Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 378/2011/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký:
Ngày ban hành: 17/10/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 378/2011/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 17 tháng 10 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA XE THÔ SƠ; VIỆC QUẢN LÝ SỬ DỤNG XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY, XE MÔ TÔ HAI BÁNH, XE MÔ TÔ BA BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ ĐỂ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư 08/2009/TT-BGTVT ngày 23/6/2009 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa;

Căn cứ Thông tư 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/02/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải Bắc Giang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ tham gia giao thông; việc quản lý sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN  KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lại Thanh Sơn

 

QUY ĐỊNH

VỀ ĐIỀU KIỆN, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA XE THÔ SƠ; VIỆC QUẢN LÝ SỬ DỤNG XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY, XE MÔ TÔ HAI BÁNH, XE MÔ TÔ BA BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ ĐỂ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 378/2011/QĐ-UBND ngày 17/10/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định cụ thể về điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ; việc quản lý, sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến sử dụng xe thô sơ tham gia giao thông; sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Quy định này không áp dụng đối với xe của Quân đội, Công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, xe dùng đi lại cho người khuyết tật.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Xe thô sơ gồm: Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô, xe ba gác đạp, xe súc vật kéo, xe thu gom rác thải phục vụ vệ sinh môi trường và các loại xe tương tự (sau đây gọi là xe thô sơ).

2. Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 30km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (bao gồm cả xe đạp điện).

3. Xe cơ giới tại quy định này gồm: Xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các xe tương tự (sau đây gọi là xe cơ giới hai, ba bánh).

4. Xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai hoặc ba bánh, vận tốc thiết kế lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 50km/h, trừ các xe quy định tại Khoản 2 Điều này.

5. Xe mô tô là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai hoặc ba bánh, có dung tích làm việc của động cơ từ 50cm3 trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50km/h, có khối lượng bản thân tối đa là 400kg.

6. Các loại xe tương tự là các loại xe có cấu tạo, tính năng và công dụng giống các loại xe trên.

7. Kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách là vận chuyển hàng hóa, hành khách theo yêu cầu có thu tiền.

8. Điểm đỗ xe là nơi được đỗ xe chờ đón khách, nhận chở hàng hoá hoặc đậu đỗ trong thời gian ngừng vận hành.

9. Người hành nghề vận chuyển là người sử dụng xe thô sơ, xe cơ giới hai, ba bánh để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hoá.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. ĐIỀU KIỆN, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA XE THÔ SƠ

Điều 4. Điều kiện an toàn khi tham gia giao thông đối với phương tiện

1. Yêu cầu về kích thước

a) Xe xích lô: Kích thước bao chiều dài, chiều rộng, chiều cao (LxBxH) không quá 3,0m x 1,15m x 1,2m.

b) Xe ba gác đạp: Kích thước bao chiều dài, chiều rộng, chiều cao (LxBxH) không quá 3,4m x 1,25m x 1,1m; kích thước lòng thùng xe: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao (LxBxH) không quá 2,0m x 0,95m x 0,35m.

c) Xe súc vật kéo: Kích thước bao chiều dài, chiều rộng, chiều cao (LxBxH) không quá 3,8m x 1,6m x 1,2m; kích thước lòng thùng xe: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao (LxBxH) không quá 2,0m x 1,2m x 0,45m.

d) Xe đạp, xe đạp máy và các loại xe tương tự theo quy định của các cơ sở sản xuất, lắp ráp.

2. Yêu cầu về kỹ thuật đối với xe súc vật kéo

a) Thân vỏ, thùng bệ: Không mục mọt, không bị thủng rách, các mối nối thanh liên kết với khung xe phải đảm bảo chắc chắn; xe chở người phải có khung che mưa, che nắng;

b) Ghế ngồi: Định vị chắc chắn, vị trí thuận tiện cho người điều khiển;

c) Bánh xe: Trên cùng một trục phải đồng bộ về kích cỡ; không phồng rộp, bị mòn đến lớp bố vải (đối với trường hợp bánh hơi). Trường hợp không dùng bánh hơi thì phần tiếp xúc với mặt đường phải làm bằng vật liệu đàn hồi;

d) Hệ thống phanh: Phải trang bị dụng cụ hoặc cơ cấu phanh bánh xe khi phanh, có dụng cụ chèn bánh xe khi xe dừng, đỗ;

e) Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: Xe hoạt động ban đêm phải có đèn hoặc phải lắp các tấm phản quang để xác định kích thước của xe, có chuông bảo đảm hoạt động tốt.

