|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
14/2001/CT-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
11/06/2001
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
14/2001/CT-TTg
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2001
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG THỰC HIỆN
NGHỊ QUYẾT SỐ 40/2000/QH10 CỦA QUỐC HỘI
Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW
ngày 11 tháng 01 năm 1979 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá IV),
từ năm học 1981 - 1982, các trường phổ thông đã triển khai dạy và học về cơ bản
theo chương trình và sách giáo khoa thống nhất từ lớp 1 đến lớp 12. Bộ chương
trình và sách giáo khoa đó đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện có kết quả
nhiệm vụ xây dựng một hệ thống giáo dục phổ thông thống nhất trong phạm vi cả
nước; tạo điều kiện hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học; chuẩn bị các điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện phổ cập trung học cơ sở; ổn định, phát triển và
nâng cao dần chất lượng giáo dục phổ thông trong 20 năm qua.
Đến nay, trước yêu cầu mới của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, trước sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của
kinh tế - xã hội, của khoa học - công nghệ nói chung và khoa học giáo dục nói
riêng, chương trình và sách giáo khoa hiện hành đã bộc lộ những hạn chế và bất
cập. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có một bước chủ động chuẩn bị cho việc đổi mới
chương trình giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.
Ngày 09 tháng 12 năm 2000 Quốc hội
đã có Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010
đã nêu rõ việc "khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước
bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông, phù hợp với yêu cầu phát triển mới''.
Để việc thực hiện Nghị quyết số
40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đạt kết quả tốt, tạo ra
sự chuyển biến quan trọng về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong giai đoạn công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Bộ Giáo dục
và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện việc đổi mới
chương trình và sách giáo khoa phổ thông, coi đây là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm về giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng và của
hệ thống giáo dục - đào tạo nói chung.
2. Mục tiêu của
việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông là :
a) Nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu quê hương và
gia đình; tinh thần tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa; lòng nhân ái, ý
thức tôn trọng pháp luật; tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập thân, lập nghiệp.
b) Đổi mới phương pháp dạy và học,
phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh.
c) Tiếp cận trình độ giáo dục phổ
thông ở các nước trong khu vực và trên thế giới.
d) Tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tổ chức phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, chuẩn bị tốt
cho học sinh học tập tiếp tục ở bậc sau trung học hoặc tham gia lao động ngoài
xã hội.
3. Việc đổi mới chương trình và
sách giáo khoa phổ thông cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
a) Quán triệt các mục tiêu, yêu
cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các cấp học, bậc học quy định trong
Luật Giáo dục.
b) Đảm bảo tính hệ thống, kế thừa
và phát triển của chương trình giáo dục; phù hợp với thực tiễn và truyền thống
Việt Nam; tiếp thu những thành tựu giáo dục tiên tiến trên thế giới.
c) Thực hiện chuẩn hoá, hiện đại
hoá và xã hội hoá. Bảo đảm thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, tăng cường
tính liên thông với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục sau trung học, đồng thời
có các phương án áp dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh của các địa bàn khác nhau; chọn lọc, đưa vào chương trình các thành tựu
khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh; hết sức
coi trọng tính thực tiễn, " học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội".
d) Thực hiện đồng bộ việc đổi mới
chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học với việc đổi mới về cơ bản
phương pháp đánh giá, thi cử, đổi mới đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; đổi
mới công tác quản lý giáo dục, nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường theo hướng
chuẩn hoá, đảm bảo trang thiết bị và đồ dùng dạy học.
4. Bộ Giáo dục
và Đào tạo xây dựng một đề án tổng thể đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông trình Chính phủ phê duyệt trong tháng 7 năm 2001; trong đó bao gồm cả vấn
đề cải tiến tổ chức giảng dạy và học tập ngoại ngữ, tin học trong nhà trường phổ
thông; những định hướng về việc thiết kế mục tiêu, chương trình giáo dục, chuẩn
kiến thức và kế hoạch dạy học cho trường trung học phổ thông kỹ thuật.
