Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 227/KH-UBND 2022 phát triển và quản lý phương tiện kinh doanh vận tải hành khách Sơn La

Số hiệu: 227/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Lê Hồng Minh
Ngày ban hành: 14/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 227/KH-UBND

Sơn La, ngày 14 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐẢM BẢO PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU ĐI LẠI CỦA NGƯỜI DÂN VÀ THỰC TRẠNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển và quản lý phương tiện kinh doanh vận tải hành khách đảm bảo phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân và thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2030 với các nội dung cụ thể như sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát trin và quản lý phương tiện kinh doanh vận tải hành khách là nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng tỉnh Sơn La văn minh, hiện đại; phát huy vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách.

2. Phát triển phương tiện kinh doanh vận tải hành khách bằng nguồn vốn xã hội hóa; phát triển bảo đảm bền vững, hiệu quả, thiết thực; khuyến khích sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ vận tải hành khách.

3. Hình thành hệ thống vận tải hành khách đường bộ đồng bộ, thống nhất, kết nối giữa các loại hình vận tải khác; công tác tổ chức điều hành khoa học, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Sơn La.

II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu chung

- Phát triển phương tiện kinh doanh vận tải hành khách phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các quy hoạch khác có liên quan và thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Tổ chức khoa học mạng lưới vận tải hành khách đường bộ trong tỉnh tạo thành một mạng lưới vận tải thông suốt, cơ động. Phối hợp chặt chẽ giữa các loại hình và lực lượng tham gia vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng và khối lượng vận tải hành khách, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, chú trọng phát triển các tuyến vận tải kết nối các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới.

- Đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ của đơn vị vận tải hành khách; đề ra định hướng phát triển phương tiện và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, chất lượng phương tiện, dịch vụ vận tải.

- Nâng cao năng lực quản lý điều hành; xây dựng các giải pháp quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

- Kiểm soát được tình hình hoạt động và sự gia tăng về số lượng phương tiện của các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh, đảm bảo cân đối giữa cung và cầu nhằm hạn chế lãng phí xã hội, đầu tư kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vận tải.

- Tạo ra lực lượng vận tải hành khách bằng xe ô tô có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong tỉnh và ngoài tỉnh, khách du lịch với độ tin cậy cao, chất lượng phục vụ ở mức tốt nhất để có thể thay thế xe mô tô, xe gắn máy và phần lớn các phương tiện vận tải cá nhân khác.

3. Yêu cầu

Dự kiến số lượng phương tiện đến năm 2030 của các loại hình vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe hợp đồng, xe du lịch, xe taxi. Xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để thực hiện; phân công nhiệm vụ cho các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để tổ chức triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhằm quản lý tốt và phát triển mạng lưới vận tải hành khách đường bộ phù hợp, tăng tỷ trọng các loại hình vận tải hành khách công cộng, đảm bảo kết nối đến các khu vực đông dân cư, các khu vực có nhu cầu đi lại và tăng mật độ bao phủ đến các huyện, các trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh.

III. HIỆN TRẠNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG BỘ

1. Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông

1.1. Hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ

- Đường quốc lộ: Có 10 tuyến với chiều dài 884,8 km, chiếm tỷ lệ 9,08% tổng chiều dài đường bộ. Có 79% chiều dài quốc lộ đạt tiêu chuẩn đường cấp IVmn-IIImn (02 làn xe); còn 21%, tương đương 185 km đường cấp Vmn, (01 làn xe) chưa đạt tiêu chuẩn theo quy hoạch quốc lộ giai đoạn đến năm 2020. Mật độ quốc lộ trên địa bàn tỉnh Sơn La đạt 6,3km/100 km2. Tỷ lệ mặt đường cứng hóa đạt 99,5%, trong đó thảm bê tông nhựa chiếm 47,2%, láng nhựa chiếm 48%, bê tông xi măng 4,3%, còn lại đường cấp phối chiếm 0,47%.

