Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1039/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Lê Hồng Vinh
Ngày ban hành: 29/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1039/KH-UBND

Nghệ An, ngày 29 tháng 12 năm 2023

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2024, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện Kế hoạch số 689/KH-UBATGTQG ngày 19/12/2023 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về triển khai Năm an toàn giao thông 2024 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2024 (sau đây viết tắt là TTATGT) trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Nâng cao vai trò trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các địa phương, đơn vị, người phụ trách công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; từng bước nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông và xây dựng văn hóa giao thông trong toàn dân.

2. Phấn đấu kìm giữ và giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với năm 2023.

3. Phòng ngừa, hạn chế tai nạn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, không để xảy ra ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm, tại các đô thị.

II. YÊU CẦU

1. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc trong công tác bảo đảm TTATGT, việc triển khai thực hiện phải nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp trên toàn tỉnh từ cấp cơ sở xã, phường đến cấp huyện và cấp tỉnh, triển khai ngay từ tháng đầu năm 2024.

2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể có lãnh đạo là thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh phải xây dựng kế hoạch hoạt động đảm bảo an toàn giao thông và bố trí ngân sách phù hợp chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn của đơn vị, địa phương, đảm bảo tiết kiệm, tránh hình thức. Tập trung các nguồn lực xử lý các điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông, hạn chế phát sinh các điểm ùn tắc giao thông.

3. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT; quán triệt nhiệm vụ đến từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tuyệt đối tuân thủ pháp luật về TTATGT, từng bước xây dựng văn hóa giao thông an toàn; gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị thực thi công vụ.

4. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác bảo đảm TTATGT, trước hết là chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học dữ liệu trong quản lý điều hành vận tải, điều khiển giao thông, tuyên truyền an toàn giao thông; giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm về TTATGT.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Để thực hiện được mục tiêu trên, các cơ quan thành viên của Ban An toàn giao thông tỉnh, Ban An toàn giao thông cấp huyện, tập trung thực hiện tốt 08 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 23/5/2023 của Ban Bí Thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình mới; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 1763-CV/TU ngày 08/3/2023 của Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc chấp hành pháp luật về TTATGT trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch 205-KH/TU ngày 04/10/2023 của Tỉnh ủy về triển khai Chỉ thị 23-CT/TW ngày 23/5/2023 của Ban Bí thư; Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 20/01/2022 triển khai thực hiện Nghị quyết 27/2021/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh quy định một số biện pháp tăng cường, giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm HLATGT đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022- 2025; Kế hoạch số 335/KH-UBND ngày 27/5/2022 về triển khai Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 5/4/2022 của Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 -2025; Kế hoạch 328/KH-UBND ngày 16/5/2023 triển khai Chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ...

2. Đổi mới và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT đảm bảo phù hợp với từng khu vực, địa bàn, lứa tuổi và vùng miền nhất là lao động tự do, thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên... nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của mỗi người dân phải có ý thức tự bảo vệ mình và trách nhiệm bảo vệ người khác khi tham gia giao thông, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản trị thông tin truyền thông để phát hiện, dự báo các xu hướng thông tin tích cực và tiêu cực, có lợi và bất lợi cho công tác chỉ đạo điều hành về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đảm bảo nghiêm minh, kịp thời và hiệu quả, trọng tâm là xử lý các vi phạm là nguyên nhân xẩy ra tai nạn giao thông và các vi phạm về kết cấu hạ tầng giao thông.

4. Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm đảm bảo chất lượng hiệu quả; rà soát để điều chỉnh, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; tăng cường công tác bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; xóa bỏ lối đi tự mở trái phép qua đường sắt; ngăn ngừa, xử lý hoạt động lấn chiếm tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa.

5. Tập trung chỉ đạo triển khai công tác giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, chỉnh trang đô thị theo Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 20/01/2022 của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết số 27/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về quy định một số biện pháp tăng cường giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2025.

6. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, đặc biệt là bằng xe buýt, vận tải khách liên tỉnh, xe cứu thương. Rà soát, điều chỉnh tần suất, lộ trình, điểm dừng đỗ xe buýt đảm bảo khoa học, hợp lý, phục vụ nhu cầu của nhân dân và đảm bảo trật tự, an toàn trong lĩnh vực vận tải.

7. Chỉ đạo siết chặt quản lý về công tác đăng ký, đăng kiểm, đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo thuận tiện phục vụ tốt cho Nhân dân; kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện hoán cải, thay đổi kết cấu kích thước của xe để vi phạm trong việc chở hàng quá tải trọng; kiên quyết xử lý các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe vi phạm quy định về quản lý.

8. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu nạn nhân và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; tập huấn kỹ năng sơ cứu tai nạn giao thông cho nhân viên y tế cơ sở, lực lượng thực thi pháp luật và người tham gia giao thông.

IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Ngoài những nhiệm vụ thường xuyên, yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ, quyết liệt một số trọng tâm công tác được phân công cụ thể tại.

(Phụ lục nhiệm vụ kèm theo)

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị và địa phương theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành và các nguồn huy động hợp pháp khác.

2. Căn cứ nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị xây dựng dự toán chi thực hiện Kế hoạch trên, tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách Nhà nước hàng năm, gửi cơ quan Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, tổng hợp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

3. Ban An toàn giao thông tỉnh, các Sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố, thị xã huy động các nguồn vốn hợp pháp khác từ các nhà tài trợ, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ kế hoạch này, yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2024 và phân công trách nhiệm cụ thể đến từng tổ chức, cá nhân để triển khai thực hiện nghiêm túc và gửi Kế hoạch về Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh trước ngày 20/01/2024.

2. Định kỳ hàng quý tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả thực hiện về Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia theo quy định.

3. Kết thúc năm, UBND tỉnh sẽ tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện, đồng thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo quy định.

4. Giao Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp với các Thành viên Ban an toàn giao thông tỉnh thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và UBND tỉnh theo quy định./.


Nơi nhận:
- UBATGTQG;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- CVP, PCVP NC UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh là thành viên Ban an toàn giao thông tỉnh;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Lưu: VT, NC (TP, Hà).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Vinh

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG CÁC NHIỆM VỤ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2024 CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG, CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN
(Kèm theo Kế hoạch số: 1039/KH-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2023 của UBND tỉnh)

TT

Nhiệm vụ, giải pháp

Thời gian thực hiện

1

Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh

1

Chủ trì tham mưu xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua bảo đảm TTATGT năm 2024; tham mưu các giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông hạn chế tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Quý I

2

Chủ trì tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các địa phương, đơn vị liên quan trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo các nội dung, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh đã ban hành. Đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện Năm An toàn giao thông 2024.

