UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH
QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 922/QĐ-UBND
|
Quảng Bình, ngày 22
tháng 4 năm 2013
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TỈNH
QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020.
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN
DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/
2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 540/QĐ-UBND ngày
13/3/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Giao thông Vận
tải tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;
Căn cứ các Quyết định số 1325/QĐ-UBND ngày
08/6/2011 và Quyết định số 182/QĐ-UBND ngày 30/01/2012 của UBND tỉnh về việc
cho phép lập Quy hoạch và phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán lập Quy hoạch
phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Giao thông Vận tải tại Tờ
trình số 520/TTr-SGTVT ngày 08/4/2013 và đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công
văn số 314/KHĐT-KT ngày 08/3/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao
thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Quảng Bình đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Quy hoạch phát triển Giao thông Vận tải đường thủy nội địa tỉnh Quảng
Bình đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm quy hoạch: Tận dụng tối đa điều
kiện tự nhiên để phát huy lợi thế vận tải đường thủy, nhằm phục vụ tốt cho phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch phải bảo đảm tính đồng bộ giữa luồng
tuyến và cảng, bến; Đồng thời phải bảo đảm phù hợp với Quy hoạch phát triển Giao
thông Vận tải tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Quảng Bình và các quy hoạch có liên quan khác.
2. Mục tiêu của quy hoạch:
- Xây dựng Quy hoạch quản lý và khai thác hệ
thống các tuyến vận tải đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu
vận tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020;
- Xác định nhu cầu nạo vét và thanh thải
chướng ngại vật để bảo đảm an toàn giao thông theo cấp kỹ thuật của trên các
tuyến vận tải đường thuỷ nội địa;
- Quy hoạch và sắp xếp hệ thống cảng, bến
thuỷ nội địa bốc xếp hàng hoá, hành khách chủ yếu trên các tuyến vận tải đường
thuỷ nội địa;
- Xác định hạng mục đầu tư và tổng mức đầu tư
kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
3. Quy hoạch phát triển luồng tuyến:
Trên cơ sở tuân thủ Quy hoạch tổng thể phát
triển Giao thông Vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 đã được Bộ
trưởng Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày
06/8/2008, các tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được quy
hoạch phát triển đến năm 2020 như sau:
3.1. Các tuyến Đường thủy nội địa do
Trung ương quản lý:
a. Sông Gianh (65,5Km, gồm cả 2,5Km tuyến
hàng hải - đoạn cửa Gianh):
+ Đoạn từ Cửa Gianh đến Km2+500: Hiện tại đạt
tiêu chuẩn cấp I Đường thủy nội địa; cho cỡ tàu đến 2.000 tấn vào làm hàng tại
Cảng Gianh và Cảng Xăng dầu Sông Gianh (đoạn này do Cục Hàng Hải quản lý). Từ nay
đến năm 2020 tăng cường công tác nạo vét duy tu hàng năm cửa Sông Gianh để duy
trì cấp hiện tại, bảo đảm cho các loại phương tiện thủy ra vào thuận lợi.
+ Đoạn từ Km2+500 đến
Km29+500 (cảng Lèn Bảng): Nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp II Đường thủy nội địa,
bảo đảm cho các loại tàu biển pha sông có trọng tải đến 1.000 tấn đi lại. Tăng
cường công tác báo hiệu để tàu thuyền hoạt động 3ca (24/24h).
+ Đoạn từ Km29+500 (cảng Lèn Bảng) đến
Km65+500 (Đồng Lào) quy hoạch tiêu chuẩn cấp III Đường thủy nội địa, cho tàu
thuyền có trọng tải đến 300 tấn đi lại.
b. Sông Son (36Km): Đoạn
từ Km0 (Ngã ba Văn Phú) đến Km36 (Ngã ba Hang Tối): Quy hoạch duy trì cấp III
cho tàu thuyền có
trọng tải đến 300 tấn, tàu khách 20-30 ghế
đi lại.
c. Sông Nhật Lệ (22Km): Từ cửa biển Nhật Lệ
đến Cầu Long Đại, tăng cường công tác nạo vét duy tu luồng vào cửa sông Nhật Lệ
để duy trì cấp III toàn tuyến, cho tàu thuyền có trọng tải đến 300 tấn đi lại.
d. Đề nghị nâng cấp quản lý lên Đường thủy
nội địa Trung ương:
Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận đưa vào danh mục Đường thủy nội địa do
Trung ương quản lý đoạn từ cầu Long Đại Km22 đến Km47; đồng thời nâng cấp lên
cấp III bảo đảm cho tàu có trọng tải đến 300 tấn đi lại để khai thác đồng bộ
toàn tuyến sông Nhật Lệ.