Khi xây dựng và tổ chức triển
khai thực hiện đề án cần lưu ý :
a) Đề án cần nêu rõ những việc
phải làm, kết quả cần đạt được đối với mỗi công việc, các giải pháp thực hiện,
thời hạn hoàn thành, nguồn lực cần và có thể huy động, đồng thời quy định trách
nhiệm của đơn vị và cơ quan hữu quan. Đề xuất những nguyên tắc để thiết kế tổng
thể về mục tiêu và chuẩn kiến thức chung cho toàn bộ chương trình giáo dục phổ
thông, phân bố chương trình, kế hoạch dạy học ở các cấp, các lớp bảo đảm yêu cầu
khoa học, không trùng lặp, chồng chéo; tạo mối liên kết chặt chẽ và liên thông
giữa các loại hình : trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và các trường
nghề; chuẩn bị tốt cho giai đoạn đào tạo kế tiếp sau trung học.
b) Về tổ chức xây dựng chương
trình, sách giáo khoa và sách giáo viên mới, cần huy động, tập hợp các nhà khoa
học, các nhà sư phạm, các cán bộ quản lý giáo dục am hiểu, có kinh nghiệm về
giáo dục phổ thông và các giáo viên giỏi tham gia biên soạn, thẩm định, thử
nghiệm chương trình sách giáo khoa mới và hướng dẫn áp dụng cho các địa bàn
khác nhau.
Tổ chức tham khảo ý kiến rộng
rãi của mọi tầng lớp trong xã hội, từ những người trực tiếp thực hiện là các thầy
cô giáo, các nhà quản lý giáo dục đến các nhà khoa học và đặc biệt là phụ huynh
học sinh, nghiêm túc rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời trước khi triển
khai đại trà. Kết hợp trưng cầu ý kiến rộng rãi với hội thảo hẹp của các chuyên
gia về chương trình giáo dục. Đảm bảo quy trình biên soạn, thẩm định lấy ý kiến
đóng góp, nghiệm thu và hoàn chỉnh thực sự nghiêm túc, khoa học, khách quan và
cầu thị.
Thiết kế chương trình các cấp học
thích hợp với việc tổ chức học một buổi ngày trong giai đoạn chuyển tiếp, khi
chưa đủ điều kiện để tổ chức đại trà việc học hai buổi ngày cho học sinh phổ
thông.
c) Về xây dựng đội ngũ giáo
viên, cần lập kế hoạch rất cụ thể về bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình
mới. Cần tính toán để có giải pháp đổi mới chương trình đào tạo tại các trường
sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và từng bước đổi
mới phương pháp dạy của thầy, cô giáo, khắc phục phương pháp giảng dạy cũ kỹ
đang còn rất phổ biến hiện nay.
d) Về cơ sở vật chất - kỹ thuật
và đồ dùng dạy học : cần xây dựng kế hoạch cụ thể đảm bảo đủ trang thiết bị, đồ
dùng dạy học để thực hiện chương trình và phương pháp dạy - học mới, trong đó sớm
tổ chức các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm ở trường trung học cơ sở và
trung học phổ thông. Cần có cơ chế để các giáo viên đứng lớp thẩm định đồ dùng
dạy học và dạy thử trên các đồ dùng này trước khi đưa ra sản xuất và sử dụng đại
trà.
Đặc biệt ưu tiên cung cấp đồ
dùng dạy học cho các vùng núi, vùng nông thôn, vùng sâu, xa còn nhiều khó khăn.
Đồng thời, cần tổ chức huy động nhiều nguồn lực trong xã hội, tham gia đóng góp
xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường.
đ) Về các giải pháp hỗ trợ khác.
