Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 886/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 24/07/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Nhiệm vụ thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam

Ngày 24/7/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 886/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhiệm vụ thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam

Theo đó, các nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030,  tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm:

(1) Nhiệm vụ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về quy hoạch  

- Tổ chức công bố quy hoạch, tuyên truyền phổ biến nội dung quy hoạch, cung cấp thông tin về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển đến các  tổ chức, cá nhân để tham gia giám sát việc thực hiện quy hoạch, tham gia phát  triển kết cấu hạ tầng theo quy hoạch được phê duyệt;

- Cung cấp các dữ liệu quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam  phục vụ xây dựng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch;

- Triển khai thực hiện lưu trữ Hồ sơ quy hoạch theo quy định;

- Báo cáo, đánh giá việc thực hiện quy hoạch cảng biển theo định kỳ hằng năm, 05 năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

(2) Nhiệm vụ hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về hàng hải

- Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Bộ Luật Hàng hải 2015 theo lộ trình và theo  trình tự, thủ tục quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; rà soát,  sửa đổi các nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan tạo thuận lợi cho phát triển, quản lý, sử dụng hiệu quả kết cấu hạ tầng hàng hải. Tập trung hoàn thiện các  văn bản quy phạm pháp luật về giá, phí tại cảng biển để nâng cao hiệu quả đầu tư cảng biển, tăng tính hấp dẫn đối với các hãng tàu, thu hút hàng container  trung chuyển quốc tế, bảo đảm hài hòa lợi ích quốc gia và các bên liên quan.

- Rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế chính sách để thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch cảng biển,  bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế -  xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng  địa phương.

- Nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn áp dụng chính sách cảng mở tại Khu bến cảng Lạch Huyện, Cái Mép -  Thị Vải và Vân Phong.

- Xây dựng các văn bản quy định, hướng dẫn, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp  dụng triển khai đầu tư xây dựng cảng biển theo tiêu chí cảng xanh.

- Hoàn thiện và xây dựng bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thu  hút nguồn vốn, quản lý và sử dụng các nguồn vốn hợp pháp ngoài ngân sách  cho phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy hoạch được phê duyệt.

(3) Nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng

* Lập, điều chỉnh quy hoạch

- Tổ chức lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Triển khai lập các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành hàng hải, cụ thể hóa  quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển để triển khai phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển và kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan khác trong thực tiễn. Bố trí đủ nguồn vốn cho công tác lập quy hoạch từ nguồn kinh phí thường xuyên theo  quy định hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Rà soát, thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (đến khi  các quy hoạch mới được ban hành) theo quy định của pháp luật về quy hoạch, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, đảm bảo tính đồng bộ, liên tục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

* Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải

- Ưu tiên phân bổ vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách  trung ương giai đoạn 2026-2030 của Bộ Giao thông vận tải được cấp có thẩm quyền duyệt để thực hiện các dự án (Chi tiết theo Phụ lục I).

- Kêu gọi đầu tư thực hiện các dự án phát triển hạ tầng cảng biển sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp theo tiến độ quy hoạch được duyệt (Chi tiết theo  Phụ lục II).

* Dự kiến nhu cầu (kế hoạch) sử dụng đất

- Tổng nhu cầu sử dụng đất theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030 dự kiến là 33.600 ha và tổng nhu cầu sử dụng mặt nước đến năm 2030 dự kiến là 606.000 ha.

- Bộ Giao thông vận tải trong quá trình lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành tiếp tục rà soát, chuẩn xác chi tiết nhu cầu sử dụng đất, phân kỳ đầu tư phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn  đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 39/2021/QH15 .

Xem chi tiết tại Quyết định 886/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 24/7/2023.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 886/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH, CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Cục Hàng hải Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, QHĐP, NC, NN, PL, QHQT, KGVX;
- Lưu: VT, CN (2b) THH

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

KẾ HOẠCH

CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC TIÊU

1. Nâng cao nhận thức và hành động trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

2. Xác định các nhiệm vụ, giải pháp, danh mục các dự án cụ thể triển khai thực hiện theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030 phù hợp với điều kiện của các Bộ, ngành, địa phương; xác định rõ phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc triển khai thực hiện.

3. Định hướng cho các bộ, ban ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc xây dựng kế hoạch, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quy hoạch trong từng giai đoạn.

II. CÁC NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về quy hoạch

- Tổ chức công bố quy hoạch, tuyên truyền phổ biến nội dung quy hoạch, cung cấp thông tin về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển đến các tổ chức, cá nhân để tham gia giám sát việc thực hiện quy hoạch, tham gia phát triển kết cấu hạ tầng theo quy hoạch được phê duyệt;

- Cung cấp các dữ liệu quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam phục vụ xây dựng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch;

- Triển khai thực hiện lưu trữ Hồ sơ quy hoạch theo quy định;

- Báo cáo, đánh giá việc thực hiện quy hoạch cảng biển theo định kỳ hằng năm, 05 năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

2. Nhiệm vụ hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về hàng hải

- Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Bộ Luật Hàng hải 2015 theo lộ trình và theo trình tự, thủ tục quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, sửa đổi các nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan tạo thuận lợi cho phát triển, quản lý, sử dụng hiệu quả kết cấu hạ tầng hàng hải. Tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về giá, phí tại cảng biển để nâng cao hiệu quả đầu tư cảng biển, tăng tính hấp dẫn đối với các hãng tàu, thu hút hàng container trung chuyển quốc tế, bảo đảm hài hòa lợi ích quốc gia và các bên liên quan.

- Rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế chính sách để thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch cảng biển, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng địa phương.

- Nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn áp dụng chính sách cảng mở tại Khu bến cảng Lạch Huyện, Cái Mép - Thị Vải và Vân Phong.

- Xây dựng các văn bản quy định, hướng dẫn, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng triển khai đầu tư xây dựng cảng biển theo tiêu chí cảng xanh.

- Hoàn thiện và xây dựng bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thu hút nguồn vốn, quản lý và sử dụng các nguồn vốn hợp pháp ngoài ngân sách cho phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy hoạch được phê duyệt.

3. Nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng

a) Lập, điều chỉnh quy hoạch

- Tổ chức lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Triển khai lập các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành hàng hải, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển để triển khai phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển và kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan khác trong thực tiễn. Bố trí đủ nguồn vốn cho công tác lập quy hoạch từ nguồn kinh phí thường xuyên theo quy định hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Rà soát, thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (đến khi các quy hoạch mới được ban hành) theo quy định của pháp luật về quy hoạch, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, đảm bảo tính đồng bộ, liên tục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

b) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải

- Ưu tiên phân bổ vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách trung ương giai đoạn 2026-2030 của Bộ Giao thông vận tải được cấp có thẩm quyền duyệt để thực hiện các dự án (Chi tiết theo Phụ lục I).

- Kêu gọi đầu tư thực hiện các dự án phát triển hạ tầng cảng biển sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp theo tiến độ quy hoạch được duyệt (Chi tiết theo Phụ lục II).

c) Dự kiến nhu cầu (kế hoạch) sử dụng đất

- Tổng nhu cầu sử dụng đất theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030 dự kiến là 33.600 ha và tổng nhu cầu sử dụng mặt nước đến năm 2030 dự kiến là 606.000 ha.

- Bộ Giao thông vận tải trong quá trình lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành tiếp tục rà soát, chuẩn xác chi tiết nhu cầu sử dụng đất, phân kỳ đầu tư phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 39/2021/QH15.

III. CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Thu hút nguồn vốn cho phát triển hạ tầng

- Tập trung, bố trí đủ nguồn vốn cho công tác quy hoạch để đảm bảo tiến độ thực hiện quy hoạch; xây dựng cơ chế thu hút, tiếp nhận nguồn lực cho công tác lập quy hoạch từ các tổ chức, cá nhân tài trợ cho công tác lập quy hoạch để giảm bớt áp lực ngân sách.

- Cân đối ngân sách, bố trí đủ nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng hàng hải công cộng (hệ thống luồng hàng hải, các công trình đèn biển, khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu thuyền, kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải, quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, các công trình phụ trợ) theo lộ trình quy hoạch phát triển cảng biển được phê duyệt, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư cảng biển và các hạ tầng liên quan tại khu vực. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương để bố trí nguồn lực thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch.

- Huy động đa dạng các nguồn lực từ ngân sách và ngoài ngân sách, nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện công tác quy hoạch và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch. Thể chế hóa các giải pháp huy động, sử dụng nguồn lực để đảm bảo triển khai hiệu quả, khả thi.

- Tiếp tục tăng cường các mối quan hệ với các tổ chức liên quan thuộc các đối tác chiến lược của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế như Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các tổ chức khác để thu hút vốn đầu tư hạ tầng cảng biển, kết cấu hạ tầng giao thông kết nối với các cảng biển.

- Rà soát việc quản lý, sử dụng nguồn thu phí cho thuê kết cấu hạ tầng hàng hải, đề xuất cụ thể cơ chế sử dụng từ nguồn thu này đáp ứng cho các dự án cấp thiết lĩnh vực hàng hải.

- Nghiên cứu áp dụng ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng mặt nước, khu vực biển (quy định tại Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020) để tăng cường thu hút nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải.

2. Phát triển nguồn nhân lực

- Có chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao hoạt động trong lĩnh vực hàng hải, đặc biệt trong công tác quản lý, khai thác hạ tầng cảng biển. Tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực hàng hải.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý hàng hải đảm bảo tính kế thừa, liên tục và chất lượng. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm của công chức, viên chức. Tạo điều kiện công chức, viên chức tham dự các khóa đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến tại các quốc gia có nền kinh tế hàng hải phát triển cao và khuyến khích nghiên cứu đề tài khoa học phục vụ công tác quản lý chuyên ngành về hàng hải.

