Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Số hiệu: 15/2020/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Hữu Độ
Ngày ban hành: 26/05/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Nội dung thi tốt nghiệp THPT chủ yếu là chương trình lớp 12

Ngày 26/5/2020, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT về ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

Theo đó, quy định nội dung thi, ngày thi, lịch thi, hình thức thi và thời gian làm bài thi/môn thi như sau:

- Nội dung thi: Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

- Ngày thi, lịch thi: Được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GD&ĐT.

- Hình thức thi:

+ Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân) thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (bài thi trắc nghiệm);

+ Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận (bài thi tự luận).

- Thời gian làm bài thi/môn thi: Ngữ văn 120 phút, Toán 90 phút, Ngoại ngữ 60 phút, 50 phút đối với mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội.

Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 26/5/2020.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2020/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2020

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đi, b sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009; Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định s 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu t chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định s 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định s 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một s điều của Nghị định s 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý cht lượng;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế thi tt nghiệp trung học ph thông.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 5 năm 2020 và thay thế các Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế trên (Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018, Thông tư số 03/2019/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2019, Thông tư số 08/2020/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 3 năm 2020).

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục trưởng Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng, Cục trưởng Cục Đào tạo - Bộ Công an; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học; Hiệu trưởng trường cao đẳng tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- H
i đồng QGGD và PTNNL;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Công an;
- Thanh tra Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Như Điều 3;
- C
ng TTĐT Chính phủ;
- C
ng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục QLCL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Độ

QUY CHẾ

THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về thi tốt nghiệp trung học phổ thông (sau đây gọi là Quy chế thi) bao gồm: Quy định chung; chun bị tổ chức thi; đối tượng, điều kiện dự thi, đăng ký dự thi, trách nhiệm của thí sinh; công tác đề thi; coi thi; chấm thi; phúc khảo và chm thm định; xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và cấp Giấy chng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông; chế độ báo cáo và lưu trữ; công tác thanh tra, kim tra, khen thưởng, xử lý các s cố bất thường và xử lý vi phạm; tổ chức thực hiện.

2. Quy chế thi áp dụng đối với các trường THPT, trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX), trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - GDTX và các s giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là trường phổ thông); các sở giáo dục và đào tạo (GDĐT), sở giáo dục, khoa học và công nghệ (gọi chung là sở GDĐT); các sở giáo dục đại học; các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Mục đích, yêu cầu

1. Thi tốt nghiệp THPT nhằm mục đích: Đánh giá kết quả học tập ca người học theo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là chương trình THPT); lấy kết quả thi đ xét công nhận tốt nghiệp THPT; làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông và công tác ch đạo của các cơ quan quản lý giáo dục. Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có th sử dụng kết quả thi tt nghiệp THPT đ tuyn sinh.

2. Kỳ thi tốt nghiệp THPT (gọi tắt là kỳ thi) phải bảo đảm yêu cầu nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng.

Điều 3. Bài thi

Tổ chức thi 05 bài thi, gồm: 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ng; 01 bài thi t hp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 01 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.

Điều 4. Ngày thi, lịch thi, nội dung thi, hình thức thi và thời gian làm bài thi/môn thi

1. Ngày thi, lịch thi: Được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.

2. Nội dung thi: Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

3. Hình thức thi: Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (gọi chung là bài thi trắc nghiệm); bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận (gọi chung là bài thi tự luận).

4. Thời gian làm bài thi/môn thi: Ngữ văn 120 phút; Toán 90 phút; Ngoại ngữ 60 phút; 50 phút đối với mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp KHTN và KHXH.

Điều 5. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người tham gia tổ chức kỳ thi

1. Công chức, viên chức và nhân viên tham gia kỳ thi phải là người:

a) Có phm chất đạo đức tốt, có ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm cao;

b) Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;

c) Không đang trong thời gian bị kỷ luật về Quy chế thi.

2. Những người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; người giám hộ; người được giám hộ (gọi chung là người thân) dự thi trong năm tổ chức kỳ thi không được tham gia công tác ra đề thi cho kỳ thi và không được tham gia tổ chức thi tại địa phương nơi có người thân dự thi.

3. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, những người tham gia ra đề thi và chấm thi tự luận phải là người có năng lực chuyên môn tốt.

Chương II

CHUẨN BỊ TỔ CHỨC THI

Điều 6. Ban Chỉ đạo cấp quốc gia

1. Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, gồm:

a) Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ GDĐT;

b) Các Phó Trưởng ban là lãnh đạo các đơn vị chức năng liên quan thuộc Bộ GDĐT; trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là Cục trưởng Cc Quản lý chất lượng (QLCL) hoặc Phó Cc trưởng Cục QLCL trong trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định;

c) Các ủy viên là lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ Công an và Thanh tra Chính phủ.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia:

a) Giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT: Chỉ đạo và tổ chức triển khai kế hoạch tổ chức kỳ thi trên toàn quốc; công tác ra đề thi, giao nhận và in sao đề thi, quyết định các tình huống đặc biệt liên quan tới công tác đề thi; chỉ đạo, kim tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo cấp tnh) và các Hội đồng thi; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi; báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT và các cấp có thm quyền về tình hình tổ chức kỳ thi;

b) Thành lập T Thư ký giúp việc Ban Ch đạo cấp quốc gia; T trưởng T Thư ký do một ủy viên Ban Ch đạo cấp quốc gia kiêm nhiệm; các thư ký là công chức, viên chức các đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT và Bộ Công an;

c) Thành lập T Vận chuyn và bàn giao đề thi đ tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển và bàn giao các túi đề thi gốc đã niêm phong từ Hội đồng ra đề thi cho các Hội đồng thi; Tổ trưởng Tổ Vận chuyển và bàn giao đề thi do một ủy viên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia kiêm nhiệm; thành viên là công chức, viên chức các đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT và Bộ Công an;

d) Tùy theo mức độ vi phạm Quy chế thi được phát hiện trong kỳ thi đ quyết định hình thức xử lý phù hợp (trong trường hợp đặc biệt, trình Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định): Đình ch tạm thời hoạt động thi hoặc tổ chức thi lại tại một số Hội đồng thi hoặc trong cả nưc; đình ch hoạt động, đề nghị xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo Hội đồng thi vi phạm Quy chế thi;

đ) Đ xuất Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Hội đồng chấm thm định và các đoàn kim tra của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia.

3. Trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia:

a) Trưởng ban quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia theo quy định của Quy chế này;

b) Các Phó Trưởng ban, ủy viên và thư ký chịu trách nhiệm về kết qu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng ban.

Điều 7. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, gồm:

a) Trưởng ban là Lãnh đạo UBND tỉnh;

b) Các Phó Trưởng ban là lãnh đạo một số s, ban, ngành liên quan của tỉnh; trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là Giám đốc sở GDĐT hoặc Phó Giám đốc sở GDĐT, trong trường hợp đặc biệt;

c) Các ủy viên là lãnh đạo các phòng của sở GDĐT, lãnh đạo các sở, ban, ngành, quan liên quan và lãnh đạo UBND cấp quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện/thị);

d) Các thư ký là công chức, viên chức ca sở GDĐT và một số sở, ban, ngành liên quan của tỉnh.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo cấp tnh:

a) Chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện tất cả các hoạt động chuẩn bị, tổ chức thực hiện kỳ thi theo đúng quy định của Quy chế này;

b) Chỉ đạo, kim tra các ban, ngành, đoàn th liên quan và các cơ sở giáo dục trên địa bàn phối hợp, hỗ tr, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng thi trong tổ chức kỳ thi; xem xét, giải quyết các kiến nghị của Chủ tịch Hội đồng thi;

c) Báo cáo Ban chỉ đạo cấp quốc gia và Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình tổ chức thi, việc thực hiện Quy chế thi ở địa phương và đề xuất xử lý các tình huống xảy ra trong tổ chức kỳ thi;

d) Đ nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng hoặc trình các cấp có thẩm quyền khen thưởng công chức, viên chức và người lao động có thành tích trong công tác tổ chức thi hoặc kỷ luật các đối tượng đã nêu nếu vi phạm Quy chế thi;

đ) Thc hiện những quyết định, chỉ đạo có liên quan của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia.

3. Trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh:

a) Trưởng ban quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo quy định của Quy chế này;

b) Các Phó Trưởng ban, ủy viên và thư ký chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng ban.

Điều 8. Hội đồng thi

1. Mi tỉnh tổ chức một Hội đồng thi, do sở GDĐT chủ trì, để tổ chức thi cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT) tại tỉnh. Mỗi Hội đồng thi có các Điểm thi đ tổ chức khâu coi thi trong kỳ thi.

2. Giám đốc sở GDĐT ra quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi, gồm: Ban Thư ký; Ban in sao đề thi; Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi; Ban Coi thi; Ban Làm phách bài thi tự luận; Ban Chm thi tự luận; Ban Chấm thi trắc nghiệm; Ban Phúc khảo bài thi tự luận; Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm.

a) Thành phần Hội đồng thi: Chủ tịch là Giám đốc sở GDĐT (hoặc là Phó Giám đốc sở GDĐT, trong trường hợp đặc biệt); các Phó Chủ tịch là Phó Giám đốc sở GDĐT và một số Trưởng phòng chuyên môn của sở GDĐT; các ủy viên là lãnh đạo một số phòng của sở GDĐT và Hiệu trưởng trường phổ thông, trong đó ủy viên thường trực là lãnh đạo phòng có chức năng quản lý công tác thi tốt nghiệp THPT của sở GDĐT (gọi chung là phòng Quản lý thi);

b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi: Tiếp nhận các túi/bì đựng đ thi gốc bài thi/môn thi còn nguyên niêm phong của Hội đồng ra đề thi từ Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, tổ chức in sao đề thi; phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy chế thi; coi thi, bảo quản bài thi, làm phách, chấm thi, chấm phúc khảo; thành lập các tổ đ thực hiện công việc theo đề nghị của Trưởng các Ban; công b kết quả thi theo quy định của Quy chế thi; giải đáp thắc mắc và giải quyết khiếu nại, t cáo liên quan đến tổ chức kỳ thi; báo cáo kịp thời với Ban Chỉ đạo cấp quốc gia về công tác tổ chức thi của Hội đồng thi; tổ chức việc tiếp nhận và xử lý thông tin, bằng chứng về vi phạm Quy chế thi theo quy định tại Điều 52 Quy chế này; tng kết công tác tổ chức thi thuộc phạm vi được giao; đề nghị khen thưởng, kỷ luật theo chức năng, quyền hạn theo quy định; thực hiện chế độ báo cáo và chuyn dữ liệu thi về Bộ GDĐT đúng thời hạn quy định; chỉ đạo, xử lý các vấn đề diễn ra tại các Ban của Hội đồng thi theo Quy chế thi; tổ chức bảo quản, bảo đảm an toàn và bảo mật cho đề thi, bài thi và các tài liệu liên quan theo quy định của Quy chế thi; báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tnh và Ban Chỉ đạo cấp quốc gia đ xử lý các tình huống vượt thm quyền. Hội đồng thi sử dụng con dấu của sở GDĐT;

c) Chủ tịch Hội đồng thi quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng thi theo quy định của Quy chế này;

d) Các Ban, các Phó Chủ tịch và y viên Hội đồng thi chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm ca Chủ tịch Hội đồng thi.

3. Ban Thư ký Hội đồng thi:

a) Thành phần: Trưởng ban do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm; các Phó Trưởng ban là lãnh đạo phòng của sở GDĐT, lãnh đạo trường phổ thông; y viên là công chức, viên chức của sở GDĐT, lãnh đạo và giáo viên trường phổ thông. Những người tham gia Ban Thư ký Hội đồng thi không được tham gia Ban Làm phách, các Ban Chấm thi và các Ban Phúc khảo;

b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký Hội đồng thi: Tiếp nhận và quản lý dữ liệu ĐKDT thuộc sở GDĐT; đánh số báo danh, xếp phòng thi; chun bị các tài liệu, mẫu, biểu dùng tại Điểm thi, phòng thi; nhận, bảo quản bài thi tự luận và Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) của thí sinh được đóng trong bì/túi (sau đây gọi chung là túi) còn nguyên niêm phong của các Điểm thi; bàn giao bài thi tự luận được đóng trong các túi còn nguyên niêm phong của các Điểm thi cho Ban Làm phách; nhận, bảo quản bài thi tự luận đã làm phách và được đóng trong các túi còn nguyên niêm phong từ Ban Làm phách; bàn giao bài thi tự luận đã làm phách được đóng trong các túi còn nguyên niêm phong của Ban Làm phách cho Ban Chấm thi t luận; bàn giao Phiếu TLTN được đóng trong các túi còn nguyên niêm phong của các Điểm thi cho Ban Chấm thi trắc nghiệm và thực hiện các công tác nghiệp vụ liên quan; nhận, bảo quản đầu phách được đóng trong các túi còn nguyên niêm phong từ Ban Làm phách sau khi việc chấm bài thi tự luận đã hoàn thành; quản lý các tài liệu liên quan ti bài thi tự luận và Phiếu TLTN. Lập biên bản xử lý điểm bài thi tự luận (nếu có); nhập và lên điểm thi, đối sánh kim tra, phân tích kết quả thi, phổ điểm các bài thi, môn thi thành phần theo quy định; quản lý dữ liệu kết quả thi và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công;

c) Ban Thư ký Hội đồng thi ch được tiến hành công việc liên quan đến bài thi khi có mặt ít nhất từ hai thành viên của Ban trở lên;

d) Trưởng ban Thư ký Hội đồng thi quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyn hạn, chịu trách nhiệm về kết qu thực hiện nhiệm vụ của Ban thư ký Hội đồng thi theo quy định của Quy chế này trước Ch tịch Hội đồng thi;

đ) Các Phó Trưởng ban và y viên Ban Thư ký Hội đồng thi chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng ban Thư ký Hội đồng thi.

Điều 9. Lập danh sách thí sinh dự thi và xếp phòng thi

1. Lập danh sách thí sinh dự thi:

a) mỗi Hội đồng thi (có một mã riêng và được thống nhất trong toàn quốc) việc lập danh sách thí sinh dự thi được thực hiện theo từng Điểm thi như sau: Lập danh sách tất cả thí sinh ĐKDT tại Điểm thi theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh đ gn số báo danh; lập danh sách thí sinh theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh theo từng bài thi đ xếp phòng thi;

b) Mỗi thí sinh có một số báo danh duy nhất; số báo danh của thí sinh gồm mã của Hội đồng thi có 02 (hai) chữ số và 06 (sáu) chữ số tiếp theo được đánh tăng dần, liên tục từ 000001 đến hết số thí sinh của Hội đồng thi, bảo đảm không có thí sinh trùng số báo danh.

2. Xếp phòng thi:

a) Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, thí sinh tốt nghiệp Trung cấp tham dự kỳ thi và thí sinh GDTX được bố trí dự thi chung với thí sinh Giáo dục THPT là học sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi (gọi tắt là thí sinh lớp 12 Giáo dục THPT) tại một số Điểm thi do Giám đốc sở GDĐT quyết định, bảo đảm có ít nhất 60% thí sinh lớp 12 Giáo dục THPT trong tổng số thí sinh của Điểm thi (trong trường hợp đặc biệt cần phải có ý kiến của Bộ GDĐT); việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Phòng thi được xếp theo bài thi, mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh và phải bảo đảm khoảng cách tối thiu giữa hai thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2m theo hàng ngang; riêng phòng thi cuối cùng của bài thi Ngoại ngữ ở mi Điểm thi có th xếp các thí sinh dự thi các bài thi Ngoại ngữ khác nhau, khi thu bài thi của thí sinh phải xếp bài thi theo từng ngoại ngữ (ngôn ngữ) khác nhau; việc lập danh sách để xếp phòng thi được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

c) Số phòng thi của mỗi Hội đồng thi được đánh theo thứ tự tăng dn;

d) Mi phòng thi có Danh sách ảnh của thí sinh trong phòng thi, được xếp theo thứ tự tương ứng với danh sách thí sinh trong phòng thi;

đ) Trước cửa phòng thi, phải niêm yết Danh sách thí sinh trong phòng thi của từng buổi thi và trách nhiệm thí sinh quy định tại Điều 14 Quy chế này.

Điều 10. Sử dụng thiết bị, phần mềm công nghệ thông tin và truyền thông

1. Các Hội đồng thi sử dụng thống nhất phần mềm quản lý thi, phần mềm chấm thi trắc nghiệm do Bộ GDĐT cung cấp; thiết lập hệ thống trao đi thông tin về kỳ thi chính xác, cập nhật giữa trường phổ thông với sở GDĐT, giữa sở GDĐT với Bộ GDĐT; thực hiện đúng quy trình, cấu trúc, thi hạn xử lý dữ liệu và chế độ báo cáo theo quy định trong hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT của Bộ GDĐT.

2. Hội đồng thi phải quy định rõ công chức, viên chức thuộc các Ban quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy chế này được sử dụng máy tính và phần mềm quản lý thi, phần mềm chấm thi trắc nghiệm đ thực hiện các nhiệm vụ tổ chức kỳ thi được giao; có địa chỉ thư điện tử và số điện thoại đăng ký với Bộ GDĐT.

3. Tại mỗi Điểm thi phải bố trí một điện thoại cố định dùng để liên hệ với Hội đồng thi; ở những Điểm thi không thể bố trí được điện thoại cố định thì bố trí một điện thoại di động đặt cố định tại phòng làm việc chính của Điểm thi. Mọi liên lạc qua điện thoại trong thời gian diễn ra các buổi thi đều phải bật loa ngoài và nghe công khai trước các thanh tra tại Điểm thi. Trong trường hợp cần thiết, có thể bố trí máy tính tại phòng trực của Điểm thi và bảo đảm máy tính chỉ được nối mạng internet khi chuyển báo cáo nhanh cho Hội đồng thi dưới sự chứng kiến của thanh tra tại Điểm thi (phải giao nhiệm vụ và quy định rõ người được sử dụng máy tính).

4. Không được mang và sử dụng các thiết bị thu, phát thông tin trong khu vực coi thi, chấm thi, phúc khảo; trừ các thiết bị quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 11. Quản lý và sử dụng dữ liệu thi

1. Các Hội đồng thi công bố kết quả thi sau khi được xác nhận hoàn thành chuyn dữ liệu kết quả thi về Bộ GDĐT và hoàn thành việc đối sánh đ bảo đảm dữ liệu trên hệ thống phần mềm của Bộ thống nhất với dữ liệu kết quả thi lưu tại Hội đồng thi.

2. Bộ GDĐT tổ chức quản lý dữ liệu thi của thí sinh và sử dụng phù hợp với mục đích của kỳ thi; các sở GDĐT sử dụng dữ liệu thi đ xét công nhận tt nghiệp THPT.

Chương III

ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI, TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ DỰ THI, TRÁCH NHIỆM CỦA THÍ SINH

Điều 12. Đối tượng, điều kiện dự thi

1. Đối tượng dự thi gồm:

a) Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;

b) Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT những năm trước;

c) Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi đ lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyn sinh;

d) Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.

2. Điều kiện dự thi:

a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kim xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm;

b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kim tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định;

c) Đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải bảo đảm học và thi đạt yêu cầu đủ số lượng các môn văn hóa THPT theo quy định của Luật giáo dục và các văn bản hướng dn hiện hành của Bộ GDĐT;

d) Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn.

3. Đăng ký bài thi:

a) Đ xét công nhận tốt nghiệp THPT: thí sinh giáo dục THPT thuộc đi tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này phải dự thi 04 bài thi, gồm 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 01 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn; thí sinh GDTX thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này phi d thi 03 bài thi, gồm 02 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 01 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn, có thể ĐKDT thêm bài thi Ngoại ngữ đ lấy kết quả xét tuyển sinh;

b) Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được ĐKDT các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo nguyện vọng.

Điều 13. Đăng ký dự thi

1. Nơi ĐKDT:

a) Đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế này ĐKDT tại trường phổ thông nơi học lớp 12;

b) Đối tượng theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 12 Quy chế này ĐKDT tại địa điểm (gọi là nơi ĐKDT) do sở GDĐT quy định. Thủ trưởng đơn vị nơi ĐKDT có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 60 Quy chế này.

2. Hồ sơ ĐKDT:

a) Đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế này, hồ sơ ĐKDT gồm: 02 Phiếu ĐKDT giống nhau; bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu (gọi chung là bản sao) học bạ THPT hoặc học bạ GDTX cấp THPT hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX do Hiệu trưởng trường phổ thông cấp; các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có), bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; 02 ảnh cỡ 4x6 cm;

b) Đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Quy chế này, ngoài các hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, hồ sơ ĐKDT phải có thêm: Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 hoặc nơi thí sinh ĐKDT về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Quy chế này; bản sao Bằng tốt nghiệp THCS; Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận;

c) Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT, hồ sơ ĐKDT gồm: 02 Phiếu ĐKDT ging nhau; bản sao Bằng tốt nghiệp THPT; 02 ảnh cỡ 4x6 cm;

d) Đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp, hồ sơ ĐKDT gồm: 02 Phiếu ĐKDT giống nhau; 02 ảnh cỡ 4x6 cm; bản sao Bằng tốt nghiệp THCS, bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp, bản sao S học tập hoặc bảng điểm học các môn văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT.

3. Thời gian nộp hồ sơ ĐKDT:

Thời gian nộp hồ sơ ĐKDT được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT. Khi hết hạn nộp hồ sơ ĐKDT, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi ĐKDT hoặc thông báo cho Trưởng Điểm thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.

4. Tổ chức ĐKDT:

a) Thí sinh ĐKDT theo các quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT;

b) Thí sinh hoàn thiện và nộp hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT tại trường phổ thông hoặc nơi ĐKDT theo quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT;

c) Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi ĐKDT chịu trách nhiệm hướng dẫn thí sinh ĐKDT, thu Phiếu ĐKDT, nhập thông tin thí sinh ĐKDT, nhập thông tin về kết quả học tập các môn học lớp 12 của thí sinh học lớp 12 năm tổ chức kỳ thi; tổ chức xét duyệt hồ sơ ĐKDT và thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế này chậm nhất trước ngày thi 15 ngày; quản lý hồ sơ ĐKDT và chuyển hồ sơ, dữ liệu ĐKDT cho sở GDĐT;

d) Sở GDĐT quản trị dữ liệu ĐKDT của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ GDĐT;

đ) Bộ GDĐT quản trị dữ liệu ĐKDT toàn quốc.

Điều 14. Trách nhiệm của thí sinh

1. ĐKDT theo quy định tại Điều 13 Quy chế này và theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.

2. Có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định ghi trong Giấy báo dự thi đ làm thủ tục dự thi:

a) Xuất trình giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (gọi chung là thẻ Căn cước công dân) và nhận Thẻ dự thi;

b) Nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, phải báo ngay cho cán bộ coi thi (CBCT) hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm thi để xử lý kịp thời;

c) Trường hợp bị mất thẻ Căn cước công dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi đ xem xét, xử lý.

3. Mi buổi thi, có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của CBCT. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính gilàm bài sẽ không được dự thi bui thi đó.

4. Phải tuân thủ các quy định sau đây trong phòng thi:

a) Trình Thẻ dự thi cho CBCT;

b) Ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình;

c) Trước khi làm bài thi, phi ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của thí sinh vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp;

d) Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in; nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với CBCT trong phòng thi, chậm nhất 05 (năm) phút tính từ thời điểm phát đề thi;

đ) Không được trao đi, chép bài của người khác, sử dụng tài liệu trái phép để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận, làm mất trật tự phòng thi; nếu muốn có ý kiến phải giơ tay để báo cáo CBCT, sau khi được phép, thí sinh đứng trình bày công khai vi CBCT ý kiến của mình;

e) Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu TLTN; ch được viết bằng một màu mực (không được dùng mực màu đỏ);

g) Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay;

h) Bảo quản nguyên vẹn, không để người khác lợi dụng bài thi của mình; phải báo cáo ngay cho CBCT để xử lý các trường hợp bài thi của mình bị người khác lợi dụng hoặc cố ý can thiệp;

i) Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi; thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), Phiếu TLTN (đối với bài thi trắc nghiệm);

k) Không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm; đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi;

l) Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát cứa cán bộ giám sát; việc ra khỏi phòng thi, khu vực thi của thí sinh trong trường hợp cần cấp cứu phải có sự giám sát của công an cho ti khi hết giờ làm bài của bui thi và do Trưởng Điểm thi quyết định;

m) Chỉ được mang vào phòng thi: Bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ (cụ thể trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT); Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác) do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành; các loại máy ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin nhưng không thể nghe, xem và không thể truyền, nhận được thông tin, tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác;

n) Cấm mang vào phòng thi: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi.

5. Khi dự thi các bài thi trắc nghiệm, ngoài các quy định tại khoản 4 Điều này, thí sinh phải tuân thủ các quy định dưới đây:

a) Phải làm bài thi trên Phiếu TLTN được in sẵn theo quy định của Bộ GDĐT; chỉ được tô bằng bút chì đen các ô số báo danh, ô mã đề thi và ô tr li; trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, phải ty sạch chì ô cũ, rồi tô ô mà mình lựa chọn;

b) Điền chính xác và đủ thông tin vào các mục trống phía trên Phiếu TLTN, đối với số báo danh phải ghi đủ và tô đủ phn số (kể cả các số 0 ở phía trước); điền chính xác mã đề thi vào hai Phiếu thu bài thi;

c) Khi nhận đề thi cần lưu ý kiểm tra bảo đảm các môn thi thành phần trong mỗi bài thi KHTN hoặc KHXH có cùng một mã đề thi; nếu không cùng mã đề thi, thí sinh phải báo ngay với CBCT trong phòng thi chậm nhất 05 (năm) phút tính từ thời điểm phát đề thi; phải để đề thi dưới tờ Phiếu TLTN, không được xem nội dung đề thi khi CBCT chưa cho phép;

d) Phải kiểm tra đề thi để bảo đảm có đủ số lượng câu hỏi, số trang như đã ghi trong đề và tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi;

đ) Không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài; khi hết giờ làm bài, phải nộp Phiếu TLTN cho CBCT và ký tên vào hai Phiếu thu bài thi;

e) Ch được rời khỏi phòng thi sau khi CBCT đã kim đ số Phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép rời khỏi phòng thi.

6. Khi có sự việc bất thường xy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dn của CBCT và những người có trách nhiệm tại Điểm thi.

Chương IV

CÔNG TÁC ĐỀ THI

Điều 15. Yêu cầu đối với đề thi

1. Đ thi cho mỗi bài thi/môn thi của kỳ thi phải đạt các yêu cầu dưới đây:

a) Nội dung đề thi đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;

b) Bảo đảm chính xác, khoa học và tính phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng;

c) Bám sát chun kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT; bảo đảm phân loại được thí sinh;

d) Đ thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 (mười) đối với toàn bài và cả đi với các môn thi thành phần của các bài thi tổ hợp;

đ) Đ thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên); ghi rõ ch "HẾT" tại điểm kết thúc đề thi.

