BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2454/QĐ-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 21 tháng
07 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ DẠY MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục
và Đào tạo;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Kế hoạch số 75/KH-BGDĐT ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về thẩm định và ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên Tin
học dạy môn Tin học và Công nghệ ở Tiểu học, giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa
học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý;
Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định cấp Bộ ngày 21 tháng 02 năm 2020 về Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung
học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
xây dựng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi
dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21
tháng 7 năm 2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ
quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Thủ trưởng các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo,
cán bộ quản lý giáo dục, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục,
Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo
cáo);
- Các Thứ trưởng (để p/h chỉ đạo);
- Lưu: VT, Cục NGCBQLGD (5b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Độ
|
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG THCS
(Ban hành kèm theo Quyết định số
2454/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 7 năm 2021
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT, MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1.1. Cơ sở đề xuất chương trình
Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ
thông, hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua các
nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục toán học, giáo dục khoa học xã
hội, giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục công dân, giáo dục công nghệ, giáo
dục tin học, giáo dục quốc phòng an ninh, giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất,
giáo dục hướng nghiệp.
Giáo dục Khoa học tự nhiên (KHTN) hình thành các phẩm chất chủ yếu và
năng lực chung cho học sinh, trong đó bao gồm cả sứ mệnh hình thành và phát
triển thế giới quan khoa học của học sinh, đóng vai trò chủ đạo trong việc
giáo dục học sinh tinh thần khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng
các quy luật của tự nhiên để từ đó ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu
phát triển bền vững xã hội và môi trường. Thông qua hoạt động học tập của lĩnh
vực này, học sinh dần hình thành và phát triển năng lực tìm
hiểu và khám phá thế giới tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, năng lực
vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng khoa học vào giải quyết các
vấn đề của cuộc sống. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn KHTN là môn
học bắt buộc thuộc giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng
lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; hình thành phương pháp học
tập, hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng để tiếp tục
học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn KHTN ở Trung học cơ sở (THCS) là
môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của các ngành khoa
học: Vật lý, Hóa học, Sinh
học và Khoa học Trái Đất... trong mối quan hệ biện chứng với các
khoa học khác như Toán học, Tin học....
Đối tượng nghiên cứu của KHTN là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các
thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên, vì vậy KHTN
được xây dựng chủ yếu dựa trên các nguyên lí, khái niệm chung nhất của
tự nhiên. Các nguyên lí đó được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung kiến thức
khoa học. Tính chất này của môn KHTN đòi hỏi trong quá trình dạy học, các
mạch nội dung Vật lý, Hóa học, Sinh học, Khoa học Trái Đất cần được tổ chức sao cho
vừa tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, vừa đảm bảo logic bên
trong của từng mạch nội dung. KHTN là khoa học có sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa lí thuyết với thực nghiệm. Việc thực hành, thí nghiệm trong phòng thí
nghiệm hay ngoài thực địa có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc hình
thành và nâng cao năng lực tìm tòi, khám phá của học sinh. Nhiều
kiến thức KHTN gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh, đó là điều kiện
thuận lợi để tổ chức cho học sinh trải nghiệm, qua
đó phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên.
Với tính chất tích hợp ở cấp học dưới và phân hóa ở cấp
học trên nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học, giáo viên cần phải có
năng lực chuyên môn, năng lực nghiệp vụ phù hợp mới đáp ứng mục tiêu
giáo dục mới. Đặc biệt, với môn KHTN ở THCS giáo viên không những phải có năng
lực chuyên môn cơ bản, nền tảng về KHTN mà còn phải có năng lực dạy học
môn KHTN. Thực tế hiện nay, giáo viên ở THCS mới chỉ đảm nhận được đơn môn (1
trong các môn học Vật lý, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái Đất)
hoặc một số ít dạy được 2 môn, nhưng chưa đáp ứng được năng lực để dạy
môn KHTN. Do đó, để có thể đáp ứng được việc dạy học môn KHTN trong
chương trình giáo dục THCS đòi hỏi giáo viên phải được bồi dưỡng thêm những kiến
thức, kĩ năng nền tảng của môn KHTN chưa được đào tạo ở trường đại học, cao đẳng cũng
như hình thành và phát triển năng lực dạy học môn KHTN.
Nghị quyết số 29-NQ/TW Ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông quy
định 05 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí, trong đó có tiêu chuẩn 2 về phát
triển chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quan điểm, mục
tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông
cũng như chương trình tổng thể, các chương trình môn học và hoạt động giáo dục
của cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông; là các cơ sở
để xây dựng mục tiêu năng lực của giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học môn KHTN
trong chương trình giáo dục THCS.
Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam; Thông tư
29/2018/TT-BGDĐT ngày 24/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định khối lượng
kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi
tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên;
Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ
chính quy theo hệ thống tín chỉ được sử dụng làm cơ sở để xác định năng lực
(kiến thức, kỹ năng) đầu vào của giáo viên là đối tượng tham gia bồi dưỡng.
Dựa vào những căn cứ trên, qua việc phân tích chương trình môn KHTN,
chương trình đào tạo giáo viên của các trường đào tạo sư phạm, nghiên
cứu các cách làm của các nước và điều kiện cụ thể của đội ngũ hiện nay, Trường
ĐHSP Hà Nội cho rằng việc xây dựng chương trình để bồi dưỡng cho giáo viên dạy
môn KHTN là cần thiết và có cơ sở khoa học, giải quyết được nhu cầu giáo viên
dạy môn KHTN trong giai đoạn tới. Chương trình bồi dưỡng này được coi là điều
kiện tối thiểu để mỗi giáo viên có thể bắt đầu triển khai dạy học môn KHTN.
1.2. Mục tiêu của chương trình
1.2.1. Mục tiêu chung
Sau khi hoàn thành chương trình, học viên có phẩm chất, năng lực tối
thiểu để đáp ứng được việc dạy học môn KHTN trong chương trình giáo dục THCS;
có khả năng tự học, tự nghiên cứu, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hoàn thành chương trình, học viên có các năng lực
đáp ứng việc dạy học môn KHTN, bao gồm các năng lực thành phần:
+ Năng lực KHTN gồm 3 thành tố: nhận thức KHTN, tìm hiểu
thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức, kĩ năng
trong giải quyết các vấn đề dạy học, giáo dục và thực tiễn.
+ Năng lực dạy học KHTN cơ bản gồm 6 thành tố: phân tích kiến thức, kỹ năng
môn KHTN; phân tích và phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường môn KHTN trên cơ sở
chương trình môn học đã có; lập kế hoạch dạy học KHTN; xây dựng các tư liệu dạy học và sử dụng các phương tiện dạy học KHTN; tổ chức các hoạt động dạy học
nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; và đánh giá năng lực, phẩm
chất của học sinh trong học tập KHTN.
2. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
+ Đối tượng A: đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng đơn ngành sư phạm hoặc
cử nhân Vật lý, SP Hóa học, SP Sinh học hoặc các ngành sư phạm hoặc cử nhân
song môn trong có 1 môn là Vật lý hoặc Hóa học hoặc Sinh học (Toán
học - Vật lý, Vật lý - KTCN, Toán học - Hóa học, Sinh
học - TDTT...).
+ Đối tượng B: đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng các
ngành sư phạm hoặc cử nhân: Vật lý - Hóa học, Hóa
học - Sinh học, Sinh học - Hóa học.
3. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
3.1. Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu
- Đối tượng A: 1 +
16 + 16
+ 3 = 36 tín chỉ
- Đối tượng B: 1 + 16 + 3 = 20 tín chỉ
3.2. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy môn KHTN
Chương trình gồm 3 khối
học vấn sau:
- Khối học vấn I (1
tín chỉ): Giới thiệu về KHTN, chương trình KHTN ở THCS, cách
thức dạy và học KHTN, yêu cầu về các năng lực cần bồi dưỡng cho các đối tượng
dạy KHTN ở THCS.
- Khối học vấn II (16
tín chỉ): Số đơn vị tín chỉ cho khối học vấn này được lựa chọn dựa trên tham
khảo khối học vấn tối thiểu của bằng kép chương trình đào tạo cao đẳng sư phạm
hiện hành. Khối học vấn này nhằm mục tiêu cung cấp các kiến thức, kĩ năng cơ sở,
nền tảng về KHTN (KHTN 1, 2, 3), chú trọng các kiến thức, kĩ năng cụ thể liên
quan đến các nội dung KHTN trong chương trình THCS. Thông qua tìm hiểu và
vận dụng khối học vấn, học viên nhận ra được các khó khăn về mặt nhận
thức của học sinh khi học tập các kiến thức cơ sở và có các biện pháp giúp học
sinh nhận thức các kiến thức đó nhằm phát triển năng lực.
- Khối học vấn III (3
tín chỉ): cung cấp nguyên tắc, phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học, kiểm
tra đánh giá năng lực trong dạy học KHTN. Vận dụng được các luận điểm lí luận
cơ bản trong
việc xây dựng kế hoạch dạy học trong chương trình KHTN của THCS.
Sơ đồ chương trình bồi
dưỡng giáo viên dạy học môn KHTN
3.3. Khung mô tả lựa chọn các học phần thuộc chương trình bồi dưỡng với
từng đối tượng
Đối tượng
|
I
(1tc)
|
II.1
(16 tc)
|
II.2
(16 tc)
|
II.3
(16 tc)
|
III
(3 tc)
|
Tổng số
(tín chỉ)
|
|
Vật lý
|
X
|
|
x
|
x
|
x
|
36
|
A
|
Hóa học
|
X
|
x
|
|
x
|
x
|
36
|
|
Sinh học
|
X
|
x
|
x
|
|
x
|
36
|
|
Hóa học -
Sinh học
|
X
|
x
|
|
|
x
|
20
|
B
|
Vật lý - Hóa học
|
X
|
|
x
|
x
|
20
|
…
|
X
|
Khối học vấn chưa được đào tạo
|
x
|
20
|
3.4. Chương trình khung
TT
|
Tên học phần
|
Mã học phần
|
Số TC
|
Số tiết
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
LT
|
BT/TH/ Thảo luận
|
Tự
học
|
|
I
|
Nhập môn môn KHTN
|
NMK
|
1
|
10
|
5/0/0
|
30
|
|
II
|
Khối học vấn chuyên ngành
|
II.1
|
Khoa học tự nhiên 1
|
1
|
Lực và chuyển động
|
TN1.1
|
3
|
30
|
10/3/2
|
90
|
|
2
|
Âm thanh
|
TN1.2
|
2
|
15
|
8/5/2
|
60
|
|
3
|
Năng lượng
|
TN1.3
|
2
|
15
|
9/3/3
|
60
|
|
4
|
Điện và từ
|
TN1.4
|
3
|
30
|
10/3/2
|
90
|
|
5
|
Ánh sáng
|
TN1.5
|
3
|
30
|
10/3/2
|
90
|
|
6
|
Trái Đất và bầu trời
|
TN1.6
|
3
|
30
|
10/3/2
|
90
|
|
II.2
|
Khoa học tự nhiên 2
|
1
|
Cơ sở hóa học chung 1
|
TN2.1
|
3
|
30
|
5/5/5
|
90
|
|
2
|
Cơ sở hóa học chung 2
|
TN2.2
|
2
|
15
|
5/5/5
|
60
|
|
3
|
Hóa học vô cơ 1
|
TN2.3
|
3
|
25
|
10/5/5
|
90
|
|
4
|
Hóa học vô cơ 2
|
TN2.4
|
2
|
15
|
5/5/5
|
60
|
|
5
|
Hóa học hữu cơ
|
TN2.5
|
3
|
30
|
5/5/5
|
90
|
|
6
|
Hóa học môi trường
|
TN2.6
|
3
|
30
|
9/3/3
|
90
|
|
II.3
|
Khoa học tự nhiên 3
|
1
|
Đa dạng thế giới sống
|
TN3.1
|
1
|
20
|
2/5/3
|
60
|
|
2
|
Sinh học tế bào
|
TN3.2
|
2
|
20
|
2/5/3
|
60
|
|
3
|
Sinh học cơ thể
|
TN3.3
|
3
|
35
|
2/5/3
|
90
|
|
4
|
Con người và sức khỏe
|
TN3.4
|
3
|
30
|
4/4/7
|
90
|
|
5
|
Sinh thái học và bảo vệ môi trường
|
TN3.5
|
3
|
35
|
2/5/3
|
90
|
|
6
|
Di truyền học và tiến hóa
|
TN3.6
|
3
|
35
|
4/6/0
|
90
|
|
III
|
Dạy học môn KHTN
|
DHK
|
3
|
20
|
10/10/5
|
90
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. MÔ TẢ CÁC HỌC PHẦN
4.1. Nhập môn Khoa học tự nhiên
Mã học phần: NMK
Số tín chỉ: 01
Phân bố thời gian:
- Lên lớp: 15
Lý thuyết: 10
Bài tập/Thực hành/Thảo luận 5/0/0
- Tự học, tự nghiên cứu: 30
Điều kiện tiên quyết:
Mục tiêu của học phần:
Sau khi hoàn thành học phần, học viên có thể:
- Trình bày được khái niệm KHTN, đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ và phương pháp
nghiên cứu của môn KHTN, vai trò của KHTN trong cuộc sống; phân biệt
được các lĩnh vực KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu. Phân tích được 4 chủ đề
KHTN, các yêu cầu cần đạt về năng lực của học sinh sau khi học tập môn KHTN.
- Phân tích được cấu trúc chương trình, quan điểm xây dựng
chương trình, mục tiêu chương trình, các nguyên lí chung của KHTN.
- Phân tích được mối quan hệ biện chứng, sự phát triển các kiến thức,
kĩ năng trong chương trình KHTN cấp THCS với các kiến thức, kĩ năng môn Khoa
học cấp Tiểu học và các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học ở cấp THPT.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần này cung cấp các nội dung làm cơ sở
cho môn KHTN, bao gồm: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên
cứu KHTN; Các nguyên lí KHTN; các chủ đề cốt lõi trong môn KHTN; Chương trình
môn KHTN.
