Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT Điều lệ Trường mầm non

Số hiệu: 52/2020/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Ngô Thị Minh
Ngày ban hành: 31/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/2020/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020

THÔNG TƯ

BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Ban hành Điều lệ Trường mầm non.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Điều lệ Trường mầm non.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 3 năm 2021. Thông tư này thay thế Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non; Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 13; khoản 2 Điều 16; khoản 1 Điều 17 và điểm c khoản 2 Điều 18 của Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Trường mầm non; Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng trường mầm non, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBVHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Hội đồng quốc gia giáo dục;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Như Điều 3;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Kiểm toán nhà nước;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GDĐT,
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDMN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Ngô Thị Minh

ĐIỀU LỆ

TRƯỜNG MẦM NON
(Ban hành kèm theo Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Điều lệ này quy định về: vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức trường mầm non; tổ chức và quản lý nhà trường; tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tài chính, tài sản; giáo viên và nhân viên; trẻ em; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

2. Điều lệ này áp dụng đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ (sau đây gọi chung là trường mầm non); tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục mầm non.

Điều 2. Vị trí của trư­ờng mầm non

Trường mầm non là cơ sở giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trư­ờng mầm non

1. Xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường.

2. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3. Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường công lập; quản lý, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

4. Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định. Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

5. Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của nhà trường trong quản lý hoạt động giáo dục.

6. Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong phạm vi được phân công; thực hiện hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non khác trên địa bàn nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục theo phân công của cấp có thẩm quyền.

7. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

8. Tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình hoặc người chăm sóc trẻ em và tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

9. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động phù hợp trong cộng đồng.

10. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Các loại hình của trường mầm non

1. Trường mầm non công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.

2. Trường mầm non dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.

3. Trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

Điều 5. Tên trường, biển tên trường

1. Đặt tên trường

a) Tên trư­ờng gồm: Trường mầm non (hoặc trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ) và tên riêng của trường. Tên trư­ờng đ­ược ghi trên quyết định thành lập, con dấu, biển tên và các giấy tờ giao dịch.

b) Tên riêng của trường phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường; phù hợp truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc và quy định về sở hữu trí tuệ.

2. Biển tên trường

a) Góc trên bên trái:

- Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp huyện và tên đơn vị cấp huyện;

- Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

b) Ở giữa: Tên nhà trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này, nếu sử dụng tên nước ngoài, phải ghi bên dưới tên tiếng Việt và cỡ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt. Đối với điểm trường, tên điểm trường ghi dưới tên trường.

c) Góc dưới bên trái: Địa chỉ, số điện thoại, trang web (nếu có), địa chỉ email, số quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.

Điều 6. Phân cấp quản lý nhà nước

1. Trường mầm non do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.

2. Phòng giáo dục và đào tạo giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với trường mầm non.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG

Điều 7. Điều kiện, thủ tục thành lập; điều kiện hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường mầm non

Điều kiện, thủ tục thành lập trường mầm non loại hình công lập, cho phép thành lập trường mầm non loại hình tư thục, dân lập; điều kiện, thủ tục để trường mầm non hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia tách; đình chỉ hoạt động giáo dục; giải thể trường mầm non thực hiện theo quy định của Chính phủ về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Điều 8. Cơ cấu tổ chức của trường mầm non

Cơ cấu tổ chức của nhà trường gồm: hội đồng trường, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn, tổ văn phòng; các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

Điều 9. Hội đồng trường

1. Hội đồng trường của trường công lập

a) Hội đồng trường của trường công lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.

b) Thành phần và thủ tục thành lập hội đồng trường

Thành phần Hội đồng trường gồm: bí thư cấp ủy; hiệu trưởng; chủ tịch Công đoàn; bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng; đại diện chính quyền địa phương và đại diện ban đại diện cha mẹ trẻ em. Hội đồng trường có chủ tịch, thư kí và các thành viên khác. Số lượng thành viên của hội đồng trường là số lẻ và ít nhất là 07 người, nhiều nhất là 13 người.

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của hội đồng trường, hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm.

Trường hợp có sự thay đổi về nhân sự, hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.

c) Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường

Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động hằng năm của nhà trường; quyết nghị quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của nhà trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết nghị về tổ chức, nhân sự; quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường.

Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường; việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

d) Hoạt động của hội đồng trường

Hội đồng trường họp ít nhất 03 lần một năm. Trong trường hợp cần thiết, khi hiệu trưởng hoặc ít nhất 1/3 (một phần ba) số thành viên hội đồng trường đề nghị, chủ tịch hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. Hội đồng trường có thể họp bằng hình thức xin ý kiến bằng văn bản.

Phiên họp hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ 3/4 (ba phần tư) số thành viên của hội đồng trở lên (trong đó có chủ tịch hội đồng). Quyết nghị của hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên có mặt nhất trí. Các nghị quyết của hội đồng trường được công bố công khai trong toàn nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị hoặc kết luận của hội đồng trường về những nội dung được quy định tại điểm c khoản 1 của Điều này. Nếu hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của hội đồng trường thì phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, hiệu trưởng thực hiện theo quyết nghị của hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ này.

2. Hội đồng trường của trường dân lập

a) Hội đồng trường của trường dân lập thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường do cộng đồng dân cư thành lập trường đề cử, chịu trách nhiệm quyết định phương hướng hoạt động, quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.

b) Thành phần và thủ tục thành lập hội đồng trường

Thành phần của hội đồng trường gồm: đại diện cộng đồng dân cư, đại diện chính quyền địa phương cấp xã, người góp vốn xây dựng và duy trì hoạt động của nhà trường. Hội đồng trường có chủ tịch, thư ký và các thành viên khác. Số lượng thành viên của hội đồng trường là số lẻ và ít nhất là 03 người.

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng trường, đại diện quyền sở hữu của nhà trường tổng hợp danh sách nhân sự trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm.

Trường hợp số thành viên của hội đồng trường giảm quá 1/3 (một phần ba) so với số lượng quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường thì trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ khi số thành viên của hội đồng trường giảm quá quy định nêu trên, chủ tịch hội đồng trường phải triệu tập họp hội đồng trường để bầu bổ sung thành viên của hội đồng trường.

Thành viên hội đồng trường bị bãi nhiệm trong các trường hợp sau: đang chấp hành bản án của tòa án; vi phạm nghiêm trọng quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Thành viên hội đồng trường bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau: có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia hội đồng trường; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; không đủ sức khỏe để thực hiện công việc đang đảm nhiệm.

c) Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường

Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường theo quy định của pháp luật.

Xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của nhà trường khi cần thiết.

Xây dựng và ban hành các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi tài chính của trường phù hợp với quy định của pháp luật.

Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà trường; phê duyệt dự toán, quyết toán tài chính hằng năm và giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường.

Đề cử và đề nghị công nhận hoặc hủy bỏ việc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ra quyết định.

Phê duyệt phương án chung về tổ chức bộ máy và những vấn đề liên quan đến tổ chức, nhân sự của nhà trường.

Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát hiệu trưởng và kế toán trưởng trong việc chấp hành các quy định.

d) Hoạt động của hội đồng trường

Hội đồng trường họp ít nhất 03 lần một năm. Cuộc họp hội đồng trường được tiến hành khi có từ 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên trở lên dự họp. Trường hợp không đủ số thành viên theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Trường hợp này cuộc họp được tiến hành nếu có hơn một nửa số thành viên hội đồng trường dự họp. Việc tổ chức họp hội đồng bất thường do chủ tịch hội đồng trường quyết định, nhưng phải được ít nhất 1/3 (một phần ba) số thành viên hội đồng trường đồng ý. Hội đồng trường có thể họp bằng hình thức xin ý kiến bằng văn bản.

Nghị quyết của hội đồng trường được thông qua bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu tại cuộc họp và có hiệu lực khi được khi được trên 1/2 (một phần hai) số thành viên của hội đồng trường nhất trí. Các nghị quyết của hội đồng trường được công bố công khai trong toàn nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các nghị quyết hoặc kết luận của hội đồng trường về những nội dung được quy định tại điểm c khoản 2 của Điều này. Nếu hiệu trưởng không nhất trí với nghị quyết của hội đồng trường thì phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp của trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết nghị của hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ này.

3. Hội đồng trường của trường tư thục

a) Hội đồng trường của trường tư thục là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định của nhà đầu tư về phương hướng hoạt động, quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.

b) Thành phần và thủ tục thành lập hội đồng trường

Thành phần của hội đồng gồm: đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường. Hội đồng trường có chủ tịch, thư ký và các thành viên khác. Số lượng thành viên của hội đồng trường là số lẻ và ít nhất là 03 người. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm.

Hội đồng trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp và được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận. Việc bổ sung, thay đổi thành viên hội đồng trường phải được hội nghị nhà đầu tư thông qua. Trường hợp số thành viên của hội đồng trường giảm quá 1/3 (một phần ba) so với số lượng quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường thì trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ khi số thành viên của hội đồng trường giảm quá quy định nêu trên, chủ tịch hội đồng trường triệu tập họp nhà đầu tư để bầu bổ sung thành viên của hội đồng trường.

Thành viên hội đồng trường bị bãi nhiệm trong các trường hợp sau: đang chấp hành bản án của tòa án; vi phạm nghiêm trọng quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; có trên 1/2 (một phần hai) tổng số thành viên nhà đầu tư kiến nghị bằng văn bản đề nghị bãi nhiệm.

Thành viên hội đồng trường bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau: có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia hội đồng trường; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; không đủ sức khỏe để thực hiện công việc đang đảm nhiệm.

Thành phần hội đồng trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận do nhà đầu tư trong nước đầu tư gồm đại diện nhà đầu tư do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp; thành viên trong và ngoài trường. Thành viên trong trường gồm các thành viên đương nhiên là bí thư cấp ủy, chủ tịch Công đoàn, hiệu trưởng; thành viên bầu là đại diện giáo viên và người lao động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu. Thành viên ngoài trường gồm đại diện lãnh đạo nhà quản lý, nhà giáo dục, doanh nhân, cựu học sinh do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu.

c) Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường

Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường theo quy định của pháp luật.

Quyết nghị thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của nhà trường khi cần thiết.

Phê duyệt dự toán, quyết toán tài chính hằng năm và giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường.

Phê duyệt phương án chung về tổ chức bộ máy và những vấn đề liên quan đến tổ chức, nhân sự của nhà trường. Đề cử và đề nghị công nhận hoặc hủy bỏ việc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ra quyết định công nhận.

Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát hiệu trưởng và kế toán trưởng trong việc chấp hành các quy định.

d) Hoạt động của hội đồng trường

Hội đồng trường họp thường kỳ ít nhất 03 lần trong một năm.

Cuộc họp hội đồng trường được tiến hành khi có từ 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên trở lên dự họp. Trường hợp không đủ số thành viên theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Trường hợp này cuộc họp được tiến hành nếu có quá nửa số thành viên hội đồng trường dự họp. Việc tổ chức họp hội đồng bất thường do chủ tịch hội đồng trường quyết định, nhưng phải được ít nhất 1/3 (một phần ba) số thành viên hội đồng trường đồng ý. Hội đồng trường có thể họp bằng hình thức xin ý kiến bằng văn bản.

Nghị quyết của hội đồng trường được thông qua bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu và chỉ có hiệu lực khi được trên 1/2 (một phần hai) số thành viên của hội đồng trường nhất trí. Trường hợp số phiếu tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của chủ tịch hội đồng trường. Các nghị quyết của hội đồng trường được công bố công khai trong toàn nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị hoặc kết luận của hội đồng trường về những nội dung được quy định tại điểm c khoản 3 của Điều này. Nếu hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của hội đồng trường thì phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp của trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết nghị của hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ này.

Điều 10. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng

a) Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà tr­ường;

b) Người được bổ nhiệm hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định;

c) Hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; hiệu trưởng trường dân lập, tư­ thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Sau 05 năm, hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Hiệu trưởng công tác tại một trường công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

d) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm giải trình khi cần thiết.

Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển giáo viên, giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm phó hiệu trưởng.

Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường.

Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà tr­ường; quyết định khen thưởng.

Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 02 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục; phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

2. Phó hiệu trưởng

a) Phó hiệu trưởng là ngư­ời giúp hiệu trưởng quản lý nhà trường, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;

b) Người được bổ nhiệm phó hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định;

c) Phó hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; phó hiệu trưởng trường dân lập, tư­ thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng là 05 năm. Sau mỗi năm học, phó hiệu trưởng được viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định;

d) Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng:

Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định.

Điều hành hoạt động của nhà trư­ờng khi đ­ược hiệu trưởng ủy quyền.

Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Điều 11. Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng tư vấn

1. Hội đồng thi đua khen thưởng

Hội đồng thi đua khen thưởng do hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học. Hiệu trưởng là chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng. Các thành viên của hội đồng gồm: phó hiệu trưởng, đại diện cấp ủy chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ tịch Công đoàn, bí thư­ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng. Số lượng thành viên trong hội đồng thi đua khen thưởng là số lẻ.

Hội đồng thi đua khen th­ưởng giúp hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thư­ởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

Chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng triệu tập họp hội đồng định kỳ vào đầu năm học, cuối học kỳ I, cuối năm học và họp đột xuất khi có yêu cầu công việc.

2. Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét hoặc xóa kỷ luật đối với người vi phạm theo từng vụ việc. Hiệu trưởng là chủ tịch hội đồng kỷ luật. Các thành viên của hội đồng gồm: phó hiệu trưởng, đại diện cấp ủy chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chuyên môn, tổ văn phòng.

3. Hội đồng tư­ vấn do hiệu trưởng thành lập theo yêu cầu cụ thể của từng công việc. Nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng tư vấn do hiệu trưởng quy định.

Điều 12. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn thể trong nhà trường

1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà tr­ường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác trong nhà tr­ường hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ của từng tổ chức nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục.

Điều 13. Tổ chuyên môn

1. Tổ chuyên môn gồm giáo viên theo khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; nhân viên nấu ăn. Mỗi tổ có ít nhất 03 thành viên, có tổ trư­ởng; nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có 01 tổ phó.

2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:

a) Căn cứ kế hoạch của nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tháng, năm học nhằm thực hiện chư­ơng trình giáo dục mầm non;

b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; tham gia đánh giá, xếp loại nhân viên theo quy định.

3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển năng lực chuyên môn.

Điều 14. Tổ văn phòng

1. Tổ văn phòng gồm các nhân viên: kế toán, văn thư, y tế, thủ quỹ, bảo vệ và nhân viên khác. Tổ có ít nhất 03 thành viên, có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có 01 tổ phó.

2. Nhiệm vụ của tổ văn phòng gồm:

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tháng, năm nhằm phục vụ việc thực hiện các hoạt động của nhà trường về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

b) Giúp hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường;

c) Thực hiện bồi d­ưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

d) Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên;

3. Tổ văn phòng sinh hoạt định kỳ ít nhất một tháng một lần theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển năng lực chuyên môn.

Điều 15. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

1. Trẻ em đ­ược tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.

a) Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số lượng trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:

- Nhóm trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ em;

- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ em;

- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ em;

b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số lượng trẻ em tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:

- Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ em;

- Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ em;

- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ em.

2. Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định tại điểm a và điểm b, khoản 1 của Điều này thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép có không quá 20 trẻ em hoặc lớp mẫu giáo ghép có không quá 30 trẻ.

3. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 trẻ em khuyết tật học hòa nhập.

4. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định.

5. Trường mầm non có thể có điểm trường ở những địa bàn khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường. Mỗi điểm trường do hiệu trưởng phụ trách hoặc phân công phó hiệu trưởng phụ trách.

Chương III

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC

Điều 16. Thực hiện chư­ơng trình giáo dục và xây dựng kế hoạch giáo dục

1. Trường mầm non thực hiện Chư­ơng trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Căn cứ Chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trường mầm non xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và tổ chức thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, trường mầm non khả năng, nhu cầu của trẻ em.

3. Đối với trẻ em khuyết tật học hòa nhập được thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với khả năng của từng cá nhân và theo quy định về giáo dục hoà nhập trẻ em khuyết tật.

Điều 17. Đồ dùng, đồ chơi, học liệu

1. Đồ dùng, đồ chơi, học liệu được sử dụng trong nhà trường theo quy định và phù hợp mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non, văn hóa, điều kiện của địa phương và khả năng, nhu cầu của trẻ em.

2. Nhà trường được lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, học liệu để sử dụng theo quy định.

3. Tài liệu hướng dẫn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật học hòa nhập theo quy định về giáo dục hòa nhập trẻ em khuyết tật.

Điều 18. Hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe

1. Hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe thực hiện theo quy định của Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và quy định về công tác y tế trường học.

2. Hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật học hòa nhập được thực hiện theo quy định về giáo dục hoà nhập trẻ em khuyết tật.

Điều 19. Hoạt động giáo dục

1. Hoạt động giáo dục thực hiện theo Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Tổ chức các hoạt động giáo dục bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non, yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non và được tổ chức phù hợp với sự phát triển của cá nhân trẻ em và của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

3. Hoạt động giáo dục trẻ em khuyết tật học hòa nhập trong trường mầm non theo quy định về giáo dục hòa nhập trẻ em khuyết tật.

Điều 20. Đánh giá kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, giáo dục

1. Kiểm tra sức khỏe trẻ em: tối thiểu một lần trong một năm học.

2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trên các biểu đồ tăng trưởng theo quy định: mỗi tháng 01 lần đối với trẻ em dưới 24 tháng, 03 tháng 01 lần đối với trẻ em từ 24 tháng tuổi trở lên.

3. Đánh giá sự phát triển của trẻ em theo quy định.

Điều 21. Hồ sơ quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

1. Đối với nhà trường

a) Hồ sơ quản lý trẻ em;

b) Hồ sơ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên;

c) Kế hoạch phát triển nhà trường và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo năm học;

d) Hồ sơ phổ cập giáo dục.

đ) Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính;

e) Hồ sơ quản lý các văn bản;

2. Đối với tổ chuyên môn, tổ văn phòng:

a) Kế hoạch hoạt động

b) Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ.

3. Đối với giáo viên

a) Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

b) Sổ theo dõi trẻ em;

c) Sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

4. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này dạng hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử. Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương IV

TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ TRƯỜNG

Điều 22. Địa điểm, quy mô, diện tích

Địa điểm, quy mô, diện tích của nhà trường đáp ứng theo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 23. Cơ sở vật chất của trường mầm non

Hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường ít nhất phải bảo đảm mức tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhằm duy trì nâng cao để đạt các mức tiêu chuẩn cơ sở vật chất cao hơn; quản lý và sử dụng cơ sở vật chất hiện có một cách hiệu quả, tránh lãng phí. Nhà trường định kỳ có kế hoạch cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất theo quy định. Không đưa vào sử dụng những cơ sở vật chất đã hết niên hạn sử dụng khi chưa cải tạo sửa chữa.

Điều 24. Thiết bị giáo dục

1. Trường học được trang bị đủ thiết bị giáo dục; tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định.

2. Giáo viên có trách nhiệm sử dụng thiết bị giáo dục của nhà trường vào các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Điều 25. Quản lý tài chính, tài sản

1. Quản lý tài sản của nhà trường tuân theo các quy định của pháp luật. Mọi thành viên nhà trường có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản chung.

2. Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của nhà tr­ường thực hiện theo quy định.

Chương V

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN

Điều 26. Giáo viên, nhân viên

Giáo viên thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Nhân viên thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Điều 27. Nhiệm vụ của giáo viên

1. Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.

2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.

3. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.

4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.

5. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

6. Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.

