Các loại hình và cơ cấu tổ chức của trường mầm non hiện nay

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
28/01/2023 17:00 PM

Xin hỏi trường mẫu giáo hiện nay hoạt động dưới các loại hình nào và cơ cấu tổ chức ra sao? - Mỹ Tiên (Long An)

Các loại hình và cơ cấu tổ chức của trường mầm non hiện nay

Các loại hình và cơ cấu tổ chức của trường mầm non hiện nay

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Các loại hình của trường mầm non

Theo Điều 4 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT thì các loại hình của trường mầm non gồm:

- Trường mầm non công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.

- Trường mầm non dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.

- Trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

2. Cơ cấu tổ chức của trường mầm non

Cơ cấu tổ chức của trường mầm non theo Điều 8 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT gồm:

- Hội đồng trường, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; 

- Hội đồng thi đua khen thưởng;

- Hội đồng kỷ luật; 

- Hội đồng tư vấn; 

- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; 

- Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng; 

- Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non

Theo Điều 3 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT thì nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non như sau:

- Xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường.

- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường công lập; quản lý, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định. Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

- Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của nhà trường trong quản lý hoạt động giáo dục.

- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong phạm vi được phân công; thực hiện hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non khác trên địa bàn nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục theo phân công của cấp có thẩm quyền.

- Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

- Tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình hoặc người chăm sóc trẻ em và tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động phù hợp trong cộng đồng.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

4. Quy định về tên trường và biển tên trường mẫu giáo

Tên trường và biển tên trường mẫu giáo theo Điều 5 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:

* Đặt tên trường:

- Tên trư­ờng gồm: Trường mầm non (hoặc trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ) và tên riêng của trường. Tên trư­ờng đ­ược ghi trên quyết định thành lập, con dấu, biển tên và các giấy tờ giao dịch.

- Tên riêng của trường phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường; phù hợp truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc và quy định về sở hữu trí tuệ.

* Biển tên trường:

- Góc trên bên trái:

+ Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp huyện và tên đơn vị cấp huyện;

+ Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Ở giữa: Tên nhà trường theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT, nếu sử dụng tên nước ngoài, phải ghi bên dưới tên tiếng Việt và cỡ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt. Đối với điểm trường, tên điểm trường ghi dưới tên trường.

- Góc dưới bên trái: Địa chỉ, số điện thoại, trang web (nếu có), địa chỉ email, số quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 11,946

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn