Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGTVT 2021 Thông tư báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải

Số hiệu: 05/VBHN-BGTVT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Nguyễn Văn Thể
Ngày ban hành: 02/03/2021 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/VBHN-BGTVT

Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2021

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ BÁO CÁO VÀ ĐIỀU TRA TAI NẠN HÀNG HẢI

Thông tư số 01/2020/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2020, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 34/2020/TT-BGTVT ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật về các tiêu chuẩn và khuyến nghị quốc tế đối với hoạt động điều tra tai nạn hoặc sự cố hàng hải của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO);

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.[1]

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải trong các trường hợp sau đây:

a) Tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam;

b) Tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển nước ngoài khi hoạt động tại: vùng nước cảng biển, vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam; vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong trường hợp tai nạn đó có liên quan đến tàu thuyền Việt Nam, các công trình, thiết bị ngoài khơi của Việt Nam hoặc gây ô nhiễm môi trường.

2. Các quy định của Thông tư này cũng được áp dụng để điều tra tai nạn xảy ra đối với tàu công vụ, thủy phi cơ trong các vùng nước cảng biển Việt Nam; phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB, kho chứa nổi, giàn di động trong các vùng nước cảng biển Việt Nam và trên vùng biển Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Tai nạn hàng hải là sự kiện liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển gây ra một trong những hậu quả sau: làm chết người, mất tích, bị thương nặng; làm cho tàu biển đâm va; hư hỏng nghiêm trọng đến cấu trúc tàu; làm cho tàu mất tích, chìm đắm, mắc cạn, mất khả năng điều động; làm hư hỏng kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tai nạn hàng hải không bao gồm những hành vi cố ý gây thiệt hại đối với con người, tàu biển, kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc môi trường.

2. Sự cố hàng hải là sự việc xảy ra liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển mà không phải là tai nạn hàng hải được quy định tại khoản 1 Điều này gây nguy hiểm hoặc nếu không được khắc phục sẽ gây nguy hiểm cho an toàn của tàu con người hoặc môi trường.

Điều 4. Phân loại mức độ tai nạn hàng hải

1. Tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn hàng hải gây ra một trong các thiệt hại dưới đây:

a) Làm chết hoặc mất tích người;

b) Làm tàu biển bị chìm đắm hoặc mất tích;

c) Làm tràn ra môi trường từ 100 tấn dầu trở lên hoặc từ 50 tấn hóa chất độc hại trở lên;

d) Làm ngưng trệ giao thông trên luồng hàng hải từ 48 giờ trở lên.

2. Tai nạn hàng hải nghiêm trọng là tai nạn hàng hải không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và gây ra một trong các thiệt hại dưới đây:

a) Làm tàu biển bị cháy, nổ, mắc cạn từ 24 giờ trở lên, làm hư hỏng kết cấu của tàu ảnh hưởng đến khả năng đi biển của tàu;

b) Làm tràn ra môi trường từ 20 tấn dầu đến dưới 100 tấn dầu hoặc từ 10 tấn hóa chất đến dưới 50 tấn hóa chất độc hại;

c) Làm ngưng trệ giao thông trên luồng hàng hải từ 24 giờ đến dưới 48 giờ.

3. Tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng là sự cố hàng hải hoặc tai nạn hàng hải xảy ra ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 5. Trách nhiệm của thuyền trưởng, chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu và các tổ chức, cá nhân liên quan tới tai nạn hàng hải

1. Thuyền trưởng, chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu và các tổ chức, cá nhân liên quan tới tai nạn hàng hải có trách nhiệm báo cáo tai nạn hàng hải cho Cảng vụ hàng hải hoặc Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Bộ Giao thông vận tải nhanh chóng, chính xác theo quy định tại Thông tư này.

2. Thuyền trưởng của tàu biển liên quan tới tai nạn hàng hải có trách nhiệm tổ chức cứu nạn nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả phù hợp với điều kiện an toàn của tàu.

3. Thuyền trưởng, thuyền viên của tàu biển liên quan tới tai nạn hàng hải có trách nhiệm tổ chức bảo vệ hiện trường tai nạn và thiết bị ghi dữ liệu hành trình tại thời điểm xảy ra tai nạn hàng hải và cung cấp các chứng cứ liên quan đến tai nạn hàng hải cho cơ quan điều tra.

4. Thuyền trưởng, thuyền viên của tàu biển và các tổ chức, cá nhân liên quan tới tai nạn hàng hải có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và kịp thời cho cơ quan điều tra và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin cung cấp.

5. Đối với tai nạn hàng hải gây tổn thất về thân thể thuyền viên thì thuyền trưởng, chủ tàu, người sử dụng lao động, ngoài nghĩa vụ báo cáo theo quy định của Thông tư này, phải thực hiện việc khai báo tai nạn lao động hàng hải theo quy định pháp luật.

Chương II

BÁO CÁO TAI NẠN HÀNG HẢI

Điều 6. Báo cáo tai nạn hàng hải

1. Báo cáo tai nạn hàng hải bao gồm Báo cáo khẩn, Báo cáo chi tiết, Báo cáo định kỳ theo quy định tại các Phụ lục 1, 23 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Nội dung Báo cáo tai nạn hàng hải phải trung thực, chính xác, đúng thời hạn.

Điều 7. Báo cáo khẩn

1. Báo cáo khẩn thực hiện như sau:

a) Trong trường hợp tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển phải gửi ngay Báo cáo khẩn cho Cảng vụ hàng hải nơi gần nhất. Trường hợp những người này không thực hiện được Báo cáo khẩn thì chủ tàu hoặc đại lý tàu biển liên quan đến tai nạn có trách nhiệm báo cáo.

b) Cảng vụ hàng hải nơi gần nhất khi nhận được Báo cáo khẩn hoặc biết tin về tai nạn hàng hải xảy ra có trách nhiệm chuyển ngay Báo cáo khẩn hoặc các thông tin đó cho các cơ quan, tổ chức sau đây: Cảng vụ hàng hải được giao quản lý khu vực tàu xảy ra tai nạn; Cục Hàng hải Việt Nam; Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải, nếu tai nạn gây hư hỏng, làm mất tác dụng các thiết bị trợ giúp hàng hải hoặc ảnh hưởng đến an toàn hàng hải của tàu thuyền; tổ chức, cá nhân quản lý hoặc khai thác các công trình, thiết bị nếu tai nạn gây hư hỏng, thiệt hại cho các công trình, thiết bị này; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu tai nạn gây ra hoặc có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường hoặc tổn hại đến nguồn lợi thủy sản.