Điều 28. Nhiệm vụ của nhân viên

1. Thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng.

2. Tùy theo vị trí việc làm, nhân viên thực hiện nhiệm vụ theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của vị trí việc làm đang đảm nhiệm và chấp hành nội quy của nhà trường.

3. Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong ăn uống và sinh hoạt tại nhà trường. Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến ăn uống cho trẻ, bảo đảm không để xảy ra ngộ độc đối với trẻ em.

4. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của bản thân và nhà trường; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của nhân viên theo quy định.

5. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

6. Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.

Điều 29. Quyền của giáo viên, nhân viên

1. Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể, được h­ưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.

2. Đ­ược tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường; đ­ược bảo đảm các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

3. Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

4. Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.

5. Được khen thư­ởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.

6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Trình độ chuẩn được đào tạo, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên, nhân viên

1. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên là có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non. Hằng năm, giáo viên tự đánh giá và được nhà trường đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non làm căn cứ xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.

2. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non được quy định tại các văn bản tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với từng vị trí việc làm của nhân viên theo quy định.

Điều 31. Hành vi, ứng xử, trang phục của giáo viên, nhân viên

1. Hành vi, ứng xử của giáo viên, nhân viên thực hiện theo quy định của ngành giáo dục và của pháp luật. Giáo viên, nhân viên không được làm những điều sau:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;

b) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;

c) Xuyên tạc nội dung giáo dục;

d) Bỏ giờ, bỏ buổi dạy; tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

đ) Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

e) Hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

2. Trang phục của giáo viên, nhân viên phù hợp, đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và yêu cầu trang phục công sở.

Chương VI

TRẺ EM

Điều 32. Tuổi và sức khỏe của trẻ em mầm non

1. Trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi được nhận vào trường mầm non.

2. Trẻ em khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 03 tuổi.

Điều 33. Quyền của trẻ em

1. Đư­­ợc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với điều kiện đi lại của trẻ và khả năng tiếp nhận của trường mầm non.

2. Đư­­ợc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ em.

3. Trẻ em khuyết tật được giáo dục hòa nhập và được hưởng chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật theo quy định.

4. Đ­ược bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần; được chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng; được bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn tại trường mầm non.

5. Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân.

6. Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.

7. Đ­ược hư­­ởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Nhiệm vụ của trẻ em

1. Lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ.

2. Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ em phù hợp với khả năng, lứa tuổi.

3. Trang phục gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt động tại trường mầm non.

4. Giữ gìn vệ sinh cá nhân; tham gia giữ gìn vệ sinh trường, lớp tùy theo khả năng, góp phần bảo vệ môi trường.

5. Thực hiện các quy định của trường mầm non.

Chương VII

QUAN HỆ GIỮA NHÀ TR­ƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

Điều 35. Ban đại diện cha mẹ trẻ em

1. Nhà trường có ban đại diện cha mẹ trẻ em của nhà trường. Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có ban đại diện cha mẹ trẻ em của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

2. Ban đại diện cha mẹ trẻ em được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Điều 36. Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

1. Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm bảo đảm sự đồng thuận trong nhận thức cũng như trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; đa dạng nguồn lực xây dựng cơ sở giáo dục mầm non, bảo đảm môi trường giáo dục tốt nhất cho mỗi trẻ em. Phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội bảo đảm nguyên tắc chủ động, cộng đồng trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, hợp tác, chia sẻ.

2. Nhà trường chủ động tham mưu, đề xuất với chính quyền phát triển quy mô, xây dựng cơ sở vật chất; tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Công khai kế hoạch và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhà trường và các hoạt động phối hợp với cha mẹ trẻ em; tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ em và cộng đồng; thực hiện phòng bệnh, kiểm tra sức khỏe cho trẻ em trong nhà trường.

3. Gia đình có trách nhiệm chủ động phối hợp với nhà trường về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhà. Tự nguyện đóng góp trí tuệ, công sức, vật chất để tăng cường cơ sở vật chất và tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, thực hiện quyền giám sát để sử dụng các nguồn lực hiệu quả.

4. Nhà trường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của cộng đồng, cha mẹ trẻ em bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ và quyền giám sát của người đã đóng góp để sử dụng theo quy định.

5. Nhà trường chủ động đề xuất sự hỗ trợ, tiếp thu ý kiến phản hồi tích cực của cha mẹ trẻ em, cộng đồng về các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; quan tâm, hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vận động và tạo điều kiện để trẻ em đến trường.

6. Cộng đồng, cha mẹ của trẻ em hỗ trợ, giám sát nhà trường thực hiện các hoạt động; phản hồi với nhà trường về các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, xây dựng môi tr­ường giáo dục an toàn, thân thiện, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 52/2020/TT-BGDDT

Hanoi, December 31, 2020

 

CIRCULAR

PROMULGATING THE CHARTER OF PRESCHOOLS

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2019;  

Pursuant to Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 of the Government on functions, tasks, entitlements, and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to Decree No. 127/2018/ND-CP dated September 21, 2018 of the Government on stipulating responsibility for state management of education;

At the request of the Director of the Department of Preschool Education;

The Minister of Education and Training promulgates the Circular on the Charter of Preschools

Article 1. The Charter of Preschools is promulgated together with this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Chairmen of People's Committees of provinces and centrally affiliated cities, Directors of Departments of Education and Training, Director of Department of Education, Science, and Technology of Bac Lieu, Chairmen of People’s Committees of districts, towns, and cities affiliated to provinces, Heads of divisions of education and training, Principals of preschools, related organizations and individuals shall implement this Circular./.

 

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Ngo Thi Minh

 

CHARTER

OF PRESCHOOLS
(Promulgated with Circular 52/2020/TT-BGDDT dated December 31, 2020 of the Minister of Education and Training)

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Charter provides for the status, tasks, entitlements, and organization and management of preschools; organization of activities of nurture, care, and education; finance and asset; teachers and staff; children; the relationship between the school, families, and society.

2. This Charter applies to preschools, kindergartens, daycare homes (hereinafter referred to as "preschools"); organizations and individuals participating in preschool education.

Article 2. Status of preschools

A preschool is an institution of preschool education in the national education system that has its own legal status, account, and seal.

Article 3. Tasks and entitlements of preschools

1. Develop directions and plans for the development of the school according to regulations of the Ministry of Education and Training, ensuring the suitability for the socio-economic conditions of the surrounding area and the vision, mission, and core values of the school.

2. Make necessary arrangements for nurturing, caring, and educating children from 3 months old to 6 years old according to the educational program for preschools promulgated by the Minister of Education and Training.

3. Actively propose demands and participate in the recruitment of managers, teachers, and staff in public schools; manage and use managers, teachers, and staff to perform tasks of children nurture, care, and education.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Implement democracy and accountability of the school in managing educational activities.

