BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2056/QĐ-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 21
tháng 09 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH
KHÁCH KẾT NỐI TỪ TRUNG TÂM ĐÔ THỊ VÀ TRUNG TÂM DU LỊCH ĐẾN CẢNG HÀNG KHÔNG BẰNG
XE Ô TÔ TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ (HỢP PHẦN 2)
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày
10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của
Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04/03/2014
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm
2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014
của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô
tô;
Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của
Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Văn bản số 2171/TTg-KTN ngày 06/12/2016 của
Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm triển khai dịch vụ vận chuyển hành khách bằng
xe ô tô góp phần thúc đẩy phát triển du lịch; Văn bản số 11115/VPCP-CN ngày
18/10/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc thí điểm triển khai dịch vụ vận chuyển
hành khách bằng xe ô tô góp phần thúc đẩy phát triển du lịch;
Căn cứ Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày
07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt
động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Thông tư số 42/2017/TT-BGTVT ngày 15/11/2017 của
Bộ trưởng Bộ GTVT quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân
viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách
du lịch;
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến các Bộ: Công an (Văn
bản số 842/BCA-C67 ngày 25/4/2017), Tư pháp (Văn bản số 2776/BTP-PLDSKT ngày
08/8/2017), Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Công văn số 1674/BVHTTDL-TCDL ngày 21/4/2017),
Bộ Tài chính (Công văn số 5898/BTC-TCT ngày 18/5/2017), Ủy ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh (Công văn số 3104/UBND-ĐT ngày 22/5/2017), UBND Đà Nẵng (Công
văn số 3437/UBND-SGTVT ngày 10/5/2017), Sở GTVT Hà Nội (Công văn số
1483/SGTVT-QLVT), Sở GTVT TT Huế (Công văn số 597/SGTVT-VTPT ngày 18/4/2017) Sở
GTVT Lâm Đồng (Công văn số 436/SGTVT-QLVT ngày 18/4/2017) Sở GTVT Quảng Nam
(Công văn số 640/SGTVT-QLVT&CN ngày 14/4/2017) Sở GTVT Kiên Giang (Công văn
số 648/SGTVT-VTPTNL ngày 24/4/2017) Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Công văn số
3752/TCĐBVN-VT);
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Kế hoạch
hướng dẫn triển khai thực hiện thí điểm dịch vụ vận chuyển hành khách kết nối từ
trung tâm đô thị và trung tâm du lịch đến cảng hàng không bằng xe ô tô khách tại
các tỉnh, thành phố (Hợp phần 2).
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực
hiện
1. Đề nghị các Bộ: Công an, Tài chính, Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Công Thương, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ
và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế,
Lâm Đồng, Kiên Giang, Quảng Ninh, Lào Cai, và thành phố Hồ Chí Minh quan tâm phối
hợp chỉ đạo thực hiện.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng
các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục, Giám đốc
Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa
Thiên Huế, Lâm Đồng, Kiên Giang, Quảng Ninh, Lào Cai và thành phố Hồ Chí Minh,
đơn vị tham gia thí điểm, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTTg Vương Đình Huệ (để b/c);
- PTTg Trịnh Đình Dũng (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Ủy ban ATGT Quốc gia;
- Văn phòng Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Lưu VT, V.Tải (Phong 15b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Đình Thọ
|
KẾ HOẠCH
HƯỚNG
DẪN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH KẾT NỐI TỪ
TRUNG TÂM ĐÔ THỊ VÀ TRUNG TÂM DU LỊCH ĐẾN CẢNG HÀNG KHÔNG BẰNG XE Ô TÔ TẠI MỘT
SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ (HỢP PHẦN 2).
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2056/QĐ-BGTVT ngày 21/9/2018 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 08-NQ/TW
ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017
của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân thông
qua cung cấp dịch vụ vận tải kết nối hài hòa giữa các cảng hàng không sân bay với
trung tâm tỉnh, thành phố, tăng cường an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao
thông và xây dựng nền văn minh đô thị. Tiết kiệm thời gian, chi phí và tạo sự
hài lòng cho khách du lịch.
- Ứng dụng phần mềm công nghệ trong tổ chức quản lý
vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và công tác điều hành của cơ
quan quản lý nhà nước ngành giao thông, cơ quan quản lý thuế được thuận lợi và
minh bạch.
- Góp phần nâng cao hình ảnh của các địa phương triển
khai dự án, tạo được sản phẩm mới, góp phần xây dựng hình ảnh cho ngành du lịch,
ngành giao thông, có khả năng thu hút thêm khách du lịch quốc tế tới Việt Nam,
góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của ngành du
lịch trên thị trường hội nhập quốc tế.
- Là tiền đề cho việc phát triển cung cấp dịch vụ vận
chuyển mới trên cả nước nhằm góp phần thúc đẩy du lịch phát triển và cung cấp
thêm hình thức vận chuyển để người dân và khách du lịch lựa chọn, đặc biệt là với
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Đối với Dự án hoặc Đề án (sau đây gọi chung
là Đề án) thí điểm:
- Thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại
Văn bản số 2171/TTg-KTN ngày 06/12/2016 trong việc thí điểm triển khai dịch vụ vận
chuyển hành khách bằng xe ô tô kết nối từ các cảng hàng không tại các tỉnh,
thành phố đến trung tâm đô thị và trung tâm du lịch; Văn bản số 11115/VPCP-CN
ngày 18/10/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc thí điểm triển khai dịch vụ vận
chuyển hành khách bằng xe ô tô góp phần thúc đẩy phát triển du lịch.
- Bảo đảm sự công bằng, công khai, minh bạch, chống
độc quyền trong triển khai thí điểm.
- Áp dụng phần mềm công nghệ trong tổ chức, quản lý
và điều hành hoạt động cung cấp dịch vụ vận chuyển, đảm bảo ứng dụng phần mềm
quản lý chặt chẽ đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, chất lượng dịch vụ
vận tải, quản lý phương tiện, an toàn cho hành khách và nâng cao trách nhiệm của
doanh nghiệp vận tải hành khách trong hoạt động kinh doanh vận tải.
- Quản lý chặt chẽ về hành trình xe hoạt động,
doanh thu và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp vận tải tham gia thí
điểm.
- Đảm bảo bảo vệ quyền lợi chính đáng của đơn vị
tham gia thí điểm và hành khách.
- Đảm bảo việc quản lý phù hợp với tính chất hoạt động
đan xen giữa hình thức xe tuyến cố định và xe du lịch để phục vụ nhu cầu đi lại
của khách du lịch an toàn, thuận tiện, văn minh và thực hiện đúng chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối với hành khách:
Có thêm sự lựa chọn dịch vụ vận tải trong việc lựa
chọn chuyến đi, đặt xe, đặt dịch vụ vận chuyển và thanh toán Online (giảm tối
đa việc sử dụng tiền mặt) đảm bảo thuận tiện, an toàn và hiệu quả đáp ứng nhu cầu
đi lại của khách du lịch.
c) Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải:
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm thời gian
và chi phí của doanh nghiệp.
- Kiểm soát chặt các điều kiện kinh doanh vận tải
hành khách, giám sát đảm bảo an toàn giao thông, bảo đảm chất lượng an toàn kỹ
thuật của phương tiện thí điểm.
- Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân
viên, đặc biệt đối với đội ngũ lái xe trong việc thực hiện các quy định của người
lái xe kinh doanh vận tải khi áp dụng khoa học công nghệ trong điều hành quản
lý.
- Áp dụng phần mềm công nghệ quản lý an toàn, quản
lý chất lượng và đặt tour, đăng ký thông tin chuyến đi, đặt tour và thanh toán
điện tử theo thời gian thực và đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm tra và
giám sát của cơ quan quản lý nhà nước ngành thuế và ngành vận tải đối với hoạt
động của doanh nghiệp.
d) Đối với Cơ quan quản lý nhà nước:
- Kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả của Dự án
thí điểm làm căn cứ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét; đề xuất
xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý phù hợp để phát triển các loại hình dịch vụ
mới.
- Góp phần thực hiện tốt cuộc Cách mạng Công nghiệp
4.0 (Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư).
- Từ kết quả thực hiện thí điểm đánh giá về phần mềm
quản lý công nghệ quản lý an toàn, quản lý chất lượng và đặt xe, đặt dịch vụ vận
chuyển để từng bước ứng dụng rộng rãi nhằm quản lý chặt chẽ trong hoạt động
kinh doanh vận tải, qua đó có đầy đủ dữ liệu thực tế để xây dựng cũng như hoạch
định các chính sách phát triển ngành vận tải phù hợp với nhu cầu của xã hội và
sự phát triển của đất nước.
đ) Đối với xã hội:
- Góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm
tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông đô thị thông qua việc hạn chế sử dụng
phương tiện cá nhân tham gia giao thông và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng xe ô tô.
