Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 128/NQ-HĐND 2022 Đề án hợp tác đào tạo các tỉnh Bắc Lào và Điện Biên

Số hiệu: 128/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Lò Văn Phương
Ngày ban hành: 09/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 128/NQ-HĐND

Điện Biên, ngày 09 tháng 12 năm 2022

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỀ ÁN HỢP TÁC ĐÀO TẠO GIỮA TỈNH ĐIỆN BIÊN VỚI CÁC TỈNH BẮC LÀO, GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ MƯỜI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 05 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;

Căn cứ Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên;

Căn cứ Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài;

Căn cứ Thông tư số 34/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 4 năm 2014;

Căn cứ Thông tư số 24/2018/TT-BTC ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý kinh phí đào tạo cho lưu học sinh Lào và Campuchia (diện hiệp định) học tập tại Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam;

Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 3924/TTr-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2022; Báo cáo thẩm tra số 113/BC-VHXH ngày 07 tháng 12 năm 2022 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án hợp tác đào tạo giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua chính sách hỗ trợ đối với lưu học sinh các tỉnh Bắc Lào thuộc diện đào tạo theo Đề án hợp tác đào tạo giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 theo quy định của pháp luật.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Khi các văn bản dẫn chiếu để áp dụng tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XV, Kỳ họp thứ Mười thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2022./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh, LĐ UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Cổng TTĐT Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Báo Điện Biên Phủ;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Lò Văn Phương

ĐỀ ÁN

HỢP TÁC ĐÀO TẠO GIỮA TỈNH ĐIỆN BIÊN VỚI CÁC TỈNH BẮC LÀO, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 128/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ

Luật Giáo dục ngày 14/6/2019; Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018; Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Luật số 47/2014/QH13 ngày 16 tháng 6 năm 2013 về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật số 51/2019/QH14 ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật số 47/2014/QH13;

Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;

Quyết định số 18/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học;

Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 05 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;

Nghị định hợp nhất số 04/NĐHN-BNV ngày 21/5/2019 của Bộ Nội vụ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên;

Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo: số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 4 năm 2014 ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài; 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2018 ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam; số 34/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2017 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài;

Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

Thông tư số 24/2018/TT-BTC ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý kinh phí đào tạo cho lưu học sinh Lào và Campuchia (diện Hiệp định) học tại Việt Nam;

Thông tư số 51/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2019 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn xây dựng dự toán, thanh quyết toán kinh phí biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Thông tư số 08/2021/TT-BGD ĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học;

Thông tư số 27/2021/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 10 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực cho người nước ngoài;

Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Điều lệ trường Cao đẳng; Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH Sửa đổi, bổ sung một số điều các thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;

Văn bản số 5502/BGDĐT-HTQT ngày 05 tháng 12 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đào tạo chính quy cho lưu học sinh Lào diện ngoài Hiệp định;

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020- 2025; Kết quả hội đàm giữa Đoàn Đại biểu cấp cao của tỉnh Điện Biên với các tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay, Luông Pha Bang, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào;

Quyết định của UBND tỉnh: số 06/2018/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2018 ban hành Quy chế phối hợp trong quản lí người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn tỉnh Điện Biên; số 26/2019/QĐ-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2019 ban hành Quy định chế độ đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và chế độ tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

Quyết định số 21/2020/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh ban hành Quy định mức chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

Quyết định số 1576/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Công văn số 1062/ĐHSPHN-GDĐTQT ngày 08 tháng 8 năm 2022 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về hỗ trợ cung cấp thông tin, định mức kinh phí đánh giá, cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài.

II. CĂN CỨ THỰC TIỄN

Giai đoạn 2016-2020, HĐND tỉnh Điện Biên thông qua Đề án hợp tác đào tạo giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1319/QĐ-UBND ngày 30/11/2015 để tổ chức thực hiện. Theo đó, tỉnh đã tổ chức đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh Lào tại Điện Biên là 630 người, đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng chính quy 432 người; đào tạo trình độ đại học vừa làm vừa học 36 người; trình độ trung cấp lí luận chính trị 74 người; bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn cho cán bộ các tỉnh Bắc Lào tại Điện Biên 128 người; đào tạo, bồi dưỡng học sinh, cán bộ của tỉnh Điện Biên tại tỉnh Luông Pha Bang, CHDCND Lào (17 học sinh, 34 cán bộ), đạt các mục tiêu của đề án. Đề án hợp tác đào tạo giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào giai đoạn 2016-2020 đã góp phần quan trọng vào việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các tỉnh Bắc Lào, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Bắc Lào.