6. Encourage children at preschool age to go to school; manage children; organize inclusive education programs for children with special circumstances, children with disabilities; perform preschool education universalization for 5-year-old children within the assigned scope; support other institutions of preschool education in the area to improve the quality of organization of educational activities as assigned by competent authorities.

7. Mobilize, manage, and use resources in accordance with regulations of the law; construct physical facilities according to requirements of standardization and modernization.

8. Consult with the authority and cooperate with families or caretakers of children and organizations or individuals in nurturing, caring, and educating children.

9. Facilitate managers, teachers, staff, and children to participate in appropriate activities in the community.  

10. Perform other tasks and entitlements in accordance with regulations of the law.  

Article 4. Types of preschools

1. Public preschools are invested in, maintained, and owned by the State.

2. People-founded preschools are invested in and maintained by local communities including organizations and individuals at hamlets, villages, communes, wards, and towns.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Name and signboard of preschools

1. Naming of a preschool

a) A preschool name includes: “Trường mầm non/trường mẫu giáo/nhà trẻ" and the proper name. The school name is written in the establishment decision, seal, signboard, and transactional documents.

b) The proper name of the preschool must be clear and transparent, not causing misunderstandings about the organization and operation of the preschool; consistent with the nation's historical traditions, culture, morality, fine customs and traditions, and regulations on intellectual property.

2. Signboard of a preschool

a) At the upper-left corner:

- First row: People’s Committee of the district and name of the district-level unit;

- Second row: Division of Education and Training.  

b) In the center: Name of the school in accordance with regulations prescribed in Clause 1 of this Article; if it is a foreign name, display below the Vietnamese name with a smaller font size. The branch name is written below the school name. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Decentralization of state management

1. The Chairman of the People's Committee of the district shall issue the decision on establishment of a preschool. A preschool is under management of the People's Committee of the district.

2. The Division of Education and Training shall assist the People’s Committee of the district in performing the state management function on nurture, care, and education for preschools.

Chapter II

ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF PRESCHOOLS

Article 7. Conditions and procedures for establishment; conditions for educational activities; merger, division, splitting, suspension of operation, and dissolution of preschools

Conditions and procedures for the establishment of a public preschool or for licenses for the establishment of a private or people-founded preschool; conditions and procedures for educational activities of a preschool; merger, division, and splitting; suspension of educational activities; dissolution of a preschool shall comply with regulations of the Government on conditions for investment and operation in the field of education.

Article 8. Organizational structure of preschools

The organizational structure of a preschool includes school council, principal and vice-principal; emulation and commendation council; disciplinary committee; advisory council; Vietnam Communist Party organization, Union organization, Ho Chi Minh Communist Youth Union organization; divisions of specialities, offices; daycare homes, preschool classes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. School councils of public preschools

a) A school council of a preschool is the managerial organization of the school that exercises the ownership representative rights of the school and related parties; take responsibility to decide the direction of operation of the school; mobilize and supervise the use of resources meant for the school; associate the school with the community and society, ensuring the implementation of educational objectives in accordance with regulations of the law.

b) Compositions of school councils and procedures for their establishment

The composition of a school council includes the provincial secretary; principal; Union chairperson; secretary of Ho Chi Minh Communist Youth Union; representatives of divisions of specialities, offices; representative of the local government, and representative of the parent representation committee.  The school council shall have a chairman, secretary, and other members. The number of members shall be an odd number, with the minimum being 7 and the maximum being 13 members.

The principal shall rely on the organizational structure, tasks, entitlements, and operations of the school council to make a list of personnel recommended by teachers and organizations or unions of the school and present it to the Chairman of the People's Committee of the district for consideration of establishment decision. The term of office of the school council is 5 years.  

If there are changes in the personnel, the principal shall request a competent authority to issue supplement decisions and school council consolidation in writing.

c) Tasks and entitlements of school councils

Resolve on annual objectives, development strategies, and operation plans of the school; resolve regulations on organization and operations of the school; consider, amend, and supplement regulations of the school and present them to competent authorities for approval; resolve on the organization and personnel; resolve on policies on finance and asset use of the school.

Supervise operations of the school; supervise the process of implementing solutions of the school council and the implementation of democratic regulations in operations of the school.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The school council shall be convened for a meeting at least 3 times per year. In necessary cases or when the principal or at least one-third of the number of the school council members request, the chairman of the school council shall hold an irregular meeting to solve issues that have arisen during the performance of tasks and entitlements of the school. The school council may hold a meeting by sending questionnaires.  

A meeting of the school council is valid when at least 3/4 of the members of the council attend it (including the chairman). A resolution of the school council is approved and comes into force when at least 2/3 of the members vote for it. Resolutions of the school council shall be publicly disclosed in the entire school.

The principal shall implement resolutions or conclusions of the school council on the content prescribed in Point c Clause 1 of this Article. If the principal does not agree with resolutions of the school council, he/she shall promptly and directly report and consult with the school's supervisory authority. While waiting to be consulted by the competent agency, the principal shall comply with resolutions of the school council for matters that are not against the current law and this Charter.

2. School councils of people-founded preschools

a) A school council of a people-founded preschool is the organization that exercises the ownership representative rights of the school recommended by communities that founded the school; take responsibility to decide the direction of operation, master plans, development plans, organization, personnel, finance, and asset of the school, ensuring the implementation of educational objectives in accordance with regulations of the law.

b) Compositions of school councils and procedures for their establishment

The composition of a school council includes the representative of the community, representative of the commune-level local government, persons who contribute capital to construct and maintain operations of the school. The number of members of the school council shall be an odd number with at least 3 persons.  

The principal shall rely on the organizational structure, tasks, entitlements, and operations of the school council to make a list of personnel recommended by teachers and organizations or unions of the school and present it to the Chairman of the People's Committee of the district for consideration of establishment decision. The term of office of the school council is 5 years.  

In case the number of members of the school number is reduced by more than 1/3 of the number prescribed in regulations on organization and operation of the school, the chairman of the school council shall hold a meeting to elect additional members for the school council within 30 days from the date of such event.  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A member of the school council shall be dismissed from duty or approved for resignation when he/she sends a written request for withdrawal from the school council; has limited capacity for civil acts; has poor health for current tasks.

c) Tasks and entitlements of school councils

Develop development plans for the school in accordance with regulations of the law.

Develop regulations on organization and operation of the school; consider, amend, and supplement regulations of the school when it is necessary.

Develop and issue regulations methods, standards, and limits for revenue and expenditure of the school in accordance with regulations of the law.  

Mobilize investment capital for school construction; approve annual financial estimates and final settlements and supervise the management and use of finance and asset of the school.  

Nominate and request for recognition or withdrawal of recognition of the principal or vice-principal and present it to competent authorities for consideration of issuance of decisions.