3. Phát triển khoa học và công nghệ

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, công nghệ số và chuyển đổi số trong phát triển ngành hàng hải trong đó có xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cảng biển phù hợp với xu hướng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Ưu tiên đầu tư, phát triển, sử dụng hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin cơ chế một cửa quốc gia. Thực hiện khai báo thủ tục tàu biển qua cổng thông tin điện tử; mở rộng cơ chế Hải quan một cửa quốc gia tại các khu vực cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng và Quảng Ninh và các cảng biển khác.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư, khai thác dự án gắn với ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại cho quản lý, phát triển hàng hải, trong đó có dự án thiết lập đài vệ tinh Cospas - Sarsat thế hệ mới MEOLUT nhằm đáp ứng xu hướng công nghệ và lộ trình phát triển của tổ chức Cospas - Sarsat và duy trì, nâng cao chất lượng dịch vụ trực canh cấp cứu Cospas - Sarat; khai thác hiệu quả hệ thống nhận dạng và truy tìm theo tầm xa (LRIT); quản lý các tàu biển bằng Hệ thống quản lý hành hải tàu biển (VTS); hệ thống nhận dạng tự động (AIS) nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, giám sát vị trí các tàu biển treo cờ quốc gia, phục vụ công tác quản lý chuyên ngành hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế biển.

- Tăng cường hợp tác với các quốc gia phát triển để học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao khoa học công nghệ phát triển giao thông hàng hải trình độ tiên tiến, hiệu quả, an toàn, có tiêu chuẩn phù hợp với khu vực và thế giới.

4. Bảo đảm an sinh xã hội

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong đầu tư phát triển cảng biển, kết cấu hạ tầng hàng hải và đầu tư các kết cấu hạ tầng, các công trình dân sinh (tuyến đường dân sinh, các tuyến đê biển, các công trình phòng chống sạt lở bờ biển; các bến cảng cá, cảng khách địa phương) phục vụ nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa du lịch và môi trường.

5. Bảo vệ môi trường

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, bảo vệ môi trường trong xây dựng, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải, trong đó tập trung phát triển theo lộ trình hệ thống cảng biển đáp ứng các tiêu chí cảng xanh; nghiên cứu, phát triển đội tàu biển, tàu ven biển hiện đại và thân thiện môi trường, phù hợp với kế hoạch thực hiện cam kết của Việt Nam về chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Tăng cường hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế trong công tác nghiên cứu, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Các bộ, cơ quan theo thẩm quyền phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng; quy hoạch địa điểm đổ, chứa vật chất nạo vét, đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.

6. Bảo đảm nguồn lực tài chính

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách tài chính phù hợp để đáp ứng đủ nhu cầu về vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng biển theo quy hoạch. Thường xuyên rà soát, đánh giá thực tế nhu cầu phát triển hạ tầng từng khu vực để đề xuất danh mục ưu tiên đầu tư hợp lý, đảm bảo đầu tư tập trung, có trọng điểm vừa phù hợp với khả năng bố trí nguồn lực vừa tạo sức lan tỏa lớn.

- Bộ Giao thông vận tải với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét việc bố trí, sử dụng ngân sách hằng năm bảo đảm thực hiện các nội dung theo quy hoạch.

- Thường xuyên tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư để cung cấp thông tin quy hoạch, các chính sách đầu tư của từng vùng, từng địa phương nhằm kêu gọi thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư phát triển cảng biển theo quy hoạch được duyệt

7. Bảo đảm quốc phòng - an ninh

- Phát triển các bến cảng tại các huyện đảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh và chủ quyền biển đảo.

- Các bộ, ngành, địa phương theo thẩm quyền tăng cường chủ động phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ chủ quyền, thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia về biển, đảo, đảm bảo an ninh, trật tự trong quá trình thực hiện Quy hoạch.

- Triển khai kịp thời, hiệu quả các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải gắn với quốc phòng - an ninh và chủ quyền biển đảo bao gồm xây dựng đèn biển, đóng tàu tìm kiếm cứu nạn và các tàu tiếp tế (kiểm tra trên biển và khu vực Trường Sa và các đảo xa bờ khu vực phía Nam, phía Bắc) nhằm tăng cường khả năng phối hợp tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ môi trường biển, góp phần khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển đảo.

8. Cơ chế, chính sách đột phá trong huy động nguồn lực tổ chức thực hiện các quy hoạch

Nghiên cứu cơ chế, chính sách huy động nguồn lực để triển khai lập quy hoạch kỹ thuật, chuyên ngành hàng hải; sử dụng nguồn thu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng đầu tư từ nguồn ngân sách để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng; miễn, giảm tiền sử dụng khu vực biển để đầu tư phát triển cảng biển và các cơ chế, chính sách đáp ứng yêu cầu huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Giao thông vận tải

- Tổ chức cung cấp thông tin và lưu trữ hồ sơ quy hoạch theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch. Tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền đối với các quy hoạch kỹ thuật, chuyên ngành lĩnh vực hàng hải.

- Tổ chức thực hiện điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 81/2023/QH15.

- Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch thực hiện các Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Chủ trì rà soát các luật chuyên ngành theo quy định về trình tự sửa Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành tạo thuận lợi trong hoạt động lập quy hoạch, đầu tư, quản lý, bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật. Phối hợp với các bộ, ngành trong việc rà soát đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhằm tạo thuận lợi, tăng hiệu quả đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải và triển khai thực hiện các nội dung có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương liên quan nghiên cứu, huy động các nguồn lực phù hợp để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải và quy hoạch sử dụng đất phù hợp, đồng bộ với quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch kỹ thuật, chuyên ngành hàng hải.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo, đánh giá việc thực hiện quy hoạch cảng biển theo định kỳ hằng năm, 05 năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

- Nghiên cứu cơ chế, chính sách đột phá trong huy động nguồn lực tổ chức thực hiện các quy hoạch liên quan đến huy động nguồn lực để triển khai lập quy hoạch kỹ thuật, chuyên ngành hàng hải; nghiên cứu sử dụng nguồn thu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng đầu tư từ nguồn ngân sách để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng; miễn, giảm tiền sử dụng khu vực biển để đầu tư phát triển cảng biển và các cơ chế, chính sách đáp ứng yêu cầu huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, bố trí nguồn vốn đầu tư công để đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước. Theo thẩm quyền chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn phục vụ việc đầu tư, nâng cấp, bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải.

