Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 4841/QĐ-UBND 2016 mạng lưới trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập Lào Cai 2016 2020

Số hiệu: 4841/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Đặng Xuân Phong
Ngày ban hành: 30/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4841/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 30 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ NGOÀI CÔNG LẬP TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 19/06/2015;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;

Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Căn cứ Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT ngày 20/01/2011 của Bộ Giáo dục và. Đào tạo về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm tin học, ngoại ngữ;

Căn cứ Chương trình hành động số 153-CTr/TU ngày 06/01/2014 của Tỉnh ủy Lào Cai thực hiện Nghị quyết s29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo;

Theo đề nghị của Giám đc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Quy hoạch mạng lưới trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên Đề án: Quy hoạch mạng lưới trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.

2. Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai.

3. Đơn vphối hợp: Các Sở: Nội vụ, Ngoại vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh; UBND các huyện, thành phố và các cơ sở giáo dục trong tỉnh.

4. Mục tiêu của Đề án:

4.1. Mục tiêu chung:

- Huy động nguồn lực xã hội xây dựng mạng lưới trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập phù hợp, phân bố hợp lý, đáp ng nhu cầu học ngoại ngữ của người dân, tạo môi trường học tập, nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

- Làm cơ sở để định hướng cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư thành lập trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập.

4.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn 2016-2020:

- Thành lập tối đa 24 trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập (bao gồm cả trung tâm và chi nhánh của trung tâm; gọi tắt là trung tâm), tăng 15 trung tâm so với năm học 2015-2016. Trong đó:

+ Duy trì, củng cố 08 trung tâm và 01 chi nhánh hiện có, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.

+ Thành lập mới tối đa 15 trung tâm, trong đó, tại thành phố Lào Cai: 7 trung tâm, tại các huyện: 8 trung tâm.

- Quy mô bình quân: 300 học viên/trung tâm/năm. Nâng tng số học viên được học các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, khẩu ngữ... theo nhu cầu lên 7.200 lượt/năm.

- Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về nhận thức của người dân về học ngoại ngữ, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.

- Tạo điều kiện thu hút giáo viên, đặc biệt là giáo viên người nước ngoài.

b) Định hưng đến năm 2025:

- Củng cố các trung tâm đã được thành lập.

- Thành lập mới tối đa 09 trung tâm (05 trung tâm tại thành phố Lào Cai, 04 trung tâm tại địa bàn các huyện), nâng tổng số tối đa lên 33 trung tâm trên toàn tỉnh.

5. Nội dung Đề án:

5.1. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc học và sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giai đoạn hội nhập hiện nay; Quy hoạch mạng lưới các trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.

5.2. Thực hiện nghiêm túc Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT ngày 20/01/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm tin học, ngoại ngữ; thực hiện công tác quản lí, cấp phép thành lập, cấp phép hoạt động đảm bảo quy định; tăng cường phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các cơ quan liên quan, các huyện, thành phố trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

5.3. Phát huy tinh thần khởi nghiệp, tự chủ của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đầu tư để xây dựng trung tâm ngoại ngữ, mua sắm trang thiết bị dạy, học nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong giai đoạn tới. Thực hiện tốt cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.

5.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên toàn diện, chuẩn hóa, đủ số lượng. Khuyến khích các trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập liên kết, hợp đồng lao động với giáo viên người nước ngoài tạo môi trường ngoại ngữ, thu hút người học. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cán bộ quản lý, giáo viên trung tâm; từng bước nâng cao chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên.

5.5. Các trung tâm đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo, bồi dưng nguồn nhân lực trên địa bàn; đáp ứng nguyện vọng, nhu cu của nhân dân; phát triển theo hướng hiện đại hóa; mở rộng hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Chương trình giảng dạy hiện đại, phù hợp tâm lý lứa tuổi học viên, tăng cường kỹ năng nghe, nói; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ.

5.6. Tạo điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các trung tâm ngoại ng ngoài công lập. Xây dựng cơ chế phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau về chuyên môn, nghiệp vụ, cơ sở vật chất, giáo viên...giữa đơn vị sự nghiệp công lập và trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập.

6. Kinh phí thực hiện Đề án:

- Tổng kinh phí: 10,693 tỷ đồng.

- Nguồn kinh phí: 100% huy động nguồn xã hội hóa.

(có đề án chi tiết kèm theo)

Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành và cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Ngoại vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục và các quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Như Điều 3 QĐ;
- Báo Lào Cai, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng (CVP.PCVP Minh);
- Lưu: VT, TH (Bich), NC (Thúy), VX (Sơn, B
ình)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Đặng Xuân Phong

 

ĐỀ ÁN

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4841/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP CỦA TỈNH

1. Quy mô trường, lớp: Năm học 2016-2017, toàn tỉnh có 658 cơ sở giáo dục (trong đó có 10 cơ sở giáo dục tư thục), 8.611 nhóm, lớp, 176.792 học sinh. Cụ thể:

1.1. Giáo dục mầm non:

Tổng số: 200 trường (10 trường tư thục), 2.353 nhóm, lớp, 52.573 trẻ (273 nhóm, lớp/4.349 trẻ tư thục), trong đó: 25 trường (12,6%), 3.398 trẻ (6.76%) bước đầu được làm quen với tiếng Anh theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.2. Giáo dục phổ thông:

- Cấp Tiểu học: 223 trường, 3.889 lớp, 75.072 học sinh, trong đó: 180 trường (73,77%), 31.301 học sinh (41,7%) học tiếng Anh. Chia ra: 86 trường/607 lớp/15.516 học sinh học chương trình tiếng Anh 10 năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (04 tiết/tuần), 94 trường/786 lớp/15.785 học sinh học chương trình 2 tiết/tuần.