Approve general plans for organizational structure and issues related to the organization and personnel of the school.

Supervise the performance of resolutions of the school council, implementation of democratic regulations in operations of the school; supervise the principal and chief accountant complying with regulations.  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The school council shall be convened for a meeting at least 3 times per year. A meeting of the school council will be held when at least 2/3 of the total number of members attend it. If the number of members is insufficient as prescribed in regulations, a second meeting shall be held within 7 days from the intended date of the first meeting. In this case, the meeting will be conducted if there are more than half of the members attend it. The organization of an irregular meeting shall be decided by the chairman of the school council, but it must be agreed on by at least 1/3 of the number of members. The school council may hold a meeting by sending questionnaires.  

A resolution of the school council shall be approved by votes or ballots in the meeting and comes into force when it is approved by more than half of the number of members of the school council.  Resolutions of the school council shall be publicly disclosed in the school.

The principal shall implement resolutions or conclusions of the school council on the content prescribed in Point c Clause 2 of this Article. If the principal does not agree with resolutions of the school council, he/she shall promptly and directly report and consult with the school's supervisory authority. While waiting to be consulted by the competent agency, the principal shall comply with resolutions of the school council for matters that are not against the current law and this Charter.

3. School councils of private preschools

a) A school council of a private preschool is the managerial organization that exercises the representative rights of the investors and related parties; take responsibility to implement the direction of operation of the investors, master plans, development plans, organization, personnel, finance, and asset, ensuring the implementation of educational objectives in accordance with regulations of the law.

b) Compositions of school councils and procedures for their establishment

The composition of a school council includes the representative of the investors and members inside and outside the school. The number of members of the school council shall be an odd number with at least 3 persons. The term of office of the school council is 5 years.

The school council shall be elected and decided by the investors according to their capital contribution rate; the Chairman of the People's Committee of the district shall issue the decision on establishment of the school council. The board of investors shall decide on the supplement and change of the members. In case the number of members of the school council is reduced by more than 1/3 of the number prescribed in regulations, the chairman of the school council shall hold a meeting with the investors to elect additional members of the council within 30 days from the date of such event.  

A member of the school council shall be discharged from duty when he/she is serving a court sentence; seriously violates regulations on the organization and operation of the school; receives written request for discharge from duty from more than half the total number of investors.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The composition of school the council of a private preschool that does not operate for profit is invested by domestic investors including representatives of investors elected and decided by the board of investors according to the capital contribution rate; members inside and outside the school.  Members in the school include inherent members which is the provincial secretary, Union chairperson, and principal; elected members which is the representative of teachers and workers elected by the general conference or conference of delegates of the school. Members outside the school including representatives of managers, educators, businesspeople, and former students elected by the general conference or conference of delegates of the school.

c) Tasks and entitlements of school councils

Develop development plans for the school in accordance with regulations of the law.

Resolve the approval of regulations on the organization and operation of the school; consider, amend, and supplement regulations of the school when it is necessary.  

Approve annual financial estimates and final settlements and supervise the management and use of finance and asset of the school.

Approve general plans for organizational structure and issues related to the organization and personnel of the school. Nominate and request recognition or withdrawal of recognition of the principal or vice-principal and present it to competent authorities for consideration of issuance of decisions.  

Supervise the performance of resolutions of the school council, implementation of democratic regulations in operations of the school; supervise the principal and chief accountant complying with regulations.  

d) Operations of school councils  

The school council shall be convened for a meeting at least 3 times per year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A resolution of the school council shall be approved by votes or ballots in the meeting and comes into force when it is approved by more than half of the number of members of the school council.  In the event of a tie, the chairman of the council shall have the casting vote. Resolutions of the school council shall be publicly disclosed in the school.

The principal shall implement resolutions or conclusions of the school council on the content prescribed in Point c Clause 3 of this Article. If the principal does not agree with resolutions of the school council, he/she shall promptly and directly report and consult with the school's supervisory authority. While waiting to be consulted by the competent agency, the principal shall comply with resolutions of the school council for matters that are not against the current law and this Charter.

Article 10. Principals and vice-principals

1. Principal

a) A principal is the person who is responsible for organizing and managing operations and the quality of nurturing, caring, and educating children of the school;  

b) The person who is appointed as the principal must meet the standard in accordance with regulations;

c) Principals of public preschools are appointed by the Chairman of the People's Committee of the district; principals of people-founded or private preschools are recognized by the Chairman of the People's Committee of the district. The term of office of a principal is 5 years. After 5 years, the principal will be evaluated and may be re-appointed or re-recognized.  A principal may not work at a public preschool for more than 2 consecutive terms of office.

d) Tasks and entitlements of principals

Develop and organize the school apparatus; make plans and organize the implementation of plans for nurture, care, and education of the school year; evaluate the performance and report it to the school council and competent authorities; take accountability when it is necessary.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Perform management tasks of managers, teachers, and staff in accordance with regulations of the law and guidelines of education management agencies; perform etiquette principles of managers in accordance with regulations; develop plans for the development of professional capability for teachers and staff; encourage and facilitate teachers and staff to participate in educational innovation activities; participate in the recruitment and transfer of teachers and recommendation of personnel to appoint as the vice-principal.

Effectively manage and use resources of finance and asset of the school.

Receive children, manage children, and organize activities of nurturing, caring, and educating children of the school; decide on the commendation and reward.

Participate in daily activities with divisions of specialities or offices; directly participate in educational activities 2 hours per week; conduct self-study and advanced training to improve the professional capability and managerial capability; benefit from preferential allowances for teachers and preferential policies as per regulation.

Organize the implementation of democratic regulations at the school; conduct private investment in education; cooperate in organizing and mobilizing social sources to participate in educational activities, promoting the role of the school in the community.

2. Vice-principal

a) A vice-principal is the person who assists the principal in managing the school and takes responsibility before the principal and the law on the assigned tasks;

b) The person who is appointed as the vice-principal must meet the standard in accordance with regulations;

c) Vice-principals of public preschools are appointed by the Chairman of the People's Committee of the district; vice-principals of people-founded or private preschools are recognized by the Chairman of the People's Committee of the district. The term of office of a vice-principal is 5 years. After each school year, the vice-principal will receive feedback from public employees and employees in the school and evaluation from competent authorities as per regulation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Assume responsibility to perform tasks assigned by the principal; perform etiquette principles of managers as per regulation.

Operate the school when authorized by the principal.    

Participate in daily activities with divisions of specialities or offices; directly participate in educational activities 4 hours per week; conduct self-study and advanced training to improve the professional capability and managerial capability; benefit from preferential allowances for teachers and preferential policies as per regulation.

Conduct private investment in education and promote the role of the school in the community.

