự cố, mực bay, đường bay hoặc các phần đường bay có thể
bị ảnh hưởng và hướng di chuyển.
23. Thực hiện các hoạt động cứu
trợ nhân đạo có các phương thức và giới hạn ảnh hưởng đến hoạt động bay.
24. Thực hiện các biện pháp ứng
phó không lưu ngắn hạn trong trường hợp ngừng hoạt động hoặc ngừng hoạt động
một phần của ATS và các dịch vụ hỗ trợ có liên quan.
1. Công việc bảo dưỡng thường
xuyên trên sân đỗ và đường lăn mà không ảnh hưởng đến việc di chuyển an toàn
của tàu bay.
2. Công việc sơn kẻ dấu hiệu trên
đường cất hạ cánh khi các hoạt động bay có thể được thực hiện một cách an toàn
trên các đường cất hạ cánh khác hoặc các thiết bị được sử dụng để sơn kẻ có thể
được di chuyển khi cần thiết.
3. Chướng ngại vật tạm thời trong
khu vực lân cận của sân bay, sân bay trực thăng không ảnh hưởng tới việc khai
thác tàu bay một cách an toàn.
4. Thiết bị chiếu sáng sân bay,
sân bay trực thăng bị hư hỏng một phần mà không ảnh hưởng trực tiếp tới việc
khai thác tàu bay.
5. Thông tin liên lạc không - địa
bị hư hỏng một phần tạm thời khi vẫn có các tần số phù hợp khác hoạt động và
đáp ứng yêu cầu.
6. Thiếu dịch vụ đánh tín hiệu
sân đỗ và kiểm soát việc di chuyển trên mặt đất.
7. Ký hiệu chỉ dẫn vị trí, điểm
đến hoặc những ký hiệu chỉ dẫn khác trên khu vực hoạt động của sân bay mất khả
năng cung cấp.
8. Hoạt động nhảy dù theo quy tắc
bay bằng mắt trong vùng trời không được kiểm soát, khi được kiểm soát, trong
những khu vực được công bố hoặc khu vực nguy hiểm hoặc khu vực cấm bay.
9. Thông tin khác có tính chất
tạm thời tương tự.
1. Chi tiết về NOTAM thực hiện
theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam.
2. Các nội dung NOTAM phải báo
cáo Cục Hàng không Việt Nam trước khi phát hành bao gồm:
a)[26] Hoạt động quân sự ngoài các khu vực
cấm bay, nguy hiểm, hạn chế bay đã được công bố trong AIP Việt Nam;
b)[27] Hoạt động trong khu vực cấm bay,
nguy hiểm, hạn chế bay không tuân theo các quy định đã được công bố trong AIP
Việt Nam;
c) Thiết lập, hủy bỏ hoặc có
những thay đổi quan trọng đối với các dịch vụ dẫn đường và không lưu;
d) Thiết lập, đóng cửa hoặc có
những thay đổi quan trọng trong việc khai thác các sân bay hoặc các đường cất
hạ cánh;
đ) Thiết lập, đóng cửa hoặc hủy
bỏ các thiết bị điện tử, thiết bị phụ trợ phục vụ cho công tác dẫn đường hàng
không và sân bay có khả năng ảnh hưởng tới an toàn bay.
3. Các NOTAM nước ngoài có tính
chất đặc biệt ảnh hưởng đến FIR do Việt Nam quản lý phải báo cáo Cục Hàng không
Việt Nam bao gồm:
a)
Đóng cửa cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không đến của các chuyến bay trực
tiếp khởi hành từ cảng hàng không quốc tế của Việt Nam;
b)
Hạn chế hoạt động vùng trời do xảy ra đình công của nhân viên không lưu, nhân
viên CNS, các cuộc diễn tập hàng không, hoạt động của núi lửa, hiện tượng thiên
nhiên bất thường khác có thể ảnh hưởng đến an toàn bay;
c)
Diễn tập hàng không hoặc hoạt động của các phương tiện bay tự do có thể ảnh
hưởng đến an toàn bay;
d)
Các hoạt động quân sự xâm phạm vào các đường bay hoặc vùng trời được kiểm soát;
đ)
Thiết lập các khu vực cấm bay, hạn chế bay, nguy hiểm gần vùng trời được kiểm
soát hoặc gần đường hàng không;
e)
Các hoạt động bay quân sự hoặc dân dụng tại đảo xa, các FIR của Việt Nam được
phổ biến bởi một phòng NOTAM của một quốc gia khác;
g)
Xung đột vũ trang hoặc bất kỳ hoạt động nào có tính chất tương tự.
Cơ quan, đơn vị có tin tức phù
hợp phát hành NOTAM dự thảo NOTAM theo mẫu của các hệ thống AIS tự động, NOTAM
bán tự động và gửi tới cơ sở AIS phù hợp kèm theo văn bản liên quan đến nội
dung phát hành NOTAM theo thời hạn và cách thức sau:
1. Ít nhất là 10 ngày trước ngày bắt đầu có hiệu lực đối
với tin tức liên quan đến hoạt động của các khu vực cấm bay, nguy hiểm hoặc hạn
chế bay và của hoạt động yêu cầu hạn chế tạm thời vùng trời ngoài các hoạt động
khẩn nguy.
2. Ít nhất là 03 ngày trước ngày bắt đầu có hiệu lực đối
với tin tức liên quan đến công việc sẽ được tiến hành tại khu bay.
3. Ít nhất là 24 giờ trước giờ tin tức bắt đầu có hiệu lực
trong những trường hợp cần giải quyết gấp.
4. Tin tức được gửi ngay trong
các trường hợp khẩn cấp.
Bản danh mục NOTAM còn hiệu lực trong nước gồm các NOTAM
còn hiệu lực của Việt Nam được phát hành qua mạng viễn thông hàng không theo
chu kỳ không quá 01 tháng.
Điều
65. NOTAM nhắc lại[28]
Khi
cơ sở AIS phát hành tập tu chỉnh AIP hoặc tập bổ sung AIP theo chu kỳ AIRAC,
phải phát hành một NOTAM nhắc lại nêu tóm tắt nội dung, ngày có hiệu lực và số
tập tu chỉnh AIP hoặc số tập bổ sung AIP theo chu kỳ AIRAC đó.
1. AIP Việt
Nam bao gồm những tin tức có tính chất ổn định và lâu dài đối với hoạt động
bay.
2. AIP Việt
Nam gồm 03 phần: Tổng quát (GEN), đường bay (ENR) và sân bay (AD); được in bằng
hai thứ tiếng: Tiếng Việt và tiếng Anh.
3.[29]
Các quy định chi tiết về AIP thực hiện theo Phụ ước 15 của ICAO về AIS.
1. Tập tu chỉnh AIP bao gồm những
tin tức trong NOTAM, tập bổ sung AIP có giá trị lâu dài, thông tri hàng không
phù hợp, các tin tức có tính chất ổn định và lâu dài khác có liên quan.
2. Có hai dạng tu chỉnh được thực
hiện như sau:
a) Tu chỉnh thường xuyên
(AIP AMDT);
b) Tu chỉnh theo chu kỳ AIRAC
(AIRAC AIP AMDT).
3. Các cơ quan, đơn vị có nhu cầu sửa đổi, bổ sung tin tức
công bố trong AIP gửi đề nghị tu chỉnh AIP đến phòng AIP ít nhất 56 ngày trước
ngày có hiệu lực của tu chỉnh thường xuyên (được công bố trong AIC số 02 hàng
năm).
4. Khi một tập
tu chỉnh AIP không được phát hành theo chu kỳ quy định thì thông báo bằng một
NOTAM NIL ghi rõ chu kỳ mà tập tu chỉnh AIP đó không được phát hành.
1. Tập bổ sung AIP bao gồm các
tin tức có tính chất tạm thời có hiệu lực từ 03 tháng trở lên, những tin tức
ngắn hạn có nội dung dài và các biểu đồ, sơ đồ liên quan.
2. Tập bổ sung AIP được phát hành
bằng 02 hình thức sau:
a) Tập bổ sung AIP thông thường
(AIP SUP);
b) Tập bổ sung AIP theo chu kỳ
AIRAC (AIRAC AIP SUP).
3.[30] Các cơ quan,
đơn vị phải tuân thủ nghiêm việc cung cấp dữ liệu hàng không và tin tức hàng
không, soạn thảo, phát hành tập bổ sung AIP Việt Nam theo chu kỳ AIRAC đối với
các trường hợp quy định tại Điều 70.
4.[31] Trong các
trường hợp khẩn cấp hoặc đối với các nội dung không quy định phát hành tin tức
theo chu kỳ AIRAC, áp dụng phát hành tập bổ sung AIP như sau:
a) Các cơ quan, đơn vị
phải gửi cho Cục Hàng không Việt Nam các văn bản liên quan đến nội dung cần
công bố ít nhất 28 ngày trước ngày tin tức bắt đầu có hiệu lực;
b) Cơ sở AIS dự thảo tập
bổ sung AIP thông thường để doanh nghiệp cung cấp AIS gửi Cục Hàng không Việt
Nam phát hành ít nhất 14 ngày trước ngày tin tức có hiệu lực.
1. Các ấn
phẩm điện tử (eAIP, eAMDT, eSUP, eAIC) được phát hành theo định dạng phù
hợp, hiển thị trên màn hình máy tính, in ra dạng bản giấy và trao đổi dữ liệu
dạng số.
2. Nội dung tin tức, cấu trúc các
chương, mục, tiểu mục trong eAIP tuân theo nội dung và cấu trúc của AIP dạng
bản giấy.
3. Các ấn phẩm điện tử được phát
hành đến người sử dụng dưới dạng CD, DVD hoặc đăng tải trực tiếp trên trang
thông tin điện tử chuyên ngành tin tức hàng không.
Điều
70. Các trường hợp phát hành tin tức theo chu kỳ AIRAC và quy định về việc phát
hành tin tức theo chu kỳ AIRAC [32]
1. Các trường hợp phát
hành tin tức theo chu kỳ AIRAC
Việc phát hành tin tức
theo chu kỳ AIRAC được thực hiện trong trường hợp thiết lập, hủy bỏ hoặc có
những thay đổi quan trọng về:
a) Giới hạn, phương thức
khai thác FIR, khu vực kiểm soát và vùng trời kiểm soát; khu vực tư vấn không
lưu; đường bay ATS; khu vực cấm bay, nguy hiểm, hạn chế bay và vùng nhận dạng
phòng không (ADIZ); khu vực, đường bay hoặc các phần của vùng và đường bay có
khả năng xảy ra bay chặn;
b) Vị trí, tần số, tên
gọi, các hiện tượng bất thường đã biết, chu kỳ bảo dưỡng của hệ thống, thiết bị
dẫn đường vô tuyến và thông tin liên lạc, giám sát;
c) Phương thức bay chờ,
phương thức tiếp cận, SID, STAR, phương thức giảm tiếng ồn và phương thức không
lưu khác;
d) Mực bay chuyển tiếp, độ
cao chuyển tiếp, độ cao bay tối thiểu theo phân khu;
đ) Thiết bị khí tượng,
phương thức khai thác;
e) Đường cất hạ cánh và
các đoạn dừng, đường lăn, sân đỗ;
g) Phương án vận hành trên
khu vực hoạt động tại sân bay (bao gồm cả phương án khai thác trong điều kiện
tầm nhìn thấp);
h) Đèn tiếp cận, đèn đường
cất hạ cánh;
i) Tiêu chuẩn khai thác
tối thiểu của sân bay cho cất cánh, hạ cánh.
2. Các quy định chi tiết
về tin tức theo chu kỳ AIRAC thực hiện theo Phụ ước 15 của ICAO
về AIS.
1. Các cơ quan, đơn vị liên quan
có kế hoạch thay đổi những nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 70
phải gửi cho Cục Hàng không Việt Nam và các cơ sở AIS văn bản liên quan đến nội
dung phát hành tin tức có chữ ký của người có thẩm quyền ít nhất 56 ngày trước
ngày có hiệu lực của chu kỳ AIRAC.
2. Tin tức liên quan đến những
thay đổi đặc biệt quan trọng đã được lập kế hoạch cần công bố ít nhất 56 ngày
trước ngày có hiệu lực phải được gửi đến Cục Hàng không Việt Nam, các cơ sở AIS
ít nhất 70 ngày trước ngày có hiệu lực của chu kỳ AIRAC để xử lý, biên soạn và
phát hành.
1. Việc
cập nhật dữ liệu trong cơ sở dữ liệu phải đảm bảo ngày có hiệu lực của dữ liệu
thống nhất với ngày có hiệu lực theo chu kỳ AIRAC.
2. Khi
phát hành tin tức quy định tại Khoản 1 Điều 70 ở dạng
điện tử, phải đảm bảo người nhận nhận được tin tức ít nhất 28 ngày trước ngày
có hiệu lực theo chu kỳ AIRAC.
1. Dự kiến những thay đổi quan trọng về phương thức, dịch
vụ và hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị dẫn đường được cung cấp.
2. Dự kiến về việc thực hiện hệ
thống dẫn đường mới.
3. Những thông báo chính rút ra
từ kết quả điều tra tai nạn, sự cố uy hiếp an toàn bay.
4. Thông báo quy định liên quan
đến an ninh hàng không và bảo vệ hoạt động HKDD chống lại những hành vi can
thiệp bất hợp pháp.
5. Tư vấn về vấn đề y tế có liên
quan đặc biệt tới người lái và cảnh báo người lái tránh các nguy hiểm đối với
sức khỏe.
6. Ảnh hưởng của một số hiện tượng thời tiết đặc biệt đối
với hoạt động bay.
7. Thông báo về hiện tượng nguy
hiểm mới phát hiện về kỹ thuật tàu bay.
8. Quy định liên quan đến việc
chuyên chở hàng hóa nguy hiểm bằng đường hàng không.
9. Văn bản pháp luật của Việt Nam
có liên quan đến lĩnh vực HKDD.
10. Áp dụng hoặc miễn áp dụng các quy định của pháp luật
Việt Nam trong lĩnh vực HKDD.
11. Quy định bổ sung về cấp giấy phép cho những người làm
việc trong lĩnh vực khai thác - kỹ thuật hàng không.
12. Quy định về đào tạo, huấn luyện cho những người làm
việc trong lĩnh vực khai thác - kỹ thuật hàng không.
13. Tư vấn về việc sử dụng và bảo trì các dạng hệ thống kỹ
thuật, trang bị, thiết bị đặc biệt.
14. Kế hoạch phát hành bản đồ, sơ đồ hàng không mới hoặc
sửa đổi.
15. Trang bị các thiết bị vô tuyến điện.
16. Thông báo giải thích liên quan đến vấn đề giảm tiếng
ồn.
17. Lựa chọn những hướng dẫn về duy trì đủ điều kiện bay.
18. Thay đổi loại NOTAM, phát hành AIP mới hoặc những thay
đổi lớn về nội dung, phạm vi, hình thức của chúng.
19. Các thông tin khác có tính
chất tương tự.
1. AIC của Việt Nam gồm có 02 loại sau:
a) Loại A để phát hành quốc tế;
b) Loại C để phát hành nội địa.
2. Các cơ quan, đơn vị có tin tức thích hợp đưa vào AIC
phải gửi văn bản cho Cục Hàng không Việt Nam và cơ sở AIS liên quan về nội dung
phát hành tin tức ít nhất 30 ngày trước ngày tin tức bắt đầu có hiệu lực.
Mục
7. DỊCH VỤ THÔNG BÁO TIN TỨC HÀNG KHÔNG SÂN BAY[33]
Điều
75. Cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không sân bay[34]
1. Cơ sở AIS sân bay chịu trách nhiệm cung cấp AIS sân bay.
2. Cơ sở AIS sân bay được thành lập phụ thuộc vào các yếu
tố: số lượng, loại hình khai thác, tầm hoạt động của tàu bay đi, đến cảng hàng
không.
3. Cơ sở AIS sân bay được đặt ở vị trí thuận lợi, có biển
báo chỉ dẫn để tạo điều kiện cho tổ lái có đủ thời gian làm các thủ tục trước
và sau chuyến bay.
4. Cơ sở AIS sân bay phải thiết lập và duy trì mối liên hệ
thường xuyên với đại diện các hãng hàng không liên quan để chuẩn bị, cung cấp
tin tức trước chuyến bay phù hợp với yêu cầu của người sử dụng.
5. Cơ sở AIS sân bay chịu trách nhiệm về chất lượng, tính
kịp thời của tin tức hàng không trong trường hợp sử dụng hệ thống cung cấp PIB
tự động.
1. PIB bao gồm những
NOTAM còn hiệu lực và những tin tức có tính chất khẩn cấp được soạn thảo dựa
trên cơ sở chặng đầu tiên của lộ trình bay, từ lúc cất cánh đến điểm hạ cánh
đầu tiên.
2.[35]
PIB được soạn thảo, in, cung cấp cho tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng
không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay trước 03 giờ so với giờ dự
định khởi hành đối với chuyến bay quốc tế và 02 giờ so với giờ dự định khởi
hành đối với chuyến bay nội địa.
3. Đối với
chuyến bay có thời gian bay dưới 08 giờ thì tin tức trong NOTAM được chọn lựa
có ảnh hưởng trong khoảng thời gian là tổng thời gian bay của chuyến bay theo
kế hoạch bay hiện hành cộng thêm 04 giờ sau giờ hạ cánh. Đối với chuyến bay có
thời gian bay từ 08 giờ trở lên thì tin tức trong NOTAM được chọn lựa có ảnh
hưởng trong khoảng thời gian là tổng thời gian bay của chuyến bay cộng thêm 06
giờ sau giờ hạ cánh.
4. PIB được lưu trữ ít nhất là 01
tháng.
1.[36] PIB được làm
thành 02 bản (dạng giấy hoặc dạng điện tử): 01 bản giao cho tổ lái, nhân viên điều
độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay và 01 bản
để lưu.
2. Việc cung cấp PIB từ xa thực
hiện theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam về quy trình làm thủ tục bay từ
xa.
3.[37]
Tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp
thủ tục kế hoạch bay tự thực hiện tư vấn, thuyết trình nội dung
PIB phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo hệ thống thiết bị kỹ thuật. Khi thực hiện
tư vấn, thuyết trình, nếu có tin tức cần làm rõ hoặc cần được cung cấp chi tiết, tổ
lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp
thủ tục kế hoạch bay yêu cầu nhân viên AIS sân bay hỗ trợ.
1. Cơ sở AIS sân bay khi soạn xong PIB phải theo dõi những
NOTAM mới nhận để cập nhật ngay vào PIB nếu những NOTAM này có liên quan trực
tiếp đến chuyến bay.
2. Trong trường hợp tổ lái đã nhận PIB, nếu có các thông
tin đột xuất quan trọng liên quan đến chuyến bay thì thông báo ngay cho tổ lái
nội dung của các thông tin đó thông qua cơ sở điều hành bay, nhân viên điều độ
của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay liên quan hoặc
trực tiếp cập nhật cho tổ lái trên tàu bay trong điều kiện hệ thống, thiết bị
tự động và hệ thống mạng đáp ứng yêu cầu khai thác.
1. Tổ lái có trách nhiệm thông báo về tình
trạng không bình thường của hệ thống, thiết bị, tin tức có ảnh hưởng đến hoạt
động bay cho các cơ sở ATS trên các tần số liên lạc thích hợp. Các cơ sở ATS
nhận được thông báo từ tổ lái chuyển tin tức tới cơ sở AIS liên quan để xử lý
theo quy định.
2.[39]
Trong trường hợp tổ
lái có tin tức muốn báo cáo sau chuyến bay bằng văn bản, cơ sở AIS sân bay
hướng dẫn tổ lái thực hiện.
Điều 80. Xử lý tin tức sau chuyến
bay[40]
1. Khi nhận được thông báo sau chuyến bay của
tổ lái hoặc người khai thác tàu bay bằng văn bản hoặc điện thoại về các tin tức
chưa được phổ biến bằng NOTAM, các tập bổ sung AIP, AIC hoặc AIP mà những tin
tức này có thể ảnh hưởng đến hoạt động bay thì cơ sở AIS sân bay phải thông báo
ngay cho các cơ quan, đơn vị liên quan để kiểm tra, xử lý.
2. Trường hợp thông báo sau chuyến bay của
tổ lái hay người khai thác hàng không được xác nhận là chính xác thì cơ sở AIS
sân bay phải:
a) Thông báo ngay cho các cơ sở ATS có
liên quan để cảnh báo hoặc cảnh báo trực tiếp cho các tổ lái khác;
b) Soạn dự thảo NOTAM gửi phòng NOTAM;
c) Thông báo ngay cho cơ sở có liên quan
đến tin tức nói trên.
3. Trường hợp thông báo sau chuyến bay của
tổ lái hay người khai thác tàu bay được xác nhận là không chính xác thì cơ sở
AIS sân bay phải thông báo lại việc này cho tổ lái hoặc đại diện người khai
thác tàu bay đã thực hiện thông báo sau chuyến bay.
1.[41]
Việc nhận và gửi tin tức hàng không được thực hiện qua hệ thống AIS/AIM tự
động, hệ thống NOTAM bán tự động, AFTN hoặc AMHS, fax, dịch vụ bưu chính, điện
thoại được ghi âm trong hệ thống bảo đảm hoạt động bay khi cần thông báo ngay
trong trường hợp khẩn, sau đó được xác nhận lại bằng văn bản, thư điện tử.
2. Trang bị, thiết bị, phương tiện, hệ thống kỹ thuật cho
cơ sở AIS thực hiện theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam.
Chi tiết về AIS thực hiện theo Phụ ước 15 của ICAO về
AIS.
Mục 1. HỆ THỐNG, THIẾT BỊ THÔNG TIN, DẪN ĐƯỜNG, GIÁM SÁT
Điều 83. Công bố thông tin về hệ thống, thiết bị CNS
Cục
Hàng không Việt Nam tổ chức công bố thông tin về kiểu loại thiết bị, mục đích,
phạm vi hoạt động, cấu hình, mã số, địa chỉ kỹ thuật, công suất, cấp độ khai
thác, vị trí và thời gian hoạt động của các hệ thống, thiết bị CNS tại Việt
Nam.
Điều 84. Mã số, địa chỉ kỹ thuật hệ thống, thiết bị
1.
Mã số, địa chỉ kỹ thuật hệ thống, thiết bị CNS do Cục Hàng không Việt Nam ấn
định thống nhất trong toàn ngành HKDD Việt Nam, phù hợp với việc phân bổ và
tiêu chuẩn của ICAO.
2.
Mã số, địa chỉ kỹ thuật hệ thống, thiết bị CNS bao gồm:
a)
Địa chỉ 24 bít tàu bay mang quốc tịch Việt Nam;
b)
Địa chỉ 24 bít thiết bị theo dõi (Monitor) của trạm giám sát phụ thuộc tự động
dạng quảng bá (ADS-B);
c)
Địa danh, địa điểm mạng AFTN;
d)
Địa chỉ đầu cuối mạng AFTN;
đ)
Địa chỉ đầu cuối mạng AMHS;
e)
Địa chỉ đầu cuối CPDLC;
g)
Mã nhận dạng đài dẫn đường vô tuyến;
h)
Mã nhận dạng quốc gia (SAC), mã nhận dạng hệ thống (SIC) hệ thống ra đa PSR,
SSR, hệ thống ATM tự động, trạm ADS-B.
Điều 85. Thời gian và tọa độ của đài, trạm, hệ thống, thiết bị CNS
1.
Hệ thống, thiết bị CNS phải sử dụng thống nhất giờ UTC và được cài đặt như sau:
a)
Đối với thiết bị liên lạc thoại, điện văn, dữ liệu: gồm 06 chữ số, 02 chữ số
đầu hiển thị ngày trong tháng, 04 chữ số còn lại hiển thị giờ và phút UTC;
b)
Đối với các thiết bị khác: gồm 04 chữ số hiển thị giờ và phút UTC.
2.
Tọa độ của đài, trạm, hệ thống thiết bị CNS:
a)
Vị trí phát sóng của đài, trạm, hệ thống, thiết bị CNS được xác định và công bố
theo hệ tọa toàn cầu (WGS-84). Việc đo đạc, xác định tọa độ phải do tổ chức có
chức năng phù hợp thực hiện;
b)
Yêu cầu về cấp độ chính xác của dữ liệu tọa độ công bố của từng loại đài, trạm,
hệ thống, thiết bị CNS thực hiện theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam;
c)
Cục Hàng không Việt Nam công bố dữ liệu tọa độ của đài, trạm, hệ thống, thiết
bị CNS.
Điều 86. Thiết bị dự phòng
1.
Hệ thống, thiết bị CNS vô tuyến điện hàng không tối thiểu phải có cấu hình kép
hoặc thiết bị dự phòng độc lập để thay thế khi hệ thống, thiết bị chính không
đảm bảo hoạt động bình thường.
2.
Hệ thống, thiết bị dự phòng phải đáp ứng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật như hệ
thống, thiết bị chính và đảm bảo sẵn sàng hoạt động.
Điều 87. Nguồn điện chính và dự phòng
1.
Cơ sở CNS phải bố trí nguồn điện chính và dự phòng cho hệ thống, thiết bị CNS.
Nguồn điện chính và dự phòng phải tuân theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất hệ
thống, thiết bị CNS và yêu cầu của dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
2.
Đối với hệ thống, thiết bị điều hành bay tại cơ sở điều hành bay, nguồn điện
phải là nguồn điện liên tục, không ngắt.
3.
Đối với hệ thống, thiết bị CNS không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều này, việc
chuyển đổi từ nguồn điện chính sang nguồn điện dự phòng phải được thực hiện tự
động; thời gian chuyển đổi tối đa của từng loại hệ thống, thiết bị phải tuân
theo tiêu chuẩn quy định tại Phụ ước 14 của ICAO và theo yêu cầu của dịch vụ
bảo đảm hoạt động bay.
Điều 88. Ghi thông tin về bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến hệ thống,
thiết bị CNS
1.
Việc bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến hệ thống, thiết bị CNS phải được ghi đầy đủ,
rõ ràng trong nhật ký hoặc bằng hình thức lưu trữ thích hợp khác.
2.
Bản ghi thông tin về bảo dưỡng, sữa chữa, cải tiến hệ thống, thiết bị CNS phải
có các nội dung sau:
a)
Ngày bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến;
b)
Tình trạng của hệ thống, thiết bị CNS;
c)
Nội dung, biện pháp đã bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến;
d)
Việc thực hiện các thông số bắt buộc.
3.
Khi chuyển giao hệ thống, thiết bị CNS từ bộ phận khai thác này sang bộ phận
khai thác khác phải chuyển kèm theo hồ sơ, tài liệu, bản ghi thông số liên quan
đến hệ thống, thiết bị đó.
4.
Thông tin, dữ liệu về bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống, thiết bị CNS phải được lưu
trữ theo quy định của pháp luật.
Điều 89. Kết nối, sử dụng thông tin, dữ liệu trên kênh thông tin
liên lạc hàng không
1.
Việc kết nối để sử dụng thông tin, dữ liệu trên các kênh thông tin liên lạc, hệ
thống, thiết bị CNS giữa các tổ chức trong ngành HKDD Việt Nam được thực hiện
để phục vụ quản lý, bảo đảm hoạt động bay.
2.
Việc kết nối để sử dụng thông tin liên lạc, hệ thống, thiết bị CNS giữa các tổ
chức trong ngành HKDD và các tổ chức ngoài ngành chỉ được thực hiện để phục vụ
công tác quản lý, sử dụng vùng trời, đảm bảo an ninh quốc phòng, quản lý, bảo
đảm hoạt động bay và đảm bảo an ninh thông tin.
3.
Việc kết nối được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này phải báo cáo Cục Hàng
không Việt Nam trước khi thực hiện, trừ trường hợp kết nối giữa các cơ sở cung
cấp dịch vụ trong cùng một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
Điều 90. Đầu tư, lắp đặt, cải tạo, nâng cấp hệ thống, thiết bị CNS
1.
Việc đầu tư, lắp đặt, cải tạo, nâng cấp hệ thống, thiết bị CNS phải đáp ứng yêu
cầu phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và quy định của
pháp luật.
2.
Hệ thống, thiết bị CNS nhập khẩu phải đảm bảo tiêu chuẩn tương thích điện từ,
quy hoạch phổ tần số theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện.
Điều 91. Đưa hệ thống, thiết bị CNS mới vào khai thác
1.
Chỉ có doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ CNS đã có giấy phép khai thác do
Cục Hàng không Việt Nam cấp mới được đưa hệ thống, thiết bị CNS mới vào khai
thác.
2.
Trước khi đưa hệ thống, thiết bị CNS mới vào khai thác, doanh nghiệp tham gia
cung cấp dịch vụ CNS phải:
a)
Báo cáo Cục Hàng không Việt Nam kết quả đánh giá an toàn của hệ thống, thiết bị
CNS mới khi đưa vào khai thác;
b)
Đảm bảo nhân viên trực tiếp khai thác hệ thống, thiết bị CNS đã có giấy phép do
Cục Hàng không Việt Nam cấp được huấn luyện về hệ thống, thiết bị CNS mới này.
Điều 92. Báo cáo sự cố thiết bị
Doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không thực hiện báo
cáo sự cố hệ thống, thiết bị CNS theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam.
Điều 93. Bảo vệ an toàn khai thác hệ thống, thiết bị CNS
1.
Bảo vệ an toàn hệ thống, thiết bị CNS và an ninh thông tin là trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức và cá nhân.
2.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không, cơ sở
CNS phải áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn và an ninh thông tin đối với hệ
thống, thiết bị CNS của mình.
Điều 94. Tạm dừng, chấm dứt khai thác hệ thống, thiết bị CNS
Doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không khi tạm dừng,
chấm dứt khai thác hệ thống, thiết bị CNS phải có phương án đảm bảo an toàn
hoạt động bay và văn bản báo cáo Cục Hàng không Việt Nam trước khi thực hiện.
Điều 95. Thông báo tình trạng hoạt động của hệ thống, thiết bị CNS
1.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không, cơ sở
CNS có trách nhiệm:
a)
Thông báo về tình trạng hoạt động của hệ thống, thiết bị CNS cho cơ sở AIS và
cơ sở điều hành bay có liên quan theo quy định tại Chương IV của Thông tư này;
b)
Trong trường hợp hệ thống, thiết bị dẫn đường vô tuyến, hệ thống đèn tín hiệu
tại sân bay phục vụ cho việc tiếp cận, cất cánh, hạ cánh hoạt động không bình
thường, phải thông báo ngay cho đài kiểm soát tại sân bay và cơ sở kiểm soát
tiếp cận.
2.
Tổ chức sử dụng dịch vụ CNS có trách nhiệm:
a)[43] Thông
báo ngay cho cơ sở điều hành bay có liên quan trực tiếp về tình trạng bất
thường của các dịch vụ CNS; trong trường hợp này, ngay sau khi tàu bay hạ cánh,
người chỉ huy tàu bay phải thông báo cho cơ
sở AIS sân bay theo quy định tại Chương IV của Thông tư này;
b)
Đề xuất với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng
không liên quan và Cục Hàng không Việt Nam về chất lượng dịch vụ CNS.
Điều 96. Sản xuất hệ thống, thiết bị CNS
1.
Việc sản xuất hệ thống, thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện hàng không phải
tuân thủ theo quy định của pháp luật về viễn thông, tần số vô tuyến điện.
2.
Các hệ thống, thiết bị CNS được sản xuất hoặc cải tiến tại Việt Nam phải hoạt
động thử đạt tiêu chuẩn, trước khi cấp chứng nhận kỹ thuật.
Điều 97. Hoạt động thử hệ thống, thiết bị CNS
1.[44] Hệ thống, thiết
bị CNS hoạt động thử phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật theo Phụ ước 10 của
ICAO về viễn thông hàng không.
2.
Doanh nghiệp trước khi đưa hệ thống, thiết bị CNS vào hoạt động thử có liên
quan đến an toàn hoạt động bay phải có văn bản báo cáo Cục Hàng không Việt Nam
trước khi thực hiện.
Điều 98. Quản lý chất lượng và bảo trì hệ thống, thiết bị CNS
1.
Hệ thống, thiết bị CNS phải được quản lý chất lượng và bảo trì theo quy định
của pháp luật về bảo trì công trình HKDD.
2.
Cơ sở CNS phải tổ chức, thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa. Trường hợp thuê bảo
dưỡng, sửa chữa phải có hợp đồng bằng văn bản với tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa.
3.
Hệ thống, thiết bị CNS phải được bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng tài liệu hướng
dẫn bảo dưỡng, sửa chữa của tổ chức cung cấp dịch vụ CNS hoặc của nhà chế tạo
sản xuất hệ thống, thiết bị.
4.
Cơ sở CNS phải thực hiện giám sát quá trình bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định
trong tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa và duy trì tiêu chuẩn, thông số kỹ
thuật ghi trong giấy phép khai thác hệ thống, thiết bị.
