ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2632/KH-SGDĐT
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 29 tháng 7 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TỔ
CHỨC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NĂM 2022
Căn cứ Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018
của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về ban hành Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục
phổ thông; Căn cứ Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GDĐT về
ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; Căn cứ Thông tư
số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT về ban hành Chương trình giáo dục
phổ thông; Căn cứ Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2019 về việc ban hành
danh mục các mô đun bồi dưỡng giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
phổ thông cốt cán để thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ
quản lý cơ sở giáo dục phổ thông;
Căn cứ Công văn số 942/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 16 tháng
3 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ
sở giáo dục phổ thông thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng
Báo cáo TEMIS năm 2022 (Công văn số 942/BGDĐT-NGCBQLGD),
Căn cứ Kế hoạch số 3308/KH-UBND ngày 12 tháng 8 năm
2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai chương trình giáo dục phổ
thông;
Căn cứ Quyết định số 1064/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3
năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng chương trình giáo dục phổ thông 2018 và bồi dưỡng giáo viên dạy các môn
Tin học và Công nghệ, Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên cho cán bộ quản lý
và giáo viên của Thành phố Hồ Chí Minh;
Theo Công văn số 944/ĐHSP-ĐT ngày 14 tháng 4 năm
2022 của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh về việc phối hợp triển
khai bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ
thông thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Công văn số 944/ĐHSP-ĐT),
Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch bồi dưỡng
giáo viên phổ thông (GVPT) và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông
(CBQLCSGDPT) của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 với những nội dung cụ thể sau
đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường năng lực theo chuẩn nghề nghiệp cho đội
ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
2. Yêu cầu
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng được bồi dưỡng trên quan điểm thường xuyên,
liên tục, tại chỗ; tránh chồng chéo, trùng lặp; đảm bảo kết quả bồi dưỡng thiết
thực, bền vững, hiệu quả cao.
Đảm bảo 100% cán bộ quản lý, giáo viên được tập huấn,
bồi dưỡng và hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục
và Đào tạo khi bắt đầu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018;
100% cán bộ quản lý, giáo viên tham gia bồi dưỡng đạt kết quả hoàn thành bồi dưỡng.
Đảm bảo cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông tham
gia khóa bồi dưỡng với tinh thần tích cực, chủ động nghiên cứu, trao đổi với đồng
nghiệp về các nội dung còn vướng mắc trong quá trình bồi dưỡng để hoàn thành kế
hoạch đúng hạn. Đảm bảo tất cả giáo viên cốt cán tích cực hỗ trợ đồng nghiệp
trong hoạt động bồi dưỡng.
II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Đối tượng được bồi dưỡng năm 2022 gồm:
Giáo viên; tổ trưởng chuyên môn; hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng các trường phổ thông; Giám đốc, Phó Giám đốc trung tâm GDTX, trung
tâm GDNN-GDTX.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Thời gian bồi dưỡng: Từ tháng 01/2022 đến
hết tháng 12/2022.
2. Kế hoạch bồi dưỡng theo từng nhóm đối tượng
2.1. Đối với GVPT cốt cán và CBQLCSGDPT cốt
cán
Tổ chức bồi dưỡng GVPT cốt cán và CBQLCSGDPT cốt
cán, mỗi đối tượng được bồi dưỡng 03 mô đun thuộc Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT
như sau:
a. Bồi dưỡng GVPT cốt cán:
- Mô đun 6: Xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học/trung
học cơ sở (THCS)/trung học phổ thông (THPT);
- Mô đun 7: Thực hiện và xây dựng trường học an
toàn, phòng chống bạo lực học đường trong trường tiểu học/THCS/THPT;
- Mô đun 8: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và
xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường tiểu học/THCS/THPT.
b. Bồi dưỡng CBQLCSGDPT cốt cán:
- Mô đun 6: Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường tiểu
học/trung học cơ sở (THCS)/trung học phổ thông (THPT);
- Mô đun 7: Xây dựng trường học an toàn, phòng chống
bạo lực học đường trong trường tiểu học/THCS/THPT;
- Mô đun 8: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và
xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường tiểu học/THCS/THPT.
c. Phương thức bồi dưỡng cho đội ngũ cốt cán như
sau:
Tổ chức học trực tuyến kết hợp với bồi dưỡng trực
tiếp theo mô hình 7-2-7 (Mỗi mô đun có 07 ngày học viên tự học trên hệ thống học
tập trực tuyến LMS, tiếp theo là học trực tiếp 02 ngày (qua lớp học ảo), sau
cùng là 07 ngày tự học, hoàn thành các bài tập trên hệ thống học tập trực tuyến
LMS). Học viên hoàn thành khóa bồi dưỡng và đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận
hoàn thành.
d. Học phí:
Học phí: 1.000.000 đồng/học viên/mô-đun.
