BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
44/2014/TT-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 09 năm 2014
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ PHƯƠNG THỨC LIÊN LẠC KHÔNG - ĐỊA HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29
tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định
số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 94/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý hoạt động bay;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng
Cục Hàng không Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông
tư quy định về phương thức liên lạc không
- địa hàng không dân dụng.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối
tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về phương thức liên lạc
không - địa giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu trong vùng trời Việt Nam,
vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý, vùng thông báo bay nước
ngoài ủy quyền cho Việt Nam cung cấp dịch vụ không lưu.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức và cá nhân
liên quan đến liên lạc không - địa hàng không dân dụng tại Việt Nam.
Điều 2. Quy ước viết tắt
Trong Thông tư này, các chữ viết tắt dưới đây được
hiểu như sau:
1. ACC (Area control centre). Trung
tâm kiểm soát đường dài.
2. ADS (Automatic dependent surveillance):
Giám sát phụ thuộc tự động.
3. AIP (Aeronautical information
publication): Tập thông báo tin tức hàng không, bao gồm những tin tức ổn định
lâu dài, cần thiết cho hoạt động bay.
4. ATS (Air traffic services): Dịch vụ
không lưu.
5. CPDLC (Controller-pilot data link
Communications): Liên lạc dữ liệu giữa kiểm soát viên không lưu và tổ lái.
6. ETA (Estimated time of arrival):
Thời gian dự tính đến.
7. FANS-1/A (Future air navigation
system-1/A): Hệ thống dẫn đường trên tàu bay loại 1/A.
8. FIR (Flight information region): Vùng
thông báo bay.
9. ICAO (International Civil Aviation
Organization): Tổ chức Hàng không dân
dụng quốc tế.
10. IFR (Instrument flight rules):
Quy tắc bay bằng thiết bị.
11. HF (High frequency): Sóng ngắn (từ
3.000 đến 30.000 Ki-lô-héc).
12. SSR (Secondary surveillance radar):
Ra đa giám sát thứ cấp.
13. UTC (Coordinated universal time):
Giờ quốc tế.
14. VFR (Visual flight rules): Quy tắc
bay bằng mắt.
15. VHF (Very high frequency): Sóng cực
ngắn (từ 30 đến 300 Me-ga-héc).
16. FOM (Flight operation manual):
Tài liệu hướng dẫn khai thác bay.
Điều 3. Giải thích thuật ngữ
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Liên lạc không - địa là liên lạc hai chiều giữa
kiểm soát viên không lưu và tổ lái.
2. Chuyến bay IFR là chuyến bay được thực hiện theo
quy tắc bay bằng thiết bị.
3. Chuyến bay VFR là chuyến bay được thực hiện theo
quy tắc bay bằng mắt.
4. Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu là thuật ngữ
chung, bao gồm cơ sở điều hành bay, cơ sở thông báo, hiệp đồng bay hoặc phòng
thủ tục bay.
5. Dịch vụ không lưu (ATS) là thuật ngữ chung, bao
gồm dịch vụ thông báo bay, dịch vụ báo động, dịch vụ tư vấn không lưu, dịch vụ
điều hành bay (dịch vụ kiểm soát đường dài, dịch vụ kiểm soát tiếp cận, dịch vụ
kiểm soát tại sân bay).
6. Điểm báo cáo là vị trí địa lý quy định để dựa
vào đó tàu bay có thể báo cáo vị trí.
7. Độ cao là khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ mực
nước biển trung bình đến một mực, một điểm hoặc một vật được coi như một điểm.
8. Huấn lệnh kiểm soát không lưu là huấn lệnh của
cơ sở điều hành bay cấp cho tàu bay để thực hiện chuyến bay theo điều kiện do
cơ sở điều hành bay quy định, có thể đi kèm các từ "lăn", "cất
cánh", "khởi hành", "đường dài", "tiếp cận",
"hạ cánh" để chỉ các phần của chuyến bay mà huấn lệnh đề cập đến. Có
thể gọi tắt là “huấn lệnh” khi được sử dụng trong ngữ cảnh thích hợp.
9. Hướng mũi là hướng của trục dọc tàu bay, thường
được biểu diễn bằng độ tính từ hướng Bắc (thực, từ, la bàn hoặc theo lưới ô
vuông).
10. Kế hoạch
bay là các tin tức quy định cung cấp cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu về
chuyến bay dự định thực hiện hoặc một phần của chuyến bay.
11. Kiểm soát viên không lưu (KSVKL) là thuật ngữ
chung, bao gồm kiểm soát viên mặt đất tại
sân bay, kiểm soát viên không lưu tại sân bay, kiểm soát viên không lưu tiếp cận,
kiểm soát viên không lưu đường dài.
12. Mực bay là mặt đẳng áp so với một mốc áp suất
quy định 760 mmHg (1013,2 mb) và cách mặt đẳng áp cùng tính chất những quãng áp
suất quy định.
13. Người
khai thác tàu bay được quy định tại Điều 22 Luật Hàng không dân
dụng Việt Nam năm 2006.
14. Quy chế không lưu là Quy chế được ban hành kèm theo Quyết định số
32/2007/QĐ-BGTVT ngày 05 tháng 07 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
15. Phát là việc chuyển tải các thông tin liên quan
đến hoạt động bay mà không đề cập đến trạm cụ thể nào.
16. Phụ ước 10 là Tiêu chuẩn và khuyến cáo thực
hành của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế hướng dẫn (ICAO) về Viễn thông
hàng không.
17. Tài liệu 4444 PANS-ATM là Tài liệu hướng dẫn
Phương thức kiểm soát không lưu của ICAO.
18. Tài liệu 9432 AN/925 của ICAO là Tài liệu hướng
dẫn về thoại liên lạc vô tuyến (Manual of Radiotelephony) của ICAO.
19. Tầm nhìn trên đường cất hạ cánh (Tầm nhìn RVR)
là khoảng cách mà người lái khi đang ở trên trục đường cất hạ cánh có thể nhìn
thấy những dấu hiệu kẻ trên lớp phủ đường cất hạ cánh, đèn lề hoặc đèn tìm đường
cất hạ cánh.