Bảng tham chiếu đến
nội dung chương trình môn Khoa học tự nhiên
Nội dung học
phần
|
Nội dung của môn KHTN
|
Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu nhiệm vụ và phương
pháp nghiên cứu của môn KHTN.
|
Giới thiệu về KHTN
Các lĩnh vực chủ yếu của KHTN
|
Các nguyên lí chung của KHTN
|
Những nguyên lý khoa học chung của thế giới tự nhiên như nguyên lý đa
dạng, nguyên lí về năng lượng và sự biến đổi, nguyên lí hệ thống.
...
|
Các chủ đề KHTN.
|
Xuyên suốt trong chương trình môn KHTN gồm 4 chủ đề:
Chất và sự biến đổi của chất; Vật sống; Năng lượng và sự biến đổi; Trái đất và bầu trời.
|
Giới thiệu Chương trình môn KHTN.
|
Chương trình môn KHTN
Chương trình môn KHTN bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá.
|
Sự phát triển nội dung môn KHTN
|
So sánh chương trình môn Khoa học ở tiểu học
và môn KHTN ở cấp THCS
|
4.2. Khối học vấn chuyên ngành KHTN 1
4.2.1 Lực và chuyển động
Mã học phần: TN1.1
Số tín chỉ: 03
Phân bố thời gian
- Lên lớp:
|
45
|
+ Lý thuyết:
|
30
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận
|
10/3/2
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
90
|
Điều kiện tiên quyết:
NMK
Mục tiêu của học phần
Sau khi hoàn thành học phần, học viên vận dụng được các kiến thức, kĩ
năng đã học trong dạy học môn Khoa học tự nhiên và đổi mới giáo dục phổ
thông, với những biểu hiện tiêu biểu sau:
+ Có được học vấn cơ bản về: các phép đo; lực và tác dụng của lực;
tác dụng làm quay của lực; tốc độ; khối lượng riêng và áp suất với mức độ đáp
ứng việc dạy học những phần tương ứng ở Trung học cơ sở.
+ Chỉ ra được logic phát triển kiến thức, kĩ năng ở các phần
trong môn KHTN: phép đo; tốc độ; lực và tác dụng của lực; tác dụng làm quay của
lực; khối lượng riêng và áp suất.
+ Thực hiện được một số thí nghiệm, thực hành và sử dụng được một số
học liệu đa phương tiện trong dạy học các nội dung của môn Khoa học tự nhiên:
đo chiều dài, thời gian, khối lượng, lực; xác định khối lượng
riêng, chứng tỏ được lực cản khi vật chuyển động trong nước (hoặc
không khí), chứng minh độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỷ
lệ với khối lượng của vật treo, khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong chất
lỏng, chứng tỏ được sự tồn tại áp suất khí quyển; minh
họa tác dụng của đòn bẩy làm thay đổi hướng của lực, sự tương tác giữa bề mặt của
hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng, ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn
giao thông.
+ Lựa chọn được nội dung dạy học và cách tiếp cận phù hợp với các yêu
cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được nêu trong Chương trình tổng thể và
trong môn Khoa học tự nhiên.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần này trình bày các kiến thức, kĩ năng góp phần giúp học viên
hình thành, phát triển năng lực KHTN và năng lực dạy học môn KHTN: tốc độ,
vận tốc, gia tốc, phương trình chuyển động, lực
và một số loại lực trong cơ học, động lượng, moment lực; khối
lượng riêng, áp suất; lực tác dụng lên vật trong chất lỏng.
Ngoài ra, học viên cũng được cung cấp các mô phỏng thí nghiệm, thực
hành có phương án phù hợp với chương trình trung học cơ sở để
tự học.
Bảng tham chiếu
đến nội dung chương trình môn Khoa học tự nhiên
Nội dung học phần
|
Nội dung của môn KHTN
|
Đo và đơn vị đo
|
Đo chiều dài, khối lượng và thời gian; thang nhiệt độ
Celsius; đo nhiệt độ (KHTN 6)
|
Quãng đường, tốc độ, vận tốc
|
Tốc độ chuyển động; đo tốc độ; đồ thị quãng đường - thời gian (KHTN
7)
|
Lực và một số loại lực trong cơ học, động lượng
|
Lực và tác dụng của lực; lực tiếp xúc và lực
không tiếp xúc; ma sát; khối lượng và trọng lượng; biến
dạng của lò xo (KHTN 6)
|
Moment lực
|
Tác dụng làm quay của lực; đòn bẩy và moment lực; hoạt động của cơ, xương của
hệ vận động ở người (KHTN 8)
|
Khối lượng riêng, áp suất; lực tác dụng lên vật trong chất lỏng
|
Khái niệm khối lượng riêng; đo khối lượng riêng; áp suất trên một bề
mặt; tăng, giảm áp suất; áp suất trong chất lỏng, trong chất khí; áp
suất ở rễ, áp suất thẩm thấu ở tế bào (KHTN 8)
|
4.2.2 Âm thanh
Mã học phần: TN1.2
Số tín chỉ: 02
Phân bố thời gian
- Lên lớp:
|
30
|
+ Lý thuyết:
|
15
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận
|
8/5/2
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
60
|
Điều kiện tiên quyết: NMK
Mục tiêu của học phần
Sau khi hoàn thành học phần, học viên vận dụng được các kiến thức, kĩ
năng đã học trong dạy học môn Khoa học tự nhiên và đổi mới giáo dục phổ thông, với
những biểu hiện tiêu biểu sau:
+ Có được học vấn cơ bản về: các đặc
trưng của âm thanh như độ cao, độ to; sự truyền, phản xạ và thu nhận âm với mức
độ đáp ứng việc dạy học những phần tương ứng ở Trung học cơ sở.
+ Chỉ ra được logic phát triển kiến thức, kĩ năng ở các
phần trong môn KHTN: độ cao, độ to của âm; sự truyền, phản xạ, thu
nhận âm thanh.
+ Thực hiện được một số thí nghiệm, thực hành và sử dụng được một số
học liệu đa phương tiện trong dạy học các nội dung trong môn KHTN: tạo sóng âm,
ghi nhận sóng âm và sự lan truyền của sóng âm (trong các môi trường rắn, lỏng, khí).
+ Lựa chọn được nội dung dạy học và cách tiếp cận phù hợp với các yêu cầu cần đạt
về phẩm chất và năng lực được nêu trong Chương trình tổng thể và
trong môn Khoa học tự nhiên.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần này trình bày các kiến thức, kĩ năng góp phần giúp học viên
hình thành, phát triển năng lực KHTN và năng lực dạy học môn KHTN: dao
động cơ học, sóng cơ học, sóng âm; các đặc trưng và sự lan
truyền của sóng âm trong các môi trường.
Học viên sẽ được cung cấp một số tài liệu đa phương tiện phù hợp với
các nội dung của học phần để tự học.
Bảng tham chiếu đến nội dung chương
trình môn Khoa học tự nhiên
Nội dung học phần Dao động, sóng
|
Nội dung của môn KHTN
|
Cơ sở về dao động điều hòa, dao động tắt dần, dao động duy trì
Sóng cơ học, sóng âm.
|
KHTN7: Mô tả sóng âm,
độ cao và độ to của âm, phản
xạ âm
|
Sự lan truyền của sóng âm trong các môi trường, một số đặc trưng của
sóng âm
|
Sự phản xạ sóng âm, một số hiện tượng đơn giản trong thực tế về sóng
âm
|
Thu nhận sóng âm
|
KHTN8: thu nhận âm thanh ở cơ quan thính giác.
|
4.2.3. Năng lượng
Mã học phần: TN1.3
Số tín chỉ: 02
Phân bố thời gian
- Lên lớp:
|
30
|
+ Lý thuyết:
|
15
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận
|
9/3/3
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
60
|
Điều kiện tiên quyết: NMK
Mục tiêu của học phần
Sau khi hoàn thành học phần, học viên vận dụng được các kiến thức, kĩ
năng đã học trong dạy học môn Khoa học tự nhiên và đổi mới giáo dục phổ thông,
với những biểu hiện tiêu biểu sau:
+ Có được học vấn cơ bản về: Năng lượng cơ học, Năng lượng và sự
chuyển hóa, Cơ sở của nhiệt học, Sự
chuyển thể của các chất với mức độ đáp ứng việc dạy học những phần
tương ứng ở Trung học cơ sở.
+ Chỉ ra được logic phát triển kiến thức, kĩ năng ở các phần trong môn
KHTN: Năng lượng cơ học, Năng lượng, Nhiệt, Các thể (trạng thái) của chất.
+ Thực hiện được một số thí nghiệm, thực hành và sử dụng
được một số học liệu đa phương tiện trong dạy học các nội dung của
môn Khoa học tự nhiên: chuyển hóa cơ năng, bảo toàn và chuyển hóa năng
lượng, một số cơ sở của nhiệt học; chỉ ra được ứng dụng của các nội dung thí
nghiệm, thực hành và học liệu đa phương tiện
trên trong dạy học
các phần: Năng lượng cơ học, Năng lượng, Nhiệt, Sự chuyển thể của các chất
trong môn KHTN.
+ Lựa chọn được nội dung dạy học và cách tiếp cận phù hợp với các
yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được nêu trong Chương trình tổng thể và
trong môn Khoa học tự nhiên.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần này trình bày các kiến thức, kĩ năng góp phần
giúp học viên hình thành, phát triển
năng lực KHTN và năng lực dạy học môn KHTN: năng lượng cơ học, các dạng năng
lượng và sự chuyển hóa, một số cơ sở của nhiệt học, sự chuyển thể
của các chất.
Ngoài ra, học viên cũng được cung cấp các mô phỏng thí nghiệm, thực
hành với phương án phù hợp với chương trình trung học cơ sở để tự
học.
Bảng tham chiếu
đến nội dung chương trình môn Khoa học tự nhiên
Nội dung học phần
|
Nội dung của môn KHTN
|
Năng lượng cơ học
- Động năng và thế năng
- Cơ năng
- Công và công suất
|
Năng lượng cơ học (KHTN 9)
Động năng và thế năng; cơ năng; công và công suất
|
Năng lượng và sự chuyển hóa
- Khái niệm về năng lượng
- Một số dạng năng lượng
- Sự chuyển hóa năng lượng
- Năng lượng hao phí
- Năng lượng tái tạo
- Tiết kiệm năng lượng
|
Năng lượng (KHTN 6)
Khái niệm về năng lượng; một số dạng năng lượng; sự chuyển hóa
năng lượng; năng lượng hao phí; năng lượng tái tạo; tiết kiệm năng lượng
|
Cơ sở của nhiệt học
- Năng lượng nhiệt
- Đo năng lượng nhiệt
- Chuyển động nhiệt
- Dẫn nhiệt, đối lưu,
bức xạ nhiệt
- Sự nở vì nhiệt của các chất
- Nguyên lí về sự cân bằng nhiệt.
- Mối quan hệ giữa nhiệt lượng, công và nội năng.
|
Nhiệt (KHTN 8)
Năng lượng nhiệt; đo năng lượng nhiệt; dẫn
nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt; điều hòa thân nhiệt ở người
|
Sự chuyển thể của các chất
- Sự đa dạng của chất
- Ba thể (trạng thái) cơ bản của chất
- Thuyết động học phân tử
- Sự chuyển đổi thể (trạng thái) của chất
|
Các thể (trạng thái) của chất (KHTN 6)
|
4.2.4. Điện và từ
Mã học phần: TN1.4
Số tín chỉ: 03
Phân bố thời gian
- Lên lớp:
|
45
|
+ Lý thuyết:
|
30
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận
|
10/3/2
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
90
|
Điều kiện tiên quyết: NMK
Mục tiêu của học phần
Sau khi hoàn thành học phần, học viên vận dụng được các kiến thức,
kĩ năng đã học trong dạy học môn Khoa học tự nhiên và đổi mới giáo dục phổ thông,
với những biểu hiện tiêu biểu sau:
+ Có được học vấn cơ bản về: hiện tượng nhiễm điện; dòng điện và tác
dụng của dòng điện; điện trở; năng lượng và công suất
điện: từ trường; cảm ứng điện từ và dòng điện xoay chiều với mức độ đáp
ứng việc dạy học những phần tương ứng ở Trung học cơ sở.
+ Chỉ ra được logic phát triển kiến thức, kĩ năng ở các
phần: hiện tượng nhiễm điện; dòng điện và tác dụng của dòng điện; điện trở;
năng lượng và công suất điện; từ trường; cảm ứng điện từ và dòng điện xoay
chiều trong môn Khoa học tự nhiên.
+ Thực hiện được một số thí nghiệm, thực hành và sử dụng
được một số học liệu đa phương tiện trong dạy học các nội dung của môn Khoa học
tự nhiên: minh họa được tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau, sự
định hướng của thanh nam châm (kim nam châm), xác định được cực Bắc và cực Nam của
một thanh nam châm, khẳng định được Trái Đất có từ trường, minh họa được
các tác dụng cơ bản của dòng điện, đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế, minh
họa được điện trở có tác dụng cản trở dòng điện trong mạch, xây dựng được định
luật Ohm, rút ra được mối quan hệ giữa cường độ dòng điện trong
đoạn mạch mắc nối tiếp và đoạn mạch mắc song song, khi số đường sức từ xuyên
qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây đó xuất hiện
dòng điện cảm ứng, nêu được nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều (dòng điện
luân phiên đổi chiều).