2. Trường hợp tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam khi hoạt động trong vùng biển của quốc gia khác, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển hoặc chủ tàu phải báo cáo theo yêu cầu của quốc gia ven biển nơi tàu bị tai nạn và gửi ngay Báo cáo khẩn cho Cục Hàng hải Việt Nam. Nếu tai nạn thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển hoặc chủ tàu phải báo cáo cho cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại quốc gia ven biển nơi tàu bị tai nạn biết để hỗ trợ giải quyết.

3. Trường hợp tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam khi hoạt động ở vùng biển quốc tế, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển hoặc chủ tàu phải gửi ngay Báo cáo khẩn cho Cục Hàng hải Việt Nam.

4. Báo cáo khẩn có thể được chuyển trực tiếp hoặc gửi bằng các phương thức thông tin liên lạc phù hợp.

5. Đối với tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng, sau khi nhận được Báo cáo khẩn, Cục Hàng hải Việt Nam phải báo cáo ngay cho Bộ Giao thông vận tải.

6. Cục Hàng hải Việt Nam thông báo cho Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ đối với tai nạn hàng hải xảy ra trong các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Thông tư này.

Điều 8. Báo cáo chi tiết

Tiếp theo Báo cáo khẩn, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển phải gửi Báo cáo chi tiết theo thời hạn quy định dưới đây:

1. Trường hợp tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển và vùng nội thủy của Việt Nam, Báo cáo chi tiết phải gửi Cảng vụ hàng hải được giao quản lý tại khu vực vùng nước đó trong vòng 24 giờ, kể từ khi tai nạn xảy ra. Trường hợp không thể hoàn thành Báo cáo chi tiết trong vòng 24 giờ thì phải tiến hành báo cáo bổ sung nhưng không chậm hơn 48 giờ kể từ khi tai nạn xảy ra.

2. Trường hợp tai nạn hàng hải xảy ra trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, sau khi xảy ra tai nạn, tàu vào neo đậu tại vùng nước cảng biển Việt Nam, Báo cáo chi tiết phải gửi Cảng vụ hàng hải được giao quản lý tại khu vực vùng nước đó trong vòng 24 giờ, kể từ khi tàu vào neo đậu tại vị trí được chỉ định. Trường hợp sau khi xảy ra tai nạn, tàu không vào neo đậu tại vùng nước cảng biển Việt Nam, Báo cáo chi tiết phải gửi Cục Hàng hải Việt Nam trong vòng 48 giờ, kể từ khi tàu hoặc thuyền viên của tàu bị nạn đến cảng ghé đầu tiên.

3. Trường hợp tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam khi hoạt động ở vùng biển quốc tế và vùng biển của quốc gia khác, sau khi xảy ra tai nạn, tàu vào neo đậu tại vùng nước cảng biển Việt Nam, Báo cáo chi tiết phải gửi Cảng vụ hàng hải được giao quản lý tại khu vực vùng nước đó trong vòng 24 giờ, kể từ khi tàu vào neo đậu tại vị trí được chỉ định. Trường hợp sau khi xảy ra tai nạn, tàu không vào neo đậu tại vùng nước cảng biển Việt Nam, Báo cáo chi tiết phải được gửi Cục Hàng hải Việt Nam trong vòng 48 giờ, kể từ khi tàu đến cảng ghé đầu tiên.

Điều 9. Báo cáo định kỳ[2]

Cảng vụ hàng hải phải lập báo cáo bằng văn bản gửi Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp, lập báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải về các tai nạn hàng hải, chi tiết báo cáo như sau:

1. Tên báo cáo: Báo cáo định kỳ các tai nạn hàng hải;

2. Nội dung yêu cầu báo cáo: Thông tin liên quan đến các tai nạn hàng hải theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

3. Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;

4. Tần suất báo cáo: Định kỳ 6 tháng và hàng năm:

5. Thời hạn gửi báo cáo: Thời hạn gửi báo cáo 6 tháng: Trước ngày 17 tháng 6 hàng năm, Cảng vụ hàng hải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam. Trước ngày 22 tháng 6 hàng năm, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Báo cáo 6 tháng cuối năm được thay thế bằng báo cáo năm; Thời hạn gửi báo cáo hàng năm: Trước ngày 17 tháng 12 hàng năm, Cảng vụ hàng hải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam. Trước ngày 22 tháng 12 hàng năm, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

6. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Đối với báo cáo định kỳ 6 tháng được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Đối với báo cáo định kỳ hàng năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;

7. Mẫu báo cáo: Theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III

ĐIỀU TRA TAI NẠN HÀNG HẢI

Điều 10. Mục đích, yêu cầu điều tra tai nạn hàng hải

1. Điều tra tai nạn hàng hải là việc xác định điều kiện, hoàn cảnh, nguyên nhân hay những khả năng có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn hàng hải nhằm có những biện pháp hữu hiệu phòng tránh và hạn chế tai nạn tương tự.

2. Điều tra tai nạn hàng hải không xác định trách nhiệm hay nghĩa vụ pháp lý của các bên.

3. Tai nạn hàng hải phải được điều tra đúng quy định, kịp thời, toàn diện và khách quan.

Điều 11. Các trường hợp điều tra tai nạn hàng hải

1. Tai nạn hàng hải nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng phải được điều tra.

2. Các tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng có thể được điều tra hay không điều tra do Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định. Trường hợp không điều tra, Cảng vụ hàng hải phải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam.

