ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
14/2014/QĐ-UBND
|
Bình Định,
ngày 19 tháng 6 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI
XE MÔ TÔ HẠNG A1 CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CÓ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA QUÁ THẤP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29/11/2006;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày
13/11/2008;
Căn cứ Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày
07/11/2012 của Bộ Giao thông Vận tải về việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép
lái xe cơ giới đường bộ;
Xét đề nghị của Sở Giao thông Vận tải tại Văn
bản số 733/SGTVT-VT ngày 07/4/2014 và đề nghị của Sở Tư pháp tại Văn bản số
71/BC-STP ngày 04/6/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đào tạo, sát hạch,
cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ
văn hóa quá thấp trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2. Giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện
Quy chế này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày
ký và áp dụng đến hết năm 2020.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông
Vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các
sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Lê Hữu Lộc
|
QUY CHẾ
ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE HẠNG A1 CHO ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ CÓ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA QUÁ THẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 19/6/2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Định)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về nội dung, phương pháp
đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (sau đây viết tắt là GPLX) mô tô hạng
A1 cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp trên
địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Người thuộc thành phần dân tộc thiểu số có
trình độ văn hóa quá thấp, cư trú trên địa bàn tỉnh Bình Định có nhu cầu học và
sát hạch để cấp GPLX mô tô hạng A1.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến
hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp GPLX mô tô hạng A1 cho đối tượng là đồng bào
dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa
quá thấp được hiểu là những người thuộc thành phần dân tộc thiểu số có trình độ
học vấn cấp tiểu học biết viết, đọc nhưng chậm, người biết nói tiếng Việt nhưng
nói chậm.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO
Điều 4. Hồ sơ của người dự
học lái xe
1. Người học lái xe lập 01 bộ hồ sơ nộp cho cơ sở
đào tạo lái xe, bao gồm:
a. Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép
lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 của Quy chế
này;
b. Bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ
chiếu còn thời hạn;
c. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm
quyền cấp theo quy định.
Người học lái xe được cơ sở đào tạo chụp hoặc
scan ảnh để lưu trữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.
2. Hồ sơ xin học quy định tại Khoản 1 Điều này
được cơ sở đào tạo lái xe thẩm định và lập danh sách báo cáo Sở Giao thông Vận
tải xét duyệt, tổ chức sát hạch.
Điều 5. Nội dung đào tạo
1. Phần lý thuyết: Giáo trình được biên soạn
trên cơ sở giáo trình đào tạo lái xe mô tô hạng A1 do Tổng cục Đường bộ Việt
Nam ban hành có giảm bớt các nội dung không liên quan trực tiếp đến người điều
khiển xe mô tô ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.
2. Phần thực hành lái xe: gồm 02 nội dung: thực
hành tập lái xe trong hình và thực hành tập lái xe trong sân tập.
3. Thời gian đào tạo: tổng thời gian đào tạo là
12 giờ, trong đó: 07 giờ học lý thuyết và 05 giờ thực hành.
Điều 6. Phương pháp đào tạo
1. Lớp học dành cho đồng bào dân tộc có trình độ
văn hóa quá thấp phải được tổ chức giảng dạy riêng; khuyến khích việc sử dụng
giáo viên biết nói tiếng dân tộc thiểu số tham gia giảng dạy.
2. Thực hiện giảng dạy chủ yếu bằng hình ảnh trực
quan, hỏi - đáp là chính.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ SÁT HẠCH
Điều 7. Hồ sơ dự sát hạch để
cấp giấy phép lái xe
1. Hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Quy chế
này.
2. Danh sách đề nghị tổ chức kỳ sát hạch của cơ
sở đào tạo lái xe.
Điều 8. Nội dung, phương
pháp sát hạch
1. Sát hạch lý thuyết
a. Nội dung sát hạch
Bộ đề sát hạch lý thuyết được biên soạn phù hợp
với nội dung giảng dạy. Mỗi đề sát hạch bao gồm 10 câu hỏi đã được Sở Giao
thông Vận tải phê duyệt.
b. Phương pháp sát hạch
- Sát hạch theo hình thức trắc nghiệm trên giấy
như sau: mỗi đợt sát hạch bố trí 20 thí sinh. Mỗi thí sinh nhận một đề trong bộ
đề sát hạch quy định. Thí sinh tự ghi số đề, số báo danh và làm bài vào bài sát
hạch lý thuyết được in sẵn theo mẫu quy định tại Phụ lục
số 02 của Quy chế này.
- Thời gian làm bài: tối đa 15 phút.
- Chấm điểm và công bố kết quả: sát hạch viên chấm
điểm, công bố kết quả sát hạch của từng thí sinh. Thang điểm: 10 điểm. Điểm đạt
yêu cầu: từ 07 điểm trở lên. Sát hạch viên ghi số điểm, ký tên và yêu cầu thí
sinh ký xác nhận vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch và bài sát hạch lý thuyết.
