BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/2020/TT-BGDĐT
|
Hà Nội,
ngày tháng năm 2020
|
DỰ THẢO
|
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm
2019;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6
năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19
tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01
tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25
tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30
tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông tư ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ.
Điều 1. Ban hành
kèm theo Thông tư này Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ.
Điều 2. Thông tư
này có hiệu lực thi hành từ ngày …. tháng …. năm 2020 và thay thế Thông
tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ.
Điều 3. Chánh Văn
phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc
Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ hoặc
được phép đào tạo trình độ thạc sĩ, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Như Điều 3;
- Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDĐH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
|
QUY CHẾ
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
(Ban hành kèm theo Thông tư số
/2020/TT-BGDĐT ngày
tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về đào tạo
trình độ thạc sĩ, bao gồm: tuyển sinh; chương trình, tổ chức và quản lý đào tạo;
nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở đào tạo, giảng viên, học viên; tổ chức thực hiện
trong đào tạo trình độ thạc sĩ.
2. Quy chế này áp dụng đối với các
đại học, trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo); các tổ
chức và cá nhân có liên quan đến quá trình đào tạo trình độ thạc sĩ.
3. Quy chế này không áp dụng đối với
cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài và chương trình liên kết đào tạo trình độ
thạc sĩ giữa cơ sở đào tạo với cơ sở giáo dục nước ngoài do cơ sở giáo dục nước
ngoài cấp bằng.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Ngành đúng: Ngành tốt
nghiệp đại học được xác định là ngành đúng với ngành, chuyên ngành dự tuyển đào
tạo trình độ thạc sĩ khi có cùng tên trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV
trình độ thạc sĩ.
2. Ngành gần: Ngành tốt
nghiệp đại học được xác định là ngành gần với ngành, chuyên ngành dự tuyển đào
tạo trình độ thạc sĩ khi cùng nhóm ngành trong Danh mục giáo dục đào tạo Việt
Nam cấp III (trừ trường hợp đã được quy định tại Khoản 1 Điều này).
3. Ngành khác: Ngành tốt
nghiệp đại học được xác định là ngành khác với ngành dự tuyển đào tạo trình độ
thạc sĩ khi không cùng nhóm ngành trong Danh mục giáo dục đào tạo Việt Nam cấp
III (trừ trường hợp đã được quy định tại Khoản 2 Điều này).
Điều 3. Chương trình đào tạo
1. Chương trình đào tạo trình độ
thạc sĩ được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, bao gồm chương trình đào tạo theo định
hướng nghiên cứu và chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, bảo đảm các
quy định về chuẩn chương trình đào tạo.
a) Chương trình đào tạo trình độ
thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu là chương trình đào tạo có mục tiêu và nội
dung xây dựng theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các
lĩnh vực khoa học, phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển
các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ. Chương trình được thiết kế để học
viên kết hợp học các học phần và thực hiện luận văn nghiên cứu để hoàn thành
chương trình đào tạo.
b) Chương trình đào tạo trình độ
thạc sĩ theo định hướng ứng dụng là chương trình đào tạo có mục tiêu và nội
dung xây dựng theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các
công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế
các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người. Chương trình được
thiết kế để học viên dành toàn bộ thời gian để học các học phần để hoàn thành
chương trình đào tạo.
2. Chương trình đào tạo trình độ
thạc sĩ theo định hướng ứng dụng được phép áp dụng phương thức đào tạo trực tiếp
kết hợp trực tuyến đối với các học phần lý thuyết; cơ sở đào tạo cam kết bảo đảm
chất lượng đào tạo theo quy định hiện hành. Tổng số các học phần được đào tạo
theo phương thức trực tuyến không vượt quá 30% tổng số tín chỉ của chương trình
đào tạo.
3. Đề cương chi tiết học phần của
chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ bao gồm: mục tiêu, chuẩn đầu ra, số tín
chỉ, học phần bắt buộc, các học phần tự chọn, nội dung, hình thức tổ chức dạy
học, hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá, học liệu của học phần và các nội
dung khác theo yêu cầu của học phần và theo quy định của cơ sở đào tạo.
4. Chương trình đào tạo thạc sĩ do
giám đốc, hiệu trưởng các cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là thủ trưởng cơ sở
đào tạo) tổ chức xây dựng, ban hành, thực hiện, tự đánh giá chất lượng đào tạo
và thực hiện kiểm định chất lượng chương trình theo quy định pháp luật hiện
hành.
Điều 4. Hình thức, ngôn ngữ
và thời gian đào tạo
1. Đào tạo trình độ thạc sĩ được
thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy.
2. Ngôn ngữ chính thức dùng trong
đào tạo trình độ thạc sĩ là tiếng Việt. Việc đào tạo thạc sĩ bằng ngôn ngữ nước
ngoài do cơ sở đào tạo quyết định theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. pháp luật
hiện hành.
3. Thời gian đào tạo trình độ thạc
sĩ được xác định trên cơ sở số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương
trình đào tạo.
Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định
cụ thể thời gian đào tạo, việc kéo dài thời gian đào tạo phù hợp với từng
chương trình. Thời gian kéo dài không được quá 2 năm so với thời gian thiết kế
của chương trình đào tạo đó.
Chương II
TUYỂN SINH
Điều 5. Nguyên tắc, phương
thức tuyển sinh
1. Nguyên tắc: Các trường chỉ tuyển
sinh khi đáp ứng đủ các điều kiện được phép đào tạo theo quy định hiện hành.
2. Phương thức tuyển sinh gồm: Thi
tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.
Điều 6. Tổ chức học bổ sung
kiến thức
1. Căn cứ theo quy định hiện hành
về chuẩn chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, căn cứ ý kiến của
khoa chuyên môn phụ trách ngành đào tạo thạc sĩ, Thủ trưởng các cơ sở đào tạo
quyết định:
a) Các học phần ứng viên đăng ký dự
tuyển trình độ thạc sĩ phải học bổ sung kiến thức trong trường hợp ứng viên thuộc
điểm b và c khoản này.
b) Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại
học ngành gần, ngành khác với ngành đào tạo thạc sĩ phải học bổ sung kiến thức
ngành của chương trình đại học trước khi dự tuyển.
c) Việc học bổ sung kiến thức đối
với ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng nhưng đã tốt nghiệp nhiều
năm trước hoặc bằng do cơ sở đào tạo khác cấp (nếu cần thiết).
2. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định
cụ thể điều kiện ứng viên phải học bổ sung kiến thức; quy trình, thủ tục và tổ
chức việc học bổ sung kiến thức. Thông tin về việc học bổ sung kiến thức công
khai trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
Điều 7. Đối tượng dự tuyển
1. Người dự tuyển:
a) Đã tốt nghiệp trình độ đại học
ngành đúng, ngành gần với ngành đào tạo trình độ thạc sĩ; học bổ sung kiến thức
theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
b) Đã tốt nghiệp đại học ngành
khác với ngành đào tạo trình độ thạc sĩ phải đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều
này và phải học bổ sung kiến thức theo quy định tại điểm c Điều 6 Quy chế này.
c) Căn cứ vào yêu cầu của ngành
đào tạo và yêu cầu đầu vào trình độ thạc sĩ của cơ sở đào tạo, thủ trưởng cơ sở
đào tạo quy định cụ thể về điều kiện văn bằng tốt nghiệp trình độ đại học của
người dự tuyển.
2. Về kinh nghiệm công tác chuyên
môn: theo yêu cầu của từng ngành đào tạo, trên cơ sở đề nghị của hội đồng
khoa học đào tạo, thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể điều kiện về thời
gian làm việc chuyên môn để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trước khi đăng ký dự
tuyển. Trường hợp người có bằng tốt nghiệp ngành khác đăng ký dự thi vào ngành
thuộc lĩnh vực quản trị, quản lý, kinh tế thì phải có tối thiểu 02 năm kinh
nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự tuyển.
3. Người dự tuyển là công dân Việt
Nam được miễn đánh giá năng lực ngoại ngữ khi có một trong những minh chứng như
sau:
a) Đã tốt nghiệp trình độ đại học
tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập
là tiếng Anh hoặc tiếng chính thức của nước sở tại; hoặc
b) Đã tốt nghiệp trình độ đại học
ngành ngôn ngữ nước ngoài tại các cơ sở đào tạo ở Việt Nam; hoặc
c) Đạt trình độ ngoại ngữ do thủ
trưởng cơ sở đào tạo quy định nhưng tối thiểu phải từ bậc 4 trở lên theo Khung
năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo quy định tại
Phụ lục II, do một tổ chức khảo thí được quốc tế hoặc Việt Nam công nhận cấp
trong thời hạn 02 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển; hoặc
d) Người dự tuyển đáp ứng quy định
tại các điểm a, b, c khoản này nhưng không phải là tiếng Anh phải có khả năng
giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn đạt những vấn đề
thuộc lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người
khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh).
4. Người dự tuyển là công dân nước
ngoài nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bằng tiếng
Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực
tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo quy
định cụ thể của cơ sở đào tạo. Trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử
dụng trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ thì được miễn yêu cầu về ngoại
ngữ.
5. Người dự tuyển chương trình đào
tạo thạc sĩ định hướng nghiên cứu cần phải nộp đề xuất nghiên cứu do thủ trưởng
cơ sở đào tạo quy định tại quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ của
cơ sở đào tạo.
Điều 8. Đề án tuyển sinh
1. Căn cứ quy định của Quy chế này
và các quy định hiện hành liên quan, giám đốc hoặc hiệu trưởng, viện trưởng của
các cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là thủ trưởng cơ sở đào tạo) tổ chức xây dựng
Đề án tuyển sinh bảo đảm cung cấp đầy đủ những thông tin về: đối tượng và yêu cầu
dự tuyển; ngành đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh theo từng ngành; danh mục ngành
đúng, ngành gần đối với từng ngành đào tạo trình độ thạc sĩ; tổ chức học bổ
sung kiến thức; danh sách người hướng dẫn theo từng lĩnh vực đối với chương
trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu; số lần tuyển sinh trong một năm; hồ
sơ dự tuyển và thời gian nhận hồ sơ; kế hoạch và phương thức tuyển sinh cho từng
chương trình theo định hướng nghiên cứu hoặc theo định hướng ứng dụng; thời
gian công bố kết quả trúng tuyển và thời gian nhập học; tài chính và chính sách
hỗ trợ kinh phí cho học viên trong quá trình học tập (nếu có); điều kiện bảo đảm
chất lượng.
2. Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm
giải trình về Đề án tuyển sinh đã công bố với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền và các bên liên quan theo quy định pháp luật hiện hành và theo yêu cầu;
chịu trách nhiệm trước pháp luật về điều kiện tuyển sinh, các điều kiện bảo đảm
chất lượng, tính đầy đủ, chính xác của những nội dung trong Đề án tuyển sinh.
Điều 9. Tổ chức tuyển sinh
và công nhận học viên trúng tuyển
1. Căn cứ vào Đề án tuyển sinh quy
định tại Điều 8 của Quy chế này, hằng năm, cơ sở đào tạo thông báo công khai
trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo tối thiểu 02 tháng trước khi tổ
chức tuyển sinh đợt đầu tiên trong năm.
2. Đối với những cơ sở đào tạo tổ
chức tuyển sinh theo phương thức xét tuyển phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng
về các tiêu chí để xét tuyển:
a) Căn cứ kết quả học tập ở trình
độ đại học để xét tuyển.
b) Trưởng khoa chuyên môn chọn ít
nhất 02 môn quan trọng nhất trong các học phần bắt buộc theo yêu cầu của ngành
đào tạo trình độ thạc sĩ để đánh giá kiến thức chuyên môn ở trình độ đại học của
ứng viên dự tuyển.
c) Chương trình thạc sĩ theo định
hướng nghiên cứu: cơ sở đào tạo thực hiện xét tuyển đổi với ứng viên có bằng tốt
nghiệp đại học xếp loại khá trở lên và đánh giá đề xuất nghiên cứu của ứng
viên.
d) Ngoài quy định tại điểm a, b và
c khoản 2 Điều này, thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể các điều kiện để
xét tuyển tại Đề án tuyển sinh đối với từng chương trình đào tạo gồm có cả
chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu và theo định hướng ứng dụng.
3. Đối với những cơ sở đào tạo tổ
chức tuyển sinh theo phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển
phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng sau:
a) Tổ chức thi ít nhất 02 môn quan
trọng nhất trong các học phần bắt buộc theo yêu cầu của ngành đào tạo trình độ
thạc sĩ để kiểm tra kiến thức chuyên môn ở trình độ đại học của ứng viên dự tuyển.
b) Tổ chức thi ngoại ngữ cho ứng
viên không được miễn đánh giá năng lực ngoại ngữ theo quy định tại khoản 3 Điều
7 Quy chế này.
c) Có bộ phận độc lập chuyên trách
thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh, trong đó có đội ngũ cán bộ quản lý,
cán bộ chấm thi, cán bộ ra đề thi, cán bộ đánh giá, thẩm định đề thi, cán bộ hỗ
trợ, kỹ thuật viên, đáp ứng các yêu cầu về số lượng và năng lực để tổ chức thi
tuyển sinh.
d) Có ngân hàng câu hỏi thi với số
lượng câu hỏi ít nhất gấp 50 lần tổng số câu trong 01 đề thi; đề thi phải được
rút ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi thi.
