Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2347/QĐ-UBND 2022 Đề án xây dựng văn hóa giao thông an toàn Vĩnh Phúc

Số hiệu: 2347/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Nguyễn Văn Khước
Ngày ban hành: 02/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2347/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 02 tháng 12 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG VĂN HÓA GIAO THÔNG AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC, GIAI ĐOẠN 2022 - 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 529-QĐ/TU ngày 11/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về giao chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị;

Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 3662/TTr-SGTVT ngày 29/11/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xây dựng Văn hóa giao thông an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022 - 2030” (Chi tiết tại Đề án phê duyệt kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Khước

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG VĂN HÓA GIAO THÔNG AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC, GIAI ĐOẠN 2022 – 2030
Ban hành kèm theo Quyết định số 2347/QĐ-UBND ngày 02/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

Phần I MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở chính trị, pháp lý

2. Căn cứ pháp luật

3. Cơ sở thực tiễn

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng

2. Phạm vi nghiên cứu

Phần II CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC, GIAI ĐOẠN 2012 - 2022

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH

II. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

III. CÔNG TÁC TUẦN TRA, KIỂM SOÁT, XỬ LÝ VI PHẠM

IV. HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

V. PHƯƠNG TIỆN VÀ NGƯỜI LÁI

1. Hoạt động vận tải

2. Công tác đào tạo, sát hạch và cấp GPLX

VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Thành tựu

2. Hạn chế và nguyên nhân

Phần III NHẬN DIỆN VĂN HOÁ GIAO THÔNG AN TOÀN, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. NHẬN DIỆN VĂN HOÁ GIAO THÔNG AN TOÀN

1. Khái niệm “văn hóa” , “giao thông”, “an toàn” và “văn hóa giao thông an toàn

2. Các tiêu chí văn hóa giao thông an toàn cần xây dựng

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

2. Mục tiêu cụ thể

III. NHIỆM VỤ

IV. GIẢI PHÁP

Phần IV LỘ TRÌNH, KINH PHÍ THỰC HIỆN

I. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Năm 2022

2. Từ năm 2023-2030

II. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Phần V TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban ATGT tỉnh

2. Sở Giao thông vận tải

3. Công an tỉnh

4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

5. Sở Tài chính

6. Sở Tư pháp

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

9. Sở Nội vụ

10. Sở Thông tin và Truyền thông

11. Sở Công Thương

12. Sở Xây dựng

13. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Báo Vĩnh Phúc

14. Sở Y tế

15. Hội Chữ thập đỏ tỉnh

16. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh

17. Các Ban xây dựng Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc và các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội

18. Tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc

19. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

20. Các đơn vị bảo trì đường bộ trên địa bàn

21. Các cơ quan, đơn vị

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

ATGT

An toàn giao thông

CAND

Công an Nhân dân

CSGT

Cảnh sát giao thông

GTVT

Giao thông vận tải

KHCN

Khoa học công nghệ

PTTH

Phát thanh - truyền hình

QPPL

Quy phạm pháp luật

TNGT

Tai nạn giao thông

TTATGT

Trật tự, an toàn giao thông

TTATXH

Trật tự, an toàn xã hội

TTKS

Thanh tra, kiểm soát

UBND

Ủy ban nhân dân

Phần I

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Những năm qua, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và các chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải toàn quốc nói chung, hệ thống giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đã được đầu tư phát triển ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và tăng cường hội nhập quốc tế.Cùng theo đó, công tác bảo đảm TTATGT luôn được chú trọng, nhiều giải pháp đã được triển khai để kiềm chế TNGT.

Thực tế cho thấy, TNGT đã gây ra những thiệt hại to lớn về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, đang là vấn đề bức xúc được xã hội quan tâm sâu sắc, trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, mà tất cả các quốc gia trên thế giới không kể các nước phát triển, nước đang phát triển hay nước kém phát triển đều phải đương đầu và nó đã là thách thức lớn của cả nhân loại. TNGT ở Việt Nam cũng trong tình trạng chung của các nước đang phát triển. Cùng với sự bùng nổ về các phương tiện cơ giới đường bộ, tốc độ đô thị hóa cao, kết cấu hạ tầng giao thông bất cập, TNGT ở Việt Nam tăng liên tục trong nhiều năm. Chỉ từ năm 2003, TNGT mới có chiều hướng giảm, tuy nhiên tính bền vững và ổn định chưa cao.

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, những năm qua, khi thực hiện Nghị quyết số 57/2012/NQ-HĐND và Nghị quyết số 28/2016/NQ-HĐND tình hình TTATGT đã có nhiều chuyển biến tích cực, TNGT tuy đã được kiềm chế, song số người chết và thiệt hại về tài sản do TNGT vẫn ở mức cao, tình hình TTATGT luôn có những diễn biến phức tạp. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhất là trong bối cảnh hiện nay, tình hình phát triển kinh tế- xã hội, phát triển công nghiệp, đô thị, du lịch dịch vụ trên địa bàn tỉnh đang tăng cao, trong khi các phương tiện giao thông cơ giới ngày càng gia tăng.Cơ sở hạ tầng giao thông đã được quan tâm đầu tư, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.Công tác quản lý nhà nước về TTATGT còn có những hạn chế, chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm của các cấp, ngành nhất là người đứng đầu và vai trò của lực lượng quần chúng, lực lượng bán chuyên trách tham gia bảo đảm TTATGT.Lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông còn mỏng, nên việc tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm TTATGT chưa được duy trì thường xuyên, liên tục.Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật về TTATGT đã được tăng cường, nhưng hình thức chưa phong phú, hiệu quả chưa cao. Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác bảo đảm TTATGT còn hạn chế.

Bên cạnh đó, sự hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về TTATGT của một số bộ phận người dân còn hạn chế. Điều này được thể hiện như: chưa tự giác chấp hành các quy định của hệ thống tín hiệu giao thông; hệ thống biển báo hiệu giao thông; chưa có tính cộng đồng khi tham gia giao thông, khi lưu thông trên đường chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà chưa quan tâm đến bảo đảm an toàn cho những người khác; thờ ơ khi gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ, chia sẻ kịp thời; có hành vi cư xử thiếu văn hóa khi xảy ra va chạm, xung đột trong quá trình tham gia giao thông; việc tham mưu, triển khai xây dựng hạ tầng giao thông cũng như công tác quản lý, điều hành giao thông còn có những hạn chế...Như vậy, việc xây dựng văn hóa giao thông an toàn thực sự cần thiết, được hiểu như là một chuẩn mực đạo đức của con người khi tham gia giao thông và của những người có liên quan đến hoạt động giao thông.

Vì vậy, việc xây dựng đề án “Xây dựng Văn hóa giao thông an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022 - 2030”là thật sự cấp bách và cần thiết, nhằm huy động được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương và Nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, xây dựng văn hóa giao thông an toàn cho mọi người dân, góp phần giảm thiểu TNGT trên địa bàn tỉnh một cách bền vững.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở chính trị, pháp lý

- Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông;

- Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012.

2. Căn cứ pháp luật

- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

- Luật Giao thông đường sắt năm 2005;

- Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004;

- Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021;

- Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt chiến lược Quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”;

- Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg ngày 22/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của Ủy ban ATGT Quốc gia và Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 30/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành GTVT, tập trung đối với lĩnh vực đường bộ;

- Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án bảo đảm trật tự hành lang ATGT thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt;

- Chương trình hành động số 38-KL/TU, ngày 26/12/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông;

- Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 03/5/2019 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 20/6/2019 của UBND tỉnh về việc thực hiện Kế hoạch số 134- KH/TU ngày 06/5/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”;Kế hoạch số 134-KH/TU, ngày 6/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Chỉ thị số 25-CT/TU, ngày 16/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông;

- Kế hoạch số 36/KH-UBATGTQG ngày 10/01/2022 của Ủy ban ATGT Quốc gia và Kế hoạch số 21/KH-BATGT ngày 27/01/2022 của Ban ATGT tỉnh Vĩnh Phúc về bảo đảm TTATGT năm 2022 với chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên tinh thần ‘vì sức khỏe, sinh mạng của người tham gia giao thông’; Kế hoạch số 188/KH-UBND, ngày 28/7/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về Thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Chỉ thị số 05/CT-CTUBND ngày 14/02/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo đảm TTATGT năm 2022; Quyết định số 1189/QĐ-UBND , ngày 27/6/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

3. Cơ sở thực tiễn

Thời gian qua, mặc dù các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng thực hiện các biện pháp bảo đảm TTATGT, nhưng TNGT và tình trạng ùn tắc giao thông vẫn liên tục tăng cao và ngày càng nghiêm trọng, hàng năm làm chết và bị thương hàng chục nghìn người, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, an sinh xã hội và để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng, lâu dài cho nhiều gia đình và xã hội.

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác bảo đảm TTATGT, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi TNGT, ngày 04/9/2012 Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 18- CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, từ đó công tác giữ gìn TTATGT đã đạt được nhiều kết quả trên các mặt, tình hình TNGT bước đầu được kiềm chế, TTATGT có những chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, việc lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư ở một số đơn vị, địa phương chưa mạnh mẽ, thường xuyên; chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành vào công tác bảo đảm ATGT; nhiều địa phương, đơn vị chưa chủ động triển khai nhiệm vụ được giao, chưa xác định được trách nhiệm trong công tác bảo đảm TTATGT, công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn phụ thuộc hoàn toàn vào lực lượng Cảnh sát giao thông và ngành giao thông vận tải… Do đó, tình hình TTATGT còn diễn biến phức tạp, số vụ TNGT xảy ra còn nhiều, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội.

Việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT của lực lượng chức năng còn hạn chế như: tổ chức giao thông chưa khoa học, hợp lý, gây khó khăn cho người tham gia giao thông; công tác thực thi, hướng dẫn, cưỡng chế, thi hành pháp luật về TTATGT còn chưa thực sự nghiêm minh, chuẩn mực, lịch sự; chưa nhanh nhạy, linh hoạt trong giải quyết các tình huống ùn tắc và TNGT; ứng xử thiếu văn minh, còn gây sách nhiễu, tiêu cực khi thi hành công vụ.