2. Sát hạch thực hành
a. Thí sinh đã đạt phần lý thuyết mới được dự
sát hạch phần thực hành.
b. Phần sát hạch kỹ năng thực hành lái xe được
thực hiện theo quy trình do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành. Thang điểm:
100 điểm. Điểm đạt yêu cầu: từ 80 điểm trở lên. Sát hạch viên ghi điểm, ký tên
và yêu cầu thí sinh ký xác nhận vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch và biên
bản sát hạch thực hành lái xe trong hình.
3. Xét công nhận kết quả trúng tuyển
a. Thí sinh đạt kết quả cả phần lý thuyết và thực
hành thì được công nhận trúng tuyển và được cấp GPLX sau 10 ngày làm việc kể từ
ngày có quyết định công nhận trúng tuyển.
b. Thí sinh đạt kết quả phần lý thuyết nhưng không
đạt thực hành thì được bảo lưu kết quả sát hạch lý thuyết 01 (một) lần trong thời
gian 01 (một) năm. Ở kỳ sát hạch tiếp theo nếu sát hạch thực hành vẫn không đạt
thì phải đăng ký sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
c. Thí sinh không được công nhận trúng tuyển được
đăng ký để sát hạch lại. Hồ sơ sát hạch được cơ sở đào tạo lưu giữ để sử dụng
cho lần sát hạch lại.
Chương IV
MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN
QUAN ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH
Điều 9. Địa điểm tổ chức đào
tạo, sát hạch
1. Việc đào tạo, sát hạch lái xe phải được tổ chức
tại các địa điểm có đủ điều kiện về phòng học, sân bãi theo quy định do cơ sở
đào tạo lái xe lựa chọn.
2. Phòng học phải có đủ diện tích, bàn ghế, có đủ
ánh sáng, thông gió, không bị ô nhiễm môi trường, đảm bảo phục vụ cho việc giảng
dạy, học tập và sát hạch phần lý thuyết theo quy định.
3. Sân bãi phục vụ việc giảng dạy, học tập và
sát hạch kỹ năng thực hành lái xe phải đảm bảo có nền cứng (bê tông xi măng, bê
tông nhựa hoặc lát gạch); diện tích sân đủ để bố trí 4 bài sát hạch liên hoàn để
sát hạch phần kỹ năng thực hành lái xe theo quy định; khu vực làm việc của giám
khảo, khu vực chờ của thí sinh không được ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Điều 10. Về mức thu học
phí, phí và lệ phí sát hạch
1. Mức thu và hình thức thu học phí đào tạo, phí
sát hạch, lệ phí cấp GPLX được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài
chính.
2. Cơ sở đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cấp
phép đào tạo lái xe mô tô có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan cho học
viên có nhu cầu mua để học tập, tham khảo.
3. Tất cả các mức thu học phí, phí sát hạch, lệ
phí cấp GPLX và giá bán tài liệu học tập phải được thông báo niêm yết công khai
tại nơi tổ chức đào tạo và nơi tổ chức sát hạch.
4. Cơ sở đào tạo không được thu thêm bất kỳ khoản
thu nào ngoài các khoản phí, lệ phí đã được niêm yết.
Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ
QUAN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE
Điều 11. Trách nhiệm của Sở
Giao thông Vận tải
1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện
thông báo công khai những quy định có liên quan đến việc tổ chức đào tạo, sát hạch
cấp GPLX cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp; đồng thời
chỉ đạo Ban quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX phối hợp với các cơ sở đào tạo
lái xe, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kế hoạch và thông báo công khai: thời
gian, địa điểm học và sát hạch.
2. Chỉ đạo các cơ sở đào tạo lái xe nghiên cứu,
biên soạn chương trình, giáo trình giảng dạy trên cơ sở chương trình, giáo
trình đào tạo đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành; tổ chức thẩm định và
phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo do các cơ sở đào tạo biên soạn đảm bảo
phù hợp với quy định hiện hành.
3. Chỉ đạo Ban quản lý đào tạo, sát hạch, cấp
GPLX biên soạn bộ đề sát hạch, đáp án chấm điểm trên cơ sở bộ đề sát hạch do Tổng
cục Đường bộ Việt Nam ban hành và phù hợp với chương trình, giáo trình đào tạo
đã được phê duyệt; tổ chức kỳ sát hạch đúng thời gian, địa điểm và đảm bảo chất
lượng theo quy định.
4. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện Quy chế này.
5. Hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình
hình, kết quả thực hiện Quy chế này.
Điều 12. Trách nhiệm của Ủy
ban nhân dân cấp huyện
1. Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các sở,
ban, ngành có liên quan tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Quy chế này để nhân dân
biết, thực hiện.