Điều 12. Tổ chức điều tra tai nạn hàng hải

1. Thẩm quyền điều tra tai nạn hàng hải

a) Giám đốc Cảng vụ hàng hải khu vực có trách nhiệm tổ chức điều tra tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển thuộc phạm vi quản lý và tai nạn hàng hải khác do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam giao;

b) Trong trường hợp tai nạn hàng hải xảy ra tại vùng nước cảng biển, tàu biển liên quan đến tai nạn tiếp tục hành trình đến vị trí neo đậu được chỉ định tại vùng nước cảng biển khác, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định giao tổ chức điều tra tai nạn hàng hải đó cho Cảng vụ hàng hải nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi tàu biển neo đậu. Khi tàu đến vị trí neo đậu được chỉ định trong vùng nước cảng biển thuộc khu vực quản lý, Giám đốc Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm cử ngay người có chuyên môn, nghiệp vụ lên tàu kiểm tra hiện trường và thu thập các chứng cứ.

c) Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định giao tổ chức điều tra tai nạn hàng hải xảy ra ngoài vùng nước cảng biển Việt Nam cho một Cảng vụ hàng hải phù hợp.

2. Khi nhận được thông tin về tai nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển thuộc khu vực quản lý, trong điều kiện cho phép, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải cử người có chuyên môn nghiệp vụ đến ngay hiện trường xảy ra tai nạn hàng hải và lên tàu kiểm tra hiện trường, xem xét các vị trí làm việc và thu thập các chứng cứ cần thiết cho công tác điều tra. Khi tiến hành các công việc này, nhất thiết phải lập biên bản và có sự chứng kiến, xác nhận của người có thẩm quyền trên tàu và tránh ảnh hưởng đến sự vận hành an toàn của tàu. Người được cử đến hiện trường sẽ là thành viên của Tổ điều tra tai nạn hàng hải được quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Giám đốc Cảng vụ hàng hải tổ chức điều tra tai nạn hàng hải có trách nhiệm ra quyết định thành lập Tổ điều tra tai nạn hàng hải.

4. Trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải, nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải thông báo cho cơ quan điều tra có thẩm quyền và chuyển giao hồ sơ, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ tai nạn hàng hải theo yêu cầu của cơ quan điều tra có thẩm quyền; trước khi chuyển giao, hồ sơ, tài liệu phải được sao y hoặc phô tô để lưu lại phục vụ việc điều tra tai nạn hàng hải; việc chuyển giao hồ sơ, tài liệu, chứng cứ phải được lập thành biên bản bàn giao.

5. Đối với tai nạn hàng hải mà các cơ quan khác có thực hiện điều tra theo thẩm quyền, việc điều tra tai nạn hàng hải vẫn được tiến hành theo quy định của Thông tư này.

6. Cục Hàng hải Việt Nam thông báo cho các chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ về việc điều tra tai nạn hàng hải đối với các tàu nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này.

7. Giám đốc Cảng vụ hàng hải được tạm giữ tàu biển không quá 05 ngày để thu thập chứng cứ phục vụ công tác điều tra. Việc tạm giữ quá thời hạn trên trong trường hợp tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng biển sẽ do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, thời gian gia hạn tạm giữ không quá 05 ngày; trường hợp tai nạn xảy ra ngoài vùng nước cảng biển thì thời gian gia hạn tạm giữ tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam.

Điều 13. Thỏa thuận điều tra tai nạn hàng hải

Trong trường hợp cần thiết, Cục Hàng hải Việt Nam thỏa thuận điều tra tai nạn hàng hải như sau:

1. Đối với các vụ tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển nước ngoài, Cục Hàng hải Việt Nam thỏa thuận với Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ về việc điều tra tai nạn hàng hải phù hợp với điều kiện thực tế và hoàn cảnh, địa điểm xảy ra tai nạn hàng hải.

2. Đối với các vụ tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam xảy ra ở nước ngoài, Cục Hàng hải Việt Nam thỏa thuận với Chính quyền hàng hải của quốc gia ven biển về việc điều tra tai nạn hàng hải phù hợp với điều kiện thực tế và hoàn cảnh, địa điểm xảy ra tai nạn hàng hải.

3. Trường hợp không thỏa thuận được với Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ, quốc gia ven biển, tai nạn hàng hải được tiến hành điều tra độc lập theo quy định của Thông tư này.

Điều 14. Tổ điều tra tai nạn hàng hải và thành viên của Tổ điều tra tai nạn hàng hải

1. Tổ điều tra tai nạn hàng hải

a) Tổ điều tra tai nạn hàng hải phải có Tổ trưởng trực tiếp điều hành và tối thiểu phải có 01 Tổ phó giúp việc cho Tổ trưởng, 01 tổ viên do Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định theo thẩm quyền;

b) Trong trường hợp cần thiết, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ sung người có chuyên môn phù hợp cùng tham gia Tổ điều tra tai nạn hàng hải. Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ chỉ đạo của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam để quyết định thành lập Tổ điều tra tai nạn hàng hải.

2. Thành viên Tổ điều tra tai nạn hàng hải phải đáp ứng các điều kiện sau: là thuyền trưởng, máy trưởng hoặc kỹ sư các chuyên ngành điều khiển tàu biển, vận hành máy tàu biển, khai thác máy tàu biển, đóng tàu, điện và điện tự động tàu thủy, luật hàng hải hoặc ngành nghề tương đương; có thời gian kinh nghiệm thực tế với ngành nghề đã học tối thiểu 05 năm và đã qua các khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về điều tra tai nạn hàng hải.

Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ điều tra tai nạn hàng hải

1. Lập kế hoạch điều tra, xây dựng dự toán kinh phí điều tra thực hiện điều tra tai nạn hàng hải theo quy định của Thông tư này và các quy định có liên quan khác của pháp luật. Kế hoạch điều tra phải được Giám đốc Cảng vụ hàng hải phê duyệt. Báo cáo bằng văn bản về quá trình điều tra và kết quả điều tra tai nạn hàng hải cho Giám đốc Cảng vụ hàng hải thành lập Tổ điều tra tai nạn hàng hải.

