ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 31/2021/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng, ngày 22 tháng 10 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA XE
TRUNG CHUYỂN HÀNH KHÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông Đường bộ
ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 10/2020/NĐ-CP
ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện
kinh doanh vận tải bằng ô tô;
Căn cứ Thông tư số
09/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về
cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô
tô;
Căn cứ Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT
ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định
về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường
bộ;
Căn cứ Thông tư số
02/2021/TT-BGTVT ngày 04 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận
tải đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao
thông vận tải tại Tờ trình số 4424/TTr-SGTVT ngày
tháng 9 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đối tượng,
phương tiện, phạm vi và thời gian hoạt động của xe trung chuyển hành khách trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
04 tháng 11 năm 2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Công an
thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Vụ Pháp chế - Bộ Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TTTU, TT HĐND thành phố Đà Nẵng;
- Chủ tịch và các PCT UBND TP-Đà Nẵng;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng;
- Ủy ban MTTQVN thành phố Đà Nẵng;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các quận, huyện, phường, xã;
- Báo Đà Nẵng, Đài PT-TH Đà Nẵng;
- Cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng;
- Lưu: VT, ĐTĐT, SGTVT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Trung Chinh
|
QUY ĐỊNH
ĐỐI
TƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA XE TRUNG CHUYỂN HÀNH
KHÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Kèm theo Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2021 của
UBND thành phố Đà Nẵng)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Văn bản này quy định việc tổ chức, quản
lý đối tượng, phương tiện, phạm vi và thời gian hoạt động của xe trung chuyển
hành khách trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy định này áp dụng đối với cơ quan,
tổ chức cá nhân có liên quan đến quản lý các doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây
viết tắt là đơn vị vận tải) tuyến cố định, lái xe, phương tiện, đơn vị quản lý
và khai thác bến xe, hành khách đi trên xe trung chuyển trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
1. Vận tải trung chuyển hành khách
là hoạt động vận tải không thu tiền do doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận
tải hành khách theo tuyến cố định sử dụng xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống
(kể cả người lái xe) để đón, trả khách đi các tuyển vận tải khách cố định của
đơn vị mình đến bến xe khách hoặc điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định
trên địa bàn địa phương hai đầu tuyến.
2. Lịch xe xuất bến là tổng hợp
thời điểm xuất bến của các chuyến xe trong một chu kỳ thời gian tại một bến xe
khách.
3. Xe trung chuyển hành khách chỉ được sử dụng xe ô tô chở người
theo quy định để vận chuyển hành khách (đi trên các tuyến cố định của đơn vị) đến
bến xe và ngược lại.
Điều 4. Nội dung
quản lý và sử dụng xe trung chuyển hành khách
1. Quy định sử dụng xe trung chuyển
hành khách
a) Xe trung chuyển các đơn vị vận tải
sử dụng để vận chuyển hành khách đi từ các bến xe khách vào trung tâm thành phố
Đà Nẵng và ngược lại phải được cấp phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” theo quy định tại khoản 5 Điều 4 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày
17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô (sau đây viết tắt là Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01 /2020 của
Chính phủ).
b) Sử dụng xe trung chuyển thuộc
quyền sở hữu của đơn vị vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị vận tải.
c) Xe ô tô trung chuyển pháp lắp thiết
bị giám sát hành trình, lắp camera theo quy định tại Điều 12, khoản 5 Điều 34 của
Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ.
d) Phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; xe phải
được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe theo quy định tại khoản 2 Điều 21
Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT .
đ) Sử dụng xe trung chuyển ra vào các
bến xe khách để đón, trả khách phải đăng ký và chịu sự quản lý giám sát thời
gian hoạt động của bến xe khách trên địa bàn thành phố.
e) Tại một thời điểm, xe trung chuyển
chỉ được đăng ký một loại hình vận tải và sử dụng một loại phù hiệu được cấp.
f) Trường hợp xe đăng ký hoạt động
trung chuyển có biển số đăng ký ở địa phương khác phải có xác nhận của Sở Giao
thông vận tải nơi địa phương mang biển số đăng ký.
g) Đơn vị vận tải đăng ký sử dụng xe
trung chuyển lần đầu hoặc bổ sung xe trung chuyển phải đăng ký với Sở Giao
thông vận tải để được chấp thuận theo quy định.
h) Kể từ ngày quy định này có hiệu lực
thi hành, các đơn vị vận tải được bảo lưu số xe đã được cấp phù hiệu xe trung
chuyển trước đây.
