Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 396/QĐ-UBND 2021 Đề án phát triển đội ngũ giáo viên tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu: 396/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Nguyễn Long Biên
Ngày ban hành: 09/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 396/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 09 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ về việc quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;

Căn cứ Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm;

Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Kế hoạch số 200-KH/TU ngày 17/10/2019 của Tỉnh ủy về triển khai Kết luận của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1703/TTr-SGDĐT ngày 30 tháng 7 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Ninh Thuận (Đính kèm Đề án).

Điều 2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c);
- Cục NG&CBQLGD;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- VPUB: CVP, PCVP (NĐT), KTTH;
- Lưu: VT, VXNV. NAM.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Long Biên

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 396/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Phát triển đội ngũ Cán bộ quản lý và Giáo viên mầm non, phổ thông công lập là giải pháp đặc biệt quan trọng, then chốt trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết số 29-NQ/TW) đánh giá tình hình: “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 29-NQ/TW để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo là: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo…”.

Luật Giáo dục năm 2009 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau: Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học; có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở; có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông. Luật Giáo dục năm 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên như sau: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non; có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Sau khi Luật Giáo dục năm 2019 có hiệu lực (từ ngày 01/7/2020), phần lớn giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở cả nước nói chung và của tỉnh Ninh Thuận nói riêng đã không còn đạt chuẩn về trình độ đào tạo.

Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở gồm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 thực hiện từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên mầm non, trung học cơ sở và 50% giáo viên tiểu học đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Giai đoạn 2 thực hiện từ ngày 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2030, bảo đảm số giáo viên còn lại đạt chuẩn về trình độ đào tạo.

Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định sinh viên sư phạm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ thực trạng thừa thiếu giáo viên để đặt hàng hoặc đấu thầu với cơ sở đào tạo giáo viên, bố trí ngân sách hỗ trợ sinh viên sư phạm tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học và hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm trong thời gian học tập tại trường. Trên cơ sở đó, hàng năm các địa phương xây dựng kế hoạch hỗ trợ sinh viên sư phạm nhằm phát triển và ổn định đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn.

Bên cạnh đó, chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bổ sung một số môn học bắt buộc và một số môn học tự chọn mới trong chương trình phổ thông nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới phần nào đã làm bất hợp lý trong cơ cấu về môn học của đội ngũ giáo viên.

Vì vậy, việc xây dựng Đề án “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Ninh Thuận” là cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và từng bước đồng bộ về cơ cấu đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn hiện nay.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

- Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

- Luật Lao động năm 2019;

- Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Luật ngày 25 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Chỉ thị số 16/CT- TTg ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

- Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”;

- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

- Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

- Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;

- Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm;

- Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

- Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

- Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

- Thông tư số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;

- Thông tư số 16/2017/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

- Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Mầm non;

- Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Tiểu học;

- Thông tư số 32/2020/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;

- Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục tiểu học công lập;

- Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐTngày 02 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục trung học cơ sở công lập;

- Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục trung học phổ thông công lập;

- Chỉ thị số 68-CT/TU ngày 13 tháng 02 năm 2020 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT trên địa bàn tỉnh;

- Kế hoạch số 200-KH/TU ngày 17 tháng 10 năm 2019 của Tỉnh ủy về triển khai Kết luận của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Kế hoạch số 4497/KH-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG VỀ QUY MÔ MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH, ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ DỰ BÁO VỀ QUY MÔ MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH, ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2025, DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2030

I. THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH, ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

1. Tổng quát về số lượng đơn vị trường, lớp, học sinh và cơ sở vật chất

Năm học 2020-2021, toàn tỉnh có 280/305 trường mầm non và phổ thông công lập, trong đó: 87 trường mầm non (trong đó 23 trường mầm non tư thục), 135 trường tiểu học, 61 trường trung học cơ sở và 22 trường trung học phổ thông (2 trường tư thục).

Tổng số lớp năm học 2020-2021 là 4.723 lớp/4.184 lớp công lập (trong đó, mầm non: 586 lớp; tiểu học: 2.126 lớp; trung học cơ sở 1.033 lớp; trung học phổ thông: 439 lớp).

Tổng số học sinh (HS) năm học 2020-2021 là 142.782 HS/131.117 HS công lập (trong đó, mầm non: 16.678 HS; tiểu học: 59.589 HS; trung học cơ sở 37.942 HS; trung học phổ thông: 16.908 HS).

Tổng số giáo viên (GV) năm học 2020-2021 là 7.710 GV/6.991 GV công lập (trong đó, mầm non: 1.050 GV; tiểu học: 3.013 GV; trung học cơ sở 1.961 GV; trung học phổ thông: 967 GV).

Cụ thể số trường, lớp, học sinh, giáo viên công lập và ngoài công lập năm học 2020-2021 như sau:

Cấp học

Số trường

Số lớp

Số học sinh

Số GV

CL

NCL

CL

NCL

CL

NCL

CL

NCL

Tổng

280

25

4.184

539

131.117

11.599

6.991

724

I. Mầm non

64

23

586

495

16.678

10.550

1.050

651

Tr.đó: Trẻ 5 tuổi

 

 

325

79

9.357

1.667

 

 

II. Phổ thông

216

2

3.598

44

114.439

1.049

5.941

73

+ Tiểu học

135(1)

 

2.126

23

59.589

530

3.013

27

+ THCS

61(2)

 

1.033

12

37.942

272

1.961

23

+ THPT

20

2

439

9

16.908

247

967

23

1.1. Sắp xếp mạng lưới trường lớp

Thời gian vừa qua, triển khai thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TU ngày 30/8/2017 của Tỉnh ủy về sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp học và đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 1940/QĐ-UBND ngày 10/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp học và đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017- 2020; đến năm học 2020-2021 đã có 6/7 huyện, thành phố triển khai thực hiện đạt 100% kế hoạch (dự kiến đến cuối năm hoàn thành).

