THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 886/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 7 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH, CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM THỜI KỲ 2021 - 2030,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm
2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có
liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội
tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy
hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và
nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt
Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực
hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Cục Hàng hải Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, QHĐP, NC,
NN, PL, QHQT, KGVX;
- Lưu: VT, CN (2b) THH
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Hồng Hà
|
KẾ HOẠCH
CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG
THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2023 của Thủ
tướng Chính phủ)
I. MỤC
TIÊU
1. Nâng cao nhận thức và hành động
trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 1579/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050.
2. Xác định các nhiệm vụ, giải
pháp, danh mục các dự án cụ thể triển khai thực hiện theo từng giai đoạn từ nay
đến năm 2030 phù hợp với điều kiện của các Bộ, ngành, địa phương; xác định rõ
phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành và Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc triển khai thực hiện.
3. Định hướng cho các bộ, ban
ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc
xây dựng kế hoạch, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan
trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quy hoạch
trong từng giai đoạn.
II. CÁC
NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ
thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về quy hoạch
- Tổ chức công bố quy hoạch,
tuyên truyền phổ biến nội dung quy hoạch, cung cấp thông tin về quy hoạch tổng
thể phát triển hệ thống cảng biển đến các tổ chức, cá nhân để tham gia giám sát
việc thực hiện quy hoạch, tham gia phát triển kết cấu hạ tầng theo quy hoạch được
phê duyệt;
- Cung cấp các dữ liệu quy hoạch
phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam phục vụ xây dựng Hệ thống thông tin và
cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch;
- Triển khai thực hiện lưu trữ
Hồ sơ quy hoạch theo quy định;
- Báo cáo, đánh giá việc thực hiện
quy hoạch cảng biển theo định kỳ hằng năm, 05 năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của
cấp có thẩm quyền.
2. Nhiệm vụ
hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về hàng hải
- Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Bộ Luật Hàng hải 2015 theo lộ trình và theo
trình tự, thủ tục quy định Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật; rà soát, sửa đổi các nghị định, thông tư hướng dẫn liên
quan tạo thuận lợi cho phát triển, quản lý, sử dụng hiệu quả kết cấu hạ tầng
hàng hải. Tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về giá, phí tại cảng
biển để nâng cao hiệu quả đầu tư cảng biển, tăng tính hấp dẫn đối với các hãng
tàu, thu hút hàng container trung chuyển quốc tế, bảo đảm hài hòa lợi ích quốc
gia và các bên liên quan.
- Rà soát, sửa đổi các văn bản
quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế chính sách để thực hiện khả thi, hiệu
quả các mục tiêu của quy hoạch cảng biển, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với
thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng địa phương.
- Nghiên cứu xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn áp dụng chính sách cảng mở tại Khu bến cảng
Lạch Huyện, Cái Mép - Thị Vải và Vân Phong.
- Xây dựng các văn bản quy định,
hướng dẫn, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng triển khai đầu tư xây dựng cảng biển
theo tiêu chí cảng xanh.
- Hoàn thiện và xây dựng bổ
sung các văn bản quy phạm pháp luật về thu hút nguồn vốn, quản lý và sử dụng
các nguồn vốn hợp pháp ngoài ngân sách cho phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải
theo quy hoạch được phê duyệt.
3. Nhiệm vụ
phát triển kết cấu hạ tầng
a) Lập, điều chỉnh quy hoạch
- Tổ chức lập điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050 phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050.
- Triển khai lập các quy hoạch
kỹ thuật chuyên ngành hàng hải, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển cảng
biển để triển khai phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển và kết cấu hạ tầng hàng
hải liên quan khác trong thực tiễn. Bố trí đủ nguồn vốn cho công tác lập quy hoạch
từ nguồn kinh phí thường xuyên theo quy định hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Rà soát, thực hiện điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch các Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển giai đoạn đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 (đến khi các quy hoạch mới được ban hành) theo quy định
của pháp luật về quy hoạch, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống
cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt,
đảm bảo tính đồng bộ, liên tục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
b) Đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng hàng hải
- Ưu tiên phân bổ vốn trong kế
hoạch đầu tư công trung hạn ngân sách trung ương giai đoạn 2026-2030 của Bộ
Giao thông vận tải được cấp có thẩm quyền duyệt để thực hiện các dự án (Chi tiết
theo Phụ lục I).