- Cấp THCS: 198 trường, 1.599 lớp, 47.888 học sinh, trong đó: 188 trường (94,94%), 1.363 lớp, 39.082 học sinh (85,47%) học tiếng Anh; 15 trường, 53 lớp, 1.067 học sinh học chương trình tiếng Anh 10 năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Cấp THPT: 36 trường, 526 lớp, 17.574 học sinh, trong đó: 36 trường (100%), 443 lớp, 14.226 học sinh (87,94%) học tiếng Anh; có 10 trường, 32 lớp, 1.032 học sinh học chương trình tiếng Anh 10 năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.3. Giáo dục thường xuyên:

- Tổng số: 09 Trung tâm Giáo dục dạy nghề và Giáo dục thường xuyên cấp huyện, 01 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên (KTTH-HNDN&GDTX) tỉnh, tổng số 76 lớp/2.331 học viên, trong đó: 05 trung tâm (50%), 1.335 học viên (57,27%) học tiếng Anh.

- Riêng Trung tâm KTTH-HNDN&GDTX tỉnh hằng năm đều tổ chức mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu người học ngoài xã hội, với 39 lớp, 1.022 học viên.

1.4. Khối các trường chuyên nghiệp:

- Toàn tỉnh hiện có 02 trường Cao đẳng, 01 trường Trung cấp chuyên nghiệp, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh; tổng số 2.252 học sinh, sinh viên hệ chính quy. Có 03 trung tâm ngoại ngữ, đó là: Trung tâm Hán ngữ thương mại thuộc trường Cao đẳng Cộng đồng; Trung tâm đào tạo Hán ngữ và Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm.

- Các trường chuyên nghiệp đã tổ chức dạy ngoại ngữ cho 100% học sinh, sinh viên chính quy, trong đó, một số ngành được học thêm chương trình tiếng Anh tăng cường, các ngành sư phạm đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra (bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam).

2. Chất lượng dạy và học ngoại ngữ:

- Năm học 2015-2016, các cơ sở giáo dục công lập đã có các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, như: Mời tình nguyện viên người nước ngoài đến giảng dạy tại một số trường; tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên; tổ chức nhiều sân chơi, giao lưu tiếng Anh nhằm xây dựng môi trường học tập ngoại ngữ; tích cực tham gia, đạt kết quả tốt trong các cuộc thi giải Toán bằng tiếng Anh, Toán Hà Nội mở rộng, Olympic tiếng Anh, tài năng tiếng Anh,...

- Sau khi UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2015-2020”, công tác dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục công lập đã có những chuyển biến tích cực. Năm học 2015-2016, kết quả các kỳ thi, cuộc thi giải Toán bằng tiếng Anh, tiếng Anh qua mạng Internet cấp tỉnh đạt 554 giải, tăng 85 so với năm học trước (26 Giải Nhất; 145 Giải Nhì; 174 Giải Ba và 209 Giải Khuyến khích); cấp quốc gia đạt 56 giải (11 Giải Bạc, 32 Giải Đồng, 13 Giải Khuyến khích); thi Hùng biện tiếng Anh đạt 02 giải (01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì),...

3. Tồn ti, hn chế:

- Chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở một số địa bàn trong tỉnh còn thấp, chủ yếu tập trung nhiều kỹ năng đọc, viết, chú trọng ngữ pháp; kỹ năng nghe, nói, khả năng sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp của học sinh yếu.

- Năng lực ngoại ngữ của giáo viên còn thấp; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ngoại ngữ thiếu; môi trường học tập còn nhiều hạn chế...

- Công tác dạy và học ngoại ngữ mới chỉ đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên trong trường, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

II. VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ NGOÀI CÔNG LẬP

1. Tình hình chung:

- Từ năm 2015, tỉnh Lào Cai đã thành lập 08 trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập; thẩm định, cho phép 01 trung tâm mở thêm chi nhánh, trong đó: 03 trung tâm thuộc phường Kim Tân; 03 trung tâm thuộc phường Cốc Lếu; 01 trung tâm thuộc phường Duyên Hải, 01 trung tâm thuộc phường Bắc Cường và 01 chi nhánh trung tâm tại phường Pom Hán (Phụ lục 01).

Trong đó, có 06 trung tâm được cấp phép dạy tiếng Anh, 02 trung tâm được cấp phép dạy tiếng Anh và tiếng Trung Quốc; tổng số lượt học viên tính đến thời điểm tháng 10/2016: 204 lớp/3.458 lượt học viên tiếng Anh; 11 lớp/110 lượt học viên tiếng Trung Quốc (Phụ lục 02).

- Tổng số: 08 cán bộ quản lý (trình độ đạt chuẩn theo quy định); 39 giáo viên, trong đó 04 giáo viên có trình độ cao đẳng; 19 giáo viên có trình độ đại học; 07 giáo viên có trình độ thạc sỹ và 09 giáo viên người nước ngoài (phụ lục 3).

- Công tác quản lý nhà nước đối với các trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập: việc cấp phép hoạt động cho các trung tâm được thực hiện theo đúng quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm tin học, ngoại ngữ ban hành theo Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT ngày 20/01/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. SGiáo dục và Đào tạo thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các trung tâm. Đến nay, hoạt động của các trung tâm đã đi vào nền nếp; công tác quản lý đội ngũ giáo viên, chất lượng giảng dạy có nhiều chuyển biến tích cực.

2. Ưu điểm:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học ngoại ngữ của các trung tâm đều được đầu tư khá tốt. Phòng học khang trang, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dạy và học (phụ lục 4). Tổng kinh phí đầu tư ban đầu khoảng 3,6 tỷ đồng (100% trung tâm thuê địa điểm hoạt động).