2. Thông báo bằng văn bản cho thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển, chủ tàu và đại lý tàu biển về việc tiến hành điều tra tai nạn hàng hải, Nội dung thông báo bao gồm những thông tin chính sau đây:

a) Tai nạn hàng hải được điều tra;

b) Thời gian và địa điểm cuộc điều tra bắt đầu;

c) Tên và địa chỉ liên hệ của Tổ điều tra tai nạn hàng hải;

d) Quyền và nghĩa vụ của các bên đối với cuộc điều tra tai nạn hàng hải.

3. Sử dụng trang bị, thiết bị cần thiết để phục vụ điều tra tai nạn hàng hải.

4. Yêu cầu các bên liên quan đến tai nạn hàng hải có biện pháp giữ nguyên hiện trường và bảo vệ các chứng cứ liên quan theo yêu cầu của việc điều tra tai nạn hàng hải.

5. Yêu cầu những người liên quan đến tai nạn hàng hải tường trình bằng văn bản những vấn đề họ biết về điều kiện, hoàn cảnh, diễn biến của tai nạn hàng hải và đối tượng liên quan đến tai nạn hàng hải. Trong trường hợp cần thiết, phải thẩm vấn những người này thì phải thông báo cho họ biết trước về thời gian, địa điểm tiến hành thẩm vấn.

6. Yêu cầu thuyền trưởng, người có trách nhiệm liên quan cung cấp bản sao các nhật ký của tàu, hải đồ khu vực tàu bị nạn và các biên bản, tài liệu cần thiết khác về tàu và trang bị, thiết bị trên tàu.

7. Yêu cầu tổ chức phân cấp và giám sát kỹ thuật tàu, chủ tàu, đại lý tàu biển, tổ chức thông tin hàng hải, trung tâm phối hợp tìm kiếm - cứu nạn hàng hải, trung tâm điều hành hệ thống giám sát giao thông tàu thuyền, bảo đảm an toàn hàng hải, hoa tiêu hàng hải và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác cung cấp thông tin cần thiết để phục vụ điều tra tai nạn hàng hải.

8. Kiểm tra, thu thập bản sao các giấy tờ đăng ký, đăng kiểm, bảo hiểm của tàu, các giấy tờ cần thiết khác có liên quan và các loại chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên để phục vụ điều tra tai nạn hàng hải.

9. Ghi âm, chụp ảnh, ghi hình, khảo sát, trưng cầu giám định và thực hiện những công việc khác nếu thấy cần thiết đối với việc điều tra tai nạn hàng hải.

10. Tổng hợp, xác minh, phân tích, đánh giá và đề xuất kết luận nguyên nhân gây ra tai nạn hàng hải. Trong trường hợp cần thiết, đề xuất Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định trưng cầu ý kiến của tổ chức phân cấp và giám sát kỹ thuật tàu hoặc các cơ quan chuyên môn liên quan.

11. Lập Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải.

12. Lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu và các vật chứng có liên quan đến tai nạn hàng hải theo đúng quy định.

13. Tổ chức dịch sang tiếng Anh Dự thảo Báo cáo điều tra tai nạn, Báo cáo điều tra tai nạn đối với các vụ tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng và các vụ tai nạn hàng hải liên quan đến tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài.

14. Tổ chức điều tra lại tai nạn hàng hải theo quy định tại Điều 20 của Thông tư này.

Điều 16. Thời hạn điều tra tai nạn hàng hải

1. Đối với tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển Việt Nam thì thời hạn điều tra không quá 60 ngày kể từ ngày tai nạn hàng hải xảy ra; đối với các tai nạn hàng hải xảy ra ngoài vùng nước cảng biển thì thời hạn điều tra không quá 60 ngày kể từ ngày được giao điều tra tai nạn hàng hải.

2. Trong trường hợp phức tạp, nếu việc điều tra tai nạn hàng hải không thể hoàn thành theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, trên cơ sở đề xuất của Tổ trưởng Tổ điều tra tai nạn hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải kịp thời báo cáo bằng văn bản cho Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định gia hạn thời gian điều tra tai nạn hàng hải.

Điều 17. Trình tự thực hiện điều tra tai nạn hàng hải

1. Thành lập Tổ điều tra tai nạn hàng hải.

2. Lập Kế hoạch điều tra tai nạn hàng hải.

3. Lập dự toán kinh phí điều tra tai nạn hàng hải.

4. Thông báo cho các bên liên quan về việc tiến hành điều tra.

5. Phỏng vấn thuyền viên, nhân chứng; tổng hợp các thông tin thu thập được. Nếu thấy cần thiết, có thể tiến hành kiểm tra và phỏng vấn bổ sung để làm rõ những vấn đề còn nghi vấn.

6. Căn cứ quy định của pháp luật về hàng hải, tiến hành phân tích các thông tin thu thập được, kể cả các kết luận giám định vật mẫu, vết tích liên quan đến tai nạn hàng hải,

7. Lập Dự thảo Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải gửi các bên liên quan để góp ý theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.

8. Công bố Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải.

Điều 18. Dự thảo Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải

1. Sau khi lập Dự thảo Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải, Tổ điều tra gửi một bản Dự thảo cho chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu có liên quan, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (nếu tai nạn xảy ra có liên quan đến phương tiện thủy nội địa) và Cục Hàng hải Việt Nam để góp ý về bản Dự thảo Báo cáo. Sau khi nhận được Dự thảo Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải từ Tổ điều tra, Cục Hàng hải Việt Nam gửi một bản Dự thảo Báo cáo cho Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ để góp ý (đối với tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển nước ngoài).

2. Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ, chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu có liên quan không được phổ biến, công bố hoặc cho phép tiếp cận Dự thảo Báo cáo hoặc bất cứ phần nào của Dự thảo Báo cáo khi chưa có sự đồng ý của Tổ điều tra tai nạn hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải hoặc Cục Hàng hải Việt Nam.