- Kêu gọi đầu tư thực hiện các
dự án phát triển hạ tầng cảng biển sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp theo tiến
độ quy hoạch được duyệt (Chi tiết theo Phụ lục II).
c) Dự kiến nhu cầu (kế hoạch) sử
dụng đất
- Tổng nhu cầu sử dụng đất theo
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030 dự kiến
là 33.600 ha và tổng nhu cầu sử dụng mặt nước đến năm 2030 dự kiến là 606.000
ha.
- Bộ Giao thông vận tải trong
quá trình lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành tiếp tục rà soát,
chuẩn xác chi tiết nhu cầu sử dụng đất, phân kỳ đầu tư phù hợp với chỉ tiêu sử
dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng
đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 39/2021/QH15.
III.
CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Thu hút
nguồn vốn cho phát triển hạ tầng
- Tập trung, bố trí đủ nguồn vốn
cho công tác quy hoạch để đảm bảo tiến độ thực hiện quy hoạch; xây dựng cơ chế
thu hút, tiếp nhận nguồn lực cho công tác lập quy hoạch từ các tổ chức, cá nhân
tài trợ cho công tác lập quy hoạch để giảm bớt áp lực ngân sách.
- Cân đối ngân sách, bố trí đủ
nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng hàng hải công cộng (hệ thống luồng hàng hải,
các công trình đèn biển, khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu thuyền, kết cấu hạ
tầng phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải, quản lý nhà nước chuyên ngành
hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, các công trình phụ trợ) theo lộ trình quy hoạch
phát triển cảng biển được phê duyệt, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư cảng biển
và các hạ tầng liên quan tại khu vực. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ,
ngành, địa phương để bố trí nguồn lực thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu
của quy hoạch.
- Huy động đa dạng các nguồn lực
từ ngân sách và ngoài ngân sách, nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện
công tác quy hoạch và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch.
Thể chế hóa các giải pháp huy động, sử dụng nguồn lực để đảm bảo triển khai hiệu
quả, khả thi.
- Tiếp tục tăng cường các mối
quan hệ với các tổ chức liên quan thuộc các đối tác chiến lược của Việt Nam như
Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế như Cơ quan Hợp
tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các tổ chức
khác để thu hút vốn đầu tư hạ tầng cảng biển, kết cấu hạ tầng giao thông kết nối
với các cảng biển.
- Rà soát việc quản lý, sử dụng
nguồn thu phí cho thuê kết cấu hạ tầng hàng hải, đề xuất cụ thể cơ chế sử dụng
từ nguồn thu này đáp ứng cho các dự án cấp thiết lĩnh vực hàng hải.
- Nghiên cứu áp dụng ưu đãi đầu
tư đối với các dự án đầu tư sử dụng mặt nước, khu vực biển (quy định tại Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020) để
tăng cường thu hút nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải.
2. Phát triển
nguồn nhân lực
- Có chính sách đào tạo, thu
hút nguồn nhân lực chất lượng cao hoạt động trong lĩnh vực hàng hải, đặc biệt
trong công tác quản lý, khai thác hạ tầng cảng biển. Tăng cường hợp tác, tranh
thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế trong phát triển nguồn nhân
lực hàng hải.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực quản lý hàng hải đảm bảo tính kế thừa, liên tục và chất lượng.
Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp
theo yêu cầu vị trí việc làm của công chức, viên chức. Tạo điều kiện công chức,
viên chức tham dự các khóa đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, học tập
kinh nghiệm quản lý tiên tiến tại các quốc gia có nền kinh tế hàng hải phát triển
cao và khuyến khích nghiên cứu đề tài khoa học phục vụ công tác quản lý chuyên
ngành về hàng hải.
3. Phát triển
khoa học và công nghệ
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học
công nghệ, kỹ thuật hiện đại, công nghệ số và chuyển đổi số trong phát triển
ngành hàng hải trong đó có xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cảng biển phù
hợp với xu hướng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Ưu tiên đầu tư, phát triển, sử
dụng hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin cơ chế một cửa quốc gia. Thực hiện
khai báo thủ tục tàu biển qua cổng thông tin điện tử; mở rộng cơ chế Hải quan một
cửa quốc gia tại các khu vực cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng,
Hải Phòng và Quảng Ninh và các cảng biển khác.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu
tư, khai thác dự án gắn với ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại cho quản lý,
phát triển hàng hải, trong đó có dự án thiết lập đài vệ tinh Cospas - Sarsat thế
hệ mới MEOLUT nhằm đáp ứng xu hướng công nghệ và lộ trình phát triển của tổ chức
Cospas - Sarsat và duy trì, nâng cao chất lượng dịch vụ trực canh cấp cứu
Cospas - Sarat; khai thác hiệu quả hệ thống nhận dạng và truy tìm theo tầm xa
(LRIT); quản lý các tàu biển bằng Hệ thống quản lý hành hải tàu biển (VTS); hệ
thống nhận dạng tự động (AIS) nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý,
giám sát vị trí các tàu biển treo cờ quốc gia, phục vụ công tác quản lý chuyên
ngành hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế biển.
- Tăng cường hợp tác với các quốc
gia phát triển để học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao khoa học công nghệ phát triển
giao thông hàng hải trình độ tiên tiến, hiệu quả, an toàn, có tiêu chuẩn phù hợp
với khu vực và thế giới.
4. Bảo đảm an
sinh xã hội
Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa
các bộ, ngành và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong đầu tư
phát triển cảng biển, kết cấu hạ tầng hàng hải và đầu tư các kết cấu hạ tầng,
các công trình dân sinh (tuyến đường dân sinh, các tuyến đê biển, các công
trình phòng chống sạt lở bờ biển; các bến cảng cá, cảng khách địa phương) phục
vụ nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn
hóa du lịch và môi trường.
5. Bảo vệ môi
trường
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu,
bảo vệ môi trường trong xây dựng, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải,
trong đó tập trung phát triển theo lộ trình hệ thống cảng biển đáp ứng các tiêu
chí cảng xanh; nghiên cứu, phát triển đội tàu biển, tàu ven biển hiện đại và
thân thiện môi trường, phù hợp với kế hoạch thực hiện cam kết của Việt Nam về
chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Tăng cường hợp tác, tranh thủ
sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế trong công tác nghiên cứu, bảo vệ
môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Các bộ, cơ quan theo thẩm quyền
phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng; quy hoạch
địa điểm đổ, chứa vật chất nạo vét, đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.
6. Bảo đảm
nguồn lực tài chính
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế,
chính sách tài chính phù hợp để đáp ứng đủ nhu cầu về vốn đầu tư phát triển hệ
thống cảng biển theo quy hoạch. Thường xuyên rà soát, đánh giá thực tế nhu cầu
phát triển hạ tầng từng khu vực để đề xuất danh mục ưu tiên đầu tư hợp lý, đảm
bảo đầu tư tập trung, có trọng điểm vừa phù hợp với khả năng bố trí nguồn lực vừa
tạo sức lan tỏa lớn.
- Bộ Giao thông vận tải với Bộ
Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu, báo
cáo cấp thẩm quyền xem xét việc bố trí, sử dụng ngân sách hằng năm bảo đảm thực
hiện các nội dung theo quy hoạch.
- Thường xuyên tổ chức các hội
nghị xúc tiến đầu tư để cung cấp thông tin quy hoạch, các chính sách đầu tư của
từng vùng, từng địa phương nhằm kêu gọi thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách
đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư phát triển cảng biển theo quy hoạch được duyệt
7. Bảo đảm quốc
phòng - an ninh
- Phát triển các bến cảng tại
các huyện đảo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh
và chủ quyền biển đảo.
- Các bộ, ngành, địa phương
theo thẩm quyền tăng cường chủ động phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện nhiệm
vụ quốc phòng - an ninh, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ chủ quyền, thực hiện quyền chủ
quyền, quyền tài phán quốc gia về biển, đảo, đảm bảo an ninh, trật tự trong quá
trình thực hiện Quy hoạch.
- Triển khai kịp thời, hiệu quả
các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải gắn với quốc phòng - an ninh và chủ
quyền biển đảo bao gồm xây dựng đèn biển, đóng tàu tìm kiếm cứu nạn và các tàu
tiếp tế (kiểm tra trên biển và khu vực Trường Sa và các đảo xa bờ khu vực phía
Nam, phía Bắc) nhằm tăng cường khả năng phối hợp tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ môi
trường biển, góp phần khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển
đảo.