đ) Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ kỳ thi, phù hợp với quy mô và phương thức tổ chức
thi.
e) Thủ trưởng cơ sở đào tạo chịu
trách nhiệm tổ chức kỳ thi trung thực, khách quan, công bằng; giải trình và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ kỳ thi.
4. Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu
vào:
a) Đối với các phương thức tuyển
sinh kết quả mỗi học phần ở trình độ đại học sử dụng để xét tuyển hoặc kết quả
thi của môn thi tuyển phải đạt ít nhất 50% thang điểm của học phần hoặc môn thi
đó.
b) Đối với chương trình thạc
sĩ theo định hướng nghiên cứu
5. Căn cứ quy định tại điểm b khoản
2 Điều 34 Luật giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung), thủ trưởng cơ sở
đào tạo quy định chi tiết việc tổ chức tuyển sinh, tiêu chuẩn, số lượng, nhiệm
vụ và quyền của các cá nhân và tập thể tham gia tổ chức tuyển sinh; phê duyệt
danh sách học viên trúng tuyển và ra quyết định công nhận trúng tuyển.
Chương III
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
Điều 10. Địa điểm tổ chức
đào tạo
Địa điểm tổ chức đào tạo trình độ
thạc sĩ là trụ sở chính hoặc phân hiệu của cơ sở đào tạo đã được cho phép hoạt
động đào tạo.
Điều 11. Tổ chức và quản lý
đào tạo
1. Tổ chức và quản lý đào tạo trình
độ thạc sĩ thực hiện theo quy định về đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Thủ trưởng
cơ sở đào tạo căn cứ vào quy định tại quy chế tổ chức đào tạo theo hệ thống tín
chỉ trình độ đại học để quy định tổ chức và quản lý đào tạo đối với các khóa học
trình độ thạc sĩ bảo đảm chất lượng đào tạo, phù hợp với các quy định tại Quy
chế này.
2. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định
cụ thể trong Đề án tuyển sinh và website của cơ sở đào tạo khối lượng tín chỉ
cho từng chương trình đào tạo. Trong đó, quy định cụ thể khối lượng tín chỉ tối
đa như sau:
a) Đối với chương trình đạo tạo 1
năm học có 2 học kỳ: khối lượng tín chỉ cho mỗi học kỳ tối đa 23 tín chỉ.
b) Đối với chương trình đạo tạo 1
năm học có 3 học kỳ: khối tượng tín chỉ cho mỗi học kỳ tối đa 15 tín chỉ.
3. Tổ chức giảng dạy các nội dung
trong chương trình đào tạo thạc sĩ phải được thực hiện bằng cách phối hợp học tập
ở trên lớp với tự học, tự nghiên cứu; coi trọng năng lực phát hiện, giải quyết
vấn đề thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo và năng lực độc lập nghiên cứu
khoa học, xử lý các vấn đề thực tiễn của học viên. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm
phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong việc sử dụng
chuyên gia, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong quá trình tổ chức đào tạo thực
hành, thực tập.
4. Đầu khóa học, cơ sở đào tạo phải
thông báo cho học viên và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ
sở đào tạo về chương trình đào tạo toàn khóa, đề cương chi tiết các học phần
trong chương trình, và các học phần học viên phải bổ sung (nếu có), kế hoạch học
tập, kế hoạch kiểm tra, thi, thi lại, thời gian tổ chức bảo vệ luận văn và bảo
vệ lại luận văn (nếu có), các quy định của cơ sở đào tạo có liên quan đến khóa
học.
5. Thủ trưởng cơ sở đào tạo có
trách nhiệm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thư viện, thư viện điện tử, phòng
thí nghiệm, trang thiết bị thực hành hoặc hợp đồng với các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp để bảo đảm điều kiện học tập, nghiên cứu, thử nghiệm, thực hành, ứng
dụng thực tế cho học viên đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
Xây dựng và công bố công khai hệ
thống phần mềm quản lý đào tạo đối với từng khóa học của mỗi chương trình đào tạo
phù hợp với các quy định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý, tổ chức đào tạo.
Điều 12. Thi, kiểm tra, đánh
giá
1. Thủ trưởng cơ sở đào tạo căn cứ
vào Quy chế này và Quy chế đào tạo trình độ đại học hiện hành để quy định các nội
dung: điều kiện thi kết thúc học phần, đánh giá học phần; ra đề thi, hình thức
thi, chấm thi và số lần được dự thi kết thúc học phần; đánh giá kết quả học tập,
học và thi lại; cách tính đánh giá quá trình, điểm học phần và điểm trung bình
chung học tập.
2. Việc thi, kiểm tra đánh giá học
phần phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Khách quan, chính xác, công bằng,
minh bạch, phân loại được trình độ của học viên; công khai các quy định về đánh
giá và kết quả đánh giá học phần.
b) Đề thi, kiểm tra phải lấy từ
ngân hàng đề thi của cơ sở đào tạo, phù hợp với nội dung và bảo đảm mục tiêu học
phần và chuẩn đầu ra đã xác định trong đề cương chi tiết.
c) Đúng hình thức và phương pháp
đánh giá đã được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.
d) Kết hợp kiểm tra thường xuyên
trong quá trình học tập với thi kết thúc học phần.
đ) Kết hợp một số hình thức đánh
giá (bài tập lớn, tiểu luận, thuyết trình, kết quả thực hành, báo cáo chuyên đề,
thi viết, thi vấn đáp…) phù hợp với yêu cầu của học phần.
e) Kết hợp đánh giá ý thức học tập
chuyên cần, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập, sáng tạo của người học.
3. Đối với học phần ngoại ngữ (bao
gồm cả ngoại ngữ thứ hai cho học viên theo học ngành, chuyên ngành ngôn ngữ nước
ngoài): Căn cứ vào Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, Thủ
trưởng cơ sở đào tạo tổ chức đánh giá học phần ngoại ngữ của học viên (bao gồm
cả học viên không đăng ký học ngoại ngữ tại cơ sở đào tạo); hoặc chấp nhận chứng
chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam do đơn vị tổ chức thi
được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận cấp hoặc chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế theo
quy định tại Phụ lục II Quy chế này.
4. Căn cứ yêu cầu của ngành đào tạo
và khoản 3 Điều 7 Quy chế này, thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định việc miễn đánh
giá học phần ngoại ngữ cho học viên trong Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của
cơ sở đào tạo.