- Các trung tâm đã chú trọng tuyển giáo viên có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết, tham gia giảng dạy nhằm xây dựng uy tín, nâng cao chất lượng, thu hút học viên. Việc sử dụng giáo viên người nước ngoài dạy đã làm thay đổi diện mạo dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tiếng Anh, tạo môi trường học tập ngoại ngữ hấp dẫn. Lương và chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, người lao động tại các trung tâm thực hiện theo hợp đồng lao động thỏa thuận giữa hai bên, đảm bảo đúng Luật Lao động.

- Các trung tâm lựa chọn giáo trình, tài liệu giảng dạy phong phú, đa dạng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học viên, nội dung không trái với các quy định của pháp luật.

- Công tác chuyên môn được chú trọng nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy, bước đu nhận được sự quan tâm của xã hội, dần tạo được môi trường và phong trào học tập ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, góp phần nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, tác động tích cực đến xã hội, người học. Học viên sau mỗi khóa học, nhìn chung khá tự tin, mạnh dạn giao tiếp bằng ngoại ngữ, kỹ năng nói được rèn luyện, khả năng phản xạ ngôn ngữ tốt. Nhiều học viên tham gia khóa học đã giành được nhiều thành tích học tập tốt, đạt giải cao trong các cuộc thi tiếng Anh cấp tỉnh, cấp quốc gia... Nhiều học viên (như học viên tiếng Trung Quốc) sau khi kết thúc khóa học, đều có kiến thức giao tiếp cơ bản, phục vụ tốt cho công việc giao thương, giao dịch, tìm kiếm việc làm.

- Các trung tâm có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc xây dựng hình ảnh và uy tín của trung tâm, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo, thiết thực, bích cho học sinh, rèn luyện kỹ năng nói, thuyết trình, nghe hiểu, tạo hứng thú học tập cho học sinh; tham gia nhiều hoạt động, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh: tài trợ các chương trình do Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức; trao nhiều suất học bổng tiếng Anh cho học sinh có thành tích xuất sắc, tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn... với tổng trị giá trên 300 triệu đồng.

Như vậy, việc thành lập các trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập là cn thiết, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế và thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vào đào tạo hiện nay. Xây dựng, phát triển mạng lưới, quy mô trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập là một trong những giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015- 2020. Các trung tâm đã tổ chức được nhiều lớp học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập ngoại ngữ đa dạng của các đối tượng có nhu cầu trên địa bàn tỉnh, nhất là thành phố Lào Cai.

3. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

- Các trung tâm trên địa bàn thành phố phân bố chưa hợp lý, tập trung chủ yếu ở phía Bắc thành phố, vùng có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, giao thương phát triển mạnh, chưa đáp ứng hết được nhu cầu học tập của học viên, nhất là khu vực phía Nam thành phố; tại các huyện chưa thành lập được trung tâm nào.

- Hoạt động của một số ít trung tâm chưa phong phú, thiếu tính chiến lược; công tác tuyển sinh, quảng bá hạn chế, dẫn đến quy mô nhỏ, chưa tạo dựng được hình ảnh của mình.

- Tại một số thời điểm, có trung tâm không đảm bảo về số lượng giáo viên; việc đưa giáo viên người nước ngoài vào giảng dạy ở một số ít trung tâm còn chưa đảm bảo đúng các quy định hiện hành. Giáo viên người nước ngoài làm việc không ổn định, không lâu dài, dẫn đến khó khăn trong việc làm thủ tục cấp giấy phép lao động, ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.

Phần thứ hai

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc của Tổ quốc, có trên 182 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối hành lang kinh tế giữa Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) với Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Trong những năm qua, kinh tế, xã hội tỉnh Lào Cai đã có sự phát triển mạnh mẽ, ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (trung bình 14%/năm); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực cả về tỷ trọng và chất lượng; cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đã có bước phát triển; thu hút đầu tư cao, an sinh xã hội được cải thiện. Khi đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đưa vào hoạt động đã thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển mạnh; hợp tác kinh tế quốc tế được thúc đẩy và đạt nhiều kết quả, nhu cầu học ngoại ngữ tăng mạnh.

Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của tỉnh trong những năm qua đạt được những kết quả quan trọng: chất lượng giáo dục chuyển biến rõ nét, toàn diện; mạng lưới trường, lớp học được quy hoạch lại theo hướng tập trung để có điều kiện nâng cao chất lượng; công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh...

Với thế mạnh về du lịch, hợp tác quốc tế, nhân lực có trình độ ngoại ngữ rất cần cho phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, tỉnh Lào Cai hết sức coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó xác định ngoại ngữ không chỉ là công cụ học tập, nghiên cứu mà còn là phương tiện làm việc, giao tiếp, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội. Việc đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho nguồn nhân lực là một yêu cầu cấp thiết phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

Thực tế dạy và học ngoại ngữ trong các trường học của tỉnh Lào Cai còn hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, quy mô, chất lượng và môi trường học tập. Năm 2015, tỉnh Lào Cai đã ban hành Đề án dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục của tỉnh giai đoạn 2015-2020. Trong đó, giải pháp quan trọng là huy động nguồn lực xã hội để phát triển phong trào học tập ngoại ngữ. Tỉnh Lào Cai đã thành lập 08 trung tâm và 01 chi nhánh trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập do các tổ chức, cá nhân bảo đảm kinh phí hoạt động, đã góp phần đáp ứng được nhu cầu học ngoại ngữ của người dân.

