Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 42/2021/TT-BGTVT điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông

Số hiệu: 42/2021/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Nguyễn Xuân Sang
Ngày ban hành: 31/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/2021/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU TIẾT KHỐNG CHẾ BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG, CHỐNG VA TRÔI VÀ HẠN CHẾ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Căn cứ Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa.

2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông là việc tổ chức cảnh báo, hướng dẫn phương tiện thủy đi lại, neo đậu trong các tình huống bất lợi nhằm bảo đảm an toàn và hạn chế ùn tắc giao thông đường thủy nội địa.

2. Chống va trôi là việc tổ chức thường trực về phương tiện, thiết bị, nhân lực để thực hiện các biện pháp tổ chức bảo đảm giao thông, hỗ trợ nhằm ngăn ngừa sự cố đâm va vào các công trình và đâm va giữa các phương tiện.

3. Luồng chạy tàu thuyền hạn chế là luồng hoặc đoạn luồng có kích thước về chiều rộng hoặc chiều sâu hoặc bán kính cong hoặc chiều cao tĩnh không hoặc khẩu độ khoang thông thuyền công trình vượt sông nhỏ hơn kích thước cấp kỹ thuật đường thủy nội địa theo phân cấp.

4. Hạn chế giao thông đường thủy nội địa là việc tổ chức giao thông tại khu vực không đảm bảo điều kiện khai thác theo cấp kỹ thuật đường thủy đã công bố, tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nhằm bảo đảm an toàn, giảm thiểu ùn tắc giao thông trên đường thủy nội địa.

5. Lưu lượng vận tải trung bình là số lượt phương tiện vận tải (tàu, thuyền, sà lan chở hàng hóa) có tải trọng trên 10 tấn lưu thông qua khu vực trong 24 giờ (ngày đêm), tính trung bình trong 02 năm thống kê gần nhất.

Điều 3. Các trường hợp điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông

1. Tại các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông ờ khu vực luồng chạy tàu thuyền hạn chế. Vị trí và tiêu chí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2. Khi thi công các công trình qua sông, xây dựng, sửa chữa công trình, khai thác tài nguyên, trục vớt, nạo vét, thanh thải vật chướng ngại, lên đà, hạ thủy trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy.

3. Khi xuất hiện tình huống đột xuất có một trong các yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng tới an toàn của công trình đường thủy và các hoạt động giao thông đường thủy, bao gồm:

a) Xảy ra sự cố tai nạn giao thông đường thủy tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông;

b) Có vật chướng ngại hên luồng, điểm cạn gây ra cản trở giao thông;

c) Trong các trường hợp phòng, chống thiên tai (khan cạn, bão lũ), cứu nạn, cứu hộ; hoạt động diễn tập, thể thao, lễ hội, vui chơi giải trí, thực tập đào tạo nghề, họp chợ, làng nghề, hoạt động bảo đảm quốc phòng an ninh.

4. Theo đề nghị, chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 4. Các trường hợp chống va trôi

Triển khai thực hiện công tác thường trực chống va trôi khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Trong mùa lũ, thời gian mùa lũ áp dụng theo quy định tại Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai.

2. Tại các vị trí cầu, cụm cầu cũ, yếu không có trụ chống va hoặc có trụ chống va nhưng không đáp ứng với yêu cầu thực tế và có một trong các yếu tố sau:

a) Chiều rộng khoang thông thuyền hoặc chiều cao tĩnh không hoặc bán kính cong luồng nhỏ hơn quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa theo phân cấp;

b) Trong khu vực có dòng chảy không ổn định với lưu tốc dòng chảy mặt ≥ 5 mét/giây;

c) Trong khu vực có dòng chảy xiên, xoáy vào trụ cầu.

Điều 5. Các biện pháp tổ chức công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông

1. Bằng báo hiệu đường thủy nội địa: áp dụng trong tất cả các trường hợp quy định tại Điều 3 Thông tư này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.

2. Bằng 01 trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa, áp dụng trên các tuyến đường thủy nội địa có lưu lượng vận tải trung bình trên 150 lượt phương tiện/ngày đêm, trong trường hợp:

a) Luồng chạy tàu thuyền hạn chế có chiều rộng luồng còn lại ≥ 1/2 chiều rộng luồng theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại và chiều dài trên 200 mét đến dưới 500 mét;

b) Luồng chạy tàu thuyền hạn chế có chiều rộng luồng còn lại < 1/2 chiều rộng luồng theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại và chiều dài từ 200 mét trở xuống.

3. Bằng 02 trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông tại thượng lưu và hạ lưu kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa, áp dụng trên các tuyến đường thủy nội địa có lưu lượng vận tải trung bình trên 150 lượt phương tiện/ngày đêm, trong trường hợp:

a) Luồng chạy tàu thuyền hạn chế có chiều rộng luồng còn lại ≥ 1/2 chiều rộng luồng theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại và chiều dài từ 500 mét trở lên;

b) Luồng chạy tàu thuyền hạn chế có chiều rộng luồng còn lại < 1/2 chiều rộng luồng theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại và chiều dài trên 200 mét;

c) Đối với công trình vượt đường thủy nội địa có tĩnh không thông thuyền còn lại ≤ 1/2 tĩnh không thông thuyền theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại.

4. Bằng 02 trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông tại thượng lưu và hạ lưu kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa, áp dụng trong trường hợp:

a) Thi công công trình năm trong phạm vi luồng chạy tàu có thời gian thi công trên 05 ngày;

b) Trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 của Thông tư này mà có thời gian kéo dài trên 05 ngày.

5. Bằng 03 trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông (tại thượng lưu, hạ lưu và tại vị trí trung tâm) kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa: áp dụng trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, trên các tuyến đường thủy nội địa có lưu lượng vận tải trung bình trên 150 lượt phương tiện/ngày đêm và có tĩnh không thông thuyền ≤ 1/2 tĩnh không thông thuyền theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được phân cấp hiện tại.

Điều 6. Các biện pháp tổ chức công tác chống va trôi

1. Bằng 01 trạm thường trực chống va trôi tại thượng lưu kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa đối với các vị trí cầu vượt sông đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư này.

2. Bằng 02 trạm thường trực chống va trôi kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa tại các vị trí cụm cầu vượt sông đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Chương II

NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA CÔNG TÁC ĐIỀU TIẾT KHỐNG CHẾ BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ CHỐNG VA TRÔI

Điều 7. Nội dung công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông

1. Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng báo hiệu đường thủy nội địa

a) Triển khai lắp đặt hệ thống báo hiệu theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt để hướng dẫn phương tiện thủy đi lại bảo đảm an toàn.

b) Quản lý, bảo trì hệ thống báo hiệu điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo quy định.

c) Phương tiện đi lại qua khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông phải thực hiện theo chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa được lắp đặt tại khu vực này.

2. Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng trạm điều tiết khống chế kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa:

a) Triển khai phương tiện, thiết bị, nhân lực và hệ thống báo hiệu theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Quản lý, bảo trì hệ thống báo hiệu điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo quy định;

c) Hướng dẫn phương tiện thủy đi, dừng, neo đậu theo đúng quy chế đi lại qua khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đã công bố;

d) Khống chế, ngăn chặn và xử lý các trường hợp phương tiện giao thông vi phạm quy chế, gây mất trật tự an toàn giao thông trên khu vực điều tiết;

đ) Cứu nạn những trường hợp sự cố, tai nạn và những tình huống rủi ro khác có nguy cơ gây mất an toàn xảy ra trên khu vực điều tiết;

e) Lập quy chế đi lại cho các phương tiện thủy qua khu vực điều tiết trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cùng với biện pháp bảo đảm an toàn giao thông. Nội dung quy chế đi lại bao gồm: điều kiện an toàn của phương tiện, thiết bị; chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện; đội hình phương tiện, kích thước phương tiện; chiều lưu thông của phương tiện; thời gian phương tiện qua lại; các lưu ý khác (nếu có);

g) Ghi chép sổ nghiệp vụ, nhật ký và báo cáo theo quy định gồm:

Sổ phân ca điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

Nhật ký công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

Sổ nhật ký phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

Sổ ghi mực nước theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

Sổ theo dõi lưu lượng vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Các yêu cầu kỹ thuật của công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông

1. Quy định chung về báo hiệu:

a) Các báo hiệu được sử dụng gồm:

Báo hiệu thông báo chỉ dẫn (gồm báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ, báo hiệu cấm vượt, báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế, báo hiệu chiều sâu bị hạn chế, báo hiệu chiều rộng bị hạn chế, báo hiệu quy định lai dắt, báo hiệu cấm đỗ, báo hiệu cấm quay trở, và báo hiệu phụ) bố trí trên cột đặt trên bờ tại vị trí đặt trạm thượng lưu hoặc hạ lưu;

Báo hiệu được phép đậu đỗ bố trí trên bờ tại điểm giữa vùng nước dành cho phương tiện đậu đỗ chờ mở luồng (nếu không bố trí được báo hiệu trên bờ thì dùng phao giới hạn vùng nước để bố trí);

Báo hiệu điều khiển sự đi lại và đèn tín hiệu được bố trí trên cột đặt tại trạm thượng và hạ lưu. Nếu không có trạm điều tiết thì bố trí chung tại khu vực bố trí báo hiệu thông báo;

Phao báo hiệu được bố trí trên luồng để giới hạn vùng nước hoặc luồng tàu chạy.

b) Thứ tự lắp đặt báo hiệu thông báo chỉ dẫn như sau: báo hiệu chú ý nguy hiểm bất ngờ, báo hiệu quy định lai dắt, báo hiệu cấm đỗ, báo hiệu cấm vượt, báo hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế, báo hiệu chiều sâu bị hạn chế, báo hiệu chiều rộng bị hạn chế; báo hiệu đầu tiên cách vị trí điều tiết bảo đảm an toàn giao thông ít nhất 500 mét về thượng và hạ lưu.

c) Khoảng cách giữa các cột mang báo hiệu thông báo chỉ dẫn tối thiểu là 05mét.

d) Trên tuyến vận tải hoạt động 24/24 giờ, các báo hiệu phải có đèn tín hiệu theo quy định.

đ) Báo hiệu được thiết lập phải tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa.

2. Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng báo hiệu đường thủy nội địa:

a) Hệ thống báo hiệu phải được lắp đặt tại nơi có tầm nhìn bao quát, không bị che khuất và đặt tại các vị trí quy định như sau: tại thượng lưu đặt cách khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông không quá 800 mét; tại hạ lưu đặt cách khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông không quá 500 mét; tại trung tâm, đặt cách khu vực thi công công trình về phía thượng lưu không quá 200 mét;

b) Báo hiệu trên bờ: tại mỗi vị trí điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bố trí 02 cụm báo hiệu tại thượng và hạ lưu công trình bao gồm: 01 bộ báo hiệu cấm đỗ; 01 bộ báo hiệu chú ý nguy hiểm; 01 bộ báo hiệu cấm vượt; 01 bộ báo hiệu cấm tàu thuyền quay trở; 01 bộ báo hiệu quy định lai dắt (bao gồm một hoặc các loại báo hiệu: báo hiệu thông báo đoàn lai dắt bị hạn chế; báo hiệu thông báo chiều rộng đoàn lai dắt bị hạn chế; báo hiệu thông báo chiều dài đoàn lai dắt bị hạn chế); 01 bộ báo hiệu báo chiều cao tĩnh không bị hạn chế; 01 bộ báo hiệu báo chiều sâu luồng bị hạn chế; 01 bộ báo hiệu báo chiều rộng luồng bị hạn chế;

c) Báo hiệu dưới nước: bố trí về phía thượng, hạ lưu mỗi phía tối thiểu 02 cặp phao dẫn luồng; đối với khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông hoàn toàn trong phạm vi luồng thì phải bố trí tối thiểu 04 phao giới hạn luồng tàu chạy; đối với khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông trong phạm vi một bên luồng phải bố trí tối thiểu 02 phao giới hạn vùng nước hoặc 02 phao giới hạn luồng tàu chạy.

3. Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông bằng trạm điều tiết khống chế kết hợp báo hiệu đường thủy nội địa:

a) Trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông phải thuận tiện khi điều hành, dễ bao quát, không bị che khuất tầm nhìn thuận lợi cho công tác cảnh giới và đặt tại các vị trí quy định như sau: trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông phía thượng lưu đặt cách khu vực điều tiết không quá 800 mét; trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông phía hạ lưu đặt cách khu vực điều tiết không quá 500 mét; trạm trung tâm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đặt cách khu vực thi công công trình về phía thượng lưu không quá 200 mét;

b) Báo hiệu trên bờ: bố trí theo quy định tại khoản 2 Điều này và bổ sung 01 bộ báo hiệu điều khiển sự đi lại;

c) Báo hiệu dưới nước: nếu khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông hoàn toàn trong phạm vi luồng thì phải bố trí tối thiểu 04 phao giới hạn luồng tàu chạy; nếu khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông trong phạm vi một bên luồng phải bố trí tối thiểu 02 phao giới hạn vùng nước hoặc 02 phao giới hạn luồng tàu chạy.

4. Việc bố trí các báo hiệu quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này cần căn cứ vào điều kiện thực tế để điều chỉnh cho phù hợp, không trùng lặp với các báo hiệu đã có trong khu vực.

5. Phương tiện, nhân lực tại trạm điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông:

a) Mỗi trạm bố trí tối thiểu một tàu có công suất từ 33 CV đến 90 CV và tối thiểu một xuồng cao tốc (ca nô cao tốc) có công suất từ 25 CV đến 90 CV (tùy theo khu vực điều tiết để bố trí phương tiện cho phù hợp). Trường hợp khu vực cửa sông ra biển, tuyến luồng từ bờ ra đảo, tuyến luồng nối các đảo, tuyến luồng quy định cấp kỹ thuật đặc biệt có thể bố trí phương tiện có công suất lớn hơn nhưng không quá 150 CV đối với tàu và 200 CV đối với xuồng cao tốc;

b) Định biên thuyền viên trên phương tiện được bố trí theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Nhân lực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông được bố trí tối thiểu như sau: chỉ huy điều tiết (nhân công bậc 4 trở lên hoặc nhân công có bằng cao đẳng công trình thủy, thủy lợi, giao thông trở lên) bố trí 01 người/ca; nhân viên trực tại mỗi trạm (nhân công bậc 3 trở lên hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ quản lý đường thủy hoặc nhân công có bằng trung cấp công trình thủy, thủy lợi, giao thông trở lên) bố trí 02 người/ca; lực lượng phối hợp tại mỗi trạm (khi cần thiết) bố trí 01 người/ca;

c) Quy định về số giờ nổ máy của các phương tiện để thực hiện điều tiết tại hiện trường:

Đối với tuyến vận tải chính có phân cấp kỹ thuật cấp đặc biệt, cấp I và cấp II, số giờ nổ máy của phương tiện là 2,0 giờ/ngày;

Đối với tuyến vận tải chính có phân cấp kỹ thuật cấp III và cấp IV, số giờ nổ máy của phương tiện là 1,5 giờ/ngày;

Tuyến đường thủy không thuộc các trường hợp trên, số giờ nổ máy của phương tiện là 1,0 giờ/ngày.

d) Các dụng cụ, thiết bị khác tối thiểu cho 01 trạm bao gồm: 01 bảng hiệu (ghi tên trạm, tên công trình, đơn vị thực hiện, điện thoại liên lạc…); 01 bộ loa nén; 01 cờ hiệu; 01 tủ thuốc cứu sinh; 01 bộ đàm (điện thoại); 02 đèn pin; 01 thước đọc mực nước; 01 ống nhòm và dụng cụ cứu sinh theo quy định. Các dụng cụ, trang thiết bị này phải còn hoạt động.

Điều 9. Nội dung công tác chống va trôi

1. Triển khai phương tiện, thiết bị, nhân lực thường trực chống va trôi, cứu nạn theo phương án được duyệt.

2. Thực hiện các nội dung quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 7 của Thông tư này; tổ chức hỗ trợ phương tiện đi qua khu vực nếu có nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố; tổ chức cứu nạn hoặc phối hợp với các lực lượng khác cứu nạn khi có sự cố, tai nạn xảy ra.

3. Thông báo đến các cơ quan, tổ chức liên quan, các phương tiện giao thông qua lại biết địa điểm thường trực, hình thức, địa chỉ liên lạc và chức năng nhiệm vụ của trạm thường trực chống va trôi, cứu nạn.

4. Ghi chép sổ nghiệp vụ, nhật ký và báo cáo theo quy định gồm:

a) Sổ phân ca thường trực chống va trôi theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Nhật ký công tác thường trực chống va trôi theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Sổ nhật ký phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Sổ ghi mực nước theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Sổ theo dõi lưu lượng vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Biên bản xác nhận hỗ trợ, cứu hộ, cứu nạn phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 10. Các yêu cầu kỹ thuật của công tác chống va trôi

1. Trạm thường trực chống va trôi

Trạm thường trực chống va trôi được đặt ở thượng lưu khu vực công trình không quá 300 mét.

2. Báo hiệu thường trực chống va trôi

Việc bố trí báo hiệu thường trực chống va trôi theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 8 của Thông tư này.

3. Phương tiện, nhân lực tại các trạm thường trực chống va trôi

a) Mỗi trạm thường trực bố trí tối thiểu một tàu có công suất từ 150 CV đến 250 CV và tối thiểu một xuồng cao tốc (ca nô cao tốc) có công suất từ 40 CV đến 90 CV (tùy theo khu vực chống va trôi để bố trí phương tiện cho phù hợp). Trường hợp khu vực cửa sông ra biển, tuyến luồng nối các đảo, tuyến luồng quy định cấp kỹ thuật đặc biệt có thể bố trí phương tiện có công suất lớn hơn nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định;

b) Định biên thuyền viên trên phương tiện được bố trí theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Nhân lực thường trực chống va trôi, hỗ trợ, cứu nạn được bố trí tối thiểu như sau: chỉ huy thường trực chống va trôi (nhân công bậc 4 trở lên hoặc nhân công có bằng cao đẳng công trình thủy, thủy lợi, giao thông trở lên) bố trí 01 người/ca; nhân viên thường trực chống va trôi (nhân công bậc 3 trở lên hoặc có chứng chỉ quản lý đường thủy hoặc nhân công có bằng trung cấp công trình thủy, thủy lợi, giao thông trở lên) bố trí 7 người/ca;

c) Quy định về số giờ nổ máy cửa các phương tiện để thực hiện chống va trôi tại hiện trường:

Đối với tuyến vận tải chính có phân cấp kỹ thuật cấp đặc biệt, cấp I và cấp II: số giờ nổ máy của phương tiện là 1,5 giờ/ca; trường hợp có 3 yếu tố trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, số giờ nổ máy của phương tiện là 2,5 giờ/ca;

Đối với tuyến vận tải chính có phân cấp kỹ thuật cấp III và cấp IV: số giờ nổ máy của phương tiện là 1,0 giờ/ca; trường hợp có 3 yếu tố trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, số giờ nổ máy của phương tiện là 2,0 giờ/ca;

Tuyến đường thủy không thuộc các trường hợp trên: số giờ nổ máy của phương tiện là 0,5 giờ/ca; trường hợp có 3 yếu tố trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, số giờ nổ máy của phương tiện là 1,0 giờ/ca;

d) Các dụng cụ, trang thiết bị tối thiểu cho 01 trạm bao gồm: 01 bảng hiệu trạm thường trực (ghi tên trạm, tên công trình, đơn vị thực hiện, điện thoại liên lạc...); 01 bộ loa nén/phương tiện; 01 cờ hiệu/phương tiện; 01 tủ thuốc cứu sinh; 01 bộ đàm (điện thoại)/phương tiện; 02 đèn pin; 01 ống nhòm và dụng cụ cứu sinh theo quy định, các trang thiết bị còn hoạt động tốt.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ LẬP, TRÌNH, PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH VÀ NGUỒN KINH PHÍ ĐIỀU TIẾT KHỐNG CHẾ BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG, CHỐNG VA TRÔI TRÊN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 11. Lập, phê duyệt kế hoạch điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông

1. Đối với đường thủy nội địa quốc gia:

a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam lập kế hoạch và kinh phí công tác điều tiết khống chế bảo đảm giao thông trên đường thủy nội địa hàng năm hoặc đột xuất để hình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;

b) Kế hoạch điều tiết khống chế bảo đảm giao thông đường thủy nội địa dựa trên việc tổng hợp và thẩm định các số liệu, báo cáo, đề xuất từ đơn vị cơ sở, phù hợp các yêu cầu thực tế;

c) Kế hoạch điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa hàng năm bao gồm các thông tin cơ bản sau: vị trí điều tiết, dự kiến kinh phí thực hiện; thời gian thực hiện; phương thức thực hiện. Kế hoạch điều tiết, khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo mẫu tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Trình tự lập, phê duyệt kế hoạch điều tiết, khống chế bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa hàng năm.

Hàng năm, căn cứ tình trạng yêu cầu về bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam rà soát, tổng hợp, lập kế hoạch và dự toán kinh phí nhu cầu thực hiện điều tiết bảo đảm an toàn giao thông của năm sau trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt;

Căn cứ danh mục điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt phương án công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông trên đường thủy nội địa theo kế hoạch đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định.

đ) Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông đột xuất, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương, danh mục bổ sung và tổng hợp kế hoạch điều chỉnh, bổ sung trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt để tổ chức thực hiện;

e) Đối với trường hợp thi công, sửa chữa công trình, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực được ủy quyền xem xét chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.

2. Đối với đường thủy nội địa địa phương:

Sở Giao thông vận tải hoặc các cơ quan của địa phương được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp xem xét phê duyệt phương án điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và tổ chức thực hiện theo quy định công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông trên đường thủy nội địa địa phương (bao gồm cà trường hợp thường xuyên, trường hợp đột xuất phòng chống thiên tai, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trường hợp thi công, sửa chữa công trình).

Điều 12. Lập, phê duyệt kế hoạch chống va trôi

1. Đối với đường thủy nội địa quốc gia:

a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam lập kế hoạch và kinh phí công tác thường trực chống va trôi trên đường thủy một địa hàng năm trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt để thực hiện;

b) Kế hoạch chống va trôi đường thủy nội địa dựa trên việc tổng hợp và thẩm định các số liệu, báo cáo, đề xuất từ đơn vị cơ sở, phù hợp với yêu cầu thực tiễn;

c) Kế hoạch chống va trôi bao gồm các thông tin cơ bản sau: vị trí chống va trôi, phương tiện, nhân lực, thời gian thực hiện, dự kiến kinh phí thực hiện, phương thức thực hiện. Kế hoạch thường trực chống va trôi theo mẫu quy định tại Phụ lục số XXII ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Trình tự lập, phê duyệt kế hoạch thường trực chống va trôi hàng năm.

Hàng năm, căn cứ vào diễn biến của khí tượng, thủy văn, dòng chảy, diễn biến của thiên tai, bão lũ, tình trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, mật độ giao thông trên tuyến hoặc yêu cầu của cấp có thẩm quyền nhằm mục đích ứng phó với sự cố, thiên tai có thể xảy ra, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, bảo đảm giao thông đường bộ, đường sắt, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam rà soát, tổng hợp, lập kế hoạch nhu cầu và dự kiến kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường trực chống va trôi của năm sau trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, chấp thuận.

Căn cứ vào kế hoạch nhu cầu được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam rà soát danh mục các vị trí, lập kế hoạch cho nhiệm vụ thường trực chống va trôi (trong kế hoạch nêu rõ: vị trí, phương tiện, nhân lực; thời gian thực hiện; dự kiến kinh phí thực hiện, phương thức thực hiện) trình Bộ Giao thông vận tải.

Căn cứ vào đề nghị của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc đề nghị của các cơ quan có liên quan hoặc chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, Bộ Giao thông vận tải xem xét, giao nhiệm vụ và phê duyệt phương án thường trực chống va trôi trong mùa lũ năm sau trước ngày 20/12 hàng năm.

Căn cứ nhiệm vụ đã được Bộ Giao thông vận tải giao, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức thực hiện theo quy định.

đ) Trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung công tác thường trực chống va trôi đột xuất, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương, danh mục bổ sung và tổng hợp kế hoạch điều chỉnh, bổ sung trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt để tổ chức thực hiện;

e) Đối với trường hợp thi công, sửa chữa công trình, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực được ủy quyền xem xét chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông theo quy định.