3. Bộ Tài chính

- Bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước để đánh giá Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam theo quy định tại Mục 2 Luật Quy hoạch; bố trí vốn để lập, thẩm định, quyết định, phê duyệt, công bố và điều chỉnh các quy hoạch kỹ thuật, chuyên ngành hàng hải theo quy định.

- Chủ trì, bố trí kinh phí sự nghiệp cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo khả năng cân đối ngân sách hằng năm. Theo thẩm quyền phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách để huy động, sử dụng các nguồn vốn cho công tác quy hoạch và khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải. Chủ trì nghiên cứu cơ chế cảng mở tại khu bến lạch Huyện (Hải Phòng) và khu bến Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu).

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện chính sách ưu đãi về sử dụng đất, sử dụng khu vực biển xây dựng kết cấu hạ tầng hàng hải; hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng đất, sử dụng khu vực biển dành cho kết cấu hạ tầng hàng hải và các thủ tục nhận chìm chất nạo vét, đảm bảo thuận lợi cho hoạt động đầu tư khai thác cảng biển.

5. Bộ Công Thương

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện pháp luật về hoạt động dịch vụ logistics (liên kết với hoạt động cảng cạn); cơ chế chính sách liên quan đến phát triển công nghiệp, công nghiệp phụ trợ gắn với các lĩnh vực của ngành giao thông vận tải.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm các công nghệ mới, vật liệu mới; ban hành hệ thống tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực của ngành giao thông vận tải.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông

Phối hợp Bộ Giao thông vận tải tăng cường công tác tuyên truyền đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, bảo vệ biển đảo, góp phần đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo thuận lợi trong việc triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hàng hải (trong đó có khu vực ngoài đê).

9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Nghiên cứu, rà soát phối hợp với các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu thực tế để phát triển vận tải hàng hải.

10. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan

Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông vận tải theo quy định của pháp luật trong phạm vi địa bàn; quản lý chặt chẽ quỹ đất phục vụ triển khai quy hoạch.

- Rà soát các quy hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch ngành giao thông vận tải.

- Cập nhật nội dung quy hoạch tỉnh bảo đảm tuân thủ các định hướng phát triển giao thông địa phương theo quy hoạch ngành quốc gia. Chủ động xây dựng, tích hợp quy hoạch chi tiết cảng biển trong quy hoạch tỉnh và đề xuất cơ chế huy động nguồn lực để lập quy hoạch và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải trên địa bàn.

- Định kỳ tổ chức các Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải trong đó có hạ tầng cảng biển trên địa bàn theo quy hoạch được phê duyệt.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch này được bố trí trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước của các Bộ, ngành liên quan, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, đảm bảo sử dụng tiết kiệm hiệu quả và thời hạn, tiến độ.

- Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương chủ động bố trí, lồng ghép các nhiệm vụ và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này.

PHỤ LỤC I

DANH MỤC DỰ ÁN DỰ KIẾN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên dự án

Nhu cầu vốn (tỷ đồng)

2021 - 2025

2026 - 2030

1

Dự án đầu tư xây dựng công trình Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (giai đoạn 2)

2.225

2

Đầu tư nâng cấp tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải từ phao số “0” vào khu bến cảng công ten nơ Cái Mép

1.416

3

Đầu tư Khu bến cảng Liên Chiểu - Phần hạ tầng dùng chung

3.426

4

Cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải vào các bến cảng khu vực Nam Nghi Sơn, Thanh Hóa

733

5

Đầu tư xây dựng tuyến luồng vào khu bến cảng Thọ Quang, Đà Nẵng

159

6

Cải tạo, nâng cấp luồng Quy Nhơn cho tàu 50.000 DWT

694

7

Thiết lập Đài vệ tinh Cospas Sarsat thế hệ mới MEOLUT

109

8

Đầu tư xây dựng các đèn biển (Trường Sa Đông, Phan Vinh, Sậu Đông, Lạch Ghép, Lạch Quèn, Cửa Vạn, Hòn La, Tư Chính A, Bãi Dinh, Phúc Nguyên, Đá Lát, Mũi La Gan…)

334

9

Đầu tư đê chắn sóng cảng Chân Mây - Giai đoạn 2

750

10

Cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Hòn Gai - Cái Lân

200

11

Cải tạo, nâng cấp luồng Cửa Lò cho tàu 30.000 tấn đầy tải, 50.000 tấn giảm tải và nâng cấp xây dựng đê chắn sóng phía Bắc cảng Cửa Lò

1.018

12

Đầu tư xây dựng công trình đê chắn sóng cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh (Giai đoạn 2)