3. Chậm nhất 30 ngày hoặc trong thời gian thống nhất giữa Tổ điều tra và các bên liên quan nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày gửi Dự thảo Báo cáo, Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ, chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu có liên quan có ý kiến đóng góp về bản Dự thảo Báo cáo. Quá thời hạn trên, nếu chưa nhận được ý kiến đóng góp, Tổ điều tra tiến hành trình Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải để Giám đốc Cảng vụ hàng hải ký, công bố Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải.

Điều 19. Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải

1. Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải bao gồm các thông tin chính sau:

a) Tóm tắt các yếu tố cơ bản của tai nạn hàng hải và nêu rõ số người chết, mất tích, bị thương hoặc tình trạng ô nhiễm môi trường;

b) Thông tin về quốc tịch, chủ tàu, công ty quản lý tàu, khai thác tàu nêu trong giấy chứng nhận quản lý an toàn và tổ chức phân cấp;

c) Các thông số chính của tàu, động cơ của tàu; thông tin về thời gian làm việc, nghỉ ngơi của thuyền viên và các công việc đã thực hiện trước khi xảy ra tai nạn hàng hải;

d) Mô tả chi tiết về hoàn cảnh xảy ra tai nạn hàng hải;

đ) Phân tích, lập luận và chứng minh các yếu tố dẫn đến nguyên nhân của tai nạn hàng hải;

e) Đề xuất áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa các tai nạn hàng hải tương tự.

2. Tổ điều tra tai nạn hàng hải phải gửi Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải tới Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ, chủ tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu có liên quan và Cục Hàng hải Việt Nam chậm nhất vào ngày kết thúc thời hạn điều tra tai nạn hàng hải. Bản sao Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải có thể được cấp cho cá nhân hoặc pháp nhân khác có liên quan trực tiếp đến tai nạn, nếu có yêu cầu bằng văn bản.

3. Tổ điều tra tai nạn hàng hải phải gửi một bộ bản chụp hồ sơ (nếu có yêu cầu) và hai bản Báo cáo điều tra tai nạn liên quan đến việc điều tra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tới Cục Hàng hải Việt Nam.

4. Đối với tai nạn hàng hải nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm gửi Bộ Giao thông vận tải và Tổ chức Hàng hải quốc tế ngay sau khi có kết luận điều tra tai nạn hàng hải.

5. Báo cáo điều tra tai nạn hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam phổ biến công khai trên Trang thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam.

Điều 20. Điều tra lại tai nạn hàng hải

Trong trường hợp có những bằng chứng mới được cung cấp hay thu thập được mà những bằng chứng này làm thay đổi cơ bản nguyên nhân của vụ tai nạn hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định tiến hành điều tra lại vụ tai nạn đó.

Điều 21. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Khiếu nại, tố cáo (nếu có) liên quan đến việc điều tra tai nạn hàng hải sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 22. Kinh phí điều tra tai nạn hàng hải

Kinh phí điều tra các vụ tai nạn hàng hải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Hiệu lực thi hành[3]

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2020. Bãi bỏ Thông tư số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải và Thông tư số 39/2017/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.

Điều 24. Tổ chức thực hiện

1. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Thể



[1] Thông tư số 34/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực hàng hải, có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực hàng hải.”

[2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 34/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.

[3]Điều 5 và Điều 6 của Thông tư số 34/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021 quy định như sau:

Điều 5. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này”.

MINISTRY OF TRANSPORT OF VIETNAM
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 05/VBHN-BGTVT

Hanoi, March 2, 2021

 

CIRCULAR

PRESCRIBING INVESTIGATION INTO AND REPORTING ON MARINE CASUALTIES

Circular No. 01/2020/TT-BGTVT dated January 20, 2020 of the Minister of Transport prescribing investigation into and reporting on marine causalities, coming into force as of March 15, 2020, amended by:

Circular No. 34/2020/TT-BGTVT dated December 23, 2020 of the Minister of Transport on amendments to Circulars on maritime-related periodic reporting, coming into force as of February 15, 2021, amended by:

Pursuant to the Maritime Code of Vietnam No. 95/2015/QH13 dated November 25, 2015;

Pursuant to the Code of the International Standards and Recommended Practices for a Safety Investigation into a Marine Casualty or Marine Incident adopted by the International Maritime Organization (IMO);

Pursuant to the Government’s Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;

At the request of the Director of Transport Safety Department and the Director of Vietnam Maritime Administration;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides regulations on the investigation into and reporting on marine casualties.

Article 2. Regulated entities

1. This Circular applies to regulatory authorities, organizations and individuals (hereinafter referred to as “entities”) involving in the reporting and investigation into marine casualties in the following cases:

a) Marine casualties involving Vietnamese-flagged ships;

b) Marine casualties involving foreign-flagged ships while they are operating within the port waters, internal waters and territorial waters of Vietnam; exclusive economic zones of Vietnam if the casualty involves Vietnamese-flagged ships, offshore structures and equipment or causes environmental pollution.

2. Regulations herein also apply to the investigation into casualties involving public vessels or seaplanes within the port waters of Vietnam; inland waterway ships bearing VR-SB class notations, floating storage units, and mobile offshore drilling units within the port waters and territorial waters of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. “marine casualty” means an event which has occurred directly in connection with the operations of a ship and resulted in any of the following consequences: the death or loss of, or serious injury to, a person; the involvement of a ship in a collision; severe structural damage to a ship; the loss, sinking, stranding or disabling of a ship; material damage to marine infrastructure facilities or severe damage to the environment.

However, a marine casualty does not include a deliberate act with the intention to cause harm to the safety of an individual, a ship, marine infrastructure facilities or the environment.

2. “marine incident” means an event, other than a marine casualty defined in Clause 1 of this Article, which has occurred directly in connection with the operations of a ship and endangered, or, if not corrected, would endanger the safety of the ship, its occupants or any other person or the environment.