2. Trong một kỳ thi, mỗi bài thi/môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này; mỗi đề thi có hướng dẫn chấm, đáp án kèm theo.

Điều 16. Khu vực ra đề thi, in sao đề thi và các yêu cầu bảo mật

1. Đề thi, hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm chưa công bố thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ “Tối mật”. Riêng đề thi dự bị của bài thi tự luận chưa sử dụng được giải mật sau khi kết thúc kỳ thi.

2. Việc ra đề thi, in sao đề thi (gọi chung là làm đề thi) phải được thực hiện tại một địa điểm an toàn, biệt lập và được lực lượng công an kiểm tra về an ninh, an toàn, bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi cho đến hết thời gian thi môn cuối cùng của kỳ thi, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng ngừa lộ lọt thông tin, phòng cháy, chữa cháy.

3. Các thành viên tham gia làm đề thi đều phải cách ly triệt để với bên ngoài. Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi thì các thành viên mới được phép liên hệ với bên ngoài bằng điện thoại cố định, có loa ngoài, có ghi âm dưới sự giám sát của bảo vệ, công an. Danh sách những người tham gia làm đề thi phải được giữ bí mật trước, trong và sau kỳ thi. Người làm việc trong khu vực cách ly phải đeo phù hiệu và chỉ hoạt động trong phạm vi cho phép, ch được ra khỏi khu vực cách ly sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi, các thành viên mới được phép ra khỏi khu vực cách ly dưới sự giám sát của công an (theo thời gian quy định tại văn bản của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi hoặc Trưởng ban In sao đề thi).

4. Phong bì (túi) chứa đề thi để vận chuyển và bàn giao đề thi từ nơi làm đ thi đến Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, các Hội đồng thi/ Điểm thi phải được làm bằng giấy đủ độ bền, kín, tối màu và được dán chặt, không bong mép, có đủ nhãn, dấu niêm phong; nội dung in trên túi phải theo đúng quy định của Bộ GDĐT.

5. Toàn bộ quá trình vận chuyển và bàn giao đề thi phi được công an giám sát; các túi chứa đề thi phải được đựng trong các thùng có khóa và được niêm phong; phải lập biên bản về quá trình giao nhận, vận chuyển.

6. Máy móc và thiết bị tại nơi làm đề thi, dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly khi kết thúc bui thi cuối cùng của kỳ thi.

Điều 17. Hội đồng ra đề thi

1. Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT (gọi tắt là Hội đồng ra đề thi).

2. Thành phần Hội đồng ra đề thi:

a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục QLCL hoặc lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học;

b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Cục trưởng Cục QLCL, lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT và lãnh đạo các phòng, trung tâm thuộc Cục QLCL;

c) Ủy viên, thư ký, người làm nhiệm vụ về tin học - kỹ thuật là công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; trong đó, ủy viên thường trực là công chức thuộc Cục QLCL;

d) Người soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là những công chức, viên chức, giáo viên đã và đang công tác tại các cơ sở giáo dục đào tạo, viện nghiên cứu; mỗi bài thi/môn thi có một Tổ ra đề thi gồm Tổ trưởng và người soạn thảo đề thi, phản biện đề thi;

đ) Lực lượng công an do Bộ Công an điều động;

e) Bảo vệ, y tế, nhân viên phục vụ do Bộ GDĐT điều động.

3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng ra đề thi:

a) Các Tổ ra đề thi và các thành viên khác của Hội đồng ra đề thi làm việc độc lập và trực tiếp với lãnh đạo Hội đồng ra đề thi; người được giao nhiệm vụ nào, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đó, không được tham gia các nhiệm vụ khác;

b) Mi thành viên của Hội đồng ra đề thi phải chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung của đề thi và bảo đảm bí mật, an toàn đề thi theo đúng chức trách của mình và theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng ra đề thi:

a) Tổ chức soạn thảo, thm định, tinh chnh đề thi, hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của đề chính thức và đề dự bị;

b) In sao đề thi đúng quy định, đủ số lượng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia; đóng gói, niêm phong, bảo qun đề thi và bàn giao đề thi gốc cho T Vận chuyển và bàn giao đề thi của Ban chỉ đạo cấp quốc gia;

c) Bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn đề thi, hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm trong khu vực ra đề thi từ lúc bắt đầu soạn thảo đề thi cho đến hết thời gian thi của môn cuối cùng của kỳ thi;

d) Đề nghị Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định khen thưởng, kỷ luật (nếu có) đối với các thành viên Hội đồng ra đề thi.

5. Chủ tịch Hội đồng ra đề thi điều hành toàn bộ hoạt động ra đề thi theo nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng ra đề thi; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GDĐT về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng ra đề thi theo quy định của Quy chế này.

6. Các thành viên của Hội đồng ra đề thi chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi.

7. Quy trình ra đề thi:

a) Soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi: Căn cứ yêu cầu của đ thi, mi Tổ ra đề thi có trách nhiệm soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi (chính thức và dự bị) cho một bài thi/môn thi được giao phụ trách; việc soạn thảo, thẩm định, tinh chnh đề thi, đáp án và hướng dẫn chấm thi phi đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 15 Quy chế này;

b) Riêng đối với đề thi trắc nghiệm, Ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chun hóa (gọi chung là Ngân hàng câu hỏi thi) được xây dựng theo quy định của Bộ GDĐT là nguồn tham khảo quan trọng đ soạn thảo đề thi tại khu vực cách ly theo quy trình sau: Thư ký dùng phần mềm rút ngẫu nhiên các câu trắc nghiệm từ Ngân hàng câu hỏi thi để chuyn cho các Tổ trưởng ra đề thi (có sự chứng kiến của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi và các Tổ trưởng ra đề thi); Tổ trưởng ra đề thi phân công các thành viên trong Tổ ra đề thi thẩm định từng câu trắc nghiệm; T ra đề thi làm việc chung, lần lượt tinh chỉnh từng câu trắc nghiệm và t hợp thành đề thi theo đúng yêu cầu về nội dung đề thi được quy định tại Điều 15 Quy chế này; sau khi tinh chỉnh ln cuối, Tổ trưởng ra đề thi ký tên vào các đề thi và bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng ra đề thi; thư ký thực hiện khâu trộn đề thi thành nhiu phiên bản khác nhau; Tổ ra đề thi rà soát từng phiên bản của đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi bài thi tự luận và ký tên vào từng phiên bản đó của đề thi;

c) Phản biện đề thi: Sau khi soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh, các đề thi được tổ chức phản biện độc lập; người phản biện đề thi có trách nhiệm đọc, gii đề thi và đánh giá đề thi theo các yêu cầu quy định tại Điều 15 Quy chế này và đ xuất phương án chỉnh lý, sửa chữa đề thi nếu thấy cần thiết; ý kiến đánh giá của người phản biện đề thi được báo cáo Chủ tịch Hội đồng ra đ thi, làm căn cứ đ Chủ tịch Hội đồng ra đề thi tham khảo trong quá trình duyệt đề thi.

Điều 18. In sao, vận chuyển và bàn giao đề thi tại Hội đồng thi

1. In sao đề thi:

a) Thành phần Ban In sao đề thi gồm: Trưởng ban do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm; Phó Trưởng ban là lãnh đạo sở GDĐT hoặc lãnh đạo phòng thuộc sở GDĐT; ủy viên, thư ký là công chức, viên chức, người lao động thuộc sở GDĐT hoặc trường phổ thông; lực lượng bảo đảm an ninh, an toàn công tác in sao đề thi do Công an tỉnh và sở GDĐT điều động;

b) Ban In sao đề thi làm việc tập trung theo nguyên tắc cách ly triệt để từ khi bắt đầu tổ chức mở niêm phong túi đề thi gốc đến khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi;

c) Trưởng ban In sao đề thi chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đng thi và trước pháp luật, có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Tiếp nhận các túi đề thi gốc từ Chủ tịch Hội đồng thi, t chức in sao đề thi, đóng gói, niêm phong, bảo quản và bàn giao các túi đề thi cho Trưởng ban Vận chuyn và bàn giao đề thi của Hội đồng thi với sự chứng kiến của ủy viên, thư ký Hội đồng thi và công an được cử giám sát, bảo vệ đề thi; đề nghị Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, ra quyết định hoặc đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật (nếu có) đối với các thành viên Ban In sao đề thi.

2. Quy trình in sao đề thi:

a) Đọc soát đề thi gốc, kiểm tra k bản in sao thử, so sánh vi bản đề thi gốc trước khi in sao; trường hợp phát hiện sai sót hoặc có nội dung còn nghi vn trong đề thi gốc phải báo cáo ngay với Chủ tịch Hội đồng thi để đề nghị Ban chỉ đạo cấp quốc gia xử lý;

b) Kiểm soát chính xác số lượng đề thi theo số thí sinh của từng phòng thi, Điểm thi, bài thi/môn thi để tổ chức phân phối đề thi; ghi tên Điểm thi, phòng thi, bài thi/môn thi và số lượng đề thi vào từng túi chứa đề thi theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 16 Quy chế này trước khi đóng gói đề thi;

c) In sao đề thi lần lượt cho từng bài thi/môn thi; in sao xong, niêm phong đóng gói theo phòng thi, thu dọn sạch sẽ rồi mới chuyn sang in sao đ thi của bài thi/môn thi tiếp theo. Trong quá trình in sao phải kiểm tra chất lượng bản in sao; các bản in sao thử và hng phải được thu lại, bảo quản theo chế độ tài liệu tối mật;

d) Đóng gói đúng số lượng đề thi theo đúng bài thi/môn thi ghi bên ngoài túi chứa đề thi, đủ số lượng đề thi cho từng Điểm thi, từng phòng thi. mỗi Điểm thi phải có một túi chứa đề thi dự phòng cho các bài thi/môn thi (đủ các mã đối với đề thi trắc nghiệm). Trưởng ban In sao đề thi quản lý các túi đề thi từng bài thi/môn thi đã được đóng gói, niêm phong và cả các bản in thừa, in hỏng, mờ, xấu, rách, bn bị loại ra.

3. Vận chuyển, bàn giao đề thi:

a) Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm; các ủy viên của Ban và công an làm nhiệm vụ bảo vệ, giám sát do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định;

b) Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi thực hiện nhiệm vụ nhận các túi đề thi còn nguyên niêm phong từ Ban In sao đề thi, bảo quản, vận chuyển, phân phi đề thi đến các Điểm thi;

c) Các túi đề thi phải được bảo quản trong hòm, tủ hay két sắt được khóa, niêm phong và bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày; chìa khóa do Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi giữ; Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi có thể ủy quyền bằng văn bản cho người phụ trách tổ hoặc nhóm vận chuyển giữ và bàn giao chìa khóa các thùng, hòm chứa túi đề thi cho các Trưởng Điểm thi;

d) Lập và lưu trữ biên bản giao nhận đề thi giữa Ban In sao đề thi với Ban Vận chuyn và bàn giao đ thi, giữa Ban Vận chuyển và bàn giao đ thi với Trưởng Điểm thi.

Điều 19. Bảo quản, sử dụng đề thi và bảo quản bài thi tại Điểm thi

1. Đề thi và bài thi phải được bảo quản trong các tủ riêng biệt. Tủ đựng đề thi, tủ đựng bài thi phải đảm bảo chắc chắn, phải được khóa và niêm phong (nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký Trưởng Điểm thi, thanh tra và công an), chìa khóa do Trưởng Điểm thi giữ. Khi mở niêm phong phải có chứng kiến của những người ký nhãn niêm phong, lập biên bản ghi rõ thời gian mở, lý do mở, tình trạng niêm phong.

2. Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có công an trực, bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày và phải bảo đảm an toàn phòng chống cháy, n. Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải bảo đảm an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng liên tục 24 giờ/ngày; có công an trực, bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày; có một Phó trưởng Điểm thi là người của trường phổ thông không có thí sinh dự thi tại Điểm thi trực tại phòng trong suốt thời gian đề thi, bài thi được lưu tại Điểm thi. Riêng trong các ngày thi, thời gian trc tại phòng bảo quản đề thi, bài thi của Phó trưởng Điểm thi được tính k từ thời điểm kết thúc công việc ca bui thi cuối ngày thi trước đến thời điểm bắt đầu công việc buổi thi thứ nhất của ngày thi hôm sau.

3. Việc mở túi đề thi, phát đề thi cho thí sinh phải được thực hiện tại phòng thi đúng thời gian và đúng bài thi/môn thi theo quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.

4. Đề thi dự bị chỉ sử dụng khi có ý kiến của Trưởng Ban Chỉ đạo cấp quốc gia.

Chương V

COI THI

Điều 20. Ban Coi thi

1. Thành phần: Trưởng ban do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm; Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo sở GDĐT hoặc lãnh đạo phòng Quản lý thi của sở GDĐT, các Phó Trưởng ban khác là lãnh đạo sở GDĐT, lãnh đạo một số phòng thuộc sở GDĐT và Hiệu trưởng trường phổ thông; các y viên, thư ký là lãnh đạo, chuyên viên các phòng của sở GDĐT, lãnh đạo và giáo viên trường phổ thông.

2. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Coi thi:

a) Trưởng ban Coi thi chịu trách nhiệm trước Ch tịch Hội đồng thi về công tác coi thi; có nhiệm vụ điều hành toàn bộ công tác coi thi tại Hội đồng thi, quyết định giờ phát túi đề thi còn nguyên niêm phong cho CBCT, quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong các buổi thi;

b) Phó Trưởng ban Coi thi, y viên và thư ký chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc y nhiệm của Trưởng ban Coi thi.

3. Giám đốc sở GDĐT căn cứ số lượng thí sinh ĐKDT tại Hội đồng thi và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ để quyết định thành lập các Điểm thi đặt tại trường phổ thông và các sở giáo dục khác đáp ứng được các yêu cu tổ chức thi.

a) Thành phần: Trưởng Điểm thi là lãnh đạo trường phổ thông; một Phó Trưởng Điểm thi là lãnh đạo hoặc Tổ trưởng chuyên môn trường phổ thông nơi đặt Điểm thi phụ trách cơ sở vật chất; các Phó Trưởng Điểm thi là lãnh đạo hoặc Tổ trưởng chuyên môn đến từ trường phổ thông khác; Thư ký Điểm thi là Thư ký hội đồng hoặc giáo viên trường phổ thông; CBCT là giáo viên trường phổ thông hoặc trường THCS trên địa bàn tỉnh; cán bộ giám sát phòng thi là giáo viên trường phổ thông; trật tự viên, nhân viên y tế, nhân viên phục vụ là nhân viên của trường nơi đặt Điểm thi và công an, kiểm soát viên quân sự;

b) Trưởng Điểm thi và Phó Trưởng Điểm thi không cùng thuộc một trường phổ thông; mỗi phòng thi bảo đảm bố trí hai CBCT ở hai trường phổ thông khác nhau; mi cán bộ giám sát phòng thi thực hiện giám sát không quá 03 (ba) phòng thi trong cùng một dãy phòng thi; Trưởng Điểm thi, Phó trưởng Điểm thi (không phụ trách sở vật chất), CBCT, cán bộ giám sát phòng thi không được làm nhiệm vụ tại Điểm thi có học sinh lớp 12 của trường mình dự thi trong năm tổ chức kỳ thi;

c) Trưởng Điểm thi quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn về công tác coi thi tại Điểm thi, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ trước Trưởng ban Coi thi và Chủ tịch Hội đồng thi;

d) Phó Trưởng Điểm thi, CBCT, cán bộ giám sát phòng thi và các thành viên khác làm nhiệm vụ tại Điểm thi chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng Điểm thi;

đ) Để thực hiện các công việc của Điểm thi, lãnh đạo Điểm thi được sử dụng con dấu của trường phổ thông hoặc sở giáo dục nơi đặt Điểm thi.

Điều 21. Làm thủ tục dự thi cho thí sinh

1. Căn cứ dữ liệu thí sinh ĐKDT, Ban Thư ký Hội đồng thi hoàn thành danh sách thí sinh (k cả danh sách ảnh của thí sinh) của từng phòng thi; làm Thẻ dự thi; xác định địa điểm làm thủ tục dự thi cho thí sinh.

2. Trong ngày làm thủ tục dự thi, Trưởng Điểm thi phân công các thành viên tại Điểm thi hướng dẫn thí sinh làm thủ tục dự thi, phổ biến Quy chế thi; xác nhận những sai sót về họ, tên, đối tượng, hộ khẩu thường trú, khu vực của thí sinh và chuyển những thông tin này cho Ban Thư ký Hội đồng thi xem xét, cập nhật vào phần mềm quản lý thi.

Điều 22. Quy trình tổ chức coi thi và trách nhiệm thực hiện

1. Theo phân công của Trưởng ban Coi thi, Trưởng Điểm thi chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác coi thi tại Điểm thi; bảo quản, sử dụng đề thi và bảo quản bài thi tại Điểm thi; phân công nhiệm vụ cho các thành viên khác làm nhiệm vụ tại Điểm thi. Trước mỗi buổi thi, Trưởng Điểm thi phải bảo đảm các phòng không sử dụng trong buổi thi phải được khóa và niêm phong; các phương tiện thu, phát thông tin cá nhân (nếu có) của tất cả những người làm nhiệm vụ tại Điểm thi phải được lưu giữ tại phòng trực của Điểm thi; tổ chức cho CBCT và cán bộ giám sát phòng thi bắt thăm phân công nhiệm vụ coi thi, bảo đảm nguyên tắc một CBCT không coi thi quá một lần tại một phòng thi trong kỳ thi; tổ chức cho CBCT bắt thăm cách đánh số báo danh trong phòng thi.

2. CBCT chịu trách nhiệm trước Trưởng Điểm thi; thực hiện các công việc sau:

a) Phải có mặt đúng giờ tại Điểm thi để làm nhiệm vụ; trong khi thực hiện nhiệm vụ coi thi, không được mang các thiết bị thu phát thông tin; không được làm việc riêng, không được hút thuốc, không được sử dụng đồ uống có cồn;

b) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất gọi tên thí sinh vào phòng thi, CBCT th hai dùng Thẻ dự thi và Danh sách ảnh của thí sinh để đối chiếu, nhận diện thí sinh; hướng dẫn thí sinh ngồi đúng ch quy định và kiểm tra các vật dụng thí sinh mang vào phòng thi, tuyệt đối không đ thí sinh mang vào phòng thi các tài liệu và vật dụng bị cấm theo quy định tại Điều 14 Quy chế này;

c) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất đi nhận đề thi, CBCT thứ hai nhắc nh thí sinh những điều cần thiết về kỷ luật phòng thi; ghi rõ họ tên và ký tên vào các tờ giấy thi, giấy nháp đủ để phát cho thí sinh (không ký thừa); hướng dẫn và kiểm tra thí sinh gấp giấy thi đúng quy cách, ghi số báo danh và điền đ thông tin thí sinh vào các mục cần thiết của giấy thi trước khi làm bài;

d) Khi có hiệu lệnh, CBCT thứ nhất giơ cao túi đề thi để thí sinh thấy rõ cả mặt trước và mặt sau còn nguyên nhãn niêm phong, yêu cầu hai thí sinh chứng kiến và ký vào biên bản xác nhận bì đề thi còn nguyên nhãn niêm phong; m bì đựng đề thi, kiểm tra số lượng đề thi (nếu thừa, thiếu hoặc lẫn đề thi khác, cn báo ngay cho Trưởng Điểm thi xử lý); phát đề thi cho từng thí sinh;

đ) Khi thí sinh bắt đầu làm bài, CBCT thứ nhất đối chiếu ảnh trong Thẻ dự thi và Danh sách ảnh của thí sinh với thí sinh để nhận diện thí sinh, ghi rõ họ tên và ký vào các tờ giấy thi, giấy nháp của thí sinh; CBCT thứ hai bao quát chung; trong giờ làm bài, một CBCT bao quát từ đầu phòng đến cuối phòng, CBCT còn lại bao quát từ cuối phòng đến đầu phòng cho đến hết giờ thi; CBCT không được đứng gần thí sinh, giúp đỡ thí sinh làm bài thi dưới bất kỳ hình thức nào; ch được trả li công khai tại phòng thi các câu hỏi của thí sinh trong phạm vi quy định;

e) CBCT ký và ghi họ tên vào các tờ giấy thi, giấy nháp phát bổ sung cho thí sinh được thực hiện theo quy trình quy định tại điểm c, điểm đ khoản này;

g) CBCT phải bảo vệ đề thi trong giờ thi, không để lọt đề thi ra ngoài phòng thi. Sau khi tính giờ làm bài 15 phút (đối với bài thi độc lập và đối với mỗi môn thành phần trong bài thi tổ hợp), CBCT nộp các đề thi thừa đã được niêm phong cho người được Trưởng Điểm thi phân công;

h) Chỉ cho thí sinh ra khỏi phòng thi sớm nhất sau 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài (đối với bài thi tự luận) sau khi thí sinh đã nộp bài làm, đề thi và giấy nháp; nếu thí sinh nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòng thi thì CBCT phải báo cho cán bộ giám sát phòng thi để phối hợp thực hiện theo quy định;

i) Nếu có thí sinh vi phạm kỷ luật thì CBCT phải lập biên bản xử lý theo đúng quy định; nếu có tình huống bất thường phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi giải quyết;

k) Trước khi hết giờ làm bài 15 phút (đối với bài thi độc lập và đối với mi môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp), CBCT thông báo thời gian còn lại cho thí sinh biết;

l) Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, CBCT thứ nhất phải yêu cầu thí sinh ngừng làm bài ngay và tiến hành thu bài, k cả bài thi của thí sinh đã bị lập biên bản; CBCT thứ hai duy trì trật t và kỷ luật phòng thi; CBCT thứ nhất vừa gọi tên từng thí sinh lên nộp bài thi vừa nhận bài thi của thí sinh; khi nhận bài thi, phải đếm đủ số t giấy thi của từng bài, yêu cầu thí sinh tự ghi đúng số tờ giấy thi đã nộp và ký tên vào 02 (hai) Phiếu thu bài thi; ch khi thu xong toàn bộ bài thi, phiếu TLTN của cả phòng thi mới cho phép các thí sinh rời phòng thi;

m) Các CBCT kim tra, xếp bài thi của từng thí sinh theo thứ tự tăng dn của số báo danh trong phòng thi và cho vào túi đựng bài thi; CBCT thứ nhất trực tiếp mang túi đựng bài thi, 02 (hai) Phiếu thu bài thi, các biên bản x lý kỷ luật và tang vật kèm theo (nếu có) cùng CBCT thứ hai đến bàn giao cho thư ký Điểm thi ngay sau mỗi buổi thi; khi bàn giao phải kiểm đếm công khai và đi chiếu s bài, s t của từng bài thi, Phiếu thu bài thi và các biên bản x lý kỷ luật cùng tang vật kèm theo (nếu có);

n) Sau khi được kiểm đếm xong, bài thi và 01 (một) Phiếu thu bài thi của mỗi phòng thi được đưa vào túi đựng bài thi của phòng thi đó; được thư ký Điểm thi cùng hai CBCT niêm phong tại chỗ; nhãn niêm phong được dán vào chính giữa tất cả các mép dán của túi đựng bài thi, Trưởng Điểm thi và thư ký trực tiếp kiểm đếm ký và ghi rõ họ tên trên nhãn niêm phong, hai CBCT ký giáp lai giữa nhãn niêm phong và túi đựng bài thi rồi đóng dấu giáp lai nhãn niêm phong; sau đó, dùng băng keo trong suốt dán vòng quanh dọc theo chiều dài mép dán của túi đựng bài thi và phủ lên nhãn niêm phong; Thư ký Điểm thi và hai CBCT ghi rõ họ tên và ký vào biên bản bàn giao; Phiếu thu bài thi còn lại của phòng thi được đ bên ngoài, nộp cùng với túi bài thi và hồ coi thi được niêm phong.

3. Khi coi thi các bài thi trắc nghiệm, ngoài trách nhiệm được quy định tại các khoản 1, khoản 2 Điều này, CBCT thực hiện các công việc sau:

a) Nhận Phiếu TLTN, ký tên vào Phiếu TLTN;

b) Phát Phiếu TLTN và hướng dẫn thí sinh điền đủ thông tin vào các mục trên Phiếu TLTN;

c) Phát đề thi cho thí sinh; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; các môn thi thành phần trong mi bài thi tổ hợp KHTN, KHXH có cùng một mã đề thi; khi phát đề thi, yêu cầu thí sinh kiểm tra mã đề thi bảo đảm chính xác, để đề thi dưới Phiếu TLTN và không được xem nội dung đề thi; khi thí sinh cuối cùng đã nhận được đề thi thì cho phép thí sinh lật đề thi lên và ghi, tô mã đ thi vào Phiếu TLTN, ghi mã đề thi vào hai Phiếu thu bài thi;

d) Đối với bài thi tổ hợp, thí sinh làm bài thi trên cùng một Phiếu TLTN; đề thi các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp được phát lần lượt theo từng môn thi thành phần để thí sinh làm bài trong thời gian quy định; ngay khi hết giờ làm bài của môn thi thành phần nào thì thu đề thi và giấy nháp của thí sinh thi môn thi đó, đồng thời phát đề thi của môn thi thành phần kế tiếp theo đúng lịch thi đã quy định;

đ) Không thu lại đề thi, giấy nháp của thí sinh thi bài thi độc lập và thi môn thi thành phần Sinh học, Giáo dục công dân của bài thi tổ hợp;

e) Không thu Phiếu TLTN trước khi hết giờ làm bài; khi thu Phiếu TLTN phải kiểm tra việc ghi và tô mã đề thi vào Phiếu TLTN của thí sinh (mã đề thi đã ghi, tô trên Phiếu TLTN và ghi trên Phiếu thu bài thi phải giống với mã đề thi ghi trên tờ đề thi của thí sinh);

g) Bàn giao cho lãnh đạo Điểm thi (hoặc người được lãnh đạo Điểm thi ủy quyền) túi bài thi chứa toàn bộ Phiếu TLTN đã được xếp theo số báo danh từ nhỏ đến lớn và 01 (một) bản Phiếu thu bài thi đã điền mã đề thi và có đủ ch ký thí sinh dự thi; Phiếu thu bài thi còn lại của phòng thi được để bên ngoài, nộp cùng với túi bài thi và hồ sơ coi thi được niêm phong.

4. Cán bộ giám sát phòng thi chịu trách nhiệm trước Trưởng Điểm thi và thực hiện các công việc sau:

a) Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của CBCT, các thành viên khác tại khu vực được phân công;

b) Giám sát thí sinh được CBCT cho phép ra ngoài phòng thi; kịp thời nhắc nhở CBCT, trật tự viên, công an, nhân viên y tế và lập biên bản nếu các đối tượng trên vi phạm Quy chế thi;

c) Kiến nghị Trưởng Điểm thi đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ hoặc thay đi CBCT, trật tự viên, công an, nhân viên y tế nếu có vi phạm;

d) Yêu cầu CBCT lập biên bản thí sinh vi phạm Quy chế thi (nếu có); phối hợp với các đoàn thanh tra thi trong việc thanh tra, xử lý vi phạm.