Tăng cường công tác thanh tra
giáo dục để đảm bảo thực hiện nghiêm túc, có chất lượng, đạt hiệu quả chương
trình mới và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
Tăng cường việc tuyên truyền vận
động trong toàn xã hội, làm cho phụ huynh học sinh hiểu được mục tiêu và tính
ưu việt của chương trình mới, cùng tham gia giúp các học sinh học tập.
e) Về tiến độ:
Khẩn trương hoàn thành tốt công
tác chuẩn bị để thực hiện rộng rãi trong toàn quốc việc dạy - học theo chương
trình mới, bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002 - 2003, ở lớp 10 từ năm học
2004 - 2005. Phấn đấu đến năm học 2006 - 2007 tất cả các lớp cuối cấp đều thực
hiện chương trình và sách giáo khoa mới.
5. Bộ Kế hoạch
và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo lập
kế hoạch ngân sách, huy động vốn vay và viện trợ không hoàn lại của nước ngoài,
vốn huy động từ xã hội và các nguồn vốn khác để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông.
6. Bộ Tài chính
chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo ưu tiên
bố trí ngân sách nhà nước và cấp phát kịp thời, bảo đảm kinh phí thực hiện đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông.
7. Ban Tổ chức
- Cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định lại
biên chế, xây dựng chính sách đối với giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông.
8. Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng và hoàn
thiện chương trình đào tạo nghề, đảm bảo mối liên kết chặt chẽ và sự liên thông
giữa các trường nghề với trung học phổ thông và giáo dục sau trung học, thực hiện
có hiệu quả việc phân luồng sau trung học cơ sở.
9. Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Tập trung chỉ
đạo và tạo điều kiện để cho ngành giáo dục địa phương bảo đảm thực hiện đúng tiến
độ và có chất lượng việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo kế hoạch
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chăm lo xây dựng đội ngũ giáo
viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu môn học, đạt chuẩn đào tạo theo quy định
của Luật Giáo dục, khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên tiếp tục nâng
cao trình độ sau khi đạt chuẩn;
- Cân đối ngân sách địa phương,
khai thác và huy động thêm các nguồn ngoài ngân sách, bảo đảm kinh phí cho việc
nâng cấp và xây dựng trường lớp, khắc phục tình trạng học 3 ca, thực hiện kiên
cố hoá trường lớp, tạo điều kiện từng bước chuyển sang dạy học 2 buổi/ngày, trước
hết là đối với các trường tiểu học; đồng thời tăng cường cung cấp trang thiết bị
và đồ dùng dạy học cho nhà trường theo chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Củng cố, tăng cường bộ máy quản
lý giáo dục ở địa phương và cơ sở, tăng cường trật tự, kỷ cương trong giáo dục,
đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, bảo
đảm thực hiện tốt việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
10. Đề nghị Uỷ
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận,
các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia, hỗ trợ vào quá trình
tổ chức triển khai việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
11. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chỉ thị và thường xuyên báo
cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
12. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này.
Chỉ thị 14/2001/CT-TTg thực hiện hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------
|
No:
14/2001/CT-TTg
|
Hanoi, June 11, 2001
|
DIRECTIVE ON RENOVATION OF
THE GENERAL EDUCATION PROGRAM IN EXECUTION OF RESOLUTION NO. 40/2000/QH10 OF
THE NATIONAL ASSEMBLY In execution of Resolution No. 14-NQ/TW of
January 11, 1979 of the Political Bureau of the Party Central Committee (4th
Congress), since the 1981-1982 school year, the general education schools have
conducted teaching and learning basically under a unified program with uniform
textbooks from the 1st to 12th form. This program and these textbooks have made
an important contribution to the successful fulfillment of the task of building
a unified secondary education system in the whole country, creating conditions
for completing the universalization of primary education, laying a favorable
groundwork for the universalization of basic secondary education, gradually
stabilizing, developing and raising the quality of general education over the
past 20 years. Today, in face of the new demand of national
construction and defense, in face of the rapid and strong socio-economic
development, of the rapid and strong development of science and technology in
general and of the educational science in particular, the current program and
textbooks have revealed their limitations and inadequacies. The Ministry of
Education and Training has taken an initiative step in preparing for the
renovation of the program of primary and basic secondary education. On December 9, 2000, the National Assembly
adopted Resolution No. 40/2000/QH10 on renovation of the general education
program. The Report of the Central Committee of the Party (VIIIth Congress) at
the IXth National Party Congress on the Strategy of socio-economic development
in 2001-2010 called for "speedily compiling and putting in stable use
throughout the country the program and textbooks of general education suited to
the new development needs". For the implementation of Resolution No.