- Đường tỉnh: Có 19 tuyến với chiều dài 1.005,4 km, chiếm tỷ lệ 10,32% tổng chiều dài đường bộ, tăng 421,4 km so với năm 2010, gấp 1,14 lần so với hệ thống quốc lộ. Hệ thống đường tỉnh có quy mô chủ yếu là đường cấp Vmn (01 làn xe) chiếm 81,64%, một số ít đoạn qua khu đô thị đạt cấp IVmn (02 làn xe). Trên hệ thống đường tỉnh hiện còn 01 bến phà (Bến phà Nậm Ét trên ĐT.116 qua Sông Đà), 10 cầu yếu, 20 điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông cần khắc phục. Tỷ lệ đường tỉnh có quy mô 02 làn xe đạt 7,3%. Các tuyến đường tỉnh chủ yếu là đường láng nhựa (chiếm 96,5%), một số tuyến đường được đầu tư đưa vào khai thác đã lâu, chưa được cải tạo nâng cấp nên năng lực khai thác còn yếu so với nhu cầu hiện nay. Ngoài ra, trên tuyến vẫn còn 22km đường đất (ĐT.113 dài 12 km; ĐT.105 dài 4 km; ĐT.109 dài 6,0 km) chưa được đầu tư cứng hóa.

- Đường huyện: Có 135 tuyến với chiều dài 1.977,4 km, chiếm 20,3% tổng chiều dài đường bộ, tăng 471,8 km so với năm 2010. Tỷ lệ mặt đường cứng hóa đạt 68,0% (năm 2010 tỷ lệ này là 17,8%); còn khoảng 497,5 km đường đất và cấp phối; quy mô chủ yếu đạt cấp GTNT-A (theo tiêu chuẩn 22TCN 210-92).

- Đường đô thị: Có 326 tuyến với chiều dài 237,6 km chiếm 2,44% tổng chiều dài đường bộ, tỷ lệ cứng hóa đạt 100%, trong đó: Mặt đường bê nhựa 22,81 km, mặt đường BTXM 59,8 km; mặt đường láng nhựa 155,0 km.

- Đường xã: Có 1.481 tuyến với chiều dài 5.327,8 km chiếm 54,69% tổng chiều dài đường bộ, tỷ lệ cứng hóa đạt 35%, trong đó: Mặt đường láng nhựa 550,7 km; mặt đường BTXM 1.315,6 km, còn lại là đường đất và cấp phối; công trình thoát nước trên hệ thống đường xã cơ bản chưa được đầu tư kiên cố hóa.

- Đường chuyên dùng: Có 53 tuyến với chiều dài là 309,1 km, chiếm 3,17% tổng chiều dài đường bộ, tỷ lệ cứng hóa đạt 17,7% còn lại chủ yếu là đường đất.

1.2. Kết cấu hạ tầng hỗ trợ dịch vụ vận tải

- Bến xe khách: Theo quy hoạch điều chỉnh, bổ sung phát triển GTVT tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 được Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La phê duyệt tại Kế hoạch số 2105/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2017, trên địa bàn tỉnh Sơn La tổng số có 52 bến xe khách các loại. Hiện nay, có 11 bến xe khách đã được đầu tư chủ yếu tại trung tâm các huyện, thành phố, cụ thể: 01 Bến xe khách loại 2 (Bến xe khách Sơn La), 03 Bến xe khách loại 3 (Bến xe khách Quỳnh Nhai, Bến xe khách Cò Nòi, Bến xe khách số 1 Sông Mã), 04 Bến xe khách loại 4 (Bến xe khách Mộc Châu, Bến xe khách Phù Yên, Bến xe khách Mường La, Bến xe khách Hồng Tiên), 02 Bến xe khách loại 5 (Bến xe khách Bắc Yên, Bến xe khách Sốp Cộp), 01 Bến xe khách loại 6 (Bến xe khách Tà Hộc); còn lại 41 bến xe khách tại trung tâm các xã vẫn chưa được đầu tư xây dựng.

- Bãi đỗ xe tĩnh: Bãi đỗ xe tĩnh trên địa bàn toàn tỉnh được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 02 bãi đỗ xe (01 bãi đỗ xe tại tổ 1 Phường Quyết Tâm Km296 + 450, QL.6; 01 bến tại Km273+300, QL.6, huyện Mai Sơn). Hai bãi đỗ xe tĩnh này đã được đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2005-2010 đạt tiêu chuẩn quy định và cho các doanh nghiệp quản lý khai thác. Một số nơi xuất phát từ nhu cầu, tự hình thành điểm, bãi trông giữ xe ô tô tư nhân.

- Điểm đón, trả khách, biển báo, nhà chờ phục vụ hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt: Đến nay toàn tỉnh có 512 biển báo dừng, đón trả khách và 23 nhà chờ.