426

13

Xây dựng Đài thông tin duyên hải, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải, Đại diện Cảng vụ hàng hải Nha Trang tại Trường Sa

117

14

Cải tạo, nâng cấp hệ thống đê chắn cát luồng Cửa Việt

407

15

Đầu tư xây dựng hệ thống đê chắn cát luồng Cửa Gianh

566

16

Đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp, mở rộng kênh Hà Nam, luồng Lạch Huyện - luồng hàng hải Hải Phòng

100

750

17

Cải tạo, nâng cấp luồng Ba Ngòi cho tàu 50.000 DWT

156

18

Cải tạo, nâng cấp luồng Đà Nẵng vào cảng Tiên Sa cho tàu 50.000 DWT

100

19

Cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Hòn La

68

20

Xây dựng đê chỉnh trị luồng hàng hải Diêm Điền

200

21

Đầu tư nạo vét luồng hàng hải qua cửa Trần Đề cho tàu biển 2.000 DWT (vàm Nhơn Mỹ đến cửa Trần Đề)

204

22

Nạo vét luồng vào các cảng khu vực Cẩm Phả và khu chuyển tải Hòn Nét

1.496

23

Cải tạo, nâng cấp luồng Sài Gòn - Vũng Tàu (phao GR đến Thiềng Liềng)

290

24

Cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải sông Dừa

162

25

Đầu tư nạo vét tuyến luồng hàng hải sông Tiền cho tàu 5.000 DWT

300

26

Đầu tư nạo vét tuyến luồng và đê chắn sóng Nam Đồ Sơn

8.000

27

Hệ thống quản lý hành hải tàu biển (VTS) luồng Hòn Gai - Cái Lân

110

28

Hệ thống quản lý hành hải tàu biển (VTS) luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu

110

29

Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải khác theo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ghi chú:

1. Các dự án giai đoạn 2021-2025 đang triển khai đầu tư.

2. Các dự án đầu tư giai đoạn 2026-2030 là dự kiến, trường hợp bố trí được vốn đầu tư thì Bộ Giao thông vận tải có thể đầu tư sớm hơn.

PHỤ LỤC II

DANH MỤC DỰ ÁN DỰ KIẾN SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên dự án

Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư (tỷ đồng)

2021 - 2025

2026 - 2030

1

Bến cảng số 3, 4 thuộc Khu bến Lạch Huyện *

6.932

2

Bến cảng số 5, 6 thuộc Khu bến Lạch Huyện *

8.340

611

3

Bến cảng số 7, 8 thuộc Khu bến Lạch Huyện*

12.792

4

Khu bến Nam Đồ Sơn (giai đoạn khởi động)

15.000

5

Khu bến cảng Liên Chiểu (giai đoạn khởi động)

6.483

6

Khu bến cảng Trần Đề - Sóc Trăng (giai đoạn khởi động)

50.000

7

Các bến tiếp theo Khu bến Lạch Huyện

15.000

8

Mở rộng Khu bến cảng Nghi Sơn - Thanh Hóa

7.600

9

Khu bến cảng và Logistics Cái Mép Hạ

23.000

10

Các bến cảng biển khác theo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ghi chú:

1. (*) Là các dự án đang triển khai đầu tư.

2. Tiến độ đầu tư theo giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030 là dự kiến. Tùy theo tình hình tăng trưởng hàng hóa và năng lực của nhà đầu tư, Bộ Giao thông vận tải có thể điều chỉnh tiến độ đầu tư các bến cảng.

3. Dự kiến danh mục đầu tư tại bảng trên không bao gồm các bến cảng chuyên dùng (không khai thác thương mại, chỉ phục vụ nhu cầu thông qua hàng hóa của các nhà máy, được đầu tư theo nhu cầu phát triển của nhà máy).

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 886/QD-TTg

Hanoi, July 24, 2023

 

DECISION

APPROVING PLAN WITH POLICIES, SOLUTIONS AND RESOURCES FOR IMPLEMENTATION OF COMPREHENSIVE PLANNING FOR DEVELOPMENT OF VIETNAM’S SEAPORT SYSTEM IN 2021 - 2030 PERIOD, WITH A VISION TO 2050

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; Law dated November 22, 2019 on Amendments to some Articles of the Law on Government Organization and Law on Local Government Organization;

Pursuant to the Vietnam Maritime Code dated November 25, 2015;

Pursuant to the Law on Planning dated November 24, 2017;

Pursuant to the Law on Amendments to some Articles concerning Planning of 37 Laws dated November 20, 2018;

Pursuant to the National Assembly’s Resolution No. 61/2022/QH15 dated June 16, 2022 on continuing to strengthen the effect and efficiency of policies and laws on planning and a number of solutions to remove difficulties, speed up the formulation and improve the quality of planning for the 2021-2030 period;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 1579/QD-TTg dated September 22, 2021 approving comprehensive planning for development of Vietnam’s seaport system in 2021 - 2030 period, with a vision to 2050;

At the request of the Minister of Transport.

HEREBY DECIDES:

Article 1. Promulgated together with this Decision is a Plan with policies, solutions and resources for implementation of the Comprehensive Planning for Development of Vietnam’s Seaport System in 2021 - 2030 period, with a vision to 2050.