+ Lựa chọn được nội dung dạy học và cách tiếp cận phù hợp với các yêu
cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được nêu trong Chương trình tổng thể và
trong môn Khoa học tự nhiên.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần này trình bày các kiến thức, kĩ năng góp phần giúp học viên
hình thành, phát triển năng lực KHTN và năng lực dạy học môn KHTN: điện
tích, vật dẫn điện và vật cách điện, định luật Coulomb, điện
trường, điện thế, hiệu điện thế; dòng điện không đổi, điện
trở, định luật Ohm, nguồn điện, định luật Jun-Lenxo, năng
lượng và công suất điện; từ trường, định luật cảm ứng của Faraday, độ
tự cảm, hiệu ứng từ và vật liệu từ, dòng điện xoay chiều.
Ngoài ra, học viên cũng được cung cấp các mô phỏng thí nghiệm, thực
hành có phương án phù hợp với chương trình trung học cơ sở để tự
học.
Bảng tham chiếu
đến nội dung chương trình môn Khoa học tự nhiên
Nội dung học phần
|
Nội dung của môn KHTN
|
Điện tích
Vật dẫn điện và vật cách điện
Định luật Coulomb
Điện trường
Điện thế, hiệu điện thế
|
Hiện tượng nhiễm điện (KHTN 8).
|
Dòng điện không đổi
Điện trở, định luật Ohm
Nguồn điện
Định luật Jun-Lenxo
Năng lượng và công suất điện
|
Dòng điện; tác dụng của dòng điện; nguồn điện; mạch
điện đơn giản; đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế (KHTN
8).
Điện trở; định luật Ohm; đoạn mạch một chiều mắc
nối tiếp, mắc song song; năng lượng điện và công suất điện (KHTN 9).
|
Từ trường
Định luật cảm ứng của Faraday
Độ tự cảm
Hiệu ứng từ và vật liệu từ
Dòng điện xoay chiều.
|
Nam châm; từ trường (Trường từ); từ trường Trái Đất;
nam châm điện (KHTN 7).
Cảm ứng điện từ; nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay
chiều; tác dụng của dòng điện xoay chiều (KHTN
9).
|
4.2.5 Ánh sáng
Mã học phần: TN1.5
Số tín chỉ: 03
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
45
|
+ Lý thuyết:
|
30
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận
|
10/3/2
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
90
|
Điều kiện tiên quyết: NMK
Mục tiêu của học phần
Sau khi hoàn thành học phần, học viên vận dụng được các kiến thức, kĩ
năng đã học trong dạy học môn Khoa học tự nhiên và đổi mới
giáo dục phổ thông, với những biểu hiện tiêu biểu sau:
+ Có được học vấn cơ bản về: ánh sáng, sự phản xạ, khúc
xạ, tán sắc ánh sáng; mắt và các dụng cụ quang học; ảnh của vật tạo
bởi gương phẳng, thấu kính với mức độ đáp ứng được việc dạy học
những phần tương ứng ở trung học cơ sở.
+ Chỉ ra được logic phát triển kiến thức, kĩ
năng ở các nội dung trong môn KHTN: ánh sáng, tia sáng, sự phản xạ ánh sáng, ảnh
của vật tạo bởi gương phẳng; thu nhận và điều tiết ánh sáng ở mắt; sự khúc xạ, sự tán
sắc, màu sắc, sự phản xạ toàn phần; lăng
kính, thấu kính, kính lúp.
+ Thực hiện được một số thí nghiệm, thực hành và sử
dụng được một số học liệu đa phương tiện trong dạy học các nội dung trong môn
KHTN: thu năng lượng ánh sáng, tạo mô hình tia sáng, phân biệt phản xạ và phản
xạ khuếch tán, rút ra định luật phản xạ, thí nghiệm minh họa hiện tượng khúc
xạ, rút ra định luật khúc xạ, tạo đường đi của tia sáng qua lăng kính, điều
kiện phản xạ toàn phần, tạo ảnh thật và ảnh ảo.
+ Lựa chọn được nội dung và cách tiếp cận phù hợp với
các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được nêu trong Chương
trình tổng thể và trong môn Khoa học tự nhiên
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần này trình bày các kiến thức, kỹ năng góp phần giúp học viên hình thành, phát
triển năng lực KHTN và năng lực dạy học môn KHTN: ánh sáng, tia sáng, sự lan truyền,
phản xạ, khúc xạ, tán sắc ánh sáng, năng lượng ánh sáng và các dụng cụ
quang học như gương, lăng kính, thấu kính, kính lúp.
Ngoài ra, học viên sẽ được cung cấp một số tài liệu đa phương tiện phù
hợp với các nội dung của học phần để tự học.
Bảng tham chiếu đến nội dung chương trình môn
Khoa học tự nhiên
Nội dung học phần
|
Nội dung của môn KHTN
|
- Sự truyền ánh sáng
- Phản xạ, phản xạ toàn phần của ánh sáng
- Khúc xạ ánh sáng
- Tán sắc
- Các dụng cụ quang học: gương phẳng, lăng kính, thấu kính, kính lúp
|
KHTN 9: sự khúc xạ; sự tán sắc; màu sắc; lăng kính; sự phản xạ toàn
phần; thấu kính; kính lúp.
KHTN 8: quá trình thu nhận ánh sáng của mắt
|
KHTN 7: ánh sáng, tia sáng; sự phản xạ ánh sáng; ảnh của vật tạo bởi
gương phẳng.
|
- Mô hình sóng về ánh sáng
- Sự phát sáng
- Năng lượng của ánh sáng
|
KHTN 7: năng lượng ánh sáng.
KHTN 8: bức xạ nhiệt.
KHTN 9: năng lượng Mặt Trời
|
4.2.6 Trái Đất và bầu trời
Mã học phần: TN1.6
|
|
Số tín chỉ: 03
|
|
Phân bố thời gian
|
|
- Lên lớp
|
45
|
+ Lý thuyết
|
30
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận
|
10/3/2
|
- Tự học, tự nghiên cứu
|
90
|
Điều kiện tiên quyết: NMK
Mục tiêu của học phần
Sau khi hoàn thành học phần, học viên vận dụng được các kiến thức, kĩ
năng đã học trong dạy học môn Khoa học tự nhiên và đổi mới giáo dục phổ thông,
với những biểu hiện tiêu biểu sau:
- Có được học vấn cơ bản về: chuyển động nhìn thấy của Trái Đất, Mặt
Trăng; sơ lược về hệ Mặt Trời, hiện tượng ngày đêm, sơ
lược về cấu trúc của chất, cấu tạo nguyên tử, cấu tạo hạt nhân, phản ứng
hạt nhân với mức độ đáp ứng việc dạy học những phần tương ứng ở Trung học cơ sở..
- Chỉ ra được logic phát triển kiến thức, kĩ năng ở các
phần trong môn KHTN: chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời; chuyển
động nhìn thấy của Mặt Trăng; hệ Mặt Trời; Ngân Hà.
- Thực hiện được một số thí nghiệm, thực hành và sử dụng được một số
học liệu đa phương tiện trong dạy học các nội dung trong môn KHTN: mô hình giải
thích định tính sự mọc lặn của Mặt Trời, một số hình dạng nhìn thấy của
Mặt Trăng trong Tuần Trăng; học liệu điện tử chỉ ra được hệ Mặt Trời là một
phần nhỏ của Ngân Hà; mô hình chuyển động của phân tử; mô hình phản
ứng hạt nhân; mô hình vòng năng lượng trên Trái Đất.
- Lựa chọn được nội dung dạy học và cách tiếp cận phù hợp với các yêu cầu
cần đạt về phẩm chất và năng lực được nêu trong Chương trình tổng thể và
trong môn Khoa học tự nhiên.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần này trình bày các kiến thức, kĩ năng góp phần giúp học viên
hình thành, phát triển năng lực KHTN và năng lực dạy học môn KHTN: chuyển động nhìn thấy
của Trái Đất, Mặt Trăng; sơ lược về hệ Mặt Trời, hiện tượng ngày
đêm, sơ lược về cấu trúc của chất, cấu tạo nguyên tử, cấu
tạo hạt nhân, phản ứng hạt nhân.
Ngoài ra, học viên cũng được cung cấp các mô phỏng thí nghiệm, thực
hành có phương án phù hợp với chương trình trung học cơ sở để tự học.
Bảng tham chiếu đến nội dung chương trình môn
Khoa học tự nhiên
Nội dung học phần
|
Nội dung của môn KHTN
|
Sơ lược về trúc của chất, cấu tạo nguyên tử
|
Thang nhiệt độ Celsius, đo nhiệt độ, ma sát, KHTN 6. Phân
tử, KHTN 7
|
Sơ lược về cấu tạo hạt nhân, phản ứng hạt nhân
|
Vòng năng lượng trên Trái Đất, năng lượng hóa
thạch, năng lượng tái tạo, KHTN 9
|
Nhật động của bầu trời. Xác định phương hướng. Sơ lược về tuần trăng,
hệ Mặt Trời, Ngân Hà
|
Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, chuyển động nhìn thấy của Mặt
Trăng. Hệ Mặt Trời, Ngân Hà, KHTN 6
|
4.3. Khối học vấn chuyên ngành KHTN 2
4.3.1 Cơ sở hóa học chung 1
Mã học phần: TN2.1
Số tín chỉ: 03
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
45
|
+ Lý thuyết:
|
30
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận:
|
5/5/5
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
90
|
Điều kiện tiên quyết: NMK
Mục tiêu của học phần
Sau khi học tập học phần này, học viên có thể:
- Trình bày và vận dụng được các kiến thức về cấu tạo chất với các nội
dung chính về cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học trong dạy học môn KHTN; thông qua đó góp
phần phát triển năng lực dạy học môn KHTN qua việc học tập và rèn luyện các kĩ
năng sư phạm, kĩ năng giải bài tập trong việc dạy học và học
tập môn KHTN. Sử dụng được các kiến thức cơ sở hóa học chung làm
nền tảng để hiểu rõ bản chất và các qui luật trong các học
phần hóa học khác cũng như các học phần có liên quan trong chương trình môn
KHTN. Từ đó góp phần phát triển năng lực nhận thức KHTN của người học. Vận dụng được các kiến thức về cấu tạo chất để giải thích một số vấn đề
liên quan đến thực tiễn trong đời sống và sản xuất.
- Chỉ ra được logic phát triển kiến thức, kĩ năng có liên quan trong
chương trình môn KHTN: chất, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học, nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, liên kết hóa học.
- Sử dụng được học liệu đa phương tiện trong dạy học các nội dung liên
quan (ví dụ sử dụng được phần mềm Chem Office để biểu diễn
cấu trúc phân tử).
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần này trình bày các kiến thức, kĩ năng cơ sở về:
Một số định luật hóa học cơ bản: Định luật thành phần không đổi, định
luật tỷ lệ bội, định luật bảo toàn khối lượng, ... Hệ thống khối lượng nguyên
tử, phân tử: Đơn vị khối lượng nguyên tử (amu), số Avogadro, mol, nguyên tử khối, phân tử khối.
Bảng
hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Chất, nguyên tố, đơn
chất, hợp chất, cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học (quy tắc octet, công thức
Lewis, thuyết VB). Học viên sẽ được cung cấp một số tài liệu đa
phương tiện phù hợp với các nội dung của học phần để tự học.
Bảng tham chiếu đến nội dung chương trình môn Khoa học tự
nhiên ở THCS
Nội dung học phần
|
Nội dung của môn KHTN ở
THCS
|
- Cơ sở xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
|
- KHTN 8: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
|
- Chất, trạng thái của chất.
|
- KHTN 6: Các chất xung quanh ta.
|
- Một số định luật hóa học cơ bản.
|
- KHTN 6: Các trạng thái của chất.
|
- Hệ thống khối lượng nguyên tử,
phân tử.
|
- KHTN 7: Nguyên tử, phân tử.
|
- Cấu tạo nguyên tử.
|
- KHTN 7: Nguyên tử, Nguyên tố hóa học.
|
- Liên kết hóa học.
|
- KHTN 7: Liên kết hóa học.
|
4.3.2 Cơ sở Hóa học chung 2
Mã học phần: TN2.2
Số tín chỉ: 02
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
30
|
+ Lí thuyết:
|
15
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận
|
5/5/5
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
60
|
Điều kiện tiên quyết: NMK
Mục tiêu của học phần
Sau khi học tập học phần này, học viên có thể:
- Trình bày và vận dụng được các kiến thức cơ bản về phương trình hóa
học và những qui luật biến đổi chất; sự chuyển hóa năng
lượng trong các phản ứng hóa học. Nhận diện được mối quan hệ giữa kiến thức hóa
học với các vấn đề vận dụng thực tiễn. Vận dụng được các kiến thức trong học
phần để giải thích các hiện tượng biến đổi vật
lý và biến đổi hóa học giữa các chất khí, chất lỏng và chất rắn: sự tự
diễn biến của các quá trình đó. Mô tả được các hiện tượng hóa
học bằng ngôn ngữ, thuật ngữ hóa học. Giải được các bài toán hóa học đơn giản về
nhiệt của phản ứng, tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
- Chỉ ra được logic phát triển kiến thức, kĩ năng có liên quan trong
chương trình môn KHTN: Dung dịch, tách chất khỏi hỗn hợp, phương
trình hóa học, năng lượng hóa học, tốc độ phản ứng hóa học, cân
bằng hóa học.
- Thực hiện hoặc sử dụng được học liệu đa phương tiện trong dạy học các
nội dung liên quan như quan sát video hoặc mô tả được các thí nghiệm: biến đổi
trạng thái, nhiệt hòa tan, cân bằng hóa học, tốc độ phản ứng, phản
ứng oxi hóa khử và dòng điện để khắc sâu
các nội dung kiến thức lí thuyết đồng thời xây dựng các kĩ năng cần có khi thực
hiện các thí nghiệm, thực hành hóa học.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần này trình bày các kiến thức, kĩ năng cơ sở
về: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng; Năng lượng và sự chuyển hóa
hóa học (biến đổi nhiệt, khái niệm enthalpy); Sự tự diễn biến của các biến đổi vật lý và
hóa học, khái niệm entropy: Quá trình chuyển pha
của chất nguyên chất; Dung dịch, quá trình hòa tan; Sự tách chất; Cân bằng hóa
học, trạng thái cân bằng và các yếu tố ảnh
hưởng đến cân bằng hóa học, sự chuyển dịch cân bằng; Một số
hệ keo và tính chất; Tốc độ phản ứng và một số yếu tố ảnh hưởng đến
tốc độ phản ứng (nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác); Sơ lược phản ứng oxi hóa khử và dòng điện.