2. Đối với đường thủy nội địa địa phương:

Sở Giao thông vận tải hoặc các cơ quan của địa phương được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp xem xét phê duyệt phương án thường trực chống va trôi và tổ chức thực hiện theo quy định công tác chống va trôi trên đường thủy nội địa địa phương, bao gồm cả trường hợp đột xuất phòng chống thiên tai, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trường hợp thi công, sửa chữa công trình.

Điều 13. Nguồn kinh phí đảm bảo công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi

1. Đối với công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và thường trực chống va trôi:

a) Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, thường trực chống va trôi trên đường thủy nội địa quốc gia, sử dụng nguồn chi thường xuyên hoạt động kinh tế đường thủy nội địa quốc gia, do ngân sách trung ương đảm bảo và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;

b) Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và thường trực chống va trôi trên đường thủy nội địa địa phương, sử dụng nguồn chi do ngân sách địa phương đảm bảo và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Đối với công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, thường trực chống va trôi trường hợp thi công, sửa chữa công trình: tổ chức, cá nhân thi công công trình hoặc gây ra vật chướng ngại trên đường thủy nội địa chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí cho tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông và thường trực chống va trôi.

3. Đối với công trình trên đường thủy nội địa xây dựng sau khi Thông tư này có hiệu lực có kích thước khoang thông thuyền không bảo đảm theo quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa thì tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình phải chịu trách nhiệm tổ chức và chi phí thực hiện biện pháp theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này.

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT, KIỂM TRA, NGHIỆM THU

Điều 14. Giám sát công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi

1. Yêu cầu đối với công tác giám sát:

a) Thực hiện công tác giám sát suốt quá trình điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu hoàn thành công trình;

b) Giám sát quá trình thực hiện điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi đúng hồ sơ dự thầu được duyệt, chỉ dẫn kỹ thuật và quy định của hợp đồng;

c) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thực hiện điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi so với hồ sơ dự thầu được duyệt và hợp đồng, bao gồm: nhân lực, phương tiện, thiết bị, hệ thống quản lý chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi,trường;

d) Kiểm tra, giám sát tại hiện trường thông qua hệ thống giám sát quy định tại khoản 2 Điều này trong công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và tổ chức quản lý dữ liệu, để đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm tra giám sát, tra cứu dữ liệu.

2. Yêu cầu đối với hệ thống giám sát

a) Thiết bị giám sát: trang bị tối thiểu 01 camera IP gắn trên 01 phương tiện thủy thường trực;

b) Thông số kỹ thuật tối thiểu: camera IP; các camera giám sát đạt tiêu chuẩn IP68, phải hiển thị thời gian trên khung ghi hình và vị trí GPS;

c) Lắp đặt thiết bị giám sát: thiết bị giám sát được lắp cố định trên phương tiện thủy. Vị trí lắp đặt thiết bị đảm bảo góc quay của máy được lớn nhất, ghi hình ảnh đầy đủ, liên tục và rõ nét các nội dung công việc thực hiện trong công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi;

d) Lưu giữ dữ liệu và hình ảnh: dữ liệu và hình ảnh ghi lại bởi thiết bị camera được lưu giữ trong quá trình thực hiện điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi, cứu hộ, cứu nạn; dữ liệu video, hình ảnh phải rõ nét, phân biệt được quá trình thực hiện; thời gian lưu giữ dữ liệu tối thiểu 01 tháng hoặc khi kết thúc của tháng được nghiệm thu đó.

3. Thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát

a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam ủy quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất và giám sát công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi trên đường thủy nội địa quốc gia;

b) Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất và giám sát công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi trên tuyến đường thủy nội địa địa phương.

Điều 15. Kiểm tra, nghiệm thu công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi

1. Căn cứ kiểm tra, nghiệm thu

a) Quyết định phê duyệt phương án, dự toán công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi;

b) Hợp đồng thực hiện công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi;

c) Hồ sơ dự thầu, mời thầu;

d) Sổ nghiệp vụ, sổ nhật ký quy định tại điểm g khoản 2 Điều 7khoản 4 Điều 9 của Thông tư này;

đ) Quy chế đi lại cho các phương tiện thủy qua lại khu vực điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi;

e) Báo cáo kết quả thực hiện công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi (báo cáo hàng tháng, hàng quý và báo cáo hoàn thành) trong đó nêu rõ số lượt phương tiện qua trạm, số lượt phương tiện được hướng dẫn, hỗ trợ, những phương tiện gây cản trở, không theo hướng dẫn gây ảnh hưởng mất an toàn giao thông, mất an toàn công trình cầu;

g) Biên bản kiểm tra, giám sát (nếu có);

h) Các biên bản nghiệm thu thực hiện điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi (nếu có).

2. Nội dung kiểm tra và nghiệm thu

a) Kiểm tra, nghiệm thu hệ thống báo hiệu phục vụ công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi;

b) Kiểm tra, nghiệm thu nhân lực, phương tiện, thiết bị và giờ nổ máy thực hiện điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi;

c) Kiểm tra hệ thống giám sát công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi quy định tại khoản 2 Điều 14 của Thông tư này;

d) Đánh giá chất lượng thực hiện công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi (căn cứ vào các biên bản kiểm tra, hệ thống sổ, báo cáo, dữ liệu và hình ảnh, báo hiệu, phương tiện, thiết bị và an toàn giao thông trên tuyến);

đ) Sổ nghiệp vụ, sổ nhật ký và báo cáo theo quy định;

e) Phương tiện, thiết bị, nhân lực theo phương án được duyệt;

g) Hệ thống báo hiệu phục vụ điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông theo phương án được duyệt;

h) Kết quả thực hiện phương án điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi;

i) Kiểm tra đột xuất thực hiện điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi.

3. Thành phần và quy cách hồ sơ nghiệm thu

a) Bàn giao mặt bằng thực hiện (bao gồm cả các nội dung khác liên quan đến công việc thực hiện điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi (nếu có)). Kết quả bàn giao mặt bằng được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Kiểm tra, nghiệm thu công tác triển khai phương tiện, thiết bị, nhân sự. Kết quả nghiệm thu công tác triển khai phương tiện, thiết bị, nhân lực được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Nghiệm thu công việc (nội bộ nhà thầu). Kết quả nghiệm thu công việc được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Nghiệm thu tháng. Kết quả nghiệm thu tháng được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XV, XVI ban hành kèm theo Thông tư này.

đ) Nghiệm thu quý là tổng hợp kết quả nghiệm thu các tháng trong quý. Kết quả nghiệm thu quý được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII, XVIII ban hành kèm theo Thông tư này.

e) Nghiệm thu hoàn thành là tổng hợp kết quả nghiệm thu các tháng hoặc các quý trong năm. Kết quả nghiệm thu hoàn thành được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX, XX ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Thời gian nghiệm thu

Theo từng giai đoạn và ngay sau khi kết thúc thời gian thực hiện điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi.

Chương V

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ VÀ XỬ LÝ ĐỐI VỚI HẠN CHẾ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 16. Các trường hợp hạn chế, thẩm quyền công bố hạn chế và thủ tục công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa

Các trường hợp hạn chế giao thông đường thủy nội địa, thẩm quyền công bố hạn chế giao thông và thủ tục công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa.

Điều 17. Nội dung, yêu cầu về hạn chế giao thông đường thủy nội địa

1. Nội dung về hạn chế giao thông đường thủy nội địa

a) Hạn chế với phương tiện thủy: hạn chế chủng loại kích thước, phương tiện thủy qua khu vực luồng hẹp, có vật chướng ngại hoặc hạn chế về kích thước luồng chạy tàu;

b) Hạn chế chuẩn tắc luồng đã công bố: hạn chế một phần chiều dài, chiều rộng, tĩnh không, bán kính cong nhỏ hơn cấp kỹ thuật của luồng chạy tàu hoặc cho lưu thông một chiều khi có chướng ngại vật phát sinh, thi công công trình hoặc diễn tập, thể thao, lễ hội, vui chơi giải trí, thực tập, đào tạo nghề, họp chợ, làng nghề;

c) Cấm luồng: cấm các phương tiện thủy lưu thông trong một khoảng thời gian nhất định khi có vật chướng ngại phát sinh (chìm đắm phương tiện, sự cố tai nạn giao thông, vật chướng ngại phát sinh trên luồng phải trục vớt), thi công công trình hoặc hoạt động phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, an ninh quốc phòng, khi xảy ra ùn tắc ảnh hưởng đến toàn bộ phạm vi luồng chạy tàu.

2. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện công bố nội dung, thời gian, phạm vi hạn chế giao thông đường thủy nội địa trên phương tiện thông tin đại chúng và trang web của cơ quan ngay sau khi xác định nội dung hạn chế giao thông theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Công tác bảo đảm an toàn giao thông đối với vị trí hạn chế giao thông đường thủy nội địa theo các biện pháp quy định tại Điều 5 của Thông tư này được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Trường hợp hạn chế giao thông đột xuất trong tình huống khẩn cấp (khi trên luồng xảy ra sự cố tai nạn, vật chướng ngại gây nguy hiểm đến giao thông thủy, hoạt động khẩn cấp phục vụ quốc phòng, an ninh) thì tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về chỉ định thầu.

b) Trường hợp hạn chế theo kế hoạch là các trường hợp khác với điểm a khoản này thì tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông được duyệt theo quy định.

Điều 18. Quy định về công tác phối hợp giải quyết khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra chìm đắm phương tiện hoặc sự cố hạ tầng giao thông

1. Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa phải chủ động tích cực cùng phối hợp khắc phục hậu quả khi phương tiện bị chìm đắm hoặc có sự cố hạ tầng giao thông nhằm giảm nhẹ hậu quả của tai nạn và nhanh chóng khôi phục giao thông đường thủy nội địa.

2. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc khắc phục hậu quả khi phương tiện bị chìm đắm hoặc có sự cố hạ tầng giao thông trên đường thủy nội địa quốc gia.

3. Sở Giao thông vận tải chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc khắc phục hậu quả khi phương tiện bị chìm đắm hoặc có sự cố hạ tầng giao thông trên đường thủy nội địa địa phương.

4. Tổ chức, cá nhân có phương tiện bị chìm đắm hoặc gây ra sự cố hạ tầng giao thông, chịu trách nhiệm trục vớt phương tiện, thanh thải vật chướng ngại do phương tiện chìm đắm, khắc phục sự cố trong thời hạn do đơn vị quản lý đường thủy nội địa quyết định. Trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện việc trục vớt phương tiện, thanh thải vật chướng ngại hoặc không khắc phục sự cố trong thời hạn quy định thì đơn vị quản lý đường thủy nội địa thực hiện việc trục vớt và thanh thải vật chướng ngại.

5. Tổ chức, cá nhân có phương tiện bị chìm đắm hoặc hoặc gây ra sự cố hạ tầng giao thông phải áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường, phải chịu toàn bộ chi phí trục vớt, thanh thải vật chướng ngại do phương tiện chìm đắm và chi phí để khắc phục sự cố.

6. Trong trường hợp phương tiện bị chìm đắm gây ảnh hưởng đến giao thông đường thủy hoặc gây ra sự cố hạ tầng giao thông mà chưa hoặc không xác định được chủ phương tiện, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (theo phân cấp) có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tìm kiếm cứu nạn, trục vớt, thanh thải để bảo đảm an toàn giao thông bằng nguồn ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. Sau khi có phán quyết của Tòa án cấp có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến tai nạn, sự cố hoàn trả ngân sách nhà nước.

7. Trong quá trình giải quyết khắc phục hậu quả khi phương tiện bị chìm đắm hoặc có sự cố hạ tầng giao thông, đơn vị quản lý đường thủy nội địa có trách nhiệm thường xuyên báo cáo trực tiếp cơ quan quản lý cấp trên.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

2. Bãi bỏ Thông tư số 40/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi trên đường thủy nội địa và Thông tư số 30/2017/TT-BGTVT ngày 07 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2010.

Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với các hợp đồng công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống vá trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa đã được cơ quan, người có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định đến hết thời hạn của hợp đồng. Trường hợp sửa đổi, bổ sung hợp đồng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

Điều 21. Tổ chức thực hiện

1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Chánh Văn phòng, Chánh thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 21;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, ATGT(03).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Xuân Sang

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

SỔ PHÂN CA ĐIỀU TIẾT KHỐNG CHẾ BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG
KHU VỰC: ...................................