- Trung tâm cứu hộ đường bộ: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La chưa có Trung tâm cứu hộ đường bộ mà chỉ có một số phương tiện cứu hộ cá nhân mang tính tự phát chưa đảm bảo tính chuyên nghiệp và quy mô cần thiết, đáp ứng kịp thời khi có tình huống xảy ra.

- Trạm dừng nghỉ: Trên địa bàn toàn tỉnh chưa có trạm dng nghỉ cho các phương tiện và người tham gia giao thông được công bố hoạt động theo quy định. Hiện đang triển khai đầu tư xây dựng 02 trạm dừng nghỉ tại huyện Vân Hồ và Phù Yên. Ngoài ra, trên một số trục quốc lộ có phát sinh một số điểm dừng nghỉ do người dân xây dựng, khai thác, tuy nhiên chưa đảm bảo theo quy chuẩn.

2. Hiện trạng về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường bộ

2.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường bộ

- Đến hết năm 2021, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 111 tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh từ Sơn La đi 23 tỉnh, thành phố với 62 đơn vị vận tải trong và ngoài tỉnh tham gia khai thác; riêng tỉnh Sơn La có 09 đơn vị tham gia vận tải hành khách tuyến cố định khai thác trên 99 tuyến (70 tuyến liên tỉnh, 29 tuyến nội tỉnh) với 343 xe; 02 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt trên 06 tuyến xe buýt với 94 xe; 11 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi với 650 xe; 14 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng với 250 xe.

- Hoạt động vận tải hành khách đường bộ đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Siết chặt công tác quản lý vận tải; tăng cường kiểm tra dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình và camera; giám sát công tác tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho các lái xe và nhân viên phục vụ trên xe; cấp giấy phép kinh doanh vận tải và phù hiệu xe theo quy định; thực hiện đa dạng hóa các loại hình kinh doanh vận tải, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện đại hóa các phương tiện, đảm bảo hoạt động an toàn, thân thiện với môi trường, mỹ quan đô thị và giảm thiểu tai nạn giao thông. Nhìn chung chất lượng phục vụ vận tải hành khách ngày càng được nâng cao, từng bước tạo được hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp, làm hài lòng cho du khách và người dân.

2.2. Sản lượng hoạt động vận tải hành khách đường bộ:

Năm 2020, khối lượng vận chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh đạt 4,430 triệu lượt khách; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2020 đạt khoảng 5,03%/năm.

STT

Năm

Vận chuyển hành khách (HK)

Ghi chú

Triệu lượt HK

Triệu lượt HK.Km

1

2010

2,740

254,442

 

2

2011

2,674

250,959

 

3

2012

2,864

272,377

 

4

2013

3,012

286,470

 

5

2014

3,040

289,639

 

6

2015

3,081

294,667

 

Tăng trưởng bình quân 2011-2015

2,43%

3,04%

 

1

2016

3,316

318,202

 

2

2017

3,613

350,697

 

3

2018

4,160

386,624

 

4

2019

4,305

419,871

 

5

2020

4,430

430,490

 

Tăng trưởng bình quân 2016-2020

7,62%

7,91%

 

Tăng trưởng bình quân 2010-2020

5,03%

5,48%

 

Bảng 1: Khối lượng vận chuyển hành khách giai đoạn 2010-2020

2.3. Số lượng xe ô tô, xe mô tô trên địa bàn tỉnh

Đến hết năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 28.294 xe ô tô và 658.213 xe mô tô. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2021: Xe ô tô đạt khoảng 12,31%/năm, xe mô tô đạt khoảng 8,55%/năm.

2.4. Phương tiện kinh doanh vận tải hành khách đường bộ trên địa bàn tỉnh

- Vận tải hành khách theo tuyến cố định: Có 09 đơn vị vận tải trong tỉnh tham gia vận tải hành khách tuyến cố định khai thác trên 99 tuyến (70 tuyến liên tỉnh, 29 tuyến nội tỉnh) với 343 xe. Tốc độ tăng trưởng phương tiện bình quân giai đoạn 2017-2021 là: 0,47%/năm.

- Vận tải hành khách bằng xe buýt: Có 02 đơn vị tham gia vận tải hành khách bằng xe buýt trên 06 tuyến với 94 xe. Tốc độ tăng trưởng phương tiện bình quân giai đoạn 2017-2021 là: 14,1 %/năm.