Hàng quý

3

Chủ trì tham mưu UBND tỉnh thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai công tác bảo đảm TTATGT; giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông theo nội dung Kế hoạch này và Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 20/01/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết 27/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về quy định một số biện pháp tăng cường giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2025; phúc tra lại các điểm tồn tại do Đoàn liên ngành kiểm tra theo Quyết định 3531/QĐ-UBND ngày 30/10/2023 đã chỉ ra

Hàng quý

4

Chủ động nắm bắt tình hình để tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp lễ, tết và các vấn đề nóng, nổi cộm, bất cập, phòng ngừa tai nạn giao thông.

Thường xuyên

5

Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng; chú trọng tuyên truyền trong học sinh, sinh viên, lao động tự do và công nhân lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông, vận động toàn dân xây dựng văn hóa tham gia giao thông an toàn và thân thiện môi trường; xây dựng, phát hành thống nhất các tài liệu trực quan (video, bảng Led, pa no, bút gắn tờ rơi, móc khóa, băng rôn, tờ rơi,....) để tuyên truyền thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh.

Thường xuyên

6

Chủ trì phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội xây dựng, đánh giá và nhân rộng các mô hình “An toàn giao thông” tiêu biểu tại các địa bàn cơ sở; xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn, cung cấp một số trang thiết bị phục vụ tuyên truyền an toàn giao thông...; Tổ chức học tập xây dựng các mô hình an toàn giao thông tại các tỉnh có thể mạnh về hoạt động an toàn giao thông.

Quý II

7

Phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho công nhân trong các khu công nghiệp, các công ty có đông công nhân lao động.

Thường xuyên

8

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn để đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trong các trường học; chỉ đạo nhân rộng thêm ít nhất 05 mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”, “Cổng trường an toàn văn minh” trong giai đoạn mới để đánh giá, nhân rộng...

Đầu năm học mới

9

Phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh và các cơ quan báo chí duy trì và nâng cao hiệu quả các chuyên trang, chuyên mục, tin, bài an toàn giao thông, trọng tâm là cảnh báo nguy cơ, hậu quả, nguyên nhân tai nạn, ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

Thường xuyên

10

Chủ trì tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông theo chuyên đề như: xây dựng văn hóa giao thông; quy định xử lý vi phạm về tốc độ, nồng độ cồn, ma túy đối với người điều khiển phương tiện; quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe đạp điện...

Thường xuyên

11

Phối hợp với Hội chữ thập đỏ đào tạo kỹ năng sơ cấp cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông.

Quý II, III

12

Chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị lập dự án tổ chức sửa chữa một số hệ thống đèn tín hiệu giao thông, đèn chớp vàng cảnh báo tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh. Sửa chữa, thay thế, bổ sung các biển tuyên truyền, biển cảnh báo tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh;

Quý II, III

13

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo đảm trật tự ATGT qua các chương trình phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp

Thường xuyên

14

Tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết về an toàn giao thông hàng quý và tổng kết năm. Tổ chức tập huấn, hội thảo chuyên đề nhằm nâng cao năng lực tham mưu triển khai nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông cho Ban ATGT cấp huyện, cấp xã.

Hàng quý

15

Chủ trì phối hợp với các địa phương rà soát tham mưu triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các nút giao giữa đường nhánh ra đường chính (đèn chớp vàng, sơn gờ giảm tốc, biển cảnh báo, mở rộng nút của...).

Cả năm

16

Chủ trì phối hợp với các địa phương, đơn vị khảo sát tham mưu phương án xử lý khắc phục các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông và thực hiện việc lắp đặt bổ sung hệ thống thiết bị phụ trợ an toàn giao thông như: đèn tín hiệu giao thông, biển báo, biển tuyên truyền, gờ giảm tốc độ từ đường nhánh ra đường chính; các giải pháp tổ chức giao thông tại các nút giao thông trọng điểm...

Thường xuyên

17

Theo dõi, đôn đốc các đơn vị, địa phương triển khai các nhiệm vụ bảo đảm trật tự, ATGT tại các đường ngang, lối đi tự mở giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường sắt.

Thường xuyên

18

Đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai Kế hoạch số 335/KH-UBND ngày 27/5/2022 về triển khai Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 5/4/2022 của Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 -2025.

19

Chủ trì phối hợp với các địa phương chỉ đạo chấn chỉnh công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, nhất là tại các bến đò, địa điểm du lịch sông nước, hồ thủy điện... Rà soát và cấp bổ sung thiết bị cứu sinh như: (áo phao, phao tròn, thiết bị nổi) đảm bảo ATGT đường thủy nội địa.

Quý II

20

Tham mưu UBND tỉnh thành lập các đoàn liên ngành hoặc chủ trì phối hợp với các sở, ngành là thành viên Ban ATGT tỉnh, tổ chức kiểm tra đột xuất, định kỳ công tác bảo đảm trật tự, ATGT để nắm bắt tình hình thực tế việc triển khai thực hiện tại các địa phương, đơn vị nhằm tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời, đồng bộ trong công tác bảo đảm trật tự ATGT.

Trong năm

21

Tổng hợp kết quả, đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng có liên quan, báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xử lý.

Quý IV

II

Sở Giao thông vận tải (GTVT)

1

Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công, bảo đảm chất lượng các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng đến công tác bảo đảm an toàn giao thông, nhất là các dự án trọng điểm như: Triển khai thi công mới dự án Đường tránh thị trấn Nam Đàn; Đường ven biển từ Nghi Sơn đến Cửa Lò đoạn Km7 - Km76, đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò (giai đoạn 2); Đường giao thông nối Quốc lộ 7C (Đô Lương) đến đường Hồ Chí Minh (Tân Kỳ),...

Thường xuyên

2

Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh chỉ đạo triển khai kế hoạch vận tải khách, hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân năm 2024.

Tháng 1

3

Chủ trì tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết 02 năm thực hiện Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 20/01/2022 của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết số 27/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về quy định một số biện pháp tăng cường giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt giai đoạn 2022-2025; ghi nhận phát huy kết quả đạt được; chấn chỉnh, khắc phục các vấn đề còn tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện.

Quý I

4

Tham mưu UBND tỉnh báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về trật tự an toàn giao thông từ năm 2009-2023 theo Nghị quyết số 838/UBTVQH15 ngày 02/8/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quý I

5

Tham mưu UBND tỉnh xây dựng quy chế, cơ chế quản lý vận hành (chi phí thường xuyên, sửa chữa, thay thế, bổ sung...) hệ thống đèn tín hiệu giao thông được lắp đặt trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh.