3. Yêu cầu về kỹ thuật đối với xe đạp, xe xích lô, xe ba gác đạp và các xe tương tự, phải đảm bảo như Khoản 2 Điều này và các yêu cầu sau:

a) Hệ thống truyền động: Bàn đạp, đĩa và xích líp truyền động phải có đủ các chi tiết kẹp chặt, phòng lỏng;

b) Hệ thống phanh: Dễ điều khiển, chắc chắn, đảm bảo hiệu lực khi phanh;

c) Hệ thống lái: Tay nắm lái, càng lái, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng; khớp quay lái định vị chắc chắn, xoay lái nhẹ nhàng về cả hai phía.

Điều 5. Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện

1. Tuân theo quy tắc giao thông theo quy định của Luật Giao thông đường bộ hiện hành.

2. Có sức khỏe bảo đảm điều khiển xe an toàn.

Điều 6. Phạm vi tham gia giao thông

1. Phương tiện xe thô sơ tham gia giao thông đường bộ, phải tuân theo quy định của Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện và thành phố, nơi phương tiện hoạt động về phạm vi, thời gian hoạt động và các quy định tại Quy định này.

2. Cấm sử dụng phương tiện xe thô sơ phục vụ hoạt động quảng cáo, bán hàng rong trên các tuyến quốc lộ, trừ các khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ (do Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố quy định).

3. Các loại xe được thiết kế đặc biệt phục vụ cho mục đích thể thao, du lịch chỉ được hoạt động trong khu du lịch, thể thao.

Mục 2. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG XE THÔ SƠ, XE CƠ GIỚI HAI, BA BÁNH ĐỂ KINH DOANH VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA

Điều 7. Phương tiện vận chuyển

Phương tiện kinh doanh vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa đúng kiểu loại, được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

1. Xe thô sơ đảm bảo điều kiện quy định tại Điều 4 của Quy định này.

2. Xe cơ giới hai, ba bánh đúng kiểu loại đã được cấp đăng ký và gắn biển số phải đảm bảo các yêu cầu tại Điểm a, b, d, đ, e, h, i, k Khoản 1, Điều 53 của Luật Giao thông đường bộ ngày 26 tháng 11 năm 2008.

Điều 8. Người hành nghề vận chuyển

1. Đối với người điều khiển phương tiện thô sơ:

a) Phải từ đủ 15 tuổi trở lên, có cam kết đảm bảo đủ sức khỏe điều khiển xe an toàn;

b) Tuân theo quy tắc giao thông đường bộ.

2. Đối với người điều khiển phương tiện cơ giới hai, ba bánh:

a) Đủ độ tuổi quy định tại Điểm a, Điểm b, Khoản 1, Điều 60 Luật Giao thông đường bộ ngày 26 tháng 11 năm 2008;

b) Phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe theo quy định của Luật Giao thông đường bộ ngày 26 tháng 11 năm 2008;

c) Trang bị và đội mũ bảo hiểm đảm bảo tiêu chuẩn cho mình và cho khách đi xe.

3. Khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Giấy đăng ký xe đối với loại phải có đăng ký;

b) Giấy phép lái xe (đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh, ba bánh);

c) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

d) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012, người hành nghề vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn tỉnh Bắc Giang khi hoạt động phải gắn thẻ hoạt động vận chuyển do cơ quan có thẩm quyền cấp tại vị trí ngực áo bên trái.

Điều 9. Hàng hóa vận chuyển

1. Hàng hóa xếp trên xe phải bảo đảm an toàn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng trên mặt đường, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển; thực hiện các biện pháp an toàn giao thông khi vận chuyển.

2. Xe cơ giới hai, ba bánh không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3m, vượt quá phía sau giá đèo hàng 0,5m. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2,0m.

3. Xe thô sơ không được phép xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe, không được vượt quá 0,4m về mỗi bên bánh xe.

Điều 10. Hoạt động vận chuyển

1. Hoạt động vận chuyển, dừng, đỗ, đón, trả hành khách và hàng hóa phải bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, vệ sinh công cộng.

2. Phạm vi, thời gian hoạt động của xe thô sơ thực hiện theo Điều 6 của Quy định này; phạm vi, thời gian hoạt động của xe thô sơ, xe cơ giới hai, ba bánh vận chuyển hành khách, hàng hóa theo quy định của UBND các huyện, thành phố nơi phương tiện hoạt động.

Mục 3. CƠ QUAN CẤP THẺ VÀ THỦ TỤC CẤP THẺ HOẠT ĐỘNG

Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp đổi, cấp lại thẻ

1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ lần đầu:

a) Đơn đề nghị cấp thẻ hoạt động vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá (mẫu đơn quy định tại Phụ lục 1 Quy định này);

b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân đối với người điều khiển xe thô sơ hoặc bản sao Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới hai, ba bánh (kèm theo bản chính để đối chiếu);

c) 02 ảnh 3x4 chụp không quá sáu tháng (01 ảnh dán vào hồ sơ, 01 ảnh dán vào thẻ).