3.2. Các tuyến Đường thủy nội địa do
địa phương quản lý:
a. Tuyến Nguồn Trổ (Phụ lưu sông Gianh):
Chiều dài 6Km từ ngả ba Minh Cầm đến xã Ngư
Hóa, duy trì cấp VI, cho các loại tàu thuyền có trọng tải đến 20 tấn đi lại.
b. Tuyến Quảng Lộc - Quảng Tiên (Phụ lưu sông
Gianh):
Chiều dài 9Km, từ ngả ba Phù Trịch đến Ngả ba
Mũi Hôn, duy trì cấp sông hiện tại (cấp IV), cho các phương tiện chở hàng có
trọng tải đến 50 tấn đi lại.
c. Tuyến Nguồn Nan (Phụ lưu sông Son): Chiều dài 6Km, từ Ngả
ba Quảng Minh đến đập Rào Nan, duy trì cấp IV, cho tàu có trọng tải đến 50 tấn
đi lại.
d. Tuyến Thác Chày
(thượng nguồn Sông Son): Chiều dài 1Km, từ Hang Tối đến thác
Chày dài 1Km, duy trì cấp VI cho các loại thuyền khách từ 12 - 14 ghế đi lại.
e. Tuyến sông Tróoc (Phụ
lưu sông Son): Chiều dài 4Km, từ Ngả ba Hang Tối đến cầu treo Phúc Trạch,
duy trì cấp VI cho các loại tàu thuyền có trọng tải đến 10 tấn đi lại.
f. Tuyến vào cửa động Phong Nha: Chiều
dài 0,8Km, từ ngã ba động Phong Nha vào cửa động, quy hoạch duy trì cấp IV,
phục vụ thuyền khách du lịch tham quan trong động chỉ sử dụng loại thuyền nhỏ.
g. Tuyến sông Kiến Giang: Chiều dài 43Km, gồm
02 nhánh.
+ Tuyến chính dài 40Km, từ Km0 (Ngả ba Trần
Xá) đến (Km40) cầu Ba Kênh, do có 02 công trình thủy lợi chặn dòng tại các lý
trình Km6+700 (Đập Mỹ Trung) và Km20+300 (Đập An Lạc) nên tuyến này phân thành
03 đoạn nhỏ, các hoạt động vận tải trên tuyến chủ yếu hoạt động trong nội những
đoạn này. Vì vậy, lưu lượng phương tiện và tải trọng phương tiện hoạt động trên
tuyến không lớn. Quy hoạch đến năm 2020 giữ nguyên cấp V cho các loại tàu
thuyền có trọng tải đến 20 tấn và tàu khách 10 - 15 ghế khai thác ban ngày.
+ Tuyến nhánh từ ngã ba Tróoc Vực đến cầu
Thác Tre chiều dài 03Km, quy hoạch giữ nguyên cấp VI.
h. Tuyến sông Đại Giang (thượng lưu sông Nhật
Lệ): Chiều
dài 25Km, từ cầu Long Đại đến Bãi Bún, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III bảo đảm
cho tàu có trọng tải đến 300 tấn đi lại để khai thác đồng bộ toàn tuyến sông
Nhật Lệ. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận đưa vào danh mục Đường thủy
nội địa Trung ương trước năm 2020.
i. Tuyến sông Ròon: Chiều dài 14,2Km, từ
Cửa Ròon đến đập Vực Tròn, quy hoạch đạt tiêu chuẩn sông cấp V cho tàu thuyền có
trọng tải đến 20 tấn và tàu khách 15 ghế đi lại.
k. Đưa vào quản lý khai thác vận tải các tuyến
mới:
Đưa vào quản lý khai thác cấp địa phương các
sông Lũy Thầy, sông Phú Vinh - Cầu Bốn, sông Cầu Rào và đoạn tuyến Đồng Lào -
Khe Nét trên sông Gianh.