Vì vậy, việc quy hoạch mạng lưới trung tâm Ngoại ngữ ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai là hết sức cần thiết, nhằm định hướng cho các trung tâm phát triển có chất lượng, tránh mở tràn lan, dẫn đến lãng phí nguồn lực, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước, quản lý chất lượng các trung tâm.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Văn bản của Trung ương:

Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;

Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009;

Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014;

Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Nghị định số 48/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;

Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020;

Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT ngày 20/01/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm tin học, ngoại ngữ;

Quyết định số 1636/2015/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Lào Cai đến năm 2020;

2. Văn bản của Tỉnh ủy:

Chương trình hành động số 153-CTr/TU ngày 06/01/2014 thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/11/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai về 4 Chương trình công tác, 19 Đề án trọng tâm của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XV, nhiệm kỳ 2015-2020;

Đề án số 06-ĐA/TU ngày 27/11/2015 về Đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2016-2020;

3. Văn bản của UBND tỉnh:

Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 24/3/2011 quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao; môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

Quyết định số 41/2012/QĐ-UBND ngày 17/8/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của bản Quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao; môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai ban hành kèm theo Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 24/3/2011 của UBND tỉnh Lào Cai;

Quyết định số 67/2014/QĐ-UBND ngày 21/11/2014 ban hành Quy chế phối hợp quản lý lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh Lào Cai;

Quyết định số 2374/QĐ-UBND ngày 30/7/2015 về phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020;

Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Công văn số 2897/UBND-NC ngày 20/6/2016 về việc thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học ngoài công lập trên địa bàn tỉnh.

III. MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Mục tiêu chung:

- Huy động nguồn lực xã hội xây dựng mạng lưới trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập phù hợp, phân bố hợp lý, đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ của người dân, tạo môi trường học tập, nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

- Làm cơ sở để định hướng cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư thành lập trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Giai đoạn 2016-2020:

- Thành lập tối đa 24 trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập (bao gồm cả trung tâm và chi nhánh của trung tâm; gọi tắt là trung tâm), tăng 15 trung tâm so với năm học 2015-2016. Trong đó:

+ Duy trì, củng cố 08 trung tâm và 01 chi nhánh hiện có, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.

+ Thành lập mới tối đa 15 trung tâm, trong đó, tại thành phố Lào Cai: 7 trung tâm, tại các huyện: 8 trung tâm.

- Quy mô bình quân: 300 học viên/trung tâm/năm. Nâng tổng số học viên được học các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, khẩu ngữ... theo nhu cầu lên 7.200 lượt/năm.

- Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về nhận thức của người dân về học ngoại ngữ, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.

- Tạo điều kiện thu hút giáo viên, đặc biệt là giáo viên người nước ngoài.

2.2. Định hướng đến năm 2025:

- Củng cố các trung tâm đã được thành lập.

- Thành lập mới tối đa 09 trung tâm (05 trung tâm tại thành phố Lào Cai, 04 trung tâm tại địa bàn các huyện), nâng tổng số tối đa lên 33 trung tâm trên toàn tỉnh.

IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH CỤ TH

1. Nguyên tắc quy hoạch:

- Đảm bảo đúng các quy định của pháp luật; phù hợp với mục tiêu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và từng địa phương trong tỉnh. Việc quy hoạch phải đảm bảo phát triển giáo dục chung của tỉnh.

- Quy hoạch theo địa giới hành chính, tập trung quy hoạch, thành lập và phát triển các trung tâm ngoại ngữ theo lộ trình thích hợp, đảm bảo quy mô phù hợp và có chất lượng. Giai đoạn 2016-2020 tập trung phát triển trung tâm ngoại ngữ ở khu vực các phường, thị trấn đông dân cư có nhu cầu học ngoại ngữ cao.

- Thành lập mới các trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập hoặc mở rộng chi nhánh của các trung tâm đã thành lập theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định.

- Công khai quy hoạch, thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân, huy động các nguồn lực xã hội hóa để thực hiện quy hoạch, phát triển trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập.

2. Quan điểm quy hoạch:

- Lấy cấp xã là đơn vị cơ sở để quy hoạch.

- Căn cứ tiêu chuẩn để quy hoạch đối với một đơn vị cơ sở:

+ Dân số, mật độ phân bố dân cư;

+ Mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo;

+ Nhu cầu học tập của nhân dân, học sinh, sinh viên;

+ Vị trí địa lý;

+ Tiềm lực đầu tư của từng khu vực dân cư.

3. Quy hoạch cụ thể:

3.1. Giai đoạn 2016-2020:

a) Tại thành phố Lào Cai:

- Đối với những phường có dân số đông, trên 10.000 người/phường, tập trung nhiều trường học, số lượng học sinh, sinh viên lớn, ở trung tâm thành phố, vị trí thuận lợi, giao thương phát triển mạnh, nhu cầu học ngoại ngữ cao (như Cốc Lếu, Kim Tân, Duyên Hải): Quy hoạch tối đa 03 trung tâm/phường.

- Đối với những phường có vị trí địa lý giáp nhau, dân số phân bố không đồng đều, quy thành nhóm phường:

+ Trường hợp nhóm phường có tổng dân số 12.000 đến 14.000 người, nhưng số lượng học sinh ít (như: nhóm phường Phố Mới, Lào Cai; nhóm phường Bắc Cường, Nam Cường; nhóm phường Bắc Lệnh, Pom Hán): quy hoạch tối đa 02 trung tâm/nhóm phường.

+ Trường hợp những phường xa trung tâm kinh tế của thành phố, giao thương phát triển hạn chế, dân số ít, thưa, số trường học, học sinh ít (như nhóm phường Bình Minh, Thống Nhất, Xuân Tăng): quy hoạch tối đa 01 trung tâm/nhóm phường.

b) Tại các huyện: Quy hoạch mỗi huyện 01 trung tâm.