Mục 2. THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG
Điều 99. Yêu cầu thiết bị kiểm tra, đo lường tại đài, trạm, cơ sở
CNS
1.
Thiết bị kiểm tra, đo lường tại đài, trạm CNS phải đảm bảo ít nhất kiểm tra
được tại chỗ các thông số khai thác chủ yếu của hệ thống, thiết bị CNS.
2.
Thiết bị kiểm tra, đo lường tại cơ sở CNS phải đảm bảo đầy đủ để phục vụ công
tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các đài, trạm, hệ thống, thiết bị CNS thuộc
trách nhiệm đảm bảo của cơ sở.
Điều 100. Kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị kiểm tra, đo lường
1.
Thiết bị kiểm tra, đo lường phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của
pháp luật về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn
đo lường và quy định của Nhà sản xuất thiết bị.
2.
Đối với thiết bị mà việc kiểm định, hiệu chuẩn không thực hiện được tại Việt
Nam, việc thuê kiểm định, hiệu chuẩn thực hiện tại tổ chức nước ngoài phải được
cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam về kiểm định, hiệu chuẩn công nhận.
Mục 3. DỊCH VỤ THÔNG TIN, DẪN ĐƯỜNG, GIÁM SÁT
Điều 101. Quy định chung
1.
Dịch vụ CNS được cung cấp nhằm phục vụ và bảo đảm an toàn, điều hòa, hiệu quả
cho hoạt động bay dân dụng.
2.
Việc sử dụng các dịch vụ CNS cho hoạt động bay hàng không chung, hoạt động bay
của tàu bay công vụ thực hiện trên cơ sở phương án khai thác và quản lý hoạt
động bay theo hợp đồng giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường,
giám sát hàng không với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ.
Điều 102. Cơ sở CNS
1.
Cơ sở CNS bao gồm các cơ sở cung cấp một hoặc các dịch vụ thông tin, dẫn đường,
giám sát.
2.
Nhiệm vụ của cơ sở CNS được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của từng
cơ sở CNS.
3.
Cơ sở CNS phải được cấp giấy phép khai thác trước khi đưa vào hoạt động chính
thức.
Điều 103. Nhân viên CNS
1.[45] Nhân viên CNS
bao gồm:
a)
Nhân viên khai thác, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị CNS;
b)
Kíp trưởng CNS;
c)
Huấn luyện viên CNS.
2.[46] Nhân viên CNS
quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ phải có giấy
phép và năng định còn hiệu lực.
3.
Nhiệm vụ của nhân viên CNS được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của
từng cơ sở CNS.
Điều 104. Ghi, lưu trữ các tham số cung cấp dịch vụ CNS
Cơ
sở CNS phải có hệ thống, thiết bị ghi và lưu trữ dữ liệu chính xác, đầy đủ
thông tin về các cuộc liên lạc thoại, liên lạc dữ liệu, dữ liệu và hình ảnh của
các dịch vụ do mình cung cấp. Thời gian lưu trữ quy định như sau:
1.
Tối thiểu là 30 ngày đối với các kênh: liên lạc không - địa bằng thoại và dữ
liệu CPDLC; liên lạc trực thoại không lưu (kênh riêng, kênh điện thoại); liên
lạc dữ liệu giữa các cơ sở ATS và giữa các cơ sở ATS với các cơ quan khác có
liên quan đến hoạt động bay được ấn định trong tài liệu hướng dẫn khai thác của
cơ sở ATS; liên lạc AFTN và liên lạc AMHS.
2.
Tối thiểu là 15 ngày đối với: dữ liệu, hình ảnh nhận được từ các hệ thống PSR,
SSR, ADS phục vụ ATS và giám sát hoạt động bay.
3.
Trường hợp các cuộc liên lạc, dữ liệu và hình ảnh lưu trữ có liên quan đến việc
điều tra tai nạn và sự cố thì thời hạn lưu trữ được kéo dài và do cơ quan điều
tra ấn định trước khi hết thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 105. Cung cấp dịch vụ CNS cho tổ chức nước ngoài
Việc
cung cấp dịch vụ CNS cho tổ chức nước ngoài phải tuân thủ luật pháp của Việt
Nam và luật pháp của nước ngoài có liên quan.
Điều 106. Hiệp đồng trách nhiệm cung cấp dịch vụ CNS
1.
Việc hiệp đồng trách nhiệm cung cấp và sử dụng hệ thống, thiết bị CNS trong cơ
sở ATS phải được quy định cụ thể trong tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ
sở hoặc bằng văn bản riêng biệt.
2.
Cơ sở ATS và cơ sở CNS liên quan trong cùng khu vực có trách nhiệm ký văn bản
hiệp đồng trách nhiệm cung cấp và sử dụng dịch vụ CNS.
3.
Cơ sở ATS và cơ sở CNS trong cùng khu vực sân bay có trách nhiệm ký văn bản
hiệp đồng trách nhiệm cung cấp và sử dụng dịch vụ CNS, sử dụng thiết bị dẫn
đường trong khu vực sân bay, hệ thống đèn tín hiệu, biển báo tại sân bay. Văn
bản hiệp đồng phải có nội dung liên quan đến chế độ khai thác hệ thống đèn tín
hiệu sân bay theo từng điều kiện cụ thể.
Mục 4. SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
Điều 107. Đăng ký, sử dụng tần số vô tuyến điện
1.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không, hãng
hàng không Việt Nam, hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam muốn sử
dụng tần số vô tuyến điện thuộc băng tần nghiệp vụ hàng không, thực hiện việc
đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép sử dụng tần số vô
tuyến điện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2012/ TTLT-BTTTT-BGTVT
ngày 24 tháng 02 năm 2012 giữa Bộ Giao thông vận tải và Bộ Thông tin và Truyền
thông hướng dẫn việc quản lý, cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đối
với nghiệp vụ di động hàng không, nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không.
2.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không muốn sử dụng tần số vô tuyến điện
không thuộc băng tần nghiệp vụ hàng không thực hiện việc đề nghị cấp, gia hạn,
sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định
của pháp luật về tần số vô tuyến điện.
Điều 108. Quản lý, phối hợp và đăng ký quốc tế tần số vô tuyến
điện thuộc băng tần nghiệp vụ hàng không
Cục
Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
1.
Phối hợp với Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông xây
dựng quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện băng
tần nghiệp vụ hàng không của Việt Nam.
2.
Phối hợp với Văn phòng ICAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương xây dựng nhu cầu
phổ tần số vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ hàng không quốc tế.
3.
Lựa chọn, phối hợp quốc tế và đăng ký với Văn phòng ICAO khu vực châu Á - Thái
Bình Dương về sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ hàng không theo quy
định tại Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTTTT-BGTVT ngày 24 tháng 02 năm
2012 giữa Bộ Giao thông vận tải và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc
quản lý, cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đối với nghiệp vụ di động
hàng không, nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng không.
Điều 109. Phối hợp xử lý can nhiễu tần số vô tuyến điện
1.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không thực
hiện:
a)
Báo cáo Cục Hàng không Việt Nam việc can nhiễu tần số vô tuyến điện ảnh hưởng
đến an toàn hoạt động bay và cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
b)
Báo cáo Cục Tần số vô tuyến điện để tìm biện pháp giải quyết việc can nhiễu tần
số vô tuyến điện.
2.
Cục Hàng không Việt Nam chủ trì cùng với các doanh nghiệp cung cấp, sử dụng
dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không phối hợp với Cục Tần số vô
tuyến điện và các tổ chức nước ngoài, Văn phòng ICAO khu vực (nếu cần thiết) để
giải quyết can nhiễu tần số vô tuyến điện.
Điều 110. Chi tiết về CNS [47]
Chi
tiết về CNS thực hiện theo Phụ ước 10 của ICAO về viễn thông
hàng không.
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 111. Nội dung dịch vụ khí
tượng hàng không
Dịch vụ khí tượng hàng không bao
gồm các nội dung sau:
1. Quan trắc và báo cáo thời tiết
tại sân bay.
2. Dự báo, cảnh báo thời tiết tại
sân bay, trong FIR do Việt Nam quản lý.
3. Tư vấn, thuyết trình thời tiết
và hồ sơ khí tượng hàng không.
4. Thông báo bản tin thời tiết
(ATIS, D-ATIS, VOLMET, D-VOLMET).
5. Khai thác, trao đổi số liệu
khí tượng hàng không.
6. Thu thập, lưu trữ, thống kê,
phát hành số liệu khí tượng hàng không.
1. Các cơ sở MET bao gồm như sau:
a) Cơ sở cảnh báo thời tiết hàng
không (MWO);
b) Cơ sở khí tượng sân bay (AMO);
c) Trạm quan trắc khí tượng sân
bay.
2. Chức năng và nhiệm vụ của cơ
sở MET được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở MET.
3. Cơ sở MET phải được cấp giấy
phép khai thác trước khi đưa vào hoạt động chính thức.
Hệ
thống kỹ thuật, thiết bị khí tượng hàng không phải được cấp giấy phép khai thác
trước khi đưa vào hoạt động chính thức.
1. Nhân viên khí tượng hàng không
bao gồm các loại hình sau:
a) Nhân viên quan trắc khí tượng
hàng không;
b) Nhân viên dự báo khí tượng
hàng không;
c) Kỹ thuật viên khí tượng hàng
không;
d) Kíp trưởng khí tượng hàng
không;
đ) Huấn luyện viên khí tượng hàng
không.
2. Nhân viên khí tượng hàng không
quy định tại Điểm a, b và d Khoản 1 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ phải có
giấy phép và năng định còn hiệu lực theo quy định. Doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ khí tượng hàng không phải bố trí đủ nhân viên khí tượng có giấy phép kèm
năng định còn hiệu lực và phù hợp với vị trí công tác.
3. Nhiệm vụ của nhân viên khí
tượng hàng không được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở MET.
Điều 115. Quản lý chất lượng dịch
vụ khí tượng hàng không
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
khí tượng hàng không thiết lập và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ
khí tượng hàng không.
2. Cục Hàng
không Việt Nam hướng dẫn việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ khí
tượng hàng không và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Mục 2. CÁC LOẠI THÔNG TIN KHÍ TƯỢNG HÀNG KHÔNG
Điều 116. Quan trắc, báo cáo khí
tượng sân bay
1. Cơ sở khí tượng sân bay, trạm
quan trắc khí tượng sân bay tổ chức quan trắc, đo đạc các yếu tố, hiện tượng
thời tiết tại khu vực sân bay; lập các báo cáo thời tiết phục vụ cho tàu bay
cất cánh, hạ cánh và cho các hoạt động khai thác hàng không khác.
2. Các loại bản tin quan trắc
thường lệ:
a) MET REPORT phát hành trong sân
bay phục vụ tàu bay cất hạ cánh và phát thông báo ATIS, D-ATIS;
b) METAR phát ra ngoài sân bay
phục vụ chủ yếu để lập kế hoạch bay, phát thông báo VOLMET, D-VOLMET.
3. Các loại bản tin quan trắc đặc
biệt:
a) SPECIAL phát hành trong sân
bay phục vụ tàu bay cất cánh, hạ cánh, phát thông báo ATIS, D-ATIS;
b) SPECI phát ra ngoài sân bay
phục vụ chủ yếu để lập kế hoạch bay, phát thông báo VOLMET, D-VOLMET.
4. Nội dung, tiêu chí và mã luật
phát hành bản tin, chế độ, thời gian thực hiện quan trắc, báo cáo khí tượng tại
sân bay thực hiện theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam.
5. Cơ sở khí tượng sân bay, trạm
quan trắc khí tượng sân bay có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ bản tin
thời tiết MET REPORT/SPECIAL cho đài kiểm soát tại sân bay tương ứng và
METAR/SPECI cho các cảng hàng không, sân bay liên quan.
Điều 117. Quan trắc, báo cáo thời
tiết từ tàu bay
1. Tàu bay đang thực hiện cất
cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay; tàu bay đang bay trong vùng trời
Việt Nam, FIR do Việt Nam quản lý có trách nhiệm quan sát, báo cáo thời tiết
thường lệ và đặc biệt từ tàu bay dưới dạng bản tin AIREP.
2. Trong trường hợp có hoạt động
núi lửa hoặc quan trắc được mây tro núi lửa, tổ lái có trách nhiệm quan sát và
báo cáo cho cơ sở ATS.
1. Cơ sở khí tượng sân bay, cơ sở
cảnh báo thời tiết hàng không cung cấp dịch vụ dự báo, cảnh báo thời tiết phục
vụ hoạt động HKDD trong khu vực trách nhiệm được phân công; phạm vi không gian
trách nhiệm để lập bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết tại sân bay, vùng trời
sân bay và trong các FIR do Việt Nam quản lý.
2. Các bản tin dự báo, cảnh báo
thời tiết bao gồm:
a) Dự báo thời tiết tại sân bay
(TAF, TAF AMD);
b) Dự báo TREND;
c) Dự báo khí tượng cho cất cánh;
d) Dự báo thời tiết đường bay và
khu vực bay;
đ) Thông báo SIGMET;
e) Thông báo AIRMET;
g) Cảnh báo thời tiết tại sân bay
(AD WRNG);
h) Cảnh báo hiện tượng gió đứt
(WS WRNG).
1. Cơ sở khí tượng sân bay lập và
phát hành TAF, TAF AMD cho các sân bay trong khu vực được ủy quyền trách nhiệm.
2. Nội dung, mã luật và chỉ tiêu
dự báo, thời gian phát hành và hiệu lực của TAF, TAF AMD thực hiện theo hướng
dẫn của Cục Hàng không Việt Nam.
Điều
120. Bản tin dự báo thời tiết phục vụ hạ cánh (TREND)[48]
1. Cơ sở khí tượng sân bay
phối hợp với trạm quan trắc khí tượng sân bay lập và phát hành TREND cho các
sân bay trong khu vực trách nhiệm.
2. Trạm quan trắc khí
tượng sân bay có trách nhiệm phối hợp với cơ sở khí tượng sân bay nêu tại khoản
1 Điều này để bảo đảm chất lượng thông tin dự báo TREND.
3. TREND được báo cáo kèm
theo bản tin quan trắc thời tiết sân bay và có hiệu lực 2 giờ tính từ thời điểm
báo cáo bản tin. Các quy định chi tiết về TREND thực hiện theo Phụ ước 3 của ICAO
về khí tượng hàng không.
Điều 121. Bản tin dự báo khí tượng cho cất cánh[49]
1. Cơ sở khí tượng sân bay
lập và cung cấp bản tin dự báo khí tượng phục vụ tàu bay cất cánh từ sân bay
trong khu vực trách nhiệm theo thỏa thuận giữa cơ sở khí tượng sân bay và người
khai thác tàu bay.
2. Trạm quan trắc khí
tượng sân bay phối hợp với cơ sở khí tượng sân bay nêu tại khoản 1 Điều này để
nhận và cung cấp cho tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân
viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay khi có yêu cầu.
Bản tin dự báo khí tượng cho cất
cánh do cơ sở khí tượng sân bay, trạm quan trắc khí tượng sân bay lập bản tin
dự báo khí tượng cho cất cánh theo yêu cầu của tổ lái hoặc nhân viên điều độ,
khai thác bay của hãng hàng không để phục vụ tàu bay cất cánh. Trạm quan trắc
khí tượng sân bay phối hợp với cơ sở khí tượng sân bay liên quan để lập bản tin
dự báo khí tượng cho cất cánh khi có yêu cầu.
Dự báo điều kiện thời tiết trên
đường bay và khu vực bay gồm các tin tức dự báo gió trên cao, nhiệt độ trên
cao, hiện tượng thời tiết nguy hiểm trên đường bay, mây đối lưu. Trên cơ sở số
liệu dự báo nhận được từ trung tâm dự báo thời tiết toàn cầu (WAFC), cơ sở khí
tượng sân bay sẽ lập và cung cấp các bản tin dự báo, bản đồ dự báo trên đường
bay và khu vực bay cho tổ lái, cơ sở ATS và đối tượng sử dụng khác. Bản tin dự
báo thời tiết bổ sung cho đường bay và khu vực bay được lập khi nhận định có sự
khác biệt với bản tin dự báo mới phát hành.
1. Cảnh báo thời tiết tại sân bay
(AD WRNG) là thông báo ngắn gọn về điều kiện khí tượng nguy hiểm đến tàu bay,
hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị đang ở mặt đất và dịch vụ tại cảng hàng
không, sân bay.
2. Cơ sở khí tượng sân bay phát
cảnh báo thời tiết tại sân cho các sân bay thuộc trách nhiệm khi xuất hiện hoặc
dự báo xuất hiện một trong các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như xoáy thuận
nhiệt đới, giông, mưa đá, gió mạnh, gió giật, xoáy lốc.
1. Cảnh báo hiện tượng gió đứt
tại sân bay (WS WRNG) là thông báo ngắn gọn về sự xuất hiện hay dự kiến sẽ xuất
hiện gió đứt trong phạm vi giữa bề mặt đường cất hạ cánh và độ cao 500 mét;
hiện tượng gió đứt có khả năng ảnh hưởng xấu đến tàu bay đang cất cánh lấy độ
cao, tiếp cận hạ cánh.
2. Nội dung, cách thức lập bản
tin cảnh báo hiện tượng gió đứt tại sân bay được thực hiện theo thỏa thuận giữa
cơ sở MET và cơ sở ATS.
3. Đài kiểm soát tại sân bay, cơ
sở kiểm soát tiếp cận có trách nhiệm:
a) Chuyển ngay bản tin cảnh báo
hiện tượng gió đứt nhận được từ cơ sở MET tại sân bay cho tàu bay đang tiếp cận
hạ cánh, cất cánh lấy độ cao;
b) Chuyển ngay báo cáo hiện tượng
gió đứt nhận được từ tàu bay đang tiếp cận hạ cánh, cất cánh lấy độ cao cho cơ
sở MET liên quan.
1. Thông báo SIGMET do cơ sở cảnh
báo thời tiết hàng không phát hành.
2. Cơ sở cảnh báo thời tiết hàng
không, trung tâm kiểm soát đường dài liên quan và phòng NOTAM phải phối hợp
chặt chẽ bảo đảm thống nhất các thông tin về tro bụi núi lửa trong thông báo
SIGMET và NOTAM liên quan.
Thông báo AIRMET do cơ sở cảnh
báo thời tiết hàng không phát hành theo thỏa thuận không vận khu vực dựa trên
mật độ hoạt động bay tại độ cao dưới mực bay 100 (FL100).
Mục 3. KHAI THÁC, TRAO ĐỔI SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG HÀNG KHÔNG
1. Các cơ sở MET phải có đủ hệ
thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị khí tượng, phương tiện thông tin liên lạc để
khai thác, trao đổi số liệu khí tượng hàng không.
2. Cơ sở khí tượng sân bay và cơ
sở cảnh báo thời tiết hàng không phải có đủ hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết
bị khí tượng, phương tiện thông tin liên lạc để khai thác, trao đổi số liệu khí
tượng phục vụ dự báo, cảnh báo thời tiết, bao gồm:
a) Số liệu GTS;
b) Số liệu ra đa thời tiết;
c) Số liệu ảnh mây vệ tinh khí tượng;
d) Số liệu OPMET;
đ) Số liệu, sản phẩm WAFS;
e) Số liệu tham khảo khác.
3. Trạm quan trắc khí tượng sân
bay phải có đủ phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị đầu cuối hệ thống thông
tin nối mạng cơ sở dữ liệu khí tượng để khai thác, trao đổi số liệu khí tượng
quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này.
1. Cơ sở khí tượng sân bay, cơ sở
cảnh báo thời tiết hàng không có trách nhiệm thu, nhận sản phẩm WAFS
phục vụ lập hồ sơ khí tượng; dự báo, cảnh báo hiện tượng thời tiết nguy hiểm
trên đường bay, khu vực bay.
2. Các cơ sở MET cung cấp sản
phẩm WAFS từ hệ thống cơ sở dữ liệu sẵn có cho cơ sở ATS theo thỏa thuận.
1. Cơ sở khí tượng sân bay, cơ sở
cảnh báo thời tiết hàng không thực hiện trao đổi số liệu OPMET 24/24 giờ. Trạm
quan trắc khí tượng sân bay phải trao đổi số liệu OPMET với cơ sở MET liên
quan.
2. Cơ sở cung cấp dịch vụ khí
tượng sân bay, cơ sở cảnh báo thời tiết hàng không thực hiện trao đổi số liệu
OPMET với các trung tâm trao đổi số liệu OPMET khu vực châu Á - Thái Bình
Dương.
Mục 4. THU THẬP, LƯU TRỮ, THỐNG KÊ, PHÁT HÀNH SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG,
SỐ LIỆU KHÍ HẬU HÀNG KHÔNG
1. Các cơ sở MET thu thập, lưu trữ
số liệu khí tượng theo tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở.
2. Trạm quan trắc khí tượng sân
bay thực hiện lưu trữ:
a) Thời hạn tối thiểu 05 năm: sổ
ghi số liệu METAR/SPECI;
b) Thời hạn 02 năm: dữ liệu các
điện văn khí tượng phát đi, nhận đến.
3. Cơ sở khí tượng sân bay thực
hiện lưu trữ:
a) Thời hạn tối thiểu 05 năm: số
liệu METAR/SPECI của các sân bay trong vùng trách nhiệm; số liệu ra đa thời tiết;
số liệu ảnh mây vệ tinh khí tượng; bản tin TAF, TAF AMD địa chỉ gốc; báo cáo
tổng kết thời tiết tháng, quý, năm;
b) Thời hạn 02 năm: sổ ghi báo
cáo thời tiết tại sân bay liên quan; sổ ghi bản tin dự báo thời tiết, điện văn
khí tượng phát đi, nhận đến; thống kê các chuyến bay bị uy hiếp an toàn hoặc có
tai nạn; sổ giao ca; các loại bản đồ, giản đồ thời tiết.
4. Cơ sở cảnh báo thời tiết hàng
không thực hiện lưu trữ:
a) Thời hạn tối thiểu 5 năm đối
với: số liệu OPMET các sân bay trong nước và quốc tế; số liệu ra đa thời tiết;
số liệu ảnh mây vệ tinh khí tượng; báo cáo tổng kết thời tiết tháng, quý, năm;
b) Thời hạn 02 năm đối với: điện
văn khí tượng phát đi; các điện văn khí tượng nhận đến; bản đồ, giản đồ thời tiết;
thống kê trường hợp uy hiếp an toàn hoặc bị tai nạn tàu bay có liên quan đến
thời tiết; số liệu khí tượng đã cung cấp cho các cơ sở ATS; sổ giao nhận ca.
Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn
việc thống kê số liệu khí hậu hàng không bao gồm các nội dung về phương pháp
thống kê, chế độ, nội dung, cách thức thực hiện và các mẫu biểu thống kê số
liệu khí hậu hàng không.
1. Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ
khí tượng hàng không ký kết văn bản hợp đồng cung cấp dịch vụ khí tượng hàng
không với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không theo quy định của Thông
tư này và theo yêu cầu cụ thể của mỗi bên.
2. Chuyến bay dân dụng trước khi
khởi hành từ sân bay tại Việt Nam phải làm thủ tục tiếp nhận các tin tức khí
tượng hàng không cần thiết.
3.[50] Thủ tục cung
cấp và tiếp nhận tin tức khí tượng cho chuyến bay được thực hiện giữa nhân viên
khí tượng hàng không và thành viên tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng
không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay.
4.[51] (được bãi bỏ).
5. Cơ sở MET cập nhật kịp thời
tin tức khí tượng mới nhất cho cơ sở ATS, tổ lái, các đơn vị khác có liên quan
nhằm đảm bảo an toàn, điều hòa hoạt động bay.
6. Kết quả cung cấp và tiếp nhận
sử dụng dịch vụ khí tượng hàng không phải được người cung cấp và người tiếp
nhận xác nhận bằng hình thức ký hoặc xác nhận điện tử theo thỏa thuận quy định;
các bản sao tài liệu, tin tức khí tượng đã cung cấp được lưu trữ tại cơ sở MET
liên quan ít nhất 30 ngày kể từ ngày phát hành ở dạng bản sao hoặc tệp tin PDF.
1.[52] Để có cơ sở chuẩn bị số
liệu khí tượng cần thiết cho mỗi chuyến bay, phòng thủ tục bay thông báo cho cơ
sở MET tại sân bay các thông tin chi tiết về kế hoạch bay:
a) Đối với chuyến bay thường lệ: thông báo về lịch bay theo
mùa được xác định; khi kế hoạch có thay đổi thì phải thông báo trước ít nhất 12
giờ so với giờ chuyến bay dự định khởi hành;
b) Đối với chuyến bay không thường lệ: thông báo về kế
hoạch bay ngay sau khi nhận được.
2. Thông tin chi tiết về kế hoạch
chuyến bay bao gồm:
a) Sân bay khởi hành và thời gian
dự định khởi hành;
b) Sân bay đến và thời gian dự
định đến;
c) Đường bay, thời gian dự kiến
đến và đi từ sân bay trung chuyển;
d) Các sân bay dự bị;
đ) Mực bay đường dài;
e) Đối với chuyến bay trên tốc độ
âm thanh: mực bay đường dài dự bị dưới tốc độ âm thanh, khu vực tăng và giảm
tốc độ đi qua ngưỡng tốc độ âm thanh, khu vực tăng và giảm độ cao;
g) Loại quy tắc bay: VFR hoặc
IFR;
h) Yêu cầu chi tiết loại tin tức
khí tượng được cung cấp;
i) Yêu cầu thời gian nhận bộ hồ
sơ khí tượng, thuyết trình và tư vấn.
1. Tin tức được sử dụng để lập hồ
sơ khí tượng bao gồm:
a) Thông tin về chuyến bay;
b) Bản đồ dự báo gió và nhiệt độ
không khí trên cao; dự báo hiện tượng thời tiết nguy hiểm SIGWX trên đường bay;
c) METAR, SPECI; TAF, TAF AMD;
TREND, bản tin dự báo khí tượng cho cất cánh của cảng hàng không, sân bay liên
quan;
d)[53] Thông báo
SIGMET, thông báo mây tro núi lửa, bão hay áp thấp nhiệt đới liên quan đến toàn
bộ chặng bay.
2.[54] Cung cấp hồ sơ
khí tượng
a) Đối với chuyến bay quốc
tế, hồ sơ khí tượng được chuẩn bị sẵn sàng và cung cấp cho tổ lái, nhân viên điều
độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay trước 03
giờ so với giờ dự định khởi hành;
b) Đối với chuyến bay nội
địa, hồ sơ khí tượng được chuẩn bị sẵn sàng và cung cấp cho tổ lái, nhân viên điều
độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay trước 02
giờ so với giờ dự định khởi hành;
c) Trong trường hợp tổ
lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế
hoạch bay cần nhận các tin tức khí tượng cho một hoặc nhiều chuyến bay cụ thể
sớm hơn thời gian nêu trên thì phải thông báo cho cơ sở MET liên quan biết
trước 12 giờ so với giờ dự định khởi hành.
3. Cập nhật hồ sơ khí tượng
a) Trường hợp nhân viên khí tượng
không nhận được TAF của sân bay đến hoặc dự báo viên khí tượng nhận thấy đã
xuất hiện hay có khả năng xuất hiện những yếu tố thời tiết nguy hiểm tại sân
bay đến nhưng không được nêu trong bản tin dự báo gốc thì phải lập bản tin dự
báo giả định và thông báo cho tổ lái biết rõ điều này; hiệu lực của bản tin dự
báo giả định trong khoảng trước và sau 01 giờ so với giờ dự định hạ cánh;
b)[55] Trường hợp tổ
lái đã nhận hồ sơ khí tượng nhưng chuyến bay bị hoãn khởi hành quá 03 giờ so
với kế hoạch ban đầu thì tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc
nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay phải làm lại thủ tục tiếp nhận dịch vụ
khí tượng hàng không để được cập nhật các tin tức mới nhất;
c)[56] Trường hợp tổ
lái đã làm xong thủ tục tiếp nhận dịch vụ khí tượng hàng không nhưng tàu bay
còn chưa khởi hành, nếu nhận được tin tức mới có khác biệt so với tin tức đã
được cung cấp trước đó, nhân viên khí tượng trực sẽ thông báo bổ sung kịp thời
cho tổ lái thông qua đài kiểm soát tại sân bay, nhân viên điều độ của hãng hàng
không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay.
4.[57] Hồ sơ khí tượng
phải được lưu trữ dưới dạng bản in hoặc tập tin dạng PDF trong khoảng thời gian
ít nhất là 30 ngày kể từ ngày phát hành. Thông tin này sẽ được cung cấp theo
yêu cầu cho công tác điều tra và sẽ được giữ lại cho đến khi công tác điều tra
được hoàn tất.
1. Tại cảng hàng không quốc tế,
ngoài các tin tức, sản phẩm khí tượng cung cấp cho các cơ sở ATS, cơ sở AIS, cơ
sở SAR theo quy định, cơ sở khí tượng sân bay cung cấp:
a) Tin tức khí tượng để lập kế
hoạch bay bao gồm: dự báo gió và nhiệt độ không khí trên cao; dự báo hiện tượng
thời tiết nguy hiểm trên đường bay, độ cao đối lưu hạn và dòng chảy xiết; TAF,
TAF AMD; METAR, SPECI, TREND; dự báo khí tượng cất cánh; thông báo
SIGMET/AIRMET, xoáy thuận nhiệt đới, mây tro bụi núi lửa; cảnh báo sân bay; ảnh
ra đa thời tiết; ảnh mây vệ tinh khí tượng và báo cáo đặc biệt từ tàu bay;
b) Tin tức khí tượng để nghiên
cứu mở đường bay mới, lập kế hoạch khai thác bay bao gồm bảng số liệu khí hậu
và bảng tóm tắt khí hậu tại cảng hàng không quốc tế, cảng hàng không nội địa.
2. Tại cảng hàng không nội địa,
tin tức khí tượng bổ sung cung cấp cho chuyến bay trước khi khởi hành trực tiếp
tại phòng thủ tục bay hoặc theo phương thức làm thủ tục bay từ xa được Cục Hàng
không Việt Nam chấp thuận, bao gồm:
a) METAR, SPECI cho sân bay dự
định đến và sân bay dự bị;
b) TAF, TAF AMD, TREND cho sân
bay đến và sân bay dự bị;
c) Thông báo SIGMET/AIRMET, tin
tức về xoáy thuận nhiệt đới, tro bụi núi lửa;
d) Khuyến cáo về khả năng tàu bay
gặp thời tiết nguy hiểm trong khu vực cất cánh lấy độ cao như nhiễu động sóng
núi, mây đối lưu, giông, mưa rào, mưa đá, gió mạnh, gió giật, lốc;
đ) Các tin tức về hiện tượng thời
tiết nguy hiểm trên đường bay.
3. Cục Hàng không Việt Nam hướng
dẫn chi tiết phương thức làm thủ tục bay từ xa liên quan đến hồ sơ khí tượng
hàng không.
1. Cơ sở cảnh báo thời tiết hàng
không cung cấp thông tin khí tượng cho trung tâm kiểm soát đường dài liên quan.
Cơ sở khí tượng sân bay, trạm quan trắc khí tượng sân bay có trách nhiệm cung
cấp thông tin khí tượng cho đài kiểm soát tại sân bay, cơ sở kiểm soát tiếp
cận. Tin tức khí tượng cung cấp cho cơ sở điều hành bay là tin tức được cập
nhật mới nhất cần thiết cho việc thực hiện chức năng không lưu.
2. Cơ sở MET có trách nhiệm cung
cấp dịch vụ khí tượng hàng không cho cơ sở ATS theo văn bản phối hợp ký giữa
các cơ sở này.
3. Cơ sở điều hành bay có trách
nhiệm:
a) Tiếp nhận đầy đủ, nhanh chóng
và chính xác các tin tức khí tượng hàng không trong nước và quốc tế từ các cơ
sở MET tương ứng thông qua các phương tiện, hệ thống kỹ thuật, trang bị,
thiết bị sẵn có để đảm bảo chỉ huy điều hành bay;
b) Thông báo kịp thời, chính xác
các tin tức khí tượng cần thiết cho tổ lái liên quan;
c) Thực hiện quan sát, thu nhận
và chuyển tiếp kịp thời tin tức khí tượng báo cáo từ tàu bay có thể ảnh hưởng
đến hoạt động bay trong phạm vi trách nhiệm cho cơ sở MET liên quan.
Cơ sở MET cung cấp cho cơ sở AIS
các nội dung sau:
1. Thông báo bằng văn bản cho cơ
sở AIS các tin tức về dịch vụ khí tượng hàng không cần công bố hay bổ sung
trong AIP Việt Nam.
2. Cung cấp kịp thời tin tức khí
tượng đặc biệt cho cơ sở AIS để phát hành NOTAM phù hợp.
3. Cung cấp kịp thời các thay đổi
về hạ tầng kỹ thuật, quy trình và dịch vụ để cơ sở AIS đưa vào ấn phẩm AIS phù
hợp.