Trong công tác quản lý, duy tu hạ tầng giao thông đường bộ còn phát sinh nhiều bất cập, hạn chế như: sau thời gian đưa vào khai thác sử dụng, hệ thống vạch kẻ đường bong tróc, mờ hoặc biến mất; hệ thống biển báo hiệu đường bộ phát sinh bất cập nhưng do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên công tác khắc phục kịp thời còn hạn chế; vỉa hè dành cho người đi bộ, hành lang giao thông đường bộ luôn có nguy cơ bị chiếm dụng...

Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn hạn chế, các hành vi vi phạm TTATGT do lỗi chủ quan của người tham gia giao thông còn diễn ra phổ biến. Qua kết quả thống kê cho thấy, phần lớn người tham gia giao thông có các hành vi vi phạm mang tính chủ quan như: Vi phạm nồng độ cồn, không đội mũ bảo hiểm, không có/không mang theo Giấy phép lái xe, không có/không mang theo Đăng ký xe, đi ngược chiều, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, chở quá số người quy định, không chấp hành hiệu lệnh CSGT, quá tốc độ, lạng lách, đánh võng, điều khiển xe đi bằng 01 bánh, nẹt pô, rú ga, điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, chở quá trọng tải,…

Ngoài ra, trên thực tế còn cho thấy, còn phổ biến các hành vi mất an toàn khi tham gia giao thông như: vừa điều khiển phương tiện, vừa sử dụng điện thoại; điều khiển phương tiện đi không đúng là đường; chuyển làn, chuyển hướng phương tiện đột ngột, không có tín hiệu báo trước hoặc báo xi-nhan một hướng, rẽ một hướng; chen lấn khi dừng phương tiện tại nút giao có tín hiệu đèn; điều khiển phương tiện đi trên vỉa hè; sử dụng còi xe, đèn chiếu sáng không đúng quy định; không tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông, đặc biệt là người tàn tật, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ; không tuân thủ pháp luật khi bị xử lý các hành vi vi phạm TTATGT…Trong lứa tuổi học sinh, còn phổ biến hiện tượng mỗi khi tan trường, học sinh “tụm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp, xe máy dàn hàng ngang thậm chí “kẹp ba, kẹp bốn”, lạng lách, đánh võng... Thậm chí, không ít học sinh tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, nô đùa trên nhiều tuyến đường…

Qua tổng kết, đánh giá về công tác bảo đảm TTATGT cho thấy, TNGT hằng năm trên địa bàn tỉnh luôn giảm cả ba tiêu chí, tuy nhiên, tình hình thực tế TNGT vẫn luôn tiềm ẩn, các vụ TNGT nghiêm trọng vẫn xảy ra. Ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông đã có sự chuyển biến, tuy nhiên vẫn có xu hướng gia tăng các hành vi vi phạm mang tính cố ý, chống đối, thể hiện văn hóa giao thông an toàn còn hạn chế (cố tình vi phạm khi không có mặt lực lượng chức năng, cư xử thiếu chuẩn mực khi xảy ra va chạm…).Vì vậy, trong công tác bảo đảm TTATGT nói chung, nâng cao văn hóa giao thông an toàn nói riêng luôn cần sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó cần chú trọng tới các giải pháp có tính bền vững. Thực hiện đồng bộ, quyết liệt và thường xuyên, liên tục các giải pháp sẽ góp phần duy trì công tác bảo đảm TTATGT và kéo giảm TNGT trên cả 3 tiêu chí một cách bền vững.

Trong tình hình thực tế hiện nay, tốc độ đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp làm dịch chuyển cơ cấu lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn; sự gia tăng phương tiện, dân số dẫn đến tình hình trật tự ATGT ngày càng có diễn biến phức tạp; vi phạm TTATGT, nguy cơ ùn tắc giao thông luôn có xu hướng gia tăng, TNGT vẫn ở mức cao và có nguy cơ gia tăng trở lại nếu không kịp thời có giải pháp quyết liệt.Sự phát triển của khoa học công nghệ 4.0 đòi hỏi công tác quản lý Nhà nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giao thông vận tải và TTATGT cần phải có sự thay đổi để thích ứng. Hạ tầng giao thông phát triển mạnh, trong đó có giao thông nông thôn đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, miền núi, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại. Tuy nhiên, vấn đề TTATGT trở nên phức tạp, cần có sự quan tâm kịp thời, đặc biệt trong đó cần có các giải pháp tăng cường xây dựng văn hóa giao thông an toàn trong cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng

Các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị,các cộng đồng dân cư bên các tuyến giao thông đường bộ và người tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Phạm vi nghiên cứu

Đề án nghiên cứu về các tiêu chí văn hóa giao thông an toàn (đường bộ) và văn hóa giao thông an toàn của cơ quan, tổ chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Phần II

CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC, GIAI ĐOẠN 2012 - 2022

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH

Xác định công tác bảo đảm TTATGT là nhiệm vụ của toàn thể hệ thống chính trị, vì vậy trong những năm qua, bám sát các chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia và các bộ, ngành về việc triển khai các giải pháp bảo đảm TTATGT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm TTATGT.

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TWcủa Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Ban thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành Chương trình hành động số 38-CTr/TU ngày 26/12/2012 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch số 1803/KH-UBND ngày 12/4/2013 về tổ chức triển khai thực hiện các Chỉ thị, kế hoạch của Ban bí thư và Chính phủ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Kế hoạch số 4406/KH-UBND, ngày 09/8/2013 về việc thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg ; HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 57/2012/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về “Một số giải pháp bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015”; UBND tỉnh ban hành Đề án số 4597/ĐA-UBND về “Một số giải pháp bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020”; Kế hoạch số 7901/KH-UBND , ngày 04/11/2016 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 28/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về một số biện pháp bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020; Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 11/CT-CT, ngày 11/9/2014 về việc tăng cường các biện pháp kiểm soát tải trọng xe ô tô vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường giao thông tỉnh Vĩnh Phúc;Chỉ thị số 05/CT-UBND , ngày 03/5/2019 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Kế hoạch số 104/KH-UBND , ngày 20/6/2019 của UBND tỉnh về việc thực hiện Kế hoạch số 134-KH/TU ngày 06-5-2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01-02-2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW; Kế hoạch số 112/KH- UBND, ngày 11/7/2019 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021; Kế hoạch số 115/KH-UBND , ngày 16/7/2019 về việc giải tỏa vi phạm hành lang ATGT tuyến QL.2 và đường QL.2 tuyến tránh thành phố Vĩnh Yên qua địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 14/5/2021 về việc triển khai thực hiện Đề án bảo đảm trật tự hành lang ATGT và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch 188/KH-UBND ngày 28/7/2021 của UBND tỉnh về Thực hiện chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 1189/QĐ-UBND , ngày 27/6/2022 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Chỉ thị số 11/CT-CTUBND ngày 24/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng xe ô tô vận tải hàng hóa, nguyên vật liệu trên địa bàn tỉnh.

Ban ATGT tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh nhiều biện pháp tổ chức thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT đường bộ như: Kiện toàn Ban ATGT tỉnh và Ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố, xây dựng kế hoạch bảo đảm TTATGT trước, trong và sau tết Nguyên đán hàng năm; kế hoạch tổ chức “Tuần lễ an toàn đường bộ”; kế hoạch cao điểm xử lý vi phạm tốc độ đối với doanh nghiệp vận tải và người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; Kế hoạch tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm quy định nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; kế hoạch tổ chức chiến dịch tuyên truyền và triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm không bảo đảm tiêu chuẩn cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy; các kiến nghị khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác tổ chức giao thông trên các tuyến đường; công văn tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng xe; xử lý vi phạm đối với xe mô tô, xe gắn máy; xử lý tình trạng sử dụng xe tự chế, xe ô tô hết niên hạn sử dụng để đưa đón học sinh đi học làm mất ATGT... Ban ATGT tỉnh đã tổ chức các Đoàn kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện công tác bảo đảm TTATGT tại 09 huyện, thành phố và một số ngành chức năng.

Hàng năm, thực hiện Chỉ đạo của Chính phủ về việc thực hiện năm ATGT theo các chủ đề, UBND tỉnh đều xây dựng các kế hoạch cụ thể để chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện triển khai các hoạt động bảo đảm TTATGT theo chức năng, nhiệm vụ của mình.

II. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về TTATGT và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về văn hóa giao thông an toàn luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục.

Sau khi Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL ngày 9/10/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tiêu chí văn hóa giao thông được ban hành, Ban ATGT tỉnh đã chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện xây dựng, tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản, kế hoạch thực hiện. Công tác tuyên truyền về văn hóa giao thông được lãnh đạo các cấp, ngành, các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện đến toàn thể hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân cùng nâng cao ý thức và trách nhiệm khi tham gia giao thông,bảo đảm an toàn, văn minh và thân thiện. Toàn thể hệ thống chính trị đã huy động tối đa mọi nguồn lực, phương tiện để thực hiện tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ nhớ, có tính thuyết phục. Ngoài ra, Ban ATGT tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn về ATGT, văn hóa giao thông, qua đó từng bước nâng cao nhận thức của cán bộ và Nhân dân, từng bước giảm tình trạng vi phạm về ATGT.

Ban ATGT tỉnh có vai trò chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT nói chung, văn hóa giao thông an toàn nói riêng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng; công tác tuyên truyền phải bảo đảm đúng định hướng lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia, Tỉnh ủy và UBND tỉnh về bảo đảm TTATGT, nâng cao văn hóa giao thông an toàn; không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, đa dạng hình thức tuyên truyền đến mọi tầng lớp Nhân dân, các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, khu dân cư nhằm làm chuyển biến sâu sắc về ý thức chấp hành các quy định của pháp luật đối với người tham gia giao thông, góp phần kiềm chế và làm giảm TNGT, ùn tắc giao thông; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT phải hiệu quả, phù hợp đối tượng, thời điểm, đa dạng nội dung và hình thức, lồng ghép tuyên truyền, phổ biến các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông phù hợp. Nội dung tuyên truyền tập trung vào phổ biến quán triệt các Nghị định, Chỉ thị của Chính phủ, Nghị quyết, Kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tăng cường công tác giữ gìn an ninh TTATGT, văn hóa khi tham gia giao thông. Các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng: tuyên truyền cổ động trực quan ngoài trời (băng rôn, pa nô, biển hiệu, áp phích, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo, tranh cổ động...); triển khai thực hiện các giải pháp tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số: Xây dựng kênh thông tin tuyên truyền trên mạng xã hội Zalo và Trang tin điện tử của Ban ATGT tỉnh; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh sản xuất chuyên mục “An toàn giao thông” truyền hình phát định kỳ vào ngày 26 hàng tháng, chuyên mục phát thanh được phát sóng sau truyền hình 02 ngày, thời lượng 15 phút/chuyên mục; 01 mục “An toàn giao thông”truyền hình phát định kỳ vào ngày thứ 6 trong tuần, thời lượng 5 phút/mục.