Article 11. Emulation and commendation councils, disciplinary councils, and advisory councils

1. Emulation and commendation council

An emulation and commendation council is established by the principal at the beginning of every school year with the principal as the chairman. Members of the emulation and commendation council include the vice-principal, provincial representation of the Vietnam Communist Party cell, Union chairperson, secretary of Ho Chi Minh Communist Youth Union, representatives of divisions of specialities and offices. The number of members of the emulation commendation council is an odd number.

The emulation and commendation council shall assist the principal in organizing emulation movements and requesting the list of commendations for managers, teachers, and staff of the school.

The chairman of the emulation and commendation council shall hold periodic meetings at the beginning of the school year, at the end of the first semester, and at the end of the school year and hold irregular meetings when it is necessary.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. An advisory council is established by the principal based on specific requirements of each task. Tasks, entitlements, compositions, and operation time of advisory councils shall be stipulated by the principal.

Article 12. Vietnam Communist Party organizations and unions in schools

1. Vietnam Communist Party organizations in the school shall lead the school and operate within the framework of the Constitution, law, and Charter of Vietnam Communist Party.

2. Union organizations, Ho Chi Minh Communist Youth Union, and other social organizations in the school shall operate in accordance with the law and Charter of each organization in order to assist the school in achieving educational objectives.

Article 13. Divisions of specialities

1. A division of specialty includes teachers according to their daycare homes, kindergartens; cooking staff. Each division must have at least 3 members including the chief; if there are more than 7 members, there must be 1 deputy chief.

2. Tasks of divisions of specialities:

a) Rely on plans of the school to develop and plans for general operations of the division by month and school year in order to perform the educational program for preschools.

b) Conduct advanced training in terms of profession and inspect and evaluate the quality and effectiveness of nurturing, caring, and educating children; manage the use of documents, utensils, toys, and educational equipment of members of the division according to plans of the school;  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The division of specialty shall have activities periodically at least two times per week on the principle of democracy, respect, sharing, learning, and helping each other to improve the professional capability.

Article 14. Divisions of offices  

1. The members of a division of office include accountants, clerical staff, healthcare staff, treasurers, security guards, and other staff. Each division must have at least 3 members including the chief; if there are more than 7 members, there must be 1 deputy chief.

2. Tasks of divisions of offices:

a) Develop monthly and yearly operation plans of the division in order to serve the implementation of operations of the school on nurturing, caring, and educating children;

b) Assist the principal in managing the finance and asset and storing documents of the school.

c) Conduct advanced training in terms of profession and inspect and evaluate the quality and performance of members in the division according to plans of the school;

d) Participate in the evaluation and classification of members;

3. The division of office shall have activities periodically at least one time per month on the principle of democratic, respect, sharing, learning, and helping each other to improve the professional capability.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Children are sorted into daycare homes or kindergartens.        

a) For daycare homes: children from 3 months old to 36 months old will be sorted into daycare homes. The maximum number of children in a daycare home is regulated as follows: 

- A daycare home for children from 3 months old to 12 months old: 15 children;

- A daycare home for children from 13 months old to 24 months old: 20 children;

- A daycare home for children from 25 months old to 36 months old: 25 children;

b) For kindergartens: children from 3 to 6 years old will be sorted into kindergartens. The maximum number of children in a kindergarten is regulated as follows:

- A kindergarten for children from 3 to 4 years old: 25 children;

- A kindergarten for children from 4 to 5 years old: 30 children;

- A kindergarten for children from 5 to 6 years old: 35 children;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Each daycare home or kindergarten must have less than 2 children with disabilities who are attending inclusive education programs.

4. Each daycare home or kindergarten must have sufficient teachers as per regulation.  

5. Preschools may have branches in different areas to facilitate children to go to school. Each branch is under the management of the principal or the vice-principal will be assigned to manage such branch.

Chapter III

ORGANIZATION OF ACTIVITIES OF NURTURING, CARING, AND EDUCATING CHILDREN

Article 16. Implementation of educational programs and development of educational plans

1. Preschools shall implement the preschool education program promulgated by the Minister of Education and Training.

2. Preschools shall reply on the educational program for preschools promulgated by the Minister of Education and Training to develop their own educational programs and organize their activities of nurturing, caring, and educating children; develop educational programs for preschools consistent with the culture, condition of the locality, the preschool, and the ability and demand of children.  

3. Preschools shall implement the plan of nurturing, caring, and educating children with disabilities who are attending inclusive education programs suitable for the ability of each individual and in accordance with regulations on inclusive education programs for children with disabilities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Utensils, toys, and learning materials used in preschools must be in accordance with regulations and suitable for the objective, content, and education methods according to the educational program for preschools, culture, conditions of the locality, and the ability, demand of children.

2. Preschools may select their utensils, toys, and learning materials to use as per regulation.

3. Guiding documents on nurturing, caring, and educating children with disabilities who are attending inclusive education programs must be in accordance with regulations on the inclusive education program for children with disabilities.

Article 18. Activities of nurture and health care  

1. Activities of nurture and health care shall be in accordance with regulations of the educational program for preschools promulgated by the Ministry of Education and Training and regulations on school health care.

2. Activities of nurturing and caring about the health of children with disabilities who are attending inclusive education programs shall be in accordance with regulations on the inclusive education program for children with disabilities.  

Article 19. Educational activities

1. Educational activities shall be in accordance with the educational program for preschools promulgated by the Ministry of Education and Training.  

2. The organization of educational activities shall ensure the implementation of preschool education objectives, requirements on the content of preschool education, and requirements on preschool education methods, suitable for the development of each child and of daycare homes and kindergartens.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 20. Result evaluation of the nurture, health care, and education  

1. Examine children's health at least 1 time per school year.

2. Evaluate the nutritional status of children on growth charts 1 time each month for children below 24 months old and 1 time every 3 months for children from 24 months old to above as per regulation.

3. Evaluate children’s growth in accordance with regulations.

Article 21. Management documents of activities of nurturing, caring, and educating

1. For the school

a) Children management documents;

b) Managers, teachers, and staff management documents;

c) Development plans of the school and plans for the nurture, care, and education by school year;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Finance and asset management documents;

e) Text management documents;

2. For divisions of specialities, offices:

a) Operational plans  

b) Notebooks for specialized activities of the division.

3. For teachers

a) Plans for the nurture, care, and education of the daycare home or kindergarten;

b) Notebooks for children monitoring;

c) Notebooks for the asset, equipment, and toys monitoring of the daycare home or kindergarten.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter IV

ASSET AND FINANCE OF PRESCHOOLS

Article 22. Location, scale, and area

The location, scale, and area of preschools shall comply with regulations on physical facilities of the Ministry of Education and Training.