- Góp phần tuyên truyền quảng bá về văn hóa, lịch sử,
sản phẩm du lịch của các địa phương thí điểm và hình ảnh Việt Nam nói chung đến
du khách trong nước và quốc tế.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ TRONG TRIỂN KHAI HƯỚNG DẪN VÀ THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM
1. Đơn vị vận tải tham gia thí điểm và trách nhiệm
thực hiện
Đơn vị vận tải tham gia thí điểm là doanh nghiệp, hợp
tác xã kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô, có kinh nghiệm hoạt động
vận tải khách du lịch, có Đề án phù hợp đáp ứng được các yêu cầu của Đề án thí
điểm (tại phụ lục kèm theo quyết định này), có phần mềm quản lý để đảm bảo quản
lý chặt chẽ hoạt động dịch vụ vận tải trong thí điểm đáp ứng được quy định tại
Kế hoạch này và đáp ứng các yêu cầu về quản lý hóa đơn điện tử kết nối với cơ
quan thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Đơn vị vận tải trong triển khai thí
điểm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Chịu trách nhiệm triển khai các nội dung thí điểm
theo các quy định trong Kế hoạch này và theo dự án đã được phê duyệt.
b) Chấp hành đúng các quy định về kinh doanh và điều
kiện kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và nội dung hướng dẫn thực
hiện thí điểm tại Kế hoạch này;
c) Sử dụng đúng loại phương tiện loại phương tiện
và đảm bảo các yêu cầu về phương tiện theo quy định tại khoản 1 mục III của Kế
hoạch này;
d) Sử dụng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo
đúng quy định của pháp luật và đáp ứng các nội dung tại khoản 2 mục này;
đ) Tổ chức đón, trả khách đúng nơi quy định;
e) Bảo đảm sự tuân thủ các quy định của pháp luật về
lao động, thời gian làm việc của lái xe trong ngày, thời gian lái xe liên tục;
g) Xây dựng và ban hành quy định giải quyết các khiếu
nại của khách hàng thuộc trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải theo
quy định của pháp luật.
h) Tổ chức đăng ký và khai thác theo các tuyến theo
đúng địa bàn địa phương được phép triển khai thí điểm.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, trên cơ sở dữ liệu
cập nhật, lưu trữ tự động trên hệ thống phần mềm định kỳ đơn vị thí điểm thống
kê sản lượng hành khách và hệ số sử dụng trọng tải bình quân của từng tuyến
tính theo tỷ lệ % (hệ số có khách) làm căn cứ cho việc xem xét điều chỉnh tăng
tần suất và lượt xe chạy của từng tuyến nhằm đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của
hành khách và nhân dân. Việc xem xét điều chỉnh được thực hiện khi hệ số có
khách đạt trên 70% (thống kê trong 03 tháng liên tiếp).
i) Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật
nghĩa vụ thuế, tài chính theo quy định của Bộ Tài chính và chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại Văn bản số 11115/VPCP-CN-ngày 18/10/2017;
k) Có phần mềm công nghệ đảm bảo nội dung quản lý
an toàn, quản lý chất lượng và đặt tour, đăng ký thông tin chuyến đi, đặt tour
thông qua điện tử và thanh toán điện tử; bảo đảm việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ
và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải và tập huấn cho lái xe
và đội ngũ quản lý điều hành;
l) Công khai, minh bạch dữ liệu đánh giá, phân tích
hiệu quả hoạt động của Đề án thí điểm.
m) Thiết lập cổng truy cập và báo cáo online tình
hình thực hiện về mặt tuân thủ an toàn, chất lượng trên phần mềm hoặc báo cáo đột
xuất theo yêu cầu của Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và
Sở GTVT nơi thí điểm;
n) Định kỳ ngày 25 hàng tháng,
báo cáo kết quả thực hiện việc thí điểm về Sở GTVT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Vận tải, Tổng cục Đường
bộ Việt Nam) hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của
cơ quan có thẩm quyền liên quan.
2. Đối với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
a) Đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của
pháp luật;
b) Đảm bảo được đào tạo, tập huấn và đáp ứng việc
thực hiện Đề án;
c) Thực hiện nghiêm theo các quy định của pháp luật;
có tinh thần, thái độ phục vụ hành khách văn minh, lịch sự; thực hiện đầy đủ
quy định tại Thông tư số 42/2017/TT-BGTVT ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT
quy định điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang
thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch.
3. Đối với hành khách
a) Hành khách có trách nhiệm thực hiện các nội dung
quy định về đảm bảo an toàn theo hướng dẫn của đơn vị vận tải và nội dung niêm
yết trên phương tiện; đặt tour, mua vé tour điện tử, đặt xe, đặt dịch vụ vận
chuyển thông qua kết nối các phương thức trong tour du lịch, thanh toán và các
quyền lợi của hành khách khi hành khách sử dụng ứng dụng kết nối các phương thức
trong tour du lịch.
b) Hành khách có quyền yêu cầu đơn vị vận tải cung
cấp ứng dụng thuận tiện, công khai, minh bạch cho khách du lịch khi sử dụng các
thiết bị điện tử cá nhân (smartphone), trang web để tiếp cận đặt dịch vụ, lựa
chọn, sử dụng, phản hồi và đánh giá các tiêu chuẩn chất lượng theo niêm yết của
doanh nghiệp; đồng thời có quyền yêu cầu đơn vị vận tải bảo mật về thông tin
cho hành khách.
4. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
4.1. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải trong hướng
dẫn thực hiện quy định tại Điều 10 của Thông tư số
42/2017/TT-BGTVT
a) Quản lý hoạt động vận tải khách du lịch bằng xe
ô tô trên địa bàn theo thẩm quyền;
b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt
và công bố vị trí các điểm dừng, đỗ đón, trả khách du lịch tại các khu du lịch,
điểm du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cơ sở lưu trú du lịch trên
địa bàn; phối hợp với các bến xe, nhà ga, bến cảng, sân bay trên địa bàn để bố
trí vị trí dừng, đỗ đón, trả khách du lịch;
c) Tổ chức phân luồng giao thông bảo đảm để xe ô tô
có biển hiệu được ưu tiên hoạt động tại các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở
lưu trú du lịch, bến xe, nhà ga, bến cảng, sân bay trên địa bàn;
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch (Sở Du lịch) thực hiện kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh vận tải khách
du lịch trên địa bàn.
4.2. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải trong hướng
dẫn thực hiện quy định tại Kế hoạch này đảm bảo việc triển khai thí điểm
a) Tiếp nhận Đề án của đơn vị vận tải có nhu cầu
tham gia thí điểm dịch vụ vận chuyển hành khách kết nối từ trung tâm đô thị (địa
phương mình) đến cảng hàng không. Trên cơ sở hiện trạng giao thông và nhu cầu
du lịch thực tế của địa phương kết hợp với ý kiến của Cảng vụ Hàng không để xem
xét quyết định; Thông báo kết quả đến đơn vị vận tải biết để triển khai thực hiện
thí điểm.
b) Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh, Sở Du lịch (hoặc
Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch), Sở Tài chính để chỉ đạo thực hiện và hướng dẫn
đơn vị thực hiện thí điểm:
- Bố trí điểm cung cấp, điểm hướng dẫn thông tin, vị
trí đỗ xe, điểm đón, trả khách trên địa bàn địa phương;
- Tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận tập huấn
nghiệp vụ du lịch cho lái xe và nhân viên phục vụ trên các xe tham gia thí điểm
theo quy định;
c) Cấp biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH”
theo mẫu quy định;
d) Chỉ đạo Thanh tra giao thông tăng cường công tác
kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe
ô tô của các đơn vị và phương tiện tham gia thí điểm;
đ) Cung cấp số liệu phương tiện đến cơ quan quản lý
chuyên ngành tài chính để phối hợp quản lý thuế;
e) Hàng quý (định kỳ vào ngày 30 tháng cuối quý), tổng
hợp tình hình thí điểm trên địa bàn và báo cáo kết quả thực hiện về UBND cấp tỉnh,
Bộ GTVT.
5. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
a) Trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành
trình xe ô tô và thông báo kết quả vi phạm để Sở GTVT xử lý vi phạm theo quy định;
b) Phối hợp Sở GTVT hướng dẫn đơn vị tham gia thí
điểm thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô;
c) Tiếp nhận báo cáo hàng tháng và tổng hợp để phối
hợp đánh giá kết quả thực hiện của đơn vị tham gia thí điểm; kịp thời báo cáo về
Bộ GTVT các vướng mắc phát sinh trong công tác phối hợp quản lý thí điểm.
6. Cục Đăng kiểm Việt Nam
Hướng dẫn đơn vị thí điểm thực hiện thủ tục kiểm định
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đối
với các phương tiện tham gia thí điểm theo quy định.
7. Cục Hàng không Việt Nam
Hướng dẫn, chỉ đạo các cảng vụ hàng không, cảng
hàng không phối hợp triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được giao tại khoản 8 mục
II của Kế hoạch này.
8. Cảng vụ Hàng không
a) Tiếp nhận Đề án của đơn vị vận tải có nhu cầu
tham gia thí điểm dịch vụ vận chuyển hành khách kết nối từ trung tâm đô thị đến
cảng hàng không. Căn cứ hiện trạng thực tế về: khả năng tiếp nhận phương tiện
vào đón, trả khách, sân đỗ, bảo đảm an ninh, an toàn và nhu cầu của hành khách
thông qua cảng hàng không tại thời điểm đó để có văn bản thống nhất thực hiện,
trong đó nêu rõ về thời gian hoạt động (thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc
trong ngày) và tổng số chuyến xe hoạt động trong ngày phù hợp lịch trình bay để
đảm bảo đáp ứng việc phục vụ khách du lịch, đặc biệt các chuyến bay đêm; đồng
thời gửi văn bản đến đơn vị vận tải và Sở GTVT địa phương để hướng dẫn thực hiện.
b) Chỉ đạo các Cảng hàng không, các doanh nghiệp có
liên quan tại Cảng hàng không trên địa bàn tỉnh, thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Thừa
Thiên Huế, Lâm Đồng, Kiên Giang và thành phố Hồ Chí Minh bố trí mặt bằng điểm đỗ:
- Ký hợp đồng thuê khai thác điểm đỗ xe ô tô tại Cảng
hàng không với đơn vị vận tải (thực hiện sau khi có thông báo chấp thuận đảm bảo
điều kiện hạ tầng, an ninh của Cảng vụ hàng không) để phục vụ việc đón, trả
khách;
- Chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã được
phép thí điểm và cơ quan, đơn vị liên quan để bố trí vị trí quầy hướng dẫn giao
dịch với hành khách tại nhà ga, vị trí đỗ xe và điểm đón, trả khách của từng Cảng
hàng không.