Nguồn kinh phí: Thực hiện theo Điều 2 Thông tư số
36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc lập
dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể đối với viên chức: “Được đảm bảo
từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, đóng góp của viên chức và các
nguồn khác theo quy định của pháp luật”.
2.2. Đối với GVPT và CBQLCSGDPT đại trà
Tổ chức cho GVPT đại trà và CBQLCSGDPT đại trà tự bồi
dưỡng thường xuyên, liên tục, tại chỗ thông qua hệ thống học tập trực tuyến
(LMS) và sinh hoạt chuyên môn tại trường/cụm trường, với sự hỗ trợ của đội ngũ
cốt cán 03 mô đun trong tổng số trong số 04 mô đun sau trong Quyết định số
4660/QĐ-BGDĐT:
a. Đối với GVPT
Mô đun 6: Xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học/trung
học cơ sở (THCS)/trung học phổ thông (THPT);
Mô đun 7: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn,
phòng chống bạo lực học đường trong trường tiểu học/THCS/THPT;
Mô đun 8: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường tiểu học/THCS/THPT.
b. Đối với CBQLCSGDPT
Mô đun 6: Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường tiểu
học/trung học cơ sở (THCS)/trung học phổ thông (THPT);
Mô đun 7: Xây dựng trường học an toàn, phòng chống
bạo lực học đường trong trường tiểu học/THCS/THPT;
Mô đun 8: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã
hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường tiểu học/THCS/THPT.
Phương thức bồi dưỡng đại trà: học viên tự bồi dưỡng
thường xuyên, liên tục, tại chỗ thông qua hệ thống học tập trực tuyến LMS kết hợp
các hoạt động sinh hoạt chuyên môn hoặc bồi dưỡng trực tiếp tại trường/cụm trường,
có sự hỗ trợ của đội ngũ cốt cán theo nhu cầu và điều kiện của từng địa phương,
đơn vị. Trong quá trình học tập, GVPT, CBQLCSGDPT sẽ được đội ngũ cốt cán hỗ trợ
cùng với sự trợ giúp chuyên môn của giảng viên sư phạm chủ chốt, giảng viên
QLGD chủ chốt của các trường ĐHSP/Học viện QLGD tham gia Chương trình ETEP
thông qua hệ thống học tập trực tuyến LMS.
Thời gian tối thiểu để một GVPT, CBQLCSGDPT cốt cán
hỗ trợ cho nhóm 50 GVPT, CBQLCSGDPT đại trà qua hệ thống học tập trực tuyến LMS
và trực tiếp là 40 tiết quy đổi. Tương tự, thời gian tối thiểu để một giảng
viên sư phạm chủ chốt, giảng viên QLGD chủ chốt hỗ trợ cho nhóm 50 GVPT cốt
cán, CBQLCSGDPT cốt cán qua hệ thống học tập trực tuyến LMS và trực tiếp là 40
tiết quy đổi. Các hệ thống học tập trực tuyến LMS được sử dụng phải đảm bảo các
tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ GDĐT.
Nguồn kinh phí:
- Kinh phí tổ chức cho GVPT đại trà và CBQLCSGDPT đại
trà tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tại chỗ thông qua hệ thống học tập trực
tuyến LMS và các hoạt động sinh hoạt chuyên môn tại trường, cụm trường bao gồm
(nhưng không giới hạn, tùy thuộc nhu cầu và điều kiện kinh tế - xã hội của từng
địa phương) các chi phí cho dịch vụ cung ứng LMS, chế độ cho GVPT cốt cán,
CBQLCSGDPT cốt cán hỗ trợ đồng nghiệp, và chế độ cho GVPT, CBQLCSGDPT trong quá
trình học trực tuyến và sinh hoạt chuyên môn và các hoạt động phục vụ bồi dưỡng
chi từ ngân sách các địa phương.
- Giao cho các quận, huyện xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng
theo Đề án được phê duyệt, trong đó phân kỳ từng giai đoạn đào tạo cụ thể theo
từng cấp học của ngành giáo dục đảm bảo theo lộ trình; đồng thời lập dự toán
kinh phí trình Ủy ban nhân dân quận, huyện phê duyệt để làm cơ sở bố trí dự
toán cho Kế hoạch bồi dưỡng của quận huyện theo phân cấp.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Phòng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phòng Tổ chức cán bộ: phối hợp với các phòng thuộc
Sở xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ
thông của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.