Các cơ sở giáo dục, đào tạo của tỉnh Điện Biên có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giảng viên để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, học sinh của các tỉnh Bắc Lào trong giai đoạn tới.

Kinh tế, xã hội của các tỉnh Bắc Lào có bước phát triển nhanh, song còn gặp nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp trung học phổ thông ở các tỉnh Bắc Lào đi học các trường đại học, cao đẳng tại Lào chiếm tỷ lệ thấp; phần lớn học sinh sau tốt nghiệp phân luồng đào tạo nghề trung cấp hoặc lao động sản xuất tại địa phương; số ít đào tạo diện tự túc tại các cơ sở giáo dục của Việt Nam và một số nước trong khu vực.

Các cơ sở đào tạo tại các tỉnh Bắc Lào chủ yếu là đào tạo nghề trình độ trung cấp, tập trung chủ yếu ở nhóm nghề nông nghiệp, chăn nuôi; chưa chú trọng phát triển đào tạo nhóm nghề dịch vụ, kĩ thuật, chăm sóc sức khỏe. Tỷ lệ giáo viên phổ thông của các tỉnh Bắc Lào có trình độ đại học còn thấp; thiếu giáo viên trung học phổ thông các môn khoa học tự nhiên, tin học, nhân viên thiết bị thí nghiệm. Qua khảo sát thực tế tại các tỉnh Bắc Lào, một số cơ sở giáo dục của các tỉnh Bắc Lào hiện nay đang bố trí giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm giảng dạy một số môn văn hóa cơ bản ở cấp trung học phổ thông.

Các tỉnh Bắc Lào có nhu cầu lớn về đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ có chuyên môn trình độ đại học, đào tạo về lí luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ, kĩ năng nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục của tỉnh Điện Biên. Phần lớn cán bộ, học sinh của các tỉnh Bắc Lào được đào tạo tại tỉnh Điện Biên, sau khi tốt nghiệp trở về nước được tuyển dụng vào các cơ quan, ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu công tác, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển nguồn nhân lực các tỉnh Bắc Lào.

Tháng 7/2019, UBND tỉnh Điện Biên đã cử đoàn công tác tại các tỉnh: Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay, Luông Pha Bang, CHDCND Lào theo Quyết định số 289/QĐ-UBND ngày 10/7/2019. Nội dung: Đánh giá kết quả đào tạo lưu học sinh Lào tại Điện Biên giai đoạn 2016-2020 và khảo sát nhu cầu đào tạo giai đoạn 2021-2030. Qua khảo sát nhu cầu đào tạo, sử dụng nhân lực của các tỉnh Bắc Lào giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đoàn công tác đã có báo cáo số 1628/SGDĐT-BC ngày 05/8/2019 gửi UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các đơn vị liên quan, với các nội dung cơ bản sau: Phần lớn các tỉnh Bắc Lào đều thiếu giáo viên cấp trung học phổ thông các môn khoa học tự nhiên: Toán, Lý, Hóa, Sinh; nhân lực trình độ đại học lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật chiếm tỷ lệ thấp. Do đó giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, nhu cầu đào tạo trình độ đại học chính quy nhóm ngành Sư phạm, kinh tế, kĩ thuật của các tỉnh Bắc Lào rất lớn. Qua tổng hợp, các tỉnh đề xuất nhu cầu đào tạo ngành sư phạm từ 20-65 người/tỉnh, ngành kinh tế, kĩ thuật từ 20-60 người/tỉnh.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt - Lào nói chung; duy trì, giữ vững mối quan hệ hợp tác gắn bó giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào nói riêng. Gắn kế hoạch đào tạo với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của các tỉnh Bắc Lào.

b) Hợp tác đào tạo giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào: U Đôm Xay, Luông Pha Bang, Phông Sa Lỳ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các tỉnh Bắc Lào: Đào tạo tiếng Việt; đào tạo trình độ đại học chính quy; đào tạo liên thông trình độ đại học hệ vừa làm vừa học; đào tạo trình độ cao đẳng chính quy, đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị cho học sinh, cán bộ các tỉnh Bắc Lào tại tỉnh Điện Biên (bao gồm cả diện trong ngân sách và tự túc).