Học viên sẽ được cung cấp một số tài liệu đa phương tiện phù hợp với
các nội dung của học phần để tự học.
Bảng tham chiếu
đến nội dung chương trình
môn Khoa học tự nhiên ở THCS
Nội dung học phần
|
Nội dung của môn KHTN ở
THCS
|
- Dung dịch, quá trình hòa tan. Phản ứng
trong dung dịch. Hệ keo. Sự tách chất.
|
- KHTN 7: Nồng độ dung dịch.
- KHTN 6: Dung dịch: huyền phù, nhũ tương.
- KHTN 6: Tách chất ra khỏi hỗn hợp.
|
- Pin điện và thế điện cực
|
- KHTN 8: Phản ứng hóa học.
- KHTN 9: Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
|
- Năng lượng và sự chuyển hóa hóa học.
|
- KHTN 8: Năng lượng trong các phản ứng hóa học.
|
- Tốc độ phản ứng và yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
|
- KHTN 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác.
|
- Cân bằng hóa học, sự chuyển dịch cân bằng.
|
- KHTN 8: Cân bằng hóa học.
|
- Sơ lược phản ứng oxi hóa khử và dòng điện.
|
- KHTN 9: Phản ứng oxi hóa
khử.
|
4.3.3 Hóa học vô
cơ 1
Mã học phần: TN2.3
Số tín chỉ: 03
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
45
|
+ Lí thuyết:
|
25
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận
|
10/5/5
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
90
|
Điền kiện tiên quyết: TN2.1, TN2.2
Mục tiêu của học phần
Sau khi học tập học phần này, học viên có thể:
- Trình bày và vận dụng được các kiến thức kĩ năng cơ sở về cấu
trúc, tính chất vật lý - hóa học, phương pháp điều chế, các qui
luật biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp
chất tạo ra từ các nguyên tố phi kim điển hình. Vận dụng kiến thức, giải thích
được một số hiện tượng, ứng dụng liên quan đến các đơn chất và hợp chất vô cơ
tạo ra từ nguyên tố phi kim cũng như tác động sinh học, tác động môi trường tự
nhiên của chúng.
- Chỉ ra được logic phát triển kiến thức, kĩ năng có liên quan trong chương trình môn KHTN như: các chất có xung quanh ta (oxygen, không
khí, nước...), hóa học về vỏ trái đất, khai thác tài nguyên vỏ
Trái đất, phân bón hóa học, ô nhiễm không khí; chu trình carbon; giải được
các bài toán hóa học đơn giản có liên quan.
- Thực hiện hoặc quan sát video hoặc mô tả được các nội dung thí
nghiệm, thực hành (các thí nghiệm chứng minh tính chất của oxygen, không
khí, acid, oxide...), sử dụng
được học liệu đa phương tiện trong dạy học các nội dung liên quan.
- Vận dụng, phát triển kiến thức, kĩ năng để dạy
học các chủ đề trong môn học KHTN.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần này trình bày các kiến thức, kĩ năng cơ sở
về: Cấu trúc, tính chất lí- hóa học của các đơn chất và hợp
chất tạo ra từ các nguyên tố phi kim điển hình; cũng như các qui luật biến đổi
tính chất của các nguyên tố, đơn chất và một số hợp chất tạo ra từ các nguyên
tố phi kim. Tính chất của acid, oxide, ý nghĩa và cách xác định pH; các chất vô cơ phổ
biến trong vỏ Trái đất, những lợi ích từ việc khai thác chất từ vỏ Trái đất;
phân bón hóa học, tính chất lí-hóa học và vai trò của khí oxygen, ô
nhiễm không khí; chu trình carbon, nước. Sự tác động của các chất
vô cơ tới môi trường sống xung quanh ta như hóa học
về các chất vô cơ và sự biến đổi chất, hóa học các chất vô cơ trong
cơ thể sống, hóa học các chất vô cơ với khoa học về thạch quyển, khí
quyển và thủy quyển: vai trò, ứng dụng của một số nguyên tố hoặc chất vô cơ
trong đời sống và trong công nghiệp. Nguyên tắc cấu tạo và
hoạt động của một số thiết bị liên quan đến kĩ thuật hóa học vô cơ trong
thực tiễn.
Học viên sẽ được cung cấp một số tài liệu đa phương tiện phù hợp với
các nội dung của học phần để tự học.
Bảng tham chiếu đến nội
dung chương trình môn Khoa học tự nhiên ở THCS
Nội dung học phần
|
Nội dung của môn KHTN ở THCS
|
- Cấu trúc, tính chất lí - hóa học, qui luật biến đổi tính chất của
các đơn chất và hợp chất tạo ra từ các nguyên tố phi kim điển hình
(hydrogen, halogen, oxygen-sulfur, nitrogen-phosphorus, carbon-silicon).
|
- KHTN 6: Chất có xung quanh ta (oxygen, không khí, nước).
- KHTN 7: Thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất của nước.
- KHTN 8: Chuyển hóa hóa học, phương trình hóa học.
- KHTN 8: Acid - Base - pH - Oxide - Muối.
- KHTN 8: Phân bón hóa học.
|
- Điều chế (khai thác), vai trò và ứng dụng của một số nguyên tố hoặc
chất vô cơ tạo ra từ các nguyên tố phi kim điển hình.
- Hóa học vô cơ tác động sinh học, môi trường sống xung quanh ta.
|
- KHTN 9: Vỏ Trái đất và vấn đề khai thác tài nguyên từ
vỏ Trái Đất.
- KHTN 9: Công nghiệp silicate.
- KHTN 9: Khai thác nhiên liệu hóa
thạch.
- KHTN 9: Chu trình carbon và sự ấm
lên toàn cầu.
- KHTN 8: Tác động của con người đối với môi trường.
- KHTN 8: Ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường.
|
4.3.4 Hóa học vô cơ 2
Mã học phần: TN2.4
Số tín chỉ: 02
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
30
|
+ Lí thuyết:
|
15
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận
|
5/5/5
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
60
|
Điều kiện tiên quyết: TN2.1, TN2.2
Mục tiêu của học phần
Sau khi học tập học phần này, học viên có thể:
- Trình bày và vận dụng được các kiến thức kĩ năng cơ sở về cấu trúc,
tính chất vật lý- hóa học, phương pháp điều chế, các qui luật biến đổi tính
chất của các đơn chất và hợp chất tạo ra từ các nguyên tố kim loại điển
hình. Vận dụng kiến thức, giải thích được một số hiện
tượng, ứng dụng liên quan đến các đơn chất và hợp chất vô cơ tạo ra từ nguyên
tố kim loại cũng như tác động sinh học, tác động môi trường tự nhiên của chúng.
- Chỉ ra được logic phát triển kiến thức, kĩ năng có liên quan trong
chương trình môn KHTN như: chuyển hóa hóa học, phương trình hóa học, base,
muối; Tính chất chung của kim loại; Dãy hoạt động hóa học của kim loại, tách
kim loại và việc sử dụng hợp kim, sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và
kim loại. Giải được các bài toán hóa học có liên quan.
- Thực hiện hoặc quan sát hoặc mô tả được các nội dung thí nghiệm, thực
hành (các thí nghiệm chứng minh tính chất của kim loại, base, oxide, muối...),
sử dụng được học liệu đa phương tiện trong dạy học các nội dung liên quan.
- Vận dụng, phát triển kiến thức, kĩ năng để dạy học các
chủ đề trong môn học KHTN.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần này trình bày các kiến thức, kĩ năng cơ sở về:
Cấu trúc, tính chất vật lý - hóa học của các đơn chất và hợp chất tạo ra từ các
nguyên tố kim loại điển hình (các nguyên tố kim loại nhóm A như kim loại kiềm,
kiềm thổ, nhôm, thiếc, chì; các nguyên tố kim loại nhóm B như: Cu, Ag, Au, Zn, Cr, Mn, Fe) cũng như các qui luật biến đổi tính
chất của các nguyên tố và hợp chất quan trọng của chúng. Đồng thời cho người
học hiểu thêm về hóa học vô cơ tác động sinh học, môi trường sống xung
quanh ta như hóa học về các chất vô cơ và sự biến đổi chất, hóa học các chất vô
cơ trong cơ thể sống. Tính chất
vật lý và ứng dụng của một số chất; Sự phân loại base, tính chất hóa học cơ bản
của base, oxide, muối; Vỏ Trái đất, những lợi ích từ việc khai thác vỏ Trái đất. Dãy hoạt
động hóa học, tách kim loại. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt
động của một số thiết bị liên quan đến kĩ thuật hóa học vô cơ trong thực tiễn.
Học viên sẽ được cung cấp một số tài liệu đa phương tiện phù hợp với các
nội dung của học phần để tự học.
Bảng tham chiếu đến nội dung chương
trình môn Khoa học tự nhiên ở THCS
Nội dung học phần
|
Nội dung của môn KHTN ở THCS
|
- Nguyên tố kim loại điển hình trong bảng tuần hoàn (các
nguyên tố kim loại nhóm A như kim loại kiềm, kiềm thổ,
nhôm, thiếc, chì; các nguyên tố kim loại nhóm B như: Cu, Ag, Au, Zn, Cr, Mn, Fe).
|
- KHTN 8: Acid - Base - pH - Oxide - Muối
- KHTN 7: Sơ lược về bảng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học
- KHTN 9: Tính chất chung của kim loại.
- KHTN 9: Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
- KHTN 9: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại.
|
- Qui luật biến đổi tính chất lí hóa của
các nguyên tố, đơn chất và hợp chất tạo ra từ các nguyên tố kim loại trong
bảng tuần hoàn.
|
- KHTN 6: Tính chất Vật lý và ứng dụng của
một số chất thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.
- KHTN 9: Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
|
- Điều chế (tách) và vai trò của một số kim loại, hợp kim, hợp chất
của kim loại với đời sống con người và tự nhiên, tác động đến môi trường.
|
- KHTN 9: Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim.
- KHTN 9: Hóa học về vỏ trái đất.
- KHTN 8: Tác động của con người đối với môi trường.
- KHTN 8: Ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường.
|
4.3.5 Hóa học hữu cơ
Mã học phần: TN2.5
Số tín chỉ: 03
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
45
|
+ Lí thuyết:
|
30
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận:
|
5/5/5
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
90
|
Điều kiện tiên quyết: TN2.1, TN2.2
Mục tiêu của học phần
Sau khi học tập học phần này, học viên có thể:
- Trình bày được các kiến thức hóa học hữu cơ bao gồm các khái niệm về hóa trị, công
thức hóa học, cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp các hợp chất hữu cơ;
tính chất vật lý, hóa học, các phương pháp điều chế và ứng dụng của
hydrocarbon, alcohol, phenol, ether, aldehyde, ketone,
carboxylic acid, ester, carbohydrate, amino acid, protein, một số polymer
thông dụng. Vận dụng được các kiến thức về hóa học hữu cơ để giải
thích các hiện tượng chuyển hóa các hợp chất hữu cơ trong thế giới tự
nhiên và trong cơ thể sống. Giải được các bài toán về hóa học hữu cơ, bao
gồm các bài toán về xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, công thức cấu trúc
(đồng phân lập thể), xác định các hợp chất trong dãy chuyển hóa hóa học, giải
thích được cơ chế phản ứng của các chuyển hóa và dự
đoán được cấu trúc của sản phẩm chính.
- Chỉ ra được logic phát triển kiến thức, kĩ năng có liên quan trong
chương trình môn KHTN: Tách chất ra khỏi hỗn hợp, các phương pháp tinh
chế hợp chất; Phân tử, các phương pháp xác định công thức phân tử, liên
kết cộng hóa trị; Phản ứng hóa học; Hợp
chất hữu cơ, hợp chất cao phân tử cũng như vai trò và sự
ảnh hưởng của các hợp chất hữu cơ đến cơ thể sống và môi trường.
- Thực hiện hoặc mô tả được nội dung các thí nghiệm, thực hành đơn giản
về hóa học hữu cơ, sử dụng được học liệu đa phương tiện (trang web, phần mềm
ChemDraw...) trong dạy học các nội dung liên quan đến hóa học học hữu cơ.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần này trình bày các kiến thức, kĩ năng cơ sở về: hóa trị, cách
lập công thức hóa học, cấu tạo phân tử, cấu trúc lập thể đồng phân và danh pháp
của hợp chất hữu cơ; các hợp chất hydrocarbon (alkane, alkene, alkyne, benzene
và các đồng đẳng), alcohol, phenol, ether, aldehyde, ketone,
carboxylic acid và các dẫn xuất của acid, carbohydrate, amino acid và protein,
polymer tự nhiên và tổng hợp. Với mỗi loại hợp chất, người
học được cung cấp những khái niệm cơ bản về cấu tạo, danh pháp, tính chất vật
lý, tính chất hóa học, các phương pháp điều chế, liên hệ ứng dụng trong thực tế. Tách chất
ra khỏi hỗn hợp, các phương pháp tinh chế hợp chất; các phương pháp xác định công thức phân tử. Hiện tượng biến đổi (chất)
của thế giới động vật, thực vật, một số hiện tượng thiên nhiên theo
nhiệt độ, thời gian, không gian có liên quan đến các biến đổi của
các hợp chất hữu cơ; tìm hiểu nguyên nhân và chiều hướng biến đổi của
thế giới tự nhiên liên quan đến các chất hữu cơ và phản ứng hữu cơ.