Article 2. This Decision comes into force from the date on which it is signed.

Article 3. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for the implementation of this Decision.

 

 

PP. THE PRIME MINISTER
THE DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Hong Ha

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PLAN

POLICIES, SOLUTIONS AND RESOURCES FOR IMPLEMENTATION OF THE COMPREHENSIVE PLANNING FOR DEVELOPMENT OF VIETNAM’S SEAPORT SYSTEM IN 2021 - 2030 PERIOD, WITH A VISION TO 2050
(Enclosed with the Prime Minister’s Decision No. 886/QD-TTg dated July 24, 2023)

I. OBJECTIVES

1. Increase awareness and call for actions with a view to implementation of the Prime Minister’s Decision No. 1579/QD-TTg dated September 22, 2021 approving comprehensive planning for development of Vietnam’s seaport system in 2021 - 2030 period, with a vision to 2050.

2. Identify tasks, solutions and lists of specific projects to be implemented in each period from now to 2030 in conformity with conditions of ministries, central and local authorities; clearly define methods, resources and mechanisms for cooperation in implementation among ministries, central agencies, departments and People's Committees of central-affiliated cities and provinces

3. Provide orientations for Ministries, central agencies, departments and People's Committees of provinces and central-affiliated cities in formulating plans and cooperate with the Ministry of Transport and relevant units in fulfilling objectives, tasks and solutions for implementation of the planning in each period.

II. TASKS AND SOLUTIONS FOR IMPLEMENTATION

1. Task of implementing the procedures under regulations of law on planning

- Announce the planning, disseminate contents and provide information about comprehensive planning for seaport system development to organizations and individuals so as to participate in supervising the implementation of planning and developing infrastructure according to the approved planning;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Archive planning documentation as prescribed;

- Report and assessment the implementation of the seaport planning every year, every 05 years or on ad hoc basis at the request of competent authorities.

2. Task of perfecting maritime legislative documents

- Consider proposing amendments to the Vietnam Maritime Code 2015 according to the roadmap and procedures specified under the Law on Promulgation of Legislative Documents; review and amend related guiding decrees and circulars to facilitate the development, management and efficient use of maritime infrastructure. Focus on perfecting legislative documents on port prices and charges to improve efficiency of investment in seaports, increase their attractiveness to shipping lines, attract international transshipped containerized goods and harmonize national interests and stakeholders' interests.

- Review and amend legislative documents related to mechanisms and policies to feasibly and effectively implement objectives of the seaport planning in such a manner to synchronize with the 10-year Socio-economic development strategy 2021 – 2030 and socio-economic development plans of the whole country and each locality.

- Consider formulating legislative documents prescribing and providing guidance on application of policies on free ports in Lach Huyen, Cai Mep, Thi Vai and Van Phong terminals.

- Formulating documents prescribing, providing guidelines, regulations and standards for investment in construction of seaports according to green port criteria.

- Complete and formulate legislative documents on attraction of sources of capital, management and use of legal sources of capital other than state budget capital for development of maritime infrastructure according to the approved planning.

3. Task of developing infrastructure

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Adjust the Comprehensive Planning for Development of Vietnam’s Seaport System in 2021-2030 period, with a vision to 2050 to make it conformable with the National Master Plan in 2021-2030 period, with a vision to 2050.

- Formulate maritime technical planning, concretize the comprehensive planning for seaport development to develop seaport infrastructure and other related maritime infrastructure in practice. Provide sufficient capital for planning formulation which is covered by regular sources of funding or other legal sources of funding.

- Review, adjust or add detailed planning for seaport groups by 2020, with a vision to 2030 (until new planning is promulgated) under regulations of law on planning and in conformity with the approved comprehensive planning for development of Vietnam’s seaport system in 2021-2030 period, with a vision to 2050 in order to ensure the consistency, continuity and satisfaction of the requirements for socio-economic development.

b) Investing in development of maritime infrastructure

- Prioritize the allocation of capital for the medium-term public investment plan covered by the central budget for the 2026-2030 period of the Ministry of Transport approved by competent authorities to implement the projects (see details in the Appendix I).

- Call for investment in execution of seaport infrastructure development projects covered by capital of enterprises according to the approved planning (see details in the Appendix II).

c) Expected demand (plan) for land area

- The expected total demand for land area under the Comprehensive Planning for Development of Vietnam’s Seaport System by 2030 is about 33.600 ha and expected total demand for water surface by 2030 is about 606.000 ha.

- The Ministry of Transport shall, during the process of formulating technical and specialized planning, keep reviewing and accurately determine the demand for land area and carry out investment phasing not exceeding national land use quotas in the 2021 - 2030 period, with a vision to 2050, 5-year national land use plan 2021 - 2025 approved by the National Assembly under the Resolution No. 39/2021/QH15.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Attraction of the capital for development of infrastructure

- Focus on allocating sufficient capital for the planning work to meet the schedule for implementing the planning; formulate a mechanism to attract and receive resources for planning formulation form sponsors for planning formulation so as to reduce budget pressure.

- Balance the budget and allocate adequate investment capital for construction of public maritime infrastructure (navigational channels, lighthouses, storm shelters for vessels, maritime safety infrastructure, state management of maritime activities, search and rescue, auxiliary works) according to the approved seaport development planning roadmap, creating spillover effects and attracting investment in seaport and related infrastructure in the region. Strengthen cooperation among ministries, central and local authorities to provide resources for feasibly and effectively accomplishing objectives of the planning.