20. Trung tâm kiểm soát đường dài là cơ sở được thiết
lập đế cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu, dịch vụ thông báo bay và dịch vụ
báo động thuộc phạm vi trách nhiệm.
21. Tổ lái là người thực hiện nhiệm vụ điều khiển
tàu bay, bao gồm lái chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay.
Điều 4. Quy định chung đối với
việc đảm bảo liên lạc không - địa
1. Việc đảm bảo liên lạc không - địa đối với tổ lái
thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Quy chế không lưu.
2. Việc đảm bảo liên lạc không - địa đối với cơ sở
cung cấp dịch vụ không lưu thực hiện theo quy định tại Mục 1
Chương V Quy chế không lưu.
3. Tần số, chế độ hoạt động và tầm phủ của các liên
lạc không - địa VHF được Cục Hàng không Việt Nam công bố chi tiết bằng Tập AIP
Việt Nam cho từng cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu tại Việt Nam.
4. Ngôn ngữ chủ yếu sử dụng trong liên lạc không -
địa là tiếng Anh; trong trường hợp vì lý
do an toàn, tổ lái Việt Nam có thể sử dụng tiếng Việt.
Điều 5. Các phương thức liên lạc
không - địa
1. Phương thức liên lạc thoại không - địa (Liên lạc
thoại bằng VHP, HF).
2. Phương thức liên lạc dữ liệu không - địa (Liên lạc
dữ liệu ADS/CPDLC).
Chương II
PHƯƠNG THỨC LIÊN LẠC THOẠI
KHÔNG - ĐỊA
Điều 6. Quy định chung
1. Phương thức liên lạc thoại không - địa được thực
hiện theo Phụ ước 10 Quyển II - Phương thức liên lạc, Tài liệu 4444 PANS-ATM và
Tài liệu 9432 AN/925 của ICAO và các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
2. Phương thức liên lạc thoại sử dụng trong các trường
hợp sau:
a) Dịch vụ kiểm soát
tại sân bay, dịch vụ kiểm soát mặt đất;
b) Kiểm soát bằng ra đa;
c) Dịch vụ kiểm soát tiếp cận;
d) Dịch vụ kiểm soát đường dài;
đ) Trường hợp khẩn cấp, khẩn nguy và thông tin liên
lạc bị hỏng;
e) Phương thức phát các tin tức khí tượng và tin tức
khác về sân bay;
g) Xử lý trường hợp bất thường của tổ lái.
Điều 7. Quy định về kỹ thuật
phát
1. Kỹ thuật phát được quy định cụ thể như sau:
a) Trước khi phát, canh nghe trên tần số được sử dụng
để đảm bảo rằng sẽ không gây nhiễu khi một đài trạm khác đang phát;
b) Sử dụng ngữ điệu chuẩn, phát âm rõ ràng và mạch
lạc;
c) Duy trì tốc độ nói trung bình, không vượt quá
100 từ mỗi phút. Dừng một chút trước và sau các chữ số để giúp người nghe dễ hiểu
hơn. Trong trường hợp các yếu tố của điện văn được người nhận ghi lại, cần phải
nói với tốc độ chậm hơn;
d) Duy trì âm lượng ở mức độ ổn định, không đổi;
đ) Không sử dụng các từ do dự như "à, ờ, ừ”;
e) Duy trì một khoảng cách cố định giữa miệng và ống
nói;
g) Tạm thời ngừng phát nếu có việc cần thiết khác
hoặc khi thay đổi khoảng cách giữa miệng và ống nói;
h) Bóp và giữ phím bấm trước khi phát và không nhả
phím bấm cho đến khi kết thúc điện văn nhằm đảm bảo rằng toàn bộ điện văn được
phát đi;
i) Trong trường hợp
cần thiết, khi phát các điện văn dài nên ngắt ra để người phát điện văn xác nhận
rằng tần số phát không bị nhiễu bởi trạm phát khác và để người nhận có thể yêu
cầu phát lại những phần chưa nhận được.
2. Tình huống tiềm ẩn nguy hiểm khi phím bấm bị kẹt
trong liên lạc thoại. Để đảm bảo an toàn, người bấm phím để nói phải thả phím bấm
ra sau khi phát và đảm bảo phím bấm không được bật lên.
Điều 8. Quy định về cách phát
âm các chữ cái
1. Các chữ cái được phát âm theo tiêu chuẩn ICAO
như bảng sau. Các phần bôi đậm là phần trọng âm của từ, được nhấn mạnh khi phát
âm.
Chữ cái
|
Từ
|
A
|
Alpha
|
B
|
Bravo
|
C
|
Charlie
|
D
|
Delta
|
E
|
Echo
|
F
|
Foxtrot
|
G
|
Golf
|
H
|
Hotel
|
I
|
India
|
J
|
Juliett
|
K
|
Kilo
|
L
|
Lima
|
M
|
Mike
|
N
|
November
|
O
|
Oscar
|
P
|
Papa
|
Q
|
Quebee
|
R
|
Romeo
|
S
|
Sierra
|
T
|
Tango
|
U
|
Uniform
|
V
|
Victor
|
W
|
Whiskey
|
X
|
X-ray
|
Y
|
Yankee
|
Z
|
Zulu
|
2. Trừ các địa chỉ liên lạc và loại tàu bay, các chữ
cái trong tên gọi tàu bay nên phát âm theo tiêu chuẩn
ICAO khi tên gọi tàu bay là số hiệu đăng ký.
Điều 9. Quy định cách phát âm
các chữ số
1. Các chữ số được phát âm như bảng sau đây. Các âm
tiết được in bằng chữ in hoa sẽ được nhấn mạnh.
Số hoặc các
thành phần của số
|
Phát âm
|
0
|
ZE-RO
|
1
|
WUN
|
2
|
TOO
|
3
|
TREE
|
4
|
FOW-er
|
5
|
FIFE
|
6
|
SIX
|
7
|
SEV-en
|
8
|
AIT
|
9
|
NIN-er
|
Decimal (phẩy, thập
phân)
|
DAY-SEE-MAL
|
Hundred (trăm)
|
HUN-dred
|
Thousand (nghìn)
|
TOU-SAND
|
2. Tất cả các số được sử dụng trong việc phát, đọc
các thông tin về độ cao, độ cao mây, tầm nhìn và tầm nhìn RVR mà trong đó có chứa
cụm số hàng trăm và cụm số hàng nghìn sẽ được phát âm từng chữ số trong số cụm
số hàng trăm hoặc cụm số hàng nghìn tiếp theo từ “TRĂM” hoặc “NGHÌN” cho phù hợp.