Article 4. Classification of marine casualties

1. “very serious marine casualty” is a marine casualty that has resulted in any of the following:

a) the death or loss of a person;

b) the sinking or total loss of the ship;

c) the spill of 100 tonnes of oil or over, or 50 tonnes of toxic chemicals or over into the environment; or

d) the obstruction of the navigational channel for 48 hours or longer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) a fire, explosion or stranding of the ship for 24 hours or longer, or severe structural damage to the ship, rendering the ship unfit to proceed;

b) the spill of from 20 tonnes to less than 100 tonnes of oil, or from 10 tonnes to less than 50 tonnes of toxic chemicals into the environment; or

c) the obstruction of the navigational channel for from 24 hours to less than 48 hours.

3. “less serious marine casualty” is a marine incident or marine casualty which qualifies as neither a very serious marine casualty defined in Clause 1 nor a serious casualty as defined in Clause 2 of this Article.

Article 5. Responsibility of the master, owner, agent and operator of the ship, and entities involved in a marine casualty

1. The master, owner, agent and operator of the ship, and entities involved in a marine casualty shall report the marine casualty to the relevant maritime administration or the Vietnam Maritime Administration or the Ministry of Transport in a timely and accurate manner in accordance with this Circular.

2. The master of the ship involved in the marine casualty shall organize rescue activities in a timely and effective manner depending safety conditions of the ship.

3. The master and crew of the ship involved in the marine casualty assume responsibility to protect the scene and voyage data recorder at the time of occurrence of the marine casualty, and provide evidence about the casualty to the investigation authority.

4. The master and crew of the ship and entities involved in the marine casualty shall sufficient, truthful and timely information to the investigation authority and also assume legal responsibility for the provided information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter II

REPORTING ON MARINE CASUALTIES

Article 6. Marine casualty reports

1. Marine casualty reports include urgent reports, detailed reports and periodic reports as prescribed in Appendix 1, Appendix 2 and Appendix 3 enclosed herewith.

2. Marine casualty reports must contain truthful and accurate contents and submitted by the prescribed deadlines.

Article 7. Urgent reports

1. Urgent reports shall be made as follows:

a) Where a marine casualty occurs within the port waters and the territorial waters of Vietnam, the master or the person vested with the highest responsibility on the ship shall immediately send an urgent report to the nearest maritime administration. In case neither the master nor such person is able to make the urgent report, the owner or agent of the ship involved in the casualty shall make the report.

b) When receiving the urgent report or any information on the marine casualty, the nearest maritime administration shall immediately provide the received report or information to the following: the maritime administration responsible for the waters where the casualty occurs; the Vietnam Maritime Administration; Vietnam Maritime Safety Corporation if the casualty causes damage to or disables aids to navigation or adversely affects the maritime safety of ships; managers or operators of structures, facilities and/or equipment damaged by the casualty; the Provincial People's Committee if the casualty causes or would cause the pollution of marine environment or damage to aquatic resources.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. If a marine casualty involves a Vietnamese-flagged ship operating on the high seas, the master or the person vested with the highest responsibility on the ship or the ship owner shall submit an urgent report to Vietnam Maritime Administration.

4. The urgent report may be sent either directly or through any appropriate means of communications.

5. With regard to a very serious marine casualty, the Vietnam Maritime Administration shall, after receiving the urgent report, immediately submit a report to the Ministry of Transport.

6. Vietnam Maritime Administration shall notify the maritime authority of the flag State in case of marine casualty mentioned in Point b Clause 1 Article 2 hereof.

Article 8. Detailed reports

Following the urgent report, the master or the person vested with the highest responsibility on the ship shall submit a detailed report by the deadlines prescribed below:

1. In case the marine casualty occurs within the port waters or internal waters of Vietnam, the detailed report shall be sent to the maritime administration responsible for such waters within 24 hours from the occurrence of the casualty. If it is unable to send the detailed report within 24 hours as prescribed, it must be sent thereafter within 48 hours from the occurrence of the casualty.

2. In case the marine casualty occurs within the territorial waters or an exclusive economic zone of Vietnam as prescribed in Point b Clause 1 Article 2 hereof, after the casualty occurs and the ship is anchored in the port waters of Vietnam, the detailed report shall be sent to the maritime administration responsible for such port waters within 24 hours after the ship is anchored as instructed. If the ship is not anchored in the port waters of Vietnam after the marine casualty occurs, the detailed report shall be sent to Vietnam Maritime Administration within 48 hours after the ship or its crewmembers reach the first port.

3. In case the marine casualty involves a Vietnamese-flagged ship operating on the high seas or the territorial waters of another State, after the casualty occurs and the ship is anchored in the port waters of Vietnam, the detailed report shall be sent to the maritime administration responsible for such port waters within 24 hours after the ship is anchored as instructed. If the ship is not anchored in the port waters of Vietnam after the marine casualty occurs, the detailed report shall be sent to Vietnam Maritime Administration within 48 hours after the ship reaches the first port.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Each maritime administration shall, on the basis of every six months and every year, send written reports on marine casualties to Vietnam Maritime Administration and Vietnam Maritime Administration shall send a consolidated report on marine causalities as follows:

1. Report name: Periodic report on marine causalities;

2. Content: Information on marine causalities prescribed in Appendix 3 issued herewith;

3. Method of sending and receiving reports: Reports are presented in the form of paper documents or electronic documents. A report shall be sent to the receiving agency by one of the following methods: in person, by post, fax, email, or another method as per the law;

4. Reporting frequency: Every 6 months and annually:

5. Report submission deadlines: Deadline for 6-month reports: Before June 17 every year, each maritime administration shall report to the Vietnam Maritime Administration. Before June 22 every year, the Vietnam Maritime Administration shall report to the Ministry of Transport. The report for the last 6 months of the year is replaced by the annual report; deadline for submitting annual reports: Before December 17 of each year, the maritime administration shall report to the Vietnam Maritime Administration. Before December 22 every year, the Vietnam Maritime Administration shall report to the Ministry of Transport.

6. Closing time for reporting data: For a 6-month report, it commences from December 15 of the year before the reporting period to June 14 of the reporting period. For an annual report, it commences from December 15 of the year before the reporting period to December 14 of the reporting period;

7. Report form: According to the provisions in Appendix 3 issued together with this Circular.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 10. Marine casualty investigation purposes and requirements

1. A marine casualty investigation means the identification of conditions, circumstances, causes or events that would cause a marine casualty in order to find out effective solutions for preventing similar marine casualties in the future.