Kết quả đạt được: Tính đến tháng 6/2021 toàn tỉnh giảm 28 trường MN, TH, THCS, tăng 02 trường THPT, giảm 01 Trung tâm; trong đó: cấp mầm non từ 72 trường còn 64 trường giảm 8 trường; Tiểu học từ 152 trường còn 135, giảm 17 trường; THCS từ 64 trường còn 61 trường giảm 3 trường; THPT có 20 trường, tăng 02 trường (THCS, THPT Đặng Chí Thanh và THCS, THPT Trần Hưng Đạo). Tại cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo đã sắp xếp, kiện toàn cơ quan Sở từ 10 phòng chức năng xuống còn 04 phòng chức năng (giảm 06 phòng chức năng); 2 Trung tâm (Tổng hợp Hướng nghiệp dạy nghề Phan Rang và Giáo dục thường xuyên tỉnh) sáp nhập thành 01 Trung tâm (Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp tỉnh).

1.2. Về cơ sở vật chất:

a) Cấp học Mầm non

Tất cả các địa bàn trong tỉnh đều có trường, lớp mẫu giáo, mầm non để tiếp nhận trẻ đến trường; tuy nhiên, số lượng trường mầm non chưa được đầu tư đủ, đúng theo quy hoạch và chưa đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia nên tỷ lệ huy động trẻ tại một số địa bàn (nhất là vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn) vẫn còn thấp so với mặt bằng chung toàn tỉnh. Tổng số phòng học là 631 phòng (phòng kiên cố là 440, phòng bán kiến cố là 177 phòng xuống cấp(3), phòng học tạm, nhờ là 11 phòng(4)).

b) Cấp học Tiểu học

Mạng lưới các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh cơ bản đảm bảo khoảng cách theo quy định. Đảm bảo phòng học để thu hút số học sinh trong độ tuổi đến trường; tuy nhiên, nhiều trường do xây dựng đã lâu nên phòng học đã xuống cấp nhiều, hết niên hạn sử dụng; phòng chức năng và các hạng mục phụ trợ khác còn thiếu rất nhiều. Tổng số phòng học hiện có là 1.812 phòng chỉ đáp ứng được 84,7% so với nhu cầu (mỗi lớp 1 phòng); trong đó: Số phòng kiên cố là 1.415 phòng; Số phòng bán kiến cố là 386 phòng; Số phòng học tạm là 7 phòng(5); Số phòng học mượn là 4 phòng(6).

c) Cấp Trung học cơ sở

Cơ bản, mỗi xã đều có trường THCS, các phường, thị trấn thì theo khu vực; tuy nhiên, khối phòng bộ môn, khối phòng phục vụ học tập (nhà đa năng gần như chưa có) và khối hành chính quản trị còn thiếu với tỷ lệ lớn; Số phòng học hiện có là 662 phòng chỉ đáp ứng được 80,8% so với nhu cầu; trong đó: Số phòng kiên cố là 581 phòng. Số phòng bán kiên cố là 78 phòng(7). Số phòng học tạm, nhờ: 3 phòng (huyện Ninh Hải).

d) Cấp Trung học phổ thông

Mạng lưới trường, lớp cấp THPT cơ bản đáp nhu cầu học tập của học sinh, nhưng vẫn còn nhiều trường còn thiếu phòng học bộ môn, phục vụ học tập, khối hành chính - quản trị, nhiều trường được xây dựng trước 1975, nay đã xuống cấp nhiều và không đạt chuẩn quốc gia. Số phòng học hiện có 357 phòng học, đáp ứng được 82,6% so với nhu cầu (mỗi lớp 01 phòng); 142 phòng học bộ môn (bao gồm phòng chuẩn bị), đáp ứng được 70,3% so với yêu cầu;...

2. Tình hình đội ngũ Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, phổ thông công lập

2.1. Đội ngũ Cán bộ quản lý

Nhìn chung, đại bộ phận cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn và khả năng điều hành, quản lý các đơn vị thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác và học tập.

a) Hiệu trưởng

Toàn ngành hiện có 262 hiệu trưởng/tổng số 280 cơ sở giáo dục (trong đó cấp mầm non: 60 hiệu trưởng/64 cơ sở, cấp tiểu học: 129 hiệu trưởng/135 cơ sở, cấp THCS: 56 hiệu trưởng/61 cơ sở, cấp THPT: 17 hiệu trưởng/20 cơ sở - trong đó có 5 trường liên cấp THCS-THPT). Theo đó, nhằm đảm công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục, trong thời gian tới ngành cần bổ sung 18 hiệu trưởng.

Về trình độ đạt chuẩn đào tạo: 256/262 người, chiếm tỷ lệ 98% (trong đó: cấp mầm non: 60/60 chiếm tỷ lệ 100%, cấp tiểu học: 124/129 chiếm tỷ lệ 96%, cấp THCS: 55/56 chiếm tỷ lệ 98%, cấp THPT: 17/17 chiếm tỷ lệ 100%).

b) Phó Hiệu trưởng

Toàn ngành hiện có 296 phó hiệu trưởng (trong đó cấp mầm non: 69 người, cấp tiểu học: 126 người, cấp THCS: 68 người, cấp THPT: 33 người). Qua rà soát, các cấp học cần bổ sung 92 phó hiệu trưởng để đảm bảo hoạt động quản lý của nhà trường.