Sự kết hợp của cụm số hàng nghìn và cụm số hàng trăm sẽ được phát âm từng chữ số
trong số hàng nghìn theo sau là từ “NGHÌN” tiếp theo là hàng trăm theo sau là từ
“TRĂM”.
Độ cao
|
Được phát là
|
800
|
Eight hundred (Tám trăm)
|
3 400
|
Three thousand four hundred (Ba nghìn bốn trăm)
|
12 000
|
One two thousand (Mười hai nghìn)
|
2 450
|
Two four five zero meter (hai nghìn bốn trăm năm
mươi mét)
|
Độ cao mây
|
Được phát là
|
2 200
|
Two thousand two hundred (Hai nghìn hai trăm)
|
4 300
|
Four thousand three hundred (Bốn nghìn ba trăm)
|
Tầm nhìn
|
Được phát là
|
1000
|
Visibility one thousand (tầm nhìn một nghìn)
|
700
|
Visibility seven hundred (tầm nhìn bảy trăm)
|
Tầm nhìn đường cất hạ cánh (RVR)
|
Được phát là
|
600
|
RVR six hundred (Tầm nhìn đường CHC sáu trăm)
|
1 700
|
RVR one thousand seven hundred (Tầm nhìn đường
CHC một ngàn bảy trăm)
|
3. Quy định cách đọc tần số liên lạc: Trừ trường hợp
được quy định tại khoản 2 Điều này, sử dụng tất cả sáu chữ số của chỉ danh nhận
dạng kênh liên lạc vô tuyến sử dụng tần số VHF hoặc chỉ sử dụng bốn chữ số đầu
tiên nếu cả hai chữ số thứ tự thứ năm và thứ sáu là số 0.
Kênh
|
Được phát là
|
118.000
|
ONE ONE EIGHT DECIMAL ZERO (Một một tám chấm
không)
|
118.005
|
ONE ONE EIGHT DECIMAL ZERO ZERO FIVE (Một một tám
chấm không không năm)
|
118.010
|
ONE ONE EIGHT DECIMAL ZERO ONE ZERO (Một một tám
chấm không một không)
|
118.025
|
ONE ONE EIGHT DECIMAL ZERO TWO FIVE (Một một tám
chấm không hai năm)
|
118.050
|
ONE ONE EIGHT DECIMAL ZERO FIVE ZERO (Một một tám
chấm không năm không)
|
118.100
|
ONE ONE EIGHT DECIMAL ONE (Một một tám chấm một)
|
Điều 10. Quy định cách phát thời gian
1. Khi đọc thời gian, tổ lái và KSVKL yêu cầu đọc
phút của giờ và đọc tách biệt từng số. Trong trường hợp có khả năng gây nhầm lẫn,
cần phải đọc cả giờ.
Thời gian
|
Được phát là
|
0920 (9:20 sáng)
|
TOO ZE-RO or ZE-RO NIN-er TOO ZE-RO (Hai
không hoặc không chín hai không)
|
1643 (4:43 chiều)
|
FOW-er TREE or WUN SIX FOW-er TREE (Bốn ba
hoặc một sáu bốn ba)
|
2. Tổ lái có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu giờ với
cơ sở điều hành bay liên quan. Giờ được tính làm tròn đến 30 giây.
Điều 11. Quy định cách hiểu
các từ, cụm từ chuẩn trong liên lạc không - địa
Các từ, cụm từ trong bảng dưới đây được hiểu như
sau:
Từ/ngữ
|
Cách hiểu
|
ACKNOWLEDGE
|
Hãy cho biết anh đã nhận và hiểu được điện văn
này
|
AFFIRM
|
Vâng, đúng rồi
|
APPROVED
|
Cho phép thực hiện hành động đã đề xuất
|
BREAK
|
Phân biệt giữa các phần của một điện văn
Từ này được dùng khi có sự nhầm lẫn giữa
nguyên văn và những phần khác của điện văn
|
BREAK BREAK
|
Phân biệt giữa các điện văn được phát cho các tàu
bay khác nhau trong môi trường mật độ bay cao.
|
CANCEL
|
Hủy bỏ huấn lệnh đã cấp trước đó
|
CHECK
|
Kiểm tra lại (một hệ thống hoặc một phương thức)
Từ này không được sử dụng trong bất kỳ hoàn cảnh
nào khác. Thông thường không chờ đợi câu trả lời.
|
CLEARED
|
Được phép thực hiện dưới những điều kiện được ấn
định
|
CONFIRM
|
Tôi yêu cầu xác nhận lại về (huấn lệnh, chỉ dẫn,
hành động, thông tin)
|
CONTACT
|
Thiết lập liên lạc với
|
CORRECT
|
Đúng hoặc chính xác
|
CORRECTION
|
Đã có lỗi xảy ra trong lần phát này (hoặc điện
văn được chỉ định). Phiên bản chính xác là...
|
DISREGARD
|
Hãy bỏ qua điện văn (huấn lệnh...) vừa phát
|
HOW DO YOU READ
|
Anh/chị nghe tôi rõ không?
|
I SAY AGAIN
|
Tôi nhắc lại cho rõ hoặc nhấn mạnh
|
MAINTAIN
|
Tiếp tục duy trì theo những điều kiện đã ấn định
hoặc theo nghĩa đen của nó
|
MONITOR
|
Canh nghe trên (tần số)
|
NEGATIVE
|
“Không” hoặc “Không được phép” hoặc “Điều đó
không đúng” hoặc “Không thể”
|
OUT
|
Chấm dứt phần phát và không đợi trả lời.
Từ này thông thường không được sử dụng trong
liên lạc sử dụng sóng VHF
|
OVER
|
Phần phát của tôi đã kết thúc và tôi đang chờ anh
trả lời
Từ này thông thường không được sử dụng trong
liên lạc sử dụng sóng VHF
|
READ BACK
|
Lặp lại tất cả hoặc một phần được chỉ định của điện
văn này chính xác như những gì anh nhận được
|
RECLEARED
|
Có thay đổi đối với huấn lệnh cuối cùng của anh
và huấn lệnh mới này sẽ hủy bỏ huấn lệnh trước hoặc một phần của nó
|
REPORT
|
Báo cáo cho tôi những thông tin sau đây...
|
REQUEST
|
“Tôi đề nghị..hoặc “Tôi yêu cầu..
|
ROGER
|
“Tôi đã nhận tất cả phần phát vừa rồi của anh/chị”
hoặc “Nghe rõ”
|
SAY AGAIN
|
Lặp lại tất cả, hoặc phần sau đây, của điện văn
anh vừa phát
|
SPEAK SLOWER
|
Nói chậm hơn
|
STANDBY
|
Anh chờ tôi sẽ gọi lại anh
|
UNABLE
|
Tôi không thể thực hiện theo yêu cầu, chỉ dẫn hoặc
huấn lệnh của anh được
Thông thường UNABLE sẽ kèm theo lý do
|
WILCO
|
Viết tắt của từ “will comply”
Tôi hiểu điện văn của anh và sẽ thực hiện nó
|
WORDS TWICE
|
a) Nếu là yêu cầu: “Thông tin liên lạc khó
khăn. Đề nghị phát mỗi từ hoặc mỗi nhóm từ hai lần”
b) Nếu là thông tin: “Vì thông tin liên lạc
khó khăn, mỗi từ hoặc mỗi nhóm từ trong điện văn này sẽ được phát 2 lần”
|
Điều 12. Quy định về tên gọi
1. Tên gọi của các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu
được quy định như sau:
Cơ sở cung cấp
dịch vụ không lưu
|
Tên gọi thoại
|
Area control centre (Trung tâm kiểm soát đường dài)
|
Control (Đường dài)
|
Radar (in general) (Ra đa nói chung)
|
Radar (Ra đa)
|
Approach control (Kiểm
soát tiếp cận)
|
Approach (Tiếp cận)
|
Approach control radar arrivals
(Kiểm soát tiếp cận ra đa đối với tàu bay đến)
|
Arrival (Kiểm soát
tàu bay đến)
|
Approach control radar departures (Kiểm soát tiếp
cận ra đa đối với tàu bay đi)
|
Departure (Kiểm
soát tàu bay đi)
|
Aerodrome control (Đài kiểm soát tại sân bay)
|
Tower (Đài kiểm soát tại sân bay)
|
Surface movement control (Cơ sở kiểm soát mặt đất)
|
Ground (Kiểm soát
mặt đất)
|
Clearance delivery (Cấp phát huấn lệnh)
|
Delivery (Cấp huấn lệnh)
|
Precision approach radar (Kiểm soát ra đa tiếp cận
chính xác)
|
Precision (Tiếp cận chính xác)
|
Direction-finding station (Đài chỉ hướng)
|
Homer (Chỉ hướng)
|
Flight information service (Dịch vụ thông báo
bay)
|
Information (Thông báo bay)
|
Apron control (Kiểm
soát sân đỗ)
|
Apron (Sân đỗ)
|
Company dispatch (Điều hành khai thác hãng)
|
Dispatch (Điều độ)
|
Aeronautical station (Đài viên thông hàng không)
|
Radio (Đài viễn thông)
|
Khi thông tin liên lạc không - địa đã được thiết lập
và thấy không bị nhầm lẫn, có thể không gọi lại tên cơ sở cung cấp dịch vụ
không lưu.
2. Quy định tên gọi tàu bay
a) Tên gọi tàu bay được thực hiện theo một trong
các kiểu loại như sau:
Kiểu loại
|
Ví dụ
|
Các ký tự tương ứng với ký hiệu đăng ký của tàu
bay
|
G-ABCD hoặc Cessna G-ABCD
|
Chỉ danh thoại vô tuyến của hãng khai thác tàu
bay, kèm theo bốn ký tự cuối cùng của ký hiệu đăng ký của tàu bay
|
FASTAIR DCAB
|
Chỉ danh thoại của công ty khai thác tàu bay, kèm
theo số hiệu của chuyến bay
|
FASTAIR 345
|
Tên nhà sản xuất tàu bay hoặc tên của mẫu
(model) tàu bay sẽ được sử dụng như tiếp đầu ngữ liên lạc vô tuyến như các ký
tự tương ứng với ký hiệu đăng ký của tàu bay.
|
Khi thông tin liên lạc không - địa được thiết lập
và thấy không có sự nhầm lẫn xảy ra thì tên gọi tàu bay được quy định trong điểm
a khoản này sẽ được gọi tắt như sau:
Loại
|
Ví dụ
|
Chữ cái đầu tiên và tối thiểu hai ký tự cuối cùng
của đăng ký tàu bay
|
CD hoặc Cessna CD
|
Chỉ danh thoại vô tuyến của hãng khai thác tàu
bay, kèm theo tối thiểu hai ký tự cuối cùng của đăng ký tàu bay
|
FASTAIR AB
|
Không có hình thức viết tắt
|
--
|
c) Tổ lái được sử dụng tên gọi tắt của tàu bay sau
khi được một đài viễn thông hàng không gọi theo cách này.
d) Tổ lái không được thay đổi loại của tên gọi tàu
bay trong suốt chuyến bay, trừ khi xảy ra khả năng nhầm lẫn bởi các tên gọi
tương tự. Trong trường hợp này, KSVKL được quyền tạm thời thay đổi tên gọi của
tàu bay trong khu vực trách nhiệm của mình.