Điều 13. Luận văn chương
trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu
1. Đề tài luận văn:
a) Đề tài luận văn đối với chương
trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu do trưởng khoa chuyên môn công bố hoặc
do học viên đề xuất, có đề cương nghiên cứu kèm theo, được người hướng dẫn và
trưởng khoa chuyên môn đồng ý.
b) Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết
định giao đề tài cho học viên và cử người hướng dẫn trước khi tổ chức bảo vệ luận
văn ít nhất 6 tháng, trên cơ sở đề nghị của trưởng khoa chuyên môn và trưởng
đơn vị quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ.
c) Việc thay đổi đề tài trước khi
tổ chức bảo vệ luận văn do thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định, trên cơ sở
đơn đề nghị của học viên, được người hướng dẫn và trưởng khoa chuyên môn đồng
ý. Việc thay đổi đề tài trong những trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở đào tạo
quy định.
2. Yêu cầu đối với luận văn:
a) Luận văn của chương trình theo
định hướng nghiên cứu là một báo cáo khoa học trình bày kết quả sử dụng mô hình
lý thuyết và phương pháp nghiên cứu để luận giải, làm rõ một vấn đề thực tiễn
nhằm mang lại đóng góp mới về mặt lý luận, học thuật hoặc có kết quả mới trong
nghiên cứu một vấn đề khoa học mang tính thời sự thuộc ngành đào tạo.
b) Luận văn phải có giá trị khoa học,
giá trị thực tiễn, giá trị văn hoá, đạo đức và phù hợp với thuần phong mỹ tục của
người Việt Nam.
c) Luận văn phải tuân thủ các quy
định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ. Kết quả nghiên cứu trong luận văn
phải là kết quả thực hiện của học viên và kết quả chưa được công bố trong bất
cứ một công trình nghiên cứu nào khác.
d) Luận văn được trình bày khoa học,
rõ ràng, mạch lạc, không tẩy xóa.
3. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định
cụ thể cách thức trình bày luận văn, số lượng từ tối thiểu và tối đa theo yêu cầu
của từng ngành đào tạo; quy định về cam kết của học viên trong đạo đức nghiên cứu;
quy định và hướng dẫn việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu đã công bố
theo các quy định trích dẫn quốc tế đã chuẩn hóa và theo yêu cầu của từng
ngành, chuyên ngành; quy trình về rà soát và chống sao chép bằng phần mềm
chuyên dụng và các vấn đề khác liên quan đến luận văn; tiêu chí chấm điểm.
Điều 14. Hướng dẫn luận văn
và điều kiện, trình tự, thủ tục bảo vệ luận văn
1. Hướng dẫn luận văn chương trình
thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu:
a) Mỗi luận văn có một hoặc hai
người hướng dẫn. Trường hợp có hai người hướng dẫn, trong quyết định giao đề
tài và cử người hướng dẫn cần ghi rõ người hướng dẫn thứ nhất và người hướng dẫn
thứ hai.
b) Người có chức danh giáo sư được
hướng dẫn tối đa 7 học viên; người có học vị tiến sĩ khoa học hoặc có chức danh
phó giáo sư được hướng dẫn tối đa 5 học viên; người có học vị tiến sĩ từ 1 năm
trở lên được hướng dẫn tối đa 3 học viên trong cùng thời gian, kể cả học viên của
cơ sở đào tạo khác.
c) Người hướng dẫn luận văn là những
người có bằng tiến sĩ hoặc tương đương, hoặc có chức danh giáo sư, phó giáo sư
trong các lĩnh vực nghiên cứu hoặc lĩnh vực đào tạo liên quan đề tài luận văn
và phải có khả năng đánh giá kết quả nghiên cứu đối với các lĩnh vực nghiên cứu
của học viên.
2. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định
cụ thể về luận văn; hướng dẫn luận văn; điều kiện, trình tự thủ tục bảo về luận
văn (nếu có) của chương trình thạc sĩ theo định hướng ứng dụng trong trường hợp
chương trình có yêu cầu về luận văn cuối khóa.
3. Điều kiện bảo vệ luận văn
chương trình thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu:
a) Học viên hoàn thành các học phần
của chương trình đào tạo, có điểm trung bình chung tích lũy các học phần trong
chương trình đào tạo (không bao gồm luận văn) đạt từ 5,5 trở lên (theo thang
điểm 10).
Điểm trung bình chung tích lũy được
tính theo quy định về đào tạo tín chỉ trình độ đại học.
b) Đạt trình độ ngoại ngữ do thủ
trưởng cơ sở đào tạo quy định nhưng tối thiểu phải từ bậc 4 trở lên theo Khung
năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo quy định tại
Phụ lục II, do một tổ chức khảo thí được quốc tế hoặc Việt Nam công nhận cấp
trong thời hạn 02 năm tính đến ngày làm thủ tục bảo vệ luận văn.
c) Không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự và không trong thời gian bị kỷ luật đình chỉ học tập; không bị tố cáo
theo quy định của pháp luật về nội dung khoa học trong luận văn.
4. Trình tự, thủ tục bảo vệ luận
văn do thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định.
Điều 15. Hội đồng đánh giá luận
văn
1. Hội đồng đánh giá luận văn do
thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập, trên cơ sở đề nghị của trưởng
khoa chuyên môn và trưởng đơn vị quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ, trong thời hạn
tối đa 30 ngày làm việc, tính từ ngày học viên nộp luận văn và đủ điều kiện bảo
vệ theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Quy chế này.
2. Hội đồng đánh giá luận văn có 5
thành viên, gồm: chủ tịch, thư ký, hai phản biện và uỷ viên. Trong đó, hội đồng
có tối thiểu hai thành viên ở ngoài cơ sở đào tạo, thuộc các đơn vị khác nhau
và ít nhất có một người là phản biện.
3. Yêu cầu đối với thành viên hội
đồng đánh giá luận văn:
a) Các thành viên hội đồng là những
người có bằng tiến sĩ hoặc tương đương, hoặc có chức danh giáo sư, phó giáo sư
trong các lĩnh vực nghiên cứu hoặc lĩnh vực đào tạo liên quan đề tài luận văn
và phải có khả năng đánh giá kết quả nghiên cứu đối với các lĩnh vực nghiên cứu
của học viên.
b) Chủ tịch hội đồng là người có
năng lực chuyên môn và uy tín khoa học, có kinh nghiệm trong tổ chức điều hành
công việc của hội đồng.
c) Người phản biện phải là người
am hiểu sâu sắc lĩnh vực của đề tài luận văn.
d) Người hướng dẫn luận văn; người
có quan hệ bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột với người bảo vệ luận văn
không tham gia hội đồng.
đ) Thành viên hội đồng phải chịu
trách nhiệm về tính trung thực, khách quan trong việc nhận xét, đánh giá luận
văn theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Quy chế này.
4. Hội đồng họp để đánh giá luận
văn trong thời hạn tối đa 60 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thành lập
hội đồng. Hội đồng không tổ chức họp đánh giá luận văn trong các trường hợp
sau: Vắng mặt chủ tịch hoặc thư ký hội đồng; vắng mặt người có ý kiến không
tán thành luận văn; vắng mặt từ hai thành viên hội đồng trở lên.
