Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2223/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 13/12/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2223/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG CẠN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (tờ trình số 9217/TTr-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2009) về Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm và mục tiêu phát triển

a) Quan điểm phát triển

- Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển và hệ thống các kết cấu hạ tầng khác; việc phát triển cảng cạn phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, các quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các vùng và địa phương;

- Phát triển hệ thống cảng cạn để đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa của từng khu vực và hành lang kinh tế, đặc biệt đối với hàng hóa được vận chuyển bằng container;

- Phát triển hệ thống cảng cạn phải đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và địa phương có liên quan trong hoạt động quản lý, khai thác cảng cạn, đặc biệt trong quá trình lựa chọn địa điểm cụ thể để xây dựng cảng cạn;

- Trong giai đoạn từ nay đến năm 2016, ưu tiên phát triển các cảng cạn để hỗ trợ cho cảng biển Hải Phòng và Bà Rịa-Vũng Tàu.

b) Mục tiêu phát triển

- Mục tiêu chung:

Từng bước hình thành và phát triển hệ thống cảng cạn nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, tăng năng lực thông qua cho các cảng biển; tổ chức vận chuyển container một cách hợp lý nhằm giảm chi phí vận chuyển, thời gian lưu hàng tại cảng biển và đảm bảo an toàn hàng hóa; góp phần giảm ách tắc giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đến năm 2020, xây dựng hệ thống cảng cạn đạt công suất khoảng 06 triệu TEU/năm, trong đó: miền Bắc đạt 1,2 triệu TEU/năm, miền Trung đạt 600 nghìn TEU/năm và miền Nam đạt 4,2 triệu TEU/năm;

+ Đến năm 2030, xây dựng hệ thống cảng cạn đạt công suất 14,2 triệu TEU/năm, trong đó: miền Bắc đạt 3,5 triệu TEU/năm, miền Trung đạt 1,9 triệu TEU/năm và miền Nam đạt 8,8 triệu TEU/năm.

2. Nội dung quy hoạch

a) Chức năng của cảng cạn

- Nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container;

- Đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container;

- Vận chuyển hàng container từ cảng cạn đến cảng biển và ngược lại;

- Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu;

- Gom và chia hàng lẻ đối với hàng có nhiều chủ trong cùng container;

- Kho, bãi tạm chứa hàng xuất, nhập khẩu và container rỗng;

- Sửa chữa và bảo dưỡng container.

b) Tiêu chí hình thành cảng cạn

- Cảng cạn được hình thành trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế của vùng có khối lượng lớn hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng container (trên 50 nghìn TEU) hoặc tại khu vực cửa khẩu quốc tế, các khu vực thường bị ùn, tắc giao thông do phương tiện vận tải hàng hóa gây nên (trên 30 nghìn TEU);

- Gắn với các hành lang vận tải chính (trục giao thông quốc gia, quốc tế) tới cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng;

- Cảng cạn phải được kết nối với cảng biển ít nhất 02 phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức (ưu tiên vị trí cảng cạn gắn với phương thức có năng lực vận tải cao);

- Kết nối thuận tiện với hệ thống giao thông, sử dụng hợp lý các phương thức vận tải để có hiệu quả kinh tế và đảm bảo an toàn trong quá trình vận tải;

- Đảm bảo đủ quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài (tối thiểu 10ha);

- Đảm bảo đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức hữu quan;

- Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, công nghệ, quốc phòng, an ninh, phòng, chống cháy nổ và đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật trong quá trình xây dựng và khai thác sử dụng.

c) Quy hoạch hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:

- Miền Bắc: hình thành 05 cảng cạn tại các khu vực kinh tế, hành lang kinh tế sau:

+ Khu vực kinh tế ven biển: giai đoạn đến năm 2020 có quy mô khoảng 20 - 30 ha và giai đoạn sau năm 2030 có quy mô trên 60 ha; phạm vi phục vụ chủ yếu gồm các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, phía Tây Hà Nội và Hòa Bình; khả năng thông qua hàng hóa khoảng 630 nghìn TEU/năm, chủ yếu qua cảng Hải Phòng và cảng Hòn Gai;

+ Hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai: giai đoạn đến năm 2020 có quy mô khoảng 20 - 30 ha và giai đoạn sau năm 2030 có quy mô trên 70 ha; phạm vi phục vụ chủ yếu gồm các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Hà Giang; khả năng thông qua khoảng 720 nghìn TEU/năm, chủ yếu qua cảng Hải Phòng và cảng Hòn Gai;

+ Hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn: giai đoạn đến năm 2020 có quy mô khoảng 20 - 30 ha và giai đoạn sau năm 2030 có quy mô trên 50ha; phạm vi phục vụ chủ yếu gồm các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang và Bắc Ninh; khả năng thông qua khoảng 550.000 TEU/năm, chủ yếu qua cảng Hòn Gai và cảng Hải Phòng;

+ Khu vực kinh tế Tây Bắc Hà Nội: giai đoạn đến năm 2020 có quy mô khoảng 10 - 20 ha và giai đoạn sau năm 2030 có quy mô trên 40 ha; phạm vi phục vụ chủ yếu gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu; khả năng thông qua khoảng 380.000 TEU/năm, chủ yếu qua cảng Hải Phòng và cảng Hòn Gai;

+ Khu vực kinh tế Đông Nam Hà Nội: giai đoạn đến năm 2020 có quy mô khoảng 40 - 50 ha và giai đoạn sau năm 2030 có quy mô trên 100 ha; phục vụ chủ yếu gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên và Bắc Cạn; khả năng thông qua khoảng 1.300.000 TEU/năm, chủ yếu qua cảng Hải Phòng và cảng Hòn Gai.

- Miền Trung - Tây Nguyên: hình thành 05 cảng cạn tại các khu vực kinh tế và hành lang kinh tế sau:

+ Khu kinh tế Nghi Sơn: giai đoạn đến năm 2020 có quy mô khoảng 10 - 20 ha và giai đoạn sau năm 2030 có quy mô trên 30 ha; phục vụ chủ yếu các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, Hòa Bình và Sơn La; khả năng thông qua khoảng 260.000 TEU/năm, chủ yếu qua cảng Nghi Sơn và cảng Cửa Lò;

+ Hành lang kinh tế đường 8, đường 12A: giai đoạn đến năm 2020 có quy mô khoảng 10 - 20 ha và giai đoạn sau năm 2030 có quy mô trên 30 ha; phục vụ chủ yếu các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Bình; khả năng thông qua khoảng 330.000 TEU/năm, chủ yếu qua cảng Vũng Áng - Sơn Dương và cảng Cửa Lò, Hòn La;

+ Hành lang kinh tế đường 9: giai đoạn đến năm 2020 có quy mô khoảng 10 - 20 ha và giai đoạn sau năm 2030 có quy mô trên 30 ha; phục vụ chủ yếu gồm các tỉnh: Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế; khả năng thông qua khoảng 280.000 TEU/năm, chủ yếu qua cảng Hòn La và qua cảng Chân Mây;

+ Khu vực kinh tế Đà Nẵng - Huế, hành lang đường 14B: giai đoạn đến năm 2020 có quy mô khoảng 20 - 30 ha và giai đoạn sau năm 2030 có quy mô trên 60 ha; phục vụ chủ yếu các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi; khả năng thông qua khoảng 550.000 TEU/năm, chủ yếu qua cảng Đà Nẵng và cảng Kỳ Hà, Chân Mây;

+ Hành lang kinh tế đường 19: giai đoạn đến năm 2020 có quy mô khoảng 20 - 30 ha và giai đoạn sau năm 2030 có quy mô trên 50 ha; phục vụ chủ yếu các tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum và Đắc Lắc; khả năng thông qua khoảng 480.000 TEU/năm, chủ yếu qua cảng Quy Nhơn và qua cảng Dung Quất, Ba Ngòi.