Điều 13. Quy định về liên lạc
1. Thiết lập và duy trì liên lạc
a) Khi thiết lập liên lạc, tổ lái phải sử dụng tên
gọi đầy đủ của tàu bay và cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu;
b) Khi cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu muốn phát
các thông báo mang tính chất quảng bá, điện văn phải bắt đầu bằng cụm từ “Tất cả
các tàu bay” (“All stations”). Trong trường hợp
này tổ lái không phải báo nhận;
c) Quy định về mẫu yêu cầu phát lại toàn bộ hoặc một
phần điện văn như sau:
Cụm từ
|
Ý nghĩa
|
SAY AGAIN (Anh hãy nói lại)
|
Lặp lại cả điện văn
|
SAY AGAIN…(item)
(Anh hãy nói lại .. .(thông tin))
|
Lặp lại một vài thông tin riêng
|
SAY AGAIN ALL BEFORE ... (the first word
sastisfactorily received)
(Anh hãy nói lại tất cả thông tin trước .. .(từ đầu
tiên nhận được rõ ràng))
|
Lặp lại một phần điện văn
|
SAY AGAIN ALL AFTER ... (the last word
sastisfactorily received)
(Anh hãy nói lại tất cả thông tin sau ...(từ cuối
cùng nhận được rõ ràng))
|
Lặp lại một phần điện văn
|
SAY AGAIN BETWEEN ... AND... (Anh hãy nói lại đoạn
từ.... đến...)
|
Lặp lại một phần điện văn
|
SAY AGAIN YOUR CALLSIGN (Anh hãy nhắc lại tên gọi
của mình)
|
Nhắc lại tên gọi
|
d) Khi cần sửa lỗi đàm thoại phải sử dụng từ
"CORRECTION” (Sửa đổi), nhóm hoặc cụm từ đứng cuối được lặp lại và sau đó
phát phiên bản chính xác. Khi cần sửa lỗi đàm thoại, nên lặp lại toàn bộ điện
văn, đài phát phải sử dụng cụm từ "CORRECTION, I SAY AGAIN” (Sửa đổi, Tôi
nhắc lại) trước khi phát điện văn lần thứ hai;
đ) Khi việc nhận điện văn khó khăn thì các thông
tin quan trọng của điện văn phải được phát 2 lần.
2. Chuyển giao liên lạc
a) Cơ sở chuyển giao liên lạc có trách nhiệm thông
báo cho tàu bay tần số liên lạc của cơ sở nhận chuyển giao theo văn bản hiệp đồng
điều hành bay. Trong trường hợp không có thông báo này, tàu bay có trách nhiệm
thông báo cho cơ sở chuyển giao liên lạc trước khi đổi tần số;
b) Tàu bay được hướng dẫn để chờ (STAND BY) trên một
tần số khi dự định rằng cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có trách nhiệm bắt đầu
liên lạc và canh nghe (MONITOR) trên tần số mà các thông tin đang được phát.
3. Cấp và nhắc lại huấn lệnh không lưu
a) Huấn lệnh không lưu được quy định tại Quy chế
không lưu;
b) KSVKL có trách nhiệm cấp huấn lệnh chậm, rõ ràng
để tổ lái kịp ghi chép lại và tránh việc phải nhắc lại huấn lệnh gây mất thời
gian. Huấn lệnh đường dài phải được cấp cho tổ lái trước khi khởi động động cơ.
KSVKL không cấp huấn lệnh đường dài cho tổ lái khi đang thực hiện động tác lăn
phức tạp, đang lên đường CHC hoặc đang thực hiện cất cánh;
c) Huấn lệnh đường dài không phải là chỉ dẫn để cất
cánh hoặc nhập vào đường CHC đang hoạt động. Từ cất cánh "TAKE OFF” chỉ được
sử dụng khi tàu bay được phép cất cánh, khi hủy huấn lệnh cất cánh hoặc khi hủy
cất cánh. Ngoài thời điểm trên, từ khởi hành "DEPARTURE” hoặc rời đất
"AIRBORNE” được sử dụng;
d) Mục đích của việc nhắc lại huấn lệnh để đảm bảo
an toàn bay, tránh hiểu lầm giữa việc cấp và nhận huấn lệnh, chỉ dẫn kiểm soát
không lưu;
đ) Các huấn lệnh phải được nhắc lại bao gồm: huấn lệnh
kiểm soát không lưu, huấn lệnh và chỉ dẫn để tiến nhập vào hạ cánh, cất cánh,
chờ, băng qua và lăn ngược trên đường CHC; thông tin về đường CHC sử dụng, đặt
độ cao khí áp, mã số SSR, chỉ dẫn mực bay, hướng mũi và tốc độ;
e) Tổ lái có trách nhiệm nhắc lại hoặc báo nhận các
huấn lệnh và chỉ dẫn khác kể cả huấn lệnh có điều kiện để đảm bảo tổ lái đã hiểu
và sẽ thực hiện. Tổ lái kết thúc việc nhắc lại huấn lệnh bằng tên gọi của tàu
bay;
g) KSVKL có trách nhiệm nghe tổ lái nhắc lại để đảm
bảo huấn lệnh hoặc chỉ dẫn khác đã được báo nhận chính xác và phải kịp thời sửa
các sai lệch trong việc nhắc lại. Trường hợp tổ lái nhắc lại huấn lệnh và chỉ dẫn
không chính xác, KSVKL sử dụng thuật ngữ “NEGATIVE I SAY AGAIN” (Không đúng,
tôi nhắc lại) và kèm theo các nội dung sửa đổi;
h) Trường hợp
có nghi ngờ về việc thực hiện huấn lệnh và chỉ dẫn, KSVKL phải cấp một huấn lệnh
hoặc chỉ dẫn kèm theo cụm từ “IF UNABLE” (Nếu không thể) và cấp thêm huấn lệnh hoặc
chỉ dẫn dự phòng. Trường hợp không thể thực hiện huấn lệnh hoặc chỉ dẫn thì tổ
lái phải báo KSVKL biết bằng cách sử dụng cụm từ “KHÔNG THỂ” và kèm theo lý do.
Điều 14. Phương thức kiểm tra
liên lạc
1. KSVKL kiểm tra liên lạc được thực hiện theo thứ
tự sau: tên cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu; tên tàu bay; phát cụm từ “RADIO
CHECK” (kiểm tra liên lạc vô tuyến); tần số được sử dụng.
2. Tổ lái trả lời các nội dung kiểm tra liên lạc
quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo thứ tự sau: tên của đài gọi; tên của
đài trả lời; thông tin liên quan đến chất lượng phát.