5. Trật tự viên, công an, kiểm soát quân sự chịu trách nhiệm trước Trưởng Điểm thi và thực hiện các công việc sau:

a) Giữ gìn trật tự an ninh tại khu vực được phân công bảo vệ; không được sang các khu vực khác;

b) Không để bất kỳ người nào không có trách nhiệm vào khu vực mình phụ trách; không bỏ vị trí, không làm việc riêng trong khi làm nhiệm vụ, không được vào phòng thi, không được trao đi với thí sinh;

c) Báo cáo Trưởng Điểm thi về các tình huống xy ra trong thời gian thi để kịp thời xử lý;

d) Riêng công an được cử đến hỗ trợ Hội đồng thi còn có nhiệm vụ áp ti, bảo vệ an toàn đề thi và bài thi.

6. Nhân viên y tế chịu trách nhiệm trước Trưởng Điểm thi và thực hiện các công việc sau:

a) Có mặt thường xuyên trong suốt thời gian thi tại địa điểm do Hội đồng thi quy định để xử lý các trường hợp thí sinh đau ốm;

b) Khi Trưởng Điểm thi thông báo có thí sinh đau ốm bất thường trong thời gian thi, phải kịp thời điều trị hoặc cho đi bệnh viện cấp cứu trong trường hợp cần thiết (có cán bộ giám sát phòng thi làm nhiệm vụ tại Điểm thi và công an đi cùng); không được lợi dụng khám chữa bệnh tại ch để có những hành vi vi phạm Quy chế thi.

Điều 23. Vận chuyển, bàn giao bài thi

1. Việc vận chuyển, bàn giao bài thi của thi sinh từ Điểm thi về Hội đồng thi do Chủ tịch Hội đồng thi quy định; phải có lãnh đạo Điểm thi và công an tham gia trong suốt quá trình vận chuyển, bàn giao bài thi; khi bàn giao bài thi phải kiểm tra niêm phong và lập biên bản có đầy đủ chữ ký của những người tham gia bàn giao.

2. Chủ tịch Hội đồng thi phải áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho bài thi quy định tại khoản 3 Điều 18 Quy chế này; phải có Công an và Trưởng hoặc Phó Trưởng ban Thư ký Hội đồng thi trông giữ phòng lưu trữ, bảo quản bài thi liên tục 24 giờ/ngày.

Chương VI

CHẤM THI

Điều 24. Khu vực chấm thi

1. Việc chấm thi tại mỗi Hội đồng thi được thực hiện tại không quá 02 (hai) khu vực; trong đó, mi Ban Chấm thi thực hiện nhiệm vụ tại một khu vực duy nhất. Khu vực chấm thi phải bảo đảm an ninh, an toàn, có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và có công an bảo vệ liên tc 24 giờ/ngày; nơi chấm thi, chấm kiểm tra bài thi tự luận và nơi bảo qun bài thi tự luận được bố trí gần nhau; bài thi trắc nghiệm được lưu trữ tại phòng xử lý và chấm bài thi trắc nghim hoặc được lưu trữ tại phòng chứa bài thi riêng biệt, tùy theo điều kiện thực tế của đơn vị.

2. Phòng chứa bài thi, tủ, thùng hoặc các vật dụng chứa túi bài thi phải an toàn, chắc chắn, phải được khóa và niêm phong, trên nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của người giữ chìa khóa, thanh tra và công an. Chìa khóa cửa các phòng chứa bài thi do lãnh đạo các Ban Chấm thi giữ; chìa khóa của tủ, thùng hoặc các vật dụng chứa túi bài thi tự luận do thư ký Hội đồng thi làm nhiệm vụ tại Ban Chấm thi tự luận giữ; chìa khóa của tủ, thùng hoặc các vật dụng chứa túi bài thi trắc nghiệm do Tổ trưởng Tổ thư ký Ban Chấm thi trắc nghiệm giữ. Phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm, phòng chấm bài thi tự luận, nơi thực hiện nhiệm vụ của Ban Thư ký Hội đồng thi và Tổ Thư ký Ban Chấm thi tại khu vực chấm thi phải có các thiết bị phòng chống cháy, nổ; có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng liên tục 24 giờ/ngày; có công an bảo vệ, giám sát liên tục 24 giờ/ngày. Khi đóng, mở phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi và tủ, thùng hoặc các vật dụng chứa túi bài thi phải có sự chứng kiến của công an, thanh tra và ghi nhật ký đầy đủ.

3. Tuyệt đối không được mang các phương tiện thu phát thông tin, sao chép tài liệu, giấy tờ riêng, bút xóa, bút chì và các loại bút không nằm trong quy định của các Ban Chấm thi khi vào và ra khỏi khu vực chấm thi.

Điều 25. Ban Làm phách bài thi tự luận

1. Ban Làm phách:

a) Thành phần: Trưởng ban do lãnh đạo hoặc ủy viên Hội đồng thi kiêm nhiệm; Phó Trưởng ban là lãnh đạo phòng thuộc sở GDĐT, lãnh đạo trường phổ thông; y viên là công chức, viên chức các phòng thuộc sở GDĐT, lãnh đạo, giáo viên trường phổ thông, bảo vệ, công an, y tế, phục vụ;

b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Làm phách: Nhận bài thi tự luận được đóng trong các túi còn nguyên niêm phong của các Điểm thi từ Ban Thư ký Hội đồng thi; làm phách, bảo mật số phách bài thi tự luận; niêm phong và bảo quản đầu phách theo chế độ mật trong suốt thời gian chấm thi, cho đến khi hoàn thành chấm bài thi tự luận; bàn giao bài thi đã làm phách được đóng trong túi còn nguyên niêm phong của Ban Làm phách cho Ban Thư ký Hội đồng thi; bàn giao đầu phách được đóng trong túi còn nguyên niêm phong của Ban Làm phách cho Ban Thư ký Hội đồng thi sau khi việc chấm bài thi tự luận đã hoàn thành. Việc làm phách để phúc khảo bài thi tự luận được Ban Làm phách thực hiện như việc làm phách bài thi tự luận để chấm thi;

c) Ban Làm phách làm việc độc lập với các Ban khác của Hội đồng thi, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng thi; chỉ được tiến hành công việc liên quan đến bài thi khi có mặt ít nhất từ 02 (hai) ủy viên của Ban Làm phách trở lên; những người trong Ban Làm phách không được tham gia là thành viên Ban Chấm thi tự luận và Ban Phúc khảo bài thi tự luận;

d) Trưởng ban Làm phách quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Làm phách theo quy định của Quy chế này trước Chủ tịch Hội đồng thi;

đ) Các Phó Trưởng ban và y viên Ban Làm phách chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưng ban Làm phách.

2. Khu vực làm phách phải bảo đảm an ninh, an toàn có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và có công an bảo vệ liên tục 24 giờ/ngày; không có thiết bị thu phát thông tin và hình ảnh; người tham gia làm phách không được mang các thiết bị thu phát thông tin vào khu vực làm phách.

3. Phương thức làm phách: Chủ tịch Hội đồng thi quyết định phương thức làm phách Số phách được sinh ngẫu nhiên từ phần mềm máy tính, bảo đảm mỗi bài thi (số báo danh) tương ứng duy nhất với 01 (một) số phách. Việc gieo phách chỉ được thực hiện trong khu vực cách ly dưới sự chứng kiến của thanh tra.

a) Làm phách 1 (một) vòng: Ban Làm phách phải được cách ly triệt đ trong suốt thời gian được tập trung làm phách cho đến khi hoàn thành chấm bài thi tự luận; Trưởng ban Làm phách trực tiếp thực hiện gieo phách bằng Phn mm H trợ chấm thi của Bộ GDĐT;

b) Làm phách 2 (hai) vòng độc lập: Ban Làm phách phải được cách ly triệt để trong suốt thời gian được tập trung làm phách của mi vòng; cán bộ làm phách được chia thành hai t: Tổ làm phách vòng 1 và Tổ làm phách vòng 2; các tổ làm việc độc lập và cách ly triệt để với nhau. Tổ làm phách vòng 1 chỉ được ra khỏi khu vực cách ly sau khi T làm phách vòng 2 được cách ly. T làm phách vòng 2 phải được cách ly triệt đ trong suốt thời gian được tập trung làm phách cho đến khi hoàn thành chấm bài thi tự luận. Tổ trưởng tổ phách vòng 1 và Tổ trưởng tổ phách vòng 2 trực tiếp thực hiện gieo phách bằng Phần mềm Hỗ trợ chấm thi của Bộ GDĐT.

4. Bàn giao bài thi tự luận đã làm phách cho Hội đồng thi:

a) Sau khi hoàn thành làm phách, Trưởng ban Làm phách bàn giao bài thi đã làm phách cho Trưởng ban Thư ký Hội đồng thi; Chủ tịch Hội đồng thi quyết định việc bàn giao bài thi một lần hoặc theo tiến độ chấm thi;

b) Đầu phách được Ban Làm phách bảo quản và chỉ bàn giao cho Trưng ban Thư ký Hội đồng thi sau khi đã chấm xong bài thi tự luận.

Điều 26. Ban Chấm thi tự luận

1. Thành phần:

a) Trưởng ban Chấm thi tự luận do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm; Phó Trưởng ban Chấm thi tự luận là lãnh đạo các phòng thuộc sở GDĐT và các trường phổ thông, trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Phòng Qun lý thi hoặc phòng Giáo dục Trung học của s GDĐT;

b) Một Phó Trưởng ban có chuyên môn đúng với bài thi tự luận được giao kiêm nhiệm làm Trưởng môn chấm thi;

c) Ban Chấm thi tự luận có ít nhất hai Tổ Chấm thi dưới sự quản lý, điều hành của Trưởng môn chấm thi; mỗi Tổ Chấm thi có Tổ trưởng và cán bộ chấm thi (CBChT) là công chức, viên chc, giáo viên đã và đang trực tiếp giảng dạy môn học đúng với bài thi tự luận được chấm; thành viên Ban Thư ký, Ban Làm phách của Hội đồng thi không tham gia chấm thi;

d) Công an, bảo vệ, y tế, phục vụ.

2. Trưởng ban Chấm thi tự luận điều hành công tác chấm thi và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi về quy trình, tiến độ và cht lưng chấm thi tự luận; có quyền thay đi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối với những thành viên thiếu trách nhiệm, vi phạm Quy chế thi hoặc có nhiều sai sót khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có trách nhiệm kiểm tra, xác minh khi có bất thường xảy ra.

3. Phó Trưởng ban Chấm thi t luận chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưng ban Chấm thi tự luận.

4. Trưởng môn chấm thi chịu trách nhiệm trước Ch tịch Hội đng thi và Trưởng ban Chấm thi tự luận về việc quản lý, tổ chức chấm bài thi tự luận của Hội đồng thi đúng Quy chế thi; thực hiện các công việc sau đây:

a) Lập kế hoạch chấm thi, tổ chức giao nhận bài thi và phân công CBChT;

b) Trước khi chấm, tổ chức cho CBChT thảo luận, nắm vững hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm; trong quá trình chấm thi, thường xuyên tổ chức trao đi, rút kinh nghiệm;

c) Đề nghị Trưởng ban Chấm thi tự luận thay đổi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối với CBChT thiếu trách nhiệm, chấm thi sai sót nhiều hoặc vi phạm Quy chế thi;

d) Sau khi chấm xong, tổ chức họp CBChT để tổng kết, rút kinh nghiệm.

5. Tổ trưởng Tổ Chấm thi giúp Trưởng môn chấm thi quản lý, tổ chức chấm thi tại mỗi Tổ Chấm thi và thực hiện các công việc thuộc thm quyền của Trưởng môn khi được Trưởng môn giao.

6. Các thành viên Ban Chấm thi tự luận chấp hành sự phân công của Trưởng ban, thực hiện đúng các quy định của Quy chế thi; CBChT tuân thủ sự điều hành trực tiếp của Tổ trưởng Tổ Chấm thi và chỉ đạo của Trưởng môn chấm thi.

Điều 27. Chấm bài thi tự luận

1. Quy định chung về chấm bài thi tự luận:

a) Chấm thi theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GDĐT; bài thi được chấm theo thang điểm 10; điểm lẻ của tng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 (hai) chữ số thập phân; mi bài thi được chấm hai vòng độc lập bi hai CBChT của hai T Chấm thi khác nhau;

b) Ban Thư ký Hội đồng thi giao túi bài thi đã làm phách và phiếu chấm cho Trưởng môn chấm thi;

c) Trưởng môn chấm thi tập trung toàn bộ các Tổ trưng Tổ Chấm thi, CBChT để quán triệt Quy chế thi, thảo luận Hướng dẫn chấm, chấm chung ít nhất 10 bài thi tự luận đ rút kinh nghiệm, thống nhất cách áp dụng hướng dẫn chấm; sau đó, tổ chức chấm thi theo quy trình chấm hai vòng độc lập tại hai phòng chấm thi riêng biệt;

d) Việc giao túi bài thi cho CBChT được thực hiện theo hình thức bốc thăm bằng phiếu.

2. Quy trình chấm lần chấm thứ nhất:

a) Trưởng môn chấm thi tổ chức bốc thăm nguyên túi cho CBChT, giao riêng cho từng người;

b) Trước khi chấm, CBChT kiểm tra từng bài thi bảo đảm đủ số tờ, số phách và gạch chéo tất cả những phần giấy trắng còn thừa do thí sinh không viết hết trên tờ giấy làm bài thi; không chấm những bài thi làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi;

c) Trong trường hợp phát hiện bài làm không đủ s tờ, số phách; bài làm trên giấy nháp; bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi; bài làm có ch viết của hai người, viết bằng hai màu mực khác nhau trở lên, viết bằng mực đỏ, bút chì hoặc có viết, vẽ những nội dung không liên quan nội dung thi; bài làm nhàu nát hoặc nghi vấn có đánh dấu, CBChT có trách nhiệm báo cáo và giao những bài thi này cho Tổ trưởng Chấm thi trình Trưởng môn chấm thi xử lý;

d) Khi chấm lần thứ nhất, ngoài những nét gạch chéo trên những phần giấy trắng còn thừa trên tờ giấy làm bài thi của thí sinh, CBChT tuyệt đối không ghi gì vào bài làm của thí sinh và túi bài thi; điểm thành phần, điểm toàn bài và các nhận xét (nếu có) được ghi vào phiếu chấm của từng bài; trên phiếu chấm ghi rõ họ, tên và chữ ký của CBChT, chấm xong túi nào, CBChT giao túi ấy cho Tổ trưởng Tổ Chấm thi để Trưởng môn chấm thi để bàn giao cho Ban Thư ký Hội đồng thi.

3. Quy trình chấm lần chấm thứ hai:

a) Sau khi chấm lần thứ nhất, thành viên Ban Thư ký Hội đồng thi rút các phiếu chấm thi ra rồi giao túi bài thi cho Trưởng môn chấm thi để tổ chức bốc thăm cho người chấm lần thứ hai, bảo đảm không giao trở lại túi bài thi đã chấm cho chính người đã chấm lần thứ nhất;

b) CBChT lần thứ hai chấm trực tiếp vào bài làm của thí sinh và ghi vào phiếu chấm; điểm chấm từng ý nhỏ phải ghi tại lề bài thi ngay cạnh ý được chấm; sau đó, ghi điểm thành phần, điểm toàn bài vào ô quy định, ghi rõ họ tên và ký vào ô quy định ở tất cả các tờ giấy làm bài thi của thí sinh;

c) Chấm xong túi nào, CBChT giao túi bài thi đã chấm và phiếu chấm cho Tổ trưởng Tổ Chấm thi để Trưởng môn chấm thi bàn giao cho Ban Thư ký Hội đồng thi.

4. Xử lý kết quả chấm và làm biên bản chấm thi

Thành viên Ban Thư ký Hội đồng thi, Trưởng môn chấm thi, Tổ trưởng Tổ Chấm thi và CBChT so sánh kết quả chấm thi và xử lý như sau:

a) Xử lý kết quả 2 (hai) lần chấm:

Tình huống

Cách xử lý

Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm) dưới 1,0 điểm.

Hai CBChT thảo luận thống nhất điểm rồi ghi điểm, ký và ghi rõ họ tên vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.

Điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhm điểm) từ 1,0 đến 1,5 điểm.

Hai CBChT thảo luận và ghi lại bằng biên bản, báo cáo Trưởng môn chấm thi để thống nhất điểm (không sửa chữa điểm trong phiếu chấm hoặc phần tng hp điểm trong bài thi); sau đó, ghi điểm, ký và ghi rõ họ tên vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh. Nếu đi thoại không thống nhất được điểm thì Trưởng môn chấm thi quyết định điểm, ghi điểm và ký vào bài thi.

Điểm toàn bài hoặc điểm thành phn lệch nhau (trừ trường hợp cộng nhầm điểm) trên 1,5 điểm.

Trưởng môn chấm thi tổ chức chấm lần thứ 3 trực tiếp vào bài thi của thí sinh bằng mực màu khác.

b) Xử lý kết quả 3 (ba) lần chấm:

Tình huống

Cách xử lý

Nếu kết quả 2 trong 3 lần giống nhau

Trưởng môn chấm thi lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức ri ghi điểm, ký và ghi rõ họ tên vào tt cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.

Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau lớn nhất đến 2,5 điểm.

Trưởng môn chấm thi lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm chính thức rồi ghi điểm, ký và ghi rõ họ tên vào tất cả các tờ giấy làm bài của thí sinh.

Nếu kết quả 3 lần chm lệch nhau lớn nhất trên 2,5 điểm.

Trưởng môn chấm thi tổ chức chấm tập thể. Các CBChT và Trưởng môn chấm thi ký và ghi rõ họ tên vào tất cả các tờ giấy làm bài thi của thí sinh. Điểm chấm lần này là điểm chính thức của bài thi.

5. Nhập điểm bài thi tự luận:

a) Tổ nhập điểm thuộc Ban Thư ký Hội đồng thi, Tổ trưởng do lãnh đạo hoặc ủy viên Ban Thư ký Hội đồng thi kiêm nhiệm; Tổ nhập điểm gồm ít nhất hai nhóm khác nhau, mỗi nhóm gồm ít nhất ba người;

b) Tổ nhập điểm thực hiện nhập điểm bài thi tự luận theo hai vòng độc lập bảo đảm mỗi vòng do một nhóm khác nhau thực hiện trên phần mềm Hỗ trợ chấm thi dưới sự chứng kiến, giám sát của thanh tra.

Điều 28. Ban Chấm thi trắc nghiệm

1. Thành phần Ban Chấm thi trắc nghiệm:

a) Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm;

b) Phó Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm là lãnh đạo các phòng thuộc sở GDĐT và lãnh đạo các trường phổ thông;

c) Tổ Chấm trắc nghiệm, gồm: Tổ trưởng Tổ Chấm trắc nghiệm do lãnh đạo Ban Chấm thi trắc nghiệm kiêm nhiệm; các thành viên khác là công chức, viên chức, giáo viên thuộc sở GDĐT và trường phổ thông;

d) Tổ Thư ký chấm trắc nghiệm, gồm: Tổ trưởng do một Phó Trưởng ban kiêm nhiệm; các thành viên khác là công chức, viên chức, giáo viên thuộc sở GDĐT và trường phổ thông;

đ) Tổ Giám sát chấm trắc nghiệm, gồm: Tổ trưng do một Phó Trưng ban kiêm nhiệm; các thành viên khác là công chức, viên chức, giáo viên thuộc sở GDĐT và trường phổ thông;

e) Công an, bảo vệ, y tế, phục vụ.

2. Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm điều hành công tác chấm thi trc nghiệm và chịu trách nhiệm trước Ch tịch Hội đồng thi về quy trình, tiến độ và chất lượng chấm thi trắc nghiệm; có quyền thay đi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối với những thành viên thiếu trách nhiệm, có nhiều sai sót khi thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm quy định; có trách nhiệm kiểm tra, xác minh khi có bt thường xảy ra theo yêu cầu của Tổ Giám sát.

3. Phó Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm thực hiện các công việc theo sự phân công của Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm.

4. Tổ Chấm trc nghiệm nghiên cứu kỹ hướng dẫn sử dụng và sử dụng phần mềm chấm thi trắc nghiệm do Bộ GDĐT cung cấp để thực hiện việc xử lý và chấm bài thi trắc nghiệm.

5. Tổ Thư ký có nhiệm vụ giúp Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm chun bị các văn bản, tài liệu, mẫu biểu, biên bản phục vụ công tác chấm thi trắc nghiệm; giao nhận bài thi từ Hội đồng thi; mở, đóng niêm phong túi bài thi; bảo quản bài thi trong thời gian lưu tại phòng chấm thi trắc nghiệm.

6. Tổ Giám sát làm việc độc lập với các tổ khác của Ban Chấm thi trắc nghiệm. Tổ Giám sát có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ quy trình chấm bài thi trắc nghiệm, quy trình bảo quản bài thi tại phòng chấm thi trắc nghiệm theo quy định của Quy chế thi. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu thấy có bất thường, Tổ Giám sát phải báo cáo Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm để tạm dừng quá trình chấm thi, đề nghị Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm kiểm tra, xác minh và xử lý trước khi tiếp tục.

7. Các thành viên Ban Chấm thi trắc nghiệm chấp hành sự phân công của Trưởng ban, thực hiện đúng các quy định của Quy chế thi.

Điều 29. Chấm bài thi trắc nghiệm

1. Quy định chung về chấm bài thi trắc nghiệm:

a) Các thành viên của Ban Chấm thi trắc nghiệm, người đang thi hành nhiệm vụ liên quan thực hiện nhiệm vụ tại khu vực chấm bài thi trắc nghiệm không được mang theo bút chì, ty và các vật dụng bị cấm khác theo quy định của Quy chế thi vào phòng chấm thi trắc nghiệm; không được sửa chữa, thêm bớt vào Phiếu TLTN của thí sinh với bất kỳ hình thức nào và bất kỳ lí do gì;

b) Thành viên Tổ Chấm trắc nghiệm phi nghiêm túc tuân thủ quy trình chấm bài thi trắc nghiệm theo quy định; trong quá trình thc hiện, nếu phát hiện bất thường phải báo ngay với Tổ trưởng Tổ Chấm trắc nghiệm để cùng Tổ Giám sát lập biên bản, báo cáo Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm xử lý;

c) Các Phiếu TLTN (bài làm của thí sinh) đều phải được chấm bằng máy với cùng một phần mềm chuyên dụng do Bộ GDĐT cung cấp, kể từ khi quét ảnh đến khi có kết quả là điểm bài thi của tng thí sinh;

d) Thống nhất sử dụng mã bài thi trong các tệp dữ liệu theo quy định của Bộ GDĐT;

đ) Trong quá trình xử lý, chấm điểm, Ban Chấm thi trắc nghiệm phải thực hiện nghiêm túc việc cập nhật và kịp thời báo cáo Bộ GDĐT theo quy định.

2. X lý bài thi trắc nghiệm:

a) Quét phiếu TLTN: Thực hiện quét phiếu TLTN theo từng túi, kiểm tra túi bài thi trên phần mềm, xong túi nào niêm phong lại túi đó. Ngay khi quét xong tt cả túi/phiếu TLTN của Hội đồng thi, toàn bộ dữ liệu ảnh quét đã được phần mm chấm thi tự động mã hóa phải được sao lưu ra 02 bộ đĩa CD/DVD (sau đây gọi chung là đĩa CD) có nội dung giống nhau;

b) Nhận dạng ảnh quét: Ngay sau khi nhận dạng xong ảnh quét bài thi trắc nghiệm của Hội đồng thi, toàn bộ dữ liệu nhận dạng nh quét đã được phần mềm chấm thi tự động mã hóa phải được sao lưu ra 02 bộ đĩa CD có nội dung giống nhau;

c) Sửa lỗi kỹ thuật: Ngay sau khi sửa li kỹ thuật tất cả các bài thi trắc nghiệm bị lỗi của Hội đồng thi, toàn bộ dữ liệu sửa lỗi kỹ thuật đã được phần mềm chấm thi tự động mã hóa phải được sao lưu ra 02 bộ đĩa CD có nội dung giống nhau;

d) Trong mỗi bước tại điểm a, b, c khoản này, toàn bộ 02 bộ đĩa CD có nội dung giống nhau tại từng bước phải được đóng gói niêm phong dưới sự giám sát của Tổ Giám sát, công an và lập biên bản; chỉ khi gửi về Bộ GDĐT (qua Cục QLCL) 01 bộ đĩa để quản lý và bàn giao 01 bộ đĩa cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu tr và được Chủ tịch Hội đồng thi cho phép thì mới được tiến hành bước tiếp theo. Phải báo cáo Ban Chỉ đạo cấp quốc gia để được chấp thuận sử dụng các bộ đĩa này.

3. Chấm điểm: Sau khi hoàn thành các công việc quy định tại khoản 2 Điều này, Tổ Chấm trắc nghiệm mở niêm phong đĩa CD chứa dữ liệu chấm thi trắc nghiệm của Bộ GDĐT, lập biên bản mở niêm phong và nạp dữ liệu chấm vào phn mềm chấm thi trắc nghiệm dưới sự giám sát của công an và Tổ Giám sát; tiến hành chấm điểm, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi và từng môn thi thành phần của bài thi tổ hợp; thống nhất sử dụng mã bài thi, môn thi trong các tệp dữ liệu theo quy định của Bộ GDĐT; trong quá trình xử lý, Hội đồng thi phải thực hiện nghiêm túc việc cập nhật và báo cáo kịp thời với Bộ GDĐT (qua Cục QLCL).

4. Ngay sau khi hoàn thành việc chấm toàn bộ bài thi trắc nghiệm của Hội đồng thi, các tệp dữ liệu xử lý và kết quả chấm thi trắc nghiệm chính thức (được xuất ra từ phần mềm, bảo đảm cấu trúc và yêu cầu theo đúng quy định của Bộ GDĐT) được lưu vào 02 bộ đĩa CD giống nhau, được niêm phong dưới sự giám sát của Tổ Giám sát, công an và lập biên bản; 01 đĩa gửi về Bộ GDĐT (qua Cục QLCL) để quản lý; 01 đĩa bàn giao cho Ch tịch Hội đồng thi để cập nhật kết qu vào sở dữ liệu của hệ thống phần mềm quản lý thi và lưu trữ.

5. Việc tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm phải được thực hiện theo đúng yêu cầu và quy trình quy định tại Điều này. Các vấn đề phát sinh trong quá trình chấm bài thi trắc nghiệm phải được Ban Chấm thi trắc nghiệm lập biên bản ghi nhận, mô tả sự việc và báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Ban chỉ đạo cấp quốc gia để có quyết định xử lý kịp thời, phù hợp.