4. Quy hoạch cảng, bến
thủy nội địa.
4.1. Cảng chuyên dùng:
Các cảng hiện hữu, quy hoạch xây dựng phù hợp
với quy mô các nhà máy:
+ Cảng xăng dầu Ngọc Thanh, khu vực bến phà
Gianh cũ.
+ Cảng Lèn Bảng (nhà máy
xi măng sông Gianh), xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa.
+ Cảng Thanh Trường (nhà máy xi măng Thanh
Trường), địa bàn xã Quảng Trường, huyện Quảng Trạch.
Các cảng xây dựng mới, quy mô phù hợp với
công suất của nhà máy:
+ Cảng nhà máy xi măng Văn Hoá, địa bàn xã
Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa.
+ Cảng nhà máy xi măng
Trường Thịnh, địa bàn xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa.
+ Cảng nhà máy bột đá Linh Thành, địa bàn xã
Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa.
4.2. Cảng tổng hợp: Đến
năm 2020, xây dựng mới 01 cảng tổng hợp khu vực thị trấn Ba Đồn trên sông Gianh
với quy mô tiếp nhận tàu đến 1.000 tấn, công suất 500.000 T/năm (theo Quyết
định số 13/2008/QĐ-BGTVT ngày 06/8/2008 của Bộ GTVT).
4.3. Bến hàng hóa:
- Quy hoạch sắp xếp các bến đã có: Sắp xếp
lại 23 vị trí bến vật liệu xây dựng (như phụ lục 4 kèm theo); từng bước đưa vào
quản lý, các bến có giấy phép mới được hoạt động để đảm bảo hoạt động kinh
doanh vận tải thủy đi vào nề nếp.
- Bến xây dựng mới: Ngoài những bến đã có,
xây dựng một số bến bốc xếp ở cuối các đoạn tuyến vận tải có quy mô 50.000
tấn/năm, cụ thể là: Bến Lạc Hóa trên Nguồn Trổ, bến Đồng Lào trên sông Gianh,
bến Quảng Sơn trên sông Nan.
4.4. Bến khách:
- Quy hoạch nâng cấp các bến khách phục vụ du
lịch Phong Nha - Kẻ Bàng: Quy hoạch 3 bến khách tại vị trí cũ hiện nay đang khai
thác và mở rộng quy mô 10.000 lượt khách/ngày (tương đương 2,5 triệu lượt
khách/năm) tại các vị trí: Bến Du lịch Phong Nha Km 26+500 (cho các loại tàu
chở khách tới 50 ghế), bến Ngã ba động Phong Nha Km31+800 (cho các thuyền chở
khách 20 - 30 ghế), bến Ngã ba Hang Tối Km36+500 (cho các thuyền chở khách tới
20 ghế). Kết cấu bến xây dựng bến nghiêng tam cấp, có thiết kế hàng trụ neo để
tàu vào cho khách lên xuống an toàn.
- Xây dựng mới 3 bến khách: Xây
dựng mới 01 bến khách tại khu vực chợ Ba Đồn, thị trấn Ba Đồn trên sông Gianh
Km9+800; 01 bến khách khu vực thành phố Đồng Hới và 1 bến khách tại Cồn Soi
(thị trấn Quán Hàu) - trên sông Nhật Lệ để phục vụ du lịch.
4.5. Các bến đò ngang.
Quy hoạch xây dựng 27 bến khách ngang sông
(như phụ lục 5 kèm theo); xây dựng đường bê tông xi măng dẫn xuống đò mỗi bên
chiều dài 250m rộng 3m.
5. Quy hoạch các cơ sở sửa chữa, đóng mới
phương tiện thủy.
- Giữ nguyên quy mô nhà máy sửa chữa, đóng
tàu X20 tại thị trấn Quán Hàu (trên sông Nhật Lệ) và nhà máy sửa chữa đóng tàu
của Công ty Quản lý sửa chữa đường bộ 483 tại xã Quảng Thuận (trên sông Gianh).
- Đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa, đóng tàu
thuyền và sà lan Bắc sông Gianh tại xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch.
- Đầu tư xây dựng các cơ sở đóng mới và sửa
chữa tàu thuyền tại cụm công nghiệp Bảo Ninh 1 - thành phố Đồng Hới (quy mô 8
ha); tại cụm công nghiệp Thanh Trạch - huyện Bố Trạch quy mô 30 ha; tại cụm
công nghiệp Cảnh Dương - Quảng Trạch quy mô 10 ha.
6. Nhu cầu đầu tư.
Tổng kinh phí đầu tư thực hiện quy hoạch là
182.940 triệu đồng. Trong đó, giai đoạn 2013 - 2015 là 60.740 triệu đồng, giai
đoạn 2016 - 2020 là 122.200 triệu đồng gồm kinh phí xây dựng cơ bản luồng tuyến,
cảng bến và kinh phí bảo trì luồng tuyến (chi tiết như phụ lục 6 kèm theo).
7. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch
7.1 Giải pháp chính sách tạo vốn đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng
- Ngoài nguồn vốn ngân sách Trung ương và
ngân sách tỉnh cho đầu tư nạo vét đường sông Quảng Bình, cần huy động nguồn vốn
từ các doanh nghiệp, từ nhiều thành phần kinh tế cùng đầu tư. Thực hiện chính
sách xã hội hóa công tác nạo vét ở các cửa sông, khuyến khích các doanh nghiệp,
các tổ chức, cá nhân đầu tư phương tiện thiết bị nạo vét cát để kinh doanh.
- Hỗ trợ kinh phí đầu tư
xây dựng cảng tại khu vực chợ Ba Đồn nhằm phục vụ các khu công nghiệp trong khu
vực hấp dẫn của cảng và phục vụ đời sống nhân dân.
- Đề nghị cho địa phương được sử dụng toàn bộ
nguồn thu từ phí cảng vụ để đầu tư cho công tác bảo trì hàng năm.
- Ngân sách tỉnh và huyện đầu tư các bến bốc
xếp hàng sau đó cho đấu thầu khai thác, kinh phí thu được sử dụng cho phát
triển mới và bảo trì.
- Các bến khách: Ngân sách tỉnh tập trung cho
việc mở rộng các bến khách, tiện nghi trên bến khuyến khích các doanh nghiệp
vận tải tham gia đầu tư.
- Tạo thuận lợi về thủ tục hành chính, môi
trường pháp lý nhất quán, thông thoáng để khuyến khích các nhà đầu tư trong và
ngoài nước
7.2 Giải pháp chính sách phát triển
vận tải
- Tận dụng tốt điều kiện tự nhiên sẵn có và
kết hợp nạo vét duy tu hàng năm để tạo điều kiện tốt và an toàn cho phương tiện
vận tải.
- Vận tải sông hiện nay chủ yếu do lực lượng
tư nhân đảm nhận, vì thế cần có chính sách khuyến khích dưới hình thức cho vay
với lãi suất thấp thời gian hoàn vốn dài để người dân có cơ hội đóng mới phương
tiện vận tải.
- Khuyến khích đưa hàng “từ cửa đến cửa” bằng
cách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phương tiện đường bộ để gom hàng cho
cảng và đưa hàng đến tận chân công trình hoặc nhà dân.
- Tăng cường hoạt động vận tải biển pha sông:
Với lợi thế về phát triển mạnh công nghiệp xi măng, nhất là khu vực phía Bắc
của tỉnh, nhu cầu vận chuyển sản phẩm của các nhà máy đi tiêu thụ và nhu cầu
vận chuyển than và các nguyên vật liệu khác cho nhà máy bằng đường biển là rất
lớn. Việc sử dụng tàu biển pha sông chở hàng cho nhà máy sẽ giúp giảm giá thành
vận tải góp phần giảm giá thành xi măng làm tăng lợi thế cạnh tranh của sản
phẩm xi măng của Quảng Bình; Duy trì nạo vét cửa Gianh đảm bảo thuận lợi cho
tầu biển pha sông tối thiểu là 1000 DWT vào cửa Gianh đến bốc dỡ hàng hóa tại
cảng chuyên dùng của nhà máy.
