Tải App trên Android

Việt Nam có bao nhiêu đại học? Đại học và trường đại học khác nhau thế nào?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
19/11/2024 15:28 PM

Đại học và trường đại học có giống nhau không? Ở nước ta có bao nhiêu đại học?

Việt Nam có bao nhiêu đại học? Đại học và trường đại học khác nhau thế nào?

Việt Nam có bao nhiêu đại học? Đại học và trường đại học khác nhau thế nào? (Hình từ internet)

1. Việt Nam có bao nhiêu đại học?

Ở nước ta có hàng trăm trường đại học (bao gồm cả công lập và tư thục) nhưng chỉ có 9 đại học là:

- Đại học Quốc gia Hà Nội

- Đại học Quốc gia TP.HCM

- Đại học Thái Nguyên

- Đại học Huế

- Đại học Đà Nẵng

- Đại học Bách khoa Hà Nội

- Đại học Kinh tế TP. HCM

- Đại học Duy Tân

- Đại học Kinh tế Quốc dân

Trong số 9 đại học này thì Đại học Duy Tân là đại học tư thục duy nhất của nước ta tính đến thời điểm hiện tại.

2. Sự khác nhau giữa đại học và trường đại học

 

Trường đại học

Đại học

Định nghĩa

Là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành (không nhiều lĩnh vực), được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này

Là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực (mỗi lĩnh vực có thể có nhiều ngành), được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.

 

Người đứng đầu

Hiệu trưởng

Giám đốc

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm:

- Hội đồng trường đại học, hội đồng học viện;

- Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện; phó hiệu trưởng trường đại học, phó giám đốc học viện;

- Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);

- Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;

- Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học.

Cơ cấu tổ chức của đại học bao gồm:

- Hội đồng đại học;

- Giám đốc đại học; phó giám đốc đại học;

- Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);

- Trường đại học, viện nghiên cứu thành viên (nếu có); trường, ban chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác;

- Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của đại học.

Nhiệm vụ và quyền hạn

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục đại học.

- Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.

- Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo.

- Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động.

- Quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục.

- Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục.

- Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị.

- Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo theo quy định.

- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đại học;

- Quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động đào tạo của đại học;

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, chia sẻ tài nguyên và cơ sở vật chất dùng chung trong đại học;

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đại học đặt trụ sở theo quy định;

- Được chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức bộ máy;

- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý: Khoản 2, 3 Điều 4, Điều 14, Điều 15, Điều 28, Điều 29 Luật giáo dục đại học 2012, được sửa đổi 2018

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,344

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]