TT

Ngày, tháng, năm

Ca 1 Từ ( ...h đến ...h)

Ca 2 Từ ( ...h đến ...h)

Ca 3 Từ ( ...h đến ...h)

Họ và tên

Chức danh

Họ và tên

Chức danh

Họ và tên

Chức danh

1

Ngày ..tháng..

Nguyễn Văn A

Trần Văn B

Lê Văn C

Nguyễn Văn D

Trần Văn M

Lê Văn N

Nguyễn Văn K

Trần Văn G

Lê Văn H

2

Ngày ..tháng..

...

………., ngày ... tháng ... năm ..…...
NGƯỜI PHÂN CA
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

NHẬT KÝ CÔNG TÁC ĐIỀU TIẾT KHỐNG CHẾ BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG KHU VỰC:

1. Ngày ........ tháng ........ năm ...........

2. Họ và tên, chức danh

TT

Họ Và Tên

Chức danh

1

2

...

3. Ca trực:

Ca ...........: Trực từ ........... giờ ...........ngày ...........tháng ...........năm 20 ...........

đến ........... giờ ........... ngày ........ tháng ........ năm 20 ...........

4. Nội dung ca trực:

- Tình hình thời tiết: ............................................................................................................

- Mực nước tại khu vực thực hiện điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông (cầu hoặc bãi cạn..): ........................................................................

- Số lượt, số đăng ký của các phương tiện, thiết bị đã được hỗ trợ, cứu hộ, cứu nạn trong ca (xác nhận của chủ phương tiện; nếu có).

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

- Số lượt phương tiện thông qua khu vực: ..........................................................................

- Loại hàng chủ yếu: ............................................................................................................

- Diễn biến trong ca trực: .....................................................................................................

5. Thời gian giao ca: giờ ........ ngày ........ tháng ........ năm 20.....

6. Ký nhận:

NGƯỜI GIAO CA
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI NHẬN CA
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC III

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

SỔ NHẬT KÝ PHƯƠNG TIỆN

Tháng .......... năm 20.......

STT

Ngày tháng

Kíp thuyền viên

Nhiệm vụ sản xuất

Giờ xuất bến

Giờ cập bến

Số giờ hoạt động

Tình trạng phương tiện

Thuyền trưởng hoặc Máy trưởng ký tên

Xác nhận

Họ và tên

Chức danh

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

PHỤ LỤC IV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

SỔ GHI MỰC NƯỚC

STT

Ngày giờ

Số hiệu cọc

Cao độ cọc

Số đọc trên thước (h)

Mực nước (H)

Chữ ký người quan trắc

1

2

3

4

5

6

7

PHỤ LỤC V

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

SỔ THEO DÕI LƯU LƯỢNG VẬN TẢI THÁNG NĂM 20

I. Phương tiện chở hàng hóa

STT

Ngày tháng

Số đăng ký phương tiện

Lượt phương tiện và tấn phương tiện

Người thực hiện (Ký, ghi rõ họ tên)

Xuôi

Ngược

Từ 10 tấn đến dưới 50 tấn

Từ 50 tấn đến dưới 500 tấn (lượt)

Trên 500 tấn (lượt)

Từ 10 tấn đến dưới 50 tấn (lượt)

Từ 50 tấn đến dưới 500 tấn (lượt)

Trên 500 tấn (lượt)

Có hàng (...lượt/ ...tấn)

Không hàng (...lượt/

...tấn)

Có hàng (...lượt/ ...tấn)

Không hàng (...lượt/

...tấn)

Có hàng (...lượt/ ...tấn)

Không hàng (...lượt/

...tấn)

Có hàng (...lượt/ ...tấn)

Không hàng (...lượt/

...tấn)

Có hàng (...lượt/ ...tấn)

Không hàng (...lượt/

...tấn)

Có hàng (...lượt/ ...tấn)

Không hàng (...lượt/

...tấn)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

01/01/20..

V

............

\

Tổng cộng

II. Phương tiện chở khách

STT

Dưới 20 hành khách (lượt)

Từ 20 đến 50 hành khách (lượt)

Trên 50 hành khách (lượt)

Tổng cộng (lượt)

Người thực hiện (Ký, ghi rõ họ tên)

Xuôi

Ngược

Xuôi

Ngược

Xuôi

Ngược

Xuôi

Ngược

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

PHỤ LỤC VI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

SỔ PHÂN CA THƯỜNG TRỰC CHỐNG VA TRÔI KHU VỰC: ...................

TT

Ngày, tháng, năm

Ca 1 Từ( ...h đến ...h)

Ca 2 Từ ( ...h đến ...h)

Ca 3 Từ (...h đến ...h)

Họ và tên

Chức danh

Họ và tên

Chức danh

Họ và tên

Chức danh

1

Ngày ..tháng..

Nguyễn Văn A

Trần Văn B

Lê Văn C

Nguyễn Văn D

Trần Văn M

Lê Văn N

Nguyễn Văn K

Trần Văn G

Lê Văn H

2

Ngày ..tháng..

...

………., ngày ... tháng ... năm ..…...
NGƯỜI PHÂN CA
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC VII

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

NHẬT KÝ CÔNG TÁC THƯỜNG TRỰC CHỐNG VA TRÔI
KHU VỰC: ...............

1. Ngày ........ tháng ........ năm ...........

2. Họ và tên, chức danh

TT

Họ và tên

Chức danh

1

2

3

...

3. Ca trực:

Ca ........: Trực từ ........ giờ ........ ngày ........ tháng ........ năm 20 ........

đến ........ giờ ........ ngày ........ tháng ........ năm 20 ........

4. Nội dung ca trực:

- Tình hình thời tiết: ............................................................................................................

- Mực nước tại khu vực thực hiện thường trực chống va trôi (cầu hoặc bãi cạn..): ..............................................................................................................................................

- Số lượt, số đăng ký của các phương tiện, thiết bị đã được hỗ trợ, cứu hộ, cứu nạn trong ca (xác nhận của chủ phương tiện; nếu có).

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

- Số lượt phương tiện thông qua khu vực: ..........................................................................

- Loại hàng chủ yếu: ............................................................................................................

- Diễn biến trong ca trực: .....................................................................................................

5. Thời gian giao ca: ......... giờ ........ngày ........ tháng ........ năm 20.........

6. Ký nhận:

NGƯỜI GIAO CA
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI NHẬN CA
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC VIII

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

SỔ NHẬT KÝ PHƯƠNG TIỆN

Tên phương tiện .............; số đăng ký...

Tháng ............. năm 20....

STT

Ngày tháng

Kíp thuyền viên

Nhiệm vụ sản xuất

Giờ xuất bến

Giờ cập bến

Số giờ hoạt động

Tình trạng phương tiện

Thuyền trưởng hoặc Máy trưởng ký ten

Xác nhận

Họ và tên

Chức danh

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

PHỤ LỤC IX

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

SỔ GHI MỰC NƯỚC

STT

Ngày-giờ

Số hiệu cọc

Cao độ cọc

Số đọc trên thước (h)

Mực nước (H)

Chữ ký người quan trắc

1

2

3

4

5

6

7

.

PHỤ LỤC X

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

SỔ THEO DÕI LƯU LƯỢNG VẬN TẢI THÁNG ...... NĂM 20 ......

I. Phương tiện chở hàng hóa

STT

Ngày tháng

Số đăng ký phương tiện

Lượt phương tiện và tấn phương tiện

Người thực hiện (Ký, ghi rõ họ tên)

Xuôi

Ngược

Từ 10 tấn đến dưới 50 tấn

Từ 50 tấn đến dưới 500 tấn (lượt)

Trên 500 tấn (lượt)

Từ 10 tấn đến dưới 50 tấn (lượt)

Từ 50 tấn đến dưới 500 tấn (lượt)

Trên 500 tấn (lượt)

Có hàng (...Lượt/ ...tấn)

Không hàng (...lượt/ ...tấn)

Có hàng (...Lượt/ ...tấn)

Không hàng (...lượt/ ...tấn)

Có hàng (...Lượt/ ...tấn)

Không hàng (...lượt/ ...tấn)

Có hàng (...Lượt/ ...tấn)

Không hàng (...lượt/ ...tấn)

Có hàng (...Lượt/ ...tấn)

Không hàng (...lượt/ ...tấn)

Có hàng (...Lượt/ ...tấn)

Không hàng (...lượt/ ...tấn)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

01/01/20..

.................

Tổng cộng

II. Phương tiện chở khách

STT

Dưới 20 hành khách (lượt)

Từ 20 đến 50 hành khách (lượt)

Trên 50 hành khách (lượt)

Tổng cộng (lượt)

Người thực hiện (Ký, ghi rõ họ tên)

Xuôi

Ngược

Xuôi

Ngược

Xuôi

Ngược

Xuôi

Ngược

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

PHỤ LỤC XI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

BIÊN BẢN XÁC NHẬN
HỖ TRỢ, CỨU HỘ, CỨU NẠN PHƯƠNG TIỆN

Số ........./...........

Căn cứ vào yêu cầu của phương tiện/đoàn phương tiện: ....................................

Trọng tải: ....................................tấn, gồm : ............... xà lan (tàu tự hành) ........................

Thuộc đơn vị: .......................................................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Điện thoại: ............................................................................................................................

Chúng tôi gồm có:

1. Đại diện lực lượng hỗ trợ (gọi là bên A)

Ông: ........................................................................Chức vụ: ....................................

Giấy CMND/CCCD số: .................................... Cấp ngày: ................ tại ............................

2. Đại diện phương tiện được hỗ trợ (gọi là bên B)

Ông/Bà: ........................................................................ Chức vụ: ......................................

Giấy CMND/CCCD số: .................................... Cấp ngày: ................. tại ...........................

Điện thoại: ....................................

Cùng nhau xác nhận:

1. Phương tiện (ghi số đăng ký, công suất máy của các phương tiện) của ..................... (Tên đơn vị thực hiện thường trực chống va trôi) đã hỗ trợ phương tiện .................................... (ghi số đăng ký của phương tiện) đi qua (vị trí thường trực chống va trôi) đảm bảo an toàn.

2. Thời gian hoạt động

Phương tiện ............ (ghi số đăng ký),....CV; Từ ... giờ .... đến.... giờ ....... ngày .../.../20...

* Quá trình hỗ trợ phương tiện được ghi lại bằng hình ảnh và được lưu trữ tại.... (Tên đơn vị thực hiện thường trực chống va trôi)

Biên bản được lập thành 02 bản: 01 bản giao cho đại diện phương tiện được hỗ trợ, 01 bản chuyển về ......... (Tên đơn vị thực hiện thường trực chống va trôi) .... lưu hồ sơ.

PHƯƠNG TIỆN ĐƯỢC HỖ TRỢ
THUYỀN TRƯỞNG

PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ
THUYỀN TRƯỞNG

PHỤ LỤC XII

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN BÀN GIAO MẶT BẰNG

Gói thầu ....: điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông hoặc chống va trôi.... khu vực ...................

Căn cứ Luật Giao thông Đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông Đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Hợp đồng số ............./HĐKT-.... ngày ..../..../20.... giữa Chủ đầu tư và ........................ về việc thực hiện Gói thầu điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông hoặc chống va trôi ........;

Hôm nay, ngày ........ tháng ........ năm 20........., chúng tôi gồm có:

1. Chủ đầu tư

Ông: .................................... Chức vụ: ....................................

Ông: .................................... Chức vụ: ....................................

2. Đại diện Chủ đầu tư (nếu có) ....... (kiểm tra, bàn giao hiện trường)

Ông: .................................... Chức vụ: ....................................

Ông: .................................... Chức vụ: ....................................

3. Đơn vị thực hiện .................................... (Bên nhận bàn giao)

Ông: .................................... Chức vụ: ....................................

Ông: .................................... Chức vụ: ....................................

4. Đơn vị Tư vấn giám sát (nếu có)

Ông: .................................... Chức vụ: ....................................

Ông: .................................... Chức vụ: ....................................