1. Cơ sở MET phối hợp chặt chẽ
với cơ sở SAR khi được yêu cầu tham gia tìm kiếm cứu nạn tàu bay theo văn bản
phối hợp đã ký giữa các cơ sở này.
2. Văn bản phối hợp quy định tại Khoản
1 Điều này bao gồm các thông tin khí tượng hàng không sau:
a) Điều kiện khí tượng tại vị trí
dọc theo lộ trình bay, sân bay dự bị, vị trí cuối cùng của tàu bay trước khi
gặp nạn;
b) Điều kiện thời tiết hiện tại,
dự báo xu thế thời tiết tại khu vực hoạt động tìm kiếm tàu bay bị nạn và sân
bay căn cứ tìm kiếm, cứu nạn;
c) Các tin tức khí tượng khác
theo yêu cầu của cơ sở SAR.
3. Nội dung của các thông tin khí
tượng cung cấp cho cơ sở SAR bao gồm:
a) Hiện tượng thời tiết nguy hiểm
trên đường bay;
b) Loại và lượng mây, độ cao chân
mây;
c) Tầm nhìn và hiện tượng thời tiết
làm giảm tầm nhìn;
d) Gió bề mặt và gió trên cao;
đ) Trạng thái mặt đất;
e) Nhiệt độ và trạng thái mặt
nước biển;
g) Số liệu khí áp QNH quy về mực
nước biển trung bình.
4. Trình tự, nội dung và thời
gian thực hiện, loại tin tức khí tượng và trách nhiệm cung cấp cho từng giai
đoạn tìm kiếm, cứu nạn được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở
MET.
5. Sau khi điều tra tai nạn tàu
bay kết thúc, cơ sở MET tham gia họp bình giảng thời tiết; đánh giá, rút kinh
nghiệm về việc tham gia công tác tìm kiếm, cứu nạn hàng không.
Nội dung, phương thức cung cấp
dịch vụ khí tượng hàng không cho hoạt động bay hàng không chung được quy định
tại phương án khai thác và quản lý hoạt động bay liên quan hoặc theo văn bản
hợp đồng, phối hợp cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không ký kết giữa hai bên.
Mục 6. KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ KHÍ TƯỢNG HÀNG KHÔNG
1.[58] Cục Hàng không Việt
Nam kiểm tra, giám sát việc cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không của các doanh
nghiệp cung cấp và sử dụng dịch vụ khí tượng hàng không; việc sử dụng dịch vụ
khí tượng hàng không của tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc
nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay.
2. Cơ sở khí tượng sân bay hướng
dẫn, kiểm tra việc cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không đối với các bộ phận,
nhân viên thuộc quyền và trạm quan trắc khí tượng sân bay khác trong khu vực
trách nhiệm.
3. Cơ sở cảnh báo thời tiết hàng
không hướng dẫn, kiểm tra việc cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không đối với
các bộ phận, nhân viên thuộc quyền.
1. Cơ sở MET tổ chức họp định kỳ
ít nhất 01 lần/năm với cơ sở ATS, đại diện người khai thác tàu bay và đối tượng
có liên quan sử dụng dịch vụ khí tượng hàng không để đánh giá chất lượng dịch
vụ khí tượng hàng không; họp đột xuất khi có sự cố xảy ra liên quan đến việc
cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không.
2. Nội dung đánh giá dịch vụ khí
tượng hàng không bao gồm:
a) Đặc điểm thời tiết ảnh hưởng
đến thực hiện kế hoạch bay;
b) Chất lượng (độ chính xác, tính
kịp thời) của các tin tức khí tượng được cung cấp; tài liệu khí tượng liên
quan; thái độ và tinh thần trách nhiệm của nhân viên khí tượng khi làm nhiệm
vụ;
c) Tình huống uy hiếp an toàn tàu
bay không hạ cánh được tại sân bay đến do điều kiện thời tiết xấu hơn so với
các tin tức đã cung cấp; trường hợp nhận được báo cáo về chất lượng không tốt
của các tin tức khí tượng đã cung cấp; trường hợp bay tránh thời tiết xấu hơn
so với bản tin cảnh báo thời tiết trong FIR do Việt Nam quản lý đã cung cấp;
d) Chất lượng hệ thống kỹ thuật,
trang bị, thiết bị khí tượng, phương tiện thông tin liên lạc đảm bảo cung cấp
dịch vụ khí tượng hàng không;
đ) Công tác phối hợp trong việc
cung cấp và sử dụng dịch vụ khí tượng hàng không.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
khí tượng hàng không tổng hợp kết quả đánh giá dịch vụ khí tượng hàng không và
báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.
Điều
142. Chi tiết về khí tượng hàng không[59]
Chi tiết về khí tượng hàng
không thực hiện theo Phụ ước 3 của ICAO về khí tượng hàng không.
Chương VII
Công tác tìm kiếm, cứu nạn HKDD
phải được chuẩn bị, triển khai thực hiện trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, tận dụng
tối đa các nguồn lực (các lực lượng và phương tiện, thiết bị) sẵn có của địa
phương, các bộ, ngành liên quan để đảm bảo hiệu quả hoạt động tìm kiếm, cứu nạn
cụ thể:
1. Phối hợp, kết hợp mọi nguồn
lực để nâng cao hiệu quả của hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; ưu tiên các hoạt động
để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
2. Chủ động, sẵn sàng phối hợp
lực lượng, phương tiện cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực, tính chất vụ
việc.
3. Đảm bảo thông tin cho hoạt
động tìm kiếm, cứu nạn; ưu tiên tiếp nhận, xử lý thông tin tìm kiếm, cứu nạn;
báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả
năng của lực lượng ứng cứu.
4. Chỉ huy thống nhất, phối hợp,
hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tìm kiếm, cứu nạn sẵn
có tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
5. Đảm bảo an toàn cho người,
phương tiện, thiết bị tàu bay, tàu thuyền tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
Cục Hàng không Việt Nam, doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn HKDD, các hãng hàng không Việt Nam,
các doanh nghiệp và tổ chức hàng không khác, cơ quan và đơn vị liên quan thuộc
Bộ Giao thông vận tải đảm bảo:
1. Chế độ trực hiệp đồng tìm kiếm,
cứu nạn 24/24 giờ hàng ngày (riêng đối với cảng hàng không đảm bảo chế độ trực
theo yêu cầu kế hoạch và hoạt động bay thực tế); sẵn sàng tham gia làm nhiệm vụ
tìm kiếm, cứu nạn.
2. Chuẩn bị sẵn sàng hệ thống cơ
sở, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn khi được yêu
cầu.
3. Lực lượng tìm kiếm, cứu nạn và
các lực lượng phối hợp liên quan được huấn luyện theo quy định để thực hiện
nhiệm vụ.
4. Bảo đảm nguồn lực tài chính
cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.
1. Cục Hàng
không Việt Nam chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm
kiếm, cứu nạn HKDD, người khai thác tàu bay đảm bảo các phương
tiện, thiết bị thông tin liên lạc hai chiều một cách nhanh chóng, tin cậy với
nhau và đảm bảo liên lạc với:
a) Các lực lượng, đơn vị,
doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải liên quan đến công tác tìm kiếm, cứu
nạn;
b) Các trạm báo động;
c) Trung tâm nhận, xử lý
và phân phối dữ liệu khẩn nguy thuộc Cục Hàng hải Việt Nam (Vietnam Mission
Control Center);
d) Các cơ quan, đơn vị tìm
kiếm, cứu nạn thuộc Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân
các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Tàu bay,
tàu thuyền và các phương tiện tìm kiếm, cứu nạn được trang bị thiết bị thông
tin để có thể liên lạc trên tần số khẩn nguy hàng không và tần số khác sử dụng
cho công tác tìm kiếm, cứu nạn.
3. Các phương tiện, lực
lượng tham gia tìm kiếm, cứu nạn cần được trang bị Bảng mã hiệu quốc tế để trợ
giúp việc thông tin, liên lạc trong điều kiện các phương tiện thông tin liên
lạc thông thường không thực hiện được.
1. Lực lượng, phương tiện, thiết bị sử dụng cho tìm kiếm, cứu nạn
HKDD bao gồm:
a) Lực lượng, phương tiện, thiết bị tìm
kiếm, cứu nạn của Cục Hàng không Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm
kiếm, cứu nạn HKDD, các hãng hàng không Việt Nam, các doanh nghiệp và tổ chức
khác có liên quan trong ngành HKDD;
b) Lực lượng, phương tiện, thiết bị tìm kiếm, cứu nạn của Cục
Hàng hải Việt Nam, các cơ quan, đơn vị
tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm
thuộc Bộ Giao thông vận tải;
c) Lực lượng, phương tiện, thiết bị tìm kiếm, cứu nạn khác có liên
quan đến tìm kiếm, cứu nạn HKDD.
2. Danh mục phương tiện, thiết bị của các trung tâm phối hợp tìm
kiếm cứu nạn và đội tìm kiếm cứu nạn theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt
Nam.
1. Hệ thống tín hiệu tìm
kiếm, cứu nạn được quy định tại Phụ lục VI ban hành
kèm theo Thông tư này.
2. Việc sử dụng tín hiệu
tìm kiếm, cứu nạn phải rõ ràng, không được nhầm lẫn với tín hiệu khác.
Trung tâm phối hợp tìm kiếm,
cứu nạn hàng không, trung tâm khẩn nguy sân bay có nhiệm
vụ:
1. Xây dựng kế hoạch và phương
án tìm kiếm, cứu nạn HKDD; ký kết văn bản phối hợp, hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn
HKDD; tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, báo cáo kết
quả thực hiện.
2. Bố trí, duy trì và sử
dụng hiệu quả hệ thống các phương tiện, hệ thống trang thiết bị phục vụ hoạt
động tìm kiếm, cứu nạn.
3. Tổ chức đào tạo, huấn
luyện nhân viên đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn.
4.
Tổ chức lực lượng thường trực 24/24 giờ; tiếp nhận, phân tích, xử lý, thông
báo, báo cáo các nội dung liên quan đến tình huống tàu bay lâm nguy, lâm nạn;
chủ trì xác định khu vực tìm kiếm, đề xuất, lập kế hoạch bay và báo cáo Cục
Hàng không Việt Nam phương án tìm kiếm tàu bay dân dụng lâm nguy, lâm nạn; phối
hợp, hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện nhiệm
vụ.
5. Bảo đảm các cơ sở trực
thuộc được trang bị các thiết bị thông tin liên lạc đủ khả năng nhận và xử lý
thông tin khi có tai nạn xảy ra trong vùng hoặc khu vực trách nhiệm tìm kiếm,
cứu nạn; bảo đảm thông tin thông suốt, nhanh chóng phục vụ hoạt động tìm kiếm,
cứu nạn.
6. Bảo đảm các đơn vị, bộ
phận tìm kiếm, cứu nạn HKDD; đơn vị khẩn nguy, cứu nạn sân bay trực thuộc được
cung cấp đủ phương tiện, thiết bị để nhanh chóng tới hiện trường, trợ giúp, cứu
nạn kịp thời tàu bay lâm nguy, lâm nạn và người trên tàu bay.
7. Bảo đảm sẵn có tại các
cơ sở trực thuộc các thông tin: vị trí, tên, số máy điện thoại, tần số liên lạc
vô tuyến của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia
Tìm kiếm, cứu nạn, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn Bộ
Giao thông vận tải, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Cục
Hàng không Việt Nam và các đơn vị, trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng
không, trung tâm khẩn nguy sân bay, các cơ sở ANS, người khai thác tàu bay, các
cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn khác; tần số báo động, sơ đồ và bản đồ
phục vụ cho công tác tìm kiếm, cứu nạn.
8. Triển khai kịp thời kế
hoạch khẩn nguy sân bay, phương án tìm kiếm, cứu nạn HKDD, phương án khẩn nguy
sân bay tương ứng; cung cấp đầy đủ, chính xác, thường xuyên những thông tin có
liên quan cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn HKDD theo quy trình.
9. Thường xuyên đánh giá
hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong phạm vi trách nhiệm.
10. Lưu trữ hồ sơ, kết quả
hoạt động tìm kiếm, cứu nạn của mình.
1.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn HKDD chỉ định các đội tìm kiếm,
cứu nạn làm lực lượng chủ lực để huấn luyện cho các bộ phận khác có liên quan,
đảm bảo thực hiện tìm kiếm, cứu nạn một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp và an
toàn khi có tàu bay lâm nguy, lâm nạn trong khu vực trách nhiệm của mình.
2.
Đội tìm kiếm, cứu nạn HKDD có tối thiểu 01 lái xe, 01 cán bộ và 01 nhân viên
tìm kiếm cứu nạn, 01 nhân viên y tế trong đó cán bộ, nhân viên tìm kiếm cứu nạn
được đào tạo huấn luyện chuyên môn, thực hành kỹ năng tìm kiếm, cứu nạn.
3.
Đội tìm kiếm, cứu nạn HKDD được trang bị đầy đủ phương tiện, hệ thống trang
thiết bị phục vụ cho công tác tìm kiếm, cứu nạn.
4.
Đội tìm kiếm, cứu nạn có nhiệm vụ:
a)
Chuẩn bị sẵn sàng và nhanh chóng triển khai thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu
nạn được đơn vị quản lý giao;
b)
Giữ liên lạc liên tục với trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không liên
quan, chỉ huy hiện trường sau khi đã được chỉ định;
c) Trực tiếp tham gia tìm
kiếm, cứu nạn tàu bay bị lâm nguy, lâm nạn xảy ra trong vùng trách nhiệm;
d) Chủ trì hướng dẫn
nghiệp vụ tiếp cận, xử lý, di chuyển hành khách và tổ lái, hàng hóa ra khỏi tàu
bay bị tai nạn; ưu tiên cấp cứu người sống sót, dập và phòng chống cháy, nổ; bảo
vệ hiện trường, cung cấp đầy đủ thông tin để chuẩn bị cho công tác điều tra tai
nạn;
đ) Thực hiện các yêu cầu,
nhiệm vụ khác do chỉ huy hiện trường, trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng
không hoặc trung tâm khẩn nguy sân bay, ban chỉ huy tìm kiếm, cứu nạn liên quan
giao.
1. Nhân viên tìm kiếm, cứu
nạn HKDD bao gồm:
a) Nhân viên trạm báo động
tại cảng hàng không;
b) Nhân viên hiệp đồng tìm
kiếm, cứu nạn;
c) Nhân viên tìm kiếm, cứu
nạn hiện trường;
d) Huấn luyện viên tìm
kiếm, cứu nạn hàng không.
2. Nhân viên tìm kiếm, cứu
nạn HKDD quy định tại Điểm b khoản 1 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ phải có
giấy phép và năng định còn hiệu lực theo quy định.
3. Nhiệm vụ của nhân viên
tìm kiếm, cứu nạn HKDD được quy định tại kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn HKDD, kế
hoạch khẩn nguy sân bay.
1. Chỉ huy hiện
trường do cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn chỉ định
khi có hai hoặc nhiều phương tiện tham gia tìm kiếm,
cứu nạn; là chỉ huy phương tiện trong trường hợp có một phương tiện tham gia tìm
kiếm, cứu nạn.
2. Chỉ huy hiện trường có nhiệm
vụ:
a) Phối hợp hoạt động tìm kiếm,
cứu nạn tại hiện trường giữa phương tiện đến tìm kiếm, cứu nạn với người, tàu
bay bị nạn và với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn;
b) Duy trì thông tin liên lạc
giữa phương tiện đến tìm kiếm, cứu nạn với người, tàu bay bị nạn và phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng phương tiện, lực lượng tham gia hoạt động tìm kiếm,
cứu nạn; thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tại hiện trường với
cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn;
c) Thực hiện các chỉ dẫn, yêu cầu
về tìm kiếm, cứu nạn tại hiện trường của cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn;
d) Báo cáo, đề xuất với cơ quan
chủ trì tìm kiếm, cứu nạn việc bổ sung, thay đổi kế hoạch hoạt động tìm kiếm,
cứu nạn phù hợp với điều kiện thực tế hay việc dừng, chấm dứt hoạt động tìm
kiếm, cứu nạn. Việc thay đổi kế hoạch hoạt động tìm kiếm, cứu nạn phải được cơ
quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn chấp thuận;
đ) Điều chỉnh kế hoạch hành động
tìm kiếm, cứu nạn cho phù hợp với tình hình thực tế, sau đó phải báo cáo với cơ
quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn trong thời gian ngắn nhất trong trường hợp khẩn
cấp, không thể liên lạc được với cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn.
Cục Hàng không Việt Nam phối hợp
chặt chẽ với HKDD các nước có ranh giới chung vùng tìm kiếm, cứu nạn theo văn
bản thỏa thuận đã được ký kết về công tác phối hợp trợ giúp tìm kiếm, cứu nạn
tàu bay dân dụng bị tai nạn.
Cơ sở SAR phải phối hợp, hiệp
đồng chặt chẽ với:
1. Cơ sở cung cấp tìm kiếm cứu
nạn khác, cơ sở ATS, cơ sở ANS khác, người khai thác tàu bay, các tổ chức, đơn
vị HKDD khác.
2. Cơ quan, đơn vị tìm kiếm, cứu
nạn hàng hải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan; Ủy ban
nhân dân các cấp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức và
cá nhân khác có liên quan.
3. Cơ quan điều tra tai nạn tàu
bay.
Cục Hàng không Việt Nam chủ trì
xây dựng kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn HKDD.
1. Diễn tập tìm kiếm, cứu
nạn HKDD bao gồm các loại hình sau:
a) Diễn tập vận hành cơ chế tìm
kiếm, cứu nạn HKDD (vận hành cơ chế tham mưu, chỉ huy và hiệp đồng);
b) Diễn tập tìm kiếm, cứu nạn
HKDD (vận hành cơ chế tham mưu, chỉ huy, hiệp đồng và diễn tập thực binh).
2.[60] Diễn tập vận hành cơ chế tìm kiếm,
cứu nạn HKDD
a) Hàng năm, doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn HKDD lập kế hoạch, tổ chức thực hiện nhằm kiểm tra,
vận hành cơ chế tham mưu, chỉ huy, phối hợp hiệp đồng tìm kiếm, cứu nạn cho
tình huống giả định tàu bay lâm nguy, lâm nạn trong khu vực trách nhiệm chủ trì
tìm kiếm, cứu nạn với các cơ quan, đơn vị khác có liên quan.
b) Kinh phí đảm bảo loại hình diễn
tập này do đơn vị tự đảm bảo theo nguồn kinh phí huấn luyện hàng năm.
3.[61] Diễn tập tìm kiếm, cứu nạn HKDD
a) Định kỳ hai năm một lần, Cục
Hàng không Việt Nam phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ tìm kiếm, cứu nạn HKDD lập kế hoạch, tổ chức thực hiện nhằm kiểm tra, vận
hành cơ chế tham mưu, chỉ huy, phối hợp hiệp đồng và huy động lực lượng,
phương tiện tìm kiếm, cứu nạn cho tình huống giả định tàu bay lâm nạn trong khu
vực trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn HKDD của Việt Nam.
b) Kinh phí đảm bảo loại hình
diễn tập gồm nguồn ngân sách và phần kinh phí do các doanh nghiệp hàng không
đảm bảo cho phương tiện, thiết bị và lực lượng của mình tham gia diễn tập trừ
phần kinh phí về nhiên liệu và bồi dưỡng cho lực lượng tham gia phối hợp tập
luyện, tổng duyệt và tổng diễn tập.
4. Ngoài hai hình thức diễn tập
trên, các trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn HKDD, trung tâm khẩn nguy sân
bay tại các cảng hàng không, trung tâm ứng phó khẩn nguy của người khai thác
tàu bay, các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức huấn luyện kiểm tra
thông tin liên lạc định kỳ hàng tháng với các cơ quan, đơn vị liên quan; kiểm
tra khả năng sẵn sàng của phương tiện, thiết bị định kỳ hàng quý và khả năng vận
hành thực địa định kỳ 06 tháng theo kế hoạch được đơn vị phê duyệt.
1. Cục Hàng không Việt Nam tổ
chức đảm bảo cung cấp thông tin bao gồm:
a) Thông tin về tìm kiếm,
cứu nạn được công bố trong AIP Việt Nam về cơ quan chịu trách nhiệm cung
cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn; khu vực trách nhiệm tìm kiếm,
cứu nạn; kiểu loại dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn và
phương tiện được cung cấp kể cả thông tin về tầm phủ của tàu bay tìm kiếm,
cứu nạn; các văn bản thỏa thuận phối hợp về tìm kiếm,
cứu nạn; điều kiện về phương tiện và dịch vụ tìm kiếm,
cứu nạn sẵn có; quy trình và tín hiệu sử dụng trong tìm kiếm,
cứu nạn HKDD;
b) Thiết lập hệ thống, chia sẻ
thông tin tìm kiếm, cứu nạn với HKDD các quốc gia khác và các tổ chức
liên quan đến hoạt động tìm kiếm, cứu nạn HKDD theo quy định của pháp luật.
2. Cục Hàng không Việt Nam tổ
chức thiết lập và duy trì danh mục các phương tiện, thiết bị và các đội tìm kiếm,
cứu nạn bao gồm cả phương tiện, thiết bị chung hoặc chia sẻ sử dụng (nếu
có) và báo cáo cho Văn phòng ICAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo yêu
cầu.
3. Cục Hàng không Việt Nam, doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn hàng không tổ chức thiết lập thư viện
tìm kiếm, cứu nạn bao gồm các tài liệu bằng bản giấy, điện
tử.
Điều 157.
Nâng cao chất lượng dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
tìm kiếm, cứu nạn HKDD thiết lập và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ
tìm kiếm cứu nạn HKDD.
2. Cục Hàng không Việt Nam:
a) Hướng dẫn việc thiết lập hệ
thống quản lý chất lượng dịch vụ tìm kiếm cứu nạn HKDD và kiểm tra, giám sát
việc thực hiện;
b) Tổ chức đánh giá định kỳ 02
năm về công tác chuẩn bị, phối hợp đảm bảo tìm kiếm, cứu nạn HKDD, chia sẻ
thông tin và dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị tìm kiếm, cứu nạn HKDD với cơ
quan, đơn vị tìm kiếm hàng hải và quân sự; bình giảng, rút kinh nghiệm các đợt
tìm kiếm, cứu nạn và cuộc diễn tập tìm kiếm, cứu nạn đã tiến hành để có biện
pháp khắc phục, ngăn ngừa và nâng cao chất lượng dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn
HKDD.
1. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức
kiểm tra, giám sát công tác an toàn đảm bảo tìm kiếm, cứu nạn theo Chương XV
của Thông tư này.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
tìm kiếm, cứu nạn HKDD lập kế hoạch hàng năm và tổ chức kiểm tra nội bộ công tác đảm bảo
tìm kiếm, cứu nạn của các cơ sở SAR, nội dung
kiểm tra bao gồm:
a) Cơ sở vật chất, hệ thống
phương tiện, hệ thống, trang bị, thiết bị, phần mềm sử dụng cho tìm kiếm,
cứu nạn;
b) Đảm bảo nhân lực và chế độ trực;
c) Công tác đào tạo, huấn luyện gồm
kế hoạch huấn luyện hàng năm; chương trình và tài liệu huấn luyện; kết quả huấn
luyện, báo cáo huấn luyện; hồ sơ huấn luyện nhân viên;
d) Hệ thống văn bản, tài liệu
nghiệp vụ tìm kiếm, cứu nạn; văn bản phối hợp, hiệp đồng về tìm kiếm,
cứu nạn.
1. Các tổ chức, cá nhân nếu phát
hiện được hoặc có thông tin về tàu bay trong tình trạng khẩn nguy phải thông
báo ngay cho trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không, trung tâm khẩn
nguy sân bay hay cơ sở SAR, cơ sở ATS hay cơ quan có liên quan biết.
2. Trung tâm phối hợp tìm kiếm,
cứu nạn hàng không, trung tâm khẩn nguy sân bay khi nhận được thông tin phải
đánh giá ngay nội dung và dự tính khả năng diễn biến hoạt động tiếp theo; kịp
thời thông báo ngay cho các cơ quan, đơn vị có liên quan.
1. Cơ sở SAR khi nhận được thông
tin tàu bay đang trong giai đoạn hồ nghi, giai đoạn báo động, giai đoạn khẩn
nguy hoặc tai nạn phải nhanh chóng đánh giá, phân tích, xử lý thông tin và có
hành động xử lý phù hợp.
2. Trong trường hợp thông tin
nhận được không phải từ cơ sở ATS, cơ sở SAR phải đánh giá, xác định giai đoạn
tương ứng và phải thực hiện phương thức áp dụng cho từng giai đoạn nêu tại Khoản
1 Điều này theo hướng dẫn tại kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn HKDD, kế hoạch khẩn nguy
sân bay.
1. Đối với tàu bay mà không xác
định được vị trí, việc hiệp đồng tìm kiếm và cứu nạn được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp tàu bay được
công bố trong giai đoạn khẩn nguy mà không xác định rõ vị trí và đánh giá có
thể ở trong một hoặc nhiều vùng tìm kiếm và cứu nạn, trung tâm phối hợp tìm
kiếm, cứu nạn hàng không bắt đầu tiến hành các hành động theo quy định tại Điều 162 của Thông tư này và trao đổi với các trung tâm phối
hợp tìm kiếm, cứu nạn kế cận để thống nhất chỉ định một trung tâm phối hợp tìm
kiếm, cứu nạn thực hiện trách nhiệm ngay lập tức;
b) Sau khi tuyên bố giai đoạn
khẩn nguy, trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không đang hiệp đồng hoạt
động tìm kiếm phải thông báo cho tất cả các trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu
nạn tham gia hoạt động này về các tình huống khẩn cấp và các diễn biến tiếp
theo. Khi nhận được hay có bất kỳ thông tin nào, các trung tâm này thông báo
ngay cho trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không đang điều phối hoạt
động tìm kiếm.
2. Chuyển thông tin đến tàu bay
mà đã được tuyên bố trong giai đoạn khẩn nguy: Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu
nạn hàng không chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn
chuyển ngay thông tin về các hoạt động tìm kiếm đã được bắt đầu tới cơ sở ATS
trong FIR có tàu bay khẩn nguy đang hoạt động để thông tin này có thể chuyển
đến được tàu bay.
3. Khi nhiều nước tham gia hoạt
động trong vùng tìm kiếm, cứu nạn, việc tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn
phải phù hợp với kế hoạch do trung tâm đang điều phối hoạt động tìm kiếm cứu
nạn hàng không yêu cầu.
1. Sau khi nhận được thông tin
tàu bay lâm nạn, Bộ Giao thông vận tải báo cáo ngay Ủy ban Quốc gia ứng phó sự
cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa
phương liên quan đề xuất kế hoạch, phương án tìm kiếm, cứu nạn tàu bay dân dụng
lâm nạn. Cục Hàng không Việt Nam, sau khi báo cáo Bộ Giao thông vận tải, tổ
chức thực hiện các công việc sau:
a) Chỉ thị cho các cơ quan, đơn
vị thuộc quyền và thông báo cho doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ tìm kiếm, cứu nạn HKDD, các đơn vị có liên quan về các chỉ thị và diễn biến
liên quan;
b) Tổ chức phối hợp thực hiện kế
hoạch, phương án cứu nạn đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
c) Duy trì việc thông báo cho các
cơ quan, đơn vị có liên quan về diễn biến tiếp theo.
2. Phương thức
tiến hành tại hiện trường thực hiện theo kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn HKDD, kế
hoạch khẩn nguy sân bay.
Cục Hàng không Việt Nam chủ trì
thực hiện công tác phối hợp đảm bảo an toàn bay cho hoạt động bay tìm kiếm, cứu
nạn phù hợp với văn bản hiệp đồng điều hành bay với Nhà chức trách hàng không
các nước có liên quan.
1. Trong giai đoạn hồ nghi hoặc
giai đoạn báo động, khi có cơ sở xác định không còn tình trạng khẩn cấp nữa,
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn HKDD liên quan phải thông báo
kết thúc tình trạng khẩn cấp tới các cơ quan, đơn vị, cơ sở SAR, lực lượng tham
gia tìm kiếm, cứu nạn.
2. Trong giai đoạn khẩn nguy, khi
tìm thấy tàu bay lâm nạn, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn HKDD
phải thông báo cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn của
Cục Hàng không Việt Nam để quyết định kết thúc hoạt động tìm kiếm và thông báo
đến các đơn vị, lực lượng tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
3. Sau khi hoàn tất việc cứu nạn,
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn HKDD báo cáo Ban Chỉ huy Phòng
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Cục Hàng không Việt Nam để xem xét báo
cáo Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai
và Tìm kiếm cứu nạn xem xét quyết định kết thúc hoạt động cứu nạn và thông báo
đến các đơn vị, lực lượng tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
4. Các hoạt động tìm kiếm, cứu
nạn phải được tiếp tục cho đến khi người sống sót được chuyển đến vị trí an
toàn và hoàn tất việc xử lý đối với nạn nhân, hàng hóa, hành lý liên quan phù
hợp với thực tế hoặc đến khi xác định rõ không còn hy vọng cứu người sống sót.
Trong giai đoạn khẩn nguy, việc triển khai công tác tìm kiếm tàu bay lâm nạn đã
thực hiện quá 06 tháng tính từ ngày công bố giai đoạn khẩn nguy mà không có kết
quả, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn HKDD báo cáo Cục Hàng
không Việt Nam để đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét và tuyên bố
kết thúc việc tìm kiếm.
5. Nếu hoạt động tìm kiếm, cứu
nạn không thể tiếp tục trên thực tế và không có kết quả hoặc có thông tin hay
đánh giá rằng người bị nạn vẫn còn có thể sống sót, doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ tìm kiếm, cứu nạn HKDD báo cáo Cục Hàng không Việt Nam xem xét, đề nghị Bộ
Giao thông vận tải và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm
kiếm cứu nạn quyết định tạm dừng hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hoặc tiếp tục trở
lại các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.
Điều 165.
Chi tiết về tìm kiếm, cứu nạn HKDD[62]
Chi tiết về tìm kiếm, cứu nạn
thực hiện theo Phụ ước 12 của ICAO về tìm kiếm và cứu nạn.
Các nguyên tắc của ATFM bao gồm:
1. Tối ưu hóa năng lực sẵn có
vùng trời, sân bay mà không ảnh hưởng an toàn.
2. Tối đa lợi ích khai thác và
hiệu suất toàn cầu trong khi vẫn duy trì mức độ an toàn đã được thỏa thuận.
3. Thúc đẩy sự phối hợp kịp thời
và hiệu quả với các bên bị ảnh hưởng.
4. Tăng cường hợp tác quốc tế
hướng tới một môi trường quản lý, điều hành bay thông suốt, tối ưu.
5. Sử dụng vùng trời công bằng và
minh bạch trên cơ sở đảm bảo an ninh và quốc phòng.
6. Hỗ trợ việc giới thiệu các
công nghệ, phương thức mới nhằm nâng cao tính hiệu quả và năng lực của hệ thống
quản lý, bảo đảm hoạt động bay.
7. Tăng cường hệ thống dự báo,
giúp tối đa hóa hiệu quả và lợi ích kinh tế hàng không.
1. Việc tổ chức thực hiện ATFM
bao gồm nghiên cứu, đánh giá sự cần thiết của ATFM; xác định mô hình, công nghệ
khai thác kỹ thuật và lập kế hoạch thực hiện ATFM, chia sẻ thông tin để phối
hợp xử lý tắc nghẽn trên không, tại sân bay; đầu tư, thiết lập hệ thống ATFM và
nguồn nhân lực, xây dựng quy trình khai thác, ký kết văn bản phối hợp, hiệp
đồng thực hiện ATFM, đào tạo huấn luyện; kiểm tra, đánh giá vận hành hệ thống;
làm thủ tục cấp giấy phép khai thác cho nội dung ATFM liên quan; tổ chức khai
thác ATFM; đánh giá tình hình khai thác để có biện pháp mở rộng nội dung ATFM;
nâng cấp, kết nối với hệ thống ATFM của HKDD các nước có liên quan.
2. Cục Hàng không Việt Nam chủ
trì, phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, hãng hàng không,
cảng hàng không và tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện các nội
dung nêu tại Khoản 1 Điều này; phối hợp chặt chẽ để xử lý kịp thời những phát
sinh nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình áp dụng các biện pháp ATFM.
1. CDM được xác định là quá trình
được áp dụng nhằm trợ giúp hoạt động khai thác bay hiệu quả tại sân bay, trên
đường bay ATS đảm bảo cân bằng giữa nhu cầu và năng lực trong thời gian từ hoạch
định chiến lược đến áp dụng theo từng thời điểm cụ thể trên cơ sở có sự thỏa
thuận và phối hợp thống nhất của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
2. Tiến trình CDM bao gồm các
bước cơ bản dưới đây:
a) Xác định nhu cầu CDM;
b) Phân tích quá trình CDM;
c) Kiểm tra và xác định CDM;
d) Kế hoạch thực hiện CDM;
đ) Phê chuẩn và thực hiện CDM;
e) Vận hành, duy trì và cải tiến
liên tục CDM.
1. Cục Hàng không Việt Nam.
2. Doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu.
3. Doanh nghiệp cảng hàng không
tại Việt Nam.
4. Các tổ chức cung cấp dịch vụ
bảo đảm hoạt động bay khác.
5. Các hãng hàng không và người
sử dụng vùng trời khác.
6. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
kỹ thuật mặt đất tại sân bay.
7. Cơ quan cấp phép bay Quân sự,
Trung tâm Quản lý điều hành bay quốc gia, khu vực.
8. Các cơ quan, đơn vị khác có
liên quan đến khai thác, điều hành bay.
9. Các trung tâm ATFM của HKDD
các nước kế cận có liên quan.
1. Trung tâm ATFM:
a) Cung cấp cho các thành viên
CDM thông số kỹ thuật, thông tin liên lạc, giao thức, yêu cầu thiết bị, yêu cầu
giao diện, tiêu chuẩn, định dạng điện văn không lưu, các thông tin kỹ thuật
khác có liên quan và hỗ trợ khi cần thiết để truyền tải, tiếp nhận, giải thích
và phân tích dữ liệu CDM;
b) Cung cấp đầu mối liên hệ hỗ
trợ kỹ thuật 24/24 giờ;
c) Mã hóa dữ liệu CDM đã xử lý
theo đúng tiêu chuẩn hiện hành của nhà cung cấp;
d) Cung cấp cho các thành viên
CDM hoặc nhà cung cấp dịch vụ của thành viên quyền truy cập trực tiếp dữ liệu CDM
được mã hóa;
đ) Phát hành dữ liệu CDM mã hóa
và cung cấp quyền truy cập sản phẩm CDM cho các thành viên đủ khả năng cung cấp
dữ liệu CDM thô phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng dữ liệu theo quy định;
e) Cung cấp dữ liệu CDM đã xử lý
phù hợp với tính chính xác, độ tin cậy, khả năng phục hồi, tính sẵn có của hệ
thống quản lý khai thác bay hoặc khả năng xử lý và thông tin liên lạc khác;
g) Xác định, thông báo cho cấp có
thẩm quyền của những thành viên CDM không tuân thủ hoặc vi phạm thỏa thuận
thành viên CDM và có thể gây cản trở hoặc tạo ra sự gián đoạn luồng dữ liệu
CDM;
h) Đánh giá, xác định thành viên
CDM không phù hợp với mức độ hoạt động mong muốn theo quy định về chất lượng dữ
liệu;
i) Dừng quyền truy cập của thành
viên CDM vào dữ liệu, thông tin, hệ thống ATFM trong trường hợp không tuân thủ
các yêu cầu của thỏa thuận CDM và không khắc phục trong vòng 05 ngày làm việc
kể từ khi nhận được thông báo lần đầu về việc không tuân thủ;
k)[63] Xây dựng dự thảo thỏa thuận CDM trên
đường bay; đề nghị sửa đổi, bổ sung thỏa thuận CDM phù hợp nhu cầu, yêu cầu
thực tế.
2. Thành viên khác:
a) Nắm bắt, duy trì phần cứng,
phần mềm, thông tin liên lạc, phương tiện, đào tạo các nguồn lực cần thiết để
truyền tải, tiếp nhận và xử lý dữ liệu CDM;
b) Cung cấp, duy trì phần cứng,
phần mềm, thông tin liên lạc, phương tiện và các nguồn lực khác cần thiết để
truyền tải, tiếp nhận và giải thích dữ liệu CDM trong trường hợp có nâng cấp,
cập nhật, sửa đổi CDM;
c) Cung cấp dữ liệu CDM phù hợp
với các yếu tố dữ liệu, tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, phù hợp với độ
chính xác, tin cậy, khả năng khôi phục, sự sẵn có của hệ thống vận hành, những
khả năng thông tin liên lạc và xử lý khác của các thành viên CDM;
d) Đưa ra quyết định và chia sẻ
kết quả của quyết định đó; triển khai thực hiện quyết định đã đưa ra phù hợp
với thẩm quyền, trách nhiệm của mình; cung cấp phương thức phù hợp với quyết
định đã đưa ra;
đ) Tuân thủ chặt chẽ quy định
trong thỏa thuận CDM giữa các thành viên.
Chi tiết về CDM thực hiện theo hướng
dẫn của Cục Hàng không Việt Nam.
Các giai đoạn thực hiện ATFM gồm
giai đoạn chiến lược, tiền chiến thuật, chiến thuật và phân tích sau thực hiện.
1. Trung tâm ATFM:
a) Chủ trì, triển khai thực hiện
ATFM và giám sát việc thực hiện các giải pháp ATFM trong vùng trời trách nhiệm;
b) Lập và phân phối kế hoạch ATFM
chiến lược, kế hoạch ATFM hàng ngày (ADP) dựa trên tiến trình CDM với các cơ
quan, đơn vị liên quan;
c) Thu thập, phân tích thông tin
ATFM có liên quan bao gồm: điều kiện thời tiết, hạn chế năng lực, thiếu cơ sở
hạ tầng, đóng cửa đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, hệ thống tự động quản
lý không lưu ngừng hoạt động và những thay đổi về phương thức, quy trình ảnh
hưởng đến các cơ sở điều hành bay;
d) Phân tích và phân phối thông
tin ATFM đến các thành phần ATFM có liên quan;
đ) Xây dựng phương thức để trao
đổi phổ biến thông tin trên trang thông tin điện tử ATFM;
e) Đánh giá tác động của việc mất
cân bằng giữa nhu cầu hoạt động bay và năng lực thông qua của sân bay, vùng
trời;
g) Soạn thảo, tổ chức ký kết văn
bản phối hợp thực hiện với các thành phần thực hiện ATFM và văn bản phối hợp về
ATFM;
h) Kết nối các thành viên CDM,
ATFM.
2. Người khai thác tàu bay:
a) Tham gia vào tiến trình CDM,
ATFM theo các hình thức thích hợp như trực tiếp, trực tuyến;
b) Cung cấp, cập nhật dữ liệu
chuyến bay theo đúng quy định về không lưu hoặc tiến trình CDM, ATFM;
c) Giám sát việc tuân thủ tiến
trình chuyến bay; theo dõi, thông báo việc thay thế, chậm chuyến, hủy chuyến
bay của người khai thác tàu bay.
3. Tổ lái:
a) Tuân thủ đúng phương thức khai
thác ATFM ấn định cho chuyến bay;
b) Báo cáo kịp thời trong tình
huống không thể tuân thủ theo phương thức ATFM đã ấn định cho chuyến bay.
4. Cơ sở điều hành bay:
a) Tại sân bay khởi hành: giám
sát việc tuân thủ theo thời gian tính toán khởi hành (CTOT);
b) Trên đường bay: nắm và thực
hiện đầy đủ các biện pháp ATFM;
c) Giai đoạn đến của tàu bay: hỗ
trợ tuân thủ thời gian tính toán qua điểm liên quan.
5. Doanh nghiệp cảng hàng không:
a) Thực hiện theo các biện pháp
ATFM áp dụng cho chuyến bay khởi hành và hỗ trợ việc khởi hành theo đúng thời
gian phù hợp với năng lực thông qua của sân bay;
b) Công bố khả năng chậm trễ tối
đa hàng ngày tại cửa ra tàu bay;
c) Tham gia thực hiện ATFM liên
quan đến CDM và đảm bảo qua ranh giới chuyển giao kiểm soát.
6. Cục Hàng không Việt Nam:
a) Ban hành quy định hướng dẫn
thực hiện ATFM phù hợp yêu cầu của ICAO và điều kiện khai thác thực tế tại Việt
Nam;
b) Tổ chức quy hoạch, phân định
trách nhiệm, thiết lập và phối hợp khai thác hệ thống ATFM HKDD Việt Nam;
c) Tổ chức công bố phương thức và
thông tin liên quan đến ATFM trong AIP Việt Nam;
d) Chủ trì tổ chức phối hợp, hiệp
đồng trong việc thực hiện ATFM liên quan đến CDM, đảm bảo qua ranh giới chuyển
giao kiểm soát theo kế hoạch, thỏa thuận của khu vực châu Á - Thái Bình Dương;
kết nối và phối hợp khai thác với hệ thống ATFM của các nước liên quan;
đ) Chủ trì xử lý các vấn đề phát
sinh trong quá trình khai thác ATFM giữa các thành viên thực hiện ATFM; kiểm
tra, giám sát và tổ chức hoàn thiện việc thực hiện ATFM theo quy hoạch, kế
hoạch đã được phê duyệt.
1. Nhân viên ATFM bao gồm như sau:
a) Nhân viên ATFM tại Trung tâm
ATFM (FMU);
b) Nhân viên ATFM tại cơ sở ATC
(FMP);
c) Kíp trưởng ATFM.
2. Nhân viên ATFM khi làm nhiệm
vụ phải có giấy phép, năng định còn hiệu lực. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
không lưu phải bố trí đủ nhân viên ATFM có giấy phép kèm năng định còn hiệu lực
và phù hợp với vị trí công tác.
1. Các nguyên tắc ATFM áp dụng
chung đối với chuyến bay dân sự và quân sự phù hợp với quy định về không lưu,
ATFM và Quy tắc bay của Bộ Quốc phòng.
2. Cục Hàng không Việt Nam phối
hợp với các cơ quan, đơn vị HKDD và quân sự liên quan ban hành hướng dẫn sử dụng
linh hoạt vùng trời, xác định năng lực thông qua của sân bay và vùng trời, cơ
chế và phương thức phối hợp thực hiện ATFM đảm bảo tối ưu hóa việc sử dụng vùng
trời, đường hàng không; xây dựng các giải pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng đến
công tác ATFM.
3. Trung tâm ATFM và các cơ quan,
đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành bay tổ chức, ký kết và
thực hiện theo văn bản hiệp đồng đảm bảo hoạt động ATFM.
4. Các cơ quan, đơn vị liên quan
đến ATFM phối hợp sơ kết, tổng kết đánh giá công tác ATFM; đề xuất và thực hiện
các biện pháp, công việc để phối hợp thực hiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả và
chất lượng công tác ATFM.
1. Cục Hàng không Việt Nam chủ
trì tổ chức phối hợp triển khai thực hiện ATFM trong khu vực châu Á - Thái Bình
Dương đảm bảo luồng không lưu an toàn, thông suốt.
2. Trung tâm ATFM là đầu mối
thường trực trong phối hợp, trao đổi thông tin ATFM quốc tế, thực hiện kết nối
với hệ thống ATFM của các nước trong khu vực.
3. Công tác phối hợp triển khai
ATFM quốc tế tuân thủ theo quy định của luật pháp, thỏa thuận khu vực, thỏa
thuận với các nước liên quan về ATFM.
Trung tâm ATFM phối hợp với các
cơ quan cấp phép bay, các hãng hàng không, cảng hàng không và cơ quan, đơn vị
liên quan xác định nhu cầu hoạt động bay của người khai thác tàu bay, người sử
dụng vùng trời khác cho thời gian hiện tại, tương lai của từng sân bay, vùng
trời, đường bay ATS để làm cơ sở xác định và đảm bảo năng lực đáp ứng toàn bộ
hệ thống quản lý, điều hành bay của HKDD Việt Nam.
1. Năng lực của một hệ thống quản
lý, điều hành bay phụ thuộc vào các yếu tố: mật độ, sự phức tạp của hoạt động
bay, cấu trúc hệ thống đường ATS, trang thiết bị của tàu bay, yếu tố thời tiết,
hệ thống thiết bị, cường độ làm việc của kiểm soát viên không lưu đảm bảo an
toàn, điều hòa hoạt động bay ở mức độ bình thường và cao điểm.
2. Số lượng tàu bay được cung cấp
dịch vụ điều hành bay không được vượt quá mức độ mà an toàn có thể được đảm bảo
bởi cơ sở điều hành bay có liên quan trong trường hợp thông thường. Để xác định
số lượng chuyến bay tối đa có thể được quản lý một cách an toàn, cơ sở điều
hành bay cần được đánh giá, công bố năng lực thông qua của khu vực kiểm soát
đường dài, tiếp cận và tại sân bay.
3. Năng lực điều hành bay được
thể hiện là số lượng tối đa tàu bay có thể được cung cấp dịch vụ trong một khoảng
thời gian với nguồn lực quản lý, điều hành bay HKDD (phân khu, điểm báo cáo,
sân bay...). Năng lực điều hành bay của một phân khu được xác định là số lượng
tối đa tàu bay tiến nhập vào phân khu hoặc số lượng tối đa tàu bay trong phân
khu trong một khoảng thời gian nhất định. Năng lực điều hành bay có thể thay
đổi tùy theo mật độ, độ phức tạp của hoạt động bay, các yếu tố khác để tính
toán khi xác định năng lực vùng trời và sân bay.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
không lưu đánh giá, xác định năng lực thông qua của đường cất hạ cánh, vùng
trời điều hành bay và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam công bố.
Điều 179.
Xác định tắc nghẽn tại sân bay, vùng trời và trên đường bay ATS
1. Trung tâm ATFM căn cứ vào lịch
bay mùa, kế hoạch hoạt động bay ngày, kế hoạch bay không lưu xác định khung giờ
cao điểm hoặc khung giờ có thể tắc nghẽn tại sân bay, vùng trời và trên đường
bay ATS; phối hợp điều chỉnh kế hoạch bay đảm bảo phù hợp với năng lực thông
qua đã công bố và điều kiện khai thác thực tế của các khu vực này.
2. Cục Hàng không Việt Nam xem
xét, đánh giá các biện pháp ATFM đã áp dụng để điều chỉnh các phép bay đã cấp
phù hợp với năng lực thông qua của sân bay, vùng trời và đường bay ATS; trong
trường hợp cần thiết, điều chỉnh, công bố trong AIP về các luồng bay theo tuyến
đường bay ATS nhằm tránh tắc nghẽn tại các khu vực này.
1. Dữ liệu trao đổi trong ATFM
phải đầy đủ, chính xác, có khả năng trao đổi linh hoạt, nhanh chóng nhằm đáp
ứng nhu cầu của ATC và đảm bảo tính hiệu quả của ATFM.
2. Dữ liệu trao đổi trong ATFM
bao gồm:
a) Dữ liệu khai thác từ tổ chức
cung cấp dịch vụ điều hành bay;
b) Thông tin cần thiết để lập kế
hoạch ATFM và các hoạt động bay hàng ngày bao gồm: hệ thống định tuyến, đường
bay ATS, sân bay, SID, STAR, phân khu điều hành bay;
c) Thông tin do cảng hàng không
cung cấp về các chuyến bay dự kiến hoạt động;
d) Thông tin hiện trạng về nhu
cầu sử dụng vùng trời, sân bay, thực trạng năng lực thông qua của vùng trời,
sân bay và trên đường bay ATS.
3. Dữ liệu được trao đổi giữa các
bên liên quan được thực hiện để tạo điều kiện lập các kế hoạch chiến lược, tiền
chiến thuật, chiến thuật ATFM; phân tích diễn biến khai thác, hỗ trợ và cải
tiến các chức năng, các giải pháp lập kế hoạch tiếp theo.
Trung tâm ATFM là đầu mối trong
việc phối hợp cung cấp, trao đổi thông tin ATFM với các cơ quan, đơn vị liên
quan sau: trung tâm Quản lý điều hành bay quốc gia (Quân chủng Phòng không -
Không quân); cơ quan cấp phép bay Cục Lãnh sự của Bộ ngoại giao; cơ quan cấp
phép bay Cục Tác chiến của Bộ Quốc phòng; cơ quan cấp phép bay Cục Hàng không
Việt Nam; bộ phận kế hoạch bay của cảng hàng không tại Việt Nam; Trung tâm điều
hành khai thác của người khai thác tàu bay; các cơ sở ANS liên quan; các trung
tâm ATFM HKDD của các nước liên quan.
1. Trao đổi thông tin nhằm đảm
bảo nâng cao khả năng nhận biết tình trạng của các bên liên quan, tăng cường
hoạt động và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý, điều hành bay HKDD.
2. Thông tin liên lạc và trao đổi
thông tin khai thác giữa các bên liên quan dựa trên cơ sở các mô hình thực tế
của ATFM.
3. Việc trao đổi này được thực
hiện bằng các phương tiện AFTN/AMHS, điện thoại, thư điện tử, màn hình hiển thị
trang thông tin điện tử, các phương tiện liên lạc khác.
1. Một cơ sở ATFM phải có các
kênh liên lạc khác nhau và được công bố chi tiết trong AIP.
2. Khi phát triển các chức năng
của cơ sở ATFM, phải thực hiện đánh giá cụ thể cơ cấu thông tin liên lạc ATFM
để đáp ứng yêu cầu ATFM.
3. Điện văn thông tin ATFM được
trao đổi theo thỏa thuận của các cơ sở điều hành bay, cảng hàng không, các
thành phần tham gia ATFM theo danh mục địa chỉ phân phối đã được ấn định và
được tạo ra trên trang thông tin điện tử của cơ sở ATFM liên quan.
1. Để đảm bảo thống nhất, cơ sở
ATFM đảm bảo có một bộ phận riêng biệt để giám sát việc phân phối các giải pháp
và thông tin ATFM, có trách nhiệm theo dõi, lựa chọn và phân phối thông tin.
2. Việc giám sát liên lạc được
quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở ATFM.
1. Cơ sở ATFM, người sử dụng vùng
trời thực hiện việc truyền thông tin ATFM để trao đổi và phân phối thông tin
nhằm mục đích ATFM. Các công cụ trao đổi thông tin phải phù hợp với nhau nhằm
đáp ứng yêu cầu, khả năng của các bên liên quan.
2. Khi lựa chọn các giải pháp
truyền thông tin, phải thực hiện đánh giá để đảm bảo giá trị, nội dung thông
tin, giảm thời gian xử lý, khối lượng thông tin yêu cầu.
3. Các giải pháp truyền thông tin
được sử dụng bao gồm:
a) Đàm thoại hàng ngày (hoặc
trang thông tin điện tử) để xác định thời gian mà cơ sở ATFM sẽ sử dụng nhằm
trao đổi thông tin ATFM đáp ứng các nhu cầu khai thác;
b) Đàm thoại chiến thuật để thiết
lập một phương thức triệu tập, một nhóm thảo luận ATFM không có kế hoạch trước,
tổ chức tại một thời điểm thực tế ở mức độ đột xuất nhằm cho phép các điều
chỉnh khai thác cần thiết;
c) Trang thông tin điện tử tự
động hoặc hệ thống thông tin khai thác ATFM để cung cấp khả năng chia sẻ thông
tin về hệ thống quản lý, điều hành bay HKDD để phát triển khả năng nhận biết
tình trạng, giảm việc quá tải khối lượng công việc.
Cơ sở ATFM thiết lập trang thông
tin điện tử với thông tin ATFM liên quan sau:
1. Thông tin về tình trạng hoạt
động sân bay bao gồm: cấu trúc đường cất hạ cánh đã được lập kế hoạch và hiện
tại; tần suất cất cánh, hạ cánh; thông tin liên quan đến chậm chuyến, khoảng
thời gian chậm chuyến và mức độ kéo dài; thông tin thời tiết; việc kiểm tra, điều
chỉnh lịch trình chuyến bay; các giải pháp ATFM; các phương thức áp dụng trong điều
kiện khi tầm nhìn thấp; các hoạt động đóng cửa đường cất hạ cánh hoặc sân bay.
2. Thông tin về tình trạng khai
thác vùng trời bao gồm: khả năng khai thác thực tế và hoạt động đã lên kế hoạch
tại phân khu; nhu cầu dự kiến của phân khu; điều kiện khí tượng có khả năng ảnh
hưởng đến nhu cầu hoặc năng lực thông qua của phân khu liên quan; tình trạng sử
dụng vùng trời cụ thể; các giải pháp ATFM.
3. Kế hoạch đàm thoại nhóm giữa
các bên tham gia ATFM liên quan bao gồm lịch trình; các hướng dẫn đăng nhập sử
dụng.
4. Các kế hoạch ATFM chiến lược,
chiến thuật và tiền chiến thuật.
5. Các liên kết thông tin liên
quan đến ATFM bao gồm các trang thông tin điện tử về thời tiết; các thông tin
liên lạc đến trung tâm kiểm soát đường dài, cơ sở kiểm soát tiếp cận; các văn
bản phối hợp, hiệp đồng; thông tin đường bay ATS; trạng thái khai thác của
GNSS; NOTAM liên quan đến ATFM; kế hoạch ứng phó.
Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn
chi tiết về ATFM bao gồm các nội dung về phương thức xác định năng lực thông
qua của sân bay và vùng trời, các giai đoạn và biện pháp thực hiện ATFM, dữ
liệu và trao đổi dữ liệu, thông tin liên lạc, phương thức khai thác, thuật ngữ
sử dụng trong ATFM.
1. Nhiệm vụ của cơ sở thiết kế
phương thức bay được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở này.
2. Cơ sở thiết kế phương thức bay
phải được cấp giấy phép khai thác trước khi đưa vào hoạt động chính thức.
1. Nhân viên thiết kế phương thức
bay bao gồm:
a) Nhân viên thiết kế phương thức
bay;
b) Huấn luyện viên thiết kế
phương thức bay.
2. Nhân viên thiết kế phương thức
bay theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này khi thực hiện nhiệm vụ phải có
giấy phép nhân viên còn hiệu lực.
3. Nhiệm vụ của nhân viên thiết
kế phương thức bay được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở
thiết kế phương thức bay.
1. Các
phương thức bay phải được thiết kế dựa trên các quy định, hướng dẫn của Cục
Hàng không Việt Nam và ICAO.
2. Phương
thức bay bao gồm phương thức bay theo VFR và phương thức bay bằng thiết bị.
Phương thức bay bằng thiết bị bao gồm phương thức bay truyền thống và phương
thức bay PBN.
3.[64] Phương thức bay truyền
thống phải được định kỳ rà soát, đánh giá lại theo chu kỳ 05 năm một
lần tính từ thời điểm phương thức bay ban hành có hiệu lực. Việc rà
soát, đánh giá đột xuất phương thức bay do Cục Hàng không Việt Nam quyết định
phù hợp với yêu cầu khai thác thực tế.
4. Phương
thức bay có các điều kiện sử dụng đặc biệt do các yếu tố địa hình hoặc các
phương thức không theo tiêu chuẩn phải được đánh giá an toàn trước khi khai
thác phương thức này.
5. Doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ dẫn đường đảm bảo việc thiết kế phương thức bay, đánh
giá phương thức bay.
1. SID bao gồm:
a) Cất cánh thẳng;
b) Cất cánh theo vòng rẽ;
c) Cất cánh không xác định hướng.
2. Phương thức tiếp cận bằng
thiết bị bao gồm:
a) Phương thức tiếp cận giản đơn;
b) Phương thức tiếp cận chính
xác.
3. STAR.
4. Phương thức bay chờ, phương
thức bay đường dài.
1. Phương thức bay bằng thiết bị
phải được đánh giá trên mặt đất do nhân viên thiết kế phương thức bay thực hiện
độc lập với nhân viên đã thiết kế phương thức bay này.
2. Phương thức bay PBN, phương
thức bay bằng thiết bị theo công nghệ truyền thống tại khu vực có địa hình phức
tạp phải được đánh giá trên hệ thống huấn luyện bay giả định với sự tham gia
của nhân viên thiết kế phương thức bay liên quan trừ khi được bay đánh giá theo
quy định.
Điều 193.
Các trường hợp phải bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị và chu kỳ bay
đánh giá phương thức bay[65]
1. Các phương thức bay truyền
thống và PBN mới, sửa đổi phải được bay đánh giá:
a) Phương thức tiếp cận bằng
thiết bị mới trước khi đưa vào khai thác;
b) Phương thức tiếp cận bằng
thiết bị được điều chỉnh lại có sự thay đổi về tiêu chuẩn thiết kế;
c) SID, STAR mới tại khu vực có
địa hình phức tạp do Cục Hàng không Việt Nam xác định.
2. Các phương thức bay PBN đang
áp dụng phải được bay đánh giá định kỳ với chu kỳ như sau:
a) Phương thức tiếp cận: 02 năm
một lần;
b) SID, STAR tại khu vực có địa
hình phức tạp: 03 năm một lần;
c) SID, STAR khác: 05 năm một lần.
Tên của phương thức bay được đặt
theo loại và tên của thiết bị dẫn đường sử dụng để xây dựng phương thức. Trường
hợp hai thiết bị dẫn đường được sử dụng để dẫn phương ngang trong giai đoạn
tiếp cận chót, tên phương thức sẽ là tên thiết bị dẫn đường được sử dụng sau.
Không được để xảy ra nhầm lẫn trong tên gọi của các phương thức bay bằng thiết
bị tại cùng một đường cất hạ cánh.
Thông tin trên sơ đồ phương thức
bay tuân thủ quy định tại Mục 3 Chương X của Thông tư này.
Cục
Hàng không Việt Nam hướng dẫn chi tiết về thiết kế phương thức bay, đánh giá
phương thức bay bằng thiết bị.
Chương X
BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ, DỮ LIỆU HÀNG KHÔNG
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Nhiệm vụ của cơ sở bản
đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác
của cơ sở.
2.
Cơ sở bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không phải được cấp giấy phép khai thác trước
khi đưa vào hoạt động chính thức.
1. Nhân viên bản đồ, sơ
đồ, dữ liệu hàng không bao gồm:
a) Nhân viên bản đồ, sơ đồ
hàng không;
b) Nhân viên dữ liệu hàng
không;
c) Huấn luyện viên bản đồ,
sơ đồ hàng không;
d) Huấn luyện viên dữ liệu
hàng không.
2. Nhân viên bản đồ, sơ
đồ, dữ liệu hàng không theo quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều này khi thực
hiện nhiệm vụ phải có giấy phép và năng định còn hiệu lực.
3. Nhiệm vụ của nhân viên
bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai
thác của cơ sở bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không.
1. Doanh nghiệp có cơ sở bản đồ,
sơ đồ, dữ liệu hàng không thiết lập và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng bản
đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không.
2. Cục Hàng
không Việt Nam hướng dẫn việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bản
đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không và kiểm tra, giám sát việc
thực hiện.
1. Sơ đồ chướng ngại vật sân bay
- loại A.
2. Sơ đồ chướng ngại vật sân bay
- loại B.
3. Sơ đồ địa hình và chướng ngại
vật sân bay, phiên bản điện tử.
4. Sơ đồ địa hình tiếp cận chính
xác.
1. Sơ đồ sân bay, sân bay trực
thăng.
2. Sơ đồ hướng dẫn di chuyển mặt
đất.
3. Sơ đồ sân đỗ, vị trí đỗ tàu
bay.
1. Sơ đồ SID.
2. Sơ đồ khu vực tiếp cận.
3. Sơ đồ STAR.
4. Sơ đồ phương thức tiếp cận sử
dụng thiết bị.
5. Sơ đồ phương thức tiếp cận
bằng mắt.
6. Sơ đồ độ cao tối thiểu giám
sát không lưu.
1. Sơ đồ hệ thống đường hàng
không.
2. Sơ đồ dẫn đường hàng không tỷ
lệ nhỏ.
3. Bản đồ đánh dấu vệt bay.
4. Bản đồ hàng không thế giới tỷ
lệ 1:1 000 000.
5. Bản đồ hàng không tỷ lệ 1:500
000.
6. Sơ đồ giới hạn độ cao chướng
ngại vật hàng không.
7. Các loại bản đồ, sơ đồ khác
phục vụ cho hoạt động bay.
1. Bản đồ, sơ đồ hàng không phải
bao gồm các thông tin liên quan đến chức năng của bản đồ, sơ đồ hàng không và
việc thiết kế bản đồ, sơ đồ hàng không tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử
dụng.
2. Bản đồ, sơ đồ hàng không phải
bao gồm các thông tin phù hợp với từng giai đoạn của chuyến bay để bảo đảm hoạt
động an toàn và nhanh chóng của tàu bay.
3. Việc trình bày các thông tin
trong bản đồ, sơ đồ hàng không phải chính xác, có trật tự, rõ ràng và đọc được
trong điều kiện hoạt động bình thường.
4. Màu sắc, sắc thái màu và kích
thước chữ phải đảm bảo cho tổ lái đọc, hiểu sơ đồ một cách dễ dàng trong điều
kiện ánh sáng tự nhiên, ánh sáng đèn bình thường.
5. Thông tin trong bản đồ, sơ đồ
hàng không phải đảm bảo cho tổ lái nắm bắt một cách nhanh chóng trong điều kiện
khối lượng công việc lớn và phù hợp với điều kiện khai thác thực tế.
6. Bản đồ, sơ đồ hàng không được
thể hiện ở dạng bản in và bản điện tử. Ngôn ngữ sử dụng trên bản đồ, sơ đồ là
tiếng Anh hoặc tiếng Việt.
Tiêu đề của một bản đồ, sơ đồ
hàng không phải phù hợp với danh mục bản đồ, sơ đồ hàng không được quy định tại
Mục 2 của Chương này.
1. Kích cỡ, mẫu chữ, biên lề của
bản đồ, sơ đồ hàng không thực hiện theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam.
2. Các thông tin phải được trình
bày ở mặt trước của bản đồ, sơ đồ hàng không, trừ trường hợp đã nêu trong phần
thông số kỹ thuật của bản đồ, sơ đồ hàng không có liên quan, bao gồm:
a) Ký hiệu hoặc tiêu đề của loại
bản đồ, sơ đồ hàng không;
b) Tên và số tham chiếu của tờ
bản đồ, sơ đồ hàng không;
c) Số hiệu của tờ liền kề trên lề
của bản đồ, sơ đồ hàng không (nếu có).
3. Phần chú thích cho các biểu
tượng và chữ viết tắt phải ở mặt trước hoặc mặt sau của mỗi bản đồ, sơ đồ hàng
không. Trường hợp không thực hiện được, phần chú thích phải được in riêng.
4. Tên và địa chỉ đầy đủ của cơ
quan ban hành phải được trình bày ở lề của bản đồ, sơ đồ hàng không và được thể
hiện ở mặt trước của tài liệu, trừ khi bản đồ, sơ đồ hàng không được công bố
như một phần của một tài liệu hàng không.
1. Biểu tượng sử dụng trong bản
đồ, sơ đồ hàng không thực hiện theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam. Khi
có những thông tin quan trọng mà chưa có biểu tượng thể hiện thì lựa chọn ký
hiệu phù hợp nhưng không được phép gây nhầm lẫn với biểu tượng của bản đồ, sơ
đồ hàng không hiện hành hoặc làm giảm mức độ dễ đọc của bản đồ, sơ đồ hàng
không.
2. Thiết bị dẫn đường trên mặt
đất, giao điểm và lộ điểm phải được sử dụng cùng loại biểu tượng trên bản đồ,
sơ đồ hàng không.
3. Biểu tượng được sử dụng cho điểm
trọng yếu phải dựa trên một hệ thống phân cấp các biểu tượng và được chọn theo
thứ tự sau: thiết bị dẫn đường trên mặt đất, giao điểm, lộ điểm. Chỉ sử dụng
biểu tượng lộ điểm khi điểm trọng yếu không có thiết bị dẫn đường trên mặt đất
hoặc giao điểm.
1. Khoảng cách thể hiện trong bản
đồ, sơ đồ hàng không phải căn cứ vào khoảng cách trắc địa thực tế.
2. Khoảng cách phải được thể hiện
bằng km, NM hoặc cả hai đơn vị và bảo đảm các đơn vị được phân biệt rõ ràng.
3. Độ cao, mức cao, chiều cao
phải được thể hiện bằng mét hoặc bộ (feet) hoặc cả hai đơn vị và bảo đảm các
đơn vị được phân biệt rõ ràng.
4. Kích thước thẳng trên sân bay
và các khoảng cách ngắn phải được thể hiện bằng mét.
5. Yêu cầu về độ phân giải cho khoảng
cách, kích thước, mức cao và chiều cao phải theo quy định cho từng loại bản đồ,
sơ đồ hàng không cụ thể.
6. Các đơn vị đo lường dùng để
thể hiện khoảng cách, độ cao, mức cao và chiều cao phải được ghi rõ ở mặt trước
của bản đồ, sơ đồ hàng không.
7. Tỷ lệ chuyển đổi (km sang NM,
m sang ft và ngược lại) phải được thể hiện trên mỗi bản đồ, sơ đồ hàng không,
trên đó có thể hiện khoảng cách, mức cao hoặc độ cao. Tỷ lệ chuyển đổi phải
được đặt ở mặt trước của bản đồ, sơ đồ hàng không.
1. Đối với bản đồ hàng không của
khu vực rộng lớn thì tên, các thông số cơ bản và phép chiếu phải được trình bày
trên bản đồ hàng không.
2. Đối với bản đồ, sơ đồ hàng
không của khu vực nhỏ, phải đưa ra tỷ lệ tuyến tính phù hợp.