c) Bồi dưỡng ngắn hạn, tập huấn và thực tế cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức của một số cơ quan, đơn vị của các tỉnh Bắc Lào tại tỉnh Điện Biên.

d) Bồi dưỡng tiếng Lào cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Điện Biên.

e) Đào tạo trình độ đại học cho học sinh tỉnh Điện Biên tại trường Đại học Su Pha Nu Vông, tỉnh Luông Pha Bang, nước CHDCND Lào.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đào tạo tiếng Việt: Đào tạo 60 người/năm (mỗi tỉnh 20 người). Giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 thực hiện 04 khóa, 240 người.

b) Đào tạo trình độ đại học chính quy tại trường Đại học Tây Bắc: Đào tạo 30 người/khóa (mỗi tỉnh 10 người). Giai đoạn 2022-2030 thực hiện 04 khóa, 120 người.

c) Đào tạo trình độ đại học hệ vừa làm vừa học tại tỉnh Điện Biên: Đào tạo 15 người/khóa (mỗi tỉnh 05 học viên). Giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 thực hiện 04 khóa, 60 người.

d) Đào tạo trình độ cao đẳng chính quy tại các trường Cao đẳng của tỉnh Điện Biên: Đào tạo 15 người/khóa (mỗi tỉnh 05 người). Giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 thực hiện 04 khóa, 60 người.

e) Đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị: Đào tạo 15 người/khóa (mỗi tỉnh 05 người). Giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, thực hiện 04 khóa, 60 người.

f) Bồi dưỡng, tập huấn, thực tế cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức các tỉnh Bắc Lào tại Điện Biên: Bồi dưỡng 30 người/khóa (mỗi tỉnh 10 người). Giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 thực hiện 05 khóa, 150 người.

g) Đào tạo trình độ đại học cho học sinh tỉnh Điện Biên tại trường Đại học Su Pha Nu Vông, tỉnh Luông Pha Bang, nước CHDCND Lào. Giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, thực hiện đào tạo 02 khóa, 20 người, mỗi khóa 10 người.

h) Bồi dưỡng tiếng Lào và thực tế cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Điện Biên: số lượng: 30 người/khóa. Tổ chức 02 khóa với tổng số 60 người.

i) Đào tạo tiếng Việt, đào tạo chuyên ngành; đào tạo nghề cho lưu học sinh Lào diện tự túc: Số lượng đào tạo theo nhu cầu của các tỉnh Bắc Lào và điều kiện thực tế của các cơ sở giáo dục, đào tạo trong tỉnh.

II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

1. Đào tạo lưu học sinh Lào tại Điện Biên

a) Đào tạo chuyển tiếp theo theo Quyết định số 1319/QĐ-UBND ngày 30/11/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án hợp tác đào tạo giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào giai đoạn 2016-2020.

Tổng số 96 người theo các Quyết định của UBND tỉnh: số 875/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2020 về việc phân ngành đào tạo lưu học sinh Lào tại các trường Cao đẳng: Y tế, Kinh tế - Kĩ thuật, trường Chính trị tỉnh, năm học 2020-2021; số 1085/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2021 về việc phân ngành đào tạo lưu học sinh Lào tại các trường Cao đẳng: Y tế, Kinh tế - Kĩ thuật, trường Chính trị tỉnh, năm học 2021-2022.

(Chi tiết tại biểu 1 kèm theo).

b) Đào tạo tiếng Việt

- Đối tượng: Lưu học sinh Lào đã tốt nghiệp trung học phổ thông, trung cấp, xếp loại học lực từ trung bình trở lên (học lực trung bình theo cách xếp loại của CHDCND Lào từ 5,0 đến 7,99); xếp loại hạnh kiểm tốt; không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh (đối với học sinh tốt nghiệp THPT); đủ sức khỏe để học tập theo quy định, được các tỉnh Bắc Lào cử đi học tại Điện Biên (không quy định tuổi tuyển sinh đối với học viên là cán bộ).

- Quy mô đào tạo: Đào tạo 60 người/năm (mỗi tỉnh 20 người), số lượng 20 người/lớp. Thực hiện 04 khóa, 240 người.

- Cơ sở đào tạo: Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Điện Biên.

- Thời gian đào tạo: 10 tháng

- Chương trình đào tạo: Đào tạo tiếng Việt cho lưu học sinh Lào theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài. Tổng số 1.350 tiết; thực hiện các môn bổ trợ: Âm nhạc 90 tiết, Tin học 90 tiết.