8. Cơ chế,
chính sách đột phá trong huy động nguồn lực tổ chức thực hiện các quy hoạch
Nghiên cứu cơ chế, chính sách
huy động nguồn lực để triển khai lập quy hoạch kỹ thuật, chuyên ngành hàng hải;
sử dụng nguồn thu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng đầu tư từ nguồn
ngân sách để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng; miễn, giảm tiền
sử dụng khu vực biển để đầu tư phát triển cảng biển và các cơ chế, chính sách
đáp ứng yêu cầu huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Bộ Giao
thông vận tải
- Tổ chức cung cấp thông tin và
lưu trữ hồ sơ quy hoạch theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quản lý và tổ chức thực hiện các quy
hoạch. Tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm
quyền đối với các quy hoạch kỹ thuật, chuyên ngành lĩnh vực hàng hải.
- Tổ chức thực hiện điều chỉnh
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2050 để đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia đã được Quốc
hội thông qua tại Nghị quyết số 81/2023/QH15.
- Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt
và triển khai kế hoạch thực hiện các Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng
nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể
phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Chủ trì rà soát các luật
chuyên ngành theo quy định về trình tự sửa Luật và các văn bản hướng dẫn thi
hành tạo thuận lợi trong hoạt động lập quy hoạch, đầu tư, quản lý, bảo trì,
khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn,
định mức kinh tế - kỹ thuật. Phối hợp với các bộ, ngành trong việc rà soát đề
xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhằm tạo
thuận lợi, tăng hiệu quả đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải và triển
khai thực hiện các nội dung có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Phối hợp với các bộ, ngành,
các địa phương liên quan nghiên cứu, huy động các nguồn lực phù hợp để đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải và quy hoạch sử dụng đất phù hợp, đồng bộ với
quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch kỹ thuật, chuyên ngành hàng hải.
- Chủ trì phối hợp với các cơ
quan liên quan báo cáo, đánh giá việc thực hiện quy hoạch cảng biển theo định kỳ
hằng năm, 05 năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách
đột phá trong huy động nguồn lực tổ chức thực hiện các quy hoạch liên quan đến
huy động nguồn lực để triển khai lập quy hoạch kỹ thuật, chuyên ngành hàng hải;
nghiên cứu sử dụng nguồn thu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng đầu tư
từ nguồn ngân sách để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng; miễn,
giảm tiền sử dụng khu vực biển để đầu tư phát triển cảng biển và các cơ chế,
chính sách đáp ứng yêu cầu huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch.
2. Bộ Kế hoạch
và Đầu tư
Chủ trì, bố trí nguồn vốn đầu
tư công để đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật
Ngân sách Nhà nước. Theo thẩm quyền chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận
tải nghiên cứu, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính
sách huy động các nguồn vốn phục vụ việc đầu tư, nâng cấp, bảo trì kết cấu hạ tầng
hàng hải.
3. Bộ Tài
chính
- Bố trí vốn từ ngân sách Nhà
nước để đánh giá Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam theo
quy định tại Mục 2 Luật Quy hoạch; bố trí vốn để lập, thẩm định,
quyết định, phê duyệt, công bố và điều chỉnh các quy hoạch kỹ thuật, chuyên
ngành hàng hải theo quy định.
- Chủ trì, bố trí kinh phí sự
nghiệp cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải thuộc nhiệm vụ chi của
ngân sách trung ương theo khả năng cân đối ngân sách hằng năm. Theo thẩm quyền
phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, ban hành, trình cấp có thẩm quyền
ban hành cơ chế, chính sách để huy động, sử dụng các nguồn vốn cho công tác quy
hoạch và khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải. Chủ trì nghiên cứu cơ chế
cảng mở tại khu bến lạch Huyện (Hải Phòng) và khu bến Cái Mép (Bà Rịa - Vũng
Tàu).
4. Bộ Tài
nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao
thông vận tải hoàn thiện chính sách ưu đãi về sử dụng đất, sử dụng khu vực biển
xây dựng kết cấu hạ tầng hàng hải; hoàn thiện các quy định về quản lý, sử dụng
đất, sử dụng khu vực biển dành cho kết cấu hạ tầng hàng hải và các thủ tục nhận
chìm chất nạo vét, đảm bảo thuận lợi cho hoạt động đầu tư khai thác cảng biển.
5. Bộ Công
Thương
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao
thông vận tải hoàn thiện pháp luật về hoạt động dịch vụ logistics (liên kết với
hoạt động cảng cạn); cơ chế chính sách liên quan đến phát triển công nghiệp,
công nghiệp phụ trợ gắn với các lĩnh vực của ngành giao thông vận tải.
6. Bộ Khoa học
và Công nghệ
Phối hợp với Bộ Giao thông vận
tải và Bộ Xây dựng tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm các công nghệ mới, vật liệu mới;
ban hành hệ thống tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực của ngành giao thông vận tải.