Ban ATGT tình cùng các cơ quan chức năng như Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải thường xuyên phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh tổ chức mở các lớp tập huấn, các buổi tuyên truyền; tổ chức ký cam kết về ATGT cho cán bộ hội các cấp, công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp; biên soạn, in ấn nội dung Luật, Nghị định, thông tư về TTATGT trong các bản tin của hội; phối hợp với Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy mở các lớp tập huấn về ATGT cho cán bộ chủ chốt của Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận các cấp, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị, các chức sắc tôn giáo, đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, các báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; biên soạn in ấn bài, ảnh trong các bản tin sinh hoạt chi bộ, bản tin Dân vận, bản tin Tư pháp.

Với ngành Giao thông vận tải, thường xuyên chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tuyên truyền các văn bản pháp luật quy định về quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng, hành lang an toàn đường bộ kết hợp vận động các tổ chức, cá nhân lấn chiếm, sử dụng trái phép kết cấu hạ tầng, hành lang an toàn đường bộ không vào mục đích giao thông... tự giác tháo dỡ, di dời vật, kiến trúc vi phạm ra khỏi lòng đường, vỉa hè, lề đường, hành lang an toàn đường bộ; xây dựng ý thức về tuân thủ quy định pháp luật của Nhân dân góp phần thay đổi bộ mặt của hành lang các tuyến đường, đặc biệt đối với các tuyến đường nội thị; phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Phúc, Báo Vĩnh Phúc tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh về các văn bản quy định về vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, về những hậu quả, tác hại của việc chở hàng quá tải trọng cho phép, quá khổ giới hạn tham giam gia giao thông...; phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng tổ chức ký cam kết với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về việc không chở hàng quá tải trọng cho phép, quá khổ giới hạn, chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Hàng năm, thực hiện các kế hoạch của Ủy ban ATGT Quốc gia, Ban ATGT tỉnh cùng các cấp ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng các kế hoạch phối hợp, tổ chức các hội thi với chuyên đề gắn với Văn hóa giao thông. Hình thức hội thi được tổ chức từ cấp huyện, thị và tổ chức thi chung kết; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đội tuyên truyền lưu động tham dự cuộc thi về An toàn giao thông các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và lân cận do Ủy ban ATGT Quốc gia và Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Hải Phòng (Đội tuyển của Vĩnh Phúc đạt giải ba toàn đoàn); phối hợp với các cấp, ngành, các cơ quan thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh triển khai kế hoạch của Ủy ban ATGT Quốc gia về tổ chức liên hoan phim toàn quốc, tổ chức giải báo chí tuyên truyền về ATGT hàng năm; phối hợp với Công ty Honda Việt Nam tổ chức chiến dịch “ATGT cùng Honda Việt Nam”, tổ chức cuộc thi “Tay lái vàng- lái xe an toàn” cho đội ngũ giáo viên các trung tâm đào tạo sát hạch và đội ngũ lái xe trên địa bàn toàn tỉnh.

III. CÔNG TÁC TUẦN TRA, KIỂM SOÁT, XỬ LÝ VI PHẠM

Công an tỉnh đã chủ động mở các đợt cao điểm bảo đảm TTATGT và thực hiện các chuyên đề công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm; xây dựng kế hoạch kiểm tra nồng độ cồn, xử lý xe quá khổ, quá tải và tăng cường lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trong toàn tỉnh; chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Đề án huy động 223 quần chúng tham gia công tác bảo đảm TTATGT và khắc phục ùn tắc giao thông tại 55 điểm giao cắt đường bộ, đường sắt phức tạp trên địa bàn toàn tỉnh; phát động chiến dịch tuyên truyền và xử lý mũ bảo hiểm giả, không bảo đảm chất lượng trên địa bàn tỉnh. Công an tỉnh và Sở Giao thông vận tải đã xây dựng, triển khai kế hoạch liên ngành về kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông ngay tại nơi xuất bến đối với phương tiện chở khách; ngay tại kho, bãi, bến cảng đối với phương tiện vận tải hàng hóa. Do đó, hiện nay tình trạng xe ô tô tự ý cơi nới, thay đổi kích thước thành, thùng và tình trạng chở hàng quá tải trọng trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát. Xây dựng và triển khai 23 bục chỉ huy, điều khiển giao thông tại các ngã ba, ngã tư phức tạp về TTATGT và tăng cường hướng dẫn giao thông tại các giờ cao điểm để phòng ngừa ùn tắc giao thông.

Trong những năm qua, UBND tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường thực hiện Quyết định 1856/QĐ-TTg và Quyết định 994/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; UBND tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch như Kế hoạch số 1919/KH-UBND ngày 24/3/2017 về việc “Giải tỏa các vi phạm hành lang an toàn giao thông, thiết lập kỷ cương trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh”; Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 16/7/2019 về giải tỏa hành lang ATGT trên QL.2 và đường tránh TP. Vĩnh Yên… Công an tỉnh, Sở GTVT và UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương đã phối hợp tổ chức tuyên truyền về chủ trương giải tỏa hành lang, lập lại TTATGT, trật tự công cộng trên địa bàn bằng các hình thức như: tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, tuyên truyền lưu động, cử cán bộ phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, trường học tổ chức để nhân dân tự giác chấp hành. Nội dung tuyên truyền: các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; quy định về quảng cáo, lắp đặt biển hiệu, biển chỉ dẫn, các quy định về hành lang an toàn đường bộ tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ để các tầng lớp nhân dân trên địa bàn biết và tự giác thực hiện.Tổ chức giải tỏa, xử lý nghiêm đối với các trường hợp tái lấn chiếm gây mất trật tự ATGT.

Kết quả trong 10 năm qua: Các đơn vị chức năng đã phát hiện, xử lý 555.871 trường hợp vi phạm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, thu nộp ngân sách Nhà nước trên 257 tỷ đồng. Cụ thể:

- Đường bộ: đã phát hiện, xử lý 550.725 trường hợp vi phạm, tạm giữ trên 86 nghìn lượt phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn đối với trên 36 nghìn trường hợp, thu nộp ngân sách Nhà nước 253 tỷ đồng. Một số hành vi vi phạm chủ yếu: vi phạm quy định về nồng độ cồn: 31.087 trường hợp; vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn: 14.287 trường hợp; vi phạm quy định về mũ bảo hiểm: 208.957 trường hợp.

- Đường sắt: đã phát hiện, xử lý 1.480 trường hợp vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước 283 triệu đồng.

- Đường thủy nội địa: đã phát hiện, xử lý 3.666 trường hợp vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước 4,4 tỷ đồng.

Trong số 429 vụ tai nạn giao thông xảy ra, lực lượng Công an đã điều tra, khởi tố, đưa ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật 179 vụ với 183 bị can (đạt tỷ lệ 100%). Trong đó: Đường bộ: 179 vụ, 183 bị can; Đường sắt: 0 vụ, 0 bị can; đường thủy nội địa: 0 vụ, 0 bị can. Bên cạnh đó, tập trung lực lượng, kịp thời phát hiện, bắt giữ, đề nghị truy tố và đưa ra xét xử hàng chục vụ án về tội gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ; khởi tố và đề nghị truy tố những hành vi xâm hại công trình giao thông, cản trở giao thông, thiếu trách nhiệm, không tổ chức khắc phục kịp thời những bất hợp lý về tổ chức giao thông để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khi phát hiện vi phạm theo đúng quy định.

Sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ đã tạo ra khối lượng lớn việc làm cho công nhân, người lao động trong và ngoài tỉnh, kéo theo đó là sự gia tăng rất nhanh về số lượng phương tiện giao thông, toàn tỉnh hiện có 63.375 xe ô tô, 788.252 Xe mô tô và 1.041 phương tiện thủy.

Trong 10 năm qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra 429 vụ tai nạn giao thông, làm chết 335 người, bị thương 341 người (hàng năm đều đạt mục tiêu kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông). Cụ thể: Đường bộ: Xảy ra 427 vụ, làm chết 334 người, bị thương 340 người, trong đó: tai nạn giao thông rất nghiêm trọng xảy ra 21 vụ, làm chết 34 người, bị thương 49 người; tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra 04 vụ, làm chết 16 người, bị thương 31 người; Đường sắt: xảy ra 02 vụ, làm chết 01 người, bị thương 01 người; Đường thủy nội địa: không xảy ra.

IV. HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Trong những năm qua, trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, ngành Giao thông vận tải Vĩnh Phúc đã tuân thủ các quy định của pháp luật trong quy hoạch và quản lý quy hoạch giao thông, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh đầu tư, xây dựng các công trình giao thông giao thông lớn, trọng điểm, nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông hợp lý, khoa học phù hợp với tiêu chuẩn, tạo liên kết vùng, có tính chất lan tỏa, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đồng thời bảo đảm mỹ quan và môi trường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho người tham gia giao

thông.

Đến nay, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ đã đạt được những thành tựu đáng kể, được đầu tư phát triển theo hướng mô hình hướng tâm kết hợp vành đai. Mạng lưới giao thông đường bộ phân bổ tương đối đều trong tỉnh, được tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, thuận lợi cho người tham gia giao thông, bao gồm:

- Tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài 40,4km; Quốc lộ dài 88km (gồm QL.2, QL.2C và QL.2 tránh thành phố Vĩnh Yên);

- Hệ thống đường tỉnh có 17 tuyến với tổng chiều dài 371,3km đã được cải tạo, nâng cấp cứng hóa đạt 100% bằng bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng;

- Mạng lưới giao thông của tỉnh hình thành 5 đường vành đai có tổng chiều dài 255km, đã đầu tư và đang đầu tư xây dựng 191km, còn lại khoảng 64km đang được nghiên cứu đầu tư, dự kiến sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2022-2025. Ngoài ra, còn một số tuyến đường trục chính do cấp tỉnh quản lý và đầu tư như đường Trục Bắc - Nam, đường Trục Đông-Tây, đường Trục Mê Linh. Hiện nay ngành Giao thông đang thực hiện đầu tư và nâng cấp mở rộng đạt quy mô theo quy hoạch được duyệt, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2022-2025.