Ngày có hiệu lực của thông tin
hàng không phải được ghi rõ ở mặt trước của mỗi bản đồ, sơ đồ hàng không.
1. Phải sử dụng bảng chữ cái La
Mã để viết tên các địa danh và chữ tắt.
2. Tên địa danh và các điểm đặc
trưng về địa lý trong nước có thể sử dụng bảng chữ cái tiếng Việt.
3. Trường hợp thuật ngữ địa lý
như “mũi”, “điểm”, “vịnh”, “sông” được viết tắt bằng tiếng Anh, thuật ngữ đó
phải được nêu ra đầy đủ bằng tiếng Việt. Không sử dụng các dấu chấm câu khi
viết tắt trong nội dung của bản đồ, sơ đồ hàng không.
4. Chữ viết tắt phải được sử dụng
trên các bản đồ, sơ đồ hàng không một cách hợp lý.
1. Biên giới quốc gia phải được
thể hiện trong bản đồ, sơ đồ hàng không. Trường hợp phải thể hiện dữ liệu quan
trọng thì đường biên giới quốc gia có thể không phải thể hiện tại vị trí đó.
2. Trường hợp lãnh thổ của hơn
một quốc gia được thể hiện trên bản đồ, sơ đồ hàng không, phải nêu rõ tên xác
định các quốc gia đó.
Màu sắc được sử dụng trên bản đồ,
sơ đồ hàng không phải phù hợp với quy định của pháp luật và ICAO.
1. Địa hình thể hiện trên bản đồ,
sơ đồ hàng không phải đáp ứng nhu cầu của người sử dụng về:
a) Định hướng và thông tin nhận
dạng;
b) Khoảng cách an toàn trên địa
hình;
c) Nội dung thông tin hàng không;
d) Lập kế hoạch bay.
2. Trường hợp mức cao được sử
dụng, mức cao này phải thể hiện cho các điểm trọng yếu.
3. Giá trị mức cao của điểm có độ
chính xác dao động phải được thêm dấu “cộng” và “trừ” (±) với giá trị biến
thiên.
Khi thể hiện khu vực cấm bay, khu
vực hạn chế bay hoặc khu vực nguy hiểm phải bao gồm tham chiếu tên gọi hoặc
nhận dạng khác.
Khi vùng trời không lưu được biểu
thị trên bản đồ, sơ đồ hàng không, phải chỉ rõ loại vùng trời; loại, tên hoặc
hô hiệu, giới hạn cao và tần số vô tuyến, các giới hạn được mô tả.
Phải chỉ rõ hướng Bắc thực và độ
lệch từ trên bản đồ, sơ đồ hàng không. Sự thay đổi độ lệch từ phải được thể
hiện theo quy định cho từng loại bản đồ, sơ đồ hàng không.
Mẫu kiểu chữ để sử dụng cho các
bản đồ, sơ đồ hàng không thực hiện theo quy định tại Tài liệu 8697 của ICAO về
bản đồ, sơ đồ hàng không. Phông chữ được sử dụng chủ yếu là phông Arial thuộc
bộ mã Unicode.
Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn
chi tiết về dữ liệu hàng không bao gồm phân loại dữ liệu và bộ dữ liệu, cấu
trúc và nội dung dữ liệu, sản phẩm dữ liệu, yêu cầu về tính toàn vẹn, độ chính
xác, quản lý chất lượng phù hợp với hướng dẫn của ICAO.
Điều
220. Chi tiết về bản đồ, sơ đồ hàng không[66]
Chi tiết về bản đồ, sơ đồ
hàng không thực hiện theo Phụ ước 4 của ICAO về sơ đồ
hàng không.
Chương XI
DẪN ĐƯỜNG THEO TÍNH NĂNG
1. PBN được xác định là một
phương thức dẫn đường cần thiết cho hoạt động bay được công bố cho một vùng
trời xác định, bao gồm RNAV và RNP.
2. RNAV không bao
gồm yêu cầu tính năng giám sát và cảnh báo trên tàu bay.
3. RNP là RNAV dựa theo yêu cầu
về tính năng đối với tàu bay (tính năng giám sát và cảnh báo trên tàu bay) hoạt
động dọc theo đường bay ATS, phương thức tiếp cận bằng thiết bị hoặc trong một
vùng trời được Cục Hàng không Việt Nam chỉ định.
4.
Các kiểu loại RNAV và RNP như sau:
a)
Các kiểu loại RNAV: RNAV 1, RNAV 2, RNAV 5, RNAV 10 (tương đương RNP 10) và các
loại khác phù hợp với quy định mới của ICAO;
b)
Các kiểu loại RNP: RNP 4, RNP 2, RNP 1, A-RNP, RNP APCH, RNP AR APCH và các
loại khác phù hợp với quy định mới của ICAO.
5.
Cục Hàng không Việt Nam xác định và công bố từng kiểu loại RNAV và RNP cho các
vùng trời không lưu cụ thể phù hợp với quy định, hướng dẫn của ICAO.
Cục
Hàng không Việt Nam ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện PBN phù
hợp với quy định hướng dẫn của ICAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương và điều
kiện khai thác kỹ thuật thực tế.
1.
RNAV 1, RNAV 2 được sử dụng cho giai đoạn bay đường dài (en-route) hoặc sử dụng
cho SID, STAR trong khu vực kiểm soát tiếp cận.
2.
RNAV 1, RNAV 2 được sử dụng chủ yếu trong môi trường giám sát ATS. RNAV 1, RNAV
2 có thể áp dụng trong môi trường không có giám sát ATS hoặc bên dưới độ cao
tối thiểu dẫn dắt bằng ra đa nếu cơ sở ATS có hệ thống đảm bảo an toàn phù hợp
và tính toán tới yếu tố không có tính năng giám sát và cảnh báo của tàu bay.
3.
RNAV 1, RNAV 2 chỉ được áp dụng trong trường hợp có phương tiện liên lạc hai
chiều giữa kiểm soát viên không lưu và tổ lái.
4.
Thiết bị đảm bảo dẫn đường RNAV 1, RNAV 2: GNSS, DME/DME và DME/DME/IRU. Cục
Hàng không Việt Nam ấn định chính sách sử dụng phương tiện dẫn đường cụ thể
trong Kế hoạch PBN phù hợp với điều kiện khai thác kỹ thuật thực tế.
1.
RNAV 5 được sử dụng cho giai đoạn bay đường dài (en-route) trên đất liền hoặc
có thể sử dụng cho giai đoạn đầu của phương thức STAR với cự ly bên ngoài 56 km
(30 NM) cách điểm quy chiếu sân bay.
2.
RNAV 5 được áp dụng trong môi trường giám sát ATS và chỉ được áp dụng trong
trường hợp có phương tiện liên lạc hai chiều giữa kiểm soát viên không lưu và
tổ lái.
3.
Yêu cầu thiết bị đảm bảo dẫn đường RNAV 5: GNSS, DME/DME, INS hoặc IRS và
VOR/DME. Cục Hàng không Việt Nam ấn định chính sách sử dụng phương tiện dẫn
đường cụ thể trong Kế hoạch PBN phù hợp với điều kiện khai thác kỹ thuật thực
tế.
1. RNAV 10 được sử dụng để hỗ trợ
hoạt động khai thác bay RNAV trong giai đoạn bay đường dài của chuyến bay nhằm
trợ giúp áp dụng phân cách dọc 50 NM và phân cách ngang 50 NM trên vùng trời
xa, trên biển.
2. RNAV 10 áp dụng mà không yêu
cầu bất kỳ hạ tầng thiết bị dẫn đường mặt đất.
3. Khi áp dụng RNAV 10 yêu cầu
phải có phương tiện liên lạc trực tiếp (DCPC) giữa kiểm soát viên không lưu và
tổ lái để đảm bảo khả năng áp dụng phương thức điều hành bay dựa trên báo cáo
vị trí của tổ lái.
1. RNP 1 được sử dụng để hỗ trợ
hoạt động khai thác RNP trong SID, STAR; các giai đoạn tiếp cận đầu, tiếp cận
giữa và phương thức tiếp cận hụt, trong khu vực có mật độ hoạt động bay thấp
hoặc trung bình.
2. RNP 1 dựa trên khả năng định
vị của hệ thống dẫn đường vệ tinh toàn cầu (GNSS). Đặc tính dẫn đường này được
sử dụng chủ yếu trong các môi trường nơi mà khả năng không có hoặc bị hạn chế
về giám sát ATS. RNP 1 áp dụng cho SID và STAR chủ yếu trong môi trường có liên
lạc hai chiều trực tiếp giữa kiểm soát viên không lưu và tổ lái.
3. RNP 1 không được sử dụng ở khu
vực mà tín hiệu dẫn đường GNSS không ổn định hoặc bị can nhiễu.
1. RNP 2 được sử dụng để hỗ trợ
hoạt động khai thác bay RNP trong giai đoạn bay đường dài của chuyến bay trên
vùng lục địa, vùng xa và trên biển, đặc biệt trong các khu vực mà cơ sở hạ tầng
dẫn đường mặt đất không có hoặc bị hạn chế vì lý do địa hình.
2. RNP 2 dựa trên khả năng định
vị của GNSS. Đặc tính dẫn đường này được sử dụng chủ yếu trong môi trường nơi
mà không có khả năng hoặc bị hạn chế về giám sát ATS.
3. RNP 2 không được sử dụng ở khu
vực mà tín hiệu dẫn đường GNSS không ổn định hoặc bị can nhiễu.
4. Các yêu cầu về thông tin liên
lạc trên đường bay áp dụng đặc tính dẫn đường RNP 2 phụ thuộc vào các yếu tố
khai thác như giãn cách giữa các đường bay, mật độ không lưu, mức độ phức tạp
và phương thức khẩn nguy.
5. Việc áp dụng giãn cách giữa
các đường bay RNP 2 phải được đánh giá an toàn phù hợp với loại hình hoạt động
bay khai thác trên các đường bay này, phù hợp với chế độ, điều kiện sử dụng,
mật độ không lưu, tính chất phức tạp và khả năng xử lý tình huống của kiểm soát
viên không lưu.
1. RNP 4 được sử dụng để hỗ trợ
hoạt động khai thác bay RNAV trong giai đoạn bay đường dài của chuyến bay nhằm
trợ giúp việc áp dụng phân cách ngang 30 NM và phân cách dọc 30 NM cho vùng
trời xa, trên biển.
2. Việc áp dụng RNP 4 không yêu
cầu bất kỳ hạ tầng trang thiết bị dẫn đường mặt đất. GNSS là cảm biến dẫn đường
chính cho việc áp dụng RNP 4 đóng vai trò như là một hệ thống dẫn đường độc lập
hoặc là một thành phần của một hệ thống đa cảm biến.
3. Khi áp dụng RNP 4 yêu cầu phải
có phương tiện liên lạc hai chiều trực tiếp (DCPC) hoặc phương tiện liên lạc dữ
liệu (CPDLC) giữa kiểm soát viên không lưu và tổ lái cùng với phương tiện giám
sát ADS-C.
1. Phương thức tiếp cận chót sử
dụng GNSS.
2. Giai đoạn tiếp cận hụt có thể
dựa vào GNSS hoặc dẫn đường truyền thống.
3. Khi thực hiện phương thức tiếp
cận bằng GNSS, yêu cầu có phương tiện liên lạc hai chiều giữa kiểm soát viên
không lưu và tổ lái.
4. Tàu bay thực hiện phương thức
tiếp cận bằng GNSS phải đảm bảo có phương án dự phòng trong trường hợp nhiễu
hoặc mất tín hiệu vệ tinh GNSS.
5. Tàu bay phải được trang bị hệ
thống cảnh báo độ toàn vẹn dữ liệu vệ tinh hàng không (RAIM).
1. Các giai đoạn tiếp cận sử dụng
GNSS.
2.[67] Phương thức
tiếp cận đặc biệt phải được đánh giá trên hệ thống huấn luyện bay giả định.
3. Tàu bay phải được trang bị hệ
thống cảnh báo mức độ toàn vẹn vệ tinh (RAIM).
1. Hệ thống thiết bị đảm bảo dẫn
đường để áp dụng các kiểu loại RNAV và RNP phải được kiểm tra, đảm bảo đầy đủ
tầm phủ tín hiệu và đánh giá an toàn trước khi sử dụng.
2. Người lái, kiểm soát viên
không lưu và các nhân viên có liên quan khác phải được huấn luyện đầy đủ nhằm
đảm bảo an toàn, điều hòa và hiệu quả cho hoạt động khai thác này.
Chi
tiết về PBN thực hiện theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam.
Việc sử dụng đơn vị đo lường
trong khai thác hoạt động bay HKDD phải:
1. Tuân thủ theo Luật đo lường
năm 2011 và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đo lường, quy định
tại Phụ ước 5 của ICAO về đơn vị đo lường sử dụng trong khai thác hoạt động
bay.
2. Tương thích với việc sử dụng
đơn vị đo lường của HKDD quốc tế và các nước trong khu vực, tránh phải chuyển
đổi đơn vị đo lường liên quan đến tính năng kỹ thuật của tàu bay, hệ thống
thiết bị bảo đảm hoạt động bay và công tác phối hợp quản lý, cung cấp dịch vụ
bảo đảm hoạt động bay.
Việc chuyển đổi đơn vị đo lường
trong khai thác hoạt động bay HKDD thực hiện theo quy định chi tiết tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Việc đảm bảo liên lạc
không - địa đối với tổ lái và cơ sở ATS thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Thông tư này.
2. Tần số, chế độ hoạt
động và tầm phủ của liên lạc không - địa VHF được Cục Hàng không Việt Nam công
bố chi tiết cho từng cơ sở ATS trong AIP Việt Nam.
3. Ngôn ngữ chủ yếu sử
dụng trong liên lạc không - địa là tiếng Anh; trong trường hợp vì lý do an
toàn, tổ lái Việt Nam có thể sử dụng tiếng Việt.
1. Phương thức liên lạc
thoại không - địa thoại (bằng VHF, HF).
2. Phương thức liên lạc
không - địa bằng dữ liệu (CPDLC).
1. Phương thức liên lạc
thoại không - địa được thực hiện theo Tập II Phụ ước 10, Tài liệu 4444 PANS-ATM
và Tài liệu 9432 của ICAO.
2. Phương thức liên lạc
thoại sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Dịch vụ kiểm soát tại
sân bay;
b) Dịch vụ kiểm soát tiếp
cận;
c) Dịch vụ kiểm soát đường
dài;
d) Trường hợp khẩn cấp,
khẩn nguy và thông tin liên lạc bị hỏng;
đ) Phương thức phát các
tin tức khí tượng và tin tức khác về sân bay;
e) Xử lý trường hợp bất
thường của tổ lái.
3. Quy định về kỹ thuật
phát:
a) Trước khi phát, canh
nghe trên tần số được sử dụng để đảm bảo rằng sẽ không gây nhiễu khi một đài
trạm khác đang phát;
b) Sử dụng ngữ điệu chuẩn,
phát âm rõ ràng và mạch lạc;
c) Duy trì tốc độ nói
trung bình, không vượt quá 100 từ mỗi phút. Dừng một chút trước và sau các chữ
số để giúp người nghe dễ hiểu hơn. Trong trường hợp các yếu tố của điện văn
được người nhận ghi lại, cần phải nói với tốc độ chậm hơn;
d) Duy trì âm lượng ở mức
độ ổn định, không đổi;
đ) Không sử dụng các từ do
dự như "à, ờ, ừ";
e) Duy trì một khoảng cách
cố định giữa miệng và ống nói;
g) Tạm thời ngừng phát nếu
có việc cần thiết khác hoặc khi thay đổi khoảng cách giữa miệng và ống nói;
h) Bóp và giữ phím bấm
trước khi phát và không nhả phím bấm cho đến khi kết thúc điện văn nhằm đảm bảo
rằng toàn bộ điện văn được phát đi;
i) Trong trường hợp cần
thiết, khi phát các điện văn dài nên ngắt ra để người phát điện văn xác nhận
rằng tần số phát không bị nhiễu bởi trạm phát khác và để người nhận có thể yêu
cầu phát lại những phần chưa nhận được;
k) Người bấm phím để nói
phải thả phím bấm ra sau khi phát và đảm bảo phím bấm không được bật lên nhằm
tránh nguy cơ phím bấm bị kẹt trong liên lạc thoại.
1. Các chữ cái được phát
âm theo tiêu chuẩn ICAO với phần bôi đậm là phần trọng âm của từ, được nhấn mạnh
khi phát âm như sau:
Chữ
cái
|
Từ
|
Phiên
âm
|
A
|
Alpha
|
AL FAH
|
B
|
Bravo
|
BRAH VOH
|
C
|
Charlie
|
CHAR LEE
|
D
|
Delta
|
DELL TAH
|
E
|
Echo
|
ECK OH
|
F
|
Foxtrot
|
FOKS TROT
|
G
|
Golf
|
GOFL
|
H
|
Hotel
|
HO TELL
|
I
|
India
|
IN DEE AH
|
J
|
Juliett
|
JEW LEE ETT
|
K
|
Kilo
|
KEY LOH
|
L
|
Lima
|
LEE MAH
|
M
|
Mike
|
MIKE
|
N
|
November
|
NO VEM
BER
|
O
|
Oscar
|
OSS CAH
|
P
|
Papa
|
PAH PAH
|
Q
|
Quebec
|
KEH BECK
|
R
|
Romeo
|
ROW ME OH
|
S
|
Sierra
|
SEE AIR
RAH
|
T
|
Tango
|
TANG GO
|
U
|
Uniform
|
YOU NEE
FORM
|
V
|
Victor
|
VIK TAH
|
W
|
Whiskey
|
WISS KEY
|
X
|
X-ray
|
ECKS RAY
|
Y
|
Yankee
|
YANG KEY
|
Z
|
Zulu
|
ZOO LOO
|
2. Trừ địa chỉ liên lạc và
loại tàu bay, các chữ cái trong tên gọi tàu bay phát âm theo tiêu chuẩn của
ICAO khi tên gọi tàu bay là số hiệu đăng ký.
1. Các chữ số được phát âm
với âm tiết được in bằng chữ in hoa sẽ được nhấn mạnh như sau:
Số
hoặc các thành phần của số
|
Phát âm
|
0
|
ZE-RO
|
1
|
WUN
|
2
|
TOO
|
3
|
TREE
|
4
|
FOW-er
|
5
|
FIFE
|
6
|
SIX
|
7
|
SEV-en
|
8
|
AIT
|
9
|
NIN-er
|
Decimal
(phẩy, thập phân)
|
DAY-SEE-MAL
|
Hundred
(trăm)
|
HUN-dred
|
Thousand
(nghìn)
|
TOU-SAND
|
2. Các số được sử
dụng trong việc phát, đọc các thông tin về độ cao, độ cao mây, tầm nhìn và tầm
nhìn RVR trong đó có chứa cụm số hàng trăm và cụm số hàng nghìn sẽ được phát âm
từng chữ số trong số cụm số hàng trăm hoặc cụm số hàng nghìn tiếp theo từ “TRĂM”
hoặc “NGHÌN” cho phù hợp. Sự kết hợp của cụm số hàng nghìn và cụm số hàng trăm
sẽ được phát âm từng chữ số trong số hàng nghìn theo sau là từ “NGHÌN” tiếp
theo là hàng trăm theo sau là từ “TRĂM” như sau:
Độ cao
800
3 400
12 000
2 450
|
Được
phát là
Eight hundred (Tám trăm)
Three thousand four hundred (Ba
nghìn bốn trăm)
One two thousand (Mười hai
nghìn)
Two four five zero meter (hai
nghìn bốn trăm năm mươi mét)
|
Độ cao
mây
2 200
4 300
|
Được
phát là
Two thousand two hundred (Hai
nghìn hai trăm)
Four thousand three hundred
(Bốn nghìn ba trăm)
|
Tầm
nhìn
1 000
700
|
Được
phát là
Visibility one thousand
(tầm nhìn một nghìn)
Visibility seven hundred
(tầm nhìn bảy trăm)
|
Tầm
nhìn đường cất hạ cánh (RVR)
600
1 700
|
Được
phát là
RVR six hundred (Tầm nhìn đường CHC sáu trăm)
RVR one thousand seven
hundred
(Tầm nhìn đường CHC một
ngàn bảy trăm)
|
3. Quy định cách đọc tần số liên
lạc: trừ trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này, sử dụng tất cả 06 chữ
số của chỉ danh nhận dạng kênh liên lạc vô tuyến sử dụng tần số VHF hoặc chỉ sử
dụng 04 chữ số đầu tiên nếu cả 02 chữ số thứ năm và thứ sáu là số 0 như sau:
Kênh
|
Được phát là
|
118.000
|
ONE ONE EIGHT DECIMAL ZERO
(Một một tám chấm không)
|
118.005
|
ONE ONE EIGHT DECIMAL ZERO ZERO
FIVE
(Một một tám chấm không không
năm)
|
118.010
|
ONE ONE EIGHT DECIMAL ZERO ONE
ZERO
(Một một tám chấm không một
không)
|
118.025
|
ONE ONE EIGHT DECIMAL ZERO TWO
FIVE (Một một tám chấm không hai năm)
|
118.050
|
ONE ONE EIGHT DECIMAL ZERO FIVE
ZERO
(Một một tám chấm không năm
không)
|
118.100
|
ONE ONE EIGHT DECIMAL ONE
(Một một tám chấm một)
|
1. Khi đọc thời gian, tổ
lái và kiểm soát viên không lưu yêu cầu đọc phút của giờ và đọc tách biệt từng
số. Trong trường hợp có khả năng gây nhầm lẫn, cần phải đọc cả giờ như sau:
Thời gian
|
Được
phát là
|
0920 (9:20 sáng)
|
TOO
ZE-RO or ZE-RO NIN-er TOO ZE-RO
(Hai
không hoặc không chín hai không)
|
1643 (4:43 chiều)
|
FOW-er TREE or WUN SIX
FOW-er TREE
(Bốn ba hoặc một sáu bốn
ba)
|
2. Tổ lái có trách nhiệm kiểm
tra, đối chiếu giờ với cơ sở điều hành bay liên quan. Giờ được tính làm tròn
đến 30 giây.
1. Tên gọi của cơ sở ATS
được quy định như sau:
Cơ
sở ATS
|
Tên gọi
thoại
|
Area control centre (Trung
tâm kiểm soát đường dài)
|
Control (Đường dài)
|
Radar
(in general) (Ra đa nói chung)
|
Radar (Ra đa)
|
Approach control (Kiểm soát
tiếp cận)
|
Approach (Tiếp cận)
|
Terminal control (Kiểm soát
tiếp cận trong trường hợp thiết lập thêm vị trí kiểm soát tàu bay đến)
|
Terminal (Tiếp cận)
|
Approach control arrivals
(Kiểm soát tàu bay đến)
|
Arrival (Kiểm soát tàu bay
đến)
|
Approach control departures
(Kiểm soát tàu bay khởi
hành)
|
Departure (Kiểm soát tàu bay
khởi hành)
|
Aerodrome control (Đài kiểm
soát tại sân bay)
|
Tower (Đài kiểm soát tại sân
bay)
|
Surface movement control (Kiểm
soát mặt đất )
|
Ground (Kiểm soát mặt đất)
|
Clearance delivery (Cấp phát
huấn lệnh)
|
Delivery (Cấp huấn lệnh)
|
Precision approach radar (Kiểm
soát ra đa tiếp cận chính xác)
|
Precision (Tiếp cận chính
xác)
|
Direction-finding station (Đài
chỉ hướng)
|
Homer (Chỉ hướng)
|
Flight information service (Dịch
vụ thông báo bay)
|
Information (Thông báo bay)
|
Apron
Management (Quản lý sân đỗ)
|
Apron (Sân đỗ)
|
Company dispatch (Điều hành
khai thác hãng)
|
Dispatch (Điều độ)
|
Aeronautical station (Đài
viễn thông hàng không)
|
Radio (Đài viễn thông)
|
Khi thông tin liên lạc không -
địa đã được thiết lập và thấy không bị nhầm lẫn, có thể không gọi lại tên cơ sở
ATS.
2. Quy định tên gọi tàu bay
a) Tên gọi tàu bay được thực hiện
theo một trong các kiểu loại như sau:
Kiểu
loại
|
Ví dụ
|
Các ký tự tương ứng với ký hiệu
đăng ký của tàu bay
|
G-ABCD hoặc
Cessna G-ABCD
|
Chỉ danh thoại vô tuyến của
hãng khai thác tàu bay, kèm theo 04 ký tự cuối cùng của ký hiệu đăng ký của
tàu bay
|
FASTAIR DCAB
|
Chỉ danh thoại của công ty khai
thác tàu bay, kèm theo số hiệu của chuyến bay
|
FASTAIR 345
|
Tên nhà sản xuất tàu bay
hoặc tên của mẫu tàu bay sẽ được sử dụng như tiếp đầu ngữ liên lạc vô tuyến
như các ký tự tương ứng với ký hiệu đăng ký của tàu bay.
|
b) Khi thông tin liên lạc không -
địa được thiết lập và thấy không có sự nhầm lẫn xảy ra thì tên gọi tàu bay được
quy định trong Điểm a Khoản này sẽ được gọi tắt như sau:
Loại
|
Ví dụ
|
Chữ cái đầu tiên và tối thiểu
02 ký tự cuối cùng của đăng ký tàu bay
|
CD hoặc
Cessna CD
|
Chỉ danh thoại vô tuyến của
hãng khai thác tàu bay, kèm theo tối thiểu 02 ký tự cuối cùng của đăng ký tàu
bay
|
FASTAIR AB
|
Không có hình thức viết tắt
|
--
|
c) Tổ lái được sử dụng tên gọi tắt của tàu bay
sau khi được một đài viễn thông hàng không gọi theo cách này;
d) Tổ lái không được thay đổi loại của tên gọi
tàu bay trong suốt chuyến bay, trừ khi xảy ra khả năng nhầm lẫn bởi các tên gọi
tương tự. Trong trường hợp này, kiểm soát viên
không lưu được quyền tạm thời thay đổi tên gọi của tàu
bay trong khu vực trách nhiệm của mình.
3. Cục Hàng không Việt Nam
hướng dẫn chi tiết để tránh nhầm lẫn tên gọi thoại tàu bay trong vùng trời sân
bay và trong vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
1. Thiết lập và duy trì
liên lạc:
a) Khi thiết lập liên lạc,
tổ lái phải sử dụng tên gọi đầy đủ của tàu bay và cơ sở ATS;
b) Khi cơ sở ATS muốn phát
các thông báo mang tính chất quảng bá, điện văn phải bắt đầu bằng cụm từ “Tất
cả tàu bay” (“All stations”). Trong trường hợp này tổ lái không phải báo nhận;
c) Quy định về mẫu yêu cầu
phát lại toàn bộ hoặc một phần điện văn như sau:
Cụm từ
|
Ý nghĩa
|
SAY AGAIN
(Anh hãy nói lại)
|
Lặp lại cả điện văn
|
SAY AGAIN... (item)
(Anh hãy nói lại...
(thông tin))
|
Lặp lại một vài thông tin riêng
|
SAY AGAIN ALL BEFORE... (the
first word satisfactorily received)
(Anh hãy nói lại tất cả
thông tin trước... (từ đầu tiên nhận được rõ ràng))
|
Lặp lại một phần điện văn
|
SAY AGAIN ALL AFTER........
(the last word sastisfactorily received)
(Anh hãy nói lại tất cả
thông tin sau... (từ cuối cùng nhận được rõ ràng)
|
Lặp lại một phần điện văn
|
SAY AGAIN BETWEEN... AND...
(Anh hãy nói lại đoạn
từ.... đến...)
|
Lặp lại một phần điện văn
|
SAY AGAIN YOUR CALLSIGN
(Anh hãy nhắc lại tên
gọi của mình)
|
Nhắc lại tên gọi
|
d) Khi cần sửa lỗi đàm thoại phải
sử dụng từ “CORRECTION” (sửa đổi), nhóm hoặc cụm từ đứng cuối được lặp lại và
sau đó phát phiên bản chính xác. Khi cần sửa lỗi đàm thoại, nên lặp lại toàn bộ
điện văn, đài phát phải sử dụng cụm từ “CORRECTION, I SAY AGAIN” (sửa đổi, tôi
nhắc lại) trước khi phát điện văn lần thứ hai;
đ) Khi việc nhận điện văn khó
khăn thì các thông tin quan trọng của điện văn phải được phát 2 lần.
2. Chuyển giao liên lạc:
a) Cơ sở chuyển giao liên lạc có
trách nhiệm thông báo cho tàu bay tần số liên lạc của cơ sở nhận chuyển giao
theo văn bản hiệp đồng điều hành bay. Trong trường hợp không có thông báo này,
tàu bay có trách nhiệm thông báo cho cơ sở chuyển giao liên lạc trước khi đổi
tần số;
b) Tàu bay được hướng dẫn để chờ
(STAND BY) trên một tần số khi dự định rằng cơ sở ATS có trách
nhiệm bắt đầu liên lạc và canh nghe (MONITOR) trên tần số mà các thông tin đang
được phát.
3. Cấp và nhắc lại huấn lệnh kiểm
soát không lưu:
a) Kiểm soát viên không lưu có
trách nhiệm cấp huấn lệnh chậm, rõ ràng để tổ lái kịp ghi chép lại và tránh
việc phải nhắc lại huấn lệnh gây mất thời gian. Huấn lệnh đường dài phải được
cấp cho tổ lái trước khi khởi động động cơ. Kiểm soát viên không lưu không cấp
huấn lệnh đường dài cho tổ lái khi đang thực hiện động tác lăn phức tạp, đang
lên đường cất hạ cánh hoặc đang thực hiện cất cánh;
b) Trường hợp tổ lái nhắc lại
huấn lệnh và chỉ dẫn không chính xác, kiểm soát viên không lưu sử dụng thuật
ngữ “NEGATIVE I SAY AGAIN” (không đúng, tôi nhắc lại) và kèm theo các nội dung
sửa đổi;
c) Trường hợp có nghi ngờ về việc
thực hiện huấn lệnh và chỉ dẫn, kiểm soát viên không lưu phải cấp một huấn lệnh
hoặc chỉ dẫn kèm theo cụm từ “IF UNABLE” (nếu không thể) và cấp thêm huấn lệnh
hoặc chỉ dẫn dự phòng. Trường hợp không thể thực hiện huấn lệnh hoặc chỉ dẫn
thì tổ lái phải báo kiểm soát viên không lưu biết bằng cách sử dụng cụm từ
“UNABLE” (không thể) và kèm theo lý do.
1. Kiểm soát
viên không lưu kiểm tra liên lạc theo thứ tự sau: tên cơ sở ATS; tên tàu
bay, phát cụm từ “RADIO CHECK” (kiểm tra liên lạc vô tuyến), tần số
được sử dụng.
2. Tổ lái trả lời các nội dung
kiểm tra liên lạc quy định tại Khoản 1 Điều này theo thứ tự sau: tên của đài
gọi, tên của đài trả lời, thông tin liên quan đến chất lượng phát.
3. Chất lượng phát được phân loại
theo các mức độ như sau:
a) Mức 1: không nghe được
(unreadable);
b) Mức 2: nghe từ được, từ mất
(readable now and then);
c) Mức 3: nghe được nhưng khó
nghe (readable but with difficulty);
d) Mức 4: nghe được (readable);
đ) Mức 5: nghe tốt, rõ ràng
(perfectly readable).
4. Việc kiểm tra liên lạc với một
đài trạm mặt đất, kèm theo điều chỉnh máy phát, máy thu không được kéo dài quá
10 giây (tên thoại vô tuyến của đài phát tín hiệu kiểm tra và đếm một, hai,
ba...).
1. Đối với một số từ viết tắt của thuật ngữ
thông dụng trong hoạt động bay (như ILS, QNH, RVR...) được phát âm bằng cách sử
dụng các chữ cái thay cho việc phát âm theo quy định tại Điều
238 của Thông tư này.
2. Các từ sau đây có thể được bỏ không cần phát với điều kiện không xảy
ra nhầm lẫn:
a) “SURFACE” khi phát về hướng và tốc độ gió
trên bề mặt;
b) “DEGREES” khi phát về hướng mũi theo chỉ thị
kiểm soát bằng ra đa;
c) “VISIBILITY” (tầm nhìn), “CLOUD” (mây) và
“HEIGHT” (chiều cao) trong các bản tin khí tượng;
d) “HECTOPASCALS” khi cung cấp khí áp.
3. Khi liên lạc không - địa phải tránh sử dụng
các từ mang tính xã giao.
4. Từ “IMMEDIATE” (ngay lập tức) chỉ được sử dụng khi cần phải hành động ngay vì lý do an toàn.
Tổ lái và kiểm soát viên không
lưu có trách nhiệm:
1. Đảm bảo không để xảy ra nhầm
lẫn khi sử dụng các dạng thuật ngữ khác nhau để chỉ định độ cao, mực bay.