Article 23. Physical facilities of preschools

The physical facility system of the school must at least ensure the minimum level of physical facility standard in accordance with regulations of the Ministry of Education and Training.

The school shall assume to develop specific plans and roadmaps and present them to competent authorities to increase the investment in physical facilities for maintenance and improvement in order to achieve higher levels of physical facility standard; manage and use existing physical facilities in an effective manner, avoiding waste. The school shall make periodic plans for renovation and upgrade of physical facilities as per regulation. The school shall not use expired physical facilities that have not been renovated or repaired.

Article 24. Educational equipment

 1. The school shall be equipped with sufficient educational equipment; effectively manage and use such equipment in nurturing, caring, and educating children as per regulation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 25. Management of finance and asset

1. The management of assets of the school shall comply with regulations of the law. Every member of the school shall preserve and protect the general asset.

2. The management of revenue and expenditures of the school shall comply with regulations.

Chapter V

TASKS AND RIGHTS OF TEACHERS AND STAFF

Article 26. Teachers and staff

Teachers shall perform the tasks of nurturing, caring, and educating children.  

Staff shall perform the tasks of assisting and serving the work of nurturing, caring, and educating children.

Article 27. Tasks of teachers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Perform the work of nurturing, caring, and educating children in accordance with the educational program for preschools.

3. Preserve the virtue, honor, and reputation of educators; treat fairly and respect the personality of children; protect legitimate rights and benefits of children; unite and help colleagues; perform etiquette principles of teachers and regulations on educators’ morality as per regulation.

4. Disseminate scientific knowledge about raising children for parents of children; proactively cooperate with families of children in performing educational objectives for children.

5. Conduct self-study and advanced training to improve the professional capability in nurturing, caring, educating children.

6. Perform regulations of the school and other regulations of the law.

Article 28. Tasks of staff

1. Perform assigned tasks according to plans and assignments of the principal.

2. Depending on the job position, the staff shall perform tasks in accordance with regulations on professional title standards of the current job position and comply with regulations of the school.

3. Ensure the safety of children in eating and daily activities at the school. Comply with regulations on food safety when making food for children and ensure that no food poisoning occurs to children.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Improve professional capability to improve the quality of children’s nurture, care, and education.

6. Perform regulations of the school and other regulations of the law.

Article 29. Rights of teachers and staff

1. To be respected; to have their dignity, honor, and body protected; to enjoy physical and spiritual benefits as per regulation.

2. To be autonomous in performing professional tasks with the assistance of divisions of specialities and  the school; to be facilitated to perform tasks of nurturing, caring, and educating children.

3. To receive salary and allowance and other policies as per the law.

4. To be facilitated to study and attend advanced training to improve professional capability while receiving full salary, allowance according to the salary, and other policies as per regulation when appointed by competent authorities to study or attend advanced training.

5. To receive commendations and emulation titles and other noble titles as per regulation.

6. Other rights as per the law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Teachers’ standard level for training is the college diploma of preschool pedagogy. Every year, teachers shall conduct self-evaluation and receive evaluations from the school according to the professional standard of teachers; such evaluations will be used as the basis to develop plans for study and advanced training to improve the professional capability of teachers.

2. Staff's standard level for training in educational institutions is in documents on professional title standards for each job position of the staff as per regulation.

Article 31. Behaviour, etiquette, and outfits of teachers and staff

1. The behavior and etiquette of teachers and staff shall comply with regulations of the education authority and the law. Teachers and staff shall not:

a) Insult the honor or dignity or violate the body of children and colleagues; 

b) Conduct unfair treatments for children;

c) Twist the educational content;

d) Skip working hours or teaching sessions; arbitrarily crop the program for children’s nurture, care, and education;

dd) Do private matters while organizing activities of nurturing, caring, and educating children.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Outfits of teachers and staff must be appropriate and meet the requirements for nurturing, caring, and educating children and requirements on office outfits.

Chapter VI

CHILDREN

Article 32. Age and health of preschool children

1. Children from 3 months old to 6 years old are eligible for preschools.

2. Children with disabilities may attend school 3 years later than normal children.

Article 33. Children’s rights

1. To be nurtured, cared for, and educated suitable for traveling conditions and ability to receive children of preschools.

2. To be nurtured, cared for, and educated according to the educational program for preschools suitable for children’s ability and demand.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. To receive physical and spiritual safety assurance; to be cared for, respected, and treated fairly; to have their legitimate rights and benefits ensured; to have their conditions ensured regarding physical facilities, hygiene, and safety at preschools.

5. To participate in activities that promote individual abilities.

6. To enjoy policies as per regulation.

7. To enjoy other rights as per the law. 

Article 34. Children’s tasks

1. Be courteous with grandparents, parents, teachers, and adults; unite, cherish, and help friends or younger children.

2. Proactively and actively participate in activities of nurturing, caring, and educating for children suitable for their ability and age.

3. Wear neat outfits suitable for the age and convenient for activities at preschools.

4. Practice personal hygiene; participate in keeping the school and class clean according to their ability, contributing to the protection of the environment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter VII

RELATIONSHIP BETWEEN THE SCHOOL, FAMILIES, AND SOCIETY

Article 35. Parent representation committees

1. A school must have its parent representation committee. Daycare homes and kindergartens must have a parent representation committee for each one.

2. The parent representation committee is organized and operates according to the Charter of parent representation committees promulgated by the Minister of Education and Training.

Article 36. The relationship between the school, families, and society

1. The relationship between the school, families, and society is meant to ensure consensus in perception as well as in activities of nurturing, caring, and educating; diversify resources to construct preschool educational institutions, ensuring the best educational environment for each child. The educational cooperation between the school, families, and society shall ensure principles of proactiveness, responsible community, democracy, equality, cooperation, and sharing.

2. The school shall proactively consult and propose the scale development and physical facility construction to the authority; organize activities of nurturing, caring, and educating. Disclose plans and results of nurturing, caring, and educating of the school and cooperation activities with parents of children; disseminate scientific knowledge about raising children for parents of children and the community; conduct children’s disease prevention and health examinations in the school.

3. Families shall proactively cooperate with the school in nurturing, caring, and educating children at home. Volunteer to contribute knowledge, effort, and materials to enhance the physical facility and actively participate in activities of the school; exercise the right of supervision for effective use of resources.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The school shall proactively propose assistance and acquire positive feedback of parents of children and the community about activities of nurturing, caring, and educating children of the school; pay attention to and assist families with difficult circumstances and mobilize and facilitate children to go to school.

6. The community and parents of children shall assist and supervise the school implementing activities; provide feedback for the school on activities of nurturing, caring, and educating children, activities of building a safe and friendly educational environment, and activities of improving the quality of children's nurture, care, and education.

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 về Điều lệ Trường mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


194.267

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.130.36
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!