40/2000/QH10 on renovation of the general education program to achieve good
results, thus creating an important change in quality and effectiveness of
education, meeting the need of raising the people�s level of knowledge, and
training the human resource and fostering talents in the period of
industrialization and modernization of the country, the Prime Minister gives
the following instruction: 1. The Ministry of Education and Training shall
assume the prime responsibility and coordinate with the related ministries and
branches and the People�s Committees of the provinces and centrally-run cities
in speedily carrying out the renovation of the program and textbooks of general
education, considering this to be one of the central tasks of education to
raise the quality of general education in particular and of the
education-training system in general. 2. The objective of the renovation of the general
education program and textbooks is: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. b/ To renovate the method of teaching and
learning, to develop the creative thinking and the self-study capacity of the
students. c/ To attain the general education level of the
countries in the region and in the world. d/ To create favorable conditions for
specialization of education after basic secondary education and general
secondary education, to well prepare the students to continue post-secondary
education or take part in labor in society. 3. The renovation of the program and text-books
of general education must ensure the following principles: a/ To have a firm grasp of the objectives and
requirements in the contents and methods of education at the various grades and
levels of education stipulated in the Education Law. b/ To ensure the systematic, inheritance and
development character of the educational program suited to the practice and
traditions of Vietnam, to acquire the achievements of advanced education in the
world. c/ To carry out standardization, modernization
and socialization. To ensure uniformity in knowledge and know-how standards, to
increase the continuity with vocational education and post-secondary education,
at the same time to work out plans to make the program and textbooks suited to
the conditions and circumstances of different areas; to selectively introduce
into the program the advances of modern science and technology suited to the
capacity of understanding of the students; to attach utmost importance to the
practicability according to the motto "learning going along with practice,
combining education with productive labor, the school with society". d/ To conduct synchronically the renovation of
the program, textbooks and the method of teaching and learning with the basic
renovation of the method of evaluation, the system of graduation and entrance
examinations, renovation of the training and fostering of the contingent of
teachers, renovation of the management of education, to upgrade the material
bases of the schools through standardization, to ensure schooling equipment and
teaching aids. 4. The Ministry of Education and Training shall
work out a general plan of renovating the program of general education and
submit it to the Government for approval in July 2001. This shall include also
the question of improving the organization of teaching and learning foreign
languages and informatics at general education schools, and the guidelines for
designing the objectives and programs of education, standardization of
knowledge and the teaching plan for the general secondary technical schools. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. a/ The plan must point out what to be done, the
results to be attained for each job, the measures to be taken, the time for
completion, the necessary and mobilizable resources, and define the
responsibilities of the concerned units and agencies. To set out the principles
for a general design of the objectives and the common knowledge standards for
the whole general education program, the distribution of the program and plan
of teaching at different levels and grades in a scientific manner without
repetition or overlapping; to create a close and continuous relation among different
forms: general secondary, vocational secondary and vocational education; to
make good preparations for the subsequent training period of post- secondary
education. b/ On the preparation of the program, textbooks
and teachers� books, it is necessary to mobilize and rally the scientists,
pedagogists, experienced educational managers knowledgeable of general
education as well as capable teachers in the compilation, examination and
testing of the new program and textbooks and in guiding the application thereof
to different localities. To organize wide consultation with the various
social strata, from the direct participants who are teachers and educational
managers to the scientists and especially the pupils� parents, seriously draw
experiences and make adjustments in time before large-scale application. To
combine wide consultation with small-scale seminars among experts on the
educational program. To assure the process of compilation and examination and
gathering of suggestions, experimentation and completion to take place in a
serious, scientific, objective and realistic way. To design the curricula of various levels of