7. Bộ Thông
tin và Truyền thông
Phối hợp Bộ Giao thông vận tải
tăng cường công tác tuyên truyền đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhân
dân để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, bảo vệ
biển đảo, góp phần đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải.
8. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với Bộ Giao thông vận
tải rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo thuận lợi trong việc
triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hàng hải (trong đó có khu vực ngoài
đê).
9. Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội
Nghiên cứu, rà soát phối hợp với
các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai
đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu thực tế để phát triển vận
tải hàng hải.
10. Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan
Tổ chức thực hiện quản lý nhà
nước về giao thông vận tải theo quy định của pháp luật trong phạm vi địa bàn;
quản lý chặt chẽ quỹ đất phục vụ triển khai quy hoạch.
- Rà soát các quy hoạch, các dự
án trên địa bàn địa phương bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch
ngành giao thông vận tải.
- Cập nhật nội dung quy hoạch tỉnh
bảo đảm tuân thủ các định hướng phát triển giao thông địa phương theo quy hoạch
ngành quốc gia. Chủ động xây dựng, tích hợp quy hoạch chi tiết cảng biển trong
quy hoạch tỉnh và đề xuất cơ chế huy động nguồn lực để lập quy hoạch và đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải trên địa bàn.
- Định kỳ tổ chức các Hội nghị
xúc tiến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải trong đó có hạ tầng cảng biển
trên địa bàn theo quy hoạch được phê duyệt.
V. KINH
PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ của
Kế hoạch này được bố trí trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước của các Bộ,
ngành liên quan, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, đảm bảo
phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác
theo quy định của pháp luật, đảm bảo sử dụng tiết kiệm hiệu quả và thời hạn, tiến
độ.
- Các Bộ, ngành liên quan và các
địa phương chủ động bố trí, lồng ghép các nhiệm vụ và huy động các nguồn vốn hợp
pháp khác ngoài nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch
này.
PHỤ LỤC I
DANH MỤC DỰ ÁN DỰ KIẾN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2023 của Thủ
tướng Chính phủ)
TT
|
Tên dự án
|
Nhu cầu vốn (tỷ đồng)
|
2021 - 2025
|
2026 - 2030
|
1
|
Dự án đầu tư xây dựng công
trình Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (giai đoạn 2)
|
2.225
|
|
2
|
Đầu tư nâng cấp tuyến luồng
Cái Mép - Thị Vải từ phao số “0” vào khu bến cảng công ten nơ Cái Mép
|
1.416
|
|
3
|
Đầu tư Khu bến cảng Liên Chiểu
- Phần hạ tầng dùng chung
|
3.426
|
|
4
|
Cải tạo, nâng cấp luồng hàng
hải vào các bến cảng khu vực Nam Nghi Sơn, Thanh Hóa
|
733
|
|
5
|
Đầu tư xây dựng tuyến luồng
vào khu bến cảng Thọ Quang, Đà Nẵng
|
159
|
|
6
|
Cải tạo, nâng cấp luồng Quy
Nhơn cho tàu 50.000 DWT
|
694
|
|
7
|
Thiết lập Đài vệ tinh Cospas
Sarsat thế hệ mới MEOLUT
|
109
|
|
8
|
Đầu tư xây dựng các đèn biển (Trường
Sa Đông, Phan Vinh, Sậu Đông, Lạch Ghép, Lạch Quèn, Cửa Vạn, Hòn La, Tư Chính
A, Bãi Dinh, Phúc Nguyên, Đá Lát, Mũi La Gan…)
|
334
|
|
9
|
Đầu tư đê chắn sóng cảng Chân
Mây - Giai đoạn 2
|
750
|
|
10
|
Cải tạo, nâng cấp luồng hàng
hải Hòn Gai - Cái Lân
|
|
200
|
11
|
Cải tạo, nâng cấp luồng Cửa