Điều 30. Chấm kiểm tra bài thi tự luận

1. Trưởng ban Chấm thi tự luận thành lập Tổ Chấm kiểm tra gồm: Ttrưởng do Phó trưởng Ban Chấm thi tự luận kiêm nhiệm và CBChT thực hiện chấm kiểm tra. CBChT thực hiện chấm kiểm tra không đồng thời thực hiện nhiệm vụ khác tại Ban Chấm thi tự luận và Ban Thư ký Hội đồng thi.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ Chấm kiểm tra:

a) Thực hiện chấm kim tra ít nht 5% số lượng bài thi tự luận đã được CBChT chấm thi chấm xong lần chấm thứ nhất hoặc lần chấm thứ hai theo tiến độ chấm thi và theo chỉ đạo của Trưởng ban Chấm thi tự luận; mỗi bài thi chấm kiểm tra được một CBChT chấm kiểm tra theo quy trình chấm lần chấm thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều 27 Quy chế này;

b) Cuối mỗi buổi chấm hoặc khi xét thấy cần thiết, Tổ trưởng Tổ Chấm kiểm tra tng hợp và báo cáo kết quả chấm kiểm tra và kiến nghị, đề xuất với Trưởng ban Chấm thi tự luận áp dụng các biện pháp phù hợp giúp cho việc chấm thi được công bằng, khách quan, nghiêm túc;

c) Tổ Chấm kiểm tra chỉ trực tiếp làm việc với các tổ chấm tự luận và CBChT có liên quan (phải ghi biên bản làm việc) khi có yêu cầu của Trưởng ban Chấm thi tự luận.

3. Trưởng ban Chấm thi tự luận quyết định việc tổ chức đối thoại hay không đối thoại giữa những người chấm thi và chấm kiểm tra.

Điều 31. Quản lý điểm bài thi

1. Sau khi chấm thi xong tất cả các môn, Chủ tịch Hội đồng thi duyệt kết quả thi, báo cáo và nộp toàn bộ dữ liệu kết quả thi về Bộ GDĐT (qua Cục QLCL) để lưu trữ và đối chiếu. Dữ liệu kết quả thi phải lưu vào 02 đĩa CD giống nhau, được niêm phong và lập biên bản niêm phong dưới sự giám sát của thanh tra và công an; 01 đĩa giao cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu trữ, 01 đĩa bàn giao cho Bộ GDĐT (qua Cục QLCL).

2. Đ bảo đảm sự chính xác của dữ liệu kết quả thi, Bộ GDĐT sử dụng đĩa CD chứa kết quả thi do các Hội đồng thi gửi về để cập nhật vào hệ thống; các Hội đồng thi sử dng đĩa CD lưu trữ tại Hội đồng thi để cập nhật vào phần mềm QLT, đối sánh với dữ liệu trên hệ thống; sau khi tất cả các Hội đồng thi hoàn thành việc đối sánh dữ liệu và chun bị đầy đủ các điều kiện cần thiết thì mi công b kết quả thi theo quy định.

3. Sau khi duyệt kết quả thi và gửi d liệu thi về Bộ GDĐT, Chủ tịch Hội đồng thi chỉ đạo Ban Thư ký Hội đồng thi in Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh (theo mẫu thống nhất do Bộ GDĐT quy định); ký tên, đóng dấu và gi cho các trường phổ thông, nơi thí sinh ĐKDT. Mỗi thí sinh được cấp một Giấy chứng nhận kết quả thi với mã số xác định duy nhất.

4. Tất cả các tài liệu liên quan đến điểm bài thi đều phi niêm phong và do Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức thực hiện bo qun theo quy định.

Chương VII

PHÚC KHẢO VÀ CHẤM THẨM ĐỊNH

Điều 32. Ban Phúc khảo

1. Thành phần Ban Phúc khảo bài thi tự luận tương tự như thành phần Ban Chấm thi tự luận quy định tại khoản 1 Điều 26 Quy chế này; thành phần Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm tương tự như thành phần Ban Chấm thi trắc nghiệm quy định tại khoản 1 Điều 28 Quy chế này. Người đã tham gia Ban Làm phách và Ban Chấm thi tự luận không được tham gia Ban Phúc khảo bài thi tự luận; người đã tham gia Ban Chấm thi trắc nghiệm không được tham gia Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm.

2. Nhiệm vụ của các Ban Phúc khảo:

a) Ban Phúc khảo bài thi tự luận: Kiểm tra các sai sót như cộng sai điểm, ghi nhầm điểm bài thi; chấm lại các bài thi theo đề nghị của thí sinh;

b) Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm: Kiểm tra lại các sai sót trong quy trình xử lý bài thi trắc nghiệm; kiểm tra, rà soát các li kỹ thuật; chấm lại các bài thi theo đề nghị của thí sinh;

c) Trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định điểm bài thi sau khi đã chấm phúc khảo.

3. Địa điểm tổ chức phúc khảo được bố trí tại khu vực bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Điều 24 Quy chế này.

Điều 33. Phúc khảo bài thi

1. Mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi; thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi ĐKDT.

2. Nơi thí sinh ĐKDT nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày k từ ngày công bố điểm thi và chuyn dữ liệu thí sinh có đơn phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi. Trong thời hạn 15 ngày k từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh.

3. Trước khi bàn giao bài thi cho các Ban Phúc khảo, Ban Thư ký Hội đồng thi tiến hành các việc sau đây:

a) Tra cứu từ số báo danh đ tìm ra số phách bài thi tự luận hoặc phiếu TLTN của thí sinh có đơn phúc khảo; rút bài thi, đối chiếu với Phiếu thu bài để kiểm tra;

b) Tập hợp các bài thi cần phúc khảo theo từng bài thi/môn thi của kỳ thi vào một túi hoặc nhiều túi, ghi rõ số bài thi và số tờ giấy thi của từng bài thi hiện có trong túi;

c) Đối với bài thi tự luận: Bàn giao bài thi của thí sinh có đơn phúc khảo cho Ban Làm phách để làm phách; tiếp nhận bài thi đã được làm phách từ Ban Làm phách và giao cho Ban Phúc khảo bài thi tự luận đ chấm phúc khảo;

d) Việc giao nhận bài thi giữa Ban Thư ký Hội đồng thi và Ban Phúc khảo bài thi tự luận thực hiện theo quy định tại Điều 27 Quy chế này; khi bàn giao bài thi trắc nghiệm cần bàn giao Phiếu thu bài thi tương ứng.

4. Chấm phúc khảo bài thi tự luận: Mỗi bài thi tự luận do hai CBChT chấm phúc khảo theo quy định tại Điều 27 Quy chế này và phải được chấm bằng mực có màu khác với màu mực được dùng chấm trước đó trên bài làm của thí sinh. Trong khi tiến hành các công việc liên quan đến phúc khảo, phải có ít nhất từ hai thành viên của Ban Phúc khảo bài thi tự luận trở lên và có sự giám sát của thanh tra. Kết quả chấm phúc khảo bài thi tự luận do Ban Thư ký Hội đồng thi xử lý như sau:

a) Nếu kết quả chấm của hai CBChT chấm phúc khảo giống nhau thì lấy kết quả đó làm điểm phúc khảo và giao bài thi cho hai CBChT chấm phúc khảo ký xác nhận;

b) Nếu kết quả chấm của hai CBChT chấm phúc khảo có sự chênh lệch thì rút bài thi giao cho Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự luận tổ chức cho CBChT chấm phúc khảo thứ ba chấm trực tiếp trên bài làm của thí sinh bằng mực màu khác;

c) Nếu kết quả chấm của hai trong ba CBChT chấm phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm phúc khảo. Nếu kết quả chấm của cả ba CBChT chấm phúc khảo lệch nhau thì Trưởng ban Phúc kho bài thi tự luận lấy điểm trung bình cộng của ba lần chấm làm tròn đến hai ch số thập phân làm điểm phúc khảo rồi ký tên xác nhận;

d) Bài thi có điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu (đã công bố) từ 0,25 điểm trở lên thì được điều chỉnh điểm. Trong trường hợp điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu từ 0,5 điểm trở lên thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các CBChT đợt đầu và CBChT chấm phúc khảo (có ghi biên bản). Nếu thy có biểu hiện tiêu cực phải báo cáo Trưởng ban Phúc kho bài thi tự luận để xử lý theo quy định.

5. Chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm:

a) Khi có mặt đầy đủ thành viên được giao nhiệm vụ chấm phúc kho bài thi trắc nghiệm mới tiến hành mở niêm phong túi bài thi; Hội đồng thi có s lượng bài thi phúc khảo lớn có th chia thành các nhóm đ thực hiện. Việc chấm phúc khảo phải bảo đảm nguyên tắc mở túi nào chấm phúc khảo dứt điểm túi đó, niêm phong trở lại rồi mới được mở túi khác;

b) Thực hiện đối chiếu từng câu trả lời đã tô trên Phiếu TLTN với hình ảnh đã quét lưu trong máy tính, nếu có những sai lệch phải xác định rõ nguyên nhân; thực hiện in kết quả chấm từ phần mềm chấm thi trước và sau khi sửa lỗi đ lưu hồ sơ;

c) Dữ liệu chấm phúc khảo được xuất ra từ phần mềm, ghi vào 02 đĩa CD ging nhau, được niêm phong dưới sự giám sát của Tổ Giám sát, công an và lập biên bản, có chữ ký của Trưởng ban Chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm; 01 đĩa gửi về Bộ GDĐT (qua Cục QLCL) để quản lý; 01 đĩa bàn giao cho Ch tịch Hội đồng thi để cập nhật kết quả vào cơ sở dữ liệu của hệ thống phần mềm quản lý thi và lưu trữ;

d) Kết thúc việc chấm phúc khảo, Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm lập biên bản tổng hợp, có ch ký của Trưng ban và tất cả các thành viên, Tổ Giám sát;

đ) Tổ Giám sát phải thực hiện nhiệm vụ giám sát trực tiếp, thường xuyên, liên tục tất cả các khâu trong quá trình phúc khảo bài thi trắc nghiệm.

6. Điểm các bài thi được điều chỉnh sau phúc khảo do các Trưởng ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định. Chủ tịch Hội đồng thi cập nhật điểm của thí sinh sau phúc khảo vào hệ thống phần mềm quản lý thi theo quy định của Bộ GDĐT; báo cáo, gửi dữ liệu cho Bộ GDĐT (qua Cục QLCL).

7. Hội đồng thi in Giấy chứng nhận kết quả thi sau phúc khảo tr cho thí sinh có bài thi được điều chỉnh điểm; đồng thời, thu hồi và hủy Giấy chng nhận kết quả thi trước phúc khảo.

Điều 34. Chấm thẩm định

1. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập Hội đồng chấm thẩm định để chấm thẩm định toàn bộ hoặc một phần số bài thi hoặc kiểm tra kết quả phúc khảo của một hoặc một số Hội đồng thi.

2. Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GDĐT: Chủ tịch là lãnh đạo Cục QLCL; Phó Chủ tịch là lãnh đạo Cục QLCL hoặc một số đơn vị thuộc Bộ GDĐT; ủy viên và thư ký là lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ GDĐT và một số thành viên là những công chức, viên chức, giáo viên, giảng viên có trình độ chuyên môn tốt.

3. Người chấm thẩm định không chấm thẩm định bài thi mình đã chấm tại Ban Chấm thi tự luận và Ban Phúc khảo bài thi tự luận.

4. Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GDĐT có thẩm quyền quyết định cuối cùng về điểm chính thức của bài thi.

5. Chủ tịch Hội đồng chấm thẩm định quyết định việc tổ chức đối thoại hay không đối thoại giữa nhng người chấm đt đầu, chấm phúc khảo và chấm thẩm định.

6. Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GDĐT sử dụng con dấu của Cục QLCL.

Chương VIII

XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Điều 35. Miễn thi bài thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT

1. Đối tượng miễn thi:

a) Là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GDĐT;

b) Có một trong các chứng chỉ được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.

2. Thí sinh được miễn thi bài thi Ngoại ngữ được tính 10 điểm cho bài thi này đ xét công nhận tốt nghiệp THPT.

3. Thí sinh không đăng ký sử dụng quyền được miễn thi bài thi Ngoại ngữ thì phải dự thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT như thí sinh không được miễn thi.

Điều 36. Miễn thi tất cả các bài thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT

1. Người được triệu tập tham gia kỳ thi chọn đội tuyn quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc Olympic khu vực các môn văn hóa được min thi tất cả các bài thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT nếu đáp ứng các điều kiện sau:

a) Được triệu tập vào học kỳ 2 lớp 12;

b) Xếp loại cả năm lớp 12 đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực từ loại khá trở lên;

c) Có tên trong danh sách miễn thi của Bộ GDĐT.

2. Người trong đội tuyn tham gia các cuộc thi Olympic quốc tế hoặc Olympic khu vực về khoa học k thuật, văn hóa - văn nghệ được miễn thi tất cả các bài thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT nếu đáp ứng các điều kiện sau:

a) Được triệu tập vào học kỳ 2 lớp 12;

b) Xếp loại cả năm lớp 12 đạt hạnh kiểm và học lực từ loại trung bình trở lên;

c) Có tên trong công văn đề nghị miễn thi và xác nhận tham dự tập hun và dự thi đúng quy định của quan tuyển chọn gửi đến sở GDĐT trước ngày thi tốt nghiệp THPT.

3. Người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm kh năng lao động từ 61% trở lên; con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, bản thân bị suy giảm khả năng lao động từ 61% tr lên, phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đối với người khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung: Học hết chương trình THPT; đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế này; có giấy xác nhận khuyết tật do quan có thm quyền cấp;

b) Đối với người khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung: Được Hiệu trưởng trường phổ thông nơi đăng ký học tập xác nhận kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân từng năm ở cấp THPT; có giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp;

c) Đối với người hoạt động kháng chiến, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: Học hết chương trình THPT; đủ điều kiện dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế này; có giấy xác nhận bị nhiễm chất độc hóa học và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do quan có thẩm quyền cấp.

Điều 37. Đặc cách tốt nghiệp THPT

1. Người học thuộc các đối tượng quy định tại Điều 12 Quy chế này nếu đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt trước ngày thi không quá 10 ngày hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không th dự thi.

a) Điều kiện: Xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên;

b) Hồ sơ gồm: Hồ sơ nhập viện, ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt); biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT của trường phổ thông nơi ĐKDT và hồ sơ minh chứng về xếp loại học lực, hạnh kiểm ở lớp 12.

2. Người học thuộc các đối tượng quy định tại Điều 12 Quy chế này nếu đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một bài thi và không th tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số bài thi còn lại.

a) Điều kiện: Điểm của những bài đã thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT đu đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên; xếp loại ở lớp 12 có học lực từ trung bình trở lên, hạnh kim từ khá trở lên;

b) Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị xét đặc cách của thí sinh; hồ sơ nhập viện, ra viện của bệnh viện từ cấp huyện tr lên (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt) và hồ minh chứng về xếp loại học lực, hạnh kim ở lớp 12.

3. Các đối tượng là vận động viên đủ điều kiện được xét đặc cách tốt nghiệp THPT theo quy định tại Điều 5 Nghị định s36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ.

4. Thủ tục:

a) Chậm nhất 07 ngày sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi, thí sinh phải nộp h sơ đặc cách cho Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh ĐKDT. Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh ĐKDT chịu trách nhiệm thu nhận và chuyn giao hồ sơ đặc cách cho sở GDĐT;

b) Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THPT xem xét, quyết định đặc cách cho thí sinh căn cứ hồ sơ và các quy định tại khoản 1, 2 Điều này.

Điều 38. Bảo lưu điểm thi

1. Điểm thi được bảo lưu như sau: Thí sinh dự thi đủ các bài thi/môn thi quy định trong kỳ thi năm trước nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị kỷ luật hủy kết quả thi thì được bảo lưu điểm thi của các bài thi hoặc các môn thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên trong kỳ thi tổ chức năm tiếp ngay sau đó để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

2. Thí sinh không sử dụng điểm bảo lưu thì phải thi tất cả các bài thi/môn thi đã đăng ký để xét công nhận tốt nghiệp THPT như thí sinh không có điểm bảo lưu.

Điều 39. Điểm ưu tiên

1. Xét công nhận tốt nghiệp THPT tính theo 3 diện gồm Diện 1, Diện 2, Diện 3; trong đó, thí sinh Diện 1 là những thí sinh bình thường không được cộng điểm ưu tiên; thí sinh Diện 2 và Din 3 được cộng điểm ưu tiên.

2. Diện 2: Cộng 0,25 điểm đối với thí sinh thuộc một trong nhng đối tượng sau:

a) Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81 % (đối với GDTX);

b) Con của thương binh, bệnh binh, người được hưng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;

c) Người dân tộc thiu số;

d) Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày thi) ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT;

đ) Người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hóa học;

e) Có tui đời từ 35 trở lên, tính đến ngày thi (đối với thí sinh GDTX).

3. Diện 3: Cộng 0,5 điểm đối với thí sinh thuộc một trong nhng đối tượng sau:

a) Người dân tộc thiểu số, bản thân có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Thương binh, bệnh binh, người hưng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (đối với GDTX);

c) Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

4. Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên ch được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất.

5. Những diện ưu tiên khác đã được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành sẽ do Bộ trưởng Bộ GDĐT xem xét, quyết định.

Điều 40. Điểm khuyến khích

1. Người học tham gia các cuộc thi và các hoạt động dưới đây được cộng điểm khuyến khích để xét công nhận tốt nghiệp THPT:

a) Đoạt giải cá nhân trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 12: Đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh được cộng 2,0 điểm; giải khuyến khích trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh được cộng 1,5 điểm; giải ba cấp tỉnh được cộng 1,0 điểm;

b) Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT. Đối với giải cá nhân: đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng được cộng 2,0 điểm; giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương Bạc được cộng 1,5 điểm; Huy chương Đồng được cộng 1,0 điểm. Đối với giải đồng đội: Chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia; Số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội theo quy định cụ thể của Ban Tổ chức từng giải; mức điểm khuyến khích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội được thực hiện như đối với giải cá nhân quy định tại điểm này;

c) Những người học đoạt nhiều giải khác nhau trong nhiều cuộc thi chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất.

2. Học sinh Giáo dục THPT, học viên GDTX trong diện xếp loại hạnh kim, học viên GDTX tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT có Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp do sở GDĐT, các sở giáo dục đào tạo và dạy nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp trong thời gian học THPT được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại gi trong Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp như sau:

a) Loại giỏi đối với Giấy chứng nhận nghề, loại xuất sắc và giỏi đối với Bằng tốt nghiệp trung cấp được cộng 2,0 điểm;

b) Loại khá đối với Giấy chứng nhận nghề, loại khá và trung bình khá đối với Bằng tốt nghiệp trung cấp được cộng 1,5 điểm;

c) Loại trung bình được cộng 1,0 điểm.

3. Học viên GDTX có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc tin học được cấp theo quy định của Bộ GDĐT trong thời gian học cấp THPT được cộng 1,0 điểm đối với mỗi loại chứng chỉ.

4. Nếu thí sinh đồng thời có nhiều loại giấy chứng nhận để được cộng điểm khuyến khích theo quy định tại Điều này cũng ch được hưởng mức điểm cộng thêm nhiều nhất là 4,0 điểm.

5. Điểm khuyến khích quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này được bo lưu trong toàn cấp học và được cộng vào điểm bài thi để xét công nhận tt nghiệp THPT cho thí sinh.

Điều 41. Điểm xét tốt nghiệp THPT

1. Điểm xét tốt nghiệp THPT (ĐXTN): Gồm điểm các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Quy chế này, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12; điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 đ tính ĐXTN.

a) ĐXTN đối với học sinh giáo dục THPT được tính theo công thức sau:

b) ĐXTN đối với học viên GDTX được tính theo công thức sau:

2. ĐXTN được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.

Điều 42. Công nhận tốt nghiệp THPT

1. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị k luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp ĐKDT để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có ĐXTN từ 5,0 (năm) điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.

2. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, được miễn thi tất cả các bài thi trong xét tốt nghiệp THPT theo quy định tại Điều 36 Quy chế này được công nhận tốt nghiệp THPT.

Điều 43. Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THPT

1. Giám đốc sở GDĐT quyết định thành lập Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THPT gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo sở GDĐT;

b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo phòng Quản lý thi, lãnh đạo phòng Giáo dục Trung học, lãnh đạo phòng GDTX của sở GDĐT;

c) y viên, thư ký là lãnh đạo, chuyên viên các phòng thuộc sở GDĐT và lãnh đạo các trường phổ thông.

2. Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THPT thực hiện việc xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh theo quy định tại Chương này.

Điều 44. Duyệt công nhận tốt nghiệp THPT

1. Hồ sơ duyệt công nhận tốt nghiệp THPT bao gồm:

a) Bản ghi thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT;

b) Danh sách thí sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp THPT;

c) Danh sách và hồ sơ thí sinh được đặc cách, miễn thi, được tốt nghiệp THPT do phúc khảo hoặc giải quyết khiếu nại về hồ thi;

d) Đĩa CD chứa dữ liệu thi;

đ) Những biên bản liên quan;

e) Các loại hồ khác theo hướng dẫn hằng năm của Bộ GDĐT.

2. Trình tự duyệt công nhận tốt nghiệp THPT:

a) Giám đốc sở GDĐT duyệt công nhận tốt nghiệp THPT đối với các thí sinh đủ điều kiện và chịu trách nhiệm trước Bộ GDĐT về kết quả công nhận tốt nghiệp THPT của tỉnh mình;

b) Sau khi báo cáo Bộ GDĐT, Giám đốc sở GDĐT công bố kết quả công nhận tốt nghiệp THPT và thông báo cho các trường phổ thông để niêm yết Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT và cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời cho thí sinh;

c) Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh ĐKDT ký và có giá trị đến khi được cấp Bằng tốt nghiệp THPT chính thức;

d) Các sở GDĐT gửi Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT về Bộ GDĐT ngay sau khi kết thúc kỳ thi để quản lý, theo dõi.

Điều 45. Cấp phát và quản lý Bằng tốt nghiệp THPT

1. Các đối tượng dự thi quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 12 Quy chế này nếu đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp Bằng tốt nghiệp THPT. 2. Giám đốc sở GDĐT chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo việc cấp Bằng tốt nghiệp THPT, cấp bản sao Bng tốt nghiệp THPT và các loại giấy chứng nhận liên quan đến việc cộng điểm khuyến khích, xếp diện ưu tiên, bảo lưu kết quả trong kỳ thi theo quy định của Bộ GDĐT.

Điều 46. Cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông

1. Người học thuộc các đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 12 Quy chế này đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GDĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu để được công nhận tốt nghiệp THPT thì được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

2. Thẩm quyền cấp và mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình lớp 10, lớp 11 và lớp 12 ở cấp trung học phổ thông.

3. Việc quản lý, sử dụng phôi, cấp, phát, chỉnh sửa, thu hồi, hủy bỏ, cấp bản sao từ sổ gốc Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông thực hiện như đối với văn bằng, chứng ch quy định tại Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế quản lý Bng tốt nghiệp THCS, Bng tốt nghiệp THPT, Bng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, Bằng tốt nghiệp cao đng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

4. S gc cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông phải ghi đầy đủ, chính xác nội dung của Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, đánh số trang, đóng dấu giáp lai, không được ty xóa, đảm bảo quản lý chặt chẽ và lưu trữ vĩnh viễn.

5. Việc cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Chương IX

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ LƯU TRỮ

Điều 47. Chế độ báo cáo

1. Mỗi sở GDĐT phân công một số công chức, viên chức làm nhiệm vụ thu thập số liệu, tư liệu, thông tin trước, trong và sau kỳ thi; chuẩn bị các văn bản, thực hiện báo cáo theo quy định.

2. Chế độ báo cáo trong kỳ thi thực hiện theo văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.

Điều 48. Lưu trữ hồ sơ thi

Tính từ ngày thi cuối cùng của kỳ thi, các cơ quan quản lý giáo dục lưu trữ hồ sơ như sau:

1. Bộ GDĐT lưu trữ vĩnh viễn danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT của các sở GDĐT.

2. S GDĐT:

a) Lưu trữ vĩnh viễn các tài liệu gồm: Bảng ghi điểm thi; bản ghi thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT; danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT; sổ cấp Bằng tốt nghiệp THPT;

b) Lưu trữ trong 12 tháng các tài liệu, thiết bị gồm: Các Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Hội đồng thi và các bộ phận liên quan; báo cáo tng kết kỳ thi kèm theo các loại thống kê số liệu; các biên bản của Hội đồng thi; những biên bản khác có liên quan đến kỳ thi; Quyết định thành lập Ban Phúc khảo, biên bn tng kết, danh sách thí sinh thay đi điểm do phúc khảo và các biên bản khác liên quan; hồ sơ kỷ luật (nếu có); các loại hồ sơ khác theo văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT; thiết bị lưu trữ dữ liệu ( cứng, thẻ nhớ) của hệ thống camera giám sát được sử dụng trong kỳ thi và máy chủ sử dụng chấm thi trắc nghiệm;

c) Lưu trữ trong 24 tháng các tài liệu gồm: Bài thi của thí sinh và hồ sơ chấm thi liên quan; hồ sơ thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT, miễn thi tốt nghiệp THPT, hồ sơ khiếu nại của thí sinh hoặc giải quyết khiếu nại về hồ sơ thi.

3. Trường phổ thông lưu trữ 12 tháng đối với hồ sơ ĐKDT của thí sinh. Học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) trong hồ sơ dự thi của thí sinh được các trường phổ thông trả lại thí sinh sau khi công bố kết quả công nhận tốt nghiệp THPT.

Chương X

THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ CÁC SỰ CỐ BẤT THƯỜNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 49. Thanh tra thi

1. Chánh Thanh tra Bộ GDĐT quyết định thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi và công tác thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi tại các địa phương; trường hợp cần thiết, do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.

2. Chánh Thanh tra tỉnh thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra các khâu tổ chức kỳ thi tại địa phương theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.

3. Chánh Thanh tra sở GDĐT quyết định thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo và xét công nhận tốt nghiệp THPT của sở GDĐT; trường hợp cần thiết, do Giám đốc sở GDĐT quyết định.

4. Bộ GDĐT hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra thi theo quy định của pháp luật.

Điều 50. Khen thưởng

1. Đối tượng khen thưng: Công chức, viên chức, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên và người làm công tác phục vụ có thành tích trong tổ chức kỳ thi.

2. Hình thức khen thưởng:

a) Tuyên dương trước Hội đồng ra đề thi, Hội đồng thi và thông báo về đơn vị công tác, học tập;

b) Giám đốc sở GDĐT cấp Giấy khen;

c) Bộ trưởng Bộ GDĐT, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cấp Bằng khen.

3. Hồ sơ và thủ tục: Ban Chỉ đạo cấp quốc gia và cấp tnh, Hội đồng ra đề thi, Hội đồng thi là đơn vị có trách nhiệm xem xét, quyết định khen thưởng trong phạm vi quyền hạn và lập hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với những công chức, viên chức, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên tham gia tổ chức thi và người làm công tác phục vụ tổ chức thi có thành tích.

4. Kinh phí chi cho khen thưởng trích từ nguồn kinh phí tổ chức kỳ thi.

Điều 51. Xử lý các trường hợp bất thường về đề thi

1. Trường hợp đề thi có những sai sót được phát hiện trong quá trình in sao đề thi và trong khi coi thi, lãnh đạo Hội đồng thi phải báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo cấp quốc gia để có phương án xử lý.