Về trình độ đạt chuẩn đào tạo: 291/296 người, chiếm tỷ lệ 98% (trong đó: cấp mầm non: 69/69 chiếm tỷ lệ 100%, cấp tiểu học: 122/126 chiếm tỷ lệ 97%, cấp THCS: 67/68 chiếm tỷ lệ 99%, cấp THPT: 33/33 chiếm tỷ lệ 100%).

2.2. Đội ngũ Giáo viên

Trong những năm qua, đội ngũ nhà giáo không ngừng tăng về số lượng và chất lượng, cụ thể: Toàn ngành có 6.991 giáo viên công lập, trong đó: 1.050 giáo viên mầm non(8); 3.013 giáo viên tiểu học(9); 1.961 giáo viên THCS(10) và 967 giáo viên THPT.

Theo Luật Giáo dục 2005, 100% giáo viên cấp Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, Tiểu học đạt chuẩn trở lên (trong đó Trung học phổ thông có 11,5% trên chuẩn, Trung học cơ sở có 79,07% trên chuẩn, tiểu học 74,7% trên chuẩn), có 99,9% giáo viên mầm non đạt chuẩn trở lên (trong đó có 85,66% trên chuẩn). Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo, không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Tuy nhiên, theo Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019, trình độ đạt chuẩn đào tạo của một số cấp học còn thấp, cụ thể:

Về trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn đối với giáo viên công lập có 6.048/6.991 giáo viên chiếm tỷ lệ 86,5%; Trong đó:

+ Cấp học mầm non có 975/1.050 chiếm tỷ lệ 92,9%;

+ Cấp học tiểu học có 2.468/3.013 chiếm tỷ lệ 81,9%;

+ Cấp học trung học cơ sở có 1.638/1.961 chiếm tỷ lệ 83,5%;

+ Cấp học trung học phổ thông có 967/967 chiếm tỷ lệ 100%.

Số lượng giáo viên cấp Trung học phổ thông, Trung học cơ sở cơ bản đáp ứng đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với mạng lưới trường, lớp của địa phương. Mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập từng bước hình thành và phát triển ở các vùng thuận lợi, góp phần xây dựng đội ngũ nhà giáo trong điều kiện hiện nay.

Các cơ quan quản lý đã triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách về lương, phụ cấp lương và các chế độ khác đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo quy định hiện hành của Nhà nước.

(Đính kèm Phụ lục 1a, 1b)

3. Đánh giá chung

3.1. Thuận lợi

Phát triển giáo dục trong đó công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông các cấp, bậc học luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự hỗ trợ và phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể. Ngân sách tỉnh tập trung chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu ở mức khoảng 20% trên tổng chi ngân sách, đã tạo điều kiện phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời đảm bảo đầy đủ cho việc chi lương và các chế độ chính sách.

Mạng lưới trường lớp phát triển và sắp xếp theo hướng ngày càng tinh gọn; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được bổ sung, cải thiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học. Khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển các cơ sở giáo dục mầm non tư thục ở vùng thuận lợi, huy động được các nguồn lực trong phát triển giáo dục mầm non và phổ thông.

Đội ngũ giáo viên cơ bản đảm bảo về số lượng và cơ cấu; phần lớn yêu nghề, không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Các đơn vị, địa phương linh hoạt trong việc tuyển dụng, hợp đồng, điều động cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đáp ứng nhu cầu dạy học và yêu cầu nâng cao chất lượng; giải quyết chế độ nghỉ hưu cho một số cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên chưa đến tuổi nghỉ hưu nhưng không đảm bảo sức khỏe, không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định; sắp xếp, bố trí công tác khác phù hợp đối với những giáo viên không đáp ứng được yêu cầu dạy học.

Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý cho cán bộ quản lý giáo dục; học tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên công tác tại các trường vùng DTTS và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh theo Đề án Ngoại ngữ quốc gia được đẩy mạnh; tổ chức có hiệu quả việc bồi dưỡng thường xuyên về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh các cấp học; đặc biệt là bồi dưỡng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

3.2. Khó khăn, bất cập

a) Cán bộ quản lý giáo dục

Số lượng cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, tổng số là 11/558 người (06 hiệu trưởng, 05 phó hiệu trưởng) chiếm tỷ lệ 2,0%; trong đó cấp tiểu học có 09/255 người chiếm tỷ lệ 3,5%, cấp THCS có 02/124 người chiếm tỷ lệ 1,6%.

b) Đội ngũ nhà giáo

- Hiện nay số giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo chiếm tỉ lệ khá cao, toàn ngành 943/6.991 giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo, chiếm tỷ lệ 13,5%; cụ thể:

+ Cấp học mầm non có 75/1.050 chiếm tỷ lệ 7,1%;

+ Cấp học tiểu học có 545/3.013 chiếm tỷ lệ 18,1%;

+ Cấp học Trung học cơ sở có 323/1.961 chiếm tỷ lệ 16,5%.

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày

16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ và Thông tư số 16/2017/TT- BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo(11) và báo cáo của các cơ sở giáo dục các cấp học còn thiếu 542 giáo viên so với quy định, trong đó:

+ Mầm non thiếu 215 giáo viên;

+ Tiểu học thiếu 220 giáo viên;

+ Trung học cơ sở thiếu 75 giáo viên;

+ Trung học phổ thông thiếu 32 giáo viên.

Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng thừa thiếu cục bộ ở một số bộ môn cấp học THCS, THPT ở các địa phương.

(Đính kèm Phụ lục 3, 4, 5, 6)

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện còn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu, nhất là thiết bị dạy học ngoại ngữ, tin học, thiết bị thí nghiệm, thực hành; nhiều nơi còn tình trạng lớp ghép 2 hoặc 3 trình độ trong khi một số trường vùng thuận lợi số lượng học sinh trên lớp vượt quá quy định. Thực trạng trên gây khó khăn nhất định cho đội ngũ giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng.

Đời sống vật chất và tinh thần đối với hầu hết các nhà giáo đang công tác tại các xã ở vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên nữ (về nhà ở, điều kiện sinh hoạt, đi lại vv...).

Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; một bộ phận giáo viên chưa yên tâm gắn bó lâu dài ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; vẫn còn cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên chưa có ý thức, trách nhiệm cao, chưa tâm huyết với đổi mới giáo dục; một số giáo viên hạn chế về trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, tiếp cận chậm, thiếu nhạy bén với việc đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với đối tượng học sinh; một số giáo viên chưa biết tiếng dân tộc thiểu số tại chỗ, ít am hiểu văn hóa của địa phương nên khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.

3.3. Nguyên nhân của các hạn chế, bất cập

Quy mô dân cư nhỏ, phân tán dẫn đến mạng lưới trường lớp nhỏ, nhiều điểm trường lẻ, vì vậy số lớp và định mức giáo viên/lớp cao hơn so với định mức.

Nguồn kinh phí đầu tư của nhà nước còn hạn hẹp trong khi nhu cầu đầu tư lớn; điều kiện kinh tế, xã hội tỉnh khó khăn, nguồn lực huy động từ xã hội hóa hạn chế.

Cơ chế chính sách thay đổi khiến cho các mục tiêu và tiêu chuẩn định mức thay đổi dẫn đến thực trạng giáo viên đạt chuẩn thấp. Thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, từ năm 2015 đến 2020 hầu hết các địa phương đều phải cắt giảm chỉ tiêu biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo; trong khi đó quy mô trẻ em, học sinh cấp mầm non, tiểu học ngày càng tăng, vì vậy, hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh đều thiếu giáo viên, đặc biệt là các đơn vị thực hiện việc dạy 2 buổi/ngày theo quy định chương trình giáo dục phổ thông mới.

Một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tuổi đã lớn, khả năng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hạn chế, không đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng.

II. DỰ KIẾN VỀ QUY MÔ MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2025, DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2030

1. Dự kiến về quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh

Dự kiến đến năm 2025 dân số tỉnh Ninh Thuận là 651.601 người(12).

Dự kiến đến năm 2030 dân số tỉnh Ninh Thuận khoản 706.165 người.

Độ tuổi

Giai đoạn 2021-2025

Đến năm 2030

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

0-5

63.553

51.526

50.703

50.377

49.982

51.775

52.625

57.355

6

12.297

11.155

10.892

11.143

10.271

10.675

9.417

11.210

6-10

54.260

54.881

55.298

57.045

55.758

54.136

52.398

51.775

11

10.445

10.534

10.475

9.396

11.558

12.297

11.155

9.417

11-15

52.237

52.691

52.704

51.469

52.408

54.260

54.881

52.398

16

9.649

10.080

10.462

10.631

10.619

10.445

10.534

11.155

16-18

27.163

28.817

30.191

31.173

31.712

31.695

31.598

35.010

19

6.932

8.426

9.088

9.649

10.080

10.462

10.631

9.396

6-20

147.367

151.747

155.707

158.424

159.607

160.633

159.970

159.054

Căn cứ vào quy mô tăng dân số tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận và tỷ lệ phân luồng sau tốt nghiệp trung học phổ thông, dự kiến số số lớp, số học sinh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 cụ thể như sau:

1.1. Quy mô lớp học công lập và tư thục

Cấp học

Số lớp học

Đến năm 2030

Năm học 2021-2022

Năm học 2022-2023

Năm học 2023-2024

Năm học 2024-2025

Năm học 2025-2026

CL

TT

CL

TT

CL

TT

CL

TT

CL

TT

CL

TT

Mầm non

604

495

614

500

633

508

648

517

670

530

709

600

Tiểu học

2.200

25

2.237

26

2.242

26

2.251

27

2.260

30

2.544

40

THCS

1.041

22

1.053

23

1.080

24

1.091

24

1.105

24

1.297

32

THPT

443

16

451

16

462

16

464

17

468

20

501

32

Tổng

4.288

558

4.355

565

4.417

574

4.454

585

4.503

604

5.052

704

1.2. Quy mô học sinh

Cấp học

Năm học

Đến năm 2030

2021-2022

2022-2023

2023-2024

2024-2025

2025-2026

 

CL

TT

CL

TT

CL

TT

CL

TT

CL

TT

CL

TT

Mầm non

16.963

11.100

17.302

11.250

17.858

11.500

18.297

11.750

19.097

12.080

20.028

15.000

Tiểu học

61.837

525

62.369

580

62.413

620

62.493

680

62.686

750

70.200

1.000

THCS

39.039

480

39.877

500

41.357

540

42.256

600

43.231

600

48.505

800

THPT

17.695

330

18.368

350

18.395

400

18.523

440

18.656

520

19.922

800

Tổng

135.534

12.435

137.916

12.680

140.023

13.060

141.569

13.470

143.670

13.950

158.655

17.600

1.3. Quy mô trường học

Căn cứ Đề án sắp xếp các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thực hiện Chương trình số 181-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TWngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã được phê duyệt, theo lộ trình sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2 (năm 2021-2025) và giai đoạn 3 (năm 2025-2030), dự kiến số trường học đến năm 2025, 2030 như sau:

Cấp học

Năm 2021

Đến năm 2025

Đến năm 2030

CL

TT

CL

TT

CL

TT

Mầm non

64

23

62

30

62

35

Tiểu học

135

/

130

5

127

7

THCS

61

/

60

2

59

4

THPT

20

2

20

3

19

5

Tổng

280

25

272

40

267

51

2. Dự kiến về đội ngũ Quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT

a) Đội ngũ Quản lý giáo dục

Trên cơ sở quy mô mạng lưới, trường lớp học dự kiến đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục triển khai thực hiện quy trình bổ nhiệm hoặc tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng(13) nhằm đảm bảo tiêu chuẩn của chức vụ quản lý để thực hiện quy trình bổ nhiệm; đảm bảo công tác quản lý, điều hành hoạt động các cơ sở giáo dục theo quy định.

b) Đội ngũ nhà giáo

Để đáp ứng với quy mô phát triển trường lớp, học sinh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, số giáo viên tương ứng như sau:

STT

Cấp học

Đến năm 2025

Đến năm 2030

1

Mầm non

1.473

1.561

2

Tiểu học

3.391

3.818

3

THCS

2.110

2.475

4

THPT

1.081

1.155

 

Tổng

8.055

9.009

Căn cứ số giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tại thời điểm năm học 2020-2021 (6.991 giáo viên hệ công lập), số nghỉ hưu đúng độ tuổi(14) và nghỉ theo chính sách tinh giản biên chế 10% theo lộ trình của tỉnh(15), thì số cần bổ sung đến năm 2025 là 1.004 giáo viên và đến năm 2030 là 1.107 giáo viên.

(Đính kèm Phụ lục 2)

Phần thứ ba

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, KẾ HOẠCH, GIẢI PHÁP, KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. QUAN ĐIỂM

Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông đến năm 2030 là nhiệm vụ then chốt nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, góp phần nâng cao nguồn nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh chung.

Đề án cần xác định rõ mục tiêu, số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, hình thức đào tạo, tuyển dụng phù hợp nhằm đảm bảo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập sâu rộng trên địa bàn tỉnh. Phát triển đội ngũ giáo viên phải gắn liền với bố trí, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhân tố con người trong quá trình phát triển của địa phương.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung

Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tâm huyết, chủ động, sáng tạo đủ năng lực tạo ra những chuyển biến tích cực, tiến bộ về chất lượng giáo dục trong điều kiện hội nhập sâu rộng giai đoạn 2021 - 2030.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đào tạo nâng trình độ chuẩn giáo viên theo Nghị định số

71/2020/NĐ-CP và đào tạo giáo viên trên chuẩn

2.2.1. Đào tạo nâng trình độ chuẩn giáo viên theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP

Tổng số giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo là 943 giáo viên (chưa kể số lượng nghỉ hưu tính đến ngày 31/12/2025 là 229 người).

- Từ năm 2021 đến năm 2025: Đào tạo 943 giáo viên bao gồm đào tạo trung cấp lên cao đẳng 75 giáo viên (Mầm non), đào tạo cao đẳng lên đại học 868 giáo viên (Tiểu học 545 giáo viên và 323 giáo viên THCS).

- Từ năm 2025 đến năm 2030: 100% giáo viên đạt chuẩn nên nhu cầu đào tạo theo Nghị định 71 không thực hiện nữa.

2.2.2. Đào tạo giáo viên trên chuẩn

Phấn đấu đến năm 2030 đạt trên chuẩn 30% đối với giáo viên các cấp học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; riêng cấp trung học phổ thông đạt 40% giáo viên trên chuẩn theo quy định.

2.2. Đào tạo đại học văn bằng 2 cho giáo viên

Tổng số giáo viên dự kiến đào tạo đại học văn bằng 2 là 703 giáo viên.

- Từ năm 2021 đến năm 2025: 422 giáo viên.

+ Tiểu học 213 giáo viên;

+ THCS 160 giáo viên;

+ THPT 49 giáo viên.

- Từ năm 2025 đến năm 2030: 281 giáo viên.

+ Tiểu học: 123 giáo viên;

+ THCS: 128 giáo viên;

+ THPT: 30 giáo viên.

2.3. Đào tạo sinh viên sư phạm theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP

Tổng số sinh viên sư phạm dự kiến đào tạo là 1.524 sinh viên.

- Từ năm 2021 đến năm 2025: 1.015 sinh viên.

+ Mầm non: 345 giáo viên;

+ Tiểu học: 316 giáo viên;

+ THCS: 276 giáo viên;

+ THPT: 78 giáo viên.

- Từ năm 2025 đến năm 2030 là 509 sinh viên.

+ Mầm non: 169 giáo viên;

+ Tiểu học: 130 giáo viên;

+ THCS: 185 giáo viên;

+ THPT: 25 giáo viên.

2.4. Tuyển dụng giáo viên từ nguồn sinh viên tự do

Tổng số giáo viên dự kiến đào tạo theo Nghị định 116 là 1.524 sinh viên, dự kiến tuyển dụng tự do khoảng 60% học sinh tự đóng học phí và tuyển dụng tự do 1.000 giáo viên, trong đó:

- Từ năm 2021 đến năm 2025: Tuyển dụng 500 giáo viên.