education suited to the organization of one-session - a-day teaching in the
transitional period when conditions do not permit large-scale organization of
two-sessions-a-day teaching for pupils of general schools. c/ On the building of the contingent of
teachers, it is necessary to draw up very concrete plans on the fostering of
teachers to carry out the new program. It is necessary to make careful
calculations to adopt measures to renovate the training program at the teachers�
schools in order to meet the need of renovating the general education program
and step by step renovating the teachers’ teaching method to replace the
obsolete method which is still prevalent now. d/ On the material-technical bases and teaching
aids: it is necessary to draw up a concrete plan to ensure adequate equipment
and teaching aids to carry out the new program and the new method of teaching
and learning, including the early organization of study subject classrooms and
laboratories at basic secondary schools and general secondary schools. There
must be a mechanism for the class-giving teachers to examine and test the
teaching aids in teaching before their large-scale production and use. Special priority must be given to supplying
teaching aids to the mountainous, rural, deep-lying and remote areas still
meeting with many difficulties. At the same time, it is necessary to mobilize
more resources in society in the building and upgrading of the material bases
and equipment of the schools. e/ On other measures of assistance: To intensify the education inspection in order
to ensure serious and effective implementation of the new program and the need
of renovating the teaching method. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. f/ On the tempo of implementation: To urgently and well complete the preparations
in order to carry out teaching and learning under the new program in the whole
country, beginning with the 1st form and 6th form in the 2002-2003 school-year
and the 10th form in the 2004-2005 school-year. To strive to get all the last
forms of all levels of education to carry out the new program and use the new
textbooks in the 2006-2007 school-year. 5. The Ministry of Planning and Investment shall
assume prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the
Ministry of Education and Training in drawing up the financial plan, mobilizing
loans and non-refundable aid from foreign countries, capital from society and
other sources to meet the need of renovating the general education program. 6. The Ministry of Finance shall assume prime
responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and
the Ministry of Education and Training in giving priority to allocating State
budget funds and making timely allocations to ensure fundings for the
renovation of the general education program. 7. The Government Commission for Organization
and Personnel shall assume prime responsibility and coordinate with the Ministry
of Education and Training in reappraising the personnel and working out the
policy toward teachers in order to meet the need of renovating the general
education program. 8. The Ministry of Labor, War Invalids and
Social Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with the
Ministry of Education and Training in elaborating and perfecting the program of
vocational training, ensuring the close coherence and continuity between the
vocational schools, and secondary and post-secondary schools and effectively
carrying out specialization after basic secondary education. 9. The presidents of the People’s Committees of
the provinces and centrally-run cities shall: - Focus the guidance and create conditions for
the local education services to assure the tempo and quality of the renovation
of the general education program according to the plan of the Ministry of
Education and Training. - Care for building the contingent of teachers
to ensure their sufficient number suited to the structure of study subjects,
achieve the training criteria as stipulated by the Education Law, and encourage
and create conditions for the teachers to continue raising their standards
after attaining the criteria. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Consolidate and strengthen the managerial
apparatus of education in the localities and at the grassroots level,
strengthen order and discipline in education, at the same time promote the
dynamism and creativity of the contingent of teachers and ensure good
implementation of the renovation of the general education program. 10. The Central Committee of the Vietnam
Fatherland Front and all member organizations of the Front, the social
organizations and socio-professional organizations are hereby requested to take
part in and assist the process of renovating the general education program. 11. The Minister of Education and Training shall
have to monitor and urge the implementation of this Directive and regularly
report the results to the Prime Minister. 12. The ministers, the heads of the
ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the
Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and
centrally-run cities shall have to implement this Directive. PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 11/06/2001 thực hiện hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
12.885
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|