2. Hồ sơ đề nghị đổi thẻ khi thẻ hết hạn, hoặc thay đổi nội dung trong thẻ:

a) Đơn đề nghị đổi thẻ hoạt động vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá (mẫu đơn quy định tại Phụ lục 1 Quy định này);

b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân đối với người điều khiển xe thô sơ hoặc bản sao Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới hai, ba bánh kèm theo bản chính để đối chiếu (trong trường hợp có thay đổi so với cấp lần đầu);

c) Thẻ hoạt động vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá cũ;

d) 02 ảnh 3x4 chụp không quá sáu tháng (01 ảnh dán vào hồ sơ, 01 ảnh dán vào thẻ).

3. Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ khi bị mất, mờ, nhàu nát, thẻ bị thu hồi do tẩy xóa, sửa chữa:

a) Đơn đề nghị cấp lại thẻ hoạt động vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá (mẫu đơn quy định tại Phụ lục 1 Quy định này);

b) Thẻ hoạt động vận chuyển cũ (trong trường hợp bị nhàu nát, bị mờ);

c) 02 ảnh 3x4 chụp không quá sáu tháng (01 ảnh dán vào hồ sơ, 01 ảnh dán vào thẻ).

4. Thời hạn của thẻ khi cấp mới, cấp đổi do hết hạn: 5 năm kể từ ngày cấp; thời hạn cấp lại thẻ do mất, nhàu nát, thẻ bị thu hồi do tẩy xóa, sửa chữa là thời hạn còn lại của thẻ đã được cấp trước đây.

Điều 12. Trình tự cấp thẻ hoạt động

1. Người hành nghề vận chuyển nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 11 của Quy định này, trực tiếp tại Bộ phận một cửa của UBND xã, phường, thị trấn nơi mình đăng ký hoạt động.

2. Sau khi nhận đủ các loại giấy tờ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy biên nhận hồ sơ và vào Sổ tiếp nhận hồ sơ (mẫu quy định tại Phụ lục 4), hẹn ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đủ hoặc không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải trả lời ngay và nêu rõ lý do không cấp thẻ để người hành nghề hoàn thiện hồ sơ.

3. Thời gian cấp mới và cấp lại thẻ hoạt động là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Thu tiền cấp, đổi thẻ: Theo thực tế chi phí in ấn, dán ép (khuyến khích các địa phương không thu tiền cấp thẻ).

Điều 13. Cấp thẻ và thu hồi thẻ, xử lý vi phạm

1. Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức cấp mới, cấp đổi, cấp lại thẻ cho người có nhu cầu hành nghề vận chuyển tại địa phương, hủy bỏ thẻ hoạt động không sử dụng trước khi cấp thẻ và thu hồi thẻ khi phát hiện người hành nghề vi phạm một trong những trường hợp sau:

a) Cố ý làm sai lệch các thông tin được ghi trên thẻ đã cấp; cố tình kê khai không đúng trong đơn xin cấp thẻ; cho mượn thẻ.

b) Không nộp lại thẻ cũ (đối với trường hợp đã được cấp thẻ ở địa phương khác) cho cơ quan cấp thẻ trước đó khi đề nghị cấp thẻ ở địa phương mới. Thẻ bị thu hồi trong trường hợp này được trả lại sau khi có xác nhận của cơ quan cấp thẻ cũ về việc đã nộp lại thẻ, trường hợp mất phải có bản cam kết.

2. Xử lý vi phạm đối với người điều khiển phương tiện

a) Người điều khiển phương tiện vi phạm Quy định này sẽ bị xử lý theo các quy định tại Điều 9, Điều 11, Điều 13, Điều 20 và Điều 21 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và các quy định khác theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

b) Người điều khiển phương tiện kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe cơ giới hai, ba bánh không gắn thẻ hoạt động sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1. Điều 31 Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

c) Bị phạt cảnh cáo trong trường hợp vi phạm Điểm a, Khoản 1, Điều này trước khi được cấp lại thẻ.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Trách nhiệm của các Sở, ngành thuộc UBND tỉnh

1. Sở Giao thông vận tải:

a) Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy định này.

b) Thống nhất với UBND các huyện, thành phố vị trí lắp đặt biển báo các điểm đỗ xe chờ đón khách, nhận chở hàng hoá hoặc đậu đỗ trong thời gian ngừng vận hành đối với xe thô sơ, xe cơ giới hai, ba bánh trên tuyến đường được giao quản lý.

c) Tổng hợp các vướng mắc phát sinh của các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trong quá trình thực hiện, trình UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

2. Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với Thanh tra Giao thông vận tải và Công an các huyện, thành phố Bắc Giang kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm Quy định này góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bắc Giang phối hợp với Ủy ban mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn giao thông và Quy định này cho các tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng xe thô sơ, xe cơ giới hai, ba bánh để vận chuyển hành khách, hàng hóa.

Điều 15. Trách nhiệm của các huyện, thành phố

1. Chủ tịch UBND huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện Quy định này đến các tổ chức, cá nhân đang sử dụng xe thô sơ tham gia giao thông và sử dụng xe thô sơ, xe cơ giới hai, ba bánh để vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn.

2. UBND các huyện, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, quy định cụ thể thời gian, phạm vi hoạt động đối với xe thô sơ; quy định cụ thể thời gian, phạm vi hoạt động, vị trí lắp đặt biển báo các điểm đỗ xe chờ đón khách, nhận chở hàng hoá hoặc đậu đỗ trong thời gian ngừng vận hành đối với xe thô sơ, xe cơ giới hai, ba bánh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn (đối với các tuyến đường tỉnh, quốc lộ phải thống nhất với Sở Giao thông vận tải) và tổ chức cắm biển trước ngày 15 tháng 12 năm 2011.

3. UBND các huyện, thành phố quy định cụ thể về trách nhiệm các cơ quan chức năng của huyện, thành phố và UBND, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, trong việc tổ chức thực hiện Quy định này; thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

4. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn định kỳ hàng quý trước ngày 20 của tháng đầu quý sau tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá bằng xe thô sơ, xe cơ giới hai, ba bánh gửi đến Sở Giao thông vận tải (mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy định này); thường xuyên cập nhật danh sách những người được cấp thẻ hoạt động đưa lên trang thông tin điện tử của huyện, thành phố.

Điều 16. Trách nhiệm của các xã, phường, thị trấn

1. Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện Quy định này đến các đối tượng sử dụng xe thô sơ tham gia giao thông và sử dụng xe thô sơ, xe cơ giới hai, ba bánh để vận chuyển hàng hoá, hành khách tại địa phương; tổ chức in và cấp thẻ cho người đến đăng ký hành nghề vận chuyển hành khách, hàng hoá bằng xe thô sơ, xe cơ giới hai, ba bánh trên địa bàn theo Điều 12 Quy định này.

2. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn căn cứ tình hình thực tế của địa phương đề nghị Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định, công bố vị trí các điểm dừng, đỗ xe tại các nơi thuận lợi cho tập trung hành khách, hàng hoá có nhu cầu vận chuyển nhưng phải đảm bảo an ninh trật tự xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.

3. Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chỉ đạo bộ phận chuyên môn quản lý xe thô sơ, xe cơ giới hai, ba bánh hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý theo quy định.

4. Định kỳ hàng quý tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của các cá nhân, tổ chức, đơn vị, hợp tác xã, tổ, đội… có liên quan đến hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá bằng xe thô sơ, xe cơ giới hai, ba bánh đến UBND huyện, thành phố (mẫu quy định tại Phụ lục 3).

Điều 17. Trách nhiệm của người hành nghề, hình thức tổ chức

1. Trách nhiệm của người hành nghề:

a) Thực hiện đúng Quy định này, Luật Giao thông đường bộ và các quy định khác của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn xã hội.

b) Khi mất thẻ, thẻ bị mờ, nhàu nát… phải báo cáo cơ quan đã cấp thẻ, để được hướng dẫn cấp lại. Trường hợp nghỉ không hành nghề liên tục từ 03 tháng trở lên, hoặc chuyển sang hành nghề ở địa phương khác, người hành nghề phải nộp lại thẻ cho UBND xã, phường, thị trấn nơi cấp thẻ qua bộ phận một cửa.

2. Hình thức tổ chức

a) Khuyến khích người hành nghề thành lập các tổ chức như: Đội, tổ tự quản, hợp tác xã vận tải hành khách, hàng hoá, trang bị đồng phục...

b) Việc thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân phải tuân theo các quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, tổ chức hoạt động, quản lý hội nghề nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 18. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy định này sẽ được biểu dương, khen thưởng theo quy định.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy định này sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của pháp luật./.

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 378/2011/QĐ-UBND ngày 17/10/2011 về Quy định điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ; việc quản lý sử dụng xe thô sơ, gắn máy, mô tô hai, ba bánh và xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.555

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.52.86
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!