- Từ năm 2025 đến năm 2030: Tuyển dụng 500 giáo viên.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh về vai trò, tầm quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên trong phát triển nguồn nhân lực của tỉnh

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò và tầm quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông trong yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

- Các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị thường xuyên quán triệt, phổ biến để nâng cao nhận thức về vai trò và vị trí của giáo dục nói chung và vai trò then chốt của đội ngũ giáo viên nói riêng trong công tác tạo nguồn nhân lực.

- Tuyên truyền sâu rộng đến đội ngũ nhà giáo về vai trò và vị trí nghề nghiệp, các yêu cầu trong công tác đổi mới giáo dục và đào tạo nhằm khuyến khích và hình thành ý thức tự học, học tập suốt đời, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tốt hơn công việc được giao.

2. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về biên chế, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá đội ngũ giáo viên

- Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá về số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ giáo viên trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục gắn với sự phát triển về số lượng học sinh, quy mô mạng lưới trường lớp và yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Dự báo có hiệu quả tình trạng dôi dư, thiếu cục bộ, xác định nhu cầu tuyển dụng và đào tạo giáo viên đối với từng trình độ, cấp học, ngành học, môn học cho từng địa phương nhằm chủ động trong đào tạo nâng chuẩn, đào tạo văn bằng 2, chủ động nguồn tuyển. Đồng thời tiến hành điều động hợp lý nhằm giải quyết tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên trên địa bàn toàn tỉnh.

- Triển khai kịp thời công tác tuyển dụng viên chức hằng năm nhằm bố trí đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu dạy học.

- Phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp quản lý trong thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá phân loại viên chức hàng năm, trên cơ sở đó có biện pháp bố trí, sắp xếp giáo viên ở các cơ sở giáo dục tinh gọn, hiệu quả, nâng cao năng lực đội ngũ.

- Thực hiện đầy đủ chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi đào tạo nâng chuẩn vừa làm, vừa học. Thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên đi đào tạo nâng chuẩn và đào tạo văn bằng 2 đáp ứng yêu cầu giáo dục địa phương.

- Nghiên cứu chính sách thu hút giáo viên giỏi, có trình độ chuyên môn cao đến làm việc tại tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Xem xét hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường đối với sinh viên sư phạm có đơn tình nguyện đến công tác tại tỉnh Ninh Thuận theo chỉ tiêu đào tạo đặt hàng của tỉnh.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng, quản lý sử dụng, đánh giá đội ngũ giáo viên và thực hiện các chính sách đối với nhà giáo tại các đơn vị sự nghiệp và các cơ quan quản lý.

3. Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo

- Tiếp tục tham mưu, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học theo hướng tinh gọn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quy mô phát triển giáo dục của địa phương; trong đó triển khai có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 181-CTr/TU, ngày 21/02/2018 của BCH Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 27/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có quy định về quy mô số lớp trong trường học. Hạn chế tối đa các điểm trường lẻ, cơ sở giáo dục công lập có quy mô nhỏ lẻ.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025. Lập kế hoạch và từng bước thực hiện chuyển đổi một số trường từ công lập sang ngoài công lập ở những địa bàn có điều kiện thuận lợi nhằm huy động nguồn lực xã hội trong phát triển đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh.

4. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

- Chú trọng đào tạo sinh viên từ nguồn học sinh, sinh viên tại các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số để tuyển dụng theo địa chỉ đảm bảo sự ổn định đội ngũ giáo viên công tác lâu dài và chủ động nguồn tuyển đối với các bộ môn và địa bàn khó thu hút.

- Khuyến khích số sinh viên trong tỉnh đã tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non, cao đẳng sư phạm tiểu học, cao đẳng sư phạm trung học cơ sở trước khi Luật Giáo dục năm 2019 ban hành, tiếp tục học liên thông chuẩn hóa trình độ đào tạo để được tuyển dụng phục vụ tại địa phương. Khuyến khích giáo viên chủ động đăng ký học tập nâng cao trình độ theo quy định.

- Thực hiện có hiệu quả cơ chế lựa chọn cơ sở đào tạo; xác định hình thức đào tạo; giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo cho cơ sở đào tạo giáo viên được lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng giáo viên.

- Triển khai có hiệu quả chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, dục phổ thông theo yêu cầu của vị trí việc làm nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất nhà giáo, phát triển chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Chú trọng giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng nâng cao tư tưởng chính trị và ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ đối với đội ngũ nhà giáo.

5. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để đội ngũ đội ngũ cán bộ giáo viên phát huy năng lực và sáng tạo

- Ưu tiên lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực thông qua chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình Kiên cố hóa trường, lớp học, các dự án thuộc vốn ODA, Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các dự án thuộc ngân sách địa phương ưu tiên đầu tư đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện để giáo viên phát huy đổi mới sáng tạo.

- Ưu tiên đầu tư nhà công vụ, các thiết chế văn hóa thể dục thể thao đối với các nhà trường vùng sâu, vùng xa nhằm đảm bảo giáo viên yên tâm công tác, nâng cao đời sống tinh thần cho đội ngũ nhà giáo ở vùng khó khăn.

6. Giải pháp về kinh phí thực hiện

Tổng dự toán kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2030: 316.865 triệu đồng, trong đó (nâng trình độ chuẩn: 23.197 triệu đồng; đào tạo sinh viên sư phạm: 267.726 triệu đồng; đào tạo văn bằng 2: 25.940 triệu đồng).

a) Giai đoạn 1 (2021-2025): Tổng dự toán kinh phí 216.848 triệu đồng, trong đó:

- Đào tạo nâng trình độ chuẩn theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP: 23.197 triệu đồng(16), bao gồm 2 nguồn 50%: 11.598,5 triệu đồng (Tỉnh chi 70%, địa phương 30%) nguồn ngân sách tỉnh, 50% học viên tự nguyện.