Trong trường hợp có lý do khách
quan, thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định việc thay đổi, bổ sung thành viên hội
đồng nhưng vẫn phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều này và thời hạn
tổ chức họp hội đồng đánh giá luận văn được tính từ ngày ký quyết định cuối
cùng về việc thay đổi, bổ sung thành viên hội đồng.
Điều 16. Đánh giá luận văn
chương trình thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu
1. Luận văn được đánh giá công
khai tại phiên họp của hội đồng (trừ một số đề tài thuộc lĩnh vực bảo mật theo
quy định của cơ quan có thẩm quyền). Hội đồng tập trung chủ yếu vào đánh giá việc
thực hiện mục tiêu nghiên cứu, nội dung và chất lượng của luận văn; mức độ đáp ứng
yêu cầu đối với luận văn theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Quy chế này; bảo đảm
đánh giá đúng kiến thức của học viên và khả năng vận dụng kiến thức vào giải
quyết những vấn đề mà đề tài luận văn đặt ra.
2. Cơ sở đào tạo quy định cụ thể
cách thức chấm, tính điểm luận văn; điểm luận văn đạt yêu cầu với điều kiện điểm
trung bình của hội đồng chấm không thấp hơn 5,5 điểm theo thang điểm 10.
3. Trong trường hợp luận văn không
đạt yêu cầu, học viên được chỉnh sửa, bổ sung luận văn để bảo vệ lần thứ hai
trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bảo vệ luận văn lần thứ nhất; không tổ chức bảo
vệ luận văn lần thứ ba. Nếu học viên có nguyện vọng thì thủ trưởng cơ sở đào tạo
giao đề tài mới. Trong trường hợp này, không tổ chức bảo vệ lại nếu luận văn
không đạt yêu cầu. Thời gian tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo phải
theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế này. Kinh phí cho việc chỉnh sửa,
bổ sung luận văn, tổ chức đánh giá lại, thực hiện và bảo vệ đề tài mới do học
viên tự chi trả.
4. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định
chi tiết việc đánh giá luận văn; hồ sơ, thủ tục bảo vệ luận văn; yêu cầu đối với
bản nhận xét luận văn, phiếu chấm điểm của thành viên hội đồng, biên bản buổi bảo
vệ và hướng dẫn các thành viên trong hội đồng thực hiện đánh giá luận văn.
Điều 17. Thẩm định luận văn
1. Thành lập hội đồng thẩm định:
a) Khi có đơn tố cáo đúng quy định
của Luật Tố cáo, có căn cứ rõ ràng cho thấy luận văn không bảo đảm các yêu cầu
theo quy định tại Quy chế này hoặc khi thấy cần thiết, thủ trưởng cơ sở đào tạo
thành lập hội đồng thẩm định luận văn. Số lượng, yêu cầu đối với thành viên hội
đồng thẩm định luận văn theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 15 Quy chế này;
trong đó, nếu có thành viên thuộc cơ sở đào tạo thì tối đa không quá hai người;
thành viên hội đồng thẩm định không trùng với hội đồng đánh giá luận văn.
b) Thành viên tham gia hội đồng thẩm
định là những người có bằng tiến sĩ hoặc tương đương, hoặc có chức danh giáo
sư, phó giáo sư trong các lĩnh vực nghiên cứu hoặc lĩnh vực đào tạo liên quan đề
tài luận văn và phải có khả năng đánh giá kết quả nghiên cứu đối với các lĩnh vực
nghiên cứu của học viên.
2. Thẩm định luận văn:
a) Trước khi họp hội đồng thẩm định,
các thành viên hội đồng có bản nhận xét về sự cần thiết của việc nghiên cứu đề
tài luận văn, sự phù hợp với chuyên ngành; sự không trùng lặp về đề tài, nội
dung, kết quả nghiên cứu với các công trình đã được công bố; tính trung thực,
minh bạch trong trích dẫn tư liệu; bố cục và hình thức trình bày; nội dung,
phương pháp, kết quả, ý nghĩa, độ tin cậy của các kết quả đạt được; đánh giá
thành công và hạn chế của luận văn, khẳng định mức độ đáp ứng yêu cầu của một
luận văn thạc sĩ.
b) Việc thẩm định luận văn được thực
hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 16 Quy chế này.
c) Tác giả luận văn, người hướng dẫn,
thành viên hội đồng đánh giá luận văn không tham dự phiên họp của hội đồng thẩm
định nhưng được cơ sở đào tạo thông báo và có thể gửi ý kiến, cung cấp tài liệu
(nếu có) tới hội đồng thẩm định.
3. Xử lý kết quả thẩm định luận
văn không đạt yêu cầu
Nếu hội đồng thẩm định kết luận luận
văn không đạt yêu cầu thì thủ trưởng cơ sở đào tạo dừng việc cấp bằng hoặc thu
hồi, hủy bỏ bằng thạc sĩ đã cấp (nếu có). Những trường hợp luận văn không đạt
yêu cầu không vì lý do sao chép bất hợp pháp thì quyền và trách nhiệm của học
viên giải quyết như sau:
a) Trường hợp chưa bảo vệ lại luận
văn, đề tài vẫn cần thiết nghiên cứu thì học viên được chỉnh sửa, bổ sung và bảo
vệ lại luận văn trước hội đồng thẩm định theo quy định Quy chế này. Trường hợp
đã hết thời gian tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định tại
khoản 3 Điều 4 Quy chế này thì học viên được gia hạn tối đa không quá 3 tháng.
b) Trường hợp đã bảo vệ lại luận
văn hoặc đề tài không cần thiết tiếp tục nghiên cứu, nếu học viên có nguyện vọng
thì thủ trưởng cơ sở đào tạo giao đề tài mới. Trường hợp đã hết thời gian tối
đa để hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế
này thì học viên được thực hiện đề tài mới trong thời gian tối đa 6 tháng. Thủ
trưởng cơ sở đào tạo tổ chức đánh giá luận văn theo các quy định tại Quy chế
này.
c) Kinh phí cho việc chỉnh sửa, bổ
sung luận văn, thực hiện và bảo vệ đề tài mới do học viên tự chi trả.
Điều 18. Nghỉ học tạm thời
1. Học viên có thể viết đơn gửi thủ
trưởng cơ sở đào tạo đề nghị được phép nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã
học trong các trường hợp sau đây:
a) Được điều động vào lực lượng vũ
trang;
b) Được cơ quan có thẩm quyền điều
động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế;
c) Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải
điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp
này học viên phải học được ít nhất một học kỳ ở cơ sở đào tạo.