- Kiểm tra đánh giá: Thực hiện theo Thông tư 27/2021/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 10 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt theo Khung năng lực dùng cho người nước ngoài.

- Tài liệu: Giáo trình tiếng Việt dành cho lưu học sinh Campuchia - Lào của Trường Hữu Nghị 80 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; từ điển Việt Nam - Lào.

Sau khi hoàn thành Chương trình đào tạo tiếng Việt, mỗi tỉnh có 10 người tham gia học trình độ đại học chính quy tại trường Đại học Tây Bắc do tỉnh Điện Biên đặt hàng; 05 người tham gia học trình độ trung cấp lí luận chính trị tại trường Chính trị tỉnh; 05 người đào tạo trình độ cao đẳng tại các trường Cao đẳng trong tỉnh. Việc xác định trình độ, chuyên ngành đào tạo hàng năm do các tỉnh Bắc Lào đề xuất.

- Học phí: Miễn phí.

(Chi tiết tại biểu 2 kèm theo).

c) Đào tạo trình độ đại học chính quy

- Đối tượng: Lưu học sinh các tỉnh Luông Pha Bang, U Đôm Xay, Phông Sa Lỳ, CHDCND Lào, tốt nghiệp trung học phổ thông tại Lào; xếp loại học lực từ trung bình trở lên (học lực trung bình theo cách xếp loại của CHDCND Lào từ 5,0 đến 7,99); xếp loại hạnh kiểm tốt; không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có chứng chỉ tiếng Việt từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

- Quy mô đào tạo: 30 người/khóa (mỗi tỉnh 10 người). Thực hiện 04 khóa, 120 người.

- Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Tây Bắc.

- Thời gian, hình thức đào tạo: 04 năm; đào tạo chính quy tập trung.

- Nhóm ngành đào tạo: Sư phạm, khoa học xã hội, nhân văn, kinh tế, nông lâm nghiệp. Hình thức tuyển sinh theo quy định của cơ sở đào tạo.

- Học phí: Áp dụng mức trần học phí đối với các khối ngành đào tạo trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Mức học phí tăng hàng năm theo lộ trình học phí của cơ sở đào tạo. Dự kiến học phí đào tạo (từ năm học 2022-2023) như sau:

+ Nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, nhân văn, khoa học xã hội, kinh doanh và quản lí, pháp luật: mức thu 2.050.000 đồng/tháng (20.500.000 đồng/năm học).Tổng kinh phí đào tạo khoảng 85.000.000 đồng/người/khóa học.

+ Nhóm ngành kĩ thuật, kiến trúc, nông lâm nghiệp, thủy sản: mức thu 2.400.000 đồng/tháng (24.000.000 đồng/năm học). Tổng kinh phí đào tạo khoảng 110.000.000 đồng/người/khóa học;

Mức học phí tăng hàng năm theo lộ trình học phí của Chính phủ và theo quy định của cơ sở đào tạo (tăng từ 5-10% mỗi năm).

(Chi tiết tại biểu 3 kèm theo).

d) Đào tạo trình độ cao đẳng chính quy

- Đối tượng: Lưu học sinh các tỉnh Luông Pha Bang, U Đôm Xay, Phông Sa Lỳ, CHDCND Lào, tốt nghiệp trung học phổ thông tại Lào; xếp loại học lực từ trung bình trở lên (học lực trung bình theo cách xếp loại của CHDCND Lào từ 5,0 đến 7,99); xếp loại hạnh kiểm tốt; không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có chứng chỉ tiếng Việt từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

- Quy mô đào tạo: 15 người/khóa (mỗi tỉnh 05 người).Thực hiện 04 khóa, 60 người.

- Cơ sở đào tạo: Các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

- Thời gian, hình thức đào tạo: 03 năm; chính quy tập trung.

- Nhóm ngành đào tạo: Giáo dục mầm non; sức khỏe; xã hội, nhân văn, kinh tế, kĩ thuật, pháp luật, nghề.

- Học phí: Miễn phí.

(Chi tiết tại biểu 4 kèm theo).

e) Đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên trình độ đại học hệ vừa làm vừa học

- Đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức, lưu học sinh của các tỉnh Bắc Lào đã tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng chính quy, sử dụng thành thạo tiếng Việt trong giao tiếp, học tập, nghiên cứu; được các tỉnh Bắc Lào cử đi học tại Việt Nam.