2. A marine casualty investigation is not conducted to determine legal responsibility or liabilities of the parties.

3. A marine casualty investigation shall be conducted into every marine casualty in a lawful, timely, comprehensive and objective manner.

Article 11. Cases of marine casualty investigation

1. A marine casualty investigation shall be conducted into every serious marine casualty and very serious marine casualty.

2. The investigation into less serious marine casualties shall be conducted according to decision of the Director of the relevant maritime administration. The maritime administration shall send report on the marine casualty into which the investigation is not conducted to the Vietnam Maritime Administration.

Article 12. Organization of marine casualty investigation

1. Power to conduct marine casualty investigation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) If a marine casualty occurs in the port waters but the ship involved in the casualty is moved to a designated anchoring location in other port waters, the Director of Vietnam Maritime Administration shall assign the maritime administration in charge of the port waters where the casualty occurs or where the ship is anchored to conduct investigation into that marine casualty. When the ship is anchored in the port waters as instructed, Director of the maritime administration in charge of that port waters shall assign its qualified officials to examine the scene and collect evidence.

c) Director of Vietnam Maritime Administration shall decide to assign an appropriate maritime administration to conduct investigation into a marine casualty occurring outside the port waters of Vietnam.

2. After receiving information about a marine casualty occurring within the port waters under its management, depending on its conditions, Director of the maritime administration shall assign its qualified officials to examine the occurrence site and get on the ship for assessing the scene and working positions on the ship, and collect evidence serving the investigation. The performance of these tasks must be recorded in writing and avoid affecting the safe operation of the ship. Such record must be certified by a competent person on the ship. The officials are sent to the scene will be members of the investigation team prescribed in Clause 3 of this Article.

3. Director of the maritime administration that conducts the investigation shall issue a decision on establishment of an investigation team.

4. During the investigation, if a crime is suspected, Director of the relevant maritime administration must immediately notify a competent investigation authority and transfer all documents and evidence related to the marine casualty at the request of the investigation authority; photocopies or certified true copies of documents must be made before they are transferred to the investigation authority; the transfer of documents and evidence must be recorded in writing.

5. With regard to a marine casualty investigated by other authorities within their competence, the marine casualty investigation shall be also conducted in accordance with this Circular.

6. Vietnam Maritime Administration shall notify the maritime authority of the flag States of the investigation into marine casualties involving foreign-flagged ships as prescribed in Clause 1 Article 2 hereof.

7. Director of the maritime administration may detain the ship for up to 05 days to serve the collection of evidence and investigation. The detention of the ship involved in a marine casualty occurring in the port waters for a longer period shall be decided by the Director of Vietnam Maritime Administration at the request of Director of the relevant maritime administration provided the extended period of detention shall not exceed 05 days. The extended detention of the ship involved in a marine casualty occurring outside the port waters shall be decided by the Minister of Transport at the request of the Vietnam Maritime Administration.

Article 13. Agreement to conduct a marine casualty investigation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. With regard to a marine casualty involving a foreign-flagged ship, Vietnam Maritime Administration shall reach an agreement to conduct the marine casualty investigation with the maritime authority of the State whose flag the ship is entitled to fly in a way that is suitable for actual conditions, circumstances, and occurrence site of the casualty.

2. With regard to a marine casualty involving a Vietnamese-flagged ship operating overseas, Vietnam Maritime Administration shall reach an agreement to conduct the marine casualty investigation with the maritime authority of the coastal State in a way that is suitable for actual conditions, circumstances, and occurrence site of the casualty.

3. In case of failure to reach an agreement with the maritime authority of the flag State or the coastal State, the marine casualty investigation shall be independently conducted in accordance with this Circular.

Article 14. Investigation team and members thereof

1. Investigation team

a) An investigation team consists of a team leader and at least 01 deputy team leader and 01 member appointed by Director of the relevant maritime administration within his/her competence;

b) Where necessary, Director of Vietnam Maritime Administration shall appoint experts in relevant fields to join the investigation team. Director of the maritime administration shall issue decide the establishment of the investigation team according to instructions of the Director of Vietnam Maritime Administration.

2. Members of the investigation team are required to meet the following requirements: they must be masters, chief engineers or engineers in ship operation, marine engine operation, shipbuilding, marine power and marine automatic power, maritime law or similar major, have at least 05 years of practical experience in their studied majors, and have completed training and drilling courses in marine casualty investigation.

Article 15. Duties and powers of investigation team

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Send written notification to the master or the person vested with highest responsibility on the ship, the owner and agent of the ship of the marine casualty investigation. The notification shall contain the following:

a) The marine casualty into which the investigation is conducted;

b) Time and location of the investigation;

c) Name and address of the investigation team;

d) Rights and obligations of parties to the marine casualty investigation.

3. Use necessary equipment and devices for the investigation.

4. Request the parties involved in the marine casualty to protect the scene and evidence according to marine casualty investigation requirements.

5. Request the persons involved in the marine casualty to make written reports on conditions, circumstances and developments of the casualty, and entities involved in the casualty. In case such persons have to be interviewed, they must be notified in advance of the time and location of the interview.

6. Request the master or the person vested with highest responsibility to provide copies of the ship logs, nautical chart of the area where the marine casualty has occurred, and other records and documents about the ship and equipment thereon.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Examine and collect copies of documents about registration, inspection and insurance of the ship, other relevant documents and certificates of crewmembers to service the marine casualty investigation.

9. Make audio and video recordings, surveys, request for experts’ advice and perform other tasks that are deemed necessary for the marine casualty investigation.

10. Carry out verification, analysis, assessment and proposed conclusion about the causes of the marine casualty. Where necessary, request the Director of the maritime administration to make decision to request for advice of the organization in charge of classification and technical inspection of the ship or other relevant specialized agencies.

11. Make report on the marine casualty investigation.

12. Retain documents and evidence related to the marine casualty as prescribed.

13. Make English translations of draft reports and reports on investigations into very serious marine casualties and other marine casualties involving foreign-flagged ships.