- Đường đô thị: Trên địa bàn tỉnh có tổng số 309km đường đô thị, chủ yếu tập trung ở hai thành phố là Phúc Yên và Vĩnh Yên.

- Hệ thống đường giao thông nông thôn: Đến nay, tổng số km đường giao thông nông thôn đã được cứng hóa là 5.768,5/6.089km đạt tỷ lệ 94,7%, cụ thể: đường huyện cứng hóa 683/693,13km đạt tỷ lệ 98,5% (đường huyện điều chỉnh theo QĐ số 365/QĐ-UBND ngày 22/02/2022); toàn tỉnh cứng hóa 1.612/1.612km đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện, đạt 100%; 1.240/1.240km đường trục thôn và đường liên thôn, đạt 100%; 1.231,5/1.249km đường ngõ xóm, đạt 98,5%; 1.002/1.295km đường trục chính nội đồng, đạt 77% bao gồm cả các tuyến trục chính GTNĐ phát sinh do dồn điền đổi thửa.

V. PHƯƠNG TIỆN VÀ NGƯỜI LÁI

1. Hoạt động vận tải

Trong những năm qua, hoạt động vận tải đường bộ đã phát triển mạnh mẽ, các phương tiện kinh doanh vận tải gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân. Hiện nay, vận tải ô tô đảm nhiệm trên 90% tổng khối lượng vận chuyển hành khách và trên 70% tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa. Cùng với sự phát triển của lực lượng vận tải, công tác quản lý hoạt động vận tải đường bộ cũng đã có những chuyển biến tích cực và ngày càng được hoàn thiện.Hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh có 75 tuyến cố định, đáp ứng nhu cầu đi lại từ Vĩnh Phúc tới 21 tỉnh, thành phố trên cả nước do 33 doanh nghiệp và Hợp tác xã trong, ngoài tỉnh đảm nhận với gần 200 phương tiện. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có 08 tuyến với 66 phương tiện hoạt động (ngân sách tỉnh hỗ trợ với kinh phí 45 tỷ đồng/năm); vận tải hành khách bằng xe taxi có 29 doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia hoạt động với 3.233 phương tiện. Ngành GTVT đã tham mưu phát triển loại hình vận tải hành khách công cộng, triển khai Đề án nâng cao chất lượng hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 sau khi đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua, UBND tỉnh phê duyệt. Hạ tầng vận tải trên địa bàn tỉnh hiện nay, ngoài bến xe trung tâm tại 02 thành phố: Vĩnh Yên, Phúc Yên, 07 huyện còn lại đều có bến xe đạt cấp 4 trở lên. Ngành GTVT đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng hệ thống bãi đỗ xe tại trung tâm các huyện, thành phố; các điểm dừng, đỗ trả khách trên các tuyến đường bảo đảm người dân đi lại an toàn, thuận tiện. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 89 điểm dừng, đỗ trả khách, trong đó có 68 điểm dừng đỗ trả khách tại trung tâm xã. Về dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ: Tính đến hết tháng 12/2021, trên địa bàn tỉnh có 09 bến xe khách tại các huyện, thành phố; 297 điểm đỗ xe buýt, 103 nhà chờ xe buýt, 24 điểm đỗ xe taxi và 56 điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định. Tại các bến xe đều có các dịch vụ phục vụ người dân trong thời gian chờ xe, tạo điều kiện tốt nhất cho việc đi lại thuận tiện, an toàn. Hiện trên địa bàn tỉnh có 2.528 đơn vị vận tải với 4.315 xe tải, đầu kéo và container. Về công tác đường thủy nội địa: Tiếp tục duy trì, quản lý theo quy định đối với 09 bến khách ngang sông; 03 bến khách Khu du lịch; 44 bến hàng hóa.

2. Công tác đào tạo, sát hạch và cấp GPLX

Hiện trên địa bàn tỉnh có 11 cơ sở đào tạo lái xe ô tô, 05 trung tâm sát hạch lái xe ô tô các hạng và 06 sân sách hạch lái xe mô tô. Công tác quản lý đối với các cơ sở đào tạo luôn được ngành Giao thông vận tải quan tâm, chú trọng nhằm thường xuyên củng cố, tăng cường chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX; nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm cho cán bộ và sát hạch viên, chất lượng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho lái xe. Các cơ sở đào tạo luôn chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ quản lý và giáo viên giảng dạy, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về đào tạo, cấp GPLX. Công tác đào tạo và tổ chức thi bảo đảm đúng quy chế, không để xảy ra tiêu cực, thi đạt yêu cầu, đủ tiêu chuẩn theo quy định.

Công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ cho các phương tiện tham gia giao thông, vận tải luôn bảo đảm các chỉ số kỹ thuật theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Trên địa bàn tỉnh hiện có 04 Trung tâm Đăng kiểm. Ngành Giao thông vận tải luôn tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ đăng kiểm viên.

VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Thành tựu

Công tác bảo đảm TTATGT nói chung, xây dựng văn hóa giao thông an toàn cho mọi tầng lớp Nhân dân nói riêng trên địa bàn tỉnh luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp.

Ngay sau khi có Chỉ thị 18-CT/BBT, Ban thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Chương trình hành động số 38-CTr/TU ngày 26/12/2012 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch số 1803/KH-UBND ngày 12/4/2013 về tổ chức triển khai thực hiện các Chỉ thị, kế hoạch của Ban bí thư và Chính phủ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. HĐND tỉnh ban hành 02 Nghị quyết: số 57/2012/NQ-HĐND và Nghị quyết số 28/2016/NQ-HĐND về một số giải pháp bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn 2017 - 2020. Tiếp sau đó, UBND tỉnh ban hành các Đề án, Kế hoạch để triển khai thực hiện.

Với việc thực hiện quyết liệt các giải pháp được nêu ra trong 2 Đề án, hằng năm TNGT trên địa bàn tỉnh liên tục giảm trên cả 3 tiêu chí. Năm 2010,toàn tỉnh xảy ra 115 vụ TNGT và va chạm giao thông, làm chết 88 người, bị thương 81 người; đến năm 2021, toàn tỉnh xảy 40 vụ TNGT, làm 29 người chết, 31 người bị thương (So với 2010: Giảm 75 vụ, -65,2%; giảm 69 người chết, -78,4%; giảm 50 người bị thương, -61,7%). Hằng năm, TNGT trên địa bàn tỉnh đều giảm trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương, đưa Vĩnh Phúc lên tốp đầu các tỉnh liên tục kéo giảm TNGT được Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ GTVT tặng Cờ thi đua, Bằng khen.

Để đạt được kết quả trên là do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; các giải pháp chủ yếu trong các Đề án và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh phù hợp, sát với thực tiễn; lực lượng thực thi công vụ có tinh thần trách nhiệm cao; sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng trong công tác bảo đảm TTATGT; cơ sở hạ tầng giao thông được cải thiện; công tác quản lý hoạt động vận tải, kiểm định phương tiện, đào tạo, sát hạch cấp GPLX được tăng cường về chất lượng; công tác tuần tra, thanh tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đạt hiệu quả... đặc biệt, đã từng bước hình thành trong cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh văn hóa giao thông an toàn, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, trước hết là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được nâng cao. Tất cả những yếu tố trên tạo nên sự thành công trong công tác bảo đảm TTATGT trong thời gian qua.

2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công đã đạt được, tình hình vi phạm TTATGT vẫn diễn ra phức tạp, vẫn xảy ra những vụ TNGT có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, có xu hướng gia tăng các hành vi thiếu văn hóa khi tham gia giao thông như các hành vi cư xử thiếu văn hóa khi xảy ra va chạm, xung đột trong quá trình giao thông, không tuân thủ pháp luật, chống người thi hành công vụ…TNGT mặc dù đã được kéo giảm xong vẫn có nguy cơ gia tăng trở lại, nhất là trong bối cảnh đô thị hóa, sự phát triển của các khu công nghiệp, gia tăng của phương tiện. Xuất hiện tình trạng ùn tắc giao thông ở 02 thành phố và một số địa bàn khu công nghiệp. TNGT và ùn tắc giao thông đường bộ đang trở thành vấn đề bức xúc, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Những tồn tại trên là do công tác quản lý Nhà nước trong chỉ đạo và điều hành thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT có lúc chưa thường xuyên, liên tục và đồng bộ từ cấp tỉnh đến các cấp cơ sở. Cụ thể: công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực TTATGT vẫn còn những tồn tại cần khắc phục như: vai trò của Ban ATGT ở cấp cơ sở còn hạn chế; chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm của các cấp, ngành nhất là người đứng đầu và vai trò của lực lượng quần chúng, lực lượng bán chuyên trách tham gia bảo đảm TTATGT;kinh phí cấp cho hoạt động của Ban ATGT cấp xã, phường hạn hẹp; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT và xây dựng văn hóa giao thông chưa được duy trì đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở; xây dựng hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn, đồng bộ theo quy hoạch được duyệt còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện; hạ tầng giao thông khu vực nông thôn phát triển song chưa đồng bộ với công tác bảo đảm TTATGT; vi phạm lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ, đường sắt, mở đường ngang trái phép còn phổ biến; lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông còn mỏng, nên việc tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm TTATGT chưa được duy trì thường xuyên, liên tục; công tác thanh tra, tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm còn nhiều hạn chế, mới chỉ tập trung tại một số địa bàn, một số nhóm đối tượng, trên các tuyến trọng điểm, trong thời gian cao điểm, chưa bảo đảm thường xuyên, liên tục trên địa bàn...Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật về TTATGT đã được tăng cường, nhưng hình thức chưa phong phú, hiệu quả chưa cao. Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác bảo đảm TTATGT còn hạn chế.

Để tiếp tục ngăn chặn và đẩy lùi TNGT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2030, trong đó có nhiệm vụ xây dựng văn hóa giao thông an toàn trong mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh, đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể, hữu hiệu hơn về công tác bảo đảm TTATGT của cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở và toàn xã hội. Đặc biệt trong thời điểm phát triển của công nghệ 4.0 và sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Công tác bảo đảm TTATGT cũng cần có những giải pháp phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt trong đó, việc xây dựng văn hóa giao thông an toàn thực sự cần thiết, với các tiêu chí như: tự giác chấp hành pháp luật về giao thông; tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông; có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông; đi đúng làn đường, phần đường quy định; tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm TTATGT; thực hiện nghiêm nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn minh; tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn. Coi văn hóa giao thông an toàn là một chuẩn mực đạo đức của cả người dân và cán bộ, công chức trong tổ chức chính trị, bộ máy quản lý. Khi văn hóa giao thông an toàn của mỗi người được nâng lên, những hành vi sai trái sẽ trở thành lố bịch, bị cộng đồng lên án. Từ đó, văn hóa giao thông an toàn sẽ từng bước được hình thành trong ý thức của cả cộng đồng, TNGT và các ảnh hưởng xấu khác trong quá trình tham gia giao thông sẽ giảm một cách bền vững.

Phần III

NHẬN DIỆN VĂN HOÁ GIAO THÔNG AN TOÀN, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. NHẬN DIỆN VĂN HOÁ GIAO THÔNG AN TOÀN

1. Khái niệm “văn hóa” , “giao thông”, “an toàn”và “văn hóa giao thông an toàn”

Năm 1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm về văn hóa như sau:

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.

Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[1].

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Văn hóa là những gì tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ (một con người có văn hóa, một gia đình có văn hóa, một dân tộc có văn hóa; lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa, cách ứng xử có văn hóa…). Còn những gì xấu xa, việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp bỉ ổi… là vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa.

Hạnh phúc của con người không phải ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải công bằng…”[2].

Như vậy, nội hàm khái niệm văn hóa đã được trình bày bằng những hình ảnh và cách diễn đạt ngôn từ dễ hiểu, chính xác và thiết thực trong tình hình hiện nay. Văn hóa được hiểu là những gì tốt đẹp, cao quý mà con người luôn hướng tới. Ngược lại với văn hóa là những gì xấu xa, phi pháp, “vô văn hóa, phi văn hóa, phản văn hóa” và bị loài người phê phán, lên án.

Từ điển Tiếng Việt, năm 2003 của Viện Ngôn ngữ định nghĩa: “Giao thông” là “Việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở”. Trong thực tế có nhiều loại hình giao thông khác nhau như: hàng không, đường thủy, đường sắt, đường bộ. Ở đây, trong loại hình giao thông phổ biến trên địa bàn tỉnh là loại hình giao thông đường bộ, vì vậy khái niệm giao thông trong khuân khổ đề án sẽ được hiểu là loại hình giao thông đường bộ.

Giao thông đường bộ là:“hoạt động di chuyển từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở chủ yếu trên mặt đất có thể vượt qua sông, suối,gồm có đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà (qua sông, qua suối nối đường bộ với đường bộ)”.

Cũng trong tài liệu này, an toàn được định nghĩa là: “yên ổn, loại trừ nguy hiểm, hoặc tránh được sự cố”.

Từ những quan niệm, khái niệm nêu trên, có thể định nghĩa về “văn hóa giao thông an toàn” như sau: “Văn hóa giao thông an toàn là hệ thống các giá trị chuẩn mực trong hoạt động ứng xử của con người khi tham gia giao thông hoặc các hoạt động có liên quan đến giao thông; các quy chuẩn về cơ sở vật chất phục vụ giao thông theo quy định của pháp luật, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và tính nhân văn được cộng đồng thừa nhận nhằm đạt được sự yên ổn, loại trừ được nguy hiểm hoặc tránh được sự cố”.

ATGT là một vấn đề mang tính cấp bách, cần được giải quyết nhanh chóng và kịp thời. TNGT đang ngày càng gia tăng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, để lại nhiều hệ lụy và những nỗi đau lớn cho toàn xã hội. Hiện nay, chúng ta đang áp dụng nhiều giải pháp khác nhau nhằm giảm thiểu TNGT, trong đó, xây dựng văn hóa giao thông an toàn không phải là giải pháp mang lại hiệu quả ngay lập tức nhưng vô cùng hữu hiệu và bền vững.

Như vậy, trong khái niệm văn hóa giao thông an toàn, việc chấp hành luật giao thông dù là một nội dung rất quan trọng chính yếu, nhưng không thể coi là nội dung duy nhất và bao trùm như quan niệm phổ biến hiện nay. Cần đề cập đầy đủ và sâu sắc đến văn hóa của người quy hoạch, xây dựng các chính sách pháp luật về giao thông, hạ tầng giao thông, người sản xuất các phương tiện giao thông, người xây dựng các công trình giao thông, người điều hành và thực thi pháp luật giao thông…

Trên thực tế hiện nay, ở nước ta, tình trạng rối loạn, ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, TNGT gia tăng gây thiệt hại lớn cho xã hội, làm ảnh hưởng nặng nề tới sự nghiệp đổi mới phát triển giao lưu hội nhập của đất nước không chỉ do ý thức văn hóa, tinh thần thượng tôn pháp luật của người tham gia giao thông còn kém và bất cập, mà còn do sự yếu kém và bất cập trong ý thức văn hóa của các cơ quan quy hoạch về giao thông, của người xây dựng hạ tầng giao thông, người xây dựng, điều hành và thực thi chính sách pháp luật giao thông.

Việc xây dựng văn hóa giao thông an toàn, trước mắt sẽ có tác dụng góp phần hạn chế ùn tắc, TNGT trong điều kiện hạ tầng giao thông của tỉnh, nhất là ở các đô thị và các tuyến đường trọng điểm chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội. Về lâu dài, việc xây dựng văn hóa giao thông an toàn sẽ tạo nên cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện, cho con người, vì con người.

2. Các tiêu chí văn hóa giao thông an toàn cần xây dựng

Căn cứ vào những tri thức lý luận về khái niệm và cấu trúc của văn hóa giao thông - một lĩnh vực văn hóa đặc biệt của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, căn cứ vào thực trạng văn hóa giao thông hiện nay ở Vĩnh Phúc nói riêng, ở nước ta nói chung, trên cơ sở Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL , ngày 09/10/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các tiêu chí về văn hóa giao thông an toàn cần xây dựng như sau:

2.1.Tiêu chí chung

Mọi người tham gia giao thông và lực lượng chức năng quản lý, giám sát, điều hành giao thông phải đạt các tiêu chí sau:

- Nhận thức đúng, đủ, và cập nhật thường xuyên về kiến thức pháp luật trong giao thông đường bộ;

- Có tinh thần nhân văn, nhân đạo, dân chủ, văn minh khi tham gia giao thông, tự giác chấp hành pháp luật về giao thông; thượng tôn pháp luật, tác phong chuẩn mực, văn minh;

- Tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông;

- Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông;

- Đi đúng làn đường, phần đường quy định;

- Không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép;

- Tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm TTATGT;

- Tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn;

- Có ý thức văn hoá xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an toàn.

2.2.Tiêu chí cụ thể cho các chủ thể văn hóa giao thông an toàn

a) Đối với cơ quan quản lý nhà nước về giao thông:

- Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ quản lý nhà nước về TTATGT;

- Xây dựng các văn bản quản lý, hướng dẫn về giao thông phù hợp với tình hình thực tiễn, có tính khả thi, tạo điều kiện cho người dân và cơ quan nhà nước thực hiện;

- Tuân thủ các quy định của pháp luật trong quy hoạch và quản lý quy hoạch giao thông;

- Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông hợp lý, khoa học phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn, bảo đảm mỹ quan và môi trường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho người tham gia giao thông, trong đó hướng tới sự an toàn của các đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương (trẻ em, người già, người khuyết tật…);

- Giám định, cấp phép cho các phương tiện tham gia giao thông, vận tải phải bảo đảm các chỉ số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật TTATGT thông đến mọi người dân, phù hợp với từng đối tượng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, vùng miền;

- Xây dựng hệ thống cấp cứu y tế, cứu hộ, cứu nạn chuẩn mực để xử lý các vụ tai nạn, sự cố giao thông, đảm bảo tiếp cận nạn nhân trong thời gian nhanh nhất sau khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu (dưới 30 phút).

b) Đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT

- Tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, thuận lợi cho người tham gia giao thông;

- Thực thi, hướng dẫn, cưỡng chế, thi hành pháp luật về TTATGT nghiêm minh, chuẩn mực, lịch sự;

- Nhanh nhạy, linh hoạt trong giải quyết các tình huống ùn tắc và TNGT;

- Ứng xử văn minh, không sách nhiễu, tiêu cực khi thi hành công vụ;

- Hướng dẫn, giúp đỡ người tham gia giao thông, đặc biệt là người tàn tật, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ.

c) Đối với người tham gia giao thông

- Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, TTATGT;

- Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu đường bộ, đi đúng phần đường, làn đường quy định; không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định;

- Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông;

- Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp;

- Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra TNGT hoặc va chạm giao thông;

- Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông;

- Tận tình giúp đỡ người bị nạn, người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông;

- Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật TTATGT.

d) Đối với cư dân sinh sống ven đường giao thông

- Tự giác chấp hành và tích cực tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, không lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ;

- Thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng về tình hình TTATGT; phối hợp với các lực lượng chức năng trong quá trình xử lý các sự cố về TTATGT;

- Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân TNGT;

- Phê phán, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT;

- Không chăn, thả gia súc, gia cầm trên đường;

- Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất TTATGT;không cổ vũ đua xe trái phép.

đ) Đối với chủ phương tiện (tham gia) giao thông

- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh vận tải; chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của chủ phương tiện trong việc khắc phục, giải quyết TNGT;

- Chủ động tổ chức, tích cực tham gia phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong công tác quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của người lái xe;

- Tự giác thực hiện việc sang tên, đổi chủ khi chuyển nhượng, mua bán phương tiện theo quy định của pháp luật.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thực hiện các nội dung về văn hóa giao thông an toàn để mọi thành viên trong xã hội có ý thức và có trách nhiệm khi tham gia giao thông hoặc tham gia vào những hoạt động có liên quan đến giao thông nhằm xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân thiện và hiệu quả.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đối với người dân:

- Có trên 75 nghìn lượt người dân được tiếp cận các tiêu chí văn hóa giao thông an toàn qua các cuộc thi dưới các hình thức sân khấu hóa, trên các nền tảng mạng xã hội (Ban ATGT chủ trì, phối hợp với các cấp, ngành triển khai thực hiện).