- Quy mô đào tạo: 15 người/khóa (mỗi tỉnh 05 học viên). Thực hiện 04 khóa, 60 người.

- Cơ sở đào tạo: các cơ sở giáo dục đại học trong nước do tỉnh Điện Biên liên kết đào tạo. Địa điểm đặt lớp tại một số cơ sở đào tạo trong tỉnh Điện Biên.

- Thời gian, hình thức đào tạo: 02 năm từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học; 03 năm từ trình độ trung cấp lên đại học; vừa làm vừa học.

- Chuyên ngành đào tạo: nhóm ngành đào tạo giáo viên; nhóm ngành Nông lâm nghiệp, nhóm ngành Kinh tế - Tài chính.

- Học phí: thực hiện theo khung học phí quy định của cơ sở đào tạo. Mức học phí tăng hàng năm theo lộ trình học phí của cơ sở đào tạo. Dự kiến học phí đào tạo trình độ đại học hệ vừa làm vừa học (từ năm học 2022-2023) như sau:

+ Nhóm ngành khoa học, xã hội và nhân văn khoảng 25.000.000 đồng/học viên/khóa học từ trung cấp lên đại học; 20.000.000 đồng/học viên/khóa học từ cao đẳng lên đại học.

+ Nhóm ngành Kinh tế - Kĩ thuật khoảng 28.000.000 đồng/học viên/khóa học từ cao đẳng lên đại học; 42.000.000 đồng/học viên/khóa học từ trung cấp lên đại học.

(Chi tiết tại biểu 5 kèm theo).

f) Đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị

- Đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức các tỉnh Bắc Lào được các tỉnh cử đi đào tạo tại tỉnh Điện Biên. Có chứng chỉ tiếng Việt từ bậc 3 theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

- Quy mô đào tạo: 15 người/khóa (mỗi tỉnh 05 người). Thực hiện 04 khóa, 60 người.

- Cơ sở đào tạo: Trường Chính trị tỉnh Điện Biên.

- Thời gian, hình thức đào tạo: 01 năm học; đào tạo tập trung.

- Chuyên ngành đào tạo: Lý luận chính trị

- Học phí: Miễn phí.

(Chi tiết tại biểu 6 kèm theo).

g) Bồi dưỡng, tập huấn, thực tế cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức các tỉnh Bắc Lào tại Điện Biên

- Đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức đã biết tiếng Việt đang công tác tại các sở, ban ngành, cơ sở giáo dục của các tỉnh Bắc Lào, được các tỉnh quyết định cử tham gia khóa bồi dưỡng, tập huấn tại tỉnh Điện Biên.

- Quy mô bồi dưỡng, tập huấn: Số lượng 30 người/khóa (mỗi tỉnh 10 người). Thực hiện 05 khóa, 150 người. Kết thúc khóa bồi dưỡng, học viên được Sở Giáo dục và Đào tạo cấp chứng nhận tham gia khóa học.

- Cơ sở bồi dưỡng, tập huấn: trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Điện Biên và các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

- Thời gian, hình thức bồi dưỡng, tập huấn: 06 tuần/khoá (dự kiến tổ chức vào quý I, quý II hằng năm); bồi dưỡng, tập huấn tập trung, tổ chức theo chuyên đề tại tỉnh Điện Biên; mỗi khóa tổ chức 1-2 ngành, lĩnh vực.

- Ngành, lĩnh vực bồi dưỡng, tập huấn: Giáo dục và đào tạo, Y tế, Nông lâm nghiệp, Văn hóa; các ngành, lĩnh vực khác theo đề xuất của các tỉnh Bắc Lào.

- Kinh phí tổ chức khóa bồi dưỡng do tỉnh Điện Biên chi trả từ nguồn Đề án hợp tác đào tạo giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã giao hàng năm. Học viên tham gia khóa bồi dưỡng được bố trí ăn, nghỉ sinh hoạt tập trung tại trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên hoặc các cơ sở giáo dục trong tỉnh.