2. Quản lý xe trung chuyển hành khách
a) Các bến xe khách có trách nhiệm quản
lý thời gian hoạt động xe trung chuyển theo phương án khai
thác tuyến vận tải khách cố định do đơn vị vận tải đăng ký tương ứng với thời
gian hoạt động của xe trung chuyển tại bến xe khách.
b) Quản lý đơn vị vận tải đăng ký về
số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện, người điều khiển
phương tiện và phương án hoạt động của xe trung chuyển do đơn vị vận tải đăng
ký.
c) Thu hồi phù hiệu xe trung chuyển của
các đơn vị vi phạm.
Chương II
QUY ĐỊNH PHẠM VI
VÀ THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA XE TRUNG CHUYỂN THAM GIA ĐƯA, ĐÓN HÀNH KHÁCH
Điều 5. Quy định
về phạm vi hoạt động
1. Việc đăng ký chất lượng dịch vụ sử
dụng xe trung chuyển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chỉ áp dụng đối với các đơn
vị kinh doanh vận tải hành, khách tuyến cố định có bến nơi đến và đi tại thành
phố Đà Nẵng. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến
cố định được Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến cấp phù hiệu xe ô tô trung
chuyển.
2. Các đơn vị kinh doanh vận tải tuyến
cố định sử dụng xe trung chuyển phải tuân thủ quy định về tổ chức giao thông
theo luồng tuyến và thời gian hoạt động đối với các phương tiện tham gia giao
thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3. Xe trung chuyển chỉ được hoạt động
trong phạm vi phương án do các đơn vị vận tải tuyến cố định đăng ký với Sở Giao
thông vận tải thành phố Đà Nẵng.
Điều 6. Quy định
về thời gian hoạt động
1. Xe trung chuyển được phép hoạt động
đón, trả khách theo phương án đã đăng ký với Sở Giao thông vận tải thành phố Đà
Nẵng trong hồ sơ đăng ký khai thác tuyến vận tải khách cố định.
a) Thời gian được phép hoạt động
trong nội thành, ngoại thành để đón khách đưa về bến trên cơ sở giờ xe cố định
xuất bến do đơn vị đăng ký trong phương án khai thác tuyến được Bến xe xác nhận
xe cố định xuất bến.
b) Thời gian được phép trả khách phải
căn cứ vào giờ xe tuyến cố định về thực tế tại bến xe.
2. Trước khi đưa xe trung chuyển vào
phục vụ hành khách, các đơn vị vận tải phải đăng ký với bến xe để được kiểm tra
quản lý trong suốt thời gian phục vụ xe ra vào bến để đón, trả khách.
Điều 7. Quy định
hoạt động của xe trung chuyển
1. Các đơn vị vận tải sử dụng xe
trung chuyển để đón, trả khách phải tuân thủ theo đúng quy định và hành khách
không phải trả thêm bất kỳ khoản chi phí nào khác ngoài vé trên tuyến cố định.
2. Phải niêm yết ở mặt ngoài hai bên
thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp
tác xã theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày
29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về tổ chức, quản
lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
3. Kể từ ngày quy định này có hiệu lực
thi hành, phương tiện đưa vào phục vụ vận chuyển hành khách hoặc thay xe chỉ được
thay loại xe theo phương án đơn vị vận tải đăng ký với Sở Giao thông vận tải.
4. Xe trung chuyển phải lắp thiết bị
giám sát hành trình (sau đây viết tắt là GSHT). Thiết bị GSHT phải tuân thủ
theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, lưu trữ và
truyền dẫn đầy đủ các thông tin theo quy định, hoạt động theo đúng quy định tại
khoản 4, Điều 11 của Quy định này.
5. Đơn vị kinh doanh vận tải hành
khách sử dụng xe ô tô có sức chứa tứ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên, phải
lắp đặt camera và đảm bảo các yêu cầu được quy định tại
khoản 5 Điều 34 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ.
6. Kể từ ngày được Sở Giao thông vận
tải cấp Phù hiệu xe trung chuyển, chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, đơn vị vận
tải phải đưa xe trung chuyển vào làm thủ tục đăng ký với bến xe để được quản lý
hoạt động xe trung chuyển.