3. Chất lượng phát được phân loại theo các mức độ
như sau:
a) Mức 1: Không nghe được (Unreadable);
b) Mức 2: Nghe từ được, từ mất (Readable now and
then);
c) Mức 3: Nghe được nhưng khó nghe (Readable but
with difficulty);
d) Mức 4: Nghe được (Readable);
đ) Mức 5: Nghe tốt, rõ ràng (Perfectly readable).
4. Việc kiểm tra liên lạc với một đài trạm mặt đất,
kèm theo điều chỉnh máy phát, máy thu không được kéo dài quá 10 giây (tên thoại
vô tuyến của đài phát tín hiệu kiểm tra và đếm một, hai, ba...).
Điều 15. Quy định về phát một
số thuật ngữ trong trường hợp đặc biệt
1. Đối với một số từ viết tắt của thuật ngữ thông dụng
trong hoạt động bay (như ILS, QNH, RVR...) được phát âm bằng cách sử dụng các
chữ cái thay cho việc phát âm theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
2. Các từ sau đây có thể được bỏ không cần phát với
điều kiện không xảy ra nhầm lẫn:
a) “SURFACE” khi phát về hướng và tốc độ gió trên bề
mặt;
b) “DEGREES” khi phát về hướng mũi theo chỉ thị kiểm
soát bằng ra đa;
c) “VISIBILITY” (tầm nhìn), “CLOUD” (mây) và
“HEIGHT” (chiều cao) trong các bản tin khí tượng;
d) “HECTOPASCALS” khi cung cấp khí áp.
3. Khi liên lạc không - địa tránh sử dụng các từ
mang tính xã giao.
4. Từ “IMMEDIATE” (Ngay lập tức) chỉ được sử dụng
khi cần phải hành động ngay vì lý do an toàn.
Điều 16. Huấn lệnh về độ cao,
mực bay
Tổ lái và kiểm soát viên không lưu có trách nhiệm:
1. Đảm bảo không để xảy ra nhầm lẫn khi sử dụng các
dạng thuật ngữ khác nhau để chỉ định độ cao, mực bay.
2. Phải phát lại toàn bộ huấn lệnh về độ cao, mực
bay khi có bất kỳ thay đổi nào trong nội dung huấn lệnh.
Điều 17. Báo cáo vị trí
1. Báo cáo vị trí bao gồm các thông tin sau đây:
a) Thông tin nhận dạng tàu bay;
b) Vị trí tàu bay;
c) Thời gian;
d) Mực bay hoặc độ cao bay bao gồm mực bay đang bay
qua, mực bay đã cấp, nếu không duy trì được mực bay đã cấp;
đ) Vị trí tiếp theo, thời gian bay qua;
e) Điểm trọng yếu tiếp theo.
2. Thông tin tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều
này có thể không cần thông báo nếu KSVKL đã thông báo cho tổ lái và trong môi
trường điều hành bay sử dụng ra đa. Thông tin tại điểm d khoản 1 Điều này được
thông báo vào lần liên lạc đầu tiên sau khi tàu bay chuyển đổi tần số liên lạc.
3. Trường hợp cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu sử dụng
ra đa giám sát, KSVKL có thể không yêu cầu tổ lái báo cáo tại vị trí báo cáo bắt
buộc.
Điều 18. Kế hoạch bay
1. Trong trường hợp cấp thiết, tổ lái nộp kế hoạch
bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu trong khi bay, chuyến bay IFR sang
chuyến bay VFR. Định dạng và chi tiết kế hoạch bay được thực hiện theo Tài liệu
9432 AN/925 của ICAO.
2. Khi tổ lái thông báo chuyển từ bay IFR sang bay
VFR, cơ sở ATS sẽ phải chuyển các thông tin về khí tượng cho tổ lái.
Chương III
PHƯƠNG THỨC LIÊN LẠC DỮ
LIỆU (ADS/CPDLC)
Điều 19. Vùng trời có liên lạc
đường truyền dữ liệu
1. Đối với tàu bay có kết nối đường truyền liên lạc
dữ liệu, ADS/CPDLC được sử dụng là phương thức liên lạc chính và liên lạc thoại
VHF/HF được sử dụng là phương tiện liên lạc phụ. Phụ thuộc vào lưu lượng bay,
cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu cũng có thể sử dụng ADS/CPDLC trong tầm phủ của
liên lạc thoại VHF nếu vẫn có kết nối.
2. Tất cả tàu bay được trang bị FANS-1/A, có kết nối
ADS/CPDLC, sẽ được thông báo tần số để thực hiện việc giám sát trong quá trình
cung cấp dịch vụ liên lạc dữ liệu. Kết nối ADS/CPDLC sẽ được thiết lập tự động
hoặc bằng thủ công ở hệ thống mặt đất sau khi phương thức đăng nhập được hoàn tất.
3. ADS/CPDLC sẽ được sử dụng làm phương tiện giám
sát ngoài tầm phủ ra đa và việc áp dụng ADS sẽ không làm thay đổi các phương thức
báo cáo vị trí hiện tại (không sử dụng ADS-C để phân cách giữa các tàu bay).
Điều 20. Phương thức đăng nhập
ADS/CPDLC
1. Tất cả kết
nối ADS/CPDLC đều phải yêu cầu đăng nhập tính năng thông báo dịch vụ không lưu
(AFN).
2. Số nhận dạng chuyến bay và đăng bạ tàu bay khi
đăng nhập phải giống với số nhận dạng chuyến bay và đăng bạ tàu bay trong kế hoạch
bay ATS đã nộp.
3. Vùng thông báo bay kết nối ADS/CPDLC có địa chỉ
đăng nhập AFN được Cục Hàng không Việt Nam ấn định và công bố trong Tập AIP Việt
Nam.