- Phòng Kế hoạch - Tài chính: hướng dẫn các quận,
huyện và các cơ sở giáo dục xây dựng dự toán, sử dụng kinh phí và thanh quyết
toán kinh phí tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo
dục phổ thông của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 theo quy định và đúng tiến độ.
- Văn phòng Sở, Phòng Giáo dục Tiểu học, Phòng Giáo
dục Trung học, Phòng Giáo dục Thường xuyên: phối hợp với Trường ĐHSP TP. HCM để
triển khai bồi dưỡng đội ngũ GVPT cốt cán và CBQLCSGDPT cốt cán; tham mưu báo
cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả triển khai thực
hiện Kế hoạch bồi dưỡng năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho cán bộ quản lý
và giáo viên theo đúng quy định.
- Các phòng thuộc Sở: thực hiện theo chức năng, nhiệm
vụ được phân công của Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Các Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức
và các quận, huyện
- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố/quận, huyện về
dự toán và phân bổ ngân sách địa phương năm 2022 cho các cơ sở giáo dục để triển
khai tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên đại trà tại
các quận, huyện.
- Tham mưu xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và
cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông năm 2022 tại địa phương.
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hỗ trợ
đồng nghiệp của GVPT cốt cán và CBQLCSGDPT cốt cán theo phân cấp quản lí các cơ
sở giáo dục phổ thông với sự hỗ trợ của trường ĐHSP TP. HCM; đồng thời lập dự
toán kinh phí trình Ủy ban nhân dân thành phố/quận, huyện phê duyệt để làm cơ sở
bố trí dự toán cho Kế hoạch bồi dưỡng của quận huyện theo phân cấp.
- Tổ chức cho GVPT, CBQLCSGDPT đại trà của địa
phương tự học thường xuyên, liên tục với sự hỗ trợ của đội ngũ cốt cán theo quy
trình đảm bảo chất lượng bồi dưỡng GVPT và CBQLCSGDPT.
- Thực hiện các báo cáo định kỳ, đột xuất về công
tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông của quận,
huyện năm 2021 gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo theo yêu cầu. Xây dựng và chiết xuất
báo cáo quản lý thông tin về bồi dưỡng GVPT và CBQLCSGDPT theo hệ thống TEMIS;
tổ chức, quản lý quá trình bồi dưỡng các đối tượng khác trên địa bàn phụ trách
theo kế hoạch.
3. Các cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc Sở,
Trung tâm GDTX, Trung tâm GDNN-GDTX
- Cử và tạo điều kiện để cán bộ quản lý và giáo
viên tham gia tích cực, hiệu quả các lớp tập huấn, bồi dưỡng năm 2022 theo Kế
hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố/quận, huyện.
- Lập danh sách GVPT cốt cán và CBQLCSGDPT cốt cán
tham gia bồi dưỡng (mỗi đối tượng lập danh sách riêng) theo biểu mẫu đính
kèm và gửi văn bản về Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo trước
ngày 01 tháng 8 năm 2022, gửi kèm tập tin theo địa chỉ email: ltlnga.sgddt@tphcm.gov.vn
để kịp thời tổng hợp danh sách và phối hợp với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức
lớp đúng kế hoạch đề ra.
- Thực hiện các báo cáo định kỳ, đột xuất về công
tác bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên năm 2022 gửi về Phòng/Sở Giáo dục và
Đào tạo theo yêu cầu.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức bồi dưỡng giáo viên và
cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, đề
nghị các đơn vị triển khai, thực hiện (kèm theo Công văn số
942/BGDĐT-NGCBQLGD, Công văn số 944/ĐHSP-ĐT)./.
Nơi nhận:
- Trường ĐH Sư phạm TP. HCM;
- UBND tp.Thủ Đức và các quận, huyện;
- Ban Giám đốc; các Phòng thuộc Cơ quan Sở;
- Các trường Trung học phổ thông;
- Các Trung tâm GDTX, Trung tâm GDNN-GDTX;
- Các đơn vị trực thuộc Sở;
- Phòng GD&ĐT tp.Thủ Đức và các quận, huyện;
- Lưu: VT, TCCB (LN).
|
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Văn Hiếu
|