III. Phương tiện, phạm vi, thời
gian áp dụng thí điểm
1. Phương tiện sử dụng trong thí điểm
Sử dụng xe ô tô khách 16-45 chỗ chất lượng cao để vận
chuyển hành khách kết nối từ trung tâm đô thị đến cảng hàng không, trong đó
đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Xe ô tô phải bảo đảm các quy định về chất lượng,
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; phải được
đăng ký, đăng kiểm theo quy định hiện hành; thực hiện chế độ bảo dưỡng sửa chữa
phương tiện đảm bảo an toàn kỹ thuật phương tiện; phương tiện phải trang bị đầy
đủ dây đai an toàn cho hành khách và lái xe;
b) Xe ô tô phải được gắn thiết bị giám sát hành
trình theo quy định;
c) Trên xe ô tô phải bảo đảm nội thất và tiện nghi
như quy định với xe ô tô vận tải khách du lịch; phải bố trí khoang để hành lý
cho hành khách;
d) Xe ô tô khách có sức chứa từ 16 đến 45 chỗ;
trong trường hợp để nâng cao chất lượng dịch vụ hoặc bố trí khoang để hành lý
cho hành khách trên phương tiện thì phải thực hiện theo quy định tại Thông tư số
85/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT;
đ) Xe ô tô phải được niêm yết đầy đủ các thông tin
theo quy định, phải có bảng hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và
thoát hiểm khi xảy ra sự cố theo quy định. Hai bên thành xe phía bên ngoài và
phía trên kính phía trước của xe dán cố định dòng chữ “Xe thuộc Dự án thí điểm
cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch”, kích thước của dòng chữ phù hợp với
vị trí dán và đảm bảo dễ nhận biết đồng thời không ảnh hưởng đến tầm quan sát của
lái xe (đối với phần dán trên kính phía trước).
2. Phạm vi hoạt động thí điểm
a) Sử dụng loại phương tiện xe
ô tô để vận chuyển khách du lịch từ các Cảng hàng không đến trung tâm đô thị lớn
và trung tâm du lịch của các tỉnh, thành phố theo tuyến đường, hành trình theo
đề xuất của đơn vị thí điểm, đồng thời phù hợp với việc tổ chức giao thông và
có sự thống nhất của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa
Thiên Huế, Lâm Đồng, Kiên Giang, Quảng Ninh, Lào Cai, và thành phố Hồ Chí Minh
để triển khai thực hiện: (1) các tuyến từ Cảng hàng không, sân bay địa bàn: Hà
Nội, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Kiên Giang và thành phố Hồ Chí Minh đến
trung tâm đô thị, trung tâm du lịch của các địa phương này; (2) kết nối từ Cảng
hàng không Nội Bài đi trung tâm du lịch, đô thị các tỉnh: Quảng Ninh, Lào Cai
và ngược lại; Cảng hàng không Đà Nẵng đi trung tâm du lịch, đô thị tỉnh Quảng
Nam; Cảng hàng không Tân Sơn Nhất đi trung tâm du lịch, đô thị tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu.
Sau khi tổng kết đánh giá thực hiện, Bộ GTVT sẽ xem
xét tiếp tục thực hiện ý kiến góp ý của các Bộ: Công an, Tư pháp, Văn hóa, Thể
thao và Du lịch; báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét cho phép mở rộng hoặc
giảm bớt phạm vi thí điểm của Đề án;
b) Thời gian hoạt động và số chuyến phục vụ các tuyến
kết nối tại từ các sân bay do Cảng vụ hàng không căn cứ lịch bay và khả năng
thông qua của các sân bay để xem xét quyết định;
c) Hành trình, điểm đón, trả khách do Sở GTVT đề xuất
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt; trong đó đảm bảo yêu cầu của tuyến
đường: trang bị hệ thống báo hiệu đường bộ, vạch sơn, trang thiết bị phụ trợ
khác phục vụ công tác thí điểm trên toàn tuyến; lựa chọn tuyến phải đảm bảo an
toàn giao thông và tránh ùn tắc giao thông.
3. Thời gian thí Điểm
a) Thực hiện trong 05 năm theo
đúng Văn bản số 2171/TTg-KTN ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ;
b) Trong thời gian thí điểm nếu có quy định chính thức
cho loại hình này thì doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải tham gia thí điểm phải
thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp sau 05
năm thí điểm nếu dừng không cho phép tiếp tục hoạt động loại vận tải này thì
doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải hoàn toàn tự chịu trách nhiệm.
IV. CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ VI
PHẠM
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành
khách tham gia thí điểm phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về
kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô (đối với loại hình vận tải khách du
lịch bằng xe ô tô) và quy định tại Kế hoạch này.
2. Trường hợp doanh nghiệp vận tải để xảy ra các vi
phạm pháp luật thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và các quy định pháp luật
khác có liên quan thì tùy theo mức độ và tính chất vi phạm sẽ xem xét đình chỉ
hoặc dừng việc tham gia thí điểm.
3. Trường hợp doanh nghiệp tham gia thí điểm trong
quá trình thực hiện thí điểm không tuân thủ đúng các quy định trong Phụ lục và
các quy định khác của Quyết định này sẽ bị đình chỉ việc tham gia thí điểm.
4. Sở GTVT và các lực lượng chức năng trên cơ sở
quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, quy định về
xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải, quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ để xử lý theo thẩm quyền; lực lượng chức
năng tại Cảng hàng không kiểm tra xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Giao thông vận tải:
1.1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Nam,
Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Kiên Giang, Quảng Ninh, Lào Cai, Bà Rịa -
Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện Đề án thí
điểm theo đúng quy định.
1.2. Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện nội dung
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại mục 2 Văn bản số
11115/VPCP-CN ngày 18/10/2017.
1.3. Thực hiện sơ kết, rút kinh nghiệm cho việc thí
điểm tiếp theo.
1.4. Định kỳ 6 tháng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết
quả thực hiện việc thí điểm.
1.5. Giao nhiệm vụ cho các cơ quan tham mưu thuộc Bộ
GTVT:
a) Vụ Vận tải chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học
công nghệ và các đơn vị chức năng các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố để hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện thí điểm.
b) Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan chức
năng thuộc các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức kiểm tra việc
thực hiện quy định trong hoạt động vận tải và quy định tại quyết định này.
c) Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ Hàng không theo chức
năng của cơ quan mình thực hiện nhiệm vụ tại khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8
mục II của Kế hoạch này.
2. Các Bộ, ngành và địa phương liên quan phối hợp
chỉ đạo thực hiện
2.1. Đề nghị Bộ Công an:
a) Phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch cùng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong hướng dẫn, quản lý việc thí điểm
theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
b) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông hướng dẫn
đơn vị thực hiện thí điểm trong việc đăng ký phương tiện theo quy định; phối hợp
tổ chức giao thông tạo thuận lợi cho việc triển khai thí điểm; tuần tra kiểm
soát, kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định.
2.2. Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Chỉ đạo Tổng cục Du lịch hướng dẫn doanh nghiệp
kết nối các chương trình du lịch nhằm quảng bá, thu hút khách du lịch đến các tỉnh,
thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm.
b) Phối hợp quản lý phương tiện vận chuyển khách du
lịch theo quy định.
c) Chỉ đạo các Sở Du lịch (hoặc Sở Văn Hóa, Thể
thao và Du lịch) địa phương có Đề án thí điểm hướng dẫn nghiệp vụ du lịch cho
lái xe và nhân viên phục vụ trên các xe tham gia thí điểm theo quy định.
2.3. Đề nghị Bộ Tài chính:
Hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia thí
điểm và địa phương trong quá trình triển khai đảm bảo phù hợp nội dung chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ tại mục 2 Văn bản số 11115/VPCP-CN ngày
18/10/2017 đảm bảo thực hiện quy định về quản lý hóa đơn điện tử kết nối với
cơ quan thuế nhằm kiểm soát chặt chẽ, minh bạch về doanh thu, nghĩa vụ thuế đối
với doanh nghiệp vận tải tham gia hoạt động thí điểm.
2.4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Hà Nội,
Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Kiên Giang, Quảng Ninh, Lào Cai,
Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo:
a) Sở GTVT thực hiện trách nhiệm theo quy định tại
khoản 4 mục II của Kế hoạch này.
b) Công an tỉnh hướng dẫn đơn vị thực hiện thí điểm
trong việc đăng ký phương tiện theo quy định; tuần tra kiểm soát, kiểm tra, xử
lý vi phạm (nếu có) theo quy định.
c) Sở Du lịch (hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
phối hợp Sở GTVT hướng dẫn đơn vị thực hiện các quy định đối với phương tiện,
trang thiết bị cần thiết phải lắp trên xe ô tô và quy định đối với lái xe, nhân
viên phục vụ trên xe vận chuyển khách du lịch theo quy định.
d) Sở Tài chính, Cục thuế: hướng dẫn đơn vị thực hiện
kết nối kê khai thuế và các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo đảm
công khai, minh bạch và đáp ứng việc ứng dụng khoa học công nghệ thông qua việc
kê khai, nộp thuế từ dữ liệu kết nối.
Theo chức năng, nhiệm vụ và các công việc được giao
trong Kế hoạch này, yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện;
thường xuyên rà soát tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch đã đề ra; chủ động xử
lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Lãnh đạo Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố có hoạt động thí điểm về các giải pháp nhằm xử lý kịp thời đối với những
vấn đề phát sinh./.