2. Chỉ đạo các phòng, ban của địa phương phối hợp
với Ban quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX thuộc Sở Giao thông Vận tải và các
cơ sở đào tạo lái xe thực hiện các nội dung sau:
a. Thống nhất và thông báo rộng rãi thời gian, địa
điểm học và sát hạch để nhân dân biết, chủ động tham gia.
b. Thu nhận hồ sơ tuyển sinh và mở khóa đào tạo,
sát hạch đúng thời gian đã thông báo.
3. Bố trí địa điểm đủ điều kiện theo quy định và
tổ chức bảo vệ để đảm bảo trật tự an toàn trong quá trình tổ chức các khóa đào
tạo, sát hạch.
Điều 13. Trách nhiệm của Ủy
ban nhân dân cấp xã
Thông báo lịch học và lịch sát hạch đến từng
thôn, bản thuộc phạm vi quản lý để nhân dân biết đăng ký học và sát hạch lấy
GPLX.
Điều 14. Trách nhiệm của cơ
sở đào tạo lái xe
1. Đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị,
cán bộ giảng dạy để thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình, giáo trình
đào tạo quy định.
2. Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ
quan chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến để nhân dân hiểu, thực hiện đúng
quy định của Quy chế này.
3. Tổ chức soạn thảo chương trình, giáo trình
đào tạo trên cơ sở Giáo trình đào tạo lái xe mô tô hạng A1 do Tổng cục Đường bộ
Việt Nam ban hành, trình Sở Giao thông Vận tải xem xét, phê duyệt và tổ chức thực
hiện đúng quy định hiện hành.
Điều 15. Trách nhiệm của
các sở, ban, ngành có liên quan
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, các sở,
ban, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Ủy ban
nhân dân cấp huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến và thực hiện nghiêm túc các nội
dung quy định của Quy chế này.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Tổ chức thực hiện
1. Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm tổ chức,
triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc,
các địa phương, cơ sở đào tạo lái xe phản ánh kịp thời về Sở Giao thông Vận tải
để tổng hợp, đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời điều chỉnh, bổ sung
cho phù hợp./.
PHỤ LỤC 01
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỌC, SÁT HẠCH ĐỂ CẤP GPLX MÔ TÔ HẠNG A1
(ban hành kèm theo Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2014 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỌC,
SÁT HẠCH
ĐỂ CẤP GIẤY
PHÉP LÁI XE MÔ TÔ HẠNG A1
(Dùng cho đồng
bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp trên địa bàn tỉnh Bình Định)
Kính gửi
:.....................................................
Tôi là:
......................................................... Giới tính: …………..
Sinh ngày:......tháng .....năm ..........
Quốc tịch: ........................... Dân tộc:
………….
Nơi cư
trú:......................................................................................................
Số chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu):
..................................................
Cấp ngày .......... tháng ........... năm
............. Nơi cấp:.....................................
Có trình độ văn hóa lớp: ………. ; biết đọc, biết
viết tiếng Việt nhưng chậm.
Xin gửi kèm theo:
- 01 giấy chứng nhận sức khỏe
- 02 ảnh màu kiểu chứng minh nhân dân cỡ 3 x 4
cm
- Bản photocopy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu)
- Các tài liệu khác có liên quan gồm:..........................................
Đề nghị Sở Giao thông Vận tải Bình Định cho Tôi
được học và dự sát hạch để được cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 theo Quyết định
số: /2014/QĐ-UBND ngày ........ tháng .......... năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Định về việc ban hành Quy chế Đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô
tô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp trên địa
bàn tỉnh Bình Định.
Tôi xin cam đoan những điều ghi trên là đúng sự
thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
|
………… , ngày …..
tháng ….. năm ….
NGƯỜI LÀM
ĐƠN
(ký và ghi rõ họ,
tên)
|
PHỤ LỤC SỐ 02:
MẪU BÀI SÁT HẠCH LÝ THUYẾT DÙNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ CÓ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA QUÁ THẤP
(Kèm theo Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Định)
SỞ GTVT TỈNH
BÌNH ĐỊNH
BAN QUẢN LÝ SÁCH HẠCH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BÀI SÁT HẠCH
LÝ THUYẾT
(DÙNG CHO ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CÓ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA QUÁ THẤP)
Họ và tên:
........................................................................
Ngày tháng năm sinh: ............ /
............. / ......................
Loại xe sát hạch: Mô tô Hạng: A1
Ngày sát hạch: .......... /......... /
...........
Thí sinh ký
|
Số đề sát hạch : ……..
Số báo danh: ………..
|
Số câu hỏi
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
Trả lời
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số điểm đạt được: …………. điểm
Kết luận:
Đạt: □
Không đạt: □