3.2. Định hướng đến năm 2025:

a) Tại thành phố Lào Cai:

- Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm đã thành lập.

- Căn cứ thực tế phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập của người dân để phát triển trung tâm nhưng tối đa không quá 05 trung tâm (dự kiến phường Cốc Lếu: 01; phường Kim Tân: 01; nhóm phường Bắc Cường, Nam Cường: 01; nhóm phường Bắc Lệnh, Pom Hán: 01; nhóm phường Bình Minh, Thống Nhất, Xuân Tăng: 01).

b) Tại các huyện:

Đối với những huyện phát triển về du lịch, dân số đông, tập trung khu công nghiệp (như Bảo Thắng, Sa Pa, Văn bản, Bảo Yên): quy hoạch thêm 01 trung tâm/huyện.

V. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN (phụ lục 6)

1. Năm 2016:

- Rà soát lại toàn bộ hệ thống các trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập; củng cố, nâng cao chất lượng các trung tâm hiện có.

- Thành lập mới tối đa 03 trung tâm, cụ thể: 01 trung tâm thuộc nhóm phường Phố Mới, Lào Cai; 01 trung tâm thuộc nhóm phường Bắc Lệnh, Pom Hán và 01 trung tâm tại thị trấn Khánh Yên, huyện Văn bản.

2. Năm 2017: Thành lập mới tối đa 03 trung tâm, cụ thể: 01 trung tâm thuộc nhóm phường Phố Mới, Lào Cai; 01 trung tâm tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng; 01 trung tâm tại thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa.

3. Năm 2018: Thành lập mới tối đa 03 trung tâm, cụ thể: 01 trung tâm thuộc nhóm phường Bắc Cường, Nam Cường; 01 trung tâm thuộc thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên; 01 trung tâm tại huyện Bắc Hà.

4. Năm 2019: Thành lập mới tối đa 03 trung tâm, cụ thể: 01 trung tâm tại phường Duyên Hải; 01 trung tâm tại huyện Bát Xát; 01 trung tâm tại huyện Si Ma Cai.

5. Năm 2020: Thành lập mới 03 trung tâm, cụ thể: 01 trung tâm tại phường Duyên Hải; 01 trung tâm thuộc nhóm phường Bình Minh, Thống Nhất, Xuân Tăng; 01 trung tâm tại huyện Mường Khương.

6. Giai đoạn 2020-2025: Thành lập mới tối đa 09 trung tâm, trong đó:

- Tại thành phố Lào Cai: 05 trung tâm, cụ thể: 01 trung tâm tại phường Kim Tân; 01 trung tâm tại phường Cốc Lếu; 01 trung tâm thuộc nhóm phường Bắc Cường, Nam Cường; 01 trung tâm thuộc nhóm phường Bắc Lệnh, Pom Hán; 01 trung tâm thuộc nhóm phường Bình Minh, Thống Nhất, Xuân Tăng.

- Tại các huyện: 04 trung tâm, cụ thể: 01 trung tâm tại thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng; 01 trung tâm tại thị trấn Sa Pa; 01 trung tâm tại xã Võ Lao, huyện Văn bản; 01 trung tâm tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên.

VI. KINH PHÍ

1. Tổng kinh phí thực hiện: 10,693 tỷ đồng, trong đó:

- Đầu tư thành lập mới: 6,75 tỷ đồng;

- Mua sắm, bổ sung thiết bị: 3,75 tỷ đồng;

- Đào tạo, bồi dưỡng CBQL, giáo viên: 0,193 tỷ đồng.

2. Nguồn kinh phí đầu tư: 100% huy động nguồn xã hội hóa.

VII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền:

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc học và sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giai đoạn hội nhập hiện nay; Quy hoạch mạng lưới các trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập là chủ trương quan trọng của tỉnh, nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phổ biến quy hoạch đến mọi người dân, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.

- Phát huy vai trò trách nhiệm của hệ thống chính trị; các cấp các ngành, các tổ chức, các lực lượng xã hội đẩy mạnh, tạo điều kiện, cơ chế thuận lợi để các trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập phát triển, nâng cao chất lượng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người.

2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước:

- Thực hiện nghiêm túc Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT ngày 20/01/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm tin học, ngoại ngữ.

- Thực hiện công tác quản lí, cấp phép thành lập, cấp phép hoạt động đảm bảo quy định; hướng dẫn kịp thời những vấn đề mới.

- Tăng cường phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các cơ quan liên quan, các huyện, thành phố trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

3. Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị:

- Phát huy tinh thần khởi nghiệp, tự chủ của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đầu tư để xây dựng trung tâm, mua sắm trang thiết bị dạy, học nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong giai đoạn tới.

- Thực hiện tốt cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.

4. Giải pháp về đội ngũ:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên giai đoạn 2016-2020 đảm bảo theo hướng toàn diện, chuẩn hóa, đủ số lượng, đảm bảo tỷ lệ không quá 25 học viên/1 giáo viên/ca học.

- Khuyến khích các trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập liên kết, hợp đồng lao động với giáo viên người nước ngoài, có đủ văn bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định nhằm tạo môi trường ngoại ngữ, thu hút người học.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, năng động, giáo viên giỏi chuyên môn, hiểu biết xã hội, có kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm, đủ năng lực hội nhập quốc tế; thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên. Sử dụng hiệu quả đội ngũ, tránh lãng phí.

- Đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của cán bộ quản lý, giáo viên trung tâm theo quy định hiện hành; từng bước nâng cao chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên.