PHỤ LỤC
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI KẾT NỐI CẢNG HÀNG KHÔNG SÂN BAY
ĐẾN TRUNG TÂM ĐÔ THỊ LỚN VÀ TRUNG TÂM DU LỊCH THÔNG QUA ỨNG DỤNG CỦA PHẦN MỀM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2056/QĐ-BGTVT ngày 21/9/2018 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải)
STT
|
NỘI DUNG YÊU CẦU
QUẢN LÝ ĐẢM BẢO CHO CÔNG TÁC THÍ ĐIỂM
|
Ghi chú
|
I
|
Yêu cầu chung
|
|
|
Doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia thí điểm có phần
mềm quản lý hệ thống ứng dụng tích hợp để quản lý doanh nghiệp và tự động hóa
các chức năng liên quan đến công tác quản lý như: lập kế hoạch, theo dõi, quản
lý về chấp hành các quy định của nhà nước; các nhiệm vụ của Bộ phận an toàn
giao thông của đơn vị; quản lý phương tiện; quản lý lái xe và nhân viên phục
vụ; khai báo minh bạch quản lý thực hiện nghĩa vụ thuế; chất lượng dịch vụ vận
tải theo thời gian thực.
|
|
II
|
Nội dung cụ thể
|
|
1
|
Quản lý đảm bảo các điều kiện kinh doanh vận tải
theo quy định
|
|
a)
|
Thực hiện niêm yết các tiêu chuẩn dịch vụ, chính
sách dịch vụ vận tải trên phần mềm đặt xe, đặt vé và trang website.
|
|
b)
|
Thực hiện niêm yết theo các quy định của Nhà nước
và bổ sung hình thức niêm yết động, theo thời gian thực trên hệ thống phần mềm
và trang web của doanh nghiệp.
|
|
c)
|
Tổng hợp theo dõi việc thực hiện các điều kiện
kinh doanh vận tải theo các quy định của nhà nước theo nguyên tắc đủ điều kiện
trên hệ thống mới được chấp nhận.
|
|
d)
|
Thực hiện tổng hợp báo cáo hoạt động kinh doanh vận
tải trên hệ thống theo ghi nhận của thời gian thực.
|
|
2
|
Quản lý phương tiện
|
|
a)
|
Khai báo, kiểm tra và giám sát thực hiện các định
mức kinh tế kỹ thuật để đảm bảo điều kiện an toàn phương tiện trước khi đưa
xe vào hoạt động.
|
|
b)
|
Hệ thống phần mềm theo dõi lý lịch phương tiện:
(1) Theo dõi BDSC và nhắc lịch BDSC; (2) Theo dõi và cảnh báo thời hạn hết hiệu
lực của các giấy tờ theo xe: Đăng ký, lưu hành, bảo hiểm TNDS, Bảo hiểm vật
chất xe, tem phù hiệu; (3) Cập nhật theo dõi quá trình bảo dưỡng sửa chữa, lý
lịch xe và kiểm tra xe đảm bảo đủ tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đưa xe vào hoạt
động.
|
|
c)
|
Theo dõi tình trạng hoạt động của phương tiện
thông qua hệ thống giám sát hành trình.
|
|
3
|
Quản lý điều hành vận tải và giám sát quá
trình vận hành
|
|
a)
|
Theo dõi phù hiệu theo xe, tuyến và thời hạn hiệu
lực của phù hiệu trên hệ thống phần mềm và cảnh báo hết hiệu lực
|
|
b)
|
Giám sát thực hiện kế hoạch chạy xe theo kế hoạch
và các điều kiện quy định.
|
|
4
|
Khai báo minh bạch về công tác quản lý thực hiện
nghĩa vụ thuế
|
|
a)
|
Ứng dụng phần mềm cho nhân viên, lái xe, nhân viên
phục vụ trên xe, khách hàng đặt tour, đăng kí thông tin chuyến đi, thanh toán
điện tử theo thời gian thực.
|
|
b)
|
Thực hiện in hóa đơn điện tử cho từng giao dịch
thanh toán.
|
|
c)
|
Tổng hợp báo cáo online theo hướng dẫn của Bộ Tài
chính để quản lý thuế từng xe, từng chuyến hàng ngày và định kỳ.
|
|
5
|
Quản lý và giám sát Bộ phận quản lý, theo dõi
các điều kiện về an toàn giao thông (Điều 5 của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT)
|
|
a)
|
Hỗ trợ lập và giám sát kế hoạch đảm bảo ATGT trên
phần mềm.
|
|
b)
|
Thực hiện công tác quản lý, theo dõi các điều kiện
an về an toàn giao thông bằng các báo cáo cập nhật thời gian thực về kiểm tra
điều kiện xe ra hoạt động và hoạt động thanh kiểm tra trên tuyến trên phần mềm.
|
|
c)
|
Báo cáo tổng hợp thực hiện quy định về giám sát
hành trình.
|
|
6
|
Quản lý và giám sát chất tượng dịch vụ vận tải
|
|
a)
|
Thực hiện giám sát tiêu chuẩn phương tiện, người
lái trước khi xe ra hoạt động trên phần mềm theo thời gian thực.
|
|
b)
|
Thực hiện giám sát thực hiện tiêu chuẩn phương tiện,
người lái trong thời gian xe hoạt động trên phần mềm theo thời gian thực
|
|
c)
|
Khách hàng công khai giám sát tiêu chuẩn chất lượng
dịch vụ được doanh nghiệp niêm yết trên phần mềm quản lý chất lượng, quản lý an
toàn, đặt xe, đặt vé và trang web online
|
|
d)
|
Hệ thống cho phép khách hàng tự tạo tài khoản
trên hệ thống
|
|
đ)
|
Tiếp nhận và tổng hợp đánh giá thông tin phản
ánh, khiếu nại của khách hàng và phản hồi kết quả trên hệ thống
|
|
7
|
Phục vụ công tác hậu kiểm, đảm bảo minh bạch
trong quá trình thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
|
|
a)
|
Phục vụ công tác thanh kiểm tra các điều kiện
kinh doanh vận tải thông qua kế hoạch chạy xe trên phần mềm của doanh nghiệp
đảm bảo theo các điều kiện kinh doanh vận tải.
|
|
|
Lưu giữ dữ liệu về quá trình vận hành, dữ liệu kiểm
tra đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận tải của phương tiện, người lái phục
vụ công tác ngăn ngừa và xử lý trong công tác quản lý hoạt động vận tải được
công khai, minh bạch
|
|
b)
|
Kiểm soát sản lượng, doanh thu theo hướng dẫn của
Bộ Tài chính để đảm bảo quản lý thuế.
|
|
8
|
Công khai, minh bạch dữ liệu đánh giá, phân
tích hiệu quả hoạt động của đề án thí điểm
|
|
|
Doanh nghiệp thiết lập và tạo account để cơ quan
quản lý nhà nước truy cập giám sát và đánh giá việc thực hiện các nội dung
thí điểm của đề án.
|
|
BẢNG TỔNG HỢP Ý
KIẾN GÓP Ý ĐỐI VỚI DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH VÀ KẾ HOẠCH THÍ ĐIỂM
STT
|
ĐƠN VỊ
|
Ý KIẾN GÓP Ý
|
TIẾP THU - GIẢI
TRÌNH
|
1
|
Bộ Công An -
C67 (Công văn số 842/BCA-C67 ngày 25/4/2017)
|
1. Nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Kế hoạch
“triển khai thí điểm dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe ô tô góp phần thúc
đẩy phát triển du lịch”. Thông qua thí điểm để làm căn cứ báo cáo Thủ tướng.
|
Thống nhất tiếp thu để ban hành Kế hoạch hướng
dẫn thí điểm
|
2. Góp ý về nội dung kế hoạch:
|
|
a) Phần II. Phạm vi áp dụng thí điểm
Vì Đề án tham gia thí điểm của Công ty liên doanh
vận chuyển quốc tế Hải Vân gửi Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
cho phép triển khai thực hiện gồm 02 hợp phần với phạm vi hoạt động khác
nhau, do vậy đề nghị sửa mục 1 thành:
|
|
- Hợp phần 1: Sử dụng loại phương tiện xe ô tô
khách 01 tầng hoặc 02 tầng, nóc thoáng vận chuyển hành khách du lịch theo tuyến
cố định tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế,
Lâm Đồng, Kiên Giang, Hồ Chí Minh.
|
- Tiếp thu một phần đưa vào nội dung quyết định
triển khai Hợp phần 1 (không sử dụng loại phương tiện xe ô tô khách 01 tầng,
chỉ sử dụng xe 2 tầng, nóc thoáng vận chuyển hành khách du lịch theo đúng chỉ
đạo tại Văn bản số 2171/TTg-KTN).
|
- Hợp phần 2: Sử dụng xe khách từ 16 chỗ đến 45
chỗ chất lượng cao vận chuyển hành khách từ các tỉnh, thành phố, trung tâm du
lịch: Lào Cai, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Thuận, Tiền Giang và Cần Thơ kết nối với
các cảng hàng không tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa
Thiên Huế, Lâm Đồng, Kiên Giang, Hồ Chí Minh.
|
- Tiếp thu và đưa vào nội dung để Báo cáo Thủ
tướng Chính phủ.
(Bộ GTVT đã báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ tại Văn bản số 7411/BGTVT-VT ngày 07/7/2017).