Quý II

6

Chủ trì theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch số 235/KH-UBND , ngày 27/4/2021 của UBND tỉnh về xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1146/QĐ-BGTVT ngày 15/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Thường xuyên

7

Chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan rà soát lập phương án xử lý các “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông tại các nút giao giữa đường nhánh ra đường chính như mở rộng tầm nhìn, làm gờ giảm tốc, bổ sung biển báo giao thông, biển cảnh báo, biển chỉ dẫn.... trên các tuyến đường quản lý; tham mưu các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến trọng điểm trong đó chú trọng trên tuyến trọng điểm có tai nạn giao thông gia tăng như: Quốc lộ 48; Quốc lộ 15; đường ven biển...

Thường xuyên

8

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án xây dựng công trình giao thông do Sở làm chủ đầu tư; phối hợp các đơn vị, địa phương sớm hoàn thành các dự án trọng điểm, như: Đường bộ cao tốc Bắc - Nam; cảng hàng không Vinh, cảng Cửa Lò; các dự án ODA, dự án đường vào trung tâm các xã, đường vùng nguyên liệu, đường đô thị, đường du lịch, đường cứu hộ cứu nạn trong vùng lũ, các bến khách ngang sông, các cầu qua sông thay thế các bến đò.

Thường xuyên

9

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, trọng tâm là các quy định mới của pháp luật về trật tự an toàn giao thông và Nghị quyết 27/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh và Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 20/01/2022 của UBND tỉnh.

Quý II, IV

10

Tăng cường tham mưu các giải pháp chấn chỉnh nâng cao dịch vụ, chất lượng phương tiện xe buýt để tăng sức cạnh tranh và chất lượng phục vụ nhân dân; đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (GSHT) để phục vụ công tác quản lý vận tải, xử lý vi phạm và xây dựng cơ sở dữ liệu ngành. Phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, di dời, bổ sung, điều chỉnh các điểm đón trả khách tuyến cố định, điểm dừng xe buýt bất cập gây ách tắc giao thông hoặc không phù hợp khi có kiến nghị, đề xuất của các tổ chức, cá nhân liên quan.

Thường xuyên

11

Tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động đăng kiểm xe cơ giới đường; chú trọng kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, đặc biệt là đối với xe ô tô chở khách có cự ly hoạt động trên 100km, xe chở học sinh, xe chở công nhân và các loại xe ô tô tải tự đổ (xe ben) thay đổi kích thước thành, thùng nhằm chở hàng quá tải; có giải pháp nhằm ngăn chặn các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu trong đăng kiểm xe cơ giới.

Thường xuyên

12

Tăng cường quản lý nhà nước về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; thực hiện nghiêm túc, đúng quy định việc giám sát, lưu trữ, quản lý dữ liệu camera trong quá trình tổ chức sát hạch tại các trung tâm sát hạch lái xe; rà soát, giám sát, kiểm tra (Giấy khám sức khỏe người lái xe, thời gian và số km lái xe an toàn) nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo lái xe cơ giới đường bộ nhất là đối với các hạng đào tạo B2,C,D,E,FC, đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng thiết bị giám sát học thực hành lái xe trên đường đối với xe ô tô tập lái (thiết bị DAT) để phục vụ công tác quản lý đào tạo lái xe; áp dụng công nghệ trong kiểm soát, nhận dạng học viên dự sát hạch cấp giấy phép lái xe nhằm ngăn chặn việc sử dụng công nghệ để tác động vào các phần thi.

Thường xuyên

13

Chỉ đạo thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành giao thông vận tải theo kế hoạch và đột xuất, trong đó tập trung vào các nội dung: kiểm soát tải trọng phương tiện, hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, hoạt động kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ, hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo trì công trình đường bộ. Chỉ đạo sử dụng hiệu quả bộ cần kiểm soát tải trọng xe đã được trang cấp để kiểm soát hiệu quả tải trọng phương tiện trên địa bàn.

Thường xuyên

14

Tiếp tục có văn bản hướng dẫn thủ tục cấp Giấy phép mở cảng, bến thủy nội địa; thủ tục đăng ký quản lý phương tiện thủy nội địa, hướng dẫn việc phân cấp đăng ký quản lý phương tiện thủy nội địa cho UBND cấp huyện...

Thường xuyên

15

Rà soát các quy định của pháp luật để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, các cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa về các thủ tục về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa, đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa. Tăng cường phối hợp với các đơn vị chức năng của địa phương triển khai thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm khi phát hiện các vi phạm của bến khách ngang sông, cảng, bến khách, phương tiện thủy nội địa.

Thường xuyên

16

Tham mưu triển khai có hiệu quả nội dung Quyết định số 47/2022/QĐ-UBND ngày 20/9/2022 của UBND tỉnh quy định về quản lý, bảo vệ và xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Thường xuyên

17

Chủ trì phối hợp Ban ATGT tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết đánh giá kết quả 02 năm thực hiện Kế hoạch số 335/KH-UBND ngày 27/5/2022 về triển khai Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 5/4/2022 của Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 -2025.

Quý III

III

Công an tỉnh

1

Chỉ đạo Công an các địa phương, đơn vị duy trì kết quả và tiếp tục triển khai các đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông đảm bảo trật tự công cộng, trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh.

Quý I

2

Tăng cường tổ chức tuần tra, kiểm soát kết hợp lựa chọn thay đổi các chuyên đề nổi cộm về vi phạm TTATGT để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, trong đó tập trung xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT như: xe chở quá khổ, quá tải; vi phạm quy định về nồng độ cồn; điều khiển phương tiện mà trong cơ thể có chất ma túy; không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; đưa phương tiện không đảm bảo ATKT tham gia giao thông,...nhất là trong dịp lễ, Tết, dịp diễn ra các sư kiên chính trị, xã hội lớn trên địa bàn tỉnh.

Thường xuyên

3

Duy trì lực lượng chỉ huy, điều khiển giao thông tại các tuyến, giao lộ trọng điểm, phức tạp về TTATGT, không để xảy ra ùn tắc giao thông, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt. Đón, dẫn và bảo vệ tuyệt đối an toàn các đoàn Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Nghệ An, bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội lớn trên địa bàn.

Thường xuyên

4

Chủ động phối hợp các ban, ngành, đoàn thể xây dựng các hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp về công tác đảm bảo TTATGT trong tình hình mới, thường xuyên chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân khi tham gia giao thông trong tình hình mới.

Thường xuyên

5

Chỉ đạo lực lượng chức năng, đặc biệt là lực lượng Công an tại cơ sở nắm bắt tình hình vi phạm phạm pháp luật về TTATGT trên địa bàn các vùng miền núi, nông thôn như: xe chở quá khổ, quá tải; đưa xe công nông, tự chế 3, 4 bánh, xe hết niên hạn sử dụng tham gia giao thông; người ngồi trên mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; người chưa đủ tuổi hoặc không có giấy phép lái xe điều khiển phương tiện tham gia giao thông,... để có phương án huy động lực lượng xử lý, nâng cao nhận thức pháp luật về ATGT của người dân trên địa bàn.