Vai trò và sự ảnh hưởng của các hợp chất hữu cơ tới cơ thể
sống và môi trường.
Học viên sẽ được cung cấp một số tài liệu đa phương tiện phù hợp với
các nội dung của học phần để tự học.
Bảng tham chiếu đến nội dung chương trình
môn Khoa học tự nhiên ở THCS
Nội dung học phần
|
Nội dung của môn KHTN ở
THCS
|
- Ứng dụng của hydrocarbon, alcohol trong lĩnh vực nhiên liệu.
|
(KHTN 6): Một số nhiên liệu (than, gas, xăng dầu....);
sơ lược về an ninh năng lượng (trong phần Một số chất thông dụng, tính chất
và ứng dụng của nó)
|
- Phương pháp tách biệt và tinh chế các hợp chất hữu cơ.
|
(KHTN 6): Tách chất ra khỏi hỗn hợp, các phương pháp tinh chế hợp
chất.
|
- Hóa trị của các nguyên tố
trong hợp chất hữu cơ, các thiết lập công thức hợp chất hữu cơ.
|
(KHTN 7): Hóa trị; Công thức của
chất hóa học
|
- Liên kết cộng hóa trị và các liên kết yếu
trong hợp chất hữu cơ
|
(KHTN 7): Giới thiệu về liên kết hóa học (ion, cộng hóa trị,
hydrogen)
|
- Sự biến đổi liên kết trong hợp chất hữu cơ
|
(KHTN
8): Phản ứng hóa học.
|
- Quá trình phân giải (thủy phân) tinh bột, protein, chất béo.
|
(KHTN 8): Dinh dưỡng và tiêu hóa
|
- Nhiên liệu hóa thạch (hydrocarbon - dầu mỏ)
|
(KHTN 9): Hóa học về vỏ Trái Đất
|
- Các hợp chất hydrocarbon (alkane, alkene, alkyne, benzene và các đồng đẳng), alcohol, phenol, ether, aldehyde, ketone, carboxylic
acid và các dẫn xuất của acid, carbohydrate, amino acid và protein, polymer
tự nhiên và tổng hợp.
|
(KHTN 9): Hợp chất hữu cơ, hợp chất cao phân tử.
|
|
|
4.3.6 Hóa học môi trường
Mã học phần: TN2.6
Số tín chỉ: 03
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
45
|
+ Lí thuyết:
|
30
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận:
|
9/3/3
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
90
|
Điều kiện tiên quyết:
TN2.1, TN2.2
Mục tiêu của học phần
Sau khi học tập học phần này, học viên có thể:
- Trình bày và vận dụng được các kiến thức cơ bản về hóa học môi trường
như tác động toàn cầu của sự ô nhiễm môi trường, các quá trình chuyển hóa các chất trong môi trường với các nội dung về ô nhiễm môi trường, hiểm họa
môi trường, gìn giữ thiên nhiên và hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường từ
các chất độc hại trong dạy học môn KHTN; thông qua đó góp phần phát triển năng
lực dạy học môn KHTN qua việc học tập và rèn luyện các kĩ năng sư phạm. Sử dụng
được các kiến thức cơ bản về hóa học môi trường làm nền tảng để hiểu rõ bản chất
và các qui luật trong các học phần hóa học khác cũng như các học phần có liên
quan trong chương trình môn KHTN. Từ đó góp phần phát triển năng lực nhận thức
KHTN của người học. Vận dụng được các kiến thức đã học để giải
một số bài toán thực tế liên quan đến việc tính toán hàm lượng của một số chất độc
hại trong môi trường.
- Chỉ ra được logic phát triển kiến thức, kĩ năng có liên quan trong
chương trình môn KHTN: bảo vệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm môi trường khi sử
dụng polymer không phân hủy sinh học, khai thác và sử dụng nhiên liệu, nguyên
liệu hóa thạch; hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường từ các chất độc hại như
thuốc diệt cỏ.
- Sử dụng được học liệu đa phương tiện trong dạy học các nội dung liên
quan, ví dụ quan sát các video thí nghiệm về xác định hàm lượng một số thông số cơ bản
về môi trường nước: oxygen hòa tan (DO), hàm lượng chất hữu cơ (COD), độ
acid... để tự xây dựng công thức tính toán, so sánh với Quy chuẩn Việt
Nam (QCVN), đánh giá mức độ ô nhiễm.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần này trình bày các kiến thức, kĩ năng cơ sở về: Các khái niệm
cơ bản về hệ sinh thái, cân bằng sinh thái, môi trường và chức năng của môi
trường, sự phát triển bền vững, sự ô nhiễm môi trường, biến đổi
khí hậu...;
Những ảnh hưởng toàn cầu của sự ô nhiễm môi trường: mưa acid, sương khói quang
hóa, hiệu
ứng nhà kính, hiện tượng El Nino và La Nina, khai thác nhiên liệu, nguyên
liệu hóa thạch; Những phản ứng và quá trình chuyển hóa các chất trong khí quyển, thủy quyển và địa quyển; Một số quy trình phân tích và
tính toán các thông số ô nhiễm trong môi trường nước.
Học viên sẽ được cung cấp một số tài liệu đa phương tiện phù hợp với
các nội dung của học phần để tự học.
Bảng tham chiếu đến nội dung chương trình môn
Khoa học tự nhiên ở
THCS
Nội dung học phần
|
Nội dung của môn KHTN ở THCS
|
- Khái niệm cơ bản: hệ sinh thái, cân bằng sinh thái, môi
trường, sự ô nhiễm môi trường, sự biến đổi khí hậu, ...
|
- KHTN 8: Khái niệm về hệ sinh thái, cân bằng
sinh thái.
- KHTN 8: Khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí
hậu.
|
- Những ảnh hưởng toàn cầu của sự ô nhiễm môi trường.
|
- KHTN 8: Ô nhiễm môi
trường, hiểm họa môi trường, gìn giữ thiên nhiên.
- KHTN 9: Các vấn đề khai thác nhiên liệu, nguyên liệu hóa thạch.
- KHTN 9: Vấn đề ô nhiễm môi trường khi sử dụng polymer
không phân hủy sinh học và các cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường khi sử
dụng vật liệu polymer trong đời sống.
|
- Những phản ứng và quá trình chuyển hóa các
chất trong khí quyển, thủy quyển và địa quyển.
|
- KHTN 9: Ô nhiễm không khí, Chu trình
carbon và sự ấm lên toàn cầu.
- KTNH 9: Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường từ các
chất độc hại như diệt cỏ, phân bón, các chất bảo vệ thực vật, các
chất độc trong chiến tranh.
|
4.4. Khối học vấn chuyên ngành KHTN 3
4.4.1 Đa dạng thế
giới sống
Mã học phần: TN 3.1
Số tín chỉ: 02
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
30
|
+ Lý thuyết:
|
20
|
+ Bài tập/ Thực hành/ Thảo luận:
|
2/5/3
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
60
|
Điều kiện tiên quyết: NMK
Mục tiêu của học
phần
Sau khi học tập học phần này, học viên có thể:
- Trình bày được sự đa dạng của thế giới sống (vi rút, vi khuẩn, nấm, thực
vật, động vật) cũng như vai trò của chúng trong tự nhiên và trong thực tiễn.
- Nhận biết và gọi tên được một số sinh vật phổ biến qua quan sát hình
dạng và mẫu vật.
- Phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố sinh
thái đến sự phân bố, đa dạng của sinh vật.
- Trình bày được khái niệm đa dạng sinh học và các khái niệm liên quan
cũng như nêu được các cấp độ đa dạng sinh học (đa dạng gen, đa dạng loài và đa
dạng hệ sinh thái).
- Phân tích được vai trò và hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học.
- Vận dụng được kiến thức về đa dạng thế giới sống để nhận
thức thế giới tự nhiên theo tư duy hệ thống và hiểu được bản chất
sự vật, hiện tượng một cách đa chiều đáp ứng việc dạy môn học KHTN trong chương
trình GDPT 2018.
- Chỉ ra được logic phát triển kiến thức, kỹ năng ở các
phần trong môn KHTN: đa dạng thế giới sống, vai trò của đa dạng sinh học và các
yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng.
- Thực hiện được một số thí nghiệm, thực hành và sử dụng được một số
học liệu đa phương tiện trong dạy học các nội dung trong môn KHTN về đa dạng
của thế giới sống theo các cấp độ tiến hóa từ dạng sống chưa có cấu tạo
tế bào đến sinh vật có cấu tạo tế bào, từ sinh vật nhân sơ đến sinh vật nhân
thực, từ sinh vật đơn bào đến đa bào. Tổ chức được các hoạt động trải nghiệm
cho học sinh nhằm nhận biết sự đa dạng của thế giới sống.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần này bao gồm các nội dung: (1) Sự đa dạng của thế giới sống
theo cấu tạo và cấp độ tiến hóa: từ dạng song vô bào - vi rút; đến sinh vật có cấu tạo tế bào đơn giản - sinh vật nhân sơ bao gồm vi khuẩn và
vi sinh vật cổ; và
cuối cùng là nhóm sinh vật nhân thực (nấm, thực vật và động vật); (2) Sự phân bố, tương thích và tương tác của sinh vật trong
các điều kiện môi trường sống khác nhau (sự tương tác của các điều kiện vật lý,
hóa học, sinh học, địa lí đến sự đa dạng và phân bố của
sinh vật và ngược lại); (3) Đa dạng sinh học, vai
trò, hiện trạng và biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học. Đồng thời, học phần này
cũng giới thiệu các bài thực hành để người học có thể tự thực hiện nhằm tìm hiểu
và khám phá sự đa dạng và phong phú của thế giới sinh vật, từ đó làm cơ sở để hướng
dẫn học sinh khi dạy học môn học.
Bảng tham chiếu đến nội
dung chương trình môn Khoa học tự
nhiên ở THCS:
Nội dung học phần
|
Nội dung của môn KHTN ở
THCS
|
- Phân loại thế giới sống:
Lịch sử sự sống trên trái đất
Hệ thống sinh giới
Các bậc phân loại: giới, ngành, lớp, bộ, họ, loài
- Đa dạng sinh học: khái niệm, phân loại, vai trò
- Sự đa dạng của thế giới sống:
Đa dạng dạng sống vô bào (vi rút)
Đa dạng sinh vật nhân sơ (vi khuẩn và vi sinh vật cổ)
Đa dạng sinh vật nhân thực (nguyên sinh vật, nấm,
thực vật và động vật)
- Thực hành (2 tiết):
Quan sát, định loại, mô tả, vẽ hình và viết báo cáo
một số nhóm sinh vật vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, động vật, thực
vật.
- Thực hành (1 tiết): Sưu tập, xử lý, bảo
quản bộ sưu tập mẫu vật phục vụ học về đa dạng thế giới sinh vật.
|
KHTN 6: Đa dạng thế giới sống
- Sự đa dạng các nhóm sinh vật:
Virus và vi khuẩn; Đa dạng
nguyên sinh vật; Đa dạng nấm; Đa
dạng thực vật; Đa dạng động vật
Thực hành quan sát, vẽ hình vi khuẩn, nấm, động
vật nguyên sinh dưới kính lúp hoặc kính hiển vi
|
- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự phân bố
của sinh vật: Trên cạn, Dưới nước
Các điểm nóng về đa dạng sinh học trên trái đất
|
KHTN 8: Môi trường và các nhân tố sinh thái
- Khái niệm
- Nhân tố sinh thái vô sinh, hữu sinh
|
- Vai trò của đa dạng sinh học:
Trong hệ sinh thái
Trong sự phát triển bền vững của xã
hội loài người.
- Bảo vệ đa dạng sinh học:
Hiện trạng đa dạng sinh học
Nguyên nhân, hậu quả của suy thoái đa dạng sinh học
Bảo tồn đa dạng sinh học (bảo tồn nguyên vị, bảo tồn
chuyển vị)
|
KHTN 6: Đa dạng thế giới sống
- Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên.
- Bảo vệ đa dạng sinh học:
Sự cần thiết bảo vệ đa dạng sinh
học.
|
- Hướng dẫn phương pháp tiếp cận và nghiên cứu đa dạng sinh vật và
một số nhóm sinh vật cụ thể (nấm, thực vật, động vật) ở ngoài thiên nhiên.
- Thực hành (2 tiết): Sử dụng thiết bị nghiên cứu và tổ chức trải nghiệm
khám phá ngoài thiên nhiên và viết báo cáo, thảo luận kết quả nghiên cứu.
|
KHTN 6: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
- Thực hành Phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên (quan sát, chụp
ảnh, kể tên các loài sinh vật, nhận xét đặc điểm phân bố của sinh vật trong mối quan hệ với các điều kiện lý - hóa của môi trường).
- Thực hành làm và trình bày báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu
sinh vật ngoài tự nhiên.
|
4.4.2. Sinh học tế bào
Mã học phần: TN 3.2
Số tín chỉ: 02
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
30
|
+ Lý thuyết:
|
20
|
+ Bài tập/ Thực hành/ Thảo luận:
|
2/5/3
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
60
|
Điều kiện tiên quyết:
NMK
Mục tiêu của học phần:
Sau khi học tập học phần này, học viên có thể:
- Giải thích và phân tích được những vấn đề cơ bản về cơ sở tế bào học
của sự sống bao gồm tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống, tế bào
nhân sơ và tế bào nhân thực, cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo của
tế bào như màng sinh chất, nhân, mạng lưới nội chất..., sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào, sự sinh trưởng và sinh
sản của tế bào.
- Sử dụng được kính hiển vi quang học; làm và quan sát được các tiêu bản các dạng tế bào ở các giới sinh vật; Thông qua tiêu bản hiển vi, phân biệt được đặc
trưng cơ bản về hình thái, các thành phần cấu tạo chính của tế bào
ở các giới sinh vật.