- Vận tải hành khách bằng xe taxi: Có 11 đơn vị tham gia vận tải hành khách bằng xe taxi với 650 xe. Tốc độ tăng trưởng phương tiện bình quân giai đoạn 2017-2021 là: -0,76 %/năm.

- Vận tải hành khách bằng xe hợp đồng: Có 14 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng với 250 xe. Tốc độ tăng trưởng phương tiện bình quân giai đoạn 2017-2021 là: 8,48%/năm.

Năm

Loại phương tiện

2017 (số lượng xe)

2018 (số lượng xe)

2019 (số lượng xe)

2020 (số lượng xe)

2021 (số lượng xe)

Xe tuyến cố định

336

329

316

322

343

Xe buýt

50

62

82

92

94

Xe taxi

676

681

658

640

650

Xe hợp đồng

171

186

181

236

250

Tổng số

1.233

1.258

1.237

1.290

1.337

Bảng 2. Số lượng phương tiện vận tải hành khách giai đoạn 2017-2021

IV. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐẾN NĂM 2030

1. Dự báo về nhu cầu vận tải hành khách

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 giai đoạn 2020-2021, tuy nhiên Chính phủ đã có những chiến lược chống dịch hiệu quả, kèm theo đó đã ban hành Chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế cho giai đoạn 2022-2023 với nhiều giải pháp kích thích sự phục hồi và phát triển kinh tế, trong đó có chiến lược về tiêm chủng vắc xin và kiên định mở cửa nền kinh tế, hoạt động vận tải hành khách đang dần phục hồi và phát triển. Do đó, trong công tác dự báo vận tải hành khách bằng đường bộ thời gian tới như sau: Trên cơ sở thống kê khối lượng vận chuyển hành khách đường bộ giai đoạn 2016-20201, tốc độ tăng trưởng bình quân 05 năm là 7,78%; dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2022-2030 tăng từ 7%-9%/năm.

2. Định hướng phát triển số lượng phương tiện kinh doanh vận tải hành khách đến năm 2030

- Xác định số lượng phương tiện kinh doanh vận tải hành khách đảm bảo phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân và thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 dựa trên tình hình phát triển số phương tiện các năm trước đó.

- Đảm bảo tính hợp lý và đầy đủ về cơ cấu phương tiện giữa các loại hình kinh doanh vận tải, thúc đẩy phát triển kinh doanh vận tải bằng xe ô tô để gắn kết với mạng lưới vận tải hành khách bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không trên toàn quốc.

- Kiểm soát chặt chẽ sự phát triển về số lượng đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, khuyến khích các đơn vị đầu tư mở rộng quy mô hoạt động và phát triển thêm các đơn vị có quy mô đầu tư lớn và có năng lực thực sự về tài chính, quản lý điều hành; tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp phương tiện tham gia kinh doanh vận tải nhưng chưa được cấp phù hiệu để quản lý nhằm đảm bảo an toàn giao thông, trật tự xã hội, tạo điều kiện phát triển mạnh ngành du lịch, dịch vụ với chi phí vận tải hợp lý.

2.1. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định

- Số lượng phương tiện cụ thể hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Sơn La được xác định dựa trên Danh mục mạng lưới tuyến, công suất các bến xe khách trên địa bàn tỉnh được cơ quan có thẩm quyền công bố và trên cơ sở các tuyến đường, các khu dân cư, khu công nghiệp, bến xe mới được xây dựng đưa vào khai thác.

- Đối với tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh: Thực hiện khai thác tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh theo Danh mục chi tiết mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ Giao thông vận tải công bố tại Quyết định số 927/QĐ-BGTVT ngày 15/7/2022 và cập nhật định kỳ theo quy định. Mở mới các tuyến từ các bến xe khách trên địa bàn tỉnh Sơn La đi các bến xe khách các tỉnh, thành phố khác, nhằm kết nối tỉnh Sơn La với trung tâm các tỉnh, vùng miền kinh tế trong cả nước và dần dần thay thế các phương tiện cũ bằng phương tiện vận tải chất lượng cao với nhiều dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình.

- Đối với tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh: Thực hiện khai thác tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh theo Danh mục chi tiết mạng lưới tuyến vận tải hành khác cố định nội tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh công bố hàng năm theo quy định. Duy trì các tuyến đã mở và mở mới các tuyến kế nối từ các huyện, thành phố và các huyện, xã trên địa bàn tỉnh.