Thường xuyên

6

Chủ động rà soát, đánh giá hiện trạng các tuyến giao thông để kiến nghị xây dựng phương án tổ chức lại giao thông theo từng tuyến, nhất là các tuyến giao thông phức tạp nhằm kịp thời khắc phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông, giải quyết các “điểm đen”, các tuyến giao thông phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Quý II

7

Thường xuyên gửi thông báo cho các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp về tình trạng cán bộ, đảng viên thuộc quyền vi phạm TTATGT để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, xử lý.

Thường xuyên

8

Tổ chức các chuyên đề kiểm soát tải trọng phương tiện; xử lý vi phạm về nồng độ cồn, ma túy để phân tích kỹ nguyên nhân, chủ động bố trí lực lượng tăng cường nắm chắc tình hình tuyến, địa bàn, đổi mới phương thức hoạt động tuần tra kiểm soát, tập trung tuyến đường, địa bàn thường xảy ra tai nạn giao thông để kịp thời phát hiện xử lý vi phạm; gắn với tuyên truyền theo chiều sâu, nhất là các trường hợp không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn, ma túy để người dân đồng thuận, ủng hộ.

Thường xuyên

9

Chỉ đạo lực lượng Công an các địa phương trong quá trình điều tra, giải quyết vụ TNGT ngoài xác định nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn, cần xem xét xác minh, làm rõ các nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân sâu xa có liên quan đến trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước liên quan tới an toàn giao thông: kết cấu hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông, vận tải, phương tiện, nhân tố con người (giáo dục, đào tạo, sát hạch, sức khỏe lái xe).

Thường xuyên

10

Chỉ đạo Công an các địa phương xây dựng kế hoạch huy động lực lượng Công an chính quy cấp xã tham gia kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng để phát hiện, xử lý ngăn chặn ngay từ đầu các hành vi vi phạm khi mới phát sinh tại địa bàn cơ sở; chú trọng xử lý nghiêm các lỗi vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông, vi phạm hành lang an toàn giao thông, vỉa hè đô thị.

Quý II

IV

Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh

1

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong lực lượng quân đội; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng phương tiện cá nhân trong đơn vị; thực hiện kiểm tra tình trạng kỹ thuật của phương tiện trong cơ quan, đơn vị.

Thường xuyên

2

Chỉ đạo lực lượng kiểm soát quân sự thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật, Điều lệnh, Điều lệ Quân đội đối với quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động và phương tiện quân sự hoạt động ngoài doanh trại.

Thường xuyên

3

Chỉ đạo lực lượng kiểm tra xe quân sự phối hợp kiểm soát quân sự các cấp tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng phương tiện cá nhân ngay từ trong đơn vị. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông và tai nạn giao thông do lỗi chủ quan, gây hậu quả nghiêm trọng. Chấn chỉnh tình trạng vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông của cán bộ, quân nhân trong quân đội.

Thường xuyên

4

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng của địa phương kiểm soát tải trọng xe quân sự trong hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa, xử lý nghiêm các đối tượng sử dụng biển số xe quân sự hoạt động trái phép.

Thường xuyên

V

Sở Xây dựng

1

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã quản lý công tác quy hoạch và xây dựng đô thị, bảo đảm các kết nối giao thông, bảo đảm các công trình xây dựng lớn khi kết nối trực tiếp ra đường đô thị, quốc lộ và tỉnh lộ không gây gia tăng ùn tắc, tai nạn giao thông.

Thường xuyên

2

Thường xuyên phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức kiểm tra chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị trong các quy hoạch phải chú trọng đến yếu tố bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo quy định.

3

Phối hợp với các đơn vị liên quan (khi có yêu cầu) thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền về xây dựng và quản lý xây dựng dọc hành lang các tuyến quốc lộ trọng điểm đi qua địa bàn các đô thị; các tuyến đường đô thị.

Thường xuyên

4

Quá trình tổ chức thẩm định quy hoạch xây dựng (theo phân cấp) đối với các dự án có chức năng như: trung tâm thương mại, trường học, khu chung cư, khu công nghiệp... yêu cầu chủ đầu tư dự án phải bố trí quỹ đất dành cho bãi đậu xe; điểm dừng đỗ xe và ranh giới dự án nằm ngoài phạm vi hành lang giao thông đường bộ...nhằm đảm bảo an toàn giao thông trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng.

Thường xuyên

5

Quản lý công tác quy hoạch và xây dựng đô thị, bảo đảm các kết nối giao thông, công trình an toàn giao thông tiếp cận cho người khuyết tật và an toàn cho đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương; bảo đảm các công trình xây dựng lớn khi kết nối trực tiếp ra đường đô thị, quốc lộ và tỉnh lộ không gây gia tăng ùn tắc, tai nạn giao thông.

Thường xuyên

6

Phối hợp với UBND thành phố Vinh và các Sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh các biện pháp tổ chức giao thông, quy hoạch các điểm dừng, đỗ xe, mở lối rẽ; xây dựng hầm chui, cầu vượt và phân làn, phân luồng giao thông trên địa bàn thành phố Vinh.

Quý II

7

Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và UBND cấp huyện (khi có yêu cầu) kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về quy hoạch và xây dựng trên hành lang an toàn giao thông đường bộ.

Thường xuyên

VI

Sở Giáo dục và Đào tạo

1

Xây dựng kế hoạch triển khai năm an toàn giao thông 2024 trong hệ thống giáo dục; chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục An toàn giao thông cho học sinh, sinh viên trong dịp nghỉ tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân năm 2024; trong các dịp cao điểm 30/4, dịp nghỉ hè, kỳ thi THPT Quốc gia năm 2024 và phát động “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh tới trường- tháng 9/2024.

Quý I

2

Tiếp tục chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn giao thông cho học sinh. Kiểm tra, rà soát việc ký cam kết không vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đối với các trường học, cơ sở giáo dục, đặc biệt là cam kết không sử dụng (hoặc thuê) các phương tiện không đảm bảo điều kiện về ATGT để đưa, đón học sinh.

Thường xuyên

3

Chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục tăng cường thực hiện biện pháp tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên, nâng cao ý thức của các em học sinh và phụ huynh khi đưa đón học sinh.

Thường xuyên

4

Phối hợp với Thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” tiêu biểu, nhân rộng đến các trường học trên địa bàn tỉnh.