2. Các trường hợp bất thường về đề thi đều phải được báo cáo về Ban Ch đạo các cấp để xem xét, quyết định.

3. Ban Chỉ đạo cấp quốc gia chịu trách nhiệm toàn bộ về xử lý tình hung lộ đ thi. Khi có kết luận chính thức về lộ đ thi, Ban chỉ đạo cấp quốc gia quyết định đình chỉ bài thi/môn thi bị lộ đề thi và tổ chức thi bài thi/môn thi đó bằng đề thi dự bị vào thời gian thích hp, sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi.

Điều 52. Tiếp nhận và xử lý thông tin, bằng chứng về vi phạm Quy chế thi

1. Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về vi phạm Quy chế thi:

a) Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, Ban Chỉ đạo cấp tnh;

b) Lãnh đạo Hội đồng thi, Trưởng Điểm thi;

c) Thanh tra tỉnh, Thanh tra giáo dục và đào tạo các cấp.

2. Các bằng chng vi phạm Quy chế thi sau khi đã được xác minh là căn cứ để xử lý đi tượng vi phạm.

3. Cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế thi:

a) Khuyến khích thí sinh, thành viên của các Hội đồng thi và mọi công dân phát hiện và t giác những hành vi vi phạm Quy chế thi;

b) Người phát hiện những hành vi vi phạm Quy chế thi cần kịp thời báo cho nơi tiếp nhận quy định tại khoản 1 Điều này để có biện pháp xử lý;

c) Người có bằng chứng về vi phạm Quy chế thi báo ngay cho nơi tiếp nhận được quy định tại khoản 1 Điều này để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật. Việc tiếp nhận và xử lý các t cáo vi phạm Quy chế thi được thực hiện theo pháp luật về tố cáo;

d) Người cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế thi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự tin cậy, chính xác của thông tin, bằng chứng đã cung cấp; không được lợi dụng việc này để gây ảnh hưởng tiêu cực đến kỳ thi.

4. Tổ chức, cá nhân được giao tiếp nhận thông tin, bằng chứng về tiêu cực, vi phạm Quy chế thi cần:

a) Tổ chức việc tiếp nhận thông tin, bằng chứng theo quy định; bảo vệ nguyên trạng bằng chứng; xác thực thông tin, bằng chứng sau khi tiếp nhận và đ xuất cấp có thẩm quyền về biện pháp xử lý tiêu cực, vi phạm Quy chế thi;

b) Triển khai kịp thời các biện pháp ngăn chặn tiêu cực, vi phạm Quy chế thi theo quy định;

c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để xử lý và công bố công khai kết quả x lý các cá nhân, tổ chức có hành vi tiêu cực, vi phạm Quy chế thi;

d) Bảo mật thông tin và danh tính người cung cấp thông tin, bằng chứng liên quan đến tiêu cực, vi phạm Quy chế thi.

Điều 53. Xử lý các cá nhân tham gia tổ chức thi và cá nhân liên quan vi phạm Quy chế thi

1. Người tham gia tổ chc thi là công chức, viên chức có hành vi vi phạm Quy chế thi (bị phát hiện trong kỳ thi hoặc sau kỳ thi), sẽ bị đình chỉ làm công tác thi và đề nghị cơ quan quản lý công chức, viên chức áp dụng quy định của pháp luật về công chức, viên chức để xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

a) Khiển trách đối với những người vi phạm lần đầu các hành vi dưới mức quy định tại các điểm b, c, d khoản này trong khi thi hành nhiệm vụ;

b) Cảnh cáo đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau đây: Để cho thí sinh quay cóp và mang tài liệu, vật dụng trái phép vào phòng thi được quy định tại điểm n khoản 4 Điều 14 của Quy chế này; chấm thi không đúng hướng dẫn chấm hoặc cộng điểm bài thi có nhiều sai sót; ra đề thi nằm ngoài nội dung quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này; truyền dữ liệu thi không đúng cấu trúc, không đúng thời hạn, không đúng quy định của Bộ GDĐT;

c) Tùy theo mức độ vi phạm có th bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyn đi làm công tác khác đối với những người có hành vi vi phạm một trong các li sau đây: Ra đề thi không đúng nội dung khoa học của bài thi/môn thi; trực tiếp giải bài thi hoặc hướng dẫn cho thi sinh lúc đang thi; lấy bài thi của thí sinh này giao cho thí sinh khác; gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh;

d) Buộc thôi việc hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc đưa bài giải từ ngoài vào phòng thi trong lúc đang thi; làm lộ đề thi, mua, bán đề thi; làm lộ s phách bài thi; sửa chữa, thêm, bt vào bài làm của thí sinh; c ý chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong bảng điểm; đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh; gian dối trong việc sửa chữa học bạ, hồ của thí sinh;

đ) Người làm mt bài thi của thí sinh khi thu bài thi, vận chuyển và bảo quản bài thi, chấm thi hoặc có những vi phạm khác trong công tác tổ chức thi, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức kỷ luật quy định tại Điều này.

2. Công chức, viên chức không tham gia tổ chức thi nhưng có các hành động như: Thi hộ, tổ chức lấy đề thi ra và đưa bài giải vào cho thí sinh, đưa thông tin sai lệch gây ảnh hưởng xấu đến kỳ thi, gây rối làm mất trật tự tại khu vực thi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và đề nghị buộc thôi việc.

3. Người tham gia tổ chức thi và nhng người có liên quan đến việc tổ chức thi không phải là công chức, viên chức có hành vi vi phạm Quy chế thi (bị phát hiện trong kỳ thi hoặc sau kỳ thi), tùy theo mức độ, sẽ bị cơ quan có thm quyn xử phạt vi phạm hành chính và xử lý theo quy định của pháp luật về lao động; bị đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học (nếu là học sinh, sinh viên, học viên) khi có một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều này.

4. Các hình thức xử lý vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định theo quy trình quy định. Ngoài các hình thức xử lý nêu trên, các quan có thẩm quyền có th cấm đảm nhiệm những công việc có liên quan đến thi từ 1 đến 5 năm.

Điều 54. Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi

Mọi vi phạm Quy chế thi đều bị lập biên bản, xử lý kỷ luật và thông báo cho thí sinh.

1. Khin trách:

a) Đối với những thí sinh phạm lỗi một lần; nhìn bài hoặc trao đi bài với thí sinh khác;

b) Hình thức này do CBCT quyết định tại biên bn được lập.

2. Cảnh cáo:

a) Đối với các thí sinh vi phạm một trong các li sau đây: Đã bị khin trách một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vn tiếp tục vi phạm Quy chế thi ở mức khin trách; trao đi bài làm hoặc giấy nháp với thí sinh khác; chép bài của thí sinh khác hoặc để thí sinh khác chép bài của mình;

b) Hình thức kỷ luật cảnh cáo do CBCT quyết định tại biên bản được lập, kèm tang vật (nếu có).

3. Đình chỉ thi:

a) Đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây: Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vn tiếp tục vi phạm Quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo; mang vật dụng trái phép theo quy định tại Điều 14 Quy chế này vào phòng thi; đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài gii từ ngoài vào phòng thi; viết, vẽ vào t giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi; có hành động gây g, đe dọa những người có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác;

b) CBCT lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo Trưởng Điểm thi quyết định hình thức đình ch thi. Nếu Trưởng Điểm thi không nhất trí thì báo cáo Trưởng ban Coi thi quyết định. Thí sinh bị đình chỉ thi phi nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho CBCT và ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định. Thí sinh bị đình chỉ thi chỉ được ra khỏi khu vực thi sau khi hết 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài thi tự luận và sau khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm. Thí sinh bị đình chỉ thi năm nào sẽ bị hủy kết quả toàn bộ các bài thi trong kỳ thi năm đó.

4. Trừ điểm bài thi

a) Thí sinh bị khiển trách trong khi thi bài thi nào s bị trừ 25% tng s điểm bài thi của bài thi đó;

b) Thí sinh bị cảnh cáo trong khi thi bài thi nào sẽ bị trừ 50% tng số điểm bài thi của bài thi đó;

c) Những bài thi có đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm sẽ bị trừ 50% điểm toàn bài;

d) Cho điểm 0 (không): Bài thi được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi; có hai bài làm trở lên đối với một bài thi; bài thi có ch viết của hai người trở lên; những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định;

đ) Thí sinh bị đình chỉ thi bài thi nào sẽ bị điểm 0 (không) bài thi đó và không được tiếp tục dự thi các bài thi tiếp theo;

e) Việc trừ điểm bài thi nêu tại điểm c và d khoản này do Trưng ban Chấm thi tự luận quyết định căn cứ báo cáo bằng văn bản của Trưởng môn chấm thi tự luận.

5. Hủy bỏ kết quả thi đối với những thí sinh: Có hai bài thi trở lên bị điểm 0 (không) do phạm lỗi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này; viết, vẽ vào t giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi; để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác đ nộp. Căn cứ báo cáo bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng thi, Giám đốc sở GDĐT ra quyết định hủy bỏ kết quả thi.

6. Hủy kết quả thi và lập hồ sơ gửi quan có thẩm quyền xem xét, x lý theo quy định của pháp luật đối với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:

a) Giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích;

b) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp;

c) Để người khác dự thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức;

d) Có hành động gây rối, phá hoại kỳ thi; hành hung những người tham gia công tác tổ chức thi hoặc thí sinh khác;

đ) Sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.

7. Đối với các vi phạm có dấu hiệu hình sự thì các quan qun lý giáo dục lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định; đối với các trường hợp vi phạm khác, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ xử lý kỷ luật theo các hình thức đã quy định tại Điều này.

Điều 55. Xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo về kỳ thi sau khi Hội đồng thi giải thể

Việc xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo về kỳ thi sau khi Hội đồng thi giải th được giải quyết theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại và tố cáo.

Chương XI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 56. Trách nhiệm của Bộ GDĐT

1. Chỉ đạo tổ chức kỳ thi.

2. Thành lập Ban Chỉ đạo cấp quốc gia để chỉ đạo tổ chức kỳ thi.

3. Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chế thi.

4. Xây dựng đề thi cho kỳ thi hằng năm.

Điều 57. Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh

1. Chịu trách nhiệm toàn bộ về chỉ đạo tổ chức kỳ thi tại địa phương.

2. Thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh; duyệt phương án, kế hoạch và kinh phí tổ chức kỳ thi do sở GDĐT trình; chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho sở GDĐT và các sở ban, ngành có liên quan của tỉnh, UBND cấp huyện/thị về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT bảo đảm thực hiện đầy đ, nghiêm túc Quy chế thi và các văn bn hướng dẫn về kỳ thi do Bộ GDĐT ban hành.

Điều 58. Trách nhiệm của sở GDĐT

1. Chỉ đạo và kiểm tra việc hoàn thành kế hoạch dạy học, đánh giá xếp loại học sinh ở các trường phổ thông.

2. Trình UBND tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

3. Tham mưu cho Ban chỉ đạo cấp tỉnh để chỉ đạo tổ chức thi tại tỉnh theo Quy chế thi và hướng dẫn của Bộ GDĐT.

4. Chỉ đạo, tổ chức ĐKDT, quản lý hồ sơ ĐKDT; chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất cho kỳ thi; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thi cho các thí sinh học môn Ngoại ngữ theo chương trình thí điểm được Bộ GDĐT cho phép để sử dụng kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.

5. Chủ trì thành lập, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi; tổ chức tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi; chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị điều kiện về sở vật chất cho kỳ thi.

6. Báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi, những vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thi.

7. Tổ chức bàn giao Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh.

8. Tổ chức xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh; chỉ đạo tổ chức cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, Bằng tốt nghiệp THPT và Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông; công bố công khai ph điểm các bài thi, môn thi thành phần, đối sánh điểm thi trung bình các bài thi, môn thi thành phần với điểm trung bình môn học tương ứng của năm học lớp 12 của các trường phổ thông trong tỉnh.

9. Thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức, giáo viên, thí sinh trong phạm vi quyền hạn quy định; đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định Quy chế thi và các quy định của pháp luật đối với những người tham gia làm công tác thi; lưu trữ hồ sơ của kỳ thi theo quy định.

10. Phối hợp với sở tài chính và các quan có liên quan trình UBND tỉnh bảo đảm kinh phí tổ chức kỳ thi.

Điều 59. Trách nhiệm của Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng)

1. Cục Nhà trường chịu trách nhiệm như một sở GDĐT trưc Bộ Tng Tham mưu - Bộ Quốc phòng và Bộ GDĐT về toàn bộ công tác ch đạo, qun lý kỳ thi tốt nghiệp THPT trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Cục trưởng Cục Nhà trường có nhiệm vụ và quyền hạn như Giám đốc sở GDĐT về toàn bộ công tác chỉ đạo, quản lý kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Điều 60. Trách nhiệm của trường phổ thông

1. Hoàn thành chương trình dạy học theo chỉ đạo của sở GDĐT; tổ chức ôn tập cho học sinh; hướng dẫn để học sinh được cấp Căn cước công dân chậm nhất vào cuối học kỳ I năm học lớp 12; tổ chức kiểm tra trình độ kiến thức văn hóa, xếp loại học lực cho những người tự học khi được sở GDĐT giao trách nhiệm.

2. Tiếp nhận Phiếu ĐKDT, đơn đề nghị phúc khảo; kiểm tra hồ sơ của người học ĐKDT tại trường; hoàn thiện d liệu ĐKDT và chuyn d liệu cho s GDĐT; in, đóng dấu và trả Giấy báo dự thi cho thí sinh; quản lý hồ sơ ĐKDT của thí sinh theo quy định.

3. Tổ chức cho công chức, viên chức, giáo viên và thí sinh học tập Quy chế thi, tạo mọi điều kiện về sở vật chất, an toàn cho Hội đồng thi nếu được chọn làm Điểm thi hoặc địa điểm chấm thi, phúc khảo.

4. Tiếp nhận đơn, lập danh sách thí sinh có đơn phúc khảo bài thi và chuyn đến sở GDĐT; trả Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh nộp Phiếu ĐKDT tại trường.

5. Cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

6. Lưu trữ hồ sơ của kỳ thi theo quy định.

7. Đối sánh điểm thi trung bình các bài thi, môn thi thành phần với điểm trung bình môn học tương ứng của năm học lớp 12 của các học sinh của trường làm căn cứ để đi mới việc dạy và học trong nhà trường.

Điều 61. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học

1. Thành lập các đoàn kiểm tra các khâu của kỳ thi hoặc tham gia các đoàn thanh tra/kiểm tra các khâu của kỳ thi theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GDĐT; bảo đảm các điều kiện cần thiết để các viên chức, giảng viên của cơ sở giáo dục đại học tham gia và thực hiện nhiệm vụ.

2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác tổ chức kỳ thi do Bộ trưởng Bộ GDĐT giao./.

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No. 15/2020/TT-BGDDT

Hanoi, May 26, 2020

 

CIRCULAR

ON PROMULGATION OF REGULATION ON HIGH SCHOOL GRADUATION EXAM

Pursuant to Law on Education dated June 14, 2005; Law on amendments to Law on Education dated November 25, 2009; Law on Education dated June 14, 2019;

Pursuant to Law on Higher Education dated June 18, 2012; Law on amendments to Law on Higher Education dated November 19, 2018;

Pursuant to Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 of the Government defining the function, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006, elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Education; the Government's Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 on the amendments to the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006, elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Education; the Government's Decree No. 07/2013/ND-CP dated January 09, 2013 on amendments to Point b Clause 13 Article 1 of Decree No. 31/2011/ND-CP;

At the proposal of the Director of Department of Quality Control;

The Minister of Education and Training promulgates a Circular on the Regulation on high school graduation exam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. This Circular comes into force as of May 26, 2020 and supersedes Circular No. 04/2017/TT-BGDDT dated January 25, 2017 of the Minister of Education and Training on promulgation of the Regulation of national high school graduation exam and high school graduation assessment and Circulars on amendments to this Regulation (Circular No. 04/2018/TT-BGDDT dated February 28, 2018, Circular No. 03/2019/TT-BGDDT dated March 18, 2019, Circular No. 08/2020/TT-BGDDT dated March 23, 2020).

Article 3. Chief of Office, Director of Department of Quality Control, heads of relevant units affiliated to the Ministry of Education and Training, Presidents of People’s Committees in provinces and central-affiliated cities, Director of Department of School affiliated to Ministry of Defense, Director of Internal Political Security Authority affiliated to Ministry of Public Security, directors of departments of education and training; Director of Department of Education, Science and Technology of Bac Lieu province; Directors of universities and institutes; Rectors of senior colleges and colleges which enroll preschool education academic discipline shall implement this Circular./

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Huu Do

 

REGULATION

ON HIGH SCHOOL GRADUATION EXAM
(promulgated together with Circular 15/2020/TT-BGDDT dated May 26, 2020 by Minister of Education and Training)

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Regulation sets forth high school graduation exam (hereinafter referred to as the Regulation), composed of sections below: general provisions; preparation, candidates and eligibility requirements for exam; application for the exam, responsibilities of candidates; question paper-related practices, invigilation, marking, appeal of exam results, remarking and review, high school graduation assessment; issuance of certificates of complete compulsory education program, process of reporting and storing, inspection, commendation and reward, handling unexpected situations and violations; implementation.

2. This Regulation applies to high schools, continuing education centers and other education institutions which apply the high school education program or the continuing education program at high school level (referred to as “high school”); departments of education and training, department of science and technology (referred to as “departments of education and training”); higher education institutions; relevant organizations and individuals.

Article 2. Purpose and requirement

1. The high school graduation exam is aimed at: evaluating learners’ performance according to education objectives of the high school education program or the continuing education program at high school level (referred to as “high school program”); using exam results for high school graduation assessment; evaluating teaching and learning quality of high schools and directive actions of education authorities. Higher education institutions and vocational education institutions may use the high school graduation exam results for enrolment purpose.

2. The high school graduation exam (hereinafter referred to as exam) must be administered in a formal, truthful, objective and fair manner.

Article 3. Papers

The exam consists of 5 papers, including: 3 independent papers are: Mathematics, Literature, and Foreign Language; 1 paper of natural science (a combination of Physics, Chemistry, and Biology); 1 paper of social science (a combination of History, Geography, and Civic Education) with respect to students of compulsory education program at high school level or the papers of History and Geography with respect to students of continuing education program at high school level.

Article 4. Exam dates, exam schedule, exam contents, types of papers and time allotted for papers/subjects

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Exam contents: In the high school curriculum, primarily grade-12 curriculum.

3. Types of papers: Mathematics, Foreign Language, natural science and social science papers shall be in multiple-choice question type papers (hereinafter referred to as “multiple-choice paper”); Literature paper shall be in written paper.

4. Time allotted for papers/subjects: 120 minutes for Literature; 90 minutes for Mathematics; 60 minutes for Foreign language; 50 minutes for each subject of the natural science and social science paper.

Article 5. Qualifications of exam officers and staff

1. To qualify as an exam officer and staff member, he/she must:

a) have sense of morality, compliance with regulations and responsibility;

b) be professionally proficient in exam administration; and

c) not being disciplined for violation against this Regulation.

2. A person who has spouse, parent, child, sibling; parent-in-law, sibling-in-law; guardian; or ward (hereinafter referred to as “kindred”) taking the exam may not be involved in the setting of question papers and administer the exam in the administrative division where his/her kindred sits the exam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

PREPARATION

Article 6. The National Steering Committee

1. Minister of Education and Training shall establish the National Steering Committee, composed of:

a) The manager: Deputy Minister of MOET;

b) Deputy managers: heads of affiliates of MOET, in which Standing Board Deputy Manager is the Director, or Deputy Director in special circumstance, of Quality Control Department, subject to decision of Minister of MOET;

c) Members: heads of affiliates of MOET, heads of affiliates of Minister of Public Security and Government Inspectorate.

2. Tasks and powers of the National Steering Committee:

a) Assist the Minister of MOET in directing and initiating the plan with respect to administration of the exam nationwide and setting of question papers, dispatch and printing-copying of question papers, decisions in special circumstances in connection with question paper-related practices; directing and examining performance of steering boards of provinces/centrally-affiliated cities (hereinafter referred to as provincial steering boards) and Exam Councils; approaches to problems arising during the exam administration; report to Minister of MOET and competent authorities on the exam administration;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Establish a Team of Question Paper Dispatch and Handover to receive, preserve, dispatch and hand over original exam paper envelopes sealed by and from the Paper Question Setting Council to Exam Councils; the Leader of Exam Paper Dispatch and Handover Team shall be held by a member of the National Steering Committee; members shall be officials and public employees of affiliates of Ministry of Education and Training and the Ministry of Public Security;

d) Any malpractice/maladministration against this Regulation found out in the exam period, dependent on its seriousness, shall be subject to any of corresponding actions below (special cases shall be subject decision of Minister of MOET): suspension of exam administration or re-administration of exam in certain Exam Councils or nationwide; mandatory suspension and proposed disciplinary actions against leaders of the Exam Council which compromises the Regulation;

dd) Request the Minister of MOET to establish a Marking Review Council and inspectorate of the National Steering Committee.

3. Tasks and powers of members of the National Steering Committee:

a) The manager shall perform his/her tasks and powers, take responsibility for the performance of the National Steering Committee as prescribed in this Regulation;

b) Deputy managers, members and secretaries shall take responsibility for their performance of tasks and powers as assigned or authorized by the manager.

Article 7. The Provincial Steering Committee

1. The President of the People’s Committee of province or central-affiliated city (hereinafter referred to as province) shall establish the Provincial Steering Committee, including:

a) The manager: leader of the People’s Committee of province;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Members: heads of divisions affiliated to Departments of Education and Training, relevant departments and agencies and heads of the People’s Committees of districts (hereinafter referred to as districts);

d) Secretaries: officials and public employees of Department of Education and Training and relevant agencies in the province.

2. Tasks and powers of the Provincial Steering Committee:

a) Give comprehensive direction pertaining to preparation and administration of the exam in compliance with this Regulation;

b) Direct, inspect relevant agencies and educational institutions in the province to cooperate and facilitate the activities of the Exam Council with regard to the exam administration; consider and deal with petitions of the President of Exam Council;

c) Report the National Steering Committee and the President of the People’s Committee of province on the exam administration and implementation of the Regulation in the province and propose actions against circumstances occurring in the exam administration;

d) Propose the President of Provincial People’s Committee or competent authority to give commendation to officials, public employees or staff who have gained achievements in exam administration or enforce discipline on those with malpractice/maladministration against the Regulation;

dd) Implement any relevant decisions from the National Steering Committee.

3. Responsibilities, tasks and powers of members of the Provincial Steering Committee:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Deputy managers, members and secretaries shall take responsibility for their performance of tasks and powers as assigned or authorized by the manager.

Article 8. Exam Council

1. An Exam Council shall be established in a province, presided over by the Department of Education and Training (DET), to administer the exam to all candidates in that province. Each Exam Council has Exam Places to conduct invigilation in the exam.

2. The Director of DET shall decide to establish the Exam Council and Boards thereof, including: Secretary Board; Printing-Copying Board; Question Paper Dispatch and Handover Board; Invigilation Board; Script Header Removal Board; Written Paper Marking Board; Multiple-Choice Paper Marking Board; Written Paper Re-Marking Board; Multiple-Choice Paper Re-Marking Board.

a) Composition of Exam Council: The Chairperson is the Director of the DET (or Deputy Director of the DET in special cases); Vice Chairpersons are Deputy Directors of the DET and certain Specialized Managers of the DET; members are heads of certain divisions of the DET and head masters of high schools, in which standing member is the leader of the division tasked with management of high school graduation exam of the DET (hereinafter referred to as exam management division);

b) Tasks and powers of Exam Council: Receive original question paper envelopes with seals affixed by Paper Question Setting Council remaining intact from the National Steering Committee; print-copy question papers; guide and direct the implementation of the Regulation; conduct invigilation, preserve answer sheets, remove script headers, mark and remark papers; set up groups to perform given tasks assigned by the Board leader; announce exam results as specified in the Regulation; respond to inquiries and handle complaints and denunciation in conjunction with the exam administration; report on exam administration in a timely manner to the National Steering Committee; receive and process information or evidence on malpractice/maladministration as specified in Article 52 hereof; review the exam administration within the scope the Exam Council is tasked with; request commendation and disciplinary actions within its prescribed functions and powers; report and transfer exam data to the MOET in due time; direct and take actions against problems in the Boards of the Exam Council as per the Regulation; preserve and ensure security and confidentiality of question papers, answer sheets and relevant materials as per the Regulation; and report the Provincial Steering Committee and the National Steering Committee on circumstances beyond its competence. The Exam Council shall use the seal of the DET;

c) The Chairperson of Exam Council shall perform his/her tasks and powers, take responsibility for the performance of the Exam Council as prescribed in this Regulation;

d) Boards, Vice Chairpersons and members of Exam Council shall take responsibility for performance of tasks and powers as assigned or authorized by the Chairperson.

3. Secretary Board of Exam Council:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Tasks and powers of Secretary Board of Exam Council: Receive and manage data of registration for the exam of the DET; assign candidate numbers, arrange exam rooms; prepare documents and forms to be used at Exam Places, exam rooms; receive and preserve written paper scripts and multiple-choice answer sheets of candidates in the envelopes with the seal remaining intact of Exam Places; hand over the envelopes of written paper scripts with the seal remaining intact to the Script Header Removal Board; receive and preserve written paper scripts headers of which have been removed in the envelopes with seal remaining intact from Script Header Removal Board; and then hand them over to Subjective Paper Marking Board; hand over multiple-choice answer sheets in the envelopes with the seal remaining intact of Exam Places to Objective Paper Marking Board and perform relevant practices; receive and preserve script headers in the envelopes with seal remaining intact from Script Header Removal Board after the written paper scripts have been completely marked; manage documents relevant to written paper scripts and multiple-choice answer sheets. Make a record on scores of written paper scripts (if any); insert scores; check, analyze and compare exam results and range of scores of papers/subjects as per regulation; manage data of exam results and perform other tasks as assigned by the Chairperson of Exam Council;

c) Secretary Board of Exam Council may perform works in conjunction with answer sheets only when at least two members join that works;

d) The manager of Secretary Board of Exam Council shall perform his/her tasks and powers, take responsibility for the performance of the Secretary Board of Exam Council as prescribed in this Regulation to the Chairperson of Exam Council;

dd) Deputy managers, members and Secretary Board of Exam Council shall take responsibility for their performance of tasks and powers as assigned or authorized by the manager.

Article 9. Issuance of list of candidates and arrangement of exam rooms

1. Issuance of list of candidates:

a) Each Exam Council (with a unique code nationwide) shall issue lists of candidates for every Exam Place as follows: List all names of the candidates who registered for the exam at the Exam Place in alphabetical order and assign corresponding candidate numbers; list all names of the candidates in alphabetical order according to every exam paper to arrange exam rooms;

b) Each candidate has a unique candidate number. The candidate number consists of 2 digit of Exam Council’s code and the next 6 digits are issued in ascending order from 000001 to the end of the list of candidates to ensure that two different candidates should not be allocated a single candidate number.

