ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
243/KH-UBND
|
Lạng
Sơn, ngày 27 tháng 12 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN LỘ TRÌNH NÂNG TRÌNH ĐỘ CHUẨN ĐƯỢC
ĐÀO TẠO CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM 2022
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Hệ thống
văn bản
- Luật Giáo dục
năm 2019;
- Nghị định số
71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng
trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;
- Kế hoạch số
681/KH-BGDĐT ngày 28/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc ban hành
Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 2020 - 2025;
- Thông tư số
24/2020/TT-BGDĐT ngày 25/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vào Đào tạo quy định
việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo;
- Công văn số 4800/BGDĐT-NGCBQLGD
ngày 21/10/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện Nghị định
số 71/2020/NĐ-CP ;
- Đề án Đào tạo,
bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục mầm non, phổ thông đáp ứng yêu cầu
đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện Luật Giáo dục giai đoạn
2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ban hành kèm theo Quyết định số
561/QĐ-UBND ngày 06/4/2020 của UBND tỉnh Lạng Sơn (sau đây gọi tắt là Đề án
561).
2. Tình hình mạng
lưới trường lớp, học sinh, trình độ đào tạo của đội ngũ
2.1. Quy mô
trường lớp, học sinh
Toàn tỉnh hiện có
675 đơn vị trường học (giảm 01 trường so với năm học 2020 - 2021). Trong đó: Mầm
non 232, Tiểu học 180, THCS: 145, TH&THCS: 72, THPT: 27, THCS&THPT 07,
02 Trung tâm GDTX: 09 Trung tâm GDNN- GDTX, 01 trường chuyên nghiệp.
Hiện nay, toàn tỉnh
có 675 trường chính, 736 điểm trường. Trong 232 trường mầm non có 225 trường mầm
non công lập và 7 trường mầm non tư thục. 13 trường phổ thông có lớp mầm non và
26 cơ sở, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Tổng số có 658 điểm trường mầm
non (232 điểm trường chính, 398 điểm trường lẻ và 28 điểm trường phổ thông có lớp
mầm non (giảm 26 điểm); có 250 trường có lớp tiểu học, cụ thể: có 180 trường tiểu
học (143 trường tiểu học; 37 trường là PTDTBT tiểu học); 24 trường PTDTBT
TH&THCS; 46 trường TH&THCS và 01 trường Mầm non - Tiểu học tư thục. Số
trường dạy lớp ghép: 92/252 (36,5%), tổng số lớp ghép là 246; học sinh tiểu học
học lớp ghép là 2.299/75.371 (3,05%).
Tổng số trẻ/học
sinh/sinh viên đến thời điểm hiện tại là 204.199 (giảm so với báo cáo đầu năm học
352; giảm 291 với năm học 2020-2021). Tổng số cán bộ quản lí, giáo viên, nhân
viên toàn ngành 21.067 người (tăng 354 so với năm học 2020-2021), trong đó: cán
bộ quản lí 1834 (tăng 22), giáo viên 14.972 (tăng 291, trong biên chế 13.868, hợp
đồng 1104) và nhân viên 4.261 (tăng 41).
2.2. Trình
độ đào tạo của đội ngũ
Theo Luật Giáo dục
năm 2019, tỉ lệ cán bộ quản lý, giáo viên (CBQL, GV) toàn tỉnh đạt chuẩn trình
độ đào tạo trở lên là 78,59%, trong đó có 18,83% đạt trình độ trên chuẩn. Còn lại
21,41% chưa đạt chuẩn trình độ, trong đó: 14,39% đang tham gia đào tạo; 7,02%
chưa tham gia đào tạo. Cụ thể như sau:
- Số CBQL, GV mầm
non đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên: 89,17%, trong đó trên chuẩn: 53,05%;
chưa đạt chuẩn: 10,83% (trong đó: 9,5% đang học; 1,33% chưa tham gia).
- Số CBQL, GV tiểu
học đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên: 66,79%, trong đó trên chuẩn: 0,02%;
chưa đạt chuẩn: 33,21% (trong đó: 19,55% đang học; 13,66% chưa tham gia).