Quý II, III

5

Phối hợp với Công an các cấp, các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, ATGT, nâng cao kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh các cấp.

Đầu năm học mới

VII

Sở Tài chính

1

Trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2024 theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.

Quý l

2

Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải hoàn thành các thủ tục để cấp phát các nguồn kinh phí đối với hoạt động quản lý, bảo trì đường bộ địa phương; tham mưu UBND tỉnh cấp phát kinh phí hoạt động cho các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT theo quy định.

Thường xuyên

3

Phối hợp với Ban an toàn giao thông tỉnh tham mưu cấp kinh phí hoạt động bảo đảm an toàn giao thông cho các địa phương, đơn vị; kinh phí xử lý đột xuất trong công tác bảo đảm trật tự ATGT.

Thường xuyên

4

Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tham mưu nguồn kinh phí lắp đặt bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đèn tín hiệu giao thông đã xuống cấp trên địa bàn tỉnh.

Quý II

VIII

Sở Tài Nguyên và Môi trường

1

Tổ chức thực hiện công tác rà soát, chỉnh lý biến động đất liên quan đến các tuyến giao thông sau khi hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng và sau giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông.

Cả năm

2

Chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản (cát, sỏi) trên đường thủy nội địa nghiêm chỉnh thực hiện việc cắm mốc các điểm mỏ theo quy định, nhất là mốc nổi. Đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ các quy định trong quá trình khai thác.

Quý II

3

Chấn chỉnh việc giao đất cho thuê đất và sử dụng đất đai vi phạm quy định về bảo vệ hành lang ATGT đường sắt.

Quý I

IX

Sở Thông tin và Truyền thông

1

Tổ chức sơ kết, đánh giá việc triển khai Kế hoạch số 398/KH-UBND , ngày 21/7/2021 về tổ chức tuyên truyền pháp luật về ATGT trên hệ thống thông tin đại chúng giai đoạn 2021-2025, để tiếp tục tham mưu, hướng dẫn việc triển khai thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Quý II, III

2

Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn, Cổng thông tin điện tử tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT, chống ùn tắc giao thông; biểu dương các hình ảnh đẹp xây dựng văn hóa giao thông; lên án, phê phán các hành vi gây rối, có ảnh hưởng tiêu cực đến an toàn giao thông để kịp thời chấn chỉnh, xử lý.

Thường xuyên

3

Tiếp tục nhân rộng các mô hình tuyên truyền hiệu quả như: Báo chí viết về an toàn giao thông; tham mưu tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, thi tuyên truyền về An toàn giao thông trên mạng Internet”.

Quý II

X

Sở Y tế

1

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành rà soát, nghiên cứu nâng cao năng lực các cơ sở y tế hiện có, đảm bảo khả năng cấp cứu tai nạn giao thông theo quy định, ứng trực 24/24h tại các bệnh viện đa khoa cấp huyện, trạm y tế xã, phường, đồng thời xây dựng mạng lưới thông tin hiện đại, đảm bảo khả năng tiếp cận nạn nhân tai nạn giao thông trong thời gian không quá 30 phút kể từ khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu.

Thường xuyên

2

Chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong việc xây dựng hệ thống cấp cứu y tế 115 trên toàn tỉnh; phối hợp phát triển mô hình đội, nhóm sơ cứu tai nạn giao thông bằng mô tô, xe gắn máy.

Thường xuyên

3

Chủ trì thống kê số liệu về số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông được cứu chữa tại các cơ sở y tế; phối hợp với Công an tỉnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ.

4

Chỉ đạo các đơn vị Y tế tổ chức kiểm tra công tác khám và cấp giấy khám sức khoẻ cho người lái xe và người học lái xe trên toàn tỉnh, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm quy định.

Thường xuyên

5

Phối hợp với ngành Giao thông vận tải tổ chức thực hiện nghiêm công tác khám sức khoẻ định kỳ đối với lái xe kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh, xét nghiệm ma tuý đối với toàn bộ lái xe được khám sức khoẻ; tổng hợp báo cáo kết quả hàng quý về Thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh.

Thường xuyên

6

Tăng cường quản lý, thanh tra hoạt động khám sức khỏe cho người lái xe của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định; phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, phát hiện đối với các lái xe có sử dụng chất ma túy.

Thường xuyên

7

Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện kiểm tra chất ma tuý và nồng độ cồn đối với người điều khiến phương tiện vào cấp cứu do tai nạn giao thông, hàng tháng báo cáo số lượng, danh sách nạn nhân vào cấp cứu do tai nạn giao thông, tình hình vi phạm quy định nồng độ cồn, ma tuý của nạn nhân về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Ban ATGT tỉnh.

Thường xuyên

8

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, lái xe, nhân viên Hội Chữ thập đỏ, các tình nguyện viên và người dân sống dọc các tuyến đường.

Quý II, III

XI

Sở Tư pháp

1

Tổ chức rà soát, tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đề xuất khắc phục kịp thời những bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Quý I

2

Chủ trì phối hợp với Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh, các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành và triển khai Kế hoạch tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông năm 2024 theo hướng có trọng tâm, định hướng cho các đối tượng như: học sinh, sinh viên; lao động tự do và công nhân lao động trong các khu công nghiệp.

Cả năm

3

Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông nhằm xây dựng văn hóa giao thông cho người dân, đảm bảo tất cả các người dân được tiếp cận với kiến thức an toàn giao thông, văn hóa giao thông.

Cả năm

4

Chủ trì trong công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình câu lạc bộ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ở các địa phương cơ sở (năm 2024 xây dựng ít nhất 05 mô hình tại địa phương cơ sở).

Quý II

XII

Sở Văn hóa và Thể thao

1

Xây dựng kế hoạch triển khai tuyên truyền xây dựng Năm an toàn giao thông 2024.

Tháng 1

2

Chủ trì Phối hợp với Thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh tuyên truyền, phổ biến các “Tiêu chí Văn hóa giao thông”

Quý II

3

Có văn bản hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện quy định về các phương tiện quảng cáo ngoài trời theo quy định tại Quyết định số 47/2018/QĐ-UBND ngày 27/11/2018 của UBND tỉnh để các địa phương, đơn vị biết và triển khai thực hiện trong công tác chỉnh trang đô thị, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông.

Thường xuyên

4

Tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi tuyên truyền về an toàn giao thông trên địa bàn toàn tỉnh.

Quý II, III

XIII

Sở Nội vụ

1

Phối hợp với Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh theo dõi, kịp thời đề xuất khen thưởng, biểu dương các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Định kỳ

XIV

Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh

1

Xây dựng Kế hoạch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An tham gia công tác bảo đảm TTATGT gắn với Chủ đề Năm ATGT 2024. Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT.