14. Consider re-opening the marine casualty investigation according to Article 20 hereof.

Article 16. Time limit for a marine casualty investigation

1. The investigation into a marine casualty occurring within the port waters of Vietnam must be completed within 60 days from the occurrence date. The maximum time limit for the investigation into a marine casualty occurring outside the port waters of Vietnam is 60 days from the day on which the investigation is assigned.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 17. Procedures for marine casualty investigation

1. Establish the investigation team.

2. Develop the investigation plan.

3. Make cost estimate.

4. Notify relevant parties of the marine casualty investigation.

5. Interview crewmembers and witnesses; consolidate collected information. Where necessary, additional examinations and interviews may be carried out to clarify questionable issues.

6. Pursuant to regulations on maritime, carry out the analysis of collected information, including conclusions about analyses of exhibits and traces related to the marine casualty.

7. Make a draft report on the marine casualty investigation and send it to relevant parties according to Article 18 hereof.

8. Publish the report on the marine casualty investigation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. After making a draft report on marine casualty investigation, the investigation team shall send a copy of the draft report to the owner, agent and/or operator of the ship, Vietnam Inland Waterways Administration (if the casualty involves inland waterway ships) and Vietnam Maritime Administration for comments. After receiving the draft report, Vietnam Maritime Administration shall send a copy thereof to the maritime authority of the State whose flag the ship is entitled to fly for comments (if the casualty involves a foreign-flagged ship).

2. The maritime authority of the flag State, the owner, agent or operator of the ship is not allowed to publish or grant access to the draft report or any part thereof without the consent of the investigation team, Director of the relevant maritime administration or Vietnam Maritime Administration.

3. Within 30 days or another time limit as agreed upon between the investigation team and relevant parties, which shall not be longer than 30 days from the day on which the draft report is sent, the maritime authority of the flag State, the owner, agent or operator of the ship shall send comments about the draft report. If no comments are received after the aforesaid time limit, the investigation team shall submit the report on marine casualty investigation to Director of maritime administration for signing and publishing. If no comments are received after the aforesaid time limit, the investigation team shall submit the report on marine casualty investigation to Director of maritime administration for signing and publishing.

Article 19. Report on marine casualty investigation

1. A report on marine casualty investigation shall contain the following information:

a) A summary outlining the basic facts of the marine casualty and stating whether any deaths, missing persons, injuries or pollution of marine environment occurred as a result;

b) The identity of the flag State, owner, agent, operator as identified in the safety management certificate, and the classification organization;

c) The details of main dimensions and engines of the ship; a description of work routine of crewmembers and other matters performed on the ship before the occurrence of the casualty;

d) A narrative detailing the circumstances of the marine casualty;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Recommendations with a view to preventing similar marine casualties in the future.

2. The investigation team shall send the report on marine casualty investigation to the maritime authority of the flag State, the owner, agent or operator of the ship and Vietnam Maritime Administration by the deadline for the marine casualty investigation. Copies of the report on marine casualty investigation may be provided to other individuals or legal entities directly involved in the casualty at their written request.

3. The investigation team shall send a set of photocopies (if requested) and two copies of the report on investigation into a very serious marine casualty to Vietnam Maritime Administration.

4. With regard to serious marine casualties and very serious marine casualties, Vietnam Maritime Administration shall send reports to the Ministry of Transport and IMO immediately after reaching conclusions about the casualty.

5. Vietnam Maritime Administration shall publish the report on marine casualty investigation on its website.

Article 20. Re-opening a marine casualty investigation

When new evidence is presented or collected which may materially alter the analysis of causes of a marine casualty, Director of the relevant maritime administration shall decide to re-open the investigation into that marine casualty.

Article 21. Complaints, denunciations and settlement thereof

Any complaints and denunciations against the marine casualty investigation shall be settled in accordance with regulations of the law on settlement of complaints and denunciations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Funding for a marine casualty investigation shall be provided in accordance with law.

Article 23. Entry in force[3]

This Circular comes into force from March 15, 2020. The Circular No. 34/2015/TT-BGTVT dated July 24, 2015 and the Circular No. 39/2017/TT-BGTVT dated November 07, 2017 of the Minister of Transport are abrogated.

Article 24. Implementation

1. Vietnam Maritime Administration shall organize the implementation of this Circular.

2. Chief of Office, Chief Inspector, Directors of Departments, Director of Vietnam Maritime Administration, Director of Vietnam Inland Waterways Administration, heads of relevant agencies and organizations, and relevant individuals shall implement this Circular./.

 

 

AUTHENTICATION OF CONSOLIDATED DOCUMENT

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 


[1] Circular No. 34/2020/TT-BGTVT on amendments to Circulars on maritime-related periodic reporting, with the following legal bases for promulgation:

“Pursuant to the Government’s Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;

Pursuant to the Government’s Decree No. 09/2019/ND-CP dated January 24, 2019 on reporting by State administrative agencies;

At the request of the Chief of the Ministry Office and Director of Vietnam Maritime Administration;

Minister of Transport promulgates Circular on amendments to Circulars on maritime-related periodic reporting.”

[2] This Article is amended by Article 4 of Circular No. 34/2020/TT-BGTVT dated December 23, 2020 of the Minister of Transport on amendments to Circulars on marine-related periodic reporting, coming into force as of February 15, 2021:

[3]Article 5 and Article 6 of Circular No. 34/2020/TT-BGTVT dated December 23, 2020 of the Minister of Transport on amendments to Circulars on marine-related periodic reporting, coming into force as of February 15, 2021, stipulate as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This Circular comes into force as of February 15, 2021.

Article 6. Implementation

Chief of Ministry Office, Chief Inspector, Directors of Departments, Director of Vietnam Maritime Administration, Director of Port Authorities, heads of relevant agencies and organizations, and relevant individuals shall implement this Circular”.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Integrated document No. 05/VBHN-BGTVT dated March 2, 2021 Circular on prescribing investigation into and reporting on marine casualties

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.845

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.253.128
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!