2. Thời gian nghỉ học tạm thời
không quá thời gian quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế này ngoại trừ trường hợp
quy định tại điểm a, b tại Khoản 1 Điều này. Học viên nghỉ học tạm thời, khi muốn
trở lại học tiếp tại cơ sở đào tạo, phải có đơn gửi thủ trưởng cơ sở đào tạo
trong thời gian đăng ký học của học kỳ liên quan.
3. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định
chi tiết việc nghỉ học tạm thời.
Điều 19. Chuyển cơ sở đào tạo
1. Học viên được xét chuyển cơ sở
đào tạo nếu đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Xin chuyển đến cơ sở đào tạo có
cùng ngành hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà học viên đang học.
b) Được sự đồng ý của cơ sở đào tạo
xin chuyển đi và cơ sở đào tạo xin chuyển đến.
c) Không thuộc một trong các trường
hợp không được phép chuyển cơ sở đào tạo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Học viên không được phép chuyển
cơ sở đào tạo trong các trường hợp sau:
a) Không đáp ứng điều kiện trúng
tuyển của ngành học hoặc chương trình đào tạo tương ứng của cơ sở đào tạo xin
chuyển đến.
b) Đang trong thời gian bị kỷ luật
từ cảnh cáo trở lên về hành vi vi phạm quy chế tuyển sinh và đào tạo tại
tại cơ sở đào tạo chuyển đi.
c) Học viên đang học ở học kỳ cuối
khóa.
3. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy
định cụ thể về hồ sơ, thủ tục chuyển đi, chuyển đến; thủ tục xem xét công nhận
một phần hoặc toàn bộ các học phần mà học viên đã học, quyết định số học phần
phải học bổ sung trên cơ sở so sánh chương trình của hai cơ sở đào tạo.
Điều 20. Tốt nghiệp, cấp bằng
thạc sĩ, giấy chứng nhận
1. Điều kiện tốt nghiệp:
a) Đối với chương trình theo định
hướng ứng dụng:
- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật
ở mức đình chỉ học tập;
- Tích lũy đủ số học phần, khối lượng
của chương trình đào tạo được quy định tại Điều 3 Quy chế này và các điều kiện
bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình, các điều kiện khác do cơ sở đào tạo quy
định;
- Điểm trung bình tích lũy của
toàn khóa học đạt từ 5,5 trở lên theo thang điểm 10;
- Đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu
từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc
tương đương.
b) Đối với chương trình theo định
hướng nghiên cứu:
- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật
ở mức đình chỉ học tập;
- Điểm luận văn đạt từ 5,5 trở lên
và và các điều kiện bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình, các điều kiện khác
do cơ sở đào tạo quy định;
- Đã nộp luận văn được hội đồng
đánh giá đạt yêu cầu trở lên, có xác nhận của người hướng dẫn và chủ tịch hội đồng
về việc luận văn đã được chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng, đóng kèm bản sao
kết luận của hội đồng đánh giá luận văn và nhận xét của các phản biện để cơ sở
đào tạo sử dụng làm tài liệu tham khảo tại thư viện và lưu trữ theo quy định tại
khoản 3 Điều 21 Quy chế này.
2. Hội đồng xét tốt nghiệp do thủ
trưởng cơ sở đào tạo quyết định thành lập, trên cơ sở đề nghị của trưởng đơn vị
quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ. Hội đồng do thủ trưởng cơ sở đào tạo hoặc cấp
phó được ủy quyền của thủ trưởng cơ sở đào tạo làm chủ tịch, trưởng đơn vị quản
lý đào tạo trình độ thạc sĩ làm uỷ viên thường trực, các uỷ viên là trưởng khoa
chuyên môn có học viên tốt nghiệp, đại diện thanh tra đào tạo và đại diện lãnh
đạo đơn vị có liên quan đến quá trình đào tạo (nếu có). Hội đồng căn cứ vào điều
kiện tốt nghiệp để xét, lập danh sách những học viên đủ điều kiện, đề nghị thủ
trưởng cơ sở đào tạo công nhận tốt nghiệp.
3. Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra Quyết
định công nhận tốt nghiệp, cấp bằng thạc sĩ và phụ lục văn bằng cho học viên
theo đề nghị của hội đồng xét tốt nghiệp và tuân thủ các quy định hiện hành
liên quan đến quản lý văn bằng và nội dung chính ghi trên văn bằng, phụ lục văn
bằng. Cơ sở đào tạo ghi rõ trên phụ lục văn bằng chương trình đào tạo theo định
hướng nghiên cứu hoặc chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng.
4. Cung cấp hệ thống tra cứu văn bằng
tốt nghiệp trên cổng thông tin điện tử của cơ sở đào tạo phục vụ công tác hậu
kiểm, xác minh văn bằng tốt nghiệp.
5. Nếu học viên không đủ điều kiện
tốt nghiệp, không bị kỷ luật buộc thôi học, đã hết thời gian đào tạo theo quy
định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế này, có yêu cầu thì được thủ trưởng cơ sở đào
tạo cấp giấy chứng nhận về các học phần đã tích lũy trong chương trình
đào tạo thạc sĩ.
Điều 21. Chế độ lưu trữ
1. Tài liệu, dữ liệu phần mềm liên
quan đến công tác tuyển sinh, đào tạo của cơ sở đào tạo phải được bảo quản an
toàn trong kho lưu trữ. Thủ trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện
việc bảo quản tài liệu lưu trữ theo quy định.
2. Quyết định trúng tuyển, bảng điểm
gốc, quyết định công nhận tốt nghiệp, sổ gốc cấp phát bằng tốt nghiệp là tài liệu
lưu trữ được bảo quản vĩnh viễn tại cơ sở đào tạo.
3. Luận văn đã được hội đồng đánh
giá đạt yêu cầu trở lên, kết luận của hội đồng đánh giá luận văn và nhận xét của
các phản biện được số hóa, lưu trữ, bảo quản theo quy định của cơ sở đào tạo.
4. Tài liệu khác liên quan đến tuyển
sinh, đào tạo trình độ thạc sĩ được lưu trữ, bảo quản tối thiểu 5 năm, kể từ
khi người học tốt nghiệp.
5. Việc tiêu hủy tài liệu hết thời
gian lưu trữ được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Chương IV
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA
CƠ SỞ ĐÀO TẠO, GIẢNG VIÊN VÀ HỌC VIÊN
Điều 22. Nhiệm vụ và quyền
hạn của cơ sở đào tạo
1. Ban hành Quy chế tuyển sinh và
đào tạo trình độ thạc sĩ của cơ sở đào tạo trên cơ sở các quy định của Quy chế
này (bao gồm cả các quy định để đảm bảo chất lượng cao hơn so với quy định của
Quy chế này) và trên cơ sở đề nghị của trưởng đơn vị quản lý đào tạo trình độ
thạc sĩ, sau khi được hội đồng trường thông qua.
2. Xác định chỉ tiêu, xây dựng đề
án tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh hàng năm cho các chương trình được phép đào
tạo trình độ thạc sĩ.
3. Xây dựng chương trình đào tạo,
biên soạn, lựa chọn giáo trình, xây dựng kế hoạch giảng dạy, tổ chức đào tạo, bảo
đảm chất lượng các chương trình đào tạo được phép tuyển sinh đào tạo trình độ
thạc sĩ và các quy định hiện hành liên quan.
4. Quản lý việc học tập và nghiên
cứu khoa học của học viên; khen thưởng, kỷ luật đối với học viên theo quy định
pháp luật hiện hành.
5. Quyết định danh sách công nhận
học viên trúng tuyển, quyết định công nhận học viên tốt nghiệp, cấp bảng điểm,
cấp bằng và quản lý việc cấp bằng thạc sĩ theo quy định pháp luật hiện hành.
6. Quản lý kinh phí, khai thác, tạo
nguồn bổ sung; đầu tư, sử dụng và quản lý các nguồn lực khác trong đào tạo
trình độ thạc sĩ theo quy định pháp luật hiện hành.
7. Công bố công khai trên trang
thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học:
a) Văn bản quy định cụ thể về tuyển
sinh, tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ; đề án tuyển sinh; danh mục ngành,
chuyên ngành đào tạo, kế hoạch và chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho các ngành,
chuyên ngành đã được phép đào tạo;
b) Thông tin về mục tiêu, chuẩn đầu
ra; cấu trúc, nội dung và kế hoạch học tập của từng chương trình, quy định về tổ
chức đào tạo, cơ chế chuyển đổi tín chỉ, địa điểm, thời gian khóa học, đạo đức
học thuật, nghĩa vụ và quyền lợi của học viên, chính sách bảo lưu, quy định kỷ
luật, đình chỉ học tập hoặc buộc thôi học, việc rút hoặc hủy đăng ký nhập học
và điều kiện đăng ký thực hành, thực tập (nếu có).
c) Thông tin hỗ trợ người học tiếp
cận tài nguyên giáo dục của cơ sở đào tạo. Danh sách giảng viên tham gia giảng
dạy các học phần của chương trình đào tạo.
d) Thông tin về nghĩa vụ và trách
nhiệm người học thực hiện chương trình đào tạo, nghĩa vụ tài chính đối với cơ sở
đào tạo.
đ) Thông tin hỗ trợ giải quyết khiếu
nại, tố cáo các vấn đề liên quan đến tổ chức đào tạo.
e) Thông tin thay đổi trong hoạt động
đào tạo gồm thông tin về việc tăng học phí, hoàn trả chi phí đào tạo (nếu có)
và chi phí liên quan và các yếu tố khác ảnh hưởng đến tổ chức đào tạo.
g) Ngoài các nội dung công khai
theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e của khoản này, cơ sở đào tạo phải
công khai tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động đào tạo và bảo đảm chất lượng
đào tạo theo đúng quy định hiện hành.
8. Trách nhiệm giải trình của cơ sở
đào tạo thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP
và các quy định sau:
a) Trách nhiệm giải trình về tổ chức
đào tạo của cơ sở đào tạo sẽ đạt được thông qua việc tuân thủ các quy định tại
Quy chế này.
b) Trách nhiệm giải trình của cơ sở
đào tạo được thực hiện thông qua báo cáo hằng năm về tổ chức đào tạo trình độ đại
học theo Phụ lục kèm theo Quy chế này.
9. Bồi hoàn học phí cho người học
nếu cơ sở đào tạo vi phạm Quy chế này, vi phạm các quy định khác của pháp luật
dẫn đến người học (không vi phạm) không được cấp bằng.
10. Trước tháng 11 hằng năm, Thủ
trưởng cơ sở đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác đào tạo trình độ
thạc sĩ theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Quy chế này.
11. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác
theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Giảng viên tham
gia đào tạo trình độ thạc sĩ
1. Giảng viên đào tạo trình độ thạc
sĩ được phân công nhiệm vụ giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo
trình độ thạc sĩ hoặc hướng dẫn học viên thực hành, thực tập, thực hiện đề tài
luận văn thạc sĩ là người có kinh nghiệm trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu
và kinh nghiệm thực tiễn ứng dụng có liên quan và phải bảo đảm quy định pháp luật
về tiêu chuẩn đối với giảng viên.
2. Giảng viên giảng dạy chương
trình thạc sĩ phải có bằng tiến sĩ.
3. Giảng viên là hướng dẫn thứ nhất
đề tài luận văn là người có toàn thời gian tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại
cơ sở đào tạo, có bằng Tiến sĩ hoặc tương đương, hoặc có chức danh giáo sư, phó
giáo sư trong các lĩnh vực liên quan đề tài luận văn và phải có kinh nghiệm để
tiến hành các nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực hướng dẫn học viên. Người
hướng dẫn thứ nhất phải có bài báo công bố công trình nghiên cứu trong vòng 3
năm gần nhất tính đến ngày cơ sở đào tạo ra quyết định giao đề tài hướng dẫn luận
văn tốt nghiệp.
4. Giảng viên là hướng dẫn thứ hai
đề tài luận văn là người có toàn thời gian tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại
cơ sở đào tạo hoặc chuyên gia bên ngoài, có bằng Tiến sĩ hoặc tương đương, hoặc
có chức danh giáo sư, phó giáo sư trong các lĩnh vực liên quan đề tài luận văn
và phải có kinh nghiệm để tiến hành các nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực
hướng dẫn học viên.
5. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên
tham gia đào tạo trình độ thạc sĩ thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo và
quy định pháp luật liên quan.
Điều 24. Nhiệm vụ và quyền
của học viên
1. Hoàn thành chương trình đào tạo;
chấp hành nội quy, quy chế, quy định pháp luật hiện hành về đào tạo trình độ thạc
sĩ của nhà nước và của cơ sở đào tạo.
2. Đóng học phí, bao gồm cả phần học
phí tăng thêm do phải học bổ sung, học lại, bảo vệ luận văn lần hai hoặc thực
hiện đề tài luận văn mới theo quy định hợp pháp của cơ sở đào tạo.
3. Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản
lý, viên chức và nhân viên của cơ sở đào tạo.
4. Được tôn trọng, đối xử bình đẳng
và được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến việc học tập của mình.
5. Được sử dụng thư viện, tài liệu
khoa học, phòng thí nghiệm, các trang thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở đào
tạo cho việc học tập, nghiên cứu.
6. Được đề nghị cơ sở đào tạo thay
người hướng dẫn luận văn nếu sau 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định
giao đề tài và cử người hướng dẫn mà học viên không liên hệ được với người hướng
dẫn hoặc không được hướng dẫn thực hiện đề tài luận văn.