- Phát triển công nghiệp sửa chữa, đóng mới
phương tiện: Xã hội hóa hoạt động sửa chữa, đóng mới phương tiện. Có chính sách
khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và chính sách thúc đẩy phát triển
công nghiệp sửa chữa, đóng tàu sông như: Chính sách giảm thuế doanh nghiệp;
chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất; quy hoạch vị trí các cơ sở sửa chữa,
đóng mới phương tiện, thực hiện giải phóng mặt bằng để thu hút đầu tư.
7.3. Chính sách phát triển nguồn nhân
lực.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra chứng chỉ,
bằng cấp của thủy thủ, thuyền viên để có hình thức đào tạo và đào tạo lại, ngăn
chặn trực tiếp các trường hợp không có bằng lái tàu vẫn hành nghề để tránh tai
nạn.
- Các địa phương không có các trường đào tạo
cần phải gửi đến các cơ sở đào tạo của Cục đường thủy nội địa và Sở Giao thông
Vận tải để đào tạo hàng năm.
- Đào tạo và đào tạo lại những công chức giữ
chức vụ quản lý nhưng năng lực chuyên môn chưa phù hợp tiêu chuẩn công chức.
Điều 2. Tổ chức thực
hiện Quy hoạch:
1. Sở Giao thông Vận
tải:
- Chủ trì thực hiện việc công bố công
khai Quy hoạch và quản lý Quy hoạch theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Lập Kế hoạch đầu tư phát triển Giao
thông Vận tải đường thuỷ nội địa của tỉnh hàng năm và từng giai đoạn theo lộ
trình phát triển phù hợp với Quy hoạch được duyệt, báo cáo UBND tỉnh xem xét
chấp thuận để triển khai thực hiện;
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư
và Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách thu hút,
kêu gọi và tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển và bảo trì hệ thống kết cấu hạ
tầng giao thông vận tải đường thuỷ nội địa của tỉnh;
2. Sở Kế
hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách huy động
nguồn lực cho đầu tư phát triển Giao thông Vận tải đường thuỷ nội địa của tỉnh;
- Cân đối nhu cầu vốn, đề xuất UBND
tỉnh bố trí vốn Ngân sách hàng năm cho đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ
tầng Giao thông Vận tải đường thuỷ nội địa của tỉnh.
3. Sở Tài
chính:
- Chủ trì,
phối hợp với các sở ngành liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành các cơ
chế, chính sách huy động nguồn lực cho công tác bảo trì hệ thống kết cấu hạ
tầng Giao thông Vận tải đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh;
- Cân đối
nguồn vốn và tham mưu để UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn Ngân sách địa phương hàng
năm cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng Giao thông Vận tải đường thuỷ nội địa trên
địa bàn tỉnh theo phân cấp và phù hợp với nhu cầu thực tế;
4. Uỷ ban
nhân dân các huyện, thành phố:
- Phối hợp
với Sở Giao thông Vận tải trong việc công bố đến các xã, phường ven sông và các
doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động trên địa bàn để biết và thực hiện;
- Quản lý,
thực hiện các nội dung quy hoạch phát triển Giao thông Vận tải đường thuỷ nội
địa theo phân cấp của tỉnh đối với các tuyến đường thuỷ nội địa thuộc địa phận
và phạm vi quản lý.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND
tỉnh, giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây
dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch
ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như
điều 3;
- TT HĐND tỉnh;
- TT Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các phó CT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CV XDCB.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Hoài
|
PHỤ
LỤC 1:
DỰ
BÁO HÀNG QUA CÁC CẢNG CHÍNH NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 922 /QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2013 của UBND tỉnh
Quảng Bình)
TT
|
Tên cảng
|
Khối lượng hàng hóa
qua cảng 2020 (T/năm)
|
1
|
Cảng Lèn Bảng
|
1.700.000
|
2
|
Cảng Quảng Trường
|
300.000
|
3
|
Cảng NM XM Văn Hoá
|
1.200.000
|
4
|
Cảng NM XM Trường Thịnh
|
1.200.000
|