BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
14/2002/TT-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 01
tháng 4 năm 2002
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 14/2002/TT-BGD&ĐT NGÀY 1
THÁNG 4 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG
ƯƠNG THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 14/2001/CT-TTG NGÀY 11/6/2001 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
VỀ VIỆC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Chủ trương đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông đã được khẳng định trong Nghị quyết số 40/2000/QHI0 của Quốc
hội. Ngày 11/6/2001, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số l4/2001/CT-TTg xác định nhiệm vụ của các bộ,
ngành và địa phương trong việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Để giúp
các địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể một số điểm như sau:
I. VỀ VIỆC
QUÁN TRIỆT CHỦ TRƯƠNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG:
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh), với sự tham mưu
của sở giáo dục và đào tạo, cần tổ chức quán triệt mục đích, yêu cầu, tiến độ
thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nêu trong Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội và Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho cán
bộ, công chức các cơ quan ban, ngành đang làm công tác giáo dục hoặc có nhiệm vụ
chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ hoạt động giáo đục trên địa bàn.
Bên cạnh yêu cầu chung nêu trên,
đối với các cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo đang công tác tại các trường phổ
thông thuộc tất cả các loại hình công lập, ngoài công lập và các trường sư phạm
thuộc phạm vi quản lý của địa phương, UBND cấp tỉnh cần giao cho sở giáo dục và
đào tạo tổ chức các lớp tập huấn trong hè để hướng dẫn các đối tượng này học tập,
nghiên cứu những nội dung đổi mới trong chương trình giáo đục và sách giáo khoa
phổ thông.
2. UBND cấp tỉnh chỉ đạo, hướng
dẫn các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền, giải thích về chủ
trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của Đảng và Nhà nước, làm cho
cán bộ và nhân dân địa phương hiểu rõ dể phối hợp, giúp đỡ ngành giáo dục thực
hiện Nghị quyết của' Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
II. VỀ VIỆC BẢO
ĐẢM CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA MỚI:
Trong Chỉ thị 14/2001/CT-TTg, Thủ tướng Chính Phủ đã yêu cầu
Chủ tịch UBND cấp tỉnh "Tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện để cho ngành
giáo dục địa phương thực hiện đúng tiến độ và có chất lượng việc đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo". Để thực
hiện nhiệm vụ đó, UBND cấp tỉnh cần tổ chức thực hiện các mặt công tác sau đây:
1. Tăng cường xây dựng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo đục.
a. Chỉ đạo và tạo điều kiện để sở
giáo dục và đào tạo rà soát lại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục,
xây dựng quy hoạch, kế hoạch củng cố, kiện toàn, phát triển đội ngũ đáp ứng yêu
cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và phổ cập giáo dục trung học cơ sỏ.
Để củng cố, kiện toàn, phát triển
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải kết hợp đào tạo, bồi dưỡng với
điều chỉnh, sắp xếp, tuyển dụng giáo viên. Khẩn trương triển khai thực hiện Chỉ
thị 18/2001/CT-TTG ngày 27/8/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống
giáo dục quốc dân; bảo đảm các yêu cầu về chuẩn đào tạo, về tỷ lệ giáo viên/1ớp;
khắc phục tình trạng thiếu giáo viên dạy các môn giáo dục công dân, ngoại ngữ,
tin học, âm nhạc, mỹ thuật, thể dục và công nghệ, bố trí đủ giáo viên cho các
khối lớp bắt đầu thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.
b. Chỉ đạo và tạo điều kiện thuận
lợi, dặc biệt là về kinh phí, để các sở giáo dục và đào tạo tổ chức tốt công
tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cùng với việc bồi dưỡng thường
xuyên theo chu kỳ 2002 - 2005 nhằm cập nhật tri thức, kỹ năng cho giáo viên; bồi
dưỡng để giáo viên đạt chuẩn đào tạo; kể từ hè 2002, việc bồi dưỡng cho giáo
viên về chương trình và sách giáo khoa mới là nhiệm vụ trọng tâm. Địa phương phải
bảo đảm để tất cả giáo viên được phân công dạy theo chương trình và sách giáo
khoa mới đều dược bồi dưỡng trước khi thực hiện.
c. Chỉ đạo và tạo diều kiện để
các trường, các khoa sư phạm thuộc phạm vi quản lý của địa phương nghiên cứu, ứng
dụng các công trình khoa học; đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, học tập;
nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và bảo đảm trách nhiệm nòng cốt trong
công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ
về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn đào tạo theo quy định và có một bộ phận
được đào tạo trên chuẩn.
