ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
69/2020/QĐ-UBND
|
Bình Định,
ngày 21 tháng 10 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỐI VỚI HỆ
THỐNG ĐƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật
Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị
định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo
vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị
định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản
lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị
định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản
lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị
định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo
trì công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP);
Căn cứ
Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010
của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
(sau đây gọi tắt là Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT);
Căn cứ
Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT);
Căn cứ
Thông tư số 13/2020/TT-BGTVT ngày 29/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT và Thông tư số
35/2017/TT-BGTVT (sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/2020/TT-BGTVT);
Căn cứ Quyết
định số 60/2016/QĐ-UBND ngày 25/11/2016 của UBND tỉnh về quản lý và bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường địa phương trên địa bàn
tỉnh và Quyết định số 46/2018/QĐ-UBND ngày 10/10/2018 của UBND tỉnh về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số
60/2016/QĐ-UBND ngày 25/11/2016 của UBND tỉnh;
Theo đề nghị
của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 91/TTr-SGTVT ngày 13/10/2020 và đề
nghị của Sở Tư pháp tại Văn bản số 254/BC-STP ngày 13/10/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định
số 60/2016/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về quản
lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường địa
phương trên địa bàn tỉnh Bình Định (sau đây gọi tắt là Quyết định số
60/2016/QĐ-UBND)
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Chấp
thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp
phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ của hệ thống đường địa phương đang khai thác
1. Trước khi
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án (kể cả công trình cải tạo, nâng cấp, mở
rộng và công trình xây dựng mới), chủ đầu tư dự án công trình thiết yếu phải gửi
hồ sơ đề nghị được chấp thuận việc xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm
quyền để được xem xét chấp thuận, thẩm quyền quy định cụ thể như sau:
a. Sở Giao
thông vận tải đối với hệ thống đường tỉnh và các tuyến đường khác do Uỷ ban
nhân dân tỉnh giao Sở Giao thông vận tải quản lý.
b. Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố đối với hệ thống đường đô thị, đường huyện, đường
xã và các tuyến đường khác trên địa bàn thuộc địa giới hành chính do mình quản
lý, trừ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Chấp thuận
xây dựng công trình thiết yếu cùng thời điểm với cấp phép thi công công trình thiết
yếu áp dụng đối với dự án sửa chữa công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ; công trình đường dây tải điện, thông tin, viễn
thông vượt phía trên đường bộ có cột nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ nhưng
phải bảo đảm quy định về phạm vi bảo vệ trên không, giới hạn khoảng cách an
toàn đường bộ theo chiều ngang quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24
tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ và Quy định này.
3. Trình tự,
thời hạn giải quyết và hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu,
chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công công trình thiết yếu
trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo quy định
tại Điều 13 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều
1 Thông tư số 13/2020/TT-BGTVT .
4. Văn bản chấp
thuận xây dựng công trình thiết yếu có giá trị 18 tháng kể từ ngày ban hành; nếu
quá thời hạn trên, phải làm thủ tục gia hạn và chỉ gia hạn một (01) lần, thời
gian không quá 12 tháng.”.
2. Sửa đổi Điều 10 như sau:
“Điều 10. Cấp
phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ của hệ thống đường địa phương đang khai thác
1. Trước khi
khởi công công trình thiết yếu, chủ đầu tư dự án, công trình phải gửi hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép thi công công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để được xem
xét cấp phép thi công. Thẩm quyền cấp giấy phép quy định cụ thể như sau:
a. Sở Giao
thông vận tải cấp giấy phép đối với các công trình thiết yếu trên hệ thống đường
tỉnh và các tuyến đường khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao Sở Giao thông vận tải
quản lý.
b. Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố cấp giấy phép đối với hệ thống đường đô thị,
đường huyện, đường xã và các tuyến đường khác trên địa bàn thuộc địa giới hành
chính do mình quản lý, trừ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
2. Trình tự,
thời hạn giải quyết và hồ sơ đề nghị cấp phép thi công công trình thiết yếu
trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo quy định
tại Điều 14, Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều
1 Thông tư số 13/2020/TT-BGTVT .
3. Cơ quan cấp
phép thi công xây dựng công trình thiết yếu quy định tại khoản 1 Điều này có
trách nhiệm kiểm tra, đánh giá nghiệm thu và tham gia xác nhận hết bảo hành đối
với công tác hoàn trả kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do thi công xây dựng,
sửa chữa công trình thiết yếu”.
4. Trách nhiệm
của chủ đầu tư công trình thiết yếu:
a. Kiểm tra,
giám sát chất lượng thi công công trình thiết yếu ảnh hưởng đến an toàn giao
thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ. Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát
thi công và nhà thầu thi công công trình thiết yếu phải có đủ năng lực hành nghề
đối với công trình đường bộ;
b. Sửa chữa,
hoàn trả nguyên trạng và bảo hành chất lượng các công trình đường bộ bị ảnh hưởng
do việc thi công công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ;
c. Nộp 01 bộ hồ
sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ, bổ sung, cập nhật vào hồ sơ
quản lý tuyến đường.
d. Chủ đầu tư
xây dựng công trình thiết yếu có trách nhiệm sửa chữa các hạng mục hoàn trả với
cơ quan cấp giấy phép thi công; đồng thời phải quy định trong hợp đồng với nhà
thầu thi công công trình thiết yếu nghĩa vụ thực hiện bảo hành chất lượng đối với
các hạng mục hoàn trả công trình đường bộ; thời gian bảo hành, mức tiền bảo
hành và các yêu cầu khác về bảo hành thực hiện theo quy định của Điều 35 và Điều
36 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP. Số tiền bảo hành chỉ được trả cho nhà thầu thi
công xây dựng công trình thiết yếu sau khi có văn bản xác nhận hết bảo hành của
chủ đầu tư và cơ quan quản lý đường bộ đã thực hiện cấp phép.
5. Trách nhiệm
của chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý, sử dụng công trình thiết yếu:
a. Quản lý, bảo
trì công trình theo quy định, đảm bảo an toàn công trình;
b. Không làm ảnh
hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ, các công trình xung
quanh và công tác bảo trì công trình đường bộ trong quá trình khai thác, sử dụng;
c. Chịu trách
nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra tai nạn khi thực hiện việc bảo dưỡng thường
xuyên công trình thiết yếu;
d. Thực hiện
việc đề nghị cấp Giấy phép thi công khi sửa chữa công trình thiết yếu nếu ảnh
hưởng đến an toàn giao thông, bền vững công trình đường bộ theo quy định tại Điều
này.”.
Điều 2. Bãi bỏ một số điểm, khoản, điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định
số 60/2016/QĐ-UBND và một số điểm, khoản, điều của Quyết định số
46/2018/QĐ-UBND ngày 10/10/2018 của UBND tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 60/2016/QĐ- UBND của UBND tỉnh, cụ thể
như sau:
1. Bãi bỏ điểm b, c khoản 3 Điều 15 của Quy định ban hành kèm theo Quyết
định số 60/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh.
2. Bãi bỏ khoản 4, khoản 5, điểm c, d khoản 9 Điều 1 Quyết định số
46/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2020.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải,
Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- LĐVP, CV
- Lưu VT, K19.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Châu
|