7. Được phản hồi ý kiến với người
có thẩm quyền của cơ sở đào tạo về chương trình đào tạo, về hoạt động giảng dạy
của giảng viên và các hoạt động liên quan đến quá trình tuyển sinh, tổ chức và
quản lý đào tạo thạc sĩ.
8. Được tham gia hoạt động đoàn thể,
tổ chức xã hội trong cơ sở đào tạo.
9. Được bồi hoàn học phí nếu học
viên không có lỗi, do vi phạm của cơ sở đào tạo dẫn đến việc không được cấp bằng
thạc sĩ.
10. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền
khác theo quy định của pháp luật.
Chương V
THANH TRA, KIỂM TRA, KHIẾU
NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 25. Thanh tra, kiểm
tra
1. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm tự
kiểm tra, thanh tra công tác công bố công khai thông tin trên cổng thông tin điện
tử, tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ của cơ sở mình theo
quy định của pháp luật.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công bố công khai thông tin trên
công thông tin điện tử, tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ
của cơ sở đào tạo theo các quy định của pháp luật.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ
thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý của mình, theo phân công và phân cấp
của Chính phủ.
Điều 26. Khiếu nại, tố cáo
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có
quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm quy chế của bất kỳ cơ quan, tổ chức,
cá nhân nào.
2. Việc khiếu nại, tố cáo; giải
quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật
khiếu nại, tố cáo.
Điều 27. Xử lý vi phạm
Cá nhân, tổ chức vi phạm một trong
các hành vi vi phạm Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý
kỷ luật, xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm
gây thiệt hạn thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Trong trường hợp phát hiện có
vi phạm trong tuyển sinh, tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo, đánh giá luận
văn và cấp bằng thạc sĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản yêu cầu cơ sở đào tạo
xử lý hoặc trực tiếp xử lý theo thẩm quyền.
2. Việc thu hồi bằng thạc sĩ được
thực hiện theo quy định hiện hành và trong những trường hợp sau:
a) Gian lận trong hồ sơ dự tuyển
khiến người được cấp bằng không còn đảm bảo điều kiện dự tuyển và điều kiện
công nhận trúng tuyển.
b) Sao chép, trích dẫn không đúng
quy định trong luận văn mà nếu cắt bỏ những phần sao chép, trích dẫn đó
thì luận văn không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Quy chế
này.
c) Luận văn không được Hội đồng thẩm
định thông qua theo quy định tại Điều 17 Quy chế này.
3. Trong trường hợp học viên bị
phát hiện có những vi phạm khác thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật từ
khiển trách, cảnh cáo, tạm ngừng học tập, đình chỉ học tập đến truy cứu trách
nhiệm hình sự.
4. Việc xác định luận văn vi phạm
tại điểm b khoản 2 Điều này thuộc thẩm quyền của Hội đồng thẩm định do thủ trưởng
cơ sở đào tạo thành lập theo quy định tại Điều 17 của Quy chế này.
Điều 28. Quy định chuyển tiếp
1. Các khóa tuyển sinh từ
ngày tháng năm 2020 trở về trước thực hiện
theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày
ngày 15 tháng 5 năm 14 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Các khóa tuyển sinh từ
ngày tháng năm trở đi thực
hiện tuyển sinh và tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ theo Quy chế này./.
PHỤ LỤC I
BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC
SĨ NĂM …
(Kèm theo Thông tư số: /2020/TT-BGDĐT
ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
BỘ
CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/BC - chữ viết tắt của CSĐT
|
……… ., ngày
… tháng … năm …
|
BÁO CÁO
Tình hình đào
tạo trình độ thạc sĩ năm … (năm hiện tại)
1. Số giảng viên cơ hữu là tiến sĩ, GS, PGS
(tổng số và theo từng ngành, chuyên ngành)
2. Thực hiện kế hoạch tuyển sinh năm … (năm
hiện tại)
Chương trình
đào tạo thạc sĩ
|
Chỉ tiêu Thông
báo
|
Số lượng đăng
ký dự tuyển
|
Số lượng trúng
tuyển
|
Số, ngày Quyết
định công nhận trúng tuyển
|
Nhập học
|
Ghi chú
|
Tập
trung toàn bộ thời gian
|
Tập trung theo
đợt
|
Tổng số
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Tổ chức và quản lý đào tạo năm học … - ….
Chương trình
đào tạo thạc sĩ
|
Tổng số tín chỉ
|
Tổng thời gian đào
tạo
|
Số học kỳ/ một
năm
|
Số tín chỉ mỗi
học kỳ
|
Ghi chú
|
…
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
|
|
|
|
|
4. Số học viên hiện có (bao gồm cả số mới tuyển)
và dự kiến tốt nghiệp
Khóa học
|
Số học viên hiện
đang học tại CSĐT (bao gồm cả số mới tuyển) và dự kiến tốt nghiệp
|
Số học viên dự
kiến tốt nghiệp năm … (năm sau)
|
Ghi chú
|
Tập trung toàn
bộ thời gian
|
Tập trung theo
đợt
|
Tổng số
|
Tập trung toàn
bộ thời gian
|
Tập trung theo
đợt
|
Tổng số
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Báo cáo cụ thể về việc tỷ lệ đạo tạo thức
hình thức trực tuyến
Báo cáo Từng chương trình đào tạo theo hình thức
trực tuyến:
- thực hiện bao nhiêu tín chỉ, đạt bao nhiêu %.
- Website về Hệ thống đào tạo trực tuyến:
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá cho các học phần
đào tạo hình thức trực tuyến
6. Dự kiến đăng ký tuyển sinh năm … (năm
sau)
- Số lần tuyển sinh:
- Thời điểm tuyển sinh:
- Chỉ tiêu tuyển sinh:
|
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(ký tên và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC II
BẢNG THAM CHIẾU QUY ĐỔI MỘT SỐ CHỨNG CHỈ
NGOẠI NGỮ TƯƠNG ĐƯƠNG BẬC 4 KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NAM
ÁP DỤNG TRONG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
(Kèm theo Thông tư số: /2020/TT-BGDĐT
ngày tháng
năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
STT
|
Chứng chỉ
|
Trình độ
|
1
|
TOEFL iBT
|
46 - 93
|
2
|
IELTS
|
5.5 - 6.5
|
3
|
CIEP/Alliance française diplomas
|
TCF B2
DELF B2
Diplôme de Langue
|
4
|
Goethe -Institut
|
Goethe- Zertifikat B2
Zertifikat Deutsch für den Beruf
(ZDfB)
|
5
|
TestDaF
|
TDN3- TDN4
|
6
|
Chinese Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK)
|
HSK bậc 4
|
7
|
Japanese Language Proficiency Test
(JLPT)
|
N2
|
8
|
ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному
|
ТРКИ-2
|