- Số CBQL, GV
THCS đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên: 70,18%, trong đó trên chuẩn: 0,17%;
chưa đạt chuẩn: 29,82% (trong đó: 19,99% đang học; 9,83% chưa tham gia).
- Số CBQL, GV
trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề
nghiệp - giáo dục thường xuyên, giáo viên dạy văn hóa trong các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên: 100%, trong
đó trên chuẩn: 21,31%.
- Tính đến ngày
15/12/2021, toàn tỉnh còn 1.048 CBQL, GV chưa tham gia đào tạo đạt chuẩn, trong
đó: 319 người (30,44%) đăng ký đào tạo năm 2022; 219 người (20,9%) ngoài độ tuổi
quy định đào tạo nâng chuẩn; 284 người (27,1%) dự kiến nghỉ hưu, nghỉ hưu trước
tuổi và nghỉ thôi việc; 227 người (21,66%) chưa tham gia vì lí do sức khỏe và
các lí do cá nhân khác.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Mục tiêu
1.1. Mục
tiêu chung
Triển khai thực
hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ; đạt các chỉ tiêu
đào tạo nâng chuẩn cho CBQL, GV theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP , Kế
hoạch số 681/KH-BGDĐT và Đề án 561 của Ủy ban nhân dân tỉnh, bảo đảm chất lượng
đào tạo để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
1.2. Mục
tiêu cụ thể
Năm 2022, cử 319
CBQL, GV tham gia đào tạo nâng chuẩn (chiếm 30,28% tổng số CBQL, GV chưa
tham gia nâng trình độ chuẩn), trong đó:
- Cấp Mầm non:
Đào tạo liên thông trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng cho 20 người.
- Cấp Tiểu học:
Đào tạo trình độ đại học 202 người (Giáo dục Tiểu học: 148 người; Sư
phạm Giáo dục thể chất: 11 người; Sư phạm Mĩ thuật: 13 người; Sư phạm Âm nhạc:
26 người; Sư phạm Tin học: 02 người; Sư phạm Tiếng Anh 02 người), trong đó:
21 người1 liên thông trình độ trung cấp
lên trình độ đại học, 181 người liên thông trình độ cao đẳng lên trình độ
đại học.
- Cấp Trung học
cơ sở: Đào tạo trình độ đại học 97 người (Sư phạm Toán: 09 người; Sư
phạm Vật lý: 05 người, Sư phạm Hóa học: 08 người; Sư phạm Sinh học 11 người; Sư
phạm Ngữ văn: 09 người; Sư phạm Lịch sử: 06 người; Sư phạm Địa lí: 05 người; Sư
phạm Giáo dục công dân: 01 người; Sư phạm Công nghệ: 01 người; Sư phạm Giáo dục
thể chất: 06 người; Sư phạm Âm nhạc: 23 người; Sư phạm Mĩ thuật: 09 người; Sư
phạm Tiếng Anh: 04 người), trong đó: 08 người2 liên thông trình độ trung cấp lên trình độ đại học, 89 người
liên thông trình độ cao đẳng lên trình độ đại học.
(Chi tiết nhu
cầu đào tạo và danh sách dự kiến tham gia đào tạo tại Biểu 1, Biểu 2a, 2b, 2c
kèm theo).
2. Đối tượng CBQL, GV thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn3
- CBQL, GV mầm
non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 01/7/2021
còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
- CBQL, GV tiểu học
chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử
nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên,
tính từ ngày 01/7/2021 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có
trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có
trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
- CBQL, GV trung
học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng
cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở
lên, tính từ ngày 01/7/2021 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ
hưu theo quy định.
3. Nguyên tắc, cách thức chọn cử CBQL, GV tham gia đào tạo để nâng
trình độ chuẩn; quyền và trách nhiệm của CBQL, GV tham gia đào tạo
3.1. Nguyên
tắc, cách thức chọn cử CBQL, GV tham gia đào tạo để nâng trình độ chuẩn
- Việc chọn cử CBQL,
GV đi đào tạo cần bảo đảm phù hợp với thực trạng đội ngũ giáo viên và điều kiện
của các cơ sở giáo dục; không để xảy ra tình trạng thiếu CBQL hoặc GV giảng dạy;
bảo đảm khách quan, công khai, công bằng và hiệu quả.