- Sẽ nghiên cứu tiếp tục mở rộng thí điểm sau
khi kết thúc giai đoạn 1.
|
- Điểm a, mục 2 đề nghị sửa thành: “Công ty
Liên doanh vận chuyển quốc tế Hải Vân là đơn vị đã có dự án Cung cấp dịch vụ
vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Việt
Nam trong thời kỳ mới (đính kèm theo Công văn số 358/CTLDVCQT ngày 19/5/2016)
gửi Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ và đã được cho phép triển khai thực hiện”.
|
- Nội dung này tại quyết định triển khai Hợp
phần 1, Hợp phần 2 sẽ sửa theo hướng quy định chung cho doanh nghiệp, hợp tác
xã tham gia thí điểm.
|
b) Phần III. Nội dung thực hiện bảo đảm việc
thí điểm, đề nghị sửa lại bố cục, nội dung cho phù hợp, cụ thể:
|
|
- Chuyển điểm a, b mục 2 thành mục mới “Quy định
về điều kiện tham gia Dự án của các đơn vị vận tải tham gia thí điểm”
|
- Tiếp thu việc gộp mục a, b thành mục mới; và
chỉnh sửa về nội dung tại dự thảo Kế hoạch để quy định về trách nhiệm của đơn
vị tham gia thí điểm và cơ quan liên quan.
|
- Gộp mục 1 và các điểm còn lại của mục 2 viết gọn,
cô đọng thành mục mới “Quy định trách nhiệm đối với đơn vị vận tải tham
gia dự án)
|
- Tiếp thu và đưa về mục Trách nhiệm của
đơn vị vận tải tham gia thí điểm Dự án.
|
- Các mục khác giữ nguyên như dự thảo.
|
- Tiếp thu một phần và bổ sung nội dung cần
thiết theo góp ý của Bộ ngành khác.
|
c) Phần IV. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm
Hiện tại, Bộ GTVT đang chủ trì, phối hợp với các
đơn vị liên quan tiến hành xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số
86/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô do vậy mục 1 nên sửa thành “Doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải
hành khách tham gia thí điểm phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật
về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ôtô và quy định tại Quyết định
này".
|
- Tiếp thu đưa vào nội dung quyết định triển
khai.
|
d) Phần V. Tổ chức thực hiện
- Mục 1 đề nghị bổ sung nội dung "Chỉ đạo
cơ quan ĐKVN hướng dẫn đơn vị thí điểm thực hiện thủ tục kiểm định an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đối với
các phương tiện tham gia thí điểm theo quy định".
|
- Tiếp thu đưa vào nội dung Kế hoạch hướng dẫn
thực hiện thí điểm.
|
- Mục 2.1. Bộ VHTT&DL đề nghị bổ sung nội
dung “Chỉ đạo các Sở VHTT&DL địa phương có Dự án thí điểm triển khai tổ
chức tập huấn nghiệp vụ du lịch cho lái xe và nhân viên phục vụ trên các xe
tham gia thí điểm theo quy định”
|
- Tiếp thu đưa vào nội dung quyết định triển
khai; đồng thời bổ sung thêm nội dung quy định tại Kế hoạch hướng dẫn thực hiện
thí điểm
|
- Mục 2.4. UBND tỉnh thành phố: Hà Nội, Quảng
Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Kiên Giang, Hồ Chí Minh đề nghị bổ
sung nội dung giao Sở GTVT chủ trì phối hợp với Sở VHTT&DL “tổ chức tập
huấn và cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch cho lái xe và nhân
viên phục vụ trên các xe tham gia thí điểm theo quy định”.
|
- Tiếp thu 1 phần đưa vào nội dung Kế hoạch hướng
dẫn thực hiện thí điểm.
|
Ngoài ra đề nghị đối với các phương tiện thực hiện
theo hợp phần 2 sẽ cấp và sử dụng phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH” theo
Điều 11 của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT .
|
- Nội dung này sẽ thực hiện cấp biển hiệu
"XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” theo mẫu quy định.
|
e) Đề nghị sửa Mục 6 phụ lục 1 thành “Ứng
dụng phần mềm cho nhân viên bán hàng, lái xe, khách hàng đặt tour, đăng ký
thông tin chuyến đi, đặt vé, bán vé điện tử và thanh toán điện tử theo thời
gian thực”.
|
|
2
|
Bộ Tài chính
(Công văn số 5898/BTC-TCT)
|
1. Bộ Tài chính nhất trí với Quý Bộ về việc thí
điểm triển khai dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe ô tô góp phần thúc đẩy
phát triển du lịch theo các mục tiêu đề ra. Đây là việc phù hợp với chủ
trương của Đảng, Nhà nước nhằm tạo thuận lợi cho người dân, khách du lịch đến
Việt Nam, cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, qua đó nâng cao
hình ảnh của du lịch Việt Nam, đồng thời tiến tới quản lý chặt chẽ hoạt động
kinh doanh vận tải hành khách, trong đó có quản lý việc thực hiện nghĩa vụ
thuế của doanh nghiệp vận tải.
|
- Bộ GTVT đồng thuận với ý kiến Bộ Công an và
sẽ thống nhất ý kiến của Bộ Tài chính
|
2. Liên quan đến áp dụng hóa đơn điện tử, vé điện
tử đối với các doanh nghiệp vận tải tham gia thí điểm:
|
|
a) Để đảm bảo linh hoạt, phù hợp với đặc thù hoạt
động vận tải hành khách bằng xe ô tô và thuận lợi trong công tác quản lý
ngành nói chung, quản lý thuế nói riêng, đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu đối với
trường hợp thực hiện hóa đơn điện tử trong hoạt động vận tải hành khách bằng
xe ô tô thì vé điện tử được coi là hóa đơn điện tử hay đồng thời sử dụng cả
vé điện tử và hóa đơn điện tử.
Đề xuất sửa tiết a điểm 2.3 Mục V Kế hoạch
thí điểm theo hướng:
"2.3 Bộ Tài chính:
Tổng cục Thuế: Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh
nghiệp thí điểm triển khai dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe ôtô thực hiện
hóa đơn điện tử; khuyến khích thực hiện hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ
quan thuế phù hợp với lộ trình triển khai của cơ quan Thuế.”
|
- Tiếp thu đưa vào nội dung Kế hoạch hướng dẫn
thực hiện thí điểm. Nội dung này sẽ do Bộ Tài chính hướng dẫn theo chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản 11115/VPCP-CN ngày 18/10/2017 đảm bảo thực hiện
quy định về quản lý hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế nhằm kiểm soát
chặt chẽ, minh bạch về doanh thu, nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp vận tải
tham gia hoạt động thí điểm.
|
b) Điểm 6 Mục I phụ lục 1 đề nghị Bộ GTVT
nghiên cứu quy định các hình thức gửi vé điện tử, hóa đơn điện tử cho hành
khách như gửi email, đăng tải lên trang web để khách hàng truy cập, kiểm tra
và tải hóa đơn điện tử khi cần thay vì in vé, hóa đơn điện tử ra giấy cho từng
giao dịch thanh toán; qua đó giúp doanh nghiệp vận tải tham gia thí điểm tiết
kiệm chi phí, thuận tiện trong giao dịch.
|
Nội dung này đã thay đổi và thực hiện theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản
11115/VPCP-CN ngày 18/10/2017 đảm bảo thực hiện quy định về quản lý hóa đơn
điện tử kết nối với cơ quan thuế nhằm kiểm soát chặt chẽ, minh bạch về doanh
thu, nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp vận tải tham gia hoạt động thí điểm.
|
3. Đề nghị Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài chính
trong việc tổ chức thí điểm và triển khai thực hiện quản lý vé điện tử, hóa
đơn điện tử để kiểm soát doanh thu, nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp hoạt động
vận tải để đảm bảo lợi nhận cho doanh nghiệp và người dân đồng thời đảm bảo
tăng cường công tác quản lý của Nhà nước.
|
- Tiếp thu đưa vào các nội dung liên quan tại
mục 2.1 phần V Kế hoạch hướng dẫn thực hiện thí điểm
|
3
|
Bộ VHTT&DL
(Công văn số 1674/BVHTTDL-TCDL ngày 21/4/2017)
|
1. Mục tiêu: Đề nghị tập trung vào các mục
tiêu chính là đa dạng hoặc các loại hình vận chuyển, tạo sự đột phá trong vận
chuyển khách du lịch, tăng khả năng kết nối từ các sân bay tới các trung tâm
du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch.
|
- Tiếp thu đưa vào nội dung Kế hoạch hướng dẫn
thực hiện thí điểm (Hợp phần 2).
|
2. Phạm vi áp dụng thí điểm:
- Đề nghị sửa mục này thành phạm vi, đối tượng,
thời gian tham gia thí điểm để bao quát nội dung quy định.
|
- Tiếp thu bổ sung vào nội dung mục III Kế hoạch
hướng dẫn thực hiện thí điểm
|
- Mục 1 nên sửa thành phạm vi hoạt động. Trong
mục này nên xác định cụ thể các tuyến vận chuyển khách du lịch bằng ô tô kết
nối từ các cảng hàng không tới các trung tâm du lịch và các tuyến phục vụ
tham quan thành phố được áp dụng thí điểm trên địa bàn các tỉnh, thành phố để
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền, quảng bá, khai thác và quản lý
tuyến.
- Ngoài ra, đề xuất bổ sung đưa vào khai thác một
số tuyến thí điểm kết nối từ các sân bay chính của Việt Nam (Nội Bài, Đà Nẵng,
Tân Sơn Nhất) đến các thành phố, trung tâm du lịch lớn đặc biệt là địa bàn
phát triển du lịch nhưng không có cảng hàng không để khai thác khách. Những
tuyến này sẽ có vai trò quan trọng, tạo đột phá trong vận chuyển khai thác
khách du lịch đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư, thu hút khách du lịch. Ví dụ
như tuyến từ Sân bay Tân Sơn Nhất đến trung tâm du lịch Vũng Tàu, Phan Thiết
(Bình Thuận), Cần Thơ; từ Sân bay Nội Bài đến trung tâm du lịch Sapa (Lào
Cai), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Ninh Bình, Hạ Long. Năm 2017, ngành du lịch phát động
năm Du lịch quốc gia 2017 - Lào Cai - Tây Bắc, do đó, để khai thác hiệu quả
hoạt động du lịch đề nghị sớm mở tuyến vận chuyển khách du lịch thí điểm từ
Sân bay Nội Bài đi Sapa (Lào Cai).
|
- Tiếp thu đưa vào nội dung quyết định triển
khai Hợp phần 2. Nội dung này, Bộ GTVT sẽ có văn bản báo cáo Thủ tướng cho
phép mở đến các địa phương theo đề nghị của Bộ VHTTDL.