- Hằng năm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về trình độ chuyên môn, công tác quản lý, lý luận chính trị. Nghiên cứu để có cơ chế hỗ trợ đội ngũ ngoài công lập đi học tập, đào tạo, bồi dưỡng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các trung tâm mời giáo viên người nước ngoài đến giảng dạy.

5. Giải pháp về nâng cao chất lượng:

- Các trung tâm xây dựng chất lượng để phát triển trung tâm, trên cơ sở nguyên tắc: đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trên địa bàn; đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu của nhân dân; phát triển theo hướng hiện đại hóa; mở rộng hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

- Xây dựng hoặc tiếp nhận có chọn lọc chương trình giảng dạy hiện đại, phù hợp tâm lý lứa tuổi học viên, tăng cường kỹ năng nghe, nói.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ.

6. Giải pháp về xã hội hóa, hợp tác và hợp tác quốc tế:

- Tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo chính sách của nhà nước nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập.

- Xây dựng cơ chế phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau về chuyên môn, nghiệp vụ, cơ sở vật chất, giáo viên...giữa đơn vị sự nghiệp công lập và trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập.

- Khuyến khích các trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế, trao đi giáo viên, học viên theo đúng quy định của pháp luật.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SGiáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch; chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Công an tỉnh, phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ theo quy định.

- Tham mưu giúp UBND tỉnh đôn đốc kiểm tra tổ chức thực hiện Quy hoạch và báo cáo kịp thời theo định kỳ hoặc đột xuất UBND tỉnh về tình hình thực hiện Quy hoạch đế có biện pháp chỉ đạo giải quyết kịp thời.

- Hằng năm, chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ việc chấp hành các quy định về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, hoạt động đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ của tất cả các trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập, báo cáo UBND tỉnh. Đối với các trung tâm hoạt động không đúng quy định của pháp luật, hoạt động không hiệu quả, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu quyết định giải thể trung tâm.

- Xây dựng quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với các trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập.

2. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập, trình Chủ tịch UBND tỉnh cho phép thành lập nếu đảm bảo đủ các điều kiện thành lập theo quy định; phối hợp thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động của các trung tâm.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Tuyên truyền, hướng dẫn chế độ chính sách đối với người lao động, người sử dụng lao động trong các Trung tâm theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động,...

- Thực hiện quản lý nhà nước đối với lao động người nước ngoài (nếu có) tại các trung tâm; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý lao động nước ngoài tại các trung tâm; thực hiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại các trung tâm theo quy định của pháp luật.

4. Sở Ngoại vụ: Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc giải quyết các thủ tục cho lao động nước ngoài vào học việc tại các trung tâm; thanh tra, kiểm tra hoạt động của các trung tâm sử dụng lao động nước ngoài theo quy định.

5. Công an tỉnh: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập; thanh tra, kiểm tra hoạt động của các trung tâm; Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành liên quan thực hiện quản lý lao động người nước ngoài làm việc tại các trung tâm (nếu có) theo quy định của pháp luật.

6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tấn, báo chí địa phương, Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về mục đích, ý nghĩa công tác quy hoạch, vai trò của học ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay, tạo sự quan tâm, ủng hộ rộng rãi của xã hội đối với phát triển sự nghiệp giáo dục; đưa tin kịp thời và thường xuyên tiến độ thực hiện, kết quả Đề án.

7. UBND các huyện, thành phố:

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, giáo viên và nhân dân về sự cần thiết quy hoạch mạng lưới trường lớp, trong đó có quy hoạch mạng lưới các trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập đóng trên địa bàn, để nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý các trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập có trụ sở đặt tại địa phương.

- Hướng dẫn chính sách, pháp luật lao động đối với các trung tâm trên địa bàn; thực hiện thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp lao động (nếu có).

Căn cứ nội dung đề án trên, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện./.

 

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Quy hoạch mạng lưới trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025)

Tính đến 15/10/2016

TT

Tên trung tâm

Địa chỉ

Ngoại ngữ được cấp phép giảng dạy

1

Anh ngữ quốc tế trẻ em PoPoDoo Smart English

Phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai

Tiếng Anh

Cơ sở 2

Phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

2

Ngoại ngữ Phương Phương

Phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai

Tiếng Anh, tiếng Trung Quốc

3

Ngoại ngữ CleverLand

Phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai

Tiếng Anh

4

Anh ngữ New Star

Phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai

Tiếng Anh

5

Ngoại ngữ quốc tế Ocean Edu

Phường Kim Tân, thành phố Lào Cai

Tiếng Anh

6

Ngoại ngữ Việt - Mỹ

Phường Kim Tân, thành phố Lào Cai

Tiếng Anh

7

Ngoại ngữ quốc tế Lào Cai

Phường Kim Tân, thành phố Lào Cai

Tiếng Anh, tiếng Trung Quốc

8

Ngoại ngữ Kết nối toàn cầu

Phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai

Tiếng Anh

 

PHỤ LỤC 2

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG LỚP, HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI TÍNH ĐẾN 15/10/2016
(Kèm theo Quy hoạch mạng lưới trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025)

TT

Tên trung tâm

Tiếng Anh

Tiếng Trung

Số lớp

Số lượt học viên

Số lớp

Slượt học viên

I

Năm 2015

61

1.083

0

0

1

Anh ngữ quốc tế trẻ em PoPoDoo Smart English

20

300

 

 

2

Ngoại ngữ Phương Phương

 

 

 

 

3

Ngoại ngữ quốc tế Ocean Edu

11

134

 

 

4

Ngoại ngữ CleverLand

26

607

 

 

5

Ngoại ngữ Việt - Mỹ

 