2. Phải phát lại toàn bộ huấn lệnh
về độ cao, mực bay khi có bất kỳ thay đổi nào trong nội dung huấn lệnh.
1. Báo cáo vị trí bao gồm
các thông tin sau:
a) Thông tin nhận dạng tàu bay;
b) Vị trí tàu bay;
c) Thời gian;
d) Mực bay hoặc độ cao bay bao
gồm mực bay đang bay qua, mực bay đã cấp, nếu không duy trì được mực bay đã
cấp;
đ) Vị trí tiếp theo, thời gian
bay qua;
e) Điểm trọng yếu tiếp theo.
2. Thông tin tại các Điểm d, đ và
e Khoản 1 Điều này có thể không cần thông báo nếu kiểm soát viên không lưu đã
thông báo cho tổ lái trong môi trường điều hành bay sử dụng giám sát ATS. Thông
tin tại Điểm d Khoản 1 Điều này được thông báo vào lần liên lạc đầu tiên sau
khi tàu bay chuyển đổi tần số liên lạc.
3. Trường hợp cơ sở ATS sử dụng
giám sát ATS, kiểm soát viên không lưu có thể không yêu cầu tổ lái báo cáo tại
vị trí báo cáo bắt buộc.
1. Đối với tàu bay có kết
nối đường truyền liên lạc dữ liệu, CPDLC được sử dụng là phương thức liên lạc
cùng với liên lạc thoại VHF/HF. Căn cứ vào lưu lượng bay và khả năng đảm bảo
liên lạc, cơ sở ATS có thể sử dụng CPDLC trong tầm phủ của liên lạc thoại VHF
phù hợp với phương thức được Cục Hàng không Việt Nam ấn định và công bố trong
AIP Việt Nam.
2.
Thông thường kết nối CPDLC được sử dụng đồng thời với kết nối ADS thuộc dạng
hợp đồng (ADS-C) trong cùng một vùng trời.
3. Tàu bay có kết nối
ADS-C/CPDLC, sẽ được thông báo tần số để thực hiện việc giám sát trong quá
trình cung cấp dịch vụ liên lạc dữ liệu. Kết nối ADS-C/CPDLC sẽ được thiết lập
tự động hoặc bằng thủ công ở hệ thống mặt đất sau khi phương thức đăng nhập
được hoàn tất.
4. ADS-C/CPDLC sẽ được sử
dụng làm phương tiện giám sát ngoài tầm phủ ra đa và việc áp dụng ADS-C sẽ
không làm thay đổi các phương thức báo cáo vị trí hiện tại (không sử dụng ADS-C
để phân cách giữa các tàu bay).
Cục
Hàng không Việt Nam hướng dẫn và công bố chi tiết khai thác ADS-C/CPDLC trong
AIP Việt Nam bao gồm các nội dung sau:
1. Điền
kế hoạch bay không lưu.
2.
Quy trình đăng nhập ADS-C/CPDLC.
3.
Phương thức khai thác ADS-C/CPDLC.
4. Giới hạn của dịch vụ ADS-C/CPDLC.
5. Kết thúc dịch vụ ADS-C/CPDLC.
6. Mất kết nối liên lạc dữ liệu.
7. Báo cáo sự cố liên quan
đến ADS-C/CPDLC.
8. Các vấn đề khác theo
quy định của ICAO (nếu có).
1. Tổ lái, người khai thác
tàu bay khi gặp sự cố với đường truyền dữ liệu phải làm báo cáo về sự cố và gửi
về Cục Hàng không Việt Nam; doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu (Trung tâm kiểm soát đường dài liên quan).
2. Cơ sở ATS khi
gặp sự cố với đường truyền dữ liệu phải làm báo cáo về sự cố xảy này và gửi về
Cục Hàng không Việt Nam.
3. Cục Hàng không Việt Nam
công bố địa chỉ bưu điện, số điện thoại và fax, địa chỉ thư điện tử của các cơ
quan nêu tại Khoản 1 Điều này trong AIP Việt Nam và cập nhật khi có thay đổi.
1. Hệ thống ATM cung cấp
chức năng ATM thông qua việc tích hợp các thành phần như con người, thông tin,
kỹ thuật, phương tiện và các dịch vụ, được hỗ trợ bởi hệ thống CNS trên mặt
đất, trên không và trong không gian.
2. Hệ thống ATM bao gồm 7
thành phần sau:
a) Tổ chức và quản lý vùng
trời;
b) Khai thác trên sân bay;
c) Cân bằng giữa yêu cầu
và năng lực hệ thống;
d) Đồng bộ hóa hoạt động
bay;
đ) Khai thác sử dụng vùng
trời;
e) Quản lý ngăn ngừa xung
đột;
g) Quản lý cung cấp các
dịch vụ liên quan.
3. Mỗi thành phần của hệ
thống ATM phải phù hợp với khái niệm khai thác ATM toàn cầu (OCD) và các yếu tố
chung như phối hợp đưa ra quyết định (CDM), quản lý thông tin.
4. Cục Hàng không Việt Nam
hướng dẫn chi tiết về thành phần, yêu cầu về hệ thống ATM phù hợp với quy định
của ICAO và điều kiện thực tế tại Việt Nam.
Doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phải:
1. Đảm bảo
an toàn, an ninh bảo mật hệ thống công nghệ thông
tin của đơn vị.
2. Xác
định các hệ thống công nghệ thông tin quan
trọng cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và áp
dụng chính sách đảm bảo an toàn, an ninh bảo
mật phù hợp với yêu cầu về cấp độ an toàn thông tin theo quy định của
pháp luật.
3. Nhận
biết, phân loại, đánh giá kịp thời và xử lý có hiệu quả các rủi ro công nghệ thông tin có thể xảy ra trong đơn vị.
4. Xây
dựng, triển khai quy chế an toàn, an ninh bảo mật
hệ thống công nghệ thông tin trên cơ
sở hài hòa giữa lợi ích, chi phí và mức độ chấp nhận rủi ro của đơn vị.
5. Bố trí
nhân sự chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh bảo mật
hệ thống công nghệ thông tin.
6. Xác
định rõ quyền hạn, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị,
từng bộ phận và cá nhân trong đơn vị đối với công tác đảm bảo an toàn, an
ninh bảo mật hệ thống công nghệ thông
tin.
1. Doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phải xây dựng, ban
hành quy chế an toàn, an ninh bảo mật
hệ thống công nghệ thông tin phù hợp với hệ thống công nghệ thông tin, cơ cấu tổ chức, yêu cầu quản lý
và hoạt động của đơn vị; tổ chức thực hiện, triển khai trong
toàn đơn vị.
2. Khi
phát hiện những bất cập, bất hợp lý gây ra mất an toàn, an ninh hệ thống công
nghệ thông tin hoặc theo yêu cầu của
cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phải rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện quy
chế an toàn, an ninh bảo mật hệ thống công nghệ
thông tin và triển khai thực hiện tới các đơn vị, bộ phận liên quan.
Khi xây
dựng mới hoặc cải tiến hệ thống công nghệ thông
tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phải:
1. Xây
dựng các yêu cầu về an toàn, an ninh bảo mật và yêu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ
liên quan.
2. Đánh
giá mức độ đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh bảo mật sau khi hoàn thành xây
dựng hoặc cải tiến hệ thống công nghệ thông tin.
1. Doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phải tổ chức đánh giá an
ninh bảo mật hệ thống công nghệ thông tin.
2. Kết quả đánh giá phải được lập
thành văn bản báo cáo thủ trưởng đơn vị. Đối với nội dung chưa tuân thủ quy
định về an toàn, an ninh bảo mật trong hoạt động công nghệ thông tin (nếu có) phải đề xuất biện pháp, kế hoạch, thời
hạn xử lý, khắc phục.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo
đảm hoạt động bay phải:
1. Đảm
bảo sự cố mất an toàn được báo cáo để có biện pháp khắc phục trong thời gian
sớm nhất.
2. Đánh
giá xác định nguyên nhân và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tránh sự cố tái
diễn.
3. Ghi
chép, lưu giữ và thực hiện biện pháp bảo vệ dữ liệu, tài liệu sự cố; không được
chỉnh sửa, tự ý hủy hoại tài liệu sự cố đã được lưu giữ; cung cấp chứng cứ cho
cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
4. Thu
thập, ghi chép, bảo toàn bằng chứng, chứng cứ phục vụ cho việc kiểm tra, xử lý, khắc phục và phòng ngừa sự cố.
Trong trường hợp sự cố về công
nghệ thông tin có liên quan đến vi
phạm pháp luật, doanh nghiệp có trách nhiệm thu thập và cung cấp chứng cứ cho
cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
An ninh cơ sở ANS thực hiện theo
quy định pháp luật liên quan về an ninh hàng không.
Chương XV
1. Để đảm bảo an toàn hoạt động
bay, các tổ chức, cá nhân tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn,
quy trình của ICAO và Việt Nam liên quan đến khai thác hoạt động bay, bảo đảm
hoạt động bay.
2. Quản lý an toàn hoạt động bay
bao gồm:
a) Xác định chính sách về an
toàn;
b) Xây dựng hệ thống văn bản quy
định, hướng dẫn về an toàn;
c) Thiết lập hệ thống giám sát an
toàn hoạt động bay, hệ thống báo cáo an toàn hoạt động bay; tổ chức thiết lập
hệ thống quản lý an toàn (SMS);
d) Tổ chức điều tra, kiểm tra sự
cố hoạt động bay;
đ) Đảm bảo các nguồn nhân lực và
tài chính cho hoạt động quản lý an toàn;
e) Xem xét, chấp thuận các kinh
nghiệm thực hành;
g) Các nội dung khác về quản lý
an toàn theo hướng dẫn của ICAO.
1. Quy trình quản lý an toàn hoạt
động bay bao gồm:
a) Thu thập dữ liệu;
b) Phân tích dữ liệu;
c) Ưu tiên xử lý các điều kiện
không an toàn;
d) Xây dựng, triển khai thực hiện
chính sách, chiến lược về an toàn;
đ) Phân định trách nhiệm thực
hiện của Cục Hàng không Việt Nam, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm
hoạt động bay;
e) Đánh giá và đánh giá lại tình
huống, sự cố;
g) Thu thập bổ sung dữ liệu.
2. Phương pháp quản lý an toàn
hoạt động bay bao gồm:
a) Phương pháp thụ động để đối
phó các tai nạn, sự cố đã xảy ra;
b) Phương pháp chủ động để xác
định các rủi ro an toàn thông qua việc phân tích các hoạt động của tổ chức liên
quan;
c) Phương pháp dự báo bao gồm
tính năng hệ thống có thể xảy ra trong khai thác thông thường để nhận dạng các
vấn đề có nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai.
3. Nội dung chi tiết quản lý an
toàn áp dụng theo Tài liệu 9859 của ICAO về quản lý an toàn.
4. Cục Hàng không Việt Nam chủ
trì phối hợp, xác định lộ trình và triển khai thực hiện các phương pháp chủ
động và phương pháp dự báo cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động
bay.
Cục Hàng không Việt Nam thiết
lập, duy trì hoạt động hệ thống giám sát an toàn hoạt động bay đảm bảo các
thành phần sau theo quy định tại Phụ ước 19 của ICAO về quản lý an toàn:
1. Luật HKDD.
2. Các quy chế khai thác kỹ
thuật.
3. Tổ chức hệ thống và chức năng.
4. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật đủ
trình độ.
5. Hướng dẫn kỹ thuật, công cụ và
việc cung cấp thông tin quan trọng về an toàn.
6. Cấp giấy phép, chứng chỉ, quyền
hạn và nghĩa vụ cấp phép.
7. Nghĩa vụ giám sát.
8. Giải pháp xử lý các vấn đề an
toàn.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo
đảm hoạt động bay thiết lập và duy trì thực hiện SMS dưới sự giám sát của Cục
Hàng không Việt Nam phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định,
hướng dẫn của ICAO.
1. Tài liệu SMS bao gồm các nội
dung sau:
a) Phần chung gồm quyết định ban
hành, ghi nhận tu chỉnh, mục lục, lời nói đầu, giải thích thuật ngữ và ký hiệu
chữ viết tắt;
b) Chính sách và mục tiêu an toàn
gồm trách nhiệm và cam kết quản lý, trách nhiệm giải trình về an toàn, bố trí
nhân sự chủ chốt về an toàn, phối hợp lập kế hoạch ứng phó khẩn nguy, hồ sơ và
tài liệu an toàn;
c) Quản lý rủi ro gồm nhận dạng
mối nguy hiểm và quản lý rủi ro, đánh giá và giảm thiểu rủi ro;
d) Đảm bảo an toàn bao gồm theo
dõi và đánh giá thực hiện an toàn, quản lý các thay đổi, cải tiến liên tục SMS;
đ) Thúc đẩy công tác an toàn gồm
công tác đào tạo và huấn luyện an toàn, thông tin tuyên truyền an toàn, các
hoạt động liên quan.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
bảo đảm hoạt động bay xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung tài liệu SMS và báo cáo
Cục Hàng không Việt Nam.
3. Cục Hàng không Việt Nam hướng
dẫn chi tiết về việc xây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tài liệu SMS.
1. Phạm vi kiểm tra, giám sát bao
gồm việc tuân thủ các quy định của Luật HKDD Việt Nam và văn bản quy phạm pháp
luật, các quy định, hướng dẫn và phương thức; tiêu chuẩn, khuyến cáo thực hành
của ICAO đối với các cơ quan, tổ chức liên quan đến lĩnh vực hoạt động bay và
việc thực hiện SMS của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
2. Kiểm tra, giám sát định kỳ và
đột xuất do giám sát viên an toàn hoạt động bay thực hiện.
3. Nội dung kiểm tra, giám sát
bao gồm:
a) Tổ chức, sử dụng vùng trời;
b) Cấp phép bay và thực hiện phép
bay dân dụng;
c) Kế hoạch bay gồm việc lập,
triển khai thực hiện và lưu trữ kế hoạch bay mùa, hàng ngày và kế hoạch bay
không lưu;
d) Chuẩn bị trước chuyến bay,
thực hiện chuyến bay và sau khi bay;
đ) Cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt
động bay gồm tổ chức, khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ và chất lượng cung cấp
dịch vụ;
e) Hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt
động bay;
g) Hệ thống văn bản tài liệu
nghiệp vụ;
h) Huấn luyện nhân viên;
i) Giấy phép nhân viên; giấy phép
khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị; giấy phép khai thác cơ sở ANS;
k) Hệ thống báo cáo và SMS;
l) Công tác kiểm tra, điều tra xử
lý và ngăn ngừa các sự cố trong lĩnh vực hoạt động bay;
m) Chướng ngại vật hàng không và
các hoạt động quản lý an toàn khác có liên quan.
4. Cục Hàng không Việt Nam ban
hành sổ tay nghiệp vụ hướng dẫn chi tiết quy trình kiểm tra, giám sát cho giám
sát viên an toàn hoạt động bay.
1.[68] Giám sát viên an toàn
hoạt động bay trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không,
được Cục Hàng không Việt Nam cấp thẻ giám sát viên để thực hiện nhiệm vụ, bao
gồm một hoặc các lĩnh vực cụ thể sau:
a) Quản lý hoạt động bay (AN);
b) ATM;
c) CNS;
d) Khí tượng hàng không (MET);
đ) Thông báo tin tức hàng không (AIS);
e) Tìm kiếm, cứu nạn HKDD (SAR);
g) Phương thức bay (PANS-OPS);
h) Bản đồ, sơ đồ hàng không (MAP/CHART); dữ liệu hàng
không.
2. Giám sát viên an toàn hoạt
động bay phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm như sau:
a) Có tối thiểu 5 năm đảm nhiệm
một trong các vị trí công tác thuộc lĩnh vực được giao kiểm tra giám sát gồm tổ
chức, sử dụng vùng trời; cấp phép bay; kế hoạch bay; không lưu; CNS; khí tượng
hàng không; thông báo tin tức hàng không; tìm kiếm, cứu nạn; phương thức bay,
quy chế bay;
b) Được huấn luyện về chính sách
an toàn, công tác kiểm tra, giám sát, phê chuẩn trong lĩnh vực hoạt động bay;
có chứng chỉ khóa đào tạo, huấn luyện về an toàn và giám sát an toàn hoạt động
bay tại các cơ sở đào tạo, huấn luyện được Cục Hàng không Việt Nam công nhận
hoặc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện;
c) Thành thạo tiếng Anh (đọc,
hiểu, nói và nghe).
3. Giám sát viên an toàn hoạt
động bay có trách nhiệm và quyền hạn sau:
a) Tiến hành hoạt động kiểm tra,
giám sát an toàn hoạt động bay theo các nội dung quy định tại Khoản
3 Điều 262 của Thông tư này;
b) Tiếp cận và kiểm tra bất kỳ hệ
thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay, cơ sở ANS, cơ quan cấp phép bay HKDD; khu
vực hoạt động tại cảng hàng không, sân bay; khu vực tĩnh không sân bay có hoạt
động bay HKDD;
c) Yêu cầu bất kỳ cán bộ, nhân
viên cơ sở ANS, người lái đưa ra các tài liệu, vật chứng liên quan đến sự cố
mất an toàn hàng không hoặc phục vụ cho công tác điều tra sự cố vi phạm; công
tác kiểm tra, giám sát an toàn hoạt động bay;
d) Kiểm tra và sao chép các giấy
phép, giấy chứng nhận, nhật ký kỹ thuật, tài liệu hoặc hồ sơ liên quan đến bảo
đảm hoạt động bay.
4. Khi thực hiện quyền hạn quy
định tại Khoản 3 Điều này, giám sát viên an toàn hoạt động bay có quyền kiến
nghị Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam xem xét đình chỉ thực hiện chuyến bay
và đình chỉ hoạt động của nhân viên, hệ thống kỹ thuật, thiết bị, cơ sở ANS có
liên quan nhằm ngăn ngừa khả năng uy hiếp an toàn bay.
5. Giám sát viên an toàn hoạt
động bay khi thực hiện nhiệm vụ phải đeo thẻ giám sát viên và phải chịu trách
nhiệm về hoạt động của mình. Cục Hàng không Việt Nam cấp thẻ giám sát viên an
toàn hoạt động bay cho các giám sát viên an toàn hoạt động bay.
6. Mẫu thẻ giám sát an toàn hoạt
động bay được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm
theo Thông tư này. Thẻ có thời gian hiệu lực 05 năm. Người được cấp thẻ giám
sát viên an toàn hoạt động bay bị thu hồi thẻ trong các trường hợp sau:
a) Không còn đáp ứng các yêu cầu
nêu tại Khoản 2 Điều này;
b) Không được bố trí tiếp tục làm
nhiệm vụ giám sát viên an toàn hoạt động bay;
c) Vi phạm các quy định của pháp
luật về việc quản lý an toàn hoạt động bay.
1. Phạm vi đánh giá an toàn hoạt
động bay bao gồm việc tuân thủ các quy định của Luật HKDD Việt Nam và văn bản
quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn và phương thức; tiêu chuẩn, khuyến
cáo thực hành của ICAO; đảm bảo khai thác hoạt động bay, cung cấp dịch
vụ bảo đảm hoạt động bay và việc thực hiện SMS trong phạm vi của doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
2. Việc đánh giá an toàn hoạt
động bay do đánh giá viên của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động
bay thực hiện phù hợp với tài liệu SMS của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ bảo đảm hoạt động bay xây dựng và ban hành sổ tay nghiệp vụ hướng dẫn
chi tiết quy trình đánh giá cho đánh giá viên an toàn hoạt động bay của doanh
nghiệp.
1. Trong trường hợp có vi phạm
hoặc không còn đáp ứng đủ tiêu chuẩn, quy định, điều kiện về giấy phép nhân
viên, giấy phép khai thác hệ thống thiết bị và cơ sở ANS, phép bay, giấy chứng
nhận, văn bản cho phép hoặc các văn bản khác thuộc thẩm quyền cấp hoặc ban hành
của Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam có thể áp dụng
các biện pháp sau:
a) Yêu cầu đình chỉ thực hiện
chuyến bay để ngăn ngừa việc uy hiếp an toàn bay;
b) Tạm đình chỉ, đình chỉ có thời
hạn hoặc thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận của tổ chức, cá nhân vi phạm;
c) Thay đổi nội dung, phạm vi
hoạt động hoặc tái kiểm tra để cấp lại của tổ chức, cá nhân vi phạm.
2. Việc áp dụng biện pháp ngăn
ngừa theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải được lập thành văn bản, hồ sơ nêu
rõ tính chất, mức độ của hành vi bị xử lý, quá trình khuyến cáo, khắc phục hoặc
xác minh đối với hành vi vi phạm, biện pháp xử lý đã áp dụng.
3. Người bị xử lý có thể khiếu
nại về quyết định áp dụng biện pháp ngăn ngừa theo quy định của pháp luật về
khiếu nại, tố cáo.
Cục Hàng không Việt Nam áp dụng
các biện pháp tăng cường sau:
1. Phổ biến kinh nghiệm, bài học
liên quan trên thế giới và tại Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân liên quan trực
tiếp đến hoạt động bay bằng các hình thức thích hợp.
2. Tổ chức thực hiện, giám sát
kết quả thực hiện khuyến cáo an toàn của các cuộc điều tra tai nạn tàu bay, sự
cố trong lĩnh vực hoạt động bay.
3. Tổng kết, đánh giá và phân
tích định kỳ hàng năm việc thực hiện quản lý an toàn hoạt động bay; tổ chức
khắc phục các hạn chế, yêu cầu, đề nghị liên quan nhằm hoàn thiện công tác quản
lý an toàn và SMS.
4. Tổ chức huấn luyện, đào tạo về
an toàn hoạt động bay.
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 267. Mục đích bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn
đường, giám sát HKDD
Bay
kiểm tra, hiệu chuẩn do người lái tàu và nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn sử
dụng tàu bay có trang bị phù hợp thực hiện nhằm mục đích kiểm tra, hiệu chuẩn
hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát trên mặt đất và theo dõi, đánh giá chất
lượng hệ thống, thiết bị dẫn đường vô tuyến dựa vào vệ tinh.
Điều 268. Hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát
phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ [69]
Hệ
thống, thiết bị dẫn đường, giám sát phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ bao
gồm: VOR, NDB, GP, LLZ, đài chỉ mốc vô tuyến (Marker beacons), DME, hệ thống
đèn tín hiệu tại sân bay, GBAS, hệ thống PSR, hệ thống SSR, hệ thống ADS-B.
1.[70] Hệ thống, thiết
bị dẫn đường, giám sát phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu:
a) VOR;
b) NDB;
c) GP;
d) LLZ;
đ) Đài chỉ mốc vô tuyến (Marker beacons);
e) DME;
g) Hệ thống đèn tín hiệu tại sân bay;
h) GBAS;
i) Hệ thống PSR;
k) Hệ thống SSR;
l) Hệ thống ADS-B.
2.[71] Hệ thống,
thiết bị dẫn đường, giám sát phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu lại sau
khi thay đổi ăng-ten, sửa chữa lớn có liên quan đến việc phát xạ của ăng-ten,
có kết luận chính thức hệ thống, thiết bị liên quan là nguyên nhân gây ra sự cố
tai nạn tàu bay. Việc bay kiểm tra, hiệu chuẩn thực hiện theo hướng dẫn của
ICAO về bay kiểm tra hiệu chuẩn.
Điều 270. Cơ sở cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay
đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
1.
Chức năng và nhiệm vụ của cơ sở cung cấp dịch vụ bay kiểm tra,
hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị được quy định tại
tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở này.
2.
Cơ sở cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay
bằng thiết bị phải đảm bảo ba bộ phận: tổ bay kiểm tra, hiệu chuẩn; tàu bay
kiểm tra, hiệu chuẩn; hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn. Tổ bay kiểm
tra, hiệu chuẩn phải có ít nhất 02 người lái tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn và 02
nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn.
3.
Cơ sở cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay
bằng thiết bị phải được cấp giấy phép khai thác trước khi đưa vào hoạt động
chính thức.
Điều 271. Nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương
thức bay bằng thiết bị
1.
Nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá
phương thức bay bằng thiết bị khi thực hiện nhiệm vụ phải có
giấy phép, năng định còn hiệu lực.
2.
Nhiệm vụ của nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn,
bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị được quy định tại tài liệu hướng dẫn
khai thác của cơ sở cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay
đánh giá phương thức bay bằng thiết bị.
Điều 272. Yêu cầu cơ bản đối với tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn
1.
Tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Tài liệu 8071
của ICAO về kiểm tra thiết bị phụ trợ dẫn đường vô tuyến.
2.
Tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải được cơ quan có thẩm quyền theo quy định đánh
giá chất lượng về cấp độ chính xác (CAT. 1, 2, 3) xác nhận đáp ứng yêu cầu (về
kỹ thuật lái tàu bay, hệ thống quy chiếu vị trí chuẩn, mức độ chính xác của
thiết bị đo lường, xử lý và hiển thị).
Điều 273. Yêu cầu cơ bản đối với hệ thống, thiết bị bay kiểm tra,
hiệu chuẩn
1. Hệ thống, thiết bị trên
tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn được sử dụng để xác định hiệu lực tín hiệu vô
tuyến của hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát dưới mặt đất đảm bảo mức độ đo
lường thực hiện ở mức cao nhất trong giới hạn quy định.
2.
Thành phần cơ bản của hệ thống, thiết bị trên tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn bao
gồm:
a)
Các máy thu, phát và ăng-ten đồng bộ;
b)
Hệ thống quy chiếu vị trí chuẩn;
c)
Thiết bị xử lý và hiển thị;
d)
Thiết bị ghi dữ liệu.
3.
Hệ thống, thiết bị này phải được định kỳ kiểm chuẩn, hiệu chuẩn theo quy định
của nhà sản xuất thiết bị nhằm duy trì độ chính xác theo tiêu chuẩn kèm tài
liệu về phương thức kiểm chuẩn, hiệu chuẩn và hồ sơ ghi chép kết quả kiểm
chuẩn, hiệu chuẩn đối với từng hệ thống, thiết bị.
4.
Hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn; thiết bị, phụ tùng dự phòng thay
thế phải được bảo quản phù hợp với quy định của nhà sản xuất thiết bị.
5.
Tổng sai số của toàn bộ hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải nhỏ
hơn 5 lần chất lượng công bố của tín hiệu dẫn đường mặt đất.
6.
Khi hệ thống, thiết bị trên tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn được sử dụng chung
giữa người lái tàu bay và nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn thì nhân viên bay
kiểm tra, hiệu chuẩn chịu trách nhiệm kiểm soát thiết bị trong khi bay.
7.
Máy thu trên tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn cung cấp cả thông tin dẫn đường tương
tự thiết bị của tàu bay và thông tin dẫn đường cho kiểm tra, hiệu chuẩn.
8.
Dữ liệu do máy thu trên tàu bay, hệ thống quy chiếu vị trí chuẩn trên tàu bay
kiểm tra, hiệu chuẩn phát ra phải được xử lý và hiển thị. Việc xử lý dữ liệu
phải được thực hiện bằng cách so sánh thông tin của hệ thống, thiết bị mặt đất
và thông tin của hệ thống quy chiếu vị trí chuẩn.
9.
Phải có thiết bị để in dữ liệu và kết quả bay kiểm tra, hiệu chuẩn.
10.
Ăng-ten trên tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải được kiểm tra diện rộng và kiểm
chuẩn, hiệu chuẩn để xác minh chất lượng, phục vụ cho việc kiểm tra tầm phủ
sóng của thiết bị mặt đất.
11.
Phải kiểm định, hiệu chuẩn và xác định độ lợi ăng-ten sử dụng cho việc đo lường
cường độ từ trường chính xác (bao gồm cả cáp dẫn, chuyển mạch, thiết bị chia
công suất). Ăng-ten phải có đặc tính đo được toàn bộ dải tần số sử dụng tại các
hướng bay trong khi thực hiện phương thức đo lường. Phải áp dụng các đặc tính
độ lợi ăng-ten theo thời gian thực khi dữ liệu được đưa vào và hiển thị hoặc
được xử lý sau để cho ra dữ liệu báo cáo cuối cùng. Phải sử dụng ăng-ten có giản
đồ vô hướng cho việc đo lường cường độ từ trường, khi bay hiệu chuẩn ILS Cấp 2
và ILS Cấp 3.
12.
Lắp đặt ăng-ten trên tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn:
a)
Đối với tàu bay cánh quạt, vị trí đặt ăng-ten phải đảm bảo không bị can nhiễu
bởi hiệu ứng điều chế cánh quạt;
b)
Ăng-ten ra đa khí tượng, nếu được lắp đặt, phải đảm bảo hướng di chuyển của nó
không ảnh hưởng đến hoạt động của ăng-ten thu GP;
c)
Trường hợp có nối ghép qua nhau giữa các ăng-ten thu và ăng-ten phát như VHF
không - địa và VOR, LLZ cần đảm bảo phân cách phù hợp để không gây can nhiễu
lẫn nhau;
d)
Phải xem xét cấu trúc tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn khi lựa chọn vị trí lắp đặt
ăng-ten. Nếu cần bề mặt tiếp mát tốt, không được lắp đặt ăng-ten gần các mối
nối của các loại vật liệu;
đ)
Máy thu phục vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn cần sử dụng ăng-ten riêng biệt. Trường
hợp sử dụng một ăng-ten cho hai hoặc nhiều máy thu thì phải kiểm tra để đảm bảo
khi điều chỉnh máy thu thứ hai toàn bộ dải tần không ảnh hưởng mức tín hiệu đến
máy thu sử dụng cho đo lường vùng phủ sóng;
e)
Hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải sử dụng phần mềm và các đầu
vào từ các bộ cảm biến máy thu để hiệu chỉnh sự ảnh hưởng đến các vị trí tương
đối của ăng-ten đo lường và vị trí của hệ thống theo dõi được quan sát từ mặt
đất, khi tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn thay đổi độ cao;
g)
Máy thu kiểm tra, hiệu chuẩn được sử dụng cho hiệu chuẩn, kiểm chuẩn thiết bị
phát xung như DME, ra đa phải cung cấp tín hiệu video của thiết bị.
13.
Xử lý, hiển thị và ghi dữ liệu bay kiểm tra, hiệu chuẩn:
a)
Hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải gồm cả máy tính được sử dụng
để đọc dữ liệu từ các bộ cảm biến, hệ thống quy chiếu chuẩn và máy thu bay kiểm
tra, hiệu chuẩn. Máy tính xử lý dữ liệu so sánh thông tin dẫn đường của thiết
bị và thông tin định vị chuẩn. Máy tính phải có khả năng xác định các thông số
thiết bị (độ rộng hướng, độ chính xác thẳng hàng LLZ thuộc hệ thống ILS và các
thông số cần thiết khác);
b)
Thông tin liên quan về dẫn đường của thiết bị, quy chiếu vị trí chuẩn (định vị
chuẩn), dung sai của thiết bị và thông tin bổ sung của máy thu như cường độ từ
trường phải được hiển thị cho nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn trên tàu bay
bằng thiết bị số trên màn hình máy tính;
c)
Máy in được sử dụng để in kết quả bay kiểm tra, hiệu chuẩn. Dữ liệu được chú
thích một cách thích hợp bởi nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn hoặc bởi hệ
thống xử lý dữ liệu tự động;
d)
Dữ liệu thô và dữ liệu đã tính toán được ghi lại trên đĩa và lưu trữ theo quy
định để phục vụ công tác điều tra liên quan.
14.
Việc tích hợp hệ thống trên tàu bay không được làm ảnh hưởng đến việc cấp chứng
nhận đủ điều kiện bay của tàu bay. Mỗi một sửa đổi phải được ghi lại trong tài
liệu kỹ thuật của tàu bay cùng với sự chấp thuận của nhà sản xuất hoặc của cơ
quan cấp chứng chỉ đủ điều kiện bay của tàu bay. Nếu việc tích hợp này bắt buộc
bất kỳ giới hạn chất lượng hoặc hạn chế khai thác nào đối với tàu bay, phải
được ghi rõ trong tài liệu kỹ thuật của tàu bay.
Điều 274. Hệ thống quy chiếu vị trí chuẩn
1.
Hệ thống quy chiếu vị trí chuẩn trên tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn cung cấp
thông tin định vị chuẩn để xác định độ chính xác của hệ thống, thiết bị được
bay kiểm tra, hiệu chuẩn. Hệ thống quy chiếu vị trí chuẩn độc lập so với hệ
thống, thiết bị đang được bay kiểm tra, hiệu chuẩn.
2.
Để xác định độ chính xác của tín hiệu dẫn đường, các hình thức bay kiểm tra,
hiệu chuẩn phải có thông tin chuẩn về vị trí do hệ thống quy chiếu vị trí chuẩn
của tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn cung cấp.
Điều 275. Kiểm định, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị bay kiểm tra,
hiệu chuẩn
1.
Các thiết bị phát tín hiệu chuẩn dùng để hiệu chỉnh hệ thống, thiết bị bay kiểm
tra, hiệu chuẩn và thiết bị đo lường trên tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải
được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của Việt Nam về hoạt động kiểm định,
hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và quy định của nhà sản
xuất thiết bị.