(Chi tiết tại biểu 7 kèm theo).

h) Đào tạo tiếng Việt, đào tạo chuyên ngành; đào tạo nghề cho lưu học sinh Lào diện tự túc

Căn cứ nhu cầu đào tạo của người học, khả năng đáp ứng về năng lực đội ngũ, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục trong tỉnh, UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh tổ chức đào tạo tiếng Việt, các trường Cao đẳng trong tỉnh đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng hệ chính quy; đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho lưu học sinh Lào diện tự túc. Kinh phí đào tạo và học phí do người học chi trả áp dụng như định mức đối với học sinh Việt Nam và theo thỏa thuận hợp đồng giữa cơ sở đào tạo với người học.

Trong thời gian đào tạo tại Điện Biên, lưu học sinh Lào diện tự túc được hỗ trợ chỗ ở tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và các trường Cao đẳng trong tỉnh. Các khoản chi cho sinh hoạt (tiền ăn, tiền mua bảo hiểm y tế, điện, nước sinh hoạt và các nội dung liên quan đến cá nhân) do lưu học sinh Lào tự chi trả theo thực tế.

2. Đào tạo trình độ đại học cho học sinh tỉnh Điện Biên tại tỉnh Luông Pha Bang, CHDCND Lào

a) Đối tượng đào tạo

Học sinh thường trú từ 05 năm trở lên tại tỉnh Điện Biên; tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; xếp loại học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt; không quá 22 tuổi tính đến thời điểm tuyển sinh; có đủ sức khỏe học tập theo quy định hiện hành; lí lịch rõ ràng, không vi phạm pháp luật.

Ưu tiên xét trúng tuyển đối với học sinh đoạt giải trong các kì thi chọn học sinh giỏi, cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia, cấp tỉnh; học sinh có điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông cao. Học sinh dân tộc Kinh, tỷ lệ trúng tuyển không quá 20% trên tổng số học sinh trúng tuyển.

Trường hợp khác do UBND tỉnh quyết định.

b) Số lượng, thời gian, địa điểm, chuyên ngành đào tạo

Tổng số 20 người đào tạo trình độ đại học tại trường Đại học Su Pha Nu Vông, tỉnh Luông Pha Bang, CHDCND Lào (dự kiến đào tạo 02 khóa, mỗi khóa 10 người).

Thời gian đào tạo 05 năm (01 năm học tiếng và 04 năm chuyên ngành).

Chuyên ngành đào tạo: các ngành sư phạm tiếng Lào, ngôn ngữ Lào, Du lịch và Du lịch thương mại.

c) Kinh phí đào tạo, học phí và học bổng chính sách

Do tỉnh Luông Pha Bang, CHDCND Lào hỗ trợ, chi trả từ nguồn học bổng nước ngoài của tỉnh Luông Pha Bang

3. Bồi dưỡng tiếng Lào cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Điện Biên

a) Đối tượng bồi dưỡng

Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế nhà nước, hiện đang công tác tại các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các huyện có đường biên giới với nước CHDCND Lào, các cơ sở giáo dục, đào tạo được tỉnh giao nhiệm vụ đào tạo lưu học sinh Lào.

b) Số lượng, thời gian, chương trình bồi dưỡng

- Số lượng: 30 người/khóa. Tổ chức 02 khóa với tổng số 60 người.

- Thời gian học tiếng Lào: 06 tháng/khóa.

- Thời gian thực tế cơ sở tại các tỉnh Bắc Lào: 09 ngày/khoá.

- Chương trình và tài liệu giảng dạy tiếng Lào: Sử dụng chương trình tiếng Lào ban hành kèm theo Quyết định số 436/QĐ-CĐSP ngày 10/8/2010 của trường Cao đẳng Sơn La với tổng số 350 tiết/khoá.

3.3. Địa điểm

- Bồi dưỡng tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên.

- Thực tế tại các tỉnh: Luông Pha Bang, U Đôm Xay, Phông Sa Lỳ, nước CHDCND Lào.

4. Mức hỗ trợ đối với lưu học sinh Lào đào tạo theo Đề án

Tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 384/2015/NQ-HDND ngày 10/11/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án và chính sách hợp tác đào tạo giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào giai đoạn 2016-2020 đến khi Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết thay thế.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; sự phối hợp của các sở, ngành, đơn vị, các địa phương trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh Bắc Lào; đào tạo nhân lực tỉnh Điện Biên tại Lào nhằm duy trì, phát triển mối quan hệ hợp tác, đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào ổn định, bền vững.