5. Nội dung: Kiểm tra thực tế tại hiện trường, đối chiếu hồ sơ dự thầu, hợp đồng đã ký, các bên cùng thống nhất nội dung bàn giao mặt bằng triển khai Gói thầu điều tiết khống chế bảo đảm giao thông hoặc chống va trôi như sau:

Phạm vi điều tiết khống chế bảo đảm giao thông đường thủy nội địa hoặc chống va trôi khu vực ………………………………………………

5.1. Hệ thống báo hiệu hiện trạng khu vực

TT

Tên báo hiệu - Ký hiệu - Lý trình

Bờ

Số lượng

1

Phía thượng lưu

...........

2

Phía hạ lưu

............

5.2. Hệ thống báo hiệu điều tiết

TT

Tên báo hiệu - Ký hiệu - Lý trình

Bờ

Số lượng

1

Phía thượng lưu

....................................

2

Phía hạ lưu

....................................

5.3. Phạm vi thực hiện điều tiết (hoặc chống va trôi) ...............

TT

Từ km ....... + ........ đến km ..... + .......

Kích thước B x H

Vị trí so với luồng

- Kè ........

- Bãi cạn ....

- Cầu ....

.........

6. Ý kiến khác

.............................................................................................................................................

Sau khi kiểm tra hiện trường, các bên tiến hành bàn giao mặt bằng khu vực .................................... Nhà thầu sau khi nhận mặt bằng bàn giao phải tiến hành quản lý, bảo trì hệ thống báo hiệu, bố trí các Trạm điều tiết khống chế bảo đảm giao thông (hoặc chống va trôi), phương tiện, trang thiết bị, nhân sự theo phương án đã được chấp thuận. Chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực kể từ ngày nhận bàn giao.

Biên bản được lập thành .................................... bản, có nội dung và giá trị pháp lý như nhau. Các bên đồng ý nội dung và thống nhất ký tên.

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ ......(THỰC HIỆN)...

CHỦ ĐẦU TƯ

TƯ VẤN GIÁM SÁT (NẾU CÓ)

PHỤ LỤC XIII

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG TÁC TRIỂN KHAI
PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ, NHÂN SỰ

Tên gói thầu ..............................

1. Đối tượng kiểm tra, nghiệm thu : ........................................................................

2. Thành phần tham gia

a) Chủ đầu tư

b) Đại diện chủ đầu tư (nếu có) (đơn vị nghiệm thu hiện trường)

c) Đơn vị thực hiện .................................... (nhà thầu)....

d) Đơn vị Tư vấn giám sát (nếu có)

3. Thời gian, địa điểm

Thời gian: ngày ........ tháng ........ năm 20 ..........

Địa điểm: ............................................................................................................

4. Căn cứ để kiểm tra

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Hợp đồng số ...........ngày …/…/…… giữa ... và ........ về việc .......;

- Các pháp lý có liên quan và phương tiện, thiết bị, nhân lực triển khai thực hiện gói thầu ................. của Nhà thầu .................................... tại hiện trường.

5. Nội dung kiểm tra:

Kiểm tra phương tiện, thiết bị, nhân lực triển khai thực hiện gói thầu .................. của Công ty .................................. tại hiện trường và hồ sơ kèm theo.

a) Phương tiện ....(theo hợp đồng) ............

TT

Tên phương tiện, công suất máy

Số đăng ký

Số, thời hạn đăng kiểm

Tình trạng hoạt động

Vị trí phương tiện

1

....................................

..........

........

......

1

2

....................................

.......

........

.......

2

b) Trang thiết bị giám sát kèm theo ... (theo hợp đồng) .............

TT

Tên phương tiện / trang thiết bị được lắp đặt

Ký, nhãn hiệu thiết bị

Tình trạng hoạt động

Ghi chú

1

....................................

........

........

......

2

....................................

.........

.......

......

c) Vật liệu đầu vào, thiết bị khác ... (theo hợp đồng) ............

STT

Loại vật liệu, máy móc, thiết bị

Số lượng

Ký, nhãn hiệu thiết bị, tình trạng hoạt động

Ghi chú

1

2

d) Nhân sự ...... (theo hợp đồng).........

STT

Họ và tên

Chức danh

Trình độ chuyên môn

1

....................................

........

......

2

....................................

........

.......

6. Kết luận:

- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu;

- Các tồn tại, yêu cầu sửa chữa/ hoặc hoàn thiện;

Biên bản được lập thành .......... bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ........ bản.

(Thành phần tham gia kiểm tra/ nghiệm thư ký)

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ (NẾU CÓ)

ĐƠN VỊ TƯ VẤN (NẾU CÓ)

ĐƠN VỊ… (THỰC HIỆN)….

PHỤ LỤC XIV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG VIỆC (NỘI BỘ NHÀ THẦU)
THÁNG ......... NĂM......

Gói thầu: ...............

1. Đối tượng nghiệm thu: Thực hiện công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông hoặc chống va trôi năm ....khu vực ...... tháng .............

2. Thành phần tham gia:

- Đơn vị thực hiện công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông hoặc chống va trôi;

- Tổ (đội) thực hiện công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông hoặc chống va trôi.

3. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: ngày ........ tháng ........ năm ...........

- Địa điểm: ..........................................................................................................................

4. Căn cứ để nghiệm thu:

Căn cứ hợp đồng số ......., ngày .... tháng.... năm.... về việc thực hiện điều tiết khống chế bảo đảm giao thông hoặc chống va trôi năm tại .......... khu vực cầu .........., sông ........

Căn cứ phiếu giao nhiệm vụ sản xuất ...........

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.

Kiểm tra sổ sách, các tài liệu .................

Kiểm tra thực tế tại hiện trường ........................... đoàn nghiệm thu thống nhất như sau:

5. Đánh giá về chất lượng công việc đã thực hiện

a) Khối lượng công việc nghiệm thu

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị tính

Khối lượng thực hiện

Ghi chú

I

Công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông hoặc chống va trôi

1

Tàu ... nổ máy hoạt động

2

Tàu ... thường trực tính nhân công

3

Xuồng ... nổ máy hoạt động

4

Xuồng .... thường trực tính nhân công

...

II

Nhân lực

1

Chỉ huy thường trực

2

Bồi dưỡng ca 3 chỉ huy thường trực

3

Nhân công thường trực

4

Bồi dưỡng ca 3 nhân công thường trực

...

b) Nhận xét, đánh giá:

- Đánh giá về chất lượng thực hiện công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông hoặc chống va trôi so với phương án được duyệt và các yêu cầu khác của hợp đồng;

- Đánh giá về việc thực hiện các yêu cầu khác của pháp luật có liên quan.

c) Ý kiến khác:....

6. Kết luận:

- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu;

- Các tồn tại, yêu cầu sửa chữa/ hoặc hoàn thiện.

Biên bản được lập thành ..... bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ....... bản.

CÔNG TY......

………., ngày ... tháng ... năm ..…...
TỔ (ĐỘI) THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

Phụ lục XV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN NGHIỆM THU GIAI ĐOẠN (THÁNG ...)

Gói thầu: ...................

1. Đối tượng nghiệm thu: công tác thường trực chống va trôi năm ................ tại khu vực cầu ......, sông ....................

2. Thành phần tham gia:

a) Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư (nếu có).

b) Đơn vị thực hiện công tác chống va trôi (nhà thầu).

3. Thời gian, địa điểm:

a) Thời gian: ngày ........ tháng ........ năm ...........

b) Địa điểm: ............................................................................................................

4. Căn cứ để nghiệm thu:

Căn cứ văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

Căn cứ hợp đồng số ....., ngày .... tháng.... năm ......... về việc thực hiện chống va trôi năm ........... tại khu vực cầu ........... , sông ............

Căn cứ biên bản nghiệm thu triển khai phương tiện, thiết bị và nhân lực chống va trôi năm ........... tại khu vực cầu .................. ngày .............

Căn cứ các biên bản nghiệm thu công việc tháng ..................

Căn cứ giấy mời (hoặc phiếu yêu cầu) nghiệm thu số ..............

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan ...

5. Đánh giá về chất lượng công việc đã thực hiện

a) Khối lượng công việc nghiệm thu

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị tính

Khối lượng thực hiện

Ghi chú

I

Công tác chống va trôi

1

Tàu ... nổ máy hoạt động

2

Tàu ... thường trực tính nhân công

3

Xuồng ... nổ máy hoạt động

4

Xuồng .... thường trực tính nhân công

...

II

Nhân lực

1

Chỉ huy thường trực

2

Bồi dưỡng ca 3 chỉ huy thường trực

3

Nhân công thường trực

4

Bồi dưỡng ca 3 nhân công thường trực

b) Nhận xét, đánh giá:

- Đánh giá về chất lượng thực hiện công tác chống va trôi

- Đánh giá về việc thực hiện các yêu cầu khác của pháp luật có liên quan;

6. Kết luận:

- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu;

- Các tồn tại, yêu cầu sửa chữa/ hoặc hoàn thiện.

Biên bản được lập thành ........ bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ....... bản.

CHỦ ĐẦU TƯ HOẶC ĐẠI DIỆN
CHỦ ĐẦU TƯ

………., ngày ... tháng ... năm ..…..
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
CHÓNG VA TRÔI

PHỤ LỤC XVI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN NGHIỆM THU GIAI ĐOẠN (THÁNG ...)

Gói thầu: ..................

1. Đối tượng nghiệm thu: Công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông.

2. Thành phần tham gia

a) Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư....

b) Đơn vị thực hiện công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông (nhà thầu).

3. Thời gian, địa điểm

a) Thời gian: ngày ........ tháng ........ năm ...........

b) Địa điểm: ....................................

4. Căn cứ để nghiệm thu

Căn cứ hợp đồng số …., ngày .... tháng.... năm ......... về việc thực hiện công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông

Căn cứ biên bản nghiệm thu triển khai phương tiện, thiết bị và nhân lực công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông năm ............. tại khu vực ......... ngày ...........

Căn cứ biên bản nghiệm thu công việc tháng ................

Căn cứ giấy mời (hoặc phiếu yêu cầu) nghiệm thu số .................

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan ...

5. Đánh giá về chất lượng công việc đã thực hiện

a) Khối lượng công việc nghiệm thu:

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị tính

Khối lượng thực hiện

Ghi chú

I

Công tác điều tiết khống chế bảo đảm giao thông

1

Tàu ... nổ máy hoạt động

2

Tàu ... thường trực tính nhân công

3

Xuồng ... nổ máy hoạt động

4

Xuồng .... thường trực tính nhân công

...

II

Nhân lực

1

Chỉ huy thường trực

2

Bồi dưỡng ca 3 chỉ huy thường trực

3

Nhân công thường trực

4

Bồi dưỡng ca 3 nhân công thường trực

...

b) Nhận xét, đánh giá

- Đánh giá về chất lượng của công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông so với phương án được duyệt và các yêu cầu khác của hợp đồng;

- Đánh giá về việc thực hiện các yêu cầu khác của pháp luật có liên quan;

6. Kết luận

- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu;

- Các tồn tại, yêu cầu sửa chữa/ hoặc hoàn thiện.

Biên bản được lập thành .......... bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ........ bản.

CHỦ ĐẦU TƯ HOẶC ĐẠI DIỆN
CHỦ ĐẦU TƯ

………., ngày ... tháng ... năm ..…...
ĐƠN VỊ ĐIỀU TIẾT KHỐNG CHẾ
BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG

PHỤ LỤC XVII

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN NGHIỆM THU GIAI ĐOẠN (QUÝ ...)

Gói thầu: ....................................

1. Đối tượng nghiệm thu: Công tác chống va trôi năm ............ tại khu vực......., sông ............

2. Thành phần tham gia:

- Chủ đầu tư....

- Đại diện chủ đầu tư ... (nếu có);

- Đơn vị thực hiện công tác chống va trôi (nhà thầu);

- Đơn vị tư vấn (nếu có).

3. Thời gian, địa điểm:

a) Thời gian: ngày ........ tháng ........ năm ...........

b) Địa điểm: ..........................................................................................................

4. Căn cứ để nghiệm thu:

Căn cứ hợp đồng số ..........., ngày .... tháng.... năm .......... về việc thực hiện công tác chống va trôi năm ........... tại khu vực cầu ............, sông ...................

Căn cứ biên bản nghiệm thu triển khai phương tiện, thiết bị và nhân lực công tác chống va trôi năm ............. tại khu vực ........... ngày ...............

Căn cứ các biên bản nghiệm thu công việc tháng ..............

Căn cứ giấy mời (hoặc phiếu yêu cầu) nghiệm thu số ................