- Mobilize on- and off-budget resources and domestic and foreign resources to carry out the planning work and make investment in development of seaport infrastructure under the planning. Institutionalize solutions for mobilizing and using resources to facilitate effective and feasible implementation.

- Continue to strengthen relationships with relevant organizations which are strategic partners of Vietnam such as Japan, South Korea and other countries, international organizations such as the Japan International Cooperation Agency (JICA), Asian Development Bank (ADB) and other organizations to attract investment capital in seaport infrastructure and traffic infrastructure connected to seaports.

- Review the management and use of revenues from leasing of maritime infrastructure facilities, propose a specific mechanism to use such revenues to afford urgent maritime projects.

- Consider applying investment incentives to investment projects using water surface and sea areas (specified in the Law on Investment No. 61/2020/QH14 dated June 17, 2020) so as to attract investors to develop maritime infrastructure facilities.

2. Development of human resources

- Adopt a policy to train and attract high-quality human resources in the maritime sector, especially in the management and operation of seaport infrastructure. Intensify cooperation and take advantage of support from partners and international organizations for developing maritime human resources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Science and technology development

- Promote the application of science and technology, modern techniques, digital technology and digital transformation in the development of the maritime industry, including the construction, management and operation of the seaport system in line with trends of the Fourth Industrial Revolution.

- Prioritize investment in, development and effective use of the information technology infrastructure for the national single-window system. Declare shipping procedures through web portals; widely use the national single window customs mechanism in the seaports of Ho Chi Minh City, Vung Tau, Da Nang, Hai Phong and Quang Ninh and other seaports.

- Speed up the investment in and operation of projects in association with the application of modern science and technology to maritime management and development, including the project to set up a new generation satellite system for Cospas-Sarsat, MEOLUT to follow the technology trend and development roadmap of the Cospas - Sarsat organization, maintain and improve the quality of Cospas - Sarat distress alerting service; effectively exploit long-range identification and tracking (LRIT) system; manage ships using the Vessel Traffic Service System (VTS); automatic identification system (AIS) in order to improve efficiency in managing and monitoring the positions of ships flying the national flag, service the maritime management, search and rescue, national defense and security and marine economic development.

- Strengthen cooperation with developed countries to gain experience, transfer science and technology to develop maritime traffic at the advanced, efficient and safe level with standards in conformity with those of the region and world.

4. Social security assurance

Further close cooperation among ministries, central and local authorities according to functions, tasks and power in investment in development of seaports, maritime infrastructure and investment in civilian structures (local roads, sea dikes, works for prevention of coastal erosion; fishing ports, local passenger ports) to serve the people, ensure social security, preserve and uphold values of heritage sites in respect of culture, tourism and environment.

5. Environmental protection

- Promote research and environmental protection upon construction, management and operation of maritime infrastructure, including focusing on development of the seaport system according to the roadmap for application of green port criteria; conduct research and develop a fleet of modern and eco-friendly sea-going and coastal ships in line with Vietnam's plan to implement commitment to combating global climate change.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Ministries and agencies shall, within their power, closely cooperate with local governments in land clearance; determine locations where dredged materials are dumped and contained in accordance with regulations on environmental protection.

6. Assurance about financial resources

- Study and propose appropriate financial mechanisms and policies to meet the demands for investment in development of the seaport system according to the planning. Regualrly review and assess actual demands for development of infrastructure in each area in order to propose an appropriate list of areas given investment priority, ensuring that investment is made in a focus and targeted manner to both suit the capacity for allocating resources and create spillover effects

- The Ministry of Transport shall closely cooperate with the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment in study and report to the competent authorities so as for them to consider the allocation and use of the annual budget to perform the tasks under the planning.

- Regularly organize investment promotion conferences to provide information on planning and investment policies of each area and each local authority in order to call for attracting sources of capital other than state budget capital to meet the demands for investment capital for seaport development according to the approved plan.

7. National defense and security assurance

- Develop ports in island districts to serve socio-economic development in association with national defense and security and sovereignty over sea and islands.

- Ministries, central and local authorities shall, within their power, strengthen proactive and close cooperation in performance of national defense and security tasks, search and rescue, protection of sovereignty and exercise of sovereignty rights and jurisdiction over the seas and islands with the aim of assuring security and order during the implementation of the Planning.

- Promptly and effectively execute investment projects in maritime infrastructure associated with national defense - security and sovereignty over sea and islands, including construction of lighthouses and building of search and rescue ships and supply ships (carrying out inspections at sea and on the Spratly Islands and offshore islands in the South and North) in order to increase the capability for cooperation in search and rescue and marine environment protection, and contribute to affirming national sovereignty and national sovereignty rights over the seas and islands.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Study mechanisms and policies to mobilize resources for the development of technical and specialized maritime planning; use revenues from leasing of port infrastructure covered by the state budget to invest in the construction of public maritime infrastructure; exempt or reduce fees for using the sea area for investment in seaport development and mechanisms and policies to meet the requirements for mobilizing resources for the planning implementation.

IV. IMPLEMENTATION

1. Ministry of Transport

- Provide information and archive planning documentation as prescribed.