2. Arrangement of exam rooms:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Exam rooms shall be arranged by type of paper. The maximum number of candidates in each room is 24; the minimum horizontal distance between two candidates is 1.2 meters. Candidates taking different languages papers, in an Exam Place, can be arranged in the same exam room but their papers must be collected separately by type of language paper; the listing for exam room arrangement purpose shall be made in accordance with point a clause 1 hereof;

c) The number of exam rooms in each Exam Council shall be numbered in ascending order;

d) Each exam room has a list of candidates and their corresponding photos;

dd) The list of candidates of each exam session and responsibilities of candidates prescribed in Article 14 of this Regulation must be posted at the entrance of the exam room.

Article 10. Use of information technology and communications devices and software

1. Exam Councils shall use a single exam management software and multiple-choice exam marking software provided by the MOET; establish the system of exchanging updated and accurate information between high schools and the DETs, between the DETs and the MOET; strictly follow the process, structure, deadline of data processing and report system as prescribed in the MOET’s guidance of administration of national high school graduation exams.

2. The Exam Council shall clearly stipulate that members in the Boards in clause 2 Article 8 hereof are authorized to use computers and exam management software, multiple-choice exam marking software to perform their assigned tasks with respect to exam administration; and obtain email addresses and phone numbers registered with the MOET.

3. One fixed telephone shall be placed in each Exam Place for communication with the Exam Council; one mobile phone shall be placed in a given position in the main office of the Exam Place in case of no landline. Every call in examination duration shall be on speaker mode and heard in public in front of inspectors at the Exam Place. If necessary, computers can be set up in the guardroom of the Exam Place and only online when sending quick reports to the Exam Council in the witness of the inspectors at the Exam Place (persons authorized to use the computer and their specific tasks shall be specified).

4. Recording and/or transmission devices are not allowed in the invigilation, marking and remarking areas (except for devices prescribed in Clause 3 of this Article).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Exam Council shall announce the exams results after completely sending the data of exams results to the MOET and completely comparing between the data sent to the MOET and the one stored in the Exam Council.

2. The MOET takes responsibility for the management of candidate result data and use this data for suitable purposes of the exam; the DETs shall use this data for high school graduation assessment..

Chapter III

CANDIDATES AND ELIGIBILITY REQUIREMENTS FOR EXAMINATION; APPLICATIONS FOR EXAMINATION; RESPONSIBILITIES OF CANDIDATES

Article 12. Candidates and eligibility requirements for examination

1. Candidates include:

a) Students who have finished the high school program in the year of exam;

b) Those who had finished the high school program but have yet taken or did not pass the high school graduation exams of previous years;

c) Those who obtain high school graduation diplomas or Diploma Level 4 of VQF/ Intermediate Professional Education Diploma now take the exam as the basis for university and college admission;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Eligibility requirements for examination:

a) Candidates prescribed in point a clause 1 of this Article must also meet the requirements that in 12th grade their conduct must be classified as Average and above and academic performance must not be classified as Poor. The classification of conduct is not required for continuing education learners in guided self-study mode and learners with no requirements of conduct classification.

b) Candidates prescribed point b clause 1 of this Article must obtain lower secondary graduation diplomas and also meet the requirements that in 12th grade their conduct must be classified as Average and above and academic performance must not be classified as Poor. A person who was disqualified from the previous year’s high school graduation exam due to poor academic performance in grade 12 must take the final exam for any subjects with GPA below 5.0 (at the school in which they were in 12th grade or at the school registered for the exam) and the new GPA meets academic performance requirement as prescribed;

c) Candidates who have graduated post-secondary schools as prescribed in point c clause 1 of this Article must have studied and passed a given number of high school academic subjects as per the Law on Education and its guiding documents of the MOET;

d) Candidates must register for the exam and submit all required documents in due time.

3. Registration of papers:

a) For high school graduation assessment purpose: high school candidates prescribed in point a, b clause 1 of this Article must take 4 papers, including 3 independent papers: Mathematics, Literature, Foreign Language and 1 combined paper at the candidate’s option; continuing education candidates prescribed in point a, b clause 1 of this Article must take 3 papers, including 2 independent papers: Mathematics, Literature and 1 combined paper at the candidate’s option; in addition, the candidate may register for the exam of Foreign Language paper for university and college admission purpose;

b) Candidates prescribed in point c clause 1 hereof may register for independent papers, combined papers or component subjects of the combined papers at their option.

Article 13. Registration for the exam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Candidates in point a clause 1 Article 12 hereof will register for the exam at their schools where they are in 12th grade;

b) Candidates in points b, c clause 1 Article 12 hereof will register for the exam at given places (hereinafter referred to as exam registration place) laid down by the DET. The head of the exam registration place shall perform the tasks as prescribed in Article 60 hereof.

2. Application for the exam:

a) Regarding candidates in point a clause 1 Article 12 hereof, the application consists of: 2 identical application forms for the exam; original, or authenticated copy from original, or certified copy extracted from master register, or copy enclosed with original for comparison (hereinafter referred to as certified copy) of high school academic transcript or continuing education academic transcript at high school level or evaluation report of continuing education candidate in self-study mode granted by the head master; documents supporting the candidate’s eligibility for incentives or privileges (if any). In order to enjoy the regional privileges, the candidate must have the copy of their permanent residence book; 2 4x6cm photos;

b) Regarding candidates in point b clause 1 Article 12 hereof, without regard to required documents in point a of this clause, the application for the exam shall also include: the confirmation of poor academic performance, as mentioned in Point b clause 2 Article 12, provided by the high school where the candidate studied for 12th grade or by the exam registration place; a copy of lower secondary graduation diploma; a confirmation of retention scores (if any) issued by the head master of the high school where the candidate took the exam in the previous year;

c) Regarding high school graduates, the application for the exam include: 2 identical application forms for the exam; a copy of high school graduation diploma; 2 4x6 cm photos;

d) Regarding post-secondary school graduates, the application for the exam includes: 2 identical application forms for the exam; 2 4x6 cm photos; a copy of lower secondary school graduation diploma, a copy of learning record or academic transcript of high school academic subjects as required in the Law on Education and its guiding documents of the MOET.

3. Deadline for submission of applications for the exam:

The deadline for submission of applications for registration shall be stipulated in annual guidelines for administration of high school graduation exam issued by the MOET. If any mistake or misstatement is found after the submission deadline, the candidate must promptly inform the headmaster of high school, the head of registration place or the manager of Exam Place where he/she registered for the exam on the day of filling in examination procedures for correction.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Candidates will register for the exam in accordance with requirements and guidance of the MOET;

b) Candidates will complete and submit applications for high school graduation assessment at the given high school or registration place as prescribed in annual guidelines for administration of high school graduation exam issued by the MOET;

c) The head master of high school or head of registration place shall take responsibilities for practices pertaining to instructing candidates, collecting application forms for the exam, inserting candidate details and candidate’s learning performance in 12th grade in the year of exam; verifying applications for the exam and announcing disqualified candidates as prescribed in clause 2 Article 12 hereof at least 15 days before the day of exam; managing applications for the exam and forwarding the registration data to the DETs;

d) The DET shall manage registration data in the province and send the data to the MOET;

dd) The MOET shall manage the registration data nationwide.

Article 14. Responsibilities of candidates

Every candidate has the responsibility to:

1. Register for the exam in accordance with Article 13 of this Regulation and annual guidelines for administration of high school graduation exam issued by the MOET.

2. Be present at a designated exam room on time as specified in the Notice of Taking Exam to complete the exam procedures:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Any mistake or error with respect to the first name, middle name, last name, date of birth or eligibility for privileges should be promptly reported the invigilator or the officer on duty at the Exam Place for correction.

c) Where the ID card or another necessary document is lost, the candidate must immediately report the manager of the Exam Place for consideration.

3. In each examination session, the candidate shall be present at the designated exam room on time, follow the instructions of invigilation board and invigilators. Candidates who arrive later than 15 minutes after the official start of the exam shall not be admitted to the exam room.

4. Follow these rules in the exam room:

a) Present the Candidate Card to invigilators;

b) Sit on the seat alloted to his/her candidate number;

c) Before doing the exam, write the candidate number and details in the question paper, the script or the multiple-choice answer sheet, scrap paper;

d) After receiving the question paper, carefully check the number of pages thereof and the printing quality. Any missing, torn or blurry pages should be immediately reported to the invigilators in the exam room within 5 minutes from the distribution time of question paper;

dd) Refrain from communicating with or copying from exam-mates, using authorized materials or attempting to cheat or making noise in the exam room; raise one hand to ask for permission before saying/asking. Stand up and openly present their opinions when allowed to speak;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Stop writing immediately when the end of the exam sesssion is announced;

h) Protect the script and prevent other exam-mates from misusing the answer sheet; immediately report an invigilator in a case where any person misuses or intentionally interferre in the answer sheet;

i) Write the number of submitted pages and sign on the acknowledgement of submission when handing in the written paper scripts. Candidates who fail to do the papers still have to hand in their answer sheets (for written exam) or multiple-choice answer sheets (for multiple-choice exam);

k) Refrain from leaving the exam room throughout the alloted time given to a multiple-choice exam; may leave the exam room and area after two thirds of the alloted time given to a written exam, and submit the script/sheet together with question paper, scrap paper before leaving;

l) May leave the exam room, in exceptional circumstances, with persmission of invigilators and accompanied by a supervisor; in case of medical emergency, the leave of candidates must be accompanied by the police until the end of the exam session and subject to decision of the manager of the Exam Place;

m) Only bring the following items into the exam room: pens, pencils, compasses, erasers, rulers, slide rules; calculator without text composing function and memory cards (as specified in the annual guidelines for administration of high school graduation exam issued by the MOET); geographic atlas of Vietnam for Geography paper (with no mark or interlineation), published by Vietnam Education Publishing House), recording and transmitting devices that have the function of information recording only and only receive and transmit audio, visual signals with the support of other devices;

n) Refrain from bring the following items into the exam room: carbon paper, correction pens, alcoholic drinks; weapons, explosives, inflammable materials; handouts, information transmission or storage devices that can be used for cheating in the process of examination and marking.

5. When taking a multiple-choice paper, in addition to the rules prescribed at clause 5 of this Article, candidates must follow these rules below:

a) Must fill in their answers on the multiple-choice answer sheets printed in the format of the MOET; only fill in the circles of candidate number, question paper code and answers with stray pencils; erase completely without leaving any stray pencil mark in the old circle and fill in the expected one, in case of changing answers;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Check if the codes of the component papers in the natural science or social science paper are the same as each other after receiving a question paper; and promptly inform the invigilators within no more than 5 minutes after receiving such a question paper in case of different codes; put the question paper under the multiple-choice answer sheet and only read the question paper after the invigilator has given such a permission;

d) Check if the question paper have enough questions and pages as stated in the beginning of the paper and all pages of the paper have the same question code;

dd) Refrain from submitting the script before the end of the exam session; hand in the multiple-choice answer sheet to the invigilators and sign in two copies of acknowledgement of submission at the end of the session;

e) Only leave the exam room after the invigilators confirm that they receive adequate number of multiple-choice answer sheets in the exam room and permit the leave.

6. Follow the instructions of invigilators and authorized persons at the Exam Place, in case of any unexpected situations.

Chapter IV

QUESTION PAPER-RELATED PRACTICES

Article 15. Requirements pertaining to question papers

1. A question paper of the exam must meet the following requirements:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Ensure the conciseness, scientific and educational properties; be framed in a clear and easily understandable language;

c) Stick to the standards of knowledge and skills of the high school curriculum; ensure the categorization of candidates;

d) Point for each question shall be printed in the written question paper; scores of the written papers and the multiple-choice papers are converted into a 0-10 point scale for the whole papers and the same scale applied to the component papers of a combined paper;

dd) The question paper shall state the number of pages (if 2 pages and above) and clearly indicate the word “HẾT" (THE END) at the end of the paper.

2. Each question paper has one official version and backup version that meet the requirements prescribed in clause 1 of this Article; each version shall have marking instruction and answer key enclosed.

Article 16. Area intended for setting and printing-copying of question papers and security requirements

1. Unpublished question paper, marking scheme, answer key, grading scale are listed as “first decree top secret”  in the list of state secrets. The unused written backup question papers will be declassified after the end of the exam.

2. The process of setting question papers, printing-copying questions (referred to as question paper development) shall be conducted at an area deemed safe and separated, and guarded from the stage of question paper development to the end of the final session of the exam by the police force, and equipped with fire safety and security equipment and prevention of revealation.

3. Members joining the question paper development shall be in total isolation status. In necessary case, with written consent of the Chairperson of Question Paper Setting Council or the Manager of Printing-Coyping Board, the members above are allowed to make contact with people from outside using fixed phone on speaker mode and under the surveillance of guards, police. The list of members joining the question paper development shall remain confidential before, during and after the exam. Those who work in the isolated area shall wear their badges and only work in the assigned areas, only leave their assigned places after the end of the final session of the exam. In special case, with written consent of the Chairperson of Question Paper Setting Council or the Manager of Printing-Coyping Board, the members above are allowed to leave the isolated area under the surveillance of police (within the duration so permitted in the mentioned written consent).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The process of dispatch and handover of the question papers shall be supervised by police; the envelopes must be safely stored in locked containers and sealed during the process of dispatch and handover.

6. Machinery and equipment in the question paper development area, whether unused or broken, shall only be taken out of the area after the end of the final session of the exam.

Article 17. Question Paper Setting Council

1. Minister of MOET shall establish the Question Paper Setting Council for the high school graduation exam ( hereinafter referred to as the Question Paper Setting Council).

2. Composition of Question Paper Setting Council:

a) Chairperson: the head of Department of Quality Control or the head of Department of Secondary Education;

b) Vice Chairpersons: Deputy Directors of Department of Quality Control, heads of relevant units affiliated to the MOET and heads of divisions and centers affiliated to the Department of Quality Control;

c) Members, secretaries: IT and technical officers who are officials, public employees and staff of units affiliated to the MOET; in which, the position of standing member shall be held by officials of the Department of Quality Control;

d) Question paper setters and moderators: officials, public employees and teachers who have worked for educational institutions or institutes; a Question Paper Setting Team composed of a leader, paper setters and paper moderators shall be established for each exam paper/subject;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Security guards, health workers, and service staff assigned by the MOET.

3. Working principles of Question Paper Setting Council:

a) Question Paper Setting Teams and other members of Question Paper Setting Council shall work independently and directly with the leader of Question Paper Setting Council; each member shall perform his/her assigned tasks without participation in other tasks;

b) Each member of Question Paper Setting Council shall incur personal liability for contents of question papers and ensure confidentiality and security of the question papers within their responsibilities and in accordance with the law on protection of state secrets.

4. Tasks and powers of Question Paper Setting Council:

a) Do setting, evaluation and proofreading of question papers, provide marking scheme, answer key, grading scale of the official and backup question papers;

b) Do printing-copying question papers in the format and quantity requested by the National Steering Committee; do packing, sealing and preserving question papers, and dispatch original question papers to the Question Paper Dispatch and Handover Team of the National Steering Committee;

c) Ensure the confidentiality and security of the question papers, marking scheme, answer key, grading scale in the question paper setting area from the setting stage to the end of the final session of the exam;

d) Request the Minister of MOET to issue decisions on commendation for or disciplinary actions against (if any) members of Question Paper Setting Council.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Members of Question Paper Setting Council shall take responsibility for performance of tasks and powers as assigned or authorized by the Chairperson of Question Paper Setting Council.

7. Process of setting of question papers:

a) Setting, evaluation and proofreading of question papers: According to objectives of an assigned question paper, the respective Question Paper Setting Team shall do the preparation and scrutiny of the question paper, answer key, and marking scheme (official and backup); the setting and moderation thereof shall meet the requirements as specified in Article 15 hereof;

b) With regard to multiple-choice question papers, the standardized question bank (hereinafter referred to as Question Bank) formulated as per regulation of the MOET is the importance source of reference, which is located in the isolated area. The question bank shall be referred to as follows: The secretary shall use a given software to withdraw randomly multiple-choice questions from the Question Bank and forward them to leaders of Question Paper Setting Teams (in the witness of the Chairperson of Question Paper Setting Council and leaders of Question Paper Setting Teams); each leader of Question Paper Setting Team shall assign members in the team to evaluate every multiple-choice question; the Question Paper Setting Team shall work together, proofread every multiple-choice question and compile them into a question paper which meets requirements in Article 15 hereof; after the last proofreading, the leader of Question Paper Setting Team shall sign in the question papers and hand them over to the Chairperson of Question Paper Setting Council; the secretary shall mix the question paper into a wide range of different versions; after that, the Question Paper Setting Team shall check every version of the question paper, answer key, marking scheme of written papers and sign in every version;

c) Moderation of question papers: After the setting, evaluation and proofreading of question papers finish, the question papers shall undergo independent moderation; a moderator shall read and answer the question paper, and then evaluate the question paper according to the requirements mentioned in Article 15 hereof and propose modification and correction when necessary; the evaluation given by the moderator shall be reported to the Chairperson of Question Paper Setting Council and used as a source for the Chairperson of Question Paper Setting Council to refer to during the approval of the question paper.

Article 18. Printing-copying, dispatch and handover of question papers at Exam Council

1. Printing-copying of question papers

a) Composition of Printing-Copying Board: The manager: the manager of Exam Council; deputy managers: head of the DET or heads of divisions affiliated to the MOET; members and secretaries: officials, public employees and staff of units affiliated to the DET or high schools; security team: police officers and security guards assigned by the provincial police and the DET;

b) Printing-Copying Board shall work together and will be isolated from the time of unsealing the envelopes of original question papers until the end of the final session of the exam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Process of printing-copying of question papers:

a) Proofread the original question papers, scrutinize the print review, compare the print review with the original question paper before printing. Any error or unclear contents in the original question paper should be reported to the Chairperson of Exam Council to receive instruction from the National Steering Committee;

b) Check the exact number of question papers according to the list of candidates of each exam room, each Exam Place, each paper/subject in order to distribute the question papers; write the name of Exam Place, exam room number, name of paper/subject and the number of question papers on each envelope of question papers as prescribed in clause 4 Article 16 of this Regulation before packing;

c) Each paper/subject shall be printed/copied separately: after printing-copying the required number of sheets, seal and pack up the question papers for each exam room, clean up and repeat the process with other papers/subjects. In the process of printing-copying, the quality of the copies must be checked, the proof copies and unusable copies shall be kept and stored as confidential documents;

d) Pack the exact number of question papers for the paper/subject written in the envelope of question papers to ensure sufficient quantity of question papers to each Exam Council, each exam room. Each Exam Place shall has 01 envelope of backup question papers for each paper/subject, with adequate codes for multiple-choice papers). After packing the question papers for each paper/subject, the Manager of Printing-Coyping Board shall manage both envelopes of question papers that have been packed and sealed and disqualified copies, which are redundant, damaged, blurry, torn, dirty, or unusable.

3. Dispatch and handover of question papers:

a) The position of the Manager of Paper Question Delivery and Handover Board shall be held by the Manager of Exam Council, the members of the Board and supervising police officers are assigned by the Chairperson of Exam Council;

b) Paper Question Delivery and Handover Board shall receive sealed envelopes from the Printing-Copying Board, and then store, dispatch and distribute them to Exam Places;

c) The envelopes shall be stored in locked and sealed boxes, cabinets, containers. These containers shall be guarded around the clock and their keys shall be kept by the Manager of Paper Question Delivery and Handover Board; the Manager of Paper Question Delivery and Handover Board may authorize, in writing, persons in charge of dispatch group or team to keep and hand over the keys of boxes, cabinets and containers to the Managers of Exam Places;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 19. Storage and use of question papers and storage of answer sheets/scripts at Exam Places

1. Question papers and answer sheets/scripts shall be stored in separate cabinets. Cabinets of question papers and answer sheets/scripts shall be made of steady material, locked and sealed (the seal must bear all signatures of the Manager of Exam Place, inspector and police officer), the keys shall be kept by the Manager of Exam Place. The unsealing of a cabinet shall be witnessed by those who signed on that seal, and a record stating time of and reason for unsealing and seal status is required.

2. The area where the question papers, answer sheets/scripts are stored shall be guarded around the clock by the police with fire safety guarantee. The room where the question papers and answer sheets/scripts are stored must be safe and steady, with security cameras active all the time; with police and guards on duty around the clock; a Deputy Manager of Exam Place who has worked for a high school without any candidate in the Exam Place is required to be on the guard in the room all the time when the question papers and answer sheets/scripts have been stored. Particularly in exam dates, the duration on guard of the Deputy Manager of Exam Place in the room where the question papers and answer sheets/scripts have been stored shall commence from the time when the works of an exam date finish and last until the time when the works of the following exam date starts.

3. The envelopes for each paper/subject shall be opened for distribution to candidates at exam rooms on time in accordance with annual guidelines for administration of high school graduation exam issued by the MOET.

4. The backup question papers are only used with the consent of the Manager of National Steering Committee.

Chapter V

INVIGILATION

Article 20. Invigilation Board

1. Composition: The manager: the head of Exam Council; Standing Deputy Manager: the head of DET, the head of exam management division of DET; other Deputy Managers: the head of DET, the heads of certain divisions of DET, and head master of high school; members and secretaries: heads, consultants of divisions affiliated to DET, heads and teachers of high schools.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The Manager of Invigilation Board shall be held accountable to the Chairperson of Exam Council in terms of invigilation practices; run the invigilation practices at the Exam Council, decide the time when the sealed envelopes are dispatched to invigilators, and make decision to deal with situations occurring in the exam sessions;

b) Deputy Manager of Invigilation Board, members and secretaries shall take responsibility for their performance of tasks and powers as assigned or authorized by the Manager.

3. The Director of DET shall, based on the number of registered candidates at the Exam Council, facilities, and staff, set up Exam Places in high schools and other educational institutions that meet the requirements for administration of the exam.

a) Composition:

The Manager: the head of a high school; a Deputy Manager: the head or dean of a high school where the Exam Place is based, in charge of facilities; Deputy Managers: heads or dean of other high schools; secretary: secretary of Council or a teacher of high school; invigilators: teachers of high school or lower secondary schools in the province; supervisors: teachers of high school: security guard, health workers, service staff: staff of the school where the Exam Place is based and police officers, military controllers;

b) The Manager and Deputy Manager of Exam Place cannot come from the same high school; each exam room must be placed two invigilators from two different high schools; each supervisor shall supervise up to 3 (three) exam rooms in a row of exam rooms; the Manager and Deputy Managers (not in charge of facilities) of Exam Place, invigilators, and supervisors must not perform tasks at an Exam Place with any candidate coming from the high schools where they have worked in the year of exam;

c) The Manager of Exam Place shall initiate performance of tasks and powers in conjuction with invigilation practices at the Exam Place and be accountable for the performance to the Manager of Invigilation Board and the Chairperson of Exam Council;

d) Deputy Managers, invigilators, supervisors and other members shall perform tasks assigned by the Manager of Invigilation Board and be accountable for such performance;

dd) For the performance of tasks at the Exam Place, the leader of Exam Place may use the seal of the high school or educational institution where the Exam Place is based.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Based on the data of registered candidates, the Secretary Board of Exam Council shall create the list of candidates for each exam room (including the list of candidates’ photos); create Candidate Cards; arrange places for candidates to complete the exam procedures.

2. On the day of completing exam procedures, the Manager of the Exam Place shall arrange staff to instruct candidates to complete exam procedures and inform candidates about the Regulation; record any mistakes about candidates’ name, priorities, permanent residence area and forward such information to the Secretary Board of Exam Council for updates on the exam management software.

Article 22. Processing of conducting of invigilation and responsibilities

1. Subject to assignment of the Manager of Invigilation Board, the Manager of Exam Place shall run the invigilation practices at the Exam Place; store and use question papers and store answer sheets/scripts at the Exam Place; designate tasks to other members at the Exam Place. Before each exam session, the Manager of Exam Place shall ensure unoccupied rooms in the exam ession must be locked and sealed; personal communications devices (if any) of those on duty at the Exam Place must be kept in the guardroom therein; do the casting lots for invigilators and supervisors to assign specific invigilation tasks, ensure principle that one invigilator must not invigilate more than one time in the same room in the exam; do the casting lots as to how to assign candidate numbers in the exam room.

2. Invigilators shall be held accountable to the Manager of Exam Place and perform the following tasks:

a) Present themselves at the Exam Place on time; during the exam time, invigilators must not bring any personal communications devices, do personal affairs, smoke, or consume alcoholic drinks;

b) When entry time is announced, the first invigilator shall call the name of candidates, the second invigilator shall check the Candidate Cards with the list of candidates’ photos to confirm the candidates' identity; make sure that candidates sit on the right seat and check their belongings to remove any prohibited documents and equipment as prescribed in Article 14 of this Regulation;

c) When the next stage is announced, the first invigilator shall receive the envelopes of question papers, the second invigilator shall remind candidates to follow the exam regulation, write his or her full name on the candidates’ answer and scrap papers and sign them based on the number of candidates present (redundant papers with signatures are not allowed); guide candidates to fold their answer papers correctly and check whether they have written their names, numbers and other required fields before taking the test;

d) When hearing the announcement, the first invigilator shall show the envelopes of question papers in front of candidates to let them see that the front and the back seals remain intact and ask two of them to sign the record confirming the condition of envelopes of question papers as witnesses; open the envelopes of question papers and check the number of question papers (any extra, missing sheets or mixed with other subjects' sheets should be reported to the manager of the Exam Place for handling); distribute the question papers to each candidate;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Invigilators shall sign and write full names in extra answer sheets/scripts and scrap papers as prescribed in point c, dd clause 1 of this Article;

g) Invigilators shall protect question paper during the exam session and prevent question paper leaks. After 15 minutes from the start of the session is announced (for the independent exam and every component subject in the combined paper), invigilators shall transfer the sealed envelope of extra question papers to the staff member assigned by the manager of the Exam Place;

g) Invigilators may only allow candidates to leave the exam room until two thirds of the examination time has elapsed (in written paper sessions) and after candidates have submitted all their answers sheet/script, question paper and scrap papers before leaving. In case of candidates' temporary leaving, invigilators shall inform supervisors for support;

h) In case of candidates' malpractice, invigilators shall make a record in accordance with the regulation. In case of unusual circumstances, invigilators shall promptly inform the Manager of the Exam Place;

k) 15 minutes before the end of the session (for the independent exam and every component subject in the combined paper), invigilators shall announce the remaining time for candidates;

l) When the end of the session is announced, the first invigilator shall require candidates to stop writing and collect their answer sheets/scripts, even the sheet/script of any candidate whom against a record is taken; the second invigilator shall maintain the discipline in the exam room; the first invigilator shall call the name of candidates and receive their answer papers. When receiving papers, the first invigilator shall count the number of submitted answer sheet/script, ask candidates to write the number of submitted answer sheet/script and sign 2 copies of acknowledgement of submission. Invigilators shall ensure that all the papers have been collected before allowing candidates to leave the room;

m) Invigilators shall put the papers in the envelope in the increased order of candidates’ numbers. The first invigilator shall bring the envelope, 2 copies of acknowledgement of submission, discipline record and evidence (if any), accompanied by the second invigilator, to the secretary of Exam Place as soon as possible after each exam session. Upon the handover, it is required to count publicly and compare the actual number of answer sheets/scripts and pages thereof with acknowledgement of submission and discipline record and evidence (if any);

n) After counting and comparing, answer sheets/scripts and 1 copy of acknowledgement of submission of each exam room shall be put in the envelope of such room; and shall be sealed by the ecretary of Exam Place and the two invigilators on the spot. One seal shall be put on at the middle of the left, right and middle edges of the bag. The Manager and secretary of Exam Place who do the counting and comparing process shall sign and write full names in the seal. Two invigilators shall sign on the edge between the seal and the bag and affix the overlapping stamp on the seal. Then, apply transparent tape around the length of the edge of the envelop and cover it with the sealing tape; Secretary of Exam Place and two invigilators clearly state their full names and sign the handover minutes; the other copy of acknowledgement of submission shall be kept outside, and submitted together with the sealed envelope and sealed invigilation dossier.