Lò cho tàu 30.000 tấn đầy tải, 50.000 tấn giảm tải và nâng cấp xây dựng đê chắn
sóng phía Bắc cảng Cửa Lò
|
|
1.018
|
12
|
Đầu tư xây dựng công trình đê
chắn sóng cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh (Giai đoạn 2)
|
|
426
|
13
|
Xây dựng Đài thông tin duyên
hải, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải, Đại diện Cảng vụ hàng hải Nha Trang
tại Trường Sa
|
|
117
|
14
|
Cải tạo, nâng cấp hệ thống đê
chắn cát luồng Cửa Việt
|
|
407
|
15
|
Đầu tư xây dựng hệ thống đê
chắn cát luồng Cửa Gianh
|
|
566
|
16
|
Đầu tư xây dựng công trình
Nâng cấp, mở rộng kênh Hà Nam, luồng Lạch Huyện - luồng hàng hải Hải Phòng
|
100
|
750
|
17
|
Cải tạo, nâng cấp luồng Ba
Ngòi cho tàu 50.000 DWT
|
|
156
|
18
|
Cải tạo, nâng cấp luồng Đà Nẵng
vào cảng Tiên Sa cho tàu 50.000 DWT
|
|
100
|
19
|
Cải tạo, nâng cấp luồng hàng
hải Hòn La
|
|
68
|
20
|
Xây dựng đê chỉnh trị luồng
hàng hải Diêm Điền
|
|
200
|
21
|
Đầu tư nạo vét luồng hàng hải
qua cửa Trần Đề cho tàu biển 2.000 DWT (vàm Nhơn Mỹ đến cửa Trần Đề)
|
|
204
|
22
|
Nạo vét luồng vào các cảng
khu vực Cẩm Phả và khu chuyển tải Hòn Nét
|
|
1.496
|
23
|
Cải tạo, nâng cấp luồng Sài
Gòn - Vũng Tàu (phao GR đến Thiềng Liềng)
|
|
290
|
24
|
Cải tạo, nâng cấp luồng hàng
hải sông Dừa
|
|
162
|
25
|
Đầu tư nạo vét tuyến luồng
hàng hải sông Tiền cho tàu 5.000 DWT
|
|
300
|
26
|
Đầu tư nạo vét tuyến luồng và
đê chắn sóng Nam Đồ Sơn
|
|
8.000
|
27
|
Hệ thống quản lý hành hải tàu
biển (VTS) luồng Hòn Gai - Cái Lân
|
|
110
|
28
|
Hệ thống quản lý hành hải tàu
biển (VTS) luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu
|
|
110
|
29
|
Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng
hàng hải khác theo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến
phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
|
|
Ghi chú:
1. Các dự án giai đoạn
2021-2025 đang triển khai đầu tư.
2. Các dự án đầu tư giai đoạn
2026-2030 là dự kiến, trường hợp bố trí được vốn đầu tư thì Bộ Giao thông vận tải
có thể đầu tư sớm hơn.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC DỰ ÁN DỰ KIẾN SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2023 của Thủ
tướng Chính phủ)
TT
|
Tên dự án
|
Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư (tỷ đồng)
|
2021 - 2025
|
2026 - 2030
|
1
|
Bến cảng số 3, 4 thuộc Khu bến
Lạch Huyện *
|
6.932
|
|
2
|
Bến cảng số 5, 6 thuộc Khu bến
Lạch Huyện *
|
8.340
|
611
|
3
|
Bến cảng số 7, 8 thuộc Khu bến
Lạch Huyện*
|
12.792
|
4
|
Khu bến Nam Đồ Sơn (giai đoạn
khởi động)
|
15.000
|
5
|
Khu bến cảng Liên Chiểu (giai
đoạn khởi động)
|
6.483
|
6
|
Khu bến cảng Trần Đề - Sóc
Trăng (giai đoạn khởi động)
|
50.000
|
7
|
Các bến tiếp theo Khu bến Lạch
Huyện
|
|
15.000
|
8
|
Mở rộng Khu bến cảng Nghi Sơn
- Thanh Hóa
|
|
7.600
|
9
|
Khu bến cảng và Logistics Cái
Mép Hạ
|
|
23.000
|
10
|
Các bến cảng biển khác theo
Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng
nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
|
|
Ghi chú:
1. (*) Là các dự án đang triển
khai đầu tư.
2. Tiến độ đầu tư theo giai đoạn
2021-2025 và giai đoạn 2026-2030 là dự kiến. Tùy theo tình hình tăng trưởng
hàng hóa và năng lực của nhà đầu tư, Bộ Giao thông vận tải có thể điều chỉnh tiến
độ đầu tư các bến cảng.
3. Dự kiến danh mục đầu tư tại
bảng trên không bao gồm các bến cảng chuyên dùng (không khai thác thương mại,
chỉ phục vụ nhu cầu thông qua hàng hóa của các nhà máy, được đầu tư theo nhu cầu
phát triển của nhà máy).