- Kế hoạch phát triển số lượng xe tuyến cố định đến năm 2030: Trên cơ sở thống kê số lượng xe tuyến cố định giai đoạn 2017-2021, tốc độ tăng trưởng bình quân 05 năm là 0,47%; dự báo tốc độ tăng trưởng xe tuyến cố định bình quân hàng năm giai đoạn 2022-2025 tăng từ 1%-2%/năm, giai đoạn 2026-2030 tăng từ 2%-3%/năm.

2.2. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt

- Tiếp tục mở các tuyến xe buýt phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, thành phố và các ngành. Đảm bảo kết nối nhng khu đô thị, công nghiệp, du lịch, trường học và các tuyến đường mới tới các điểm dân cư trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh liền kề, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân. Khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải đầu tư phương tiện chạy bằng nhiên liệu sạch hoặc năng lượng điện đảm bảo thân thiện môi trường.

- Củng cố và nâng cao chất lượng dịch vụ các tuyến xe buýt đang hoạt động, tăng tần suất và điều chỉnh các tuyến theo sự phát triển đô thị nhằm tăng khả năng thu hút hành khách. Tổ chức các tuyến khép kín trong nội thành, nội thị và hình thành các tuyến theo sự phát triển của các khu chức năng: Đô thị, công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch, di tích lịch sử văn hóa, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao...

- Thực hiện khai thác tuyến xe buýt theo Danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt được Ủy ban nhân dân tỉnh công bố hàng năm theo quy định.

- Kế hoạch phát triển số lượng xe buýt đến năm 2030: Trên cơ sở thống kê số lượng xe buýt giai đoạn 2017-2021, tốc độ tăng trưởng bình quân 05 năm là 14,4%/năm; dự báo tốc độ tăng trưởng xe bình quân hàng năm giai đoạn 2022-2025 tăng từ 15%-16%/năm, giai đoạn 2026-2030 tăng từ 16%-17%/năm.

2.3. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

- Phát triển số lượng xe taxi hợp lý, đồng bộ về cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải. Ưu tiên phát triển mạng lưới vận tải hành khách bằng xe taxi tại các đô thị, khu du lịch. Chú trọng nâng cao chất lượng phương tiện vận tải theo hướng đảm bảo an ninh, an toàn, hiện đại, chất lượng, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch.

- Khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải: Đầu tư phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch (năng lượng điện và khí hóa lỏng), phương tiện hỗ trợ cho người khuyết tật phù hợp với từng giai đoạn phát triển; cải tạo khoang ngăn giữa lái xe và hành khách phù hợp để tăng tính an toàn cho lái xe khi tham gia vận tải; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành vận tải như ứng dụng gọi xe bằng điện thoại thông minh (smartphone)...

- Kế hoạch phát triển số lượng xe taxi đến năm 2030: Trên cơ sở thống kê số lượng xe taxi giai đoạn 2017-2021, tốc độ tăng trưởng bình quân 05 năm là - 0,76%/năm; dự báo tốc độ tăng trưởng xe bình quân hàng năm giai đoạn 2022-2025 tăng từ 1%-2%/năm, giai đoạn 2026-2030 tăng từ 2%-3%/năm.

2.4. Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng, xe du lịch

- Phát triển mạng lưới vận tải hành khách bằng xe hợp đồng, xe du lịch đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng, xe du lịch.

- Đầu tư đổi mới phương tiện vận chuyển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn, thuận lợi cho người dân và khách du lịch khi sử dụng xe hợp đồng, xe du lịch.

- Kế hoạch phát triển số lượng xe hợp đồng, xe du lịch đến năm 2030: Trên cơ sở thống kê số lượng xe hợp đồng giai đoạn 2017-2021, tốc độ tăng trưởng bình quân 05 năm là 8,48%/năm; dự báo tốc độ tăng trưởng xe bình quân hàng năm giai đoạn 2022-2025 tăng từ 9%-10%/năm, giai đoạn 2026-2030 tăng từ 10%-11%/năm.

Năm

Loại phương tiện

2022

(số lượng xe)

2025

(số lượng xe)

2030

(số lượng xe)

Xe tuyến cố định

348

364

411

Xe buýt

108

167

358

Xe taxi

659

689

780

Xe hợp đồng, xe du lịch

273

359

592

Tổng số

1.388

1.579

2.141

Bảng 3. Kế hoạch phát triển phương tiện VTHK giai đoạn 2022-2030

V. TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH

Để Kế hoạch phát triển và quản lý phương tiện kinh doanh vận tải hành khách đảm bảo phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân và thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2030 được triển khai thực hiện có hiệu quả và đạt yêu cầu đề ra, yêu cầu các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

1. Sở Giao thông vận tải

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân các huyện, thành phố và các cơ quan đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ; Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ Giao thông vận tải và các quy định pháp luật có liên quan.