3. When invigilating multiple-choice papers, in addition to those provisions prescribed in this article, invigilators shall perform the following tasks:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Distribute multiple-choice answer sheets and instruct candidates to fill in required fields;

c) Distribute question papers to candidates; each candidate in the same exam room shall receive a question paper with different code; in case of component papers of the natural sciences and social sciences combined papers, candidates shall receive papers with the same code for each paper/subject. When distributing the question papers, invigilators shall ask candidates to check the codes of the question papers then put the papers under the multiple-choice answer sheet and only read the question papers after the invigilator has given permission to do so. When the last candidate has received the question papers, invigilators shall allow candidates to turn up the question papers, write and fill in the question code field in the answer sheet and write the received question code in 2 copies of acknowledgement of submission;

d) In case of combined papers, one multiple-choice answer sheet is for all component subjects. The question papers for the component papers are distributed based on the subjects’ schedule: each component test shall be completed in the given time; right after the end of each paper/subject, invigilators shall collect the question papers and scrap papers of candidates who take exam on that subject and distribute the papers of the following subject as scheduled;

dd) Invigilators shall not collect question papers and scrap papers from candidates who take independent papers and component subject: Biology, Civic Education of the combined paper;

e) Invigilators shall not collect the multiple-choice answer sheets before the end of the exam. When collecting the answers sheets, invigilators shall ensure that the question code written and filled in on candidate’s answer sheet and the 2 copies of acknowledgement of submission must be the same with the printed code on the question paper distributed to the candidate;

g) Invigilators shall hand over the envelope with all the multiple-choice answer sheets organized in the increased order of candidates’ numbers and 1 copy of acknowledgement of submission containing all candidates’ signatures and distributed question codes to the Manager of Exam Place or the person assigned by the Manager of the Exam Place. The other copy of acknowledgement of submission shall be kept outside of the envelope and will be handed together with the sealed enveloped and sealed invigilation dossier.

4. Supervisors shall be held accountable to the Manager of Exam Place and perform the following tasks:

a) Supervise the performance of invigilators and other members at the assigned area;

b) Supervise the candidate who is allowed by the invigilator to leave the exam room;  remind invigilators, security guards, police officers, medical staff of their duties and take records against those who have committed maladministration;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Ask invigilators to take a record against any candidate who has committed malpractice (if any); work with inspection team on inspecting and dealing with malpractice/maladministration.

5. Security guards, police officers, military controllers (hereinafter referred to as security members) shall be held accountable to the Manager of Exam Place and perform the following tasks: 

a) Those who assigned to protect any area shall protect the assigned one and refrain from coming to other areas;

b) Security members must not allow unauthorized persons to enter the assigned area, must not leave the position and do personal affairs whilst on duty, must not enter the exam room or communicate with candidates;

c) Security members shall report to the Manager of the Exam Place about incidents occuring during the exam time for timely action;

d) Police officers sent to support the Exam Council shall have the additional duty of escorting and protecting the safety of question papers and answer sheets/scripts.

6. Medical staff shall be held accountable to the Manager of Exam Place and perform the following tasks:

a) Be ready at all times in the assigned area by the Exam Council to handle candidates' sickness or emergencies;

b) When the Manager of Exam Place informs any candidates with sickness, medical staff shall provide treatment as soon as possible or if necessary, refer the sick candidate to hospital with the escort of supervisors and police officers; the medical staff is forbidden to take advantage of the examination and treatment provided on the spot to commit the maladministration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The dispatch and handover of answer sheets/scripts from the Exam Place to the Exam Council shall be subject to decision of the Chairperson of Exam Council; be joined by the Manager of Exam Place and police officers throughout the process of dispatch and handover; upon handover process, the seals of envelopes shall be checked and a record bearing all signatures of involved people is required.

2. The Chairperson of Exam Council shall adopt measures to ensure security of answer sheets/scripts as prescribed in clause 3 Article 18 hereof; police officers and the Manager, Deputy Manager, Secretary of Exam Council shall observe and protect the room where answer sheets/scripts have been kept around the clock.

Chapter VI

MARKING

Article 24. Marking area

1. The marking process of each Exam Council is conducted in up to 2 assigned areas; in which, each Marking Board shall mark papers in a single area. The marking area shall meet security and safety requirements, be fully equipped with fire safety devices and under the surveillance of guards around the clock; the places to mark and to store written paper scripts must be arranged near each other; multiple-choice answer sheets shall be kept in a room where they are going to be marked or in a room solely intended for keeping multiple-choice answer sheet, depending on the actual condition there.

2. The rooms with cabinets, boxes, containers in which papers are stored shall be locked and sealed; the seal must bear all signatures of the key keeper, inspector and police officer. The keys of rooms where answer sheets/scripts are stored shall be kept by the managers of Marking Boards; the keys of cabinets, boxes or containers in which envelopes of written paper scripts are stored shall be kept by Secretary of Exam Council who perform tasks at Written Paper Marking Board; the keys of cabinets, boxes or containers in which envelopes of multiple-choice paper answer sheets are stored shall be kept by the Leader of Secretary Team affiliated to Multiple-Choice Paper Marking Board. The rooms where answer sheets/scripts are stored, multiple-choice answer sheets and written paper scripts are marked, Secretary Board of Exam Council and Secretary Team of Marking Board perform their tasks, in the marking area, must be equipped with fire safety devices, surveillance cameras in active and police officers and guards around the clock. The rooms where answer sheets/scripts are stored and marked and cabinets, boxes and containers where envelopes are stored shall be opened and closed in the presence of police officers, inspectors, and also recorded in logbook.

3. Members of the Marking Board, on entering and leaving the marking area, must not bring any devices for information recording and transmission, copying documents, any personal papers, correction pen, pencil and other types of pen that are not allowed by the Marking Board.

Article 25. Script Header Removal Board

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Composition: The manager: shall be held by the head or member of Exam Council; deputy managers: shall be held by heads of divisions of the DET, heads of high schools; members: officials and public employees of the DET, heads and teachers of high schools, police officers, security guards, medical staff, service staff;

b) Tasks and powers of Script Header Removal Board: Receive written paper scripts in sealed envelopes of Exam Places from Secretary Board of Exam Council; remove script headers and keep them confidential; seal and store answer sheet headers as per regulation on confidentiality throughout the marking duration until the marking of written paper scripts finishes; hand over answer sheets/scripts, headers of which have been removed, in sealed envelopes, to Secretary Board of Exam Council; hand over answer sheet headers, in other sealed envelopes, to Secretary Board of Exam Council after the marking of written paper scripts finishes. The process of removal of answer sheet headers for remarking written paper scripts shall be done in a similar manner as above;

c) Script Header Removal Board shall work independently with other Boards of Exam Council, under direct steering of the Chairperson of Exam Council; only do works related to answer sheets/scripts with presence of at least 2 members of Script Header Removal Board; those in Script Header Removal Board may not join as members of Written Paper Marking Board and Written Paper Re-Marking Board;

d) The Manager of Script Header Removal Board shall perform his/her tasks and powers, take responsibility for the performance of the Script Header Removal Board as prescribed in this Regulation to the Chairperson of Exam Council;

dd) Deputy managers, members of Script Header Removal Board shall take responsibility for their performance of tasks and powers as assigned or authorized by the Manager.

2. The header removal area must meet security and safety requirements and be fully equipped with fire safety devices and under surveillance of police officers and guards around the clock; be equipped no device used for recording and transmitting information and image; those in Script Header Removal Board must not bring any communications device to this area.

3. Method: The Chairperson of Exam Council shall decide the method of removal of script headers. Header numbers shall be generated randomly from a software to ensure every script of candidate (with equivalent candidate number) shall have one single header number. The generation of header numbers shall be done in the isolated area in the witness of inspectors.

a) Removing headers in one round: Script Header Removal Board must be completely isolated during the process of removal of headers until the marking of written paper scripts finishes; the Manager of Script Header Removal Board shall, in person, do the generation of header numbers using a supporting software of the MOET;

b) Removing headers in two independent rounds: Script Header Removal Board must be completely isolated during the process of removal of headers of each round; members of the Board shall be split into two teams: Header Remover Team round 1 and Header Remover Team round 2; two teams shall work independently and entirely isolated from each other. Header Remover Team round 1 only may leave the isolated area after Header Remover Team round 2 has been isolated. Header Remover Team round 2 must be completely isolated while on duty until the marking of written paper scripts finishes. The Leaders of Header Remover Team round 1 and 2 shall, in person, do the generation of header numbers using the supporting software of the MOET.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) After completing the removal of script headers, the Manager of Script Header Removal Board shall hand over the written paper scripts, headers of which have been removed, to the Manager of Secretary Board of Exam Council; the Chairperson of Exam Council shall decide to hand over answer sheets/scripts at once or according to marking progress;

b) Script headers shall be stored by Script Header Removal Board and only be handed over to the Manager of Secretary Board of Exam Council after the marking of written paper scripts finishes.

Article 26. Written Paper Marking Board

1. Composition:

a) The Manager of Written Paper Marking Board: the head of Exam Council; Deputy Managers of Written Paper Marking Board: heads of divisions of DET and high schools, in which, Standing Deputy Manager is the head of Exam Management Division or Lower Secondary School of DET;

b) A Deputy Manager whose field of expertise falls in the subject area of the written paper shall hold the position of Lead of Subject Marking;

c) Written Paper Marking Board shall have at least two Marking Teams under management of Lead of Subject Marking; each Marking Team shall have a Leader and examiners, who are officials, public employees and teachers teaching the subject area of the written paper to be marked; members of Secretary Board and Script Header Removal Board are not allowed to mark papers;

d) Police officers, security guards, medical staff and service staff.

2. The Manager of Marking board shall run the marking practices and be held accountable to the Chairperson of Exam Council for the marking process, progress and quality; have powers to replace or dismiss any member who is deemed irresponsible or has committed maladministration or has made many mistakes in performing their assigned tasks; conduct examination or verification upon occurrence of any incident.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Lead of Subject Marking shall be held accountable to the Chairperson of Exam Council and the Manager of Written Paper Marking Board for the management and process of marking of written paper scripts of Exam Council in compliance with the Regulation; and perform the following tasks:

a) Plan the marking schedule; receive scripts and assign tasks to examiners;

b) Before marking, the Lead of Subject Marking shall work with the members to discuss the application of marking scheme, answer key and grading scale, and hold a review of the team’s performance;

c) Propose the Manager of Written Paper Marking Board to replace or dismiss any member who is deemed irresponsible, has made many mistakes or has committed maladministration;

d) After marking process, the Lead shall hold a review of the team’s performance.

5. Leader of Marking Team shall help Lead of Subject Marking manage and run the marking practice in each Team and perform the tasks assigned by the Lead.

6. Members of the Written Paper Marking Board shall perform tasks assigned by the Manager of the Board and comply with provisions in this Regulation; examiners shall comply with orders of their Leader and the Lead.

Article 27. Marking of scripts

1. General provisions concerning marking of scripts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The Secretary Board of Exam Council will deliver the envelope of scripts with headers removed and the record of scores to the Lead of Marking Subject;

c) The Lead of Marking Subject shall gather all Leaders of Marking Teams, examiners to announce the Regulation, discuss the marking scheme, and grade at least 10 scripts so as to withdraw experience and reach a consensus on application of the marking scheme; then conduct the marking through two independent rounds in two separated rooms;

d) The envelope of scripts shall be handed over to an examiner who is chosen by casting lot.

2. First-round marking:

a) The Lead of Subject Marking shall hand over envelopes of scripts to examiners by casting lot;

b) Before marking, examiners shall check every script to make sure that they have received sufficient pages and headers as written on the envelope and cross out any blanks left on the paper. Examiners must not mark any script made of material different from the paper used for the exam;

c) In case of missing pages, headers, answers written on scrap papers or unspecified papers, papers with handwriting of two people, answers written in two different colors and more or in red color, answers written in pencil or any note, drawing that have no related meaning to the exam, torn or intentional marking, examiners shall transfer these scripts to the Leader of Marking Team, who will forward these scripts to the Lead of Subject Marking for consideration;

d) In the first-round marking, except for the cross out strokes in blank areas, examiners must not write anything on the candidates’ scripts and the envelope. Scores for each question, total score and comments (if any) shall be written on the record of scores for each written paper. On the record, examiners shall write and sign their full name.After finishing marking one envelope, examiners shall bring that marked envelope to the Leader of Marking Team, who will forward it to the Lead of Subject Marking for continuing forward to the Secretary Board of Exam Council.

3. Second-round marking:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The second-round marking examiners shall mark directly onto the candidates’ scripts and write the marks on the record of scores. Scores for each part of an answer shall be written in the margin next to the marked part, then the total score for each answer and for the whole paper shall be written in the scores areas. Examiners shall write their full names and sign at all required areas in every page of the candidate’s script;

c) After finishing one envelope, the examiner shall bring this envelope to the Leader of Marking Team, who will forward this to the Lead of Subject Marking for further forward to the Secretary Board of Exam Council.

4. Processing scores and taking record of marking

Members of the Secretary Board of Exam Council, the Lead of Marking Subject, the Leader of Marking Team and examiners shall compare the scores and proceed as follows:

a) The final score after two rounds of marking:

Situation

Solution

The difference in two total scores or in the component scores (except the case of miscalculating total scores) is less than 1.0 point.

Two examiners shall reach a consensus on the final score and then write the final score, examiners' full names and sign on all scripts of the candidate.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Two examiners shall discuss and take a record to inform the Lead of Marking Subject the final score (the results on the records of scores or the total score part on the paper shall not be changed), write the final score and examiners’ full names, sign on all pages of the candidate’s script. If two examiners cannot reach to an agreement on the final score, the Lead of Marking Subject will be the one to decide the final score, write the score and sign on the script.

The difference in two total scores or in the component scores (except the case of miscalculating total scores) is more than 1.5 point.

The Lead of Marking Subject shall hold the third-round marking with the evaluation written directly on the script in different color.

b) The final score after two rounds of marking:

Situation

Solution

If the scores of two in three times are the same

The Lead of Marking Subject shall take the same score of two times marking as the final score, write the final score and examiners’ full names, sign on all pages of  the candidate’s script.

If the differences in the scores of three times are varied: up to 2.5 points.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If the differences in the scores of three times are varied: more than 2.5 points.

The Marking Board shall work together for the final decision. Examiners and the Lead of Marking Subject shall write the final score, examiners' full names and sign on all pages of the candidate's script. The score of this marking is the official score of the paper.

5. Inputing scores of written paper:

a) Score Input Team is affiliated to Secretary Board of Exam Council, the position of Leader is held by the head or member of Secretary Board of Exam Council; Score Input Team consists of at least two sub-teams, each sub-team shall have at least three members;

b) Score Input Team shall input scores of written paper in two independent rounds provided that each round is undertaken by a different sub-team on the marking software in the witness and observation of inspectors.

Article 28. Multiple-Choice Paper Marking Board

1. Composition of Multiple-Choice Paper Marking Board:

a) The Manager shall be the leader of the Exam Council;

b) Deputy Managers shall be heads of divisions of the DET and high schools:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Secretary Team, composed of: Leader: a Deputy Manager of Multiple-Choice Paper Marking Board; other members: officials and public employees, and teachers under management of the DET and high schools;

dd) Supervision Team, composed of: Leader: a Deputy Manager of Multiple-Choice Paper Marking Board; other members: officials and public employees, and teachers under management of the DET and high schools;

e) Police officers, security guards, medical staff and service staff.

2. The Manager of Multiple-Choice Paper Marking Board shall run the marking practices and be held accountable to the Chairperson of Exam Council for the marking process, progress and quality; have powers to replace or dismiss any member who is deemed irresponsible or has committed maladministration or has made many mistakes in performing their assigned tasks; conduct examination or verification upon occurrence of any incident at the request of the Supervior Team.

3. Deputy Manager of Multiple-Choice Paper Marking Board shall perform the tasks as assigned by the Manager.

4. Marking Team shall carefully read the manual of multiple-choice paper marking software provided by the MOET and use it to mark multiple-choice answer sheets.

5. Secretary Team is tasked to help Manager of Multiple-Choice Paper Marking Board to prepare documents, forms and records for marking of multiple-choice answer sheets; receive answer sheets from the Exam Council; seal and unseal the envelopes; store answer sheets whilst they have been kept in the room where they have been marked.

6. The Supervision Team shall work indepedently from other Teams of Multiple-Choice Paper Marking Board. The Supervision Team shall continuously supervise the process of marking and storage of multiple-choice answer sheets at the room as per the Regulation. Any suspicion shall be promptly reported to the Manager of Multiple-Choice Paper Marking Board for suspension of the marking process and the Manager of Multiple-Choice Paper Marking Board shall verify and take actions before resuming the marking process.

7. Members of Multiple-Choice Paper Marking Board shall comply with the assignments given by the Manager as per the Regulation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. General principles for marking of multiple-choice answer sheets:

a) Members of Multiple-Choice Paper Marking Board, any person in charge in the area where multiple-choice answer sheets are marked must not bring any pencil, eraser and other forbidden items as per the Regulation into the marking room; and must not make any correction or interlineation/omission in the multiple-choice answer sheets of candidates in any form and for any reason;

b) Members of Multiple-Choice Paper Marking Board shall strictly comply with the marking process as prescribed; any suspicion shall be promptly reported to the Leader of Multiple-Choice Paper Marking Board for, together with the Supervision Team, taking a record, and then report it to the Manager of Multiple-Choice Paper Marking Board for further action;

c) Multiple-choice answer sheets must be marked by a specialized software provided by the MOET, from the scanning stage to the time when the score of the answer is given;

d) Only paper codes in the files prescribed by the MOET shall be used;

dd) During the processing and marking process, Multiple-Choice Paper Marking Board shall promptly update and report to the MOET as prescribed.

2. Processing multiple-choice answer sheets:

a) Scanning: Scan multiple-choice answer sheets by envelopes, check every envelope in the software and seal it when it is done. After scanning all envelopes/the multiple-choice answer sheets of Exam Council, all scans automatically encrypted by the software shall be copied to 2 CDs/DVDs (hereinafter referred to as CDs) with the same content;

b) Recognizing scans: After recognizing all scans of multiple-choice answer sheets of Exam Council, all scans automatically encrypted by the software shall be copied to 2 CDs/DVDs (hereinafter referred to as CDs) with the same content;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) In each step in points a, b, c hereof, the 2 CDs with same content must be sealed under supervision of the Supervisions Team, police and recorded in writing; only 1 CD is sent to the Department of Quality Control affiliated to the MOET for management and the other CD is sent to the Chairperson of Exam Council for storage and next step is only proceeded when the Chairperson of Exam Council approves to do so. It is required to seek approval from the National Steering Committee to use these CDs.

3. Marking: After completing the works in clause 2 hereof, Multiple-Choice Paper Marking Board shall unseal the CD containing data of marking of multiple-choice answer sheets of the MOET, take a record of unsealing and input data into the multiple-choice paper marking software under supervision of police and Supervision Team; mark and count up to 0.25 for each paper and component subject of the combined paper; only use the codes of papers/subjects in the files as prescribed by the MOET; during the process, the Exam Council must promptly update and report to the MOET. <0}

4. As soon as the marking is completed, the official files and test results (exported from the software in the format required by the MOET) shall be copied to 2 same CDs/DVDs, which shall be sealed under supervision of the Supervision Team and the police, and recorded in writing. 1 CD shall be sent to the Department of Quality Control affiliated to the MOET and 1 CD shall be kept by the Chairperson of Exam Council for update into the database of the exam management software and storage.

5. The marking of multiple-choice answer sheets shall be performed as per requirements and procedures prescribed in this Article. Any problem arising must be recorded in writing and reported to the Provincial Steering Board or the National Steering Committee for consideration.

Article 30. Marking assessment of written papers

1. The Manager of Written Paper Marking Board shall establish a Marking Assessment Team, composed of: The leader: to be held by Deputy Manager of Written Paper Marking Board and examiners. The examiner must not, concurrently, perform other tasks in the Written Paper Marking Board and Secretary Board of Exam Council.

2. Tasks and powers of the Marking Assessment Team:

a) Evaluate at least 5% of the amount of scripts which was already marked in round 1 or round 2 according to the progress of marking each paper/subject and at the request of the Manager of Written Paper Marking Board; each script undergoing marking assessment shall be marked by an assessment examiner following first-round marking process as specified in clause 2 Article 27 of this Regulation;

b) At the end of the marking assessment session or if necessary, the Leader of Marking Assessment Team shall gather the result and report to the Manager of Written Paper Marking Boardard for suitable adjustments in the marking process to ensure a fair, objective and serious marking process;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. the Manager of Written Paper Marking Board shall decide whether or not a dialogue between the examiners and the assessment examiners should be held.

Article 31. Score management

1. After the marking of all subjects is completed, the Chairperson of Exam Council shall approve the exam scores, report and send all exam data to the Department of Quality Control affiliated to the MOET for storage and comparison. The official files and test results shall be copied to 02 CDs, which shall be sealed under supervision of the supervision team and the police and the process shall be recorded in writing. 01 CD shall be held by the Chairperson of Exam Council and 01 CD shall be sent by to the Department of Quality Control.

2. In order to ensure the accuracy of exam score data, the MOET shall use the CD containing the exam scores sent by the Exam Councils to update in the system; Exam Councils shall use the CD kept at the Exam Council to the exam management software and compare them thereafter. After every Exam Council completes the comparation and make all necessary preparations, the exam scores shall be published as prescribed.

3. After approving and sending the exam scores to MOET, the Chairperson of Exam Council shall direct the Secretary Board of Exam Council to printing score certificates of candidates (in the format designed by MOET), signing and sending those certificates to high schools or places where which candidates registered to take the exam. Each candidate shall receive one score certificate with one unique code.

4. Any documents related to the scores shall be sealed and stored by the Chairperson of Exam Council.

Chapter VII

REMARKING AND REVIEWING

Article 32. Remarking Board

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Tasks of Re-Marking Boards:

a) Written Paper Re-Marking Board: Check for scoring errors such as wrong calculation of score, writing down wrong score; re-mark the papers as requested by candidates;

b) Multiple-Choice Paper Re-Marking Board: Double check errors in marking process of multiple-choice answer sheets; check for technical defects; re-mark the papers as requested by candidiates;

c) Submit the re-marked papers to the Chairperson of Exam Council for decision.

3. The re-marking process shall be conducted in a place meeting all requirements in Article 24 hereof.

Article 33. Re-marking procedures

1. Candidates can request for re-marking by sending re-marking application to the registered Exam Place.

2. The high school where a candidate registered shall receive that candidate’s re-marking application within 10 days from the day of score announcement. Within 15 days from the deadline for submisison of re-marking application, the Exam Council shall post and send the re-marked score to the candidate.

3. Before sending the answer sheet/script to be re-marked to the Re-Marking Board, the Secretary Board of Exam Council shall perform these following tasks:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Collect all the scripts/sheets to be re-marked of a paper/subject and put them into one or several envelopes, write the number of scripts/sheets and pages thereof on each envelope;

c) Regarding written paper scripts: Hand scripts of candidates applying for re-marking to Answer Script Header Removal Board for removing script headers; hand scripts with removed headers and forward them to Written Paper Re-Marking Board for remarking;

d) The handover of scripts between Secretary Board of Exam Council and Written Paper Re-Marking Board shall be done as prescribed in Article 27 hereof; the handover of multiple-choice answer sheets must accompany with the acknowledgement of submission.

4. Re-Marking Scripts: Each script shall be re-marked by two examiners as prescribed in Article 27 of the Regulation and with the ink color different from the ink color already used to mark previously. Any work related to the re-marking shall be joined by at least two members of Written Paper Re-Marking Board under supervision of the inspector. The re-marking score of scripts shall be decided by the Secretary Board of Exam Council as follows:

a) If the exam scores of the two re-marking examiners are the same, that score will be the re-marking score and the examiners shall sign on the remarked script;

b) If the exam scores of the two re-marking examiners are not the same, that script shall be handed to the Manager of Written Paper Re-Marking Board for forwarding to the third examiner to re-mark directly with different ink color;

c) If the exam scores of the two in three re-marking examiners are the same, the agreed score will be the re-marking score. If the exam scores of all three re-marking examiners are not the same, the Manager of Written Paper Re-Marking Board shall take the average of the exam scores and round to the nearest one hundredth as the final score; the examiners shall sign on the re-marked script;

d) If the difference in the re-marking score and the marking one is 0.25 point, the final score will be the re-marking one. In case the difference is from 0.5 points and above, a dialogue between the examiners and re-marking examiners shall be held (meeting minutes is required). Any misconduct shall be reported to the Manager of Written Paper Re-Marking Board for consideration.

5. Re-marking multiple-choice answer sheets:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Compare every answer filled in the multiple-choice answer sheet and the image scanned in the computer; in case of any discrepancy, the cause thereof must be discovered; and then print the scores from the software before and after correction;

c) The re-marking score data shall be exported from the software and copied into 2 same CDs, sealed under supervision of the Supervision Team, the police and recorded in writing, with the signature of the Manager of Multiple-Choice Paper Re-Marking Board; 1 CD shall be sent to Department of Quality Control affiliated to the MOET; 1 CD shall be handed to the Chairperson of Exam Council for update to the database of the exam management software and storage;

d) When the re-marking is completed, Multiple-Choice Paper Re-Marking Board shall make a final record bearing signature of the Manager and all members, Supervision Team;

dd) The Supervision Team shall supervise all stages of the re-marking of multiple-choice answer sheets in a direct, regular and uninterupted manner.

6. Re-marked scores shall be sent to the Manager of Multiple-Choice Paper Re-Marking Board in order to seek decision from the Chairperson of Exam Council. The Chairperson of Exam Council shall update scores of candidates after re-marking into the exam management software as prescribed by the MOET; report and send data to Department of Quality Control affiliated to the MOET.