Thường xuyên

2

Xây dựng kế hoạch, lồng ghép, cụ thể hóa nội dung tuyên truyền, vận động về bảo đảm TTATGT trong chương trình cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, hướng dẫn tổ chức ký cam kết thực hiện khu dân cư, gia đình bảo đảm TTATGT.

Thường xuyên

3

Tổ chức đánh giá hiệu quả và nhân rộng mô hình điểm đã được xây dựng trên địa bàn huyện Quế Phong để bổ sung, nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

Quý II

XV

Tỉnh đoàn

1

Xây dựng Kế hoạch triển khai Năm an toàn giao thông 2024 trong tổ chức đoàn thành niên; tuyên truyền Văn hóa giao thông trong Thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên để tuyên truyền vận động hướng dẫn các cấp bộ đoàn triển khai thực hiện.

Thường xuyên

2

Lập kế hoạch thực hiện xây dựng Văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên để hình thành văn hóa giao thông trong thế hệ trẻ hướng đến mục tiêu xây dựng văn hóa giao thông, ý thức tham gia giao thông văn minh, hiện đại phù hợp với tình hình mới.

Quý II, III

3

Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về an toàn giao thông, các tổ, đội thanh niên tự quản, trường học, làng bản gương mẫu chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Quý II

4

Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trên các trang mạng xã hội để tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, kỹ năng điều khiển mô tô, xe máy, xe máy điện an toàn cho Thanh, thiếu niên tham gia giao thông; tiếp tục thực hiện cuộc vận động Thanh niên với văn hóa giao thông.

Thường xuyên

5

Tổ chức Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông; các hoạt động thăm hỏi, tặng quà truyền thông bằng hình thức sân khấu hóa với các nạn nhân, gia đình nạn nhân bị tai nạn giao thông.

Quý II, III

6

Phối hợp với Thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh tổ chức các cuộc vận động gây quỹ hỗ trợ các nạn nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh vượt qua hoàn cảnh khó khăn.

Quý II, III

XVI

Hội Cựu Chiến binh tỉnh

1

Xây dựng Kế hoạch Năm ATGT 2024 của Hội gắn với Chủ đề Năm ATGT 2024. Chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT.

Quý l

2

Xây dựng và nhân rộng các điển hình, mô hình tiên tiến trong phong trào “Cựu Chiến binh gương mẫu tham gia giữ gìn TTATGT và xây dựng văn hóa giao thông” và phát động phong trào “Cựu Chiến binh gương mẫu thực hiện TTATGT”.

Quý II

3

Xây dựng và triển khai Kế hoạch phối hợp với chính quyền và các lực lượng chức năng của địa phương tham gia cảnh giới tại các vị trí đường ngang giao cắt với đường sắt không bảo đảm an toàn giao thông, xóa bỏ lối đi tự mở, đường ngang đường sắt.

Thường xuyên

4

Tiếp tục nhân rộng mô hình “Hội cựu Chiến binh tự quản về an ninh, trật tự gắn với ATGT”. Nghiên cứu bổ sung mô hình Tổ tự quản bảo đảm an toàn giao thông tại các lối đi tự mở có đông người và phương tiện qua lại.

Thường xuyên

XVII

Đề nghị Khu quản lý đường bộ II

1

Chủ trì phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương triển khai công tác giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đối với các tuyến đường thuộc thẩm quyền quản lý theo nội dung Nghị quyết số 27/2021/NQ-HĐND tỉnh và Kế hoạch 36/KH-UBND ngày 20/01/2022 của UBND tỉnh về giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang ATGT.

Thường xuyên

2

Chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương, các sở, ngành liên quan rà soát lập phương án xử lý các điểm bất cập về hạ tầng giao thông, điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông theo đề nghị của Công an tỉnh và Ban An toàn giao thông tỉnh.

Quý II, III

3

Chủ động rà soát phát hiện và xử lý các vấn đề bất cập về hạ tầng giao thông, bổ sung hệ thống sơn vạch kẻ đường, phân làn phân luồng, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, đảm bảo thuận lợi cho người tham gia giao thông.

4

Chỉ đạo các đơn vị quản lý BOT trên địa bàn tăng cường quản lý, bổ sung các điều kiện an toàn giao thông, xử lý, giải tỏa vi phạm trong đất đường bộ, mương, rãnh thoát nước; khắc phục tình trạng đọng nước mặt đường; mặt đường xuống cấp hằn lún vệt bánh xe gây mất an toàn giao thông trên tuyến. Chủ trì trong việc quản lý các công trình kết cấu hạ tầng giao thông như (điện chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông được lắp đặt trên tuyến quản lý).

Thường xuyên

5

Chỉ đạo các đơn vị quản lý công trình giao thông chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông trên các tuyến quản lý theo nội dung Nghị quyết số 27/2021/NQ-HĐND tỉnh và Kế hoạch 36/KH-UBND ngày 20/01/2022 của UBND tỉnh về giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang ATGT. Tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng đảm bảo an toàn hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên các tuyến Quốc lộ thuộc thẩm quyền quản lý, xử lý không để tồn tại nước đọng mặt đường gây xuống cấp kết cấu hạ tầng giao thông.

Thường xuyên

6

Tổng rà soát và lập kế hoạch xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ thuộc thẩm quyền quản lý; xử lý triệt để các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Quý II

8

Tăng cường công tác tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông; bổ sung hệ thống sơn vạch kẻ đường, phân làn, phân luồng; rà soát, lắp đặt, sửa chữa, bổ sung hệ thống biến báo giao thông phù hợp theo quy định; tăng cường các biện pháp bảo đảm TTATGT với tuyến đường vừa thi công vừa khai thác để phòng ngừa tai nạn giao thông.

Thường xuyên

9

Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm về tải trọng, kích thước thành, thùng xe ô tô theo đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật; phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin với Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh về tình hình vi phạm tải trọng, khổ giới hạn trên các tuyến Quốc lộ do Khu quản lý trên địa bàn tỉnh; các thông tin, dữ liệu về cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải, quá khổ để phối hợp quản lý và xử lý vi phạm.

Thường xuyên

10

Tổ chức kiểm tra, xử lý các tồn tại theo Báo cáo kết luận của Đoàn liên ngành kiểm tra được thành lập theo Quyết định số 3531/QĐ-UBND ngày 30/10/2023 của UBND tỉnh.

Quý I

XVIII

Đề nghị Chi nhánh khai thác đường sắt Nghệ Tĩnh

1

Tăng cường phối hợp với Sở Giao thông vận tải triển khai thực hiện Kế hoạch số 235/KH-UBND , ngày 27/4/2021 của UBND tỉnh về xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh theo Đề án kèm theo Quyết định 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Thường xuyên

2

Kiểm tra, xử lý tình trạng một số hộ gia đình chiếm dụng, cho thuê đất trái phép trong ga đường sắt (ga Nghĩa Đàn, ga Yên Lý, ga Tuần).