- Việc xác định đối
tượng CBQL, GV tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo phải bảo đảm
đúng độ tuổi, trình độ đào tạo của CBQL, GV. Ưu tiên bố trí CBQL, GV còn đủ tối
thiểu năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 2 Nghị định số
71/2020/NĐ-CP tham gia đào tạo trước. Trường hợp CBQL, GV không đủ năm công
tác, không thuộc đối tượng thực hiện nâng chuẩn được đào tạo thì thực hiện theo
quy định tại Thông tư số 24/TT-BGDĐT.
3.2. Quyền
và trách nhiệm của CBQL, GV tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn4
- Được cơ quan quản
lý sử dụng tạo điều kiện về thời gian; được hỗ trợ tiền đóng học phí (áp dụng
theo quy định hiện hành của pháp luật đối với sinh viên sư phạm).
- Được tính thời
gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục.
- CBQL, GV được cử
đi đào tạo thực hiện các quy định về đào tạo quy chế và quy định về thời gian
đào tạo; chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo trong thời gian tham gia các hoạt động
đào tạo.
- Có cam kết thực
hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông sau
khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời
gian đào tạo.
- Trong suốt thời
gian khóa học, CBQL, GV vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ công tác theo quy định
khi không phải tham gia các hoạt động đào tạo.
- Trường hợp
CBQL, GV không hoàn thành chương trình đào tạo theo thời gian quy định dẫn đến
phải kéo dài thời gian đào tạo thì phải tự túc các khoản chi phí đào tạo phát
sinh trong thời gian đào tạo kéo dài.
4. Phương thức, hình thức, thời gian đào tạo
4.1. Phương
thức đào tạo
- Đặt hàng hoặc đấu
thầu với các trường đại học có uy tín, đảm bảo chất lượng đào tạo (Đại học Sư
phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các trường đại học khác)
tổ chức liên kết đào tạo trình độ trung cấp hoặc cao đẳng lên đại học.
- Cơ sở giáo dục
chủ trì đào tạo: các trường đại học sư phạm, trường đại học giáo dục, trường đại
học đào tạo chuyên ngành sư phạm.
- Địa điểm đặt lớp:
Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn, các Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp tỉnh,
Trường Trung cấp Cộng đồng Hà Nội - Phân hiệu Lạng Sơn.
4.2. Hình
thức, thời gian đào tạo
- Hình thức đào tạo:
Vừa làm vừa học.
- Thời gian đào tạo:
dự kiến bắt đầu từ quý I năm 2022.
+ Trình độ trung
cấp lên đại học: từ 2,5 năm đến 03 năm.
+ Trình độ cao đẳng
lên đại học: từ 1,5 năm đến 02 năm.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Nguồn kinh phí
triển khai5 Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng
trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
năm 2022:
- Kinh phí thực
hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của CBQL, GV do ngân sách bảo đảm
theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác
theo quy định của pháp luật.
- Các cơ sở giáo
dục dân lập, tư thục bảo đảm kinh phí để chi trả các chế độ quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 10 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP cho CBQL, GV được cử đi đào tạo nâng
trình độ chuẩn.
- Việc thanh toán
kinh phí đào tạo nâng trình độ chuẩn của CBQL, GV cho các cơ sở đào tạo được
giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu theo quy định của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục
và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực
hiện Kế hoạch này; tuyên truyền, phổ biến đến đội ngũ CBQL, GV và Nhân dân về
Luật Giáo dục 2019 và Nghị định số 71/2020/NĐ-CP và Kế hoạch thực hiện lộ trình
nâng chuẩn trình độ đào tạo cho CBQL, GV năm 2022.