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan....

5. Đánh giá về chất lượng công việc đã thực hiện

a) Khối lượng công việc nghiệm thu

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị tính

Khối lượng hợp đồng

Khối lương thực hiện

Ghi chú

Tháng ......

Tháng ......

Tháng ......

Quý .......

I

Công tác chống va trôi

1

Tàu ... nổ máy hoạt động

2

Tàu ... thường trực tính nhân công

3

Xuồng ... nổ máy hoạt động

4

Xuồng .... thường trực tính nhân công

...

II

Nhân lực

1

Chỉ huy thường trực

2

Bồi dưỡng ca 3 chỉ huy thường trực

3

Nhân công thường trực

4

Bồi dưỡng ca 3 nhân công thường trực

...

b) Nhận xét, đánh giá:

- Đánh giá về chất lượng thực hiện công tác chống va trôi

- Đánh giá về việc thực hiện các yêu cầu khác của pháp luật có liên quan;

6. Kết luận:

- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu;

- Các tồn tại, yêu cầu sửa chữa/ hoặc hoàn thiện.

Biên bản được lập thành ....... bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ......... bản.

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ (NẾU CÓ)

ĐƠN VỊ TƯ VẤN (NẾU CÓ)

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN CHỐNG VA TRÔI

PHỤ LỤC XVIII

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN NGHIỆM THU GIAI ĐOẠN (QUÝ ...)

Gói thầu: ....................................

1. Đối tượng nghiệm thu: Công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông

2. Thành phần tham gia

- Chủ đầu tư....

- Đại diện Chủ đầu tư ….(nếu có).

- Đơn vị thực hiện công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông (nhà thầu).

3. Thời gian, địa điểm

a) Thời gian: ngày ........ tháng ........ năm ...........

b) Địa điểm: ....................................

4. Căn cứ để nghiệm thu

Căn cứ hợp đồng số ....... , ngày .... tháng.... năm ........... về việc thực hiện công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông

Căn cứ biên bản nghiệm thu triển khai phương tiện, thiết bị và nhân lực công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông năm .......... tại khu vực ........... ngày ....

Căn cứ biên bản nghiệm thu công việc tháng ....................

Căn cứ giấy mời (hoặc phiếu yêu cầu) nghiệm thu số .................

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan ...

5. Đánh giá về chất lượng công việc đã thực hiện

a) Khối lượng công việc nghiệm thu:

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị tính

Khối lượng hợp đồng

Khối lượng thực hiện

Ghi chú

Tháng ......

Tháng ......

Tháng ......

Quý .......

I

Công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông

1

Tàu... nổ máy hoạt động

2

Tàu ... thường trực tính nhân công

3

Xuồng ... nổ máy hoạt động

4

Xuồng .... thường trực tính nhân công

...

II

Nhân lực

1

Chỉ huy thường trực

2

Bồi dưỡng ca 3 chỉ huy thường trực

3

Nhân công thường trực

4

Bồi dưỡng ca 3 nhân công thường trực

...

b) Nhận xét, đánh giá

- Đánh giá về chất lượng của công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông so với phương án được duyệt và các yêu cầu khác của hợp đồng;

- Đánh giá về việc thực hiện các yêu cầu khác của phập luật có liên quan;

6. Kết luận

- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu;

- Các tồn tại, yêu cầu sửa chữa/ hoặc hoàn thiện.

Biên bản được lập thành .......... bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ............ bản.

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
........ (nếu có)

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN ĐIỀU TIẾT
KHỐNG CHẾ BẢO ĐẢM AN
TOÀN GIAO THÔNG

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN (nếu có)

PHỤ LỤC XIX

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH

Gói thầu: ....................................

1. Đối tượng nghiệm thu: Hoàn thành công tác chống va trôi năm ......... tại khu vực ..., sông .....

2. Thành phần tham gia:

- Chủ đầu tư....;

- Đại diện Chủ đầu tư ....;

- Đơn vị tư vấn (nếu có);

- Đơn vị thực hiện công tác thường trực chống va trôi.

3. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: ngày ........ tháng ........ năm ...........

- Địa điểm: tại hiện trường chống va trôi năm .......... khu vực cầu ....... , sông .............

4. Căn cứ để nghiệm thu:

Căn cứ hợp đồng số ........, ngày .... tháng.... năm về việc thực hiện công tác chống va trôi năm ........... tại khu vực cầu ....., sông ............

Căn cứ biên bản nghiệm thu triển khai phương tiện, thiết bị và nhân lực thực hiện chống va trôi năm ........... tại khu vực cầu .......... , ........ ngày ..............

Căn cứ các biên bản nghiệm thu giai đoạn tháng ...............

Căn cứ giấy mời nghiệm thu số ..............

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan...

5. Đánh giá về chất lượng công việc đã thực hiện:

a) Khối lượng công việc nghiệm thu

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị tính

Khối lượng hợp đồng

Khối lượng thực hiện

Ghi chú

Quý .....

Quý .....

Quý .....

KL hoàn thành

I

Công tác chống va trôi

1

Tàu ... nổ máy hoạt động

2

Tàu ... thường trực tính nhân công

3

Xuồng ... nổ máy hoạt động

4

Xuồng .... thường trực tính nhân công

...

II

Nhân lực

1

Chỉ huy thường trực

2

Bồi dưỡng ca 3 chỉ huy thường trực

3

Nhân công thường trực

4

Bồi dưỡng ca 3 nhân công thường trực

...

b) Nhận xét, đánh giá:

- Đánh giá về chất lượng của công tác chống va trôi so với phương án được duyệt và các yêu cầu khác của hợp đồng;

- Đánh giá về việc thực hiện các yêu cầu khác của pháp luật có liên quan;

6. Kết luận:

- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu;

- Các tồn tại, yêu cầu sửa chữa/ hoặc hoàn thiện.

Biên bản được lập thành .......... bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ....... bản.

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
........ (nếu có)

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN CHỐNG VA TRÔI

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN (nếu có)

PHỤ LỤC XX

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH

Gói thầu: ....................................

1. Đối tượng nghiệm thu: Hoàn thành công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông năm ......... tại khu vực ......, sông ...................

2. Thành phần tham gia:

- Chủ đầu tư....

- Đại diện chủ đầu tư...(nếu có)...

- Đơn vị tư vấn (nếu có).

- Đơn vị thực hiện công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông (nhà thầu).

3. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: ngày ........ tháng ........ năm ...........

- Địa điểm: ............................................................................................................

4. Căn cứ để nghiệm thu:

Căn cứ hợp đồng số ngày .... tháng.... năm ..... về việc ......................................................

Căn cứ biên bản nghiệm thu triển khai phương tiện, thiết bị và nhân lực ...........................

Căn cứ các biên bản nghiệm thu giai đoạn tháng (quý) .........

Căn cứ giấy mời nghiệm thu số ..............

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan....

5. Đánh giá về chất lượng công việc đã thực hiện:

a) Khối lượng công việc nghiệm thu

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị tính

Khối lượng hợp đồng

Khối lượng thực hiện

Ghi chú

Quý .....

Quý .....

Quý .....

Quý .....

KL hoàn thành

I

Công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông

1

Tàu... nổ máy hoạt động

2

Tàu ... thường trực tính nhân công

3

Xuồng ... nổ máy hoạt động

4

Xuồng .... thường trực tính nhân công

...

II

Nhân lực

1

Chỉ huy thường trực

2

Bồi dưỡng ca 3 chỉ huy thường trực

3

Nhân công thường trực

4

Bồi dưỡng ca 3 nhân công thường trực

....

b) Nhận xét, đánh giá

- Đánh giá về chất lượng của công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông so với phương án được duyệt và các yêu cầu khác của hợp đồng;

- Đánh giá về việc thực hiện các yêu cầu khác của pháp luật có liên quan.

6. Kết luận:

- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu;

- Các tồn tại, yêu cầu sửa chữa/ hoặc hoàn thiện.

Biên bản được lập thành ....... bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ....... bản.

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
........ (nếu có)

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN ĐIỀU TIẾT
KHỐNG CHẾ BẢO ĐẢM AN
TOÀN GIAO THÔNG

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN (nếu có)

PHỤ LỤC XXI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

KẾ HOẠCH ĐIỀU TIẾT KHỐNG CHẾ BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG
NĂM 20...

STT

Nội dung

Kinh phí thực hiện

Thời gian thực hiện

Phương thức thực hiện

Ghi chú

1

Vị trí điều tiết khống chế bảo đảm giao thông

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC XXII

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

KẾ HOẠCH THƯỜNG TRỰC CHỐNG VA TRÔI NĂM 20...

STT

Nội dung

Phương tiện, nhân lực

Kinh phí thực hiện

Thời gian thực hiện

Phương thức thực hiện

Ghi chú

1

Vị trí chống va trôi

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên)

MINISTRY OF TRANSPORT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
 Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 42/2021/TT-BGTVT

Hanoi, December 31, 2021

 

CIRCULAR

TRAFFIC CIRCULATION, ANTI-COLLISION AND RESTRICTION ON INLAND WATERWAYS NAVIGATION

Pursuant to the Law on Inland Waterway Transport dated June 15, 2004; the Law amending and supplementing a number of articles of Law on Inland Waterway Transport dated June 17, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;

Pursuant to the Government’s Decree No. 30/2017/ND-CP dated March 21, 2017 on regulation on response to emergency, acts of god and search and rescue;

Pursuant to the Government’s Decree No. 08/2021/ND-CP dated January 28, 2021 on management of operation of inland waterway navigation;

Pursuant to the Government’s Decree No. 66/2021/ND-CP dated July 06, 2021 on elaboration of some Articles of the Law on Natural Disaster Management and Law on Amendments to some Articles of the Law on Natural Disaster Management and Law on Dikes.

Pursuant to the Decision No.18/2021/QD-TTg dated April 22, 2021 of the Prime Minister on natural disaster forecast, warning and information transmission and disaster severity levels;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Minister of Transport promulgates traffic circulation, anti-collision and restriction on inland waterways navigation

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Circular provides for traffic circulation, anti-collision and restriction on inland waterway navigation.

2. This Circular applies to agencies, organizations and individuals related to traffic circulation, anti-collision and restriction on inland waterway navigation.

Article 2. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Traffic circulation refers to acts of warning, guiding movement and mooring of vessels in disadvantaged situations to ensure safety and restrict traffic congestion.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Restricted navigation channel refers to channel or channel segment whose width, depth, curvature radius, or bridge clearance is lower than width, depth, curvature radius, vertical bridge clearance, or horizontal bridge clearance respectively of a navigation channel of the same class.

4. Restriction on inland waterway navigation refers to navigation in an area without assurance about the operating conditions according to the technical level which is declared, or with potential for accidents in order to ensure the safety and minimize the traffic congestion on inland waterways.

5. Average traffic refers to the number of times that a vessel (ship, boat or barge) with a tonnage of over 10 tonnes crosses through the area within 24 hours. The average traffic is calculated in the latest 02 statistical years

Article 3. Cases that require traffic circulation

1. Conduct traffic circulation on inland waterways at black points, points that are potential for accidents in restricted navigation channel The position and criteria for black points, points that are potential for accidents shall comply with regulations of the Minister of Transport.

2. Conduct traffic circulation when constructing works crossing rivers, repairing, constructing works on inland waterways, extracting resources, dredging, removing obstacles, lifting up or launching on channel, channel protection corridors, port waters, landing stages, anchorages that affect safety of navigation.

3. Conduct irregular traffic circulation when any factor that affects safety of waterway works and navigation occurs, including:

a) Waterway traffic incidents or accidents that are potential for traffic congestion;

b) Obstacles on the channel, shoals causing traffic obstruction;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. At the request or guidance of the competent state agency.”

Article 4. Cases that require anti-collision

Organize watches for anti-collision when meeting the following requirements:

1. Conduct watches for anti-collision throughout the flood season according to the Decision No.18/2021/QD-TTg dated April 22, 2021 of the Prime Minister on natural disaster forecast, warning and information transmission and disaster severity levels;

2. Conduct watches for anti-collision at bridges, bridge assemblies that are old and weak without anti-collision pillars or bridges, bridge assemblies that are old and weak with anti-collision pillars without meeting the actual requirements and one of the following factors:

a) Curvature radius, or vertical bridge clearance or horizontal bridge clearance that is lower than values specified under respective technical regulations

b) Areas with unstable current with surface water velocity of ≥ 5 meters/second.

c) Areas with angled flow or vortex at the bridge piers.