- Miền Nam: hình thành 03 cảng tại các khu vực kinh tế và hành lang kinh tế sau:

+ Khu vực kinh tế Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh: giai đoạn đến năm 2020 có quy mô trên 150 ha và giai đoạn sau năm 2030 có quy mô trên 400 ha; phục vụ chủ yếu các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đắc Nông và Lâm Đồng; khả năng thông qua khoảng 6.000.000 TEU/năm, chủ yếu qua cụm cảng Bà Rịa-Vũng Tàu và qua cảng cụm cảng Thành phố Hồ Chí Minh;

+ Khu vực kinh tế Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh: giai đoạn đến năm 2020 có quy mô trên 70 ha và giai đoạn sau năm 2030 có quy mô trên 150 ha; phục vụ chủ yếu gồm các tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Bến Tre; khả năng thông qua khoảng 1.700.000 TEU/năm, chủ yếu qua cụm cảng Thành phố Hồ Chí Minh, cụm cảng Bà Rịa-Vũng Tàu và Mỹ Tho;

+ Khu vực kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long: giai đoạn đến năm 2020 có quy mô khoảng 40 - 50 ha và giai đoạn sau năm 2030 có quy mô trên 100 ha; phục vụ chủ yếu gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang; khả năng thông qua khoảng 1.100.000 TEU/năm, chủ yếu qua cảng Cần Thơ và Mỹ Thới.

3. Một số giải pháp, chính sách chủ yếu

- Huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để phát triển hệ thống cảng cạn và hệ thống giao thông kết nối; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và khai thác cảng cạn bằng các hình thức theo quy định của pháp luật;

- Hoàn thiện cơ chế cho thuê khai thác cảng cạn được đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước;

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng trong đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác cảng cạn phù hợp với quá trình hội nhập và thông lệ quốc tế;

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn phù hợp với các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch khác của ngành, địa phương.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:

- Xây dựng quy chế quản lý hoạt động của cảng cạn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan, tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng cảng cạn; định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch; trường hợp có sự biến động về kinh tế xã hội và luồng hàng hóa, trình Thủ tướng xem xét, quyết định việc điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu của thực tế.

2. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục và quyết định thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan tại các cảng cạn.

3. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện các mục tiêu của Quy hoạch phát triển cảng cạn, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch và kế hoạch phát triển của ngành và địa phương.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bố trí quỹ đất để xây dựng cảng cạn phù hợp với quy hoạch được phê duyệt; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng cảng cạn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

 

PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness  
---------------

No. 2223/QD-TTg

Hanoi, December 13, 2011

 

DECISION

ON APPROVAL OF INLAND CONTAINER DEPOT SYSTEM DEVELOPMENT PLANNING IN VIETNAM BY 2020 WITH AN ORIENTATION TO 2030

PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Government's Decree No. 154/2005/ND-CP dated December 15, 2005 on customs procedures, inspection and supervision;

Pursuant to the Decree No. 92/2006/ND-CP dated September 07, 2006 on making, approval and management of overall socio-economic development planning; the Decree No. 04/2008/ND-CP dated January 11, 2008 on amendments to certain articles of the Decree No. 92/2006/ND-CP dated September 07, 2006 by the Government;

At the request of the Ministry of Transport (the Statement No. 9217/TTr-BGTVT dated December 31, 2009) on inland container depot system development planning in Vietnam by 2020 with an orientation to 2030,

DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Development viewpoints and objectives

a) Development viewpoints

- Inland container depot (ICD) is a part of the transport infrastructure associated with the seaport operations and other infrastructure systems; the development of ICD shall be in line with the seaport system development planning, transport network development planning and regional and local socio-economic development planning;

- ICD development shall satisfy the demands for goods import and export of each area and economic corridor, especially for those transported by container vehicles;

- ICD development shall ensure the close cooperation between relevant ministries and local authorities in ICD management and operation, especially in the course of selecting specific locations for ICD construction;

- During the period from now to 2016, ICDs shall be given priority to develop and assist Hai Phong seaport and Ba Ria - Vung Tau seaport.

b) Development objectives

- General objectives:

To gradually form and develop the ICD system in order to meet the needs of transporting imports and exports, facilitate capacity of clearance for seaports; organize transport of containers properly to cut freights and inventory period at seaports and ensure goods safety; contribute to reduce traffic congestion, especially in big cities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ By 2020, the ICD system is expected to reach the capacity of approximately 6 million TEU per year, in which: 1.2 million TEU per year for the northern region, 600,000 TEU per year for the central region and 4.2 million TEU per year for the southern region;

2. Contents of the planning

a) ICD functions

- Receiving and consigning goods transported by container vehicles;

- Packing and unloading of containers;

- Transportation of cargo containers from ICDs to seaports and vice versa;

- Checking and completing customs procedures for exports and imports;

- Consolidating and dividing cargoes for multiple consignors in the same container;

- Temporary warehouses for storing exports, imports and empty containers;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Criteria for formation of ICDs

- ICDs are formed on the basis of the demand for economic development of regions with a large volume of containerized exports and imports (over 50,000 TEU) or at international checkpoints or areas having traffic congestion caused by means of transport (over 30,000 TEU);

- ICDs shall be connected with seaports by at least 2 modes of transport in order to facilitate multimodal transportation (priority shall be given to ICDs located in areas associated with modes of high transport capacity);

- ICDs shall connect conveniently with the transport system, utilize properly modes of transport in a cost-effective manner and ensure safety in the transport process;

- ICDs shall ensure sufficient land fund to meet the needs of long-term development (at least 10ha);

- ICDs shall ensure sufficient area to arrange workplaces for concerned authorities and organizations;

- ICDs shall ensure the compliance with regulations of law on environmental protection, technology, national security, fire safety and construction investment in accordance with regulations of law in the course of construction and operation.

c) The ICD system planning in Vietnam shall be made by 2020 with an orientation to 2030 as follows:

- In the North: Five ICDs are expected to be established in the following economic zones and corridors:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Hanoi - Lao Cai economic corridor is expected to reach the capacity of approximately 20 - 30 ha by 2020 and over 70 ha after 2030; serving mainly Lao Cai, Yen Bai, Phu Tho, Vinh Phuc, Tuyen Quang and Ha Giang; capacity of goods clearance is expected to reach about 720,000 TEU per year, mainly passing through Hai Phong port and Hon Gai port;

+ Hanoi - Lang Son economic corridor is expected to reach the capacity of approximately 20 - 30 ha by 2020 and over 50 ha after 2030; serving mainly Lang Son, Cao Bang, Bac Giang and Bac Ninh; capacity of goods clearance is expected to reach about 550,000 TEU per year, mainly passing through Hon Gai port and Hai Phong port;

+ Northwest Hanoi economic zone is expected to reach the capacity of approximately 10-20 ha by 2020 and over 40 ha after 2030; serving mainly Hanoi, Phu Tho, Hoa Binh, Son La, Dien Bien and Lai Chau; capacity of goods clearance is expected to reach about 380,000 TEU per year, mainly passing through Hai Phong port and Hon Gai port;

+ Southeast Hanoi economic zone is expected to reach the capacity of approximately 40-50 ha by 2020 and over 100 ha after 2030; serving mainly Hanoi, Bac Ninh, Hai Duong, Hung Yen, Thai Nguyen and Bac Can; capacity of goods clearance is expected to reach about 1.3 million TEU per year, mainly passing through Hai Phong port and Hon Gai port.

- In the central and central highlands: Five ICDs shall be established in the following economic zones and corridors:

+ Nghi Son economic zone is expected to reach the capacity of approximately 10-20 ha by 2020 and over 30 ha after 2030; serving mainly Thanh Hoa, Nghe An, Ninh Binh, Hoa Binh and Son La; capacity of goods clearance is expected to reach about 260,000 TEU per year, mainly passing through Nghi Son port and Cua Lo port;

+ Economic corridors on road No. 8 and road No. 12A are expected to reach the capacity of 10-20 ha by 2020 and over 30 ha after 2030; serving mainly Nghe An, Thanh Hoa, Ha Tinh and Quang Binh; capacity of goods clearance is expected to reach about 330,000 TEU per year, mainly passing through Vung Ang - Son Duong port, Cua Lo port and Hon La port;