- 85% dân cư trên các tuyến giao thông đường bộ được tuyên truyền và ký cam kết về văn hóa giao thông an toàn; 95% học viên học lái xe tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh khi được sát hạch, cấp GPLX đều có nền tảng cơ bản về văn hóa giao thông an toàn; 90% tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh vận tải được tiếp cận các tài liệu tuyên truyền về văn hóa giao thông an toàn(Sở Giao thông vận tải chủ trì triển khai thực hiện).

- Giảm tối thiểu 80% các hành vi vi phạm về tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, vi phạm về chuyển làn đường, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, vi phạm về các quy định sử dụng còi, đèn chiếu sáng, xe chở quá tải(Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cấp ngành liên quan triển khai thực hiện).

- 100% học sinh, sinh viên trong các nhà trường phải được giáo dục hành vi ứng xử có văn hóa, kỹ năng tham gia giao thông an toàn; tối thiểu 70% học sinh, phụ huynh học sinh trong các nhà trường được ký cam kết về trật tự, an toàn giao thông, trong đó có cam kết về các hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông (Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, triển khai thực hiện).

- Tối thiểu 85% đoàn viên, thanh niên trong các tổ chức Đoàn ký cam kết không điều khiển xe lạng lách, đánh võng, đua xe và cổ vũ đua xe trái phép, gây mất trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông; không sử dụng rượu, bia ma túy và những chất kích thích khác mà pháp luật cấm trước khi điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông (Tỉnh Đoàn chủ trì triển khai thực hiện).

b) Đối với cơ quan quản lý nhà nước về giao thông:

- Tối thiểu 95% các cơ quan, đơn vị đưa các tiêu chí văn hóa giao thông an toàn vào các nội quy, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị; 95% các cơ quan, đơn vị xây dựng bản cam kết về văn hóa giao thông an toàn để nâng cao ý thức về trách nhiệm của bản thân của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; có chế tài xử lý vi phạm và cơ chế khen thưởng đối với cá nhân, tập thể (Các cấp, ngành trong địa bàn tỉnh thực hiện).

- Tổ chức ít nhất mỗi năm 01 cuộc thi hình thức sân khấu hóa, từ cấp cơ sở về văn hóa giao thông an toàn; 01 cuộc thi trên mạng internet về văn hóa giao thông an toàn; 01 cuộc thi về nghiệp vụ đào tạo - lái xe an toàn (Ban ATGT chủ trì, phối hợp với các cấp, ngành triển khai thực hiện).

- Hoàn thiện, ban hành các tiêu chí văn hóa giao thông an toàn, đưa vào hoạt động giảng dạy tại 100% các cơ sở đào tạo; các đơn vị kiểm định phương tiện giao thông đường bộ; các hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh(Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các cấp, ngành liên quan thực hiện).

- Tối thiểu 60% khu vực cổng trường học nằm trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các đường trục chính đô thị được tổ chức giao thông bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông (Ban ATGT tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các cấp, ngành liên quan tổ chức thực hiện).

- Tổ chức tập huấn cho tối thiểu 90% cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán làm công tác giảng dạy, tuyên truyền văn hóa giao thông an toàn trên địa bàn tỉnh(Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, triển khai thực hiện).

- Tối thiểu 80% hệ thống thông tin cơ sở có chuyên mục thông tin tuyên truyền về văn hóa giao thông an toàn phù hợp với địa phương, vùng, miền để đăng phát qua hệ thống loa truyền thanh xã, phường và các hình thức khác như mạng xã hội zalo, facebook; tuyên truyền trực quan, lưu động...(Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, chỉ đạo thực hiện).

- Xây dựng thí điểm ít nhất 02 đội tình nguyện sơ cứu TNGT lưu động trên địa bàn có các điểm nóng về trật tự, an toàn giao thông (Hội Chữ thập đỏ chủ trì, phối hợp với các cấp, ngành tổ chức thực hiện).

- 95% cơ sở Đoàn đưa nội dung phổ biến pháp luật về giao thông nói chung, văn hóa giao thông an toàn nói riêng vào các kỳ sinh hoạt định kỳ hàng tháng, quý và năm; 80% Đoàn xã, phường, thị trấn có mô hình, đội hình thanh niên, công trình, đoạn đường, đường phố xanh, sạch, thông thoáng, an toàn (Tỉnh Đoàn chủ trì, tổ chức thực hiện).

III. NHIỆM VỤ

1. Xây dựng các hình thức tuyên truyền, vận động, giáo dục tới các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh phù hợp với từng đối tượng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, vùng miền nhằm từng bước hình thành văn hóa giao thông an toàn, thân thiện và hiệu quả:

- Đưa các tiêu chí “văn hóa giao thông an toàn” trực quan thành các khẩu hiệu, băng rôn trong các không gian giao thông công cộng trên các tuyến đường trong tỉnh để không ngừng tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện nếp sống “văn hóa giao thông an toàn”, hình thành thói quen nghiêm chỉnh chấp hành luật và các văn bản dưới luật về TTATGT; tổ chức các hình thức sinh hoạt cộng đồng.

- Đưa nội dung tuyên truyền, giáo dục tiêu chí “văn hóa giao thông an toàn” vào cơ quan công sở, trường học, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, khu, cụm công nghiệp, các địa phương thị trấn, phường, xã, nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về ATGT là hạnh phúc của mỗi gia đình, là hạnh phúc của toàn xã hội, để mỗi cá nhân tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT nhằm hướng tới sự ổn định trật tự an toàn chung cho toàn xã hội.

2. Kiện toàn, hiện đại hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước về giao thông, vận tải nhằm xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống giao thông, vận tải hiện đại, an toàn.

3. Xây dựng, nâng cao năng lực làm việc có tính chuyên nghiệp cho các lực lượng thực thi, hướng dẫn, cưỡng chế, thi hành pháp luật về TTATGT nghiêm minh, chuẩn mực, lịch sự.

IV. GIẢI PHÁP

1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng và trách nhiệm của người đứng đầu, hiện đại hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước về giao thông, vận tải.

2. Nâng cao hiệu quả công tác tham mưu, triển khai xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông tuân thủ các quy định của pháp luật trong quy hoạch và quản lý quy hoạch giao thông; xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông hợp lý, khoa học phù hợp với tiêu chuẩn, bảo đảm mỹ quan và môi trường giao thông, trong đó chú trọng tăng cường các yếu tố an toàn của hệ thống hạ tầng cho người tham gia giao thông, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho người tham gia giao thông (đặc biệt đối với nhóm yếu thế trong xã hội như người già, người khuyết tật, trẻ em).

3. Đẩy mạnh, tăng cường các giải pháp tuyên truyền đem lại hiệu quả cao đưa các tiêu chí văn hóa giao thông an toàn thấm sâu vào trong ý thức của các tầng lớp Nhân dân trong địa bàn tỉnh.

4. Đẩy mạnh công tác xây dựng, nâng cao năng lực các lực lượng thực thi pháp luật; áp dụng sâu rộng công nghệ nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, nghiêm minh trong công tác cưỡng chế, xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT.

5. Tiếp tục xây dựng, nâng cấp hệ thống cấp cứu y tế, cứu hộ, cứu nạn chuẩn mực để xử lý các vụ tai nạn, sự cố giao thông.

Phần IV

LỘ TRÌNH, KINH PHÍ THỰC HIỆN

I. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Năm 2022

- Hoàn thành việc xây dựng Đề án trình UBND tỉnh phê duyệt; xây dựng các kế hoạch cụ thể để thực hiện Đề án.

- Tổ chức quán triệt Đề án, thực hiện các nội dung trong lộ trình.

2. Từ năm 2023-2030

a) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chí văn hóa giao thông an toàn, thống nhất triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung, giải pháp về văn hóa giao thông an toàn từ cấp tỉnh đến các tổ dân phố, cộng đồng dân cư nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và Nhân dân trong việc thực hiện các nội dung về văn hóa giao thông an toàn.

b) Xây dựng các văn bản quản lý, hướng dẫn về giao thông an toàn phù hợp với tình hình thực tiễn, có tính khả thi, tạo điều kiện cho người dân và cơ quan nhà nước thực hiện; hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, đầu tư trang bị thiết bị kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng thực thi pháp luật.

c) Xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức giao thông hợp lý, khoa học, tuân thủ các quy định của pháp luật trong quy hoạch và quản lý quy hoạch giao thông, phù hợp với tiêu chuẩn, bảo đảm mỹ quan và môi trường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho người tham gia giao thông; xây dựng hệ thống cấp cứu y tế, cứu hộ, cứu nạn chuẩn mực để xử lý các vụ tai nạn, sự cố giao thông.

d) Củng cố, hoàn thiện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức công vụ cho các lực lượng thực thi, hướng dẫn, cưỡng chế, thi hành pháp luật về TTATGT đáp ứng yêu cầu nghiêm minh, chuẩn mực, lịch sự, nhanh nhạy, linh hoạt trong giải quyết các tình huống ùn tắc và TNGT; có hành vi ứng xử văn minh, không sách nhiễu, tiêu cực thi hành công vụ.

đ) Duy trì, củng cố chính sách hỗ trợ, đầu tư trang bị thiết bị kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng thực thi pháp luật. Xây dựng các hệ thống giám sát tự động các hoạt động giao thông, vận tải, đáp ứng tới 90% công tác xử lý vi phạm TTATGT (các hệ thống camera giám sát giao thông; hệ thống cân trọng tải phương tiện giao thông tự động; hệ thống giám sát, quản lý công tác đào tạo, sát hạch lái xe; hệ thống giám sát, quản lý phương tiện vận tải hành khách và hàng hóa).

II. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn đầu tư công, nguồn chi thường xuyên thuộc ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành (Ngân sách cấp tỉnh bố trí cho các đơn vị dự toán cấp tỉnh quản lý, ngân sách cấp huyện bố trí cho các đơn vị dự toán cấp huyện quản lý) và thực hiện lồng ghép kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo trì đường bộ hàng năm của địa phương và các nguồn hợp pháp khác.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban ATGT tỉnh

Là cơ quan giúp Chủ tịch UBND - Trưởng Ban ATGT tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi và tổng kết, đánh giá hằng năm việc triển khai thực hiện Đề án này. Tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách về công tác xây dựng văn hóa giao thông an toàn đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với tình hình của tỉnh.

Chủ trì phối hợp với các thành viên Ban ATGT tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch hành động, kế hoạch phối hợp liên ngành về xây dựng văn hóa giao thông an toàn. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng và triển khai thực hiện chương trình tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các tiêu chí văn hóa giao thông an toàn qua các mạng xã hội, các ứng dụng trên các thiết bị thông minh, các ứng dụng trò chơi, trò chơi truyền hình trên Báo, Đài Phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu văn hóa giao thông an toàn trên mạng internet.