7. Các đơn vị vận tải phải đăng ký
trong phương án chạy xe và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý tuyến.
8. Trong quá trình hoạt động phương
tiện bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm tước phù hiệu thì phương tiện đó không
đủ điều kiện hoạt động đón, trả khách.
Điều 8. Quy định
về hồ sơ và thời gian cấp phù hiệu xe trung chuyển
1. Hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu: Các
đơn vị vận tải đề nghị cấp phù hiệu xe trung chuyển phải lập hồ sơ theo đúng
quy định tại khoản 4, Điều 22 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của
Chính phủ.
2. Thời gian cấp phù hiệu xe trung
chuyển: Theo đúng quy định tại khoản 5, Điều 22 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP
ngày 17/01/2020 của Chính phủ.
Điều 9. Đối với
lái xe trung chuyển
1. Lái xe phải có đủ điều kiện của
người lái xe cơ giới đường bộ khi tham gia giao thông.
2. Phải cho xe dừng lại để khách lên,
hoặc xuống xe tại những điểm đón, trả khách được phép dừng theo quy định.
3. Có tinh thần thái độ phục vụ hành
khách hòa nhã, văn minh, lịch sự. Mặc đồng phục, đeo bảng tên theo, nội quy,
yêu cầu của doanh nghiệp, hợp tác xã (nếu có).
4. Không được chạy quá tốc độ quy định,
lái xe không được uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện, chấp hành Luật
Giao thông đường bộ.
5. Chỉ được phép trung chuyển hành
khách đến bến và đưa hành khách từ bến về thành phố Đà Nẵng (nội thành, ngọại
thành) là những khách đi trên xe tuyến cố định của đơn vị vận tải được Sở Giao
thông vận tải thành phố Đà Nẵng chấp thuận khai thác tuyến.
6. Trong quá trình
xe ra vào bến trung chuyển khách, lái xe làm nhiệm vụ trung chuyển phải thực hiện
theo hướng dẫn của cán bộ nhân viên bến xe đang làm nhiệm vụ
7. Có quyền từ chối vận chuyển đối với
hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người
lái xe, nhân viên phục vụ trên xe hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm;
hành khách mang hàng cấm hoặc hàng dễ cháy, nổ, động vật sống.
Điều 10. Đối với
hành khách đi xe
1. Quyền lợi của hành khách.
a) Không phải trả thêm bất kỳ khoản
chi phí nào khác ngoài giá vé trên tuyến cố định theo quy định.
b) Được quyền góp ý về những vấn đề
liên quan đến chất lượng dịch vụ xe trung chuyển.
c) Được bồi thường thiệt hại về tài sản,
hành lý mang theo nếu thiệt hại do lái xe gây ra.
d) Được khiếu nại, kiến nghị, phản
ánh những hành vi vi phạm của lái xe của đơn vị kinh doanh vận tải và yêu cầu bồi
thường thiệt hại (nếu có).
2. Trách nhiệm của hành khách đi xe.
a) Hành khách đi xe trung chuyển phải
có mặt đúng giờ tại điểm đón theo qui định của đơn vị vận tải.
b) Tuân thủ sự hướng dẫn của lái xe để
đảm bảo an toàn trật tự trên xe.
Điều 11. Đối với
đơn vị vận tải, chủ phương tiện
1. Chịu trách nhiệm trước Sở Giao
thông vận tải thành phố Đà Nẵng về các hoạt động của xe trung chuyển đăng ký và
được Sở chấp thuận hoạt động.
2. Đưa xe vào làm thủ tục đăng ký với
bến xe đúng thời gian quy định tại khoản 6, Điều 7 quy định này. Điều động xe
trung chuyển đúng theo phương án đã đăng ký.
3. Có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc
lái xe thực hiện phương án đã đăng ký và thực hiện nghiêm túc quy định này.
4. Có trách nhiệm duy trì trạng thái
hoạt động của thiết bị GSHT theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số
09/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về
cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô
tô trong suốt thời gian Phù hiệu còn thời hạn sử dụng.
5. Thường xuyên kiểm tra và theo dõi
hoạt động của xe trung chuyển thông qua Thiết bị GSHT của xe để cảnh báo các vi
phạm và khắc phục hoặc ngăn chặn các vi phạm, rủi ro (nếu có) được kịp thời.