(Bộ GTVT đã báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ tại Văn bản số 7411/BGTVT-VT ngày 07/7/2017).
Tiếp thu bổ sung tỉnh Lào Cai vào giai đoạn 1
(địa phương này, Bộ GTVT cũng đã có thống nhất với tỉnh Lào Cai).
|
Mục 2: Đơn vị tham gia thí điểm:
+ Nên sửa thành đối tượng tham gia thí điểm
+ Đề nghị làm rõ đối tượng đáp ứng điều kiện để
tham gia hoạt động thí điểm cung cấp dịch vụ vận tải khách du lịch. Ví dụ: có
giấy phép kinh doanh vận tải phù hợp với loại hình dịch vụ vận tải du lịch;
có dự án phù hợp với kế hoạch thí điểm; có kinh nghiệm vận tải khách du lịch,
năng lực vận tải (tài chính, con người, phương tiện vận tải, phù hợp với đề
án thí điểm), triển khai ứng dụng phần mềm quản lý vận tải; phần mềm đặt chỗ
và thanh toán điện tử ... đề nghị cân nhắc đưa điểm a, b mục 2 phần II lên mục
này.
|
- Nội dung này Bộ GTVT tiếp thu 1 phần và đã
chỉnh sửa, bổ sung vào Kế hoạch hướng dẫn thực hiện thí điểm
|
3. Phần III nội dung thí điểm: đề nghị bố
cục lại phần này theo hướng
- Nội dung thí điểm bao gồm
+ Thứ nhất thí điểm cung cấp dịch vụ vận chuyển
khách du lịch từ cảng hàng không về các trung tâm du lịch.
+ Thứ hai thí điểm cung cấp dịch vụ vận chuyển
khách du lịch tham quan thành phố.
|
- Nội dung này, Bộ GTVT cũng đã tiếp thu ý kiến
Bộ Công an (chia rõ 2 hợp phần) để ban hành Quyết định riêng cho từng hợp phần.
Đối với hợp phần 2, có một số nội dung cần Báo cáo đề xuất Thủ tướng trước
khi ban hành Kế hoạch hướng dẫn thực hiện thí điểm.
|
- Yêu cầu:
+ Đối với đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải thí điểm:
Đăng ký và cung cấp dịch vụ vận tải đạt tiêu chuẩn chất lượng theo các tuyến,
phạm vi hoạt động được chấp thuận thí điểm; triển khai phần mềm quản lý chất lượng,
an toàn, quản lý doanh thu, đặt chỗ, giữ chỗ, bán vé và thanh toán điện tử
trong hoạt động vận tải kết nối cảng hàng không sân bay đến các trung tâm đô
thị lớn và dịch vụ city tour trong đô thị; tổ chức tập huấn cho đội ngũ nhân
lực (lái xe, điều hành, nhân viên bán vé, đặt chỗ...) về việc cung ứng dịch vụ
vận tải và ứng dụng phần mềm thí điểm
+ Phương tiện: ô tô từ 16-45 chỗ đáp ứng tiêu chuẩn
an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định; trong đó có 1 loại xe 1 tầng,
2 tầng thoáng nóc phục vụ vận chuyển khách du lịch trong các đô thị; phương
tiện có logo “XE DU LỊCH THÍ ĐIỂM”
+ Lái xe, nhân viên phục vụ trên phương tiện đáp ứng
yêu cầu theo quy định của pháp luật...
+ Về các tuyến phục vụ vận tải khách du lịch thí
điểm đặc biệt là hoạt động thăm quan thành phố: Đề nghị có sự kết nối qua các
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử để khai thác hiệu quả tuyến thí điểm và
tạo thuận lợi cho khách du lịch được sử dụng dịch vụ trên mỗi chuyến.
- Trách nhiệm các bên liên quan
+ Đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải: Tuân thủ pháp
luật liên quan đến vận tải, khách du lịch; cung cấp dữ liệu và tiện ích phục
vụ khách hàng; mua bảo hiểm hành khách; thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước;
cung cấp dữ liệu về luồng tuyến, tần suất, sản lượng phục vụ công tác quản
lý.
+ Cơ quan quản lý nhà nước: Phê duyệt, cấp phép
hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải theo kế hoạch thí điểm; Tổ chức giám sát
chất lượng dịch vụ; Bố trí hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác
các tuyến du lịch thí điểm
|
- Tiếp thu và rà soát bổ sung vào nội dung
liên quan tại Kế hoạch hướng dẫn thực hiện thí điểm.
|
4. Một số góp ý khác:
- Đề nghị chuyển mục 5 phần III và IV sang phần V
|
- Đã tiếp thu và chỉnh sửa tại Kế hoạch hướng
dẫn thực hiện thí điểm (đã kết cấu lại các mục trong Kế hoạch)
|
- Đề nghị sửa Sở VHTT&DL thành Sở Du lịch, Sở
Văn Hóa, Thể thao và Du lịch.
|
- Tiếp thu chỉnh sửa vào nội dung liên quan tại
Kế hoạch hướng dẫn thực hiện thí điểm
|
- Phụ lục 1 đề nghị bổ sung cụm từ đặt chỗ, giữ
chỗ, bán vé, thanh toán điện tử vào tên phụ lục và các nội dung chi tiết liên
quan đến phần mềm quản lý để đảm bảo đầy đủ tính năng của phần mềm, đồng thời
đây cũng là ứng dụng mới trong việc cung cấp dịch vụ vận tải thí điểm phục vụ
khách du lịch.
|
- Tiếp thu 1 phần và chỉnh sửa vào nội dung
liên quan tại Kế hoạch hướng dẫn thực hiện thí điểm
|
- Phụ lục 2: Đề nghị điều chỉnh tên của phụ lục 2
phù hợp với nội dung của phụ lục. Nội dung phụ lục 2 gồm dịch vụ vận chuyển
khách du lịch tham quan thành phố bằng xe ô tô và dịch vụ tour tham quan
thành phố.
|
- Tiếp thu 1 phần và chỉnh sửa vào nội dung
liên quan tại Kế hoạch hướng dẫn thực hiện thí điểm
|
4
|
Sở GTVT Hà Nội
(Công văn số 1483/SGTVT-QLVT ngày 27/4/2017)
|
1. Sở GTVT Hà Nội thống nhất về bố cục của bản
dự thảo
|
- Bộ GTVT có chỉnh một số nội dung và kết cấu
lại các mục tại Kế hoạch hướng dẫn thực hiện thí điểm theo kiến nghị của Bộ
Công an, VHTTDL.
|
2. Về nội dung: cơ bản thống nhất và góp ý một
số nội dung cụ thể:
|
|
- Đối với từng hợp phần do các đơn vị vận tải lập
dự án đề xuất, UBND tỉnh, thành phố xem xét và báo cáo Bộ GTVT thống nhất báo
cáo Thủ tướng Chính phủ.
|
- Tiếp thu và rà soát bổ sung vào nội dung Kế
hoạch hướng dẫn thực hiện thí điểm. Nội dung này đã hướng dẫn làm rõ trách
nhiệm của cơ quan liên quan, đơn vị tham gia thí điểm để xem xét quyết định
và theo từng Hợp phần có sự khác nhau.
|
- Khoản 2 mục II đề nghị bổ sung thêm tiêu chí
xét chọn đơn vị vận tải tham gia dự án, trong trường hợp có nhiều đơn vị vận
tải đăng ký tham gia dự án. Lý do: làm cơ sở cho các tỉnh, thành phố đối chiếu
và có ý kiến đề xuất Bộ GTVT.
|
- Tiếp thu và rà soát bổ sung vào nội dung Kế
hoạch hướng dẫn thực hiện thí điểm.
|
|
|
- Khoản 1 Mục III đề nghị bổ sung thêm quy định về
hình thức bán vé; khuyến khích các đơn vị sử dụng ứng dụng phần mềm bán vé. Lý
do bảo đảm đúng mục tiêu của dự án là áp dụng phần mềm công nghệ trong quản
lý.
|
- Tiếp thu 01 phần và rà soát bổ sung vào nội
dung Kế hoạch hướng dẫn thực hiện thí điểm.
|
|
|
- Mục III đề nghị bổ sung thêm quy định cụ thể về
nội dung cơ bản của từng hợp phần khi đơn vị vận tải lập đề xuất và quy định
cụ thể về lộ trình, thời gian hoạt động, tần suất chạy xe, số xe tối thiểu và
tối đa của mỗi dự án, điểm cung cấp và hướng dẫn thông tin, vị trí đổ xe, điểm
đón trả khách... Lý do làm cơ sở cho các tỉnh, thành phố đối chiếu và có ý kiến
đề xuất Bộ GTVT và đảm bảo hoạt động thí điểm của dự án không trùng lặp với
loại hình xe buýt theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
|
- Tiếp thu và rà soát bổ sung vào nội dung Kế
hoạch hướng dẫn thực hiện thí điểm, trong đó giao trách nhiệm đơn vị thí điểm
và cơ quan quản lý trên địa bàn địa phương, Cảng vụ Hàng không (hợp phần 2)
quyết định.
|
5
|
Sở GTVT Thừa
Thiên Huế (Công văn số 597/SGTVT- VTPT ngày 18/4/2017)
|
1. Thống nhất với nội dung của bản dự thảo.
2. Về bố cục của dự thảo Kế hoạch: Đề nghị gộp
các điểm, khoản có cùng nội dung lại thành 1 khoản.