+ Economic corridor on road No. 9 is expected to reach the capacity of 10 - 20 ha by 2020 and over 30 ha after 2030; serving mainly Quang Tri, Quang Binh and Thua Thien Hue; capacity of goods clearance is expected to reach about 280,000 TEU per year, mainly passing through Hon La port and Chan May port;

+ Da Nang - Hue economic zone and road No. 14B corridor are expected to reach the capacity of approximately 20-30 ha by 2020 and over 60 ha after 2030; serving mainly Da Nang, Thua Thien Hue, Quang Nam and Quang Ngai; capacity of goods clearance is expected to reach about 550,000 TEU per year, mainly passing through Da Nang port, Ky Ha port and Chan May port;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- In the South: Three ICDs shall be established in the following economic zones and corridors:

+ Northeast Ho Chi Minh City economic zone is expected to reach the capacity of over 150 ha by 2020 and over 400 ha after 2030; serving mainly Ho Chi Minh City, Dong Nai, Ba Ria-Vung Tau, Binh Thuan, Binh Duong, Binh Phuoc, Tay Ninh, Dak Nong and Lam Dong; capacity of goods clearance is expected to reach about 6 million TEU per year, mainly passing through Ba Ria-Vung Tau port cluster and Ho Chi Minh City port cluster;

+ Southwest Ho Chi Minh City economic zone is expected to reach the capacity of over 70 ha by 2020 and over 150 ha after 2030; serving mainly Ho Chi Minh City, Long An, Tien Giang, Vinh Long, Dong Thap and Ben Tre; capacity of goods clearance is expected to reach about 1.7 million TEU per year, mainly passing through Ho Chi Minh City port cluster, Ba Ria-Vung Tau port cluster and My Tho port cluster;

+ Mekong delta economic zone is expected to reach the capacity of approximately 40-50 ha by 2020 and over 100 ha after 2030; serving mainly Can Tho, Tra Vinh, Hau Giang, Vinh Long, Kien Giang, Ca Mau, Bac Lieu, Soc Trang, An Giang; capacity of goods clearance is expected to reach about 1.1 million TEU per year, mainly passing through Can Tho port and My Thoi port.

3. Major solutions and policies

- Mobilize all domestic and foreign resources for the development of the ICD system an interconnected transport system; facilitate enterprises of all economic sectors to invest in ICD construction and operation in the forms prescribed by regulations of law;

- Improve regulations on operation lease of ICDs invested by the state capital;

- Continue enhancing the reform of administrative procedures, creating a favorable environment for investment in ICD construction and operation in accordance with integration process and normal international practice;

- Enhance state management in the process of executing the ICD system development planning in line with construction planning, general planning for socio-economic development and other planning of local authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Ministry of Transport shall:

- Develop regulations on management of ICD operation and submit them to the Prime Minister for consideration;

- Take charge and cooperate with relevant ministries, authorities, People’s Committees of provinces/central-affiliated cities and organizations in carrying out the ICD system development planning by 2020 with an orientation to 2030; provide guidelines for organizations and individuals to comply with regulations of law on ICD construction investment and operation; conduct periodic inspections to evaluate the planning implementation; request the Prime Minister to consider making a decision on adjustment of the planning to match with actual requirements in case of any changes in the society, economy and goods flow.

2. The Ministry of Finance shall have to guide the procedures and decide the establishment of customs clearance sites at ICDs.

3. Ministries, authorities and People’s Committees of provinces, within their functions, tasks and power, shall cooperate with the Ministry of Transport in carrying out objectives of the ICD system development planning in order to ensure the consistency of development planning and plans made in provinces.

4. People’s Committees of provinces/central-affiliated cities shall allocate the land fund to construct ICDs in line with the approved planning; cooperate with the Ministry of Transport in providing guidelines for organizations and individuals to comply with regulations of law on ICD construction investment and operation.

Article 3. This Decision comes into force from the signing date.

Article 4. Relevant ministers, heads of ministerial authorities, heads of governmental authorities and Chairpersons of People’s Committees of provinces/central-affiliated cities shall implement this Decision.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Hoang Trung Hai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2223/QĐ-TTg ngày 13/12/2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.397

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.112.210
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!