Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 27/KH-UBND 2022 thực hiện Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo Hưng Yên

Số hiệu: 27/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên Người ký: Nguyễn Duy Hưng
Ngày ban hành: 15/02/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 15 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ MƯỜI MỘT BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHOÁ XIX

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 08/10/2021 của Hội nghị lần thứ Mười một Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX về Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 08/10/2021 của Hội nghị lần thứ Mười một Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX về Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Giáo dục và đào tạo Hưng Yên được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, thể chất, thẩm mỹ, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và công nghệ nhằm phát triển con người toàn diện, nâng cao dân trí góp phần tăng cường nội lực làm tiền đề thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Hưng Yên thành tỉnh công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiệu quả cao, phát triển nhanh và bền vững. Phát triển giáo dục theo quy hoạch, bảo đảm cân đối về quy mô, cơ cấu, loại hình; đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài và xã hội hóa giáo dục; xây dựng xã hội học tập.

2. Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết phải được cụ thể hóa thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thiết thực và tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả, chất lượng, đúng tiến độ.

II. CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN

1. Chỉ tiêu phát triển giáo dục và đào tạo Hưng Yên đến năm 2025

- Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế của từng địa phương; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo; huy động khoảng 42% trẻ em trong độ tuổi vào nhà trẻ và 100% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo đến trường; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi giảm xuống còn 2,0%.

- Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học vào lớp 6 đạt 100%; học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học lớp 10 đạt khoảng 75%; học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được phân luồng học nghề đạt khoảng 25%; học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào các trường đại học đạt trên 55%. Phấn đấu có trên 60% học sinh tham gia dự thi học sinh giỏi quốc gia đoạt giải.

- Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo Luật Giáo dục 2019: Mầm non đạt 90%-95%; tiểu học đạt 80%-85%, trung học cơ sở đạt 90%-95%.

- Phòng học kiên cố: Mầm non đạt 90%, phổ thông đạt 100%.

- Trường chuẩn quốc gia: Giáo dục mầm non, phổ thông công lập đạt 100%.

- Nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên, duy trì bền vững kết quả xóa mù chữ mức độ 2. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng; tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc tự học, học tập thường xuyên, học tập suốt đời thông qua các trung tâm học tập cộng đồng.

- Nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%, trong đó lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 30%.

- Tiếp tục thu hút các trường đại học, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện để thúc đẩy trường Đại học Bách khoa Hà Nội đầu tư xây dựng cơ sở 2 tại huyện Văn Giang, trường Đại học Công đoàn hoàn thành đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động cơ sở 2 tại huyện Yên Mỹ.

(Chi tiết một số chỉ tiêu theo Phụ lục đính kèm, gồm:

Phụ lục 01: Kế hoạch xây dựng mạng lưới các trường mầm non, phổ thông giai đoạn 2021-2025 tỉnh Hưng Yên.

Phụ lục 02: Kế hoạch xây dựng và công nhận trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025 tỉnh Hưng Yên.

Phụ lục 03: Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và phổ thông giai đoạn 2021-2025.

Phụ lục 04: Lộ trình nâng trình độ chuẩn giáo viên giai đoạn 2021-2025 đối với các trường Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập tỉnh Hưng Yên.

Phụ lục 05: Tổng hợp Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025 tỉnh Hưng Yên.)

2. Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo Hưng Yên đến năm 2030

Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu của tỉnh có công nghiệp thuộc nhóm phát triển mạnh của cả nước, nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao, an toàn, bền vững và đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi số.

- Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi vào nhà trẻ phấn đấu đạt trên 45%, trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo đạt 100%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi dưới 2%; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo.

- 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học vào học lớp 6; trên 70% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học lớp 10; trên 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được phân luồng học nghề; phấn đấu có trên 65% học sinh tham gia dự thi học sinh giỏi quốc gia đoạt giải, có học sinh giỏi quốc tế.

- 100% giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông đạt trình độ chuẩn trở lên.

- Phòng học kiên cố, trường đạt chuẩn quốc gia cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông đạt 100%.

- Tiếp tục khuyến khích các trường đại học, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp về đầu tư, phát triển hoạt động tại Khu Đại học Phố Hiến và trên địa bàn tỉnh.Tiếp tục điều chỉnh mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đảm bảo đúng quy hoạch.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 08/10/2021 của Hội nghị lần thứ Mười một Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX về Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách của tỉnh về phát triển giáo dục và đào tạo, thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

- Bảo đảm sự thống nhất trong quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý giáo dục. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo kỷ cương, nền nếp và thực hiện có hiệu quả đổi mới công tác quản lý, đổi mới việc dạy và học.

- Tích cực tuyên truyền trong nhân dân và tăng cường công tác quản lý để việc dạy thêm, học thêm, thu góp vừa đáp ứng được nhu cầu học tập thiết thực của học sinh, vừa ngăn ngừa tình trạng dạy thêm, học thêm, thu góp trái quy định, gây bức xúc xã hội. Phối hợp với các cấp, các ngành xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.

2. Xây dựng mạng lưới trường, lớp và mở rộng quy mô loại hình đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các trường mầm non, trường phổ thông công lập gắn với nâng cao chất lượng giáo dục; hình thành trường phổ thông có nhiều cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông); bảo đảm nguyên tắc tạo thuận lợi cho việc học tập của học sinh gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế của từng địa phương theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 05/02/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 30/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW.

- Triển khai thực hiện hiệu quả các Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh: Số 02/KH-UBND ngày 09/01/2020 về thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025; số 14/KH-UBND ngày 22/01/2020 về phát triển giáo dục mầm non tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025 và Quyết định số 2758/QĐ-UBND ngày 23/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.

- Tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập để cân đối, điều chỉnh số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông làm cơ sở phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp có đủ về số lượng, bảo đảm cơ cấu giáo viên theo từng môn học, cấp học, nhất là các môn học mới.

- Phát huy hiệu quả, nâng cao chất lượng và nâng mức đạt chuẩn quốc gia đối với các trường đã đạt chuẩn quốc gia; triển khai thực hiện Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 21/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, phổ thông tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025.

- Đẩy mạnh công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở giáo dục phổ thông, bảo đảm đến năm 2025 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học lớp 10 đạt khoảng 75%; học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được phân luồng học nghề đạt khoảng 25%. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 21/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

- Tiếp tục củng cố, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn.

- Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.

- Triển khai thực hiện Kế hoạch số153/KH-UBND ngày 07/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

- Xây dựng cơ chế ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi tiếp tục thu hút các trường đại học, cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm nghiên cứu và thực hành, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển, phòng thí nghiệm đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, nhất là tại Khu Đại học Phố Hiến.

3. Thực hiện đổi mới giáo dục và triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học

- Hình thành, phát triển cho học sinh các nhóm phẩm chất, năng lực chủ yếu được xác định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018; thực hiện đúng lộ trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Giáo dục mầm non: Thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non mới, bảo đảm mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; phát triển đa dạng các hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 5 tuổi; triển khai thực hiện chương trình hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình.

- Giáo dục phổ thông: Triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đảm bảo mục tiêu phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, công nghệ, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Đẩy mạnh thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia phù hợp yêu cầu và lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 25/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

- Tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương theo quy định và triển khai giảng dạy trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học tập suốt đời nhằm phát huy năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội; góp phần xây dựng xã hội học tập.

- Triển khai thực hiện hiệu quả Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

- Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học. Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới.

- Tiếp tục đổi mới nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%, trong đó lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 30%.

4. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo

- Tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn. Bảo đảm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, chấm dứt lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực toàn diện; chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, học trực tuyến dựa trên nền tảng kỹ thuật số, hệ thống đa phương tiện, chú trọng các hoạt động xã hội, ngoại khóa.

- Đẩy mạnh giáo dục STEM theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tích cực hướng dẫn học sinh trung học nghiên cứu khoa học.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số trong dạy, học và công tác giáo dục đào tạo. Tích cực hướng dẫn học sinh trung học nghiên cứu khoa học; rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu học tập để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập, dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.

- Đa dạng các hình thức tổ chức dạy học; trang bị đầy đủ sách, tài liệu nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên; thiết bị dạy học, vật tư để dạy thực hành thí nghiệm; khuyến khích tổ chức các hoạt động phát triển năng lực học sinh như văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; thí nghiệm - thực hành, ngày hội công nghệ thông tin; ngày hội sử dụng ngoại ngữ. Tăng cường xây dựng môi trường dạy học và sử dụng ngoại ngữ trong các nhà trường; tăng cường giao lưu, hợp tác giúp học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống, tiếp cận mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới, bảo đảm bản sắc dân tộc.

- Thực hiện đổi mới và tổ chức các kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo khách quan, phản ánh đúng chất lượng dạy và học; định kỳ tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông trong tỉnh và tham gia các kỳ đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông cấp quốc gia và quốc tế theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 03/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19.

- Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt phù hợp với tình hình dịch tại địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học sinh trong bối cảnh dịch COVID-19 có thể còn kéo dài, giúp các em vừa đảm bảo sức khỏe, vừa hoàn thành chương trình giáo dục theo kế hoạch và đảm bảo chất lượng giáo dục. Thực hiện dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa; chuẩn hóa hệ thống bài giảng, kho học điện tử chia sẻ theo hướng tạo môi trường tương tác, tăng tính thích ứng và trải nghiệm với người học, tăng cường khả năng tự học của học sinh. Xây dựng hệ thống đề thi, bài kiểm tra, ngân hàng câu hỏi phục vụ tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá theo hình thức trực tuyến một cách phù hợp.

5. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

- Xây dựng đề án phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đủ về số lượng, bảo đảm cơ cấu giáo viên theo từng môn học, cấp học, nhất là môn học mới; nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021- 2025 và các năm tiếp theo.

- Triển khai thực hiện Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 02/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên mần non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (2021-2025). Phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn: Giáo dục mầm non đạt 90% - 95%, tiểu học đạt 80% - 85%, trung học cơ sở đạt 90% - 95%; đến năm 2030, 100% giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn và trên chuẩn.

- Tiếp tục bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Chú trọng nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo.

- Thực hiện tốt chính sách phát triển đội ngũ giáo viên: Thăng hạng chức danh nghề nghiệp, chế độ tiền lương và các phụ cấp, trợ cấp khác; đánh giá, khen thưởng; áp dụng các hình thức khuyến khích, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề. Xây dựng các cơ chế để thu hút các nghệ nhân, nghệ sỹ tài năng, chuyên gia, người có trình độ chuyên môn cao tham gia giảng dạy và truyền nghề tại các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”.

6. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

- Huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cơ sở giáo dục đào tạo và cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các cá nhân, doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Phấn đấu đạt mục tiêu:

+ Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị trường học để thực hiện chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021- 2025 theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học theo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

+ Đầu tư xây dựng thay thế phòng học nhờ, phòng học mượn, phòng học tạm, phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp.

+ Đầu tư xây dựng bổ sung phòng học đạt chuẩn 01 lớp/phòng cấp mầm non và tiểu học; đủ số phòng phục vụ học tập, phòng bộ môn và thư viện cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

+ Mua sắm bổ sung đủ số thiết bị dạy học tối thiểu cho giáo dục mầm non và phổ thông, ưu tiên cho các cấp học phổ thông theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

- Xây dựng Đề án cải tạo và nâng cấp nhà vệ sinh cho học sinh; công trình nước sạch trong các trường học, bảo đảm tất cả các trường đều có công trình vệ sinh và công trình nước sạch đạt chuẩn theo quy định. Triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025.

- Quản lý và sử dụng các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp có hiệu quả, có trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đảm bảo tính công khai, minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội.

- Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 169/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

- Tăng cường hoạt động của Hội khuyến học từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn, khu dân cư, dòng họ. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu về phát triển giáo dục và đào tạo.

- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các đoàn thể xã hội trong hoạt động giáo dục. Thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên; quan tâm hỗ trợ giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp học nghề, tạo điều kiện ổn định về thu nhập.

- Nghiên cứu, triển khai huy động các nguồn lực để hỗ trợ học sinh, sinh viên, người lao động thuộc đối tượng chính sách hoặc có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận các điều kiện, dịch vụ giáo dục, đào tạo.

- Tích cực thu hút các trường đại học, cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về đầu tư hoạt động trên địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập trường mầm non và phổ thông trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật, nhất là tại các địa phương có nhiều doanh nghiệp hoạt động.

- Mở rộng và nâng cao quan hệ hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo và dạy nghề; tranh thủ các nguồn lực quốc tế hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo; vận dụng có chọn lọc phương pháp dạy và học của các mô hình giáo dục tiên tiến, đẩy nhanh tiến độ đổi mới chương trình, chất lượng đào tạo các trình độ phù hợp với khu vực và quốc tế. Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, giảng viên đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước.

- Tiếp tục chương trình hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo với tỉnh Incheon của Hàn Quốc, các nước trong khu vực và quốc tế nhằm bồi dưỡng giáo viên tạo điều kiện để giáo viên được học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; hỗ trợ các cơ sở giáo dục, đào tạo của tỉnh Hưng Yên hợp tác, trao đổi với các trường của Hàn Quốc, các nước trong khu vực và quốc tế.

- Triển khai dự án, chương trình hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo và dạy nghề; xây dựng cơ chế quản lý việc tiếp nhận, sử dụng các loại học bổng, tài trợ của nước ngoài.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo Đổi mới giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Kế hoạch trong phạm vi toàn tỉnh.

- Chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này đảm bảo hiệu quả, chất lượng, tiến độ.

- Đôn đốc, kiểm tra các đơn vị giáo dục trong việc thực hiện Kế hoạch. Tổ chức đánh giá sơ kết vào năm 2023, tổng kết tình hình thực hiện Chương trình vào năm 2025.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo Đổi mới giáo dục và đào tạo tỉnh; tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo Đổi mới giáo dục và đào tạo tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố triển khai có hiệu quả Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo nhằm cụ thể hoá và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung của Kế hoạch.

- Tổ chức quán triệt thực hiện Kế hoạch này trong toàn ngành.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện xã hội hoá giáo dục, có kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển giáo dục, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, sai phạm trái với quy định công tác quản lý, phát hiện những tập thể, cá nhân làm tốt công tác giáo dục để đề nghị khen thưởng kịp thời; tổng hợp tình hình, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chủ động làm việc với các đơn vị chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục, các cơ quan thuộc các bộ, ngành trên địa bàn để tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác phát triển giáo dục và đào tạo Hưng Yên.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Hướng dẫn các ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, chú trọng quan tâm quy hoạch giáo dục và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ hoàn thành hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nhà nước hằng năm gắn với chỉ tiêu phát triển giáo dục và đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Cân đối, bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản để thực hiện Kế hoạch này.

4. Sở Tài chính

Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn ngân sách thường xuyên cho giáo dục và đào tạo theo phân cấp; hướng dẫn cơ chế quản lý các nguồn kinh phí thường xuyên theo quy định hiện hành.

5. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu trình Ủy ban nhân dân tỉnh cơ cấu tổ chức, cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, các chế độ chính sách phù hợp với thực tế, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; xây dựng quy chế tuyển dụng, luân chuyển cán bộ, giáo viên và giao số lượng người làm việc đội ngũ giáo viên, nhân viên đảm bảo quy định.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp tại Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 08/10/2021 của Hội nghị lần thứ Mười một Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX về Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Tổng hợp kế hoạch đào tạo của các ngành, địa phương và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh hàng năm trong từng thời kỳ trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quản lý nhà nước, tạo hành lang pháp lý phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng, các sở, ngành liên quan hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố lập quy hoạch, kế hoạch về quản lý sử dụng đất trong các cơ sở trường học theo quy định của Luật Đất đai phù hợp với quy mô từng loại hình trường, lớp.

8. Các sở, ban, ngành, đoàn thể

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp với các cấp chính quyền địa phương giám sát thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, sai phạm, phát hiện những tập thể cá nhân làm tốt công tác giáo dục để kịp thời khen thưởng.

9. Ban quản lý Khu Đại học Phố Hiến

- Tham mưu UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh Đề án phát triển Khu Đại học Phố Hiến theo quy định; thực hiện các nội dung về thu hút đầu tư phát triển Khu đại học Phố Hiến tại Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 08/10/2021 của Tỉnh ủy.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm thu hút các trường đại học, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp… về đầu tư hoạt động tại Khu Đại học Phố Hiến.

10. Báo Hưng Yên; Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên

Xây dựng chương trình tuyên truyền trên Báo Hưng Yên; Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên về công tác phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

11. Hội Khuyến học tỉnh

Làm nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy việc học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư; khuyến khích và hỗ trợ việc dạy và học trong nhà trường. Vận động nhân dân xây dựng và duy trì thói quen tự học, ý thức học tập suốt đời phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cá nhân. Quan tâm đến những người nghèo, người khuyết tật không có điều kiện học tập và những người có năng khiếu. Liên kết, vận động mọi gia đình và tổ chức xã hội, cùng các cơ sở giáo dục và đào tạo góp phần động viên, chăm lo về vật chất và tinh thần đối với các thầy cô giáo, thực hiện sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, học kết hợp với hành, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

12. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng Đề án hoặc Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương phù hợp với Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh. Việc xây dựng Đề án, hoặc Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo hằng năm của địa phương phải sát với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thị xã, thành phố đã được duyệt; đặc biệt chú ý thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giáo dục phổ thông 2018, đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non, phổ thông.

- Chỉ đạo các phòng, ban, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.

- Đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết định kỳ, tổ chức khen thưởng kịp thời các đơn vị giáo dục thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của Chương trình đề ra; đồng thời kiểm điểm, phê bình các đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ. Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; tham mưu, đề xuất kịp thời các giải pháp phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

13. Các cơ sở giáo dục và đào tạo

- Căn cứ các mục tiêu của Kế hoạch, gắn với chức năng nhiệm vụ của đơn vị xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường; Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo hàng năm và trong từng thời kỳ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch phải đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ và lộ trình thực hiện những mục tiêu cụ thể đối với từng cấp học.

- Tổ chức triển khai Kế hoạch này đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Trung tâm TT-HN;
- Lưu: VT, KGVXPh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Duy Hưng

 

PHỤ LỤC 01

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI CÁC TRƯỜNG MẦM NON, PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TỈNH HƯNG YÊN
(Kèm theo Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)

TT

Đơn vị

Chia ra các năm

2021

2022

2023

2024

2025

Tổng số

Công lập

Ngoài CL

Tổng số

Công lập

Ngoài CL

Tổng số

Công lập

Ngoài CL

Tổng số

Công lập

Ngoài CL

Tổng số

Công lập

Ngoài CL

I

Bậc mầm non

190

161

29

193

161

32

195

161

34

198

161

37

200

161

39

1

TP Hưng Yên

22

17

5

22

17

5

22

17

5

22

17

5

22

17

5

2

Tiên Lữ

16

15

1

16

15

1

16

15

1

16

15

1

16

15

1

3

Phù Cừ

14

14

0

14

14

 

14

14

 

15

14

1

15

14

1

4

Kim Động

17

17

0

17

17

 

17

17

 

17

17

 

17

17

 

5

Ân Thi

23

21

2

23

21

2

24

21

3

24

21

3

25

21

4

6

Yên Mỹ

23

17

6

24

17

7

25

17

8

25

17

8

26

17

9

7

Mỹ Hào

19

13

6

20

13

7

20

13

7

21

13

8

21

13

8

8

Văn Lâm

14

11

3

14

11

3

14

11

3

15

11

4

15

11

4

9

Văn Giang

14

11

3

15

11

4

15

11

4

15

11

4

15

11

4

10

Khoái Châu

28

25

3

28

25

3

28

25

3

28

25

3

28

25

3

II

Bậc tiểu học

128

128

0

128

128

0

128

128

0

128

128

0

128

128

0

1

TP Hưng Yên

12

12

 

12

12

 

12

12

 

12

12

 

12

12

 

2

Tiên Lữ

13

13

 

13

13

 

13

13

 

13

13

 

13

13

 

3

Phù Cừ

11

11

 

11

11

 

11

11

 

11

11

 

11

11

 

4

Kim Động

11

11

 

11

11

 

11

11

 

11

11

 

11

11

 

5

Ân Thi

17

17

 

17

17

 

17

17

 

17

17

 

17

17

 

6

Yên Mỹ

14

14

 

14

14

 

14

14

 

14

14

 

14

14

 

7

Mỹ Hào

12

12

 

12

12

 

12

12

 

12

12

 

12

12

 

8

Văn Lâm

11

11

 

11

11

 

11

11

 

11

11

 

11

11

 

9

Văn Giang

10

10

 

10

10

 

10

10

 

10

10

 

10

10

 

10

Khoái Châu

17

17

 

17

17

 

17

17

 

17

17

 

17

17

 

3

Bậc THCS

134

134

0

134

134

0

134

134

0

134

134

0

134

134

0

1

TP Hưng Yên

13

13

 

13

13

 

13

13

 

13

13

 

13

13

 

2

Tiên Lữ

12

12

 

12

12

 

12

12

 

12

12

 

12

12

 

3

Phù Cừ

12

12

 

12

12

 

12

12

 

12

12

 

12

12

 

4

Kim Động

12

12

 

12

12

 

12

12

 

12

12

 

12

12

 

5

Ân Thi

17

17

 

17

17

 

17

17

 

17

17

 

17

17

 

6

Yên Mỹ

15

15

 

15

15

 

15

15

 

15

15

 

15

15

 

7

Mỹ Hào

12

12

 

12

12

 

12

12

 

12

12

 

12

12

 

8

Văn Lâm

12

12

 

12

12

 

12

12

 

12

12

 

12

12

 

9

Văn Giang

11

11

 

11

11

 

11

11

 

11

11

 

11

11

 

10

Khoái Châu

18

18

 

18

18

 

18

18

 

18

18

 

18

18

 

V

Trường phổ thông có nhiều cấp học

34

34

0

34

34

0

34

34

0

34

34

0

34

34

0

5.1

TH, THCS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

TP Hưng Yên

6

6

 

6

6

 

6

6

 

6

6

 

6

6

 

2

Tiên Lữ

2

2

 

2

2

 

2

2

 

2

2

 

2

2

 

3

Phù Cừ

3

3

 

3

3

 

3

3

 

3

3

 

3

3

 

4

Kim Động

6

6

 

6

6

 

6

6

 

6

6

 

6

6

 

5

Ân Thi

4

4

 

4

4

 

4

4

 

4

4

 

4

4

 

6

Yên Mỹ

3

3

 

3

3

 

3

3

 

3

3

 

3

3

 

7

Mỹ Hào

1

1

 

1

1

 

1

1

 

1

1

 

1

1

 

8

Văn Lâm

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

 

9

Văn Giang

1

1

 

1

1

 

1

1

 

1

1

 

1

1

 

10

Khoái Châu

8

8

 

8

8

 

8

8

 

8

8

 

8

8

 

IV

Bậc THPT

39

25

14

39

24

15

40

24

16

41

24

17

42

24

18

5.1

THPT

35

24

11

34

23

11

34

23

11

34

23

11

34

23

11

5.2

THCS, THPT

1

1

 

1

1

 

1

1

 

1

1

 

1

1

 

5.3

TH,THCS,THPT

3

 

3

4

 

4

5

 

5

6

 

6

7

 

7

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Các trường mầm non, phổ thông công lập xây dựng theo Quyết định số 2758/QĐ-UBND ngày 23/11/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.

 

PHỤ LỤC 02

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ CÔNG NHẬN TRƯỜNG MẦM NON, PHỔ THÔNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025 TỈNH HƯNG YÊN
(Kèm theo Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)

TT

Đơn vị

Tổng số trường hiện có

Thực trạng trường đạt CQG đến hết năm 2020

Kế hoạch xây dựng trường CQG giai đoạn 2021-2025

Tổng số

Chia ra các năm

Tổng số

Trong đó giai đoạn 2016- 2020

2021

2022

2023

2024

2025

Số đăng ký

Công nhận

Công nhận lại

Số đăng ký

Công nhận

Công nhận lại

Số đăng ký

Công nhận

Công nhận lại

Số đăng ký

Công nhận

Công nhận lại

Số đăng ký

Công nhận

Công nhận lại

Số đăng ký

Công nhận

Công nhận lại

I

Bậc mầm non

188

107

70

166

61

105

28

15

13

27

7

20

35

17

18

39

15

24

37

7

30

1

TP. Hưng Yên

20

8

4

16

9

7

2

2

 

4

2

2

4

2

2

4

3

1

2

 

2

2

Tiên Lữ

17

10

8

16

5

11

1

1

 

1

 

1

3

2

1

8

2

6

3

 

3

3

Phù Cừ

14

7

4

14

7

7

4

2

2

2

1

1

4

2

2

2

1

1

2

1

1

4

Kim Động

17

13

6

17

4

13

3

1

2

3

 

3

1

 

1

3

2

1

7

1

6

5

Ân Thi

22

12

8

21

9

12

3

3

 

5

1

4

5

3

2

4

 

4

4

2

2

6

Yên Mỹ

24

11

9

17

7

10

2

1

1

1

 

1

5

2

3

5

2

3

4

2

2

7

Mỹ Hào

18

15

13

16

1

15

1

 

1

4

 

4

4

 

4

4

1

3

3

 

3

8

Văn Lâm

14

9

4

11

2

9

2

1

1

2

 

2

1

1

 

2

 

2

4

 

4

9

Văn Giang

14

10

6

11

1

10

6

1

5

 

 

 

1

 

1

 

 

 

4

 

4

10

Khoái Châu

28

12

8

27

16

11

4

3

1

5

3

2

7

5

2

7

4

3

4

1

3

II

Cấp tiểu học

139

136

38

139

8

131

31

2

29

24

2

22

30

1

29

27

1

26

27

2

25

1

TP. Hưng Yên

14

12

2

14

2

12

4

1

3

 

 

 

4

1

3

1

 

1

5

 

5

2

Tiên Lữ

13

10

3

13

0

13

2

 

2

1

 

1

3

 

3

4

 

4

3

 

3

3

Phù Cừ

12

12

5

12

1

11

4

 

4

4

1

3

1

 

1

2

 

2

1

 

1

4

Kim Động

11

14

 

11

2

9

4

1

3

2

 

2

 

 

 

1

 

1

4

1

3

5

Ân Thi

20

11

3

20

0

20

2

 

2

5

 

5

7

 

7

5

 

5

1

 

1

6

Yên Mỹ

17

20

7

17

1

16

4

 

4

 

 

 

3

 

3

5

1

4

5

 

5

7

Mỹ Hào

13

16

8

13

1

12

2

 

2

3

 

3

3

 

3

2

 

2

3

1

2

8

Văn Lâm

11

16

5

11

0

11

2

 

2

2

 

2

4

 

4

2

 

2

1

 

1

9

Văn Giang

10

13

5

10

0

10

5

 

5

2

 

2

1

 

1

2

 

2

 

 

 

10

Khoái Châu

18

12

 

18

1

17

2

 

2

5

1

4

4

 

4

3

 

3

4

 

4

III

Cấp THCS

169

135

65

169

44

125

22

6

16

41

18

23

38

11

27

38

6

32

30

3

27

1

TP Hưng Yên

19

14

5

19

5

14

 

 

 

4

3

1

3

1

2

5

 

5

7

1

6

2

Tiên Lữ

14

11

6

14

7

7

2

1

1

6

5

1

2

1

1

2

 

2

2

 

2

3

Phù Cừ

15

10

3

15

3

12

2

 

2

5

3

2

2

 

2

3

 

3

3

 

3

4

Kim Động

18

11

2

18

12

6

3

2

1

5

3

2

6

4

2

3

3

 

1

 

1

5

Ân Thi

21

14

8

21

3

18

2

1

1

5

 

5

5

2

3

5

 

5

4

 

4

6

Yên Mỹ

18

18

12

18

3

15

 

 

 

3

 

3

5

 

5

8

2

6

2

1

1

7

Mỹ Hào

14

15

9

14

0

14

1

 

1

4

 

4

3

 

3

3

 

3

3

 

3

8

Văn Lâm

12

20

9

12

1

11

4

 

4

2

1

1

3

 

3

3

 

3

 

 

 

9

Văn Giang

12

8

4

12

1

11

5

1

4

2

 

2

1

 

1

 

 

 

4

 

4

10

Khoái Châu

26

14

7

26

9

17

3

1

2

5

3

2

8

3

5

6

1

5

4

1

3

IV

Cấp THPT

39

25

13

32

7

25

5

0

5

9

1

8

9

5

4

4

1

3

5

0

5

 

Tổng số trường các bậc học

535

403

186

506

120

386

86

23

63

101

28

73

112

34

78

108

23

85

99

12

87

 

PHỤ LỤC 03

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON, PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TỈNH HƯNG YÊN
(Kèm theo Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)

TT

NỘI DUNG

Số lượng (phòng)

Trong đó

Văn Lâm

TX. Mỹ Hào

Yên Mỹ

Văn Giang

Khoái Châu

Kim Động

Ân Thi

Phù Cừ

Tiên Lữ

TP. Hưng Yên

I

Mầm non

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phòng học

532

0

84

91

71

34

0

80

107

41

24

2

Nhà Vệ sinh cho học sinh

1.111

161

118

139

108

131

55

151

91

73

84

 

+ Xây mới

639

121

52

114

52

72

25

88

46

46

23

 

+ Sửa chữa

472

40

66

25

56

59

30

63

45

27

61

3

Nhà Vệ sinh cho Giáo viên

302

34

39

72

19

44

22

23

20

16

13

 

+ Xây mới

263

30

35

66

18

39

22

19

17

9

8

 

+ Sửa chữa

39

4

4

6

1

5

0

4

3

7

5

4

Phòng Giáo dục thể chất

108

22

13

9

11

2

11

22

9

3

6

5

Phòng Giáo dục nghệ thuật

65

 

8

7

8

0

5

22

7

3

5

6

Nhà bếp

73

18

6

10

6

1

5

10

9

5

3

7

Nhà kho

119

8

8

10

14

3

8

18

41

5

4

8

Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

74

74

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Phòng tin học

15

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Phòng họp

11

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Phòng y tế

11

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Tiểu học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phòng học

558

112

72

92

12

36

28

101

47

40

18

2

Nhà Vệ sinh cho học sinh

351

31

44

36

10

38

44

68

28

26

26

 

+ Xây mới

257

25

26

28

10

28

32

54

26

12

16

 

+ Sửa chữa

94

6

18

8

0

 

12

14

2

14

10

3

Nhà Vệ sinh cho Giáo viên

242

23

29

37

12

16

24

28

25

30

18

 

+ Xây mới

161

14

21

28

12

14

16

20

16

14

6

 

+ Sửa chữa

81

9

8

9

0

2

8

8

9

16

12

4

Phòng Giáo dục thể chất

89

0

12

7

10

1

0

21

9

15

14

5

Phòng Giáo dục nghệ thuật

122

0

10

9

14

4

13

31

5

15

21

6

Phòng học Tin học

91

17

10

6

11

2

14

11

7

10

3

7

Phòng học Ngoại ngữ, phòng Đa năng

120

35

8

6

11

2

13

19

6

13

7

8

Phòng Thiết bị giáo dục

55

11

7

6

5

1

8

6

5

 

6

9

Phòng hỗ trợ giáo dục khuyết tật học hòa nhập

49

0

9

2

6

2

0

21

6

 

3

10

Phòng Thư viện

53

10

6

5

4

1

10

4

4

6

3

11

Phòng Âm nhạc

16

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Phòng Mỹ thuật

15

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Phòng Khoa học- công nghệ

14

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Phòng tư vấn tâm lý học đường

17

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Phòng Đội thiếu niên

10

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Phòng Truyền thống

12

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Trung học cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phòng học

364

75

26

71

12

23

14

26

56

21

40

2

Nhà Vệ sinh cho học sinh

216

18

16

12

32

22

26

28

16

30

16

 

+ Xây mới

126

16

10

10

20

12

18

18

6

14

2

 

+ Sửa chữa

90

2

6

2

12

10

8

10

10

16

14

3

Nhà Vệ sinh cho Giáo viên

158

18

8

11

17

12

11

26

11

32

12

 

+ Xây mới

101

12

6

11

13

6

8

16

7

16

6

 

+ Sửa chữa

57

6

2

0

4

6

3

10

4

16

6

4

Phòng học bộ môn

342

0

21

27

30

11

66

55

14

66

52

5

Phòng chuẩn bị

126

0

9

12

21

0

8

55

0

15

6

6

Phòng Thư viện

63

5

5

7

7

0

7

12

2

8

10

7

Phòng Âm nhạc

5

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Phòng Mỹ thuật

9

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Phòng Tin học

9

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Phòng Ngoại ngữ

7

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Phòng đa chức năng

10

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Phòng Công nghệ

9

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Phòng Khoa học tự nhiên

9

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Phòng Khoa học xã hội

16

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Phòng thiết bị giáo dục

5

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Phòng tư vấn tâm lý học đường

10

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Phòng Đội thiếu niên

3

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Phòng truyền thống

4

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Khối THPT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phòng học

122

 

4

1

12

 

39

18

9

39

 

2

Nhà Vệ sinh cho học sinh

84

2

10

18

5

17

8

12

8

0

4

 

+ Xây mới

42

2

4

6

4

6

6

4

8

0

2

 

+ Sửa chữa

42

0

6

12

1

11

2

8

0

0

2

3

Nhà Vệ sinh cho Giáo viên

64

3

8

23

2

16

4

2

4

2

0

 

+ Xây mới

25

3

4

2

2

8

2

0

4

0

0

 

+ Sửa chữa

39

0

4

21

0

8

2

2

0

2

0

4

Phòng Tổ bộ môn

47

 

4

3

 

19

15

 

3

3

 

5

Phòng chuẩn bị

24

5

1

1

 

2

10

 

1

4

 

6

Phòng Thư viện

9

1

 

2

 

 

2

 

2

2

 

 

PHỤ LỤC 04

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LỘ TRÌNH NÂNG CHUẨN TRÌNH ĐỘ GIÁO VIÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025 ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ CÔNG LẬP TỈNH HƯNG YÊN
(Kèm theo Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)

TT

Đơn vị

Tổng số 2020- 2030

Tổng số cử đi học giai đoạn 2020- 2025

Tỷ lệ đi học 2020- 2025 so với 2020- 2030

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng

MN

TH

THCS

Tổng

MN

TH

THCS

Tổng

MN

TH

THCS

Tổng

MN

TH

THCS

Tổng

MN

TH

THCS

1

TP. Hưng Yên

225

132

59

19

3

10

6

28

3

17

8

28

3

17

8

28

3

18

7

29

4

18

7

2

Văn Lâm

272

162

60

20

8

5

7

34

8

18

8

36

8

19

9

36

8

19

9

36

8

19

9

3

Văn Giang

193

114

59

8

1

1

6

28

2

18

8

26

2

17

7

26

2

17

7

26

2

17

7

4

Yên Mỹ

264

160

61

22

6

5

11

35

7

15

13

35

7

16

12

34

7

15

12

34

7

15

12

5

TX Mỹ Hào

200

119

60

12

3

2

7

26

4

15

7

27

4

15

8

27

4

15

8

27

4

15

8

6

Ân Thi

301

179

59

21

7

3

11

39

7

19

13

39

7

20

12

40

8

20

12

40

8

20

12

7

Khoái Châu

397

236

59

25

8

3

14

53

10

28

15

53

10

27

16

53

10

27

16

52

10

27

15

8

Kim Động

241

142

59

17

3

6

8

31

3

18

10

32

4

18

10

31

4

18

9

31

4

18

9

9

Tiên Lữ

196

117

60

12

1

4

7

27

3

16

8

26

2

16

8

26

2

16

8

26

2

16

8

10

Phù Cừ

124

74

60

7

2

1

4

17

3

10

4

16

3

9

4

17

3

9

5

17

2

10

5

11

THCS, THPT Hoàng Hoa Thám

1

1

100

1

0

0

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

Tổng

2,414

1436

59

164

42

40

82

318

50

174

94

318

50

174

94

318

51

174

93

318

51

175

92

 

PHỤ LỤC 05

TỔNG HỢP CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2021-2025 TỈNH HƯNG YÊN
(Kèm theo Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)

STT

Danh mục, chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện đến tháng 12/2020

Kế hoạch giai đoạn 2021-2025

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Quy mô trường

Trường

 

 

 

 

 

 

1.1

Mầm non

Trường

188

190

193

195

198

200

 

- Công lập

Trường

161

161

161

161

161

161

 

- Tư thục

Trường

27

29

32

34

37

39

1.2

Tiểu học

Trường

140

128

128

128

128

128

1.3

THCS

Trường

144

134

134

134

134

134

1.4

Tiểu học và THCS

Trường

25

34

34

34

34

34

1.5

THPT

Trường

35

34

34

34

34

34

 

- Công lập

Trường

24

23

23

23

23

23

 

- Tư thục

Trường

11

11

11

11

11

11

1.6

THCS và THPT

Trường

1

1

1

1

1

1

1.7

Tiểu học, THCS và THPT

Trường

3

4

4

5

6

7

1.8

Trung tâm GDNN-GDTX

TT

10

10

10

10

10

10

1.9

Trung tâm GDTX tỉnh

TT

1

1

1

1

1

1

2

Số lớp và số học sinh

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Mầm non

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Nhà trẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số lớp

Lớp

842

919

928

938

947

956

 

+ Công lập

Lớp

591

643

650

656

663

669

 

+ Tư thục

Lớp

251

276

278

281

284

287

 

- Số trẻ ra nhà trẻ

Trẻ

15.916

18.381

18.565

18.750

18.938

19.127

 

+ Công lập

Trẻ

12.160

12.867

12.995

13.125

13.256

13.389

 

+ Tư thục

Trẻ

3.756

5.514

5.569

5.625

5.681

5.738

 

- Dân số 0-2 tuổi

Trẻ

40.638

43.764

44.201

44.643

45.090

45.541

 

- Tỷ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi

%

39,2%

42%

42%

42%

42%

42%

2.1.2

Mẫu giáo

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số lớp

Lớp

2.545

2.558

2.475

2.532

2.545

2.570

 

+ Công lập

Lớp

1.974

1.895

1.833

1.876

1.885

1.904

 

+ Tư thục

Lớp

571

663

642

656

660

666

 

- Số trẻ mẫu giáo

Trẻ

65.821

66.331

64.170

65.646

65.974

66.634

 

+ Công lập

Trẻ

53.984

53.065

51.336

52.517

52.779

53.307

 

+ Tư thục

Trẻ

11.837

13.266

12.834

13.129

13.195

13.327

 

- Số trẻ mẫu giáo 5 tuổi

Trẻ

24.781

20.842

22.290

18.339

17.048

18.733

 

- Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi

%

100%

100%

100%

100%

100%

100%

 

- Dân số 3-5 tuổi

Trẻ

67.107

66.331

64.170

65.646

65.974

66.634

 

- Tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi

%

98,1%

100%

100%

100%

100%

100%

2.2

Tiểu học

 

 

 

 

 

 

 

2.2.1

Tiểu học (công lập)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số lớp

Lớp

3.335

3.580

3.647

3.580

3.489

3.325

 

Lớp 1

Lớp

706

806

672

719

586

542

 

Lớp 2

Lớp

677

706

806

672

719

586

 

Lớp 2

Lớp

786

677

706

806

672

719

 

Lớp 4

Lớp

605

786

677

706

806

672

 

Lớp 5

Lớp

561

605

786

677

706

806

 

- Số học sinh

Học sinh

118.771

122.872

121.259

114.337

107.880

99.700

 

Lớp 1

Học sinh

24.448

24.121

20.152

21.570

17.589

16.268

 

Lớp 2

Học sinh

24.046

24.448

24.121

20.152

21.570

17.589

 

Lớp 2

Học sinh

28.492

24.046

24.448

24.121

20.152

21.570

 

Lớp 4

Học sinh

21.765

28.492

24.046

24.448

24.121

20.152

 

Lớp 5

Học sinh

20.020

21.765

28.492

24.046

24.448

24.121

2.2.2

Tiểu học (tư thục)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số lớp

Lớp

88

97

104

109

115

120

 

Lớp 1

Lớp

21

22

23

24

25

26

 

Lớp 2

Lớp

19

21

22

23

24

25

 

Lớp 2

Lớp

19

19

21

22

23

24

 

Lớp 4

Lớp

16

19

19

21

22

23

 

Lớp 5

Lớp

13

16

19

19

21

22

 

- Số học sinh

Học sinh

2.298

2.632

2.934

3.133

3.375

3.600

 

Lớp 1

Học sinh

555

660

690

720

750

780

 

Lớp 2

Học sinh

508

555

660

690

720

750

 

Lớp 2

Học sinh

521

508

555

660

690

720

 

Lớp 4

Học sinh

388

521

508

555

660

690

 

Lớp 5

Học sinh

326

388

521

508

555

660

2.3

THCS

 

 

 

 

 

 

 

2.3.1

THCS (công lập)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số lớp

Lớp

2.001

2,039

2,073

2,281

2,358

2,469

 

Lớp 6

Lớp

524

500

545

712

601

611

 

Lớp 7

Lớp

504

524

500

545

712

601

 

Lớp 8

Lớp

511

504

524

500

545

712

 

Lớp 9

Lớp

462

511

504

524

500

545

 

- Số học sinh

Học sinh

76.447

79.141

81.362

90.576

94.323

98.751

 

Lớp 6

Học sinh

20.299

20.020

21.765

28.492

24.046

24.448

 

Lớp 7

Học sinh

19.278

20.299

20.020

21.765

28.492

24.046

 

Lớp 8

Học sinh

19.544

19.278

20.299

20.020

21.765

28.492

 

Lớp 9

Học sinh

17.326

19.544

19.278

20.299

20.020

21.765

2.3

THCS (tư thục)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số lớp

Lớp

44

44

47

49

49

56

 

Lớp 6

Lớp

14

9

11

15

14

16

 

Lớp 7

Lớp

13

14

9

11

15

14

 

Lớp 8

Lớp

8

13

14

9

11

15

 

Lớp 9

Lớp

9

8

13

14

9

11

 

- Số học sinh

Học sinh

1.382

1.465

1.604

1.798

1.743

1.972

 

Lớp 6

Học sinh

563

326

388

521

508

555

 

Lớp 7

Học sinh

327

563

326

388

521

508

 

Lớp 8

Học sinh

249

327

563

326

388

521

 

Lớp 9

Học sinh

243

249

327

563

326

388

2.4

THPT

 

 

 

 

 

 

 

2.4.1

THPT (công lập)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số lớp

Lớp

730

730

740

740

775

791

 

Lớp 10

Lớp

251

239

250

251

274

267

 

Lớp 11

Lớp

240

251

239

250

251

274

 

Lớp 12

Lớp

239

240

251

239

250

251

 

- Số học sinh

Học sinh

28.538

29,752

30,483

30,500

31,500

32,700

 

Lớp 10

Học sinh

9.983

10,500

10,000

10,000

11,500

11,200

 

Lớp 11

Học sinh

9.269

9,983

10,500

10,000

10,000

11,500

 

Lớp 12

Học sinh

9.286

9,269

9,983

10,500

10,000

10,000

2.4.2

THPT (tư thục)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số lớp

Lớp

172

182

197

210

223

235

 

Lớp 10

Lớp

59

68

70

72

81

81

 

Lớp 11

Lớp

55

59

68

70

72

81

 

Lớp 12

Lớp

58

55

59

68

70

72

 

- Số học sinh

Học sinh

6.543

7.381

8.370

9.100

9.600

10.100

 

Lớp 10

Học sinh

2.370

3.000

3.000

3.100

3.500

3.500

 

Lớp 11

Học sinh

2.011

2.370

3.000

3.000

3.100

3.500

 

Lớp 12

Học sinh

2.162

2.011

2.370

3.000

3.000

3.100

2.5

TT GDNN-GDTX

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số lớp

Lớp

33

33

37

41

46

48

 

Lớp 10

Lớp

11

11

15

15

16

17

 

Lớp 11

Lớp

11

11

11

15

15

16

 

Lớp 12

Lớp

11

11

11

11

15

15

 

- Số học sinh

Học sinh

1.485

1.485

1.595

1.700

1.840

1.920

 

Lớp 10

Học sinh

495

500

600

600

640

680

 

Lớp 11

Học sinh

495

495

500

600

600

640

 

Lớp 12

Học sinh

495

490

495

500

600

600

3.

Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi

 

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

4.

Phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3

 

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

5.

Phổ cập giáo dục THCS mức độ 2

 

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

 

6.

Phổ cập giáo dục THCS mức độ 3

 

 

 

 

 

 

Đạt

7.

Xoá mù chữ mức độ 2

 

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

8.

Xây dựng trường chuẩn quốc gia

Trường

 

 

 

 

 

 

8.1

Mầm non

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số trường

Trường

188

190

193

195

198

200

 

Số trường đạt CQG

Trường

107

122

130

148

162

164

 

Tỷ lệ trường chuẩn

%

56,9%

64,2%

67,4%

75,9%

81,8%

82,0%

8.2

Tiểu học

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số trường

Trường

143

128

128

128

128

128

 

Số trường đạt CQG

Trường

136

123

125

126

127

128

 

Tỷ lệ trường chuẩn

%

95,1%

96,1%

97,7%

98,4%

99,2%

100%

8.3

THCS

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số trường

Trường

171

168

168

168

168

168

 

Số trường đạt CQG

Trường

135

138

152

159

165

168

 

Tỷ lệ trường chuẩn

%

78,9%

82.1%

90,5%

94,6%

98,2%

100%

8.4

THPT

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số trường

Trường

39

39

39

40

41

42

 

Số trường đạt CQG

Trường

25

25

26

31

32

34

 

Tỷ lệ trường chuẩn

%

64,1%

64,1%

66,7%

77,5%

78,0%

81,0%

9.

Cơ sở vật chất trường học

 

 

 

 

 

 

 

9.1

Mầm non

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số phòng học văn hoá

Phòng

3.369

3.465

3.570

3.680

3.780

3,901

 

Số phòng học kiên cố

Phòng

3.023

3.108

3.208

3.323

3.453

3,600

 

Tỷ lệ phòng học kiên cố

%

89,7%

89,7%

89,9%

90,3%

91,3%

92,3%

9.2

Tiểu học

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số phòng học văn hoá

Phòng

3.293

3.420

3.520

3.600

3.750

3.851

 

Số phòng học kiên cố

Phòng

3.126

3.280

3.390

3.520

3.750

3.851

 

Tỷ lệ phòng học kiên cố

%

94,9%

95,9%

96,3%

97,8%

100%

100%

9.3

THCS

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số phòng học văn hoá

Phòng

2.067

2.120

2.170

2.235

2.336

2.431

 

Số phòng học kiên cố

Phòng

2.033

2.095

2.155

2.225

2.300

2.431

 

Tỷ lệ phòng học kiên cố

%

98,4%

98,8%

99,3%

99,6%

98,5%

100%

9.4

THPT

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số phòng học văn hoá

Phòng

956

980

1.005

1.030

1.055

1.078

 

Số phòng học kiên cố

Phòng

929

960

990

1.020

1.055

1.078

 

Tỷ lệ phòng học kiên cố

%

97,2%

98,0%

98,5%

99,0%

100%

100%

9.5

TT GDNN-GDTX

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số phòng học văn hoá

Phòng

143

143

143

145

145

145

 

Số phòng học kiên cố

Phòng

124

130

135

140

145

145

 

Tỷ lệ phòng học kiên cố

%

86,7%

90,9%

94,4%

96,6%

100%

100%

9.6

TT GDTX tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số phòng học văn hoá

Phòng

16

16

16

16

16

16

 

Số phòng học kiên cố

Phòng

16

16

16

16

16

16

 

Tỷ lệ phòng học kiên cố

%

100%

100%

100%

100%

100%

100%./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 27/KH-UBND ngày 15/02/2022 thực hiện Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 của Hội nghị lần thứ Mười một Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.816

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.117.113
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!