7. The Exam Council shall print score certificates after re-marking and send them to candidates whose scores are ajdusted; as well as revoke and cancel the score certificates issued before re-marking.

Article 34. Marking review

1. In case of necessity, the Minister of MOET shall establish a Marking Review Council to mark all or some of the marked scripts/sheets, or examine the remarked scores of one or several Exam Councils.

2. Marking Review Council of the MOET: The Director of the Department of Quality Control shall hold the position of the Manager; Deputy Directors of units affiliated to MOET shall hold the position of Deputy Managers; members, secretaries of this Council are heads, specialists of units affiliated to MOET and qualified officials, lecturers and teachers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The review score of the Marking Review Council shall be the official score for the reviewed script.

5. The Chairperson of Marking Review Council shall decide whether or not a dialogue between the examiners, re-marking examiners and review examiners shall take place.

6. The Marking Rreview Council of MOET shall use the seal of the Department of Quality Control.

Chapter VIII

HIGH SCHOOL GRADUATION ASSESSMENT AND ISSUANCE OF CERTIFICATES OF COMPLETE COMPULSORY EDUCATION PROGRAM

Article 35. Exemption from Foreign Language paper in high school graduation assessment

1. Eligible entities:

a) Members in the national team for the International Olympiad of Foreign Languages in accordance with the decision of the Minister of MOET;

b) Those who have required certificates in accordance with annual guidelines for administration of high school graduation exam issued by the MOET.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Those who choose not to be exempted from Foreign Language paper shall take the exam and his/her score will be used for the graduation assessment in the same way of non-exempt candidate’s case.

Article 36. Exemption from all papers of the exam

1. A person chosen to become a member in the national team for the International or Regional Olympiad of academic subject shall be exempt from all papers of the high school graduation examination if he/she:

a) is chosen in the second semester of 12th grade;

b) has his/her conduct classified as Good and academic performance classified as Good or above in the 12th grade; and

c) is named in a list of exemption of the MOET.

2. A person chosen to become a member in the national team for the International or Regional Olympiad of engineering or arts shall be exempt from all papers of the high school graduation examination if he/she:

a) is chosen in the second semester of 12th grade;

b) has his/her conduct classified as Average and academic performance classified as Average or above in the 12th grade; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. People suffering from extremely severe disabilities and severe disabilities as prescribed in clause 1, clause 2 Article 3 of the Government’s Decree No. 28/2012/ND-CP dated April 10 2012; revolutionary activists infected with chemical toxins with the degree of impairment from 61% and above; offspring of revolutionary activists infected with chemical toxins with the degree of impairment from 61% and above must satisfy the following requirements:

a) In the case of disabled students who follow the general education program: They must finish the high school program and meet the requirements as prescribed in clause 2 Article 12 of this Regulation to take the exam; and have the certificate of disability issued by the competent authority;

b) In the case of disabled students who  do not meet the requirements of the general education program: They shall have the certificate of the implementation of the individual education plan each year at high school level approved by the headmaster of the school at which they studied; and have the certificate of disability issued by a competent authority;

c) In the case of revolutionary activists and their children infected with chemical toxins: They must finish the high school program and meet the requirements as prescribed in clause 2 Article 12 of this Regulation to take the exam; and have the certificate of infection with chemical toxins with the working capacity loss from 61% and above issued by a competent authority.

Article 37. Cases of exception in graduation recognition

1. Candidates who meet the requirements prescribed in Article 12 of this Regulation may be granted an exception of graduation recognition in the following cases: Those who have an accident, get sick or get into unexpected situations during 10 days before the exam or being unable to take the exam because of the mentioned reasons at the first day of exam.

a) Conditions for granting exception: Academic performance and conduct in 12th grade shall be classified as Good and above;

b) Required documents in the application: The admission and discharge notes of hospital of district level and above are required in the case of sickness and having an accident; records for unexpected situations verified by the local People’s Committee are required in the case of getting into unexpected situations. Proposal record of exception in graduation recognition of the high school at which the candidate registered for the exam and proof of academic performance and conduct in 12th grade.

2. Those who have an accident, get sick or get into unexpected situations after taking at least one test and being unable to take the rest of the exam or volunteering for taking the rest of the exam after their recovery.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Required documents in the application: applciation for granting exception; the admission and discharge notes of hospital of district level and above are required in the case of sickness and having an accident; records for unexpected situations verified by the local People’s Committee are required in the case of getting into unexpected situations and proof of academic performance and conduct in 12th grade.

3. Athletes who are eligible for exception of graduation recognition as per Article 5 of Decree No. 36/2019/ND-CP dated April 29, 2019.

4. Procedures:

a) Candidates shall submit the application of granting exception to the head of units at which candidates registered for the exam in no more than 7 days after the end of the final paper. The head of the unit shall receive and transfer candidates’ applications of granting exception to DETs;

b) The council of graduation recognition shall consider and grant exception for qualified candidates prescribed in Clause 1 and 2 of this Article.

Article 38. Retained scores

1. Candidates' scores are retained as follows: Candidates who took all required papers in the last year exam but have not been qualified to graduate and have no record of score disposal can reuse any score that was marked from 5.0 and above for the relevant paper or component subject in the combined paper in the following year exam to be qualified for high school graduation assessment.

2. Those who chooses not to use the retained score shall take all papers and his/her scores will be used for the high school graduation assessment in the same way for candidates without retained scores .

Article 39. Bonus points

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Group 2 : Candidates shall receive 0.25 point as bonus if they are one of the following subjects:

a) Continuing education candidates who are war invalids, sick soldiers, those receiving the same benefits as war invalids, sick soldiers with the degree of impairment under 81%;

b) Children of war invalids, sick soldiers; those who are receiving the same benefits as war invalids, sick soldiers with the degree of impairment under 81% , Hero of the People’s Armed Force, Hero of Labor; children of Vietnamese Heroic Mother, Hero of the People’s Armed Force, Hero of Labor;

c) Ethnic minority candidates;

d) Kinh ethnic people, foreigners who has registered of permanent residency for 3 years and above (up to the date of the exam) and live in extremely disadvantaged communes, border communes, former revolution bases under the cover of program 135, extremely disadvantaged communes in coastal areas and islands specified in current regulation by the Prime Minister; live in extremely disadvantaged communes in Zone I,II,III of mountainous areas and highlands specified in current regulation by the Committee of Ethnic Minority Affairs; study at high schools located outside the urban districts area of central-affiliated cities for at least two thirds of high school time;

dd) Those who are infected with dioxin, children of those infected with dioxin, children of revolutionary activists infected with chemical toxins, those who have deformities, malformations, working capacity loss as a result of exposing to chemical toxins certified by competent authorities;

e) Continuing education candidates whose age is 35 and above at the time of the exam.

3. Group 3 : Candidates shall receive 0.5 point as bonus if they are one of the following subjects:

a) Minority ethnics people who live in extremely disadvantaged communes, border communes, former revolution bases under the cover of program 135, extremely disadvantaged communes in coastal areas and islands specified in current regulation by the Prime Minister; live in extremely disadvantaged communes in Zone I,II,III of mountainous areas and highlands specified in current regulation by the Committee of Ethnic Minority Affairs; study at high schools located outside the urban districts area of central-affiliated cities for at least two thirds of high school time.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Children of war invalids, sick soldiers; those who are receiving the same benefits as war invalids, sick soldiers with the degree of impairment from 81% and above.

4. Candidates with more than one benefit shall only enjoy the most beneficial one.

5. Bonus point policy for other beneficiaries specified in current law will be decided by the Minister of MOET.

Article 40. Extra points

1. Students participating in contests and other activities shall receive the amount of extra points as follows:

a) Get individual prizes in the contest of sciences for excellent 12th-graders: Win first, second, third prize in the national contest or first prize in provincial contests: +2.0 points; get consolation prize in the national contests or second prize in provincial contests: +1.5 points; Get third prize in provincial contests: +1.0 points;

b) Get individual or team prizes in practical contests of Physics, Chemistry, Biology; arts, sports contests, exhibitions of national defense education, science and engineering contests, international letter-writing competitions held by education units cooperating with other relevant units from provincial level and above for high school students. Individual prizes: Win first, second, third prize in the national contests , first prize in provincial contests or gold medal : +2.0 points; get consolation prize in the national contests, second prize in provincial contests or silver medal : +1.5 points; bronze medal : + 1.0 point. Team prizes: Extra points only awarded to candidates with team prizes at national level; the number of players, athletes, actors in the team shall be referred to the rules provided by each prize’s organizers; the amount of extra points awarded for individuals in a team prize shall be the same with the individual prize specified in this point;

c) Candidates with prizes from several contests shall only receive the highest extra score for the highest prize.

2. High school students, continuing education students who have to undergo conduct assessment, continuing education students who are following a program that combines both intermediate vocational training and secondary education and have the vocational training certificate issued by the DET, educational institutions and vocational training institutions shall be eligible for extra points according to the classification of their vocational training certificates as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) “Good” for Vocational Certificate, “Good” and “Average Good” for Diploma Level 4 of VQF/ Intermediate Professional Education Diploma: + 1.5 points;

c) “Ordinary”: +1.0 point.

3. Continuing education students who have foreign language and/or informatics certificates in accordance with regulations by MOET during high school: +1.0 point for each certificate. 

4. In case of having several certificates qualified for getting bonus as prescribed in this clause, the maximum amount that candidates can receive is 4.0 extra points.

5. If extra points specified in point a, b, c of this clause were gained during high school time, they shall be retained and added later to the final score for graduation assessment.

Article 41. Grade-point average for graduation assessment

1. Grade-point average for graduation assessment: consists of scores of papers for high school graduation assessment as prescribed in poit a clause 3 Article 12 of this Regulation, bonus points, extra points (if any) and the grade-point average of 12th grade, score of each paper/subject will be converted into scale 1-10. 

a) The grade-point average (GPA) for high school students is calculated as follows:

GPA for graduation assessment =

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+

(GPA of 12th grade) x 3

 


+

 

Bonus point (if any)

4

10

b) The graduate point average (GPA) for continuing education students is calculated as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Total score of 3 papers

 

+

Total extra score (if any)

+

(GPA of 12th grade) x 3

 



+

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bonus point (if any)

 

3

4

10

2. Grade-point average for graduation assessment shall be rounded to the nearest one hundredth by examination software.

Article 42. High school graduation recognition

1. Candidates who meet the requirements of taking the exam, have no discipline record at the level of score disposal and above, have all papers and component subjects in combined papers scored greater than 1 point in scale 1-10 and have the grade-point average for graduation assessment from 5 and above are qualified to be recognized as high school graduates.

2. Candidates who meet the requirements of taking the exam and have the grant of exemption from all of papers as prescribed in Article 36 of this Regulation shall be recognized as high school graduates.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Director of DET shall establish the Graduation Assessment Council with the following composition:

a) The President: head of the DET;

b) Vice presidents: the managers of Examination, Secondary Education and Continuing education departments of the DET;

c) Members: heads, specialists, employees of units affiliated to the DET, heads of high schools.

2. The Graduation Assessment Council shall organize the graduation assessment process for qualified candidates in accordance with this chapter.

Article 44. High school graduation recognition

1. Request for high school recognition includes:

a)  Documentation on information used for high school graduation assessment;

b) List of qualified candidates for approval;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) CD with exam data;

dd) Other related documents;

e) Other documents in accordance with MOET guidance per annum.

2. Procedures for high school graduation recognition:

a) The Director of DET shall approve high school graduation recognition regarding eligible candidates and be responsible for his/her approval to the MOET;

b)  After reporting to MOET, Directors of DET shall announce the graduation recognition on websites and inform high school to post the list of graduated candidates and issue the temporary certificates of high school graduation;

c) The temporary certificate of high school graduation shall be signed by the headmaster of high school and its validity is remained until the candidate receives the official one;

d) DETs shall send the list of graduates to MOET after the end of the exam for management.

Article 45. Issuance and management of high school diplomas

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Director of DET shall direct and manage the issuance of high school diploma and its copies, other documents related to the bonus points, privileges or score retention in accordance with the regulation of the MOET.

Article 46. Issuance of certificates of complete compulsory education program

1. A student who is prescribed in points a, b clause 1 Article 12 of this Regulation and is qualified for taking the exam but has not taken the exam or fails to meet the graduation recognition requirements will be issued with a certificate of complete compulsory education program.

2. The power to issue and form of certificate of complete compulsory education program are stipulated in the Decision No. 39/2008/QD-BGDDT dated August 22, 2008 of the Minister of MOET.

3. The management, use of blank certificate, issuance, modification, revocation, cancellation, issuance of certified copies from master register concerning certificates of complete compulsory education program shall be done in the same manner as if they are diplomas or certificates as prescribed in Circular No. 21/2019/TT-BGDDT dated November 29, 2019 of the Minister of MOET.

4. The master register of certificates of complete compulsory education program must record adequate and accurate contents of certificates of complete compulsory education program, have no erasures, be given page numbers, fan-stamped, and kept under strict management perpetually.

5. The issuance of certificates of complete compulsory education program shall apply from July 1, 2020.

Chapter IX

REPORT AND STORAGE

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Each DET shall assign a group of officials and public employees to gather information, statistics before, during and after the exam, prepare necessary documents and report in accordance with regulations.

2. The report procedure is stipulated in annual guidelines for administration of high school graduation exam of MOET.

Article 48. Storage of exam data

From the last date of the exam, education authorities shall keep the following:

1. The MOET shall keep the list of recognized graduates from DETs permanently.

2. DETs shall:

a) Keep the following permanently: documentation of exam scores; documentation of information used for high school graduation assessment; the list of recognized graduates; books of issued high school diplomas;

b) Keep the following for 12 months: Decisions on establishment of the Provincial Steering Committee, Exam Council and other relevant boards; summary report and statistics of the exam; records of the Exam Council; other documents that is relevant to the exam; decisions on establishment of Re-Marking Board, summary report, the list of scores after re-marking and other relevant documents; discipline report (if any); other documents in accordance with MOET guidance per annum; data storage devices (hardware, memory cards) of surveillance cameras used in the exam and the server used for marking of multiple-choice papers;

c) Keep the following for 24 months: Candidates’s scripts/answer sheets and relevant marking porfolios; application of candidates with exception, exemption from the exam, candidates’ claims or handling of complaints.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter X

INSPECTION, COMMENDATION, HANDLING UNEXPECTED SITUATIONS AND VIOLATIONS

Article 49. Exam inspection

1. The Chief Inspector of MOET shall decide the establishment of inspectorates that will inspect the preparation and administration of the exam and inspect stages of the exam in administrative divisions; in necessary cases, the establishment of inspectorates shall be subject to decision of the Minister of MOET.

2. The Chief Inspector of province shall establish inspectorates to inspect stages of the exam in the administrative divisions, subject to direction of the President of the People’s Committee of province.

3. The Chief Inspector of the DET shall establish inspectorates to inspect the preparation, invigilation, marking, re-marking, and high school graduation assessment of the DET; in necessary cases, the establishment of inspectorates shall be subject to decision of the Director of DET.

4. The MOET shall provide guidelines for inspection of the exam as per the law.

Article 50. Commendation

1. Eligible entities: Officials, lecturers, teachers, students and staff with excellent performances during the exam shall be commended.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Those with good performances in the exam shall be commended in the meeting of Question Paper Setting Council or Exam Council and the units where they work or study will be informed about their performances;

b) Those with good performances in the exam shall receive certificates of merit awarded by Director of DET;

c) Those with good performances in the exam shall receive certificates of merit awarded by the Minister of MOET, Presidents of provincial People’s Committee, Chief of the General Staff of People's Army of Vietnam.

3. Application and procedures: The National Steering Committee and Provincial Steering Committee, Question Paper Setting Council, Exam Council and relevant units shall consider and decide to grant rewards within their authorities or propose higher competent authorities to reward officials, lecturers, teachers, students and staff with excellent performance during the exam.

4. Funds for commendation shall be set aside from the sources used for administration of the exam.

Article 51. Handle unexpected situations concerning question papers

1. Any mistakes found in question papers during the process of printing-copying and invigilation shall be promptly reported to the National Steering Committee for handling by the manager of Exam Council.

2. Any unexpected situations concerning question papers must be reported to the Steering Committee for consideration.

3. The National Steering Committee shall take entire responsibilites for handling the case of question paper leakage. When it is officially concluded that a question paper is leaked, the National Steering Committee shall suspend the exam session of that leaked paper/subject and use backup question paper to administer that paper/subject at an appropriate time after the final scheduled session of the exam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Recipients of information and evidence of malpractice/maladministration:

a) The National Steering Committee, Provincial Steering Committees;

b) The Manager of Exam Council, the Manager of Exam Place;

c) Provincial inspectors, education and training inspectors.

2. Evidences of malpractice/maladministration which have been verified shall prevail as a basis for actions against wrongdoers.

3. Provision of information and evidences of malpractice/maladministration:

a) Candidates, members of Exam Councils and citizens are encouraged to detect and report any malpractice/maladministration;

b) Those who detect any malpractice/maladministration shall promptly report to the competent authorities specified in clause 1 of this Article for further actions;

c) Those who have an evidence of malpractice/maladministration shall promptly report to the competent authorities specified in clause 1 of this Article for further actions. The process of receiving and handling reports on malpractice/maladministration shall be done in accordance with law on denunciation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Any entity receiving information, evidence of misconduct or malpractice/maladministration shall perform the following tasks:

a) Receive the information, evidence in accordance with the regulation; protect the evidence and verify the authenticity of received ones and propose competent authorities to take actions against these malpractice/maladministration;

b) Promptly initiate measures to prevent misconduct and malpractice/maladministration as per regulation;

c) Handle misconduct and malpractice/maladministration in authority or report the situation to competent agencies for handling and announce the result of handling those who committed misconduct or malpractice/maladministration;

d) Remain the information and identification of the providers confidential.

Article 53. Actions against individuals joining administration of the exam and relevant individuals who commit acts of maladministration

1. Individuals joining administration of the exam who are officials and public employees and have committed acts of maladministration (detected in or after the exam) shall be suspended from performing exam-related tasks and disciplined by their employers as per the law on officials and public employees as follows:

a) Reprimand is issued with those who commit acts of maladministration for the first time severity of which is below the ones specified in point b, c, and d;

b) Warning is issued for those who commit one of the following acts of maladministration: Allow candidates to cheat, bring handouts and prohibited items specified in point n, clause 4 Article 14 of this Regulation; fail to follow the marking scheme when marking papers or make multiple errors in calculating scores; set question papers with content beyond the content of high school program prescribed in clause 2 Article 4 of this Regulation; send data in wrong format, wrong deadline or not in accordance with the regulation of the MOET;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Dismissal or request for criminal prosecution is issued for those who commit one of the following acts of maladministration: Bring the question papers out of the examination area or bring the answers from outside to the exam room during the exam; leak out, buy or sell the question papers; leak out the number of headers; make alternation, interlineation or omission in candidate’s script/answer sheet; intentionally alter the written scores on scripts/sheets, marking reports or list of scores; swap candidates’ scripts/sheets, headers or scores; alter candidates’ academic transcripts, applications.

dd) Those who lose the scripts/answer sheets of candidates during the process of gathering, dispatch and storing, marking or commit other acts of maladministration during the administration of the exam shall be disciplined in the corresponding form of punishments specified in this Article according to the severity of their violations.

2. Officials who do not join the administration of the exam but commit one of the following acts: Engage in impersonation to take the exam for other candidates, bring the question papers out of the exam room and provide candidates with answers, spreading falsified information about the exam, cause disturbances within the examination area shall face administrative sanctions and request of dismissal.

3. If a person who takes part in the organization of the exam or relevant processes is not an official or public employee and commits any act of maladministration specified in point b, c, d, dd clause 1 of this Article during or after the exam, he/she shall face administrative sanction from the competent authority and being handled in accordance with law on labor; suspension of study or retention (in case he/she is a student).

4. The application of the forms of handling mentioned at clause 1, 2 ,3 of this Article shall be decided by the competent authority in accordance with regulations. In addition to the forms of handling mentioned above, competent authorities may ban those who commit maladministration from performing tasks relevant to the exam for 1-5 years.

Article 54. Actions against candidates committing acts of malpractice

Any act of malpractice committed by a candidate shall be recorded, handled and the final result of handling will be informed to him/her.

1. Reprimand:

a) for those who commit the following act of malpractice for the first time: peek at others' papers or communicate with other candidates;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Warning:

a) Warning is issued for those who commit one of the following acts of malpractice: Have been reprimanded for the first time but still continue commiting an act of malpractice at reprimand level; swap scripts/answer sheets or scrap papers with other candidates; copy other candidates or let other candidates copy their scripts/answer sheets;

b) Warning shall be subject to decision of the invigilator, record shall be made in writing and enclosed with evidence (if any).

3. Suspension of taking the exam:

a) Suspension of taking the exam  is issued for those who commit one of the following acts of malpractice: Have been warned for the first time but still commit acts of malpractice at reprimand or warning level; bring prohibited items specified in Article 14 of this Regulation into the exam room. bring the question papers out of the examination area or bring the answers from outside to the exam room during the exam; write or draw on the answer paper any content that has no relevance to the exam; threaten officials or other candidates;

b) Invigilators shall issue a record, confiscate evidence (if any) and report the situation to the Manager of the Exam Place for decision of handling.  In case of disagreement in handling, the situation shall be report to the manager of invigilation for final decision. Suspended candidate shall hand in the question paper, script/answer sheet and scrap paper to invigilators and leave the exam room immediately after the suspension is announced. The suspended candidate is allowed to leave the examination area until two thirds of the written paper exam time has elapsed and after the end of the multiple-choice paper. The suspended candidate shall have their all papers taken in the year of suspension cancelled.

4. Score deduction

a) A candidate who is reprimanded for a paper will have 25% of total score of that paper deducted;

b) A candidate who is warned for a paper will have 50% of total score of that paper deducted;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Scripts will be marked with 0 (zero) in the following cases: The candidate’s script is copied from any unauthorized handouts; the candidate hands in two scripts for one paper or one component subject; the script is written in two different styles of handwriting and above; answer is written on scrap paper or other kind of paper that is not in the format specified by the MOET;

dd) Candidate who is suspended shall be marked 0 (zero) for the suspended paper/subject and not allowed to continue taking the exam;

e) The application of score deducting specified in point c and d of this clause shall be approved by the Manager of Written Paper Marking Board on the basis of report sent by the Lead of Marking Subject.

5. Score cancellation is issued in the following cases: The candidate who has two papers marked with 0 (zero) as the exam scores of committing acts of malpractice specified in point d clause 4 of this Article; write or draw on the script any content that has no relevance to the paper; allow someone to impersonate the candidate to take the exam, or engage in impersonation to take the exam for someone else; make alternation, interlineation and omission to the script/answer sheet after submission; submit a script/answer sheet of someone else as their own. Director of DET is responsible for the decision of score cancellation on the basis of report sent by the Chairperson of Exam Council.

6. A candidate who commits one of the following acts of malpractice shall have their exam paper scores annulled and be reported to the regulatory body for further sanctions as per the law:

a) Forge documents to enjoy privileges;

b) Submit invalid diplomas or certificates;

c) Allow someone to impersonate the candidate to take the exam, or engage in impersonation to take the exam for someone else in any manner;

d) Cause disturbances ; threaten officials or other candidates;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. In case of acts of malpractice with criminal signs, education authorities shall request competent authorities for criminal prosecution in accordance with law; in other cases, depending on the nature and extend of the malpractice, corresponding form of handling specified in this Article shall be applied.

Article 55. Verify and handle complaints of acts of malpractice after the disbandment of Exam Council

The process of verifying and handling complaints of acts of malpractice after the disbandment of Exam Council is conducted in accordance with law on complaints.

Chapter XI

IMPLEMENTATION

Article 56. Responsibilities of the MOET

1. Direct the administration of the exam.

2. Establish the National Steering Committee to direct the administration of the exam.

3. Direct the inspection of the implementation of the Regulation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 57. Responsibilities of provincial People’s Committees

1. Direct the administration of the exam in the province.

2. Establish the Provincial Steering Board; approve the plan and budget for administration of the exam proposed by the DET; direct and give tasks to the DET and relevant agencies of the province, the People’s Committees of districts concerning administration of high school graduation examination to ensure strict implementation of the Regulation and guiding documents issued by the MOET.

Article 58. Responsibilities of the DET

1. Direct and inspect the process of teaching and classifying students’ academic performance and conduct at high schools.

2. Propose the President of People’s Committee of province to establish the Provincial Steering Committee.

3. Advise the Provincial Steering Committee to administer the exam in accordance with the regulation and guidance of MOET.

4. Organize the process of exam registration, manage candidates’ applications, and prepare necessary facilities for the exam; cooperate with relevant units in conducting the exam for candidates who study Foreign Language subject under pilot program permitted by the MOET and then using the exam score in high school graduation assessment.

5. Establish, direct and manage the performance of Exam Council and its boards; conduct training for examination staff; direct education establishments to prepare necessary facilities for the exam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Hand over score certificates to candidates.

8. Conduct high school graduation assessment; direct the issuance of temporary high school graduation certificates, high school graduation diplomas and certificates of complete compulsory education program; publish score range of papers/component subjects, compare average scores of papers/component subjects with GPA of equivalent subjects in the 12th grade of high schools in the province.

9. Promptly reward or enforce discipline examination staff or candidates according to the granted authority; propose competent authorities to reward or enforce discipline examination staff in accordance with the exam regulation and law; store the data of the exam in accordance with regulation.

10. Cooperate with the Department of Finance and relevant agencies in seeking approval from the People’s Committee of province for the budget of the exam administration.

Article 59. Responsibilities of School Department (Ministry of National Defense)

1. The School Department shall be held accountable as a department of education and training to General Staff of the Ministry of National Defense and Ministry of Education and Training for the organization and management of the national high school graduation exam in People's Army of Vietnam.

2. Director of the School Department shall have the same responsibility as a Director of a department of education and training in organization and management of the national high school graduation exam.

Article 60. Responsibilities of high schools

1. Complete teaching the high school program as appointed by the local DET, conduct reviews for students, instruct students to get their ID cards in no later than the first semester of 12th grade; examine and classify the academic performance of self-study candidates appointed by the DET.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Train and inform the exam regulation to staff, teachers, students ; provide facilities in good condition to support the Exam Council  in case being chosen as an Exam Place or marking or re-marking place.

4. Receive the re-marking request of candidates, form the list of re-marking requests and send to the DET; send the scores certificate to candidates who registered to take the exam at the same place.

5. Issue temporary high school graduation certificates and certificates of complete compulsory education program.

6. Store the data of the exam in accordance with the regulation.

7. Compare the average scores of papers/component subjects with GPA of equivalent subjects in the 12th grade of students in the high school as the basis for make fundamental changes in teaching and studying in the school.

Article 61. Responsibilities of higher education institutions

1. Establish or participate in inspectorates in stages of the exam under direction of the Minister of MOET; ensure necessary condition for public employees and lecturers of higher education institutions to perform their tasks.

2. Perform the tasks relevant to administration of the exam assigned by the Minister of MOET./.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/05/2020 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


89.590

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.195.4
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!