Điều 12. Đối với
đơn vị quản lý và khai thác bến xe khách
1. Sắp xe, bố trí xe trung chuyển ra
vào bến xe đón, trả hành khách hợp lý đối với các đơn vị vận tải có đăng ký sử
dụng xe trung chuyển. Tuyệt đối không cho xe trung chuyển sử dụng với mục đích
khác trong thời gian Phù hiệu được cấp còn thời hạn sử dụng.
2. Yêu cầu các đơn vị vận tải thực hiện
đúng nội dung đăng ký hoạt động của xe trung chuyển.
3. Kiến nghị với Sở Giao thông vận tải
thành phố Đà Nẵng để thu hồi phù hiệu xe trung chuyển có hành vi vi phạm thuộc
các trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 22 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày
17/01/2020 của Chính phủ.
4. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ,
đột xuất tình hình hoạt động của xe trung chuyển khi có yêu cầu của cơ quan quản
lý.
Chương III
TRÁCH NHIỆM QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH CỦA XE TRUNG CHUYỂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG
Điều 13. Sở Giao
thông vận tải
Sở Giao thông vận tải là cơ quan tham
mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về hoạt
động vận chuyển hành khách của xe trung chuyển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có trách nhiệm, quyền hạn:
1. Quản lý phương tiện, doanh nghiệp,
hợp tác xã tham gia hoạt động vận chuyển hành khách bằng
xe trung chuyển trên địa bàn thành phố.
2. Quản lý và thẩm định hồ sơ đăng ký
khai thác tuyến vận tải cố định, trong đó có phương án đăng ký sử dụng xe trung
chuyển và cấp phù hiệu cho xe trung chuyển. Kiểm tra tiêu chuẩn của xe trung
chuyển trước khi cấp phù hiệu và cấp phù hiệu, mới phải thu hồi phù hiệu cũ.
3. Tuyên truyền, phổ biến các quy định
của nhà nước về hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe
trung chuyển cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hành khách đi xe trung chuyển được
biết.
4. Phối hợp với các sở, ngành liên
quan quản lý hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe trung
chuyển theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
5. Tham mưu, đề
xuất Ủy ban nhân dân thành phố trong sửa đổi, bổ sung điều
chỉnh quy định này nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành
khách và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử
lý vi phạm về hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe trung chuyển theo quy định
của pháp luật và Quy định này.
Điều 14.
Công an thành phố
1. Phối hợp với các sở, ban, ngành
liên quan trong công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành
phố.
2. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao
thông, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tăng cường tuần tra, kiểm
soát, xử lý nghiêm các trường hợp lái xe trung chuyển vi phạm trật tự an toàn
giao thông trên địa bàn thành phố, nhất là khu vực nội thành.
3. Chỉ đạo Công an các địa phương thường
xuyên duy trì kiểm tra xung quanh khu vực cây xăng, vùng ngoại ô xử lý nghiêm
các trường hợp lái xe trung chuyển không đúng mục đích sử dụng gây mất an ninh
trật tự vận tải, an toàn giao thông tại khu vực.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Triển
khai thực hiện
1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của
cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Giao Sở Giao thông vận tải triển
khai đến các cơ quan, đơn vị có liên quan biết. Yêu cầu từng đơn vị vận tải phải
triển khai đúng phương án đã đăng ký và thực hiện đúng Quy định này.
3. Giám đốc các doanh nghiệp, hợp tác
xã và bến xe khách có trách nhiệm triển khai và thực hiện Quy định này.
4. Đối với những xe trung chuyển của
đơn vị vận tải đã được Sở Giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng cấp phù hiệu
theo quy định tại Quyết định số 466/QĐ-SGTVT ngày 27/7/2015 của Sở Giao thông vận
tải thì tiếp tục sử dụng cho đến khi hết hiệu lực hoặc đến khi thực hiện cấp lại
và những xe này nếu không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy định
này sẽ không được cấp, đổi lại phù hiệu.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan có thay đổi thì thực hiện theo các văn bản
quy phạm pháp luật đó.
Điều 16. Chế độ
báo cáo
1. Giao Sở Giao thông vận tải có
trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình thực hiện
Quy định này, kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố
giải quyết các vướng mắc (nếu có).
2. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp
khó khăn, vướng mắc hoặc thực tiễn có phát sinh vấn đề mới, các cơ quan, đơn vị,
cá nhân phản ảnh kịp thời về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định bổ sung cho phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương./.