- Quan sát và giải thích được hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào
thực vật; làm được tiêu bản ép để quan sát nguyên phân ở thực
vật, phân biệt và xác định được các kì của quá trình nguyên phân.
- Vận dụng được các kiến thức về sinh học tế bào để giải thích cơ sở
khoa học của một số ứng dụng công nghệ tế bào và một số hiện tượng thực tiễn.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng cơ sở về sinh học tế bào vào
dạy học môn KHTN đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ
thông.
- Chỉ ra được logic phát triển kiến thức, kĩ năng ở các phần trong môn
KHTN: cấu trúc, chức năng sinh học của tế bào và ứng dụng thực tiễn.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần Sinh học tế bào bao gồm các nội dung: cấu trúc đại cương về tế bào,
cấu tạo, chức năng màng sinh chất và các bào quan; sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào, sự sinh trưởng và sinh sản của tế
bào.
Các kiến thức được xây dựng dựa trên 5 nguyên lý chung của môn KHTN
hướng tới phát triển năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần: nhận
thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức, kĩ năng
đã học vào thực tiễn
Thông qua phân tích các ví dụ về cơ sở tế bào học của các ứng dụng thực
tiễn ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các thành tựu và
triển vọng ứng dụng mới của công nghệ sinh học tế bào, học phần hướng
người học vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích hợp và dạy học
phân hóa để thiết kế các bài giảng theo các chủ đề về Vật
sống như Tế bào- đơn vị cơ sở của sự sống, Đa dạng thế giới sống, Trao
đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật, Sinh sản ở sinh vật.
Các nội dung thực hành quan sát hướng tới phát triển kĩ năng sử dụng
kính hiển vi quang học, cách nhuộm, làm tiêu bản để quan sát và phân tích được
cấu trúc, hình thái đặc trưng của các dạng tế bào cũng như chức năng sống đặc trưng
thể hiện ở cấp độ tế bào như trao đổi chất, sinh sản.
Bảng tham chiếu đến nội dung chương
trình môn Khoa học tự nhiên ở THCS
Nội dung học phần
|
Nội dung của môn KHTN ở THCS
|
- Khái niệm tế bào và sinh học tế bào.
- Lược sử phát triển Sinh học tế bào
- Một số phương pháp nghiên cứu tế bào.
|
KHTN 6: Mở đầu
KHTN 6: Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống
|
Chủ đề Vật sống
|
Thảo luận: 2 tiết; Thực hành: 3 tiết
|
Đại cương về cấu trúc và chức năng của tế bào
- Tế bào nhân sơ
- Tế bào nhân thực
- Tế bào thực vật và tế bào động vật
|
KHTN 6: Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống
KHTN 6: Từ tế bào đến cơ thể
|
- Thực hành sử dụng kính hiển vi và cách làm tiêu bản hiển vi
quan sát hình dạng tế bào
|
KHTN 6: Đa dạng thế giới sống
|
Màng sinh chất
- Khái niệm: Màng cơ bản, màng sinh học, màng sinh chất
- Cấu trúc của màng sinh chất và những phân hóa của màng.
- Chức năng của màng sinh chất
|
KHTN 6: Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống
|
Tế bào chất và các bào quan trong tế bào:
- Tính phức tạp trong cấu trúc của tế bào nhân thực
- Bào quan có màng và bào quan không có màng
- Cấu trúc, chức năng và tương tác các cấu trúc trong tế bào
|
KHTN 6: Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống
|
Thực hành quan sát một số bào quan trong tế bào: Nhân, lục lạp,
|
KHTN 6: Đa dạng thế giới sống
|
Sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào
- Khái niệm: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Chuyển hóa năng lượng ở ti thể.
- Chuyển hóa năng lượng ở lục lạp
|
KHTN 6: Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống
KHTN 6: Một số dạng năng lượng
KHTN 6: Sự chuyển hóa năng lượng
KHTN 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
|
Sinh sản của tế bào
- Các hình thức phân bào
- Nguyên phân
- Giảm phân - Sinh sản tế bào không bình thường và những
hậu quả.
- Thực hành quan sát phân bào ở tế bào đỉnh rễ hành.
|
KHTN 6: Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống
KHTN 7: Sinh sản ở sinh vật
|
Công nghệ tế bào và ứng dụng:
- Khái niệm công nghệ tế bào
- Một số thành tựu và ứng dụng của công nghệ tế bào
|
KHTN 6: Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống
|
4.4.3. Sinh học cơ thể
Mã học phần: TN 3.3
Số tín chỉ: 03
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
45
|
+ Lý thuyết:
|
35
|
+ Bài tập/ Thực hành/ Thảo luận:
|
2/5/3
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
90
|
Điều kiện tiên quyết: NMK
Mục tiêu của học phần:
Sau khi học tập học phần này, học viên có thể:
- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, về tính cảm
ứng ở sinh vật, về quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, về khả năng
sinh sản ở sinh vật và sự thống nhất giữa các bộ phận trong cơ
thể để hiểu về các quá trình đang diễn ra trong cơ thể sống của
sinh vật và tác động có hiệu quả vào quá trình sinh trưởng và phát triển của
chúng trong thực tiễn trồng trọt và chăn nuôi.
- Vận dụng được kiến thức về sinh học cơ thể sinh vật để nhận thức thế
giới tự nhiên theo tư duy hệ thống và hiểu được bản chất sự vật,
hiện tượng một cách đa chiều đáp ứng việc dạy môn học KHTN trong chương trình
GDPT 2018.
- Chỉ ra được logic phát triển kiến thức, kĩ năng ở các
phần trong môn KHTN: sinh học cơ thể thực vật, động vật và ứng dụng
thực tiễn trong trồng trọt, chăn nuôi.
- Thực hiện được một số thực hành thí nghiệm về sự thải oxi trong quá
trình quang hợp, sự nảy mầm của hạt, sự ứ giọt và rỉ nhựa ở thực
vật, quan sát, mô tả được tập tính của động vật và cảm ứng ở thực
vật, thí nghiệm trồng rau mầm và quan sát sự phát triển của thực vật, nhân giống cây trồng bằng giâm, chiết, ghép, ảnh hưởng của
các yếu tố kích thích sinh trưởng ở thực vật. Thông qua thực hành rèn luyện
được kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học cơ thể sinh vật vào đời sống thực
tiễn.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần này trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản nhất về cơ
thể động vật và thực vật. Từ những hiểu biết về vị trí của thực vật và động vật
trong sinh giới, sự giống nhau và khác nhau giữa thực vật và động
vật bởi phương thức sống của chúng, học phần tập trung giới thiệu 4
nội dung chính (1) trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh
vật; (2) tính cảm ứng của cơ thể sinh vật; (3) sinh trưởng và phát triển ở sinh
vật; (4) sự sinh sản ở sinh vật. Các kiến thức được trình bày trên quan điểm
cấu trúc và chức năng cơ thể luôn gắn kết với nhau và luôn liên hệ với môi
trường sống trong quá trình tiến hóa. Một số ứng dụng công nghệ sinh học có
liên quan đến cơ thể động vật, thực vật đang được thế giới ứng dụng rộng rãi
cũng được giới thiệu như: công nghệ vi nhân giống cây trồng, công nghệ nhân bản
vật nuôi, công nghệ tế bào gốc.
Bảng tham chiếu đến nội dung chương trình môn
Khoa học tự nhiên ở THCS
Nội dung học phần
|
Nội dung của môn KHTN ở THCS
|
Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh
vật
- Khái niệm và vai trò trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cơ thể
thực vật (trao đổi và vận chuyển nước, dinh dưỡng
khoáng và chuyển hóa hợp chất hữu cơ, hô hấp tế bào và quang hợp)
- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cơ thể động vật (dinh
dưỡng, tiêu hóa, hô hấp và trao đổi khí, sự vận chuyển các chất, nội cân bằng
và bài tiết).
|
KHTN 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
- Khái quát trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
- Vai trò trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
- Chuyển hóa năng lượng ở tế bào
- Trao đổi khí
- Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật
|
- Thực hành: 1 tiết
+ Sự thải oxi trong quang hợp
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt
+ Hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa ở thực vật
|
- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.
- Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực
vật thông qua sự nảy mầm của hạt.
- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá
thoát hơi nước.
|
Cảm ứng ở sinh vật
- Tính cảm ứng ở thực vật (sự truyền tín hiệu liên kết thu nhận và
đáp ứng kích thích, hoocmon điều hòa quá trình sinh trưởng, phát triển và cảm
ứng, các dạng cảm ứng).
- Tính cảm ứng ở động vật (sự phát triển của hệ thần kinh,
cảm ứng vận động, tập tính động vật và thích nghi).
- Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật
|
KHTN 7: Cảm ứng ở sinh vật
- Cảm ứng ở thực vật
- Cảm ứng ở động vật
- Tập tính ở động vật
- Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật
|
- Thực hành: 2 tiết
+ Quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập
tính của động vật.
+ Quan sát một số hiện tượng cảm ứng ở thực vật.
|
- Thực hành quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một
số tập tính của động vật.
|
Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
- Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở SV và
mối quan hệ giữa sinh trưởng và
phát triển.
- Sinh trưởng và phát triển ở thực vật (sự phát
triển phôi ở thực vật có hoa,
sinh trưởng
và phát triển hậu phôi ở thực vật,
các chất điều hòa sinh trưởng
và phát triển, các nhân tố ảnh hưởng).
- Sinh trưởng và phát triển ở động vật (sinh trưởng và phát triển
không qua biến thái và qua biến thái, ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và
bên ngoài.
- Điều khiển sinh trưởng và phát triển ở thực vật,
người và động vật.
|
KHTN 7: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
- Cơ chế sinh trưởng ở thực vật và động vật
- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở sinh
vật
- Các nhân tố ảnh hưởng
- Điều hòa sinh trưởng và các phương pháp
điều khiển sinh trưởng, phát triển
|
- Thực hành: 1 tiết
+ Kĩ thuật trồng rau mầm
+ Quan sát và ghi chép các kết quả về sự sinh
trưởng và phát triển của cây rau thí nghiệm
|
- Tiến
hành được thí nghiệm chứng minh
cây có sự sinh trưởng.
- Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát
triển ở một số thực vật,
động vật.
|
Sinh sản ở sinh vật
- Khái niệm sinh sản ở sinh vật
- Sinh sản ở thực vật (sinh sản vô tính và hữu
tính, chu kỳ sống và luân phiên thế hệ, sự phát sinh giao
tử, thụ phấn và thụ tinh
kép ở thực vật có hoa, sự phát triển của
hạt và quả).
- Sinh sản ở động vật (sinh sản vô tính và hữu tính, sự phát sinh giao tử, thụ
tinh và tạo hợp tử, các hình thức thụ tinh, đẻ
trứng, đẻ con, các yếu tố ảnh hưởng và khả năng điều khiển sinh sản).
- Điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh
vật
- Thực hành: 1 tiết
+ Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
|
KHTN 7: Sinh sản ở sinh vật
- Khái niệm sinh sản ở sinh vật
- Sinh sản vô tính
- Sinh sản hữu tính
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh
vật
- Điều hòa, điều
khiển sinh sản ở sinh vật
|
Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
- Mối quan hệ giữa các cơ quan, bộ phận với
nhau và với toàn bộ cơ thể, giữa các quá
trình sinh lý trong cơ thể sinh vật
- Mối quan hệ giữa cơ thể sinh vật với môi
trường xung quanh
|
KHTN 7: Cơ thể sinh vật là một thể thống
nhất
- Quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường
- Quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể
|
4.4.4 Con người và sức khỏe
Mã học phần: TN 3.4
Số tín chỉ: 03
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
45
|
+ Lý thuyết:
|
30
|
+ Bài tập/ Thực hành/ Thảo luận:
|
4/4/7
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
90
|
Điều kiện tiên quyết:
NMK
Mục tiêu của học phần:
Sau khi học tập học phần này, học viên có thể:
- Vận dụng được kiến thức cơ bản về giải phẫu người bao gồm cấu tạo và
chức năng và mối quan hệ với sức khỏe con người để dạy học môn KHTN, đáp ứng
được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông.
- Chỉ ra được logic phát triển kiến thức, kĩ năng ở các
phần trong môn KHTN: con người (giải phẫu, sinh lý, các bệnh liên quan ở từng
hệ cơ quan trong cơ thể) và ứng dụng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
- Phân tích được sự thống nhất trong hoạt động của các bộ phận, cơ quan
và hệ cơ quan trong cơ thể cũng như giữa cơ thể với môi trường, từ đó hiểu biết
được nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh của những bệnh phổ biến ở người.
- Thực hiện được một số bài thực hành liên quan đến quá trình sinh lý
và bảo vệ sức khỏe của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người
như sơ cứu khi bị gãy xương, trật khớp, băng vết thương, cầm máu, hô hấp nhân
tạo, sơ cứu người bị tai biến, đột quỵ, thực hành đo nhiệt độ, huyết áp, biện pháp
làm hạ sốt cơ thể, vệ sinh cơ thể đúng cách.
- Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng về sinh lý học người vào thực tế
đời sống như: rèn luyện thân thể và nâng cao sức khỏe, vệ sinh phòng tránh bệnh tật, phát triển năng
lực lao động chân tay và trí óc.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần này bao gồm các nội dung về (1) chức năng và hoạt động sinh lý
của các cơ quan và hệ cơ quan của người (hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ
tiêu hóa, hệ bài
tiết, thân nhiệt, trao đổi chất và năng lượng, hệ nội tiết, hệ
sinh sản), (2) những bệnh phổ biến liên quan đến chức
năng của các cơ quan, hệ cơ quan con người (nguyên nhân, cơ chế
gây bệnh, cách phòng tránh, một số cách thức điều trị), (3)
những bài thực hành, bài tập, thảo luận liên quan đến một số chỉ số sinh lý của
người và cách phòng, xử lý một số bệnh, tai nạn thường gặp trong đời sống.