3. Ý kiến tham gia thêm:
- Cần nêu những vấn đề mà khách hàng được thụ hưởng
tại quyết định
- Hạn chế số doanh nghiệp tham gia thí điểm tùy
thuộc từng địa phương
- Điểm b khoản 1 phần III đề nghị bổ sung thêm gạch
đầu dòng (-) Thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn giao thông của địa
phương. Lý do: mỗi địa phương có đặc thù riêng về hạ tầng giao thông, văn
hóa, thói quen nên có những quy định riêng về ATGT.
- Khoản 2.4 phần V đề nghị nói rõ: “bố trí điểm
cung cấp, điểm hướng dẫn thông tin”
|
1. Thống nhất
2. Tiếp thu và rà soát chỉnh sửa vào nội dung
quyết định triển khai.
3. Tiếp thu và rà soát bổ sung vào nội dung
quyết định triển khai.
|
6
|
UBND Đà Nẵng (Công
văn số 3437/UBND-SGTVT ngày 10/5/2017)
|
1. Về tên gọi của Kế hoạch: Đề nghị thống nhất
tên gọi của Kế hoạch tại Quyết định
2. Đề nghị đơn vị soạn thảo thống nhất tên gọi dịch
vụ vận tải thí điểm này để làm cơ sở hướng dẫn triển khai, kiểm tra điều kiện
hoạt động của các đơn vị đăng ký tham gia dự án thí điểm.
3. Điểm b khoản 2 mục III đề nghị làm rõ khái niệm
“vận tải hành khách và khách du lịch bằng xe ô tô chất lượng cao”
vì trong quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ và tại Thông
tư số 63/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT không có khái niệm “xe ô tô chất lượng
cao”.
- Đề nghị làm rõ quy định “có kinh nghiệm
hoạt động” cụ thể là bao nhiêu năm để các đơn vị nghiên cứu triển
khai thực hiện.
|
1. Tiếp thu và sửa vào Kế hoạch hướng dẫn triển
khai thực hiện thí điểm.
2. Tiếp thu và sửa vào Kế hoạch hướng dẫn triển
khai thực hiện thí điểm.
3. Tiếp thu bỏ khỏi nội dung quyết định. Tiếp
thu 1 phần và chỉ quy định chung là Đơn vị vận tải tham gia thí điểm là doanh
nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô, có kinh
nghiệm hoạt động vận tải khách du lịch.
|
7
|
Sở GTVT Lâm Đồng
(Công văn số 436/SGTVT-QLVT ngày 18/4/2017)
|
- Mục 6 quản lý bán hàng, quản lý doanh thu, quản
lý hóa đơn điện tử của Phụ lục 1: bổ sung tính năng thanh toán trọn gói cả
chuyến hoặc thanh toán vé lẻ
- Điểm a mục 2.4 bổ sung nội dung phạm vi hoạt động
như tuyến đường, thời gian hoạt động trong ngày.
|
- Tiếp thu: bổ sung vào nội dung Kế hoạch hướng
dẫn triển khai thực hiện thí điểm
- Tiếp thu: bổ sung vào nội dung Kế hoạch hướng
dẫn triển khai thực hiện thí điểm.
|
8
|
Sở GTVT Quảng
Nam (Công văn số 640/SGTVT-QLVT&CN ngày 14/4/2017)
|
Đây là hình thức kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
trên tuyến cố định ứng dụng công nghệ thông tin, được xác định bởi: hành
trình, lịch trình, điểm đi, điểm đến là cảng hàng không, trung tâm đô thị,
trung tâm du lịch (thay vì bến xe). Vì vậy, để góp phần thúc đẩy phát triển
du lịch trên tiền đề thí điểm phát triển loại hình kinh doanh vận tải mới,
tăng cường xã hội hóa trong quá trình phát triển kinh tế ... nên quy định chi
tiết hơn đối với tổ chức, cá nhân tham gia, quản lý hoạt động thí điểm. Nội
dung:
1. Bổ sung quy định về tập huấn nghiệp vụ du lịch
theo quy định của Bộ VHTT&DL đối với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe.
2. Bổ sung quy định đối với việc kê khai giá cước
vận tải.
3. Đề nghị bổ sung: Tùy theo mức độ vi phạm pháp
luật của doanh nghiệp, Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiến
nghị UBND tỉnh, Bộ GTVT trình TTg CP xem xét đình chỉ việc tham gia thí điểm
của doanh nghiệp.
4. Sửa và chuyển các nội dung: Đầu tư xây dựng điểm
cung cấp, điểm hướng dẫn thông tin, vị trí đỗ xe, điểm đón, trả khách sau khi
có ý kiến thống nhất của các cơ quan quản lý; dán cố định dòng chữ “Xe thuộc Dự
án thí điểm cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch” qua phần nội dung,
trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải.
5. Về nội dung: Đảm bảo thông tin về thành phố:
văn hóa.. .được kiểm duyệt trước khi chuyển tải đến khách hàng tại mục 6
trang 17: Dự thảo chưa có quy định cơ quan có trách nhiệm kiểm duyệt. Đề nghị
bổ sung.
6. Đề nghị rà soát lại thứ tự các điểm tại mục IV
phụ lục 2
|
1. Nội dung này đã được tiếp thu theo ý kiến của
Bộ Công an và Bộ VHTTDL.
2. Giữ nguyên như dự thảo. Vì thực hiện theo đề
nghị của Bộ Tài chính thí điểm quản lý hóa đơn điện tử, thanh toán điện tử,
...
3. Tiếp thu: bổ sung vào nội dung quyết định
triển khai.
4. Tiếp thu 1 phần bổ sung vào nội dung quyết
Kế hoạch hướng dẫn triển khai thực hiện thí điểm.
5. Tiếp thu và sửa như sau: “Trang bị hệ thống
thuyết minh đa ngôn ngữ để phục vụ khách du lịch theo quy định tại điểm c khoản
1 mục III của Kế hoạch này và được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm duyệt,
hướng dẫn thực hiện trước khi đưa vào hoạt động (theo quy định của pháp luật
chuyên ngành về văn hóa)”
6. Tiếp thu rà soát và điều chỉnh các mục đúng
thứ tự theo Kế hoạch đã kết cấu lại.
|
9
|
UBND thành phố
Hồ Chí Minh (Công văn số 3104/UBND-ĐT ngày 22/5/2017)
|
- Tại khoản 2 Mục II của Dự thảo về đơn vị vận tải
tham gia thực hiện thí điểm dự án: đề nghị bổ sung thêm tiêu chí xét chọn đơn
vị vận tải tham gia dự án và giao Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt từng
hợp phần (dự án cụ thể). Lý do: Trong trường hợp có nhiều đơn vị vận tải đăng
ký tham gia dự án, các tỉnh, thành phố đối chiếu với quy định này và xét chọn
đơn vị tham gia dự án.
- Tại khoản 1 Mục III của Dự thảo: đề nghị bổ
sung thêm quy định về hình thức bán vé: Sử dụng ứng dụng phần mềm bán vé và
không được bán vé lẻ trực tiếp trên xe hoặc tại các điểm đón trả khách không
kết nối với ứng dụng và thanh toán bằng tiền mặt. Lý do: đảm bảo đúng mục
tiêu của Dự án là áp dụng phần mềm công nghệ trong quản lý.
- Tại Mục III của Dự thảo: đề nghị bổ sung thêm
quy định cụ thể về nội dung cơ bản của từng hợp phần (dự án cụ thể) khi đơn vị
vận tải lập đề xuất và quy định cụ thể về lộ trình, thời gian hoạt động, tần
suất chạy xe, số xe tối thiểu và tối đa của mỗi dự án, điểm cung cấp và hướng
dẫn thông tin, vị trí đỗ xe, điểm đón và trả khách. Lý do: Làm cơ sở cho các
tỉnh, thành phố đối chiếu và phê duyệt dự án triển khai thực hiện tại từng địa
phương.
|
- Tiếp thu và rà soát bổ sung vào Kế hoạch nội
dung: "a) Sở GTVT tiếp nhận Đề án và thẩm tra nếu đảm bảo đủ các yêu cầu
quản lý tại Kế hoạch này và phù hợp tình hình thực tế của địa phương về hoạt
động vận tải, dịch vụ phục vụ du lịch, tổ chức giao thông thì đề xuất Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép triển khai thí điểm theo quy định;"
- Nội dung này, Bộ GTVT tiếp thu theo ý kiến của
Bộ Công an, Bộ VHTTDL và Sở GTVT Lâm Đồng, Quảng Nam.
- Tiếp thu, bổ sung vào nội dung của Kế hoạch
hướng dẫn thực hiện thí điểm.
|
10
|
Sở GTVT Kiên
Giang (Công văn số 648/SGTVT-VTPTNL ngày 24/4/2017)
|
Thống nhất ý kiến đối với nội dung dự thảo Quyết
định ban hành Kế hoạch thí điểm của Bộ GTVT.
|
- Thống nhất.
|
11
|
Tổng cục ĐBVN
(Công văn số 3752/TCĐBVN-VT)
|
1. Về cơ bản thống nhất với nội dung dự thảo văn
bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định ban hành Kế hoạch thí điểm triển
khai dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe ô tô góp phần thúc đẩy phát triển
du lịch.
|
- Thống nhất
|
2. Tổng cục ĐBVN góp ý bổ sung thêm một số nội
dung tại Dự thảo Kế hoạch như sau:
- Tại phần III - Khoản 2 Trách nhiệm của đơn vị
cung cấp dịch vụ vận tải thí điểm ứng dụng công nghệ để đảm bảo quản lý chặt
chẽ dịch vụ vận tải (trang 6 - Dự thảo Kế hoạch):
+ Bổ sung các giải pháp đảm bảo an toàn cho hành
khách đi trên xe và người tham gia giao thông khi phương tiện vận hành.