 

 

 

6

Anh ngữ New Star

4

42

 

 

7

Ngoại ngữ quốc tế Lào Cai

 

 

 

 

II

Tính đến tháng 10/2016

143

2.375

11

110

1

Anh ngữ quốc tế trẻ em PoPoDoo Smart English

27

394

 

 

2

Ngoại ngữ Phương Phương

11

122

6

60

3

Ngoại ngữ quốc tế Ocean Edu

46

544

 

 

4

Ngoại ngữ CleverLand

27

544

 

 

5

Ngoại ngữ Việt - Mỹ

24

350

 

 

6

Anh ngữ New Star

5

60

 

 

7

Ngoại ngữ quốc tế Lào Cai

3

36

5

50

8

Kết nối toàn cầu

22

325

 

 

 

Tổng cộng (I+II)

204

3.458

11

110

 

PHỤ LỤC 3

THỐNG KÊ ĐỘI NGŨ CỦA TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Quy hoạch mạng lưới trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025)

Tính đến 15/10/2016

TT

Tên trung tâm

Đội ngũ cán bộ quản lý

Đội ngũ giáo viên

 

Tổng số

Nữ

Dân tộc

Chuyên môn

Giáo viên người Việt Nam

Giáo viên người nước ngoài

 

 

 

Tiếng Anh

Tiếng Trung

Tổng số

Nữ

Quốc tịch

Có văn bằng, chứng chỉ theo quy định

Đại học

Sau ĐH

Tng số

Nữ

Dân tộc

Cao đng

Đại học

Sau ĐH

Cao đẳng

Đại học

Sau ĐH

 

 

1

Anh ngữ quốc tế trẻ em PoPoDoo Smart English

1

1

1

1

 

6

4

1

1

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

NN Phương Phương

1

1

 

1

 

10

9

1

 

3

 

1

3

3

 

 

 

 

 

3

NN quốc tế Ocean Edu

1

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

3

3

 

3

4

NN CleverLand

1

1

 

1

 

1

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

1

 

1

5

NN Việt - Mỹ

1

 

 

1

 

1

1

1

1

 

 

 

 

 

2

 

2

 

2

6

Anh ngữ NewStar

1

1

 

1

 

5

5

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

NN quốc tế Lào Cai

1

1

 

 

1

2

2

 

 

 

1

 

 

1

 

 

 

 

 

8

Kết nối toàn cầu

1

 

 

1

 

5

5

2

 

3

2

 

 

 

3

1

2

1

3

 

Tổng cộng

8

6

1

7

1

30

26

5

3

16

3

1

3

4

9

4

8

1

9

 

PHỤ LỤC 4

THỐNG KÊ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Quy hoạch mạng lưới trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025)

Tính đến 15/10/2016

TT

Danh mục

Đơn vị tính

Tên trung tâm

Tổng cộng

Phương Phương

Ocean

NewStar

Quốc tế Lào Cai

Clever Land

PoPo Doo

Việt- Mỹ

Kết nối toàn cầu

1

Phòng làm việc

phòng

1

1

1

1

1

4

1

2

12

2

Phòng học

phòng

4

4

2

2

5

6

2

4

29

3

Phòng vệ sinh

phòng

3

4

2

2

3

6

2

4

26

4

Bàn ghế giáo viên

bộ

3

4

2

2

5

6

2

4

28

5

Bàn ghế học sinh mầm non

bộ

0

20

0

 

15

22

10

3

70

6

Bàn ghế học sinh khác

bộ

30

60

30

20

40

140

32

75

427

7

Máy tính để bàn

bộ

1

4

2

1

3

3

1

3

18

8

Máy tính xách tay

bộ

3

5

1

1

0

4

3

5

22

9

máy điều hòa

chiếc

3

6

2

 

6

8

2

8

35

10

Máy in+pho to

chiếc

2

2

1

1

1

3

1

2

13

11

Tủ tài liệu

chiếc

2

1

1

1

3

6

1

5

20

12

Bảng viết

chiếc

4

4

2

2

3

5

2

5

27

13

Máy chiếu

bộ

2

4

2

 

1

7

0

3

19

14

Đài

chiếc

0

4

0

 

1

2

0

4

11

15

Loa

chiếc

4

4

2

2

4

7

2

4

29

16

Camera

bộ

8

6

0

1

1

14

0

1

31

17

Ti vi

chiếc

0

0

1

1

1

1

2

1

7

18

Bảng tương tác

chiếc

 

 

 

 

 

6

 

 

6

 

PHỤ LỤC 5

THỐNG KÊ VỀ DÂN SỐ, QUY MÔ TRƯỜNG LỚP THEO ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ LÀO CAI
(Kèm theo Quy hoạch mạng lưới trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025)

TT

Phường

Dân số

Số trường, số học sinh sinh viên (bao gồm cả công lập và ngoài công lập)

Tổng số trường, trung tâm

Tổng số học sinh, sinh viên

Chia ra

Mầm non

Tiểu học

THCS

TH & THCS

THPT

TT GDNN & GDTX

Trường CN, nghề

Strường

Số học sinh

Strường

Số học sinh

Số trường

Số học sinh

Strường

Số học sinh

Số trường

Số học sinh

Số trường

Số học viên

Số trường

S HSSV

1

Kim Tân

17.812

10

5.255

5

1.025

2

1.905

1

1.280

 

 

1

515

1

530

 

 

2

Phố Mới

11.200

5

2.674

3

662

1

1.244

1

768

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Bắc Cường

10.869

8

4.604

3

660

1

944

1

438

 

 

1

747

 

 

2

1.815

4

Duyên Hải

10.495

8

3.274

3

794

1

563

2

1.265

 