Quý II

3

Tăng cường phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan để thực hiện các giải pháp về đảm bảo trật tự ATGT đường sắt, nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ GTVT với UBND tỉnh Nghệ An trong việc đảm bảo trật tự ATGT tại các điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt.

Thường xuyên

4

Đề xuất Bộ Giao thông vận tải cho chủ trương và nguồn vốn đầu tư nâng cấp tạo các lối đi tự mở thành các đường ngang hợp pháp tại Km267+500 (xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu), Km287+348 (xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu) và Km321+780 (phường Vinh Tân, thành phố Vinh) đã được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận tại Công văn số 5435/BGTVT-KCHT ngày 01 tháng 6 năm 2022.

Quý II

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tuần đường, tuần cầu đường sắt để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm công trình đường sắt, gây mất an toàn chạy tàu.

Thường xuyên

5

Chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã rà soát đề xuất xử lý các vấn đề tồn tại, bất cập về hạ tầng giao thông; tổ chức giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; phát quang cây cối mở rộng tầm nhìn, làm êm thuận tại các lối đi tự mở công cộng có đông người và phương tiện qua lại; bổ sung hệ thống biển cảnh báo, sơn gờ giảm tốc tại các đường ngang, lối đi công cộng.

Thường xuyên

6

Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải rà soát đề xuất UBND tỉnh lộ trình rào, thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở, làm êm thuận lối đi tự mở (đối với lối đi công cộng có bề rộng trên 3m không thể thu hẹp) trên tuyến đường sắt qua địa bàn tỉnh.

Quý II

7

Chủ động phối hợp với các UBND các huyện, thành phố, thị xã có đường sắt đi qua triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt như: tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đường sắt; giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, mở rộng tầm nhìn về cả hai phía đường bộ và đường sắt, thi công cải tạo mặt lát êm thuận các lối đi tự mở theo hướng dẫn tại văn bản số 3077/BGTVT-KCHT ngày 27/3/2018 của Bộ Giao thông vận tải.

Thường xuyên

8

Chỉ đạo các đơn vị quản lý đường sắt trên địa bàn chủ động rà soát, lập danh sách, hồ sơ các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt theo nội dung Nghị quyết số 27/2021/NQ- HĐND, ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh và Kế hoạch 36/KH-UBND ngày 20/01/2022 của UBND tỉnh về giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang ATGT.

Quý II

9

Đối với tuyến đường sắt cầu Giát - Thái Hòa: Đề nghị Chi nhánh đường sắt chủ động phối hợp với UBND các cấp xác định ranh giới đất dành cho đường sắt và thực hiện cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt để bàn giao cho địa phương quản lý chống tái lấn chiếm; kiểm tra, đánh giá tổng thể về tuyến đường sắt này để có kế hoạch, phương án tổng thể trong việc khôi phục, bảo quản, bảo vệ tài sản nhà nước. Thống kê, rà soát các điểm vi phạm, lối đi tự mở, đánh giá mức độ nguy hiểm và đề xuất giải pháp xử lý cụ thể. Đề xuất phương án phối hợp quản lý, xử lý vi phạm, nạo vét, giải tỏa không để xẩy ra tình trạng bùn đất, rác thải, nước, đất đá...vùi lấp gây hư hỏng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt.

Cả năm

XIX

Các Sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là Thành viên của Ban ATGT tỉnh

1

Chủ động xây dựng kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông 2024 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành lĩnh vực được phân công phụ trách với các tiêu chí, lộ trình rõ ràng; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên và toàn thể nhân dân.

Thường xuyên

2

Đề nghị mỗi tổ chức đoàn thể xã hội xây dựng một số mô hình điểm về An toàn giao thông để nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

Cả năm

3

Xây dựng triển khai các chương trình thiện nguyện giúp đỡ, hỗ trợ các nạn nhân, gia đình nạn nhân bị tai nạn giao thông có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh (mỗi tổ chức hỗ trợ 05 trường hợp khó khăn).

Quý III

4

Chủ động phối hợp với Ban an toàn giao thông cấp huyện xây dựng phát động phong trào thi đua bảo đảm trật tự an toàn giao thông giữa các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội; giữa các địa phương, đơn vị.

Cả năm

XX

Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; Báo Nghệ An:

Tăng cường đổi mới các phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên không gian mạng xã hội và hạ tầng số để đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật TTATGT nhằm nâng cao ý thức tự giác của hội viên và người tham gia giao thông, đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật TTATGT đến tận cơ sở, phường, xã, thị trấn, đến mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là đồng bào nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.

Thường xuyên

XXI

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

1

Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương và kế hoạch này để xây dựng kế hoạch Năm An toàn giao thông 2024.

Tháng 1

2

Tham mưu cấp ủy đảng xây dựng Kế hoạch 205-KH/TU ngày 04/10/2023 của Tỉnh ủy về triển khai Chỉ thị 23-CT/TW ngày 23/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới...

3

Lập dự toán kinh phí hoạt động của Ban An toàn giao thông huyện để trình HĐND huyện thông qua phục vụ hoạt động bảo đảm an toàn giao thông theo quy định của pháp luật, lưu ý nguồn kinh phí cho việc duy tu, sửa chữa bảo dưỡng hệ thống đèn tín hiệu giao thông được lắp trên địa bàn

Tháng 1

4

Xây dựng ban hành và triển khai kế hoạch chuyên đề tuyên truyền, phổ biến pháp luật gắn với giám sát thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT và chủ đề năm An toàn giao thông 2024 của cấp huyện.

Tháng 1

5

Tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm, tồn tại được Đoàn liên ngành kiểm tra đã chỉ ra tại Báo cáo kết luận của Đoàn liên ngành kiểm tra theo Quyết định số 3531/QĐ-UBND ngày 30/10/2023 của UBND tỉnh.

Quý l

6

Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT như: tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải đường bộ, đường thủy nội địa; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông và lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; nâng cao hiệu quả tuyên truyền, thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp diện...

Quý I

7

Xây dựng kế hoạch, tổ chức phát động ra quân giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, chỉnh trang đô thị năm 2024 để triển khai Kế hoạch 36/KH-UBND ngày 20/01/2022 của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết số 27/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định một số biện pháp tăng cường giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt giai đoạn 2022-2025.

Thường xuyên

8

Triển khai công tác phối hợp giữa đơn vị quản lý giao thông và chính quyền địa phương theo quy định tại Quyết định 47/2022/QĐ-UBND ngày 20/9/2022 của UBND tỉnh.