2- Tăng cường xây dựng cơ sở vật
chất trường học
Một trong những yêu cầu cơ bản của
việc thực hiện chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là tăng cường
cơ sở vật chất, trường lớp thiết bị và đồ dùng dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện
đại hoá. Để thực hiện yêu cầu này, UBND cấp tỉnh cần chỉ đạo sở giáo dục và đào
tạo phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tiến hành các công việc sau
đây:
a. Rà soát lại thực trạng, lập kế
hoạch xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường thiết bị dạy học phù hợp với chương
trình và sách giáo khoa mới. Bố trí đủ phòng học, không để các lớp thực hiện
chương trình và sách giáo khoa mới phải học ca ba.
b. Có kế hoạch huy động các nguồn
vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia
do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
c. Dành ít nhất 6% ngân sách
giáo dục hằng năm của địa phương cho việc tăng cường thiết bị dạy học theo thông
tư Liên bộ số 30/TT-LB ngày 26-7-1990 của Bộ
Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo; chỉ đạo các trường xây dựng phòng học bộ
môn; có cơ chế khuyến khích giáo viên sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học. Việc
mua sắm thiết bị phải căn cứ vào danh mục thiết bị và đồ dùng dạy học tối thiểu
do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bảo đảm đồng bộ với việc triển khai đại trà
chương trình và sách giáo khoa mới.
3- Bảo đảm cho nhà giáo và học
sinh có đủ sách giáo khoa mới.
Từ năm học 2002-2003, ngành giáo
dục bắt đầu sử dụng sách giáo khoa mới ở lớp 1 và lớp 6. Các năm học sau, tuần
tự sử dụng sách giáo khoa mới ở các lớp tiếp theo. UBND cấp tỉnh giao cho sở
giáo dục và đào tạo căn cứ vào quy trình thay sách, hoàn cảnh và diều kiện cụ
thể của địa phương, xây dựng kế hoạch phát hành, mua sắm, sử dụng sách giáo khoa
mới; bảo đảm giáo viên và học sinh có đủ sách giáo khoa khi dạy và học theo
chương trình mới.
UBND cần chỉ đạo ngành giáo dục
địa phương mua sắm, sử dụng sách giáo khoa mới theo hướng nâng số vòng sử dụng
đối với mỗi cuốn sách, tăng cường tủ sách dùng chung, khuyến khích mua và dùng
sách dã qua sử dụng, mở rộng diện phục vụ theo phương thức cho thuê, cho mượn,
ưu tiên cho các đối tượng thuộc điện chính sách; tích cực chuẩn bị để tiến dần
đến chỗ có đủ sách giáo khoa dùng chung cho học sinh, trước hết là học sinh tiểu
học.
4. Tăng cường công tác quản lý
giáo dục:
a. Cần chỉ đạo các cơ quan quản
lý và cơ sở giáo dục tăng cường kỷ cương, nền nếp; xây dựng ý thức nghiêm túc
trong việc thực hiện quy định, trung thực trong kiểm tra, đánh giá và thi cử,
minh bạch trong sử dụng các nguồn tài chính. Kiên quyết không để tình trạng cắt
xén chương trình, hạ thấp yêu cầu đào tạo ở địa phương.
b. Cần đẩy mạnh việc thực hiện
chủ trương xã hội hoá giáo dục, có biện pháp cụ thể để huy động các lực lượng
xã hội tham gia xây đựng môi trường giáo dục; kiên quyết ngăn chặn các biểu hiện
tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường và cơ quan giáo dục.
c. Cần tạo điều kiện để sở giáo
dục và đào tạo tạo phối hợp với ban tổ chức chính quyền và các sở, ban, ngành
liên quan tiến hành kiện toàn bộ máy của các cơ quan quản lý giáo dục để bảo đảm
thực hiện tốt chức năng tham mưu cho UBND trong việc triển khai chủ trương đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông và phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính.
Cần quan tâm hơn nữa đến việc kiện
toàn bộ máy thanh tra giáo dục; tạo điều kiện để các sở giáo đục và đào tạo
dành 10% biên chế cho công tác thanh tra; tiến hành kiểm tra việc triển khai thực
hiện chương trình và sách giáo khoa mới ngay từ năm học 2002-2003; biểu dương
các nhà giáo có nhiều cố gắng, kịp thời phát hiện uốn nắn, khắc phục các sai
sót trong việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.
III. VỀ VIỆC
TỔ CHỨC THỨC HIỆN
Để bảo đảm việc chuẩn bị triển
khai đại trà chương trình và sách giáo khoa mới được tốt, UBND cấp tỉnh cần
thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở dịa phương.
Thành phần Ban Chỉ đạo gồm lãnh
đạo các sở, ban ngành có liên quan, do Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch UNND cấp
tỉnh làm trưởng ban, giám đốc sở giáo dục và đào tạo làm phó trưởng ban thường
trực, Ban chỉ đạo có thể chia thành các tiểu ban, tập trung giải quyết từng
lĩnh vực có liên quan.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Chủ
tịch UBND triển khai, quán triệt Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ; chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các ban, ngành phối hợp với ngành giáo dục
thực hiện tốt yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở địa phương.
Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, đề nghị báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để giải quyết.