HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 18/NQ-HĐND
|
Thái Nguyên, ngày
18 tháng 5 năm 2017
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG
QUA ĐỀ ÁN “NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2017-2020”
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số
88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp
trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
Căn cứ Quyết định số
1586/QĐ-TTg ngày 24/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược Quốc
gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
1509/QĐ-BGTVT ngày 08/7/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt chiến
lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030;
Căn cứ Quyết định số
4251/QĐ-BGTVT ngày 01/12/2015 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Đề án
“Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn đến năm 2020”;
Xét Tờ trình số 38/TTr-UBND
ngày 28/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc đề nghị thông qua
Đề án “Ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2017 - 2020 ”; Báo cáo thẩm tra của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý
kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án
“Ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2017 - 2020” với các nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu
- Giảm thiểu tai nạn giao thông
một cách bền vững và tiến tới xây dựng xã hội giao thông văn minh, hiện đại và
an toàn.
- Phát huy, bổ sung các giải
pháp hữu hiệu bảo đảm tính liên tục, lâu dài, bền vững nhằm duy trì trật tự xã
hội trong lĩnh vực giao thông vận tải, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện
khi tham gia giao thông.
- Phấn đấu hằng năm giảm tối
thiểu từ 3% - 5% về số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao
thông, giảm tối đa tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn.
2. Giải pháp
- Tăng cường sự lãnh đạo của
cấp ủy Đảng, chỉ đạo của chính quyền, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà
nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị đối với công tác bảo đảm trật
tự an toàn giao thông.
- Đẩy mạnh công tác thông tin,
tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông với nhiều hình
thức và nội dung, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an
toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông và đạo đức người điều khiển phương
tiện. Áp dụng tiêu chí “văn hóa giao thông” trong các hoạt động của các cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội.
- Tăng cường công tác kiểm tra,
tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, đặc biệt tại các đợt cao điểm, ngăn ngừa
kịp thời các hành vi gây mất an toàn giao thông. Duy trì thường xuyên hoạt động
của lực lượng chức năng trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông các
cấp.
- Nâng cao chất lượng thẩm
định, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ bằng nguồn
vốn của Nhà nước và các nguồn vốn xã hội hóa hợp pháp khác; cải tạo các điểm
đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông. Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình
an toàn giao thông trong thành phố, thị xã, thị trấn và các điểm đông dân cư,
phương tiện tham gia giao thông lớn. Quan tâm công tác quản lý, bảo trì, bảo vệ
kết cấu hạ tầng giao thông và hành lang an toàn giao thông.
- Chú trọng công tác quản lý
phương tiện, quản lý hoạt động vận tải, quản lý người điều khiển phương tiện,
tổ chức công tác hoạt động vận tải hợp lý, thực hiện tốt công tác đăng ký, đăng
kiểm phương tiện giao thông bảo đảm yêu cầu kỹ thuật khi lưu hành.
- Nâng cao năng lực công tác
cấp cứu y tế tai nạn giao thông để kịp thời ứng cứu người bị tai nạn.
- Kịp thời củng cố, kiện toàn
tổ chức, bộ máy, cán bộ Ban an toàn giao thông các cấp; quy định chức năng,
nhiệm vụ, chế độ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan thành viên và thành
viên Ban an toàn giao thông để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban an toàn giao
thông.
3. Kinh phí
a) Tổng kinh phí để thực hiện
các nội dung nhiệm vụ của đề án giai đoạn 2017 - 2020 dự kiến 96,8 tỉ đồng (không
tính kinh phí đầu tư cho hạ tầng giao thông vận tải), trong đó:
- Chi phí hoạt động phục vụ
công tác an toàn giao thông: 72,4 tỉ đồng.
- Mua sắm trang, thiết bị cho
lực lượng công an, thanh tra: 20 tỉ đồng.
- Trạm cấp cứu y tế trên quốc
lộ và đường tỉnh: 4,4 tỉ đồng.
b) Nguồn kinh phí thực hiện đề
án:
- Ngân sách tỉnh.
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ
từ nguồn thu xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông.
c) Trong quá trình tổ chức thực
hiện tùy theo thực tế phát triển của xã hội sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp với
Kế hoạch triển khai Đề án.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân
dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ hàng năm báo cáo Hội đồng
nhân dân tỉnh.
Điều 3. Giao Thường trực
Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIII, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 18 tháng 5 năm
2017./.