- Take charge and cooperate with ministries, central authorities and People’s Committees of provinces and cities on managing and organizing the implementation of planning. Formulate, submit to the Prime Minister for approval or approve within this power the technical and specialized maritime planning.

- Adjust the Comprehensive Planning for Development of Vietnam’s Seaport System in 2021-2030 period, with a vision to 2050 to make it conformable with the National Master Plan approved by the National Assembly under the Resolution No. 81/2023/QH15.

- Direct the formulation, approval and implementation of the plan to implement the detailed planning for seaport groups by in 2021 - 2030 period, with a vision to 2050; detailed planning for development of land and seaport waters in 2021 - 2030 period, with a vision to 2050; comprehensive planning for development of the inland port system in 2021 - 2030 period, with a vision to 2050.

- Preside over reviewing specialized laws in compliance with regulations on procedures for amending Laws and guiding documents to facilitate the formulation of planning, investment in, management, maintenance and operation of maritime infrastructure; complete the system of standards, regulations and economic - technical norms. Cooperate with ministries and central authorities in reviewing and recommending competent authorities to amend related legislative documents to facilitate and increase the efficiency in investment in and operation of maritime infrastructure and perform relevant tasks according to its assigned functions and tasks.

- Cooperate with ministries, central and local authorities in researching and mobilizing appropriate resources for investment in development of maritime infrastructure and land use planning in conformity with the national sector planning and maritime technical and specialized planning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Study breakthrough mechanisms and policies to mobilize resources for organizing the implementation of planning related to mobilization of resources for formulating technical and specialized maritime planning; consider using revenues from leasing of port infrastructure covered by the state budget to invest in the construction of public maritime infrastructure; exempt or reduce fees for using the sea area for investment in seaport development and mechanisms and policies to meet the requirements for mobilizing resources for the planning implementation.

2. Ministry of Planning and Investment

Preside over and provide public investment capital for investment in maritime infrastructure under regulations of Law on Public Investment and Law on State Budget. Within its power, preside over and cooperate with the Ministry of Transport in studying, promulgating or submitting to competent authorities for promulgation of mechanisms and policies to mobilize sources of funding for investment in, upgradation and maintenance of maritime infrastructure.

3. Ministry of Finance

- Provide state funding for assessment of the Comprehensive Planning for Development of Vietnam’s Seaport System under regulations set out in Section 2 of the Law on Planning; provide capital for formulating, appraising, deciding, approving, announcing and adjusting technical and specialized maritime planning as prescribed.

- Preside over and provide funding for maintenance of maritime infrastructure covered by the central government budget within the capacity for balancing the annual budget. Within its power, cooperate with the Ministry of Transport in studying, promulgating or submitting to competent authorities for promulgation of mechanisms and policies to mobilize and utilize sources of funding for carrying out the planning work, operating and maintaining maritime infrastructure. Preside over studying mechanisms for free ports in Lach Huyen (Hai Phong) and Cai Mep (Ba Ria - Vung Tau).

4. Ministry of Natural Resources and Environment

Preside over and cooperate with the Ministry of Transport in perfecting incentives for use of land and sea areas for construction of maritime infrastructure; improve regulations on management and use of land, and use of sea areas for construction of maritime infrastructure, and procedures for dumping dredged materials to facilitate the investment in and operation of seaports.

5. Ministry of Industry and Trade

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Ministry of Science and Technology

Cooperate with the Ministry of Transport and Ministry of Construction in organization of research and testing of new technology and new materials; promulgate the system of standards in the fields involving transport.

7. Ministry of Information and Communications

Cooperate with the Ministry of Transport in enhancement of dissemination of information to agencies, organizations, enterprises and people to improve the effectiveness of management and operation of seaport infrastructure and protection of seas and islands, contributing to assurance about maritime safety and security.

8. Ministry of Agriculture and Rural Development

Cooperate with the Ministry of Transport in reviewing and amending legislative documents to facilitate investment in construction of maritime infrastructure (including areas outside dikes).

9. Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

Study, review and cooperate with relevant ministries and central authorities in directing vocational education and training institutions to train highly skilled human resources to meet the actual demands for development of maritime transport.

10. People's Committees of provinces and cities concerned

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Review the local plannings and projects to ensure consistency and uniformity with the plannings for transport.

- Update contents of the provincial planning in order to follow the orientation to development of local traffic according to the national sector planning. Proactively build and integrate the detailed seaport planning into the provincial planning and propose a mechanism to mobilize resources to formulate planning and invest in development of maritime infrastructure within their provinces.

- Periodically organize investment promotion conferences aimed at development of maritime infrastructure including seaport infrastructure within their provinces according to the approved planning.

V. FUNDING FOR IMPLEMENTATION

- The funding for the implementation of this Plan shall be allocated within the annual state budget estimate of relevant ministries, central and local authorities according to the current state budget hierarchy in order to ensure the conformity with the ability to balance the state budget and other lawful sources of capital in accordance with the law, ensuring thriftiness and efficiency, and meeting the schedule.

- Relevant ministries, central and local authorities shall proactively allocate, integrate tasks and mobilize lawful sources of capital other than state budget capital to perform the tasks of this Plan.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 886/QĐ-TTg ngày 24/07/2023 phê duyệt Kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.360

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.121.131
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!