Article 5. Methods of traffic circulation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. By 1 circulation station combined with inland navigation aids: routes with average traffic of over 150 vessels/24 hours, in case:

a) The remaining width of restricted navigation channel equals ≥ 1/2 of the channel width under the applicable regulations on technical levels and the length of restricted channel equals more than 200 meters and less than 500 meters;

b) The remaining width of restricted navigation channel equals < 1/2 of the channel width under the applicable regulations on technical levels and the length of restricted channel equals at most 200 meters

3. By 2 circulation stations at upstream, downstream sections combined with inland navigation aids: routes with average traffic of over 150 vessels/24 hours, in case:

a) The remaining width of restricted navigation channel equals ≥ 1/2 of the channel width under the applicable regulations on technical levels and the length of restricted channel equals at least 500 meters;

b) The remaining width of restricted navigation channel equals < 1/2 of the channel width under the applicable regulations on technical levels and the length of restricted channel equals more than 200 meters;

c) The remaining vertical bridge clearance of work crossing inland waterway equals 1/2 of the vertical bridge clearance under applicable regulations on technical levels

4. By 02 circulation stations at upstream, downstream sections combined with inland navigation aids:

a) Construction of works situated in navigation channels for longer than 5 days.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. By 03 circulation stations (at upstream, downstream and central sections) combined with inland navigation aids: cases specified in Point a, Clause 4 of this Article, routes with average traffic of over 150 vessels/24 hours and the vertical bridge clearance that equals ≤ 1/2 of the vertical bridge clearance under applicable regulations on technical levels

Article 6. Methods of anti-collision

1. By 01 anti-collision standing station at upstream section combined with inland navigation aids at bridges according to regulations of Article 4 of this Circular.

2. By 02 anti-collision standing stations combined with inland navigation aids at bridge assemblies according to regulations of Article 4 of this Circular.

Chapter II

CONTENTS AND TECHNICAL REQUIREMENTS FOR TRAFFIC CIRCULATION AND ANTI-COLLISION ON INLAND WATERWAYS NAVIGATION

Article 7. Contents of traffic circulation

1. Conduct traffic circulation by inland navigation aids:

a) Install signaling systems according to plans approved by the competent authority in order to guide vessels to travel in a safe manner.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The vessels crossing across areas with traffic circulation shall comply with guidance of signaling systems that are installed at the areas

2. Conduct traffic circulation by circulation stations combined with inland navigation aids:

a) Deploy vessels, equipment, personnel and signaling systems according to plans approved by the competent authorities;

b) Manage and maintain circulation signaling systems according to regulations;

c) Guide vessels to travel, stop and anchor according to declared regulations in areas subject to traffic circulation.

d) Suppress, interfere and deal with vessels violating the regulations and causing traffic unsafe and disorder in circulated areas;

dd) Rescue in case of incidents, accidents and irregular scenarios that may lead to loss of safety in circulated areas.

e) Make rules of movement of vessels in circulated areas and submit the rules and measures for assurance about the safety of navigation to the competent authority for approval The contents of rules shall contain the safety conditions of vessels and equipment; professional certificates of operation; sizes and models of vessels; traffic flow of vessels; time of movement; other notes (if any);

g) Record and report according to regulations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Logbook used to record traffic circulation according to the form specified in Appendix II issued together with this Circular;

Logbook used to record information about vessels according to the form specified in Appendix III issued together with this Circular

Book used to record water levels according to the form specified in Appendix IV issued together with this Circular

Book used to record traffic according to the form specified in Appendix IV issued together with this Circular

Article 8. Technical requirements of traffic circulation

1. General regulations on signs:

a) Signs:

Information signs (consisting of unexpected danger signs, no passing signs, limited vertical clearance signs, limited depth signs, towage regulation signs, no parking signs, no U-turn signs and limited width signs and auxiliary signs) shall be attached to poles which are situated on land in stations in the upstream or downstream section.

Parking allowed signs shall be located on land in the middle of the waters where vehicles are allowed to park while waiting for channels to open (use buoys for restricting waters to locate the signs if locating the signs on land is not possible);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Signaling buoys shall be attached on the channel in order to limit water area or navigation channel.

b) Order of installation of guiding signs shall be as follows: unexpected danger signs, towage regulation signs, no parking signs, no passing signs, limited vertical clearance signs, limited depth signs and limited width signs. The first sign must be at least 500 meters away from circulated areas to the upper course and lower course;

c) Poles carrying information signs must be situated at least 5 meters away from each other;

d) With respect to transport routes operate around the clock, signs must have signal lights as per the law.

dd) The installed signs shall comply with the National Technical Regulation on Inland Waterway Signs.

2. Traffic circulation signs:

a) The signaling system shall be placed at positions with good coverage, unobstructed vision and the following positions: The signaling system towards the upstream section shall be placed no more than 800 meters away from circulated areas. The signaling system towards the upper course shall be placed no more than 800 meters away from circulated areas. The signaling system towards the downstream section shall be placed no more than 500 meters away from circulated areas. The central signaling system must be placed no more than 200 meters away from construction sites in the upstream section;

b) Land signs: 02 signaling clusters shall be attached at each circulated position towards the upper and lower course, including: 01 set of no parking signs, 01 set of unexpected danger signs, 01 set of no passing signs; 01 set of no U-turn signs; 01 set of towage regulation signs (including one of the following signs: limited tow convoy information signs; limited tow convoy width information signs; limited tow convoy length information signs), 01 set of limited vertical clearance signs; 01 set of limited depth signs; 01 set of limited width signs;

c) Water signs: At least 02 pairs of navigation buoys shall be attached at each side towards the upper and lower course. If circulated areas are situated entirely within vicinity of a channel, utilize at least 4 buoys to restrict navigation channels. If circulated areas are situated on one side of a channel, utilize at least 2 buoys to restrict the waters or 2 buoys to restrict the navigation channel.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Traffic circulation station shall be able to operate with ease, has good coverage and unobstructed vision and is placed in following positions: Circulation stations for traffic heading towards the upstream section must be placed no more than 800 meters away from circulated areas. Circulation stations for traffic heading towards the lower course must be placed no more than 500 meters away from circulated areas. Central circulation stations must be placed no more than 200 meters away from construction sites in the upstream section.

b) Land signs shall be placed according to regulations of Clause 2 of this Article. 01 set of movement control signs shall be added to land signs.

c) Water signs: If circulated areas are situated entirely within vicinity of a channel, utilize at least 4 buoys to restrict navigation channels. If circulated areas are situated on one side of a channel, utilize at least 2 buoys to restrict the waters or 2 buoys to restrict the navigation channel.

4. The position of signs specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall be adjusted in order to match actual conditions and not to overlap with existing signals in the areas.

5. Vessels and personnel at traffic circulation stations:

a) Each station must have at least 1 vessel with capacity of 33-90 horsepower (CV) and at least 1 speedboat with capacity of 25-90 horsepower. The arrangement for vessels shall be conform with each anti-collision area. In case of the estuary, the channel from the shore to the island, the channel that connects the islands, the channel of special technical regulations, the vessel with a larger capacity without excess of 150 CV (ships) and 200 CV (speedboats) may be arranged;

b) The planning of personnel on vessels shall comply with the applicable regulations of the Minister of Transport. The personnel for traffic circulation shall be assigned as follows (at least): Circulation commander (workers who are ranked 4 or higher; workers with the college degrees in waterworks, irrigation, traffic or degrees at higher level): 01 person/shift; standby employees in each station (workers who are ranked 3 or higher; workers with professional certificates in waterway management or workers with intermediate degrees in waterworks, irrigation, traffic or degrees at higher level): 02 people/shift; cooperative forces in each station (when necessary): 1 person/shift.

c) Regulations on the number of operating hours of vessels to conduct traffic circulation at the sites:

Main transport routes with special technical level, level I and level II: 2,0 hours/day;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Waterway routes outside the above cases: 1,0 hour/day;

d) Other tools and equipment for 01 station (at least), including: 01 sign (name of the station, name of work, the implementing unit, contact phone number…); 01 set of megaphone; 01 signaling flag; 01 medicine cabinet; 01 walkie-talkies (telephone); 02 flashlights; 01 water level gauge; 01 binocular and emergency medical aids according to regulations. These tools and equipment shall be in good condition.

Article 9. Content of anti-collision

1. a) Deploy standing vessels, equipment and personnel to avoid collision, rescue and evacuate according to plans approved by the competent authorities;

2. Carry out contents specified in points c, d and dd of Clause 2 Article 7 of this Circular; evacuate and assist vessels passing areas upon potential risks of loss of safety, accidents; rescue and cooperate with other forces in rescue when the accidents occur.

3. Inform relevant agencies, organizations or passing vessels about locations subject to regular anti-collision, methods, contact details and functions of standing stations for anti-collision, evacuation and rescue.

4. Record and report according to regulations:

a) Shift schedule according to the form specified in Appendix IV issued together with this Circular

b) Logbook used to record information about watches for anti-collision according to the form specified in Appendix VII issued together with this Circular

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Book used to record water levels according to the form specified in Appendix IX issued together with this Circular

dd) Book used to record traffic according to the form specified in Appendix X issued together with this Circular

e) Certification record of rescue and support for vessels according to the form specified in Appendix XI issued with this Circular.

Article 10. Technical requirements of anti-collision

1. Standing stations for anti-collision

The standing station for anti-collision shall be located no more than 300 meters away from construction sites to the upper course section.

2. Standing signals for anti-collision

The position of standing signals for anti-collision shall comply with regulations specified in Clause 1, 2, 3 and 4 of Article of this Circular.

3. Standing vessels and personnel for anti-collision

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The planning of personnel on vessels shall comply with the applicable regulations of the Minister of Transport. The standing personnel for anti-collision, rescue shall be assigned as follows (at least): Standing commander for anti-collision (workers who are ranked 4 or higher; workers with the college degrees in waterworks, irrigation, traffic or degrees at higher level): 01 person/shift; standing employee for anti-collision (workers who are ranked 3 or higher; workers with professional certificates in waterway management or workers with intermediate degrees in waterworks, irrigation, traffic or degrees at higher level): 7 people/shift;

c) Regulations on the number of operating hours of vessels to conduct anti-collision at the sites:

Main transport routes with special technical level, level I and level II: 1,5 hours/day; in case of 3 factors or over specified in Clause 2, Article 4 of this Circular: 2,5 hours/day

Main transport routes with special technical level, level III and level IV: 1,0 hour/day; in case of 3 factors or over specified in Clause 2, Article 4 of this Circular: 2,0 hours/day

Waterway routes outside the above cases: 0,5 hour/day; in case of 3 factors or over specified in Clause 2, Article 4 of this Circular: 1,0 hour/day

d) Other tools and equipment for 01 station (at least), including: 01 standing station sign (name of the station, name of work, the implementing unit, contact phone number…); 01 set of megaphone/vessel; 01 signaling flag/vessel; 01 medicine cabinet; 01 walkie-talkies (telephone)/vessel; 02 flashlights; 01 binocular and emergency medical aids. These tools and equipment shall be in good condition.

Chapter III

REGULATIONS ON MAKING, SUBMISSION AND APPROVAL FOR PLAN AND FUNDING SOURCES FOR TRAFFIC CIRCULATION AND ANTI-COLLISION ON INLAND WATERWAY

Article 11. Making and approval for the plan for traffic circulation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Vietnam Inland Waterway Administration shall make the annual or ad hoc plan; funding plan for traffic circulation and anti-collision on inland waterway in order to submit to the Ministry of Transport for approval;

b) The plan for traffic circulation on inland waterway shall be made according to the synthesis and evaluation of data, reports and proposals from the grassroots units in conformity with actual requirements;

c) The annual plan for traffic circulation shall contain information about circulated position; estimated funding; time and measures for circulation according to the form in Appendix XXI issued with this Circular ;

d) Order of making and approval for the annual plan for traffic circulation on the inland waterway.