 

1

652

1

 

 

 

5

Cốc Lếu

10.239

8

3.876

4

656

2

1.539

1

699

 

 

1

982

 

 

 

 

6

Pom Hán

8.589

6

1.729

3

648

1

563

1

301

 

 

 

 

1

217

 

 

7

Bình Minh

7.484

5

3.317

1

235

1

387

1

291

 

 

1

748

 

 

1

1.656

8

Bắc Lệnh

4.310

5

1.698

2

215

1

807

2

676

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Nam Cường

4.074

4

1.622

 

288

1

239

1

182

 

 

 

 

1

 

1

913

10

Lào Cai

1.809

2

165

1

58

1

107

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Thống Nhất

1.440

3

275

1

73

1

118

1

84

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Xuân Tăng

1.422

1

137

 

 

 

 

 

 

1

137

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 6

DỰ BÁO QUY MÔ TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quy hoạch mạng lưới trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025)

Huyện, thành phố

Khu vực

Quy mô hiện có

Giai đoạn 2016-2020

Đến 2025

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số Trung tâm

Số học viên

SL trung tâm

Quy mô học viên

SL trung tâm

Quy mô học viên

SL trung tâm

Quy mô học viên

SL trung tâm

Quy mô học viên

SL trung tâm

Quy mô học viên

SL trung tâm

Thành lập mới

Tổng cuối 2016

Thành lập mới

Tổng cuối 2017

Thành lập mới

Tổng cuối 2018

Thành lập mới

Tổng cuối 2019

Thành lập mới

Tổng cuối 2020

Thành lập mới

Tổng cuối 2025

Thành phố Lào Cai

Phường Kim Tân

3

980

 

3

1.000

 

3

1.100

 

3

1.400

 

3

1.400

 

3

1.500

1

4

Phường Cốc Lếu

3

786

 

3

800

 

3

1.100

 

3

1.400

 

3

1.400

 

3

1.500

1

4

Phường Duyên Hải

1

304

 

1

320

 

1

350

 

1

400

1

2

800

1

3

1.000

 

3

Nhóm phường Phố Mới, Lào Cai

 

 

1

1

250

1

2

600

 

2

750

 

2

800

 

2

900

 

2

Nhóm phường Bắc Cường, Nam Cường

1

325

 

1

350

 

1

400

1

2

550

 

2

650

 

2

750

1

3

Nhóm phường Bắc Lệnh, Pom Hán

1

90

1

2

300

 

2

300

 

2

400

 

2

450

 

2

450

1

3

Nhóm: Bình Minh, Thống Nhất, Xuân Tăng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

200

1

2

Bảo Thắng

TT Phố Lu

 

 

 

 

 

1

1

150

 

1

170

 

1

200

 

1

200

 

1

TT Tằng Loỏng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

Sa Pa

TT Sa Pa

 

 

 

 

 

1

1

150

 

1

170

 

1

200

 

1

200

1

2

Bảo Yên

TT Phố Ràng

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

170

 

1

170

 

1

170

 

1

Xã Bảo Hà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

Văn bản

TT Khánh Yên

 

 

1

1

150

 

1

150

 

1

170

 

1

200

 

1

200

 

1

Xã Võ Lao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

Bát Xát

TT Bát Xát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

170

 

1

170

 

1

Bắc Hà

TT Bắc Hà

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

170

 

1

170

 

1

170

 

1

M. Khương

TT Mường Khương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

170

 

1

Si Ma Cai

TT Si Ma Cai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

1

150

 

1

 

Tổng cộng

9

2.485

3

12

3.170

3

15

4.300

3

18

5.750

3

21

6.610

3

24

7.730

9

33

 

PHỤ LỤC 7

ƯỚC KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN, GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quy hoạch mạng lưới trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Năm

Danh mục

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

2016

Đầu tư thành lập mới

Trung tâm

3

450.000

1.350.000

Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị trong năm học

Trung tâm

9

50.000

450.000

Tập huấn, bồi dưỡng CBQL, GV

người

70

400

28.000

Cộng

 

 

 

1.828.000

2017

Đầu tư thành lập mới

Trung tâm

3

450.000

1.350.000

Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị trong năm học

Trung tâm

12

50.000

600.000

Tập huấn, bồi dưỡng CBQL, GV

người

80

400

32.000

Cộng

 

 

 

1.982.000

2018

Đầu tư thành lập mới

Trung tâm

3

450.000

1.350.000

Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị trong năm học

Trung tâm

15

50.000

750.000

Bồi dưỡng CBQL, GV

người

90

400

36.000

Cộng

 

 

 

2.136.000

2019

Đầu tư thành lập mới

Trung tâm

3

450.000

1.350.000

Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị trong năm học

Trung tâm

18

50.000

900.000

Bồi dưỡng CBQL, GV

người

100

400

40.000

Cộng

 

 

 

2.290.000

2020

Đầu tư thành lập mới

Trung tâm

3

450.000

1.350.000

Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị trong năm học

Trung tâm

21

50.000

1.050.000

Bồi dưỡng CBQL, GV

người

144

400

57.600

Cộng

 

 

 

2.457.600

Tng hợp đến 2020

Đầu tư thành lập mới

 

 

 

6.750.000

Bổ sung CSVC, trang thiết bị trong năm học

 

 

 

3.750.000

Bồi dưng CBQL, GV

 

 

 

193.600

CỘNG

 

 

 

10.693.600

(Số tiền bằng chữ: Mười tỷ sáu trăm chín mươi ba triệu sáu trăm nghìn đồng)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4841/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 về phê duyệt Đề án Quy hoạch mạng lưới trung tâm ngoại ngữ ngoài công lập tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.358

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.62.36
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!