Bảng tham chiếu đến nội dung chương trình môn
Khoa học tự nhiên ở THCS
Nội dung học phần
|
Nội dung của môn KHTN ở THCS
|
Chủ đề: Khái quát về cơ thể người
|
Lý thuyết: 1 tiết, thảo luận 1 tiết
|
- Các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người (Mô và cơ quan,
hệ cơ quan)
- Thảo luận: Tại sao nói cơ thể người là một thể thống nhất
|
KHTN 8: Khái quát về cơ thể người
|
Chủ đề: Hệ vận động
|
Lý thuyết: 3 tiết, thực hành: 1 tiết
|
- Hệ xương (cấu tạo, chức năng, đặc điểm phát triển, các bệnh liên
quan),
- Hệ cơ (Cấu tạo, chức năng, hoạt động sinh lý, các bệnh liên
quan)
- Sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vận động
- Bảo vệ sức khỏe hệ vận động
- Thực hành: sơ cứu khi bị gãy xương, trật khớp
|
KHTN 8: Hệ vận động
|
Chủ đề: Hệ tiêu hóa
|
Lý thuyết: 3 tiết, bài tập: 1 tiết
|
- Hệ tiêu hóa: ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa (Cấu tạo, chức
năng, hoạt động sinh lý, các bệnh liên quan).
- Sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ tiêu hóa.
- Bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa
- Bài tập: Lựa chọn thức ăn an toàn, xây dựng khẩu
phần ăn theo cá nhân hóa (tuổi, giới, bệnh)
|
KHTN 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa
|
Chủ đề: Hệ tuần hoàn
|
Lý thuyết: 4 tiết, thực hành 1 tiết
|
- Máu (cấu tạo, chức năng, nhóm máu, đông máu, truyền máu,
các bệnh liên quan).
- Hệ tuần hoàn: tim, hệ mạch (Cấu tạo, chức năng, hoạt động
sinh lý, các bệnh liên quan)
- Hệ miễn dịch (Cấu tạo, chức năng, hoạt động sinh lý, các bệnh liên
quan)
- Bảo vệ sức khỏe hệ tuần hoàn
- Thực hành: Băng bó vết thương khi chảy máu nhiều. Đo huyết áp. Cấp
cứu người bị tai biến, đột quỵ.
|
KHTN 8: Máu và tuần hoàn
|
Chủ đề: Hệ hô hấp
|
Lý thuyết: 3 tiết, thực hành: 1 tiết, thảo
luận: 1 tiết
|
- Hệ hô hấp: phổi, đường dẫn khí (Cấu tạo, chức năng, hoạt động sinh
lý, các bệnh liên quan)
- Bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp
- Thực hành: hô hấp nhân tạo, cứu người đuối nước
- Thảo luận: tác hại của thuốc lá, bụi mịn đối với hệ hô hấp
|
KHTN 8: Hệ hô hấp
|
Chủ đề: Hệ bài tiết
|
Lý thuyết: 3 tiết, thảo luận: 1 tiết
|
- Hệ bài tiết: thận, ống dẫn nước tiểu (Cấu tạo, chức năng,
hoạt động sinh lý, các bệnh liên quan)
- Bảo vệ sức khỏe hệ bài tiết
- Thảo luận: về chạy thận nhân tạo và ghép thận
|
KHTN 8: Hệ bài tiết
|
Chủ đề: Da và điều hòa
thân nhiệt
|
Lý thuyết: 2 tiết, thực hành: 1 tiết, thảo luận: 1 tiết
|
- Da: cấu tạo, chức năng, chăm sóc và bảo vệ da
- Thân nhiệt: cách đo, cơ chế điều hòa, xử lý khi bị sốt, cảm lạnh.
- Thực hành: Đo thân nhiệt, Phương pháp hạ sốt; rửa mặt đúng
cách
- Thảo luận: Nguyên nhân và cách phòng, chữa bệnh trứng cá trên da
|
KHTN 8: Da và điều hòa thân nhiệt ở người
|
Chủ đề: Hệ nội tiết
|
Lý thuyết: 4 tiết. Bài tập: 1 tiết, thảo luận: 1 tiết
|
- Tuyến nội tiết: cấu tạo, cơ chế hoạt động
- Các tuyến nội tiết: vị trí, cấu tạo, chức năng, cơ chế điều hòa
- Các bệnh liên quan đến nội tiết
- Bài tập: Tìm hiểu về một số bệnh nội tiết: đái tháo đường, bướu cổ,
buồng trứng đa nang.
- Thảo luận: cách phòng tránh bệnh đái tháo đường, bướu
cổ.
|
KHTN 8: Hệ nội tiết
|
Chủ đề: Sinh sản
|
Lý thuyết: 4 tiết, Bài tập: 1 tiết, thảo luận: 1 tiết
|
- Hệ sinh dục nam và nữ: cấu tạo, chức năng, hoạt động sản sinh giao
tử
- Thụ tinh và mang thai
- Bảo vệ sức khỏe sinh sản
- Thảo luận: Tình dục an toàn
- Bài tập: thiết kế poster giúp tăng hiểu biết về sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên
|
KHTN 8: Sinh sản
|
Chủ đề: Hệ thần kinh và giác quan
|
Lý thuyết: 3 tiết, Bài tập: 1 tiết, thảo luận: 1 tiết
|
- Hệ thần kinh: cấu tạo, chức năng, đặc điểm phát triển
- Giác quan: (5 giác quan): cấu tạo, chức năng, hoạt động sinh lý
- Bảo vệ, chăm sóc hệ thần kinh, giác quan
- Thảo luận: Cách phòng tránh cận thị
- Bài tập: điều tra tỷ lệ cận thị ở lớp, trường
|
KHTN 8: Hệ thần kinh và giác quan
|
4.4.5. Sinh thái học và bảo vệ môi trường
Mã học phần: TN 3.5
Số tín chỉ: 03
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
45
|
+ Lý thuyết:
|
35
|
+ Bài tập/ Thực hành/ Thảo luận:
|
2/5/3
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
90
|
Điều kiện tiên quyết:
NMK
Mục tiêu của học phần
Sau khi học tập học phần này, học viên có thể:
- Vận dụng được kiến thức cơ bản về sinh thái học như mối quan hệ tác
động qua lại giữa sinh vật với môi trường, các đặc trưng cơ bản
của hệ sinh thái, dòng năng lượng trong hệ sinh thái, chu trình sinh địa hóa, các khu sinh học, sinh
quyển và sự tiến hóa của sinh quyển và
giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy học môn KHTN, đáp ứng được yêu cầu đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông.
- Bằng nhiều ví dụ thực tiễn ở Việt Nam, học phần hướng người
học vận dụng linh hoạt được các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích hợp
và dạy học phân hóa đã biết để thiết kế
các bài giảng theo các chủ đề về Vật sống (mối quan hệ giữa các sinh vật trong
sự đa dạng của thế giới sống, mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường, giữa
con người với môi trường), Trái đất và bầu trời (môi trường và các nhân tố sinh
thái, hệ sinh thái, cân bằng tự nhiên, dòng năng lượng trong hệ sinh thái, chu trình vật chất, sinh quyển và các khu sinh học trên trái đất) và giáo
dục bảo vệ môi trường. Với phương châm đơn giản hóa các khái niệm bằng các ví
dụ, bài tập và trải nghiệm sáng tạo phù hợp với điều kiện thực
tiễn, học phần sẽ giúp người học vận dụng được
thành thạo các kiến thức về sinh thái
học với cái nhìn đa chiều kết hợp các kiến thức vật lý, hóa
học vào giải quyết các vấn
đề môi trường bằng các giải pháp
từ đơn giản đến những công nghệ hiện đại nhằm thiết lập lại
mối quan hệ hài hòa giữa con người với thiên nhiên.
- Chỉ ra được logic phát triển kiến thức, kỹ năng ở
các phần trong môn KHTN: sinh thái học, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
- Phân tích được mối quan hệ giữa con người với môi trường, vai trò trách
nhiệm của con người trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Vai trò của môn KHTN
với giáo dục con người ứng xử có trách nhiệm với thiên nhiên và với môi trường
sống xung quanh.
- Thực hiện được một số bài thực hành sự ảnh hưởng của một số yếu tố sinh
thái lên sinh vật, sự phân hủy các chất hữu cơ trong chu trình vật chất, tìm hiểu năng lượng mặt trời, gió và vận dụng thực
hành trong xây dựng bài dạy học học giáo dục bảo vệ môi trường ở trường
THCS.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
- Hoc phần Sinh thái học và bảo vệ môi trường bao gồm các nội dung về: môi
trường và các nhân tố sinh thái; các mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường ở cả ba
cấp độ cá thể, quần thể, quần xã; mối quan hệ về vật chất, năng lượng, thông
tin trong hệ sinh thái; cơ sở sinh thái học của quản lý môi trường và phát
triển bền vững.
- Các kiến thức được xây dựng dựa trên 5 nguyên lý chung của môn KHTN
hướng tới phát huy năng lực nhận thức, tìm hiểu và khám phá thế giới tự nhiên,
vận dụng để xử lý tình huống thực tiễn trong tự nhiên nhằm bảo vệ môi trường và
xây dựng xã hội phát triển bền vững.
Bảng tham chiếu đến nội dung chương trình môn
Khoa học tự nhiên ở THCS
Nội dung học phần
|
Nội dung của môn KHTN ở
THCS
|
Chủ đề Vật sống
|
Thực hành: 2 tiết; Thảo luận: 1 tiết
|
Các mối quan hệ tương tác giữa cơ thể và môi trường.
Thực hành: thí nghiệm sự ảnh hưởng của các yếu tố sinh
thái ánh sáng, độ ẩm lên sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
Cấu trúc, phân loại và đặc trưng của hệ sinh thái.
Quá trình tổng hợp và phân hủy các chất trong hệ sinh thái.
Thực hành: thí nghiệm về sự phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi
sinh vật, nấm.
|
KHTN 8: Môi trường tự nhiên
|
KHTN 8: Các nhân tố sinh thái
|
KHTN 8: Hệ sinh thái
|
KHTN 8: Cân bằng hệ sinh thái và khả năng tự phục hồi.
|
Chủ đề Năng lượng và sự biến đổi
|
Thực hành: 1 tiết; Thảo luận: 1 tiết; Bài tập: 1 tiết
|
Năng lượng và cuộc sống.
Đặc trưng của năng lượng môi trường.
Dòng năng lượng đi qua hệ sinh thái.
Sự phân bố của năng lượng sơ cấp trong sinh quyển.
Thực hành: Tìm hiểu năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
|
KHTN 8: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
|
Chủ đề Trái đất và bầu trời
|
Thảo luận: 1 tiết
|
Các chu trình sinh địa hóa
Sự ra đời và tiến hóa của sinh quyển.
Các khu sinh học ở trên cạn, theo độ cao và ở dưới nước.
Các khu dự trữ sinh quyển và vai trò của chúng trong sự phát triển
bền vững.
|
KHTN 8: Chu trình sinh-địa-hóa (nước, carbon, nitơ).
KHTN 8: Các khu sinh học trên trái đất.
KHTN 8: Sinh quyển và các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam.
|
Chủ đề Vật sống
|
Thực hành: 2 tiết; Bài tập: 1 tiết
|
Nguyên tắc, nội dung, phương pháp, cách tiếp cận giáo dục bảo vệ môi
trường ở THCS.
Thực hành: Xây dựng bài giảng giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THCS.
|
KHTN 8: Bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường.
|
4.4.6. Di truyền học và tiến hóa
Mã học phần: TN 3.6
Số tín chỉ: 03
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
45
|
+ Lý thuyết:
|
35
|
+ Bài tập/ Thực hành/ Thảo luận:
|
4/6/0
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
90
|
Điều kiện tiên quyết:
NMK
Mục tiêu của học phần
Sau khi học tập học phần này, học viên có thể:
- Vận dụng được một số kiến thức, kĩ năng cơ sở về di truyền học và
tiến hóa đáp ứng được việc dạy học môn KHTN cũng như yêu cầu đổi mới giáo dục
phổ thông.
- Chỉ ra được logic phát triển kiến thức, kĩ năng ở các phần trong
môn KHTN: di truyền, tiến hóa thích nghi và ứng dụng thực tiễn.
- Thực hiện được một số thí nghiệm, thực hành và sử dụng được một số
học liệu đa phương tiện trong dạy học các nội dung trong môn KHTN về cơ chế
di truyền, biến dị, sự thích nghi và tiến hóa của sinh vật.
- Phân tích được cơ sở phân tử và cơ sở nhiễm sắc thể của hiện tượng di
truyền và biến dị, sự di truyền của các tính trạng ở sinh
vật và người; cơ chế tiến hóa thích nghi, sự đa dạng và nguồn gốc
chung của các loài trong tự nhiên, của các loài vật nuôi, cây
trồng.
- Giải thích được cơ sở khoa học và triển vọng ứng dụng kiến thức di
truyền học và tiến hóa trong thực tiễn sản xuất nông lâm ngư nghiệp, y sinh học, bảo vệ và
khai thác tài nguyên di truyền.
- Tích hợp được kiến thức khoa học khác như hóa học, Vật lý...vào dạy học kiến thức di truyền và tiến hóa các quần thể sinh
vật.