2.
Đối với thiết bị mà việc kiểm định, hiệu chuẩn không thực hiện được tại Việt
Nam, việc thuê kiểm định, hiệu chuẩn tại tổ chức nước ngoài phải thông báo Cục
Hàng không Việt Nam trước khi thực hiện.
Điều 276. Thứ tự ưu tiên bay kiểm tra, hiệu chuẩn
Bay kiểm tra, hiệu chuẩn
được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
1. Ưu tiên 1: bay kiểm
tra, hiệu chuẩn đặc biệt.
2. Ưu tiên 2: bay kiểm
tra, hiệu chuẩn nghiệm thu; bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ.
3. Ưu tiên 3: bay khảo sát
vị trí.
Điều 277. Kiểm tra hệ thống, thiết bị mặt đất trước khi bay kiểm
tra, hiệu chuẩn
1.
Trước khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn, hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát trên
mặt đất phải được nhân viên dẫn đường, giám sát kiểm tra thực tế.
2.
Dữ liệu kết quả kiểm tra mặt đất được sử dụng để so sánh với dữ liệu kết quả
bay kiểm tra, hiệu chuẩn và phục vụ công tác bay kiểm tra, hiệu chuẩn.
Điều 278. Thời gian bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ hệ thống,
thiết bị dẫn đường, giám sát[72]
Hệ
thống, thiết bị dẫn đường giám sát phải được bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ
như sau:
1.
ILS (CAT.1, 2), GBAS (CAT.1, 2):
06 tháng một lần;
2.
NDB, VOR, hệ thống đèn tín hiệu tại sân bay: 12 tháng một lần;
3.
DME, PAPI: định kỳ tương ứng với thiết bị ILS, VOR liên quan lắp đặt cùng;
4.
PSR, SSR, ADS-B: 01 năm một lần để kiểm tra các mã số giám sát đặc biệt, 03 năm
một lần để đánh giá tầm phủ và chất lượng hệ thống thiết bị.
Điều 279. Điều chỉnh thời gian bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ hệ
thống, thiết bị dẫn đường[73]
Trong
trường hợp hệ thống, thiết bị dẫn đường VOR/DME, NDB có 04 lần bay kiểm tra,
hiệu chuẩn định kỳ liên tục mà không cần phải điều chỉnh máy phát, dung sai vẫn
duy trì được trong dung sai cho phép và có sự tương quan tốt giữa dữ liệu hồ sơ
kiểm tra mặt đất và dữ liệu hồ sơ bay kiểm tra, hiệu chuẩn, Cục Hàng không Việt
Nam xem xét gia hạn thời gian bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ thêm 12 tháng.
Điều 280. Bay kiểm tra, hiệu chuẩn vào thời gian ban đêm
1.
Thời gian ban đêm được tính từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời mọc.
2.
Trường hợp bay kiểm tra, hiệu chuẩn vào ban đêm, cần xem xét ảnh hưởng của môi
trường ban đêm đối với tín hiệu được phát xạ và đánh giá sự khác biệt kết quả
đo lường ban đêm so với kết quả đo lường ban ngày.
3.
Khi thực hiện bay kiểm tra, hiệu chuẩn vào thời gian ban đêm, tại khu vực có
chướng ngại vật, phải bay cao hơn 300 m (1000 ft) so với độ cao hoặc mực bay sử
dụng ban ngày. Trường hợp cần phải kiểm tra thông số của hệ thống, thiết bị phụ
trợ dẫn đường thì phải thay đổi cự ly nằm ngang để duy trì góc đứng không đổi
tính từ vị trí của hệ thống, thiết bị phụ trợ dẫn đường tương ứng.
4.
Không được thực hiện bay kiểm tra, hiệu chuẩn đài GP ở mức thấp dưới đường
trượt theo tiêu chuẩn hệ thống ILS trong thời gian ban đêm hoặc lúc mức ánh
sáng tự nhiên thấp.
5.
Báo cáo kết quả bay kiểm tra, hiệu chuẩn vào ban đêm cần ghi rõ thời gian bay
vào ban đêm.
Điều 281. Bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống đèn tín hiệu tại sân
bay
1. Nội dung bay kiểm tra, hiệu
chuẩn hệ thống đèn tín hiệu tại sân bay bao gồm:
a) Đèn tiếp cận: tầm nhìn,
cường độ sáng, màu sắc, góc ngẩng;
b) Đèn chớp: tầm nhìn, sự
rõ ràng, tốc độ chớp;
c) Đèn thềm đường cất hạ
cánh: tầm nhìn, cường độ sáng;
d) Đèn vùng chạm bánh: tầm
nhìn, cường độ sáng, độ thẳng hàng;
đ) Đèn lề và đèn tim đường
cất hạ cánh: tính liên tục, màu sáng, cường độ sáng và độ thẳng hàng;
e) Đèn pha xoay: cường độ
sáng và vận tốc quay;
g) PAPI: tầm nhìn, cường
độ sáng, màu sắc, góc ngẩng.
2. Tại sân bay chưa sử
dụng phương thức bay bằng thiết bị, phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống đèn
tín hiệu vào ban đêm để xác định sự thích hợp của hệ thống đèn này trước
khi quyết định tiêu chuẩn khai thác tối thiểu vào ban đêm.
Điều 282. Hệ tọa độ sử dụng cho bay kiểm tra, hiệu chuẩn
Hệ
tọa độ sử dụng cho bay kiểm tra, hiệu chuẩn là hệ tọa độ toàn cầu (WGS-84).
Điều 283. Dữ liệu cho bay kiểm tra, hiệu chuẩn
Dữ
liệu về danh mục hệ thống, thiết bị được bay kiểm tra, hiệu chuẩn (tên đài,
trạm, đài hiệu, tần số, tọa độ WGS-84 và hình thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn);
nội dung kỹ thuật bay kiểm tra, hiệu chuẩn; phương thức bay kiểm tra, hiệu
chuẩn và dữ liệu có liên quan khác phải được chuẩn bị chính xác, đầy đủ và báo
cáo Cục Hàng không Việt Nam.
Điều 284. Phối hợp giữa bay kiểm tra, hiệu chuẩn và kiểm tra, hiệu
chỉnh thiết bị mặt đất
1.
Nhân viên dẫn đường, giám sát được phép tham gia và thực hiện hiệu chỉnh các
thông số hệ thống, thiết bị mặt đất theo đúng tiêu chuẩn quy định trên cơ sở
yêu cầu của nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn trong quá trình bay kiểm tra,
hiệu chuẩn.
2.
Thiết bị thu phát thoại VHF AM không - địa được trang bị thêm trên tàu bay kiểm
tra, hiệu chuẩn và thiết bị thu phát thoại VHF AM không - địa di động dưới mặt
đất được dùng để liên lạc hai chiều giữa nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn
trên tàu bay và nhân viên kỹ thuật hiệu chỉnh hệ thống, thiết bị mặt đất. Liên
lạc này không được gây can nhiễu đối với liên lạc thoại VHF AM không - địa của
dịch vụ điều hành bay.
Điều 285. Xác định tình trạng khai thác của hệ thống, thiết bị sau
khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn
Tình trạng khai thác của
hệ thống, thiết bị sau khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn được xác định như sau:
1. Sử dụng được không hạn
chế: hệ thống, thiết bị cung cấp tín hiệu trong không gian đáp ứng hoàn toàn
các tham số và tiêu chuẩn được quy định trong khu vực phủ sóng của hệ thống,
thiết bị.
2. Sử dụng có hạn chế: hệ
thống, thiết bị cung cấp tín hiệu trong không gian không đáp ứng toàn bộ tham
số và tiêu chuẩn được quy định trong khu vực phủ sóng của hệ thống, thiết bị,
nhưng an toàn cho việc sử dụng trong giới hạn xác định. Trường hợp hệ thống,
thiết bị có thể không an toàn cho hoạt động bay, không được phân loại sử dụng
hạn chế hoặc sử dụng có giới hạn.
3. Không sử dụng được: hệ
thống, thiết bị không sẵn sàng cho sử dụng khai thác do cung cấp các tín hiệu
sai hoặc không an toàn hoặc cung cấp các tín hiệu mà không kiểm soát được chất
lượng trong không gian.
Điều 286. Thẩm quyền xác định tình trạng khai thác của hệ thống,
thiết bị sau khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn
1.
Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm xác định tình trạng khai
thác của hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát sau khi bay kiểm tra, hiệu
chuẩn.
2.
Việc xác định dựa trên:
a)
Đánh giá, xác nhận của nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn về tình trạng hệ
thống, thiết bị;
b)
Báo cáo của nhân viên bảo dưỡng thiết bị mặt đất;
c)
Kết quả theo dõi, giám sát bay kiểm tra, hiệu chuẩn của Cục Hàng không Việt
Nam.
Điều 287. Thông báo thay đổi tình trạng hệ thống, thiết bị
1.
Hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát có tiêu chuẩn khác biệt so với tiêu
chuẩn ICAO phải được Cục Hàng không Việt Nam công bố trong AIP Việt Nam và
thông báo chính thức cho ICAO.
2.
Việc thay đổi tình trạng hoạt động của hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát
có hiệu lực lâu dài phải được Cục Hàng không Việt Nam thông báo cho người khai
thác tàu bay và công bố trong AIP.
3.
Việc thay đổi tình trạng hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát đột xuất và tạm
thời cần phải được tổ chức cung cấp dịch vụ dẫn đường, giám sát hàng không
thông báo ngay cho người khai thác tàu bay bằng NOTAM.
4.
Việc thay đổi tình trạng hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát do bay kiểm
tra, hiệu chuẩn phát hiện được, phải được tổ chức cung cấp dịch vụ dẫn đường,
giám sát hàng không thông báo ngay cho người khai thác tàu bay bằng NOTAM. Cục
Hàng không Việt Nam thu hồi giấy phép khai thác đối với hệ thống, thiết bị dẫn
đường có tình trạng không sử dụng được hoặc cho phép hoạt động ở chế độ thử
hoặc để bảo dưỡng.
5.
Tổ chức cung cấp dịch vụ dẫn đường, giám sát hàng không phải thông báo dừng
cung cấp dịch vụ đối với hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát đang trong thời
gian được bay kiểm tra, hiệu chuẩn (trừ hệ thống, thiết bị chỉ được bay kiểm
tra đài hiệu hoặc kiểm tra giải mã nhận dạng tàu bay).
Điều 288. Duy trì dữ liệu và báo cáo kết quả bay kiểm tra, hiệu
chuẩn
1.
Tổ chức cung cấp dịch vụ dẫn đường, giám sát hàng không chịu trách nhiệm đảm
bảo lưu trữ dữ liệu đầy đủ ít nhất 05 năm để phục vụ công tác giám sát chất
lượng của hệ thống, thiết bị.
2.
Báo cáo kết quả bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu và hồ sơ ghi dữ liệu phải
được duy trì tại thiết bị cùng với các báo cáo và hồ sơ ghi dữ liệu trong thời
hạn 05 năm. Các báo cáo kết quả bay kiểm tra, hiệu chuẩn đặc biệt được thực
hiện trong thời gian này phải được lưu trong hồ sơ.
Điều 289. Phân loại các hình thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ
thống, thiết bị dẫn đường truyền thống
1.
Bay khảo sát vị trí: bay kiểm tra được thực hiện tại vị trí dự kiến lắp đặt hệ
thống, thiết bị tại vị trí có địa hình phức tạp nhằm xác định tác động của môi
trường lên chất lượng tín hiệu vô tuyến điện của hệ thống, thiết bị dự kiến lắp
đặt. Thiết bị di động, lắp đặt trên mặt đất được sử dụng cho bay khảo sát vị
trí.
2.
Bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu: bay kiểm tra, hiệu chuẩn được thực hiện
tiếp theo sau kiểm tra chất lượng mặt đất nhằm thiết lập hiệu lực của tín hiệu
trong không gian. Các thông số của hệ thống, thiết bị được bay kiểm tra, hiệu
chuẩn nghiệm thu được điều chỉnh đạt đến mức chính xác nhất.
3.
Bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ: bay kiểm tra, hiệu chuẩn được thực hiện trên
cơ sở thường xuyên hoặc sau khi bảo dưỡng lớn thiết bị theo kế hoạch nhằm định
kỳ xác nhận hiệu lực của tín hiệu trong không gian.
4.
Bay kiểm tra, hiệu chuẩn đặc biệt: bay kiểm tra, hiệu chuẩn được thực hiện để
kiểm tra các thông số có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống, thiết bị
khi có nghi ngờ hệ thống, thiết bị thực hiện sai chức năng, có tai nạn tàu bay
hoặc các trường hợp đặc biệt khác.
Điều 290. Phương thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị
dẫn đường truyền thống
1.
Tổ chức khai thác hệ thống, thiết bị dẫn đường căn cứ yêu cầu nội dung kỹ thuật
cần bay kiểm tra, hiệu chuẩn do Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn và yêu cầu
của tổ chức cung cấp ATS có liên quan bổ sung khu vực, độ cao, phương vị cần
bay kiểm tra, hiệu chuẩn cho từng đợt bay (nếu có).
2.
Tổ chức cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn căn cứ điều kiện địa hình
trong từng khu vực, xây dựng phương thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn cho từng hệ
thống, thiết bị và cho từng hình thức bay, đợt bay và báo cáo Cục Hàng không
Việt Nam.
Mục 3. BAY KIỂM TRA, HIỆU CHUẨN HỆ THỐNG, THIẾT BỊ DẪN ĐƯỜNG VÔ
TUYẾN DỰA VÀO VỆ TINH
Điều 291. Bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường
dựa vào GNSS
Việc
bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường dựa vào GNSS được thực
hiện đối với GBAS và tham số của GNSS.
Điều 292. Yêu cầu nội dung kỹ thuật bay kiểm tra, hiệu chuẩn GBAS
Yêu cầu nội dung kỹ thuật
bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống áp dụng theo quy định của ICAO về kiểm tra hệ
thống dẫn đường vô tuyến dựa vào GNSS.
Điều 293. Phương thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn GBAS
1.
Tổ chức khai thác GBAS căn cứ các yêu cầu nội dung kỹ thuật cần bay kiểm tra,
hiệu chuẩn do Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn và yêu cầu tổ chức cung cấp ATS
có liên quan bổ sung khu vực, độ cao, phương vị cần bay kiểm tra, hiệu chuẩn
cho từng đợt bay (nếu có).
2.
Tổ chức cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn căn cứ điều kiện địa hình
trong từng khu vực, xây dựng phương thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn cho GBAS, cho
từng hình thức bay, đợt bay và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.
Mục 4. BAY KIỂM TRA, HIỆU CHUẨN HỆ THỐNG, THIẾT BỊ GIÁM SÁT
Điều 294. Đánh giá chất lượng PSR/SSR mặt đất
Tổ
chức khai thác PSR/SSR phải đánh giá định kỳ PSR/SSR hàng năm. Kết quả đánh giá
định kỳ phải được báo cáo về Cục Hàng không Việt Nam. Trong trường hợp kết quả
đánh giá định kỳ mà dung sai vượt quá tiêu chuẩn do Cục Hàng không Việt Nam quy
định, tổ chức khai thác PSR/SSR phải đề xuất thực hiện bay kiểm tra, hiệu chuẩn
đặc biệt.
Điều 295. Vai trò của tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn khi bay kiểm
tra, hiệu chuẩn PSR/SSR
1.
Trong quá trình bay kiểm tra, hiệu chuẩn PSR, tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn là mục
tiêu để phát hiện trong khu vực cần thiết.
2.
Bay kiểm tra, hiệu chuẩn SSR, sử dụng bộ phát đáp chế độ A, chế độ C hoặc chế
độ S trên tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn để trả lời tín hiệu hỏi từ trạm SSR mặt
đất.
Điều 296. Đánh giá chất lượng PSR/SSR trong khi bay kiểm tra, hiệu
chuẩn
1.
Khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn PSR/SSR, kỹ thuật viên ra đa căn cứ tín hiệu mục
tiêu của tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn trên màn hình ra đa hoặc cường độ từ
trường mục tiêu đo được để:
a)
Đánh giá các cự ly, độ cao, độ chính xác và phương vị phát hiện mục tiêu của
PSR/SSR;
b)
Đánh giá việc giải mã nhận dạng, mã khẩn nguy của SSR.
2.
Tổ chức khai thác PSR/SSR được sử dụng công cụ đánh giá ra đa của nhà sản xuất
thiết bị để thực hiện thu thập dữ liệu trong quá trình bay kiểm tra, hiệu chuẩn
nhằm phân tích, đánh giá chất lượng hệ thống PSR/SSR.
Điều 297. Phân loại các hình thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn PSR/SSR
1.
Bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu được thực hiện để đánh giá chất lượng
PSR/SSR, xác định giản đồ vùng phủ sóng và xây dựng tài liệu giản đồ vùng phủ
sóng trước khi đưa PSR/SSR vào khai thác. Dữ liệu được sử dụng làm cơ sở phát
hiện sự giảm sút chất lượng hệ thống, thiết bị và định kỳ so sánh chất lượng
trong lần bay kiểm tra, hiệu chuẩn chuẩn tiếp theo (nếu có).
2.
Bay kiểm tra, hiệu chuẩn đặc biệt được thực hiện khi có sự thay đổi, sửa đổi
hoặc giảm sút chất lượng đối với hệ thống PSR/SSR đã bay kiểm tra, hiệu chuẩn
nghiệm thu; nhu cầu khai thác (đường bay mới) cần kiểm tra thêm thông số, độ
cao, phương vị và khu vực hoặc theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam. Giản
đồ vùng phủ sóng mới sẽ được sử dụng làm cơ sở so sánh trong các lần bay kiểm
tra, hiệu chuẩn tiếp theo (nếu có).
3.[74] Bay kiểm tra,
hiệu chuẩn định kỳ thực hiện để đánh giá chất lượng và tầm phủ thực tế PSR/SSR
phục vụ công tác điều hành bay.
Điều 298. Công bố giản đồ vùng phủ sóng của PSR/SSR
Sau
khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu, tổ chức khai thác PSR/SSR báo cáo Cục
Hàng không Việt Nam giản đồ vùng phủ sóng PSR/SSR để công bố trong AIP Việt
Nam.
Điều 299. Yêu cầu nội dung kỹ thuật bay kiểm tra, hiệu chuẩn
PSR/SSR
Yêu
cầu nội dung kỹ thuật bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu và bay kiểm tra, hiệu
chuẩn đặc biệt cho từng loại PSR/SSR áp dụng theo Tập III Tài liệu 8071 của
ICAO về kiểm tra thiết bị phụ trợ dẫn đường vô tuyến.
Điều 300. Phương thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn PSR/SSR
1.
Phương thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn PSR và phương thức bay kiểm tra, hiệu
chuẩn SSR phải kết hợp thực hiện trừ khu vực chỉ có PSR.
2.
Tổ chức khai thác PSR/SSR căn cứ các yêu cầu nội dung kỹ thuật cần bay kiểm
tra, hiệu chuẩn nghiệm thu và bay kiểm tra, hiệu chuẩn đặc biệt do Cục Hàng
không Việt Nam hướng dẫn và yêu cầu của tổ chức cung cấp ATS liên quan bổ sung
thêm khu vực, độ cao, phương vị và các thông số cần bay kiểm tra, hiệu chuẩn
(nếu có).
3.
Tổ chức cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn căn cứ điều kiện địa hình
trong từng khu vực, xây dựng phương thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn cho từng hệ
thống PSR/SSR và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.
Mục 5. BAY ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG THỨC BAY BẰNG THIẾT BỊ
Điều 301. Mục đích bay đánh giá
Bay đánh giá phương thức bay bằng
thiết bị nhằm mục đích đánh giá chất lượng của thiết kế phương thức bay, bao
gồm dữ liệu chướng ngại vật hàng không, dữ liệu dẫn đường và đánh giá khả năng
có thể thực hiện được hoạt động bay theo thông số được thiết kế.
Ngoài ra, việc bay đánh giá phương thức bay PBN có mục
đích phát hiện các nguồn nhiễu ảnh hưởng đến chất
lượng tín hiệu vệ tinh.
1. Việc bay đánh giá phương thức
bay bằng thiết bị được kết hợp với bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị
dẫn đường, giám sát.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
không lưu đảm bảo việc tổ chức bay đánh giá phương thức bay PBN trong khu vực
trách nhiệm của mình.
Điều 303. Quy trình đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
1. Quy trình đánh giá phương thức
bay PBN bao gồm như sau:
a)
Đánh giá phương thức bay PBN dưới mặt đất;
b)
Đánh giá phương thức bay PBN bằng hệ thống huấn luyện bay giả định;
c)
Bay đánh giá phương thức bay PBN.
2. Quy trình đánh giá chi tiết
phương thức bay bằng thiết bị thực hiện theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt
Nam.
Điều 304. Bay đánh giá phương thức bay PBN
1. Bay đánh giá phương thức bay
PBN được thực hiện sau khi phương thức bay PBN đã được đánh giá dưới mặt đất,
đánh giá bằng hệ thống huấn luyện bay giả định.
2. Bay đánh giá phương thức bay
PBN do cơ sở cung cấp dịch vụ bay đánh giá phương thức bay PBN đủ năng lực và
có giấy phép thực hiện.
Điều 305. Cơ sở cung cấp dịch vụ bay đánh giá phương thức bay bằng
thiết bị
Ngoài các nội dung quy định đối
với cơ sở cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị dẫn đường, giám
sát, cơ sở cung cấp dịch vụ bay đánh giá phương thức bay phải có thêm:
1. Người lái thực hiện đánh giá
phương thức bay bằng thiết bị (FVP).
2. Hệ thống, thiết bị bay đánh
giá phương thức bay bằng thiết bị trên tàu bay.
Điều 306. Người lái thực hiện bay đánh giá phương thức bay bằng
thiết bị (FVP)
Người
lái thực hiện bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị phải đáp ứng điều kiện
sau:
1.
Có bằng lái tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam cấp hoặc công nhận.
2.
Có chứng chỉ đã hoàn thành khóa huấn luyện về bay đánh giá phương thức bay bằng
thiết bị tại cơ sở đào tạo, huấn luyện được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy
chứng nhận hoặc công nhận.
Điều 307. Tàu bay và thiết bị bay đánh giá phương thức bay PBN
Tàu bay bay đánh giá phương thức
bay PBN phải được trang bị hệ thống FMS, lái tự động, thiết bị có khả năng kiểm
tra các phương thức bay bằng thiết bị truyền thống và các phương thức bay PBN.
1.
Việc bay đánh giá này được thực hiện khi tín hiệu của GNSS đã được phép sử dụng
như là phương tiện dẫn đường chính thức cho phương thức bay PBN được bay đánh
giá trong các FIR do Việt Nam quản lý.
2.
Bay đánh giá phương thức bay sử dụng GBAS được thực hiện sau khi đã bay kiểm
tra, hiệu chuẩn GBAS.
3.
Không cần phải xác minh độ chính xác của tín hiệu phát ra từ GNSS mà chủ yếu
xác minh phương thức và sự phù hợp của môi trường thu tín hiệu vô tuyến dẫn
đường sử dụng cho phương thức.
Điều 309. Dữ liệu cho bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
Tổ
chức bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị tổng hợp, phân tích đánh giá dữ
liệu cho bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị trước khi bay đánh giá.
1. Vùng trời cho hoạt động hàng
không chung bao gồm khu vực bay, đường bay phục vụ hoạt động hàng không chung;
đường bay ATS và vùng trời sân bay.
2. Khu vực bay phục vụ hoạt động
hàng không chung có giới hạn ngang, giới hạn cao và giới hạn thấp; các điểm ra,
vào khu vực và các điều kiện khai thác (nếu cần); có giới hạn cao không quá mực
bay 200 (6100 m) trừ trường hợp được Cục Hàng không Việt Nam ấn định khác do
yêu cầu hoạt động bay, giới hạn thấp không nhỏ hơn 300 m so với chướng ngại vật
cao nhất trong khu vực bán kính 600 m có tâm là vị trí ước tính của tàu bay trừ
phần vùng trời quy định thực hiện vòng lượn, cất cánh, hạ cánh.
3. Khu vực bay phục vụ hàng không
chung chỉ khai thác trong điều kiện bay bằng mắt, vào ban ngày hoặc thời gian
cụ thể khác theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam và được ghi rõ trong phép
bay liên quan.
1. Cục Hàng không Việt Nam chủ
trì tổ chức xây dựng phương án thiết lập đường bay phục vụ hoạt động hàng không
chung và đề nghị Cục Tác chiến trình Tổng Tham mưu trưởng quyết định thiết lập.
2. Đường bay phục vụ hàng không
chung chỉ khai thác trong điều kiện bay theo VFR, vào ban ngày hoặc thời gian
cụ thể khác theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam và được ghi rõ trong phép
bay liên quan.
3. Đường bay phục vụ hàng không
chung được thiết lập trên cơ sở được xem xét, đánh giá không ảnh hưởng nhiều
đến các hoạt động bay theo IFR trên các đường bay ATS, các phương thức đi, đến
sân bay và các khu vực bay chờ.
4. Đường bay phục vụ hàng không
chung bao gồm: chi tiết về tên gọi; điểm báo cáo (tọa độ hệ WGS-84 hoặc điểm
báo cáo theo đường hàng không liên quan nếu có), cự ly, hướng bay, độ cao giới
hạn cao và giới hạn thấp, độ cao an toàn tối thiểu của từng chặng bay, các giới
hạn khai thác bay khác (nếu có).
1. Cục Hàng không Việt Nam chủ
trì tổ chức xây dựng phương án thiết lập khu vực bay phục vụ hoạt động hàng
không chung và đề nghị Cục Tác chiến chủ trì trình Tổng Tham mưu trưởng quyết
định thiết lập khu vực bay này.
2. Khu vực bay phục vụ hoạt động
hàng không chung được nghiên cứu, thiết lập hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các
hoạt động bay IFR hoạt động trên các đường bay, các phương thức đi, đến sân bay
và các khu vực bay chờ.
1. Vùng trời phục vụ cho hoạt
động hàng không chung (bao gồm khu vực bay, đường bay phục vụ hàng không chung)
là vùng trời không lưu loại G, khai thác vào ban ngày hoặc thời gian cụ thể
khác theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam cho từng trường hợp.
2. Không yêu cầu bắt buộc liên
lạc vô tuyến hai chiều liên tục giữa chuyến bay hoạt động trong vùng trời phục
vụ hoạt động hàng không chung với cơ sở ATS. Tổ lái phải thực hiện nghiêm chế
độ báo cáo tại các điểm vào, điểm ra khỏi đường bay phục vụ hàng không chung và
khu vực bay phục vụ đường hàng không, độ cao bay do cơ sở ATS chỉ định.
3. Hoạt động bay trong vùng trời
phục vụ hoạt động hàng không chung được cung cấp dịch vụ thông báo bay theo yêu
cầu.
Điều 314.
Đường bay tiến nhập, rời khỏi khu vực bay phục vụ hàng không chung
1. Đường bay tiến nhập, rời khỏi
khu vực bay phục vụ hàng không chung là phần đường bay phục vụ hàng không chung
kết nối với khu vực bay phục vụ hàng không chung.
2. Trừ trường hợp được phép của
cơ sở ATS, tổ lái phải thực hiện đúng đường bay tiến nhập, rời khỏi khu vực bay
phục vụ hàng không chung.
1. Điểm ra, vào khu vực bay phục
vụ hàng không chung là điểm giao cắt giữa trục đường bay tiến nhập, rời khỏi
khu vực bay phục vụ hàng không chung với ranh giới khu vực bay phục vụ hàng
không chung.
2. Trừ trường hợp được phép của
cơ sở ATS, tổ lái phải thực hiện tiến nhập, rời khỏi khu vực bay phục vụ hàng
không chung tại đúng điểm ra, vào khu vực bay phục vụ hàng không chung.
1. Liên lạc không địa cho hoạt
động bay và quản lý, điều hành bay trong khu vực bay phục vụ hàng không chung
sử dụng VHF (gồm 01 tần số chính và 01 tần số dự phòng), liên lạc HF phù hợp
với khu vực hoạt động cụ thể. Cục Hàng không Việt Nam ấn định chi tiết các tần
số liên lạc này.
2. Cơ sở, bộ phận điều hành khu
vực bay phục vụ hàng không chung phải có kênh liên lạc với các cơ sở điều hành
bay có liên quan trong khu vực.
3. Khi được thiết lập, bộ phận
khai thác bay của người khai thác bay hàng không chung trong khu vực bay phục
vụ hàng không chung phải có kênh liên lạc thoại trực tiếp với cơ sở điều hành
bay trong khu vực bay phục vụ hàng không chung.
4. Việc thiết lập mạng thông tin
liên lạc; thiết bị chính, dự phòng; ghi, lưu trữ tham số thông tin, liên lạc;
nguồn điện chính, dự phòng; khai thác và bảo dưỡng hệ thống thiết bị thực hiện
theo quy định tại Mục 1 Chương V của Thông tư này.
Cục Hàng không Việt Nam chủ trì,
phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
công bố thông tin về đường bay, khu vực bay, phương thức bay phục vụ hàng không
chung; các thông tin về bãi cất cánh, hạ cánh trên mặt nước trong khu vực bay
hàng không chung; cơ sở ATS liên quan và tần số liên lạc, phương thức liên lạc
trong khu vực hàng không chung; các cơ sở ANS khác, các hạn chế khai thác bay
nếu có trong Tập thông tin phục vụ hoạt động hàng không chung.
1. Đối với chuyến bay khởi hành
từ cảng hàng không, sân bay đến bãi đáp:
a) Các giai đoạn trước khi cất
cánh, cất cánh và bay trong khu vực vùng trời kiểm soát thực hiện theo quy định
hiện hành đối với các chuyến bay trong vùng trời có kiểm soát;
b) 05 phút trước khi đến ranh
giới hoặc điểm chuyển giao (nếu có) giữa vùng trời kiểm soát với đường bay, khu
vực bay hàng không chung, tổ lái thông báo cho cơ sở điều hành bay liên quan,
xin chuyển qua thực hiện theo VFR hoặc chế độ bay VFR đặc biệt, đồng thời thông
báo giờ dự kiến hạ cánh tại bãi đáp;
c) Sau khi tàu bay hạ cánh tại
bãi đáp, tổ lái (hoặc người đại diện được ủy quyền của người khai thác tàu bay)
thông báo giờ thực tế tàu bay hạ cánh cho cơ sở điều hành bay liên quan;
d) Cơ sở điều hành bay nhận được
thông tin tàu bay hạ cánh phải thông báo ngay cho cơ sở điều hành bay liên quan
khác (trung tâm kiểm soát đường dài, cơ sở kiểm soát tiếp cận, đài kiểm soát
tại sân bay). Trung tâm kiểm soát đường dài có trách nhiệm thông báo cho trung
tâm quản lý điều hành bay khu vực liên quan.
2. Đối với chuyến bay khởi hành
từ bãi đáp đến cảng hàng không, sân bay liên quan:
a) Trước khi tàu bay nổ máy, tổ
lái (hoặc người đại diện được ủy quyền của người khai thác tàu bay) liên lạc
với cơ sở điều hành bay liên quan, thông báo giờ dự kiến khởi hành và xin huấn
lệnh đường dài;
b) Sau khi tàu bay cất cánh,
người đại diện được ủy quyền nêu trên thông báo cho cơ sở điều hành bay liên
quan giờ thực tế tàu bay cất cánh và giờ dự kiến đến điểm tiến nhập vào vùng
trời kiểm soát;
c) Cơ sở điều hành bay nhận thông
tin tàu bay cất cánh phải thông báo ngay cho cơ sở điều hành bay liên quan
khác; trung tâm kiểm soát đường dài có trách nhiệm thông báo cho trung tâm quản
lý điều hành bay khu vực liên quan;
d) 05 phút trước khi tiến nhập
vào vùng trời có kiểm soát, tổ lái có trách nhiệm liên lạc với cơ sở điều hành bay
liên quan và xin phép bay vào vùng trời có kiểm soát;
đ) Sau khi vào vùng trời có kiểm
soát, chuyến bay được cung cấp ATS như đối với các chuyến bay IFR khác.
3. Đối với chuyến bay khởi hành
từ bãi đáp và hạ cánh tại bãi đáp khác:
a) Trước khi tàu bay nổ máy, tổ
lái (hoặc người đại diện được ủy quyền của người khai thác tàu bay) liên lạc
với trung tâm kiểm soát đường dài liên quan, thông báo giờ dự kiến khởi hành;
b) Sau khi tàu bay cất cánh,
người đại diện được ủy quyền nêu trên thông báo cho trung tâm kiểm soát đường
dài liên quan giờ tàu bay cất cánh và giờ dự kiến tàu bay hạ cánh;
c) Sau khi tàu bay hạ cánh tại
bãi đáp, tổ lái (hoặc người đại diện được ủy quyền nêu trên) thông báo ngay giờ
hạ cánh thực tế cho trung tâm kiểm soát đường dài liên quan;
d) Trung tâm kiểm soát đường dài
có trách nhiệm thông báo giờ tàu bay cất, hạ cánh cho trung tâm quản lý điều
hành bay khu vực liên quan.