On a yearly basis, according to requirements for assurance about the safety of inland waterway navigation, the Vietnam Inland Waterway Administration shall review, summarize, make plans and estimate funding for traffic circulation in the next year in order to submit to the Ministry of Transport for consideration and approval;

According to the list of traffic circulation approved by the Ministry of Transport, the Vietnam Inland Waterway Administration shall make, appraisal, approval for the plan for traffic circulation on inland waterway according to the plan approved by the Ministry of Transport and conduct according to regulations.

dd) In case of ad hoc adjustment or amendment to traffic circulation, the Vietnam Inland Waterway Administration shall submit the policies and the additional list to the Ministry of Transport for approval; summarize the adjusted and amended plans and submit to the Ministry of Transport for approval for implementation;

e) In case of construction and repair of works, the Vietnam Inland Waterway Administration or the local inland waterway management agency shall be authorized to consider and approve the plan for assurance about the safety of inland waterway navigation according to regulations.

2. Local inland waterway:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. Making and approval for the plan for anti-collision

1. National inland waterway:

a) Vietnam Inland Waterway Administration shall make the annual plan and funding plan for watches for anti-collision on inland waterway in order to submit to the Ministry of Transport for approval;

b) The plan for anti-collision on inland waterway shall be made according to the synthesis and evaluation of data, reports and proposals from the grassroots units in conformity with actual requirements;

c) The annual plan for anti-collision shall contain information about anti-collision position; vessels; personnel; estimated funding; time and measures for anti-collision according to the form specified in Appendix XXII issued with this Circular;

d) Order of making and approval for annual plans for watches for anti-collision.

Annually, according to changes in meteorology, hydrology, currents, natural disasters, storms and floods, road and railway traffic infrastructure, traffic density on routes or requirements of the competent authorities for the purpose of response to incidents and natural disasters, assurance about the safety of inland waterway navigation; road and railway traffic, the Vietnam Inland Waterway Administration shall review, summarize, make plans and estimate funding for watches for anti-collision in the next year in order to submit to the Ministry of Transport for consideration and approval.

According to the plan for requirements approved by the Ministry of Transport, the Vietnam Inland Waterway Administration shall review the list of positions, make the plan for watches for anti-collision (including: anti-collision position; vessels; personnel; estimated funding; time and measures for anti-collision) and submit to the Ministry of Transport

According to the proposal of the Vietnam Inland Waterway Administration or the request of relevant agencies or the direction of the competent authority, the Ministry of Transport shall consider, assign tasks and approve the plan for watches for anti-collision in the next year's flood season by December 20th every year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) In case of ad hoc adjustment or amendment to watches for anti-collision, the Vietnam Inland Waterway Administration shall submit the policies and the additional list to the Ministry of Transport for approval; summarize the adjusted and amended plan and submit to the Ministry of Transport for approval for implementation;

e) In case of construction and repair of works, the Vietnam Inland Waterway Administration or the local inland waterway management agency shall be authorized to consider and approve the plan for assurance about the safety of inland waterway navigation according to regulations.

2. Local inland waterway:

Departments of Transport or local authorities authorized by the People's Committee of the province shall consider, approve plans for watches for anti-collision and implement the plan according to regulations on anti-collision on inland waterways (in case of irregular implementation due to natural disaster prevention, national security and defense and construction, repair).

Article 13. Funding sources for traffic circulation and anti-collision

1. Traffic circulation and watches for anti-collision:

a) Traffic circulation and watches for anti-collision on national inland waterway shall utilize frequent expenditures on economic activities of national inland waterway guaranteed by the central government budget and other funding sources according to regulations.

b) Traffic circulation and watches for anti-collision on local inland waterway shall utilize funding sources guaranteed by the local government budget and other funding sources according to regulations.

2. Traffic circulation and watches for anti-collision due to construction, repair works: Organizations and individuals commencing constructions or creating obstacles on inland waterway shall be responsible for paying expenses to organizations and individuals directly participating in traffic circulation and anti-collision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter IV

REGULATION ON SUPERVISION, INSPECTION AND COMMISSIONING

Article 14. Supervision of traffic circulation and anti-collision

1. Requirements for supervision:

a) Provide supervision throughout the process of traffic circulation and anti-collision from the start of construction to the completion and commissioning of the work;

b) Provide supervision throughout the process of traffic circulation and anti-collision in accordance with the approved bid, technical instructions and regulations of contract;

c) Verify the contractor's declared capacity for traffic circulation and anti-collision in the approved bid and the contract, including: human resources, vessels, equipment, the quality system of management, occupational safety and environmental hygiene;

d) Inspect and supervise traffic circulation and anti-collision at the scene via the supervision system specified in Clause 2 of this Article and manage data in order to meet requirements for control, inspection, supervision and search for data

2. Requirements for the supervision system:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Minimum specifications: the IP camera and surveillance cameras that meet IP68 standard shall display the time on the recording frame and GPS position;

c) Installation of equipment for supervision: Equipment for supervision shall be fixed in vessels; The position for installation of equipment shall ensure the maximum rotation angle, produce full, continuous and clear images of the contents of works of traffic circulation and anti-collision.

d) Storage images and data: the data and images recorded by cameras shall be stored throughout the process of traffic circulation, anti-collision and rescue; the videos, images shall be clear, capable of distinguish the process of implementation; the storage time shall be at least 01 month or at the end of month of commissioning.

3. Entitlement for inspection and supervision

a) The Vietnam Inland Waterway Administration or the local inland waterway management agency authorized by the Vietnam Inland Waterway Administration shall responsible for organization of periodical, regular and irregular inspection and supervision of traffic circulation and anti-collision on national inland waterways;

b) Department of Transport shall organize periodical, regular and irregular inspection and supervision of traffic circulation and anti-collision on local inland waterways;

Article 15. Inspection and commissioning of traffic circulation and anti-collision

1. Documents on inspection and commissioning

a) Decision on approval for the plan and estimate for traffic circulation and anti-collision;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Bidding documents, bid envelop

d) Logbooks and operation books specified in Point g Clause 2 Article 7 and Clause 4 Article 9 of this Circular.

dd) Regulations on navigation for vessels crossing through circulated areas and anti-collision areas;

e) Report on the results of traffic circulation and anti-collision (monthly, quarterly and completion report), in which the number of time that vessels cross through the station; the number of time that vessels are guided and supported, vessels that obstruct navigation or vessels that fail to follow instructions causing loss of traffic safety, safety of bridge works shall be stated clearly.

g) Records of inspection and supervision (if any);

h) Record of commissioning of traffic circulation and anti-collision (if any);

2. Contents of inspection and commissioning

a) Signaling systems serving traffic circulation and anti-collision;

b) Personnel, vessels, operating hours and equipment for traffic circulation and anti-collision

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Evaluation of the quality of traffic circulation and anti-collision (according to records of inspection, system of books, reports, data and images, signals, vessels, equipment and traffic safety on the routes);

d) Logbooks, operation books and reports according to regulations;

e) Vessels, equipment and personnel according to the approved plans;

g) Signaling systems serving traffic circulation and anti-collision according to the approved plans;

h) Results of the plans for traffic circulation and anti-collision;

i) Ad hoc inspection of traffic circulation and anti-collision;

3. Components and specification of documents on commissioning

a) Site handover (including: other contents that involve traffic circulation and anti-collision (if any)). Make record of result of site handover according to the form specified in Appendix XII issued together with this Circular

b) Inspection and commissioning of deployment of vessels, equipment and personnel. Make record of result of commissioning of deployment of vessels, equipment and personnel according to the form specified in Appendix III issued with this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Monthly commissioning. Make record of result of monthly commissioning according to the form specified in Appendix XV, XVI issued together with this Circular

dd) Quarterly commissioning refers to the synthesis of results of monthly commissioning in a quarter. Make record of result of quarterly commissioning according to the form specified in Appendix XVII, XVIII issued together with this Circular

e) Completed commissioning refers to the synthesis of results of monthly and quarterly commissioning in a year. Make record of result of completed commissioning according to the form specified in Appendix XIX, XX issued together with this Circular.

4. Time of commissioning

Conduct commissioning in each stage and after the completion of the time for traffic circulation and anti-collision.

Chapter V

REGULATIONS ON DECLARATION AND HANDLING OF RESTRICTION ON INLAND WATERWAYS.

Article 16. Cases of restriction, entitlement for declaration of restriction and procedure for declaration of restriction on inland waterway navigation.

The cases of restriction, entitlement for declaration of restriction and procedure for declaration of restriction on inland waterways shall comply with regulations of Article 40 of Decree No. 08/2021/ND-CP dated January 28, 2021 of the Government on management of inland waterway navigation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Contents of restriction on inland waterway navigation.

a) Vessels: restrictions on the type and size of vessels, vessels crossing through the narrow channels with obstacles or size of navigation channels;

b) Normative limitations of navigation channel: restriction on a part of length, width, vertical clearance, curvature radius that are smaller than values specified by respective technical regulations of navigation channel or one-way traffic in case of obstacles, construction, drills, sports, festivals, entertainment, practice, vocational training, market gathering or craft villages;

c) Channel prohibition: prohibition on navigation for a certain period of time in case of obstacles (vessel sinking, traffic accidents, obstacles on the channel that must be salvaged), construction, natural disaster prevention, rescue, national defense, congestion that affect the entire navigation channel

2. The competent agencies shall declare the contents, time and scope of restriction on inland waterway navigation on mass media and their websites after identification of the contents of restriction on navigation according to regulations of Clause 1 of this Article.

3. The assurance about the safety of navigation for restricted locations according to measures specified in Article 5 of this Circular shall be carried out in the following cases:

a) In case of irregular restriction in an emergency situation (accidents, obstacles causing the danger to navigation on the channel, urgent operations serving national defense), selection for contractor shall be made in accordance with the Law on direct appointment of contractor.

b) In case of the planned restrictions that are different from cases specified in Point a of this Clause, the approved measures for assurance about the safety of navigation shall be taken according to regulations.

Article 18. Regulations on cooperation in rectifying consequences in case of sunken vessels or traffic infrastructure incidents

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Vietnam Inland Waterway Administration shall direct, inspect and encourage rectification of consequences in case of sunken vessels or traffic incidents on national inland waterway.

3. Departments of Transport shall direct, inspect and encourage rectification of consequences in case of sunken vessels or traffic infrastructure incidents on local inland waterway.

4. Organizations and individuals owning sunken vessels or causing traffic infrastructure incidents shall be responsible for dredging vessels, removing obstacles caused by the incidents, recovering incidents within the deadline regulated by inland waterway management bodies. If the organizations and individuals fail to do so before the deadline, inland waterway management bodies shall dredge and remove the obstacles.

5. Organizations and individuals owning sunken vessels or causing traffic infrastructure incidents shall take all measures for preventing and minimizing environmental pollution, incur all expenditure on dredging, removing obstacles created by the sunken vessels and recovering incidents.

6. In case the sunken vessels affect inland waterway navigation or cause traffic infrastructure incidents but the owners of the vessels have not been identified, or without identifying the owners of vessels, the Inland Waterway Administration or the People's Committees of the provinces (according to decentralization) shall be responsible for search, rescue, salvage and clearance in order to ensure traffic safety by state budget under the direction of the competent authorities. After receipt of verdict of the competent court, organizations and individuals who involved accidents and incidents shall refund to the state budget.

7. While rectifying consequences of sunken vehicles or traffic infrastructure incidents, the inland waterway bodies shall be responsible for regularly and directly reporting to the superior managing bodies.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 19: Entry into force

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Circular No. 40/2010/TT-BGTVT dated December 31, 2010 of the Minister of Transport on traffic circulation and collision avoidance on inland waterways and Circular No. 30/2017/TT-BGTVT dated September 7, 2017 of the Minister of Transport on amendments to some articles of Circular No. 40/2010/TT-BGTVT dated December 31, 2010 shall be annulled

Article 20. Transitional clauses

The implementation of contracts for traffic circulation, anti-collision and restriction on inland waterway navigation which have been signed by the competent agencies or persons in accordance with regulations of the law before the effective date of this Circular shall be continued according to regulations until the expiry of the agreed term. Any case of amendments to contracts from the effective date of this Circular shall comply with regulations of this Circular.

Article 21. Implementation

1. Vietnam Inland Waterway Administration shall organize the implementation of this Circular.

2. Chief of the Ministry Office, Ministerial Chief Inspector, Directors, Director General of Vietnam Inland Waterway Administration, Directors of Departments of Transport and Heads of relevant agencies, organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Circular.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Xuan Sang

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 42/2021/TT-BGTVT ngày 31/12/2021 quy định về công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.826

DMCA.com Protection Status
IP: 3.148.108.192
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!