- Hình thành được quan niệm đúng đắn về thế giới sống đa dạng và thích
nghi, về nguồn gốc của sự sống trên trái đất; ứng xử có trách nhiệm với thiên
nhiên và với môi trường sống quanh ta và với mọi người.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
- Nội dung của học phần bao gồm: hệ thống các khái niệm, các kiến thức cơ bản
về Di truyền và Tiến hóa, các kiến thức cơ bản về cấu trúc và chức năng của vật chất di
truyền - loại vật chất đặc biệt của sự sống ở cấp độ phân tử (ADN) và cấp độ tế
bào (nhiễm sắc thể); cơ chế phân tử của sự di truyền (tự nhân đôi ADN,
quá trình biểu hiện của thông tin di truyền trong gen - phiên mã và dịch mã) và
cơ sở tế bào học của sự di truyền (Nhiễm sắc thể và sự di truyền gen qua nhiễm
sắc thể); các quy luật di truyền (quy luật di truyền Menđen, quy luật tương tác
gen, liên kết và hoán vị gen...); Biến dị và các nguyên nhân gây biến dị; Đột
biến và cơ chế gây đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể. Vai trò của biến dị trong tiến hóa; Tiến hóa của vật nuôi cây trồng, của sinh
vật trong tự nhiên; vấn đề nguồn gốc các loài và sự phát sinh phát triển
của sự sống trên trái đất; Những ứng dụng và thành tựu ứng dụng kiến thức di
truyền, tiến hóa trong thực tiễn chọn tạo giống, y sinh học.
- Các nội dung thực hành bao gồm hướng dẫn sử dụng kính hiển vi quang
học, cách nhuộm, làm tiêu bản để quan sát và phân tích hình thái, số lượng của
nhiễm sắc thể, hoạt động của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
Bảng
tham chiếu đến nội dung
chương trình môn Khoa học tự nhiên ở
THCS
Nội dung học phần
|
Nội dung của môn
KHTN ở THCS
|
Di truyền học - Trung tâm của sinh học
- Một số khái niệm cơ bản trong di truyền học.
- Lược sử phát triển và phương pháp nghiên cứu di truyền học.
|
KHTN 9: Hiện tượng di truyền và biến dị
- Khái niệm di truyền, biến dị
- Gene là trung tâm của di truyền học
|
Di truyền học Mendel
- Nghiên cứu di truyền của Mendel
- Sự di truyền của các tính trạng
- Bài tập (2 tiết)
|
KHTN 9: Mendel và giả thuyết về vật chất di truyền -
Phương pháp nghiên cứu di truyền của Mendel
- Lai 1 cặp tính trạng
- Lai 2 cặp tính trạng
|
Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền
- Thực hành (2 tiết): Phương pháp tách chiết và nhận biết ADN
từ mẫu thực vật
|
KHTN 9: Từ gene đến tính trạng
Bản chất hóa học của gene
|
Cơ chế truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ.
|
KHTN 9: Quá trình tự nhân đôi ADN.
|
Cơ chế biểu hiện thông tin di truyền
|
KHTN 9: Quá trình phiên mã, dịch mã
Từ gen đến tính trạng
|
Đột biến gen và cơ chế sửa chữa sai hỏng trong gen
|
KHTN 9: Đột biến gen - khái niệm, cơ chế và ứng dụng đột biến gen
|
Cơ sở nhiễm sắc thể của sự di truyền:
- Nhiễm sắc thể - vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
- Thuyết di truyền nhiễm sắc thể.
- Di truyền học bổ sung Mendel
- Thực hành (2 tiết): Quan sát sự vận động của NST trong quá
trình phân bào.
- Bài tập (1 tiết)
|
KHTN 9: NST, cấu trúc, đặc trưng, bộ NST lưỡng bội, đơn bội
|
KHTN 9: Các gene vận động cùng nhiễm sắc thể theo quy luật nguyên
phân và giảm phân
KHTN 9: Thực hành: quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể dưới
kính hiển vi.
|
Đột biến nhiễm sắc thể
- Thực hành (2 tiết): Quan sát một số dạng
đột biến NST.
|
KHTN 9: Đột biến NST
|
Thường biến và vai trò của thường biến
|
KHTN 9: Quan hệ kiểu gene - môi trường - kiểu hình
Vai trò môi trường đối với di truyền
Thường biến và mức phản ứng
|
Di truyền học người
- Các phương pháp nghiên cứu di truyền học người
- Sự di truyền của một số tính trạng ở người.
- Di truyền y học
- Bài tập (1 tiết)
|
KHTN 9: Phương pháp nghiên cứu di truyền người
Vai trò môi trường đối với di truyền
Thường biến và mức phản ứng
|
KHTN 9: Di truyền học với hôn nhân
|
KHTN 9: Bệnh và tật di truyền ở người
|
Di truyền học ứng dụng
|
KHTN 9: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống
|
Tiến hóa sinh học và học thuyết tiến hóa
- Bằng chứng tiến hóa
- Chọn lọc tự nhiên và nguồn gốc các loài
- Chọn lọc nhân tạo và nguồn gốc vật nuôi
cây trồng
- Nguồn gốc sự sống
|
KHTN 9: Chọn lọc tự nhiên và tiến hóa
- Bằng chứng tiến hóa
- Tiến hóa
- Chọn lọc tự nhiên
- Chọn lọc nhân tạo
- Nguồn gốc các loài
- Phát sinh, phát triển sự sống trên Trái Đất
|
4.5. Dạy học môn KHTN
Mã học phần: DHK
Số tín chỉ: 03
Phân bố thời gian
- Lên lớp:
|
45
|
+ Lí thuyết:
|
20
|
+ Bài tập/ Thực hành/ Thảo luận:
|
10/10/5
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
90
|
Điều kiện tiên quyết:
Các học phần của I, II
Mục tiêu của học phần:
Sau khi học tập học phần này, học viên có thể:
- Dựa vào các nguyên lí chung của KHTN, lập được bảng lấy được các
ví dụ thể hiện sự kết nối giữa các nguyên lí chung của KHTN và
các chủ đề nội dung môn KHTN, minh họa từ các phân môn (Vật
lý, Hóa học, Sinh học, Trái đất và bầu trời).
- Vẽ được sơ đồ tư duy về các chủ đề chính trong môn
KHTN. Phân tích và thiết lập được bảng biểu hiện sự kết nối giữa
các chủ đề nội dung khoa học tự nhiên với các phân môn khác nhau.
- Vận dụng được các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong việc
xây dựng kế hoạch dạy học/ kế hoạch bài học môn KHTN.
- Xây dựng được các tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực học sinh
trong dạy học KHTN. Xây dựng được các chủ đề dạy học KHTN phù hợp với điều kiện
thực tiễn địa phương, trình độ nhận thức của các đối tượng học sinh.
Mô tả vắn tắt nội dung học
phần
Nội dung chính của học phần trang bị cho học viên những kĩ năng phân tích các
nguyên lí chung của KHTN, phân tích và kết nối các nội dung chủ đề KHTN
với các phân môn và giữa các nguyên lí chung của môn KHTN với 4 mạch nội dung. Vận dụng
hiểu biết về lí luận dạy học KHTN để thiết kế các kế hoạch dạy học, các tiêu chí
và công cụ kiểm tra, đánh giá trong môn KHTN. Học viên trải
nghiệm việc xây dựng và tổ chức hoạt động dạy học các chủ đề thuộc chương trình
KHTN.
Bảng tham chiếu đến nội
dung chương trình môn Khoa học tự nhiên
Nội dung học phần
|
Nội dung của môn KHTN
|
Các mạch nội dung chủ đề môn KHTN
|
Chất và sự biến đổi chất; Vật sống; Năng lượng và sự
biến đổi; Trái Đất và bầu trời.
|
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học KHTN
|
|
Kiểm tra, đánh giá trong dạy học KHTN
|
|
Xây dựng chủ đề dạy học KHTN
|
Nội dung các phân môn của môn KHTN
|
4.6. Hướng dẫn thực hiện các học phần
- Học viên tham gia học trực tiếp trên lớp với giảng viên và tham gia
học trực tuyến theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
- Trong các giờ giảng trực tiếp, học viên sẽ được nghe giảng, giải bài
tập, làm tiểu luận, seminar, giải đáp các vấn đề thắc mắc
trong quá trình tự học.
- Trong giờ học trực tuyến, học viên sẽ được tìm hiểu tài
liệu, trao đổi, thảo luận và xem các bài giảng có sử dụng thí nghiệm
biểu diễn.
- Học viên được xét hoàn thành học phần bồi dưỡng khi đảm bảo đủ các
điều kiện sau:
+ Tham gia ít nhất 80% thời gian học trực tiếp
+ Hoàn thành các quy định học tập trực tuyến.
+ Hoàn thành các bài tập điều kiện theo yêu cầu của giảng viên.
5. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
- Tiết học lý thuyết, bài tập, thực hành trong chương trình khung và mô tả
chương trình đã được quy đổi ra giờ chuẩn.
- Chương trình bồi dưỡng cho giáo viên dạy học môn KHTN ở
trường THCS yêu cầu người học phải tích lũy đủ 20 tín chỉ theo
các học phần quy định trong chương trình đối với giáo viên thuộc đối tượng B;
tích lũy đủ 36 tín chỉ theo các học phần quy định trong chương trình đối với
giáo viên thuộc đối tượng A;
- Tài liệu học tập được cung cấp trực tiếp cho học viên hoặc cung cấp
qua mạng (có hướng dẫn, giải đáp) cho học viên.
- Tùy theo điều kiện cụ thể của nơi tổ chức lớp học học viên sẽ tham
gia học tập trực tuyến. Thời lượng học tập trực tuyến của mỗi học phần không
quá 50% tổng số tiết của học phần đó. Việc tổ chức học tập trực tuyến sẽ do cơ sở
đào tạo quy định.
- Chương trình bồi dưỡng có nhiều nội dung đòi hỏi gắn liền lý thuyết với thực hành. Do vậy, hoạt động dạy - học phải đảm bảo kết
hợp giữa lý luận và thực tiễn; giữa kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng thực
hành.
- Tăng cường áp dụng các phương pháp sư phạm tích cực hướng vào việc
giải quyết các vấn đề trong dạy học môn KHTN giúp cho người học có khả năng tự
học, tự bồi dưỡng sau khi hoàn thành khóa học.
6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- Học viên phải tham gia tối thiểu 80% thời gian học
tập trực tiếp của chương trình bồi dưỡng quy định cho mỗi học
phần thì được tham gia kiểm tra kết thúc học phần đó. Ngoài ra, với
các học phần có kết hợp đào tạo trực tuyến thì học viên phải đáp ứng được các
yêu cầu về đào tạo trực tuyến của cơ sở đào tạo.
- Kết thúc mỗi học phần của chương trình bồi dưỡng, học viên phải thực
hiện một bài kiểm tra viết trong thời gian tối thiểu 60 phút. Bài kiểm tra
được chấm theo thang điểm 10. Riêng đối với các học phần Nhập môn KHTN; Dạy học môn
KHTN học viên sẽ phải viết bài tiểu luận theo yêu cầu của giảng viên.
Bài tiểu luận được đánh giá theo thang điểm 10. Học viên nào
không đạt 5 điểm trở lên thì phải kiểm tra lại hoặc làm lại bài tiểu luận
theo yêu cầu của từng học phần.
- Điểm đánh giá học phần được tính là điểm bài thi kết thúc các
học phần hoặc điểm bài tiểu luận.
- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa bồi dưỡng được tính theo
công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:
Trong đó:
A là điểm trung bình
chung tích lũy
ai là điểm của học phần thứ i
ni là số tín chỉ của học phần thứ i
n là tổng số học
phần.
7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
7.1. Hình thức đào tạo
Tích lũy tín chỉ, học tập trung liên tục
hoặc vừa làm vừa học.
7.2. Thời gian bồi dưỡng: 03 tháng
7.3. Giảng dạy
- Giảng viên thuộc các cơ sở đào tạo đại học sư phạm
hoặc các trường đại học có khoa sư phạm có đào tạo các chuyên ngành SP Vật lý,
SP Hóa học, SP Sinh học.
- Giảng viên là người có trình độ chuyên môn các ngành Vật lý, Hóa
học, Sinh học; có kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi
dưỡng; đồng thời có khả năng truyền đạt kiến thức, kĩ năng môn KHTN.
- Giảng viên tham gia giảng dạy cần nghiên cứu tài liệu, thường xuyên
cập nhật kiến thức, kĩ năng mới, các tình huống thực tiễn để trang bị cho học
viên những năng lực, phẩm chất theo mục tiêu đề ra.
7.4. Yêu cầu về dạy - học
- Chương trình bồi dưỡng có nhiều nội dung đòi hỏi gắn liền lý thuyết
với thực hành. Do vậy, hoạt động dạy - học phải đảm bảo kết hợp giữa lý luận và
thực tiễn; giữa kiến thức, kinh nghiệm và kĩ
năng thực hành.
- Tăng cường áp dụng các phương pháp sư phạm tích cực hướng vào việc
giải quyết các vấn đề trong dạy học môn KHTN giúp cho người học có khả năng
tự học, tự bồi dưỡng sau khi hoàn thành khóa học.
7.5. Địa điểm tổ chức bồi dưỡng
Tại các trường Đại học Sư phạm, Các trường Đại học có khoa sư phạm, hoặc
các Trường Cao đẳng sư phạm có đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, phòng thực
hành, thí nghiệm phục vụ cho dạy - học.
7.6. Kinh phí bồi dưỡng
- Từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên
của ngành, địa phương.
- Từ nguồn kinh phí của các đơn vị cử người đi bồi dưỡng.
- Do người học tự đóng góp.
8. CẤP CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG
8.1. Điều kiện cấp chứng chỉ
- Người học tích luỹ đủ số học phần bắt buộc và đủ số tín chỉ tối thiểu theo
quy định của chương trình bồi dưỡng.
- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa bồi dưỡng đạt từ 5,00 trở lên.
- Đảm bảo đủ các điều kiện quy định khác của cơ sở đào tạo.
8.2. Cấp chứng chỉ bồi dưỡng
Người học sau khi hoàn thành khóa học tập và đạt kết quả theo quy định
sẽ được cấp chứng chỉ bồi dưỡng: “Hoàn
thành chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy môn KHTN”.
Việc quản lý và cấp chứng chỉ bồi dưỡng thực hiện theo Thông tư số
21/2019/TT-BGDĐT ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo./.