- Căn cứ chỉ
tiêu, số lượng CBQL, GV mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đăng ký tham gia đào
tạo; căn cứ chính sách trong tuyển sinh, đào tạo cũng như việc đảm bảo chất lượng
đào tạo của các cơ sở giáo dục, tham mưu UBND tỉnh lựa chọn các cơ sở giáo dục
đào tạo để phối hợp liên kết đào tạo nâng trình độ chuẩn cho CBQL, GV theo từng
chuyên ngành; lựa chọn địa điểm phù hợp để đặt các lớp liên kết đào tạo.
- Chỉ đạo các cơ
sở đào tạo đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh phối hợp với các trường đại học tổ chức
các lớp liên kết đào tạo trình độ đại học cho CBQL, GV theo quy định tại Thông tư
số 07/2017/TT-BGDĐT ngày 15/3/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định
về liên kết đạo tạo trình độ đại học; phối hợp tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả
đào tạo của từng năm để kịp thời điều chỉnh và khắc phục những tồn tại, hạn chế,
vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở
Tài chính tham mưu kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch. Phối hợp với Sở Nội
vụ, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan liên quan bố trí, sắp
xếp giáo viên giảng dạy và bố trí chương trình, thời khóa biểu phù hợp để giáo
viên vừa làm vừa học; thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBQL, GV được cử
đi học; thực hiện thu hồi tiền đền bù chi phí đào tạo (nếu có) theo các quy định
tại Điều 11 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP .
- Phối hợp với
các sở ngành liên quan quản lý, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch;
trước ngày 15/12/2022, tổng hợp, đánh giá kết quả, tình hình thực hiện Kế hoạch
năm 2022 báo cáo UBND tỉnh và xây dựng kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ
chuẩn được đào tạo cho năm 2023.
2. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở
Giáo dục và Đào tạo, các sở ngành liên quan quản lý, kiểm tra, giám sát, tổ chức
đánh giá công tác đào tạo CBQL, GV bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
3. Sở Tài
chính
Căn cứ khả năng
cân đối ngân sách, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí để triển khai thực hiện
Kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch
theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. UBND các
huyện, thành phố
- Chủ trì, phối hợp
với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện
Kế hoạch; phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tại địa
phương tổ chức tuyên truyền việc thực hiện Luật Giáo dục năm 2019, Nghị định số
71/2020/NĐ-CP và Kế hoạch này.
- Căn cứ vào đối
tượng, nguyên tắc thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của CBQL,
GV; trên cơ sở dữ liệu đội ngũ và thực tiễn ở từng cơ sở giáo dục; UBND các huyện,
thành phố rà soát đối tượng CBQL, GV phải thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn
được đào tạo ở từng cơ sở giáo dục, đặt ra chỉ tiêu, mục tiêu phấn đấu cho từng
năm phù hợp để hướng tới đạt được mục tiêu giai đoạn 2020-2025 theo Nghị định số
71/2020/NĐ-CP và Đề án tại Quyết định số 561/QĐ-UBND. Công khai danh sách giáo
viên tham gia đào tạo hằng năm.
- Chỉ đạo Phòng
Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ,
chính sách về lương, phụ cấp và các chính sách hiện hành cho giáo viên kịp thời,
đúng quy định.
- Phối hợp với Sở
Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, đánh giá kết quả, tình hình thực hiện Kế hoạch hằng
năm và giai đoạn để sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác đào
tạo giáo viên đạt chuẩn.
Trong quá trình
triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản
ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở: GDĐT, TC, NV;
- UBND các huyện, thành phố;
- C,PVP UBND tỉnh, các Phòng: KG-VX, TH-NC, KT, TT TH-CB;
- Lưu: VT, KG-VX (NTH).
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Xuân Huyên
|
1
Thuộc chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học, Sư phạm Giáo dục Âm nhạc,
Sư phạm Mĩ thuật, Sư phạm Giáo dục thể chất.
2
Thuộc chuyên ngành: Sư phạm Giáo dục Âm nhạc, Sư phạm Mĩ thuật,
Sư phạm Giáo dục thể chất.
5
Công văn số 11740/BTC-NSNN ngày 14/10/2021 của Bộ Tài chính về việc
kinh phí thực hiện nâng chuẩn được đào tạo của giáo viên.