Cục Hàng không Việt Nam chủ trì,
phối hợp với Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu thiết lập và công bố phương thức
bay tiến nhập, phương thức rời từng khu vực bay phục vụ hàng không chung cụ
thể.
1. Cục Hàng không Việt Nam quyết
định và công bố phương thức bay, bài bay trong khu vực bay phục vụ hàng không
chung.
2. Quy tắc bay:
a) Thực hiện bay theo IFR trong
vùng trời có kiểm soát;
b) Thực hiện bay theo VFR trong
vùng trời loại G;
c) Ranh giới xác định tàu bay
thực hiện VFR hoặc IFR là vị trí tại đó tàu bay rời hoặc tiến nhập vào vùng
trời có kiểm soát.
1. Hoạt động bay hàng không chung
được cơ quan quản lý vùng trời và quản lý điều hành bay quân sự giám sát theo
quy định tại Nghị định số 125/2015/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Chính
phủ quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay.
2. Hoạt động bay hàng không chung
trong vùng trời kiểm soát được cung cấp dịch vụ điều hành bay; ngoài vùng trời
kiểm soát được cung cấp dịch vụ thông báo bay trước khi tàu bay cất cánh.
Các cơ sở ATS có trách nhiệm theo
dõi, nắm chắc và thông báo kịp thời cho nhau về thời gian cất cánh, hạ cánh của
tàu bay, thời gian dự kiến bay qua, bay đến và những thay đổi, tình huống bất
thường xảy ra trong quá trình bay, những trường hợp vi phạm quy tắc, chế độ
bay, nguyên nhân và việc xử lý các tình huống bất trắc.
Các tàu bay hoạt động trên đường
bay, trong khu vực bay phục vụ hàng không chung tự đảm bảo phân cách với nhau
cũng như đảm bảo phân cách với địa hình và chướng ngại vật.
Cơ sở điều hành bay thực hiện:
1. Trước chuyến bay: cung cấp tin
tức về kế hoạch của hoạt động bay trong khu vực (nếu có) có khả năng ảnh hưởng
đến hoạt động bay hàng không chung.
2. Trong chuyến bay: cung cấp
dịch vụ báo động khi nhận được thông tin từ người khai thác tàu bay hoặc nhận
biết được từ nguồn khác phù hợp với quy định hiện hành.
1. Cơ sở điều hành bay cung cấp
các thông tin thời tiết hiện có cho tổ lái (hoặc người đại diện được ủy quyền
của người khai thác tàu bay và được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận) thực
hiện hoạt động hàng không chung trước chuyến bay.
2. Đối với hoạt động bay hàng
không chung trong vùng trời không có kiểm soát, cơ sở điều hành bay cung cấp
các thông tin thời tiết tại khu vực hoạt động theo điều kiện thực tế và khi có
yêu cầu của tổ lái hoặc người đại diện được ủy quyền nêu trên.
Điều 326.
Phối hợp xử lý các trường hợp bất thường, khẩn cấp
Khi một
tàu bay ở trong tình huống bất thường, khẩn cấp, cơ sở ATS phối hợp với trung
tâm quản lý điều hành bay khu vực, người khai thác tàu bay để trợ giúp kịp thời
khi có yêu cầu theo khả năng thực tế; cung cấp các thông tin chính xác để hỗ
trợ cho việc điều khiển tàu bay hoạt động hàng không chung một cách an toàn.
Kế hoạch bay bao gồm kế hoạch
khai thác tuyến đường bay; kế hoạch hoạt động bay theo mùa và ngày phục vụ công
tác quản lý, điều hành bay; kế hoạch khai thác bay cho từng tàu bay và kế hoạch
bay không lưu cho từng chuyến bay.
1.
Sân bay dự bị bao gồm sân bay dự bị cất cánh, sân bay dự bị trên đường bay, sân
bay dự bị hạ cánh.
2.
Thủ tục công bố sân bay dự bị thực hiện theo Điều 29 của Nghị định số
125/2015/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về
quản lý hoạt động bay. Các thông tin công bố bao gồm kiểu loại sân bay dự bị,
số liệu đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
được cung cấp, hệ thống dẫn đường và tần số liên lạc của cơ sở điều hành bay
tại sân bay dự bị, cấp độ dịch vụ khẩn nguy sân bay, chế độ hoạt động và điều
kiện sử dụng sân bay dự bị.
3.
Cục Hàng không Việt Nam tổ chức công bố trong nước và quốc tế về sân bay dự bị
sử dụng cho hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam.
1. Việc lập kế hoạch khai thác
tuyến đường bay:
a) Người khai thác tàu bay phải
đánh giá thông tin về sân bay, sân bay dự bị, tuyến đường và khu vực khai thác
dự định liên quan, thông tin thời tiết, bao gồm cả các ảnh hưởng khí tượng theo
mùa hoặc các ảnh hưởng khí tượng bất lợi khác có thể tác động đến chuyến bay,
các giới hạn khai thác có liên quan;
b) Người khai thác tàu bay phải
xác định sân bay hoặc khu vực hạ cánh bắt buộc an toàn sử dụng trong trường hợp
hỏng động cơ hoặc có hỏng hóc lớn; vị trí của sân bay, khu vực này phải được
lập chương trình trong hệ thống khai thác bay.
2. Việc lập kế hoạch hoạt động
bay theo mùa và ngày thực hiện theo quy định Điều 22 của Nghị định số
125/2015/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về
quản lý hoạt động bay.
3. Nội dung của kế hoạch khai thác bay bao gồm:
a) Số đăng ký tàu bay;
b) Loại và kiểu tàu bay;
c) Ngày, tháng, năm thực hiện
chuyến bay;
d) Số hiệu chuyến bay;
đ) Họ tên các thành viên tổ lái;
e) Nhiệm vụ của từng thành viên
tổ lái;
g) Sân bay đi;
h) Giờ cất cánh dự kiến;
i) Sân bay đến (theo kế hoạch và
thực tế);
k) Giờ hạ cánh dự kiến;
l) Loại hình khai thác (ETOPS,
VFR...);
m) Đường bay ATS, các chặng bay
và điểm kiểm tra, lộ điểm, khoảng cách, thời gian và các vệt bay;
n) Tốc độ bay bằng dự tính và
thời gian bay giữa các điểm kiểm tra, lộ điểm, thời gian dự tính và thời gian
thực tế;
o) Độ cao an toàn và mực bay tối
thiểu;
p) Độ cao, mực bay theo kế hoạch;
q) Tính toán nhiên liệu (các ghi
chép về những lần kiểm tra nhiên liệu trong khi bay);
r) Lượng nhiên liệu trên tàu bay
vào thời điểm khởi động động cơ;
s) Các sân bay dự bị cho hạ cánh,
cất cánh và trên đường bay, bao gồm các thông tin quy định tương ứng trên;
t) Kế hoạch bay không lưu (FPL)
và các kế hoạch sửa đổi, bổ sung;
u) Sửa đổi kế hoạch bay trong khi
bay;
v) Các thông tin khí tượng liên
quan.
4. Việc lập kế hoạch bay không
lưu thực hiện theo quy định tại Phần I của Phụ lục I
ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Người khai thác tàu bay, căn
cứ danh mục sân bay dự bị đã được Cục Hàng không Việt Nam công bố, điều kiện
khai thác thực tế của hạ tầng cơ sở, hệ thống kỹ thuật, thiết bị, dịch vụ bảo
đảm hoạt động bay và các dịch vụ liên quan khác tại các sân bay đó, khả năng
khai thác thực tế của tàu bay và tổ lái, chủ động lựa chọn sân bay dự bị cất
cánh, dự bị trên đường bay và dự bị hạ cánh khi lập kế hoạch bay cho các chuyến
bay nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các chuyến bay; thiết lập tiêu chuẩn
khai thác tối thiểu về thời tiết cho cất cánh và hạ cánh không thấp hơn tiêu
chuẩn do Cục Hàng không Việt Nam, nhà chức trách hàng không có sân bay dự bị
liên quan thiết lập.
2. Đối với chuyến bay nội địa,
người khai thác tàu bay sử dụng sân bay nội địa làm sân bay dự bị chính; trong
trường hợp không thể chọn được sân bay nội địa làm dự bị, có thể sử dụng sân
bay nước ngoài làm sân bay dự bị hạ cánh và chịu trách nhiệm về quyết định của
mình.
1. Các cấp độ bất thường trong
khai thác bay bao gồm:
a) Thay đổi lịch bay ngày do ảnh
hưởng của các điều kiện khai thác, thương mại, dịch vụ phát sinh trong ngày;
b) Thay đổi lớn về lịch bay do
ảnh hưởng nghiêm trọng của các tình huống bất khả kháng như thiên tai, dịch
bệnh, đình công, chiến tranh;
c) Sự cố tàu bay nghiêm trọng;
d) Tai nạn tàu bay.
2. Đối với trường hợp bất thường
trong khai thác bay, người khai thác tàu bay có trách nhiệm xử lý, hạn chế tối
đa ảnh hưởng tới lịch bay và hành khách. Riêng đối với tai nạn, sự cố tàu bay
nghiêm trọng, người khai thác tàu bay phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng không Việt
Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn HKDD và các đơn vị liên
quan khác để xử lý.
3. Trường hợp có sai sót liên
quan đến nội dung phép bay hoặc việc nhận phép bay; việc lập, phát kế hoạch
khai thác bay, kế hoạch bay không lưu, người khai thác tàu bay phải phối hợp
chặt chẽ với Cục Hàng không Việt Nam, phòng thủ tục bay, cơ sở điều hành bay
liên quan để xử lý, xác nhận lại nội dung phép bay, phát lại điện văn kế hoạch
bay không lưu và chỉ khai thác khi có sự xác nhận của cơ quan, đơn vị có liên
quan về việc này.
Tổ chức đề nghị cấp giấy phép
khai thác cho cơ sở ANS, hệ thống kỹ thuật và thiết bị bảo đảm hoạt động bay,
giấy phép nhân viên bảo đảm hoạt động bay gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ
thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt
Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin trong
hồ sơ.
1. Hồ sơ
đề nghị cấp giấy phép khai thác bao gồm:
a) Đơn đề
nghị cấp giấy phép khai thác cơ sở ANS theo mẫu
số 1 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Danh mục
hệ thống, thiết bị kỹ thuật của cơ sở ANS;
c) Báo
cáo tổ chức bộ máy, điều hành của cơ sở, số lượng kíp trực, chế độ và thời gian
làm việc;
d) Tài
liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở ANS và danh mục lưu trữ hệ thống các
văn bản, tài liệu liên quan;
đ) Danh mục
hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay bằng
thiết bị của tổ chức đã được cấp phép; bản sao chứng chỉ đủ điều kiện bay của
tàu bay thực hiện công tác bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức
bay bằng thiết bị; bản sao giấy phép lái tàu bay của người lái tàu bay áp dụng
đối với cơ sở cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương
thức bay bằng thiết bị.
2. Trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt
Nam thẩm định, kiểm tra thực tế, yêu cầu tổ chức đề nghị cấp giấy phép giải
trình bổ sung các nội dung liên quan và cấp giấy phép khai thác cơ sở ANS;
trường hợp không cấp giấy phép phải gửi văn bản trả lời cho tổ chức đề nghị
biết và nêu rõ lý do.
Trường
hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ, Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn tổ chức đề nghị hoàn thiện hồ sơ theo quy
định.
3. Giấy
phép khai thác cơ sở ANS theo mẫu số 1 quy định
tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Giấy
phép khai thác cơ sở ANS được cấp lại trong các trường hợp sau:
a) Giấy
phép bị mất hoặc bị hỏng;
b) Thay
đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
bảo đảm hoạt động bay; thay đổi tên cơ sở, địa chỉ của cơ sở ANS;
c) Thay
đổi mục đích, phạm vi, phương thức cung cấp dịch vụ, chế độ hoạt động của cơ sở
ANS;
d) Phục
hồi và đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của giấy phép khai thác cơ sở ANS
(áp dụng trong trường hợp giấy phép khai thác bị thu hồi).
2. Hồ sơ
đề nghị cấp lại giấy phép khai thác bao gồm:
a) Đơn đề
nghị cấp lại giấy phép khai thác cơ sở ANS theo mẫu
số 2 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản
gốc giấy phép khai thác cơ sở ANS (nếu có);
c) Bản
sao tài liệu liên quan đến nội dung quy định tại các Điểm b, c, d Khoản 1 Điều này.
3. Đối
với trường hợp cấp lại theo quy định tại các Điểm a, b Khoản 1 Điều này: trong thời
hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không
Việt Nam xem xét, quyết định cấp lại giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép
phải gửi văn bản trả lời cho tổ chức đề nghị biết và nêu rõ lý do.
4. Đối
với trường hợp cấp lại theo quy định tại các Điểm c, d Khoản 1 Điều này: trong
thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng
không Việt Nam thẩm định, kiểm tra thực tế; yêu cầu tổ chức đề nghị cấp giấy
phép giải trình bổ sung các nội dung liên quan và cấp lại giấy phép khai thác
cơ sở ANS; trường hợp không cấp giấy phép phải gửi văn bản trả lời cho tổ chức
đề nghị biết và nêu rõ lý do.
Trường
hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ, Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn tổ chức đề nghị hoàn thiện hồ sơ theo quy
định.
Danh mục
hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay phải được cấp giấy phép khai
thác trước khi đưa vào hoạt động chính thức được quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hệ
thống kỹ thuật, thiết bị CNS được cấp giấy phép khai thác phải đáp ứng các quy
định sau:
a) Đáp
ứng tiêu chuẩn do Cục Hàng không Việt Nam ban hành hoặc công nhận phù hợp với
tiêu chuẩn của ICAO;
b) Có
giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;
c) Có tài
liệu khai thác, bảo dưỡng của hệ thống kỹ thuật, thiết bị CNS bằng tiếng Việt
hoặc tiếng Anh (nếu tài liệu bằng tiếng Anh phải đảm bảo nhân viên hiểu và khai
thác được tài liệu);
d) Có
thiết bị dự phòng và nguồn điện đáp ứng quy định tại Điều 86 và
Điều 87 của Thông tư này;
đ) Có
biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng; đối với hệ thống đèn
tín hiệu tại sân bay phải có sơ đồ bản vẽ hoàn công;
e) Có mã
số, địa chỉ kỹ thuật của hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS (nếu có);
g) Có
phương thức bay đối với hệ thống, thiết bị dẫn đường;
h) Có
thiết bị ghi và lưu trữ theo quy định tại Điều 88 của Thông tư
này;
i) Đối với thiết bị dẫn
đường, giám sát hàng không được đầu tư, lắp đặt mới, phải có biên bản kết quả
bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu và đạt tiêu chuẩn đưa vào khai thác; trường
hợp điều chuyển thiết bị dẫn đường vô hướng đã sử dụng và được lắp đặt tại vị
trí khác, được phép sử dụng kết quả bay kiểm tra của tàu bay thương mại để xem
xét đưa vào khai thác;
k) Có
đường truyền dẫn, điều khiển xa và thiết bị có liên quan phù hợp với yêu cầu
khai thác thiết bị.
2. Hệ
thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay bằng
thiết bị được cấp phép khai thác khi đáp ứng các quy định sau:
a) Hệ
thống, thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn do Cục Hàng không Việt Nam ban hành hoặc
công nhận phù hợp với tiêu chuẩn của ICAO;
b) Có
chứng chỉ xuất xứ, chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất;
c) Có tài
liệu khai thác, bảo dưỡng bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
d) Có
biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng;
đ) Có
thiết bị và nguồn điện dự phòng phù hợp;
e) Có
thiết bị ghi và lưu trữ theo quy định;
g) Hệ
thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay bằng
thiết bị phải phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất tàu bay kiểm tra, hiệu
chuẩn nếu có kết nối trực tiếp vào trang thiết bị tàu bay hoặc có yêu cầu cải
tiến tàu bay.
3. Hệ
thống ATM tự động, hệ thống kỹ thuật, thiết bị thông báo tin tức hàng không
được cấp giấy phép khai thác khi đáp ứng các quy định sau:
a) Đáp
ứng tiêu chuẩn do Cục Hàng không Việt Nam ban hành hoặc công nhận phù hợp với
tiêu chuẩn của ICAO;
b)[75] Có biên bản nghiệm thu hoàn thành
công trình đưa vào sử dụng;
c) Có tài
liệu khai thác, bảo dưỡng của hệ thống bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu tài
liệu bằng tiếng Anh phải đảm bảo nhân viên hiểu và khai thác được tài liệu).
4. Hệ
thống kỹ thuật, thiết bị khí tượng hàng không được cấp giấy phép khai thác khi
đáp ứng các quy định sau:
a) Đáp
ứng tiêu chuẩn do Cục Hàng không Việt Nam ban hành hoặc công nhận phù hợp với
tiêu chuẩn của ICAO;
b)[76] Có biên bản nghiệm thu hoàn thành
công trình đưa vào sử dụng;
c) Có
thiết bị dự phòng;
d) Có
giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;
đ) Có tài
liệu khai thác, bảo dưỡng của hệ thống kỹ thuật, thiết bị khí tượng hàng không
bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu tài liệu bằng tiếng Anh phải đảm bảo nhân
viên hiểu và khai thác được tài liệu).
1. Hồ sơ
đề nghị cấp giấy phép khai thác bao gồm:
a) Đơn đề
nghị cấp giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị theo mẫu số 3 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm
theo Thông tư này;
b) Báo
cáo về hệ thống kỹ thuật, thiết bị đề nghị cấp phép;
c) Báo
cáo về năng lực khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống, thiết bị phù hợp;
d) Bản
sao giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;
đ) Bản
sao chứng chỉ xuất xứ, chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất đối với hệ thống,
thiết bị bay kiểm tra hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị.
2. Trong
thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng
không Việt Nam thẩm định, kiểm tra thực tế, yêu cầu tổ chức đề nghị cấp giấy
phép giải trình bổ sung các nội dung liên quan và cấp giấy phép khai thác hệ
thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay; trường hợp từ chối cấp giấy
phép phải gửi văn bản trả lời cho tổ chức đề nghị và nêu rõ lý do.
Trường
hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ, Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn tổ chức đề nghị hoàn thiện hồ sơ theo quy
định.
3. Giấy
phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay có thời hạn
hiệu lực 02 năm; theo mẫu số 2 quy định tại Phụ
lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Trường
hợp phải làm thủ tục cấp lại giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị
bảo đảm hoạt động bay bao gồm:
a) Giấy
phép bị mất hoặc bị hỏng;
b) Giấy
phép hết hiệu lực hoặc khi có sự thay đổi nội dung của giấy phép khai thác đã
được cấp;
c) Khi tổ
chức đề nghị tiến hành cải tạo, nâng cấp hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm
hoạt động bay;
d) Phục
hồi và đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của giấy phép khai thác hệ thống
kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay (áp dụng trong trường hợp giấy phép bị
thu hồi).
2. Hồ sơ
đề nghị cấp lại giấy phép khai thác bao gồm:
a) Đơn đề
nghị cấp lại giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị theo mẫu số 4 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm
theo Thông tư này;
b) Báo
cáo giải trình việc cải tạo, nâng cấp hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt
động bay (áp dụng cho trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này);
c) Bản
sao biên bản kết quả bay kiểm tra hiệu chuẩn, kết quả kiểm định mới nhất của hệ
thống kỹ thuật, thiết bị (áp dụng đối với hệ thống, thiết bị phải bay kiểm tra
hiệu chuẩn, kiểm định, bao gồm cả việc cải tạo, nâng cấp hệ thống kỹ thuật,
thiết bị);
d) Bản
sao giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện.
Riêng hồ
sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt
động bay trong trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này được thực hiện
theo quy định tại Khoản 1 Điều 337 của Thông tư này.
3. Trường
hợp cấp lại theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này: trong thời
hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không
Việt Nam xem xét, quyết định cấp lại giấy phép; trường hợp từ chối cấp giấy
phép phải gửi văn bản thông báo cho người đề nghị và nêu rõ lý do.
4. Trường
hợp cấp lại theo quy định tại các Điểm b, c, d Khoản 1 Điều này: trong thời hạn
10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt
Nam thẩm định, kiểm tra thực tế (nếu cần thiết); yêu cầu tổ chức đề nghị cấp
giấy phép giải trình bổ sung các nội dung liên quan và cấp lại giấy phép hệ
thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay; trường hợp từ chối cấp giấy
phép phải gửi văn bản thông báo cho người đề nghị và nêu rõ lý do.
Trường
hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ, Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn tổ chức đề nghị hoàn thiện hồ sơ theo quy
định.
1. Nhân viên bảo đảm hoạt động
bay được cấp giấy phép, năng định phải đáp ứng các quy định sau:
a)[77] Là công dân
Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên, không có tiền án hoặc đang chấp hành bản án hình
sự hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đối với nhân viên ATFM phải có
tối thiểu 05 năm kinh nghiệm điều hành bay hoặc hiệp đồng, thông báo bay hoặc
tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành không lưu hoặc quản lý hoạt động bay;
b) Có
chứng chỉ chuyên môn về chuyên ngành bảo đảm hoạt động bay phù hợp do tổ chức
đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên bảo đảm hoạt động bay đủ điều kiện theo
quy định cấp. Có chứng chỉ hoàn thành khóa huấn luyện về bay kiểm tra, hiệu
chuẩn, bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị tại cơ sở đào tạo, huấn luyện
đủ điều kiện theo quy định áp dụng đối với nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn,
bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị;
c) Có
chứng nhận trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không do cơ sở đánh giá trình độ
tiếng Anh nhân viên hàng không đủ điều kiện cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
d) Có
thời gian huấn luyện và thực tập tối thiểu theo quy định tại Khoản 3 Điều này;
đ) Có
giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe mức 3 của cơ sở y tế đủ điều kiện theo
quy định cấp áp dụng đối với kiểm soát viên không lưu, nhân viên thực hiện
nhiệm vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay;
e) Tham
dự và đạt kết quả kiểm tra để cấp giấy phép, năng định nhân viên bảo đảm hoạt
động bay.
2. Quy
định về trình độ tiếng Anh đối với nhân viên bảo đảm hoạt động bay
a) Kiểm
soát viên không lưu, nhân viên khai thác liên lạc sóng ngắn không - địa (HF
A/G) và huấn luyện viên không lưu (áp dụng đối với huấn luyện cho 2 loại hình
nhân viên này) phải có trình độ tiếng Anh mức 4;
b) Nhân
viên ATFM, nhân viên bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị phải có trình
độ tiếng Anh mức 3;
c) Nhân
viên AIS, nhân viên sơ đồ, bản đồ, dữ liệu hàng không phải có trình độ tiếng
Anh mức 3 (áp dụng từ năm 2019);
d)[78] Huấn luyện viên
các chuyên ngành khác (trừ huấn luyện viên đánh tín hiệu tàu bay) phải có trình
độ tiếng Anh TOEIC 550 hoặc tương đương hoặc trình độ tiếng Anh mức 3 từ năm
2021;
đ)[79] Giấy chứng nhận
trình độ tiếng Anh nhân viên bảo đảm hoạt động bay có hiệu lực ba năm đối với
mức 3 và mức 4, sáu năm đối với mức 5 và không xác định thời hạn hiệu lực đối
với mức 6.
3. Quy
định về thời gian huấn luyện và thực tập đối với nhân viên bảo đảm hoạt động
bay
a) 12
tháng đối với kiểm soát viên không lưu; kíp trưởng không lưu (tại các vị trí
được quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông
tư này); huấn luyện viên không lưu;
b) 09
tháng đối với nhân viên khai thác liên lạc sóng ngắn không - địa (HF A/G), nhân
viên ATFM, nhân viên khí tượng hàng không;
c)[80] 06 tháng đối
với nhân viên thủ tục bay (riêng đối với trường hợp nhân viên đã có năng định
kiểm soát viên không lưu thực tập huấn luyện vị trí thủ tục bay áp dụng 02
tháng đối với cảng hàng không nội địa); nhân viên thông báo, hiệp đồng bay;
nhân viên CNS (trừ các nhân viên nêu tại điểm d khoản này); nhân viên AIS
(riêng đối với trường hợp nhân viên đã có năng định không lưu thực tập huấn
luyện vị trí AIS sân bay áp dụng 03 tháng đối với cảng hàng không nội địa);
nhân viên bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không; nhân viên hiệp đồng tìm kiếm, cứu
nạn;
d)[81] 03 tháng đối
với nhân viên đánh tín hiệu tàu bay, nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay,
nhân viên CNS (khai thác mạng AFTN/AMHS; khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông
tin sóng ngắn không địa (HF A/G), thiết bị thông tin sóng cực ngắn không địa
(VHF A/G), hệ thống chuyển mạch thoại (VCCS), thiết bị ghi âm, NDB, hệ thống
đèn tín hiệu và biển báo tại sân bay, hệ thống ADS-B) và nhân viên khai thác,
bảo dưỡng hệ thống AIS/AIM tự động.
4. Huấn
luyện viên trong lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay phải đáp ứng các quy định sau
đây:
a) Có
bằng hoặc chứng chỉ đào tạo cơ bản chuyên ngành phù hợp;
b) Chứng
chỉ tốt nghiệp khóa đào tạo về huấn luyện viên chuyên ngành tại các cơ sở đào
tạo về hàng không của ICAO hoặc cơ sở đào tạo được Cục Hàng không Việt Nam công
nhận;
c) Có ít
nhất 05 năm kinh nghiệm đối với chuyên ngành tham gia huấn luyện;
d)[82] Trình độ tiếng Anh thực hiện theo
quy định tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều này;
đ) Chứng
chỉ nghiệp vụ sư phạm;
e) Không
bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật lao động trong 3 năm gần
nhất về lĩnh vực chuyên môn;
g) Được Cục Hàng không Việt Nam
kiểm tra và cấp giấy phép hoặc công nhận theo quy định.
Danh mục giấy phép, năng định nhân viên bảo đảm hoạt động
bay quy
định chi tiết tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông
tư này.
1. Hồ sơ
đề nghị cấp giấy phép, năng định cho nhân viên bảo đảm hoạt động bay, bao gồm:
a) Văn
bản đề nghị cấp giấy phép nhân viên của tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt
động bay (kèm theo danh sách) và đơn đề nghị cấp giấy phép nhân viên theo mẫu số 5 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm
theo Thông tư này;
b) Bản sao
có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù
hợp;
c) Bản
sao kết quả huấn luyện theo quy định;
d) Bản
gốc giấy chứng nhận sức khỏe còn hiệu lực do cơ sở y tế giám định sức khỏe đủ điều
kiện theo quy định cấp (áp dụng đối với kiểm soát viên không lưu, nhân viên
thực hiện nhiệm vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay);
đ) 02 ảnh
cỡ 3 x 4cm được chụp trong khoảng thời gian 06 tháng trước khi nộp hồ sơ.
2.[83] Trong thời hạn 20
ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, tổ chức
kiểm tra và cấp giấy phép, năng định cho nhân viên bảo đảm hoạt động bay;
trường hợp không cấp giấy phép, năng định phải gửi văn bản trả lời tổ chức đề
nghị và nêu rõ lý do.
Trường
hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ, Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn tổ chức đề nghị hoàn thiện hồ sơ theo quy
định.
3.[84] Giấy phép nhân
viên có hiệu lực 07 năm kể từ ngày ký theo mẫu số
03 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn hiệu
lực của năng định nhân viên như sau:
a)
24 tháng đối với nhân viên CNS (trừ nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn; bay
đánh giá phương thức bay bằng thiết bị); nhân viên thông báo, hiệp đồng bay;
nhân viên khai thác, bảo dưỡng hệ thống AIS/AIM tự động; nhân viên hiệp đồng
tìm kiếm, cứu nạn hàng không; nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay; huấn
luyện viên không lưu, huấn luyện viên ATFM;
b) 12 tháng đối với các
nhân viên bảo đảm hoạt động bay khác.
1. Những
trường hợp phải làm thủ tục cấp lại giấy phép, năng định nhân viên bảo đảm hoạt
động bay bao gồm:
a) Giấy
phép, năng định bị mất hoặc bị hỏng;
b) Giấy
phép, năng định hết hạn hiệu lực.
2. Hồ sơ
đề nghị cấp lại giấy phép, năng định nhân viên bảo đảm hoạt động bay:
a) Trường
hợp giấy phép, năng định bị mất hoặc bị hỏng, hồ sơ bao gồm văn bản đề nghị cấp
lại giấy phép nhân viên của tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (kèm
theo danh sách) theo mẫu số 5 quy định tại Phụ
lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này; bản gốc hoặc bản sao giấy phép
nhân viên (nếu có);
b) Trường
hợp giấy phép hết hạn hiệu lực, hồ sơ bao gồm: văn bản đề nghị cấp lại giấy
phép nhân viên của tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (kèm theo
danh sách) và đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo mẫu
số 5 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này; 02 ảnh cỡ 3
x 4 cm được chụp trong khoảng thời gian 06 tháng trước khi nộp hồ sơ;
c) Trường
hợp năng định hết hạn hiệu lực, hồ sơ bao gồm văn bản đề nghị cấp lại năng định
nhân viên của tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (kèm theo danh
sách) và đơn đề nghị cấp lại năng định theo mẫu
số 5 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này; bản sao kết
quả huấn luyện gần nhất (huấn luyện định kỳ, huấn luyện phục hồi nếu có); bản
gốc giấy chứng nhận sức khỏe còn hiệu lực do cơ sở y tế giám định sức khỏe có
đủ điều kiện theo quy định cấp (áp dụng đối với kiểm soát viên không lưu, nhân
viên thực hiện nhiệm vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức
bay).
3. Đối
với giấy phép, năng định cấp lại do bị mất hoặc bị hỏng: trong thời hạn 03 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam cấp lại giấy phép,
năng định; trường hợp không cấp phải gửi văn bản trả lời tổ chức đề nghị và nêu
rõ lý do.
4.[85] Đối với giấy
phép, năng định cấp lại do hết hạn hiệu lực của giấy phép, năng định: trong
thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ,
Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và cấp lại giấy phép,
năng định cho nhân viên bảo đảm hoạt động bay; trường hợp không cấp phải gửi
văn bản trả lời tổ chức đề nghị và nêu rõ lý do.
Trường
hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ, Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn doanh nghiệp đề nghị hoàn thiện hồ sơ
theo quy định.
1. Tổ
chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép khai thác cơ sở ANS, giấy phép khai thác hệ
thống kỹ thuật và thiết bị bảo đảm hoạt động bay, giấy phép nhân viên bảo đảm
hoạt động bay trong các trường hợp sau:
a) Cố ý
làm sai lệch thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép;
b) Hoạt
động sai mục đích hoặc không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
c) Không
duy trì đủ điều kiện theo giấy phép đã được cấp;
d) Vi
phạm quy định về đảm bảo an ninh, an toàn trong bảo đảm hoạt động bay;
đ) Giấy
phép bị tẩy xóa, sửa chữa.
2. Trường
hợp tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép theo quy định tại Khoản 1 Điều này,
phải sau 03 năm kể từ ngày bị thu hồi mới được phép làm thủ tục cấp lại giấy
phép.
Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 8 năm 2017 và thay thế:
1. Quyết định số 14/2007/QĐ-BGTVT
ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế
thông tin, dẫn đường, giám sát HKDD.
2. Quyết định số 21/2007/QĐ-GTVT
ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế
thông báo tin tức HKDD.
3. Quyết định số 26/2007/QĐ-BGTVT
ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế
tìm kiếm, cứu nạn HKDD.
4. Quyết định số 32/2007/QĐ-BGTVT
ngày 05 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế
không lưu HKDD.
5. Thông tư số 19/2009/TT-BGTVT
ngày 08 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về khí
tượng HKDD.
6. Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT
ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ
tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay.
7. Thông tư số 53/2011/TT-BGTVT
ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về an
toàn hoạt động bay.
8. Thông tư số 28/2009/TT-BGTVT
ngày 10 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về
phương thức bay HKDD.
9. Thông tư số 51/2012/TT-BGTVT
ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về sơ
đồ, bản đồ hàng không.
10. Thông tư số 03/2014/TT-BGTVT
ngày 10 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bay
kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát và bay đánh giá
phương thức bay bằng thiết bị trong lĩnh vực HKDD.
11. Thông tư số 44/2014/TT-BGTVT
ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về phương
thức liên lạc không - địa HKDD.
12. Mục II Phụ
lục III ban hành kèm theo Thông tư số 61/2011/TT-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nhân viên hàng không, cơ
sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không và cơ sở đánh giá trình
độ tiếng Anh nhân viên hàng không.
13. Trường hợp các văn bản quy
phạm pháp luật được dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc
thay thế thì áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế.
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra
Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan,
tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Thể
|