- Đào tạo sinh viên sư phạm theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP: 178.080 triệu đồng(17) - (dự toán bao gồm cả số lượng sinh viên đi học tự do).

- Đào tạo đại học văn bằng 2 cho giáo viên: 15.571 triệu đồng, bao gồm 2 nguồn (tỉnh hỗ trợ 50% nguồn ngân sách tỉnh, 50% học viên tự nguyện).

b) Giai đoạn 2 (2026-2030): Tổng dự toán kinh phí 100.014 triệu đồng, trong đó:

- Đào tạo sinh viên sư phạm theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP: 89.646 triệu đồng(18).

- Đào tạo đại học văn bằng 2 cho giáo viên: 10.368 triệu đồng, bao gồm 2 nguồn (tỉnh hỗ trợ 50% nguồn ngân sách tỉnh, 50% học viên tự nguyện).

(Đính kèm Phụ lục)

Kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật; ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương khi chưa cân đối được ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

Kinh phí xây dựng và thực hiện Đề án được bố trí từ dự toán chi ngân sách tỉnh được giao theo quy định về phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn tài chính, huy động hợp pháp khác;

Nguồn ngân sách ưu tiên đào tạo nâng trình độ chuẩn và hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP để chủ động nguồn tuyển ở các môn và vùng khó tuyển dụng giáo viên. Khuyến khích giáo viên chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Ưu tiên tuyển dụng nguồn sinh viên tự do ở các vùng thuận lợi, đáp ứng yêu cầu dạy học.

Nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức được bố trí từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (không bao gồm nguồn ngân sách nhà nước bố trí cho đơn vị); đóng góp của viên chức và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

7. Lộ trình thực hiện

Kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo lộ trình của Đề án chia thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 từ năm 2021-2025.

- Giai đoạn 2 từ năm 2025-2030.

Triển khai lộ trình của Đề án, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện tại địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch thực hiện tại các đơn vị trực thuộc từng năm.

(Đính kèm Phụ lục 2, 3, 4, 5, 6).

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Là cơ quan đầu mối, thường trực, phối hợp với các Sở, ban, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục, các cơ sở đào tạo giáo viên liên quan triển khai thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP , đào tạo sinh viên sư phạm theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP , đào tạo văn bằng 2 đạt mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh giải pháp điều động giáo viên nhằm giải quyết tình trạng thừa thiếu cục bộ trên địa bàn toàn tỉnh.

- Hàng năm tổng hợp chỉ tiêu, xây dựng kế hoạch đào tạo nâng trình độ chuẩn giáo viên theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP , đào tạo sinh viên sư phạm theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP , đào tạo đại học văn bằng 2 gửi Sở Nội vụ, Sở Tài chính để theo dõi, tổng hợp chung, tham gia ý kiến, sau đó trình Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện.

- Tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ tiêu đào tạo cho cơ sở đào tạo theo nhu cầu của tỉnh Ninh Thuận theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP .

- Tham mưu UBND tỉnh giao nhiệm vụ đào tạo, đặt hàng các cơ sở đào tạo có năng lực đào tạo liên thông trình độ đại học cho đối tượng giáo viên nâng chuẩn theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP và đào tạo đại học văn bằng 2 cho giáo viên và đào tạo theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP .

- Tổ chức tuyển dụng theo phân cấp đối với sinh viên sư phạm hàng năm đối với số chỉ tiêu đăng ký đào tạo của đơn vị theo Nghị định số 116/2020/NĐ- CP, từ nguồn sinh viên tự do (nếu còn nhu cầu) để bổ sung đội ngũ sau khi được cấp có thẩm quyền thống nhất.

- Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo nâng chuẩn giáo viên, đào tạo đại học văn bằng 2 cho giáo viên, đào tạo sinh viên sư phạm để thực hiện tại địa phương, gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch đào tạo chung của tỉnh.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý bố trí giáo viên đi đào tạo theo kế hoạch; có giải pháp điều động giáo viên, biên chế giáo viên nhằm phát huy đội ngũ, giải quyết tình trạng thừa thiếu cục bộ tại các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.

- Giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho giáo viên đi đào tạo nâng chuẩn, đào tạo văn bằng 2, sinh viên sư phạm đào tạo theo chỉ tiêu của huyện, thành phố.

- Tổ chức tuyển dụng số sinh viên sư phạm hàng năm đối với số chỉ tiêu đăng ký đào tạo của địa phương theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP , từ nguồn sinh viên tự do (nếu còn nhu cầu) để bổ sung đội ngũ sau khi được cấp có thẩm quyền thống nhất.

3. Sở Nội vụ

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, phân bổ biên chế ngành giáo dục và đào tạo hàng năm đảm bảo phù hợp để triển khai thực hiện hiệu quả Đề án; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sự nghiệp công lập ngành giáo dục và đào tạo thuộc tỉnh trong việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng viên chức ngành giáo dục đảm bảo theo đúng quy định.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, thẩm định nhu cầu, chỉ tiêu đào tạo nâng chuẩn giáo viên hằng năm đảm bảo theo đúng quy định hiện hành và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu trình cấp có thẩm quyền xem xét cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Đề án trong phạm vi khả năng ngân sách và theo phân cấp ngân sách hiện hành.

5. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách tỉnh để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên, đào tạo sinh viên sư phạm, đào tạo đại học văn bằng 2 theo Đề án.

Tham mưu đề nghị mức kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương khi chưa cân đối được ngân sách để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nâng chuẩn giáo viên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước (khoản 1 điều 9 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP).

6. Các cơ sở đào tạo

Các cơ sở đào tạo trong tỉnh, ngoài tỉnh được giao nhiệm vụ đào tạo, liên kết đào tạo, được liên kết đào tạo nâng chuẩn giáo viên, sinh viên sư phạm, đại học văn bằng 2: Chuẩn bị tốt các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình để thực hiện đào đạt kết quả theo mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án; đảm bảo chất lượng đào tạo và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo do đơn vị thực hiện khi được giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo.

Trong quá trình triển khai Đề án này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BA

Bác Ái

CL

Công lập

NCL

Ngoài công lập

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

GDPT

Giáo dục phổ thông

NH

Ninh Hải

NP

Ninh Phước

NS

Ninh Sơn

PRTC

Phan Rang - Tháp Chàm

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TB

Thuận Bắc

TN

Thuận Nam

TT

Tư thục

 

MỤC LỤC

STT

Nội dung

 

Mở đầu

 

Phần thứ nhất: SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ

I.

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

II.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

 

Phần thứ hai: THỰC TRẠNG VỀ QUY MÔ MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH, ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ DỰ BÁO VỀ QUY MÔ MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH, ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM

2025, DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2030

I.

THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH, ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

1.

Tổng quát về số lượng đơn vị trường, lớp, học sinh và cơ sở vật chất

2.

Tình hình đội ngũ Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, phổ thông công lập

3.

Đánh giá chung

II.

DỰ KIẾN VỀ QUY MÔ MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2025, DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2030

1.

Dự kiến về quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh

2.

Dự kiến về đội ngũ Quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT

 

Phần thứ ba: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, KẾ HOẠCH, GIẢI PHÁP, KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I.

QUAN ĐIỂM

II.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1.

Mục tiêu chung

2.

Mục tiêu cụ thể

III.

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1.

Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ,đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh về vai trò,tầm quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên trong phát triển nguồn nhân lực của tỉnh

2.

Đổi mới công tác quản lý nhà nước về biên chế, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá đội ngũ giáo viên

3.

Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo

4.

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

5.

Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để đội ngũ đội ngũ cán bộ giáo viên phát huy năng lực và sáng tạo

6.

Giải pháp về kinh phí thực hiện

7.

Lộ trình thực hiện

 

Phần thứ tư: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.

Sở Giáo dục và Đào tạo

2.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

3.

Sở Nội vụ

4.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

5.

Sở Tài chính

6.

Các cơ sở đào tạo

 



(1) Tiểu học: 135 trường, không kể trường liên cấp có HS tiểu học: THCS Lê Đình Chinh (PRTC), Võ Thị Sáu (Bác Ái), Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hoàng Hoa Thám (Thuận Bắc), Phước Kháng, Hà Huy Tập (Thuận Bắc), Mai Thúc Loan, Ngô Quyền (Ninh Hải), Ngô Quyền (Bác Ái) và 2 trường tư thục.

(2) THCS: 61 trường, không kể 6 trường liên cấp có HS trung học cơ sở (THCS, THPT Bác Ái; THCS, THPT Đặng Chí Thanh; THCS, THPT Nguyễn Văn Linh; THCS, THPT Trần Hưng Đạo và 2 trường tư thục).

(3) Toàn tỉnh là 177 phòng: Bác Ái 18 phòng, Ninh Hải 37 phòng, Ninh Sơn 14 phòng, Ninh Phước 38 phòng, Phan Rang 14 phòng, Thuận Bắc 41 phòng, Thuận Nam 15 phòng.

(4) Toàn tỉnh 14 phòng: Bác Ái 3 phòng, Ninh Phước 8 phòng.

(5) Toàn tỉnh 7 phòng: Bác Ái 6 phòng, Ninh Hải 1 phòng.

(6) Ninh Hải 4 phòng.

(7) Các huyện, thành phố: Bác Ái 6 phòng, Ninh Hải 11 phòng, Ninh Phước 5 phòng, Ninh Sơn 34 phòng, Phan Rang 16 phòng, Thuận Nam 6 phòng.

(8) GV mầm non: PRTC 171, NS 136, NP 165, NH: 168, TN 114, TB 133, BA: 163.

(9) GV tiểu học: PRTC 704, NS 381, NP 662, NH: 432, TN 315, TB 268, BA: 251.

(10) GV THCS: PRTC 490, NS 240; NP 394; NH 291; TN 153; TB 118; BA 114; Trực thuộc Sở: 161.

(11) Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

(12) Nguồn từ Cục Thống kê (Tổng điều tra dân số 2019).

(13) Đến năm 2025 là 177 người và tiếp tục đến năm 2030 là 28 người.

(14) Dự kiến giai đoạn 2021-2025, số lượng CBQL và GV nghỉ hưu là 736 người; giai đoạn 2026-2030 là 857 người.

(15) Lộ trình tinh giản biên chế của tỉnh: giai đoạn 2021-2025 tinh giản 785 người; giai đoạn 2026-2030 tinh giản 704 người.

(16) Khoản 1, Điều 9 Nghị định 71

(17) Điều 4 và Điều 5 Nghị định 116

(18) Điều 4 và Điều 5 Nghị định 116

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 396/QĐ-UBND ngày 09/08/2021 phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Ninh Thuận

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.324

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.36.252
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!