4. Tàu bay được trang bị FAN-1/A yêu cầu sử dụng dịch
vụ liên lạc dữ liệu, khi bay từ những vùng thông báo bay không có liên lạc dữ
liệu hoặc vùng trời có cung cấp dịch vụ ra đa vào vùng trời có liên lạc dữ liệu
sẽ phải đăng nhập vào địa chỉ vùng thông báo bay khoảng từ 15 đến 45 phút trước
khi bay vào vùng trời có liên lạc dữ liệu. Việc kết nối CPDLC/ADS-C sẽ được ACC
thực hiện tự động hoặc bằng phương pháp thủ công sau khi phương thức đăng nhập
được hoàn tất. Tổ lái phải chuyển báo cáo vị trí cho cơ sở cung cấp dịch vụ
không lưu liên quan bằng phương thức CPDLC tại điểm báo cáo bắt buộc đầu tiên
sau khi kết nối CPDLC.
5. Tàu bay được trang bị FANS-1/A đang được cung cấp
dịch vụ liên lạc dữ liệu, khi bay chuyển tiếp từ vùng thông báo bay này vào
vùng thông báo bay kế tiếp, sẽ tự động chuyển giao theo quy trình chuyển tiếp địa
chỉ hoặc theo chỉ dẫn của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu chuyển giao, để đăng
nhập theo phương pháp thủ công vào địa chỉ vùng thông báo bay kế tiếp tại thời
gian/khoảng cách thích hợp trước khi tới ranh giới vùng thông báo bay. Tổ lái
phải chuyển báo cáo vị trí cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan bằng
phương thức CPDLC tại ranh giới vùng thông báo bay sau khi kết nối CPDLC.
Điều 21. Phương thức khai thác ADS/CPDLC
1. Khi bay vào vùng trời có liên lạc dữ liệu, tất cả
tàu bay có thiết lập liên lạc dữ liệu với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phải
chuyển dữ liệu báo cáo vị trí của tàu bay thông qua ADS/CPDLC tại ranh giới
vùng thông báo bay. Nếu báo cáo vị trí CPDLC đã được gửi trên phương thức FOM
và tổ lái đã nhận được điện văn trả lời từ cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu
chuyển tới, thì tổ lái không cần thiết phải báo cáo vị trí của tàu bay một lần
nữa qua liên lạc thoại, trừ khi có yêu cầu của cơ sở cung cấp dịch vụ không
lưu.
2. Liên lạc giữa cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu
và tổ lái được bắt đầu bằng liên lạc thoại sẽ được kết thúc bằng liên lạc thoại
và liên lạc được bắt đầu bằng ADS/CPDLC sẽ được kết thúc bằng ADS/CPDLC để đảm
bảo sự đồng bộ, chính xác của điện văn.
3. ADS/CPDLC phải là phương thức liên lạc chính khi
cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu hướng dẫn tổ lái để “MONITOR [tên cơ quan] [tần
số]”.
4. Tổ lái đáp lại bằng cụm từ “WILCO” có nghĩa rằng
chỉ dẫn đã nhận đủ, rõ và sẽ tuân theo.
5. Không bắt buộc tổ lái nhắc lại huấn lệnh của
ATS, chỉ dẫn phát qua CPDLC.
6. Điện văn chờ (STAND BY) được dùng để chỉ rằng
yêu cầu đang được xử lý và chờ một thời gian ngắn.
7. Điện văn yêu cầu được lùi chậm lại (REQUEST
DEFERRED) được dùng để chỉ rằng yêu cầu đang được xử lý và chờ lâu (thời gian
dài).
8. Nội dung của một điện văn CPDLC gửi đi chỉ chứa
đựng một yêu cầu huấn lệnh để tránh hiểu nhầm có thể xảy ra.
9. Nếu có những yêu cầu huấn lệnh chứa đựng trong cùng
một điện văn nhận được và KSVKL chưa thể giải quyết được tất cả các yêu cầu đó,
thì chuyển điện văn trả lời lên cho tàu bay với nội dung UNABLE trước. Sau đó,
KSVKL phải trả lời từng nội dung một, mỗi một nội dung trong một điện văn riêng
lẻ đáp ứng theo yêu cầu của tổ lái.
10. Trong trường hợp
có nghi ngờ về nội dung trong một điện văn thì việc làm rõ điện văn phải thực
hiện thông qua liên lạc thoại.
11. Các thành phần điện văn được định dạng trước
theo tiêu chuẩn sẽ được sử dụng trong mọi trường hợp. Các thành phần điện văn
không định dạng sẽ chỉ được sử dụng khi không có thành phần điện văn định dạng trước phù hợp hoặc khi bổ sung
cho thành phần điện văn được định dạng trước đã có sẵn. Yêu cầu xin cấp huấn lệnh
được chuyển xuống và việc cấp huấn lệnh được chuyển lên được thực hiện bằng việc
sử dụng các thành phần điện văn có định dạng trước.
12. Phải sử dụng thuật ngữ không lưu và định dạng
điện văn tiêu chuẩn khi nhận được điện văn không tiêu chuẩn. Không được sử dụng
từ hoặc cụm từ không có trong quy định.
Điều 22. Giới hạn của dịch vụ
ADS/CPDLC
1. Trong trường hợp khẩn nguy, tổ lái thông báo cho
cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu về các diễn biến tình hình bằng mọi phương thức
liên lạc thích hợp nhất có thể (liên lạc thoại hoặc ADS/CPDLC).
2. Khi nhận được một điện văn ADS/CPDLC với nội
dung MAYDAY (khẩn nguy) hoặc PAN (khẩn cấp), thì cơ sở cung cấp dịch vụ không
lưu đáp lại bằng điện văn free text chuyển lên tàu bay với nội dung ROGER
MAYDAY (khẩn nguy) hoặc PAN (khẩn cấp).
3. Khi tình huống khẩn nguy không còn tồn tại, tổ
lái hủy bỏ phương thức khẩn nguy ADS/CPDLC (nếu đã được kích hoạt).
4. Khi tổ lái quan sát hoặc nhận thấy có hiện tượng
bất thường liên quan đến hoạt động bay thì phải báo cáo cho ATS thông qua liên
lạc thoại.
5. Khi cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu áp dụng
phân cách ra đa giữa các tàu bay, tổ lái phải duy trì liên lạc thoại trên sóng
VHF và ADS/CPDLC sẽ không được sử dụng.