- Căn cứ vào lộ trình để chủ động giải quyết tăng, giảm số lượng phương tiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

- Tham mưu, đề xuất các nội dung liên quan về công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo quy định.

- Căn cứ Kế hoạch này và tình hình thực tế, nhu cầu đi lại của hành khách, tham mưu điều chỉnh số lượng phương tiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân, thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông và đáp ứng nhu cầu kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông và các phòng, đơn vị chuyên môn có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định.

- Phối hợp Cục Thuế tỉnh cung cấp thông tin về các tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô mới được thông báo khai thác tuyến thành công đi vào hoạt động; chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, các đơn vị quản lý, khai thác bến xe khách thực hiện việc cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động của phương tiện vận tải hành khách bằng xe ô tô cho cơ quan thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

2. Công an tỉnh

- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thành phố tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm đối với các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông; trong đó, chú trọng các phương tiện hoạt động vận tải hành khách nhưng không được cấp phù hiệu.

- Chủ trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải, Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh và các địa phương, cơ quan quản lý đường bộ có liên quan triển khai thực hiện Đề án đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh, trật tự và xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh (theo Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 19/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính ”).

3. Sở Y tế

Chỉ đạo các Cơ sở y tế nâng cao chất lượng việc khám sức khỏe cho người lái xe; xây dựng kế hoạch thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin đkhám sức khỏe và cung cấp hồ sơ, giấy khám sức khỏe điện tử cho lái xe và chia sẻ, tích hợp với cơ sở dữ liệu sức khỏe của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) trên Cổng dịch vụ công Quốc gia; phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các kế hoạch về kiểm tra, xử lý lái xe liên quan việc lái xe sử dụng chất ma túy, các chất kích thích khác.

4. Sở Xây dựng

Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quy hoạch đô thị đảm bảo quỹ đất dành để xây dựng hệ thống bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, vị trí đón, trả khách cho phương tiện vận tải hành khách công cộng.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông báo, đài tăng cường công công tác tuyên truyền về các nội dung tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ và Kế hoạch này; phản ánh các vụ việc liên quan đến công tác quản lý phương tiện kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền cho mọi tầng lớp người dân được biết.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo kinh doanh vận tải hành khách không đúng quy định (của các tổ chức, cá nhân không có giấy phép đăng ký kinh doanh) trên các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử.

6. Cục Thuế tỉnh

- Tiếp tục hỗ trợ các đơn vị kinh doanh vận tải triển khai thực hiện hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

- Chủ động phối hợp Sở Giao thông vận tải cập nhật thông tin của các tổ chức, cá nhân phát sinh hoạt động kinh doanh vận tải để thực hiện quản lý thu thuế kịp thời.

- Thực hiện công tác Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước tại địa phương phối hợp với Sở Giao thông vận tải triển khai thực hiện Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quy hoạch đô thị đảm bảo quỹ đất dành cho xây dựng hệ thống bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, vị trí đón, trả khách cho phương tiện vận tải hành khách.

- Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để triển khai các nội dung: Xác định, xây dựng và quản lý hệ thống bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, vị trí đón, trả khách cho phương tiện vận tải hành khách trên địa bàn quản lý.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức, triển khai có hiệu quả Kế hoạch này.

2. Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch này, tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

3. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải tổng hợp) điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giao thông vận tải (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);

- Chủ tịch UBND tỉnh (báo cáo);
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- Cục Thuế tỉnh
- VP ATGT tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Trung tâm thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, KT(Toàn), 25b.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Minh

 



1 Năm 2021, hoạt động vận tải hành khách phải tạm ngừng hoạt động trong thời gian dài do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 dẫn đến sản lượng vận ti hành khách sụt giảm mạnh do đó không đưa sản lượng hành khách năm 2021 vào làm số liệu đánh giá để tránh dự báo sai số lớn.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 227/KH-UBND ngày 14/09/2022 về phát triển và quản lý phương tiện kinh doanh vận tải hành khách đảm bảo phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân và thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.919

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.16.36
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!