Chủ trì và phối hợp với các cơ quan thành viên Ban ATGT tỉnh, cơ quan thông tin tuyên truyền, tổ chức, đoàn thể liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức tốt công tác tuyên truyền về văn hóa giao thông an toàn đến mọi đối tượng với nội dung, hình thức phong phú, phù hợp, đúng quy định. Nghiên cứu trang bị tài liệu, thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền cho các ngành, các địa phương, các trường học phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về văn hóa giao thông an toàn tới mọi người dân.

2. Sở Giao thông vận tải

Tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông tuân thủ quy hoạch theo hướng hiện đại, an toàn, thông suốt, thân thiện; tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống kết nối các tuyến đường bộ cao tốc, quốc lộ, các tuyến đường trọng yếu trên địa bàn tỉnh nhằm đạt điều kiện an toàn cao cho tất cả người và phương tiện tham gia giao thông.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố thực hiện xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống các tuyến đường địa phương thuộc phạm vi quản lý theo quy hoạch đã được phê duyệt, bảo đảm đạt điều kiện an toàn cho tất cả người và phương tiện tham gia giao thông, trong đó cần hướng tới các nhóm đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương; tăng cường quản lý, giám sát, chỉ đạo thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định ATGT đường bộ nhằm chủ động phát hiện và ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm, có thể tiềm ẩn gây tai nạn trên hệ thống đường, nâng cao mức độ ATGT của hệ thống đường, đặc biệt ở giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác và thực hiện thường xuyên, liên tục trên các tuyến đường đang khai thác; chỉ đạo các tổ chức, cá nhân liên quan ứng dụng các phương pháp, giải pháp, công nghệ, thiết bị hiện đại trong quá trình thẩm tra nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của vấn đề ATGT, bảo đảm hệ thống đường bộ được xây dựng đồng bộ và được lắp đặt đầy đủ các công trình, trang thiết bị ATGT, đáp ứng tiêu chí về tuyến đường thân thiện cho mọi người và phương tiện tham gia giao thông; nghiên cứu xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi tại các đô thị, các công trình giao thông; triển khai nghiên cứu, thiết kế làn đường dành riêng cho xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp khi đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo các tuyến đường bộ, trong đó ưu tiên các tuyến đường đi qua khu đô thị, khu đông dân cư.

Chỉ đạo các phòng chuyên môn, Thanh tra giao thông thường xuyên tuyên truyền văn hóa giao thông an toàn cho đội ngũ lái xe trong đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, đặc biệt là các lái xe tải, xe khách liên tỉnh, xe buýt; gắn trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trong việc thực hiện nhiệm vụ này; tuyên truyền văn hóa giao thông an toàn cho cư dân sinh sống ven đường giao thông nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành, không sử dụng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, không lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân TNGT, không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất TTATGT. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông và các cơ quan liên quan trong công tác bảo vệ công trình giao thông, hành lang giao thông và trật tự an toàn giao thông.Chỉ đạo đưa các tiêu chí văn hóa giao thông an toàn vào hoạt động giảng dạy tại các cơ sở đào tạo lái xe.

3. Công an tỉnh

Chỉ đạo lực lượng CSGT tăng cường tuần tra kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT, đặc biệt là các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT, hành vi vi phạm TTATGT có dấu hiệu tội phạm, nhất là các vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng, sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khi điều khiển phương tiện; phát huy vai trò của lực lượng Công an xã và Công an viên tham gia công tác tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát ngăn chặn và kiềm chế TNGT liên quan đến xe mô tô, xe gắn máy trên các tuyến đường thuộc địa bàn nông thôn.

Tham mưu, đề xuất trang bị phương tiện, thiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát cho lực lượng thực thi nhiệm vụ; tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ xử lý vi phạm tự động nhằm kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm các hành vi vi phạm trong các hoạt động giao thông vận tải phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Tiếp tục đầu tư, hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng Cảnh sát giao thông; triển khai các giải pháp công nghệ để giám sát hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ khi tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông trong thực thi pháp luật, xây dựng hình ảnh nghiêm minh, chuẩn mực, lịch sự, không sách nhiễu, tiêu cực thi hành công vụ. Chủ trì, phối hợp với Sở GTVT, sở Thông tin và Truyền thông xây dựng trung tâm chỉ huy giao thông.

Phối hợp tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT nói chung, văn hóa giao thông an toàn nói riêng tới sâu rộng quần chúng Nhân dân.

4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Tăng cường hoạt động tuần tra kiểm soát, duy trì nghiêm việc chấp hành các quy định pháp luật, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội đối với quân nhân và phương tiện quân sự khi tham gia giao thông; phối hợp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT có liên quan đến Quân đội gây hậu quả nghiêm trọng.

Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục quân nhân tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT, có nền tảng về văn hóa giao thông an toàn; duy trì và phát huy, nhân rộng các mô hình xây dựng địa bàn điểm, đơn vị điểm về TTATGT, trong đó lấy văn hóa giao thông an toàn làm trọng tâm.

5. Sở Tài chính

Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh bố trí trong dự toán chi thường xuyên để thực hiện Đề án (các nội dung thuộc nguồn vốn chi thường xuyên) theo quy định của Luật Ngân sách và khả năng cân đối ngân sách của địa phương.

6. Sở Tư pháp

Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông; thực hiện trợ giúp pháp lý, tư vấn, hỗ trợ cho các đối tượng theo Luật trợ giúp pháp lý các chính sách pháp luật về An toàn giao thông đường bộ, góp phần nâng cao ý thức pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT nói chung, văn hóa giao thông an toàn nói riêng; tham mưu cho Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật đưa nội dung tuyên truyền văn hóa giao thông an toàn vào kế hoạch hằng năm.Phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật về bảo đảm TTATGT nói chung, các tiêu chí văn hóa giao thông an toàn nói riêng với các đối tượng có liên quan bằng nhiều hình thức phù hợp.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục văn hóa giao thông an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên các cấp.

Đưa nội dung, chương trình giáo dục pháp luật về TTATGT, hành vi ứng xử có văn hóa, kỹ năng tham gia giao thông an toàn tích hợp vào giảng dạy nội khóa và trong các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh; đưa nội dung chấp hành pháp luật về TTATGT là một tiêu chí đánh giá đạo đức cuối năm của học sinh.

Chỉ đạo các nhà trường phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh thực hiện quy định pháp luật về bảo đảm TTATGT, trong đó chú trọng đưa các nội dung trọng tâm về các hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.

8. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Chỉ đạo cơ quan văn hóa các cấp trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về TTATGT và tiêu chí văn hóa giao thông an toàn đến tận tổ dân phố; chú trọng hình thức tuyên truyền lưu động và tuyên truyền trực quan bằng pano, băng rôn, khẩu hiệu, áp phích trên các tuyến giao thông trọng điểm và khu vực đông dân cư.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông an toàn bằng các hình thức văn hóa truyền thống. Đưa tiêu chí văn hóa giao thông an toàn vào nội dung xây dựng gia đình, thôn, tổ dân phố, cơ quan văn hóa.

Phối hợp với Ban ATGT tỉnh hướng dẫn các huyện, thành phố lồng ghép nội dung tiêu chí văn hóa giao thông an toàn gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, xã đạt văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị phù hợp với từng địa phương để vận dụng triển khai thực hiện, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT” và phong trào “Toàn dân thực hiện văn hóa giao thông an toàn”, trong đó chú trọng vào giới trẻ, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

9. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các tiêu chí văn hóa giao thông an toàn để đưa vào nội quy, quy chế, quy định của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của tỉnh.

Thực hiện đưa các tiêu chí văn hóa giao thông an toàn vào xây dựng tài liệu bồi dưỡng văn hóa công vụ cho tất cả các cơ quan, đơn vị; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng văn hóa công vụ, trong đó có các nội dung về văn hóa giao thông an toàn.

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về văn hóa công vụ, trong đó có nội dung thanh tra, kiểm tra về văn hóa giao thông an toàn.

10. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí sử dụng tối đa những thành tựu, ứng dụng khoa học công nghệ mới phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT nói chung, văn hóa giao thông an toàn nói riêng.

Chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh có chuyên mục thông tin tuyên truyền về văn hóa giao thông an toàn phù hợp với địa phương, vùng, miền để đăng phát qua hệ thống loa truyền thanh xã, phường và các hình thức khác như mạng xã hội zalo, facebook; tuyên truyền trực quan, lưu động...

Phối hợp với Ban ATGT tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, các ngành liên quan, nghiên cứu xây dựng trung tâm điều hành giao thông.

11. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh và lưu thông mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường.

12. Sở Xây dựng

Tổ chức lập, thẩm định và quản lý quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị đảm bảo các kết nối giao thông, an toàn cho các công trình, các khu dân cư; Rà soát, đề xuất điều chỉnh quy hoạch xây dựng được duyệt đảm bảo mật độ dân cư, tỷ lệ đất dành cho giao thông, tránh quá tải cho hệ thống hạ tầng giao thông.

Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải và UBND các huyện, thành phố kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về quy hoạch và xây dựng dọc theo các tuyến đường giao thông theo phân cấp.

Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải và UBND các huyện, thành phố kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về quy hoạch và xây dựng dọc theo các tuyến đường giao thông theo phân cấp.

13. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Vĩnh Phúc

Phối hợp với Văn phòng Ban ATGT tỉnh nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phong phú, sinh động, hấp dẫn. Tổ chức các trò chơi truyền hình, hội thi tìm hiểu văn hóa giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình, truyền hình trực tuyến.

Tăng cường thời lượng, nâng chất lượng các chuyên mục về công tác bảo đảm TTATGT nói chung, văn hóa giao thông an toàn nói riêng; tổ chức các cuộc thi báo chí chất lượng cao để nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa giao thông an toàn trên các phương tiện truyền thông.

14. Sở Y tế

Phối hợp với Ban ATGT tỉnh, Hội Chữ thập đỏ khảo sát, xây dựng các trạm, điểm sơ cấp cứu TNGT trên các tuyến giao thông có năng lực cấp cứu, tiếp cận nạn nhân TNGT dưới 30 phút kể từ khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu.

Chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở Y tế thực hiện nghiêm túc quy định về khám sức khỏe phục vụ cho việc đào tạo cấp mới, cấp đổi GPLX;thường xuyên thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho Trung tâm Y tế cấp huyện, các trạm cấp cứu; nâng cao trình độ cho y, bác sỹ về cấp cứu TNGT nhằm giảm tỷ lệ tử vong ở mức thấp nhất.

15. Hội Chữ thập đỏ tỉnh

Duy trì hoạt động mạng lưới sơ, cấp cứu hiện có; phối hợp với Ban ATGT tỉnh, Sở Y tế xây dựng các tổ, đội Hội chữ thập đỏ tình nguyện tham gia ở các trạm sơ cấp cứu được thành lập trên các tuyến giao thông.

Phối hợp với Ban ATGT tỉnh tập huấn nghiệp vụ sơ cấp cứu ban đầu người bị TNGT, đuối nước cho đội ngũ tình nguyện viên, lực lượng CSGT, TTGT, đội ngũ lái xe và người dân dọc các trục tuyến giao thông.

16. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh

Tăng cường phối hợp thực hiện các biện pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT nói chung, văn hóa giao thông an toàn nói riêng cho công nhân ở các khu công nghiệp; bảo đảm các điều kiện ATGT trên các tuyến đường thuộc Khu công nghiệp quản lý.

17. Các Ban xây dựng Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc và các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội

Đề nghị các Ban xây dựng Đảng tăng cường vai trò trong công tác chỉ đạo các cơ quan truyền thông, các tổ chức chính trị xã hội trong việc tuyên truyền đến các bộ, Đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về xây dựng văn hóa giao thông an toàn.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc và các tổ chức chính trị - xã hội có kế hoạch, cụ thể hóa thành những chỉ tiêu thi đua giao cho đơn vị cơ sở, trong đó chú trọng phát triển, đa dạng hóa các mô hình, các phong trào “văn hóa giao thông an toàn” nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về TTATGTnói chung, văn hóa giao thông an toàn nói riêng cho các thành viên trong tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội đến cộng đồng dân cư, đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông an toàn đến tận cơ sở, phường, xã, thị trấn.

Duy trì, phát triển các mô hình tự quản tham gia giữ gìn TTATGT, văn hóa giao thông an toàn; xây dựng các điển hình tiên tiến, phối hợp tổ chức các hình thức tuyên truyền, xây dựng văn hóa giao thông an toàn trong cộng đồng dân cư, trong đó tập trung vào các cộng đồng dân cư ở bên các tuyến giao thông đường bộ, trong khu vực đô thị.

18. Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc

Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ, phấn đấu đến hết năm 2025, 100% cơ sở Đoàn đưa nội dung phổ biến pháp luật về giao thông nói chung, văn hóa giao thông an toàn nói riêng vào các kỳ sinh hoạt định kỳ hàng tháng, quý và năm. Đến năm 2030, 100% Đoàn xã, phường, thị trấn có mô hình, đội hình thanh niên, công trình, đoạn đường, đường phố xanh, sạch, thông thoáng, an toàn.

Tập trung đẩy mạnh hoạt động của các đội Thanh niên tình nguyện, Thanh niên xung kích tham gia bảo đảm TTATGT giúp lực lượng chức năng giải quyết các vụ tai nạn giao thông; giúp đỡ người bị tai nạn giao thông góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông tại khu đông dân cư, nhất là tại thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên.

Chỉ đạo các cơ sở Đoàn tổ chức cho 100% đoàn viên, thanh niên ký cam kết không điều khiển xe lạng lách, đánh võng, đua xe và cổ vũ đua xe trái phép, gây mất trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông; không sử dụng rượu, bia ma túy và những chất kích thích khác mà pháp luật cấm trước khi điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông; các cơ sở Đoàn xây dựng quy chế hoặc hình thức kiểm điểm, giáo dục nghiêm túc đối với đoàn viên vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông khi nhận được thông báo vi phạm của cơ quan Công an; tổ chức hàng năm các phong trào "Thanh niên với văn hóa giao thông an toàn", trong đó tập trung thực hiện vận động thanh niên thực hiện các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông thông qua tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo chuyên đề, giao lưu để thanh niên phản ánh, đề xuất những tiêu chí văn hóa của thanh niên khi tham gia giao thông.

Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo chuyên đề, giao lưu, tuyên truyền về an toàn giao thông trên các kênh truyền thông của tổ chức Đoàn để thanh, thiếu niên phản ánh, đề xuất những tiêu chí văn hóa của thanh, thiếu niên khi tham gia giao thông; tổ chức các "Ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông an toàn" ở các cấp, trong đó tập trung trong dịp tết Nguyên đán, tháng Thanh niên - tháng 3, Tháng An toàn giao thông - tháng 9.

19. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Kiện toàn tổ chức Ban ATGT cùng cấp; xây dựng kế hoạch, biện pháp phối hợp thực hiện công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn các ngành, các tổ chức, các đơn vị, các xã, phường, thị trấn, trường học tham gia công tác giữ gìn TTATGT.

Tuyên truyền kiến thức pháp luật về TTATGT nói chung, văn hóa giao thông an toàn nói riêng trên Cổng thông tin điện tử huyện và tuyên truyền hàng ngày vào các khung giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều trên hệ thống loa truyền thanh của huyện và các xã, thị trấn.

Tổ chức ký cam kết đến lái xe ô tô trong các hộ gia đình trên địa bàn quản lý, chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, không sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông. Tổ chức ký cam kết với các hộ dân kinh doanh dọc các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, hộ gia đình có phương tiện ô tô vận tải và các doanh nghiệp vận tải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, Tổ chức tuyên truyền, ký cam kết đến các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân còn lưu giữ xe công nông, xe lôi tự chế không tham gia giao thông; các hộ dân sinh sống hai bên tuyến cao tốc cam kết không vi phạm hành lang ATGT, không chăn thả gia súc lên đường quốc lộ, không ném đá vào phương tiện tham gia giao thông; ký cam kết với các công ty doanh nghiệp, các cá nhân trên địa bản có phương tiện vận tải tham gia giao thông chấp hành dùng các quy định của nhà nước, chấp hành nghiêm luật Giao thông đường bộ, chở hàng đúng tải trọng cho phép, không thay đổi kết cấu hoặc cơi nới kích thước, thành thùng xe.

Chỉ đạo trường học trên địa bàn duy trì thực hiện hiệu quả mô hình “Công trưởng an toàn giao thông” thành lập các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo TTATGT tại cổng trường vào các giờ cao điểm, đồng thời ký cam kết đến 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh các trường học trên địa bàn huyện không vi phạm TTATGT. Chỉ đạo các các trường mầm non, tiểu học, THCS ký cam kết đến 100% phụ huynh trên địa bàn về việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông, không để trẻ em chưa đủ điều kiện theo quy định pháp luật điều khiển mô tô, xe máy điện.

Chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền kẻ vẽ các pa nô, áp phích dọc các tuyến phố chính, tuyên truyền về mũ bảo hiểm, không uống rượu bia khi tham gia giao thông…

Rà soát bổ sung kịp thời hệ thống trang thiết bị ATGT như biển báo; vạch sơn phân làn, gờ giảm tốc, cọc tiêu bị mất, thiếu hoặc hư hỏng cho phù hợp; thực hiện cắm bổ sung, sửa chữa biển bảo hiệu trên các tuyến đường thuộc cấp huyện quản lý; kịp thời sửa chữa các hư hỏng, giải toả tầm nhìn, không để xảy ra các sự cố về cầu, đường gây mất an toàn giao thông. Đồng thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý triệt để các hành vi vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hành lang an toàn đường bộ như đấu nối trái phép vào đường chính; đào, khoan xẻ đường trái phép; xây dựng cơi nới nhà ở, lều quán trong phạm vi đất dành cho đường bộ; tập kết vật liệu buôn bán trong hành lang.Không để phát sinh thêm đường ngang tự phát qua đường sắt; tổ chức tốt giao thông tại các đường ngang đã bố trí người gác; tiến hành khảo sát một số đường ngang không đảm bảo ATGT, xác định các điểm đen về TNGT để khắc phục, bố trí hệ thống biển báo, rào chắn, gờ giảm tốc... nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Chủ động rà soát, nghiên cứu, bố trí kinh phí để xử lý, giải quyết các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT, ùn tắc giao thông trên địa bàn.

20. Các đơn vị bảo trì đường bộ trên địa bàn

Thực hiện các biện pháp bảo đảm ATGT trong lĩnh vực được giao; chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành liên quan đến lĩnh vực ATGT do đơn vị được giao nhiệm vụ; có trách nhiệm phát hiện các yếu tố mất ATGT, nhất là "điểm đen", “điểm tiềm ẩn TNGT”để có kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền các giải pháp xử lý kịp thời.

Thực hiện nghiêm công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bảo đảm mặt đường sạch sẽ; lề, rãnh thông, hành lang thông thoáng; chủ động khắc phục hoặc báo cáo các cấp có thẩm quyền khắc phục kịp thời các sự cố về kết cấu hạ tầng giao thông.

Trong quá trình triển khai thực hiện đề án, nếu có khó khăn vướng mắc hoặc có các giải pháp tốt, các cơ quan, đơn vị kịp thời đề xuất với Ban ATGT tỉnh để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền kịp thời giải quyết.

21. Các cơ quan, đơn vị

Đến năm 2030, 100% các cơ quan, đơn vị đưa các tiêu chí văn hóa giao thông an toàn vào các nội quy, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị; 100% các cơ quan, đơn vị xây dựng bản cam kết về văn hóa giao thông an toàn để nâng cao ý thức về trách nhiệm của bản thân của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; có chế tài xử lý vi phạm và cơ chế khen thưởng đối với cá nhân, tập thể.

Xây dựng các mô hình, phong trào thi đua về văn hóa giao thông an toàn, từ đó dần hình thành thói quen, ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về TTATGT, góp phần xây dựng hình ảnh văn hóa giao thông an toàn trong bản thân mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và của cơ quan, đơn vị./.



[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 3, tr.458.

[2] Nguyễn Phú Trọng, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội 2022, tr. 159.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2347/QĐ-UBND ngày 02/12/2022 phê duyệt Đề án “Xây dựng Văn hóa giao thông an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022-2030”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.094

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.69.25
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!