+ Bổ sung vào điểm b nội dung: Báo cáo danh sách
và truyền dẫn dữ liệu từ thiết bị GSHT gắn hên phương tiện về hệ thống xử lý
dữ liệu từ thiết bị GSHT để cơ quan quản lý có thẩm quyền theo dõi và quản lý
dự án thí điểm.
- Tại phần III - Khoản 5 Đối với cơ quan quản lý
nhà nước:
+ Bổ sung nội dung hướng dẫn đơn vị thí điểm các
thủ tục và cấp phù hiệu xe du lịch cho phương tiện tham gia hoạt động thí điểm
theo quy trình cải cách thủ tục hành chính.
|
- Tiếp thu toàn bộ và bổ sung vào nội dung Kế
hoạch hướng dẫn thực hiện thí điểm.
|
12
|
Cục ĐKVN
|
- Quy định riêng đối với loại phương tiện này chỉ
được phép hoạt động trong phạm vi cụ thể của khu đô thị, phục vụ khách thăm
quan thành phố, không được tham gia vận chuyển đưa đón khách như các xe khách
thông thường và phải được cơ quan quản lý đường bộ quy định cụ thể.
- Rút ngắn thời gian thực hiện thí điểm so với
phương án thí điểm 05 năm như hiện nay.
|
Giữ nguyên như dự thảo vì thời gian 5 năm thí
điểm đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Văn bản số 2171/TTg-KTN ngày
06/12/2016.
|
13
|
Bộ Tư pháp (Văn
bản số: 776/BTP-PLDSKT ngày 08/8/2017)
|
1. Tại Văn bản số 2171/TTg-KTN ngày 06/12/2016,
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo "Đồng ý về nguyên tắc việc thí điểm
triển khai dịch vụ vận chuyển hành khách du lịch trong các đô thị bằng xe ô
tô chuyên dụng 02 tầng, thoáng nóc và dịch vụ vận chuyển hành khách kết nối từ
trung tâm đô thị đến các cảng hàng không bằng xe ô tô khách 16-45 chỗ ngồi chất
lượng cao tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế,
Lâm Đồng, Kiên Giang, Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian thí điểm 05 năm".
Vì vậy, Bộ Tư pháp nhất trí với việc ban hành Kế hoạch thí điểm triển khai dịch
vụ vận chuyển hành khách bằng xe ô tô góp phần thúc đẩy phát triển du lịch để
làm cơ sở triển khai thống nhất ở các địa phương. Sau thời gian triển khai
thí điểm, đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm báo cáo Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ để hoàn thiện cơ sở pháp lý chính thức cho hoạt động này.
|
Thống nhất, tiếp thu để ban hành Kế hoạch thí điểm
triển khai dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe ô tô góp phần thúc đẩy phát
triển du lịch để làm cơ sở triển khai thống nhất ở các địa phương.
|
2. Theo trình bày tại Công văn số 7411/BGTVT-VT,
việc thí điểm triển khai dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe ô tô góp phần
thúc đẩy phát triển du lịch được thực hiện với 2 hợp phần: dịch vụ vận chuyển
hành khách du lịch trong các đô thị bằng xe ô tô chuyên dụng tại các tỉnh,
thành phố (Hợp phần 1) và dịch vụ vận chuyển hành khách kết nối từ trung tâm
đô thị và trung tâm du lịch đến cảng hàng không bằng xe ô tô khách 16-45 chỗ
chất lượng cao tại các tỉnh, thành phố (Hợp phần 2) theo đúng chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ tại Văn bản số 2171/TTg-KTN. Tuy nhiên, về lộ trình thực hiện,
Bộ Giao thông vận tải đề xuất thực hiện Hợp phần 2 theo 2 giai đoạn: Giai đoạn
1 thực hiện thí điểm vận chuyển khách du lịch theo 03 tuyến từ Cảng Hàng
không quốc tế Nội Bài đi qua Thành phố Hà Nội đến Thanh Hóa, Thái Bình và ngược
lại; Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đi Lào Cai và ngược lại; Cảng Hàng không
quốc tế Tân Sơn Nhất đi qua Thành phố Hồ Chí Minh đến Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm
Đồng, Cần Thơ và ngược lại. Giai đoạn 2, trên cơ sở 6 tháng thực hiện thí điểm
giai đoạn 1 sẽ xem xét triển khai các tuyến tiếp theo trên địa bàn các địa phương
như ý kiến của Bộ Công an và doanh nghiệp đã trình trong Dự án. Với tính chất
của hoạt động thí điểm, Bộ Tư pháp cho rằng, đề xuất lộ trình thực hiện của Bộ
Giao thông vận tải là hợp lý. Tuy nhiên, về các tuyến vận chuyển khách du lịch
trong giai đoạn 1, đề nghị Bộ Giao thông vận tải tham khảo thêm ý kiến của
doanh nghiệp, lựa chọn tuyến vận tải theo những địa điểm thu hút nhiều khách
du lịch để bảo đảm tính hiệu quả. Đề nghị cân nhắc bổ sung tuyến vận chuyển
khách từ sân bay Đà Nẵng đến các Trung tâm du lịch khu vực miền trung.
|
Tiếp thu bổ sung Cảng Hàng không Đà Nẵng đến các
Trung tâm du lịch khu vực miền trung để xem xét triển khai vào Kế hoạch tại Hợp
phần 2.
|
3. Việc thí điểm triển khai dịch vụ vận chuyển
hành khách bằng xe ô tô góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, tạo thuận lợi
cho người dân, khách du lịch, cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải hành khách
là cần thiết nhưng cũng cần được quản lý chặt chẽ để bảo đảm các vấn đề liên
quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông, thuế... Vì vậy, Bộ Giao thông
vận tải cũng cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan (Bộ Công an, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính) và Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố để quản lý các hoạt động thí điểm kinh doanh vận chuyển khách này.
Bộ Tư pháp nhất trí với đề xuất của Bộ Giao thông
vận tải giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức
thí điểm và triển khai thực hiện quản lý vé điện tử, hóa đơn điện tử có mã
xác thực để kiểm soát doanh thu, nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp. Hiện
nay, việc áp dụng hóa đơn điện tử đang được triển khai thực hiện theo quy định
tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng
dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ. Tại Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về
tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 theo tinh
thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo "Xây
dựng Nghị định về hóa đơn, chứng từ điện tử để cơ bản thực hiện trong năm
2018 đối với toàn nền kinh tế, trình Chính phủ trong tháng 10 năm 2017".
Hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng Nghị định về hóa đơn thay thế Nghị định
số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng
hóa, dịch vụ (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số
04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ), trong đó đã bổ sung các quy định
cụ thể áp dụng hóa đơn điện tử.
|
- Tiếp thu ý kiến: Trong kế hoạch Bộ GTVT đã đề
nghị Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính) và Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo một số nội dung liên để quản lý
các hoạt động thí điểm kinh doanh vận chuyển khách này.
- Tại mục 2 Văn bản số 11115/VPCP-CN ngày
18/10/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc thí điểm triển khai dịch vụ vận
chuyển hành khách bằng xe ô tô góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, Thủ tướng
Chính phủ đã giao Bộ Tài chính "chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận
tải và các cơ quan có liên quan thực hiện quy định về quản lý vé, hóa đơn điện
tử kết nối với cơ quan thuế nhằm kiểm soát chặt chẽ, minh bạch về doanh thu,
nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp vận tải tham gia hoạt động thí điểm nêu
trên." Nội dung này, Bộ GTVT sẽ phối hợp khi có đề nghị từ phía Bộ
Tài chính.
|
4. Về đối tượng tham gia thí điểm, ngoài Công ty
Liên doanh vận chuyển quốc tế Hải Vân là đơn vị đã có dự án Cung cấp dịch vụ
vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Việt
Nam trong thời kỳ mới đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai thực hiện,
đề nghị cần mở rộng, cho phép các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải có đủ điều
kiện tham gia thực hiện thí điểm, tạo môi trường cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
Điều kiện, thủ tục lựa chọn đơn vị vận tải tham
gia thí điểm cần quy định cụ thể, minh bạch. Mục III.1 dự thảo Kế hoạch quy định
điều kiện về đơn vị vận tải tham gia thí điểm Dự án nhưng một số điều kiện
còn chung chung như: "có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực vận tải
hành khách và khách du lịch", "có năng lực tài chính", đề
nghị nghiên cứu, cụ thể hóa các điều kiện này.
|
Tiếp thu, ngoài Công ty Liên doanh vận chuyển quốc
tế Hải Vân, bổ sung các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải có đủ điều kiện tham
gia thực hiện thí điểm, tạo môi trường cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng (bổ sung vào Kế hoạch thí điểm).
Tiếp thu và sửa như sau: “Đơn vị vận tải tham
gia thí điểm là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải khách du lịch bằng
xe ô tô, có kinh nghiệm hoạt động vận tải khách du lịch, có Đề án phù hợp đáp
ứng được các điều kiện của Đề án thí điểm, có phần mềm quản lý để đảm bảo quản
lý chặt chẽ hoạt động dịch vụ vận tải trong thí điểm đáp ứng được quy định tại
Kế hoạch này và đáp ứng các yêu cầu về quản lý vé, hóa đơn điện tử kết nối với
cơ quan thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.”
|