Điều 23. Kết thúc dịch vụ liên
lạc dữ liệu ADS/CPDLC
1. Đối với các chuyến bay ra và tiến nhập vào các
FIR có cung cấp dịch vụ liên lạc dữ liệu: Tàu bay được trang bị FANS-1/A đang
được cung cấp dịch vụ liên lạc dữ liệu “điện văn tư vấn liên lạc” (FN_CAD) được
tự động chuyển phát lên để thiết bị điện tử trên tàu bay bắt đầu đăng nhập vào
hệ thống ATM của vùng thông báo bay kế tiếp 15 phút trước khi bay qua ranh giới
vùng thông báo bay. Khi cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu kế tiếp chấp thuận kiểm
soát chuyến bay thì điện văn "CONTACT hoặc MONITOR [tên cơ quan ATS] [tần
số]” được chuyển phát lên 5 phút trước khi tàu bay qua ranh giới vùng thông báo
bay và điện văn "END SERVICE" được tự động chuyển phát lên tại ranh
giới FIR. Trong trường hợp hỏng chức năng tự động đăng nhập, thì chuyến phát
lên cho tàu bay một điện văn "END SERVICE" bằng phương pháp thủ công
không muộn hơn thời gian chuyến bay vào ranh giới FIR hoặc sớm nhất có thể.
2. Đối với các chuyến bay ra và tiến nhập vào các
FIR không có cung cấp dịch vụ liên lạc dữ liệu: Tàu bay được trang bị FANS-1/A
đang được cung cấp dịch vụ liên lạc dữ liệu, điện văn CPDLC “CONTACT [tên cơ
quan ATS] [tần số]” được chuyển lên 5 phút trước khi tàu bay qua ranh giới FIR
hoặc ranh giới phân khu. Tổ lái phải xác nhận đã nhận được điện văn này bằng
cách phát “WILCO”. Khi tàu bay ra khỏi vùng trời có liên lạc dữ liệu, cơ sở dịch
vụ không lưu phải chuyển phát một điện văn "END SERVICE" lên tàu bay
để báo dừng kết nối CPDLC.
Điều 24. Điền kế hoạch bay
Tổ lái hoặc người khai thác tàu bay đăng ký thực hiện
phương thức liên lạc ADS/CDPLC có trách nhiệm điền các thông tin sau vào Mục 10
của Mẫu kế hoạch bay tiêu chuẩn ICAO, cụ thể
như sau:
1. Mục 10 - Chữ cái “J” để chỉ khả năng liên lạc đường
truyền dữ liệu.
2. Mục 10 - Chữ cái “D” mục Giám sát để chỉ khả
năng của thiết bị ADS-C.
3. Mục 18 - Các chữ cái DAT/theo sau là một hoặc
nhiều chữ cái thích hợp để chỉ loại thiết bị được trang bị nếu chữ cái “J” được
điền tại Mục 10.
Điều 25. Mất kết nối liên lạc
dữ liệu
1. Khi việc kết nối ADS/CPDLC không thực hiện được,
tổ lái chọn “ATC Com Off” và sau đó bắt đầu đăng nhập AFN khác. Nếu việc kết
nối CPDLC báo không thực hiện được liên tục, tổ lái phải tái thiết lập liên lạc
thoại trên tần số thích hợp.
2. Khi phát hiện hỏng kết nối ADS/CPDLC, tổ lái phải
thông báo với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu tình huống xảy ra thông qua tần
số liên lạc thoại thích hợp và dừng ngay việc kết nối CPDLC. Nếu có thể, bằng
cách chọn “cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu Com Off".
Điều 26. Địa chỉ tiếp nhận báo
cáo sự cố
Tổ lái, người khai thác tàu bay và cơ sở cung cấp dịch
vụ không lưu khi gặp các sự cố với đường truyền dữ liệu phải làm báo cáo về sự
cố xảy ra và gửi về Cục Hàng không Việt Nam theo địa chỉ:
Phòng Quản lý hoạt động bay, Cục Hàng không Việt
Nam;
Số 119 Nguyễn Sơn, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội;
Điện thoại: 84-4-38274191/38723600; Fax: 84-4-38274194;
AFS: VVVVYAAN;
Email: [email protected]. Trang thông tin điện tử Cục
Hàng không Việt Nam: http://www.caa.gov.vn.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC
VÀ CÁ NHÂN LIÊN QUAN
Điều 27. Trách nhiệm của Cục
Hàng không Việt Nam
1. Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này, cập
nhật nội dung an toàn hoạt động bay mới liên quan.
2. Hướng dẫn thực hiện nội dung của phương thức
liên lạc thoại không - địa, phương thức liên lạc dữ liệu cho các tổ chức, cá
nhân có liên quan.
3. Tổng hợp,
báo cáo Bộ Giao thông vận tải những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình
thực hiện để nghiên cứu, giải quyết lập thời.
Điều 28. Trách nhiệm của các
cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu
1. Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này cho
các đơn vị, bộ phận và KSVKL, các nhân viên khác có liên quan đến việc liên lạc
không - địa.
2. Tổ chức huấn luyện cho KSVKL và các nhân viên
khác có liên quan đảm bảo thực hiện đúng phương thức liên lạc không - địa.
3. Trong quá trình thực hiện có những vấn đề phát
sinh, vướng mắc gửi về Cục Hàng không Việt Nam để tổng hợp, đề xuất, báo cáo Bộ
Giao thông vận tải.
Điều 29. Trách nhiệm của các
hãng hàng không
1. Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này cho
các đơn vị, bộ phận, tổ lái và nhân viên
khác có liên quan đến liên lạc không - địa.
2. Tổ chức huấn luyện cho tổ lái và nhân viên khác
có liên quan đảm bảo thực hiện đúng phương thức liên lạc không - địa.
3. Trong quá trình thực hiện có những vấn đề phát
sinh, vướng mắc gửi về Cục Hàng không Việt Nam để tổng hợp, đề xuất, báo cáo Bộ
Giao thông vận tải.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30. Hiệu lực và trách nhiệm
thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12
năm 2014.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ
trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như khoản 2 Điều 30;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng thông tin Chính phủ;
- Trang Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu VT, Vtải (5).
|
BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng
|