Quý l

9

Chủ động rà soát các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, các điểm tiềm ẩn sạt lở để có biện pháp khắc phục hoặc kiến nghị cơ quan, cấp có thẩm quyền có kế hoạch khắc phục.

Quý II

10

Chỉ đạo Công an cấp huyện tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông theo chỉ đạo của Công an tỉnh, và các kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn giao thông trên địa bàn.

Thường xuyên

11

Chỉ đạo huy động lực lượng Công an xã phối hợp kiểm soát vi phạm về trật tự an toàn giao thông ngay từ đầu nguồn hàng, trong các tuyến giao thông nông thôn, miền núi trước khi ra các tuyến đường chính như: vi phạm của xe chở gỗ, keo, nông sản, vật liệu xây dựng quá khổ, quá tải; xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh tham gia giao thông... chú trọng xử lý nghiêm các lỗi vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông, vi phạm hành lang an toàn giao thông, vỉa hè đô thị.

Thường xuyên

12

Các địa phương có đường sắt đi qua xây dựng kế hoạch xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn theo nội dung Kế hoạch số 235/KH-UBND , ngày 27/4/2021 của UBND tỉnh; chỉ đạo UBND cấp xã lập phương án cảnh giới, bảo đảm an toàn giao thông tại các lối đi tự mở; làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại tất cả các điểm giao cắt giữa đường huyện, đường xã, đường nội bộ, đường giao thông nông thôn, không để phát sinh lối đi tự mở qua đường sắt. Xử lý trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương nếu để phát sinh lối đi tự mở qua đường sắt.

Thường xuyên

13

Xây dựng và nhân rộng các “Câu lạc bộ an toàn giao thông”, “Mô hình điểm về an toàn giao thông” tại các khu dân cư, các tổ chức đoàn thể xã hội nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động mọi người dân tự giác chấp pháp luật về trật tự an toàn giao thông (ít nhất mỗi địa phương phải xây dựng được 03 mô hình).

Thường xuyên

14

Giao UBND các huyện, thành phố thành Vinh lập Tổ cảnh giới, và thực hiện ngay phương án chốt gác tại các lối đi tự mở Trong đó tập trung tại 05 vị trí lối đi tự mở là điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, cụ thể: (km 267+500 xã Diễn Trường và Km 287+348 xã Diễn Lộc, Diễn Châu; Km 299+625 xã Nghi Yên, Nghi Lộc; Km 321+870 phường Vinh Tân, TP Vinh; Km 325+885 xã Hưng Thắng, Hưng Nguyên); phối hợp với đơn vị quản lý đường sắt để huấn luyện nghiệp vụ cho người cảnh giới, chốt gác theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 65/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương hỗ trợ cho người làm nhiệm vụ cảnh giới.

Quý I

15

Ủy ban nhân dân thành phố Vinh (ngoài các nhiệm vụ được nêu tại mục XX), tập trung một số nội dung sau:

a

Xây dựng phương án đề xuất tổ chức giao thông đảm bảo khoa học, hợp lý, tập trung tại các nút giao, các tuyến đường thường xuyên xẩy ra ra tình trạng ùn tắc giao thông; dự báo tình hình ùn tắc giao thông trên các tuyến đường đô thị, các nút giao thông trọng điểm để lập phương án tổ chức giao thông hợp lý đảm bảo phù hợp với cơ sở hạ tầng hiện có như: Sơn kẻ vạch dừng đậu, phân luồng, tại các nút giao đủ điều kiện mở lối rẽ phải; điều chỉnh thời gian hệ thống đèn tín hiệu giao thông phù hợp với lưu lượng phương tiện; mở rộng lòng đường, thu hẹp vỉa hè; nhân rộng mô hình làm vịnh đậu xe ở một số tuyến đủ điều kiện; quy hoạch các điểm dừng, đậu xe; bổ sung, kẻ lại vạch sơn mắc võng để phân làn rẽ phải; cấm dừng, cấm đậu tại các tuyến có nguy cơ ùn tắc giao thông...

Quý II

b

Chỉ đạo bổ sung hệ thống sơn vạch kẻ đường, vạch dừng, đỗ, vạch dành cho người đi bộ tại các cụm đèn tín hiệu giao thông; phân làn, phân luồng trên các tuyến đường đủ điều kiện; khắc phục các đoạn đường bị hư hỏng; huy động các lực lượng giải tỏa hành lang giao thông, vỉa hè đô thị, cắt tỉa các cành cây, tháo dỡ băng rôn, biển quảng cáo che khuất tầm nhìn; xử lý giải tỏa ngay các tụ điểm tập kết hàng hóa, hoa cây cảnh... trên các tuyến nội thành, nội thị.

Tháng 1

c

Kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn thành phố đảm bảo hoạt động ổn định, hiệu quả.

Thường xuyên

d

Tham mưu quy hoạch xây dựng các bãi đỗ xe, điểm dừng, đỗ xe đảm bảo khoa học, hợp lý phục vụ nhu cầu của Nhân dân; Có phương án tổ chức, điều tiết giao thông hợp lý, linh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng hiện hữu.

Quý II

đ

Xây dựng và đưa vào vận hành trung tâm quản lý, điều khiển giao thông đô thị thông minh; tiếp tục thực hiện lập lại trật tự, kỷ cương đối với giao thông đô thị, phát hiện và xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm trật tự đô thị, tổ chức trông giữ xe và các hoạt động trái phép trên lòng, lề đường, vỉa hè; tiếp tục vận động người dân đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng mô hình tự quản xây dựng tuyến đường, tuyến phố xanh, sạch, đẹp an toàn giao thông.

Cả năm

e

Thực hiện một số biện pháp đột phá chống ùn tắc giao thông, đặc biệt là quản lý nghiêm thực hiện quy hoạch và quản lý đô thị, đánh giá tác động đối với các công trình xây dựng lớn, khu chung cư, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm về quy hoạch và xây dựng đô thị ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.

Thường xuyên

f

Tăng cường công tác nạo vét kênh, mương, khơi thông cống rãnh, hệ thống thoát nước trên các tuyến đường đô thị, không để xẩy ra tình trạng ngập úng khi có mưa, lũ gây ra; chủ động quản lý cắt tỉa cây xanh đô thị không để che khuất tầm nhìn ảnh hưởng đến trật tự ATGT. Phát động phong trào toàn dân tham gia xây dựng văn minh đô thị, chung tay thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh hạn chế tình trạng ngập úng cục bộ gây ách tăng giao thông trong mùa mưa lũ.

Quý II

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 1039/KH-UBND ngày 29/12/2023 triển khai công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2024, trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


139

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.193.108
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!