2. Xây dựng các tiêu chí tuyển chọn cán bộ, học sinh các tỉnh Bắc Lào; đào tạo, bồi dưỡng theo các trình độ, chuyên ngành, đảm bảo đúng đối tượng, phù hợp với yêu cầu công tác của cán bộ khi trở về nước.

3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí trong các cơ sở giáo dục và đào tạo của tỉnh Điện Biên, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh Bắc Lào theo các chuyên ngành, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

4. Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo trên cơ sở cập nhật các nội dung, phương pháp mới, phù hợp với quá trình thay đổi của xã hội, đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

5. Bảo đảm nguồn lực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực các tỉnh Bắc Lào từ nguồn ngân sách của tỉnh. Chuẩn bị tốt các điều kiện để tiếp nhận và tổ chức đào tạo cho lưu học sinh các tỉnh Bắc Lào.

6. Phối hợp với các cơ sở giáo dục trong nước, các tỉnh Bắc Lào, các cơ quan liên quan quản lí lưu học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam, lưu học sinh Việt Nam học tập tại nước ngoài theo quy định

PHỤ LỤC

QUY MÔ ĐÀO TẠO LƯU HỌC SINH CÁC TỈNH BẮC LÀO GIAI ĐOẠN 2021-2025 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Biểu 1: Đào tạo chuyên ngành chuyển tiếp đề án giai đoạn 2016-2020

TT

Khóa học

CĐ Kinh tế-Kĩ thuật

Trường Cao đẳng Sư phạm

Cao đẳng Y tế

Trường chính trị tỉnh

Cộng

1

2018-2022

5

5

2

2019-2022

7

7

3

2020-2023

3

3

4

2021-2024

1

1

26

28

5

2020-2022

32

32

6

2021-2023

21

21

Tổng cộng

16

1

79

96

Biểu 2: Đào tạo tiếng Việt

TT

Tỉnh

Năm học

2021- 2022

2022- 2023

2023- 2024

2024- 2025

2025- 2026

Tng

1

Luông Pha Bang

0

20

20

20

20

80

2

U Đôm Xay

0

20

20

20

20

80

3

Phong Sa Lỳ

0

20

20

20

20

80

Tổng cộng

0

60

60

60

60

240

Biểu 3: Đào tạo đại học chính quy

TT

Tỉnh

Khóa học

Khóa 2022- 2026

Khóa 2023- 2027

Khóa 2024- 2028

Khóa 2025- 2029

Khóa 2026- 2030

Tng

1

Luông Pha Bang

0

10

10

10

10

40

2

U Đôm Xay

0

10

10

10

10

40

3

Phong Sa Lỳ

0

10

10

10

10

40

Tổng cộng

0

30

30

30

30

120

Biểu 4: Đào tạo cao đẳng chính quy

TT

Tỉnh

Khóa học

2022-2025

2023-2026

2024-2027

2025-2028

2026-2029

Tng

1

Luông Pha Bang

0

5

5

5

5

20

2

U Đôm Xay

0

5

5

5

5

20

3

Phong Sa Lỳ

0

5

5

5

5

20

Tổng cộng

0

15

15

15

15

60

Biểu 5: Đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên trình độ đại học hệ vừa làm vừa học

TT

Tỉnh

Khóa học

2022-2024

2023-2025

2024-2026

2025-2027

2026-2028

Tổng

1

Luông Pha Bang

0

5

5

5

5

20

2

U Đôm Xay

0

5

5

5

5

20

3

Phong Sa Lỳ

0

5

5

5

5

20

Tổng cộng

0

15

15

15

15

60

Biểu 6: Đào tạo trình độ trung cấp lí luận chính trị

TT

Tỉnh

Năm học

2022-2023

2023-2024

2024-2025

2025-2026

2026-2027

Tng

1

Luông Pha Bang

0

5

5

5

5

20

2

U Đôm Xay

0

5

5

5

5

20

3

Phong Sa Lỳ

0

5

5

5

5

20

Tổng cộng

0

15

15

15

15

60

Biểu 7: Bồi dưỡng, tập huấn và thực tế cơ sở các tỉnh Bắc Lào tại Điện Biên

TT

Tỉnh

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Tng

1

Luông Pha Bang

10

10

10

10

10

50

2

U Đôm Xay

10

10

10

10

10

50

3

Phong Sa Lỳ

10

10

10

10

10

50

Tổng cộng

30

30

30

30

30

150

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 128/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 thông qua Đề án hợp tác đào tạo giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


945

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.253.56
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!